Quản lý phát triển mô hình giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh của các trường Trung học Cơ sở, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội

Tài liệu Quản lý phát triển mô hình giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh của các trường Trung học Cơ sở, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 117Số 24 - Tháng 12 năm 2018 1.Đặt vấn đề Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho người học sang dạy học phát triển năng lực: “năng lực hợp tác, có khả năng giao tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của thị trường lao động, năng lực quản lý, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; tôn trọng và nghiêm túc tuân theo pháp luật; quan tâm và giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu; có tư duy phê phán, có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống”. Bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục đã được quán triệt trong đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của UNICEF tại Việt Nam. Giáo dục ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý phát triển mô hình giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh của các trường Trung học Cơ sở, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 117Số 24 - Tháng 12 năm 2018 1.Đặt vấn đề Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho người học sang dạy học phát triển năng lực: “năng lực hợp tác, có khả năng giao tiếp, năng lực chuyển đổi nghề nghiệp theo yêu cầu mới của thị trường lao động, năng lực quản lý, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; tôn trọng và nghiêm túc tuân theo pháp luật; quan tâm và giải quyết các vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu; có tư duy phê phán, có khả năng thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống”. Bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục đã được quán triệt trong đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của UNICEF tại Việt Nam. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện bằng việc khai thác nội dung của một số môn học có nhiều ưu thế như môn giáo dục công dân, môn công nghệ, trong đó có giáo dục QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG PHÒNG TRÁNH CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CỦA CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, QUẬN ĐỐNG ĐA, THỦ ĐÔ HÀ NỘI Trần Thị Mỹ An Phòng Giáo dục và Đào tạo Đống Đa, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Email: tranmyan1974@gmail.com Thông tin chung Ngày nhận bài: 5/10/2018 Ngày phản biện: 8/11/2018 Ngày duyệt đăng: 12/11/2018 Title MANAGING THE DEVELOPMENT OF LIFE SKILLS EDUCATION MODEL FOR PREVENTING SOCIAL EVILS FOR PUPILS OF JUNIOR SECONDARY SCHOOLS, IN DONG DA DISTRICT, HANOI CAPITAL CITY Từ khóa Giáo dục kỹ năng sống; Giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội; Quản lý phát triển mô hình giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội; Học sinh ở các trường trung học cơ sở; Quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Keywords Life skills education; To educate life skills to prevent social evils; To manage the development of models of life skills education for prevention of social evils; Pupils in junior secondary schools; Dong Da District, Hanoi Capital City. Xây dựng mô hình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường trung học cơ sở quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội được thực hiện bằng việc khai thác nội dung của một số môn học có nhiều ưu thế như môn giáo dục công dân, môn công nghệ, trong đó có giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội. Tác giả bài báo đã phân tích sâu sắc thực trạng quản lý phát triển mô hình giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS từ đó đề xuất 7 biện pháp quản lý phát triển mô hình giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS ở quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội phù hợp, linh hoạt và hiệu quả. Abstract The Model of Life Skills Education for pupils in junior secondary schools in Dong Da district, Ha Noi capital city was implemented by exploiting the content of some subjects with many advantages such as civic education, technology subjects, etc., including life skills education to prevent social evils. The author has analyzed deeply the situation of managing the development of models of life skills education for prevention of social evils for pupils in junior secondary schools, thus proposing seven measures to manage the development of life skills education model to prevent social evils for pupils in junior secondary schools in Dong Da district, Hanoi capital city with suitable, flexible and effective. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 118 Số 24 - Tháng 12 năm 2018 kỹ năng sống phòng tránh tệ nạn xã hội. Cho đến nay việc triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội ở các trường phổ thông nói chung và đặc biệt là các trường trung học cơ sở nói riêng chưa được thường xuyên và thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao, triển khai chưa đồng bộ, hệ thống, cập nhật và mang tính kế thừa giữa các lớp; những ví dụ minh họa hay hướng triển khai, phân tích không đúng, gây hoang mang trong người học hay vấn đề vượt quá khả năng nhận thức của học sinh. Thời lượng giảng dạy cho các môn học được liên hệ, lồng ghép và tích hợp các đơn vị kiến thức này không nhiều nên khi giảng dạy, giáo viên chỉ cố gắng đảm bảo đủ chương trình, đủ thời lượng mà chưa chú trọng đến việc phân tích, mở rộng hay liên hệ nhằm củng cố, khắc sâu hoặc sử dụng các tri thức vào thực tế bài học, cuộc sống của học sinh...Giáo dục phòng tránh các tệ nạn xã hội vì sự phát triển bền vững không đơn thuần chỉ là dạy học về phòng tránh các tệ nạn xã hội mà thông qua các hoạt động đa dạng của mình phát triển ở người học nhận thức và năng lực phòng tránh các tệ nạn xã hội, đồng thời giúp cho người học có được những hành vi thái độ bảo vệ theo những định hướng cơ bản của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp cho học sinh và các cộng đồng dân cư vững tin về triển vọng tốt đẹp của việc phòng tránh các tệ nạn xã hội trong tương lai. Công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở hiện nay đã được tiến hành chủ yếu bằng việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở thông qua dạy học các môn cơ bản, thông qua giáo dục ngoài giờ lên lớp, thông qua hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS trong những năm qua mới chỉ dừng lại ở việc triển khai theo các văn bản của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT. Nhà trường chưa chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS, chưa chỉ đạo tốt các lực lượng giáo dục trong nhà trường và đa dạng các hình thức giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. 2.Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội 2.1 Quản lý lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Để đánh giá thực trạng về việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội của Hiệu trưởng các trường THCS , tác giả khảo sát 102 người, trong đó: 40 CBQL, 62 giáo viên của các trường THCS. Kết quả điều tra cho thấy việc quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở của Hiệu trưởng chưa được quan tâm, hầu hết CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá ở mức bình thường chiếm đến 57.3%, tỷ lệ đánh giá chưa tốt chiếm tỷ lệ cao (11,5%) do kế hoạch giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS của nhà trường chủ yếu là liên hệ, lồng ghép trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường; việc phân công nhiệm vụ cho các lực lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội trong nhà trường có đề cập nhưng không cụ thể có 23.6% CBQL, GV tham gia khảo đánh giá thực hiện tốt còn 76.4% đánh giá bình thường và chưa tốt; việc đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu dạy học nói chung chưa có kế hoạch mua sắm thiết bị dành cho hoạt động giáo dục KNS riêng, với nội dung này có tới 75.0% đánh giá thực hiện chưa tốt và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở trong các nhà trường THCS chưa cao. 2.2 Quản lý tổ chức bộ máy điều hành hoạt động giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Qua nghiên cứu thực tế, có thể khẳng định các trường trung học cơ sở đã thành lập được bộ máy nhân sự tham gia giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở, đây cũng chính là bộ máy nhân sự tham gia vào các hoạt động giáo dục toàn diện trong các nhà trường gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, Bí thư đoàn thanh niên, GVCN lớp, GV bộ môn và nhân viên. Thông qua phiếu khảo sát, tác giả tìm hiểu thực trạng phân công nhiệm vụ cụ thể của Hiệu trưởng cho các lực lượng tham gia giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội trong nhà trường, việc ban hành các văn bản chỉ đạo, quy định chức năng nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội của BGH như thế nào, kết quả thu được như sau: Qua kết quả điều tra có thể thấy rằng việc thành lập ban chỉ đạo, quy định chức năng nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban chỉ đạo, ban hành văn bản hướng dẫn và xây dựng quy chế phối hợp trong giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh của trường trung học cơ sở ở quận Đống Đa chưa được quan tâm, đa số ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường, chiếm trên 50.0% và CBQL, GV đánh giá chưa tốt ở tất cả các mặt vẫn còn cao, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 119Số 24 - Tháng 12 năm 2018 chiếm hơn 10%. Để làm rõ hơn mức độ phân công nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia giáo dục KNS trong nhà trường, tác giả khảo sát cho thấy lực lượng tham gia giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội của các nhà trường THCS chủ yếu tập trung vào hầu hết ý kiến được hỏi cho rằng việc phân công nhiệm vụ là chưa cụ thể hoặc chưa phân công; đối với nhân viên tỷ lệ đánh giá chưa phân công chiếm tỉ lệ cao tới 28,3%. Điều đó cho thấy hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở của nhà trường trong thời gian qua chưa được Hiệu trưởng quan tâm đến phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng tham gia hoạt động này trong nhà trường. 2.3 Quản lý chỉ đạo thực hiện giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Để đánh giá thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở, thông qua phiếu khảo sát với các đối tượng CBQL, GVCN, GVBM, bí thư đoàn thanh niên và phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên, cho thấy các nội dung chỉ đạo giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh của Hiệu trưởng, được đánh giá ở mức độ tốt đạt tỷ lệ thấp chỉ chiếm từ 27.8% đến 43,1%; Có 3 nội dung được đánh giá tốt với tỷ lệ khá thấp là: chỉ đạo giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở thông qua sinh hoạt lớp (27.8%), thông qua sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội (31.9%), qua hoạt động lao động, thông qua xây dựng môi trường giáo dục tốt (33.3%). Qua kết quả khảo sát của giáo viên cho thấy mỗi nội dung có những khó khăn nhất định là nguyên nhân dẫn đến công tác giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở chưa hiệu quả. Vậy làm thế nào để công tác giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở đạt hiệu quả đòi hỏi các cấp, các ngành có sự thống nhất trong chỉ đạo, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức tập huấn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng điển hình để hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội đi vào chiều sâu. 2.4 Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường trung học cơ sở Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNS nói chung và giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội nói riêng cho học sinh của Hiệu trưởng ở các trường trung học cơ sở, thông qua phiếu khảo sát kết quả thu được như sau: - Việc kiểm tra đánh giá việc giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS thường xuyên, hiệu quả chỉ chiếm 18,1% - Có kiểm tra đánh giá việc giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS nhưng chưa thường xuyên chiếm đến 65.3%. - Nhà trường không kiểm tra đánh giá việc giáo dục KNS cho học sinh THCS chiếm 16.6% Kết quả khảo sát trên cho thấy công tác quản lý kiểm tra, đánh giá việc giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh đã được triển khai thực hiện nhưng chưa thường xuyên. Cần có biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá tốt hơn hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của các Sở GD&ĐT, các trường THCS đã xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cho học sinh trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ từng năm học của nhà trường và đã đạt được những kết quả nhất định. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch giáo dục rèn luyện KNS cho học sinh THCS lồng ghép trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ từng năm học; Đã thực hiện chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên soạn bài liên hệ, lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS vào các môn học trong giờ học chính khóa; - Đoàn thanh niên xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong đó có nội dung giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với quy mô tổ chức theo lớp, theo khối lớp và quy mô toàn trường. Phạm vi và hình thức tổ chức ngày một phong phú hơn. Giáo viên chủ nhiệm đã quan tâm, thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho các em. Việc tổ chức các hoạt động chủ yếu là giao trách nhiệm cho Bí thư Đoàn thanh niên nên việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức chưa có sự đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng, chưa phát huy được sự tham gia, phối hợp của các thành viên trong nhà trường. BGH nhà trường đưa nội dung chương trình giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS chưa phù hợp, thiếu sáng tạo; chương trình hoạt động còn sơ sài. Công tác phối hợp của các tổ chức đoàn thể, các lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa hiệu quả; chưa phát huy được sức mạnh của các lực lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội. 3. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh các trường trung học cơ sở quận Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 120 Số 24 - Tháng 12 năm 2018 Đống Đa, thủ đô Hà Nội 3.1 Biện pháp 1: Tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV trong trường về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh ở các trường THCS Giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội là một trong những con đường thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Để đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục, giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội phải có chương trình, nội dung phù hợp với yêu cầu đổi mới và trở thành hoạt động bắt buộc đối với các trường học nói chung và các trường THCS nói riêng nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau: Giúp học sinh ý thức được hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội là hoạt động thiết thực đáp ứng tốt nhu cầu của bản thân học sinh và nhu cầu của xã hội. Từ đó học sinh rèn luyện kỹ năng, trang bị cho bản thân thông qua nhận thức, hành vi, hành động, việc làm đối phó với những hậu quả do các tệ nạn xã hội gây ra, từ đó xây dựng kế hoạch hành động nhằm phòng tránh các tệ nạn xã hội gây ra với môi trường sống hiện tại và tương lai. Giúp các lực lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội hiểu rõ vì sao cần phải thực hiện giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. 3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội một cách chi tiết phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh và điều kiện thực tế của các trường THCS Việc xây dựng kế hoạch nhằm hoạch định phương hướng hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội một cách chi tiết phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh và điều kiện thực tế của các trường THCS, đồng thời xác định các kết quả cần đạt được trong tương lai của hoạt động. Việc kế hoạch hóa quá trình quản lý hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS sẽ giúp cho Hiệu trưởng định hướng mọi hoạt động trong nhà trường, dự kiến các mục tiêu chiến lược và những mục tiêu cụ thể cần đạt được, dự kiến huy động các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu và dự kiến tình huống sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh. Thành lập Ban chỉ đạo các hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo; kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội trong nhà trường; căn cứ kế hoạch tổng thể, từng bộ phận, cá nhân được phân công nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phần việc mình được giao phụ trách cụ thể, chi tiết; Ban chỉ đạo duyệt kế hoạch, theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các lực lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội trong nhà trường. 3.3 Biện pháp 3: Củng cố tổ chức bộ máy nhân sự, bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho các lực lượng giáo dục trong trường THCS Hiệu trưởng nhà trường nghiên cứu văn bản, ban hành quy định bộ máy nhân sự của nhà trường tham gia hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS; có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên để các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội trong nhà trường có năng lực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, có phương pháp tổ chức giáo dục KNS ứng phó với phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phòng tránh các tệ nạn xã hội cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được các Phòng GD&ĐT quan tâm, đã ban hành văn bản hướng dẫn các trường THCS tổ chức thực hiện. Tuy nhiên công tác tập huấn mới chỉ mang tính triển khai văn bản, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, chưa đi vào chiều sâu, chưa tổ chức thường xuyên, liên tục, nội dung chưa đa dạng, chưa thực hiện bồi dưỡng với các lực lượng tham gia giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội khác trong nhà trường; tài liệu để các lực lượng tham gia giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội chưa phong phú. Vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hộ cho học sinh THCS, Hiệu trưởng cần làm tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm nâng cao năng lực giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho các lực lượng tham gia giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội trong nhà trường bằng các hình thức sau: Trang bị cho các lực lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội về nội dung, phương pháp, về kỹ thuật dạy học tích cực, để CBQL, GV, CNV có đủ năng lực giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. Đối với Bí thư Đoàn thanh niên: người chỉ huy cao nhất của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng công tác của tổ chức Đoàn trước Hiệu trưởng, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho Bí thư Đoàn thanh niên hoàn thiện về mọi mặt, khẳng định phẩm chất đạo đức, trình độ hiểu biết về các tệ nạn xã hộitừ đó tham gia vào lực lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 121Số 24 - Tháng 12 năm 2018 hội cho học sinh THCS. Đối với nhân viên trong nhà trường: cần tạo điều kiện để bộ phận này tham dự các khóa tập huấn giáo dục KNS nói chung và KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội nói riêng, đồng thời xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ để họ tham gia giáo dục KNS cho học sinh THCS đạt hiệu quả. 3.4 Biện pháp 4: Đẩy mạnh công tác chỉ đạo đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS Tạo sự hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia các hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội, qua đó học sinh được trau dồi, rèn các KNS, thái độ, hành vi, biết vận dụng, ứng xử các tình huống, các điều kiện môi trường và phòng tránh các tệ nạn xã hội, từ đó hình thành nhân cách, thái độ, hành vi cho các em học sinh THCS, giúp các em biết cách tự bảo vệ mình trước sự cám dỗ của các tệ nạn xã hội (nghiện hút, cờ bạc, đề đóm, rượu chè), tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện. Nghiên cứu văn bản hướng dẫn, các tài liệu tham khảo để lựa chọn nội dung, cách thức tổ chức giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS phù hợp với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi các em, đáp ửng yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Chỉ đạo các lực lượng giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội đa dạng hóa hình thức, phương pháp tổ chức để phù hợp với nội dung yêu cầu, tạo cơ hội trải nghiệm, thực hành, vận dụng, tạo hứng thú cho các em học sinh. 3.5 Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS một cách thường xuyên Kiểm tra, đánh giá là biện pháp giúp nhà trường nắm được thông tin phản hồi từ đối tượng quản lý, nắm được diễn biến công việc, so sánh hiệu quả thực tế với mục tiêu đề ra, từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp đối với hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội. Thông qua kiểm tra đánh giá để khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, nhân rộng điển hình; khen thưởng kịp thời để động viên, khích lệ phong trào. Đối với những tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt có nhắc nhở, phê bình, rút kinh nghiệm để thực hiện công tác giáo dục hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS hiệu quả hơn. Xây dựng tiêu chí đánh giá công tác giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội trong trường học. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phát động, đưa tiêu chí giáo dục phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS vào nội dung các đợt thi đua trong năm học. Tổng kết, khen thưởng CBQL, GV, NV có thành tích; nhắc nhở, phê bình hoặc sử dụng hình thức xử phạt cao hơn khi CBQL, GV, NV không thực hiện tốt hoạt động giáo dục KNS nói chung và hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội nói riêng cho học sinh. Qua kết quả khảo sát, nghiên cứu thực trạng cho thấy trong các năm qua, các trường THCS chưa thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội nói riêng cho học sinh THCS. Để quản lý tốt công tác giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS, nhà trường mà đặc biệt là Hiệu trưởng cần quan tâm tới công tác kiểm tra đánh giá; phải thay đổi cách kiểm tra đánh giá cho phù hợp với nội dung, hình thức tổ chức giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội. 3.6 Biện pháp 6: Xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo phục vụ giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội trong các trường THCS Tạo môi trường sư phạm khang trang, sạch đẹp; khai thác phù hợp sân chơi, bãi tập, các phòng chức năng, có đủ thiết bị phục vụ tốt cho hoạt động dạy - học giáo dục KNS nói chung và hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội nói riêng. Đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng, cải tạo cảnh quan nhà trường; mua sắm phương tiện thiết bị phục vụ hoạt động dạy học, sinh hoạt tập thể và tổ chức hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hộcho học sinh THCS trong nhà trường. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ về cơ sở vật chất, tinh thần của các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để có được cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. Hiệu trưởng căn cứ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp; nguồn thu học phí của nhà trường lập kế hoạch đầu tư, mua sắm thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội nói riêng. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục bằng cách huy động nguồn lực từ các cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để cải tạo cảnh quan nhà trường an toàn, sạch, đẹp đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội nói riêng cho học sinh THCS. 3.7 Biện pháp 7: Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục, gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở Tạo sự thống nhất cao giữa các lực lượng giáo Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ CÔNG NGHỆ 122 Số 24 - Tháng 12 năm 2018 dục trong và ngoài nhà trường trong các hoạt động giáo dục, từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm năng to lớn của các lực lượng xã hội trong quản lý giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS trở thành người công dân có ích cho xã hội. Qua thực tiễn chúng ta thấy vấn đề khó khăn nhất của quản lý giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS là phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Sự tác động của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường chưa hiệu quả đặc biệt là sự giáo dục của gia đình. Chính vì vậy đây là giải pháp rất hữu hiệu, góp phần to lớn trong quá trình giáo dục và việc phát triển nhận thức, thái độ, nhân cách và hành vi cho học sinh. Tạo sự đồng thuận giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo sức mạnh tổng thể trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. Phối hợp với các tổ chức, các đoàn thể, các cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục và quy định các lực lượng tham gia giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. Chú trọng vai trò gia đình trong công tác giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội. Giáo dục gia đình đem lại hiệu quả tích cực cho giáo dục nhân cách nhất là về nhận thức, lối sống, giao tiếp, hành vi, ứng xử Thành lập Ban tư vấn tâm lý học đường trong trường học gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động đoàn thể, Giáo viên tâm lý giáo dục, Bí thư Đoàn, Đại diện GVCN, nhân viên Y tế để hướng dẫn, chia sẻ với học sinh, chia sẻ với GVCN lớp, làm cầu nối để tổ chức giao lưu giữa các lớp, các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tăng cường, đa dạng nội dung, hình thức giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. Nhà trường chủ động tham mưu với Lãnh đạo địa phương, phối hợp với các đoàn thể, cơ quan tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc giáo dục học sinh đặc biệt giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS trong nhà trường. Để đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nêu trên, tác giả tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến, lựa chọn khách thể điều tra, lấy ý kiến khảo sát và xử lý kết quả. Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng. Kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường và xu hướng phát triển của giáo dục hiện nay. 4.Kết luận Hoạt động giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội và quản lý giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS ở các trường THCS quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội nhằm hình thành và phát triển nhận thức, thái độ và hành vi cho các em học sinh THCS, giúp các em thấy được những nguyên nhân và hậu quả của các tệ nạn xã hội gây nên để từ đó các em hình thành thái độ và hành vi của chính mình trong phòng tránh các tệ nạn xã hội, đồng thời có ý thức tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội văn minh, đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS đang được các nhà trường quan tâm, tuy nhiên không chỉ lý thuyết xuông mà phải thực chất bởi kết quả của giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội là hình thành nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh THCS trong nhà trường và ngoài xã hội vì vậy phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường và xã hội có như vậy thì các kỹ năng sống mà học sinh THCS có được mới bền vững. Từ những kết quả nghiên cứu thu được tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lý giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS ở các trường THCS trong giai đoạn hiện nay. Kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến đánh giá của CBQL và GV cho thấy các biện pháp quản lý giáo dục KNS phòng tránh các tệ nạn xã hội cho học sinh THCS được đề xuất đều có tính cần thiết và có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn của các trường THCS của quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Tài liệu tham khảo Nguyễn Thanh Bình, (2011), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, NXB. Đại học Sư Phạm, Hà Nội. Nguyễn Lê Đắc, (1997), Cơ sở tâm lý của công tác giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp (NGLL) trên địa bàn dân cư, Luận án PTSKH. Nguyễn Dục Quang, (Chủ biên, 2006), HĐGDNGLL, Tài liệu bồi dưỡng GV-Bộ GD&ĐT. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 về việc ban hành quy định về quản lý giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2015), Công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/01/2015 về việc Hướng dẫn triển khai giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf74_356_1_pb_1322_2151944.pdf
Tài liệu liên quan