Tổ chức thực nghiệm biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên trường Sư phạm

Tài liệu Tổ chức thực nghiệm biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên trường Sư phạm: 155 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0033 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 155-164 This paper is available online at TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CHO SINH VIÊN TRƯỜNG SƯ PHẠM Đàm Thị Vân Anh Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thực nghiệm các biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên trường sư phạm là đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp này nhằm thực hiện kết quả cuối cùng của giáo dục là làm chuyển biến nhận thức và hành vi ứng xử phù hợp của sinh viên trong các mối quan hệ ứng xử trong gia đình. Bài viết đề cập đến quá trình tổ chức thực nghiệm biện pháp xây dựng các chủ đề giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên các trường sư phạm. Kết quả thực nghiệm đã thể hiện tính ổn định, tính hiệu quả, tính đúng đắn của các biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên trường sư phạm đã đề xuất. ...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức thực nghiệm biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên trường Sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
155 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0033 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 155-164 This paper is available online at TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH CHO SINH VIÊN TRƯỜNG SƯ PHẠM Đàm Thị Vân Anh Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Thực nghiệm các biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên trường sư phạm là đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp này nhằm thực hiện kết quả cuối cùng của giáo dục là làm chuyển biến nhận thức và hành vi ứng xử phù hợp của sinh viên trong các mối quan hệ ứng xử trong gia đình. Bài viết đề cập đến quá trình tổ chức thực nghiệm biện pháp xây dựng các chủ đề giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên các trường sư phạm. Kết quả thực nghiệm đã thể hiện tính ổn định, tính hiệu quả, tính đúng đắn của các biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên trường sư phạm đã đề xuất. Từ khóa: Thực nghiệm, biện pháp, giáo dục định hướng giá trị gia đình, sinh viên, sư phạm. 1. Mở đầu Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nhiều cơ hội được mở ra và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo dục nhưng đồng thời cũng không ít thách thức gần kề. Một trong những thách thức đó là sự thay đổi các quan điểm về giá trị gia đình [1]. Thế hệ thanh niên, sinh viên, chủ nhân tương lai của đất nước là một trong những nhóm đối tượng chịu sự tác động rất lớn trong bối cảnh của sự giao thoa văn hóa Đông - Tây [2]. Một số tác giả đã đưa ra những nhận định và cảnh báo về những vấn đề mà gia đình Việt Nam sẽ phải đối mặt [3]. Chính vì vậy, giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên (SV) nói chung và SV các trường đại học sư phạm (ĐHSP) nói riêng là rất quan trọng. Một số nội dung giáo dục giá trị gia đình cho SV các trường đại học sư phạm đã được nghiên cứu đưa ra như tình thương yêu, giáo dục con cái trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái; tình nghĩa thủy chung trong mối quan hệ vợ chồng; sự hiếu thảo trong mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ; sự đùm bọc lẫn nhau trong mối quan hệ giữa anh chị em với nhau [4]. Trên cơ sở đó các biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho SV sư phạm đã được chúng tôi đề xuất như tích hợp nội dung giáo dục giá trị gia đình với việc giảng dạy các bộ môn, tổ chức hoạt động truyền thông; thông qua các hoạt động tập thể, xây Ngày nhận bài: 15/2/2019. Ngày sửa bài: 19/3/2019. Ngày nhận đăng: 26/3/2019. Tác giả liên hệ: Đàm Thị Vân Anh. Địa chỉ e-mail: vananhtlgd@gmail.com Đàm Thị Vân Anh 156 dựng các chủ đề giáo dục định hướng giá trị gia đình, phối kêt hợp các lực lượng giáo dục trong giáo dục định hướng giá trị gia đình cho SV; hướng dẫn SV tự giáo dục các giá trị gia đình. Để đảm bảo tính khách quan và khoa học của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm. Bài viết đi sâu phân tích mục tiêu, nội dung, kết quả thực nghiệm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quá trình thực nghiệm và phương pháp đánh giá thực nghiệm * Mục đích thực nghiệm Mục đích của thực nghiệm là đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho SV các trường đại học sư phạm nhằm thực hiện kết quả cuối cùng của giáo dục là làm chuyển biến nhận thức và hành vi ứng xử phù hợp liên quan đến lĩnh vực này. * Phạm vi thực nghiệm Do không có điều kiện thực nghiệm tất cả các biện pháp đã đề xuất nên chúng tôi lựa chọn biện pháp xây dựng các chủ đề giáo dục định hướng giá trị gia đình cho SV các trường đại học sư phạm. * Giả thuyết thực nghiệm Nếu giáo dục định hướng giá trị gia đình cho SV các trường ĐHSP được tổ chức thông qua xây dựng các chủ đề giáo dục định hướng giá trị gia đình phù hợp với điều kiện, nhu cầu và theo hướng nâng cao vai trò chủ thể của SV thì sẽ nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của các em về các giá trị gia đình. * Đối tượng và thời gian thực nghiệm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm biện pháp tổ chức thực hiện các chủ đề giáo dục định hướng giá trị gia đình cho SV tại trường ĐHSP Hà Nội. Thực nghiệm đợt 1 là SV khóa 64 khoa Sinh, Hóa học, trong đó có 35 SV nhóm thực nghiệm (TN) và 37 SV nhóm đối chứng (ĐC). Thực nghiệm đợt 2 là SV khóa 65 khoa Toán - Tin, Tâm lí Giáo dục, trong đó có 37 em thuộc nhóm TN, 39 em thuộc nhóm đối chứng. Việc lựa chọn nhóm thực nghiệm và ĐC. SV đăng ký tham gia diễn đàn một cách tự nguyện. - Thời gian tiến hành thực nghiệm: + Đợt 1: từ tháng 11/2016 đến tháng 2/2017. + Đợt 2: Từ tháng 5/2017 đến tháng 8/2017. * Nội dung và phương pháp thực nghiệm - Nội dung thực nghiệm Tổ chức giáo dục định hướng giá trị gia đình cho SV sư phạm thông qua tổ chức xây dựng các chủ đề giáo dục định hướng giá trị gia đình. Đó là các chủ đề: + Các giá trị gia đình. + Giá trị yêu thương trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái. + Giá trị tình nghĩa, thủy chung trong mối quan hệ vợ chồng. + Giá trị hiếu thảo trong mối quan hệ giữa con cái với cha mẹ. + Giá trị hòa thuận, đoàn kết trong mối quan hệ anh chị em. Các nội dung này được tổ chức dưới nhiều hình thức hoạt động đa dạng phong phú để SV được trải nghiệm các giá trị gia đình và từ đó nâng cao nhận thức, bồi Tổ chức thực nghiệm biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên 157 dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh và hình thành hành vi thói quen đúng đắn trong cuộc sống hiện đại cũng như trong tương lai sau này. * Phương pháp thực nghiệm Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm tác động có ĐC. Hai nhóm TN và ĐC tham gia các buổi tọa đàm về các chủ đề giá trị gia đình nhưng phương pháp tổ chức trải nghiệm khác nhau. Những SV của nhóm TN tham gia diễn đàn được tham gia trải nghiệm các chủ đề giá trị gia đình được xây dựng với các hình thức tổ chức hoạt động phong phú, đa dạng như trải nghiệm các giá trị gia đình thông qua các phương pháp và kỹ thuật như đóng kịch, xử lí tình huống, xem clip, trò chơi, suy ngẫm, rèn luyện [5, 6 ]. SV của nhóm ĐC sẽ tham gia diễn đàn các chủ đề giá trị gia đình nhưng không được trải nghiệm các hoạt động đa dạng, không được chuyên gia tư vấn mà hình thức chủ yếu là thuyết trình của giáo viên, SV không được trải nghiệm các giá trị gia đình dưới các hình thức đa dạng. Kết thúc đợt thực nghiệm, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích kết quả ở cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Cách tiến hành thực nghiệm: Thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau: - Chuẩn bị thực nghiệm - Tổ chức thực nghiệm - Kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đánh giá mức độ nhận thức, thái độ và hành vi biểu hiện giá trị gia đình của SV sư phạm bằng các công cụ đo lường. Thang điểm đánh giá thực nghiệm: Để kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục định hướng giá trị gia đình cho SV sư phạm, chúng tôi đã sử dụng các công cụ đo để đo nhận thức, thái độ và hành vi biểu hiện các giá trị gia đình của SV sư phạm. - Về nhận thức + Công cụ đo: Bài kiểm tra, sản phẩm hoạt động nhóm + Thang đo: Thang đo nhận thức được xây dựng dựa trên các tiêu chí và mức độ sau: SV liệt kê/gọi tên được những giá trị cần thiết được thể hiện trong từng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; SV hiểu và phân tích được biểu hiện của những giá trị ấy; SV vận dụng được các giá trị gia đình trong xử lí các tình huống; SV so sánh được sự khác biệt trong biểu hiện những giá trị ấy trong gia đình truyền thống xưa và nay; SV biết đánh giá các giá trị gia đình, biết đưa ra các phương án vận dụng khác nhau và lựa chọn vận dụng một cách linh hoạt và tối ưu. - Về trình độ nhận thức các chuẩn mực giá trị gia đình của SV được chia làm 5 mức độ: Kém: điểm dưới 4; Yếu: điểm từ 4 đến cận 5; Trung bình: điểm từ 5 đến cận 7; Khá: điểm từ 7 đến cận 8; Giỏi: điểm từ 8 đến 10. - Về hành vi: + Công cụ đo: Bảng liệt kê hành vi, kết hợp tự đánh giá và đánh giá của GV và đánh giá của SV trong nhóm, trong lớp + Thang đo: Về hành vi thực hiện các chuẩn mực giá trị gia đình của SV được chia làm 5 mức độ: Không bao giờ thực hiện: điểm 1; Hiếm khi thực hiện: điểm 2; Thỉnh thoảng thực hiện: điểm 3; Thường xuyên thực hiện: điểm 4; Rất thường xuyên thực hiện: điểm 5. - Về thái độ: Đàm Thị Vân Anh 158 + Công cụ đo: Phiếu quan sát của GV và nhóm cộng tác viên, phiếu đánh giá giữa các SV cho nhau (đánh giá đồng đẳng), phiếu tự đánh giá của SV. + Thang đo: Xây dựng thang đo thái độ chúng tôi căn cứ vào mục tiêu: Sự quan tâm của SV đến các giá trị gia đình; Sự tích cực trong thể hiện quan điểm cá nhân về các giá trị gia đình; Tinh thần tham gia các hoạt động trải nghiệm giá trị gia đình; Tôn trọng người khác trong quá trình tham gia các hoạt động; Điểm đánh giá về thái độ là điểm trung bình dựa vào quan sát và đánh giá của GV, tự đánh giá của SV và đánh giá giữa các SV. Thang đo: Được chia làm 5 mức độ: Rất thấp: điểm 1; Thấp: điểm 2; Trung bình: điểm 3; Cao: điểm 4; Rất cao: điểm 5. 2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm 2.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1 * Kết quả đo trước thực nghiệm đợt 1 Để đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi của SV hai nhóm TN 1 và ĐC 1, trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã tổ chức cho SV làm bài kiểm tra đầu vào để đo nhận thức và phiếu quan sát, phiếu đánh giá hành vi biểu hiện giá trị gia đình của SV. Về nhận thức Sau khi xử lí kết quả bằng thống kê toán học, kết quả về nhận thức giá trị gia đình của SV trường sư phạm được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Kết quả đánh giá về mặt nhận thức của hai lớp ĐC1 và TN1 trước TN Mức độ Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém ĐTB ĐLC SL % SL % SL % SL % SL % ĐC 1 2 5,4 12 32,4 30 54,1 3 8,1 0 0,0 6,27 1,084 TN 1 3 8,6 14 40,0 17 48,6 1 2,9 0 0,0 6,57 1,037 Nhận xét: Nhìn vào Bảng 1 có thể thấy, ĐTB của lớp TN1 (ĐTB = 6,57) và ĐC1 (ĐTB = 6,27) đạt ở mức trung bình. Điểm TB của nhóm TN1 chênh lệch 0,30 điểm so với điểm TB của nhóm ĐC1. Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập với hệ số Sig. = 0,233 > 0,05 và t = -1,203 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình trước thực nghiệm giữa 2 lớp ĐC1 và TN1 trên kết quả đánh giá về mặt nhận thức. Về hành vi - Chúng tôi đã sử dụng phiếu đo các biểu hiện hành vi biểu hiện giá trị gia đình của SV trường với 15 item, được chia làm ba nhóm hành vi: hành vi thể hiện trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái; hành vi thể hiện trong mối quan hệ vợ chồng; hành vi thể hiện trong mối quan hệ anh chị em. Điểm về hành vi biểu hiện giá trị sống của SV là điểm trung bình của việc tự đánh giá của SV, điểm đánh giá của nhóm và điểm đánh giá của giáo viên. Sau khi thu thập và xử lí số liệu, chúng tôi thu được kết quả được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Kết quả đánh giá về mặt hành vi của hai lớp ĐC1 và TN1 trước TN Lớp ĐTB ĐLC ĐC1 3,94 0,233 TN1 4,00 0,257 Tổ chức thực nghiệm biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên 159 Nhận xét: ĐTB về hành vi biểu hiện giá trị gia đình của nhóm TN ở mức độ trung bình. Trong đó, ĐTB của nhóm TN 1 cao hơn ĐTB của nhóm ĐC1 (sự chênh lệch là 0,06). Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập với hệ số Sig. = 0.279 > 0.05 và t= -1.092 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình trước thực nghiệm giữa 2 lớp ĐC1 và TN1 trên kết quả đánh giá về mặt hành vi. Kết luận: Với kết quả kiểm tra đầu vào của nhóm TN1 và nhóm ĐC1 về mặt nhận thức và hành vi, chúng ta thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Điều này đảm bảo độ chính xác và khách quan của việc chọn đối tượng tác động của biện pháp. * Kết quả đo thực nghiệm đợt 1 Để đánh giá về tính hiệu quả của biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho SV trường sư phạm, chúng tôi đã tiến hành đo lường và đánh giá trên ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi của SV. Kết quả nhận được như sau: Về nhận thức Kết quả đánh giá về mặt nhận thức sau TN được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Kết quả đánh giá về mặt nhận thức của hai lớp ĐC1 và TN1 sau thực nghiệm Mức độ Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém ĐTB ĐLC SL % SL % SL % SL % SL % Đối chứng 1 4 10,8 15 40,5 25 67,6 1 2,7 0 0,0 6,60 1,040 Thực nghiệm 1 10 28,6 15 42,9 10 28,6 0 0,0 0 0,0 7,23 0,950 Nhận xét: Qua phân tích bảng số liệu, chúng tôi thấy, nhóm TN1 và ĐC1 có sự chênh lệch về điểm số nhận thức. Điểm TB của nhóm TN1 đạt ở mức độ khá (ĐTB = 7,23), nhóm ĐC1 có điểm TB đạt ở mức trung bình (ĐTB = 6,60). Tuy cả hai nhóm TN1 và ĐC1 không có SV nào có điểm TB nhận thức ở mức độ kém tuy nhiên so sánh tỉ lệ % số SV đạt ĐTB ở mức độ trung bình, khá, giỏi giữa hai nhóm có sự khác biệt. Tỉ lệ SV nhóm ĐC1 có 67,6% đạt mức độ TB cao hơn so với nhóm TN1 (28,6%). Điểm TB ở mức khá của nhóm TN1 (42,9%), đạt mức độ giỏi (28,6%) lại cao hơn so với nhóm ĐC1 với tỉ lệ tương ứng là 40,5% và 10,8%. Có thể thấy, việc thiết kế chủ đề diễn đàn về giá trị gia đình cho SV trường sư phạm đã giúp các em có nhận thức đầy đủ và chính xác về các giá trị gia thể hiện trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa con cái với cha mẹ, giữa vợ với chồng và giữa anh chị em với nhau. Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập với hệ số Sig. = 0.006 < 0.05 và t= -2.818 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình sau thực nghiệm giữa 2 lớp ĐC1 và TN1 trên kết quả đánh giá về mặt nhận thức. Cụ thể ở đây là điểm trung bình của lớp TN1 cao hơn lớp ĐC1 một cách có ý nghĩa thống kê. Về thái độ: Trên cơ sở các tiêu chí và mức độ đạt được của SV trường sư phạm về thái độ đối với giá trị gia đình, chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4. Kết quả đánh giá về mặt thái độ của hai lớp ĐC1 và TN1 sau TN Lớp ĐTB ĐLC ĐC1 4,11 0,402 TN1 4,40 0,273 Đàm Thị Vân Anh 160 Nhận xét: Theo mức độ đánh giá về thái độ của SV về các giá trị gia đình, ĐTB của hai nhóm đều ở mức cao, trong đó mức độ ĐTB của nhóm TN1 là 4,40 cao hơn ĐTB nhóm ĐC1 (ĐTB = 4,11), chênh lệch 0,29 điểm. Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập với hệ số Sig. = 0.001 < 0.05 và t = -3.623 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình sau thực nghiệm giữa hai lớp ĐC1 và TN1 trên kết quả đánh giá về mặt thái độ. Cụ thể ở đây là điểm trung bình của lớp TN1 cao hơn lớp ĐC1 một cách có ý nghĩa thống kê. Về hành vi Kết quả đánh giá về mặt hành vi sau TN được thể hiện ở Bảng 5. Bảng 5. Kết quả đánh giá về mặt hành vi của hai lớp ĐC1 và TN1 sau TN Lớp ĐTB ĐLC ĐC1 4,11 0,198 TN1 4,24 0,176 Nhận xét: ĐTB về hành vi của nhóm TN1 ở mức độ cao (ĐTB = 4,24) chênh lệch 0,13 điểm so với nhóm ĐC1 có ĐTB = 4,11. Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập với hệ số Sig. = 0.003 < 0.05 và t = -3.048 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình sau thực nghiệm giữa hai lớp ĐC1 và TN1 trên kết quả đánh giá về mặt hành vi. Cụ thể ở đây là điểm trung bình của lớp TN1 cao hơn lớp ĐC1 một cách có ý nghĩa thống kê. Tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi của SV sau TN lần 1 Nhanthuc_sauTN hanhvi_sauTN thaido_sauTN Nhanthuc_sauTN Pearson Correlation 1 0,160 0,154 Sig. (2-tailed) 0,180 0,198 N 72 72 72 hanhvi_sauTN Pearson Correlation 0,160 1 0,414 ** Sig. (2-tailed) 0,180 0,000 N 72 72 72 thaido_sauTN Pearson Correlation 0,154 0,414 ** 1 Sig. (2-tailed) 0,198 0,000 N 72 72 72 ** Correlation is significant at the 0,01 level (2-tailed). Có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa điểm thái độ và điểm hành vi của SV sau TN (r = 0,414**, sig. = 0,000), nghĩa là SV có thái độ tốt thì thường biểu hiện ra hành vi cũng tốt. Tổ chức thực nghiệm biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên 161 2.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 2 Dựa trên sự phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1, chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm lần hai để khẳng định về tính đúng đắn và hiệu quả của biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho SV đã được đề xuất. Kết quả đo trước thực nghiệm đợt 2 Về nhận thức Kết quả đánh giá về mặt nhận thức trước TN được thể hiện ở Bảng 6. Bảng 6. Kết quả đánh giá về mặt nhận thức của hai lớp ĐC2 và TN2 trước TN Mức độ Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém ĐTB ĐLC SL % SL % SL % SL % SL % Đối chứng 2 2 5,1 11 28,2 22 56,4 4 10,3 0 0,0 6,22 1,123 Thực nghiệm 2 3 8,1 12 32,4 20 54,1 2 5,4 0 0,0 6,46 1,003 Nhận xét: So sánh kết quả đạt được của hai nhóm ở mức độ xếp loại có thể thấy, tỉ lệ SV xếp mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao tuy nhiên tỉ lệ SV đạt điểm ở mức độ trung bình của nhóm thực nghiệm 2 (54,1%) thấp hơn nhóm đối chứng 2 (56,4%), tỉ lệ SV đạt điểm ở mức độ khá của nhóm thực nghiệm 2 (32,4%) cao hơn nhóm đối chứng 2 (28,2%), tỉ lệ SV đạt điểm mức giỏi của nhóm đối chứng 2 (5,1%) thấp hơn tỉ lệ SV nhóm thực nghiệm 2 (8,1%). Điểm TB của nhóm đối chứng 2 (ĐTB = 6,22) và nhóm thực nghiệm 2 (ĐTB = 6,46) có điểm TB của bài kiểm tra đo nhận thức ở mức độ trung bình tương đương nhau (chênh lệch 0,24). Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập với hệ số Sig. = 0,325 > 0.05 và t = -0,987 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình trước thực nghiệm giữa hai lớp ĐC2 và TN2 trên kết quả đánh giá về mặt nhận thức. Về hành vi Kết quả đánh giá về mặt hành vi trước TN được thể hiện ở Bảng 7. Bảng 7. Kết quả đánh giá về mặt hành vi của hai lớp ĐC2 và TN2 trước TN Lớp ĐTB ĐLC ĐC2 3,75 0,312 TN2 3,85 0,323 Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập với hệ số Sig. = 0,146 > 0,05 và t = -1,469 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình trước thực nghiệm giữa 2 lớp ĐC2 và TN2 trên kết quả đánh giá về mặt hành vi. Qua phân tích kết quả trước thực nghiệm của nhóm TN2 và nhóm ĐC2, điểm TB về mặt nhận thức và hành vi của hai nhóm này không có sự khác biệt, điều này chứng minh rằng trình độ đầu vào về nhận thức và hành vi của SV hai lớp ĐC 2 và TN 2 về giá trị gia đình là tương đương nhau và việc lựa chọn mẫu thực nghiệm là hoàn toàn ngẫu nhiên. Kết quả sau thực nghiệm đợt 2 Về nhận thức Kết quả đánh giá về mặt nhận thức sau TN được thể hiện ở Bảng 8. Đàm Thị Vân Anh 162 Bảng 8. Kết quả đánh giá về mặt nhận thức của hai lớp ĐC2 và TN2 sau TN Mức độ Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém ĐTB ĐLC SL % SL % SL % SL % SL % Đối chứng 2 4 10,3 13 33,3 20 51,3 2 5,1 0 0,0 6,50 0,987 Thực nghiệm 2 10 27,0 16 43,2 11 29,7 0 0,0 0 0,0 7,24 0,910 Nhận xét: Nhìn vào bảng 3,8 chúng ta có thể thấy, điểm TB của nhóm TN2 đạt ở mức khá (ĐTB = 7,24) cao hơn điểm TB của nhóm ĐC2 ở mức độ trung bình (ĐTB = 6,50), chênh lệch 0,74. Đối với nhóm thực nghiệm, tỉ lệ SV đạt loại khá chiếm tỉ lệ cao (43,2%), đạt loại trung bình (29,7%), loại giỏi (27%). Trong khi đó nhóm đối chứng tỉ lệ nhóm SV đạt điểm trung bình chiếm tỉ lệ cao (51,3%), tỉ lệ SV đạt loại khá (33,3%) và đạt loại giỏi (10,3%) thấp hơn so với lớp TN2. Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập với hệ số Sig. = 0,001 < 0,05 và t = -3,408 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình sau thực nghiệm giữa hai lớp ĐC2 và TN2 trên kết quả đánh giá về mặt nhận thức. Cụ thể ở đây là điểm trung bình của lớp TN2 cao hơn lớp ĐC2 một cách có ý nghĩa thống kê. Về thái độ Kết quả đánh giá về mặt thái đô sau TN được thể hiện ở Bảng 9. Bảng 9. Kết quả đánh giá về mặt thái độ của hai lớp ĐC2 và TN2 sau thực nghiệm Lớp ĐTB ĐLC ĐC2 4,06 0,375 TN2 4,45 0,258 Nhận xét: So sánh kết quả về thái độ của SV về giáo dục định hướng giá trị gia đình, chúng ta có thể thấy, ĐTB của nhóm TN2 (ĐTB = 4,45) đạt ở mức cao, kết quả này cao hơn so với điểm trung bình về thái độ của nhóm ĐC2 (ĐTB = 4,06), chênh lệch = 0,39 điểm. Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập với hệ số Sig. = 0,000 < 0,05 và t = -5,197 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình sau thực nghiệm giữa hai lớp ĐC2 và TN2 trên kết quả đánh giá về mặt thái độ. Cụ thể ở đây là điểm trung bình của lớp TN2 cao hơn lớp ĐC2 một cách có ý nghĩa thống kê. Về hành vi: Kết quả đánh giá về mặt hành vi sau TN được thể hiện ở Bảng 10. Bảng 10. Kết quả đánh giá về mặt hành vi của hai lớp ĐC2 và TN2 sau TN Lớp ĐTB ĐLC ĐC2 4,02 0,203 TN2 4,24 0,195 Bảng 10 cho thấy, ĐTB về hành vi của nhóm TN2 (ĐTB = 4,24) cao hơn so với ĐTB của nhóm ĐC 2 (ĐTB = 4,02). Tổ chức thực nghiệm biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho sinh viên 163 Kiểm định t-test so sánh hai mẫu độc lập với hệ số Sig. = 0,001 < 0,05 và t = -4,823 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình sau thực nghiệm giữa hai lớp ĐC2 và TN2 trên kết quả đánh giá về mặt hành vi. Cụ thể ở đây là điểm trung bình của lớp TN2 cao hơn lớp ĐC2 một cách có ý nghĩa thống kê. Tương quan giữa nhận thức, thái độ và hành vi sau TN lần 2 Nhanthuc_sauTN hanhvi_sauTN thaido_sauTN Nhanthuc_sauTN Pearson Correlation 1 0,328 ** 0,136 Sig. (2-tailed) 0,004 0,241 N 76 76 76 hanhvi_sauTN Pearson Correlation 0,328 ** 1 0,492** Sig. (2-tailed) 0,004 0,000 N 76 76 76 thaido_sauTN Pearson Correlation 0,136 0,492 ** 1 Sig. (2-tailed) 0,241 0,000 N 76 76 76 ** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed) Có mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê giữa điểm nhận thức và điểm hành vi (r = 0,328**, sig. = 0,004), giữa điểm thái độ và điểm hành vi của SV sau thực nghiệm (r = 0,492**, sig. = 0,000). Từ các kết quả đã phân tích trước và sau thực nghiệm đợt 1 và đợt 2 giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, chúng ta nhận thấy kết quả trên ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi biểu hiện giá trị gia đình của SV trường sư phạm của nhóm thực nghiệm đều tăng lên so với nhóm đối chứng và đạt ở mức độ cao. Bên cạnh đó giữa ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi về giá trị gia đình của các em SV có mối tương quan thuận, khá chặt chẽ vì vậy có thể khẳng định về tính ổn định, tính hiệu quả, tính đúng đắn của các biện pháp giáo dục định hướng giá trị gia đình cho SV trường sư phạm đã đề xuất. 3. Kết luận Quá trình giáo dục định hướng giá trị gia đình cho SV các trường đại học sư phạm được tổ chức với rất nhiều cách thức khác nhau, thông qua các hoạt động và giao lưu mà ở đó SV được trải nghiệm và thể hiện bản thân một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Việc tổ chức thực nghiệm đã cho thấy tính khả thi và phù hợp của biện pháp giáo dục giáo dục định hướng giá trị gia đình cho SV sư phạm. Tất nhiên không có biện pháp nào là tối ưu mà chỉ có sự tối ưu trong việc phối kết hợp các biện pháp với nhau. Trên cơ sở sự phối kết hợp đó sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách SV sư phạm, những thầy cô giáo tương lai. Đàm Thị Vân Anh 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đàm Thị Vân Anh, 2018. Nhận thức của SV sư phạm về nội dung giá trị tinh thần của gia đình. Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế Tâm lí học đường lần thứ VI: Vai trò của Tâm lí học trường học trong việc đảm bảo sức khỏe tâm lí cho học sinh và gia đình; Tr.167-174. [2] Lê Ngọc Văn, 2011. Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. [3] Lê Thi, 2002. Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học Xã hội. [4] Đàm Thị Vân Anh, 2018. Một số nội dung giáo dục giá trị gia đình cho SV trường đại học sư phạm, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 05, tr.41- 44. [5] Phan Thị Hồng Vinh, Trần Thị Tuyết Oanh, Từ Đức Văn, Vũ Lệ Hoa, Nguyễn Thị Tình, Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Thị Thanh Hồng, 2018. Giáo trình Giáo dục học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm. [6] Phan Thị Hồng Vinh, Trần Thị Tuyết Oanh, Từ Đức Văn, Vũ Lệ Hoa, Nguyễn Thị Tình, Trịnh Thúy Giang, Nguyễn Thị Thanh Hồng, 2018. Giáo trình Giáo dục học, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm. ABSTRACT Implementing experiment methods of education under the orientation of family’s values for students at university of education Dam Thi Van Anh Faculty of Psychology and Pedagogy, Hanoi National University of Education The purpose of experimenting methods of education under the orientation of family’s values is to evaluate the effectiveness and efficiency of these methods as well as to carry out the final results of education to the extent of changing students’ thinking and appropriate behaviors in family-relationships. This paper looks into the implementation of experiment process to build topics of the orientation of family’s values for students at educational universities. Experimental results have shown the stability, effectiveness and correctness of the orientation of family’s values for students at educational universities Keywords: Experiment, solutions, family’s value-oriented-education, students, universities of education.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5520_0033_23_vanh_4337_2132670.pdf
Tài liệu liên quan