Đề tài Kết quả khảo sát khúc xạ ở học sinh đầu cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh – Trần Hải Yến

Tài liệu Đề tài Kết quả khảo sát khúc xạ ở học sinh đầu cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh – Trần Hải Yến: 55 KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHÚC XẠ Ở HỌC SINH ĐẦU CẤP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN HẢI YẾN, TRẦN THỊ PHƯƠNG THU, PHAN HỒNG MAI, PHẠM THỊ BÍCH THỦY, HÀ TƯ NGUYÊN, LƯƠNG NGỌC TUẤN VÀ CÁC CS. Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Mục đích: Khảo sát tần suất các tật khúc xạ và các yếu tố liên quan ở học sinh đầu cấp (lớp 1, 6, 10) tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Các quận trong TP Hồ Chí Minh được phân thành 4 vùng dựa theo ước lượng mức sống chung và tính tỷ lệ học sinh của vùng trên toàn thể học sinh cùng cấp lớp trong thành phố, chọn ngẫu nhiên một quận trong mỗi vùng. Phân cụm các trường trong quận, mỗi cụm 100 học sinh, chọn ngẫu nhiên cụm với số lượng học sinh theo tỷ lệ của cấp lớp và của vùng. Khảo sát khúc xạ ở trẻ theo quy trình thống nhất, gồm đo thị lực không kính và với kính đang đeo, đo khúc xạ tự động chưa liệt điều tiết, khám mắt, khúc xạ tự động sau liệt điều tiết, khám đáy mắt. Phân tích thống kê trên số liệu k...

pdf12 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết quả khảo sát khúc xạ ở học sinh đầu cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh – Trần Hải Yến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55 KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHÚC XẠ Ở HỌC SINH ĐẦU CẤP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN HẢI YẾN, TRẦN THỊ PHƯƠNG THU, PHAN HỒNG MAI, PHẠM THỊ BÍCH THỦY, HÀ TƯ NGUYÊN, LƯƠNG NGỌC TUẤN VÀ CÁC CS. Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Mục đích: Khảo sát tần suất các tật khúc xạ và các yếu tố liên quan ở học sinh đầu cấp (lớp 1, 6, 10) tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Các quận trong TP Hồ Chí Minh được phân thành 4 vùng dựa theo ước lượng mức sống chung và tính tỷ lệ học sinh của vùng trên toàn thể học sinh cùng cấp lớp trong thành phố, chọn ngẫu nhiên một quận trong mỗi vùng. Phân cụm các trường trong quận, mỗi cụm 100 học sinh, chọn ngẫu nhiên cụm với số lượng học sinh theo tỷ lệ của cấp lớp và của vùng. Khảo sát khúc xạ ở trẻ theo quy trình thống nhất, gồm đo thị lực không kính và với kính đang đeo, đo khúc xạ tự động chưa liệt điều tiết, khám mắt, khúc xạ tự động sau liệt điều tiết, khám đáy mắt. Phân tích thống kê trên số liệu khúc xạ tự động sau liệt điều tiết có chỉ số tin cậy R>6. Kết quả: Khảo sát 5112 học sinh của 29 trường trên 4 quận, trong đó 3444 học sinh đủ tiêu chuẩn phân tích thống kê. Tỷ lệ tật khúc xạ chung trong dân số khảo sát là viễn thị 8.1%, cận thị 17.2%. Tỷ lệ viễn thị của học sinh ở cả hai giới giảm từ 14.0% (lớp 1) xuống 0.8% (lớp 10). Tỷ lệ cận thị tăng dần từ 432% (lớp 1) tới 35.4% (lớp 10). Tỷ lệ tật khúc xạ ở từng khối lớp của hai giới không khác biệt.. Trẻ tuổi nhỏ có nguy cơ viễn thị cao hơn (p<0.001) và tuổi lớn có nguy cơ cận thị cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0.001). Giới nữ và vùng nội thành có nguy cơ cận thị cao hơn có ý nghĩa thống kê (p=0.005 và p<0.001). Chỉ có 29% trẻ có tật khúc xạ được chỉnh kính và đa số chưa đạt thị lực tốt. Kết luận: Tỉ lệ tật khúc xạ nhất là cận thị khá cao, đặc biệt ở trẻ lớn và khu vực nội thành là vấn đề quan trọng đáng được xã hội quan tâm. Tật khúc xạ được chỉnh kính đúng và kịp thời sẽ giúp trẻ học tập tốt và tránh nhược thị nên việc theo dõi sát, định kỳ và toàn diện cho tất cả trẻ em là cần thiết. Đây chỉ là kết quả khảo sát bước đầu ở học sinh đầu cấp của các trường trong thành phố, cần có nghiên cứu tiếp tục để đánh giá tiến triển của tật khúc xạ theo thời gian trên đối tượng học sinh của toàn thành phố. Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực có thể khắc phục được. Nếu được phát hiện sớm ở lứa tuổi nhỏ, nhất là đối với những 55 trường hợp tật khúc xạ nặng, thì chức năng thị giác vẫn được bảo tồn. Vấn đề cần thiết của xã hội là phát hiện sớm tật khúc xạ ở lứa tuổi này, tư vấn và điều trị thích hợp cho trẻ, nhằm tránh các trường hợp nhược thị do không được chỉnh khúc xạ đúng lúc, giảm thiểu gánh nặng cho xã hội sau này. Khúc xạ học đường hiện nay đang là vấn đề xã hội quan tâm. Theo một số nghiên cứu tầm soát tật khúc xạ học đường cho thấy tỷ lệ mắc khá cao, đáng báo động cho những người chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Các công trình nghiên cứu này và báo chí trong nước đã có những ảnh hưởng nhất định, làm cho các bậc phụ huynh lo lắng về khả năng dễ bị tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị, của con em mình. Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu chỉ dựa trên một nhóm đối tượng tại một vùng địa lý không đại diện, chưa phản ánh đúng mức tỷ lệ tật khúc xạ học đường trong dân số. Chính vì thế, cần thiết phải có công trình nghiên cứu dựa trên mẫu nghiên cứu mang tính đại diện hơn, để từ đó giúp các nhà quản lý đưa ra chính sách điều chỉnh cụ thể cho vấn đề này. Với mục đích đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tật khúc xạ học đường tại thành phố Hồ Chí Minh, một địa bàn lớn gồm nhiều thành phần dân số và các vùng nội ngoại thành. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ mắc tật khúc xạ học đường và các yếu tố liên quan ở các nhóm học sinh đầu cấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng nghiên cứu: Các học sinh đầu cấp học (lớp 1, 6, 10) tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Cỡ mẫu: Dựa theo phần mềm tính cỡ mẫu cho các khảo sát cộng đồng của Tổ chức Y tế Thế giới (Sample XS, Power and Sample Size calculation PS, Version 1:10:17, WHO) với design effect = 20, sai lầm tối đa là 2.0, ước lượng tỷ lệ tật khúc xạ (dựa theo các nghiên cứu trước) là 22%, chúng tôi tính được cỡ mẫu là 3233. Nếu cộng 10% dự phòng thì cỡ mẫu cuối cùng là 3556 học sinh. Các khảo sát chuẩn bị trước nghiên cứu và cách lấy mẫu: Số liệu quản lý của Sở Giáo Dục và Đào Tạo thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 cho thấy có tổng số 169 960 học sinh đầu cấp. Bảng 1. Tỷ lệ học sinh các lớp đầu cấp tại thành phố Hồ Chí Minh Lớp % Học sinh Lớp 1 49% 81379 Lớp 6 34% 57857 Lớp 10 18% 30724 Tổng số 100% 169960 55 Các quận huyện trong thành phố được phân chia theo vùng dựa trên ước lượng mức sống chung: a. Vùng A: Quận 1,3, 5, 10, 11. b. Vùng B: Quận 4, 6, 8, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình. c. Vùng C: Quận 2, 7, 9, 12, Bình Chánh, Thủ Đức. d. Vùng D: Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè. Tỷ lệ học sinh đầu cấp trong các vùng được thể hiện trên bảng 2 như sau: Bảng 2. Tỷ lệ học sinh các lớp đầu cấp trong từng vùng Vùng % Học sinh Vùng A 27.09% 46044 Vùng B 47.02% 79911 Vùng C 16.19% 27525 Vùng D 9.70% 16480 Tổng số 100.0 % 169960 Chọn ngẫu nhiên mỗi vùng 1 quận đại diện cho vùng đó, được quận 11, Tân Bình, Bình Chánh, Nhà Bè. Với cỡ mẫu 3556 học sinh và theo tỷ lệ học sinh theo 4 vùng như trên, chúng tôi tính được số học sinh cần khảo sát theo vùng như sau: Bảng 3. Tỷ lệ học sinh cần khảo sát ở từng quận Vùng % Học sinh Vùng A (quận 11) 27% 960 Vùng B (Tân Bình) 47% 1671 Vùng C (Bình Chánh) 16% 569 Vùng D (Nhà Bè) 10% 356 Tổng số 100% 3556 Mỗi quận trong từng vùng được phân thành nhiều cụm, mỗi cụm gồm 100 học sinh. Đánh số cụm và chọn ngẫu nhiên số cụm trong vùng cho đủ số học sinh cần khảo sát và theo tỷ lệ cấp lớp như bảng 1. 2. Phương tiện nghiên cứu - Bảng thị lực đèn chữ E - Máy khúc xạ kế tự động cầm tay - Đèn soi bóng đồng tử - Máy đo số kính (lensmeter) - Hộp kính - Đèn pin - Kính lúp - Đèn soi đáy mắt - Thuốc liệt điều tiết Mydriacyl 1% 3. Tiến hành khảo sát Thời gian thực hiện từ 12/2002- 5/2003. Đội điều tra khúc xạ gồm 11 người (2 bác sỹ, 4 kỹ thuật viên khúc xạ, 5 phụ khám). Sau khi đã lấy danh sách học sinh của trường và lớp, đội điều tra 55 tiến hành khảo sát theo qui trình như sau: Học sinh đăng ký khám Đo thị lực không kính, thị lực với kính đang đeo (nếu học sinh có đeo kính), thị lực kính lỗ nếu thị lực không kính ≤ 6/10 và không đeo kính Đo số kính (nếu học sinh có đeo kính) Đo khúc xạ tự động Bác sỹ khám mắt (đánh giá phần trước nhãn cầu, các bộ phận ngoài nhãn, vận nhãn) Nhỏ thuốc liệt điều tiết Đo lại khúc xạ tự động sau liệt điều tiết Đo khúc xạ bằng soi bóng đồng tử Khám đáy mắt 4. Phân tích thống kê: Phân tích số liệu theo phần mềm SPSS 10.5. Chọn các trường hợp có chỉ số tin cậy của khúc xạ kế tự động sau liệt điều tiết R>6. Các qui ước: Dựa theo qui ước các khái niệm trong khảo sát khúc xạ của Tổ chức Y tế Thế giới 6 về tật khúc xạ trẻ em: - độ khúc xạ cầu tương đương (SE: spherical equivalent) = độ cầu + 1/2 độ loạn. - thị lực hiện tại = thị lực không kính nếu trẻ không đeo kính và bằng thị lực kính đang đeo nếu trẻ có đeo kính. - gọi là cận thị nếu khúc xạ cầu tương đương ≥ -0.5D. - gọi là viễn thị nếu khúc xạ cầu tương đương ≥ +2.0 D trở lên - gọi là chính thị nếu khúc xạ cầu tương đương lớn hơn -0.5D và nhỏ hơn +2.0D. - trẻ được xem là cận thị nếu một mắt hoặc cả hai mắt cận thị. - trẻ được xem là viễn thị nếu hai mắt đều viễn thị, hoặc một mắt viễn và mắt kia chính thị. - trẻ được xem là chính thị nếu không có mắt nào cận hoặc viễn. - độ loạn thị được tính nếu giá trị 55 loạn thị từ 0.75D trở lên. Ngoài ra: - vùng nội thành gồm quận 11 và Tân Bình, vùng ngoại thành gồm Bình Chánh và Nhà Bè. - Khoảng tin cậy - CI: Confidence Interval. Biến số phân tích: đánh giá khúc xạ dựa trên kết quả đo khúc xạ tự động sau liệt điều tiết. KẾT QUẢ 1. Dân số nghiên cứu: Tổng số học sinh khảo sát: 5112/29 trường / 4 quận bao gồm 2608 học sinh lớp 1, 1306 lớp 6, 1198 lớp 10. Tuy nhiên chúng tôi chỉ phân tích số liệu nếu chỉ số tin cậy khi đo khúc xạ tự động R > 6, do đó tổng số học sinh đưa vào phân tích là 3444. Trong đó học sinh nam chiếm 47.4% (1634), nữ 52.6% (1810). Tuổi trung bình 10.3 ± 3.8. Học sinh lớp 1 có 1852 em (58.3%), lớp 6 có 737 (21.4%), lớp 10 có 855 (24.8%). Vùng A (Q11): 587 học sinh (17%), B (Tân Bình): 2110 (61.3%), C (Bình Chánh): 511 (14.8%), D (Nhà Bè): 236 (6.9%). Số học sinh có đeo kính 286 chiếm tỷ lệ 8.3%. 2. Thị lực: Bảng 4. Phân bố thị lực Loại thị lực Thị lực không kính n (%) Thị lực đeo kính n (%) Thị lực hiện tại n (%) 2 mắt ≥ 6/10 2946 (85.5) 47 (1.6) 3081 (89.5) 1 mắt ≥ 6/10 148 (4.3) 24 (16.3) 184 (5.3) m¾t thÞ lùc tèt h¬n ≥ 3/10 vµ ≤ 5/10 180 (5.2) 79 (43.9) 141 (4.1) mắt thị lực tốt hơn > 1/10 và < 3/10 92 (2.7) 69 (75.0) 27 (0.8) mắt thị lực tốt hơn ≤ 1/10 78 (2.3) 67 (88.2) 11 (0.3) Tổng số 3444 (100) 286 (8.3) 3444 (100) 2.1. Thị lực không kính: Đa số trẻ có thị lực không kính cả hai mắt từ 6/10 trở lên (85.5%). Số trẻ có thị lực không kính một hoặc cả hai mắt ≤ 5/10 là 498 (14.5%), trong nhóm này, chỉ có 239 (48%) trẻ có đeo kính. Bảy mươi tám (2.3%) trẻ có thị lực hai mắt ≤ 1/10, trong số này có 67 trẻ có đeo kính nhưng có tới 14 trẻ có thị lực 2 mắt sau chỉnh kính <6/10. Trong số 2875 trẻ có thị lực không kính ít nhất một mắt ≥ 8/10 (83.5%) có 2661 trẻ có thị lực không kính 2 mắt ≥ 8/10 (77.3%). 55 2.2. Thị lực hiện tại: 363 (10.5%) trẻ có ít nhất một mắt có thị lực hiện tại ≤ 5/10, trong đó 179 (5.2%) trẻ có thị lực hiện tại hai mắt ≤ 5/10. 3. Tật khúc xạ: Độ cầu tương đương(SE) trung bình Bảng 5. Độ cầu tương đương trung bình SE Cả 2 giới Nam Nữ Mắt phải +0.48 ± 1.33 +0.55 ± 1.27 +0.42 ± 1.38 Mắt trái +0.59 ± 1.32 +0.66 ± 1.27 +0.53 ± 1.36 SE có khuynh hướng chuyển từ viễn sang cận ở cấp lớp (tuổi) lớn hơn (hình 1 và 2). Ở nam, trung bình SE mắt phải là +1.07 ở lớp 1 (6-7 tuổi), +0.06 ở lớp 6 (11-12 tuổi) và -0.28 ở lớp 10 (15- 16 tuổi). Ở nữ, trung bình SE mắt phải là +1.07 ở lớp 1, -0.16 ở lớp 6 và -0.34 ở lớp 10. Mắt trái cũng cho kết quả tương tự. 1 6 10 lop -4.50 -3.00 -1.50 0.00 1.50 3.00 4.50 S E s au li et P 1.07 0.06 -0.28    Hình 1. Trung bình độ cầu tương đương của mắt phải ở nam theo lớp (tuổi) lớp (tuổi) đ ộ c ầ u t ư ơ n g đ ư ơ n g (D ) Nam 55 1 6 10 lop -5.00 -2.50 0.00 2.50 5.00 S E s au li et P 1.07 -0.16 -0.34    Hình 2. Trung bình độ cầu tương đương của mắt phải ở nữ theo lớp (tuổi) Hình 3 trình bày sự phân bố tật khúc xạ cận và viễn của mắt phải ở cả hai giới theo tuổi. ở tuổi lớn hơn, khúc xạ có khuynh hướng chuyển sang ít viễn thị hơn. Hầu hết trẻ lớp 1 có SE trong khoảng từ -1.5D đến +3.0D. Hầu hết trẻ lớp 6 và lớp 10 có SE khoảng ≤ +2.0D. Tỷ lệ đạt chính thị ở mắt phải là 79.3%; viễn thị từ +2 đến <+3D là 4.5%, viễn thị từ +3.0D là 1.1%; cận thị từ -0.5D đến <- 3.0D là 12.2%, cận thị từ -3.0D là 2.9%. Mắt trái cho kết quả tương tự. do cau tuong duong 43210-1-2-3-4 P h a n t ra m 40 35 30 25 20 15 10 5 0 lop lop 1 lop 6 lop 10 Hình 3. Phân bố SE mắt phải của trẻ theo lớp (tuổi) ở cả hai giới. Trị số SE được tính độ cầu tương đương (D) p h ầ n t ră m ( % ) đ ộ c ầ u t ư ơ n g đ ư ơ n g (D ) Nữ Lớp (tuổi) 55 dựa theo khoảng giá trị 0.5D (ví dụ +1 trên trục hoành đại diện cho giá trị SE từ >+0.75D đến ≤ +1.25D). 3. Tỷ lệ tật khúc xạ Bảng 6. Tỷ lệ tật khúc xạ theo từng lớp (tuổi) Lớp Cận thị (%) Viễn thị (%) Tật khúc xạ (%) (cận hoặc viễn) 1 4.3 14.0 18.4 6 28.7 1.6 30.4 10 35.4 0.8 36.2 chung 17.2 8.1 25.3 Tỷ lệ chung trong học sinh: viễn thị 8.1% (95% CI, 7 đến 9%), cận thị 17.2% (95% CI, 16 đến 18%), có tật khúc xạ (cận hoặc viễn) là 25.3%. Trong số trẻ có tật khúc xạ chỉ có 29% có đeo kính, trong đó: - 49.8% thị lực có kính 1 trong 2 mắt <8/10 - 30.6% thị lực có kính cả hai mắt < 8/10 - 36.2% thị lực có kính 1 trong 2 mắt ≤ 5/10 - 14.8% thị lực có kính cả hai mắt ≤ 5/10. Tỷ lệ viễn thị từ +2D trở lên giảm dần theo tuổi: 14.0% ở lớp 1 (95% CI, 12 – 16%), 1.6% ở lớp 6 (95% CI, 1 – 3%) và 0.8% ở lớp 10 (95% CI, 0. – 1%). Ngược lại, tỷ lệ cận thị từ -0.5D trở lên tăng dần theo tuổi: 4.3% ở lớp 1 (95% CI, 3 – 5%), 28.7% ở lớp 6 (95% CI, 25 – 32%) và 35.4% ở lớp 10 (95% CI, 32 – 39%). (Bảng 6) Hình 4 trình bày tỷ lệ tật khúc xạ ở nam và nữ theo cấp lớp (tuổi). Tỷ lệ viễn thị ở nam lớp 1 là 14.2% (95% CI, 12 - 16%), lớp 6 là 2.2% (95% CI, 1 – 4%), lớp 10 là 1.0% (95% CI, 0. – 2%). Tỷ lệ viễn thị chung ở nam là 8.7%. Tỷ lệ viễn thị ở nữ lớp 1 là 13.9% (95% CI, 12 – 16%), lớp 6 là 1.2% (95% CI, 0. – 2%), lớp 10 là 0.6% (95% CI, 0. – 1%). Tỷ lệ viễn thị chung ở nữ là 7.6%. Tỷ lệ cận thị ở nam lớp 1 là 4.2% (95% CI, 3 – 6%), lớp 6 là 25.2% (95% CI, 20 – 30%), lớp 10 là 33.7% (95% CI, 29 – 38%). Tỷ lệ cận thị chung ở nam là 15.3%. Tỷ lệ cận thị ở nữ lớp 1 là 4.4% (95% CI, 3 – 6%), lớp 6 là 31.5% (95% CI, 27 – 36%), lớp 10 là 36.9% (95% CI, 32 – 41%). Tỷ lệ cận thị chung ở nữ là 18.9%. 55 4.2 25.2 33.7 4.4 31.5 36.9 14.2 2.2 1 13.9 1.2 0.60 5 10 15 20 25 30 35 40 lớp 1 lớp 6 lớp 10 Lớp (tuổi) P h ần t ră m nam - cận thị nữ - cận thị nam - viễn thị nữ - viễn thị Hình 4. Tỷ lệ tật khúc xạ ở nam và nữ theo cấp lớp (tuổi) 4. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tật khúc xạ: Phân tích hồi quy đa biến cho thấy: - Học sinh tuổi càng nhỏ có nguy cơ viễn thị cao hơn (Pearson Chi-square p < 0.001), học sinh lớn có nguy cơ cận thị cao hơn (Pearson Chi-square p < 0.001). - Nữ có nguy cơ cận thị cao hơn nam (Pearson Chi-square p = 0.005), nguy cơ viễn thị không khác biệt có ý nghĩa thống kê (Pearson Chi-square p = 0.237). - Vùng nội thành có nguy cơ cận thị cao hơn (Pearson Chi-square p < 0.001), nguy cơ viễn thị không khác biệt có ý nghĩa thống kê (Pearson Chi-square p = 0.965). 5. Loạn thị: Bảng 7 trình bày tỷ lệ loạn thị ở mắt phải và trái. Tỷ lệ loạn thị ở mắt phải là 35.2% và mắt trái là 34.8%. Bảng 7. Tỷ lệ loạn thị Độ loạn (D) Mắt phải (%) Mắt trái (%) < 0.75 2230 (64.8) 2232 (65.1) ≥ 0.75 ®Õn < 2.00 1090 (31.6) 1084 (31.6) ≥ 2.00 124 (3.6) 111 (3.2) Tæng céng 3444 100.0) 3427 (100.0) Liên quan loạn thị mắt phải và mắt trái với các yếu tố: phân tích đa biến cho thấy loạn thị mắt phải và trái ở học sinh liên quan có ý nghĩa thống kê với tuổi (p < 0.001) và ở vùng nội thành (p < 0.001), nhưng không liên quan với giới tính (p = 0.823 mắt phải và p = 0.737 mắt trái). 6. Bệnh lý nhãn cầu: Trong số các học sinh khảo sát, 97.98% không có bệnh lý gì, 0.6% quặm mi dưới một hoặc hai mắt không gây 55 biến chứng, 1.36% có biểu hiện hột kết mạc một hoặc hai mắt, 2 trường hợp (0.06%) đục giác mạc nhẹ ở một mắt tuy nhiên thị lực không kính vẫn tốt (một trường hợp mắt phải thị lực không kính 8/10 và SE sau liệt điều tiết là -0.125D; một trường hợp thị lực không kính 10/10). BÀN LUẬN 1. Phương pháp khảo sát khúc xạ: Nghiên cứu của chúng tôi dùng phương pháp đo khúc xạ tự động sau liệt điều tiết để khảo sát khúc xạ. Đây là phương pháp đo khúc xạ khách quan rất nhanh, không cần kỹ năng thao tác phức tạp, không cần thời gian huấn luyện thao tác lâu, là phương pháp khả thi khảo sát khúc xạ trong cộng đồng. Các phương pháp đo khúc xạ khác như đo khúc xạ chủ quan với hộp kính thử hoặc đo khúc xạ khách quan với soi bóng đồng tử đều cần kỹ thuật viên có kinh nghiệm, thời gian đo lâu hơn rất nhiều, là cách ít phù hợp với hoàn cảnh của chúng tôi hiện nay. Mặt khác, công trình nghiên cứu của Phan Hồng Mai và cộng sự tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh khảo sát các phương pháp đo khúc xạ cho thấy khúc xạ tự động liệt điều tiết có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, tương quan tốt với khúc xạ chủ quan và khúc xạ khách quan với soi bóng đồng tử.1 Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy khúc xạ tự động liệt điều tiết và khúc xạ khách quan soi bóng đồng tử tương quan tốt.5,7 2. Tỷ lệ tật khúc xạ so với các nghiên cứu khác: Các nghiên cứu khúc xạ trẻ em ở Nepal, New Dehli, Chile cho tỷ lệ cận thị <8%.4,5,7 Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả khá cao 17.2%. Sự khác biệt về tần suất có thể do khác biệt về chủng tộc, yếu tố di truyền và môi trường sống. Tỷ lệ cận thị học đường trong nghiên cứu của chúng tôi cỏ vẻ tương đồng với kết quả khảo sát trong dân số ở Trung Quốc8, là nước châu á có nhiều yếu tố chủng tộc như chúng ta, là nơi vẫn được coi là có tỷ lệ cận thị cao trên thế giới. Nghiên cứu khác của các tác giả trong nước cũng cho tỷ lệ cận thị thấp, có thể do khác biệt về vùng địa lý, các tập quán sinh hoạt khác nhau. Tuy nhiên cũng khó so sánh với các nghiên cứu này vì các nghiên cứu tiến hành không thống nhất nhau. Bảng 8. So sánh với các nghiên cứu khác Tác giả Nơi khảo sát % viễn thị % cận thị Pokharel GP và cs Nepal 1.4 – 2.1 1.2 55 Murphy GVS và cs New Dehli 7.4 – 7.7 7.4 Maul E và cs Chile 16.3 – 19.3 6.8 – 7.3 Zhao J và cs Trung Quốc 2.7 – 3.5 16.2 – 21.6 Nguyễn Thanh Sơn Huế 2.7 Vũ Quang Dũng Thái Nguyên 5.2 Trần Hải Yến và cs TP HCM 8.1 17.2 3. Liên quan giữa tật khúc xạ và các yếu tố khác: Nghiên cứu này, cũng như các nghiên cứu khác, đều cho thấy mối liên quan giữa tuổi và tỷ lệ tật khúc xạ: trẻ tuổi càng nhỏ thì nguy cơ viễn thị cao hơn và trẻ tuổi lớn có nguy cơ cận thị cao hơn.4,5,7,8 Giới nữ có nguy cơ cận thị cao hơn như kết quả khảo sát ở Trung Quốc.8 Tuy nhiên viễn thị không liên quan có ý nghĩa với giới tính. Nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy vùng nội thành có tỷ lệ cận thị cao hơn hẳn vùng ngoại ô. Điều này phù hợp với những cảnh báo lâu nay về hậu quả của chương trình học nặng nhọc mang tính cạnh tranh cao của trẻ ở nội thành. Ngoài ra, trẻ ở các quận trung tâm thường được tiếp xúc với máy vi tính, các trò chơi điện tử, truyền hình có thể cũng là yếu tố thúc đẩy mắt dễ cận thị hơn. 4. Vấn đề chỉnh kính cho trẻ: Các trẻ em có tật khúc xạ chưa được phát hiện và hướng dẫn điều chỉnh khúc xạ đúng mức: chỉ có 29% trẻ có tật khúc xạ đã được chỉnh kính, trong đó 30% trẻ được chỉnh kính có thị lực kính hai mắt chưa đạt mức bình thường (thị lực <8/10) và 80% có thị lực kính ít nhất một mắt chưa đạt bình thường. Vì vậy cần thiết phải có chương trình chăm sóc mắt cho trẻ ở lứa tuổi học đường, nhằm phát hiện sớm và điều trị tật khúc xạ, tư vấn quá trình theo dõi tiến triển tật khúc xạ theo thời gian để điều chỉnh quang học cho trẻ kịp thời. KẾT LUẬN Nghiên cứu khúc xạ học đường ở các học sinh đầu cấp ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: 1. Tỷ lệ cận thị 17.2% 2. Tỷ lệ viễn thị 8.1% 3. Tỷ lệ có tật khúc xạ là 25.3% 4. Tỷ lệ có loạn thị 35.2% ở mắt phải và 34.8% ở mắt trái 5. Trẻ tuổi nhỏ nguy cơ viễn thị và loạn thị cao hơn, trẻ lớn nguy cơ cận thị cao hơn. 6. Giới nữ nguy cơ cận thị cao hơn. 7. Vùng nội thành nguy cơ cận thị và loạn thị cao hơn. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PHAN HỒNG MAI, TRẦN HOÀI LONG, TRẦN THỊ PHƯƠNG THU. Khảo sát các phương pháp đo khúc xạ tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. Y học thành phố Hồ Chí Minh 2003; tập 7 (số 3 năm 2003): 46-49. 2. NGUYỄN THANH SƠN và cộng sự. Khảo sát tật khúc xạ trong học sinh phổ thông cơ sở và một số các yếu tố dịch tễ của cận thị học đường ở thành phố Huế - niên khóa 1988-1999. Nội san Nhãn khoa 2002; 6: 109-115. 3. VŨ QUANG DŨNG, NÔNG THANH SƠN, ĐỒNG NGỌC ĐỨC và cộng sự. Nghiên cứu thực trạng bệnh cận thị học đường và mối liên quan với một số yếu tố nguy cơ tại thành phố Thái Nguyên và huyện Đồng Hỷ. Nội san Nhãn khoa 2002; 7: 89-98. 4. MAUL E., BARROSO S., MUNOZ SR., et al. Refractive error study in children: results from la Florida, Chile. Am. J. Ophthalmol. 2000; 129: 445-454. 5. MURPHY GVS., GUPTA SK., ELLWEIN LB., et al. Refractive error study in children in an Urban population in New Delhi. Invest Ophthalmol Vis Sci 2002;43:623-631. 6. NEGEL AD., MAUL E., POKHAREL GP., et al. Refractive error study in children: sampling and measurement methods for a multi-country survey. Am. J. Ophthalmol. 2000; 129: 421-426. 7. POKHAREL GP., NEGREL AD., MUNOZ SR., et al. Refractive error study in children: results from Mechi zone, Nepal. Am. J. Opthalmol. 2000; 129: 436-444. 8. ZHAO J., PAN X., SUI R., et al. Refractive error study in children: results from Shunyi district, China. Am. J. Opthalmol. 2000; 129: 427-435.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_ket_qua_khao_sat_khuc_xa_o_hoc_sinh_dau_cap_tai_thanh.pdf
Tài liệu liên quan