Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở trẻ viêm màng não tăng bạch cầu ái toan tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng I

Tài liệu Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở trẻ viêm màng não tăng bạch cầu ái toan tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng I: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 102 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG Ở TRẺ VIÊM MÀNG NÃO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN TẠI KHOA NHIỄM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I Hồ Thị Hoài Thu*, Trương Hữu Khanh **, Hồ Đặng Trung Nghĩa*** TÓM TẮT: Đặt vấn đề: Bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (VMNTBCAT) có thể do nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Trong đó, nhiễm ký sinh trùng (KST) Angiostrongylus cantonensis là nguyên nhân thường gặp nhất. Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng VMNTBCAT ở trẻ em. Đối tượng-Phương pháp: nghiên cứu loạt ca tiến cứu mô tả các trường hợp VMNTBCAT nhập khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 09/2013 đến tháng 7/2014. Kết quả: ghi nhận 27 trẻ có tuổi thường lớn (trung vị là 7 tuổi) bị VMNTBCAT, đến từ các tỉnh chiếm tỉ lệ cao (89%) và bệnh thường xảy ra vào 4 tháng cuối năm (74%); bệnh có liên quan đến tiền căn ăn ốc sống/tái hay chơi bắt ốc (48%). Triệu chứng đ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở trẻ viêm màng não tăng bạch cầu ái toan tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 102 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG Ở TRẺ VIÊM MÀNG NÃO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN TẠI KHOA NHIỄM BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I Hồ Thị Hoài Thu*, Trương Hữu Khanh **, Hồ Đặng Trung Nghĩa*** TÓM TẮT: Đặt vấn đề: Bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (VMNTBCAT) có thể do nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng. Trong đó, nhiễm ký sinh trùng (KST) Angiostrongylus cantonensis là nguyên nhân thường gặp nhất. Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng VMNTBCAT ở trẻ em. Đối tượng-Phương pháp: nghiên cứu loạt ca tiến cứu mô tả các trường hợp VMNTBCAT nhập khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 09/2013 đến tháng 7/2014. Kết quả: ghi nhận 27 trẻ có tuổi thường lớn (trung vị là 7 tuổi) bị VMNTBCAT, đến từ các tỉnh chiếm tỉ lệ cao (89%) và bệnh thường xảy ra vào 4 tháng cuối năm (74%); bệnh có liên quan đến tiền căn ăn ốc sống/tái hay chơi bắt ốc (48%). Triệu chứng đau đầu thường gặp nhất (96,3%), sốt (63%), dấu màng não (26%); yếu chi (7%) và liệt dây thần kinh số 6 (7%). Bệnh nhân có bạch cầu ái toan (BCAT) trong máu tăng > 500 tế bào (TB)/mm3 là 85%. Số lượng bạch cầu (BC)/Dịch não tuỷ (DNT) > 500 TB/mm3 là 56%; Số lượng BCAT/DNT có trung vị là 62 TB/mm3. DNT có protein tăng nhẹ; 41 % đường DNT/máu giảm nhẹ < 0,5; lactate trong giới hạn bình thường. Huyết thanh miễn dịch ELISA có 13/27 (48%) dương tính với ký sinh trùng, trong đó Angiostrongylus cantonensis chiếm tỉ lệ cao nhất 37% (10/27). Kết luận: VMNTBCAT thường gặp ở trẻ lớn với tiền sử ăn ốc sống/tái.Triệu chứng nổi bật là đau đầu và sốt kèm gia tăng bạch cầu ái toan trong máu và DNT. Từ khoá: viêm màng não tăng bạch cầu ái toan, Angiostrongylus cantonensis, trẻ em. ABSTRACT FEATURES OF EPIDEMIOLOGIC AND CLINICAL CHARACTERISTICS AMONG PATIENTS WITH EOSINOPHILIC MENINGITIS AT CHILDREN HOSPITAL N0 1, HO CHI MINH CITY Ho Thi Hoai Thu, Truong Huu Khanh, Ho Dang Trung Nghia * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 102 - 107 Background: Eosinophilia meningitis can be the result of noninfectious causes and infectious agents. Among the infectious agents, Angiostrongylus cantonensis is the most common. Objectives: To describe the epidemiology, clinical features, and laboratory findings of eosinophilic meningitis in pediatrics. Methods: A case-series study of children with eosinophilic meningitis at the Infectious Diseases Department of Children’s Hospital N01 from September 2013 to July 2014. Results: 27 cases were described, the median age was 7 years old and 89% of them came from provinces. The incidence was remarkably high (74%) from September to December. Common clinical presentations were headache (96.3%) and fever (63%); the patients with meningeal signs 26%, lower limb weakness 7%, and 6th *Bộ môn Ký Sinh - Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, **Bẹ ̂nh viẹ ̂n Nhi Đồng 1 ***Bọ ̂ môn Nhiễm – Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS. Hồ Thị Hoài Thu ĐT: 0903686322 Email: thuho.bkms@pnt.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 103 cranial nerve palsy 7%. More than 85% eosinophils in blood was higher 500 cells per mm3, the cell count of cerebrospinal fluid (CSF) more than 500 cells per mm3 was 56% and median of eosinophils was 62 cells per mm3, the CSF protein was light high, the ratio of CSF glucose/serum glucose less than 0.5 was 41%, the CSF lactate was normal. 48% serological tests were positive and most of them were positive with Angiostrongylus cantonensis (37%). Conclusion: Most of the patient’s eosinophilic meningitis was old children with having history of consumption of raw snails. The predominant clinical manifestations were headache and fever and usually accompanied by cerebrospinal fluid eosinophilia. Key word: Eosinophilic meningitis, Angiostrongylus cantonensis, children. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng, bệnh lý ác tính, thuốc,...(2,12). Trong đó, nhiễm ký sinh trùng là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh lý này. Người lớn và trẻ em có thể bị nhiễm bệnh khi nuốt phải mầm bệnh có trong thực phẩm sống hay tái. Một số loại ký sinh trùng có thể gây viêm màng não ở người như Angiostrongylus cantonensis, Gnathostoma spinigerum, Toxocara canis, Cysticercus cellulosae, Trong đó Angiostrongylus cantonensis được ghi nhận là nguyên nhân hàng đầu gây VMNTBCAT ở các nước như Hawaii, Thái Lan, Đài Loan(3,11,13). Việt Nam là vùng lưu hành cao của các bệnh ký sinh trùng, trong đó VMNTBCAT do ký sinh trùng cũng đã được báo cáo. Theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, viêm màng não do Angiostrongylus cantonensis chiếm khoảng 60 % các trường hợp VMNTBCAT ở người lớn(10). Cũng như các bệnh cảnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương khác, VMNTBCAT có thể để lại di chứng thần kinh và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đồng thời theo y văn bệnh cảnh VMNTBCAT do Angiostrongylus cantonensis có thể tự giới hạn và hồi phục(1,2).Vì thế sự hiểu biết về tác nhân gây bệnh và biểu hiện bệnh lý sẽ hỗ trợ nhiều cho công tác điều trị và xây dựng chương trình phòng chống bệnh. Cho đến hiện nay, các nghiên cứu về VMNTBCAT trên đối tượng trẻ em chưa được báo cáo nhiều trên thế giới cũng như tại Việt Nam nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở trẻ viêm màng não tăng bạch cầu ái toan tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh”. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhi viêm màng não tăng bạch cầu ái toan nhập khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 09/2013 đến 07/2014. Thiết kế nghiên cứu Mô tả hàng loạt ca, tiến cứu. Tiêu chí chọn mẫu Trẻ nghi ngờ viêm màng não: sốt, nhức đầu, nôn ói, có dấu màng não (cổ gượng, Kernig hoặc Brudzinski). DNT có ≥10 tế bào bạch cầu/ mm3 và DNT có BCAT ≥ 10 tế bào/mm3 hoặc BCAT ≥ 10% bạch cầu trong DNT. Các bước tiến hành Tất cả bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí chọn mẫu được ghi nhận vào mẫu bệnh án soạn sẵn các thông tin về tuổi, giới, thời điểm nhập viện, nơi cư trú, các đặc điểm dịch tễ, các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. 
 Số liệu nghiên cứu được nhập vào MS Excel, xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê STATA 12.0. Biến số định lượng được trình bày theo khoảng tứ trung vị, trung vị. Biến số định tính được trình bày theo tần số (tỷ lệ phần trăm). KẾT QUẢ Kết quả nghiên cứu 27 trẻ viêm màng não tăng bạch cầu ái toan tại bệnh viện Nhi Đồng 1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 104 năm 2013-2014, cho thấy: Dịch tễ học Bệnh thường gặp ở trẻ lớn (trung vị của tuổi là 7, với khoảng tứ phân vị: 4 - 10), nam nhiều hơn nữ. Bệnh nhân đến từ các tỉnh chiếm tỉ lệ cao (89%), đặc biệt là tỉnh An Giang (22%); bệnh thường xảy ra vào 4 tháng cuối năm (74%) (biểu đồ 1); bệnh có liên quan đến tiền căn ăn ốc sống/tái hay chơi bắt ốc (48%). 0 10 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 101112 Số ca Hình 1: Số bệnh nhân phân bố theo thời điểm nhập viện Lâm sàng Đau đầu là triệu chứng thường gặp nhất 96,3% (26/27). 63% bệnh nhân có sốt và đa số là sốt nhẹ; 26% bệnh nhân có dấu màng não; 7% bệnh nhân yếu chi và 7% bệnh nhân liệt dây thần kinh số 6. (bảng 1). b Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng Tần số Tỷ lệ (%) Sốt 17 63 Đau đầu 26 96 Ói 19 70 Nhìn mờ 2 7 Dấu màng não 7 26 Yếu chi 2 7 Liệt dây VI 2 7 Yếu ½ người 1 4 Phù gai thị 2 7 Cận lâm sàng BCAT trong máu tăng > 500TB/mm3 chiếm 85%. Số lượng BCAT/máu có trung vị 1250 TB/ mm3 (10,4%). DNT: mờ/đục chiếm tỉ lệ 56%; protein tăng nhẹ; 41% bệnh nhân có đường DNT/máu giảm nhẹ < 0,5; lactate trong giới hạn bình thường; số lượng BC/DNT > 500 TB/ mm3 là 56%; Số lượng BCAT có trung vị là 62 TB/ mm3. Không có trường hợp nào tìm thấy ấu trùng trong DNT. (bảng 2). Hình ảnh học: CT não và MRI não có bất thường chiếm tỉ lệ thấp 36% (5/14). Huyết thanh miễn dịch ELISA có 13/27 (48%) dương tính với ký sinh trùng, trong đó A. cantonensis chiếm tỉ lệ cao nhất 37% (10/27). Trong DNT có 2 trường hợp dương tính với A. cantonensis (bảng 3). Bảng 2: Kết quả công thức máu và dịch não tuỷ Thành phần Trung vị Khoảng tứ phân vị Công thức máu Bạch cầu (TB/mm 3 ) 14640 11400 - 17920 Số lượng BCAT (TB/mm 3 ) 1250 1050 -1850 Tỷ lệ % BCAT 10,4 6 - 13,2 Dịch não tuỷ Tế bào Bạch cầu (TB/mm 3 ) 655 336 - 1033 Số lượng BCAT (TB/mm 3 ) 62 33 - 196 Tỷ lệ % BCAT 13 8 - 25 Sinh hóa Protein (g/l) 0,57 0,47 - 0,71 Glucose (mmol/l) 2,71 2,18 - 2,96 Glucose DNT/máu 0,53 0,43 - 0,63 Lactate (mmol/l) 2,6 2,1 - 3,7 Bảng 3: Kết quả huyết thanh chẩn đoán ELISA Kết quả Tần số Tỷ lệ % Dương tính 13 48 A. cantonensis/máu 5 18,5 A. cantonensis/máu + A. cantonensis/DNT 1 3,7 A. cantonensis/máu + A. cantonensis/DNT+ T. canis/máu 1 3,7 A. cantonensis/máu + T. canis/máu 1 3,7 A. cantonensis/máu + T. canis/máu + G. spinigerum/máu 2 7,4 T. canis/máu 1 3,7 C. cellulosae/máu 1 3,7 G. spinigerum/DNT 1 3,7 Âm tính 14 52 BÀN LUẬN Khảo sát về đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở trẻ viêm màng não tăng bạch cầu ái toan tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 từ tháng 09/2013 đến tháng 07/2014 đã ghi nhận tổng cộng 27 trường hợp với các đặc điểm chung như sau: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 105 Đặc điểm dịch tễ học Mẫu nghiên cứu bao gồm các bệnh nhi từ 2 đến 15 tuổi, trung vị của tuổi là 7. Trẻ lớn thường được tự do, thích khám phá và nghịch ngợm nhiều hơn. Đùa giỡn với chó mèo, chơi đùa trên đất cát, bắt ốc ma chơi và bắt chước người lớn chế biến món ăn lạ như ốc ma tái chanh, ốc ma nướng là những thú vui của trẻ miền quê. Kittisak &cs. theo dõi 19 trường hợp VMNTBCAT ở trẻ em Thái Lan cũng ghi nhận tương tự, tuổi trung bình là 12 (nhỏ nhất là 4 tuổi và lớn nhất 14 tuổi)(5). Tỷ lệ nam bị VMNTBCAT nhiều hơn nữ, có thể là trẻ nam thường có những hành vi dạn dĩ hơn như chơi bắt ốc, ăn ốc, đùa giỡn với chó mèo. Đa số bệnh nhân (89%) đến từ các tỉnh, chủ yếu là An Giang, tương tự số liệu của P.T.H.Mến & cs. mặc dù tác giả đánh giá trên người lớn(10). Trong các tác nhân KST gây VMNTBCAT, điều kiện thổ nhưỡng ở An Giang và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có vẻ phù hợp đối với sự tồn tại của Angiostrongylus cantonensis. Ngoài ra, ốc ma Achatina fulica (ốc sên, ký chủ trung gian của A. cantonensis) cũng phát triển mạnh ở các vùng nông thôn, khí hậu ẩm, nhiều lá cây. Bên cạnh điều kiện sinh thái, món ốc sên nướng hoặc tái chanh là những món ăn hay gặp đối với người dân miền Tây Nam Bộ. Ở trẻ em, thói quen không rửa tay sạch sau khi chơi bắt ốc sên hoặc trước khi ăn cũng là yếu tố dẫn độ đáng quan tâm vì mầm bệnh có thể được thải ra theo chất nhờn bài tiết từ ốc. Bệnh nhi VMNTBCAT nhập viện nhiều nhất vào 4 tháng cuối của năm (74%), giảm dần vào những tháng còn lại, trong đó, những tháng không có bệnh nhân như tháng 2, 3 và tháng 5. Kết quả không khác biệt so với số liệu bệnh tập trung vào 3 tháng cuối năm (50%) của P.T.H.Mến (2)và vào mùa mưa của Hwang KP(4). Gần 50% đối tượng VMNTBCAT có hành vi nguy cơ liên quan đến ốc, chủ yếu là ăn ốc ma chưa nấu chín. Nghiên cứu 87 trẻ VMNTBCAT ở Đài Loan, tác giả và cs. thống kê được khoảng 90% bệnh nhân có tiền căn tiếp xúc với ốc Achatina fulica(4). Kittisak báo cáo 68% trẻ VMNTBCAT do A. cantonensis đã từng ăn ốc trước khi bệnh xuất hiện(5). Số liệu khảo sát trên người lớn và trẻ em bị VMNTBCAT của P.T.H.Mến & cs. cũng chứng tỏ tiền căn ăn ốc sống trong 64% đối tượng(10). Đặc điểm lâm sàng Đau đầu là biểu hiện thường gặp như các báo cáo trên y văn(2), chiếm 96% (26/27) và thường kéo dài trên 7 ngày trước khi nhập viện ở 50% các bệnh nhi. Vị trí đau đầu được ghi nhận nhiều nhất là vùng chẩm và vùng trán. Kết quả trong nghiên cứu này cũng tương tự các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy đau đầu trong VMNTBCAT là triệu chứng gặp ở hầu hết các bệnh nhân (9,10,4,5,14). Đối với triệu chứng sốt, tính chất thường không rõ ràng, thời gian sốt rất thay đổi, được ghi nhận trong 63% đối tượng, thấp hơn đánh giá của P.N.An, P.T.H.Mến, Hwang KP và Kittisak (80%, 92%, 92% và 80%)(9,10,4,5). Khoảng 7% bệnh nhân có biểu hiện nhìn mờ, triệu chứng ít được ghi nhận trong các nghiên cứu về VMNTBCAT ở trẻ em. Khi nghiên cứu 484 bệnh nhân bao gồm trẻ em và người lớn bị VMNTBCAT, Sompone Punyagupta thống kê được dấu hiệu nhìn mờ xảy ra trên 16% trường hợp. Theo tác giả, nguyên nhân viêm thần kinh thị thứ phát có thể do các phản ứng dị ứng với ký sinh trùng hoặc các sản phẩm của ký sinh trùng tiết ra(11). Dấu hiệu cổ gượng xuất hiện vào thời điểm nhập viện trong 7/27 (26%) bệnh nhân, thấp hơn số liệu của P.N.An và Kittisak, lần lượt là 53% và 68% (1,11). Tuy nhiên trong các khảo sát VMNTBCAT ở người lớn, tỷ lệ này cũng không cao, như các báo cáo ở Việt Nam và Đài loan: 47% và 21% (10,14). Khoảng 11% bệnh nhân (3/27) có dấu thần kinh định vị và 2 bệnh nhân (7%) có biểu hiện liệt dây VI. Tỷ lệ bệnh nhân có dấu thần kinh định vị trong các nghiên cứu trước đó dao động từ 13-31% (9,4,5). Sự khác biệt giữa các Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 106 báo cáo về bệnh cảnh tổn thương hệ thần kinh trung ương, có khả năng xuất phát từ mật độ hay chủng loại ký sinh trùng vì đặc điểm dịch tễ sẽ thay đổi tuỳ theo khu vực địa lý và tập quán sinh hoạt, ăn uống của cộng đồng. Đặc điểm cận lâm sàng Tổng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng nhẹ, trung vị là 14640 TB/mm3. Số lượng tuyệt đối BCAT trong máu ngoại vi có trung vị là 1250 TB/mm3, tỷ lệ phần trăm BCAT trong máu có trung vị là 10,4%. Như vậy trị số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm của BCAT trong máu đều tăng, tỷ lệ này cao hơn trong nghiên cứu của P.N.An là 8%(9), nhưng so với kết quả nghiên cứu của Kittisak là 20% (5) và nghiên cứu của Hwang FP có 85% bệnh nhân có BCAT/máu ≥ 10%(4) thì kết quả nghiên cứu này thấp hơn. Ngoài ra, 85,2% bệnh nhân có BCAT trong máu tăng > 500 TB/mm3. Như vậy, BCAT tăng đến một ngưỡng nào đó sẽ trở thành dấu hiệu gợi ý viêm màng não tăng BCAT. Tuy nhiên, 14,8% bệnh nhân không tăng BCAT trong máu lúc nhập viện. Trong báo cáo của Dokyung Lee và cs., một số trường hợp không tăng BCAT trong máu nhưng vẫn bị VMNTBCAT(8). Như vậy số lượng BCAT bình thường trên công thức máu ở các đối tượng VMN chưa đủ để loại trừ VMNTBCAT, vì vậy, nếu các yếu tố lâm sàng và dịch tễ gợi ý, bên cạnh viêm màng não do các nguyên nhân khác, VMNTBCAT nên được nghĩ đến dù BCAT máu không tăng. Số lượng bạch cầu DNT có trung vị là 655 TB/mm3, kết quả này tương tự nghiên cứu của Kittisak (637TB/mm3)(5). Như vậy, số lượng bạch cầu DNT khá cao, giống như trong viêm màng não mủ, rất dễ chẩn đoán nhầm với viêm màng não mủ nếu bác sĩ điều trị không chú ý đề nghị tìm BCAT trong DNT. Giá trị trung vị của số lượng BCAT/DNT là 62 TB/mm3 và của tỷ lệ BCAT là 13% thấp hơn so với 31% ± 22,4% của P.N.An (1) và 58% của Kittisak(5). BCAT thường tăng nổi bật trong giai đoạn phát triển của KST nhằm tiêu diệt KST, sau đó sẽ giảm dần, vì vậy, trong nghiên cứu hiện tại, có thể do BCAT trong máu đã giảm hay do bệnh sử diễn tiến tương đối dài, tình trạng viêm màng não đã tự giới hạn phần nào dẫn đến sự tập trung BCAT trong DNT cũng giảm. Protein DNT tăng nhẹ. Nồng độ protein trong thống kê của P.N.An gần như bình thường, trung bình là 0,42 g/l(9), nhưng tăng nhẹ trong nghiên cứu của Kittisak: 0,68 g/l(5). Giá trị bình thường glucose trong DNT thay đổi nên đánh giá mức giảm glucose trong DNT dựa vào tỷ lệ glucose DNT/ máu, bình thường tỷ lệ này > 0,5. Khoảng 41% đối tượng trong nghiên cứu hiện tại có tỷ lệ glucose DNT/máu giảm nhẹ < 0,5. Trị số này cũng gặp trong báo cáo của Kittisak: 0,45(5) và của P.T.H.Mến: 0,46(10). Do đó, giữa bệnh cảnh lâm sàng viêm màng não rõ rệt nhưng tỷ lệ glucose DNT bình thường hay giảm nhẹ có thể gợi ý đến VMN tăng BCAT bên cạnh VMN do siêu vi. Về mặt vi sinh, không có trường hợp nào tìm thấy ấu trùng trong DNT. Theo y văn ghi nhận rất hiếm khi tìm thấy ấu trùng A. cantonensis, Toxocara spp., Gnathostoma spp. trong DNT(9,10,5) và nghiên cứu này cũng không ngoại lệ. Hwang FP xét nghiệm DNT 87 trẻ VMNTBCAT chỉ phát hiện duy nhất 1 bệnh nhân có ấu trùng A. cantonensis trong DNT bằng phương pháp bơm DNT (pumping method)(4). Ngoài ra, Tim Kubersski & cs. cũng chỉ phát hiện được 1 bệnh nhi 17 tháng tuổi có giun non trong DNT (4 giun cái và 1 giun đực) trong 34 bệnh nhân trẻ em và người lớn ở Hawaii(6,7). Kỹ thuật miễn dịch men ELISA tìm kháng thể kháng ký sinh trùng trong máu và dịch não tủy phát hiện được 13/27 trường hợp dương tính đơn thuần hoặc đa nhiễm với A. cantonensis, G. spinigerum, T. canis và Cysticercus cellulosae, bao gồm 10 bệnh nhi chỉ dương tính đối với huyết thanh, 1 bệnh nhi chỉ dương tính trong DNT và 2 đối tượng có kháng thể kháng KST vừa trong máu vừa trong DNT. Theo y văn, hai nguyên nhân chủ yếu gây VMNTBCAT là A. cantonensis và G. spinigerum(2), trong đó A. cantonensis chiếm ưu thế. Hiện tượng nhiễm phối hợp đã xảy ra trong 4 trường hợp: 2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 107 mẫu máu cho kết quả đồng nhiễm A. cantonensis và T. canis, 2 mẫu máu dương tính với cả 3 loại KST: A. cantonensis, T. canis và G. spinigerum. Như vậy, một lần nữa, việc lý giải kết quả xét nghiệm gián tiếp thật sự không đơn giản trong chẩn đoán tác nhân KST gây VMNTBCAT: đa nhiễm thật hay do phản ứng chéo? Phản ứng chéo là điều khó tránh khỏi trong các phản ứng miễn dịch về giun sán vì việc phát hiện kháng thể dựa trên kháng nguyên thân hoặc kháng nguyên thô, trong khi kích thước lớn của giun sán đã tạo nên những thảm kháng nguyên rất rộng, nhiều khả năng trùng lắp giữa các loài tương cận. Mặt khác, trong máu chứa rất nhiều loại protein, các protein này có thể mang một đoạn cấu trúc nào đó tương tự cấu trúc kháng nguyên của KST và gây dương tính giả. Ngoài ra, 14/27 (52%) bệnh nhân có kết quả ELISA trong máu và dịch não tủy đều âm tính. Các xét nghiệm ELISA chỉ được thực hiện một lần khi nhập viện nên có thể nồng độ kháng thể chưa tăng ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như ăn ốc ma tái/nướng. Như vậy, nên chăng cần thực hiện một nghiên cứu xác định thời điểm tăng kháng thể và theo dõi hiệu giá trong máu cũng như trong DNT để lý giải các kết quả chính xác hơn trong chẩn đoán tác nhân KST gây VMNTBCAT. KẾT LUẬN VMNTBCAT thường gặp ở trẻ lớn với triệu chứng đau đầu và sốt. ăn ốc ma sống/tái là một yếu tố nguy cơ có thể nhiễm ký sinh trùng. Bạch cầu ái toan trong máu và DNT thường tăng. Huyết thanh chẩn đoán có thể xảy ra các phản ứng chéo giữa các loài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anto W. (2001), “Human infection with Angiostrongylus cantonensis”, Pacific Health Dialog, Vol 8 (1), p. 176-182. 2. Graeff-Teixeira C, Ana Cristina Aramburu da Silva, and a.K. Yoshimura (2009), “Update on Eosinophic Meningoencephalitis and Its Clinical Relevance”, Clinical Microbiology Review, Vol 22 (2), p. 323-341. 3. Hochberg NS, et al. (2007), “Distribution of eosinophilic meningitis cases attributable to Angiostrongylus cantonensis, Hawaii”, Emerg Infect Dis, Vol 13 (11), p. 1675-1680. 4. Hwang KP, Chen ER, chen TS (1994), “Eosinophilic meningitis and meningoencephalitis in children”, Southeast Asian J Trop Med Public Health, Vol 35 (1), trang 172-174. 5. Kittisak S, et al. (2013), “Clinical Manifestations of Eosinophilic Meningitis Due to Infection with Angiostrongylus cantonensis in Children”, Korean J Parasitol, Vol 51 (6), p. 735-738. 6. Kuberski T. and Wallace GD (1979), “Clinical menifestations of Eosinophilic Meningitis due to Angiostrongylus cantonensis”, Neurology, Vol 29, p. 1566-1570. 7. Kuberski T., et al. (1979), “Recovery of Angiostrongylus cantonensis from cerebrospinal fluid of a child with eosinophilic meningitis”, J Clin Microbiol, Vol 9 (5), p. 629-631. 8. Lee Dokyung LS-H. and Ahn Tae-Beom A(2012), “ Eosinophilic Meningitis without Peripheral Eosinophilia”, Eur Neurol, Vol 67, p. 217-219. 9. Phạm Nhật An (2002), “Một số nhận xét về bệnh viêm màng não tăng bạch cầu ái toan ở trẻ em gặp tại viện nhi Quốc Gia từ 1996 tới hết 2000”, Y Học Thực Hành, tập 3, tr. 66-69. 10. Phạm Thị Hải Mến, Nguyễn Trần Chính, Lê Thị Xuân (2007), “Viêm màng não do Angiostrongylus cantonensis tại Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới từ năm 2002 đến năm 2005”, Tạp chí Y Học Tp.Hồ Chí Minh, tập 11 (1), tr.416-421. 11. Punyagupta S, Juttijudata P, and Bunnag T (1975), “Eosinophilic meningitis in Thailand. Clinical studies of 484 typical cases probably caused by Angiostrongylus cantonensis”, Am J Trop Med Hyg, Vol 24 (6), p. 921-931. 12. Section, I.D.E. (2006), “Eosinophilic Meningitis”, Office of Public Health, Louisiana of Health & Hospital. 13. Tsai HC, et al. (2004), “Outbreak of eosinophilic meningitis associated with drinking raw vegetable juice in southern Taiwan”, Am J Trop Med Hyg, Vol 71 (2), p. 222-226. 14. Tseng YT, Tsai HC, and Sy CL (2011), “Clinical menifestations of Eosinophilic Meningitis Caused by Angiostrongylus cantonensis: 18 years’ Experience in a medical center in Southern Taiwan”, Journal of Microbiology and Infection, Vol 44, p. 382-389. Ngày nhận bài báo: 29/01/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 13/02/2017 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_dich_te_va_lam_sang_o_tre_viem_mang_nao_tang_bach_c.pdf
Tài liệu liên quan