Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở trường Trung học Phổ thông hiện nay

Tài liệu Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở trường Trung học Phổ thông hiện nay: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0031 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 81-88 This paper is available online at THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN TRẺ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY Phạm Thị Kim Anh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo viên trẻ là những người vừa mới bước vào nghề. Họ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh. Các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm được trang bị từ trường đại học sư phạm chưa đủ để họ có thể bắt tay ngay vào công việc thực thụ của một nhà giáo cũng như vượt qua những thách thức mà họ phải đối mặt trong thực tiễn. Bởi vậy, họ rất cần được hỗ trợ để phát triển chuyên môn. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích 3 nội dung chính: (1) Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở các trường trung học phổ thông hiên nay, (2) Nguyên nhân của những ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở trường Trung học Phổ thông hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0031 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 81-88 This paper is available online at THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ NHU CẦU HỖ TRỢ NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN TRẺ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY Phạm Thị Kim Anh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giáo viên trẻ là những người vừa mới bước vào nghề. Họ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh. Các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm được trang bị từ trường đại học sư phạm chưa đủ để họ có thể bắt tay ngay vào công việc thực thụ của một nhà giáo cũng như vượt qua những thách thức mà họ phải đối mặt trong thực tiễn. Bởi vậy, họ rất cần được hỗ trợ để phát triển chuyên môn. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích 3 nội dung chính: (1) Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở các trường trung học phổ thông hiên nay, (2) Nguyên nhân của những khó khăn và hạn chế; (3) Một số đề xuất với trường Đại học Sư phạm trong công tác hỗ trợ nghề nghiệp cho giáo viên trẻ ở trường trung học phổ thông. Từ khóa: Thực trạng, khó khăn, nhu cầu, hỗ trợ nghề nghiệp, giáo viên trẻ. 1. Mở đầu Giáo viên trẻ (GVT) ở trường phổ thông có thực sự cần được hỗ trợ nghề nghiệp không và vì sao GVT phải được hỗ trợ khi mới bước vào nghề?, Ai là người sẽ hỗ trợ họ?,Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) - nơi trực tiếp đào tạo họ đã làm gì và làm như thế nào trong việc trợ giúp họ để vượt qua những khó khăn, thách thức khi mới bước vào nghề? Đó là những câu hỏi còn bỏ ngỏ và cần phải được làm sáng rõ cả về mặt lí luận và thực tiễn trong bối cảnh đổi mới đào tạo và bồi dưỡng giáo viên (GV) trong các trường sư phạm. Thực tiễn cho thấy, đa số GVTmới bước vào nghề thường bị “sốc” và “vỡ mộng” trước thực tế giáo dục (GD) ở phổ thông. Các nghiên cứu ở nước ngoài cho biết “có khoảng 1/3 GVT đã bỏ nghề trong những năm đầu tiên đi dạy” [1] bởi họ gặp không ít khó khăn, thách thức cả trong dạy học (DH), GD và quản lí học sinh (HS), nhưng ít nhận được sự hỗ trợ từ đồng nghiệp, nhà trường cũng như từ nơi trực tiếp đào tạo họ. Các cơ sở đào tạo GV cũng như các trường ĐHSP lâu nay chỉ làm nhiệm vụ đào tạo một lần là xong. Nghĩa là trang bị cho SV có được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, cần thiết ban đầu để làm nghề DH mà không quan tâm đến việc hỗ trợ nghề nghiệp cho đội ngũ GVT sau khi ra trường và cũng không chú ý đến các giai đoạn đào tạo như: đào tạo tập sự , đào tạo tiếp tục và bồi dưỡng thường xuyên để phát triển GV. Hầu hết GVT muốn lập nghiệp Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018 Liên hệ: Phạm Thị Kim Anh, e-mail: phamkimanh279@yahoo.com.vn 81 Phạm Thị Kim Anh và khẳng định vị thế của mình đều phải tự bơi trong hoạt động thực tiễn ở trường phổ thông để trường thành. Họ rất có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ nhằm hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm (NVSP) của bản thân để đáp ứng với công việc và yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông (GDPT). Kết quả 2 cuộc khảo sát của Nguyễn Văn Lộc [2; tr.45] và Đào Thị Oanh [3; tr. 81-87] đã cho biết: có 99,7% GVT (GV tập sự) của 17 trường trung học phổ thông (THPT) thuộc 8 tỉnh phía bắc (Hà Giang, cao bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên) và 100% GVT có trình độ đại học hiện công tác tại một số trường tiểu học và THPT thuộc 7 tỉnh thành được khảo sát (Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Hòa Bình, Đà Nẵng) có nhu cầu được bồi dưỡng, hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ trong thời gian mới bước vào nghề. Gần đây, cuộc khảo sát vào năm 2017 của chúng tôi tại 10 trường THPT ở 6 tỉnh: Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Hòa Bình, Nghệ An, Điện Biên, Sơn La cũng cho biết: có 95,4% GVT có nhu cầu cần được hỗ trợ nghề nghiệp, chỉ có 4,6% GV không có nhu cầu hoặc lưỡng lự trong xác định nhu cầu [4]. Để lí giải vì sao GVT cần được hỗ trợ nghề nghiệp trong những năm đầu bước vào nghề dạy học, trong bài viết này chúng tôi tập trung phân tích những khó khăn, thách thức và những điểm yếu của GVT khi mới bước vào nghề. Lí giải nguyên nhân và đưa ra những kiến nghị cho việc bồi dưỡng, hỗ trợ nghề nghiệp cho GVT ở trường THPT. 2. Nội dung nghiên cứu Như chúng ta đã biết, nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Từ đó họ có mong muốn được bù đắp những thiếu hụt. Với cách hiểu như vậy, nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của GVT chính là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của GV được bù đắp những thiếu hụt về chuyên môn và NVSP để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ, môi trường và yêu cầu làm việc của mỗi GV mà họ có những nhu cầu hỗ trợ khác nhau. Ở đây chúng tôi tập trung vào nhu cầu cần hỗ trợ của GVT trước những khó khăn trong DH và GD HS. 2.1. Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của GV trẻ ở các trường THPT hiện nay Để thấy rõ mức độ về những khó khăn và nhu cầu cần hỗ trợ nghề nghiệp của GVT ở các trường THPT hiện nay như thế nào, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi kết hợp với phỏng vấn sâu 65 GVT (kinh nghiệm dưới 3 năm), thuộc 12 môn ở trường THPT (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Toán, Tin học, Vật lí, Hoá học, Sinh, Ngoại ngữ, Giáo dục Công dân, Công nghệ, Thể dục thể thao) trên địa bàn của 06 tỉnh: Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Hòa Bình, Nghệ An, Sơn La, Điện Biên với tổng số là 10 trường THPT. Kết quả khảo sát cho thấy: Bảng 1. Về mức độ khó khăn và nhu cầu cần được hỗ trợ của giáo viên trẻ TT Các hoạt động DH - GD Mức độ khó khăn (%) Sự hỗ trợ (%) Không khó khăn Khó khăn Rất khó khăn Không cần hỗ trợ Cần sự hỗ trợ 1 Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và phân loại HS 30,7 69,2 0 69,2 2 Thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới (tích hợp, lồng ghép; phân hóa, phát triển năng lực người học. . . ) 18,4 61,5 13,8 75,3 3 Thiết kế bài dạy phù hợp với các đối tượng HS 33,8 58,5 7,7 66,2 82 Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở trường... 4 Xác định đúng mục tiêu; lựa chọn nội dung kiếnthức cơ bản, trọng tâm của bài học 76,9 23,7 0 23,7 5 Lập dàn ý, bố cục bài giảng rõ ràng, trọng tâm 73,8 26,1 0 26,1 6 Tổ chức các hoạt động dạy ở trên lớp đảm bảo thời gian và khắc sâu kiến thức trọng tâm, cốt lõi của bài học 46,1 50,8 3,0 53,8 7 Xây dựng môi trường học tập dân chủ, cởi mở,thân thiện, hợp tác 69,2 30,8 0 30,8 8 Dẫn dắt nêu vấn đề, tạo hứng thú cho HS 53,8 40,0 6,1 46,1 9 Sử dụng ngôn ngữ diễn đạt trong trình bày bàigiảng (dễ hiểu, sinh động, lôi cuốn..) 61,5 35,3 3,0 38,3 10 Sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạyhọc mới 29,2 60,0 10,7 70,7 11 Chuyển từ cách dạy truyền thống sang đổi mớiPPDH 26,1 63,0 10,7 73,7 12 Sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện,thiết bị, đồ dùng dạy học 46,1 30,7 23,0 53,7 13 Sử dụng các phương pháp, hình thức kiểm tra -đánh giá mới 43,0 52,3 4,6 56,9 14 Huy động vốn kinh nghiệm sẵn có, phát huy tínhtích cực, tự giác của HS trong học tập. 36,9 52,3 10,7 15 Kích thích HS hứng thú và say mê học tập 32,3 64,6 3,0 67,6 16 Truyền cảm hứng học tập cho HS bằng nhiệt huyếtvà khéo léo sư phạm 38,5 58,5 3,0 61,5 17 Xử lí các tình huống xảy ra trong dạy học; GD 26,1 69,2 4,6 73,8 18 Tổ chức các hoạt động DH và GD ngoài lớp học (Bảo tàng, di tích lịch sử, vườn sinh thái, thực địa, cơ sở sản xuất. . . ) 13.8 49,2 36,9 86,1 19 Công tác chủ nhiệm lớp (tổ chức và phát triển tập thể lớp; tổ chức giờ sinh hoạt và các hoạt động GD khác. . . ) 38,4 56,9 4,6 61,5 20 Quản lí lớp học, xử lí các xung đột và GD HS cábiệt 26,1 44,6 29,2 73,8 21 Phối hợp với các GV,với cha mẹ HS và cộng đồngtrong GD HS 50,7 43,0 6,1 49,1 22 Giao tiếp, ứng xử phù hợp với GV, HS và các lựclượng khác trong nhà trường 78,4 18,4 3.0 21,4 23 Thực hiện các quy chế chuyên môn. 72,3 18,4 9,2 27,6 24 Xây dựng, quản lí và sử dụng hồ sơ dạy học 76,9 23,0 0 23 25 Phát triển chương trình môn học 43,0 49,2 7,7 56,9 26 Tổ chức tự học, tự nghiên cứu cho HS 27,7 52,3 20,0 72,3 27 Tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, NVSP để nângcao năng lực và hoàn thiện nhân cách 66,1 29,2 4,6 33,8 28 Hoàn thành khối lượng công việc ở nhà trường 55,3 38,5 6,1 44,6 (*Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài “Giải pháp hỗ trợ nghề nghiệp cho giáo viên trẻ (kinh nghiệm dưới 3 năm) ở trường trung học phổ thông của Trường Đại học Sư phạm trong đào tạo giáo viên” - Đề tài nhiệm vụ cấp Bộ 2017 - Viện Nghiên cứu Sư phạm.) Kết quả trên cho thấy, trong tất cả các hoạt động DH và GD nêu trên, GVT đều gặp khó 83 Phạm Thị Kim Anh khăn, song những khó khăn ở mức độ cao là: Thiết kế bài dạy theo hướng đổi mới: tích hợp, lồng ghép; phân hóa, phát triển năng lực người học (61,5%); Thiết kế bài dạy phù hợp với các đối tượng HS (58,5%); Tổ chức các hoạt động dạy ở trên lớp đảm bảo thời gian và khắc sâu kiến thức trọng tâm, cốt lõi của bài học (50,8); Sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới (60,0%); Chuyển từ cách dạy truyền thống sang đổi mới PPDH (63,0%); Sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học (30,7%); Sử dụng các phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá mới (52,3%); Huy động vốn kinh nghiệm sẵn có, phát huy tính tích cực, tự giác của HS trong học tập (52,3%); Kích thích HS hứng thú và say mê học tập (64,6%); Truyền cảm hứng học tập cho HS bằng nhiệt huyết và khéo léo sư phạm (58,5%); Xử lí các tình huống xảy ra trong DH - GD (69,2); Tổ chức các hoạt động DH và GD ngoài lớp học (Bảo tàng, di tích lịch sử, vườn sinh thái, thực địa, cơ sở sản xuất. . . ) (49,2%); Công tác chủ nhiệm lớp . . . (56,9%); Quản lí lớp học, xử lí các xung đột và GD HS cá biệt (44,6%); Phát triển chương trình môn học (49,2%); Tổ chức tự học, tự nghiên cứu cho HS (52,3%). Điều đặc biệt chú ý là có 23% GV rất khó khăn trong sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học; 29,2% GV rất khó khăn trong quản lí lớp học, xử lí các xung đột và GD HS cá biệt và có tới 36,9% rất khó khăn trong tổ chức các hoạt động DH và GD ngoài lớp học (Bảo tàng, di tích lịch sử, vườn sinh thái, thực địa, cơ sở sản xuất. . . ). Việc tổ chức tự học, tự nghiên cứu cho HS cũng có tới 20% GVT gặp rất nhiều khó khăn. Qua bảng số liệu chúng ta cũng nhận thấy, hầu hết những khó khăn này GVT đều có mong muốn, nhu cầu cần được hỗ trợ từ các giảng viên hay các GV có kinh nghiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trường phổ thông. Bên cạnh những khó khăn nêu trên, trong quá trình trao đổi, phỏng vấn sâu một số GVT cũng như những cán bộ quản lí ở một số trường THPT, chúng tôi đã nhận được nhiều nhận xét rất thẳng thắn. Phần lớn các GV đều cho rằng, điểm yếu cơ bản của GVT là: Trong dạy học: - Chưa biết lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm trong sách giáo khoa và tài liệu chuẩn để thiết kế bài dạy. Phần lớn GV mới ra trường có xu hướng “tham”, cái gì cũng muốn “bê” vào bài giảng. Vì thế luôn thiếu thời gian khi giảng dạy trên lớp học. - Chưa phân định rạch ròi giữa ý chính và ý phụ, cái cần giảng và cái cần cho học sinh ghi. Chưa biết xoáy sâu vào trọng tâm của bài. Còn phụ thuộc chặt chẽ vào SGK. - Rất lúng túng khi cần đưa ra ví dụ và liên hệ thực tế do kinh nghiệm giảng dạy và vốn sống còn nghèo. - Việc phân phối và làm chủ thời gian giữa các phần trong một bài dạy chưa tốt, dẫn đến tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”, “chạy xô” khi dạy. - Chưa tin tưởng vào khả năng thuyết trình, diễn giảng và không biết được mức độ hiểu và nắm vững kiến thức của HS đến đâu. - Thường bị cháy giáo án hoặc khó quản lí HS khi vận dụng các PPDH tích cực để đổi mới phương pháp DH. - Việc kết hợp giữa giảng giải, phân tích với ghi bảng chưa tốt, dài dòng, thiếu khoa học. - Chưa bao quát và kiểm soát được lớp học, do HS đông và chỉ mải tập trung vào truyền giảng nội dung của bài học. - Những vấn đề mới như: phát triển chương trình môn học, dạy học bằng phương thức trải nghiệm, DH tích hợp, phân hóa, dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS GVT còn rất lúng túng và khó khăn. 84 Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở trường... - Bên cạnh đó, nhiều GVT không thể tổ chức được cho HS lớp mình một buổi sinh hoạt tập thể sống động, hấp dẫn và hào hứng. - Đối với những môn phụ hoặc những môn không thi tốt nghiệp, GV thường dạy qua loa, không gây được hứng thú cho HS. Việc đổi mới PPDH là cực kì khó khăn (vì phải chạy theo mục tiêu thi cử). Nói về điều này, cô P.T.H.H Trường THPT Thái Ninh (Thái Bình) chia sẻ: “Với những GVT khi dạy những môn như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân. . . thường bị coi là môn phụ, ít được nhà trường, HS và phụ huynh quan tâm. GVT rất nản, thiếu động lực vì HS lơ là, coi thường và không muốn học” [4]. Trong quản lí lớp học và giáo dục HS: Việc xử lí và GD các trường hợp HS cá biệt quá cứng nhắc, nôn nóng hoặc quá mềm yếu, thậm chí bất lực trước HS hư. Từ đó, dẫn đến việc hay sử dụng hình phạt để giữ kỉ cương, nề nếp lớp học. Ngoài những điểm yếu trên, khả năng kiềm chế cảm xúc của GVT rất kém. GV hiện nay không đơn giản chỉ có vai trò, nhiệm vụ DH các bộ môn văn hóa. Ngoài việc giảng dạy kiến thức còn phải là một nhà giáo dục, biết nắm bắt tâm lí HS, GD cho các em cả về đạo đức, lối sống, thẩm mĩ, thể chất. Tuy nhiên, bản thân GVT lại rất yếu về những kiến thức này, thậm chí các kĩ năng kiềm chế cảm xúc không phải GV nào cũng có được. Nói về điều này, thầy N.Q.T trường THPT Hà Thành - Hà Nội chia sẻ: “Với GVT, khả năng kiềm chế cảm xúc bản thân rất yếu. Rất nhiều GVT đã có những hành động, những cử chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng, thậm chí vô tình sỉ nhục HS của mình hoặc tỏ thái độ bất lực, cáu giận trước học trò” [4]. Tóm lại, kiến thức có nhưng kĩ năng còn thiếu hụt là tình trạng chung của những GVT mới ra trường. Nhận định về điều này, cô N.T.H (GV môn Lịch sử, Trường THPT Thái Ninh - Thái Bình) cho biết: “Nhiều GVT giảng rất truyền cảm, say sưa. Bài giảng của cô "rất trôi chảy" nhưng cái chất trí tuệ, tính chọn lọc và hiệu quả không nhiều. Họ yếu nhất về phương pháp giảng dạy và kĩ năng tổ chức lớp học. Bên cạnh đó, kĩ năng và kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử với phụ huynh HS gần như là con số 0” [4]. Cô N.T.H (Tổ trưởng môn xã hội, trường THPT Nguyễn Trãi - Hà Nội) có kinh nghiệm giảng dạy 20 năm cho biết, “Tôi phải kèm cặp một giáo sinh mới tốt nghiệp từng bước một, nhưng cũng phải rất tế nhị kẻo cô giáo trẻ tự ái. Xét về kiến thức của thời đại, cô giáo trẻ cập nhật nhanh hơn, nhưng có những việc phải cần độ chín trong nghề mới có thể làm được” [4]. Thầy B.N.N - Hiệu trưởng trường THPT Kim Bôi - Hòa Bình thẳng thắn chỉ ra rằng: “Dù cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, loại giỏi của các trường đại học sư phạm hàng đầu, nhưng hầu hết các SV sư phạm đều cần phải đào tạo lại từ kĩ năng sư phạm, cho đến kĩ năng ứng xử, giao tiếp trong môi trường giáo dục học đường” [4]. 2.2. Nguyên nhân của những khó khăn và hạn chế Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của GVT xuất phát từ nhiều phía. Song trước hết cần xem xét nguyên nhân từ các góc độ dưới đây: 2.2.1. Từ phía đào tạo ở trường đại học sư phạm - Thứ nhất, trong nhiều năm qua việc đào tạo GV ở các trường sư phạm còn nặng về “lí thuyết”, nhẹ “rèn kĩ năng, nghiệp vụ”, trong đó năng lực DH và GD chưa trở thành vấn đề cốt lõi, giường cột trong đào tạo nghề. Điều này dẫn đến kết quả là SV khi ra trường “giàu kiến thức” nhưng “nghèo kĩ năng” và chưa đủ để giúp GVT có thể bắt tay ngay vào công việc thực sự của một nhà giáo ngay sau khi tốt nghiệp cũng như vượt qua các thách thức mà họ phải đối mặt trong thực tiễn. 85 Phạm Thị Kim Anh - Thứ hai, tuy được đào tạo 4 năm trên giảng đường, nhưng SV sư phạm có quá ít thời gian thực hành, thực tế. Kết quả là kiến thức chuyên môn không thiếu nhưng kiến thức để "làm nghề" thì rất mỏng. Nói về điều này, thầy T.V. B (Tổ trưởng môn Xã hội, Trường THPT Thái Ninh - Thái Bình) chỉ rõ: “4 năm trong trường ĐH với quá ít va chạm thực tế, một số kiến thức lại quá chuyên sâu và hàn lâm, không sử dụng được sau khi vào nghề. Một số giảng viên dạy môn phương pháp ở trường sư phạm nhưng lại thiếu thực tế phổ thông nên không chỉ dẫn cho SV đến nơi đến chốn, khiến họ không thể định hướng những kĩ năng cần thiết cho nghề nghiệp sau này. Khi vào nghề, GVT phải học thêm qua thực tiễn mất không ít thời gian. Có thể nói, để trở thành một GV giỏi, những gì cần học còn rất nhiều” [4]. - Thứ ba, hiện nay GV được đào tạo từ nhiều trường sư phạm khác nhau, trình độ đào tạo cũng như năng lực của từng SV rất khác nhau. Vì thế khi vào nghề, năng lực của GVT không đồng đều. Trừ những SV tốt nghiệp từ trường sư phạm chất lượng cao, thì nhiều SV ra trường ở những trường sư phạm khác còn yếu và thiếu rất nhiều kiến thức, kĩ năng. Một GVT tốt nghiệp ở Trường ĐH Tây Bắc chia sẻ: “Trong chương trình đào tạo, không có phần nào dạy cho các giáo sinh những kĩ năng về giao tiếp giữa người và người, ít quan tâm đến việc rèn luyện kĩ năng ứng xử, kĩ năng tổ chức sinh hoạt cộng đồng, kĩ năng lắng nghe và thuyết phục HS. Môn Giáo dục học, Tâm lí học dạy trong trường sư phạm nặng về lí thuyết, ít đưa các tình huống sư phạm từ thực tế để SV tập giải quyết nên khi bước vào nghề GVT rất lúng túng, dẫn đến những sự cố đáng tiếc” [4]. - Thứ tư, chất lượng đầu vào của các trường sư phạm mấy năm gần đây rất thấp. Phần lớn SV đang học tại các trường sư phạm và cơ sở đào tạo GV của các trường đa ngành vốn chỉ là những HS phổ thông có học lực trung bình (HS khá giỏi không muốn vào sư phạm), trong khi đó nội dung, phương pháp đào tạo thì còn lạc hậu, công tác bồi dưỡng cho GVT lại ít chú trọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về năng lực nghề của những GV mới bước vào nghề. - Thứ năm, các chính sách đào tạo GV bị chia cắt, không có sự liên kết giữa đào tạo ban đầu, đào tạo tập sự, đào tạo tại chức và đào tạo tiếp tục, thường xuyên để phát triển GV. Bản thân các trường sư phạm chỉ làm nhiệm vụ đào tạo một lần là xong, không quan tâm đến việc hỗ trợ phát triển đội ngũ GV sau khi ra trường. Việc hỗ trợ, phát triển chuyên môn cho GV hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực cá nhân và được coi là nhiệm vụ của cấp quản lí ở Bộ/ Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như từ phía các trường phổ thông. Thực tế đó đã dẫn đến một bất cập rằng, GV vào nghề còn thiếu hụt rất nhiều kĩ năng để GD và DH và dường như họ đều phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức trước thực tiễn phổ thông. 2.2.2. Từ phía nhà trường phổ thông - nơi trực tiếp sử dụng GV - Việc giúp đỡ các GVT mới vào nghề trong khâu soạn bài, lên lớp chưa được các trường quan tâm đúng mức. - Vai trò của nhóm, tổ chuyên môn trong vấn đề trợ giúp GVT chưa được phát huy tối đa và có hiệu quả, thậm chí vẫn tồn tại hiện tượng bỏ mặc, thiếu trách nhiệm trong hướng dẫn đồng nghiệp. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, một số GVT ngại trao đổi, chia sẻ, vì sợ bị đánh giá là yếu kém. - Tình trạng thiếu GV ở một số môn trong nhà trường, buộc GVT phải lên lớp nhiều giờ, không có thời gian nghiên cứu chương trình, nghiền ngẫm tài liệu, dự giờ, thăm lớp của đồng nghiệp đi trước. - Hoạt động tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho GV của Phòng/Sở GD tuy được tổ chức thường xuyên, nhưng cũng mới chỉ dành cho đội ngũ GV cốt cán mà ít chú ý đến đối tượng GVT. 86 Thực trạng về những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ nghề nghiệp của giáo viên trẻ ở trường... - Cơ chế, cách thức quản lí chuyên môn từ Sở Giáo dục và Đào tạo cho đến các nhà trường phổ thông nặng về hành chính với những công việc kiểm tra hồ sơ sổ sách, giấy tờ quá nhiều khiến GV mệt mỏi, tốn thời gian, không có thời gian cho việc tự học, tự nghiên cứu để nâng cao năng lực nghề. 2.2.3. Từ phía bản thân giáo viên trẻ - Đa số GV khi mới bước vào nghề đang trong giai đoạn hợp đồng, thử việc nên gặp rất nhiều áp lực và có nhiều khó khăn về kinh tế, điều kiện sống. Việc tập trung cho rèn luyện, học hỏi chuyên môn chưa được nhiều. - Không ít GVT chủ quan, chưa có động lực trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.Vấn đề tự học, tự nghiên cứu và sự bảo thủ là rào cản chính trong việc nâng cao năng lực nghề của đội ngũ GVT. 2.3. Một số đề xuất với trường ĐHSP trong công tác hỗ trợ nghề nghiệp cho GVT ở trường THPT Trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã coi các trường sư phạm là "cái nóc nhà” của đổi mới GD. Sứ mệnh của nó không chỉ là đào tạo ra đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu thực tiễn của GDPT mà còn phải có nhiệm vụ hỗ trợ, bồi dưỡng để phát triển năng lực nghề nghiệp suốt đời cho GV. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, thể hiện vai trò của những trường sư phạm đầu đàn trong đào tạo, bồi dưỡng GV. Trong Đề án của Dự án ETEP đã nói rõ: “Định hướng các trường sư phạm tập trung vào nhiệm vụ bồi dưỡng trong thời gian tới (đổi mới chương trình bồi dưỡng theo hướng dịch vụ phục vụ nhu cầu của địa phương và cá nhân người học). . . Hỗ trợ sinh viên sau tốt nghiệp là trách nhiệm của trường sư phạm đối với sản phẩm đào tạo” [5; tr. 169]. Như vậy, cùng với việc bồi dưỡng thường xuyên cho GV, thì nhiệm vụ hỗ trợ giáo sinh sau tốt nghiệp là một trọng trách mới. Tới đây, các trường ĐHSP phải chịu trách nhiệm cả 3 công đoạn trong một quá trình: Tạo ra sản phẩm, đưa vào sử dụng và bảo dưỡng (bảo trì) sản phẩm. Trong đó, hỗ trợ cho địa phương (nơi sử dụng GV) để đảm bảo chất lượng sản phẩm là trách nhiệm của trường sư phạm. Để làm được điều này, chúng tôi có một số đề xuất sau: - Đề xuất và tham mưu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng GV nhằm tạo cơ sở pháp lí và mối liên kết giữa đào tạo ban đầu, đào tạo tập sự và đào tạo tiếp tục, thường xuyên nhằm phát triển nghề nghiệp GV. Phải coi đây là là chức năng, nhiệm vụ chính của các trường sư phạm theo quan điểm “Một nghề đặt trong bối cảnh học suốt đời”. - Tạo lập và xây dựng mối quan hệ đối tác gắn bó giữa các trường sư phạm/ cơ sở đào tạo GV với các trường phổ thông với tư cách là các cộng đồng học tập để bảo đảm GV sau khi tốt nghiệp đại học được tiếp cận các chương trình hỗ trợ nghề nghiệp ngay từ khi vào nghề, được huấn luyện một cách phù hợp suốt quá trình phát triển nghề, được khuyến khích trau dồi kiến thức, kĩ năng và năng lực mới thông qua học tập chính quy, không chính quy và phi chính quy. - Thiết kế, xây dựng nội dung chương trình và biên soạn tài liệu với các mức độ đa dạng sát với nhu cầu cần hỗ trợ của GVT . - Tiến hành khảo sát nhu cầu của GVT ở các trường THPT để lập kế hoạch tổ chức thực hiện. - Lựa chọn những cách thức, hình thức, con đường hỗ trợ GVT sao cho hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế. - Điều động giảng viên sư phạm tham gia các hoạt động hỗ trợ GV tại trường phổ thông: 87 Phạm Thị Kim Anh Sinh hoạt chuyên môn (theo cụm trường, qua mạng Internet, qua hệ thống mạng Trường học kết nối, ...), tham gia làm giám khảo tại các hội thi GV giỏi, tham gia giảng bài (thỉnh giảng) để GVT học tập kinh nghiệm, dự giờ, tư vấn, hướng dẫn và tham gia cùng GVT nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong nhà trường... - Có chính sách, chế độ phù hợp để hỗ trợ giảng viên trong quá trình trợ giúp GVT phát triển nghề nghiệp. 3. Kết luận GVT sẽ là lực lượng tham gia công cuộc đổi mới chương trình - sách giáo khoa sau năm 2018. Sự thành công của đổi mới GD phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ GV. Không giải quyết được khâu GV, mọi chương trình đổi mới giáo dục đều thất bại. Với trọng trách là "cái nóc nhà” của đổi mới giáo dục, các trường ĐHSP không chỉ có nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ GV có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn GD mà còn phải đóng góp tích cực vào việc hỗ trợ, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV phổ thông. Trong thời gian tới, các trường ĐHSP cần xác định rõ những nội dung cơ bản cần hỗ trợ cho GVT theo yêu cầu đổi mới, đồng thời lựa chọn những cách thức, hình thức, con đường hỗ trợ sao cho hiệu quả, phù hợp để GVT có đủ sự tự tin và năng lực khi bước vào nghề cũng như thực hiện chương trình - Sách giáo khoa mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Britton, E., et al., 2000. More swimming, less sinking: Perspectives from abroad on U.S. teacher induction. Paper prepared for the National Commission on Mathematics and Science Teaching in the 21st Century, San Francisco, CA 2000. [2] Nguyễn Văn Lộc, 2009. Biên soạn chương trình hỗ trợ giáo viên tập sự. Đề tài NCKH thuộc chương trình Dự án phá triển GV THPT & THCN, tr.45. [3] Đào Thị Oanh, 2010. Nhu cầu của giáo viên trẻ đối với nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Kỉ yếu hội thảo khoa học:Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường Đại học sư phạm, Trường ĐHSP Hà Nội tháng 1/2010, tr.81-87. [4] Phạm Thị Kim Anh và nhóm nghiên cứu, 2017. Kết quả khảo sát đề tài: “Giải pháp hỗ trợ nghề nghiệp cho GV trẻ (kinh nghiệm dưới 3 năm) ở trường THPT của trường ĐHSP trong đào tạo GV”. Đề tài nhiệm vụ cấp Bộ 2017 - Viện NCSP. [5] Bộ giáo dục &đào tạo, Dự án ETEP, 2016. Tài liệu phục vụ Dự án, tr.169. ABSTRACT Situation on difficulties and needs for beginning teachers’ career support in high schools Pham Thi Kim Anh Institutes of Educational Research, Hanoi National University of Education Beginning teachers are those who just enter the teaching profession. They have faced many difficulties and challenges in teaching, education and management students. Their knowledge of pedagogical expertise and pedagogy is not enough to enable them to embark on a teacher’s real job as well as overcome the challenges they face in fact. Therefore, they need support to develop their expertise. In this article, we focus on three main topics: (1) Current situation of difficulties and needs for support of beginning teachers at high schools, (2) Causes of difficulties; (3) Some suggestions to education universites for beginning teachers’ support in high schools. Keywords: Situation, difficulties, needs, career support, beginning teachers. 88

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5107_ptkanh_4576_2123651.pdf
Tài liệu liên quan