Thực trạng quản lí hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Kim Ngân

Tài liệu Thực trạng quản lí hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Kim Ngân: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 1-5 1 Email: ngan251081@yahoo.com.vn THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Kim Ngân - Trường Mầm non Phong Lan, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 28/12/2018; ngày sửa chữa: 04/01/2019; ngày duyệt đăng: 09/01/2019. Abstract: The article presents the survey results of 181 managers and teachers on the current status of management of child development evaluation in preschools in Binh Chanh District, Ho Chi Minh City. The survey results are not only meaningful for the research position but also can be applied to other localities with similar conditions throughout the country. Keywords: Evaluation, child development, the evaluation of child development, preschools. 1. Mở đầu Hầu hết các quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế đều xác định, giáo dục mầm non là một phần quan trọng của hệ thống giá...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quản lí hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Thị Kim Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 1-5 1 Email: ngan251081@yahoo.com.vn THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Kim Ngân - Trường Mầm non Phong Lan, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 28/12/2018; ngày sửa chữa: 04/01/2019; ngày duyệt đăng: 09/01/2019. Abstract: The article presents the survey results of 181 managers and teachers on the current status of management of child development evaluation in preschools in Binh Chanh District, Ho Chi Minh City. The survey results are not only meaningful for the research position but also can be applied to other localities with similar conditions throughout the country. Keywords: Evaluation, child development, the evaluation of child development, preschools. 1. Mở đầu Hầu hết các quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế đều xác định, giáo dục mầm non là một phần quan trọng của hệ thống giáo dục, bởi vì giáo dục mầm non thúc đẩy sự phát triển tình cảm cũng như các kĩ năng về ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ và thể chất của trẻ. Chính những kĩ năng mà trẻ tiếp thu được qua các chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho hoạt động học tập sau này của trẻ, bởi đây là giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng của bộ não trẻ. Điều này được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI: “Đối với giáo dục mầm non, giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mĩ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1” [1]. Đánh giá sự phát triển của trẻ (ĐGSPTCT) là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non, nhận định về sự phát triển của trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp [2]. Như vậy, ĐGSPTCT nhằm theo dõi sự tiến bộ của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, tình hình thực tế ở địa phương. Việc đánh giá nhằm coi trọng sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thực hiện đổi mới giáo dục mầm non, việc ĐGSPTCT sẽ góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Quản lí hoạt động ĐGSPTCT mầm non là quá trình tác động thông qua các chức năng quản lí và đánh giá theo nội dung các lĩnh vực phát triển nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mầm non. ĐGSPTCT bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn. Đây là khâu cơ bản và then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Tuy nhiên, trong thực tế tổ chức hoạt động ĐGSPTCT còn gặp nhiều khó khăn, bất cập: giáo viên (GV) mầm non còn chủ quan, cảm tính trong việc đánh giá trẻ; kết quả thu được chưa hỗ trợ nhiều cho việc điều chỉnh và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, tại các trường mầm non thuộc huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, hoạt động đánh giá trẻ còn mang tính hình thức, đối phó; công tác quản lí hoạt động đánh giá trẻ gặp rất nhiều khó khăn, kém hiệu quả. Chính vì vậy, để có cơ sở cho đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động ĐGSPTCT ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, cần khảo sát để đánh giá một cách khách quan thực trạng vấn đề này. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp, đối tượng, nội dung và thời gian khảo sát Chúng tôi sử dụng các phương pháp: điều tra bằng bảng hỏi, trao đổi, phỏng vấn, xem hồ sơ. Khảo sát được tiến hành trên 21 cán bộ quản lí (CBQL) và 160 GV của 07 trường mầm non công lập huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh (Mầm non Hoa Mai, Mầm non Hướng Dương, Mầm non Hướng Dương 2, Mầm non Hoàng Anh, Mầm non Hoàng Anh 2, Mầm non Hoa Hồng 2, Mầm non Thủy Tiên 2). Thời gian tiến hành: Từ tháng 7-9/2018. Nội dung khảo sát: Đánh giá mức độ thực hiện lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra hoạt động ĐGSPTCT trẻ ở trường mầm non huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Chúng tôi thiết kế phiếu để khảo sát mức độ thực hiện 4 nội dung quản lí hoạt động ĐGSPTCT ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh với thang đo 5 bậc, mỗi điểm trong thang đo ứng với các mức đánh giá: 1 điểm: Không thực hiện (KTH); 2 điểm: Hiếm khi (HK); 3 điểm: Thỉnh thoảng (TT); 4 điểm: Thường xuyên (TX); 5 điểm: Rất thường xuyên (RTX). Điểm trung bình (ĐTB) đối với thang đo được tính theo giá trị khoảng cách giữa các mức đánh giá. Với thang đo 5 mức, có thể cho biết các mức đánh giá như sau: KTH: 1,00-1,80; HK: 1,81-2,60; TT: 2,61-3,40; TX: 3,41-4,20; RTX: 4,21-5,00. Kết quả thu được như sau: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 1-5 2 2.2. Kết quả khảo sát 2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch về hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (bảng 1) Bảng 1 cho thấy, công tác lập kế hoạch thực hiện hoạt động ĐGSPTCT ở các trường mầm non huyện Bình Chánh chưa thực hiện tốt, được đánh giá ở mức “TT” (ĐTBC=2,73). Trong đó, các nội dung của công tác lập kế hoạch được đánh giá ở mức “TT” như: Xác định căn cứ pháp lí (ĐTB=3,29); Xác định, phân tích thực trạng đánh giá (ĐTB=2,78); Xác định mục tiêu, nội dung (ĐTB=2,78); Lựa chọn hình thức, biện pháp thực hiện (ĐTB=2,73). Một số nội dung trong công tác lập kế hoạch cũng không được quan tâm, chú trọng thực hiện, đánh giá chỉ dừng ở mức “HK” như: Xây dựng kế hoạch đánh giá theo giai đoạn, độ tuổi (ĐTB=2,37); Xây dựng kế hoạch đánh giá chi tiết theo tháng, theo ngày (ĐTB=2,22); Cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đánh giá phù hợp với thực tiễn (ĐTB=2,29). Qua phân tích hồ sơ của một số trường, chúng tôi thấy, việc lập kế đánh giá ở các trường chưa thực hiện nghiêm túc từ các loại kế hoạch tổng thể tới các kế hoạch chi tiết (theo chủ đề giáo dục, theo giai đoạn, theo tháng, ngày). Các nội dung cụ thể trong kế hoạch chưa được xây dựng và thiết lập rõ ràng từ mục tiêu đến nội dung, biện pháp thực hiện, dự kiến các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động quản lí. Công tác xây dựng kế hoạch không được thực hiện chặt chẽ dễ dẫn đến công tác quản lí không đi vào trọng tâm, vô tổ chức, kỉ luật trong quản lí. Các trường cần xem xét, tăng cường xây dựng kế hoạch hành động nghiệm túc, chi tiết và khoa học hơn. 2.2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (bảng 2 trang bên) Bảng 2 cho thấy, GV và CBQL đánh giá công tác tổ chức, chỉ đạo chỉ thực hiện ở mức độ “TT” (ĐTBC = 2,80). Tuy nhiên, phân tích cụ thể từng nội dung có thể thấy có sự phân hóa trong đánh giá ở các mức độ khác nhau. Những nội dung được đánh giá thực hiện ở mức độ “TX” gồm: Cung cấp các hệ thống pháp lí, biểu mẫu về hoạt động ĐGSPTCT (ĐTB = 3,82); Chỉ đạo GV theo dõi và ghi chép lại những thay đổi của trẻ ở từng lĩnh vực phát triển (ĐTB = 3,65); Chỉ đạo GV xây dựng hồ sơ đánh giá trẻ theo đúng quy định (ĐTB = 3,67); Chỉ đạo GV lưu trữ kết quả, hồ sơ đánh giá trẻ đúng quy định, Bảng 1. Thực trạng lập kế hoạch về hoạt động ĐGSPTCT ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh TT Nội dung lập kế hoạch Mức độ thực hiện (%) ĐTB ĐLC TH KTH HK TT TX RTX 1 Xác định các căn cứ pháp lí quan trọng của hoạt động ĐGSPTCT 25,5 37,3 5,9 31,3 0,0 3,29 0,86 2 2 Xác định, phân tích thực trạng về công tác ĐGSPTCT ở trường mầm non 15,7 33,3 7,8 43,2 0,0 2,78 1,17 4 3 Xác định mục tiêu, nội dung của hoạt động đánh giá 9,8 35,3 9,8 45,1 0,0 2,90 1,10 3 4 Xác định, lựa chọn hình thức, phương pháp đánh giá 19,6 29,4 9,8 41,2 0,0 2,73 1,20 5 5 Dự kiến các nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động đánh giá 25,5 31,4 7,8 35,3 0,0 2,53 1,22 6 6 Xây dựng kế hoạch đánh giá theo giai đoạn, độ tuổi 33,3 29,4 3,9 33,4 0,0 2,37 1,26 7 7 Xây dựng kế hoạch đánh giá chi tiết theo tháng, theo ngày 39,2 25,5 9,8 25,5 0,0 2,22 1,22 9 8 Phổ biến kế hoạch đánh giá đến cán bộ, GV trong nhà trường 0,0 15,7 19,6 64,7 0,0 3,49 0,758 1 9 Cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đánh giá phù hợp với thực tiễn 29,4 37,3 7,8 25,5 0,0 2,29 1,15 8 ĐTB chung 2,73 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 1-5 3 khoa học (ĐTB = 3,55). Qua tìm hiểu, các nhà trường đã trang bị các tài liệu, văn bản pháp lí và các biểu mẫu cho hoạt động đánh giá. Bên cạnh đó, đã có sự quan tâm rất nhiều tới việc thiết lập và lưu trữ hồ sơ đánh giá. Tuy nhiên, để hoạt động ĐGSPTCT cũng như công tác quản lí đạt hiệu quả cao thì rất cần đến việc thiết lập Ban chỉ đạo của hoạt động, các nguồn lực hỗ trợ cũng như tổ chức, bồi dưỡng cho GV là vô cùng quan trọng, nhưng các nội dung này lại hầu như “KTH” hoặc “HK”, cụ thể: Thành lập ban chỉ đạo ĐGSPTCT (ĐTB = 1,53); Phân công nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong việc tiến hành ĐGSPTCT (ĐTB = 2,59); Tổ chức các hoạt động bồi Bảng 2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động ĐGSPTCT ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh TT Nội dung tổ chức, chỉ đạo Mức độ thực hiện (%) ĐTB ĐLC TH KTH HK TT TX RTX 1 Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo tổ/nhóm chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch đánh giá theo nhóm/lớp 0,0 29,4 19,6 51,0 0,0 3,22 0,879 6 2 Hướng dẫn GV xây dựng các loại kế hoạt ĐGSPTCT 17,6 35,3 5,9 41,2 0,0 2,71 1,18 11 3 Cung cấp các hệ thống pháp lí, biểu mẫu về hoạt động ĐGSPTCT 0,0 9,8 5,9 76,5 7,8 3,82 0,713 1 4 Thành lập Ban chỉ đạo ĐGSPTCT 56,9 33,3 9,8 0,0 0,0 1,53 0,674 17 5 Phân công nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong việc tiến hành ĐGSPTCT 27,5 27,5 3,9 41,1 0,0 2,59 1,28 12 6 Tổ chức, chỉ đạo GV xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp ĐGSPTCT phù hợp với từng nhóm, lớp 5,9 31,4 13,7 49,0 0,0 3,06 1,02 7 7 Tổ chức, chỉ đạo GV thiết kế các bộ công cụ ĐGSPTCT 5 tuổi theo Bộ chuẩn 19,6 37,3 11,8 41,3 0,0 2,55 1,13 13 8 Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, GV về ĐGSPTCT 37,3 51,0 11,7 0,0 0,0 1,75 0,659 16 9 Tổ chức hội nghị, hội thảo về ĐGSPTCT 51,0 19,6 7,8 21,6 0,0 2,00 1,21 14 10 Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm về ĐGSPTCT trong nội bộ trường và các trường bạn 41,2 37,3 21,5 0,0 0,0 1,80 0,775 15 11 Huy động các nguồn lực hỗ trợ GV trong hoạt động ĐGSPTCT 15,7 33,3 9,8 41,2 0,0 2,76 1,15 10 12 Động viên, khuyến khích cán bộ, GV thực hiện hoạt động ĐGSPTCT 13,7 35,3 9,8 41,2 0,0 2,78 1,13 9 13 Kịp thời giải đáp các thắc mắc, khó khăn của cán bộ, GV trong hoạt động ĐGSPTCT 5,9 41,2 5,9 47,0 0,0 2,94 1,06 8 14 Chỉ đạo GV theo dõi và ghi chép lại những thay đổi của trẻ ở từng lĩnh vực phát triển 0,0 13,7 19,6 54,9 11,8 3,65 0,868 3 15 Thiết lập chế độ báo cáo hoạt động ĐGSPTCT theo từng giai đoạn 3,9 25,5 7,8 56,8 0,0 3,35 1,05 5 16 Chỉ đạo GV xây dựng hồ sơ đánh giá trẻ theo đúng quy định 0,0 7,8 29,4 51,0 11,8 3,67 0,792 2 17 Chỉ đạo GV lưu trữ kết quả, hồ sơ đánh giá trẻ đúng quy định, khoa học 0,0 19,6 13,7 58,8 7,9 3,55 0,901 4 ĐTB chung 2,80 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 1-5 4 dưỡng, tập huấn cho cán bộ, GV về ĐGSPTCT (ĐTB = 1,55); Tổ chức hội nghị, hội thảo về ĐGSPTCT (ĐTB = 2,00); Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm về ĐGSPTCT trong nội bộ trường và các trường bạn (ĐTB = 1,75). Kết quả phân tích phần này cho thấy, việc thiết lập cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các bộ phận, cá nhân trong tiến hành ĐGSPTCT chưa được rõ ràng. Đặc biệt, công tác phát triển năng lực, đào tạo, bồi dưỡng cho GV thông qua các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo, học tập kinh nghiệm về đánh giá không được thực hiện. Điều này thực sự đáng lo ngại cho hiệu quả của công tác ĐGSPTCT. Hoạt động đánh giá là một trong những nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là trong đo lường đánh giá trẻ ở giáo dục mầm non. Cần hơn nữa các nhà quản lí nhìn nhận lại thực trạng này một cách kĩ lưỡng, tích cực để từng bước cải thiện thực trạng yếu kém đang tồn tại. Kết quả phỏng vấn sâu đối với CBQL và GV về những biện pháp chỉ đạo để quản lí tốt hoạt động ĐGSPTCT cho thấy, các ý kiến tập trung vào đề xuất các biện pháp sau: “Đảm bảo sĩ số học sinh theo Điều lệ trường mầm non để GV có điều kiện thực hiện tốt việc ĐGSPTCT; Xây dựng bộ công cụ đánh giá ngắn gọn, trọng tâm để GV thuận lợi trong việc đánh giá trẻ, tránh mất thời gian; Thực hiện đánh giá trên phần mềm để thuận lợi, có so sánh đối chiếu chuẩn phát triển hằng năm liên tục trong thời gian trẻ học tại trường; Đầu tư môi trường cơ sở vật chất để trẻ được tham gia nhiều hoạt động, giúp GV có điều kiện quan sát và đánh giá trẻ phát triển toàn diện; Tổ chức nhiều hoạt động mời phụ huynh cùng tham gia với trẻ tại trường để GV cò điều kiện cùng phụ huynh quan sát, theo dõi, trao đổi quá trình hoạt động của trẻ; Bồi dưỡng nâng cao nhận thức trong GV về tầm quan trọng của việc ĐGSPTCT sẽ giúp GV điều chỉnh kế hoạch giáo dục, điều chỉnh phương pháp dạy, biện pháp chăm sóc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phân loại từng đối tượng trẻ; Xây dựng triển khai kế hoạch đánh giá và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của GV; Xây dựng bộ công cụ đánh giá trẻ; Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá trẻ cho GV; Bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV”. 2.2.3. Thực trạng kiểm tra hoạt động đánh giá sự phát triển của trẻ ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (bảng 3) Bảng 3 cho thấy, công tác kiểm tra hoạt động ĐGSPTCT “HK” được thực hiện ở các trường mầm non (ĐTBC = 2,54). Quy trình của hoạt động kiểm tra trong quản lí được thực hiện từ việc thiết lập Ban chỉ đạo, xác định mục tiêu, tiêu chuẩn đo lường mức độ thực hiện, xác định các nội dung, hình thức kiếm tra và cuối cùng là đánh giá, đưa ra các quyết định điều chỉnh. Kết quả nghiên cứu phản ánh thực trạng buông lỏng trong quản lí, giám sát các hoạt động đánh giá trẻ của GV. Một số nội dung được đánh giá ở mức “TT” như: Chỉ đạo, đôn đốc các tổ trưởng các nhóm/lớp kiểm tra hoạt động đánh giá trẻ của GV (ĐTB = 3,31); Xác định, lựa chọn thời điểm kiểm tra hoạt động ĐGSPTCT (ĐTB = 2,63); Xác định nội dung, hình thức, phương pháp của hoạt động kiểm tra (ĐTB = 2,67). Bảng 3. Thực trạng kiểm tra hoạt động ĐGSPTCT ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh TT Nội dung kiểm tra Mức độ thực hiện (%) ĐTB ĐLC TH KTH HK TT TX RTX 1 Chỉ đạo, đôn đốc các tổ trưởng các nhóm/lớp kiểm tra hoạt động đánh giá trẻ của GV 0,0 27,5 13,7 58,8 0,0 3,31 0,883 1 2 Xác định, lựa chọn thời điểm kiểm tra hoạt động ĐGSPTCT 23,5 31,4 3,9 41,2 0,0 2,63 1,24 3 3 Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn, tiêu chí của hoạt động kiểm tra 35,3 27,5 5,9 31,3 0,0 2,33 1,26 5 4 Xác định nội dung, hình thức, phương pháp của hoạt động kiểm tra 19,6 33,3 7,8 39,3 0,0 2,67 1,19 2 5 Phân công nhiệm vụ cho ban chuyên trách thực hiện hoạt động kiểm tra 29,4 39,2 9,8 21,6 0,0 2,24 1,10 6 6 Tổ chức họp để trao đổi, rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra 25,5 52,9 9,8 11,8 0,0 2,08 0,913 7 7 Kịp thời điều chỉnh, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra 13,7 49,0 3,9 33,4 0,0 2,57 1,10 4 ĐTB chung 2,54 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 448 (Kì 2 - 2/2019), tr 1-5 5 Các nội dung còn lại trong công tác kiểm tra được đánh giá là “HK” thực hiện, ĐTB từ 2,08-2,57, gồm: Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn, tiêu chí của hoạt động kiểm tra; Phân công nhiệm vụ cho ban chuyên trách thực hiện hoạt động kiểm tra; Tổ chức họp để trao đổi, rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra; Kịp thời điều chỉnh, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra. Độ lệch chuẩn trong các đánh giá từ 0,883-1,26 thể hiện có sự phân tán khá lớn trong các mức độ đánh giá đối với hoạt động này. Dựa vào tỉ lệ phần trăm có thể thấy, cũng có một số trường thực hiện “TX” các nội dung trong hoạt động đánh giá, nhưng đa số các trường hầu như “KTH” đối với các nội dung: Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn (35,3%); Tổ chức họp để trao đổi, rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra (25,5%); Kịp thời điều chỉnh, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra (13,7%). Kết quả nghiên cứu này giúp các trường nhìn nhận sâu sắc hơn công tác kiểm tra để từ đó có những biện pháp nhằm xây dựng mục tiêu, tiêu chuẩn đánh giá, kịp thời đưa ra các quyết định điều chỉnh giúp hoạt động quản lí đi đúng hướng và đạt được mục tiêu quản lí đặt ra. Có thể so sánh, đánh giá thực trạng các nội dung trong công tác quản lí hoạt động ĐGSPTCT ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh bằng biểu đồ sau: Biểu đồ cho thấy, các trường mầm non huyện Bình Chánh chưa thực hiện tốt các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động ĐGSPTCT. Trong đó, công tác kiểm tra được đánh giá là yếu nhất, chỉ ở mức HK, chứng tỏ công tác này đang bị xem nhẹ, buông lỏng. Dựa vào kết quả này, các trường cần tăng cường thực hiện thường xuyên các chức năng quản lí trong việc quản lí hoạt động ĐGSPTCT ở các trường mầm non. 3. Kết luận Như vậy, bên cạnh những nội dung đã thực hiện tốt, vẫn còn một số nội dung quản lí hoạt động ĐGSPTCT ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh thực hiện chưa tốt. Cụ thể: Xây dựng kế hoạch đánh giá theo giai đoạn, độ tuổi; Xây dựng kế hoạch đánh giá chi tiết theo tháng, theo ngày; Cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đánh giá phù hợp với thực tiễn; Thành lập Ban chỉ đạo ĐGSPTCT; Phân công nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong việc tiến hành ĐGSPTCT; Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, GV về ĐGSPTCT; Tổ chức hội nghị, hội thảo về ĐGSPTCT; Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm về ĐGSPTCT trong nội bộ trường và các trường bạn; Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn, tiêu chí của hoạt động kiểm tra; Phân công nhiệm vụ cho ban chuyên trách thực hiện hoạt động kiểm tra; Tổ chức họp để trao đổi, rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra; Kịp thời điều chỉnh, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra. Thực trạng này là cơ sở thực tiễn quan trọng để lãnh đạo, CBQL các trường đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học mầm non trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Đồng thời, đây là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng đối với các trường mầm non khác trong cả nước có điều kiện tương đồng với các trường mầm non huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Bộ GD-ĐT (2017). Tài liệu hướng dẫn đánh giá sự phát triển của trẻ. Vụ Giáo dục Mầm non. [3] Nguyễn Thị Kim Anh (2015). Đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non. NXB Văn hóa - Văn nghệ. [4] Bộ GD-ĐT (2010). Bộ Chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi (ban hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT- BGDĐT ngày 23/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [5] Phạm Quang Tiệp (2017). Sử dụng bộ công cụ ASQ-3 đánh giá sự phát triển của trẻ mầm non. Tạp chí Giáo dục, số 426, tr 25-27; 33. [6] Nguyễn Mạnh Tuấn (2016). Phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo qua hồ sơ cá nhân. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 5, tr 135-137; 164. [7] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017). Biểu đồ. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lí trong hoạt động ĐGSPTCT ở các trường mầm non huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh 2,4 2,5 2,6 2,7 2,8 Lập kế hoạch tổ chức, chỉ đạo kiểm tra 2,73 2,8 2,54 Đ T B Các chức năng quản lí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01nguyen_thi_kim_ngan_4972_2141251.pdf
Tài liệu liên quan