Thẩm định phương pháp đo và thiết lập khoảng tham chiếu của chỉ số RDW% trên hệ thống máu huyết học tự động tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Tài liệu Thẩm định phương pháp đo và thiết lập khoảng tham chiếu của chỉ số RDW% trên hệ thống máu huyết học tự động tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 367 THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ THIẾT LẬP KHOẢNG THAM CHIẾU CỦA CHỈ SỐ RDW% TRÊN HỆ THỐNG MÁY HUYẾT HỌC TỰ ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Nguyễn Thị Thảo*, Phạm Thị Kim Vân*, Phạm Ngọc Diễm*, Nguyễn Thị Thoa*, Lê Văn Được*, Phạm Thị Thúy An*, Nguyễn Mộng Thành* , Đỗ Thị Chúc Chít*, Suzanne MCB Thanh Thanh*, Trần Thanh Tùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xây dựng khoảng giá trị tham chiếu của chỉ số RDW% trên hệ thống máy xét nghiệm DxH 800 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 120 người (65 nam và 55 nữ) bình thường khỏe mạnh trong độ tuổi từ 23 - 60, tham gia khám sức khỏe tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ 01/2019 đến 06/2019. Mẫu bệnh nhân được lựa chọn theo đúng tiêu chuẩn chọn mẫu, đảm bảo các tiêu chí về tiền phân tích huyết học và phân tích trên hệ thống máy DxH 800. Trước khi...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thẩm định phương pháp đo và thiết lập khoảng tham chiếu của chỉ số RDW% trên hệ thống máu huyết học tự động tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 367 THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ THIẾT LẬP KHOẢNG THAM CHIẾU CỦA CHỈ SỐ RDW% TRÊN HỆ THỐNG MÁY HUYẾT HỌC TỰ ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Nguyễn Thị Thảo*, Phạm Thị Kim Vân*, Phạm Ngọc Diễm*, Nguyễn Thị Thoa*, Lê Văn Được*, Phạm Thị Thúy An*, Nguyễn Mộng Thành* , Đỗ Thị Chúc Chít*, Suzanne MCB Thanh Thanh*, Trần Thanh Tùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xây dựng khoảng giá trị tham chiếu của chỉ số RDW% trên hệ thống máy xét nghiệm DxH 800 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 120 người (65 nam và 55 nữ) bình thường khỏe mạnh trong độ tuổi từ 23 - 60, tham gia khám sức khỏe tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong khoảng thời gian từ 01/2019 đến 06/2019. Mẫu bệnh nhân được lựa chọn theo đúng tiêu chuẩn chọn mẫu, đảm bảo các tiêu chí về tiền phân tích huyết học và phân tích trên hệ thống máy DxH 800. Trước khi tiến hành nghiên cứu, hệ thống máy DxH 800 được tiến hành thẩm định phương pháp trên 3 chỉ số RBC, MCV và RDW% theo hướng dẫn của CLSI và ISO 15189. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 2.0 với mức độ tập trung của 95% dữ liệu từ bách phân vị 2,5 đến 97,5. Kết quả: Khoảng tham chiếu của RDW%: 13,49 ± 0,64 [11,8 - 14,7] và sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ với p> 0,05. Độ tin cậy của phương pháp về độ chụm với CV=1,08% ở mức nồng độ bình thường và CV=2,12% ở mức bất thường. Kết luận: Với kết quả từ nghiên cứu này bước đầu có thể sử dụng làm khoảng tham chiếu bình thường cho phòng xét nghiệm, làm cơ sở cho chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. Từ khóa: RDW%, DxH 800, CLSI, ISO 15189 ABSTRACT METHOD VERIFICATION AND ESTABLISHMENT REFERENCE INTERVAL OF RDW% PARAMETER ON AUTOMATIC HEMATOLOGY IN CHO RAY HOSPITAL Nguyen Thi Thao, Pham Thi Kim Van, Pham Ngoc Diem, Nguyen Thi Thoa, Le Van Duoc, Pham Thi Thuy An, Nguyen Mong Thanh, Do Thi Chuc Chit, Suzanne MCB Thanh Thanh, Tran Thanh Tung *Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 366 – 372 Objectives: The study aimed to establish reference interval of RDW% parameter on automatic hematology Unicel DxH 800 Coulter. Methods: Blood samples were taken from 120 adult volunteers (65 men from 18 to 55 years old and 55 women from 23 to 60 years old) during a period between January 2019 and June 2019. The complete blood count was measured by DxH 800 analyzer. Initially, measurement method of RBC, MCV and RDW% parameter were evaluated according to guideline of CLSI and ISO 15189. The data analysis was made by the software SPSS 20.0 by using percentiles 2.5th and 97.5th. Results: We have established reference ranges for RDW indexes:13,49 ± 0,64[11,8 - 14,7]. *Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Thảo ĐT: 0908445051 Email: thaochoray@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 368 Conclusion: The laboratory reference ranges were created, which is the basis for the diagnosis and treatment of patients. Keywords: RDW%, DxH 800, CLSI, ISO 15189 ĐẶT VẤN ĐỀ Các tế bào hồng cầu (RBC) là loại tế bào máu phổ biến nhất. Chức năng chính của hồng cầu là cung cấp oxy từ phổi qua hệ thống tuần hoàn đến mô ngoại biên. Ở động vật có vú, hồng cầu là các tế bào không có nhân có hình dạng như đĩa hai mặt, lõm ở trung tâm. Thể tích hồng cầu thay đổi rất nhiều giữa các loài động vật. Ở người, hồng cầu có đường kính từ 6 đến 8 mm và độ dày 2 mm, thể tích tổng thể (sinh lý) của hồng cầu thường bao gồm từ 80 đến 100 fL(4). Trong các trường hợp cụ thể, các hồng cầu có thể thay đổi kích thước so với kích thước điển hình của hồng cầu. Kích thước hồng cầu có thể tăng lên tới hình dạng hình cầu 150 fL (macrocytosis), hoặc giảm kích thước xuống 60 fL hoặc thậm chí thấp hơn (microcytosis) mà không làm giảm đáng kể tính liên tục của màng và tổn thương tế bào. Mức độ không đồng nhất của thể tích RBC được đánh giá dựa trên thông số là độ rộng phân phối kích thước hồng cầu (RDW%)(4). Chỉ số RDW% thường được sử dụng trong đánh giá các bệnh lý liên quan đến thiếu máu như thiếu máu thiếu sắt, vitamin B9, B12, thiếu máu tán huyết, hội chứng loạn sinh tủy hoặc bệnh lý hồng cầu lưỡi liềm. Thời gian gần đây rất nhiều các công trình khoa học công bố mối liên quan của chỉ số này trong các bệnh lý khác nhau như: các bệnh lý liên quan tim mạch (bệnh động mạch vành (CAD), bệnh động mạch vành, suy tim, rung tâm nhĩ, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại biên), bệnh lý tiểu đường, ung thư, huyết khối(4). Nghiên cứu của Saxena và Wong trên 663 người da trắng, 697 người da đen, 535 người Latin và 247 người châu Á thấy rằng giá trị RDW cao hơn đáng kể ở người da đen trong các đoàn hệ dân tộc khác(10). Tương tự, trong nghiên cứu của tác giả Patel K và cộng sự, tỷ lệ người da đen không phải gốc Tây Ban Nha cũng cao hơn đáng kể ở mức cao nhất so với nhóm giá trị RDW thấp nhất (22% so với 4%; p <0,001), trong khi tỷ lệ người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha là thấp hơn (70% so với 88%; p<0,001)(9). Trong nghiên cứu của Zalawadiya S và cộng sự, giá trị RDW trung bình được tìm thấy là cao hơn đáng kể ở người da đen so với người da trắng và các dân tộc khác(13) . Từ những lý do trên các phòng xét nghiệm huyết học cần thiết phải công bố giá trị thông số RDW% trong bảng báo cáo kết quả về các chỉ số huyết học làm căn cứ cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh. Trên hệ thống máy huyết học tự động, thông số RDW% được tính toán dựa trên biểu đồ biểu thị sự phân bố số lượng hồng cầu trên kích thước hồng cầu. Do đó, kết quả của thông số RDW% sẽ chịu ảnh hưởng của hệ thống máy huyết học tự động khi phân tích chỉ số RBC và MCV(1). Dựa trên những nhận định trên, đề tài “Xây dựng khoảng giá trị tham chiếu cho chỉ số RDW% trên hệ thống máy phân tích huyết học tự động Unicel DxH 800 Coulter” với mục tiêu: Thẩm định phương pháp đo RBC, MCV, RDW% trên hệ thống Unicel DxH 800 Coulter. Xây dựng khoảng giá trị tham chiếu cho chỉ số RDW%. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Đối tượng nghiên cứu 120 người bình thường khỏe mạnh có hồ sơ khám sức khỏe xếp loại I, tham gia khám sức khỏe định kì tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2019 đến 06/2019. Thực hiện tổng phân tích tế bào máu ngoại vi trên máy xét nghiệm huyết học tự động DxH 800. Thu thập số liệu Bước 1: Thẩm định phương pháp xác định Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 369 RBC, MCV và RDW% trên hệ thống máy DxH 800 theo hướng dẫn của CLSI EP-15A3, CLSI H26-A2(2,3). + Đánh giá độ lặp lại, độ tái lặp, độ đúng trên mẫu QC. + Đánh giá độ chụm dài hạn trên mẫu thực. + Đánh giá khoảng tuyến tính: thực hiện đối với chỉ số RBC. + Giới hạn định lượng (LoQ): thực hiện đối với chỉ số RBC. Bước 2: Xây dựng khoảng giá trị tham chiếu của RDW%, thực hiện theo hướng dẫn của CLSI EP 28A3C. + Thực hiện lặp lại 3 lần trên mẫu cho tất cả những người người đến khám sức khỏe từ 01/2019 đến 06/2019. Mẫu được phân tích trên hệ thống xét nghiệm DxH 800, tất cả mẫu được phân tích trong vòng 6 giờ kể từ khi thu thập mẫu. Chỉ lấy số liệu của những trường hợp có hồ sơ sức khỏe xếp loại 1. + Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê y học sử dụng phần mềm SPSS 20.0. Khoảng tham chiếu được xác định bằng ± 1,96SD đối với các chỉ số tuân theo phân phối chuẩn và khoảng phân vị 2,5%, 97,5% đối với các chỉ số không phân phối chuẩn. KẾT QUẢ Thẩm định phương pháp xác định RBC, MCV và RDW% trên hệ thống máy DxH 800 CV% cả 3 mức QC của các chỉ số RBC, MCV và RDW% đều nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất (Bảng 1). %Bias cả 3 mức QC của các chỉ số RBC, MCV và RDW% đều nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất (Bảng 2). %CV trên mẫu thực ở 3 mức nồng độ của các chỉ số RBC, MCV và RDW% đều nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất (Bảng 3). Bảng 1. Kết quả đánh giá độ lặp lại, độ tái lặp trên mẫu QC Chỉ tiêu Level 1 Level 2 Level 3 Giới hạn cho phép (NSX) [1] MEAN CV% MEAN CV% MEAN CV% CV% RBC 3,86 0,75 1,72 0,74 5,16 0,57 ≤ 1,5 MCV 82,52 0,98 90,57 0,98 89,87 0,97 ≤ 1 RDW 16,75 1,02 15,24 1,05 15,61 1,71 ≤ 2,5 Bảng 2. Kết quả đánh giá độ đúng trên mẫu QC Chỉ tiêu Level 1 Level 2 Level 3 Giới hạn cho phép (NSX) [1] MEAN %BIAS MEAN %BIAS MEAN %BIAS %BIAS RBC 3,915 -0,119 1,739 0,535 5,25 0,006 ± 2 % MCV 81,3 -1,93 89,5 -0,57 89,2 0,001 ± 2 % RDW 16,7 -1,01 15,3 1,03 15,7 3,4 ± 5 % Bảng 3. Kết quả đánh giá độ lặp lại trên mẫu bệnh nhân CHỈ TIÊU MẪU BN RBC/MCV/RDW THẤP MẪU BN RBC/MCV/RDW TB MẪU BN RBC/MCV/RDW CAO GIỚI HẠN CHO PHÉP (NSX) [1] MEAN %CV MEAN %CV MEAN %CV %CV RBC 2,118 1,456 3,96 1,02 5,25 0,57 1,5 MCV 82,56 0,83 90,79 0,82 92,61 0,52 2,5 RDW% 13,95 2,12 18,15 1,08 22,09 2,01 2,5 Bảng 4. Kết quả đánh giá độ tuyến tính của chỉ số RBC Tỉ lệ pha loãng (%) Lý Thuyết Trung bình giá trị thực % Giá trị thu hồi 100 8,262 8,263 100,0 75 6,197 6,308 101,8 50 4,131 4,219 102,1 25 2,066 2,079 100,7 2.5 0,207 0,208 100,7 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 370 Hình 1. Đồ thị tuyến tính của chỉ tiêu RBC Giá trị phục hồi từ 100 – 102% với hệ số tương quan: R2 = 0,9998. Giá trị phục hồi và hệ số tương quan nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất (90 - 110%, R2 ≥ 0,95) (Hình 1, Bảng 4). Bảng 5. Kết quả đánh giá giới hạn định lượng (LoQ) của chỉ số RBC Nồng độ Cal 4,11x10^6 cell/µL Tỉ lệ pha loãng Mẫu 1(df=1000) Mẫu 2 (df=2000) Mẫu 3 (df=4000) Nồng độ lý thuyết (x10^6 cell/µL) 0,004 0,002 0,001 Mean 0,0041 0,0021 0,0011 %Bias 0,2 0,6 10,3 %Bias_NSX ± 2 ± 2 ± 2 Kết luận Đạt Đạt Không đạt Giới hạn định lượng LoQ là 0,0021 x10^6 cell/µL với %Bias 0,6% (Bảng 5). Xây dựng khoảng giá trị tham chiếu của RDW% Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 38,5 ± 9,2, thấp nhất 23 tuổi, cao nhất 60 tuổi. Tỷ lệ nam chiếm 54,17%, nữ chiếm 45,83% dân số nghiên cứu (Bảng 6). Bảng 6. Đặc điểm tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu (n=120) Đặc điểm Tần suất (n) Tỉ lệ (%) Tuổi Xtb + SD [ Nhỏ nhất - Lớn nhất ] Chung 120 100 38,5 ± 9,2 [23 - 60] Nam 65 54,17 38,5 ± 8,6 [26 - 59] Nữ 55 45,83 38,5 ± 10 [23 - 60] Khoảng tham chiếu của RDW%: 11,8 - 14,7 Sự khác biệt có ý nghĩa với (p <0,05) về giá trị trung bình chỉ số RBC, Hb và MCHC giữa nam và nữ (Bảng 7). Bảng 7. Một số chỉ số huyết học dòng hồng cầu của người bình thường khỏe mạnh Chỉ số Giới Xtb ± SD[ Nhỏ nhất - Lớn nhất ] P RBC (T/L) Chung 4,8 ± 0,5 [4,1 - 5,5] Nam (n=65) 5,03 ± 0,36 [4,3 - 5,5] < 0,05 Nữ (n=55) 4,47 ± 0,5 [4,1 - 5,0] HGB (g/L) Chung 142,91 ± 14 [120 - 161] Nam (n=65) 151.53 ± 9,5 [130 - 161] < 0,05 Nữ (n=55) 131 ± 9,95 [120 - 147] MCV (fL) Chung 89,9 ± 3,49 [82,9 - 95,9] Nam (n=65) 90,07 ± 3,29 [82,9 - 95,9] > 0,05 Nữ (n=55) 89,65 ± 3,8 [83 - 95] MCH (pg) Chung 30,18 ± 1,26 [26,5 - 31,5] Nam (n=65) 30,33 ± 1,18 [27,4 - 31,3] > 0,05 Nữ (n=55) 29,96 ± 1,34 [26,5 - 31,5] MCHC (g/L) Chung 335,14 ± 5,6 [311 - 351 ] Nam (n=65) 336,76 ± 5,55 [314 - 351] < 0,05 Nữ (n=55) 332,76 ± 4,83 [311 - 342] Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 371 Chỉ số Giới Xtb ± SD[ Nhỏ nhất - Lớn nhất ] P RDW% Chung 13,49 ± 0,64 [11,8 - 14,7] Nam (n=65) 13,48 ± 0,55 [11,8 - 14,6] > 0,05 Nữ (n=55) 13,51 ± 0,76 [11,9 - 14,7 ] Số liệu sau khi thu thập, được loại bỏ sai số thô bằng Grub test, kiểm tra phân phối chuẩn bằng phép kiểm Kolmogorov- Smirnov và đánh giá sự khác biệt giữa 2 giới nam và nữ bằng phép phân tích Anova 1 yếu tố Không có sự khác biệt giữa 2 giới nam và nữ về các chỉ số MCV, MCH, RDW%. BÀN LUẬN Thẩm định phương pháp đo RBC, MCV, RDW% Kiểm tra xác nhận phương pháp xét nghiệm là bước cần thiết thực hiện nhằm khẳng định điều kiện phòng xét nghiệm bao gồm yếu tố con người, cơ sở vật chất và môi trường phòng xét nghiệm đảm bảo cho phương pháp xét nghiệm đạt được độ tin cậy như nhà sản xuất đã công bố. Kết quả đánh giá của chúng tôi có độ lặp lại xét nghiệm RBC, MCV và RDW% tốt trên cả mẫu thực và mẫu control với %CV đều nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất và < 2%. Kết quả đánh giá độ đúng cũng cho thấy độ chệch của phương pháp thấp hơn giá trị của nhà sản xuất công bố. Ngoài ra kết quả đánh giá độ tuyến tính chỉ số hồng cầu của phương pháp có giá trị phục hồi từ 100 – 102% với hệ số tương quan: R2 = 0,9998 trong phạm vi bao phủ từ 0,207 T/L - 8,263T/L. Giá trị phục hồi và hệ số tương quan nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất (90 - 110%, R2 ≥ 0,95). Khoảng giá trị tham chiếu cho chỉ số RDW% Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 38,5 ± 9,2, thấp nhất 23 tuổi, cao nhất 60 tuổi, cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền Hạnh 20,53±1,84(8), Yalew 24,5±6,65 tuổi(12), Murugavel 29,8±7,6 tuổi(7). Tỷ lệ nam chiếm 54,17%, nữ chiếm 45,83% dân số nghiên cứu, tỷ lệ nam thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền Hạnh (75,9%)(8), Kibaya (65,6%)(6), Murugavel (60,6%)(7) và cao hơn so với nghiên cứu của Yalew (50%)(12). Khoảng tham chiếu của RDW%: 11,8-14,7 kết quả này tương đương với Huỳnh Thị Bích Huyền(5). Sự khác biệt có ý nghĩa với (p <0,05) về giá trị trung bình chỉ số RBC, Hb và MCHC giữa nam và nữ. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Wakeman(11), Nguyễn Thị Hiền Hạnh(8) và Yalew(12). Không có sự khác biệt giữa 2 giới nam và nữ về giá trị bình thường của chỉ số RDW%, giá trị bình thường trong nghiên cứu thu nhận được là tương đồng trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền Hạnh (13,5%)(8). Nghiên cứu đã góp phần xây dựng được chỉ số tham chiếu của các thông số dòng hồng cầu, trong đó, giá trị bình thường của các chỉ số liên quan đến hồng cầu cho kết quả rất tương đồng với 1 nghiên cứu khác được thực hiện trên đối tượng người Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đã cung cấp thêm một nguồn cơ sở dữ liệu nữa về khoảng giá trị tham chiếu về các chỉ số hồng cầu trên người dân Việt Nam. KẾT LUẬN Nghiên cứu thực hiện trên thiết bị đã được đánh giá độ tin cậy phù hợp với công bố của nhà sản xuất dựa trên mẫu chuẩn đã biết trước nồng độ và mẫu thực ở các mức nồng độ của thông số RDW % khác nhau (14%, 18%, 22%). Nghiên cứu đã thiết lập được giá trị tham chiếu các chỉ số RDW% chung cả cả 2 giới tính nam và nữ từ 11,8 - 14,7. Đây là kết quả bước đầu để làm cơ sở cho việc thực hiện các nghiên cứu xa hơn về mối liên quan giữa chỉ số RDW% và các bệnh lý đi kèm, là tiền đề để xây dựng các chỉ dấu sinh học giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Beckman Coulter (2012). Unicel DxH 800 Coulter Cellular Analysis System Instruction for Use, pp.1-32. 2. Clinical and Laboratory Standards Istitute CLSI (2008). Definding, Establshing, and Verifying Reference Intervals in the Clinical Laboratory, 3rd Edition, pp.5-37. Approved guideline. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 372 3. Clinical and Laboratory Standards Istitute CLSI (2010). Validation, Verification, and Quality Assurance of Automated Hematology Analyzers, Approved standard, 2nd Edition, pp.10- 55. 4. Gian LS, Fabian SG, Alessandra P, Giuseppe L (2014). Red blood cell distribution width: A simple parameter with multiple clinical applications. Critical Reviews in Clinical Laboratory Sciences, pp.1–20. 5. Huỳnh Thị Bích Huyền (2018). Thiết lập khoảng tham chiếu các chỉ số huyết học trên người trưởng thành cho phòng xét nghiệm Bệnh viện Truyền máu Huyết học. Y học Việt Nam, pp.704-713. 6. Kibaya RS (2008). Reference ranges for the clinical laboratory derived from a rural population in Kericho, Kenya. PloS One, 3(10):3327. 7. Murugavel K (2009). Establishment of Tlymphocyte subset reference intervals in a healthy adult population in Chennai, India. Indian Journal of Medical Research, 129(1):59. 8. Nguyễn Thị Hiền Hạnh, Nguyễn Trung Kiên, Hồ Xuân Trường, Tạ Việt Hưng (2018). Nghiên cứu một số chỉ số huyết học tế bào và khoảng tham chiếu trên người bình thường khỏe mạnh. Y – Dược học Quân sự, pp.36-42. 9. Patel K (2009). Red blood cell distribution width and the risk of death in middle-aged and older adults. Arch Intern Med, 169:515–23. 10. Saxena S, Wong ET (1990). Heterogeneity of common hematologic parameters among racial, ethnic, and gender subgroups. Arch Pathol Lab Med, 114:715–19. 11. Wakeman L (2007). Robust, routine haematology reference ranges for healthy adults. International Journal of Laboratory Hematology, 29(4):279-283. 12. Yalew A (2016). Hematological reference intervals determination in adults at Gondar University Hospital. Northwest Ethiopia. BMC Research Notes, 9(1):483. 13. Zalawadiya S (2012). Gender and ethnic differences in red cell distribution width and its association with mortality among low risk healthy United State adults. Am J Cardiol, 109:1664–70. Ngày nhận bài báo: 15/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/07/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftham_dinh_phuong_phap_do_va_thiet_lap_khoang_tham_chieu_cua.pdf
Tài liệu liên quan