Thai chết lưu và một số yếu tố liên quan

Tài liệu Thai chết lưu và một số yếu tố liên quan: TCNCYH 86 (1) - 2014 81 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 Địa chỉ liên hệ: Trương Quang Đạt, Trường Cao đẳng Y tế Bình Định. Email: bstruongquangdat@yahoo.com Ngày nhận: 6/8/2013 Ngày được chấp thuận: 17/2/2014 THAI CHẾT LƯU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Trương Quang Đạt1, Trần Đức Phấn2, Ngô Văn Toàn2 1Trường Cao đẳng Y tế Bình Định, 2Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ thai chết lưu và một số yếu tố liên quan ở huyện Phù Cát Bình Định. Phỏng vấn trực tiếp 6.600 phụ nữ 15 - 49 tuổi đã từng mang thai ở huyện Phù Cát về tiền sử sinh sản vào thời điểm tháng 1/2012. Kết quả cho thấy thai chết lưu (TCL) lần lượt là 0,52% trên tổng số thai; 1,29% trên tổng số mẹ. Phân tích theo mô hình hồi quy logistic đơn biến, đa biến: OR ở mẹ có thai lần đầu từ 20 - 24 tuổi là 0,51; 95% CI: 0,28 - 0,88; ở nhóm tuổi 25 - 29 là 0,48; 95% CI: 0,28 - 0,89. Mẹ sống ở miền núi có tỷ lệ thai chết lưu là 2,27% với OR = 2,09; 95% CI: 1,23 - 3,52. Gia đình bị bất thườn...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thai chết lưu và một số yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 86 (1) - 2014 81 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 Địa chỉ liên hệ: Trương Quang Đạt, Trường Cao đẳng Y tế Bình Định. Email: bstruongquangdat@yahoo.com Ngày nhận: 6/8/2013 Ngày được chấp thuận: 17/2/2014 THAI CHẾT LƯU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Trương Quang Đạt1, Trần Đức Phấn2, Ngô Văn Toàn2 1Trường Cao đẳng Y tế Bình Định, 2Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ thai chết lưu và một số yếu tố liên quan ở huyện Phù Cát Bình Định. Phỏng vấn trực tiếp 6.600 phụ nữ 15 - 49 tuổi đã từng mang thai ở huyện Phù Cát về tiền sử sinh sản vào thời điểm tháng 1/2012. Kết quả cho thấy thai chết lưu (TCL) lần lượt là 0,52% trên tổng số thai; 1,29% trên tổng số mẹ. Phân tích theo mô hình hồi quy logistic đơn biến, đa biến: OR ở mẹ có thai lần đầu từ 20 - 24 tuổi là 0,51; 95% CI: 0,28 - 0,88; ở nhóm tuổi 25 - 29 là 0,48; 95% CI: 0,28 - 0,89. Mẹ sống ở miền núi có tỷ lệ thai chết lưu là 2,27% với OR = 2,09; 95% CI: 1,23 - 3,52. Gia đình bị bất thường sinh sản (BTSS) thì con có thai bị thai chết lưu chiếm 1,79% với OR = 1,6; 95% CI: 1,03 - 2,49. Mẹ bị thai chết lưu ở lần mang thai đầu thì OR cho thai chết lưu ở các lần mang thai sau là 12,58; 95% CI: 3,68 - 43,07. Kết luận: mẹ bị thai chết lưu ở Phù Cát là 1,29%. Gia đình bị bất thường sinh sản; mẹ bị thai chết lưu ở lần mang thai đầu và ở vùng núi là các yếu tố liên quan đến tình trạng thai chết lưu. Mẹ có thai lần đầu từ 20 - 29 tuổi là yếu tố bảo vệ làm giảm khả năng bị thai chết lưu. Từ khóa: thai chết lưu, tiền sử thai chết lưu, tuổi có thai lần đầu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Có nhiều định nghĩa về thai chết lưu, khác nhau ở từng nước [1]. Theo chuẩn quốc gia của Việt Nam hiện nay, thai chết lưu là thai bị chết khi tuổi thai từ 22 tuần trở lên cho đến trước khi chuyển dạ [2]. Có hơn 3,2 triệu thai chết lưu mỗi năm trên thế giới, thay đổi theo từng nước và tác giả, trong đó 98% xảy ra ở các nước có thu nhập thấp [3]. Có nhiều nguyên nhân gây thai chết lưu như do di truyền, do tác động của các tác nhân vật lý, hóa học và sinh vật học [4]. Phù Cát là nơi từng bị rải chất độc hóa học trong chiến tranh đặc biệt là vùng núi, có sân bay Phù Cát từng chứa chất độc hóa học trong chiến tranh, hiện vẫn là điểm nóng về chất độc hóa học trong chiến tranh [5; 6]. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu thai chết lưu nhưng chủ yếu là ở bệnh viện vì thế chưa phản ảnh tỷ lệ thai chết lưu ở cộng đồng. Hơn nữa, thai chết lưu cũng là bất thường sinh sản thường gặp, là vấn đề của y tế công cộng. Thai chết lưu ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và gia đình; gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội. Vậy độ lớn và một số yếu tố liên quan đến thai chết lưu ở Phù Cát như thế nào? Để trả lời những vấn đề đặt ra ở trên, nghiên cứu nhằm mục tiêu: mô tả tỷ lệ thai chết lưu và một số yếu tố liên quan ở huyện Phù Cát - Bình Định. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Phù Cát - Bình Định vào thời điểm 1/2012. Huyện có 18 xã, thị trấn; 118 thôn và khu phố. Dân số 189.150 người. Trừ người dân ở thị trấn Ngô Mây sống bằng buôn bán nhỏ, nhân viên hành chính, người dân ở các xã còn lại đều là nông dân trồng lúa hoặc trồng hoa màu. 1. Đối tượng Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tuổi từ 15 - 49) và đã từng có thai. 82 TCNCYH 86 (1) - 2014 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2. Phương pháp - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả phỏng vấn về tiền sử sinh sản. - Phương pháp thu thập thông tin: sử dụng phiếu điều tra theo hộ gia đình bằng cách hỏi đáp trực tiếp. - Cỡ mẫu: được tính theo công thức: Trong đó: p là tỷ lệ mẹ có thai chết lưu = 5,21% [5]. d: sai số tuyệt đối = 0,8% và DE: hệ số thiết kế mẫu = 2. Chúng tôi đã điều tra 6.600 bà mẹ. - Chọn mẫu: Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu 30 cụm ngẫu nhiên đối với 118 thôn của huyện. Chọn ngẫu nhiên đơn để chọn các phụ nữ vào diện nghiên cứu. - Các biến số chủ yếu: thai chết lưu là biến phụ thuộc, biến nhị phân: mẹ có thai chết lưu, không có thai chết lưu. Chúng tôi sử dụng một số biến số độc lập chủ yếu: - Tiền sử gia đình có bất thường sinh sản: mẹ ruột của đối tượng nghiên cứu bị một hoặc nhiều hơn trong các dạng bất thường sinh sản gồm: sẩy thai, thai chết lưu và sinh con dị tật bẩm sinh. - Các đặc trưng cá nhân: tuổi (biến liên tục); tuổi có thai lần đầu (biến thứ hạng phân nhóm 5 năm); trình độ văn hóa; hút thuốc lá thụ động; phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. - Nơi ở: biến nhị phân: ở miền núi, không ở miền núi; ở vùng sân bay Phù Cát, không ở vùng sân bay Phù Cát. 3. Phân tích thống kê Dựa vào phần mềm Stata 10.0. Các yếu tố nguy cơ của thai chết lưu được tính theo thuật toán so sánh ước lượng khoảng (trong đó tỷ số chênh (OR) và 95% CI (khoảng tin cậy) được tính để xác định mức ý nghĩa thống kê. 4. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học của Việt Nam, phù hợp với chuẩn mực chung của Quốc tế. Tất cả các đối tượng tự nguyện tham gia. Các số liệu thu thập được nếu mang tính chất cá nhân được giữ bí mật. Nội dung nghiên cứu đã được Hội đồng Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bình Định thông qua. III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm tỷ lệ mẹ bị thai chết lưu ở huyện Phù Cát Kết quả có 6.600 bà mẹ được phỏng vấn. Tuổi hiện tại 37,27 ± 7,08; tuổi lúc kết hôn 22,32 ± 3,54; tuổi có thai lần đầu 23,3 ± 3,71; số thai 2,63 ± 1,22; thai chết lưu xảy ra vào tuổi thai tháng thứ 7 chiếm 26,37%, tháng thứ 8 chiếm 23,08%. Biểu đồ 1 cho thấy mẹ bị thai chết lưu của huyện là 1,29%; một số đặc điểm của mẹ: đã kết hôn, có thai lần đầu < 20 tuổi, ở vùng miền núi, hút thuốc lá thụ động, bị phơi nhiễm với thuốc bảo vệ thực vật, ở vùng sân bay Phù Cát và có tiền sử bản thân và gia đình bị bất thường sinh sản có tỷ lệ thai chết lưu cao hơn tỷ lệ thai chết lưu chung của toàn huyện (> 1,29%). n = Z21-α/2 p (1 - p) DE d2 TCNCYH 86 (1) - 2014 83 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 Biểu đồ 1. Đặc điểm tỷ lệ thai chết lưu của 6.600 bà mẹ * TCL: thai chết lưu; BTSS: bất thường sinh sản; TBVTV: thuốc bảo vệ thực vật Bảng 1. Tỷ lệ thai chết lưu của mẹ ở các lần mang thai (6.600 bà mẹ) Tỷ lệ mẹ bị TCL của huyện: 1,29 1,31 1,54 2,02 1,90 2,27 1,42 1,71 1,79 10,34 2,05 0 2 4 6 8 10 12 Học vấn tiểu học Chưa kết hôn Tuổi có thai lần đầu <20 Tuổi có thai lần đầu 30-34 Ở vùng núi Hút thuốc lá thụ động Phơi nhiễm TBVTV Gia đình bị BTSS Mẹ bị TCL lần mang thai đầu Ở vùng sân bay Đặc điểm Tỷ lệ % Lần mang thai Số phụ nữ có thai Số phụ nữ bị TCL % So sánh 1 6.600 35 0,53 P1,2-5,6 <0,05 P1-2,3,4 >0,05 P2-3,4 >0,05 P3-4,5 >0,05 P3,4,5-6 <0,05 P4-5 >0,05 2 5.533 26 0,47 3 3.145 16 0,51 4 1.356 8 0,59 5 494 4 0,81 6 156 2 1,28 Tổng 17.350 91 4,45 * TCL: thai chết lưu. Tỷ lệ thai chết lưu ở lần mang thai lần thứ 1 là 0,53%; ở lần mang thai thứ 2 là 0,47%; ở lần mang thai thứ 5 là 0,81%; ở lần mang thai thứ 6 là 1,28%. Tỷ lệ thai chết lưu ở lần mang thai từ thứ 5 trở lên có xu hướng tăng cao. 84 TCNCYH 86 (1) - 2014 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 2. Hồi quy logistic đa biến với tình trạng thai chết lưu của mẹ Biến số độc lập Thai chết lưu % P OR 95% CI Tuổi có thai lần đầu < 20 tuổi (*) 16 2,02 1,00 20 - 24 tuổi 44 1,12 0,02 0,51 0,29 - 0,92 25 - 29 tuổi 15 0,99 0,04 0,48 0,24 - 0,98 30 - 34 tuổi 6 1,90 0,96 0,93 0,37 - 2,49 > 34 tuổi 4 3,60 0,32 1,77 0,57 - 5,47 Ở vùng núi 20 2,27 0,00 2,09 1,23 - 3,52 Hút thuốc lá thụ động 54 1,42 0,14 1,43 0,89 - 2,20 Phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật 36 1,71 0,10 1,45 0,93 - 2,25 Gia đình có tiền sử bất thường sinh sản 32 1,79 0,03 1,60 1,03 - 2,49 Sống ở vùng sân bay Phù Cát 9 2,05 0,06 1,99 0,97 - 4,08 (*): Nhóm tham khảo; OR: tỷ số chênh; CI: Khoảng tin cậy. Dựa theo y văn và khả năng thực hiện; chúng tôi tìm hiểu các yếu tố liên quan đến biến phụ thuộc là tình trạng mẹ bị thai chết lưu gồm: nhóm tuổi có thai lần đầu, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, ở vùng núi, hút thuốc lá thụ động, phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, sống vùng sân bay Phù Cát và gia đình có tiền sử bất thường sinh sản. Chúng tôi sử dụng lệnh sw logistic trong chương trình Stata 10.0 với pr = 0,2 để chọn các biến số đủ điều kiện đưa vào mô hình hồi quy logistic đa biến [7]. Bảng 2 cho thấy mẹ sống ở vùng miền núi có thai chết lưu 2,27%; phụ nữ có tiền sử gia đình bất thường sinh sản có thai chết lưu 1,79% cao hơn ở phụ nữ không phơi nhiễm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuổi mẹ có thai lần đầu từ 20 - 30 tuổi có tỷ lệ thai chết lưu thấp hơn ở mẹ có thai dưới 20 tuổi với p < 0 05 và 95% CI dưới 1 và không chứa giá trị 1. Bảng 3. Thai chết lưu ở bà mẹ có tiền sử bị thai chết lưu ở lần mang thai đầu Tiền sử thai chết lưu lần mang thai đầu Các lần mang thai sau Có % Không % Tổng Có thai chết lưu 3 10,34 50 0,91 53 Không thai chết lưu 26 89,66 5.454 99,09 5.840 Tổng 29 100 5.504 100 5.533 So sánh P < 0,05; OR = 12,58; 95% CI: 3,68 - 43,07 TCNCYH 86 (1) - 2014 85 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 Trong 5.533 bà mẹ có thai từ lần thứ 2 trở đi có 29 bà mẹ bị thai chết lưu có tiền sử thai chết lưu ở lần mang thai thứ nhất. Bảng 4 cho thấy mẹ có thai chết lưu ở lần mang thai thứ nhất thì OR cho thai chết lưu ở các lần mang thai sau là 12,58. Bảng 4. Hồi qui logistic giữa tuổi mẹ và thai chết lưu ở các lần mang thai Lần mang thai Số lượt phụ nữ có thai Số phụ nữ bị thai chết lưu % P OR 95% CI 1 6.600 35 0,53 0,77 1,01 0,93 - 1,10 2 5.533 26 0,47 0,21 1,05 0,96 - 1,15 3 3.145 16 0,51 0,05 1,10 0,99 - 1,23 4 1.356 8 0,59 0,66 1,04 0,88 - 1,22 5 494 4 0,81 0,05 1,26 0,99 - 1,59 6,7,8,9 222 2 Tổng 17.350 91 0,52 Bảng 4 cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi mẹ và thai chết lưu ở các lần mang thai. IV. BÀN LUẬN Tỷ lệ thai chết lưu Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Phù Cát - tỉnh Bình Định. Đối tượng nghiên cứu bao gồm tất cả phụ nữ 15 - 49 đã từng mang thai. Phương pháp chọn mẫu xác xuất; thu thập thông tin bằng phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin về tất cả 17.350 lần mang thai đã kết thúc của 6.600 bà mẹ Do số quan sát thai chết lưu trong nghiên cứu thấp vì thế chúng tôi không phân tích tỷ lệ thai chết lưu sớm và muộn. Bảng 1, biểu đồ 1 cho thấy, trong số 17.350 lần mang thai kết thúc thai nghén một cách tự nhiên thì tỷ lệ thai chết lưu là 0,52% theo số thai, và 1,29% theo mẹ. Ở Việt Nam, chúng tôi thấy có rất ít số liệu thống kê cụ thể về tỷ lệ thai chết lưu tại cộng đồng mà đa số là các nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện. Với các nghiên cứu tại bệnh viện, các tác giả xác định tỷ lệ thai chết lưu là số trường hợp bị thai chết lưu trong một giai đoạn trên tổng số thai phụ vào đẻ tại viện trong giai đoạn đó. Tỷ lệ thai chết lưu ở bệnh viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh: giai đoạn 1994 - 1995 là 4,4% [8]; giai đoạn 1999 - 2000 là 7,11% [9]. So sánh cho thấy tỷ lệ thai chết lưu trong nghiên cứu của chúng tôi đều thấp hơn. Điều này cũng dễ thấy là vì các trường hợp thai nghén có nguy cơ cao như mẹ bị bệnh tim, bị tiểu đường... hoặc các thai phụ đang mang thai nghi ngờ bị thai chết lưu ở bệnh viện bao giờ cũng cao hơn so với cộng đồng, do đó làm cho tỷ lệ thai chết lưu thống kê ở bệnh viện cao hơn so với cộng đồng. Ngoài ra, tỷ lệ thai chết lưu thống kê ở bệnh viện còn cao hơn tỷ lệ thai chết lưu ở cộng đồng do những thai phụ đã biết mình bị thai chết lưu (bằng siêu âm hoặc do thấy có các dấu hiệu 86 TCNCYH 86 (1) - 2014 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC bất thường như ra huyết âm đạo, không thấy thai máy, bụng nhỏ dần...) thường phải vào viện xử lý. Tuy nhiên, tỷ lệ thai chết lưu ở Phù Cát trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có một số chỉ số thấp hơn một số nơi khác của tác giả Trịnh Văn Bảo và cộng sự: tỷ lệ mẹ bị thai chết lưu ở Đà Nẵng là 2,24%, ở Thái Bình là 1,17%; tỷ lệ thai chết lưu trên tổng số thai ở Đà Nẵng là 1,19%, ở Thái Bình là 0,9% [5]. Sự khác biệt các tỷ lệ này có thể là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện sau 10 năm so với nghiên cứu được trích dẫn ở trên, hơn nữa sau 10 năm hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Phù Cát cũng có những phát triển đáng kể. Đối với các nước trên thế giới, nhìn chung, tỷ lệ thai chết lưu theo số thai ở các nước khác nhau khá nhiều, dao động từ 0,05% ở Israel [10] đến 1,8% ở Thổ Nhĩ Kỳ [11]. Tỷ lệ thai chết lưu trong nghiên cứu của chúng tôi cũng nằm trong khoảng này và thấp hơn so với một số nghiên cứu khác. Lý do gây ra sự khác biệt về tỷ lệ thai chết lưu giữa các nước là do sự không thống nhất về mốc thời gian cho định nghĩa thai chết lưu [12]. Ngoài ra, các sự khác biệt về một số yếu tố như: vùng địa dư, chủng tộc, cơ cấu nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, phong tục tập quán, sự phát triển của nền kinh tế xã hội cũng làm cho tỷ lệ thai chết lưu ở các nước không giống nhau. Một số yếu tố liên quan đến thai chết lưu Chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy logistic giữa tuổi mẹ và tình trạng thai chết lưu ở từng lần mang thai với tuổi mẹ là biến liên tục (năm) và tình trạng thai chết lưu là biến nhị phân, ở bảng 4 cho thấy mối liên quan không có ý nghĩa thống kê; tuy nhiên ở lần sinh thứ 3 và thứ 5 có p = 0,05. Một số tác giả khi nghiên cứu về liên quan giữa độ tuổi người vợ khi mang thai và thai chết lưu cũng cho rằng tỷ lệ thai chết lưu tăng lên ở những người vợ cao tuổi [13]. Bảng 2 cho thấy mẹ có thai lần đầu từ 20 - 29 tuổi là yếu tố bảo vệ cho mẹ trong việc giảm khả năng bị thai chết lưu so với nhóm tuổi mẹ có thai lần đầu dưới 20 và trên 34 với giá trị 95% CI dưới 1: 95% CI: 0,28 - 0,88 (nhóm tuổi 20 - 24), với 95% CI: 0,28 - 0,89 (nhóm tuổi 25 - 29). Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi có thai lần đầu tốt nhất là từ 20 - 29 tuổi. Bà mẹ sống ở các xã miền núi có tỷ lệ thai chết lưu là 2,27%, với OR = 2,09; 95% CI: 1,23 - 3,52 (p < 0,05). Lý do giải thích là vùng núi vẫn còn hạn chế về điều kiện kinh tế, chăm sóc sức khỏe nên cũng góp phần vào sự khác biệt tỷ lệ thai chết lưu. Kết quả này cũng phù họp với một số nghiên cứu khác là sự ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội và thai chết lưu [14]. Hơn nữa, vùng núi là nơi từng bị rải nhiều chất độc hóa học trong chiến tranh, có vùng mật độ rải rất cao [6], chúng tôi cho rằng đây cũng là yếu tố cần xem xét đến. Gia đình có tiền sử bất thường sinh sản thì con bị thai chết lưu chiếm 1,79% (p < 0,05). Hơn nữa, bị thai chết lưu ở lần mang thai đầu tiên thì khả năng bị thai chết lưu ở các lần mang thai sau khá cao với OR = 12,58; 95% CI: 3,68 - 43,07 (bảng 3). Điều này cũng phù hợp với y văn, nguyên nhân thai chết lưu cũng có yếu tố gia đình, di truyền góp phần vào [4]. V. KẾT LUẬN Tỷ lệ thai chết lưu theo mẹ và theo số thai ở Phù Cát lần lượt là 1,29% và 0,52%. Gia đình có tiền sử bất thường sinh sản; mẹ có tiền sử bị thai chết lưu và ở vùng núi là các yếu tố liên quan với tình trạng thai chết lưu của mẹ. Mẹ có thai lần đầu từ 20 - 29 tuổi là yếu tố bảo vệ làm giảm khả năng bị thai chết lưu. TCNCYH 86 (1) - 2014 87 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2014 Lời cảm ơn Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn cố giáo sư tiến sỹ Trịnh Văn Bảo, Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội đã cho chúng tôi ý tưởng và hướng dẫn khoa học để thực hiện nghiên cứu; cảm ơn UBND tỉnh Bình Định đã cung cấp kinh phí; cảm ơn Trung tâm Y tế huyện Phù Cát đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Villadsen S. F. et al (2010). Cross- country variation in stillbirth and neonatal mortality in offspring of Turkish migrants in northern Europe”. Eur J Public Health, 20 (5), 530 - 535. 2. Bộ Y tế (2009). Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, 97. 3. Stillbirths (2011). An Executive Summary for The Lancet Series, www.thelancet.com 4. ACOG Practice Bulletin No. 102 (2009), Management of stillbirth. Obstet Gynecol, 113 (3), 748 - 61. 5. Trịnh Văn Bảo và cs (2006). Tư vấn di truyền: biện pháp hạn chế sinh con dị tật bẩm sinh. Tạp chí độc học, 2, 14 - 21. 6. U.S. - Vietnam Dialogue Group on Agent Orange/Dioxin 2010 - 2019 (2012). Declaration and plan of action. 7. Hoàng Văn Minh và cs (2012). Phương pháp phân tích số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu khoa học y học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 94 - 102. 8. Nguyễn Đức Hinh, Phạm Thanh Nga (1997). Tình hình thai chết lưu ở Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh trong 2 năm 1994, 1995. Công trình nghiên cứu khoa học Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh, 34 - 41. 9. Phan Xuân Khôi (2002). Nghiên cứu tình hình thai chết lưu trong tử cung tại Viện Bảo vệ Bà mẹ Trẻ sơ sinh trong 2 năm 1999 - 2000. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Hà Nội. 10. Brailovschi, Y et al (2012). Risk fac- tors for intrapartum fetal death and trends over the years. Arch Gynecol Obstet, 285(2), 323 - 329. 11. Erdem G. (2003). Perinatal mortility in Turkey. Perinat. Epidemiol. 17(1), 17 - 21. 12. Villadsen S. F et al (2010). Cross - country variation in stillbirth and neonatal mortality in offspring of Turkish migrants in northern Europe. Eur J Public Health, 20(5), 530 - 535. 13. Wilson R. E et al (2008). Young mater- nal age and risk of intrapartum stillbirth. Arch Gynecol Obstet, 278(3), 231 - 236. 14. Wood A. M et al (2012). Trends in so- cioeconomic inequalities in risk of sudden in- fant death syndrome, other causes of infant mortality, and stillbirth in Scotland: population based study. Bmj, 344, 1552. Summary STILLBIRTH AND SOME RELATED FACTORS IN PHU CAT - BINH DINH This study aimed to determine the proportion of stillbirths and relevant related factors in Phu Cat - Binh Dinh. 6.600 women aged 15 - 49 who had been pregnant in Phu Cat district in January of 2012 were recruited. Univariate regression and multivariate logistic models were used for data analysis. The proportion of stillbirth was 0.52% out of pregnancies; 1.29% out of mothers. Unvari- ate and multivariate logistic regression models showed that the OR for first-time pregnant mothers 88 TCNCYH 86 (1) - 2014 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC at age of 20 - 24 and 25 - 29 was 0.51 (95% CI: 0,28 - 0,88) and 0.48 (95% CI: 0.28 – 0.89), respectively. The proportion of stillbirth among mothers living in the mountainous area was 2.27%, with OR = 2.09, 95% CI: 1.23 – 3.52. The proportion of stillbirth among mothers with family histo- ries of adverse reproductive outcomes is 1.79% with OR = 1.6, 95% CI: 1.03 - 2,49. The OR for mothers with stillbirth who had stillbirth at the first pregnancy is 12.58, 95% CI: 3.68 - 43.07. In conclusion, families with histories of adverse reproductive outcomes, maternal stillbirth at the first pregnancy and mothers living in the mountains were at a higher risk for stillbirth than first-time pregnant women atl age from 20 - 29 years old. Keywords: stillbirth, stillbirth history, age at first pregnancy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf589_1222_1_sm_5085_2182584.pdf