Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad

Tài liệu Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00039 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 92-98 This paper is available online at TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG KINH UPANISHAD Nguyễn Thị Toan Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Upanishad là bộ kinh đánh dấu bước ngoặt trong tư duy người Ấn Độ, chuyển từ thế giới quan thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học, khai phá con đường trí tuệ để lí giải về bản thể vũ trụ và bản chất đời sống tinh thần của con người. Một trong những nội dung trọng tâm của Upanishad là tư tưởng giải thoát. Bài viết phân tích tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad với ba nội dung cơ bản: 1. Tại sao phải giải thoát; 2. Thế nào là giải thoát; 3. Con đường giải thoát. Từ khóa: Upanishad, Atman, Brahman, giải thoát. 1. Mở đầu Ở Ấn Độ cổ đại, sự xuất hiện kinh Upanishad trong văn học Veda là một cuộc cách mạng giải phóng tư duy người Ấn khỏi những nghi lễ ma thuật, bằng trí tuệ để lí giải những vấn đề về bản chất của vũ trụ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00039 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 92-98 This paper is available online at TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG KINH UPANISHAD Nguyễn Thị Toan Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Upanishad là bộ kinh đánh dấu bước ngoặt trong tư duy người Ấn Độ, chuyển từ thế giới quan thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học, khai phá con đường trí tuệ để lí giải về bản thể vũ trụ và bản chất đời sống tinh thần của con người. Một trong những nội dung trọng tâm của Upanishad là tư tưởng giải thoát. Bài viết phân tích tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad với ba nội dung cơ bản: 1. Tại sao phải giải thoát; 2. Thế nào là giải thoát; 3. Con đường giải thoát. Từ khóa: Upanishad, Atman, Brahman, giải thoát. 1. Mở đầu Ở Ấn Độ cổ đại, sự xuất hiện kinh Upanishad trong văn học Veda là một cuộc cách mạng giải phóng tư duy người Ấn khỏi những nghi lễ ma thuật, bằng trí tuệ để lí giải những vấn đề về bản chất của vũ trụ và khám phá bản chất đời sống tinh thần, từ sự phản tư tinh thần tìm con đường giải thoát cho con người khỏi những nỗi khổ cuộc đời. Đã có một số công trình nghiên cứu về tư tưởng giải thoát của triết học Ấn Độ, trong đó ít nhiều có đề cập tới vấn đề giải thoát trong Upanishad như: Biện chứng của giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ của Nghiêm Xuân Hồng [8], Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ của Doãn Chính [3]. Tác giả Phạm Tấn Xuân Cao cũng có bài viết Những nội dung tư tưởng triết học cơ bản của Upanishad phân tích khá toàn diện về nội dung triết học của Upanishad [1]. Bên cạnh đó, có một số luận văn, bài báo, đề tài khoa học nghiên cứu về Ấn Độ ở các phương diện văn học nghệ thuật, tâm lí học, chính trị học.v.v. Tất cả các công trình này đều đề cập tới Upanishad. Tuy nhiên, chưa có công trình nào bàn một cách hệ thống về tư tưởng giải thoát trong bộ kinh này. 2. Nội dung nghiên cứu Upanishad ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ VI trước CN – giai đoạn chuyển biến từ thời đại công xã nguyên thủy sang thời đại chiếm hữu nô lệ; con người chuyển từ vương quốc của thần thoại – tôn giáo sang vương quốc của tư duy triết học, từ việc khám phá thế giới tự nhiên bên ngoài sang khám phá và chinh phục thế giới nội tâm. Danh từ “Upanishad” ban đầu có nghĩa là “thị tọa”, “cận tọa”, “những lời lẽ cao đẹp của giới quyền quý”. Về sau, “Upanishad” mang nhiều nghĩa khác nhau như: “bí mật hội tọa, cùng họp giảng thuyết lẽ cao siêu”, “bí mật ý nghĩa”, “bí thuyết, thuyết minh những lẽ bí mật”. Tới lần Ngày nhận bài: 15/2/2015 Ngày nhận đăng: 20/5/2015 Liên hệ: Nguyễn Thị Toan, e-mail: toandhsp1@gmail.com. 92 Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad chuyển nghĩa cuối cùng, “Upanishad” mang ý nghĩa là sự biên chép, ghi chú và giải thích các điều huyền bí về tôn giáo. Thông thường, “Upanishad” được giải thích là ngồi (sad) gần (upa) một cách cung kính (ni) để nghe thầy giảng đạo. Upanishad là bộ kinh tập hợp tư tưởng của nhiều triết gia, đạo sĩ, được diễn tả theo các cách khác nhau, tùy theo trình độ thể hiện của các triết gia, đạo sĩ và hoàn cảnh, thời gian trình bày khác nhau. Mặc dù vậy, toàn bộ tư tưởng của Upanishad vẫn thống nhất, đó là những phương diện khác nhau của cùng một lí tưởng giải thoát. Với nội dung tư tưởng triết học phong phú và sâu sắc, Upanishad đã trở thành nguồn gốc triết lí cho hầu hết các hệ thống triết học, tôn giáo Ấn Độ, là cơ sở triết lí cho đạo Bàlamôn cũng như đạo Hindu ở Ấn Độ cổ đại. Cao hơn, Upanishad được xem như là tinh hoa của minh triết phương Đông. 2.1. Vì sao phải giải thoát Để giải thích điều này, cần bắt đầu từ vấn đề bản thể luận trong Upanishad. Upanishad truy tìm bản nguyên của vũ trụ từ Tinh thần vũ trụ tối cao Brahman. Brahman là Thực tại tuyệt đối, đầu tiên, tinh khiết, toàn thiện, duy nhất, tối cao, là căn nguyên của tất cả, ví như “nguồn sáng của mọi ánh sáng”. Nó là cái từ đó mọi vật sinh ra, cái nhờ đó mọi vật sống được và trở về đó sau khi chết. Brahman mang trong mình động cơ tiềm tàng, đó là tư tưởng, là ý chí, là động lực điều khiển, thúc đẩy vạn vật phải đi theo chiều hướng của dục vọng. Brahman là thực hữu, ý thức và an lạc; đó là những đặc tính khác nhau của cùng một thực tại thuần nhất. Thực hữu vì không phải là trống rỗng, hư không; ý thức bởi vì là nguồn gốc của mọi sự nhận biết; an lạc bởi vì đau khổ không có lí do để tồn tại ở đó. Brahman sinh ra Atman. Atman – linh hồn cá nhân là sự biểu hiện cụ thể của Brahman trong đời sống. Atman là hơi thở, sinh khí, tồn tại trong thân xác hữu hình. Trong vạn vật có bản thể của từng cá thể (tự ngã), và trong mỗi bản thể có linh hồn, mà linh hồn chính là sự giao cảm huyền bí giữa thần và vật. Tạo hóa từ chỗ vô hình trở thành hữu hình do sinh khí của Atman tạo nên. Atman là nguồn sống của vũ trụ, là thực tại thuần nhất mà phức tạp, vừa tiêu cực vừa tích cực, vừa là chủ thể vừa là khách thể. Thực tại ấy vô hạn nhưng là nền tảng của tất cả mọi hữu hạn. Cũng như Brahman là bản chất thanh tịnh bất biến của vũ trụ tuần hoàn, Atman là thực tại nền tảng ở mỗi cá nhân. Mọi sự vật, hiện tượng có hình tướng, danh sắc thiên hình vạn trạng, luôn luôn biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, kể cả con người đều toát ra từ Tinh thần vũ trụ tối cao, là sự biểu hiện khác nhau của Tinh thần vũ trụ tối cao và hòa nhập với nó sau khi tiêu tan: "Cũng như con nhện giăng tơ và rút tơ về, cũng như cỏ sinh ra trên mặt đất, cũng như lông mọc trên thân người sống, thì nơi đây, trong vũ trụ, phàm cái hiện tồn là cái sinh ra từ cái bất di bất dịch" [3;96]. Brahman là cái ngã vũ trụ đại đồng còn Atman là cái ngã cá nhân. Bản chất của cả hai chỉ là một. Brahman là một thực thể siêu việt khách quan nhưng cũng là cái bản chất nội tại tiềm ẩn trong tâm linh mỗi cá nhân, làm cho mỗi cá nhân có Atman sống động. Atman tồn tại trong cơ thể. Cơ thể chỉ là cái vỏ bọc của linh hồn, là nơi hiện thân của linh hồn bất tử. Hay nói cách khác, linh hồn cá nhân chỉ là một bộ phận của cái toàn bộ, là tinh thần vũ trụ tối cao, như tia nắng của ánh nắng mặt trời. Brahman là cái ngã vũ trụ đại đồng, còn Atman là cái ngã cá nhân. Brahman chỉ có một, Atman là số nhiều. Tuy nhiên, Brahman và Atman chỉ khác nhau về hình thức thể hiện. Tinh thần thế giới Brahman (đại ngã) như đại dương, còn linh hồn cá biệt Atman (tiểu ngã) như những đợt sóng của đại dương. Tất cả những đợt sóng ấy tuy khác nhau về hình thức biểu hiện, nhưng về thực chất chúng đều là một thể duy nhất, tối cao, đó là nước của đại dương mênh mông. Nước của đại dương chính là cái bản chất phẳng lặng, thường tịch, tuyệt đối tối cao, bất diệt, bất sinh của bản thể vũ trụ, còn sóng chỉ là một thực tại có tính chất tương đối, thường xuyên thay đổi. Kinh Mundaka ví, giống như từ một ngọn lửa rực rỡ phát sinh ra hàng triệu 93 Nguyễn Thị Toan tia lửa khác nhau nhưng vẫn cùng bản chất lửa, thì từ cái hằng hữu bất di bất dịch phát sinh hằng hà sa số các sự vật hiện tượng, để rồi cuối cùng các sự vật hiện tượng ấy lại trở về với cái bất di bất dịch. Brahman là cái bất diệt tối cao, Atman là bản thể của con người. Atman nhỏ hơn cái nhỏ nhất, lớn hơn cái lớn nhất, là cái tiềm ẩn trong lòng tất cả chúng sinh. Nó tự sinh ra, tồn tại mãi mãi, không bị chết khi thân xác chết. Brahman là thực tại siêu việt khách quan, nhưng cũng là cái bản chất nội tại chủ quan, tiềm ẩn trong tận đáy sâu tâm hồn của mỗi một cá nhân. Toàn thể vũ trụ là Brahman nhưng cái ngã tiềm ẩn trong lòng mỗi cá nhân cũng là Brahman. Thực tại đồng nhất Atman – Brahman được ví: “Cái ngã ở trong lòng ta, nhỏ hơn hạt gạo, nhỏ hơn hạt mì, nhỏ hơn hạt cải, nhỏ hơn hạt kê, nhỏ hơn nhân hạt kê. Cũng cái ngã ở trong lòng ta, lớn hơn trái đất, lớn hơn bầu khí quyển, lớn hơn tất cả mọi thế gian” [3;98]. Trong quyển Chandogya Upnishad, một ông bố dạy cho con trai là Shvetaketu, về bản chất của Atman bằng một ví dụ sinh động. Ông bảo con cắt một trái vả ra làm đôi. Bên trong, đứa con thấy những hạt nhỏ xíu. Ông lại bảo con tiếp tục cắt đôi hạt vả ra và hỏi con thấy gì trong đó. Khi được hỏi thấy gì không, cậu con trai trả lời là không thấy gì. Ông bố giải thích rằng, từ cái tưởng không có gì đó, một cây vả đã lớn lên. Đó là Atman. Bằng cách dùng một hình ảnh ví von khác về những con ong và mật ong, ông bố giải thích rằng Atman là tự ngã của toàn thế giới. Bầy ong làm ra mật bằng cách bay đi hút mật của nhiều loại hoa rồi đúc kết lại thành một thể đồng chất khiến cho mật hoa từ mỗi cây khác nhau không thể xác định nguồn gốc riêng biệt của mình nữa. Cũng như vậy, khi mọi loài hội nhập vào một thể thống nhất của vũ trụ, chúng sẽ tạo nên tự ngã của vũ trụ - Brahman. Vì Atman đồng nhất với Brahman nên cũng tồn tại vĩnh viễn, bất diệt như Brahman. Thân xác chỉ là vật chất vô thường và là nơi trú ngụ tạm thời của Atman vô hình. Khi thân xác chết, Atman lại trở về hợp nhất với Brahman vô cùng vô tận. Tuy nhiên, Atman lại tồn tại trong những thể xác khác nhau nên con người thường lầm tưởng rằng Atman khác với Brahman. Những tình cảm, ý chí, dục vọng và những hành động nhằm thỏa mãn dục vọng của những thân xác khác nhau trong cuộc đời trần tục đã gây nên những hậu quả xấu, che lấp bản tính chân thực của Atman, khiến Atman phải chịu khổ đau. Tham, sân, si là nắp đậy chiếc bình thể xác. Bị giam hãm trong thể xác nhiều nhục dục và ham muốn nên khi thể xác chết đi, Atman không trở về được với Brahman. Linh hồn cá nhân buộc phải tìm ra một thân xác tương lai của nó khi rời bỏ thân xác hiện tại. Mỗi khi thân xác chết đi, linh hồn rời bỏ thân xác ấy để đi tìm nơi trú ngụ ở một hình thức thân xác mới. Atman bất tử đầu thai vào hết thân xác này đến thân xác khác trong vòng quay bất tận của luân hồi (samsara). Theo Upanishad, luân hồi là sự lưu chuyển của linh hồn bất tử từ thể xác này sang thể xác khác. Nguyên lí chi phối và điều động vòng luân hồi gọi là nghiệp báo. Nghiệp (karma) là hoạt động của ý nghĩ, lời nói và hành động của con người tạo thành kết quả về sau. Những kết quả do hành động của con người gây ra gọi là nghiệp báo. Nguyên nhân của luân hồi là do ý chí và hành động của con người trong tiền kiếp. Mỗi trạng thái sống của linh hồn được quyết định bởi tri thức (vidya) và hành động (karma) của nó trong tiền kiếp: “Người ta là một tạo vật của ý chí. Tùy theo y muốn thế nào ở thế giới này, y sẽ trở nên như thế, sau khi y đi” [7;167]. Theo tư tưởng nghiệp báo luân hồi (karma samsara), Upanishad cho rằng, hành động tốt sẽ khiến con người trở nên tốt và hành động xấu sẽ khiến con người trở nên xấu. Những người có hành vi tốt đẹp sẽ đầu thai vào kiếp tốt đẹp, hoặc thành người Bàlamôn, người quý tộc hoặc thương nhân. Những kẻ có hành vi xấu xa sẽ phải đầu thai vào những kiếp xấu xa như kiếp nô lệ hay kiếp của những con vật. Kinh Chandogya Upanishad nói về hai lối rẽ của luân hồi: con đường của thần linh (deva yana) dành cho những bậc giải thoát và đường tổ phụ (pitri yana) dành cho những người làm việc công đức. Riêng những người làm điều tội lỗi sẽ phải đọa đày liên tiếp trong vòng luân hồi và phải sống những kiếp khổ sở, thấp hèn để trả gánh nợ tiền kiếp đồng thời lại tạo nghiệp cho kiếp sau. Càng 94 Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad đầu thai vào nhiều kiếp sống, gánh nặng tiền kiếp càng lớn, Atman càng phải chịu nhiều khổ đau. Nghiệp báo là định luật giam hãm con người trong vòng luân hồi bất tận chừng nào con người chưa giác ngộ. Bởi vậy, khát vọng giải thoát Atman khỏi vòng quay của nghiệp báo luân hồi để trở về với bản chất chân thực của mình đã trở thành ý nghĩa tối cao của cuộc đời và là tư tưởng trọng yếu trong Upanishad. 2.2. Thế nào là giải thoát Tư tưởng giải thoát biểu hiện dưới nhiều hình thái và trong nhiều nền tôn giáo, triết học, văn hóa khác nhau. Có nhiều khuynh hướng giải thoát khác nhau: 1. Giải thoát bằng tha lực (Dựa vào lực lượng siêu nhiên: thần linh, Thượng đế); 2. Giải thoát bằng tự lực (Dựa vào sự nỗ lực của bản thân mỗi con người); 3. Giải thoát bằng xuất thế, chối bỏ cuộc sống mê vọng; 4. Giải thoát bằng việc tự mình hòa nhập cùng hiện hữu, vì bản chất của vũ trụ và tự ngã của con người vốn đồng nhất, vì vô minh mà thành sai biệt, nên chỉ cần xóa bỏ vô minh là con người sẽ trở thành bản thể toàn diện. Triết học Ấn Độ là triết học về giải thoát với đầy đủ các khuynh hướng trên. Khát vọng giải thoát để trở về với chân bản của mình và trở thành bất tử là khát vọng thao thiết chảy muôn đời trong dòng sông tâm thức của người Ấn. Trong Upanishad, đó là tinh thần khát khao hướng thượng, hòa nhập vào vũ trụ vô biên, vào Thượng đế Brahman. Cái cảm giác có Thượng đế ở trong mình nhưng Thượng đế ấy đang phải sống kiếp lưu đày khiến con người càng khát khao giải thoát. Upanishad quan niệm: “Giải thoát là trạng thái đồng nhất với thiêng liêng, với tự ngã tuyệt đối và bất diệt” [7;169]; “Chính cõi bất diệt mới là cứu cánh của đời người, mới là giải thoát thực sự. Nơi đây, linh hồn trở nên hợp nhất với Thượng đế, với Đại Ngã siêu việt và tự tại, hoàn toàn đoạn tuyệt với khổ não luân hồi” [7;139-140]. Giải thoát (moska) là trạng thái tự do tuyệt đối, Atman nhập về và đồng nhất với bản thể vũ trụ tối cao bất diệt Brahman, vượt qua mọi quan niệm sống chết, còn mất, tha ngã, thoát khỏi sự chi phối của nghiệp báo luân hồi. Trạng thái giải thoát còn có thể được mô tả bằng nhiều đặc tính khác. Trước hết, giải thoát là vượt ra ngoài sự chi phối của thời gian, vì sống và chết là những hiện tượng trong thời gian. Giải thoát là trạng thái thứ tư của ý thức, tức là trạng thái chân như (turiya), vượt lên trên mọi giới hạn của thời gian, không gian và hiện tượng. Giải thoát cũng là vượt ra khỏi sự chi phối của định luật nghiệp báo luân hồi, vì giải thoát là tuyệt đối tự do, tất cả mọi hành động của bậc giải thoát đều là những hành động vô tư, không tạo nghiệp. Linh hồn đã giải thoát được ví như giọt nước trên lá sen, muốn lăn đi đâu cũng được. Nói một cách khác, “giải thoát là tuyệt đối hạnh phúc vì không biết lo sợ buồn phiền, tuyệt đối sáng suốt vì là nền tảng của mọi sự hiểu biết” [7;17]. Upanishad đề cập tới bốn trạng thái giải thoát để hoàn toàn đồng nhất với Brahman vô ngã thanh tịnh, dung thông với Thượng đế hữu ngã, hòa hợp với tinh thần vũ trụ, và tham sự vào hoạt động điều hành vạn vật ở thế gian: 1. Samipya tức là thân cận với thiêng liêng; 2. Sarupya hay Sadharmya là cùng tính chất với thiêng liêng và phản ánh vinh quang của thiêng liêng; 3. Salokya là chung sống với thiêng liêng trong cùng một cõi; 4. Sayujya, hay Satmata là hoàn toàn đồng hóa với thiêng liêng. Tất cả những hình thái ấy không phải là những thứ bậc hay giải thoát mà là những biểu hiện biến thiên của tự ngã hay linh hồn giải thoát, khi yên lặng, khi hoạt động. Khi ấy tự ngã siêu việt và toàn năng không tự phân biệt mình ở chủ thể hay khách thể. “Cũng như một nắm muối bỏ vào nước và hòa tan trong nước không còn hình thể gì nhưng nước chỗ nào cũng mặn, Đại Tự tại vô biên, không hình thể, nhưng hiện diện khắp nơi” [7;171]. Bốn trạng thái giải thoát bằng thực nghiệm tâm linh được diễn tả trong kinh Mundaka 95 Nguyễn Thị Toan Upanishad như sau: 1. Thức (jagrat hay visha): Tự ngã thể hiện qua những đối tượng bên ngoài của cảm giác; 2. Mộng (suapna): Tự ngã thể hiện trong một thế giới tế vi, sâu kín và có sự thực nghiệm tinh tế; 3. Ngủ say không mộng (sushupti hay prajna): Tự ngã trở nên thuần khiết, thanh tịnh, không còn sự phân biệt giữa khách thể và chủ thể; 4. Ý thức tâm linh (turiya): ý thức tự giác thuần túy, hoàn toàn vượt ra khỏi sự ràng buộc, chi phối của thế giới ảo ảnh, vô thường và ý niệm lưỡng nguyên, thực sự đồng nhất chủ thể Atman với khách thể Brahman. Về trình độ, có giải thoát tức thời (sadyo mukti) và giải thoát dần dần (karma mukti). Về hình thức, có giải thoát khi còn sống (Jivan mukti) và giải thoát sau khi chết (videba mukti). Nhưng dù ở trình độ hay hình thức nào, mục đích cao nhất vẫn là phải đạt tới được trạng thái thực tại tuyệt đối đồng nhất Atman - Brahman. Thực tại tuyệt đối là trạng thái ý thức không đối tượng, thuần túy vượt ra ngoài mọi tầm nhận thức của con người. Cảnh giới của thực tại tuyệt đối đã đồng nhất tự ngã với tất cả chúng sinh. Tự ngã không còn bị màn sương vô minh che lấp mà đồng nhất với cái ngã trong lòng muôn vật. Nó vẫn tham dự vào các hoạt động ở thế gian mặc dầu không bị ràng buộc bởi các hoạt động ấy. Đó là hình ảnh những vị thánh nhân tuy cũng sống một cuộc đời bình thường như tất cả mọi người, cũng trải qua những giai đoạn gian truân và hạnh phúc và cuối cùng cũng chết nhưng không biết tới đau đớn, sợ hãi, không băn khoăn về sự sống hay cái chết, không mưu tính một điều gì cho riêng mình, không tạo nên nghiệp báo nữa. 2.3. Con đường giải thoát Upanishad chỉ ra ba con đường để đạt đến giải thoát: 1. Con đường tri thức đòi hỏi tu hành khổ hạnh, chuyên tâm rèn luyện, sẵn lòng thoát li thế giới trần tục; 2. Con đường hành động theo nguyên tắc tâm linh vị tha, vì lợi ích chung, vì cái thiện, vì đại ngã; 3. Con đường cuối cùng, rộng rãi nhất, dành cho mọi người đó là con đường sùng tín, hết lòng tin yêu, tôn kính Đấng tối cao để Atman có thể hoà nhập với Braman trong tình yêu cao cả thiêng liêng. Về cơ bản, Upanishad nhấn mạnh vào hai con đường: con đường tri thức và con đường hành động: “Những người đi tìm chân lí có thể được giác ngộ bằng hai con đường khác nhau: con đường tri thức của những người suy tưởng và con đường hành động vô tư của những người hoạt động” [7,139]. Đó là con đường tu luyện đạo đức bằng hành động và tu luyện tri thức bằng trực giác tâm linh. Về con đường hành động (tu luyện đạo đức), Upanishad tuyên bố: “Người nhận biết được Brahman (tức là giải thoát, đạt đến bất diệt) là người chăm lo hoạt động” [7;137]. Tu luyện đạo đức là hành động theo đúng bổn phận tự nhiên, không tính toán vụ lợi, diệt mọi dục vọng, vượt qua mọi sự ràng buộc, vây tỏa của thế giới vật dục biến ảo vô thưòng. Đó là hoạt động vô tư chứ không phải là những hoạt động tầm thường, toan tính lợi ích vật chất hay tinh thần. Mấu chốt của hành động vô cầu là làm các công việc thế gian một cách hồn nhiên, không tự tư tự lợi, không quyến luyến đam mê. Điều này tương tự tư tưởng “Phật pháp bất li thế gian pháp” của Phật giáo Thiền tông hay tư tưởng của Đạo gia “vô vi nhi bất vô vi”. Về con đường tri thức, để giải thoát, con người phải toàn tâm tu luyện tri thức (jnana yoga), nhằm diệt mọi dục vọng, lo âu, phiền não, rũ bỏ hết mọi sự ràng buộc, lôi kéo bởi thế giới vật dục biến ảo, vô thường của thế giới trần tục, dày công thiền định (dhyana) suy tư chiêm nghiệm nội tâm, thực nghiệm tâm linh. Tri thức ở đây là tri thức về Brahman (Brahma vidya), về thực tại tuyệt đối. Shvetashvatara Upanishad nói: “Những ai biết được Ngài (Brahman) sẽ trở thành bất tử” [7;140]. Biết được Brahman cũng có nghĩa là biết được chân bản của Atman. Bằng nhận thức trực giác, con người nhận ra chân bản của mình, đạt được chân lí tối thượng, hòa nhập vào với bản thể tuyệt đối. Việc nhận thức được sự đồng nhất giữa linh hồn bất tử Atman và Tinh thần vũ trụ tối 96 Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad cao Brahman không phải là điều mà cảm giác hay trí tuệ thông thường có thể đạt được mà phải nhờ vào sự linh báo và sự trầm tư mặc tưởng lâu dài. Kinh Upanishad đã nói: “Atman chẳng thể nhận thức được bằng giác quan. Tự ngã mở các giác quan ra ngoài, bởi thế người ta chỉ trông ra thế giới bên ngoài mà không nhìn về bản ngã” [1;119]. Theo Upanishad, cảm giác và kinh nghiệm chỉ khiến con người rơi vào sự mê hoặc của thế giới vật dục, thế giới hữu hình, hữu hạn, thường biến, ảo ảnh phù du. Trí tuệ, tư duy logic tuy sâu sắc nhưng phiến diện và hạn hẹp, làm chết cứng vũ trụ sinh động mênh mông. Đó là những nhận thức có hạn, còn sự phân biệt giữa khách thể và chủ thể, giữa vật và ta, không thể đo được cái vô hạn, tuyệt đối tối cao. Tu luyện trí tuệ là quá trình dày công thiền định, dốc lòng suy tư chiêm nghiệm nội tâm, thực nghiệm tâm linh. Đó là một năng lực nhận thức đặc biệt nhờ sự linh báo và sự trầm tư mặc tưởng lâu dài, không qua nhận thức kinh nghiệm và trí tuệ thông thường. Con người đạt tới chân lí tối cao là đạt tới đại giác, nhận ra chân bản của mình và thực tướng của vạn vật, dứt bỏ được mọi sự ràng buộc, lôi kéo làm mê mờ tâm tính bởi thế giới vật dục biến ảo vô thường, diệt bỏ mọi dục vọng, mọi quan niệm của thế tục về sống chết và những lo âu, khổ não của cuộc đời, đạt tới sự đồng nhất của linh hồn cá nhân với Tinh thần sáng tạo vũ trụ tối cao, tuyệt đối, vĩnh cửu với cái tâm thanh tịnh, tịch diệt, an lạc và tự tại. Đó cũng là khi linh hồn cá nhân hòa nhập vào bản thể vũ trụ tuyệt đối, vĩnh viễn an lạc, thanh tịnh. Để đạt tới sự hợp nhất với Brahman, không phải chỉ là sự khước từ trần thế mà còn phải tập trung tư tưởng về thế giới phi vật chất. Upanishad đã hướng dẫn tỉ mỉ cách thức đạt tới sự quán tưởng và hòa vào vô tận, trong đó việc liên tục đọc thần chú âm tiết “AUM” giữ vai trò quan trọng. Âm tiết “AUM” (đọc là OM) tiêu biểu cho tam vị nhất thể Brahman: A cho ngôi sáng tạo Brahma, U cho ngôi bảo vệ Visnu, M cho ngôi hủy diệt Siva. Ba âm tiết này được ngân lên một cách chậm rãi, khoan thai, đi ra từ lồng ngực, đến cổ họng và cuối cùng tới đỉnh đầu. Mục đích của phương pháp yoga này là thực hành kinh nghiệm tâm linh về sự kết hợp giữa tiểu ngã và đại ngã. Sự chấn động của các năng lực cung cấp sự sống cho toàn thể vũ trụ được phát ra từ Brahman nhưng cũng là sự hội tụ toàn bộ năng lượng của Atman cá nhân. Việc ngân lên các âm tiết ấy sẽ chạm tới toàn vũ trụ, làm tăng thêm sức mạnh hợp nhất giữa Brahman và Atman trong mỗi con người. Vì giải thoát được coi là lí tưởng, triết lí sống của người Ấn Độ cổ, cho nên Upanishad nói riêng, các trường phái triết học - tôn giáo trong hệ thống Bàlamôn nói chung đã đưa ra những chỉ dẫn cho các tín đồ sống theo bốn giai đoạn (ashrama) để có thể đạt tới sự giải thoát: giai đoạn thứ nhất (Brahmacharya) là giai đoạn tu luyện, học tập thánh kinh Veda ở tuổi thiếu niên, như những học trò; giai đoạn thứ hai (Garhastha) là giai đoạn trưởng thành, sống như người chủ gia đình, thực hiện nghĩa vụ gia đình và nghĩa vụ xã hội, lấy vợ, sinh con, làm ăn để trả nghiệp cho đời, hưởng thụ tài sản và lạc thú trần gian; giai đoạn thứ ba (Vanaprastha) là giai đoạn vào rừng sâu, sống ẩn dật tu hành như những đạo sĩ, chuẩn bị cho giai đoạn cuối cùng là xuất thế giải thoát; giai đoạn thứ tư (Sannyasa) là giai đoạn hoàn toàn đoạn tuyệt với mọi hoạt động thế tục để giác ngộ chân lí, bằng sự thiền định, chiêm nghiệm nội tâm. Bốn giai đoạn trên của một đời người tương ứng với bốn mục đích của đời sống từ thấp đến cao, từ thỏa mãn nhu cầu vật chất đến thỏa mãn nhu cầu tinh thần, từ hưởng thụ tài sản đến lạc thú, cuối cùng là đến sự giác ngộ chân lí và giải thoát. Khát khao đạt tới chân lí tuyệt đối, hòa nhập vào tự ngã để trở thành bất tử là giấc mơ triết học của người Ấn. Tuy nhiên, vì chân lí tuyệt đối là bất khả tri nên con người phải hướng nội, đi từ chỗ làm chủ các giác quan đến chỗ gạt bỏ các giác quan, nhắm mắt lại để thấy cái không thể nhìn thấy bằng mắt, ngồi yên để làm cái mà tay chân không thể làm được, điều khiển những hoạt động bên trong con người – cái mà ý thức thông thường không điều khiển được. Đây là phương pháp thực nghiệm tâm linh của một dạng thức triết học vô ngôn. Chuyện kể rằng, có một môn sinh hỏi đạo sư Bahva về bản chất của Brahman. Đạo sư ngồi im. Môn sinh hỏi tới lần thứ ba, Bahva mới 97 Nguyễn Thị Toan nói: “Ta đang giảng cho con nghe bản chất của Brahman mà con không biết đấy thôi. Tự ngã vốn yên lặng” [5]. Nghiêng về phía suy tư chiêm nghiệm nội tâm, triết học Ấn không phải là triết học lí luận, phân tích, chứng minh như triết học phương Tây. Im lặng là triết học giải thoát cao nhất của người Ấn. 3. Kết luận Tư tưởng giải thoát trong Upanishad là một sự phản tư về cái ngã trong chiều sâu tâm thức, về khát vọng thăng hoa con người thành Thượng đế. Từ Veda tới Upanishad, tư duy trừu tượng của người Ấn đã dần phát triển, vượt lên những đa dạng hữu hình của thế giới hiện tượng để đi tìm một nguyên lí đồng nhất vô hình – động lực chi phối sự vận hành của thế giới. Từ con đường hướng ngoại để tìm một thế lực tinh thần điều khiển sự vận hành của vạn vật trong kinh Veda, Upanishad đã hướng nội để tìm ra chân bản của con người – cái đồng nhất với bản thể vũ trụ, cái bất diệt trường tồn sau những hủy diệt không cùng của đời sống. Giải thoát chính là đưa linh hồn bất tử Atman vượt qua thế giới ảo ảnh, bứt phá khỏi vòng nghiệp báo luân hồi để nhập vào bản thể tuyệt đối Brahman, tự mình hóa thành cùng hiện hữu, mở ra chân trời bát ngát của tự do tinh thần. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Thế Xuân Cao. Những nội dung triết học cơ bản của Upanishad. [2] Doãn Chính, 1991. Lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại. Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp. [3] Doãn Chính, 1997. Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4] Doãn Chính, 2011. Veda Upanishad – những bộ kinh triết lí tôn giáo cổ Ấn Độ. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. [5] Nguyễn Đức Đàn, 1998. Tư tưởng triết học và đời sống văn hóa Ấn Độ. Nxb Văn học. [6] Nguyễn Tấn Đắc, 2000. Văn hóa Ấn Độ. Nxb TP Hồ Chí Minh. [7] Nghiêm Xuân Hồng, 1966. Biện chứng giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ. Nxb Quan điểm, Sài Gòn. [8] Lê Xuân Khoa, 1964. Nhập môn triết học Ấn Độ. Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục Sài Gòn. ABSTRACT Ideology of Liberation in Upanishad sutra Upanishad is a sutra marking a turning point in the Indian mindset, in which there is a shift from the worldview of myth and religion to philosophical thinking in order to explore the path of wisdom to explain the universe essence as well as the nature of human spiritual life. One of the key contents of the Upanishads is the ideology of liberation. The paper analyzes this ideology in Upanishad in terms of three basic contents: 1.Why do we need to liberate; 2. What is liberation; 3. The path of liberation. Keywords: Upanishad, Brahman, Atman, moska. 98

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3582_nttoan_8286_2193064.pdf
Tài liệu liên quan