Tìm hiểu nhóm từ chỉ hoạt động tư duy trong Tiếng Việt

Tài liệu Tìm hiểu nhóm từ chỉ hoạt động tư duy trong Tiếng Việt: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 66 (6/2019) No. 66 (6/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 37 TÌM HIỂU NHÓM TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TƯ DUY TRONG TIẾNG VIỆT Approaching the words denoting cognitive activity in Vietnamese language SV. Nguyễn Thị Thanh Phương Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Là một trong những hoạt động cơ bản và phổ biến, tư duy biểu thị quá trình nhận thức của con người. Trong cuộc sống, người ta đã sử dụng ngôn ngữ để chuyển hóa những vấn đề tư duy được từ bên trong ra bên ngoài. Những từ biểu thị tư duy và hoạt động tư duy như biết, nghĩ, hiểu, nghi ngờ, sợ (là), nhớ, quên, nhận ra (rằng), tìm ra (rằng) phản chiếu quá trình con người đã chuyển hóa các vấn đề được tư duy qua phương tiện ngôn ngữ một cách tinh tế và phong phú. Trong bài viết này, chúng tôi khảo sát, phân tích đặc điểm cấu tạo từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ ph...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu nhóm từ chỉ hoạt động tư duy trong Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 66 (6/2019) No. 66 (6/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 37 TÌM HIỂU NHÓM TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TƯ DUY TRONG TIẾNG VIỆT Approaching the words denoting cognitive activity in Vietnamese language SV. Nguyễn Thị Thanh Phương Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Là một trong những hoạt động cơ bản và phổ biến, tư duy biểu thị quá trình nhận thức của con người. Trong cuộc sống, người ta đã sử dụng ngôn ngữ để chuyển hóa những vấn đề tư duy được từ bên trong ra bên ngoài. Những từ biểu thị tư duy và hoạt động tư duy như biết, nghĩ, hiểu, nghi ngờ, sợ (là), nhớ, quên, nhận ra (rằng), tìm ra (rằng) phản chiếu quá trình con người đã chuyển hóa các vấn đề được tư duy qua phương tiện ngôn ngữ một cách tinh tế và phong phú. Trong bài viết này, chúng tôi khảo sát, phân tích đặc điểm cấu tạo từ vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp của nhóm từ chỉ hoạt động tư duy. Qua đó khám phá ý nghĩa, vai trò của nhóm từ này trong hệ thống từ vựng, đồng thời nêu lên được đặc điểm về mối quan hệ giữa đặc trưng văn hóa, ngôn ngữ và hoạt động tư duy của người Việt. Từ khóa: đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa, hoạt động tư duy, ngữ pháp, tiếng Việt, văn hóa ABSTRACT Being basic and unique to human beings, cognitive activity possesses spiritualistic characteristics and is conveyed through languages. Words that represent rational cognition or processes related to rationality such as: know, think, understand, doubt, be afraid, remember, forget, realize (that), find (that), etc. can reflect the process by which human beings have transformed cognitive activities in diversified and delicate manners through linguistic tasks. In this article, we have analysed the structure and semantic characteristics of the words denoting cognitive activity as well as investigated the meaning and role of this group of words in Vietnamese vocabulary system. From that, these achievements of this study will helps us come to the findings of the relationship among culture, language and the concepts of thinking of Vietnamese people. Keywords: semantic and grammar characteristics, cognitive activity, the lexical, Vietnamese language, culture 1. Đặt vấn đề Là “giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí” (Hoàng Phê, 2003, p.1070), tư duy được nhìn nhận như một trong những hoạt động cơ bản và phổ biến, biểu thị quá trình nhận thức của con người. Do có tính tinh thần và hoàn toàn trừu tượng, tư duy cần nhờ vào phương tiện ngôn ngữ để được truyền tải ra bên ngoài. Những từ ngữ biểu Email: phuongkoo@gmail.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 38 thị các khái niệm và hoạt động tư duy như biết, nghĩ, hiểu, nghi ngờ, sợ (là), nhớ, quên, nhận ra (rằng), tìm ra (rằng)trở thành một trong những lớp từ ngữ quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi dân tộc. Chúng không chỉ phản chiếu quá trình con người đã chuyển hóa các vấn đề được nhận thức qua phương tiện ngôn ngữ một cách tinh tế và phong phú, mà còn hé lộ bản sắc văn hóa và cuộc sống tinh thần của từng cộng đồng bản ngữ. Việc hiểu được những nét nghĩa và sử dụng được một cách thuần thục nhóm từ chỉ hoạt động tư duy là một trong những bằng chứng về sự thuần thục ngôn ngữ và cách giao tiếp tinh tế hơn với xã hội. Trong bài viết này, dựa trên sự khảo sát và phân tích các ngữ liệu thuộc nguồn Từ điển tiếng Việt cùng một số các tác phẩm văn học tiêu biểu, chúng tôi tìm hiểu các đặc điểm về cấu tạo, về ngữ nghĩa và về từ loại của các từ thuộc nhóm từ chỉ hoạt động tư duy trong tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu giúp chúng ta hiểu sâu hơn về nhóm từ này, đồng thời góp phần giúp cho những ai đang tìm hiểu về tiếng Việt sẽ thuận lợi hơn trong việc nắm vững các đặc điểm của chúng, từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sử dụng từ cho phù hợp các ngữ cảnh trong giao tiếp hằng ngày. 2. Tìm hiểu đặc điểm của nhóm từ chỉ hoạt động tư duy trong tiếng Việt trên các phương diện: cấu tạo từ vựng, ngữ nghĩa và từ loại 2.1. Dẫn nhập Trong các công trình nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học như Nguyễn Kim Thản (1977), Đỗ Hữu Châu (2005), Cao Xuân Hạo (2007), nhóm từ chỉ hoạt động tư duy được gọi bằng các thuật ngữ khác nhau như nhóm động từ chỉ cảm nghĩ – nói năng, nhóm từ chỉ hoạt động trí tuệ, hay là nhóm các vị từ nhận thức nói năng. Để triển khai việc nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn khảo sát dựa trên các nguồn tư liệu sau đây: Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê); Tuyển tập tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (Vũ Ngọc Phan); các tác phẩm văn học Việt Nam tiêu biểu bao gồm Truyện Kiều (Nguyễn Du), Cung Oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Số Đỏ (Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao), Thi Nhân Việt Nam (Hoài Thanh – Hoài Chân), Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh), Ăn Mày Dĩ Vãng (Chu Lai). Đối với các tác phẩm văn học, chúng tôi lựa chọn khảo sát ngẫu nhiên trên 1045 trang văn bản có độ dài khoảng từ 20 đến dòng 40 (đối với thể loại thơ), từ 300 đến dòng 9365 (đối với thể loại tiểu thuyết) và từ 15 đến 6732 dòng (đối với truyện ngắn). Việc lựa chọn khảo sát số lượng mẫu lớn như vậy là nhằm mục đích để có được số lượng ngữ liệu phong phú, đa dạng cho phép có được kết quả nghiên cứu đáng tin cậy và đảm bảo tính khoa học. Đối với hệ thống ngữ liệu tiếng Anh, nguồn tài liệu chính được rút ra từ Từ điển Oxford Advanced Learner's Dictionary, thêm vào đó là từ điển Oxford Dictionary of Idioms để có được những cứ liệu phong phú hơn. Thông qua việc khảo sát Từ điển tiếng Việt (2003) của Hoàng Phê với 39.924 mục từ, chúng tôi đã thống kê được tiếng Việt có 110 từ chỉ hoạt động tư duy, chiếm 0.26% vốn từ vựng được phản ánh bao gồm: 95 từ có nghĩa gốc chỉ hoạt động tư duy (chiếm 86%) và 15 nhóm từ có nghĩa phái sinh chỉ hoạt động tư duy (chiếm 14%). Số lượng từ này có thể còn nhiều hơn nếu tính thêm các từ mang nét nghĩa NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 39 trung gian chỉ trạng thái quá trình hay tương đồng về nghĩa như nhận thức. Và trong số 110 từ chỉ hoạt động tư duy đã thống kê được qua khảo sát, tám từ biết, nhớ, nghĩ, hiểu, tin, am tường và đoán là những từ có tần số xuất hiện cao nhất. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng thống kê sau đây: Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng từ chỉ hoạt động tư duy trong tiếng Việt (từ nguồn cứ liệu Từ điển tiếng Việt) Nhóm từ chỉ hoạt động tư duy Tiêu chí phân loại Số lượng Tỉ lệ Ví dụ Từ có nghĩa gốc chỉ hoạt động tư duy 95 86% Am hiểu, am tường, biết, tin nghĩ Từ có nghĩa phái sinh chỉ hoạt động tư duy 15 14% Chắc, ghi nhớ, sành sỏi, dự trù Tổng cộng 110 100% Kết quả thống kê, khảo sát và phân loại theo các tiêu chí về cấu tạo từ vựng, về từ loại và về ngữ nghĩa cho thấy nhóm từ chỉ hoạt động tư duy trong tiếng Việt có những đặc điểm như sau: 2.2. Về đặc điểm cấu tạo từ vựng Xét về mặt cấu tạo từ vựng, trong 110 từ chỉ hoạt động tư duy đã thống kê được, chúng tôi phân loại thấy từ đơn chiếm 26% và từ phức chiếm 74%. Trong nhóm từ phức, từ láy chiếm 23% còn từ ghép chiếm 77%. Về cấu tạo, nhóm từ chỉ hoạt động tư duy trong tiếng Việt được chia thành hai loại, đó là từ đơn và từ phức. Mặc dù chỉ chiếm số lượng ít hơn khoảng (26%) từ phức, nhưng từ đơn có tầm quan trọng với việc chỉ hoạt động tư duy trong tiếng Việt. Từ đơn góp phần tạo nên nhiều từ mới, làm cho nhóm từ này trở nên phong phú, mang nhiều ý nghĩa biểu thị cho những hoạt động tinh thần trừu tượng của con người. Từ phức chiếm khoảng 74% bao gồm cả từ láy và từ ghép. Khi chỉ hoạt động tư duy, từ phức sẽ làm tăng sắc thái biểu cảm cho người sử dụng, đồng thời tạo nên sự phong phú về mặt ngữ nghĩa và số lượng từ chỉ hoạt động tư duy. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 40 Biểu đồ 2.1. Biểu đồ biểu thị số lượng các kiểu cấu tạo từ của nhóm từ chỉ hoạt động tư duy trong tiếng Việt theo Từ điển tiếng Việt Từ phức, được chia thành nhóm từ láy và nhóm từ ghép bao gồm ghép đẳng lập và ghép chính phụ. Cả từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ đều xuất hiện nhiều trong cuộc sống hằng ngày và trong sáng tác văn học (kể cả trong văn viết và văn nói). Việc xuất hiện nhiều từ hoặc cụm từ phái sinh theo phương thức ghép không chỉ làm phong phú thêm vốn từ vựng mà còn làm tăng sắc tố biểu thị trạng thái của người nói, người viết. Với các dạng thức ghép chính phụ, từ ngữ chỉ hoạt động tư duy hiện lên một cách rõ nét và cụ thể hơn, làm tăng sắc thái diễn đạt của từ. Ví dụ: từ đoán khi phái sinh theo phương thức chính phụ ta thấy mức độ diễn đạt của từ đã tăng dần mức độ, như so với đoán thì đoán chừng diễn đạt được mức độ của việc suy đoán chắc chắn hơn, có nhiều căn cứ hơn; và ngược lại với đoán mò hay đoán già đoán non việc suy đoán có phần mơ hồ thiếu căn cứ hơn. Khi phái sinh theo phương thức chính phụ nét nghĩa của từ trở nên rõ ràng hơn, đồng thời nó cũng làm tăng sắc thái của hoạt động tư duy như trong từ nghĩ với các nét nghĩa phái sinh nghĩ ngợi, nghĩ nát óc; người đọc người nghe sẽ cảm nhận được mức độ khó khăn của một vấn đề khi suy nghĩ. Từ chỉ hoạt động tư duy còn phái sinh theo phương thức láy bao gồm láy hoàn toàn và láy bộ phận. Khi láy bộ phận từ chỉ hoạt động tư duy thường láy phụ âm đầu. Từ láy sẽ làm tăng (giảm) sắc thái về các sự vật, sự việc mà chủ thể đang tư duy. 2.3. Về đặc điểm ngữ nghĩa Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động tư duy trong tiếng Việt được chia thành các trường từ vựng khác nhau, gồm khả năng thông hiểu, khả năng tập trung đến hoạt động tư duy, mức độ hoạt động của tư duy, và chỉ khả năng tư duy vấn đề. Xét về cấu trúc ngữ nghĩa, nhóm từ này có thể phân chia thành: những từ chỉ hoạt động tư duy mang nét nghĩa đánh giá hoạt động và những từ chỉ hoạt động tư duy không mang NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 41 nét nghĩa đánh giá hoạt động. Các từ chỉ hoạt động tư duy mang nét nghĩa thông hiểu được chia thành hai nhóm thông hiểu ít và thông hiểu nhiều. Ví dụ: am hiểu, am tường khác với mù mờ, mù tịt. Khi chỉ khả năng chú tâm đến hoạt động, nhóm từ chỉ hoạt động tư duy sẽ mang nét nghĩa chú tâm nhiều hay ít đến hoạt động tư duy. Khi nói đến mức độ của hoạt động tư duy thì sẽ nói đến trạng thái hoạt động của hoạt động tư duy như nghiền ngẫm, suy ngẫm.v.v. Sau cùng là đánh giá khả năng tư duy vấn đề, trong trường hợp này sẽ đánh giá mức độ tư duy vấn đề thông thạo, thạo hay tinh thông. Ngoài ra, còn có những từ chỉ hoạt động tư duy phải đi kèm với các tính từ khác chỉ mức độ hoạt động thì mới đánh giá được hoạt động tư duy của chúng. Trong nhóm từ không mang nét nghĩa đánh giá hoạt động, chia thành nhiều nhóm từ khác nhau, thông thường là từ chỉ hoạt động tư duy đi kèm với một tính từ đi liền ngay sau nó. Trong nhóm từ này có một số từ mang ý nghĩa sử dụng đặc trưng như nghĩ, biết, hiểu, tin, tưởng, và đoán. Nghĩ là động từ mang nét nghĩa đặc trưng nhất của hoạt động tư duy; theo Từ điển tiếng Việt, nghĩ chính là vận dụng trí tuệ vào những gì đã nhận biết được, rút ra nhận thức mới để có ý kiến, sự phán đoán, thái độ. Bên cạnh đó nó còn mang ý nghĩa là suy nghĩ về những vấn đề đã có trong tâm trí, nhớ đến, tưởng đến; hay biểu thị một trạng thái, nhận thức, ý kiến sau khi đã suy nghĩ. Đối với hai động từ biết và hiểu, ngoài những ý nghĩa riêng biệt chúng còn có chung một miền ý nghĩa giống nhau: trong một số trường hợp, khi thay động từ này bằng động từ kia thì nó vẫn giữ nguyên vẹn ý nghĩa mà chủ thể muốn trình bày. Đối với từ tin, theo Từ điển tiếng Việt: tin nghĩa ban đầu là nhận định một sự vật, sự việc nào đó là có thật; ở nghĩa thứ hai tin chính là sự chấp nhận những điều mà một người nào đó tuyên bố hay trình bày; trong trường hợp thứ ba, tin mang nghĩa là hi vọng vào một cái gì đó và ở đây tin có sự xen cảm xúc và ý chí, tư duy và cảm giác. Đối với từ tưởng, theo Từ điển tiếng Việt là nghĩ đến một cách cụ thể với tình cảm ít nhiều thiết tha. Một trường hợp đặc biệt của tưởng nữa đó là dùng trong khẩu ngữ như Việc ấy tưởng cũng dễ thôi chỉ khả năng suy đoán của chủ thể. Ngoài ra, giữa tưởng, ngờ và ngỡ còn mang nét nghĩa giống nhau trong một số trường hợp như có ý nghĩ như thế nào đó khi sự thật không phải như thế, nhưng vì không kịp suy xét mà đã nhầm hay vì quá bất ngờ nên không dám tin (Ví dụ: tôi ngỡ/ngờ/tưởng như vậy mà không phải vậy). Bên cạnh đó, chúng tôi còn khảo sát từ thấy, bởi đây cũng là một từ khá phổ biến thuộc nhóm từ chỉ hoạt động tư duy trong tiếng Việt. Thấy vốn là từ có nghĩa gốc ban đầu để chỉ hoạt động liên quan đến thị giác đã được người Việt chuyển liệu và sử dụng để chỉ sự hiểu ra, nghiệm ra, nhận ra, biết được đánh giá về một sự vật hiện tượng nào đó; hoặc chỉ sự nhận thức được một vấn đề nào đó đúng hay sai, diễn ra như thế nào. Như vậy, từ chỉ hoạt động tư duy có thể không chỉ có một nghĩa duy nhất mà nó còn mang nhiều nét nghĩa khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Đây cũng chính là điều tạo nên nét phong phú không chỉ cho nhóm từ chỉ hoạt động tư duy trong tiếng Việt nói riêng mà còn cho cả hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung. Khi đối chiếu với tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy có những điểm tương đồng và khác biệt thú vị trong sự biểu thị của nhóm SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 42 từ này giữa hai ngôn ngữ. Khi muốn trình bày suy nghĩ của mình về một vấn đề hay sự việc cụ thể, người Việt thường dùng cụm từ Tôi nghĩ/Tôi nghĩ rằng (là). Người Anh cũng có những đặc điểm tương tự khi dùng cấu trúc I think/ I think that để trình bày ý kiến chủ quan hay suy nghĩ của người nói ở hiện tại. Ví dụ: I think (that) this is a famous film. Ngoài ra I think còn được sử dụng để đưa ra yêu cầu hay ra lệnh cho một ai đó. Ví dụ: I need you to think of a situation (Tôi cần anh nghĩ ra một tình huống). Ngoài ra cấu trúc này còn có thể xuất hiện ở mọi vị trí trong câu, không nhất thiết là vị trí đầu câu như trong tiếng Việt. Ví dụ: He was trying to think what to do. Trong tiếng Việt, khi nói về những vấn đề đã suy nghĩ xong, người ta thường chêm xen các hư từ đã, rồi. Ngược lại, trong tiếng Anh sẽ không có những từ chêm xen này mà thay vào đó sẽ có sự thay đổi về hình thái của từ như think – thought. Nếu sau động từ think chúng ta thêm các giới từ (of hoặc about) think of hoặc think about thì động từ think trong trường hợp này sẽ mang nét nghĩa khác biệt: Think of: thường mang nét nghĩa là tưởng tượng Think about: thường mang nét nghĩ là cân nhắc, suy nghĩ. Ngữ nghĩa của động từ nghĩ trong tiếng Anh và tiếng Việt có nét giống nhau ở điểm cùng mang nghĩa “suy nghĩ, ngẫm nghĩ”. Điều này được thể hiện qua bảng so sánh sau: Bảng 2.2. So sánh ngữ nghĩa của động từ Think trong tiếng Anh và Nghĩ trong tiếng Việt Tiêu chí so sánh Think Nghĩ Ví dụ Nghĩ/suy nghĩ/ngẫm nghĩ x x I think it is important to learn English. Tôi nghĩ điều quan trọng là học tiếng Anh. Đánh giá x x I didn't think much of her latest book. Tôi không nghĩ nhiều về cuốn sách của cô ấy. Tưởng tượng x x I shouldn't think of doing such a thing. Tôi không thể tưởng tượng có thể làm một việc như thế Dự định x x I'm too tired to walk home. I think I will get a taxi. Tôi rất mệt không thể đi bộ về nhà được. Tôi nghĩ tôi sẽ bắt một chiếc taxi. Khi đối sánh ngữ nghĩa của các động từ know, understand trong tiếng Anh và hiểu, biết trong tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy về cơ bản giữa chúng có mối quan hệ ngữ nghĩa giống nhau. Trong tiếng Anh khi nói về việc biết, hiểu biết cái gì người ta thường dùng know (to know about something – biết về cái gì). Ví dụ: Anna knows at least three languages. (Anna biết ít nhất ba ngôn ngữ) Để chỉ sự hiểu biết rõ về cái gì thân thuộc địa danh, con người, vùng đất, người Anh thường dùng cấu trúc: to know something. Ví dụ: I know Paris well (Tôi biết rõ về Paris) 2.4. Về đặc điểm từ loại Xét về mặt từ loại, hầu hết các từ thuộc nhóm từ chỉ hoạt động tư duy là động từ, một số nhỏ vừa là tính từ vừa là động từ. Chúng ta thấy rằng, tư duy là hoạt NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 43 động tinh thần mang tính trừu tượng, khái quát của con người, mà động từ chính là từ loại có khả năng chuyển tải hết những ý nghĩa của chúng; do vậy việc hầu hết các từ thuộc nhóm từ này là động từ là tất yếu. Xét về khả năng kết hợp, nhóm từ này có khả năng kết hợp rất đa dạng và phong phú. Chúng có thể kết hợp với phụ tố đứng trước chỉ sự tiếp diễn tương tự của hoạt động: kết hợp với các phụ tố chỉ mức độ rất, hơi, quá để chỉ mức độ hoạt động của tư duy; kết hợp với phụ tố chỉ thời gian đã, mới, đang, vừa mang ý nghĩa biểu thị thời thì của hoạt động tư duy; kết hợp với phụ tố chỉ sự khẳng định phủ định chẳng, chửa, không.v.v. Ngoài ra, nhóm từ này còn có thể kết hợp với phụ tố đứng sau bao gồm cụm từ cụm danh từ; động từ cụm động từ; kết cấu Chủ-Vị; phụ tố chỉ kết quả ra; phụ tố chỉ sự tự lực lấy; phụ tố chỉ sự hoàn thành rồi. Đối với các phụ tố lấy, ra, rồi, tùy ngữ cảnh cụ thể từ chỉ hoạt động tư duy sẽ thể hiện những ý nghĩa khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh. Trong đó, ta thấy rằng việc kết hợp với các phụ tố đứng sau tạo nên sự đa dạng về số lượng, cấu tạo và ý nghĩa của nhóm từ này. Xét về chức năng, vai trò chính của nhóm từ này trong câu chính là làm vị ngữ. Bên cạnh đó chúng còn đảm nhiệm các vai trò khác như bổ ngữ, trạng ngữ hay chủ ngữ trong câu. Để hiểu rõ thêm về nhóm từ chỉ hoạt động tư duy trong tiếng Việt, khi khảo sát, chúng tôi còn liên hệ với tiếng Anh với mong muốn khám phá thêm những nét đặc trưng riêng của nhóm từ này trong hai ngôn ngữ. Khi nói về những suy nghĩ, trình bày ý kiến về những vấn đề tư duy thì giữa tiếng Việt và tiếng Anh cũng có những nét tương đồng với nhau. Động từ Think trong tiếng Anh thường mang nét nghĩa là “suy nghĩ, ngẫm nghĩ”, đây là nét nghĩa đầu tiên của nó gần như tương đồng với tiếng Việt. Bên cạnh đó, những từ chỉ trạng thái tinh thần, hoạt động tư duy mà chúng tôi khảo sát được cũng có nét nghĩa gần như tương đương với tiếng Việt như: assume, consider, determine, expect, feel, guess, judge, realize, see, take, understand, comprehend, conceive, conclude, credit, deem, envisage, envision, esteem, fancy, feature, foresee, gather, hold, image, imagine, presume, project, reckon, regard, sense, suppose, surmise, suspect, vision, visualize, be convinced, và plan for được sử dụng với những cấu trúc quen thuộc: I think (Tôi nghĩ), I believe (tôi tin), I guess (tôi đoán) hay I understand (tôi hiểu). Tuy nhiên, khi xét về cấu trúc ngữ pháp giữa chúng vẫn có những nét khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm loại hình ngôn ngữ và sự tiếp nhận ngôn từ, thói quen sử dụng của người bản xứ. Những khác biệt đó thể hiện ở những đặc điểm sau: Về phương thức cấu tạo từ: Tiếng Việt là loại hình ngôn ngữ đơn lập, từ không biến đổi hình thái, quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ, còn tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, từ biến đổi hình thái để diễn tả quan hệ ngữ pháp trong câu. Do vậy, trong tiếng Việt, từ chỉ hoạt động tư duy có cấu tạo từ đơn hay từ phức (theo phương thức ghép và phương thức láy) thường có những kiểu dạng như tin tưởng, tưởng tượng, nghi ngờ còn trong tiếng Anh, các từ này lại thường được cấu tạo theo các cấu trúc SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 66 (6/2019) 44 - Think + able (theo cấu trúc V + able) sẽ làm xuất hiện một tính từ mới mang ý nghĩa mới đó là “Có thể nghĩ ra được”; - Hay thinking (theo cấu trúc V + ing) sẽ làm xuất hiện một danh động từ được xem là danh từ mang ý nghĩa “Chỉ quá trình suy nghĩ về một sự vật, hiện tượng nào đó” hoặc “ý kiến, ý tưởng về một sự vật nào đó”. Ví dụ: I 'm thinking. (Tôi đang suy nghĩ) Tương tự, ta có một từ như sau: Understand + ably → Understandably (dễ hiểu/có thể hiểu được) She was understandably annoyed (Cô ta bực mình là điều có thể hiểu được). Comprehend + ible → Comprehensible (có thể hiểu được) The book is comprehensible only to specialists. (Cuốn sách chỉ có các chuyên gia mới hiểu nổi.) Conceive + ate → Concentrate (tập trung) I always concentrate on working. (Tôi luôn tập trung làm việc.) 3. Kết luận Thông qua khảo sát, chúng tôi đã tìm ra được những đặc điểm cấu tạo từ vựng và ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ hoạt động tư duy trong tiếng Việt. Với 110 từ thống kê được cùng với những ngữ liệu thu thập từ các cứ liệu có liên quan đến hoạt động tư duy, chúng tôi nhận thấy rằng, nhóm từ này có vai trò rất quan trọng cho việc thể hiện hoạt động tư duy của con người trong cuộc sống sinh hoạt, học tập hằng ngày. Bên cạnh đó, thông qua tìm hiểu ngữ nghĩa của những từ đặc trưng thể hiện hoạt động tư duy trong tiếng Việt, chúng tôi còn nhận thấy mối quan hệ giữa đặc trưng văn hóa, ngôn ngữ và tư duy của người Việt. Ứng với mỗi hoàn cảnh khác nhau, chủ thể sẽ chọn những từ chỉ hoạt động tư duy khác nhau phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà mình sẽ tư duy. Ví dụ: cũng là một vấn đề nhưng có chủ thể lại suy nghĩ nhanh nhẹn, có chủ thể lại suy nghĩ chậm chạp; hay trong cùng một vấn đề có nhiều chủ thể khác nhau như không tin, hơi tin, quá tin, rất tin.v.v. Có thể nói đây chính là một nhóm từ mà nó có thể thể hiện được nội tâm phong phú của con người. TÀI LIỆU THAM KHẢO Diệp Quang Ban (2012). Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2014). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2008). Dẫn luận ngôn ngữ học. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam. Lê Thị Thu Hà (2016). Nhóm từ chỉ hoạt động nhận thức trong tiếng Việt (có liên hệ tiếng Anh). Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học. Huế: Trường Đại học khoa học, Đại học Huế. Hoàng Thị Hòa (2013). Nghiên cứu lớp động từ tri giác trong tiếng Anh ( liên hệ với tiếng Việt. Luận án Tiến sĩ. Hà Nội: Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Vũ Đức Nghiệu (2007). Những đơn vị từ vựng biểu thị tâm lí, ý chí, tình cảm có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt. Hà Nội: Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội. NGUYỄN THỊ THANH PHƯƠNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 45 Dương Thị Kim Oanh (2009). Bài giảng tâm lí học đại cương. Hà Nội: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Nguyễn Kim Thản (1977). Động từ trong tiếng Việt. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội. Trần Ngọc Thêm (2004). Cơ sở văn hóa Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh: NXB TP Hồ Chí Minh. Nguyễn Ngọc Trâm (1989). “Về nghĩa từ tin và ngờ trong tiếng Việt”. Tạp chí Ngôn ngữ, số 1-2. Hà Nội. Nguyễn Ngọc Trâm (2002). Nhóm từ tâm lí – tình cảm tiếng Việt và một số vấn đề từ vựng ngữ nghĩa. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội Hà Nội. Nguồn cứ liệu khảo sát: Nam Cao (2017). Chí Phèo. Hà Nội: NXB Văn học. Nguyễn Du (2017). Truyện Kiều. Hà Nội: NXB Văn học. Chu Lai (2017). Ăn mày dĩ vãng. Hà Nội: NXB Văn học. Bảo Ninh (2017). Nỗi buồn chiến tranh. Hà Nội: NXB Trẻ. Vũ Ngọc Phan (2010). Tục ngữ ca dao, dân ca Việt Nam. Hà Nội: NXB Thời đại. Hoàng Phê (2003). Từ điển tiếng Việt. Đà Nẵng: NXB Đà Nẵng. Vũ Trọng Phụng (2018). Số đỏ. Hà Nội: NXB Văn học. Hoài Thanh, Hoài Chân (2015). Thi nhân Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn học. Nguyễn Gia Thiều (2004). Cung oán ngâm khúc. Hà Nội: NXB Văn học. Hornby (2010). Oxford Advanced Learner's Dictionary. Oxford University Press. Ngày nhận bài: 12/5/2019 Biên tập xong: 15/6/2019 Duyệt đăng: 20/6/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_7665_2214916.pdf
Tài liệu liên quan