Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên Trung học Phổ thông trước yêu cầu đổi mới giáo dục

Tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên Trung học Phổ thông trước yêu cầu đổi mới giáo dục: 63 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0024 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 63-73 This paper is available online at MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Phạm Thị Kim Anh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên (GV) để “đón đầu” thực hiện chương trình giáo dục (CTGD) phổ thông mới đang là một trong những vấn đề trọng tâm và cấp bách nhằm trang bị cho đội ngũ GV có đủ năng lực đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục (GD). Để góp phần nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng GV, trong bài báo này chúng tôi tập trung nêu và phân tích 7 biện pháp cơ bản sau đây: (1) Khảo sát nhu cầu, phân loại đối tượng, lập kế hoạch bồi dưỡng sát với yêu cầu và năng lực của GV;(2) Phân công và phân cấp bồi dưỡng một cách rõ ràng;(3) Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thiết thực, chuyên sâu ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên Trung học Phổ thông trước yêu cầu đổi mới giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
63 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0024 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 63-73 This paper is available online at MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Phạm Thị Kim Anh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên (GV) để “đón đầu” thực hiện chương trình giáo dục (CTGD) phổ thông mới đang là một trong những vấn đề trọng tâm và cấp bách nhằm trang bị cho đội ngũ GV có đủ năng lực đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục (GD). Để góp phần nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng GV, trong bài báo này chúng tôi tập trung nêu và phân tích 7 biện pháp cơ bản sau đây: (1) Khảo sát nhu cầu, phân loại đối tượng, lập kế hoạch bồi dưỡng sát với yêu cầu và năng lực của GV;(2) Phân công và phân cấp bồi dưỡng một cách rõ ràng;(3) Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thiết thực, chuyên sâu và dựa trên nhu cầu của GV; (4) Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng; (5) Đổi mới công tác quản lí bồi dưỡng; (6)Sử dụng đội ngũ giảng viên sư phạm cốt cán, phát huy thế mạnh của các trường sư phạm trong công tác bồi dưỡng GV; (7) Nâng cao ý thức, trách nhiệm tự học, tự bồi dưỡng của GV, có sự hướng dẫn của các GV cốt cán và chuyên gia giáo dục. Những biện pháp này là những thành tố quan trọng không thể thiếu được trong công tác bồi dưỡng. Từ khóa: Biện pháp, chất lượng, bồi dưỡng giáo viên, THPT, đổi mới giáo dục. 1. Mở đầu Theo “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới” ban hành tháng 5/2018, Bộ GD&ĐT yêu cầu: “Bảo đảm tất cả GV cơ sở GDPT trên cả nước hoàn thành chương trình bồi dưỡng trước thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa GDPT mới. Kế hoạch được thực hiện tuần tự đối với từng cấp học. Đối với cấp THPT, GV được bồi dưỡng từ năm học 2021-2022 [6; tr.1] Mục đích của bồi dưỡng là giúp các GV bổ sung kịp thời các kiến thức, kĩ năng, phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, và có thể phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của chương trình GDPT mới đòi hỏi. Sự phát triển đó thể hiện ở những thay đổi của bản thân người GV trong thực tế hoạt động nghề nghiệp. Những thay đổi đó bao gồm cả về thái độ, nhận thức và hành vi dạy học, giáo dục theo yêu cầu mới. Vậy làm thế nào để công tác bồi dưỡng GV đạt được mục đích như trên? Điều này rất Ngày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019. Tác giả liên hệ: Phạm Thị Kim Anh. Địa chỉ e-mail: anhptk@hnue.edu.vn Phạm Thị Kim Anh 64 cần có những thay đổi bứt phá trong quan điểm chỉ đạo cũng như việc tổ chức bồi dưỡng GV. Theo Nguyễn Vinh Hiển: "Phải kế thừa, phát huy những bài học kinh nghiệm đã có; khắc phục các hạn chế, yếu kém; đồng thời cần đổi mới đối với tất cả các thành tố: mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá, công tác quản lí và những điều kiện thực hiện phù hợp” [9; tr1]. Để góp phần nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng GV, trong bài báo này chúng tôi tập trung vào đổi mới các thành tố trong khâu bồi dưỡng GV, nhất là trong tổ chức và quản lí bồi dưỡng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khảo sát nhu cầu, phân loại đối tượng, lập kế hoạch bồi dưỡng sát với yêu cầu và năng lực của giáo viên Các nghiên cứu [2, 3, 10, 11, 13] đã chỉ ra rằng: Việc bồi dưỡng GV phổ thông trong những năm qua tuy đã có nhiều đổi mới, từ nội dung tới cách thức tổ chức và đã góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ GV.Tuy nhiên, còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập và chưa đem lại những hiệu quả thiết thực. Theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản là khi thiết kế và tổ chức các chương trình bồi dưỡng chưa đánh giá và xác định được nhu cầu cần bồi dưỡng của GV, chưa hiểu rõ GV đang thiếu gì, cần bồi dưỡng nội dung gì và bồi dưỡng thế nào? Dẫn đến tình trạng bồi dưỡng áp đặt, đồng loạt, đại trà cho mọi đối tượng GV với những nội dung định sẵn, không sát với thực tế. Điều này khiến cho nhiều GV thiếu tin tưởng vào hiệu quả các chương trình bồi dưỡng và buộc phải trải qua những khoá bồi dưỡng vô bổ, ít có tác dụng [3]. Lí luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng, nhu cầu bồi dưỡng của GV rất đa dạng, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng cụ thể cũng như trình độ năng lực của mỗi GV. Đặc biệt, số năm kinh nghiệm giảng dạy có tương quan tỷ lệ nghịch với nhu cầu cần được bồi dưỡng. Không có nhu cầu nào là chung cho mọi GV. Vì vậy, công việc đầu tiên là phải tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu để thấy rõ cái đang cần, đang thiếu và đang yếu của GV. Từ đó phân loại đối tượng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho sát với yêu cầu thực tiễn của GV. Để làm tốt điều này, cần phải thực hiện các việc sau: - Thứ nhất, xây dựng phiếu điều tra, tiến hành khảo sát năng lực và nhu cầu của GV ở trường THPT. Qua việc trả lời những câu hỏi cụ thể, GV sẽ tự soi rọi, đánh giá hoạt động DH-GD của bản thân để nêu rõ những khó khăn, hạn chế, yếu kém; tự đặt ra nhu cầu cho mình. Trên cơ sở các thông tin mà GV cung cấp, xác định nhu cầu thực tế của GV, phân loại nhu cầu theo từng đối tượng. - Thứ hai, xác định mục tiêu và lập kế hoạch bồi dưỡng Khi các nhu cầu bồi dưỡng của GV đã được xác định, bước tiếp theo là phải chuyển các yêu cầu này thành các mục tiêu bồi dưỡng hay các kết quả mong muốn của hoạt động bồi dưỡng. Căn cứ vào mục tiêu bồi dưỡng, dựa trên khả năng tài chính và điều kiện cho phép, các cơ sở GD phối hợp với các cơ quan quản lí xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV. Kế hoạch này phải bao gồm các vấn đề như: các năng lực, kĩ năng cụ thể sẽ được bồi dưỡng (nội dung); trình độ đạt được sau khi bồi dưỡng; số người được bồi dưỡng; phương thức, Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông trước yêu cầu 65 phương tiện bồi dưỡng, địa điểm, thời gian, kinh phí, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tổ chức thực hiện bồi dưỡng. 2.2. Phân công và phân cấp bồi dưỡng một cách rõ ràng Để tránh được sự “tam sao thất bản” và khắc phục được nhược điểm, hạn chế của “mô hình thác nước” trong bồi dưỡng GV từ cấp quốc gia xuống tỉnh, huyện, hiện nay Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo thực hiện theo kiểu phân tầng ở 2 cấp: Cấp Trung ương và cấp địa phương. Ở cấp trung ương sẽ bồi dưỡng GV cốt cán các môn học theo hình thức tập trung (mỗi tỉnh/ thành phố được lựa chọn 3 GV/môn học). Mỗi năm bồi dưỡng 01 đợt trong 8 ngày. GV cốt cán THPT sẽ được bồi dưỡng 4 đợt (từ năm 2020 đến năm 2023). Như vậy, việc bồi dưỡng GV cốt cán được coi trọng để làm hạt nhân cho việc bồi dưỡng GV ở cấp địa phương. Họ phải có trách nhiệm hỗ trợ các GV khác trong việc tổ chức các nhóm thảo luận, tháo gỡ vướng mắc; liên hệ, trao đổi với các chuyên gia để giải đáp thắc mắc trong quá trình bồi dưỡng. Ở cấp địa phương sẽ bồi dưỡng GV đại trà thông qua đội ngũ GV cốt cán và bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng hình thức bồi dưỡng trực tuyến. Với cách phân cấp như vậy, việc bồi dưỡng GV ở các địa phương sẽ tránh được những nhược điểm của cách bồi dưỡng trước đây và GV được tiếp thu kiến thức, kĩ năng trực tiếp từ đội ngũ GV cốt cán cũng như học được ở mọi lúc, mọi nơi qua bồi dưỡng trực tuyến. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là cách làm mới và tối ưu. Bởi lẽ việc sử dụng đội ngũ GV cốt cán để bồi dưỡng cho GV cấp địa phương cũng chỉ diễn ra theo đợt/chu kì và theo những yêu cầu của Bộ/ngành với những nội dung đã định sẵn và nó không thể thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Do đó, cần mạnh dạn trao quyền tự chủ cho các cơ sở GD ở địa phương chủ động trong việc lập kế hoạch, triển khai bồi dưỡng GV tại cơ sở, đồng thời phải trao cho các trường ĐHSP có chất lượng cao chịu trách nhiệm trong việc bồi dưỡng GV. “Các trường ĐHSP phải chịu trách nhiệm cả 3 công đoạn trong một quá trình: Tạo ra sản phẩm, đưa vào sử dụng và bảo dưỡng (bảo trì) sản phẩm. Nghĩa là việc bồi dưỡng GV là trách nhiệm của trường sư phạm” [1; tr. 33-40]. 2.3. Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thiết thực, chuyên sâu và dựa trên nhu cầu của giáo viên Theo Lê Đức Giang, Kiều Phương Chi - Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh: chương trình bồi dưỡng chưa giúp được nhiều cho GV trong việc chuẩn bị dạy học theo định hướng của CTGD phổ thông mới, chưa chú trọng bồi dưỡng năng lực thực hành thí nghiệm cho giáo viên Vật lí, Hóa học và Sinh học [8]. Còn theo nhận xét của Đinh Quang Báo-Nguyên hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội: “Nội dung chương trình bồi dưỡng chưa gãi đúng chỗ ngứa của GV” [2,tr 34 ]. Điều đó cho thấy, những nội dung bồi dưỡng chưa đem lại cho GV những điều cần thiết nhất. Do đó cần phải xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng sao cho thiết thực, dựa trên nhu cầu, mong muốn của GV. Ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và CBQL giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Việc bồi dưỡng theo Chuẩn cần gắn kết chặt chẽ với nhu cầu mỗi cá nhân - hướng tới việc bồi dưỡng theo các nội dung tự chọn của mỗi người một cách thiết thực, hiệu quả qua việc hỗ trợ bằng phương thức bồi dưỡng ứng dụng CNTT. Người học có thể Phạm Thị Kim Anh 66 học mọi lúc, mọi nơi, bất kể thời gian nếu có điều kiện, qua hệ thống tài liệu được thiết kế “treo” trên mạng Internet” [13]. Tới đây, theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, nội dung chương trình và tài liệu bồi dưỡng ở cả cấp trung ương và địa phương đều cùng thống nhất thực hiện 2 nội dung: - Hướng dẫn dạy học môn học theo CT GDPT mới; - Hướng dẫn sử dụng hệ thống tài liệu bồi dưỡng giáo viên qua mạng (do CT ETEP biên soạn). Điều đó là cần thiết, song chưa đủ. Theo chúng tôi, cần xây dựng những chuyên đề chuyên sâu tập trung vào 3 mảng nội dung chính: a)Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn: liên quan đến giảng dạy môn học do GV phụ trách (kiến thức chuyên ngành/ môn học), nhằm trang bị cho GV có kiên thức chuyên sâu và liên ngành để dạy phân hóa, tích hợp. b)Bồi dưỡng năng lực DH và năng lực GD cho GV ( năng lực nghiệp vụ sư phạm) c)Bồi dưỡng phát triển các giá trị, đạo đức nghề nghiệp ( phẩm chất đạo đức) Trong các nội dung trên, bồi dưỡng phát triển năng lực nghiệp vụ của nghề (nghiệp vụ sư phạm) cho GV là nội dung quan trọng. Bởi vì, những khó khăn mà GV gặp phải không liên quan nhiều đến kiến thức chuyên môn mà đều là những khó khăn thuộc năng lực sư phạm. Ngay cả quốc gia Singapo, các khóa bồi dưỡng GV cũng tập trung vào sư phạm học và kiến thức sư phạm về môn học. Dựa vào khung năng lực GV, họ đã xây dựng những khóa bồi dưỡng để phát triển chuyên môn tương ứng cho GV. Trong đó, họ đặc biệt quan tâm trang bị cho GV những năng lực như: năng lực DH cá biệt hóa; năng lực sử dụng thành thạo công nghệ vào giảng dạy; biết sử dụng các kết quả nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và khuyến khích GV trở thành nhà thực hành tự chủ, năng động. Trong việc bồi dưỡng năng lực DH và năng lực GD cho GV, theo chúng tôi, cần tập trung vào những điểm yếu, những khó khăn mà GV đang gặp phải theo yêu cầu đổi mới. Các nghiên cứu của Hoàng Thị Kim Huệ [5], Phạm Thị Kim Anh [4], Nguyễn Danh Nam [14] đã chỉ rõ: -Về năng lực dạy học, cần tập trung bồi dưỡng các kĩ năng: + Kĩ năng thiết kế và tổ chức DH theo định hướng phát triển năng lực người học. +Kĩ năng thiết kế và tổ chức DH-GD bằng trải nghiệm. +Kĩ năng DH tích hợp, lồng ghép, liên môn; DH theo chủ đề/chuyên đề + Kĩ năng sử dụng các phương pháp và kĩ thuật DH tích cực, hiện đại. + Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và sử dụng thiết bị DH có hiệu quả. + Kĩ năng thuyết trình, truyền thụ kiến thức sao cho HS hứng thú, có cảm hứng và yêu thích môn học. + Kĩ năng đặt câu hỏi, dẫn dắt, nêu vấn đề trong DH. + Kĩ năng tương tác với HS một cách cực. + Kĩ năng xử lí các tình huống DH. + Cách lấy ví dụ để liên hệ, ứng dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống. + Kĩ năng sử dụng một số phương pháp và hình thức kiểm tra- đánh giá mới, + Kĩ năng thiết kế các đề kiểm tra -đánh giá theo tiếp cận phát triển năng lực HS. Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông trước yêu cầu 67 + Kĩ năng và cách thức phát triển chương trình môn học. + Hướng dẫn và tổ chức HS nghiên cứu khoa học, tự học vv. Đây là những vấn đề GV đang có nhu cầu cần bồi dưỡng nhiều nhất. -Về năng lực GD và quản lí lớp học, cần tập trung bồi dưỡng GV: + Các kiến thức về đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS hiện nay. + Kĩ năng tổ chức và quản lí lớp học (trong đó chú ý đến các vấn đề: cách xử lí hành vi vi phạm đạo đức và GD HS cá biệt; cách quản lí HS trong và ngoài giờ học; cách tổ chức hoạt động sinh hoạt tập thể cho HS;) + Các phương pháp giảng dạy kĩ năng sống, giá trị sống cho HS. + Các kĩ năng mềm để kiềm chế cảm xúc tiêu cực và giao tiếp có hiệu quả với HS. + Kĩ năng ứng xử, giao tiếp, thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp, cha mẹ HS và tập thể GV trong nhà trường để phối hợp GD HS. + Kĩ năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường GD mới. + Kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu chương trình phổ thông mới. Để tránh những chuyên đề trùng lặp, chồng chéo, hàn lâm lí thuyết, xa rời thực tiễn, nội dung tài liệu bồi dưỡng phải có tính thiết thực, sát với yêu cầu đổi mới; chú trọng vào những kĩ năng hoạt động thực hành, làm mẫu để GV dễ dàng áp dụng .Việc biên soạn tài liệu cũng cần phải được thể hiện một cách đa dạng, tinh giản, gọn nhẹ, có bản in, bản điện tử, video clip, đĩa CD, cẩm nang hỏi đáp Trong đó chú trọng việc “số hóa”, đưa lên mạng Internet tất cả các thông tin để tạo điều kiện cho GV có thể tự học tập ở mọi nơi, mọi lúc. 2.4. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng 2.4.1.Về hình thức tổ chức bồi dưỡng Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, song chú trọng 2 hình thức cơ bản: bồi dưỡng tập trung trực tiếp (tập huấn) và bồi dưỡng trực tuyến qua mạng. - Bồi dưỡng tập trung trực tiếp (thông qua tập huấn): sẽ được thực hiện cho các nội dung mới và khó cần có sự trao đổi, thảo luận, thống nhất hoặc là những kĩ năng thực hành trực tiếp về phương pháp, kĩ thuật dạy học. Đây được coi là một hình thức phổ biến trong việc truyền đạt kiến thức và kĩ năng mới cho GV. Các chương trình tập huấn sẽ được chuyên gia thiết kế bao gồm: mục tiêu, hoạt động và kết quả mong muốn đạt được. Các kết quả này thường là sự phát triển về kiến thức, kĩ năng, nhận thức của GV tham gia tập huấn. Điều quan trọng là các buổi tập huấn phải giúp phát triển tư duy cho GV. Một chương trình tập huấn hiệu quả phải tạo điều kiện cho GV tìm hiểu các vấn đề liên quan đến lí thuyết, làm mẫu, quan sát, góp ý và tiếp tục tư vấn tại nơi làm việc của họ. Hoạt động tập huấn cho GV có thể được thực hiện theo những hình thức khác nhau: tập huấn đại trà, tập huấn cho nhóm GV; tập huấn tập trung hoặc tập huấn tại cơ sở giáo dục. Để nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng bằng hình thức này và phát huy được tính tích cực của GV, cần thực hiện các bước sau: + Bước 1: Phát tài liệu, hướng dẫn sơ bộ cho GV về nội dung tài liệu. GV tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng. Phạm Thị Kim Anh 68 + Bước 2: Định hướng GV tập trung vào những nội dung quan trọng, cần thiết và những nội dung GV chưa rõ, chưa thống nhất qua tự nghiên cứu và trao đổi, thảo luận. + Bước 3: Tổ chức cho GV trao đổi về tài liệu học tập theo từng trường, cụm trường. +Bước 4: Giảng viên trình bày lí thuyết, làm mẫu và minh họa bằng các ví dụ cụ thể. + Bước 5: GV/nhóm GV vận dụng lí thuyết, xem mẫu và thực hành qua một hoạt động sư phạm cụ thể. + Bước 6: Các nhóm trình bày kết quả sản phẩm thực hành và trao đổi, nhận xét về kết quả, sản phẩm của các nhóm. + Bước 7: Tổ chức giải đáp những nội dung GV chưa rõ hoặc chưa thống nhất cũng như giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của GV nêu ra. Cách tổ chức như vậy sẽ tránh được nhược điểm, hạn chế của phương pháp truyền thống theo kiểu giảng viên truyền thụ nội dung theo chiều từ trên xuống dưới rất thụ động. Song cần lưu ý rằng, hình thức bồi dưỡng tập trung trực tiếp tuy là hình thức rất lí tưởng, nhưng nó ít gắn với thực tiễn lớp học và khó thực hiện trong điều kiện thời gian và kinh phí hạn hẹp. Vì vậy cần sử dụng hình thức này cho phù hợp với bối cảnh thực tế của GV và nhà trường. - Bồi dưỡng trực tuyến (bồi dưỡng từ xa qua mạng Internet) Tại hội thảo quốc tế lần thứ 19 về "Ứng dụng công nghệ thông tin và quản lí - ITAM" tổ chức đầu năm 2018 tại Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng), ông Pradeep Bastola, thuộc nhóm các nhà nghiên cứu Trường Đại học Lincoln (Mỹ) đã chỉ ra: “hiện có cuộc dịch chuyển từ phương pháp dạy và học truyền thống sang phương pháp học trực tuyến. Phương pháp này phát triển với tốc độ chưa bao giờ thấy trong lịch sử 10 năm qua và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng nhanh trong tương lai. Theo Economist, số người đăng ký học trực tuyến trên thế giới tăng từ khoảng 60 triệu người (năm 2016) lên khoảng 70 triệu người (năm 2017) [7]. Như vậy, việc học tập trực tuyến đang là xu thế chung của các nước. Sử dụng hình thức học trực tuyến để bồi dưỡng cho GV là một giải pháp hay nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong cơ hội bồi dưỡng của GV và phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của GV trên một qui mô rộng lớn khắp cả nước, từ thành thị, nông thôn cho đến hải đảo xa xôi và những vùng núi hẻo lánh. Hiện nay, khi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, chuyển sang thời kỳ Cách mạng 4.0, thì việc lựa chọn hình thức bồi dưỡng này được đặc biệt quan tâm, trong đó E- Learning là xu hướng tất yếu nhằm giúp GV có thể học được ở mọi lúc, mọi nơi, phù hợp với trình độ, hoàn cảnh, thời gian, khoảng cách xa xôi về địa lí và giảm được chi phí. Do phương thức này chú trọng vào người học và việc tự học nên cần một lượng tài liệu phong phú, đa dạng để giúp cho GV không mất quá nhiều thời gian cho việc tìm kiếm thông tin trên mạng. Để việc hỗ trợ GV thành công hơn, cần tổ chức các buổi học trực tuyến để giảng viên trực tiếp gặp gỡ, trao đổi và giải đáp thắc mắc về những kiến thức quan trọng nhất cho người học. Những vấn đề giới thiệu lí thuyết, các tình huống thực tế, mô phỏng, bài giảng mẫu sẽ để GV tự học qua mạng. Hiện nay trang mạng “Trường học kết nối” đã được Bộ GD&ĐT khuyến khích GV sử dụng như là một phương thức để bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho GV. Vì vậy cần phát huy hiệu quả trang mạng này để thực hiện tốt việc bồi dưỡng theo nhu cầu của từng cá nhân. Bên cạnh đó, việc sử dụng facebook để tạo lập, liên kết với một nhóm GV cũng là một hình thức cần được khuyến khích sử dụng để bồi dưỡng lẫn nhau. Qua trang này, mọi Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông trước yêu cầu 69 GV đều được chia sẻ, học tập kinh nghiệm và giải đáp vướng mắc trong các công việc giảng dạy, giáo dục HS. Có thể nói, các hình thức dựa trên ứng dụng ICT rất giá trị, đem lại nhiều tiện ích đối với việc bồi dưỡng GV trong bối cảnh hiện nay. Các Sở GD&ĐT, các trường ĐHSP và cơ sở bồi dưỡng GV cần vận dụng tốt phương thức này để gắn kết mọi GV là thành viên của cộng đồng học tập qua mạng. Cả hai hình thức bồi dưỡng tập trung, trực tiếp và trực tuyến qua mạng Internet cần kết hợp chặt chẽ với nhau, không nên tuyệt đối hóa vai trò của bất cứ hình thức nào và phải có tư vấn, hỗ trợ của giảng viên sư phạm/ đội ngũ cán bộ cốt cán cơ sở. Ngoài những hình thức bồi dưỡng trên, cần vận dụng linh hoạt các hình thức khác như: Hội thảo, xemine, sinh hoạt cụm chuyên môn; dự giờ đồng nghiệp, tự học, tự bồi dưỡng qua sách, tài liệu để phát triển cộng đồng học tập trong GV tại cơ sở. Việc tổ chức cho GV tham quan thực tế tại các trường phổ thông chất lượng cao để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, GD cũng là một trong những hình thức cần được đẩy mạnh, vì nó đem lại nhiều điều bổ ích cho GV.Tuy nhiên, cần lựa chọn những mô hình trường tham quan tiêu biểu. 2.4.2. Về địa điểm tổ chức bồi dưỡng không nên đưa GV đến những nơi qúa xa, nhất là những khu du lịch, nghỉ mát. Điều này dẫn đến tình trạng GV học tập thì ít mà nghỉ mát thì nhiều. Bức xúc về tình trạng này, Đinh Xuân Lâm trong nhiều năm trước đây đã từng lên tiếng:“Cần chấm dứt kiểu bồi dưỡng tập trung GV đi biển mùa hè nghe báo cáoTôi đã từng đi báo cáo về SGK lớp 10, dăm ba buổi họ ngồi nghe, nhưng có thiết thực gì mấy đâu” [12]. Theo kinh nghiệm của một số nước như Đức, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan, Singgapo [4]họ rất coi trọng việc bồi dưỡng tại chỗ cho GV. Điều đó không chỉ gắn việc bồi dưỡng những nội dung lí thuyết với thực tiễn tại môi trường lớp học, mà còn giảm khó khăn về giao thông đi lại, về thời gian lưu trú và kinh phí. Theo kết quả điều tra, khảo sát năm 2018 của chúng tôi, phần lớn GV có nhu cầu tổ chức tại các cụm trường THPT, các Trung tâm GD thường xuyên của huyện, hoặc có thể tổ chức tại các trường đại học, cao đẳng sư phạm (nếu ở gần) để khai thác và phát huy thế mạnh của các đơn vị này trong công tác bồi dưỡng. 2.4.3.Về phương pháp bồi dưỡng Nên chấm dứt tình trạng sử dụng phương pháp cũ để dạy phương pháp mới, kiến thức mới. Trong bồi dưỡng, cần giảm bớt những vấn đề lí thuyết, hàn lâm, tăng cường trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiếnvà đặc biệt phải cho GV thực hành, xem các băng hình minh hoạ để học tập kinh nghiệm. Nên áp dụng phương pháp bồi dưỡng theo kiểu trồng cây, đưa nguyên vật liệu cho họ, họ tự hút lấy, tự phát triển và hoàn thiện. Chú trọng việc bồi dưỡng GV tại đơn vị cơ sở (xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường), hướng GV đi vào con đường tự học, tự nghiên cứu để mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. 2.5. Đổi mới công tác quản lí bồi dưỡng Để khắc phục tình trạng quản lí nặng tính hành chính và hình thức, công tác quản lí bồi dưỡng cần phải đổi mới một cách căn bản. Cần lựa chọn các hình thức đánh giá phù hợp, linh hoạt, mềm dẻo để thúc đẩy động cơ phát triển nghề nghiệp của GV. Trong đó, Phạm Thị Kim Anh 70 không so sánh, không xếp thứ hạng, không cho điểm và nhận xét GV. Điều đó không có nghĩa là buông lỏng mà chính là thể hiện sự tín nhiệm và tin cậy vào khả năng tự phát triển của GV. Mặt khác, phải giải phóng GV thoát khỏi những ràng buộc hành chính để họ có thể tự do học tập và sáng tạo. Đây chính là bí quyết thành công trong công tác bồi dưỡng GV của một số nước. Bên cạnh đó, nên giảm số tiết lên lớp mỗi ngày cho GV để họ có thời gian cùng nhau trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm và góp ý các tiết dạy sau được tốt hơn. Trong quá trình triển khai bồi dưỡng trực tuyến, để khắc phục tình trạng GV không tham gia, các cơ sở tổ chức bồi dưỡng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lí GV (Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các trường phổ thông) để giám sát, đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng của GV một cách hiệu quả. Về nội dung bồi dưỡng, cần kiểm tra - đánh giá trên các phương diện: - Nhận thức của GV về các vấn đề đã được bồi dưỡng; - Sự vận dụng những kiến thức, kĩ năng được bồi dưỡng vào thực tiễn DH- GD ở nhà trường của GV và hiệu quả của nó. - Đánh giá sự phù hợp của nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng GV. Từ đó tìm ra những bất cập, hạn chế, những điểm cần rút kinh nghiệm và tiến hành cải tiến hoạt động bồi dưỡng GV được tốt hơn. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của các đợt bồi dưỡng GV, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và đầu tư thỏa đáng về kinh phí cho công tác bồi dưỡng GV, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho việc tự học, tự bồi dưỡng của GV và tổ chức bồi dưỡng qua mạng. 2.6. Sử dụng đội ngũ giảng viên sư phạm cốt cán, phát huy thế mạnh của các trường sư phạm trong công tác bồi dưỡng giáo viên Giảng viên các trường ĐHSP phải là lực lượng chủ yếu trong các đợt tập huấn, bồi dưỡng để đảm bảo chất lượng của đội quân “chuyên nghiệp” đi dạy nghề, tránh để các trường sư phạm “đứng ngoài cuộc nhìn vào” hoặc chỉ đóng vai trò “được mời tham gia” như thời gian dài trước đây. Trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền GD Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã coi các trường sư phạm là "cái nóc nhà” của đổi mới giáo dục. Sứ mệnh của nó không chỉ là đào tạo ra đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu thực tiễn của GDPT mà còn phải có nhiệm vụ hỗ trợ, bồi dưỡng để phát triển năng lực nghề nghiệp suốt đời cho GV. Vì thế, Dự án ETEP của Bộ GD&ĐT đã chọn 7 trường ĐHSP và Học viện QLGD để thúc đẩy việc bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ GVPT dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến. Theo Dự án này, sẽ có khoảng 280 giảng viên sư phạm được lựa chọn từ các trường ĐHSP chủ chốt được bồi dưỡng, tăng cường năng lực để làm nhiệm vụ bồi dưỡng GV phổ thông cốt cán trong quá trình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục tại trường phổ thông cho các GV khác. Với vai trò, nhiệm vụ như vậy, giảng viên các trường ĐHSP tới đây sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong việc bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp của GV. Muốn thực hiện được điều này, các trường sư phạm phải làm những việc sau đây: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông trước yêu cầu 71 - Xây dựng được cơ chế, chính sách để điều khiển mối quan hệ giữa Trường ĐHSP với trường phổ thông theo mô hình cung ứng- dịch vụ trong công tác bồi dưỡng GV. Đặc biệt, phải tạo ra được chính sách giảm thiểu tối đa sự can thiệp nặng về hành chính của hệ thống gián tiếp (phòng/ sở) để trường ĐHSP và trường phổ thông phải chịu trách nhiệm trước xã hội. Như vậy việc bồi dưỡng trực tiếp từ trường sư phạm cho GV mới thuận lợi và tránh được những rào cản cũng như sự chồng chéo. - Có hợp đồng trách nhiệm ba bên giữa Trường ĐHSP với cơ quan quản lí và cơ sở giáo dục phổ thông trong hoạt động bồi dưỡng GV dựa trên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lợi ích của từng bên. - Xác lập mối quan hệ (liên kết) chặt chẽ 2 chiều giữa giảng viên các trường ĐHSP với GV ở các trường phổ thông và các bên có liên quan, tạo ra sự cộng tác trong phát triển nghề nghiệp GV. - Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng GV chuẩn mực để GV dễ dàng học tập. - Đặc biệt, cần có đội ngũ giảng viên cốt cán giỏi về chuyên môn- NVSP, giàu kinh nghiệm và rất am hiểu thực tiễn phổ thông để trực tiếp làm nhiệm vụ bồi dưỡng GV. - Xây dựng được hạ tầng công nghệ thông tin, mạng internet kết nối với GV các trường phổ thông. - Được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước để chi trả cho các hoạt động bồi dưỡng GV. Đây là điều kiện thiết yếu, vì nếu không có kinh phí thì không thể triển khai được hoạt động bồi dưỡng. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các Sở GD&ĐT, các trường THPT để có thêm nguồn kinh phí chi trả cho các hoạt động này. Cuối cùng, phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm của giảng viên trong việc kết nối, hòa nhập với trường phổ thông để tiến hành bồi dưỡng, bảo trì sản phẩm đầu ra của mình đạt chất lượng tốt. 2.7. Nâng cao ý thức, trách nhiệm tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, có sự hướng dẫn của giáo viên cốt cán, chuyên gia giáo dục Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng trên đây rất quan trọng, tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV. Song đó mới chỉ là tác động bên ngoài. Điều cốt yếu cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV là làm cho mọi GV đều đánh giá đúng năng lực của bản thân để từ đó có kế hoạch phát triển chuyên môn . Đặc biệt, phải có cơ chế quản lí thích hợp tác động đến khối óc và con tim GV để họ thay đổi từ bên trong, tạo cho GV động cơ, ý thức tích cực tự học, tự đào tạo, tự nghiên cứu mà vươn lên ; phải làm cho GV thấm nhuần quan điểm, nguyên tắc: Một nghề đặt trong bối cảnh học suốt đời để họ có ý thức nâng cao năng lực nghề nghiệp. Chính vì thế, một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động bồi dưỡng, phát triển GV ở Singapo đó là tăng cường năng lực học tập ở GV “GV phải là những người học suốt đời”. GV muốn trở thành những người biết học tập suốt đời và tự bồi dưỡng thì rất cần có kĩ năng giao tiếp (lắng nghe và phản hồi tích cực); kĩ năng đặt câu hỏi và kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin để trực tiếp trao đổi, học hỏi từ các chuyên gia, giảng viên cũng như khai thác mạng Internet. Đồng thời, phải dành một lượng thời gian phù hợp để tự trau dồi nghiệp vụ, tham gia các khóa huấn luyện, bồi dưỡng. Phạm Thị Kim Anh 72 Trong hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, GV cần được làm việc trực tiếp và tương tác sâu với các chuyên gia, các nhà nghiên cứu GD và những người đào tạo GV. Ở đó, vai trò của họ là những người học tích cực, đồng thời là những người hợp tác, đồng thiết kế và là những người thực hiện, triển khai các ý tưởng từ chương trình vào trong thực tế lớp học. Họ được tham gia vào một cộng đồng học tập chuyên nghiệp, giúp họ có những biến chuyển sâu sắc trong nhận thức cũng như trong các hoạt động thực hành DH ở trên lớp, từ đó dần phát triên chuyên môn và năng lực nghề nghiệp của mình. 3. Kết luận GV là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới GD. Bởi vậy, cùng với xây dựng CT-SGK phổ thông mới, việc bồi dưỡng GV để “đón đầu” thực hiện CTGD mới đang là một trong những vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết một cách cấp bách. Nếu không giải quyết được bài toán nâng cao năng lực cho đội ngũ GV thì mọi chương trình đổi mới GD đều thất bại. Những biện pháp mà chúng tôi đề xuất trên đây hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng đội ngũ GV hiện nay, nhằm trang bị cho họ có đủ kiến thức, kĩ năng và tinh thần trách nhiệm để đáp ứng với yêu cầu đổi mới GD. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi đề tài khoa học &công nghệ cấp Bộ " Đánh giá thực trạng về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông". Mã số: B2018-SPH-04HT, do TS Phạm Thị Kim Anh làm Chủ nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Phạm Thị Kim Anh, 2017. Trường Đại học Sư phạm trong việc bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục (Kỷ yếu Hội thảo “Bồi dưỡng GV và CBQL GD đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT”. Nxb Đại học Thái Nguyên, Tháng 11 năm 2017, tr 33-40. [2] Phạm Thị Kim Anh, 2015. Chất lượng bồi dưỡng giáo viên phổ thông hiện nay-Thực trạng và biện pháp. Kỷ yếu HT Quốc gia “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng GV và cán bộ QLGD” Từ 31/10-1/11/2015, Đại học Vinh. [3] Phạm Thị Kim Anh, 2018. Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và những vấn đề đặt ra đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông hiện nay .Tạp chí Dạy và học ngày nay, tháng 9/2018, tr 30-33. [4] Phạm Thị Kim Anh, 2017. Giải pháp hỗ trợ hoạt động nghề nghiệp cho GV trẻ (kinh nghiệm dưới 3 năm) của trường Đại học Sư phạm trong đào tạo giáo viên. Đề tài nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2017. Viện Nghiên cứu Sư phạm - Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Hoàng Thị Kim Huệ, 2017. Xây dựng bộ công cụ, đề xuất phương án khảo sát đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp”. Mã số HD12.Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Chương trình ETEP). [6] Bộ GD&ĐT, 2018. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Số 270/KH-BGDDT, ngày 2 tháng 5 năm 2018, tr.1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông trước yêu cầu 73 [7] Thế Đan, 2018. Học trực tuyến: Tốc độ phát triển nhanh mở ra kỷ nguyên đào tạo mới, ngày 24.11.2018. [8] Lê Đức Giang, Kiều Phương Chi, 2018.“Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng Giáo viên THPT đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông”. vn/tintuc/chitiet?Id=540 [9] Nguyễn Vinh Hiển, 2018. Trong bài: “Đổi mới tất cả các thành tố trong bồi dưỡng giáo viên” của Nguyễn Nhung. Báo GD&TĐ Ngày 21.2.2018. etep.moet.gov.vn/ tintuc/chitiet?ld=272, tr.1. [10] Kỷ yếu HT Quốc gia “Nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng GV và cán bộ QLGD” Từ 31/10-1/11/2015, Đại học Vinh. [11] Kỷ yếu Hội thảo “Bồi dưỡng GV và CBQL GD đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT”. NXBĐH Thái Nguyên, Tháng 11 năm 2017, tr 33-40). ISBN: 978-604-915-575-8. [12] Đinh Xuân Lâm, 2008. Trong bài: “Hội Lịch sử kiến nghị thay đổi chương trình, SGK và viết lại sách”, article &sid=43305. [13] Hoàng Đức Minh, 2017. Trong bài “Điểm nhấn trong bồi dưỡng giáo viên, CNQL theo chuẩn” của Hiếu Nguyễn. https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/diem-nhan-trong- boi-duong-giao-vien-cbql-theo-chuan-3907354.html. Ngày 23.11.2017. [14] Nguyễn Danh Nam, 2017. Khảo sát đánh giá nhu cầu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí các cấp ở khu vực được phân công trong Chương trình ETEP - Khảo sát sâu tại Thái Nguyên. Đề tài Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở (Chương trình ETEP), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên ABSTRACT Some measures to improve the quality of upper higher school’ teacher training to meet the educational innovations requirements Pham Thi Kim Anh Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education Training to improve teachers’ competencies to "anticipate" the implementation of the new general education program is one of the important and urgent issues to equip qualified teachers to meet the education innovation’s requirements. In order to contribute to improving the quality of teacher training, in this paper, we focus on introducing and analyzing the following 7 basic measures: (1) Do well the needs survey, classification of objects for training plan closely to teachers' requirements and their capabilities; (2) Assign and decentralize training clearly; (3) Develop content of practical, intensive and demand-based training program; (4) Innovating methods and forms of training; (5) Innovating management task ; (6) Use the core pedagogical teachers, promoting the strengths of universities for education in teacher training; (7) Raise awareness and responsibilities of teacher on self-study and self-training, with the guidance of core teachers and educational experts. These measures are important components of teacher training. Keywords: Measure, quality, teacher training, upper higher school, educational innovation.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5511_0024_2_pham_thi_kim_anh_2_4522_2132661.pdf
Tài liệu liên quan