Thực trạng thiếu vitamin D và các yếu tố liên quan ở trẻ 3 - 5 tuổi

Tài liệu Thực trạng thiếu vitamin D và các yếu tố liên quan ở trẻ 3 - 5 tuổi: TCNCYH 86 (1) - 2014 73 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Quang Dũng, viện Dinh dưỡng Quốc gia, số 48B, Tăng Bạt Hổ, Hà Nội Email: dungpcd@yahoo.com. Ngày nhận: 3/9/2013 Ngày được chấp thuận: 17/2/2014 THỰC TRẠNG THIẾU VITAMIN D VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ 3 - 5 TUỔI Nguyễn Quang Dũng, Lê Danh Tuyên Viện Dinh dưỡng Thiếu vitamin D có liên quan tới nhiều bệnh và người ta cho rằng y học Thế giới đang ở trong một “kỷ nguyên vitamin D”, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng Vitamin D trên trẻ tiền học đường tại Việt Nam. Nghiên cứu này xác định tỷ lệ thiếu vitamin D và một số yếu tố liên quan. 136 trẻ 3 - 5 tuổi của 2 xã Võ Miếu và Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được cân, đo chiều cao, đo bề dày lớp mỡ dưới da, lấy máu tĩnh mạch. Nồng độ 25(OH)D huyết thanh trung bình là 72,1 ± 18,2 nmol/L, tỷ lệ thiếu Vitamin D là 62,5%. Vitamin D có mối tương quan nghịch với BMI (r = -0,121, p = 0,161), với % mỡ cơ thể (r ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng thiếu vitamin D và các yếu tố liên quan ở trẻ 3 - 5 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 86 (1) - 2014 73 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Quang Dũng, viện Dinh dưỡng Quốc gia, số 48B, Tăng Bạt Hổ, Hà Nội Email: dungpcd@yahoo.com. Ngày nhận: 3/9/2013 Ngày được chấp thuận: 17/2/2014 THỰC TRẠNG THIẾU VITAMIN D VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ 3 - 5 TUỔI Nguyễn Quang Dũng, Lê Danh Tuyên Viện Dinh dưỡng Thiếu vitamin D có liên quan tới nhiều bệnh và người ta cho rằng y học Thế giới đang ở trong một “kỷ nguyên vitamin D”, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng Vitamin D trên trẻ tiền học đường tại Việt Nam. Nghiên cứu này xác định tỷ lệ thiếu vitamin D và một số yếu tố liên quan. 136 trẻ 3 - 5 tuổi của 2 xã Võ Miếu và Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ được cân, đo chiều cao, đo bề dày lớp mỡ dưới da, lấy máu tĩnh mạch. Nồng độ 25(OH)D huyết thanh trung bình là 72,1 ± 18,2 nmol/L, tỷ lệ thiếu Vitamin D là 62,5%. Vitamin D có mối tương quan nghịch với BMI (r = -0,121, p = 0,161), với % mỡ cơ thể (r = -0,019, p = 0,829). Tỷ lệ thiếu Vitamin D tăng từ 50% ở hộ thu nhập trung bình dưới 2 triệu đồng/tháng lên 68% ở hộ thu nhập trung bình trên 4 triệu đồng/tháng. Tỷ lệ thiếu Vitamin D của trẻ người Kinh là 79,3% và người dân tộc thiểu số là 57,9%. Thiếu vitamin D chiếm tỷ lệ cao ở trẻ 3 - 5 tuổi, nồng độ vitamin D huyết thanh có mối tương quan nghịch chiều với BMI. Từ khóa: thiếu vitamin D, chỉ số khối cơ thể, hệ số tương quan, kỷ nguyên vitamin D I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vitamin D không phải là một vitamin bình thường như các vitamin A, B, C, mà thực chất nó hoạt động như là một loại hormone (kích thích tố) hơn là một vitamin. Vitamin D có chức năng kích thích sự hấp thu canxi của cơ thể, kích thích quá trình khoáng hóa để hình thành xương. Bệnh phổ biến liên quan tới thiếu vitamin D là còi xương và nhuyễn xương. Thiếu vitamin D gây kích thích tuyến cận giáp, dẫn tới tăng chuyển hóa xương, mất xương và gẫy cổ xương đùi. Thiếu vitamin D có liên quan tới tăng nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư [1], đái tháo đường [2], tăng huyết áp [3], hội chứng chuyển hóa [4]. Nhiều nghiên cứu còn thấy thiếu vitamin D có liên quan tới thừa cân, béo phì trong đó chiều hướng quan hệ này là tăng BMI dẫn tới làm giảm nồng độ 25 (OH) D huyết thanh (chỉ số đánh giá tình trạng Vitamin D) [5; 7]. Do có nhiều bệnh liên quan tới vita- min D, nên người ta cho rằng y học thế giới đang ở trong một “kỷ nguyên vitamin D” [8]. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tình trạng thiếu vitamin D trong cộng đồng, đặc biệt là chưa tìm hiểu mối liên quan giữa Vitamin D và BMI, % mỡ cơ thể [9; 11]. Nghiên cứu này nhằm xác định tỷ lệ thiếu vitamin D, tìm hiểu mối liên quan giữa thiếu vitamin D với tình trạng dinh dưỡng, cấu trúc cơ thể, và một số yếu tố kinh tế xã hội trên trẻ tiền học đường. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng, địa điểm, thời gian thu thập số liệu Trẻ 3 - 5 tuổi tại 2 xã Võ Miếu và Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thời gian thu thập số liệu: tháng 8/2012. Tiêu chuẩn lựa chọn: trẻ khỏe mạnh, không bị sốt, không bị bệnh cấp tính, không bị 74 TCNCYH 86 (1) - 2014 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC dị tật cột sống gây gù lưng, phụ huynh đồng ý cho tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: trẻ bị bệnh cấp tính, bị sốt, phụ huynh không đồng ý cho tham gia nghiên cứu. 2. Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả. 3. Cỡ mẫu và chọn mẫu Sử dụng công thức sau: Cỡ mẫu được tính dựa vào tỷ lệ thiếu Vitamin D từ một nghiên cứu trước đây trên trẻ dưới 6 tuổi [11]. Với độ tin cậy 95% thì z1-α/2 = 1,96, với mong muốn ước tính tỷ lệ thiếu vitamin D tại địa bàn nghiên cứu khác biệt 8,4% (d) so với tỷ lệ thực trong cộng đồng thì cỡ mẫu tối thiểu là 133 trẻ. Tiến hành lập danh sách trẻ ở 2 xã điều tra, sử dụng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống để chọn trẻ tham gia nghiên cứu. 4. Thu thập số liệu Cân nặng, chiều cao, tính chỉ số BMI: cân nặng được đo bằng cân điện tử Tanita BC - 571 với độ chính xác 0,1 kg. Khi cân, trẻ chỉ mặc quần áo nhẹ, cân được đặt trên mặt phẳng có nền cứng. Kết quả được ghi là kg với 1 số lẻ. Chiều cao được đo bằng thước gỗ 3 mảnh của UNICEF với độ chính xác 0,1 cm. Khi đo chiều cao, trẻ bỏ dép, đứng quay lưng vào thước, 5 điểm cơ thể cần được áp sát vào thước bao gồm: chẩm, hai bả vai, mông, bắp chân và gót chân. Đầu không ngẩng lên, không cúi xuống sao cho mắt nhìn thẳng ra phía trước theo phương nằm ngang. Kết quả được ghi là cm với 1 số lẻ. Chỉ số BMI được tính bằng cách lấy cân nặng chia cho chiều cao bình phương, đơn vị đo là kg/m2. Đo bề dày lớp mỡ dưới da, ước tính % mỡ cơ thể: bề dày lớp mỡ dưới da tại 4 vị trí giải phẫu: cơ nhị đầu, cơ tam đầu, góc dưới xương bả vai, bờ trên mào chậu được đo bởi 1 kỹ thuật viên kinh nghiệm. Compa John Bull (British Indicators LTD) được dùng để đo bề dày lớp mỡ dưới da. Kết quả đo được ghi là mm. % mỡ cơ thể được tính toán bằng phương trình của Deurenberg và Siri được mô tả trong 1 nghiên cứu trước đây [12]. Lấy máu tĩnh mạch, định lượng 25(OH) D: Một kỹ thuật viên kinh nghiệm tiến hành lấy 3 ml máu tĩnh mạch của trẻ vào 7:00 - 8:00 giờ buổi sáng khi trẻ nhịn đói. Sau đó mẫu máu được ly tâm với tốc độ 3.000 vòng/phút trong 10 phút tại nhiệt độ phòng. Huyết thanh được tách ra và đưa vào ống Eppendorf, đựng trong hộp xốp có đá lạnh rồi chuyển về bảo quản ở nhiệt độ - 200C tại khoa Hóa sinh & Chuyển hóa dinh dưỡng, viện Dinh dưỡng. Tình trạng vitamin D được đánh giá bằng cách định lượng nồng độ 25(OH)D huyết thanh trên máy miễn dịch hóa phát quang (Architech- i100SR - Abbott Link). Nồng độ 25(OH)D < 75 nmol/L được coi là thiếu vitamin D [13]. Thông tin chung: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn phụ huynh học sinh để khai thác một số thông tin cần thiết trong đó dân tộc của trẻ, nghề nghiệp của bố mẹ, thu nhập trung bình của hộ gia đình trong 1 tháng được sử dụng trong nghiên cứu này. 5. Xử lý số liệu Số liệu thông tin chung, kinh tế xã hội, nồng độ Vitamin D được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1, số liệu nhân trắc được nhập và tính toán bằng phần mềm WHO - Anthro Plus v.1.0.4. Sau đó, toàn bộ số liệu nói trên được chuyển sang phần mềm SPSS 15.0 để làm sạch và xử lý thống kê. Các biến định lượng được kiểm tra tính phân phối chuẩn. So sánh 2 số trung bình được thực hiện bằng )p(1 p 2 d α/21zn -´-= ÷÷ ø ö çç è æ TCNCYH 86 (1) - 2014 75 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 kiểm định independent t-test, so sánh các tỷ lệ % được thực hiện bằng kiểm định Khi bình phương. Mối tương quan giữa 2 biến định lượng được tính toán bằng hệ số tương quan hạng Pearson, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 6. Đạo đức nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Viện Dinh dưỡng phê duyệt tại Quyết định số 378/ QĐ-VDD ngày 11 tháng 7 năm 2012. III. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứuα Nhóm thiếu vitamin D Nhóm bình thường Chung (n = 85) (n = 51) (n = 136) Tuổi (tháng) 54,9 ± 9,1 56,2 ± 8,7 55,4 ± 8,9 Nữ (%) 50,6 45,1 48,5 BMI (kg/m2) 14,5 ± 1,2 14,2 ± 1,2 14,4 ± 1,2 25(OH)D (nmol/L)β 60,2 ± 8,1 91,9 ± 12,2 72,1 ± 18,2 Thu nhập hộ/tháng (triệu đồng) 3,3 ± 1,8 3,0 ± 2,0 3,2 ± 1,9 Cân nặng (kg) 14,6 ± 2,2 14,4 ± 1,9 14,5 ± 2,1 Chiều cao (cm) 100,2 ± 5,9 100,3 ± 5,9 100,3 ± 5,9 Tổng BDLMDD của 4 vị trí giải phẫu (mm) 24,5 ± 5,7 24,3 ± 4,1 24,5 ± 5,1 % mỡ cơ thể (%) 16,1 ± 2,9 16,0 ± 2,5 16,1 ± 2,7 Khối mỡ (kg) 2,4 ± 0,7 2,3 ± 0,5 2,3 ± 0,6 Khối nạc (kg) 12,2 ± 1,8 12,1 ± 1,6 12,2 ± 1,7 WAZ -1,37 ± 0,82 -1,58 ± 0,86 -1,45 ± 0,84 HAZ -1,44 ± 0,85 -1,57 ± 0,89 -1,49 ± 0,86 WHZ -0,75 ± 0,85 -0,93 ± 0,97 -0,81 ± 0,90 αSố liệu được trình bày bằng ± SD; BDLMDD: Bề dày lớp mỡ dưới da. b Khác biệt giữa nhóm thiếu và không thiếu Vitamin D với p < 0,001. Trong tổng số 136 trẻ, có 85 trẻ bị thiếu vitamin D, chiếm 62,5%. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ trai là 60%, ở trẻ gái là 65,2% (p = 0,535). Nồng độ Vitamin D huyết thanh trung bình của nhóm thiếu vitamin D là 60,2 ± 8,1 nmol/L, thấp hơn ý nghĩa thống kê so với nhóm bình thường là 91,9 ± 12,2 nmol/L (p < 0,001). Không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về tuổi, phân bố nam nữ, BMI, cân nặng, chiều cao, các chỉ số cấu trúc cơ thể X 76 TCNCYH 86 (1) - 2014 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC khác giữa nhóm trẻ bị thiếu vitamin D và nhóm trẻ bình thường. Thu nhập trung bình hộ trong 1 tháng của nhóm thiếu vitamin D là 3,27 ± 1,82 triệu đồng/tháng và nhóm bình thường là 3,04 ± 2,03 triệu đồng/tháng (p = 0,499). Có 29 trẻ (21,3%) người Kinh và 107 trẻ (78,7%) người dân tộc thiểu số Mường và Dao. Tỷ lệ nghề làm ruộng trong số các bà mẹ người dân tộc thiểu số là 95% (96 người), trong số các bà mẹ người Kinh là 82,9% (29 người). Tỷ lệ này ở các ông bố người dân tộc thiểu số là 82,2% (88 người) và ông bố người Kinh là 72,4% (21 người). Mối tương quan giữa nồng độ Vitamin D huyết thanh với BMI được trình diễn ở Biểu đồ 1A, với % mỡ cơ thể ở biểu đồ 1B, với WHZ ở Biểu đồ 1C. Các mối tương quan này là nghịch chiều, hệ số tương quan hạng Pearson giữa vitamin D huyết thanh và BMI là r = - 0,121 (p = 0,161), giữa vitamin D huyết thanh và % mỡ cơ thể là r = -0,019 (p = 0,829), giữa vitamin D huyết thanh và WHZ là r = -0,137 (p = 0,111). Biểu đồ 1. Mối tương quan giữa Vitamin D huyết thanh với BMI (A), với % mỡ cơ thể (B) và với WHZ (C) Trong tổng số 136 trẻ, có 28 trẻ đến từ hộ có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng, 35 trẻ từ hộ có thu nhập 2 - 2,9 triệu đồng/tháng, 23 trẻ từ hộ có thu nhập 3 - 3,9 triệu đồng/tháng và 50 trẻ từ hộ có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng. Tỷ lệ thiếu vitamin D có xu hướng tăng lên khi thu nhập hộ gia đình tăng: từ 50% ở nhóm thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng lên tới 68% ở nhóm thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ thiếu vitamin D giữa các nhóm thu nhập không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (biểu đồ 2). TCNCYH 86 (1) - 2014 77 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 Biểu đồ 2. Tỷ lệ thiếu vitamin D của trẻ theo mức thu nhập hộ gia đình Biểu đồ 3. So sánh tỷ lệ thiếu vitamin D của trẻ theo nhóm dân tộc Tỷ lệ thiếu vitamin D của nhóm trẻ dân tộc Kinh: 79,3% (23 trên tổng số 29 trẻ), cao hơn nhóm trẻ dân tộc thiểu số: 57,9% (62 trên tổng số 107 trẻ), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, (p > 0,05). IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D, dựa trên nồng độ 25(OH)D < 75 nmol/L của trẻ 3 - 5 tuổi là 62,5%, có xu hướng tăng lên ở những hộ gia đình có thu nhập cao hơn. Điểm đáng chú ý là, không phải trẻ dân tộc thiểu số là đối tượng có tỷ lệ thiếu vitamin D cao, mà ngược lại, tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ người Kinh lại cao hơn. Có ít nghiên cứu đánh giá tình trạng Vita- min D và tỷ lệ thiếu vitamin D trên trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam [9, 11]. Trên trẻ 1 - 6 tháng tuổi, nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hiền và cộng sự [2012] cho thấy có 40,7% trẻ có nồng độ 25(OH)D < 75 nmol/L và 23,6% có nồng độ 25 (OH)D < 50 nmol/L. Trên trẻ < 5 tuổi, nghiên cứu của Phạm Vân Thúy và cộng sự [11] cho 78 TCNCYH 86 (1) - 2014 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC thấy có tới 57,3% trẻ bị thiếu vitamin D. Hầu hết trẻ tập đi và trẻ vị thành niên tại Úc và New Zealand được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời, nhiều trẻ sống ở vùng khí hậu ôn đới bị thiếu vitamin D mức nhẹ trong các tháng mùa đông. Tỷ lệ trẻ ở mọi nhóm tuổi ở New Zealand có nồng độ 25(OH)D < 50 nmol/L là 50% [14]. Béo phì có mối liên quan với thiếu vitamin D, một nghiên cứu trên 42.024 người cho thấy, khi BMI tăng lên 1 đơn vị thì nồng độ 25 (OH)D giảm 1,15%; các tác giả nghiên cứu này không tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng của Vitamin D đối với sự xuất hiện béo phì [5]. Như vậy, béo phì có thể làm tăng nguy cơ gây thiếu vitamin D. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu khác: có sự tương quan nghịch chiều giữa BMI và 25(OH)D [6; 7]. Điều này được giải thích như sau, vitamin D được lưu trữ trong mô mỡ, lượng vitamin D trong mô mỡ của trẻ béo phì nhiều hơn so với trẻ bình thường, từ đó dẫn tới làm hạ thấp lượng 25(OH)D trong máu, làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D [15]. Thông thường, những trẻ có chế độ ăn đầy đủ sẽ có tình trạng vi chất dinh dưỡng tốt hơn, và chúng là con của những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Trong nghiên cứu này, một phát hiện đáng chú ý là, mặc dù khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ từ gia đình có thu nhập cao lại cao hơn trẻ từ gia đình có thu nhập thấp (Biểu đồ 2). Nguồn thực phẩm giàu vitamin D là cá mòi, cá trích, cá hồi, một số loại bơ thực vật, sữa bổ sung vitamin D. Tại một vùng nông thôn miền núi như huyện Thanh Sơn, khả năng tiếp cận các loại thực phẩm nói trên của các gia đình là rất thấp. Sự khác biệt về tỷ lệ thiếu vitamin D có thể do lượng thời gian tiếp xúc ánh nắng mặt trời của 2 nhóm là khác nhau, trong đó, trẻ từ gia đình thu thập thấp tiếp xúc ánh nắng nhiều hơn so với trẻ từ gia đình thu nhập cao hơn. Trên người trưởng thành, Vũ Thị Thu Hiền và cộng sự phát hiện thấy phụ nữ thành thị (Hà Nội) có tỷ lệ thiếu vitamin D cao hơn so với phụ nữ nông thôn (Hải Dương) [10]. Tương tự, tỷ lệ thiếu vitamin D của trẻ người Kinh lại cao hơn so với trẻ người thiểu số. Do khả năng hạn chế đối với việc tiếp cận thực phẩm giàu vitamin D, nên chưa chắc trẻ dân tộc Kinh có khẩu phần ăn vitamin D cao hơn so với trẻ dân tộc thiểu số. Tỷ lệ phụ huynh người Kinh làm ruộng thấp hơn so với người dân tộc thiểu số, họ thường làm các công việc như giáo viên, cán bộ xã, buôn bán nhỏ. Đặc điểm nghề nghiệp khác nhau có thể dẫn tới thực hành chăm sóc trẻ khác nhau. Thời điểm thu thập số liệu là mùa hè, trời nóng. Phụ huynh người Kinh có thể hạn chế cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, tiếp xúc ánh nắng. Trong khi đó, trẻ người dân tộc thiểu số có thể được bố mẹ cho chơi ngoài trời nhiều hơn, tiếp xúc ánh nắng mặt trời nhiều hơn. Kết quả là, tình trạng vitamin D của trẻ dân tộc thiểu số tốt hơn. V. KẾT LUẬN Thiếu vitamin D là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở trẻ 3 - 5 tuổi tại 2 xã điều tra với 62,5% số trẻ bị thiếu vitamin D. Vitamin D có mối tương quan nghịch chiều với BMI, % mỡ cơ thể và WHZ. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ người Kinh cao hơn trẻ người dân tộc thiểu số và ở trẻ từ gia đình có thu nhập nhiều lại cao hơn so với trẻ từ gia đình có thu nhập ít. Để góp phần khẳng định kết quả, cần tiến hành các nghiên cứu so sánh nồng độ Vitamin D giữa trẻ nông thôn và thành thị, giữa trẻ thừa cân - béo phì với trẻ bình thường, giữa trẻ có điều kiện kinh tế gia đình khác nhau. TCNCYH 86 (1) - 2014 79 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 Lời cảm ơn Tác giả chân thành cảm ơn các cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Thanh Sơn, trạm y tế 2 xã Võ Miếu, Văn Miếu, các phụ huynh và trẻ em đã tham gia nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn tới Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em - viện Dinh dưỡng đã tài trợ thực hiện nghiên cứu và cam kết không có xung đột lợi ích từ kết quả nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ali MM, Vaidya V (2007). Vitamin D and cancer. J Cancer Res Ther, 3(4), 225 - 230. 2. Pittas AG, Dawson-Hughes B, Li T et al (2006). Vitamin D and calcium intake in re- lation to type 2 diabetes in women. Diabetes Care, 29(3), 650 - 656. 3. Tamez H, Thadhani RI (2012). Vitamin D and hypertension: an update and review. Curr Opin Nephrol Hypertens, 21(5), 492 - 499. 4. Awad AB, Alappat L, Valerio M (2012). Vitamin D and metabolic syndrome risk fac- tors: evidence and mechanisms. Crit Rev Food Sci Nutr, 52(2), 103 - 112. 5. Vimaleswaran KS, Berry DJ, Lu C et al (2013). Causal Relationship between Obesity and Vitamin D Status: Bi-Directional Mende- lian Randomization Analysis of Multiple Co- horts. PLOS Medicine, 10(2), 1 - 13. 6. Ghergherechi R, Hazhir N, Tabrizi A (2012). Comparison of vitamin D deficiency and secondary hyperparathyroidism in obese and non-obese children and adolescents. Pak J Biol Sci, 15(3), 147 - 151. 7. Parikh SJ, Edelman M, Uwaifo GI et al (2004). The relationship between obesity and serum 1,25-dihydroxy vitamin D concentra- tions in healthy adults. J Clin Endocrinol Me- tab, 89(3), 1196 - 1199. 8. Cannell JJ, Hollis BW, Zasloff M et al (2008). Diagnosis and treatment of vitamin D deficiency. Expert Opin Pharmacother, 9(1), 107 - 118. 9. Vũ Thị Thu Hiền, Lê Thị Hợp, Lê Bạch Mai và cs (2012). Tỷ lệ thiếu Vitamin D và một số yếu tố liên quan ở trẻ em 1 đến 6 tháng tuổi tại Hà Nội. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm; 8(4), 8 - 16. 10. Vũ Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Lâm, Lưu Hồng Anh và cộng sự (2010). Tình trạng thiếu vitamin D và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 15 - 49 tuổi tại Hà Nội và Hải Dương. Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 14(4), 1 - 7. 11. Phạm Vân Thúy, Trần Thúy Nga, Lê Thị Hợp (2012). Tình trạng vi chất của phụ nữ và trẻ em Việt Nam. Tạp chí Nhi khoa; 5(2), 6 - 14. 12. Nguyễn Quang Dũng, Lê Danh Tuyên, Lê Thị Hợp (2013). Tình trạng dinh dưỡng, cấu trúc cơ thể của trẻ 3 - 5 tuổi tại 2 xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm; 9(2), 26 - 34. 13. Vieth R (2011). Why the minimum de- sirable serum 25-hydroxyvitamin D level should be 75 nmol/L (30 ng/ml). Best Pract Res Clin Endocrinol Metab, 25(4), 681 - 691. 14. Munns C, Zacharin MR, Rodda CP., et al (2006). Prevention and treatment of in- fant and childhood vitamin D deficiency in Australia and New Zealand: a consensus statement. Med J Aust;185(5):268-72. 15. Wortsman J, Matsuoka LY, Chen TC., et al (2000). Decreased bioavailability of vitamin D in obesity. Am J Clin Nutr, 72(3), 690 - 693. 80 TCNCYH 86 (1) - 2014 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Summary VITAMIN D DEFICIENCY AND RELATED FACTORS AMONG CHILDREN 3 - 5 YEARS OLD Vitamin D deficiency is associated with many diseases and it is said that the world medicine is in a “Vitamin D era”; however, only a few studies investigating the vitamin D status among preschool children in Vietnam. This study investigated the prevalence of vitamin D deficiency and other related factors of 136 children aged 3 - 5 years old from 2 Vo Mieu and Van Mieu com- munes, Thanh Son district, Phu Tho province. Body weight, height, and skinfold thickness were measured and venous blood was drawn at the same time. The average 25(OH)D concentration was 72.1 ± 18.2 nmol/L, prevalence of vitamin D deficiency was 62.5%. Vitamin D was inversely correlated with BMI (r = -0.121, p = 0.161), with percentage body fat (r = -0.019, p = 0.829). The prevalence of vitamin D deficiency increased from 50% for households with average income less than 2 million VND/month to 68% for household with average income more than 4 million VND/month. The prevalence of vitamin D deficiency among Kinh ethnic group was 79.3% and that of ethnic minority group was 57.9%. Prevalence of vitamin D deficiency is high among children 3 - 5 years old; serum vitamin D concentration is inversely associated with BMI. Keywords: Vitamin D deficiency, body mass index, correlation coefficient, Vitamin D era

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf588_1220_1_sm_2009_2182583.pdf
Tài liệu liên quan