Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010

Tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Dân số đóng vai trò hai mặt trong quá trình phát triển. Một mặt dân số là lực lượng tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ cho xã hội. Mặt khác, dân số là lực lượng tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, quy mô, cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích luỹ xã hội. Ở những nơi tài nguyên và nguồn vốn sẵn có, dân số và lao động khan hiếm, việc tăng dân số và lao động có vai trò thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế. Ngược lại, ở những nơi kém phát triển, dân số đông, trong khi đất đai, tài nguyên và nguồn vốn hạn hẹp thì khó có khả năng sử dụng lao động một cách đầy đủ và có hiệu qủa. Tăng dân số ở những vùng như vậy chỉ làm tăng thêm số người tiêu thụ, hạn chế tích luỹ và do đó tất yếu sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội và khó có khả năng nâng cao mức sống cho dân cư. Bảo Yên là huyện miền núi, với khoảng gần 90% dân số sống ở vùng nông thôn, nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại. Tỷ l...

docx83 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Dân số đóng vai trò hai mặt trong quá trình phát triển. Một mặt dân số là lực lượng tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ cho xã hội. Mặt khác, dân số là lực lượng tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, quy mô, cơ cấu dân số có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng và tích luỹ xã hội. Ở những nơi tài nguyên và nguồn vốn sẵn có, dân số và lao động khan hiếm, việc tăng dân số và lao động có vai trò thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế. Ngược lại, ở những nơi kém phát triển, dân số đông, trong khi đất đai, tài nguyên và nguồn vốn hạn hẹp thì khó có khả năng sử dụng lao động một cách đầy đủ và có hiệu qủa. Tăng dân số ở những vùng như vậy chỉ làm tăng thêm số người tiêu thụ, hạn chế tích luỹ và do đó tất yếu sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội và khó có khả năng nâng cao mức sống cho dân cư. Bảo Yên là huyện miền núi, với khoảng gần 90% dân số sống ở vùng nông thôn, nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại. Tỷ lệ sinh hàng năm còn ở mức cao so với mặt bằng chung của tỉnh và cả nước. Tài nguyên thiên nhiên đặc biệt khan hiếm. Đất có khả năng đưa vào sản xuất(cả đất nông nghiệp, lâm nghiệp) bình quân đầu người thấp. Các nguồn vốn đầu tư hàng năm đều trông chờ vào nhà nước thông qua các chương trình dự án; Vì vậy thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ(Dân số - kế hoạch hoá gia đình), hạn chế mức sinh, giảm áp lực gia tăng dân số tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức sống cho dân cư trong giai đoạn này đối với huyện là hết sức cần thiết. Để góp phần vào sự thành công công tác Dân số - KHHGĐ ở địa phương, em xin chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Dân số - KHHGĐ huyện Bảo Yên- tỉnh Lào Cai đến năm 2010” làm đề tài nghiên cứu. 2.Nhiệm vụ của đề tài Trên cở sở nắm vững quan điểm chủ nghĩa Mac-Lê Nin, của Đảng và Nhà nước ta về công tác Dân số - KHHGĐ, từ đó làm rõ thực trạng công tác DS-KHHGD ở huyện Bảo Yên, chỉ ra được những việc đã làm được, việc chưa làm được; Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công và hạn chế trong quá trình triển khai các hoạt động của chương trình.Từ đó đề ra những giải pháp phù hợp triển khai có hiệu qủa chương trình Mục tiêu quốc gia Dân số - KHHGĐ ở địa phương. 3.Mục đích – Yêu cầu Đề tài phải đảm bảo tính lý luận và thực tiễn cao, đánh giá đứng thực trạng công tác Dân số - KHHGĐ ở huyện và đề ra được những giải pháp phù hợp có thể áp dụng vào trong điều kiện của huyện trong giai đoạn hiện nay. 4.Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp luận chung: Vận dụng những nguyên lý, quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa Mac-Lê Nin của đảng ta vào qúa trình phân tích, đánh giá các mặt hoạt động cụ thể của công tác Dân số -KHHGĐ ở địa phương. * Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê số liệu; Đặc biệt là phương pháp tổng hợp- phân tích so sánh để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, đề tài gồm 3 chương. Chương I: Một số vấn đề lý luận chung. Chương II: Thực trạng công tác DS-KHHGĐ. Chương III: Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên đến năm 2010. Trong quá trình học tập, cũng như để hoàn thành luận văn tốt nghiệp em nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy, các cô, các đồng chí lãnh đạo huyện Uỷ, UBND huyện Bảo Yên, cán bộ Uỷ ban Dân Số GĐ&TE huyện Bảo Yên, đặc biệt là sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của PGS-TS Lê Thị Anh Vân đã giúp đỡ hoàn thanh luận văn này. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các đồng chí lãnh đạo huyện Uỷ, UBND huyện Bảo Yên, các bạn đồng nghiệp- Uy ban Dân Số, GĐ&TE huyện Bảo Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian qua. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG I. Dân số và kế hoạch hoá gia đình(DS&KHHGĐ): 1. Khái niệm Dân số và KHHGĐ: * Dân số: Là dân cư được xem xét dưới đặc tính quy mô, cơ cấu thì đây chính là dân số.(1) * Kế hoạch hoá gia đình: (KHHGĐ) theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới(WHO): Bao gồm những thực hành giúp cho những cá nhân hay các cặp vợ chồng để đạt được những mục tiêu: Tránh những trường hợp sinh không mong muốn; Đạt được những trường hợp sinh theo ý muốn; Điều hoà khoảng cách giữa các lần sinh; Chủ động thời điểm sinh con cho phù hợp với tuổi của bố, mẹ. (2) 2.Vai trò của công tác dân số-KHHGĐ đối với sự phát triển của xã hội: Vai trò chủ yếu và quan trọng của công tác Dân số-KHHGĐ là thực hiện công tác quản lý dân số thực chất là điều tiết mức sinh thông qua các hoạt động chương trình KHHGĐ để tạo ra quy mô, cơ cấu dân số ổn định phù hợp với điều kiện điạ lý, kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ; Là cở sở quan trọng nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Đồng thời thực hiện tốt công tác Dân số -KHHGĐ còn là cơ sở thực hiện các chính sách xã hội như thực hiện công bằng xã hội, giải quyết các tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, giảm được chi phí do hạn chế được mức sinh, tăng tích luỹ cho xã hội, là nguồn lực đáng kể để đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho dân cư. 3. Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lê Nin, các hội nghị quốc tế và của Đảng, Nhà nứơc ta về công tác Dân số-KHHGĐ 1. Giáo trình dân số và phát triển -NXB Nông Nghiệp -2003 2. Tập bài giảng chương trình KHHGĐ - Trung tâm dân số - ĐHKTQD 3.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lê Nin Khi bàn về quá trình dân số, quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lê Nin hoàn toàn đối lập với luận điểm của học thuyết MalThus. Ông cho rằng dân số không đơn thuần chỉ là số dân, mà còn bao hàm cả chất lượng dân cư, hàm chữa những nhân tố nội sinh, có mối quan hệ và chịu tác động đa chiều của các điều kiện tự nhiên và xã hội. Dân số phát triển cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tồn tại trong mọi hình thái kinh tế - xã hội. Dân số và tái sản xuất dân số là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Bản chất của quá trình dân số, như( sinh, tử, di dân) trước hết mang tính kinh tế-xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội chỉ phù hợp với một lượng dân cư nhất định và ông cho rằng: “ Các điều kiện của một xã hội hay nói cách khác là các hình thái kính tế-xã hội chỉ có thể phù hợp với một lượng dân số nhất định. Trong một hình thái kinh tế-xã hội các điều kiện sản xuất, trình độ của lực lượng sản xuất sẽ xác định số lượng tối ưu và tương ứng” (1). Tán thành với quan điểm của chủ nghĩa Mac, Ph Ăng Ghen cho rằng: “ theo quan điểm duy vật nhân tố quyết định trong lịch sử, suy cho cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp, nhưng bản thân sự sản xuất có hai loại. Một mặt sản xuất ra tư liệu trong sinh hoạt, ra thức ăn, quần áo, nhà ở và những dụng cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó. Mặt khác là sản xuất ra chính bản thân con người; là sự truyền giống nòi. Những thiết chế xã hội trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống là do hai loại sản xuất đó quyết định. Một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” (2). Theo Lê Nin thì “ lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”(3) 1, 2, 3. C. Mác - Ph Ănghen tuyển tập - tập 6 Như vậy theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lê Nin, dân số phát triển có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Sự phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều vào chính qúa trình dân số của quốc gia ấy. Các hành vi dân số của mọi cộng đồng dân cư lại tương hợp với một trình độ phát triển kinh tế - xã hội( cả về kinh tế, văn hoá- xã hội, giáo dục y tế, tâm lý, phong tục tập quán lối sống ….) của chính cộng đồng dân cư ấy.Ph Ăng Ghen chỉ rõ: Xã hội nào làm được việc điều chỉnh sự sinh sản ra con người như đã điều chỉnh kinh tế thì mới có thể lãnh đạo chủ động xã hội.(1) 3.2.Quan điểm của các hôị nghị quốc tế Cho đến nay, thế giới đã trải qua 5 kỳ hội nghị quốc tế về vấn đề dân số. Trong đó hai kỳ họp vào năm 1954 tại RoMa(ItaLia) và năm 1965 tại Beôgrat(Nam Tư cũ) mang tính trất chao đổi khoa học chuyên nghành. Ba kỳ họp tiếp theo được Liên Hiệp Quốc tổ chức vào các năm 1974 tại BCucaret(Rumani), năm 1984 tại Mêhicô CiTy(Mêhicô) và năm 1994 tại Cairo(Ai Cập), các hội nghị này đã chuyển hướng từ việc trao đổi thông tin khoa học sang thiết lập các chính sách và chương trình nhằm giải quyết vần đề gia tăng dân số quá nhanh và coi sự bùng nổ dân số như hiện tượng toàn cầu. Quan điểm của các hội nghị này được thể hiện rõ như sau: Hội nghị quốc tế Bucaret có 136 nước tham gia: Quan điểm nổi bật của nhiều nước đang phát triển tại hội nghị này là: Phát triển là việc tránh thai tốt nhất các nước đang phát triển đã nhận thấy những tác động tiêu cực của sự gia tăng dân số nhanh ngay ở tại quốc gia mình. Đồng thời các quốc gia đang phát triển cũng nhẫn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo sự phân phối công bằng hơn các nguồn lực kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới. Hội nghị quốc tế Mêhicô CiTy năm 1984, có 146 nước tham gia. Hôị nghị này tiến hành trong giai đoạn khi các chương trình KHHGĐ đã đạt được những thành tựu khá quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giảm sinh và thực hiện quy mô gia đình ít con trên thế giới. Vấn đề trọng tâm tại hội nghị này là tìm kiếm các mô hình thích hợp cho các nỗ lực phát triển kinh tế và KHHGĐ, nhằm đạt đến các mục tiêu dân số của các quốc gia. 1. C. Mác - Ph Ănghen tuyển tập - tập 6 Hội nghị quốc tế Cai rô năm 1994, có 180 nước tham gia. Hội nghị đề ra chương trình hành động cho 20 năm, vấn đề trọng tâm của chương trình hành động là đề ra chiến lược mới; Trong đó nhấn mạnh đến mới liên hệ tổng thể giữa dân số và phát triển; Đặt ra các mục tiêu đáp ứng các nhu cầu cá nhân của cả phụ nữ và nam giới, chứ không giới hạn bởi các mục tiêu nhân khẩu học thuần tuý, như giảm mức sinh hay thúc đẩy quy mô gia đình ít con. Nguyên tắc của chương trình hành động khẳng định con người là trung tâm của những mối quan tâm đối với phát triển bền vững; Vì con người là nguồn lực quan trọng nhất, có giá trị nhất của mọi dân tộc. Quyền phát triển phải được thực hiện để đáp ứng được các mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia ngay hiện tại và trong tương lai. Loại trừ những hình mẫu sản xuất, tiêu dùng thiếu bền vững; đồng thời tăng cường các chính sách thích hợp, kể cả các chính sách liên quan đến dân số. Thực hiện công bằng và bình đẳng giới, nâng cao quyền năng cho phụ nữ, loại bỏ tình trạng bạo lực chống lại phụ nữ. Đảm bảo cho phự nữ có khả năng kiểm soát vấn đề sinh đẻ của mình, đây chính là hòn đá tảng của chương trình dân số và phát triển. Các nước cần tiến hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo tiếp cận rộng rãi với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nói chung, trong đó có sức khoẻ sinh sản-KHHGĐ và sức khoẻ tình dục dựa trên cơ sở bình đẳng nam, nữ. Các nguyên tắc cũng khẳng định lại quyền của các cặp vợ chồng và cá nhân được quyền tự quyết định số lần sinh và khoảng cách giữa các lần sinh, đồng thời có quyền được yêu cầu cung cấp các thông tin và các phương tiện KHHGĐ để họ thực hiện điều này. Các nguyên tắc cũng nhấn mạnh gia đình là đơn vị cơ bản của xã hội, nên cần thường xuyên được củng cố, đồng thời công nhận các hình thức khác nhau, tuỳ thuộc theo các nền văn hoá, kinh tế, chế độ chính trị - xã hội khác nhau. 3.3.Quan điểm của đảng và nhà nước ta Nghị quyết IV, ban chấp hành TW Đảng khoá VII chỉ rõ “ sự gia tăng dân số qúa nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt chí tuệ, văn hoá và thể lực của giống nòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục cứ diễn ra thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt”. Vì vậy làm tốt công tác Dân số-KHHGĐ, thực hiện gia đình ít con giảm nhanh tỷ lệ phát triển dân số, tiến tới ổn định quy mô dân số là vấn đề rất quan trọng và bức xúc đối với nước ta. Đảng và Nhà nước ta thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo như sau. Công tác dân số- KHHGĐ là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế-xã hội hàng đầu của nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Giải pháp cơ bản thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ là vận động, tuyên truyền và giáo dục gắn liền với đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân; Có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện KHHGĐ. Đầu tư cho công tác Dân số-KHHGĐ là đầu tư mang lại hiệu qủa trực tiếp rất cao. Nhà nước cần tăng mức chi ngân sách cho công tác Dân số-KHHGĐ, đồng thời động viên sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Huy động lực lượng toàn xã hội tham gia công tác Dân số-KHHGĐ, đồng thời phải có bộ máy chuyên trách đủ mạnh để quản lý theo chương trình mục tiêu, đảm bảo cho các nguồn lực nói trên được sử dụng có hiệu qủa đến tận người dân. Để đạt được mục tiêu trong thời gian tương đối ngắn, điều có ý nghĩa quyết định là Đảng và chính quyền các cấp phải lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ theo chương trình II. Nội dung công tác DS-KHHGĐ 1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới công tác DS-KHHGĐ Công tác Dân số-KHHGĐ thực chất là quản lý các quá trình dân số, như sinh, chết, di cư, do vậy các nhân tố tác động tới mức sinh, chết, di cư đều ảnh hưởng sâu sắc tới công tác Dân số-KHHGĐ. Để công tác Dân số-KHHGĐ đạt hiệu qủa mong muốn, ta cần hiểu đúng và đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng để có biện pháp tác động phù hợp. 1.1.Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới mức sinh: Mức sinh không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng, mà còn chịu ảnh hưởng lớn bởi một loạt yếu tố khác như tuổi kết hôn, khoảng cách giữa các lần sinh, thời gian chung sống của các cặp vợ chồng, ý muốn và số con của các cặp vợ chồng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, việc sử dụng các biện pháp tránh thai… 1.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới mức chết Chết là hiện tượng tự nhiên, là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi cơ thể sống. Tuy nhiên mức chết phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là trình độ đạt được về mặt y học. Trong lĩnh vực dân số, sinh và chết là hai yếu tố chủ yếu của quá trình tái sản xuất dân số. Sinh và chết có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau; thông thường đối với các nước chậm phát triển, giai đoạn đầu tỷ lệ chết tỷ lệ thuận với tỷ lệ sinh ( mức sinh cao và mức chết cũng cao). Mức chết có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô, cơ cấu dân số/ 1.3. Nhóm nhân tố ảnh hưởng tới di dân Cùng với sinh và chết, di dân cũng ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ phát triển dân số và những đặc trưng về cấu trúc của dân số. Di dân là hiện tượng rất phức tạp, chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố, như văn hoá, kinh tế, chính trị - xã hội. 1.4. Nhóm chính sách dân số Trong bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng tới công tác dân số - KHH GĐ thì nhóm chính sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó có tác động trực tiếp đến tất cả các nhân tố của ba nhóm trên nhằm quản lý dân số, điều tiết mức sinh, giảm nhanh mức chết và ổn định dân cư. + Chính sách tác động tới mức sinh: chính sách này được chia thành hai loại: khuyến khích và hạn chế sinh. Chính sách khuyến khích sinh: Trong thời xa xưa, khi mức chết còn quá cao, hầu hết các nước đều khuyến khích sinh. Coi dân số đông là sức mạnh của quốc gia, kích thích sản xuất phát triển, tăng của cải vật chất cho xã hội. Hiện nay, những nước phát triển dân số tăng chậm, khả năng phát triển sản xuất lớn nên thường khuyến khích sinh. Việt Nam là nước có nhiều tộc người, trong đó có những tộc người chỉ có vài trăm người, do vậy nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích những tộc người này tăng mức sinh để đảm bảo duy trì và bảo tồn nòi giống. Chính sách hạn chế sinh: đa số các nước đang phát triển hiện nay do dân số tăng quá nhanh, khả năng phát triển sản xuất có hạn, đời sống nhân dân còn thấp đều tìm cách để hạn chế mức sinh trong đó có Việt Nam. + Chính sách tác động tới giảm tỷ lệ tử vong: Đây là mục tiêu phấn đấu của mọi quốc gia. Trong chương trình hành động toàn thế giới về lĩnh vực dân số đã coi nâng cao tuổi thọ bình quân của người dân trên cơ sở giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là tỷ lệ tử vong ở trẻ em là mục tiêu hàng đầu. Nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội và nhân văn. Để giảm tỷ lệ tử vong các nước quan tâm phát triển thành tựu y học, mở rộng mạng lưới dịch vụ y tế, phòng trừ dịch bệnh, cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân, cải thiện điều kiện làm việc. + Các chính sách tác động tới di dân: Tuỳ từng thời kỳ, từng quốc gia khác nhau, Nhà nước phải có chính sách cụ thể để điều tiết dòng di dân. Khuyến khích người dân di chuyển đến những nơi có khả năng mở rộng và phát triển sản xuất, nhưng thiếu sức lao động, mật độ dân số thấp. Hạn chế di chuyến đến những nơi mật độ dân số quá cao, vượt quá nhu cầu khả năng sản xuất và đời sống. Các biện pháp của chính sách di dân có thể là những biện pháp trực tiếp thông qua những đạo luật và các quy chế về nơi ở, các thủ tục di chuyển… Các biện pháp gián tiếp như khuyến khích vật chất thông qua các loại thuế khác nhau ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Ngoài ra còn có các chính sách liên quan đến chất lượng dân số, như chính sách phát triển y tế, giáo dục, nhà ở, nhà ở và phúc lợi công cộng. 2. Nội dung công tác Dân số- KHHGĐ. 2.1 Mục tiêu 2.1.1 Mục tiêu tổng quát: Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiên tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. 2.1.2 Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Duy trì vững chăc xu thế giảm sinh để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, ở vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô cơ cấu dân số và phân bổ dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2010. Mục tiêu 2: Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thân. Phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người ( HDI) ở mức trung bình tiên tiến của thế giới vào năm 2010. 2.2. Chương trình hành động tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số KHHGĐ. Để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu chiến lược dân số VN năm 2010 đã đề ra, Uỷ ban DS,GĐ&TE huyện tham mưu cho UBND huyện ban hành chương trình hành động về tiếp tục đẩy mạnh về chính sách Dân số- KHHGĐ trên địa bàn huyện với các nội dung sau. 2.2.1. Mục tiêu của chương trình hành động: * Mục tiêu chung: Cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu đã đề ra nhằm đạt được mức sinh thay thế ( trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chỉ có 2 con) chậm nhất vào năm 2010, góp phần tiến tới ổn định quy mô dân số nước ta ở mức hợp lý vào giũa thế kỷ XXI, từng bước nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần, bảo đảm cơ cấu dân số và phân bổ dân cư hợp lý, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bả vệ tổ quốc. * Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chỉ có một hoạc hai con trước năm 2010 và quy mô dân số đạt khoảng dưới 82 nghìn người vào năm 2010; duy trì vững chắc mức giảm sinh trong những năm tiếp theo, tiến tới cùng nhà nước ổn định quy mô dân số vào giữa thế kỷ XXI. Mục tiêu 2: Làm tốt việc đăng ký dân số và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quôc gia về dân cư, hình thành hệ thống quản lý dân số thống nhất vào năm 2010 bảo đảm cung cấp các thông tin đầy đủ, kịp thời, chính sác phục vụ yêu cầu quản lý phát triển xã hội. Mục tiêu 3: Triển khai các mô hình nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần trên địa bàn theo hướng dẫn của ngành dọc cấp trên. 2.3. Phối hợp tổ chức thực hiện UBDS,GĐ&TE huyện chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xây dựng các đề án, kế hoạch năm năm, hàng năm trình UBND huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; là cơ quan điều phối các hoạt động của chương trình. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện thông qua các nội dung hợp đồng trách nhiệm, cũng như chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao theo lĩnh vực ngành phụ trách. Các cơ quan thành viên, như: Ngành y tế, Phòng giáo dục, Phòng tài chính-kế hoạch, Phòng văn hoá thông tin, Phòng tư pháp, Đài truyền thanh- truyền hình, phòng thống kê, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể có trách nhiệm chủ trì phối với UBDS,GĐ&TE xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vức quản lý. Tổ chức kiểm điểm đánh giá thực trạng, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động theo lĩnh vực, đồng thời có kế hoạch cụ thể các hoạt động đó tới các thành viên, hôi viện của mình. UBDN các xã, thị trấn: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động chương trình dân số-KHHGĐ theo hướng dẫn của huyện tới toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn. 2.4. Tổ chức bộ máy 2.4.1.Uỷ ban Dân số,GĐ&TE huyện. UBDS,GĐ&TE huyện được thành lâp tại Quyết định số: 341/20002/QĐ-UB, ngày 29/04/2002 trên cơ sở sáp nhập giữa UBDS-KHHGĐ và Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Gồm ba biên chế; trong đó có một cán bộ trình độ đại học, một cán bộ trình độ trung học, một cán bộ trình độ sơ học. Về công tác chuyên môn chia thành ba mảng chính: công tác dân số -KHHGĐ, Sự nghiệp gia đình, sự nghiệp bảo vệ chăm sóc trẻ em. 2.4.2. Ban dân số,GĐ&TE xã : Mỗi xã, thị trấn bố trí một cán bộ theo dõi về công tác dân số, gia đình và trẻ em giúp việc cho UBND xã, làm việc theo chế độ hợp đồng. Mỗi thôn, bản, tổ dân phố được bố trí một cộng tác viên do trưởng ban chọn để quản lý và triển khai các hoạt động về công tác dân số,GĐ&TE tại thôn bản nơi sinh sống. 2.5. Công tác kiểm tra  UBDS,GĐ&TE huyện xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động về dân số gia đình và trẻ em, như kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và tổ chứ kiểm tra kế hoạch của các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn. Tổ chức đánh giá chất lượng các hoạt động về công tác tuyên truyền vận động và cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình cho các đối tượng. Kiểm tra việc tuân thủ chế độ chính sách về DS,KHHGĐ của các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn; đồng thời làm tốt việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan tới công tác DS,KHHGĐ trên địa bàn huyện. III. Một số tiêu thức đánh chất lượng công tác DS-KHHGĐ Công tác DS-KHHGĐ là lĩnh vực hết sức rộng lớn, các tiêu thức đánh giá thường là tiêu thức mang tính tổng hợp, do vậy việc thu thập thông tin, dữ liệu tính toán gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với tuyến huyện. Để có căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm, UBDS,GĐ&TE tỉnh giao bốn chỉ tiêu cơ bản sau: 1. Tỷ suất sinh thô. 2. Tỷ suất tự nhiên tăng dân số. 3. Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. 4. Tỷ lệ số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH HUỴÊN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI I.Tình hình thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ ở Việt Nam.(*) 1. Khái quát về hệ thống chính sách dân số Việt Nam trong thời gian qua. Theo thời gian, dựa vào đặc điểm tình hình phát triển, có thể chia quá trình hình thành và phát triển chính sách dân số thành 3 thời kỳ: Thời kỳ từ năm 1961 đến năm 1975 Thời kỳ này đất nước tạm bị chia cắt thành hai miền, chương trình dân số và KHHGĐ mới chỉ triển khai ở miền Bắc với những nội dung chủ yếu được Chính phủ ban hành trong ba văn bản quan trọng: - Quyết định số 216/CP ngày 26-12-1961 của Hội đồng Chính phủ về việc sinh đẻ có hướng dẫn. - Chỉ thị số 99/TTg ngày 13-05-1970 của Hội đồng Chính phủ về cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. - Ngay từ đầu các văn bản đã chú ý tới số lượng, chất lượng dân số và sức khoẻ của nhân dân, hạnh phúc của gia đình: “Vì sức khoẻ của bà mẹ, vì hạnh phúc và hoà thuận trong gia đình và để nuôi dậy con cái chú đáo”. Thời kỳ từ năm 1975 đến năm 1984 Sau ngày thống nhất đất nước, số dân cả nước đã xấp xỉ 48 triệu người, gần gấp đôi số dân năm 1955. Trong thời kỳ này, công tác dân số và KHHGĐ được triển khai trong phạm vi cả nước, với xu hướng đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch thông qua hai chỉ thị của Chính phủ. - Chỉ thị số 265/CP ngày 12-8-1981 của Hội đồng Chính phủ về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong phạm vi cả nước. * Tham khảo và trích dẫn chiến lược dân số VN 2001-2010. ,2 C.Mác-Ph 1,2 C.Mác-Ph Ănghen tuyển tập, tập 6 Ănghen tuyển tập, tập 6 của BCH đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII- nhiệm lỳ 2005 – 2010) - Chỉ thị số 29/HĐBT ngày 12-8-1-1981 của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong 5 năm (1981-1985). Sau một thời gian tạm lắng, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch lại được phát động sôi nổi và được triển khai rộng khắp trên toàn quốc để chuẩn bị cho sự phục hưng nền kinh tế thông qua Đại hội lần thứ IV và thứ V của Đảng. Thời kỳ từ năm 1984 đến nay. Trong thời kỳ này, đặc biệt là năm 1993 đến nay, công tác DS-KHHGĐ có bước phát triển vượt bậc và đạt đến đỉnh cao về nội dung, cách làm, kinh phí và tổ chức bộ máy thực hiện. Nhiều văn bản quan trọng về công tác DS-KHHGĐ đã được ban hành, trong đó có các văn bản chủ yếu sau: - Quyết định số 162/HĐBT ngày 18-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách DS-KHHGĐ. - Nghị định số 193/HĐBT ngày 19-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và chế độ làm việc của Uỷ ban quốc gia Dân số-KHHGĐ. - Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII tháng 1-1993 về chính sách DS-KHHGĐ. -Quyết định số 270/TTg ngày 3-6-1993 của Thủ tướng Chính phủ về về phê duyệt chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000. -Nghị định 42/CP ngày 21-6-1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và lề nối làm việc của Uỷ ban quốc gia DS-KHHGĐ. Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 6-3-1995 của Ban bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về chính sách DS-KHHGĐ. - Chỉ thị số 37/TTg ngày 17-1-1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000. Nghị quyết lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương (khoá VII) về chính sách dân số, chiến lược dân số và kế hoạch gia đình đến năm 2000; Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010 đã đánh dấu một bước phát triển mới, cao hơn, hệ thống hơn, sấu sắc hơn về tư tưởng của Đảng đối với vấn đề dân số. Để tỏ rõ sự quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu về phát triển dân số; Ngày 09-01-2003 Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua pháp lệnh dân số; Ngày 22-03-2005 Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình; Ngày 10-01-2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW cuả Bộ chính trị; Ngày 03-10-2006 Chính phủ ban hành nghị định số 114/2006/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm sử phạt hành chính về Dân số, gia đình và Trẻ em. Các văn bản này là mốc quan trọng trên con đường tiến tới mục tiêu ổn định dân số. Các văn bản này phản ánh một cách toàn diện chính sách Dân số Việt Nam, nêu rõ mục tiêu, quam điểm, trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. 2. Tình hình thực hiện chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000 2.1 Kết quả đạt được Chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000, được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 03 tháng 6 năm 1993, đã được triển khai có hiệu qủa. Đảng và Nhà nước cũng như cộng đồng quốc tế đánh giá cao những thành tựu mà chương trình Dân số Việt Nam đã đạt được trong những năm qua. Uỷ ban quốc gia Dân số-KHHGĐ được Chủ tịch Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tặng huân chương lao động hạng nhất. Tổ chức Liên Hiệp Quốc trao giải thưởng dân số 1999 cho Việt Nam. Thành tích nổi bật nhất sau 7 năm thực hiện chiến lược là: 2.1.1. Kết quả giảm sinh đã đạt được sớm hơn so với mục tiêu đề ra: Mục tiêu chiến lược Dân số-KHHGĐ đến năm 2000 là “ giảm cho được tổng tỷ suất sinh xuống 2,9 con hoặc thấp hơn, quy mô dân số dưới mức 82 triệu người vào giữa năm 2000 để đạt mức sinh thay thế chậm nhất vào năm 2015”. Thực tế cho thấy trong giai đoạn từ 1989 đến 1992, tỷ lệ không giảm, nhưng từ khi thực hiện chiến lược Dân số - KHHGĐ đến năm 2000, tức là từ năm 1993 đến nay, tổng tỷ suất sinh đã giảm khá nhanh, từ 3,8 con năm 1989 xuống còn 2,67 con trong thời kỳ 1992-1996 và còn khoảng 2,3 con vào năm 1999. Quy mô Dân số ở mức khoảng 78 triệu người vào năm 2000. Kết quả này đã tạo điều kiện để đạt mức sinh thay thế vào năm 2015, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu mà nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW Đảng khoá VII đề ra. Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh về cơ bản đã được khống chế, nhờ đó mà áp lực của quy mô dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đã bắt đầu được giảm nhẹ. Do giảm tốc độ gia tăng dân số, chúng ta đã tiết kiệm được một khối lượng các nguồn lực mà lẽ ra phải chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, chữa bệnh và việc làm. 2.1.2 Nhận thức hành động của toàn xã hội về DS-KHHGĐ được nâng lên rỡ rệt. Các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể từ trung ương đến địa phương đã coi trọng công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và xã hội. Quan điểm về hôn nhân và sinh đẻ của nhân dân đã chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng có nhiều người chấp nhận kết hôn muộn, đẻ muộn, đẻ thưa, đẻ ít để nuôi dậy con khoẻ và dậy con ngoan. Đông đảo phụ nữ đã hiểu rằng thực hiện KHHGĐ sẽ giúp họ có cơ hội giữ gìn sức khoẻ, phát triển tài năng và có cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội, nhằm nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Nhờ có sự chuyển biến về nhận thức, đã có sự thay đổi lớn về hành vi thực hiện KHHGĐ trong dân. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai tăng nhanh, từ 53,75% năm 1993 lên 75,31% năm 1997, bình quân mỗi năm tăng 5,4%, vượt kế hoạch đề ra là 2% mỗi năm. Các biện pháp tránh thai có hiệu qủa cao, có thời gian tác dụng lâu dài, như đình sản, đặt vòng, thuốc tiêm, thuốc cấy dưới da… ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các biện pháp tránh thai hiện đang được sử dụng. 2.1.3. Hệ thống tổ chức làm công tác Dân số-KHHGĐ bước đầu được kiện toàn. Tổ chức bộ máy làm công tác Dân số-KHHGĐ được hình thành từ trung ương đến cơ sở và từng bước được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động. Cơ quan DS-KHHGĐ các cấp đã thực sự trở thành một tổ chức tham mưu tích cực cho lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp về công tác Dân số-KHHGĐ. Đội ngũ cán bộ chuyên trách Dân số-KHHGĐ trong toàn hệ thống được tăng cường về cả số lượng và chất lượng. Mạng lưới cộng tác viên dân số được bố trí đến tận thôn, bản, tổ dân phố theo phương thức quản lý tới tận hộ gia đình. 2.1.4. Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông được mở rộng và đẩy mạnh Huy động được đông đảo lực lượng xã hội và các cá nhân tham gia vào tuyên truyền, vận động thực hiện Dân số-KHHGĐ dưới nhiều hình thức, như truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp của đội ngũ tuyên truyền viên, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số, cán bộ y tế…..Các mô hình truyền thông đã được xây dựng và từng bước tiếp cận được với các nhóm đối tượng. Các sản phẩm truyền thông đã đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Giáo dục dân số được đưa vào các cấp học phổ thông, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dậy nghề, trường chính trị và các trường của lực lượng vũ trang. 2.1.5. Vịêc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng: Hệ thống cung cấp các dịch vụ KHHGĐ công cộng được củng có và phát triển từ trung ương đến cơ sở. Các nhu cầu cơ bản về dịch vụ KHHGĐ đã được đáp ứng; Có 100% cơ sở dịch vụ KHHGĐ cấp tỉnh và 93% cở sở y tế cấp huyện làm được thủ thuật đình sản; 100% cơ sở dịch vụ y tế cấp huyện và 68,7% trạm y tế xã đặt được vòng tránh thai. Hệ thống y tế tư nhân và các tổ chức phi chính phủ được huy động và tạo điều kiện tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ KHHGĐ. Các mô hình cung cấp dịch vụ tránh thai lâm sàng dựa vào cộng đồng tiếp thị xã hôị, đội dịch vụ lưu động …. được triển khai với mục đích đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận người sử dụng. 2.1.6 Một số chính sách đã được ban hành và được thực hiện có hiệu qủa: Chính sách khuyến khích lợi ích trực tiếp cho những người tự nguyện chấp nhận KHHGĐ và người cung cấp dịch vụ KHHGĐ đã thúc đẩy sự tham gia của cán bộ và nhân dân vào chương trình kế hoạch hoá gia đình. Nhiều chính sách kinh tế-xã hội được ban hành phục vụ sự nghiệp đổi mới đã tạo môi trường thuận lợi và tác động mạnh mẽ tới việc thực hiện mục tiêu Dân số-KHHGĐ. 2.2. Hạn chế tồn tại 2.2.1. Chương trình Dân số-KHHGĐ còn có sự mất cân đối Do quá bức súc về sự gia tăng dân số quá nhanh ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện đời sống của nhân dân, chương trình Dân số-KHHGĐ trong thời gian này mới chỉ tập chung vào giảm mức sinh thông qua KHHGĐ nhằm hạn chế tốc độ gia tăng quy mô dân số, chưa chú trọng đến nhiều khía cạnh khác của vấn đề dân số, như chất lượng, cơ cấu và phân bố dân cư. Các nội dung của việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản chưa được chú trọng. 2.2.2. Tổ chức bộ máy nhiều bất cập: Tổ chức bộ máy ra đời muộn và chưa ổn định. Đội ngũ cán bộ xuất phát từ nhiều ngành, chưa được đào tạo một cách có hệ thống về chuyên môn nghiệp vụ, lại mới tham gia làm công tác Dân số-KHHGĐ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Số lượng cán bộ còn thiếu so với nhu cầu của công việc, đặc biệt là ở cấp huyện, thành phố. Mức trợ cấp cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên cơ sở còn quá thấp, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội chưa được thực hiện. Tình trạng trên gây nên tâm lý thiếu an tâm cho nhiều cán bộ. Trung bình mỗi năm có khoảng 25-30% cán bộ chuyên trách xã bỏ việc hoặc chuyển sang công tác khác. Cho đến nay nhà nước vẫn chưa có chính sách cụ thể đối với cán bộ làm công tác Dân số-KHHGĐ. Tổ chức bộ máy còn nhiều bất cập, đặc biệt là ở tuyến quận, huyện. 2.2.3. Việc phối hợp trong xây dựng chính sách chưa được chú trọng: Việc lồng ghép các chính sách dân số vào qúa trình lập kế hoạch và xây dựng chính sách kinh tế-xã hội chưa được chú trọng và thực hiện có hiệu quả. Đầu tư cho chương trình Dân số-KHHGĐ chưa đáp ứng nhu cầu kinh phí cho mở rộng nội dung hoạt động. 2.3. Những nguyên nhân dấn đến thành công của chương trình * Nghị quyết Ban chấp hành TW lần thứ 4 (khoá VII) về chính sách Dân số-KHHGĐ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, thực sự đem lại lợi ích kinh tế, tinh thần và sức khoẻ cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, nên được đông đảo các gia đình, xã hội và các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng và tích cực thực hiện. Đảng và chính quyền các cấp đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực và kiện toàn bộ máy làm công tác Dân số-KHHGĐ các cấp, nhất là đội ngũ cộng tác viên dân số cơ sở. Chính phủ đã cam kết mạnh mẽ đối với chương trình Dân số-KHHGĐ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chính sách và nghị quyết về Dân số-KHHGĐ xuống tận cơ sở. * Chiến lược Dân số-KHHGĐ được triển khai trong bối cảnh đất nước đang phát triển mạnh mẽ nhờ công cuộc đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước đang thực hiện. Sự tăng trưởng kinh tế phát triển xã hội trong những năm qua đã tạo tiền đề cơ bản cho việc cải thiện đời sống, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân ở hầu hết các khu vực trong cả nước, đặc biệt là những vùng khó khăn. Đây là tiền đề khách quan cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chương trình Dân số-KHHGĐ. * Mục tiêu và các giải pháp đề ra trong chiến lược Dân số-KHHGĐ đến năm 2000 phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Cơ cấu quản lý thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về nâng cao năng lực quản lý, thông tin – giáo dục - truyền thông và cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đã tỏ ra có hiệu qủa, tạo được sự tập trung nguồn lực cho cơ sở và đảm bảo sự phối hợp, ủng hộ của các ngành, các cấp. Công tác Dân số-KHHGĐ bước đầu được xã hội hoá với sự tham gia của nhiều ngành, đoàn thể và đông đảo tổ chức xã hội và các tổ chức phi chính phủ. 2.4. Những nguyên nhân chính làm hạn chế kết quả chương trình * Phong tục tập quán và những yếu tố tâm lý về quy mô gia đình lớn và giới tính của con cái còn nặng nề. Tư tưởng (phải có con trai) vẫn còn tồn tại ở nhiều người và nhiều vùng, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, vùng nghèo. * Chưa có cơ chế chính sách toàn diện về dân số và phát triển. Việc chuyển hướng mở rộng nội dung của chương trình và việc xây dựng hệ thống chính sách thích hợp chưa được tiến hành kịp thời, chưa có chính sách và các giải pháp phù hợp để để giải quyết hài hoà các nội dung về quy mô dân số, chất lượng dân số và phân bổ dân cư. Một số chính sách kinh tế xã hội còn chưa đồng bộ và tạo sự đồng thuận với chính sách dân số. * Đầu tư nguồn lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Cơ chế quản lý nguồn lực còn một số nội dung chưa phù hợp. 3. Tình hình thực hiện chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010(giai đoạn 2001-2005) 3.1.Tình hình thực hiện Từ sau năm 2000 đến nay, kết qủa thực hiện chính sách DS-KHHGĐ chững lại và giảm sút. Trong hai năm 2003 và 2004, tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tăng mạnh trở lại. Đặc biệt là tình trạng cán bộ, đảng viên sinh con thứ 3 trở lên tăng nhiều ở hầu hết các địa phương gây tác động tiêu cực đến phong trào nhân dân thực hiện KHHGĐ. Tình hình này đã làm chậm thời gian mức sinh h thay thế( trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có hai con). 3.2. Nguyên nhân chính làm hạn chế kết qủa chương trình Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do chúng ta chưa nhận thức đầy đủ tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác này, chúng ta đã vội chủ quan và tự thoả mãn với những kết quả ban đầu, dẫn đến buông lỏng sự lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ít được quan tâm, cơ chế quản lý kém hiệu quả; Tổ chức điều hành chương trình còn nhiều lúng túng, chậm đổi mới việc ban hành pháp lệnh dân số thiếu chặt chẽ. II.Thực trạng công tác DS-KHHGĐ ở huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai 1. Điều kiện tự nhiên Bảo Yên là huyện miền núi thấp của tỉnh Lào Cai. Cách trung tâm tỉnh lỵ Lào Cai 75 Km về phía đông nam. Điạ hình bị chia cắt phức tạp do có nhiều núi cao hiểm trở và hệ thống sông suối dầy đặc. - Phía Bắc giáp với huyện Bảo Thắng; Bắc Hà - tỉnh Lào Cai; - Phía Nam giáp với huyện Lục Yên; Văn Yên - tỉnh Yên Bái; - Phía Đông giáp với huyện Quang Bình - tỉnh Hà Giang; - Phía Tây giáp với huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 82.483 ha: Trong đó - Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp là: 11.950,3 ha; - Đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp là: 62.879 ha; - Đất phi nông nghiệp: 4.449,2 ha; - Sông, suối, núi đá không có rừng cây: 3.204,5 ha. Huyện được chia thành 18 đơn vị hành chính ( 17 xã, 1 thị trấn), xã xa trung tâm huyện nhất là 42 km . Độ cao trung bình so với mặt nước biển 300 -400m, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao rất thuận lợi cho cây trồng phát triển. Bảo Yên có hai con sông lớn chảy qua, đó là sông Hồng và sông Chảy. Hệ thống sông suối đã tạo nên những bãi bằng nằm hai bên lưu vực, đất đai màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cây lúa và cây hoa màu. 2. Tình hình kinh tế 2.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp - Về trồng trọt: Bảo Yên với gần 90% dân số sống ở vùng nông thôn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó đất có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp thấp có khoảng 11.950,3 ha, chiếm 14,5% diện tích đất tự nhiên. Nếu tính bình quân đầu người chỉ đạt 0,16 ha/ người. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học -kỹ thuật vào thâm canh còn chậm. Hệ thống thủy lợi trong những năm qua đã được đầu tư xây dựng tương đối tốt cơ bản chủ động được tưới tiêu cho đồng ruộng. Tuy nhiên việc quản lý khai thác chưa được chú trọng, dẫn đến nhiều công trình đã xuống cấp và hư hỏng nặng. Ngoài ra, thời tiết, dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng lớn tới năng suất cây trồng. Năm 2005 năng suất lúa trung bình chỉ đạt khoảng 48 tạ/ ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 29.058 tấn (1); Tính bình quân đầu người đạt xấp xỉ 400 kg/người/năm. - Về chăn nuôi: Với điều kiện khí hậu tự nhiên và diện tích rừng, ao, hồ, sông, suối khá lớn, chăn nuôi cũng được coi là một thế mạnh của huyện Bảo Yên. Chăn nuôi gia xúc, gia cầm và thuỷ sản được nhân dân coi trọng và phát triển, các loại giống có chất lượng, có giá trị kinh tế được đưa vào nuôi trồng và bước đầu mang lại hiệu quả, đặc biệt là chăn nuôi đại gia xúc. Hàng năm tổng đàn tăng từ 5-8 %, đến năm 2005, tổng đàn trâu, bò, đạt trên 22.000 con (2) và xuất bán hàng nghìn con ra các tỉnh bạn. 1,2. Số liệu phòng thống kê huyện. 3. Số liệu phòng tài chính - KH huyện. - Về lâm nghiệp: Tổ chức trồng mới và khoanh nuôi rừng tái sinh đến nay tỷ lệ chee phủ rừng đạt trên 44,6%. Tổ chức tốt việc quản lý và khai thác để phục vụ cho việc chế biến,cung cấp nguyên liệu cho 2 nhà máy giấy doanh thu đạt trên 8 tỷ đồng và nộp ngân sách trên 400 triệu đồng (3). 2.2. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp như sản xuất đồ mộc dân dụng, vật liệu xây dựng, may mặc …. Ngoài ra trên địa bàn huyện chỉ có ba nhà máy; Trong đó có hai nhà máy chế biến bột giấy, tổng công xuất trên 13 nghìn tấn/năm và một nhà máy chè mới đi vào hoạt động. 2.3.Trong lĩnh vực tài chính Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt thấp. Năm 2005 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 7.644 triệu đồng. Tổng thu ngân sách huyện đạt 54.854 triệu đồng. Tổng chi ngân sách huyện: 54.854 triệu đồng (1) như vậy tổng thu ngân sách trên điạ bàn chỉ đạt 13,94% tổng chi ngân sách huyện Tóm lại tình hình kinh tế huyện Bảo Yên tuy có những lợi thế nhất định, như khí hậu, thời tiết, đất đai màu mỡ, hệ thống đường giao thông tương đối phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn gặp những khó khăn nhất định, như diện tích đất canh tác bình quân đầu người đạt thấp. Các ngành nghề chưa phát triển; đặc biệt là ngành công nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp cao, người dân vẫn còn mang nặng thói quen tự cung tự cấp; Một số mặt hàng sản xuất ra chưa tìm được thị trường tiêu thụ. 3. Tình hình về xã hội 3.1 Tình hình lao động và việc làm Năm 2005, số lao động trong độ tuổi của huyện Bảo Yên chiếm tỷ trọng cao 35.667 người, chiếm 47,4% tổng dân số trong toàn huyện (2). Trong đó số lao động có việc làm ổn định là: 18.000 người. Số người có việc làm không ổn định là 2.991 người, số người thiếu việc làm là 8.000 người. Đáng quan tâm là tình trạng thất nghiệp theo mùa vụ ngày càng cao, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. 1.Phòng tài chính - KH huyện. 2. Số liệu phòng nội vụ - lao động,TB&XH . 3.2 Tình hình về dân số Năm 2005, Bảo Yên có 15.046 hộ với 75.220(1) khẩu, mật độ dân số là 91 người/km2, gồm 16 dân tộc, sống đan xen trong cộng đồng dân cư. Trong đó dân số sống ở nông thôn chiếm 87,7 %; dân tộc thiểu số chiếm 71,3%. Để thấy rõ sự biến động dân số của huyện, ta so sánh tình hình dân số 3 năm từ 2003-2005 ở bảng 1. Bảng số 1. Tình hình về dân số 2003 - 2005 STT Nội dung chỉ tiêu Đơn vị tính 2003 2004 2005 Ghi chú 1 Dân số (31/12) Người 72.137 73.818 75.220 2004-2005 quy hoạch thêm 2 thị tứ (5) 2 Tổng số nữ Người 36.934 37.868 38.354 3 Nữ từ 15 -49 Người 19.412 19.871 20.249 4 Nữ 15 -49 có chồng Người 17.240 17.494 17.827 5 Trẻ em <14 tuổi Người 26.041 26.722 27.154 6 Dân số nông thôn Người 64.923 66.288 65.967 7 Tỷ lệ dân số tăng TB năm % 1,84 2,3 1,88 8 Số trẻ sinh thêm hàng năm Người 1.185 1.524 1.281 9 Tỷ suất sinh thô ‰ 16,6 20,88 17,2 10 Tỷ lệ sinh con thứ 3+ % 22.2 20,1 15,8 Qua bảng số liệu trên, ta thấy dân số huyện Bảo Yên giai đoạn 2003 -2005 có những đắc điểm như sau: 1. Số liệu phòng thống kê Bảng 1: Số liệu phòng thống kê huyện - Tỷ suất sinh thô và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hàng năm vẫn còn ở mức cao so với cả nước và của tỉnh; Đặc biệt là năm 2004 tỷ suất sinh thô là 20,88‰ tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 20,1% tương đương với 1.524 trẻ. Như vậy năm 2004 số trẻ sinh trong toàn huyện tương đương với dân số của xã Tân Tiến. - Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ( 15-49 tuổi) có chồng còn chiếm tỷ lệ cao 23,7% so với tổng dân số và chiếm 88,03% so với số nữ 15 – 49 tuổi và vẫn còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới. - Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao. Nếu tính trung bình cho cả 3 năm thì tỷ lệ này vẫn còn 2% mỗi năm. - Số trẻ em dưới 14 tuổi chiếm tỷ lệ cao trên 36% so với tổng số dân, đây sẽ là lực lượng hùng hậu bổ sung cho lứa tuổi sinh đẻ ở những năm tiếp theo. Tóm lại qua các số liệu trên, thấy công tác DS-KHHGĐ huyện trong những năm qua đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên một số chỉ tiêu, như số phự nữ 15-49 tuổi có chồng, số trẻ em dưới 14 tuổi, dân số sống ở vùng nông thôn vẫn còn rất cao, do vậy nó vẫn tiềm ẩn mức sinh cao trong những năm tới. 3.3 Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân Với khí hậu vùng nhiệt đới, nóng, độ ẩm cao rất thuận lợi cho cây trồng phát triển; Tuy nhiên đây cũng là điều thuận lợi cho các dịch bệnh phát triển, như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp, sốt phát ban, viên não… làm ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ lao động sản xuất, phát triển kinh tế của người dân. Để thực hiện tốt công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân; Trong những năm qua, ngành y tế đã có bước phát triển mới, thể hiện trên các mặt cụ thể sau: - Xây dựng mạng lưới y tế: Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa huyện, 4 phòng khám đa khoa khu vực, 18 trạm y tế cơ sở. Bệnh viện đa khoa huyện được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2002, tổng diện tích xây dựng 2.000 m2, với quy mô 100 giường bệnh, được bố trí thành 10 khoa, phòng chức năng. Bốn phòng khám đa khoa khu vực, quy mô 10 giường bệnh/phòng khám trong đó có 02 phòng khám mới hình thành năm 2005. Các phòng khám chưa được xây dựng hiện đang làm việc chung với trạm y tế, còn lại 18 trạm y tế đã được xây dựng từ nhiều năm, bằng những nguồn vốn khác nhau, nay đã xuống cấp và hư hỏng. - Về trang thiết bị phục vụ cho khám và chữa bệnh: Tại bệnh viện đa khoa huyện: Các phương tiện làm việc, phương tiện phục vụ cho cấp cứu, phục vụ cho chuẩn đoán và điều trị được trang bị tương đối đầy đủ và đồng bộ, như máy siêu âm, máy điện quang, máy điện tim, máy xét nghiệm 18 thông số, bàn mổ đa năng…..Ngoài ra các trang thiết bị phục vụ cho bệnh nhân, như giương tủ, chăn màn và các đồ dùng khác đã được trang bị thường xuyên, đảm bảo được nhu cầu cần thiết cho công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân. Tại 04 phòng khám đa khoa khu vực: các trang thiết bị phục vụ cho khám và điều trị còn nhiều thiếu thốn, do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến là các phòng khám này còn hoạt động chung với các trạm y tế, nhà cửa chật hẹp không bố trí đủ phòng làm việc cho các khoa, phòng chức năng, do vậy việc trang bị các phương tiện làm việc và các phương tiện phục vụ cho khám, chữa bệnh chưa được kịp thời. Tại các trạm y tế xã, thị trấn: Có 18/18 xã có đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho khám và chữa các bệnh thông thường theo phân tuyến kỹ thuật. Có 02/18 trạm có điện thoại, 15/18 xã có điện lưới quốc gia và có 6/18 xã có nguồn nước đảm bảo cho sinh hoạt. - Về nhân lực: Bảng 2: Số liệu cán bộ tại Trung Tâm Y Tế huyện BảoYên ( năm 2003-2005) STT Nội dung Đv tính 2003 2004 2005 ghi chú Tổng số Người 105 101 102 1 Bác Sỹ Người 11 12 09 2 Chuyên khoa I Người 01 01 02 3 Y sỹ đa khoa Người 23 24 23 4 Nữ hộ sinh TH Người 15 13 13 5 Y tá TH Người 15 14 15 6 Cán bộ khác Người 40 37 40 Qua bảng số liệu trên ta thấy biên chế cán bộ tại trung tâm y tế huyện vừa thiếu lại vừa yếu, nếu tính tỷ lệ bác sĩ trên nghìn dân, thì năm 2005 tỷ lệ này là 1/8.357 người dân. cả huyện mới có 02 cán bộ có trình độ chuyên khoa 1, trong đó 01 là chuyên ngoại sản, còn 01 là chuyên khoa nội. Cán bộ có trình độ trung học chiếm tỷ lệ cao, năm 2005 là 50% trong tổng số biên chế tại trung tâm. Đặc biệt là số cán bộ nữ hộ sinh thấp, giao động từ 13-15 người. Đây là khó khăn lớn trong việc triển khai các hoạt động chăm sóc sức khoẻ và KHHGĐ. Bảng 3: Số liệu cán bộ y tế xã, thị trấn ( năm 2003-2005) ( Số liệu TT Y Tế huyện) STT Nội dung ĐV tính 2003 2004 2005 Ghi chú I. Y Tế xã Tổng số: Người 64 68 66 Trong đó: 1 Bác sỹ Người 1 1 3 2 Y sỹ đa khoa Người 12 15 14 3 Y tá TH Người 4 4 4 4 Y tá sơ học Người 18 18 13 5 Nữ hộ sinh TH Người 11 12 15 6 Nữ hộ sinh SH Người 03 03 02 7 Khác Người 15 15 15 II. Y tế thôn bản Tổng số Người 278 278 275 3 Bỏ HĐ Trong đó: 1 Y tá sơ học Người 277 277 275 ĐT 3 tháng 2 Dược tá SH Người 1 1 0 Bộ máy y tế cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, biên chế vừa thiếu lại vừa yếu. Toàn huyện có 03/18 trạm có bác sĩ hoạt động. Cán bộ có trình độ sơ học còn chiếm tỷ lệ cao, năm 2005 tỷ lệ này là 22,7%. Đặc biệt là biên chế nữ hộ sinh quá thấp, mới có 15/18 trạm có nữ hộ sinh. Số cơ sở có thể tự đặt vòng tránh thai được có ít 6/18 xã, chiếm 33,3% đến nay huyện Bảo Yên chưa có trạm y tế nào đạt chuẩn quốc gia về y tế. 3.4 Tình hình giáo dục Bảng 4: Số liệu về công tác giáo dục năm (2003 -2005). STT Nội dung chỉ tiêu Đơn vị tính Năm học Ghi chú 2003 2004 2005 A. Bậc tiểu học và trung học cơ sở I: Tổng số giáo viên trực tiếp giảng dậy Người 934 971 996 1 Đại học Người 25 37 54 2 Trung học Người 719 769 839 II: Tổng số lớp/ Trường Lớp/T 881/48 918/55 952/63 1 Bậc tiểu học Lớp/T 525/14 514/23 522/27 2 Bậc trung học cơ sở Lớp/T 220/27 259/25 274/24 3 Mầm non Lớp/T 136/7 145/7 156/12 III: Tổng số học sinh Người 20.851 20.317 20.555 1 Mầm non Người 2.533 2.058 2.943 2 Bậc tiểu học Người 11.517 10.601 9.915 3 Bậc THCS Người 6.801 7.658 7.697 B. Bậc trung học PT I: Tổng số giáo viên trực tiếp giảng dậy Người 61 70 97 II: Tổng số lớp/trường Lớp/T 38/2 52/3 62/3 III:Tổng số học sinh Người 1.558 2.172 2.651 Công tác giáo dục trong những năm gần đây đã có bước phát triển tốt, phấn đấu hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch đề rà. Kết quả nổi bật thể hiện trên các mặt sau: Bảng 4: Số liệu phòng giáo dục Đối với bậc tiểu học, THCS, lớp học mầm non. * Về phát triển hệ thống giáo dục: Trong những năm gần dây, đặc biệt là năm 2005, huyện Bảo Yên đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 98,6% bằng 100,82% (1) kế hoạch. Số trường và lớp học đều tăng so với những năm trước, năm 2003 có 881 lớp, 48 trường; Năm 2005 tăng lên 952 lớp 63 trường (2). Toàn huyện có 820 (3) phòng học, trong đó phòng được kiên cố hoá là 284; phòng bán kiên cố là 198, số phòng tạm bợ là 338 và hiện nay huyện đã cơ bản xoá được tình trạng học ca 2, ca 3. * Về nhân lực: Để đáp ứng nhu cầu học cho số học sinh liên tục tăng trong những năm qua, biên chế giáo viên cũng tăng từ 934 người năm 2003 lên 996 người năm 2005( chưa tính cán bộ quản lý và hoạt động khác) tăng 6,22%. Trình độ của giáo viên bước đầu được quan tâm, hàng năm ngành giáo dục đều có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại, nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên. Tuy công tác này thực hiện còn kém hiệu quả, năm 2005 mới có 54 cán bộ có trình độ đại học trên tổng số 996 biên chế, chiếm 5,42%. * Về trang thiết bị phục vụ cho công tác dậy và học. Các trang thiết bị phục vụ cho công tác dậy và học còn nhiều thiếu thốn, hầu hết các trường, đặc biệt là các trường ở các xã vùng sâu, vùng cao thiếu các phòng chức năng, như phòng thực hành, phòng thí nghiệm ….Tỷ lệ lên lớp hàng năm đạt 99,6%; Thi tốt nghiệp cấp học đạt: 99,7%. Đối với bậc trung học phổ thông: 1,2,3. Số liệu phòng giáo dục 4. Số liệu trường THPT 1,2,3. Năm 2005 Bảo Yên có 03 trường với 62 lớp học: Trong đó trường PTTH số III mới thành lập năm 2004, số học sinh liên tục tăng theo năm học. Năm 2003 có 1.558 em, năm 2005 tăng lên 2.651(4) em, tăng 41,2%. Với quy mô như hiện nay, các trường các trường THPT mới đáp ứng được khoảng trên 82% số học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm. Cả 03 trường được xây dựng kiên cố hoá; Các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dậy và học tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu dậy và học của giáo viên và học sinh. Tỷ lệ lên lớp hàng năm đạt khoảng 95-98% (1); Tỷ lệ thi tốt nghiệp đạt 95%; Tỷ lệ học sinh thi vào được các trường cao đẳng, đại học đạt khoảng 28 -30% năm (2). Tóm lại công tác giáo dục huyện Bảo Yên trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất từng bước được đầu tư xây dựng. Đặc biệt là được đầu tư xây dựng theo chương trình kiên cố hoá trường lớp của chính phủ. Chất lượng việc dậy và học từng bước được nâng cao, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 17/18 xã, thị trấn; Phổ cập giáo dục THCS đạt 11/18 xã, thị trấn; Xoá mù chữ đạt 18/18 xã, thị trấn. Tỷ lệ chuyển lớp, thi tốt nghiệp cao từ 95-98% năm. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đạt được vẫn còn những mặt hạn chế, đó là: Việc xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố hoá trường lớp học còn chậm, tỷ lệ phòng học tạm bợ còn cao, chiếm 41,2%. Số giáo viên có trình độ cao đẳng trở xuống chiếm tỷ lệ cao, năm 2005 là 94,6%. Tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng có tăng so với những năm trước, song vẫn còn ở mức quá thấp(30% năm 2005). 3.5 Văn hoá thông tin- truyền thanh truyền hình 1,2. Số liệu trường THPT 1,2,3. Phòng văn hoá và trung tâm văn hoá huyện, trong những năm qua đã có nhiều cố gắng làm tốt công tác quản lý và triển khai các hoạt động của mình, như tổ chức đội chiếu bóng lưu động, tổ chức các buổi văn hoá văn nghệ tại trung tâm huyện và tại các cụm xã, thị trấn tổ chức đại hội thể dục, thể thao toàn huyện nhằm làm tốt công tác đưa thông tin về cơ sở. Làm tốt công tác bảo tồn và khai thác phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, đẩy mạnh các hoạt động, phong trào thể dục thể thao tại các cơ quan, các xã, thị trấn, tại các cơ quan, tổ dân cư. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành tổ chức phát động phong trào thi đua “ xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở” và hàng năm tổ chức tốt việc bình xét gia đình, làng xã đạt chuẩn văn hoá theo hướng dẫn của ban chỉ đạo huyện. Tuy nhiên bên cạnh những kết qủa đạt được, công tác văn hoá còn có những hạn chế sau: - Đội thông tin lưu động huyện chưa thực sự cố gắng trong việc tuyên truyền tại các cơ sở, nội dung, hình thức tuyên truyền còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, do vậy việc giáo dục pháp luật chưa được kịp thời, chủ trương chính sách của đảng chưa thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân. - Phong trào văn hoá, văn nghệ trong quần chúng nhân dân chưa thực sự được chú trọng; Công tác quản lý, khai thác và bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc mới được đặt ra, vẫn chưa có giải pháp cụ thể về vấn đề này. - Việc tuyên truyền vận động nhân dân xoá bỏ các tập tục lạc hậu trong đời sống, như thách cưới, người chết còn để dài ngày, tệ mê tín dị đoan.. chưa có sự chuyển biến tích cực. Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền vận động phục vụ cho công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, đồng thời phục vụ nhu cầu giải trí của người dân. Trong những năm qua, sự nghiệp truyền thanh- truyền hình của huyện được quan tâm đầu tư xây dựng. Năm 2005 toàn huyện có 07 trạm truyền thanh, 10 trạm tiếp sóng đài truyền hình, nâng tỷ lệ số hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam lên khoảng 90% và xem truyền hình là 80% (1). Tổng thời lượng phát sóng, đối với truyền thanh là 7.440 h/năm, đài truyền hình 7068 h/năm (2). 3.6. Tình hình tôn giáo Bảo Yên hiện có hai đạo giáo đó là đạo Thiên chúa giáo và Đạo tin lành. 1,2. Số liệu phòng văn hoá thông tin 3. Số liệu ban tôn giáo, dân tộc huyện uỷ Đạo thiên chúa giáo có 147 hộ với 658 khẩu (3) sống ở bốn xã: Việt Tiến, Lương Sơn, thị trấn Phố Ràng, Long Khánh. Đây là các hộ có nguồn gốc đi đạo từ xa xưa, được nhà nước công nhận các hoạt động tương đối ổn định. Quan niệm về vấn đề KHHGĐ tuy có khác nhau, nhưng qua công tác tuyên truyền vận động , đến nay các giáo dân không còn mặc cảm với công tác DS-KHHGĐ. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận thực hiện các biện pháp tránh thai cao(70,2% năm 2005). Đạo tin lành mới được truyền bá vào địa bàn huyện trong vài năm nay, nhưng phát triển khá nhanh, hoạt động rất phức tạp. Hiện nay toàn huyện có 376 hộ với 2.323(1) khẩu, sống ở 27 thôn bản thuộc 7 xã. Đáng lưu ý nhất là số người theo đạo tin lành chủ yếu hiện nay là người dân tộc Mông. Đạo tin lành ở huyện Bảo Yên hiện nay chưa được chính quyền công nhận. Các trùm đạo thường lén lút tuyên truyền trái phát luật làm cho an ninh- trật tự trên địa bàn mất ổn định. Công tác tuyên truyền vận động đối tượng này thực hiện KHHGĐ gặp rất nhiều khó khăn, họ ít hợp tác và không chịu thực hiện các biện pháp KHHGĐ, thậm chí nếu ta tuyên truyền mạnh họ sẵn sàng bỏ quê hương đi nơi khác. 3.7 Tình hình di dịch cư Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền vận động nhân dân ổn định, định canh định cư, đi đôi với việc sắp xếp dân cư, tạo việc làm cho nhân dân đã được cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm triển khai thực hiện. Tuy nhiên đến nay tình hình dịch cư tự do vẫn tiếp tục tiếp diễn biến phức tạp. Năm 2005 có 57 hộ với 308 khẩu(2) so với năm 2004 tăng 4 hộ; 8 khẩu. Trong đó di cư đi 45 hộ, 245 khẩu; di cư đến 12 hộ, 66 khẩu. Tương đương tỷ suất xuất cư là 3,3 ‰, tỷ xuất nhập cư là 0,9‰. 1,2. Số liệu ban tôn giáo, dân tộc huyện uỷ 4. Thực trạng công tác Dân số-KHHGĐ huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai Sơ đồ tổ chức UBDS,GĐ&TE huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai Chủ nhịêm -Phục trách chung. - Tham mưu cho cấp uỷ Đảng, CQ địa phương; -Tổng hợp chung, xây dựng KH và tổ chức triển khai; -Định kỳ BC cấp trên theo Q Đ quy định. - Một cán bộ phụ trách c ông tác DS-KHHGĐ; - Tổng hợp báo cáo; - Hướng dẫn đôn đốc cơ sở; - Định kỳ báo cáo, kiêm thủ quỹ cơ quan…… Một cán bộ phụ trách công tác gia đình và sự nghiệp bảo vệ chăm sóc trẻ em; - Tổng hợp báo cáo - Hướng dẫn đôn đốc cơ sỏ; - Định kỳ báo cáo, kiêm kế toán cơ quan… 4.1. Chương trình nâng cao năng lực của bộ máy quản lý DS-KHHGĐ (VDS01). 4.1.1. Quá trình hình thành và đặc thù của cơ cấu tổ chức quản lý DS-KHHGĐ : Theo thời gian lịch sử hình thành, chương trình DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên được chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn từ năm 1961 đến 1990: Trong giai đoạn này chưa hình thành bộ phận chuyên trách để trực tiếp quản lý và triển khai chương trình DS-KHHGĐ mà nó được gắn liền với khoa sản của bệnh viện huyện, công việc chủ yếu là đặt vòng tránh thai. Chương trình mới được triển khai ở khối cán bộ công chức nhà nước. Các hoạt động của chương trình chưa được triển khai thường xuyên, nên tỷ lệ sinh thời kỳ này( kể cả cán bộ và nhân dân) đều cao. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995 ở huyện Bảo Yên giai đoạn này công tác tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ đã bước đầu được thành lập và được chia thành hai thời kỳ: - Thời kỳ 1991 đến tháng 4 năm 1993: Trung tâm y tế huyện đã cho một biên chế để trực tiếp theo dõi các hoạt động của chương trình và cũng trong thời gian này, theo chỉ đạo của sở y tế, Trung tâm y tế huyện thành lập đội sinh đẻ có kế hoạch. Nhiệm vụ của Đội sinh đẻ có kế hoạch là tổ chức đáp ứng đầy đủ, kịp thời các dịch vụ KHHGĐ cho các đối tượng. Làm tốt công tác tư vấn giúp đối tượng lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện về sức khoẻ, điều kiện về môi trường sống và với số con hiện có, đẻ điều tiết mức sinh theo kế hoạch. - Thời kỳ tháng 4-1993 đến năm 1995: Giai đoạn này ban DS-KHHGĐ huyện được thành lập, gồm 15 thành viên, do phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Các thành viên của ban là trưởng, phó các ban, ngành, đoàn thể, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Bộ phận chuyên trách có một biên chế để giúp việc cho trưởng ban. Đáng chú ý là trong thời kỳ này cán bộ chuyên trách ban DS-KHHGĐ huyện vẫn thuộc biên chế của Trung tâm y tế huyện, các họat động vẫn chưa chịu sự chi phối của Trung tâm y tế. Trách nhiệm chính của cán bộ chuyên trách trong thời kỳ này là phối hợp với Đội sinh đẻ có kế hoạch để cung ứng phương tiện tránh thai cho các đối tượng có nhu cầu. Các phương tiện tránh thai ờ thời kỳ này đã phong phú hơn, ngoài phương tiện vòng tránh thai ra, các phương tiện tránh thai khác cũng được triển khai, như bao cao su tránh thai, thuốc uống tránh thai, đình sản nam, nữ. Phạm vi đối tượng cũng như địa bàn triển khai không chỉ bó hẹp ở khối cán bộ công chức, mà được triển khai xuống cả vùng nông thôn. Số đối tượng tự nguyện chấp nhận các biện pháp tránh thai có tăng hơn những năm trước, song còn ở mức thấp. Đối với cơ sở: Thời kỳ này có 04 xã đã được chọn làm điểm là xã: Lương Sơn, Bảo Hà, Kim Sơn và thị trấn Phố Ràng. Các cơ sở này được thành lập Ban dân số, gồm mỗi ban 10 thành viên; Cơ cấu giống như Ban dân số huyện; Cán bộ chuyên trách do chủ tịch hội phụ nữ xã hoặc trưởng trạm y tế kiêm nhiệm. Ở thời kỳ này tất cả các trạm y tế xã chưa có cơ sở nào tự đặt vòng tránh thai ở tại trạm, việc cung ứng các phương tiện tránh thai đều do đội sinh đẻ có kế hoạch và Trung tâm y tế huyện đảm nhiệm. Giai đoạn 1995 đến tháng 4 năm 2002. Ở cấp huyện trước sức ép ngày càng gia tăng dân số quá nhanh trên các mặt kinh tế-xã hội của huyện, cũng như để đảm bảo sự thống nhất trong việc tổ chức triển khai các hoạt động của chương trình trên phạm vi tỉnh và cả nước. Tháng 01 năm 1995 theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và ngành dọc cấp trên, UBDS-KHHGĐ được thành lập và trở thành cơ quan độc lập trực thuộc UBND huyện, do phó Chủ tịch UBND huyện trực tiếp làm Chủ nhiệm. Bộ phận chuyên trách gồm 04 biên chế, trong đó có 01 biên chế chính thức, trực tiếp làm phó chủ nhiệm thường trực để giúp việc cho Chủ nhiệm và có 03 biên chế hợp đồng. Đây là lần đầu tiên UBDS-KHHGĐ được xác định về vị trí, chức năng nhiệm vụ của mình, đó là: UBDS-KHHGĐ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, chịu sự lãnh đạo toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của UBDS-KHHGĐ tỉnh. Giúp UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực DS-KHHGĐ. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội triển khai thực hiện chính sách, chương trình, dự án về dân số-KHHGĐ trên địa bàn huyện. Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch 10 năm, 5 năm, hàng năm và các dự án theo hướng dẫn của ngành dọc và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với UBND huyện và ngành dọc cấp trên theo quy định….. Ở cấp xã: Trong thời gian này toàn bộ 18/18 xã, thị trấn thành lập Ban dân số xã do Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UNBD xã làm trưởng ban; mỗi ban có một cán bộ chuyên trách, làm việc theo chế độ hợp đồng. Riêng cán bộ cộng tác viên được bố trí theo các bản. Đến cuối năm 2002, huyện Bảo Yên đã bố trí trên 302 cộng tác viên thôn ,bản, tổ dân phố. Mức trợ cấp được hưởng rất thấp; Đối với cán bộ chuyên trách được hưởng 120.000 đ/tháng. Cộng tác viên 25.000 đ/ tháng. Hoạt động theo phương thức quản lý đến thôn, bản, tổ dân phố và hộ gia đình. Giai đoạn từ tháng 04 năm 2002 đến nay: Thực hiện Nghị định số: 12/2001/NĐ-CP ngày 27/03/2001 của Chính phủ. V/v tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố thuộc TW và UBND quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Quyết định số: 19/2002/QĐ-UB ngày 15/1/2002 của tỉnh Lào Cai, V/v tổ chức xắp xếp lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện. Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em được thành lập tại quyết định số: 341/2002/QĐ-UB, ngày 29/04/2002 của UBND huyện Bảo Yên, trên cơ sở sáp nhập UBDS-KHHGĐ và Uỷ ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Về tổ chức bộ máy: UBDS,GĐ&TE huyện có 03 biên chế, trong đó có 01 Chủ nhiệm và 02 nhân viên( bỏ chế độ phó Chủ tịch UBND huyện kiêm nhiệm). Về trình độ cán bộ:- Đại học 01 ( Cử nhân kinh tế nông nghiệp); - Trung học 01 ( Y sỹ đa khoa); - Sơ học 01 ( Y tá sơ cấp). Các bộ phận chuyên môn gồm 03 bộ phận: Bộ phận Dân số-KHHGĐ; Bộ phận bảo vệ chăm sóc trẻ em; Bộ phận quản lý và theo dõi về công tác gia đình.Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBDS,GĐ&TE được quy định cụ thể như sau: Vị trí, chức năng: Uỷ ban dân số, gia đình & Trẻ em là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác Dân số, gia đình và trẻ em. Uỷ ban dân số, gia đình & Trẻ em chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Uỷ ban dân số, gia đình & TE tỉnh. Uỷ ban dân số- gia đình & TE có tư cách pháp nhân và được phép sử dụng con dấu riêng. Nhiệm vụ, quyền hạn: Trình UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện chính sách, chế độ, pháp luật và các quy định của UBND tỉnh về quản lý dân số, gia đình và trẻ em. Trình UBND huyện kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương trình mục tiêu, chương trình hành động, các dự án về dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn huyện và tổ chức thực hiện khi được phê duyệt. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn 5 năm, hàng năm, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, dự án, tiêu chuẩn về dân số, gia đình và trẻ em đã được phê duyệt và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Trình UBND huyện quyết định việc phân công phân cấp hoạc uỷ quyền quản lý về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em đối với UBND các xã, thị trấn và Ban dân số, gia đình & trẻ em các xã, thị trấn. Xây dựng và trình UBND huyện kế hoạch phối hợp với các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở huyện trong việc thực hiện các nhiệm vụ về dân sô, gia đình và trẻ em và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp sau khi phê duyệt. Phối hợp với các ngành liên quan thực hiện lồng ghép chương trình mục tiêu, chương trình hành động về dân số, gia đình & trẻ em với thực hiện chủ trương chính sách phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: Xây dựng mô hình gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc và bền vững: thực hiện chủ trương, chính sách bình đẳng về giới. Tổ chức thực hiện công tác đăng ký dân số, chủ trì phối hợp với các ban, ngành có liên quan thực hiện công tác KHHGĐ, ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền trẻ em, bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thực hiện các chương trình, dự án về dân số, gia đình, trẻ em ở cấp huyện theo hướng dẫn của Uỷ ban dân số- gia đình và trẻ em tỉnh; tổ chức vận động, xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em cấp huyện; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em cấp xã theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện thí điểm và nhân rộng mô hình dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn. Quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn huyện. Tổ chức các thông tin, tuyên truyền giáo dục chính sách, pháp luật về lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào công tác dân số và gia đình, trẻ em ở huyện; thu thập, lưu trữ và phổ biến thông tin về dân số, gia đình và trẻ em; phục vụ cho quản lý, điều phối chương trình dân số, gia đình và trẻ em ở cấp huyện; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình nhiệm vụ được giao cho UBND huyện và Ủy ban dân số gia đình & trẻ em tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác dân số, gia đình và trẻ em trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện. Quản lý tổ chức, bộ máy biên chế, thực hiện chế độ chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ công chức của ngành và cộng tác viên dân số, gia đình & trẻ em các xã, thị trấn. Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện. Để gắn trách nhiệm của từng cá nhân với các hoạt động được giao UBDS,GĐ&TE đã phân công công việc cụ thể cho từng thành viên như sau: - Chủ nhiệm UBDS,GĐ&TE huyện là người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm quản lý về biên chế, tổ chức triển khai mọi hoạt động của cơ quan theo chế độ chính sách, các quy định của pháp luật và hướng dẫn của cấp trên. Chịu trách nhiệm trước UBND huyện về các hoạt động của mình theo thẩm quyền được giao. Cố trách nhiệm xây dựng kế hoạch 10 năm, 5 năm hàng năm và các chương trình dự án theo hướng dẫn của ngành dọc và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động tại cơ sở về lĩnh vực dân số, GĐ&TE; đồng thời có trách nhiệm làm tốt công tác tham mưu cho Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, để triển khai các hoạt động về công tác dân số, gia đình và trẻ em một cách đồng bộ, thống nhất trên phạm vi địa bàn huyện. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và thực hiện một số công việc khác do UBND huyện phân công. - Một cán bộ được phân công nhiệm vụ giúp Chủ nhiệm làm công tác quản lý, hướng dẫn và đôn đốc các cơ sở triển khai đầy đủ các hoạt động về công tác DS-KHHGĐ( Bao gồm ba mảng công việc lớn: Quản lý theo dõi biến động về dân số; Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ; Mảng dịch vụ KHHGĐ). Thực hiện báo cáo theo quy định và báo cáo đột xuất do yêu cầu công việc, kiêm thủ quỹ cơ quan và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan phân công. - Một cán bộ được phân công nhiệm vụ: giúp chủ nhiệm làm công tác quản lý, hướng dẫn các cơ sở triển khai tốt các hoạt động về sự nghiệp gia đình và trẻ em theo kế hoạch và hướng dẫn của cấp trên. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định và báo cáo đột xuất do yêu cầu công việc; kiêm kế toán cơ quan và thực hiện một số công việc khác do thủ trưởng phân công khi có nhu cầu: Đối với cán bộ các xã, thị trấn. Bảng 5: Tình hình cán bộ Dân số, gia đình và trẻ em các xã, thị trấn. Số TT Nội dung Đv tính (người) Trình độ Thời gian công tác G C H Ú Đai Học CĐ TH CN THPT THCS Tiểu học >10 năm 6-9 năm 3-5 năm 1-2 năm A: CBCT 1 TS 18 0 0 2 10 6 7 5 2 4 2 Nam 0 3 Nữ 18 0 0 2 10 6 7 5 2 4 B: CTV 1 TS 302 0 13 23 175 91 36 48 59 159 2 Nam 21 3 6 12 0 2 4 6 9 3 Nữ 281 0 10 17 163 91 34 44 53 150 Qua bảng số liệu trên ta thấy trình độ năng lực cán bộ ban dân số các xã, thị trấn còn nhiều hạn chế, số cán bộ có trình độ ở bậc tiểu học chiếm tỷ lệ cao 33,3% đối với cán bộ Chuyên trách; 30,1% đối với Cộng tác viên. Tổ chức bộ máy không ổn định, số cán bộ bỏ việc hoặc chuyển công tác hàng năm cao, thể hiện ở tỷ lệ những người có năm công tác liên tục 10 trở lên thấp 39% đối với cán bộ chuyên trách; 12% đối với Cộng tác viên. Mức trợ cấp được hưởng chưa tương xứng với công việc, 210.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ Chuyên trách thuộc các xã đặc biệt khó khăn; 190.000 đồng/ người/tháng đối với cán bộ Chuyên trách các xã vùng thấp và 50.000 đồng/người đối với tất cả cộng tác viên( không phân biệt vùng, miền). Bảng 5: Số liệu UBDS, GĐ&TE huyện Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban dân số- KHHGĐ, cán bộ Chuyên trách, CTV được quy định cụ thể như sau: Sơ đồ tổ chức Ban DS,GĐ&TE xã, thị trấn Trưởng ban phụ trách chung Cán bộ chuyên trách - Tham mưu cho cấp uỷ Đảng, CQ; - Xây dựng kế hoạch; - Tổng hợp báo cáo; - Đôn đốc và hướng dẫn các CTV triển khai các hoạt động; - Báo cáo định kỳ. CTV Cộng tác viên - Phụ trách cơ sở; thăm hộ GĐ; phân phát các biện pháp tránh phi lâm sàng; - Vào sổ hộ gia đình, làm công tác tuyên truyền CTV Chức năng Ban dân số xã. Là cơ quan giúp chủ Chủ tịch UBND xã tổ chức thực hiện các hoạt động DS-KHHGĐ và điều hoà phối hợp các tổ chức trong xã thực hiện chương trình DS-KHHGĐ trên phạm vi xã; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Uỷ ban dân số-GĐ&TE huyện về chuyên môn nghiệp vụ. Ban dân số-KHHGĐ xã có trụ sở làm việc và khoản mục tài chính riêng. Nhiệm vụ, quyền hạn Ban dân số xã. - Xây dựng kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính hàng năm đảm bảo cho công tác DS-KHHGĐ bao gồm phần Nhà nước đầu tư và phần do xã tự lo trình UBND xã duyệt và gửi UBDS,GĐ&TE huyện tổng hợp chung thành kế hoạch của huyện; tổ chức thực hiện kế hoạch được duyệt và quản lý sử dụng các nguồn tài chính đúng mục đích, có hiệu quả. - Phối hợp với các tổ chức trong xã tuyên truyền, vận động nhân dân, tự nguyện đóng góp vật tư, kinh phí và công sức cho công tác DS-KHHGĐ của địa phương và quản lý sự dụng các nguồn kinh phí ấy. - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ, luật pháp Nhà nước về DS-KHHGĐ trên phạm vi xã. - Tổ chức phối hợp giũa các tổ chức trong xã tuyên truyền,vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ; quản lý hoạt động của của các CTV để cung cấp và thu thập thôn tin, cung câp dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân và theo dõi quản lý đối tượng trong diện KHHGĐ. Đối với cán bộ chuyên trách: Chức trách: Là cán bộ do Ban DS-KHHGĐ xã tuyển chọn, cán bộ chuyên trách có chức trách sau: Giúp việc cho Trưởng ban DS-KHHGĐ cơ sở trong việc hoạch định và tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình DS-KHHGĐ trên địa bàn. Cán bộ Chuyên trách phải là người nhiệt tình với công tác, có sức khoẻ, có trình độ văn hoá tối thiểu từ lớp 7 trở lên, cư trú tại địa phương và gương mẫu chấp hành KHHGĐ. Nhiệm vụ: - Tham dự và tiếp thu đầy đủ các khoá đào tạo và đào tạo lại do Uỷ ban dân số-KHHGĐ cấp trên tổ chức. - Xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu của chương trình. Sau khi kế hoạch được thông qua, cán bộ Chuyên trách có nhiệm vụ tham mưu tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của chương trình, của các cơ quan, tổ chức và các thành viên theo đúng nhiệm vụ được phân công. - Hướng dẫn các CTV lập kế hoạch hoạt động và nôi dung báo cáo hàng tháng; phương pháp tuyên truyền,vận động, tham vấn và phân phát bao cao su, viên tránh, kiển tra giám sát việc thực hiện của các CTV; hàng tháng tổ chức họp cộng tác viên để nghe phản ánh tình hình và tổng hợp kết quả thực hiện của từng người thông qua số liệu cụ thể; đồng thời giải quyết kịp thời( hoặc xin ý kiến của cấp trên) những vấn đề phát sinh theo phản ánh của cộng tác viên. - Tổng hợp và lập báo cáo về biến động dân số và tình hình thực hiện kế hoạch hoá gia đình thông qua báo cáo của CTV và của các ngành chức năng. Lập các sơ đồ và biểu đồ quản lý tình hình phát triển dân số và thực hiện KHHGĐ theo từng địa bàn được phân công cho cộng tác viên. Đối với cộng tác viên: Cộng tác viên là những người cư trú ngay tại địa bàn dân cư, có uy tín trong cộng đồng, nhiệt tình công tác, có sức khoẻ, có đủ trình độ học vấn để thực hiện chức trách và nhiệm vụ sau: Chức trách: Trực tiếp quản lý theo dõi số các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, làm công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn phân phát các phương tiện tránh thai phi lâm sàng được giao và lập báo cáo về tình hình biến động dân số và KHHGĐ trong địa bàn được phân công. Nhiệm vụ: - Tham dự và tiếp thu đầy đủ nội dung đào tạo và đào tạo lại do Uỷ ban dân số cấp trên tổ chức. - Tiếp nhận địa bàn và mục tiêu hoạt động tại cụm dân cư được phân công. Lập kế hoạch hoạt động với mục tiêu cụ thể về số cặp vợ chồng cần vận động thực hiện KHHGĐ theo từng biện pháp tránh thai. - Thăm hộ gia đình để trực tiếp tuyên truyền vận động hay tư vấn sử dụng biện pháp tránh thai, phân phối bao cao su và viên nén tránh thai cho các đối tượng chấp nhận và lập kế hoạch thăm lại để theo dõi tình hình sử dụng và cấp phát lại các phương tiện tránh thai này. - Bảo quản và sử dụng các tài liệu( sổ sách, biểu báo) liên quan đến việc quản lý các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Theo dõi ghi chép và lập báo cáo về biến động sinh, chết, đi, đến, kết hôn, ly hôn và tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai theo chế độ quy định để hàng tháng báo cáo cho cán bộ Chuyên trách. 4.1.2. Công tác đào tạo: Do bộ máy tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ của huyện ra đời muộn và không ổn định. Đội ngũ cán xuất phát từ nhiều ngành, chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Nhằm nâng cao chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ các cấp, UBDS-KHHGĐ đã xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể như sau: Đối với UBDS-KHHGĐ huyện xác định hai loại hình đào tạo, đó là đào tạo dài hạn và ngắn hạn. Đối với loại hình đào tạo dài hạn: Trong năm 2000; 2002 UBDS,GĐ&TE huyện tạo điều kiện và động viên 02 cán bộ đi học đại học, theo hình thức đào tạo tại chức. Đến nay có 01 cán bộ đang theo học năm cuối. 01 cán bộ đã tốt nghiệp Đối với hình thức đào tạo ngắn hạn: Để có cán bộ am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ công tác DS-KHHGĐ, UB dân số huyện đăng ký với UB dân số tỉnh cho 01 cán bộ tham gia khoá đào tạo về dân số cơ bản, do Uỷ ban dân số quốc gia Dân số, GĐ&TE Việt Nam tổ chức tại Trung tâm dân số- Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Ngoài ra hàng năm UBDS,GĐ&TE huyện đều cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn hàng năm đạt tỷ lệ cao, 96-99% đối với cán bộ Chuyên trách; 96-97% đối với cán bộ CTV thời gian tập huấn từ 3-5 ngày. Tuy nhiên cho đến nay số cán bộ cấp cơ sở chưa được qua đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn cao. Nguyên nhân chủ yếu là số cán bộ này thường hay có sự biến động mạnh, như bỏ việc, thuyên chuyển công tác… Đặc biệt là sau các kỳ bầu cử hội đồng nhân dân, sau các đại hội của khối đoàn thể, như Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, Đoàn Thanh Niên… 4.1.3. Công tác điều phối hoạt động. Công tác DS-KHHGĐ là lĩnh vực hoạt động vô cùng rộng lớn, nó liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp và chịu sự ảnh hưởng lớn của vấn đề kinh tế-chính trị -xã hội, phong tục, tập quán…. do vậy để thực hiện thành công công tác này đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của toàn Đảng, toàn dân, sự nỗ lực của tất cả các ngành các cấp, các tổ chức xã hội và của từng cá nhân. Giai đoạn từ năm 1993 trở về trước, tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ chưa được quan tâm, chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng; Cơ chế hoạt động chưa được xây dựng, do vậy các hoạt động của chương trình còn mang tính đơn lẻ, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp dẫn đến kết quả trong công tác DS-KHHGĐ ở giai đoạn này chưa cao. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay, bộ máy tổ chức đã được thành lập và từng bước được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của công tác này. Cơ chế phối hợp hoạt động cũng được quan tâm xây dựng, trên cơ sở xác định rõ từng công việc của từng chương trình để có sự phân công nhiệm vụ cụ thể. Đảm bảo từng công việc phải có cơ quan chủ trì và phối hợp hoạt động. UBDS,GĐ&TE huyện tổ chức ký hợp đồng trách nhiệm với cơ quan, đơn vị, như Phòng Văn Hoá- Thông Tin, Trung Tâm Y Tế, Đài Truyền Thanh- Truyền Hình, Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, Đoàn Thanh Niên, Ban dân số các xã, thị trấn. Trong đó xác định rõ khối lượng công việc, người chủ trì thực hiện, thời gian tổ chức, thời gian hoàn thành và các điều kiện đảm bảo cho triển khai các hoạt động. Phố hợp với các ngành xây dựng kế hoạch liên ngành và tổ chức triển khai một cách kịp thời: Việc tổ chức tốt các nội dung điều phối hoạt động của chương trình cuốn hút được các ngành, các cấp vào cuộc và tham gia một cách tích cực, tạo ra phong trào rộng lớnđối với đối tượng công chức và quần chúng nhân dân. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xã hội hoá công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện, góp phần vào sự thành công chung trong việc thực hiện các mục tiêu về DS-KHHGĐ trên phạm vi cả nước như chiến lược dân số Việt Nam năm 2001-2010 đề ra. 4.2. Chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ(VDSO2) 4.2.1. Phát triển Mạng lưới dịch vụ KHHGĐ. Cùng với sự phát triển của mạng lưới y tế, DS-KHHGĐ, mạng lưới dịch vụ KHHGĐ cũng được phát triển. Ở tuyến huyện: Khoa sản, đội sinh đẻ có kế hoạch thường xuyên được củng cố, bố trí đủ cán bộ theo định mức và hàng năm đều tham gia các khoá đào tạo do Trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em tỉnh tổ chức. Các dịch vụ lâm sàng như: Triệt sản nam, nữ, đặt vòng tránh thai, tiêm thuốc tránh thai đều thực hiện tốt, đảm bảo an toàn cho đối tượng. Ở tuyến cơ sở: Hệ thống y tế cơ sở cho đến nay có 18/18 xã, thị trấn có nhà trạm hoạt động, đội ngũ cán bộ được tăng cường, tuy nhiên đến nay toàn huyện mới có 6/18 xã tổ chức cung cấp được dịch vụ đặt vòng tránh thai cho đối tượng ở tại cơ sở. Các xã còn lại do đội sinh đẻ có kế hoạch của huyện xuống hỗ trợ. Ngoài các dịch vụ cung cấp các biện pháp tránh thai lâm sàng ra, các biện pháp phi lâm sàng như: Bao cao su, thuôc uống tránh thai…… được huyện tổ chức cung cấp qua các kênh cán bộ y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, tiếp thị xã hội, hoạt động với phương châm là đưa dịch vụ tránh thai đến tận người dân. Trong khi thực hiện phải đảm bảo an toàn, kín đáo, hiệu quả cao. 4.2.2. Nguồn cung ứng: Hàng tháng, quý, năm, UBDS-KHHGĐ; Trung tâm y tế huyện xây dựng kế hoạch dự trù chi tiết tới từng loại phương tiện, trên cơ sở phân loại và nắm chắc đối tượng. Đảm bảo cơ số hợp lý, cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai cho các đối tượng có nhu cầu. Tránh tình trạng đối tượng có nhu cầu sử dụng nhưng không có dịch vụ cung ứng. 4.2.3 Đa dạng hoá các phương tiện tránh thai: Các phương tiện tránh thai không chỉ bó hẹp ở biện pháp đặt vòng như trước mà nay có nhiều phương tiện được đưa vào sử dụng đáp ứng được nhu cầu của đối tượng, như: Triệt sản nam, nữ; thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy; bao cao su…. Chất lượng các phương tiện tránh thai cũng ngày càng tốt hơn đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, giảm được những tác dụng không mong muốn. Làm tốt các hoạt động tư vấn giúp các đối tượng lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp; giảm tỷ lệ bỏ cuộc. Số người tự nguyện chấp nhận các biện pháp tránh thai liên tục tăng qua các năm. Bảng 6: Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai 2004-2006 S T T Nội dung chỉ tiêu ĐV tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Ghi chú KH TH TL% KH TH TL% KH TH TL% 1 Triệt sản Nữ nguời 85 166 195,2 75 104 138,7 85 170 200 Trong 3 năm không có triệt sản nam 2 ĐV tránh thai nguời 1000 1064 101,3 1000 547 54,7 1.200 715 59,6 3 Bao CSTT nguời 1000 579 57,9 700 724 103,4 700 890 127,1 4 Uống TTT nguời 1000 1386 138,6 1000 1420 142 1.100 1.534 139,5 5 Thuốc Tiêm TT nguời 100 134 134 100 571 571 130 334 256,6 Tổng cộng nguời 3.185 3.329 104,5 2.875 3.366 117 3.215 3.643 113,3 Bảng 6: Số l ệu UBDS,GĐ&TE huy ện Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng 5 biện pháp tránh thai hiện đại đang được sử dụng trên địa bàn hàng năm đều vượt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao và năm sau thường cao hơn năm trước. Điều đó thể hiện rõ việc tổ chức triển khai, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ có bước phát triển tốt và tạo được phong trào trong nhân dân. Chất lượng dịch vụ và mạng lưới cung ứng dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, được người sử dụng tin tưởng và tiếp tục chấp nhận thực hiện. Cơ cấu người tự nguyện chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai có sự biến động. Số người sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai có xu hướng giảm, trong khi đó hai biện pháp uống thuốc tránh thai và tiêm thuốc tránh thai có xu thế ngày càng được nhiều người chấp nhận, đặc biệt là biện pháp tiêm. Số người sử dụng năm 2003 là 58 người, năm 2005 tăng lên 571 người tăng 5,83 lần. Số nam giới tham gia sử dụng các biện pháp tránh thai thấp so với tổng số người sử dụng năm 2003 là 31%; năm 2004 là 47% năm 2005 là 21,5%, năm 2005 tỷ lệ số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đang đáp áp dụng biện pháp tránh thai đạt 75,1%.(1) 4.3. Chương trình nâng cao chất lượng công tác thông tin- giáo dục- truyền thông ( VDS 03) Với gần 90% dân số sống ở vùng nông thôn, trình độ dân trí thấp, không đồng đều giữa các vùng, các dân tộc, các phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn phổ biến. Để đảm bảo chương trình DS-KHHGĐ triển khai có hiệu quả theo các mục tiêu và chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000 mà chiến lược dâm số Việt Nam 2001-2010 đề ra. Huyện Bảo Yên xác định công tác thông tin giáo dục truyền thông dân số là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và là nhiệm vụ quan trọng, do vậy công tác này trong những năm qua(đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây) đã được quan tâm thực hiện và thể hiện rõ trên các hoạt động sau: 4.3.1. Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin: 1. Số l ệu UBDS,GĐ&TE huy ện Cùng với lịch sử phát triển của ngành, công tác thông tin tuyên truyền cũng từng bước phát được xây dựng và phát triển. Giai đoạn trước năm 1995 công tác này chưa được quan tâm, do thiếu bộ máy cũng như kinh phí để hoạt động. Các hoạt động tuyên truyền ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào các hội nghị của các ban, ngành hoặc các đợt tuyên truyền bề nổi do huyện tổ chức, phạm vi địa bàn tuyên truyền cũng chỉ dừng ở khu vực trung tâm huyện và một số xã vùng thấp có điều kiện thuận lợi. Ở giai đoạn này tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chấp nhận các biện pháp tránh thai thấp. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay cùng với sự ra đời và phát triển của bộ máy dân số cơ sở, công tác thông tin tuyên truyền cũng có bước phát triển mới. Cán bộ Chuyên trách và cộng tác viên được tuyển chọn và bố trí phụ trách ngay địa bàn mình sinh sống, nên hộ rất gắn kết với cộng đồng, hiểu được phong tục tập quán địa phương nên họ rất có khả năng trong công tác tuyên truyền vận động. Tuy trình độ còn nhiều hạn chế, nhưng họ là những người nhiệt tình, say mê với công việc. Nhằm nâng cao năng lực, cũng như kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ này, hàng năm UBDS-KHHGĐ huyện phối hợp với các phòng, ban chuyên môn UBDS-KHHGĐ tỉnh tổ chức các khoá đào tạo, thời gian từ 3-5 ngày. Ngoài việc chú trọng xây dựng mạng lưới thông tin trông hệ thống, UBDS-KHHGĐ huyện rất quan tâm tới việc triển khai các hoạt động truyên thông lồng ghép với các chương trình khác, thông qua cơ chế phối hợp hoạt động huy động được đông đảo các lực lượng xã hội tham gia. Đây là yếu tố quan trọng là tiền đề cho việc xã hội hoá công tác DS-KHHGĐ ở địa phương. 4.3.2. Hình thức tuyên truyền: Hình thức tuyên truyền ngày càng đa dạng, như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội nghị chuyên đề tại các thôn bản, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chính sách dân số-KHHGĐ, qua tranh ảnh …. Trong đó chú trọng hình thức truyền thông trực tiếp, để tăng cường đối thoại, thông qua thông tin hai chiều để đánh giá chất lượng trong công tác tuyên truyền và có bước điều chỉnh cho phù hợp. Thông qua công tác quản lý để nắm và phân nhóm đối tượng để xây dựng nội dung, hình thức và cách tiếp cận với từng nhóm đối tượng để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả. Bảng 7: Số liệu về công tác tuyên truyền. S T T Nội dung công việc Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Ghi chú huyện xã huyện xã huyện xã 1 Số lần đến thăm hộ của CTV(lần) 127.556 131.616 137.162 2 Số buổi tổ chức họp giao ban, hội nghị chuyên đề (buổi) 13 16 15 16 15 16 3 Số buổi tuyên truyền lưu động(buổi) 1 2 1 4 Số lần tổ chức hội thi(lần) 1 1 5 Số tin, phóng sự truyền hình(Tin, phóng sự) 27 32 35 6 Số tin, bài truyền thanh(tin, bài) 31 34 31 7 Số pa nô- ap phích(cái) 4 38 4 38 4 38 8 Số tờ rơi được phát, tạp chí các loại ( tờ) 8500 8500 8000 8000 7.500 7.500 9 Số buổi chiếu phin lưu động(buổi) 54 60 54 65 56 62 10 Hội nghị phối hợp với các ngành khác(lần) 12 15 13 19 13 18 Bảng 7 :Số liệu UBDS,GĐ&TE huyện. 4.3.3. Kinh phí phục vụ cho công tác truyền thông: Kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền được trung ương duy trì và cấp theo chương trình mục tiêu- tuy nhiên số kinh phí được cấp còn thấp so với yêu cầu công việc. Số lượng kinh phí cấp được cho các năm cụ thể như sau: Bảng 8: Tình hình kinh phí được cấp 2003-2005 Đơn vị đồng Năm Kinh phí cấp 2004 2005 2006 Ghi chú Tuyến huyện 7.000.000 10.000.000 10.000.000 KP TW Tuyến xã 16.200.000 18.000.000 18.000.000 KP TW Cộng 23.200.000 28.000.000 28.000.000 III. Đánh giá quá trình thực hiện công tác DS-KHHGĐ ở huyện 1. Kết quả đạt được Thực hiện Nghị quyết TW 4 ( khoá VII) về chính sách DS-KHHGĐ, chiến lược DS-KHHGĐ đến năm 2000, chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010, trong những năm qua công tác DS-KHHGĐ huyện Bảo Yên đã có bước phát triển mới và thu được những kết quả đáng khích lệ, được thể hiện trên các mặt sau: 1.1. Tổ chức bộ máy làm việc từng bước được hoàn thiện Bảng 8 :Số liệu UBDS,GĐ&TE huyện. Bộ máy làm công tác Ds-KHHGĐ được hình thành từ huyện xuống đến cơ sở, từng bước hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động. UBDS,GĐ&TE huyện, cán bộ Chuyên trách ban dân số các xã, thị trấn đã làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương. Cán bộ Chuyên trách từ huyện xuống cơ sở được tăng cường về cả số lượng và chất lượng. Mạng lưới cộng tác viên dân số được bố trí đến tận thôn bản, tổ dân phố theo phương thức quản lý đến tận hộ gia đình. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách ngày càng được nâng cao. Ở huyện cán bộ có 03 biên chế, trong đó có 01 cán bộ có trình độ đại học, 01 cán bộ đang theo học đại học. Ở cấp xã, thị trấn: số cán bộ chuyên trách và cộng tác viên có trình độ từ bậc trung học trở lên ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Tổ chức tốt các hoạt động điều phối của chương trình, để cuốn hút các ngành, các cấp tham gia tích cực vào công tác DS-KHHGĐ. 1.2. Công tác thông tin giáo dục truyền thông mở rộng và đẩy mạnh Do xây dựng tốt cơ chế phối hợp hoạt động nên đã huy động được đông đảo lực lượng xã hội và cá nhân tham gia truyên truyền vận động về DS-KHHGĐ với nhiều hình thức, như truyền thông đại chúng( báo đài phát thanh, đài truyền hình); Truyền thông của đội ngũ cán bộ Chuyên trách và cộng tác viên, cán bộ y tế, trưởng bản và cán bộ của khối đoàn thể. Các mô hình truyền thông được xây dựng và từng bước tiếp cận được với từng nhóm đối tượng. Hình thức truyền thông, các sản phảm truyền thông, nội dung truyền thông ngày càng đa dạng và phong phú. Giáo dục dân số đã được ngành giáo dục đưa vào giảng dậy đúng giáo trình và số giờ giảng dậy. 1.3. Nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác DS-KKHGĐ ngày càng được nâng cao Các cấp uỷ Đảng, chính quyên, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể từ huyện xuống cơ sở đã coi chính sách DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Hàng năm, các cấp, các ngành đã chủ động lồng ghép công tác DS-KHHGĐ vào phương hướng hoạt động của ngành mình, cấp mình, nhằm triển khai các hoạt động được thống nhất và đồng bộ tới tất cả các đơn vị trực thuộc, các thành viên, hội viên của mình. Quan niệm về hôn nhân và sinh đẻ trong nhân dân có sự chuyển biến tích cực, ngày càng có nhiều người chấp nhận kết hôn muộn, đẻ thưa, đẻ ít để có điều kiện nuôi dậy con cái. Ở hầu hết phụ nữ(đặc biệt là ở lớp trẻ) đã hiểu việc chấp nhận thực hiện KHHGĐ giúp họ có cơ hội giữ gìn sức khoẻ, tham gia học tập và các hoạt động kinh tế- xã hội, từng bước nâng cao địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Nhờ có sự chuyển biến tích cực của nhân dân về KHHGĐ, nên đã có sự thay đổi lớn về hành vi thực hiện KHHGĐ trong nhân dân. Số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai tăng nhanh từ 51% năm 1995 lên 75,1% năm 2005. Trung bình mỗi năm tăng 2,35%, vượt kế hoạch đề ra là 2% mỗi năm. Số người chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai cao và thời gian sử dụng lâu dài, như triệt sản, thuốc tiêm, vòng tránh thai ngày càng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu các biện phát tránh thai hiện đang được sử dụng ( từ 36-40%). 1.4. Mạng lưới dịch vụ KHHGĐ từng bước hoàn thiện cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng Hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ được củng cố và phát triển, Trung tâm y tế huyện làm tốt thủ thuật đình sản nam(nữ) và đặt vòng tránh thai, có 6/8 trạm y tế tự làm được thủ thuật đặt vòng tại trạm. Các mô hình phân phối phượng tiện tránh thai phi lâm sàng( viên thuốc tránh thai , bao cao su) Thông qua đội ngũ cộng tác viên, y tế thôn bản, tiếp thị xã hôị…. được triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng. Chính sách khuyến khích cho người tự nguyện chấp nhận KHHGĐ và người cung cấp dịch vụ KHHGĐ được thực hiện tốt, thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhân dân và cán bộ vào chương trình KHHGĐ. 1.5. Tỷ suất sinh có xu hướng giảm nhanh Trong những năm quan do làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền vận động và tổ chức tốt việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ, tỷ lệ sinh hàng năm có xu thế giảm nhanh từ 19,85% năm 2003 xuống 17,61‰ năm 2005, trung bình mỗi năm giảm 0,88‰, vượt kế hoạch đề ra là 0,7‰ mỗi năm. Tương ứng tỷ lệ sinh con thứ 3 tr trở lên giảm 22,2% xuống còn 15,8%, trung bình mỗi năm giảm 2,13% vượt kế hoạch đề ra ( 2% mỗi năm). Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên năm 2005 là 1,31%. Kết quả giảm tỷ lệ sinh trong ba năm 2003-2005 cụ thể như sau: Bảng 9: Số liệu kết qủa giảm sinh Năm Nội dung chỉ tiêu 2004 2005 2006 KH TH KH TH KH TH Giảm tỷ lệ sinh(‰) 0,7 0,65 0,7 0,9 0,7 0,98 Tỷ suất sinh năm 2006: 16,22‰ 2. Hạn chế và tồn tại 2.1. Bộ máy tổ chức ra đời muộn Bộ máy tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ của huyện ra đời muộn, biên chế của cơ quan chuyên trách quá thấp không tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ còn nhiều hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm trong quá trình triển khai công việc. Xuất phát điểm triển khai các hoạt động của chương trình, một số chỉ tiêu, như tỷ suất sinh thô, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên trong nhân dân ở mức cao so với các huyện bạn trong tỉnh và so với mặt bằng chung của cả nước. 2.2 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp chưa được quan tâm đúng mức Bảng 9 :Số liệu UBDS,GĐ&TE huyện. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và trong xây dựng phương hướng hoạt động của một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa đặt công tác DS-KHHGGĐ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ công tác. Đôi khi còn coi công tác DS-KHHGĐ là việc riêng của ngành dân số, do vậy việc triển khai các hoạt động của chương trình DS-KHHGĐ ở cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt hơn là có số ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở không những không gương mẫu đi đầu trong công tác này, mà còn vi phạm chính sách DS-KHHGĐ. 2.3. Tỷ lệ giảm sinh chưa bền vững Xu thế chung tỷ lệ sinh có giảm, nhưng giảm không theo xu thế giảm đều mà có năm giảm, năm tăng, điều đó nói lên mức sinh có xu thế giảm, nhưng không đều và chưa thực sự bền vững, nguy cơ tăng mức sinh trở lại là rất cao nếu như công tác này không được quan tâm đúng mức. 2.4. Các trang thiết bị, sản phẩm truyền thông chưa đáp ứng được nhu cầu Các sản phẩm truyền thông thường thiếu so với yêu cầu, đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ cho truyền thông đầu tư không đồng bộ, việc khai thác các tính năng của các trang thiết bị chưa cao, gây lên tình trạng lãng phí. 3. Nguyên nhân dẫn đến thành công của chương trình 3.1. Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ với nguyện vọng người dân Nghị quyết TW lần thứ 4(khoá VII) về chính sách dân số- KHHGĐ, chiến lược dân số-KHHGĐ đến năm 2000, Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010 phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, đem lại lợi ích, tinh thần, sức khoẻ cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội nên đã được đông đảo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng và tích cực thực hiện, ngoài ra một số chinh sách kinh tế xã hội tạo được sự đồng thuận hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. 3.2. Nhận thức của các lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp về công tác DS-KHHGĐ được nâng cao Nhận thức về công tác DS-KHHGĐ của các cấp lãnh đạo ngày càng được nâng cao, do vậy đã có sự chuyển biến tích cực trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai chính sách DS-KHHGĐ và đã huy động được toàn lực lượng xã hội tham gia vào thực hiện công tác này. 3.3 Môi trường xã hội tạo ra những thuận lợi cơ bản cho việc triển khai các hoạt động của chương trình Chiến lược DS-KHHGĐ được triển khai trong bối cảnh đất nước có bước phát triển mạnh mẽ nhờ công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng. Sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và kết quả của chương trình xoá đói giảm nghèo trong những năm qua đã tạo tiền đề cơ bản cho việc cải thiện đời sống, chăm sóc sức khoẻ và nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân kể cả vùng sâu, vùng cao. Đây là nguyên nhân khách quan giúp thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà chương trình đề ra. 3.4 Kinh phí hoạt động đã đáp ứng được một phần yêu cầu hoạt động Tuy những năm qua kinh phí phục vụ cho các hoạt động của chưong trình đầu tư còn thấp so với yêu cầu công việc nhưng đã cơ bản đáp ứng được các hoạt động tuyên truyền kể cả ở tuyến huyện và tuyến cơ sở. 3.5. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số-KHHGĐ được thành lập và nhanh chóng bắt nhịp được công việc Bộ máy tổ chức tuy ra đời muộn song đã nhanh chóng hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là xây dựng được cơ chế phối hợp với các ngành, các cấp trong việc lồng ghép các hoạt động của chương trình với các hoạt động của các ngành khác, huy động được đông đảo lực lượng xã hội và cá nhân tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ.Tranh thủ được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và cá nhân có uy tín trong cộng đồng tổ chức triển khai các hoạt động của chương trình thành phong trào rộng lớn, được nhân dân đồng tình ủng hộ. 4. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế kết quả của chương trình 4.1. Phong tục tập quán của người dân Phong tục tập quán, yếu tố tâm lý về quy mô gia đình lớn và giới tính của con cái còn nặng nề đối với người dân. Tư tưởng phải có con trai để nối dõi vẫn còn tồn tại ở nhiều người, nhiều vùng, đặc biệt là vùng cao, vùng xa, vùng nghèo. 4.2. Kinh phí cho công tác tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Kinh phí hàng năm được cấp cho công tác tuyên truyền vận động còn quá thấp so với thực tế, năm 2005 kinh phí cấp cho tuyến cơ sở đạt cao nhất từ trước đến nay nhưng cũng chỉ đạt được mức bình quân là 01 triệu đồng/xã/năm. 4.3. Chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác DS_KKHGĐ chưa được quan tâm Việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là ở tuyến cơ sở chưa được quan tâm, mức thù lao được hưởng hàng tháng thấp so với yêu cầu nhiệm vụ được giao gây lên tâm lý chán nản trong công việc, vì vậy hàng năm đội ngũ cán bộ này thường có sự biến động do bỏ việc hoặc chuyển sang các ngành khác. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DS-KHHGĐ HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2010 I. Các quan điểm và mục tiêu chiến lược dân số ở Việt Nam 1. Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010 1.1 Quan điểm 1.1.1. Công tác dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đát nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 1.1.2 Thực hiện đồng bộ từng bước và có trọng điểm việc điều hoà quan hệ giữa số lượng với chất lượng dân số, giữa phát triển dân số với phát triển nguồn nhân lực, giữa phân bố và di chuyển dân cư với phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số; tậ trung ưu tiên cho các vùng có mức sinh cao, vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa để giải quyết các vấn đề dân số và nâng cao mức sống nhân dân. 1.1.3 Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế -xã hội trực tiếp và rõ rệt. Nhà nước đảm bảo đủ nguồn lực cho công tác dân số, đồng thời vận động sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện chợ của quốc tế. 1.1.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền- giáo dục về dân số và phát triển, kết hợp với việc thực hiện đầy đủ , có hiệu quả chưong trình chăm sóc SKSS/KHHGĐ, tăng cường vai trò của gia đình và thực hiện bình đăng giới trong lĩnh vực chăm sóc SKSS/KHHGĐ là các giải pháp cơ bản để đảm bảo tính bền vững của chương trình dân số và phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThS29.docx
Tài liệu liên quan