Game đối với trẻ em

Tài liệu Game đối với trẻ em: GAME ĐỐI VỚI TRẺ EM Tại sao con người lại thích chơi game hơn bất kỳ thứ gì khác? Đặc biệt là trẻ em. Nguồn: https://trithucvn.net/khoa-hoc/vi-sao-game-co-ma-luc-manh-den-vay-ky-2-8-co-che-gay-nghien-trong-game.html 1. Không có giới hạn, không có kết thúc Đầu tiên, rất nhiều game hiện nay hoàn toàn không có hồi kết. Ngày xưa, game kết thúc ngay sau khi bạn hoàn thành nhiệm vụ. Ngày nay, game có thế giới mở (sandbox) cho phép người chơi ở lại và tiếp tục chơi ngay cả sau khi họ hoàn thành cốt truyện. GTA và Far Cry là 2 ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, dòng game chiến trận trên mạng (multiplayer online battle arena – MOBA) cho phép nhiều người chơi giao đấu trên 1 bản đồ cùng 1 lúc. Cuộc chiến chỉ kết thúc khi 1 bên thắng trận nhưng không có khái niệm kết thúc hoàn toàn. Đây là 1 trong các thể loại thu hút nhiều người chơi nhất trên thế giới hiện nay. Với hàng trăm triệu tài khoản được tạo ra, mỗi thời điểm luôn có 13 – 14 triệu game thủ đang tham chiến trên mạng. 2 tựa game điển hình...

docx22 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Game đối với trẻ em, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GAME ĐỐI VỚI TRẺ EM Tại sao con người lại thích chơi game hơn bất kỳ thứ gì khác? Đặc biệt là trẻ em. Nguồn: https://trithucvn.net/khoa-hoc/vi-sao-game-co-ma-luc-manh-den-vay-ky-2-8-co-che-gay-nghien-trong-game.html 1. Không có giới hạn, không có kết thúc Đầu tiên, rất nhiều game hiện nay hoàn toàn không có hồi kết. Ngày xưa, game kết thúc ngay sau khi bạn hoàn thành nhiệm vụ. Ngày nay, game có thế giới mở (sandbox) cho phép người chơi ở lại và tiếp tục chơi ngay cả sau khi họ hoàn thành cốt truyện. GTA và Far Cry là 2 ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, dòng game chiến trận trên mạng (multiplayer online battle arena – MOBA) cho phép nhiều người chơi giao đấu trên 1 bản đồ cùng 1 lúc. Cuộc chiến chỉ kết thúc khi 1 bên thắng trận nhưng không có khái niệm kết thúc hoàn toàn. Đây là 1 trong các thể loại thu hút nhiều người chơi nhất trên thế giới hiện nay. Với hàng trăm triệu tài khoản được tạo ra, mỗi thời điểm luôn có 13 – 14 triệu game thủ đang tham chiến trên mạng. 2 tựa game điển hình nhất là Liên Minh (League of Legends) và Dota 2. 2. Cơ chế phần thưởng Cơ chế gây nghiện trong game thực chất là những thủ thuật tâm lý rất đơn giản. Một trong số đó chính là mô phỏng lại cơ chế phần thưởng có sẵn trong não bộ. Bình thường, khi chúng ta bắt tay vào công việc nào đó, ta thường cảm thấy thỏa mãn khi hoàn thành. Game cũng tạo ra cơ chế tương tự bằng cách liên kết nhiệm vụ đề ra với 1 phần thưởng hấp dẫn. Ví dụ: tiêu diệt quái vật, được nhận điểm thưởng; hoàn tất màn chơi, 1 đoạn nhạc phấn khởi vang lên. Phần thưởng có thể là điểm số, kỹ năng hoặc vật phẩm, được thiết kế đẹp mắt kèm hiệu ứng đặc biệt khiến chúng ta cảm thấy bất ngờ và phấn khích. Game thủ lưu lại ấn tượng đó trong tiềm thức, nên họ mong muốn được trải nghiệm lại cảm giác hưng phấn này. Sau các màn đầu, game thường kéo dài thời gian mới đạt được phần thưởng, khiến người chơi phải tăng dần thời lượng chơi game. Từ đó, người chơi chấp nhận “nhiệm vụ” và hoàn thành chúng một cách vô thức. Đồng thời, độ khó của game cũng tăng dần. Điều này đòi hỏi game thủ phải tập trung và “luyện tập” nhiều hơn mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đến đây, nhìn từ góc độ khác, người ta đang chơi game hay ngược lại, game đang ra lệnh cho con người? Từ đâu mà việc giải trí đơn thuần trở thành sự lệ thuộc vô thức? Trong game nhập vai, mỗi lần tiêu diệt quái vật hoặc tướng địch, game thủ thường nhận được 1 phần quà có giá trị tương xứng với độ khó của thử thách. Việc này tạo sự phấn khích, thôi thúc người chơi nỗ lực chơi nhiều hơn nữa. Việc lên cấp độ qua mỗi màn cũng là một cơ chế phần thưởng. Giai đoạn đầu, bạn lên cấp độ rất nhanh, chỉ trong vài phút hoặc vài giờ. Tuy nhiên, thời gian lên cấp độ dần được kéo dài ra, từ vài ngày, vài tuần, thậm chí đến vài tháng. Nếu vẫn chơi đến thời điểm này, nghĩa là bạn đã bị nghiện. Tương tự hình ảnh con lừa và củ cà rốt, đây là cách nhà làm game treo phần thưởng trước mặt và dẫn bạn vào cuộc chơi, khiến bạn luôn cảm thấy món quà trong tầm tay nhưng không biết bao giờ đến. Cơ chế gây nghiện: con lừa và củ cà rốt Đôi khi, phần thưởng xuất hiện ngẫu nhiên, nhưng thực chất là được tính toán. Nhà làm game không để cơ chế game lặp lại quá nhiều và đều đặn vì người chơi sẽ mau chóng chán và bỏ game. Vì vậy, game hay có 1 phần thưởng ngẫu nhiên, để phá vỡ khuôn mẫu và tạo sự đột biến. Điều này gây bất ngờ cho game thủ và kích thích họ chơi tiếp. Nghiêm trọng hơn, nó tạo ra ảo tưởng cho game thủ rằng chắc chắn họ sẽ được thưởng, chỉ không biết cụ thể khi nào, khiến họ “cày game” trong vô định và mù quáng. Về tâm lý, chính sự “nuôi dưỡng” phần thưởng ảo này là động lực để họ tiếp tục chơi. Nhà làm game đã thành công khi “cấy” được niềm tin này vào tiềm thức của họ. 3. Giải phóng dopamine Nếu cơ chế phần thưởng xảy ra trong mọi hoạt động tự nhiên của con người, thì tại sao trong game nó lại trở thành một cơ chế gây nghiện? Để giải thích điều này, ta phải tìm hiểu sâu hơn về cơ chế hoạt động của bộ não, cụ thể là chức năng tạo khoái cảm khi giải phóng dopamine. Đây là chất hóa học não tiết ra để làm dịu thần kinh. Là tính năng tự nhiên của não bộ, nó xảy ra trong nhiều hoạt động. Ví dụ, tiêu thụ đồ ăn nhanh, hút thuốc và uống rượu đều kích hoạt cơ chế sản sinh dopamine. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra khi chúng ta đòi hỏi não tiết ra chất này nhiều hơn hoặc dồn dập hơn. Khi đó, bộ phận này sẽ dần lãnh cảm, khiến ta phải chơi game nhiều hơn mới sản xuất đủ lượng dopamine như trước. Vậy các nhà game đã cướp quyền điều khiển (hijack) và thao túng cơ chế này như thế nào? Sau khi thu hút người chơi qua các yếu tố kể trên, họ có thể tăng dần số lượng hiệu ứng và phần thưởng để bạn sản sinh đủ lượng dopamine như ban đầu, rồi kéo dài màn chơi để duy trì mức độ nghiện game của bạn. Với game mobile, bạn dễ dàng tiếp xúc các chuỗi hiệu ứng hình ảnh và âm thanh hấp dẫn. Điều này kích thích não bộ phải suy nghĩ để thực hiện lại thao tác đó mới nhận được khoái cảm. Về lâu dài, thể loại game này rất nhàm chán. Tuy vậy, bạn cũng không dễ bỏ ngang vì não đã quen cơ chế dopamine được kích hoạt bởi trò chơi. Bejeweled, Ninja Fruit, Candy Crush là các ví dụ điển hình. Sau này, khi quyết định bỏ game, thì não bạn lại đòi hỏi lượng dopamine định kỳ. Nếu không được đáp ứng, bạn sẽ bị cảm giác trầm cảm và khó chịu xâm chiếm. Điều này hình thành một vòng lặp tâm lý, thôi thúc bạn phải quay lại chơi game để sản sinh tiếp dopamine. Ngày nay, với các thiết bị ghi nhận tín hiệu phát ra từ vỏ não (brain scanning/ positron emission tomography – PET) người ta quan sát được liều lượng dopamine tiết ra khi chơi game. Qua nghiên cứu ở Bệnh viện Hammersmith tại Luân Đôn, Anh Quốc, người ta thấy não người chơi game tiết ra gấp đôi lượng dopamine so với người bình thường. Điều này chứng minh rằng game thật sự có thể gây nghiện. Ngoài dopamine, còn các chất như oxytocin và endorphins và serotonin được não tiết ra khi chơi game. Chúng đều có tác dụng điều tiết cảm xúc con người. Thông qua game, các chất hóa học này sẽ gắn kết chúng ta với nhân vật ảo và môi trường ảo ngày càng khăng khít hơn. 4. Tính ức chế cũng có thể làm cơ chế gây nghiện Một điều nghịch lý là game có độ khó cực cao, gần như không thể hoàn thành, lại có rất nhiều người chơi. Bản tính con người là háo thắng, thích thử thách, và không dễ dàng chấp nhận thua cuộc. Các nhà làm game nắm được yếu tố này và cố tình tạo ra game gây ức chế cho người chơi. Ngoài ra, động lực chơi game còn liên quan đến tâm lý muốn thể hiện mình. Vì vậy, thử thách càng khó thì càng gây phấn khích khi vượt qua. Điểm số càng cao thì càng thỏa mãn. Với tính năng kết nối và chia sẻ thành tích trên mạng, game giúp người chơi thổi phồng cảm giác tự mãn cá nhân của mình. Thật ra, việc hoàn thành chủ yếu là do sự luyện tập và thao tác rất nhiều lần, thậm chí là chơi đi chơi lại 1 tựa game. Việc này ngốn rất nhiều thời gian chỉ để qua một chặng đường rất nhỏ. Dark Souls là 1 ví dụ điển hình. Với độ khó cực cao, gần như không tưởng, nó lại có số lượng fan hâm mộ cực lớn. Các thành tích đăng tải trên mạng được hàng triệu người theo dõi. Điều này lôi kéo vô số game thủ như thiêu thân, lao đầu vào game để khẳng định trình độ cá nhân của mình. 5. Đầu tư về thời gian và tiền bạc Nhiều game đòi hỏi bạn phải đầu tư thời gian mỗi lúc càng nhiều. Do mức độ khó của game ngày càng tăng, bạn phải luyện tập chơi game hàng ngày mới theo kịp. Việc này diễn ra từ từ và đều đặn để bạn khó nhận ra yêu cầu ngày càng lớn của game. Qua đó, càng đầu tư thì bạn càng tiếc thời gian đã bỏ ra mà vẫn chưa hoàn thành. Vì vậy, khi đã đi nửa chặng đường, game thủ có khuynh hướng cố gắng chơi cho hết. Đến lúc này, người chơi đã bất chấp việc tốn thời gian mà chỉ đăm đăm hướng vào thành quả cuối cùng. Đến đây, nhà làm game đã hoàn toàn mê hoặc bạn. Họ ngang nhiên kéo dài nội dung mà vẫn có thể giữ chân bạn. Cụ thể, Candy Crush Saga có hơn 900 màn, nhưng số lượng người chơi rất cao, ước tính khoảng 93 triệu người trong năm 2014. Thứ hai, game yêu cầu bạn nạp tiền vào để chơi. Nhiều game mobile hiện nay là dạng Freemium, tức là tải xuống chơi miễn phí nhưng để chơi tiếp, bạn phải trả tiền. Mức phí tăng dần cho phép mở khóa 1 số ứng dụng đặc biệt khác trong game. Khi quyết định mua, tức là bạn đã bị lôi cuốn và muốn trải nghiệm nó. Nhiều game có hệ thống tiền tệ riêng, được minh họa bằng các đồng xu, kim cương đẹp mắt. Việc chuyển tiền thật thành tiền ảo chính là cách che mắt bạn, khiến bạn không để ý mình đã chi bao nhiêu tiền thật vào sản phẩm ảo trong game. Mỗi game đều có 1 hệ thống tiền tệ riêng (currency), có giá trị tương ứng với tiền thật. Tuy nhiên, vấn đề ở đây chính là cách định giá sản phẩm trong game khiến bạn không bao giờ có thể mua hết tiền, mà luôn bị lẻ trong tài khoản. Vì vậy, tài khoản game của bạn luôn còn tiền thừa không xài được, khiến bạn cảm thấy uổng phí và thôi thúc phải nạp tiền thêm. Các vật dụng trong game MU Vật phẩm trong game được thiết kế rất bắt mắt. Ngoài ra, chúng còn đi kèm với các tính năng độc đáo, khiến nhiều game thủ muốn sở hữu. Dù ở dạng điện tử nhưng chúng luôn được trình bày hấp dẫn, bán theo gói sản phẩm (combo) hoặc giảm giá khuyến mãi theo định kỳ. Đồng thời, luôn có một bộ phận marketing không ngừng giới thiệu và quảng cáo chúng, lôi kéo người chơi bỏ tiền thật để tiêu thụ lượng sản phẩm ảo này. Vật phẩm càng “độc” và “lạ” thì càng nhiều người săn đón. Điều này đã đẩy giá trị của chúng lên cao ngất ngưởng. Mặc dù là sản phẩm ảo, nhưng giá trị của chúng trong game có thể lên đến hàng trăm triệu đồng tiền thật. Một khi đã sở hữu được chúng thì gần như bạn không thể bỏ game. Thậm chí, 1 số game còn đòi mức phí định kỳ hàng tháng, tức là bạn vẫn phải trả tiền bất kể có chơi hay không. Điều này tạo nên tâm lý tiếc tiền. Vì vậy, game thủ sẽ chơi thỏa thích cho đáng đồng tiền đã bỏ ra, bất kể bản thân mình có thật sự thích hay không. 6. Sợ cảm giác lạc hậu Một lý do khiến người ta không dám bỏ game, hoặc bỏ trong thời gian dài chính là sợ bị lạc hậu. Nhiều game đòi hỏi bạn phải luyện tập thường xuyên, để duy trì được “phong độ” và khả năng cạnh tranh. Với dòng game MOBA, chỉ cần nghỉ nửa tháng là bạn bị tụt hậu. Liên tục cập nhật cũng là một cơ chế gây nghiện của game Những game online lớn hiện nay như Liên Minh, Dota và Overwatch không còn đơn thuần là game. Chúng là cả 1 cộng đồng với hàng triệu, hàng triệu fan trung thành đang trực tuyến vào bất kỳ thời điểm nào. Chúng có kênh truyền thông riêng và được cập nhật nội dung đều đặn. Ngoài ra, kỹ năng nhân vật và cơ chế gameplay được chỉnh sửa hàng tháng qua các bản cập nhật. Nghĩa là thế giới ảo này vẫn liên tục phát triển và mở rộng bất kể bạn có tham gia hay không. Vì vậy, người chơi phải theo sát các thay đổi của game để thích nghi cho kịp. Cảm giác sợ bị tụt hậu chính là động lực thôi thúc họ phải luyện tập chơi game hàng ngày. Đặc biệt, đối với các game thủ chuyên nghiệp thì việc luyện tập này trở thành một phần của cuộc sống. 7. Kết nối với bạn bè và cộng đồng Nếu như ngày xưa, game chỉ là hoạt động đơn lẻ, thì hiện nay, game là hoạt động cộng đồng. Game thủ khắp thế giới có thể kết nối với nhau, bàn luận trên diễn đàn, chia sẻ kinh nghiệm Game MOBA yêu cầu chơi theo nhóm. Bạn phải phối hợp với đồng đội của mình để chiến thắng. Vì vậy, việc một cá nhân muốn bỏ game sẽ ảnh hưởng đến toàn đội. Điều này tạo nên áp lực nhóm lên mỗi thành viên (peer pressure) cùng cảm giác tội lỗi khi muốn bỏ rơi đồng đội của mình. Sân vận động đêm chung kết giải vô địch game Liên Minh thế giới (ảnh: Leagueoflegends.com) Ngoài ra, nhà làm game còn tổ chức sự kiện, chiến dịch quảng cáo và vô số các hoạt động xã hội khác nhằm kết nối với game thủ ngày càng khăng khít hơn. Qua đó, giới trẻ dần chấp nhận game là 1 phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. 8. Cảm giác thoát khỏi thực tại Game mô phỏng cuộc sống “Second Life – Cuộc đời thứ 2” Khảo sát năm 2009 cho thấy 41% người ta tham gia chơi game vì lý do muốn thoát khỏi hiện thực. Trong game, họ được sống thoải mái theo sở thích và phong cách cá nhân. Mục đích chính của họ là trải nghiệm sự tự do hoàn toàn, không bị ràng buộc về trách nhiệm, gia đình, văn hóa, thậm chí cả luật pháp hay chuẩn mực đạo đức. Một xã hội phóng túng chính là niềm vui của họ. Tuy nhiên, con người càng tự do thì càng khó kiểm soát ! Một khi bị dẫn dắt bởi tính tò mò và kích thích tinh thần, thể hiện bản lĩnh, họ rất dễ bị lôi kéo về phía tiêu cực của game. Các loại tâm thái này dẫn đến sự ham muốn, truy cầu và trải nghiệm cao trào hoặc cực đoan hơn. Vì vậy, làm sao chúng ta lường trước hậu quả từ game đối với tâm sinh lý, quan niệm và hành vi của con người? Trong tương lai, game thủ được chìm ngập trong thế giới giả tưởng mà tất cả cơ chế vật lý và sự kiện diễn ra phù hợp với quan niệm cá nhân của họ. Họ được trải nghiệm cuộc sống mới hoàn toàn trong môi trường mô phỏng. Trong đó, mọi sinh hoạt, kết bạn, làm việc, du lịch, tham gia sự kiện đều diễn ra như cuộc sống thật. Tuy nhiên, để làm được điều đó, người chơi phải cung cấp toàn bộ thông tin và dữ liệu sinh học cá nhân của mình. Nhà phát hành dịch vụ sẽ đánh giá và phân loại họ bằng những thuật toán (algorithm). Đến lúc đó, khi một thế lực nắm hoàn toàn hồ sơ cá nhân của bạn, thì họ sẽ dùng chúng vào mục đích gì? Game có gây nghiện hay không? Vì sao nó lại gây nghiện? Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/vi-sao-choi-game-co-gay-nghien/ Nghiện trò chơi điện tử là một vấn đề rất thực tế đối với nhiều người. Rối loạn này có thể gây ra hậu quả đáng kể nhưng các dấu hiệu bệnh đôi khi rất khó để nhận ra. 1. Điều gì gây nghiện trò chơi điện tử? Nhiều nguyên nhân khác nhau gây nghiện game. Tuy nhiên, một trong những lý do chính khiến các trò chơi có thể trở nên gây nghiện như vậy là chúng được thiết kế theo cách cuốn hút người chơi. Các nhà thiết kế trò chơi video, giống như bất kỳ ai khác đang cố gắng kiếm lợi nhuận, luôn tìm cách để có thêm nhiều người chơi trò chơi của họ. Họ hướng tới mục tiêu này bằng cách tạo ra các trò chơi đủ thử thách để khiến bạn vào chơi nhiều hơn nhưng không quá khó để làm người chơi bỏ cuộc. Nói cách khác, game thủ thường cảm thấy mọi chiến thắng đều không bao giờ là đủ. Về mặt này, nghiện trò chơi điện tử rất giống với một rối loạn được công nhận rộng rãi hơn: nghiện cờ bạc. 2. Các dấu hiệu của nghiện trò chơi điện tử là gì? Giống như bất kỳ chứng nghiện nào khác, nghiện trò chơi điện tử có các dấu hiệu cảnh báo. Điều quan trọng là phải biết cách nhận biết những dấu hiệu này nếu người chơi hoặc ai đó được quan tâm là một game thủ. Những triệu chứng có thể bao gồm cả về tinh thần và thể chất. 2.1. Triệu chứng tinh thần của nghiện trò chơi điện tử Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng cảm xúc của nghiện trò chơi video bao gồm: Cảm giác bồn chồn và / hoặc cáu kỉnh khi không thể chơi Bận tâm về các hoạt động của trận chơi trước đó hoặc dự đoán về lượt chơi tiếp theo Nói dối với bạn bè hoặc thành viên gia đình về thời gian chơi Cô lập bản thân với những người khác để dành nhiều thời gian chơi game hơn. 2.2. Triệu chứng thực thể của nghiện trò chơi điện tử Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng thực thể của nghiện trò chơi điện tử bao gồm: Mệt mỏi Chứng đau nửa đầu do tập trung cao độ hoặc căng mắt Hội chứng ống cổ tay do sử dụng quá nhiều bộ điều khiển hoặc chuột máy tính Vệ sinh cá nhân kém. 3. Tác động ngắn hạn và dài hạn của nghiện trò chơi điện tử Giống như bất kỳ rối loạn tâm thần khác, nghiện trò chơi điện tử có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Các triệu chứng được liệt kê ở trên có tác dụng ngắn hạn, tuy nhiên, chúng có thể dẫn đến hậu quả lâu dài nghiêm trọng hơn nếu không được giải quyết kịp thời. Ví dụ, một người nghiện trò chơi điện tử thường sẽ tránh ngủ hoặc ăn các bữa ăn đúng giờ để tiếp tục chơi game. Mặc dù những tác động ngắn hạn của điều này có thể bao gồm đói và mệt mỏi, cuối cùng nó có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ hoặc các vấn đề sức khỏe liên quan đến chế độ ăn uống. Tương tự, những người tự cô lập bản thân khỏi những người khác để chơi trò chơi điện tử có thể bỏ lỡ các hoạt động lành mạnh với gia đình, người thân và bạn bè. Tuy nhiên, nếu người chơi tiếp tục các hành động như vậy trong một thời gian dài, có thể sẽ cảm thấy bản thân không có bạn bè. Những ảnh hưởng lâu dài khác của việc nghiện trò chơi điện tử cần xem xét là hậu quả tài chính, học hành và nghề nghiệp liên quan. Trò chơi và thiết bị trò chơi điện tử có thể rất tốn kém, đặc biệt là khi thanh toán các chi phí định kỳ như kết nối Internet tốc độ cao cần thiết cho các trò chơi trực tuyến với nhiều người chơi. Những trò chơi này cũng có thể rất tốn thời gian, khiến các game thủ nghiện không có nhiều thời gian tập trung vào việc học hoặc công việc của họ. 4. Những thay đổi về não bộ khi chơi điện tử quá mức Mức độ dopamine (một loại hormone tăng cảm giác hưng phấn tại não) tăng gấp đôi khi mọi người chơi trò chơi điện tử, điều đó có nghĩa là các trò chơi gây nghiện cũng gây nghiện về phương diện hóa học. Có những con đường thần kinh trong não duy trì sự phụ thuộc vào các chất - có khả năng củng cố các rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Do đó, công thức đơn giản nhất để tạo ra một trò chơi gây nghiện là làm cho nó trở nên thử thách, thú vị và nhiều lợi ích. Bất kỳ trò chơi nào cũng có thể tạo ra cảm giác dễ chịu trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng các trò chơi chính xác là có khả năng gây nghiện, mặc dù mức độ nghiện là khác nhau đối với mỗi người. 5. Những yếu tố gây nghiện các trò chơi điện tử Có rất nhiều trò chơi điện tử không mất phí 5.1. Nhiều trò chơi điện tử không mất phí Nhiều trò chơi sử dụng mô hình miễn phí để chơi trực tuyến. Đa số người chơi sẽ được hướng dẫn thực hiện một số nhiệm vụ đơn giản, tất cả đều được thưởng bằng đồ họa đầy màu sắc và thông điệp tích cực. Một khi người chơi quan tâm, cũng là lúc cấp độ chơi càng trở nên khó hơn, lúc đó người dùng sẽ được yêu cầu trả một vài đô la để có thêm cơ hội thử cấp độ cao hơn hoặc loại bỏ các rào cản khỏi cơ chế trò chơi. 5.2. Chờ đợi để chơi Nhiều trò chơi miễn phí kiếm tiền bằng cách buộc người chơi phải chờ để hoàn thành các hành động, trừ khi họ trả tiền để bỏ qua sự chậm trễ này. Các game khác cho phép người chơi một số lần thử nhất định bằng cách cung cấp cho họ một số lượng mạng sống nhất định. Một khi những sinh mạng đó đã được sử dụng, chúng sẽ được nạp lại thêm mạng theo thời gian, với tốc độ một mạng mỗi giờ. Có vẻ phản trực giác rằng một trò chơi sẽ khiến người chơi chờ đợi để tiếp tục chơi, nhưng sự chờ đợi này phục vụ hai mục đích. Nó đòi hỏi người chơi tiếp tục mở ứng dụng, điều này trở thành thói quen. Quan trọng hơn, đó là một cách hiệu quả để kiếm tiền từ người chơi. 5.3. Luôn cập nhật để nâng cấp level cho người chơi Lý do là trong game người chơi nhập vai vào nhân vật, vui vẻ, tương tác với bạn bè và gần như không thể giành chiến thắng. Ngay cả khi người chơi có thể hoàn thành tất cả các mục tiêu, những người sáng lập cũng sẽ phát hành một bản mở rộng để trò chơi không bao giờ kết thúc. Các nhiệm vụ mới giúp trò chơi thú vị, nhưng người sáng lập game cũng từ chối tạo ra các trò chơi giúp người chơi có cảm giác hoàn toàn chiến thắng. 5.4. Sức hút của thanh tiến độ trong các trò chơi Nhiều trò chơi hiện đại đi kèm với một đại diện trực quan về mức độ gần gũi của một người khi hoàn thành một mục tiêu, được gọi là thanh tiến trình của Google. Đây thường là một hình chữ nhật nằm ngang, từ từ lấp đầy khi gần mục tiêu hơn. Khi một người gần đạt được cấp độ một kỹ năng, thật dễ dàng để biện minh cho việc chơi thêm vài phút để đạt đến cấp độ tiếp theo trước khi bỏ. Ngay khi nó lên cấp, khả năng sử dụng phép thuật của người chơi cũng sẵn sàng để tăng cấp, vì vậy họ quyết định chơi cho đến khi tăng lên mức cao hơn. Ngay khi thanh tiến độ được lấp đầy, khả năng chặn các cuộc tấn công cũng tốt hơn. Người chơi lại tiếp tục chơi. Nó có một chu kỳ vô tận. 5.5. Được chơi với bạn Khả năng chia sẻ trải nghiệm chơi game với người khác là một cách tuyệt vời để tạo và duy trì tình bạn, đặc biệt là đối với những người nhút nhát. Tuy nhiên, chơi game với những người khác đi kèm với những rủi ro nhất định. Khi chơi game cùng nhau, thường người chơi sẽ dành thời gian và năng lượng để hỗ trợ người khác. Nó sẽ trở thành vấn đề khi đang muốn làm bài tập về nhà hoặc đi ngủ nhưng bạn bè lại rủ vào chơi. 5.6 Cảm giác thoát khỏi thực tại Trong game, người chơi được sống thoải mái theo sở thích và phong cách cá nhân, được trải nghiệm sự tự do hoàn toàn, không bị ràng buộc về trách nhiệm, gia đình, văn hóa, thậm chí cả luật pháp hay chuẩn mực đạo đức. Tuy nhiên, một khi bị dẫn dắt bởi tính tò mò và kích thích tinh thần, thể hiện bản lĩnh, họ rất dễ bị lôi kéo về phía tiêu cực của game dẫn đến sự ham muốn, trải nghiệm cao trào hoặc cực đoan hơn. 5.7. Sức hấp dẫn của phần thưởng Game cũng tạo nên sự hấp dẫn bằng cách liên kết nhiệm vụ được giao với 1 phần thưởng hấp dẫn. Phần thưởng có thể là điểm số, kỹ năng hoặc vật phẩm, được thiết kế đẹp mắt kèm hiệu ứng. Người chơi thường chấp nhận “nhiệm vụ” và hoàn thành chúng một cách vô thức cùng với sự tăng lên của độ khó. Điều này đòi hỏi game thủ phải tập trung và dành thời gian để chơi nhiều hơn mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nghiêm trọng hơn, nó tạo ra ảo tưởng cho game thủ rằng chắc chắn họ sẽ được thưởng, khiến họ “cày game” trong vô định và mù quáng. Về tâm lý, chính những hi vọng về phần thưởng ảo này là động lực để họ tiếp tục chơi. Trò chơi điện tử đặt ra nhiều quy tắc cùng như phần thưởng để tạo nên tính hấp dẫn gây nghiện 5.8 Thỏa mãn nâng cấp kỹ năng Các trò chơi thành công, hay nói cách khác, các trò chơi gây nghiện bằng mức độ khó trong các cấp độ chơi. Trò chơi càng trở nên phức tạp hơn qua các cấp bậc khiến người chơi muốn hoàn thành những thử thách. Lợi ích mà game mang lại cho người chơi. Tác hại của game đem đến cho người chơi lạm dụng nó? Nguồn: https://dantri.com.vn/suc-manh-so/khong-nen-cam-con-choi-game-vi-5-loi-ich-bat-ngo-sau-day-20190722193603695.htm 1. Kích thích sự liên kết và hoạt động của não bộ Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Scientific Reports, tập trung vào phân tích thành phần cấu trúc và tính liên kết của não bộ trên các game thủ cho thấy, người chơi game lâu năm đặc biệt là thể loại hành động, có khả năng nhận thức cao hơn hẳn so với nhóm đối tượng thông thường hoặc mới chơi game trong thời gian ngắn.ấn để phóng to ảnh Kích thích sự liên kết và hoạt động của não bộ Sau đó, khi thực nghiệm sâu hơn, đồng thời sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ trường (MRI), nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng các game thủ còn tập trung tốt hơn. Mặt khác, kỹ năng phối hợp giữa tay và mắt của họ cũng phát triển rất đáng kể. 2. Phản xạ nhanh hơn, tay và mắt phối hợp tốt hơn Đã có những nghiên cứu cho thấy khi chơi game nhất là những trò chơi nhập vai có các pha hành động cường độ cao có thể cải thiện khả năng phản xạ của người chơi. Việc phải xử lý các tình huống trong game đòi hỏi sự chính xác cũng như nhanh nhạy khi tương tác giữa người chơi và game còn giúp cho sự kết hợp giữa mắt và bàn tay linh hoạt hơn.n để phóng to ảnh Phản xạ nhanh hơn, tay và mắt phối hợp tốt hơn Điều này cũng có thể tạo ra được ảnh hưởng tích cực khi chơi các môn thể thao ngoài trời hay xử lý những trường hợp cần phản xạ cực nhanh trong cuộc sống thực tế hàng ngày. 3. Giúp giảm đau và điều trị những căn bệnh mãn tính Đây cũng là một lợi ích bất ngờ của việc chơi game được chứng thực qua nghiên cứu khoa học. Các nhà tâm lý học thuộc Đại Học Washington đã kết luận rằng chơi game ngoài khả năng giải trí thông thường còn có thể giúp làm giảm những cơn đau, cả về thể xác lẫn tinh thần.hấn để phóng to ảnh Giúp giảm đau và điều trị những căn bệnh mãn tính  Trong 1 nghiên cứu về tác động của trò chơi điện tử từ Đại học Utah (Hoa Kỳ) vào năm 2012 có chỉ ra rằng việc chơi game có thể điều trị 1 số căn bệnh mãn tính ở đối tượng trẻ em mắc bệnh tự kỷ hoặc bệnh Parkinson.  Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng với 1 số trò chơi nhất định dành riêng cho việc nghiên cứu thực tế có nhiều tác động tích cực, cải thiện khả năng phản hồi, giao tiếp ở những trẻ em mắc bệnh. 4. Tăng khả năng sáng tạo Trong một công trình nghiên cứu được thực hiện trên 500 trẻ em, do Đại học bang Michigan (Mỹ) công bố vào năm 2011 đã chứng minh việc chơi game sẽ giúp gia tăng đáng kể khả năng sáng tạo. Nhấn để phóng to ảnh Tăng khả năng sáng tạo Thống kê này cho thấy sự vượt trội khi so sánh với những bé chỉ sử dụng các thiết bị thông minh, máy vi tính... để truy cập internet, mạng xã hội mà không chơi bất kỳ game nào. Chính những nhiệm vụ, hướng dẫn... trong game đã kích thích các bé phải tự tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra cách giải quyết. Từ đó thúc đẩy khả năng tư duy của não bộ. 5. Tăng sự quyết đoán Một nghiên cứu của tập thể chuyên gia thuộc Đại học Rochester (New York, Mỹ) cho thấy các game thủ nhỏ tuổi thường quyết đoán hơn nhóm trẻ thông thường cùng độ tuổi. Đáng ngạc nhiên, những quyết định của các gamer nhí có mức độ chính xác, hoàn thiện hơn dù khả năng phán xét chỉ tương đương nhau.hóng to ảnh Tăng sự quyết đoán Phân tích sâu hơn, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng trẻ em chơi các thể loại game hành động, đòi hỏi cường độ hoạt động cao thường nhanh nhạy, chín chắn hơn hẳn so với nhóm thích trò chơi mang tính chiến thuật, có nhịp độ chậm rãi. Nguồn: https://bigschool.vn/tre-ham-thiet-bi-cong-nghe-loi-va-hai-cung-giai-phap 1. Tác động tiêu cực 1.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe Trên lý thuyết thì công nghệ không phải là "chất" trực tiếp gây ra vấn đề sức khỏe ở trẻ em, nhưng sử dụng quá mức và tập trung quá nhiều vào các thiết bị này có thể dẫn đến thói quen không lành mạnh, ảnh hưởng không chỉ ở thể chất mà còn là tinh thần của trẻ. (Ví dụ, nếu để trẻ hàng giờ ngồi trên máy tính chỉ để chơi game, và bạn là phụ huynh vì nuông chiều trẻ, sợ trẻ khóc lóc, đòi quấy thì bạn đã vô tình đem thiết bị công nghệ làm hại khả năng hoạt động của trẻ. Bạn sẽ làm trẻ ít vận động, trẻ không còn thích di chuyển nhiều nữa; điều này có thể dẫn đến béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.) Thời gian trước màn hình thiết bị tỷ lệ thuận với bệnh béo phì: Trẻ em dành nhiều thời gian xem truyền hình, chơi video game, sử dụng máy tính liên tục, dành ít thời gian tập thể dục, và có xu hướng thích ăn đồ ăn nhẹ, đồ ăn nhanh nhiều chất béo sẽ làm các chất béo tích tụ trong cơ thể và các con bạn sẽ tức khắc bị bệnh béo phì. Béo phì có thể dẫn đến các bệnh như tự ti, trầm cảm, tiểu đường, và các bệnh này không những tốn kém để điều trị mà còn hết sức nguy hiểm khi tuổi đời của các em còn quá nhỏ. Khắc phục: Bố mẹ nên lập thời khóa biểu cho con và hướng dẫn con mình thực hiện theo lịch trình đã đề ra, trong đó có những khoảng thời gian dành cho việc tập thể dục nâng cao sức khỏe (như cho trẻ ra công việc chơi với những đứa trẻ khác, gửi trẻ đến các trung tâm thể dục, tập võ, múa hát nhằm giúp trẻ có thể vận động nâng cao thể lực). Bác sĩ tâm lý Douglas Gentile thuộc trường đại học Iowa, Hoa Kỳ, chuyên nghiên cứu về thời gian trên màn hình và tác động đối với trẻ, có ý kiến như sau: "Theo tôi những nghiên cứu sau này cần phải chú ý tới là khi cha mẹ bắt đầu thiết lập những luật lệ từ khi trẻ còn nhỏ và khi trẻ lớn hơn thì có thể là trẻ sẽ có khả năng tự giác, tự kiểm soát thời gian của mình tốt hơn vì chúng học được điều là không nên nhìn vào màn hình liên tục kể từ khi chúng tỉnh ngủ, và phải giữ thời gian này cân bằng với các thời gian khác trong ngày." Một điều nữa bạn nên hiểu tâm lý của trẻ là càng cấm đoán, bạn sẽ càng rắc rối bởi vì nếu bạn làm như vậy, chúng sẽ tìm cách để sử dụng bằng được các thiết bị điện tử trong tình trạnglén lút, thậm chí có thể gây hại nhiều hơn về sức khỏe và thị giác của trẻ. Một trong những lý do chính tại sao trẻ em dành nhiều thời gian hơn với công nghệ, là vì cha mẹ quá bận rộn với công việc hằng ngày mà quên để dành thời gian với con cái. Những hoạt động bổ ích như dẫn trẻ đi bơi, chơi bóng bàn hay bóng đá, đi bộ trong công viên, chơi với thú cưng, đạp xe đạp với bố mẹ,hoặc hơn nữa bố mẹ tạo ra các cuộc thi vật lý giải trí tại nhà nhằm mục tiêu chính là để tìm cách nâng cao khả năng sáng tạo và "đánh lạc hướng" trẻ thoát khỏi đam mê quá nhiều vào công nghệ. 1.2. Ảnh hưởng về tư duy Một tác động khác không mấy tốt hoặc có thể nói là dẫn đến tiêu cực của công nghệ đối với trẻ em hiện nay là xu hướng thiếu kiên nhẫn. Từ sự sẵn có, cách tìm kiếm nhanh chóng của những điều mà một giáo viên muốn ở trẻ biết cách sử dụng tư duy để suy nghĩ, giải quyết một vấn đề thì ngược lại trẻ lại dựa dẫm vào những cái đã có sẵn thông qua mạng internet, trẻ em ngày nay thực tế đang học theo phương pháp dạy của "tiến sỹ Google"; điều này quả thật không phải là một điều tốt khi trẻ đang trong độ tuổi dần phát triển trở thành người lớn. Mất thời gian cho các thiết bị công nghệ có thể lấy đi sự bổ ích từ các hoạt động khác như học tập, tập thể dục, hoặc các hoạt động đội nhóm để nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội. (Ví dụ, trò chơi video game của những năm trước đây từng hướng trẻ tìm tòi, hào hứng và chỉ trong thời gian ngắn đã hoàn thành, nhưng trò chơi ngày nay có thể mất vài tuần hoặc thậm chí cả năm để hoàn thành, chưa kể các game online theo thời gian thực sẽ là "chất gây nghiện" không khác gì một chất kích thích có thể khiến trẻ mất ăn, mất ngủ và lúc nào cũng muốn lao vào những trò chơi ảo trên internet). Bên cạnh đó nếu quá lạm dụng Internet trong giải trí thì ngoài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng thì việc thường xuyên chơi Game online - loại hình giải trí thu hút rất đông người tham gia, đặc biệt là giới trẻ dẫn đến việc nghiện game khi chơi quá đà, các em sẽ trở thành "con nghiện" quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và tìm mọi cách để thỏa mãn cơn nghiện của mình ngay cả phải thực hiện những hành vi tiêu cực, những hành vi vi phạm pháp luật và phạm pháp hình sự. 1.3. Những ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ trong gia đình Hầu hết các bậc cha mẹ có ít thời gian hơn với con cái của họ, vì họ phải làm việc, và sau một ngày bố mẹ sẽ trở về nhà và họ sẽ có rất ít thời gian để vừa làm công việc nhà, vừa trò chuyện hay chơi với con. Vì vậy, vào cuối ngày, thường trẻ chỉ thấy thoải mái khi chơi game, xem truyền hình, chat với bạn bè trên facebook, truy cập những trang web có nội dung không lành mạnh trong khi bố mẹ phải nấu nướng, giặt giũ, chuẩn bị bữa tối. Dần dần chúng cảm thấy không thể thiếu và rời xa được những thói quen này; cảm giác gần gũi, trò chuyện với bố mẹ sẽ dần mất đi. Đến lúc đó thì trẻ sẽ thụ động, thậm chí việc nghe lời bố mẹ sẽ là một điều rất khó khăn cho bất kỳ bậc phụ huynh nào. Khắc phục: Cha mẹ nên dành nhiều thời gian với con cái sau khi đi làm về, học tập cùng con, cùng con chơi game hoặc lên internet tìm hiểu những kiến thức mới, giải thích cho con những điều hay, lẽ phải,; Bạn sẽ tạo ra một mối liên kết mạnh mẽ giữa bạn và con cái của bạn, để chúng cảm thấy tự tin, gần gũi, biết chia sẻ nhiều điều hơn trong học tập, cũng như trong cuộc sống. Vì vậy, cái bạn nhận lại là thật sự lớn lao và đầy tình cảm, ngay cả khi con bạn đọc một cái gì đó trên internet chúng sẽ tham khảo ngay ý kiến của bạn và cần bạn giải thích cho chúng hiểu rõ hơn. 1.4. Rủi ro đến từ những Internet Trẻ em là những người sử dụng internet thường xuyên nhưng lại không có đủ kiến thức để phòng tránh các mối nguy hiểm trên internet. Hiện nay có rất nhiều những clip video quảng cáo và các trang web hài hước tạo ra để giải trí cho đại bộ phận người trưởng thành, tuy nhiên, trẻ con chỉ cần"Google" các trang web là có thể tiếp xúc với những hình ảnh xấu này. Các hành vi nguy cơ như sử dụng ma túy, uống rượu, quan hệ tình dục không được bảo vệ được quảng cáo tràn lan trên các trang web như vậy, do đó, một đứa trẻ sẽ nghĩ rằng những gì chúng nhìn thấy là tốt và bình thường của cuộc sống, chúng sẽ bắt chước và học đòi theo trong khi chúng ta không hề hay biết. Khắc phục: Cha mẹ cần lưu ý hành vi của trẻ kể cả khi online hay offline. Trong trường hợp vô tình trẻ em làm những gì chúng nhìn thấy thì bạn có thể ngăn chặn ngay truy cập của một số trang web mà có thể có hại cho trẻ. Nếu bạn không có kinh nghiệm, không rành kỹ thuật, bạn có thể thuê một người biết về chuyên môn để hướng dẫn bạn. Hãy chắc chắn rằng con bạn chỉ dùng internet cho mục đích học tập và trao đổi tài liệu với bạn bè và thầy cô. 1.5. Kỹ năng xã hội kém Nhiều trẻ đang dành phần lớn thời gian chơi điện tử, xem truyền hình và sử dụng các mạng xã hội như facebook, zalo, viber,và chỉ như đối thoại một mình.Vì vậy, chúng chỉ dành rất ít thời gian để giao tiếp với các bạn đồng trang lứa hay bạn bè ở lớp. Nếu một đứa trẻ có kỹ năng xã hội kém, nó sẽ cảm thấy rất khó để giao tiếp với mọi người, nhất là khi chúng ở vào độ tuổi trưởng thành, và điều này có thể gây hại cho cuộc sống của chúng trong thời gian dài. Những người sống tách biệt, không xã hội khó có thể kết hợp với cuộc sống xã hội và trong nhiều trường hợp họ sẽ có cảm giác trầm cảm, cô đơn. Đến khi gặp phải khó khăn họ không thể nhận được sự giúp đỡ nào mà chỉ nghĩ "quẫn" dẫn đến những hậu quả thật đáng tiếc. Khắc phục: Cha mẹ nên đưa con của họ chơi với những bạn bè, những đứa trẻ hàng xóm cùng lứa ít nhất một - hai lần một tuần, khuyến khích trẻ kết bạn trong khi học ở lớp, ở trường và nói với bạn bè là trẻ có thể mời bạn bè về nhà để bố mẹ có thể biết những người bạn của trẻ. 2. Những tác động tích cực 2.1. Khuyến khích để tạo ra nhiều sáng kiến mới  Công nghệ ngày nay tiến bộ rất nhiều xuất phát từ những thành công trong nghiên cứu khoa học – kỹ thuật giúp cho các thế hệ trẻ ngày một tiếp cận với những thành tựu công nghệ. Những sản phẩm công nghệ cao ngày nay như điện thoại thông minh, laptop thế hệ mới với nhiều tính năng vượt trội, các nguồn thông tin, các kiến thức từ các trang web công nghệ trên Internet,luôn tạo ra sự phấn khích cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của chúng ta nắm bắt nhiều hơn vào sức mạnh công nghệ, từ đó làm tiền đề cho sự phát triển khả năng, tư duy và sáng tạo hơn cho trẻ trong quá trình học tập. Nhờ đó, trẻ được khuyến khích để tạo ra nhiều sáng kiến mới hơn và tốt hơn. 2.2. Việc học tập của trẻ sẽ thuận lợi hơn Từ khi máy tính đầu tiên được bán trên thị trường, người tiêu dùng đã đón nhận và xem đó là một điều mới lạ, xa xỉ hay vô bổ. Tuy nhiên, qua nhiều năm tháng phát triển, hôm nay máy tính là công cụ giảng dạy, học tập rất quan trọng với mọi người. Các hãng công nghệ lớn dần hình thành và cho ra nhiều sản phẩm có ích, gần gũi với cuộc sống, cả phần cứng lẫn phần mềm. Tất cả những thiết bị  này được thiết kế cho việc giải trí và học tập, kích thích trẻ tìm hiểu những điều mới lạ, cập nhật những kiến thức mới; từ đó việc học tập của trẻ sẽ thuận lợi hơn. Công nghệ cung cấp cho trẻ em với các công cụ mà chúng có thể sử dụng để giải quyết một vấn đề, một bài toán khó và tìm kiếm thông tin liên quan đến các môn học ở trường nhanh chóng, do đó đem lại cho họ một khả năng vững chắc để học tập một cách độc lập. Lớp trẻ hôm nay sẽ là những nhà lãnh đạo của ngày mai của một đất nước và công nghệ cung cấp một nền tảng rất lớn cho trẻ để tập đưa ra kế hoạch cho công việc hằng ngày, học tập, nghỉ ngơi, tập thể dục,Công nghệ là một phần không thể thiếu cho sự tiến bộ trong suy nghĩ và tư duy của trẻ. Sử dụng tiện ích công nghệ và sáng tạo giúp chuẩn bị cho một tương lai không thể phủ nhận về mặt kỹ thuật đối với trẻ em. Trò chơi video cung cấp nhiều cách cho trẻ em: chẳng hạn như làm việc theo nhóm và chia sẻ thông tin với nhau. Không loại trừ khả năng trẻ phải vận động liên tục và có sự phối hợp tay-mắt do sự chuyển động cần thiết để có hiệu quả điều hướng một con chuột hoặc chơi một trò chơi video. 2.3. Làm tăng chất lượng cuộc sống  Mặc dù những hạn chế, nhưng không phải tất cả thiết bị công nghệ và công dụng của chúng đều xem là tiêu cực. Trong thực tế công nghệ đã rõ ràng làm tăng chất lượng cuộc sống bằng nhiều cách khác nhau. Công nghệ cung cấp cho trẻ em một cảm giác "tự thân vận động" và cung cấp trẻ em với các "công cụ" cần thiết để giải quyết vấn đề. Một số người cho rằng các thiết bị điện tử chỉ làm cho trẻ thêm ỷ lại và thụ động nhưng đó là về mặt lý thuyết, điều này sẽ không xảy ra trừ phi công nghệ được sử dụng quá mức và được lạm dụng khi trẻ dùng trong những thời gian cần sự nghỉ ngơi, nội dung không tốt. Công nghệ, đặc biệt là Internet, cung cấp một số lượng lớn các kiến thức và trẻ em có quyền truy cập để tiếp thu nhiều thông tin này. Phần mềm máy tính, thiết kế đặc biệt cho việc học tập, cũng có thể là một công cụ tuyệt vời để sử dụng trong học tập phát triển và sáng tạo. Tổng kết: Chìa khóa để cân bằng những tác động tích cực và tiêu cực của công nghệ đối với trẻ em là sự điều độ. Nếu cha mẹ cho phép con cái của mình sử dụng tốt, khai thác tối đa kỹ năng của trẻ và hấp thụ những lợi ích của công nghệ đồng thời giảm thiểu tiếp xúc với các mặt chưa tốt của công nghệ thì đó là một điều tuyệt vời trong việc nuôi dạy trẻ. Cha mẹ cũng có thể sử dụng công nghệ để nâng cao kinh nghiệm dạy và học, tạo ra tác động tích cực lên tư duy khi trẻ còn bé. Chúng ta cần phải hướng dẫn con cái hướng tới tương lai bởi vì, sau khi tất cả, bất cứ điều gì tác động từ công nghệ đều là những yếu tố quyết định, định hình thế hệ sắp tới của xã hội trong tương lai. 3. Những cách làm trẻ giảm bớt tiếp cận với thiết bị công nghệ Như chúng ta đã phân tích lợi hại của việc trẻ tiếp cận với các thiết bị công nghệ. Ngoài một số cách khắc phục đã nêu tránh ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ, xin chia sẻ những cách giảm bớt sự tiếp cận của trẻ với các thiết bị công nghệ. 3.1. Cho trẻ lựa chọn thay thế Nếu bé đòi hỏi chơi game hay dính lấy điện thoại, iPad hãy mang đến cho chúng sự lựa chọn thay thế. Ra ngoài vận động, đọc sách, xếp lego, chơi trò trốn tìm đại loại là cha mẹ hãy mang đến cho trẻ một vài hoạt động mà chúng yêu thích. Đôi khi chỉ cần bảng vẽ, vài cây bút màu cũng có thể kéo bọn trẻ khỏi tivi/iPad. Hãy dùng các hoạt động khác để loại bỏ hẳn các trò game ra khỏi tầm mắt và tâm trí bọn trẻ. 3.2. Hãy coi thiết bị công nghệ như một giải thưởng Bọn trẻ muốn chơi với máy tính bảng, điện thoại, iPad hoặc Xbox ư? Nếu vậy thì hãy ngoan nguyên cả ngày, ăn uống nhanh nhẹn, ngủ đúng giờ, không cãi vã, không chảnh chọe thì các con sẽ có khoảng 30 phút chơi game trên thiết bị di động. Nếu không con sẽ bị phạt. 3.3. Khuyến khích bé chơi ngoài trời Trẻ con có thể quên thiết bị điện tử rất nhanh nếu chúng được dẫn ra ngoài chơi đá banh, đạp xe, đuổi bắt hoặc chơi với cát Thực tế trẻ con yêu các hoạt động ngoài trởi hơn là dán mắt vào các thiết bị di động. Chính người lớn vì lười biếng và ít thời gian đã đẩy các con gần hơn với game và thiết bị điện tử, chứ chẳng đứa trẻ nào thích ngồi lì một góc nguyên ngày cả. 3.4. Đánh lạc hướng  Nếu bọn trẻ thích xem tivi, thôi được, thỉnh thoảng hãy đánh lạc hướng chúng bằng cách thay vì xem phim hoạt hình, hãy cho chúng xem kênh thể thao (môn thể thao chúng thích), ca nhạc (ca sĩ/ bài hát chúng thích), kênh khám phá ... Hãy cùng ngồi với con và thuyết minh cho chúng hiểu. Trẻ con hiếu kỳ, chúng sẽ bị cuốn theo câu chuyện bạn kể. Thể thao, ca nhạc, kênh khám phá dù sao cũng còn có ý nghĩa hơn là cắm mặt cả ngày xem Tom & Jerry! 3.5. Quy định thời gian Cách làm cho bọn trẻ cảm thấy thuyết phục nhất khi người lớn kéo chúng ra khỏi các trò chơi trên thiết bị đi động, đó là hãy quy định thời gian. Ví dụ: các con chỉ có thể chơi iPad vào cuối tuần và mỗi ngày chỉ đựơc chơi một lần trong vòng 30 phút. Các con có thể xem tivi vào buổi chiều sau khi ngủ dậy và cũng chỉ xem 30 phút hãy đưa ra các quy định để bọn trẻ tuân theo như một thói quen tốt, chúng cũng không mè nheo sau khi đã nhất trí với lịch chơi này. 3.6. Hãy là tấm gương Trẻ con học hỏi từ người lớn bằng hành động chứ không phải lời người lớn nói (vì thế nên bọn trẻ tuổi teen không thích cha mẹ nói nhiều). Vì thế bạn hãy làm gương cho trẻ nhỏ bằng cách cách ly khỏi các thiết bị điện tử khi bạn ở nhà với con. Hãy trò chuyện với các con, chơi với chúng, khuyến khích chúng sáng tạo và hoạt động. Chơi cùng con cũng là một cách hiệu quả để tách con ra khỏi thiết bị điện tử. 3.7. Ngắt kết nối wifi Nếu con bạn nghiền game và các thiệt bị di động đến nỗi tất cả các cách trên đều tất bại thì bạn hãy mạnh dạn ngắt kết nối wifi trong nhà. Đây là một biện pháp cực đoan, nhưng tôi tin là nó rất hiệu quả. Không có internet, 3G hay wifi, mọi thiết bị công nghệ bỗng trở nên vô giá trị trong mắt bọn trẻ. Người như thế nào sẽ dễ bị nghiện game? Động cơ dẫn đến nghiện game? Mê game có thật sự là một sở thích không? Biểu hiện của trẻ nghiện game? Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dau-hieu-nhan-biet-nguoi-nghien-game/ Dấu hiệu nghiện game Trong Phân loại Thống kê Quốc tế về Bệnh tật và Các vấn đề Sức khỏe liên quan (ICD 11), cập nhật vào tháng 5, WHO đưa nghiện game vào nhóm các rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi hành vi chơi dai dẳng, tái diễn, dù là trực tuyến hay ngoại tuyến. Theo đó, ba dấu hiệu nghiện game điển hình ở một người gồm: Khó kiểm soát mức độ chơi game (như tần suất, cường độ, thời gian, bối cảnh); thậm chí mất kiểm soát đối với việc chơi game. Ví dụ trẻ không thể thoát ra được cám dỗ chơi game, có quyết định chơi game hay không, khi nào thì dừng lại,... Ưu tiên chơi game hơn các hoạt động thường ngày khác: Người nghiện game tăng mức độ ưu tiên dành cho việc chơi game. Trò chơi điện tử được ưu tiên hơn các lợi ích cuộc sống khác và hoạt động thường ngày. Thậm chí trẻ nghiện game online còn có xu hướng trì hoãn những việc cấp bách, ví dụ như hạn chót làm bài tập, ôn thi,... Tiếp tục hoặc chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực. Nguồn: 1. Thế nào là nghiện game online? Hội chứng nghiện game xảy ra khi thời gian sử dụng máy vi tính để chơi game ảnh hưởng tai hại đến mối quan hệ xã hội của trẻ hoặc ngăn trở việc học tập hoặc đời sống của trẻ. Giống như các loại nghiện khác, game online thay thế bạn bè và gia đình trong đời sống cảm xúc của trẻ. Nếu không được chơi, trẻ sẽ có rối loạn tính khí và muốn sống cô lập. Người nghiện game có thể chơi 10 giờ/ngày và 70-80 giờ/tuần. Nghiện game là một tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Người bệnh phải chơi game một cách cưỡng bức và tách rời bản thân khỏi gia đình, bạn bè, những mối quan hệ xã hội khác lơ là học tập, tập trung hầu hết thời gian vào việc làm sao để có thể đạt được thành tích cao nhất trong các trò chơi game. Theo nhiều nghiên cứu về dịch tễ học trên thế giới thì cứ khoảng 10 người chơi game thì có 1 người nghiện. Nghiện game tuy chưa được công nhận và phân loại một cách chính thức trong các bảng phân loại bệnh tâm thần của Mỹ (DSM V) hoặc của Tổ chức Y tế Thế giới nhưng Hội Tâm thần học Mỹ đã coi đây là một rối loạn tâm thần. 2. Biểu hiện của trẻ nghiện game online Một người nghiện game sẽ có 2 nhóm triệu chứng: Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy: Người chơi game gần như bị phụ thuộc hoàn toàn vào game, cả về cảm xúc, tâm lý, nhận thức, niềm vui, nỗi buồn. Game thủ luôn có cảm giác thèm chơi game. Khi phải xa máy tính, họ luôn thèm muốn, luôn nói về game, mất tập trung, hay cáu gắt hoặc mất các hứng thú khác. Người nghiện game chơi game liên tục, không nghỉ trong nhiều giờ và không có khả năng kiểm soát được thời gian chơi game trên máy tính. Nhiều game thủ đã chơi thâu đêm suốt sáng. Vì dành tất cả thời gian vào chơi game nên người nghiện game không còn mối quan tâm đến các công việc khác; họ bỏ bê học hành, công việc, sự nghiệp, bỏ bê cả mọi mối quan hệ bạn bè, gia đình, những người trước đây từng rất thân thiết với họ. Học sinh không học bài, không làm bài tập lực học sa sút. Trường hợp nặng, game thủ bỏ cả việc vệ sinh cá nhân, không chịu tắm rửa nên người thường hôi hám. Người nghiện game online có trạng thái phấn khích khi chơi game, nhưng sau đó nhanh chóng chuyển thành thất vọng và trạng thái thất vọng có khi chỉ tồn tại trong lúc chơi game, nhưng cũng có thể tồn tại cả ngày. Nhóm triệu chứng trầm cảm: Game thủ có khí sắc trầm, mất ngủ, chán ăn, ăn ít, họ hầu như không có hứng thú và mất cảm giác với đời sống thực. Họ có biểu hiện rối loạn tâm thần vận động, giảm sút năng lượng. Họ thường có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi. Trong việc học tập hay làm việc, họ khó suy nghĩ tập trung hoặc ra quyết định. Nguy hiểm hơn nhiều game thủ có ý nghĩ muốn chết và có hành vi tự sát. 3. Phân biệt chơi game bình thường và nghiện game Chơi bình thường: Người chơi game bình thường để giải trí có khả năng kiểm soát việc chơi, ngưng chơi được khi cần. Không có hậu quả thấy được hay lâu dài, có thể tham gia vào các hoạt động phù hợp với lứa tuổi. Họ duy trì được các trách nhiệm gia đình và xã hội. Giữ quân bình được với những sinh hoạt xã hội khác. Nghiện game: Người nghiện game Không thể kiềm chế được việc chơi; không thể hay không muốn ngưng chơi. Có những hậu quả tiêu cực như bỏ học, cảm xúc tiêu cực, hành vi tội phạm. Bỏ bê trách nhiệm, dành nhiều thời gian chơi game hơn các sinh hoạt khác Ngoài ra, để xác định một người nghiện game hay không, người ta còn căn cứ và một số biếu hiện và cấp độ. Người được xem là đã bị nghiện game khi có ít nhất 4 triệu chứng trong những triệu chứng sau: - Trở nên giận dữ, bất an và khó chịu khi bị ngăn cấm chơi game - Càng ngày càng chơi lâu hơn - Hay nghiên cứu cách chơi game, tính toán số điểm, số tiền, vật phẩm kiếm được từ game. - Hay kể về các nhân vật, hành động trong game - Hay nghĩ cách kiếm tiền để chơi game - Chơi game để lẩn trốn việc nhà, việc học và các trách nhiệm - Chơi game để giải tỏa buồn bực, trầm cảm, căng thẳng - Sau khi thua 1 game, trở lại chơi để đạt được điểm cao hơn, kiếm được nhiều đồ trong game hơn. - Lừa dối gia đình hay bạn bè để che giấu mức độ chơi game - Có các hành vi tiêu cực chẳng hạn như trộm cắp ở nhà hay nơi nào đó để có tiền chơi game. - Không quan tâm đến mối quan hệ gia đình, bạn bè và người khác - Mất hoặc không hứng thú các hoạt động thể thao, vui chơi lành mạnh khác - Không quan tâm đến chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân - Có những cử chỉ/hành động giống nhân vật trong game. - Có nhóm bạn cùng chơi game  Bố mẹ có thể giúp con như thế nào? Nguồn: https://tuvanannam.com/tu-van-giao-duc-con-cai/khi-con-nghien-game-ba-can-lam-gi.html 1. Không dùng bạo lực với con Đây là một điều cấm kỵ mà các bậc phụ huynh không nên dùng trong cách ứng xử với con cái, nhất là với những đứa trẻ nghiện game. Khi con mình ham chơi điện tử, không chịu học tập thì nó cũng có nguyên nhân của nó. Là người lớn, chúng ta không nên nghĩ đó là lỗi tại con mà hãy xem xét thật kỹ xem nó có liên quan đến những cái khác như cách giáo dục của cha mẹ, sự ức chế trong các mối quan hệ, bị bạn bè rủ rê Nếu trong hoàn cảnh này, chúng ta chỉ biết cứng nhắc dùng bạo lực với con, đánh con để con sợ mà bỏ game; hay đánh con để răn đe và làm gương cho những đứa trẻ khác trong gia đình. Thế nhưng, những việc làm đó chỉ là vô nghĩa mà đôi khi còn phản tác dụng. Trong suy nghĩ của con hiện tại, nó đang bị cuốn vào vòng xoáy của game và sự đam mê ở đó. Đồng thời những đứa trẻ như vậy thường chán học và rất bướng, nếu bạn có ý định đánh con để con bỏ điện tử thì khó có thể thành công được. 2. Không xem game là xấu Thật ra các trò chơi điện tử trên mạng không phải là việc làm xấu, mà chỉ vì các con quá lạm dụng nó mới khiến cho nó trở nên bị lạm dụng. Thế nhưng, với người lớn chúng ta, chỉ cần chơi game là không tốt rồi, và các trò chơi đó cũng là xấu. Chúng ta đổ lỗi cho game vì không muốn nhìn nhận sự thật là do chính con người chúng ta tạo ra các thói xấu cho mình. Nếu là một đứa trẻ không ham mê game thì chắc chắn bạn sẽ cho con chơi để giải trí sau mỗi giờ học căng thẳng. Nếu con bạn học tốt thì game sẽ được các bạn cho con dùng một cách thoải mái. Vì vậy, cái gì cũng có hai mặt của nó, chúng ta không nên nhìn phiến diện một phía về vấn đề này. 3. Ra điều kiện với con học tốt mới được chơi game Nghiện game cũng giống như nghiện rượu hay nghiện thuốc lá vậy, nó rất khó bỏ được. Có nhiều phương pháp mà các bậc phụ huynh sử dụng để giúp con hết nghiện game và có một điều rất hiệu quả đó là ra điều kiện với con. Những đứa trẻ thường thích được thưởng, vậy nên nếu bạn áp dụng quy luật thưởng – phạt vào các việc làm của con thì sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Con làm tốt, ba mẹ sẽ thưởng cho con; nếu con làm sai con phải chịu phạt. Cũng như vậy, nếu con học tốt ba mẹ sẽ cho con chơi game 1-2 tiếng/ ngày và ngược lại. 4. Uốn nắn từ nhỏ Đây là việc quan trọng mà tất cả các bậc phụ huynh cần phải làm từ khi con đang còn nhỏ. Ông bà ta có câu “dạy con từ thuở còn thơ” chính là như vậy, dạy con không chỉ là dạy về kiến thức, dạy về cuộc sống mà cũng cần uốn nắn con về việc này. Ngay từ nhỏ các con cũng cần phải biết nghe lời, biết sợ và biết cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Điều đó sẽ giúp con có ý thức tốt hơn khi lớn và con có thể kiểm soát được những việc làm của mình. 5. Nghiêm khắc trên quan điểm lắng nghe Có nhiều gia đình con cái không chịu nghe lời cha mẹ cũng chỉ vì cha mẹ quá nghiêm khắc khiến con cảm thấy ngột ngạt và khó chịu. Nghiêm khắc là tốt, là cách để con biết sợ và biết có nên làm hay không nên làm gì. Nhưng nghiêm khắc cũng phải biết lắng nghe. Cái gì đáng nghiêm khắc thì cha mẹ nên nghiêm khắc, cái gì không thì cũng nên hiểu biết và lắng nghe con. Có những việc con làm con muốn nói cho ba mẹ biết, có những chuyện con muốn nói để ba mẹ hiểu con hơn. Nếu cha mẹ thật sự lắng nghe con thì con sẵn sàng chia sẻ cũng như tâm sự với cha mẹ. 6. Cho con gặp nhà tâm lý Trong trường hợp các vị phụ huynh không thể nào giải quyết được vấn đề cho dù dùng rất nhiều biện pháp cũng như các làm với con thì hãy đưa con đến gặp nhà tâm lý. Có những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do tâm lý, vì chuyện này chuyện khác khiến con ức chế và tìm đến game. Chuyên gia tâm lý sẽ là người khai thác thông tin cũng như giúp con đưa ra hướng giải quyết vấn đề cho con của bạn. Nguồn: https://duhocphilippines.edu.vn/11-cach-cai-nghien-game-cho-gioi-tre/ Thực trạng nghiện game tại Việt Nam Thực trạng hiện tại cho thấy có đến 70 – 80% trẻ em trong độ tuổi từ 10 – 15 yêu thích và chơi game online. Điều đáng nói là hiện tại, số người chơi, nghiện game không hề suy giảm mà đang tang lên từng ngày. Xuất phát từ nhu cầu giải trí, thế giới ảo này lại có ma lực vô hình và dần biến nhiều thanh thiếu nhi, giới trẻ thành những con nghiện để biến nhân vật trong thế giới ảo có “đẳng cấp” hoặc được cộng đồng chơi game đó ngưỡng mộ. Những người nghiện game online có thể sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để “nâng tầm” cho nhân vật của mình. Vậy làm cách nào để tránh nghiện game online? Game online không khác gì ma túy, nó như có một ma lực kì lạ cuốn hút người chơi, khi đã nghiện rồi thì khó mà có thể bỏ được. Nhiều game thủ còn không ngần ngại đánh đổi tình yêu, tình cảm gia đình và các giá trị thật ngoài cuộc sống để chạy theo giá trị ảo trong trò chơi. Chính vì vậy, việc hạn chế và điều tiết lại thời gian chơi game online để giảm “cơn nghiện” tưởng như dễ nhưng lại rất khó. Vậy làm sao để cai nghiện game online? Chúng ta cần phải làm gì? Những cách hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn cai nghiện game một cách hiệu quả và nhanh chóng. 1. Tạo suy nghĩ hướng tới tương lai tốt đẹp Các bậc cha mẹ nên dành thời gian mỗi ngày để chia sẻ với con về những giá trị thiết yếu trong cuộc sống, xây dựng một tương lai tốt đẹp để trẻ phấn đấu và cho trẻ biết được những hậu quả mà việc nghiện game online gây nên. Chính những định hướng này sẽ giúp con có ước mơ và mục tiêu cụ thể cho bản thân, tránh được việc sa đà và chơi game quá nhiều. 2. Cùng con lên kế hoạch hay mục tiêu dài hạn Hãy tập cho con thói quen sống có kế hoạch và thời gian biểu. Chẳng phải tự nhiên mà ở trường luôn có những bài tập thực hành lên thời gian biểu cho bản thân mình. Thói quen này không chỉ giúp các bạn nhỏ có mục tiêu để phấn đấu mà còn giúp các em “nghiêm khắc” hơn với bản thân. Khi mới bắt đầu, bạn hãy làm mẫu cho những kế hoạch hay đặt mục tiêu cho con. Từ đó, hãy chỉ cho con lập kế hoạch và ngân sách thời gian cũng như tiền bạc để con có thể thực hiện kèm theo lời hứa hẹn sẽ có phần thưởng lớn nếu hoàn thành. 3. Lên thời gian chơi game cụ thể Để quản lý con, cha mẹ nên có quy định chơi game cho con/tuần và yêu cầu con thực hiện nghiêm túc. Chẳng hạn như vào cuối tuần, cha mẹ sẽ cho con 1 giờ để chơi game bên cạnh các hoạt động khác. Tuy nhiên, tùy vào từng độ tuổi, cha mẹ hãy hướng con vào nền nếp một cách thật khéo leo, tránh việc dồn áp lực quá lớn khiến con thấy bất mãn và phản kháng. 4. Đi du lịch những vùng đất mới Thỉnh thoảng cả gia đình hãy đi du lịch, những vùng đất mới và nhiều điều lý thú sẽ giúp trẻ có cơ hội gần gũi với thiên nhiên và tăng sự hiểu biết. Những khu du lịch có nhiều hoạt động vui chơi cũng sẽ giúp trẻ con phấn chấn, vui thích và rời xa màn hình điện thoại. Những kỳ nghỉ như vậy cũng sẽ giúp con có ý thức phấn đấu học tập để nhận được những phần thưởng là chuyến du lịch vào tương lai. 5. Đồng cảm, chia sẻ Những trẻ em nghiện game đa phần đều xuất phát từ sự vô tâm và lười nhác của cha mẹ. Từ việc cho con tiếp xúc với internet quá sớm như để dỗ con ăn, hay không có thời gian trông con nên để con xem TV hay Youtube một mình dẫn đến tình trạng trẻ quen với việc giải trí qua internet và dẫn đến nghiện game online. Hãy dành thời gian chơi, nói chuyện, chia sẻ với con, tạo không khí đầm ấm, vui vẻ trong gia đình giúp cho các con nhận thức được cha mẹ đang rất yêu thường và quan tâm đến bản thân mình. 6. Thường xuyên tạo ra những hoạt động giao lưu thú vị, bổ ích. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các con tham gia các lớp học ngoại khóa, các trò chơi hay hoạt động giải trí mang tính cộng đồng, chơi các môn thể thao, sinh hoạt đội nhóm hoặc làm từ thiện để trẻ học cách sử dụng thời gian một cách có ích. 7. Nắm rõ thông tin trên lớp học Thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm bắt thông tin về tình hình học tập, các khoản đóng góp ở trường, lớp theo quy định, tuyệt đối không cho các bạn cầm tiền tiêu vặt 8. Thừa nhận những nỗ lực Khi con không còn chơi game nhiều, tích cực tham gia các hoạt động và dành nhiều thời gian để học tập hay trò chuyện với cha mẹ, hãy ca ngợi khả năng của con, thừa nhận những nỗ lực và tiến bộ của con để con tiếp tục cố gắng. 9.  Hướng trẻ đến thế giới thực Tạo cho trẻ tư tưởng hướng đến thế giới thực bằng những công việc có ích hơn. Hãy rèn cho trẻ thói quen giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ như nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa,Cha mẹ cũng nên giúp con tìm hiểu, phát triển kỹ năng sống hay cho con tham gia các khóa trại hè để con thỏa sức vui chơi và thể hiện bản thân. 10. Thiết lập chế độ “quản thúc” cho máy tính Đây vốn là tính năng giới hạn giờ sử dụng máy tính của cha mẹ dành cho con cái, từ đó giới hạn lại số giờ chơi game hàng ngày. Cha mẹ có thể để con tự giác và tự cài đặt chế độ giới hạn thời gian sử dụng máy tính mỗi ngày. Nếu lo lắng con không vâng lời, hãy cài đặt chế độ quản thúc và qui định giờ chơi game của con. 11.Du học kết hợp du lịch khám phá Tình trạng trẻ em tối ngày cắm đầu vào máy tính, ipad chơi game đã khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng. Thay vào đó các vị phụ huynh có thể hướng sở thích của bé vào những hoạt động lành mạnh, bổ ích và tạo hứng thú cho con. Hiện nay, bằng cách kết hợp du học kết hợp du lịch để bé có cơ hội khám phá trải nghiệm một môi trường mới đa quốc gia thay vì việc chỉ ngồi một chỗ và dành trọn thời gian cho game. Điều đó giúp trẻ tự lập, có cơ hội tham quan, khám phá và học tập tại nước ngoài. Gần đây, một trong những phương pháp giúp trẻ giảm chơi game và thích học hơn chính là các khóa học hè Tiếng Anh tại nước ngoài. Tham dự các khóa học này, các em sẽ được tham gia rất nhiều các hoạt động bổ ích kết hợp với học Tiếng Anh. Những trại hè này không chỉ giúp các con nâng cao trình độ Tiếng Anh mà sẽ tạo cho con một mùa hè đầy thú vị và màu sắc. Đây cũng là cơ hội để con trẻ tự lập và có thể kết bạn, giao lưu với bạn bè quốc tế. Những phương pháp mà Vinahure vừa chia sẽ có lẽ không quá xa lạ với các bậc phụ huynh, tuy nhiên không phải ai cũng làm được. Hãy là những bậc cha mẹ thông thái để có thể định hướng cho con cái phát triển toàn diện và lành mạnh nhất. Hãy chung tay để cùng đẩy xa một thế hệ trẻ chỉ biết cúi đầu vào game online. Người ngoài gia đình( thầy cô, hàng xóm, đơn vị giáo dục).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgame_va_doi_voi_tre_em_3544_2179105.docx
Tài liệu liên quan