Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Lịch sử ở Trung học Cơ sở hiện nay trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Tài liệu Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Lịch sử ở Trung học Cơ sở hiện nay trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0039 Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 134-144 This paper is available online at THỰC TRẠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN LỊCH SỬ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Phạm Thị Kim Anh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đổi mới giáo dục phổ thông đang đặt ra những yêu cầu mới về năng lực dạy học (DH) của người giáo viên (GV) Lịch sử. Muốn tiến hành đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV có đủ năng lực dạy học đáp ứng với chương trình – sách giáo khoa (SGK) mới thì trước hết cần phải đánh giá được thực trạng năng lực dạy học của đội ngũ GV lịch sử hiện nay ở trường trung học cơ sở (THCS) như thế nào. Xuất phát từ yêu cầu đó, nội dung của bài báo này tập trung phân tích và đánh giá thực trạng năng lực dạy học của GV bộ môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay, từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lực DH của GV. Từ khóa: Năng lực dạy học, g...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Lịch sử ở Trung học Cơ sở hiện nay trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0039 Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1A, pp. 134-144 This paper is available online at THỰC TRẠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN LỊCH SỬ Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ HIỆN NAY TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Phạm Thị Kim Anh Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đổi mới giáo dục phổ thông đang đặt ra những yêu cầu mới về năng lực dạy học (DH) của người giáo viên (GV) Lịch sử. Muốn tiến hành đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV có đủ năng lực dạy học đáp ứng với chương trình – sách giáo khoa (SGK) mới thì trước hết cần phải đánh giá được thực trạng năng lực dạy học của đội ngũ GV lịch sử hiện nay ở trường trung học cơ sở (THCS) như thế nào. Xuất phát từ yêu cầu đó, nội dung của bài báo này tập trung phân tích và đánh giá thực trạng năng lực dạy học của GV bộ môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay, từ đó chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lực DH của GV. Từ khóa: Năng lực dạy học, giáo viên lịch sử, đổi mới giáo dục phổ thông. 1. Mở đầu Những năm gần đây, các nghiên cứu về năng lực dạy học của người giáo viên (GV) nói chung, GV bộ môn lịch sử nói riêng được quan tâm nghiên cứu. Trong các công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Hồng Quang [13], Nguyễn Thế Bình [3], Nguyễn Thị Huyền và Nguyễn Thị Mẫn [7], Vũ Xuân Hùng [8], Đặng Tự Ân [1]. . . đã nêu và phân tích rõ những yêu cầu về năng lực DH của người GV để đáp ứng với sự thay đổi của chương trình giáo dục mới. Một số bài viết đi sâu bàn về biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV lịch sử, như: “Suy nghĩ về đào tạo GV Lịch sử thời kì toàn cầu hóa giáo dục-đào tạo” của Nghiêm Đình Vỳ [15]; “Cần một đội ngũ GV dạy Sử ở trường phổ thông vừa yêu nghề vừa được đào tạo bài bản” của Trần Đức Minh [10]; “Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử ở trường phổ thông từ việc đổi mới CT-SGK” của Đỗ Hồng Thái [14]; “Góp phần giải quyết những bức xúc và yếu kém trong dạy học lịch sử hiện nay” của Phạm Văn Hà [5]. Các nghiên cứu này hầu như chưa đi sâu vào đánh giá thực trạng năng lực DH của đội ngũ GV lịch sử. Năm 2013, theo yêu cầu của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản quản lí cơ sở giáo dục (Bộ GD&ĐT), để đánh giá chất lượng GV, cuộc thi kiểm tra chất lượng GV được diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Kết quả của nó khiến nhiều người sững sờ “Nhiều giáo viên bị muối mặt sau cuộc kiểm tra chất lượng vì bị điểm dưới trung bình” [6]. Đây mới chỉ là kết quả đánh giá về năng lực chuyên môn, còn năng lực dạy học của GV thì chưa có cuộc khảo sát lớn. Mới đây, Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo GV phổ thông về phát triển chương trình đào Ngày nhận bài: 15/12/2016. Ngày nhận đăng: 20/2/2017. Liên hệ: Phạm Thị Kim Anh, e-mail: phamkimanh279@yahoo.com.vn 134 Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Lịch sử ở Trung học cơ sở hiện nay... tạo của Bộ GD&ĐT (2015) đã đưa ra số liệu đánh giá tổng quát năng lực DH của gần 200 GV phổ thông ở 12 bộ môn (không dựa vào bằng cấp): «Đạt yêu cầu: 75,3%; Chưa đạt yêu cầu: 16,6% và khó đánh gía được là 8,0%» [4]. Như vậy còn khoảng 25% số GV chưa đạt yêu cầu về năng lực DH theo chương trình hiện hành. Nếu Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai trong thời gian tới với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm sáng tạo. . . thì năng lực của đội ngũ GV phổ thông đang đứng trước những thách thức mới. Vậy làm thế nào để phát triển và nâng cao năng lực DH cho GV phổ thông nói chung, GV dạy bộ môn Lịch sử nói riêng đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới đang là bài toán đặt ra cho các nhà quản lí, trong đó có vai trò của các trường sư phạm. Để trả lời cho các câu hỏi này, trước hết phải đánh giá cho được thực trạng năng lực DH của đội ngũ GV lịch sử hiện nay ở trường THCS như thế nào để từ đó tiến hành đào tạo và bồi dưỡng GV nhằm trang bị cho họ có đủ năng lực đáp ứng với yêu cầu dạy học mới. Xuất phát từ yêu cầu đó, trong bài báo này chúng tôi tập trung vào 2 nội dung chính: (1) Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực DH của GV bộ môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay, (2) Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến năng lực DH của GV còn hạn chế. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng năng lực dạy học của GV bộ môn lịch sử ở THCS qua kết quả khảo sát Để đánh giá được thực trạng về năng lực DH của GV bộ môn Lịch sử ở THCS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 75 GV THCS được chọn ngẫu nhiên và đang trực tiếp dạy bộ môn Lịch sử trên địa bàn một số tỉnh: Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai với tổng số 38 trường. Nội dung khảo sát tập trung vào 3 vấn đề cơ bản sau: (1) Mức độ đạt được về các năng lực dạy học của GV; (2) Mức độ đạt được về một số năng lực DH theo yêu cầu đổi mới giáo dục; (3) Mức độ thành thạo về các kĩ năng DH. Sau khi xử lí số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau: a) Mức độ đạt được về các năng lực DH của GV. Nhìn vào số liệu Bảng 1, chúng ta thấy: - Hầu hết GV đều đã có năng lực DH bộ môn, song đạt tới mức độ vững chắc chỉ trên dưới 40%. Trong đó “Năng lực về vận dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS” chiếm tỉ lệ vững chắc chỉ đạt 36%. Sự vững chắc về năng lực chủ yếu là số GV lớn tuổi, có năng lực chuyên môn tốt và có nhiều kinh nghiệm trong DH. - Số GV có năng lực DH, nhưng chưa vững chắc chiếm tỉ lệ trên dưới 50% (chủ yếu là ở những đối tượng GV trẻ mới vào nghề). - Có một số GV chưa có năng lực về DH, trong đó: Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong diễn đạt, trình bày các vấn đề của Lịch sử (15%); Năng lực tổ chức và quản lí lớp học trong giờ học (13%); Năng lực vận dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS (10%). Thực tế này chủ yếu là những GV phải dạy chéo môn, không đúng với chuyên ngành được đào tạo của mình). 135 Phạm Thị Kim Anh Bảng 1. Mức độ đạt được về các năng lực DH của GV Các năng lực DH của giáo viên Mức độ đạt được % Đã vững chắc Có, nhưng chưa vững chắc Chưa có Khó đánh giá 1. Năng lực tìm hiểu đối tượng HS trong DH 41,0 57,0 2,0 2 .Năng lực thiết kế bài dạy (soạn giáo án) 42,0 54.0 4,0 3. Năng lực tổ chức DH ( trên lớp-ngoài lớp) 44,0 53.0 3,0 4. Năng lực vận dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, phát triển năng lực tự học và tư duy của HS 36,0 54,0 10,0 5. Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong diễn đạt, trình bày các vấn đề của Lịch sử 39,0 46,0 15,0 6. Năng lực tổ chức và quản lí lớp học trong giờ học 40,0 47,0 13,0 7. Năng lực đánh giá kết quả học tập của HS 45,0 52,0 3,0 8. Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ dạy học. 48,0 50,0 2,0 Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực DH của GV Lịch sử ở THCS [2] b) Mức độ đạt được về một số năng lực DH theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Nghị quyết về đổi mới chương trình-sách giáo khoa giáo dục phổ thông (số 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014), nhấn mạnh tới các yêu cầu: “. . . phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên; thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học; đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy độc lập; đa dạng hoá hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông. . . ” [11]. Để thực hiện được những yêu cầu này thì GV cần phải có những năng lực DH theo yêu cầu đổi mới. Để thăm dò và đánh giá mức độ đạt được về một số năng lực DH theo yêu cầu đổi mới, chúng tôi cũng đã tiến hành khảo sát và kết quả cho thấy như sau: Kết quả khảo sát ở Bảng 2 cho thấy: về cơ bản GV đã có những năng lực DH theo yêu cầu đổi mới. Tuy nhiên, mức độ vững chắc rất thấp và không đồng đều. Có 34% GV vững chắc về “Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (máy tính, Internet, mạng xã hội. . . ) trong dạy học Lịch sử”; 27% GV vững chắc về “Năng lực xây dựng môi trường học tập. . . ” và có 24,3% GV vững chắc về “Năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS”. Những năng lực khác đều đạt ở mức trên dưới 20%. Năng lực DH theo phương thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chỉ có 5,5% GV đạt mức vững chắc. Có lẽ do đặc thù bộ môn Lịch sử ít có điều kiện để tổ chức hoạt động này nên mức độ GV đạt mức vững chắc rất thấp. Số GV chưa vững chắc về năng lực DH theo yêu cầu đổi mới chiếm tỉ lệ khá nhiều (trong khoảng từ 40%-60%). Trong đó, “Năng lực tổ chức tự học, tự nghiên cứu cho HS” có tới 60.5% 136 Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Lịch sử ở Trung học cơ sở hiện nay... GV chưa vững chắc. Đây chính là bằng chứng cho thấy việc dạy và học lịch sử từ xưa đến nay coi trọng về việc truyền giảng kiến thức, cung cấp và trang bị cho HS những nội dung của bài học mà chưa chú ý đến việc dạy HS cách tự học, tự nghiên cứu. Số GV chưa có một số năng lực DH theo yêu cầu đổi mới chiếm tỉ lệ không nhỏ. Có 50% GV chưa có “năng lực phát triển chương trình nhà trường, biên soạn và phát triển tài liệu giáo khoa Lịch sử”; 41,8% GV chưa có “năng lực DH theo phương thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo”; 40,5% GV chưa có “năng lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến PP DH” và 36,4% GV chưa có “năng lực dạy học phân hoá”. . . . Điều này là do GV chưa được đào tạo trong các trường sư phạm và chưa được bồi dưỡng, tập huấn để được tiếp cận với những cái mới. Bảng 2. Mức độ đạt được về năng lực DH theo yêu cầu đổi mới Các năng lực DH của giáo viên theo yêu cầu đổi mới Mức độ đạt được % Đã vững chắc Có, nhưng chưa vững chắc Chưa có Khó đánh giá 1. Năng lực phát triển chương trình nhà trường, biên soạn và phát triển tài liệu giáo khoa Lịch sử 10.0 40.0 50,0 2. Năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS 24,3 47,2 28,3 3. Năng lực dạy học phân hoá. 18,9 44,5 36,4 4. Năng lực dạy học tích hợp, lồng ghép 10 59,4 27,0 3.0 5. Năng lực DH theo phương thức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 5.5 52,7 41,8 6. Năng lực tổ chức tự học, tự nghiên cứu cho HS 16,2 60,5 23,2 7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin (máy tính, internet, mạng xã hội. . . ) trong dạy học Lịch sử 34.0 60,0 6,0 8. Năng lực đổi mới, sáng tạo, cải tiến PP DH 16,2 39,1 40,5 4.0 9. Năng lực giao tiếp và kiểm soát cảm xúc trong DH 21,6 44,6 28,3 5,4 10. Năng lực thích ứng với các điều kiện DH khác nhau. 20,2 59,1 20,5 11. Năng lực xây dựng môi trường học tập (tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, cởi mở, thân thiện, hợp tác, thuận lợi, an toàn. . . ) 27.0 44.6 28.3 12. Năng lực chuyển giao kinh nghiệm DH cho đồng nghiệp, phát triển nghề của tổ bộ môn, của Trường 17,5 51,3 31,0 Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực DH của GV Lịch sử ở THCS [2] Để có những đánh giá khách quan và chính xác, cùng với việc khảo sát qua phiếu hỏi (đánh giá bằng định lượng), chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp GV, cán bộ quản lí các trường 137 Phạm Thị Kim Anh học. Qua phỏng vấn, một số lãnh đạo cơ sở giáo dục đều thừa nhận: Số lượng GV đạt trình độ chuẩn đào tạo ngày càng tăng lên, nhưng năng lực dạy học, phương pháp và kĩ năng nghề nghiệp còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Do vậy, đội ngũ GV ở tất cả các bộ môn đều phải đào tạo lại về năng lực chuyên môn và NVSP mới có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong thời gian tới. Thày Nguyễn Đình Thắng, hiệu trưởng Trường THPT Ba Vì (Ba Vì, Hà Nội) cho biết: “Mặc dù GV đã qua trường lớp sư phạm, nhưng năng lực để đáp ứng với nhu cầu đổi mới thì rất hạn chế, cần phải bồi dưỡng cho GV cả về định hướng, tư tưởng và những phương pháp mới để không bị “ngợp” với sự đổi mới của chương trình và nội dung. Thày Nguyễn Quốc Bình, hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hai Bà Trưng - Hà Nội) cũng thừa nhận: “Tôi cũng phải nói thật, với đội ngũ GV dạy các bộ môn nói chung, môn lịch sử nói riêng của chúng ta bây giờ có một bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD. Bộ GD phải đầu tư cho đội ngũ, trước hết là đội ngũ hiện có để tiếp tục bồi dưỡng, tiếp cận dần nội dung và chương trình mới, để làm sao đáp ứng được, còn không chúng ta lại bị hụt như những lần trước... phải nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, kĩ năng, phương pháp giảng dạy“. PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp - giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội còn tỏ ra rất đáng lo ngại trước năng lực của đội ngũ GV: “Không bao lâu nữa, giáo dục nước ta sẽ thực hiện chương trình đổi mới căn bản và toàn diện tiếp cận nền giáo dục tiên tiến thế giới với hai yếu tố nổi bật - dạy học tích hợp và phát triển năng lực học sinh. Rất nhiều GV bây giờ dạy "môn đơn" còn khó, chưa tốt thì họ sẽ dạy "môn tích hợp" như thế nào? Các chuyên gia giáo dục phải mất nhiều hội thảo cấp quốc gia mới "ra" được khái niệm "năng lực" thì GV có hiểu năng lực và phát triển được năng lực cho HS không? Liệu chúng ta có "lạc quan tếu", "đứng núi này, trông núi nọ" hay không khi cho rằng chỉ cần bồi dưỡng, tập huấn là GV "làm được tuốt"? PGS.TS Phạm Văn Lực - Trưởng khoa Sử - Địa, Trường Đại học Tây Bắc, khi phân tích thực trạng năng lực của đội ngũ GV của Tây Bắc đã thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu của GV phổ thông như sau: “Điểm yếu nhất của GV phổ thông các tỉnh Tây Bắc là việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực: liên môn tích hợp tri thức, dạy học phân hóa, dạy học theo định hướng phát triển năng lực và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho HS... Theo số liệu điều tra thực tế ở một số trường phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Tây Bắc) cho thấy: hầu hết GV Tây Bắc hiểu không đúng về dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là như thế nào?, cần phát triển những năng lực gì của bộ môn cho các em“ [9]. Riêng đối với GV lịch sử ở Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, PGS.TS Phạm Văn Lực cho biết thêm: “Qua số liệu khảo sát điều tra cho thấy 31/31 GV lịch sử ở cả hai hệ THCS và THPT được hỏi đều nói: không tích hợp trong giảng dạy và không biết liên môn tích hợp tri thức giữa lịch sử với văn học, địa lí... Ở trung học phổ thông khi dạy: Bài 7. “Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ” (Sách giáo khoa lịch sử lớp 10 - chương trình chuẩn) GV lịch sử ở 4/4 trường khi dạy bài này đều nói không tích hợp bao giờ; hoặc khi dạy: Bài 11. “Tây Âu thời trung đại” (phần: Những cuộc phát kiến địa lí) – Sách giáo khoa lịch sử lớp 11 - chương trình chuẩn, GV cũng không tích hợp và không biết tích hợp kiến thức giữa lịch sử với địa lí như thế nào . Bất cập hơn nữa, trong khi HS đang chán học môn lịch sử, đòi hỏi GV phải có đầu tư nhiều hơn nữa về nội dung, đổi mới phương pháp, thay đổi cách thức dạy học để tạo sự sinh động cho bài giảng, cuốn hút các em thì lại có trên 90% GV lịch sử vùng sâu, vùng xa của Tây Bắc chưa bao giờ tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế các di tích lịch sử và viếng nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương (mặc dù hoạt động này muốn thực hiện được phải có thời gian và kinh phí). Một hạn chế nữa của GV lịch sử ở Tây Bắc là không biết phát hiện vấn đề và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho HS nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tế. Tất cả những vấn đề trên đã bộc lộ khá 138 Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Lịch sử ở Trung học cơ sở hiện nay... rõ nét và toàn diện những tồn tại, hạn chế về năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên các tỉnh Tây Bắc, nhất là giáo viên lịch sử: không những không đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới là chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang định hướng phát triển năng lực cho học sinh mà họ còn bị tụt hậu nghiêm trọng trước yêu cầu hội nhập và sự chuyển đổi sang một nền giáo dục mới của đất nước” [9]. Qua quan sát thực tế, chúng tôi cũng thấy rằng một số GV đang bị hoang mang, “choáng ngợp” trước yêu cầu đổi mới. Nói về điều này, Thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc (Phó Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đã cho biết: “giáo viên bị choáng ngợp, theo không nổi trước nhiều yêu cầu đổi mới, cải tiến của Bộ Giáo dục & Đào tạo” [12]. c) Mức độ thành thạo về các kĩ năng DH của GV Để đánh giá mức độ thành thạo về các kĩ năng DH của GV, chúng tôi cũng đưa ra bảng khảo sát. Kết quả cho thấy: Bảng 3. Mức độ thành thạo về các kĩ năng DH của GV TT Các kĩ năng Đánh giá của GV Chưa thành thạo Thành thạo Rất thành thạo Khó đánh giá 1 Kĩ năng tìm hiểu đối tượng HS 1.1 Tìm hiểu khả năng nhận thức, trình độ tư duy lịch sử của HS 42,6 50,6 6,6 1.2 Tìm hiểu khả năng giao tiếp của HS 38,6 41,3 2,0 1.3 Tìm hiểu điều kiện sống, học tập của HS 25,3 37,3 37,3 1.4 Tìm hiểu nhu cầu, sở thích, thói quen, hành vi của HS 33,3 38,6 28.0 1.5 Tìm hiểu khó khăn,thuận lợi của học sinh khi tiếp thu kiến thức bài dạy của giáo viên 29,3 52.0 18,6 1.6 Tìm hiểu phong tục tập quán cộng đồng địa phương 30,3 42,6 27.0 2 Kĩ năng thiết kế bài dạy (soạn giáo án ) 2.1 Kĩ năng nghiên cứu chương trình, SGK 46,6 37,3 16.0 2.2 Kĩ năng xác định mục tiêu, nội dung DH của bài dạy 40.0 44.0 16.0 2.3 Kĩ năng nghiên cứu tài liệu để tham khảo 25,0 45,0 29,9 2.4 Kĩ năng lập dàn ý, bố cục bài giảng 32,6 50,6 16,8 2.5 Kĩ năng lựa chọn các vấn đề trọng tâm để DH và đánh giá 37,3 45,3 17,3 2.6 Kĩ năng lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức DH phù hợp với từng nội dung bài dạy. 23.0 57,0 20.0 2.7 Kĩ năng lựa chọn các kênh hình, mô hình, sơ đồ. . . 33,3 53,3 13,3 2.8 Kĩ năng thiết kế các bài tập lịch sử 50,6 37,3 12.0 139 Phạm Thị Kim Anh 2.9 Kĩ năng khai thác nội dung bài dạy vào việc giáo dục và phát triển học sinh 42,6 40.0 17,3 2.10 Kĩ năng bổ sung các hoạt động bổ trợ cho giờ lên lớp 53,3 36.0 10,6 2.11 Kĩ năng soạn các mẫu biểu tài liệu để HS làm việc trên lớp 53,3 37,3 9,3 3 Kĩ năng tổ chức dạy học (trên lớp - Ngoàilớp) 3.1 Kĩ năng dẫn nhập, nêu vấn đề, tạo hứng thú cho HS 46,6 40.0 13,3 3.2 Kĩ năng liên hệ, khai thác vốn kinh nghiệm, kiến thức lịch sử đã có của HS 42,6 46,6 10,6 3.3 Kĩ năng gợi mở vấn đề từ các sự kiện trong cuộc sống 49,3 36.0 14,6 3.4 Kĩ năng tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật LS (qua thuyết trình, phim ảnh, hiện vật, đồ dùng trực quan. . . ) 40.0 33,3 26,6 3.5 Kĩ năng diễn giảng, so sánh, phân tích, khái quát hóa các vấn đề lịch sử 33,3 40,0 26,6 3.6 Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong diễn đạt, trình bày các vấn đề lịch sử. 37,3 40.0 22,6 3.7 Kĩ năng nêu câu hỏi và gợi ý HS trả lời 33,3 37,3 20,9 3.8 Kĩ năng xác định và phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng LS với nhau (VD: Mối liên hệ giữa hoàn cảnh LS với SK, hiện tượng; Giữa LS thế giới với Việt Nam. . . ) 53,3 36.0 10,6 3.9 Kĩ năng nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật LS 32.0 41,3 26,6 3.10 Kĩ năng trình bày bảng và sử dụng đồ dùng DH 41,3 37,3 21,3 3.11 Kĩ năng tổ chức cho HS thảo luận, làm việc theo nhóm/cá nhân 44,0 36,0 20,0 3.12 Kĩ năng liên hệ kiến thức trong sách vở với các vấn đề của thực tiễn đang đặt ra (xung đột trên thế giới, tranh chấp biên giới, hải đảo, xu thế hội nhập toàn cầu hóa. . . ) và thực tiễn địa phương 72,0 17,3 10,6 3.13 Kĩ năng đánh giá, nhận xét, khuyên khích HS 40.0 40.0 20.0 3.14 Kĩ năng hỗ trợ HS đặc biệt và xử lí các tình huống xảy ra trong giờ dạy học 66,6 20.0 13,3 140 Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Lịch sử ở Trung học cơ sở hiện nay... 3.15 Kĩ năng kích thích HS hứng thú và say mê học tập 52,0 40,0 8,0 3.16 Kĩ năng gây ảnh hưởng,“truyền lửa” cho HS trong DH bằng nhiệt huyết và khéo léo sư phạm 58,6 30,6 10,6 3.17 Kĩ năng gây ảnh hưởng đến HS bằng phong cách, tác phong, phương pháp dạy học 44,0 33,3 22,6 3.18 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc và sử dụng cảm xúc của mình làm công cụ tác động đến HS 54,6 32.0 13,3 4 Kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủa HS 4.1 Kĩ năng xây dựng đề kiểm tra, đánh giá 41,3 36,0 22,6 4.2 Kĩ năng lựa chọn và xác định các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá 40,0 46,6 13,3 4.3 Kĩ năng nhận xét, đánh giá, phản hồi kết quả học tập của HS 42,6 36.0 21,3 Nguồn: Kết quả khảo sát thực trạng năng lực DH của GV Lịch sử ở THCS [2] Những con số trên đã cho chúng ta thấy: - Những kĩ năng DH đạt mức độ rất thành thạo không vượt quá 37.3%. Ngay cả những kĩ năng DH cơ bản nhất như “Kĩ năng nghiên cứu tài liệu để tham khảo” cũng chỉ đạt 29,9%; “Kĩ năng tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật LS qua thuyết trình, phim ảnh, hiện vật, đồ dùng trực quan; Kĩ năng diễn giảng, so sánh, phân tích, khái quát hóa các vấn đề lịch sử”; “Kĩ năng nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật LS” cũng chỉ đạt 26,6%. Nhiều kĩ năng DH khác ở mức rất thành thạo chỉ đạt trên dưới 20%, thậm chí dưới 10% (Kĩ năng kích thích HS hứng thú và say mê học tập lịch sử (8%); Kĩ năng soạn các mẫu biểu tài liệu để HS làm việc trên lớp (9,3%); Kĩ năng tìm hiểu khả năng nhận thức, trình độ tư duy lịch sử của HS (6,6). . . Điều đáng chú ý là nhiều kĩ năng DH của GV ở mức chưa thành thạo lại chiếm tỉ lệ khá cao: Kĩ năng liên hệ kiến thức trong sách vở với các vấn đề của thực tiễn đang đặt ra (xung đột trên thế giới, tranh chấp biên giới, hải đảo, xu thế hội nhập toàn cầu hóa. . . và thực tiễn địa phương) (72%); Kĩ năng hỗ trợ HS đặc biệt và xử lí các tình huống xảy ra trong giờ dạy học (66,6); Kĩ năng gây ảnh hưởng,“truyền lửa” cho HS trong DH bằng nhiệt huyết và khéo léo sư phạm (58,6%); Kĩ năng kiểm soát cảm xúc và sử dụng cảm xúc của mình làm công cụ tác động đến HS (54.6%); Kĩ năng xác định và phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng LS với nhau; Kĩ năng bổ sung các hoạt động bổ trợ cho giờ lên lớp; Kĩ năng soạn các mẫu biểu tài liệu để HS làm việc trên lớp (53,3%); Kĩ năng thiết kế các bài tập lịch sử (50,6%); Kĩ năng nghiên cứu chương trình - SGK; Kĩ năng dẫn nhập, nêu vấn đề, tạo hứng thú cho HS (46.6%). Đây là một thực tế đáng lo ngại về năng lực DH lịch sử của đội ngũ GV. Với những năng lực và kĩ năng hiện có mà GV tự đánh giá ở trên, kết quả khảo sát còn cho biết: chỉ có 56% GV khẳng định có thể đáp ứng được với những yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông sắp tới, 44% GV cho rằng chưa đáp ứng, hoặc đáp ứng một phần. Như vậy, có tới gần một nửa số GV cần phải được bồi dưỡng về năng lực DH. 141 Phạm Thị Kim Anh 2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lực dạy học của giáo viên Nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về năng lực DH của GV có rất nhiều. Báo chí và các hội thảo khoa học về giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông đã mổ xẻ và phân tích nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ở đây chúng tôi xin đưa ra mấy nguyên nhân cơ bản sau: - Trước hết, nguyên nhân cơ bản và đầu tiên bắt nguồn từ khâu đào tạo sư phạm. Có thể nói, trong nhiều năm qua việc đào tạo GV ở các trường sư phạm còn nặng về “lí thuyết”, nhẹ “rèn kĩ năng, nghiệp vụ”, trong đó năng lực dạy học và giáo dục chưa trở thành vấn đề cốt lõi, giường cột trong đào tạo nghề. Điều này dẫn đến kết quả là SV khi ra trường “giàu kiến thức” nhưng “nghèo kĩ năng”, yếu về năng lực. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho biết có tới 48% GV đã khẳng định điều này. - Thứ hai, trong quá trình giảng dạy ở phổ thông, nhiều GV chưa tích cực trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ; sức ì trong tự học, tự nghiên cứu và sự bảo thủ, trì chệ là rào cản chính trong việc nâng cao năng lực nghề. Có tới 54,6% GV đã cho biết điều này. - Thứ ba, từ nhiều năm nay vị thế của môn Lịch sử không được coi trọng trong nhà trường, luôn bị coi là môn phụ, thậm chí không còn là môn thi tốt nghiệp nên GV giảng dạy bộ môn Lịch sử không có động lực và nhiệt huyết để nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như phấn đấu trở thành GV dạy giỏi. Có tới 64% GV cho rằng đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển năng lực của GV. - Thứ tư, hiện nay hầu hết GV ở THCS đều dạy chéo môn: GV môn Ngữ văn, Địa lí thường dạy kiêm luôn cả môn Lịch sử, thậm chí có GV dạy môn Giáo dục công dân hoặc tin học cũng dạy kiêm cả môn Lịch sử. Vì vậy, họ không có chuyên môn sâu do không được đào tạo. Điều này dẫn đến tình trạng GV chỉ biết đọc và dạy những gì đã viết trong SGK. Họ không có những kĩ năng cần thiết để dạy môn Lịch sử. - Thứ năm, hoạt động tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho GV của Phòng, Sở GD tuy được tổ chức thường xuyên, nhưng cũng mới chỉ là phần ngọn và là “lớp sơn phủ” bên ngoài chứ chưa thực sự hiệu quả, chưa tạo niềm tin và động lực cho GV thay đổi từ bên trong để tự học, tự bồi dưỡng để giúp GV đủ năng lực thực hiện sự đổi mới. - Thứ sáu, cơ chế, cách thức quản lí chuyên môn từ Sở GD&ĐT cho đến các nhà trường phổ thông nặng về hành chính với những công việc kiểm tra hồ sơ sổ sách, giấy tờ quá nhiều khiến GV mệt mỏi, tốn thời gian. Nhiều loại sổ sách GV phải làm chỉ có một mục đích duy nhất là để đối phó với thanh tra mà nó không có tác dụng nâng cao năng lực dạy học cho GV. - Cuối cùng, việc tuyển dụng GV vào biên chế làm việc cả đời, không có cạnh tranh, không có sa thải, dù năng lực DH yếu kém vẫn tiếp dục dạy học đã dẫn đến nhiều GV không có động lực để phấn đấu vươn lên. 3. Kết luận Giáo viên là người quyết định chất lượng giáo dục và là yếu tố then chốt của mọi sự cải cách, đổi mới giáo dục. Bất kể thời đại nào, không có thầy giỏi cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thì khó có thể có một nền giáo dục có chất lượng. Nhưng nhìn vào thực tế trên đây chúng ta thấy rằng, năng lực DH của đội ngũ GV phổ thông nói chung, của GV Lịch sử nói riêng đang là vấn đề đáng lo ngại trước yêu cầu đổi mới giáo dục. Chính bởi vậy, cần có những giải pháp cụ thể và mạnh mẽ trong đào tạo và bồi dưỡng GV để nâng cao chất lượng đội ngũ. Trách nhiệm này trước hết thuộc về các trường sư phạm và Cục nhà giáo. Muốn làm được điều này, Cục Nhà giáo và các Trường sư phạm cần chủ động tiến hành: - Khảo sát, đánh giá lại năng lực của người GV một cách chính xác, khách quan. 142 Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Lịch sử ở Trung học cơ sở hiện nay... - Đối chiếu với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới để thấy rõ cái đang cần và đang thiếu của GV, từ đó xác định nội dung cần bồi dưỡng cho GV và xây dựng các chương trình bồi dưỡng cho sát hợp với nhu cầu thực tiễn. - Biên soạn các tài liệu bồi dưỡng GV theo từng nội dung hoặc chủ đề để GV tự học, tự bồi dưỡng tại cơ sở (các chuyên đề đó phải là những chuyên đề mới, sát hợp với yêu cầu đổi mới như: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS; dạy học tích hợp và lồng ghép; dạy học phân hóa; Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo; các phương pháp, hình thức dạy học và cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS... Những tài liệu này cần được viết dưới dạng như những sách cẩm nang với những hướng dẫn cụ thể để GV dễ vận dụng, tránh hàn lâm, lí thuyết. - Thiết kế một số giáo án mẫu, các tiết dạy minh họa (qua băng hình) thể hiện cách thức dạy học theo hướng đổi mới nói trên để GV học tập, vận dụng. Trong công tác bồi dưỡng, đào tạo lại, giảng viên các trường đại học sư phạm trọng điểm phải là lực lượng chủ yếu trong các đợt tập huấn, bồi dưỡng để đảm bảo chất lượng của đội quân “chuyên nghiệp” đi dạy nghề, tránh để các trường sư phạm “đứng ngoài cuộc nhìn vào” hoặc chỉ đóng vai trò “được mời tham gia” như thời gian dài trước đây. Cần lưu ý rằng, việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn GV là hết sức cần thiết nhưng đó mới chỉ là "lớp sơn" phủ bên ngoài và không thể thay thế được "chất gỗ" bên trong. Điều cốt yếu cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ GV là từ Sở đến các nhà trường phải có cơ chế quản lí GD thích hợp tác động đến khối óc và con tim GV để họ thay đổi từ bên trong, tạo cho GV động cơ tích cực để tự học, tự đào tạo, tự nghiên cứu mà vươn lên. Có như vậy GV mới thực sự nâng cao năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Tự Ân, 2015. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên trong thời kì đổi mới, Báo cáo hội thảo quốc gia Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giáo dục tiểu học. Nxb Hồng Đức. [2] Phạm Thị Kim Anh, 2016. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực dạy học của giáo viên Lịch sử ở Trung học Cơ sở, Đề tài Khoa học cấp trường, Mã số SPHN 16-01-VNCSP. [3] Nguyễn Thị Thế Bình, 2016. Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên ngành sư phạm lịch sử trước yêu cầu đổi mới. Kỉ yếu hội thảo khoa học “Trường sư phạm trong phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục mới”. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trang 193. [4] Bộ GD&ĐT, 2015, Những vấn đề chung về phát triển chương trình đào tạo giáo viên (Tài liệu tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông về phát triển chương trình đào tạo). [5] Phạm Văn Hà, 2011. Góp phần giải quyết những bức xúc và yếu kém trong dạy học lịch sử hiện nay. Kỉ yếu Hội thảo quốc gia “Nghiên cứu, giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hội nhập quốc tế & phát triển kĩ năng tự học cho HS” Bộ GD&ĐT – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tr. 92. [6] Thành Huế, 2013. Nhiều giáo viên “muối mặt” sau cuộc kiểm tra chất lượng. Báo Người Lao động, ngày 19.4.2013. [7] Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Thị Mẫn, 2011. Năng lực và kĩ năng cần thiết của người GV đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục phổ thông hiện nay. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 9/2011, trang 66. 143 Phạm Thị Kim Anh [8] Vũ Xuân Hùng, 2016. Về hệ thống năng lực dạy học của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo tiếp cận năng lực thực hiện. Tạp chí khoa học dạy nghề, Số 30 – tháng 3/2016. [9] Phạm Văn Lực, 2016. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực sư phạm cho GV phổ thông ở Tây Bắc. Kỉ yếu hội thảo khoa học “Trường sư phạm trong phát triển năng lực nghề nghiệp cho GV phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục mới”. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tr. 229. [10] Trần Đức Minh, 2011. Cần một đội ngũ GV dạy Sử ở trường phổ thông vừa yêu nghề vừa được đào tạo bài bản. Kỉ yếu Hội thảo quốc gia “Nghiên cứu, giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hội nhập quốc tế & phát triển kĩ năng tự học cho HS” Bộ GD&ĐT - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 36. [11] Nghị quyết về đổi mới chương trình - sách giáo khoa giáo dục phổ thông (NQ số: 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014) [12] Đỗ Tấn Ngọc, 2016. Vì sao giáo viên bị choáng trước các yêu cầu đổi mới của Bộ. http:// giaoduc.net.vn 14/11/2016. [13] Phạm Hồng Quang, 2009. Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực. Tạp chí Giáo dục, Số 216, tr. 9-12. [14] Đỗ Hồng Thái, 2011. Nâng cao chất lượng giáo dục lịch sử ở trường phổ thông từ việc đổi mới CT-SGK. Kỉ yếu Hội thảo quốc gia “Nghiên cứu, giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hội nhập quốc tế & phát triển kĩ năng tự học cho HS” Bộ GD&ĐT - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 59. [15] Nghiêm Đình Vỳ, 2011. Suy nghĩ về đào tạo GV Lịch sử thời kì toàn cầu hóa giáo dục-đào tạo. Kỉ yếu Hội thảo quốc gia “Nghiên cứu, giảng dạy lịch sử trong bối cảnh hội nhập quốc tế & phát triển kĩ năng tự học cho HS” Bộ GD&ĐT - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 8. ABSTRACT Reality of teaching competence of history teachers in secondary schools under requirements of general education innovation Pham Thi Kim Anh Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education Educational Innovation is putting new demands on teaching competence of history teachers. If we want to conduct training and retraining teachers to have teaching competence in response to the new program and textbooks, firstly, we need to assess the current reality of teaching competence of history teachers in secondary schools today. Then, the content of this article focuses on analyzing and assessing the situation of teaching competence of history teachers in secondary schools and indicates the causes of the limitation in teaching competence of teachers. Keywords: Teaching competencies, History teacher, Genneral education innovation. 144

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4734_ptkanh_3029_2130334.pdf