Tên đường phố ở Đà Lạt thời Pháp thuộc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954

Tài liệu Tên đường phố ở Đà Lạt thời Pháp thuộc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017 74 Tên đường phố ở Đà Lạt thời Pháp thuộc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954 Dalat’s street names during the French colonial period from early 20 th century to 1954 ThS. Lê Thị Nhuấn, Trường Đại học Đà Lạt Le Thi Nhuan, M.A., Da Lat University Tóm tắt Bài viết tập trung mô tả hệ thống tên đường phố Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954. Thời gian này, người Pháp đã xây dựng thành phố Đà Lạt với dáng dấp và bộ mặt đến nay vẫn còn thể hiện khá rõ nét trên phương diện kiến trúc, giao thông, trong đó có tên đường phố bằng tiếng Pháp. Bên cạnh hệ thống chỉ loại được sử dụng hoàn toàn theo quy định của Pháp, các yếu tố định danh được cấu tạo theo hai kiểu ý nghĩa cơ bản: ý nghĩa mang tính đăng ký và ý nghĩa mang tính mô tả. Bằng các số liệu và dẫn chứng cụ thể, bài viết giúp người đọc hình dung một hệ thống tên đường phố Đà Lạt với những điều kiện lịch sử và chính trị, văn hóa khá đặc thù ở thời...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tên đường phố ở Đà Lạt thời Pháp thuộc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017 74 Tên đường phố ở Đà Lạt thời Pháp thuộc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954 Dalat’s street names during the French colonial period from early 20 th century to 1954 ThS. Lê Thị Nhuấn, Trường Đại học Đà Lạt Le Thi Nhuan, M.A., Da Lat University Tóm tắt Bài viết tập trung mô tả hệ thống tên đường phố Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954. Thời gian này, người Pháp đã xây dựng thành phố Đà Lạt với dáng dấp và bộ mặt đến nay vẫn còn thể hiện khá rõ nét trên phương diện kiến trúc, giao thông, trong đó có tên đường phố bằng tiếng Pháp. Bên cạnh hệ thống chỉ loại được sử dụng hoàn toàn theo quy định của Pháp, các yếu tố định danh được cấu tạo theo hai kiểu ý nghĩa cơ bản: ý nghĩa mang tính đăng ký và ý nghĩa mang tính mô tả. Bằng các số liệu và dẫn chứng cụ thể, bài viết giúp người đọc hình dung một hệ thống tên đường phố Đà Lạt với những điều kiện lịch sử và chính trị, văn hóa khá đặc thù ở thời kỳ này. Từ khóa: tên đường phố, đô thị Đà Lạt. Abstract The article focuses on describing the street name system in Dalat from early 20 th century to 1954. During that period, French people built Dalat city with the appearance which has been still under French colonial’s influence in terms of architecture, traffic, including streets named in French. Besides the system used completely in accordance with the stipulation of the French, the elements of naming were structured in two ways of fundamental significance: the significance of registry nature and the significance of description character. Via specific figures and evidences, the article helps the readers to imagine the system of Dalat street names with the specific historical, cultural and political conditions of this period. Keywords: street names, Dalat city. Đà Lạt nằm ở vị trí trung tâm của cao nguyên Lang Bian, được bao bọc bởi huyện Lạc Dương ở phía Bắc; phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương; phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng. Đà Lạt được hình thành từ năm 1893, khi bác sĩ A. Yersin1 đặt chân lên cao nguyên này. Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), người Pháp đã chủ trương xây dựng nơi đây thành một trung tâm nghỉ dưỡng của họ ở Viễn Đông. Thông qua các bản đồ án quy hoạch của kiến trúc sư, kĩ sư người Pháp, Đà Lạt đã LÊ THỊ NHUẤN 75 có những bước chuyển mình trên nhiều phương diện như hoạch định đô thị, thiết lập bộ máy hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng theo mô hình đô thị châu Âu. Lâu nay, khi nhắc đến Đà Lạt, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chủ yếu đề cập đến mảng kiến trúc ở Đà Lạt, còn tên đường phố thời đó ít được các học giả quan tâm. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ dừng lại khảo sát về tên đường phố ở Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954. 1. Quá trình hình thành và phát triển đô thị Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954 Trước khi người Pháp thám hiểm Đà Lạt, đã có một nhóm người Lạch2 sinh sống ở đó từ lâu đời, lập nên từng cộng đồng theo huyết thống (bòn hoặc bon) quanh khu vực con suối mang tên “Đạ Lạch” (từ khu vực Học viện Lục quân (ngày nay) men theo con suối đổ vào hồ Xuân Hương sau đó chảy đến thác Cam Ly). Tên của bon3 thường được đặt theo tên của dòng họ chiếm ưu thế, như: Bon Yồ, Bon Đờng, Bon Đa Góut, Bon Nơr, Bon Lâm Biêng Sinh hoạt kinh tế truyền thống của họ chủ yếu là trồng lúa nước. Do đó, tên gọi Đà Lạt đã có từ trước khi người Pháp tìm ra cao nguyên Lang Bian. Cho đến nay, mặc dù có nhiều cách lý giải khác nhau về địa danh này; song, phần lớn đều thống nhất với cách hiểu: Đạ là nước/sông/suối, Lạt là Lạch (con suối của người Lạch). Cũng theo Phạm Khắc Hòe, “Đà theo tiếng Cơ Ho là nước/suối, Lạt là tên một bộ tộc ở dưới chân núi Lang Bian. Đà Lạt là suối của người Lạt[] Những người rởm chữ bảo rằng, Đà Lạt là tên cấu thành từ 5 chữ cái đứng đầu của mỗi chữ trong câu latin: Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là cho người này niềm vui cho người kia sức khỏe. Đó là một cách hiểu sai đi ý nghĩa thật của danh xưng Đà Lạt”4. Quan điểm của Phạm Khắc Hòe khá trùng hợp với Cunhac – trắc địa viên, công sứ đầu tiên của Đà Lạt từ tháng 6 năm 1916 - “ở tại chỗ cái hồ nước trước đó, con suối nhỏ của bộ lạc người Lạch chảy qua và người ta đã gọi suối này là Đà Lạt (Da hay Dak tiếng Thượng5 nghĩa là nước) và không hiểu lý do gì mà người ta đã thay thế danh xưng Việt Nam và Cam Ly 6. Do đó có thể khẳng định, tên gọi thành phố Đà Lạt cũng bắt nguồn từ đó: Đạ Lạch (suối của người Lạch). Với mục đích muốn tìm một nơi nghỉ dưỡng dành cho binh lính Pháp tránh được nắng nóng ở đồng bằng, theo đề nghị của bác sĩ A. Yersin, toàn quyền Pháp là Paul Doumer 7 đã chọn cao nguyên Lang Bian làm nơi nghỉ dưỡng. Đây là dấu mốc quan trọng, quyết định vị trí và diện mạo của Đà Lạt ngày nay. Việc phát hiện Đankia của Yersin hội đủ yếu tố phát triển đô thị là một tầm nhìn lớn, vĩ đại, có giá trị. Gắn liền với quá trình tìm và xây dựng Đà Lạt, những người Việt đầu tiên có mặt tại cao nguyên Lang Bian (Đà Lạt) là những người tham gia đoàn thám hiểm của Yersin 8 . Năm 1905, bác sĩ Vassal, J.J đã viết về những người Việt lên Đà Lạt: “người Việt chưa thành công trong việc định cư ở miền núi cao trên dãy Trường Sơn. Ở Đà Lạt, có một nhóm khoảng 60 đến 80 người. Hầu hết, họ là những người đi buôn chuyến, sống trong những điều kiện gian khổ, mặc quần áo như ở đồng bằng, bị lạnh, ăn uống thiếu thốn và không có gia đình. Họ đến từ Phan Rang hay Phan Thiết với đôi quang gánh, trước khi đến được cao nguyên họ đã đi ngang qua ngôi làng rất độc, những vùng nguy hiểm và bị bệnh sốt rét”9. Cuộc sống của người Việt đầu tiên ở vùng đất mới khá khó khăn, gian khổ. Họ phải đối phó với khung cảnh TÊN ĐƯỜNG PHỐ Ở ĐÀ LẠT THỜI PHÁP THU C TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1954 76 thiên nhiên còn hoang sơ. Nhưng sự có mặt của họ đã góp phần làm cho Đà Lạt biến đổi, mở đầu cho sự ra đời của một đô thị trên cao nguyên Lang Bian. Cũng trong năm này, Paul Champoudry - thị trưởng đầu tiên của đô thị Đà Lạt - “không thị dân”10 đã trực tiếp phác thảo đồ án quy hoạch Đà Lạt theo phương pháp quy hoạch phân khu chức năng (zonning), kèm theo dự án chỉnh trang và phân lô đất. Năm 1906, Đà Lạt không thay đổi nhiều do giao thông đi lại khó khăn và kinh phí đầu tư còn hạn chế. Năm 1908, trong một chuyến lên Đà Lạt, một người Pháp đã mô tả Đà Lạt như sau: “Đà Lạt! Tám hay mười nóc nhà tranh của người Việt, một nhà sàn bằng ván thô sơ dành cho lữ khách, một vòi nước, quảng trường, chợ, một nhà bưu điện đơn sơ và trên ngọn đồi, sau hàng rào và giữa rặng thông xanh vào cái nhà gạch của trung tâm thành phố Đà Lạt11. Năm 1910, ngoài cư dân tại chỗ còn có số ít người Việt là nhân viên đo đạc. Họ cư trú tập trung ở hai bên suối Cam Ly – con suối chính của Đà Lạt. Một số người ở Mỏ Cày (Bến Tre) đã đến Phan Rang (Ninh Thuận) thành lập sở muối Cà Ná và lên Đà Lạt mở lò làm gạch tại suối Cam Ly giữa Hồ Xuân Hương ngày nay. Thời gian này, những người Việt được đưa lên cao nguyên Lang Bian là những tù nhân tham gia phong trào kháng thuế ở Trung kỳ, họ là những người thay vì phải lưu đày ở Lao Bảo hay Côn Lôn đã bị đưa lên Ðà Lạt để khai phá đất hoang, xây dựng nhà cửa, đường sá. Ngoài ra, một bộ phận những người giúp việc trong các phái đoàn nghiên cứu, những người đi buôn... cũng tìm đến Đà Lạt. Những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng kể trên của Đà Lạt trước hết phải kể đến sự tác động của tình hình chính trị trên thế giới. Hai cuộc chiến tranh thế giới (1914-1918 và 1939-1945) đã làm cho những người Pháp ở Đông Dương không thể về Pháp nghỉ hè. Một điều kiện thuận lợi là về giao thông như đường ô tô, đường sắt từ Sài Gòn và các tỉnh miền Trung lên Đà Lạt đã được hoàn thiện. Nhờ đó, sự giao lưu giữa Đà Lạt với các vùng khác khá thuận tiện. Từ năm 1914, những công trình công cộng đầu tiên được xây dựng, các trục đường chính trong thành phố cũng được hình thành dưới thời Thị trưởng Đà Lạt là Canlvey (1909-1916). Trục đường chính phía Nam suối Cam Ly nơi đặt địa điểm của khu trung tâm hành chính gồm các đường Paul Doumer, Yersin, Jean O’Neill. Về hành chính, Đà Lạt trở thành một tỉnh lỵ của tỉnh Lang Bian sau quyết định ngày 6/1/1916 của toàn quyền Paul Doumer. Tiếp đến, vào tháng 3 năm Bính Thìn tức năm 1916, vua Duy Tân cho thiết lập thị xã Lâm Viên. Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên”, mục thứ 2032 cho biết: “Lúc đầu, vì địa thế Lâm Viên rộng rãi, khí hậu mát mẻ, tương lai có thể thành nơi đô hội đông đúc, đã đặt riêng làm một tỉnh. Lúc ấy, nghĩ đặt thêm ở xứ Đà Lạt một thị xã và dinh thự nhà cửa, cùng công sảnh biện sự Đông Dương đều lần lượt xây dựng, còn nhân dân như ai muốn tới ở đất quan phòng quanh thành, xây dựng nhà cửa làm ăn sinh sống cũng cho, chuẩn theo lời nghị mới tuân hành12. Vua Duy Tân còn chuẩn bàn cấp cho tri huyện người Việt ở tỉnh Lâm Viên ấn, kiếm đều một quả, ấn khắc chữ Lâm Viên Nam Tri Huyện, kiếm khắc hai chữ Lâm Viên 13. Có thể thấy rằng, sách “Đại Nam chính biên đệ lục kỷ phụ biên” đã có những ghi chép cụ thể về việc đặt tri huyện người Việt đầu tiên cho tỉnh lỵ mới Lâm Viên cùng với chỉ dụ của vua Duy Tân cho LÊ THỊ NHUẤN 77 thành lập thị xã Lâm Viên ở xứ Đà Lạt. Về quy hoạch đô thị, gồm các đồ án quy hoạch của các kiến trúc sư, kĩ sư như Jean O’Neill, Ernest Hébrard Jean O’Neill đã đưa ra đồ án quy hoạch vào năm 1919. Ông bố trí 1 khu cho người Việt gọi là “làng người An Nam” tại khu vực ấp Ánh Sáng ngày nay, nhằm đảm bảo nguồn nhân công ổn định cho các công trường đang triển khai ồ ạt tại Đà Lạt. Ernest Hébrard đã đưa ra bản đồ án quy hoạch vào năm 1923. Trong đồ án của Hébrard là muốn xây dựng Đà Lạt thành thủ phủ liên bang Đông Dương với khoảng 300.000 dân. Trong bản đồ án này, Đà Lạt gồm 3 khu đô thị lớn là: Khu đô thị của người Việt (284 ha); khu đô thị cho người Âu (280 ha); và 02 khu trung tâm hành chính 14 ... (người dân tộc tại chỗ như người Lạch gần như không được di dân về đô thị). Từ năm 1923, dưới thời Thị trưởng Ganier (1920-1926) thành phố được quy hoạch theo đồ án của kiến trúc sư Ernest Hébrard. Từ các trục đường chính của thành phố đã phát triển thêm những đường khu vực gồm đường cấp 1 khu dân cư và đường cấp 1 khu thương mại như đường Pasteur; Gia Long, Đồng Khánh, Maréchal Foch, Cầu Quẹo, Hôpital, Gare. Một số tuyến nhánh chính cũng được hình thành: Robinson, Rue des Missions, Prenn, Jean O’Neill, Bourgery Trong những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, Đà Lạt đã thu hút được nguồn tài chính lớn để phát triển, tiếp tục được đầu tư và trở thành một thành phố nghỉ mát nổi tiếng. Cùng với các công trình xây dựng và tuyến đường giao thông trong khu vực nội thành được mở rộng dưới thời các Thị trưởng Darles Auguste, Champoudry, Lucien Auger. Các đường cấp 2 khu trung tâm thương mại quanh chợ; đường khu dân cư như Bellevue, Cité des Pics, đường René Robin, đường Trại Hầm15. Theo Nghị định ngày 2-9-1941, Toàn quyền Decoux đã giao cho Nha Quy hoạch đô thị và Kiến trúc Đông Dương nghiên cứu và hoàn thành đồ án. Năm 1942, Jacques Lagisquet đã thiết lập đồ án chỉnh trang và phát triển Đà Lạt. Đà Lạt sẽ được tổ chức thành một thể thống nhất tập trung ở hai trục đường khung sườn của thành phố và sự phát triển được dự tính sẽ về Nam suối Cam Ly, theo hướng Tây và Tây Bắc16. Đồ án này đã làm rõ và nổi bật các đặc tính riêng của Đà Lạt: trung tâm nghỉ dưỡng, thành phố học đường, trung tâm văn hóa, du lịch... Các phân khu chức năng được tổ chức hợp lý, phù hợp với thực tế và xác định cụ thể phạm vi của những không gian trống, những khu vực bất kiến tạo để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Đà Lạt thời kỳ bước vào đỉnh cao của thực dân Pháp. Các đồ án của mỗi kiến trúc sư, kĩ sư tuy có nhiều khác biệt, nhưng luôn mang tính kế thừa lẫn nhau và được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế của từng thời kỳ. Theo đó, các điểm cao, sườn đồi và thung lũng được khai thác để xây dựng công trình với những quy định nghiêm ngặt về quy mô và khoảng cách hợp lý, hòa nhập và làm tăng thêm giá trị địa hình và cảnh quan tự nhiên cho Đà Lạt. Cùng với việc xây dựng đô thị, dân số ở Đà Lạt gia tăng khá nhanh. Năm 1923 là 1.500 người và năm 1930, Đà Lạt có khoảng 350 người châu Âu, 10.000 người Việt, 1.700 cư dân từ Sài Gòn lên nghỉ mát 17 . Quá trình tập trung dân số trong nội thành đô thị đã khiến Đà Lạt phát triển các loại hình dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt của một tầng lớp thị dân như rạp hát, rạp chiếu bóng, khu vui chơi, giải trí... Điều này chứng tỏ lối sống thị dân ở đô thị Đà TÊN ĐƯỜNG PHỐ Ở ĐÀ LẠT THỜI PHÁP THU C TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1954 78 Lạt đã hình thành. 2. Tên đường phố Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến năm 1954 2.1. Từ 1915 đến trước năm 1945 2.1.1. Yếu tố chỉ loại Giống như mọi đơn vị định danh, mỗi tên đường (74 con đường thời kỳ này) là một phức thể địa danh gồm hai phần chỉ loại và phần định danh. Trên “Sơ đồ Đà Lạt” (Plan de Dalat) do Tòa Thị chính Đà Lạt ấn hành trước năm 1954, Đà Lạt có 3 loại đường: đại lộ (boulevard, avenue), đường nhựa (rue), đường trải đá (route). - Boulevard Lamartine - Avenue: Paul Doumer, Pierre Pasquier, Albert Sarraut, Roume, René Robin, Graffeuil, Docteur Yersin, Jean O’Neil - Rue: Pasteur, Calmette, Champoudry, Cunhac, Gia Long, Minh Mạng,... - Route de Dankia, Prenn, Robinson, Route fédérale N o 11 (Đường Liên bang số 11),... Với phương thức sử dụng từ chỉ loại này, chính quyền Pháp đã áp đặt hoàn toàn ý nghĩa của các từ tiếng Pháp vào khi xây dựng tên cho đường phố Đà Lạt. Giữa phần chỉ loại và phần định danh thường được nối bằng phân từ sở hữu là de, des khi phần định danh là một danh từ. Bảng 1. Tên đường phố mang phân từ sở hữu STT Tên cũ (trước năm 1945) Tên mới (thay đổi về sau) 1 De Gaulle (quảng trường) Diên Hồng 2 De Lattre de Tassigny Trình Minh Thế, Khởi nghĩa Bắc Sơn 3 Louat de Boart Cô Giang + Phó Đức Chính 4 Cité des Pics Bảo Long, Vạn Kiếp 5 Rue de la Gare Nguyễn Trãi 6 Rue des Missions Nhà Chung 7 Place de Saint Nicolas (Quảng trường Thánh Nicolas) Công trường Cộng Hòa Nguồn: Tác giả tổng hợp và phân loại 2.1.2. Cấu tạo phức thể tên đường phố Đà Lạt Từ góc độ ngữ nghĩa, nhà địa danh học người Nga Superanskaja đã chia địa danh làm 5 loại, tương ứng với các phương thức cấu tạo địa danh ý nghĩa là địa danh kí hiệu, địa danh mô tả, địa danh đăng ký, địa danh thể hiện ước vọng và địa danh do yếu tố lịch sử18. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát tên đường phố Đà Lạt chúng tôi nhận thấy ở đây chỉ có các lớp địa danh đăng ký, địa danh mô tả. a. Lớp tên mang ý nghĩa đăng ký Khi người Pháp đến Đà Lạt đặt tên cho các đường phố và những công trình xây dựng đều được ghi bằng tiếng Pháp. Hệ thống tên đường phố Đà Lạt giai đoạn Pháp thuộc chiếm vị trí hết sức đặc biệt, bị quy định bởi điều kiện chính trị, lịch sử đặc thù của giai đoạn này đó là lớp địa danh sử dụng loại tên có giá trị đăng ký theo hệ thống phân loại của các nhà địa danh học. Với mục đích khẳng định hơn nữa vị trí, quyền lực của mình tại Việt Nam, LÊ THỊ NHUẤN 79 khẳng định ý tưởng xây dựng một đô thị thuộc địa của Pháp, chính quyền thực dân đã ra quy định về việc sử dụng nhân danh và lựa chọn tên cho đường phố: Tên của toàn quyền Đông Dương; tên của thống chế, đô đốc, tướng Pháp; tên của thị trưởng Đà Lạt; tên của các đoàn truyền giáo; tên của các nhân vật lịch sử Việt Nam... Từ quy định này, việc sử dụng nhân danh trở thành khuynh hướng chủ yếu trong việc đặt tên các con phố ở Đà Lạt. Phần lớn, tên của các nhà chính trị, quân sự có liên quan hoặc có công trong công cuộc xâm lược và bình định Việt Nam như: Paul Doumer - nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp đồng thời là tác giả của “Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất” và cũng là người thiết kế cho chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương. Chính Paul Doumer đã đánh đòn quyết định vào chủ quyền thống nhất vốn có của Việt Nam, thắt chặt các quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam so với “Hiệp ước 1884”. Tiếp đến, tên của các toàn quyền Đông Dương như Albert Pierre Sarraut – toàn quyền lần thứ nhất từ năm 1911 – 191419; toàn quyền Ernest Nestor Roume từ năm 1915-1916 20 ; toàn quyền Đông Dương Eugène Jean Louis René Robin từ năm 1930 - 1932; toàn quyền Đông Dương Jean Decoux từ năm 1940 – 194521 Bên cạnh đó, tên của khâm sứ Pháp như Graffeuil (nay là đường Hùng Vương); tên của thống chế, đô đốc, tướng Pháp: Maréchal Foch (nay là đường Ba Tháng Hai)...; tên của các thị trưởng Đà Lạt: Champoudry làm thị trưởng từ 1901-1908 (nay là đường Lê Hồng Phong), Cunhac làm thị trưởng từ 1916-1920, Helgouach từ 1926-1930, Auguste Darles từ 1930-1934; tên của kiến trúc sư, kĩ sư thiết kế Đà Lạt như Jean O’Neill (nay là Hoàng Văn Thụ); tên của đoàn truyền giáo như Missions (nay là Nhà Chung); tên của một số nhà bác học, bác sĩ nổi tiếng, nhà thơ... cũng được xuất hiện trên một số đường phố như Pasteur (đường Hai Bà Trưng ngày nay), đường Calmette – mang tên bác sĩ đã tìm ra thuốc phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh (nay được đổi thành đường Ngô Quyền), đường Yersin (nay là đường Trần Phú), đường Lamartine (nay là đường Bà Huyện Thanh Quan). Ngoài ra, tên của doanh nhân Pháp cũng được đặt tại Đà Lạt như đường Bourgery. Trong những năm 1930, ông Robert Clément Bourgery là doanh nhân người Pháp đã xây dựng ngôi biệt thự ở Đà Lạt. Con đường từ biệt thự này đến đường Graffeuil mang tên Bourgery, sau đó Bảo Đại đã mua lại biệt thự Bourgery và đặt tên là Dinh Gia Long. Mặt khác, thực dân Pháp còn đặt tên một số địa danh như Annam (Trung Kỳ22), France (nước Pháp) ở Đà Lạt để nhằm mục đích tôn vinh. Cùng với các tên đường phố mang tên người Pháp, tên đường phố mang tên người Việt cũng xuất hiện trên một số con phố. Theo thống kê tên phố của Đà Lạt trước năm 1945 cho thấy, ở Đà Lạt chỉ có một số ít con đường mang tên người Việt Nam. Ngoài tên của một số nhân vật lịch sử như Gia Long (đường Lê Đại Hành ngày nay), Minh Mạng (nay là Trương Công Định), Đồng Khánh (nay là Nguyễn Chí Thanh), Khải Định (nay là Nguyễn Văn Cừ); tên một số người Việt thân với Pháp cũng được sử dụng như Quận Công Long Mỹ (nay là đường Thủ Khoa Huân); Hà Văn Ký (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). b. Lớp địa danh có ý nghĩa mô tả Cùng với hệ thống địa danh mang tính đăng ký bằng tên người, sự tồn tại của nhóm địa danh mang tính mô tả đã tạo nên nét đặc thù của đô thị Đà Lạt từ đầu thế kỷ TÊN ĐƯỜNG PHỐ Ở ĐÀ LẠT THỜI PHÁP THU C TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1954 80 XX đến năm 1954. Trước hết, lớp địa danh này được thể hiện qua tên phố chỉ nghề nghiệp như Lò Gạch (nay là Hoàng Diệu) – khu vực có nhiều người ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế và Nam Bộ đến Đà Lạt đốt lò làm gạch. Tiếp đó, cùng với địa danh mang ý nghĩa mô tả nghề nghiệp, đối với một số phố khác, phương thức mô tả vẫn được sử dụng như một phương thức rất thuận lợi và hữu hiệu. Đối tượng sử dụng để mô tả tương đối đa dạng. Dưới đây là những loại đối tượng chủ yếu được lựa chọn: Thứ nhất, chọn một địa điểm có tính đặc trưng nhất như Cité des Pics (Cư xá Đỉnh núi)23 (Vạn Kiếp ngày nay); Prenn (Nguyễn Tri Phương24 + Đặng Thái Thân + Trần Nhân Tôn) – tiếng Thượng với nghĩa là cây cà đắng, là một món ăn được đồng bào các dân tộc tại chỗ ở đây ưa thích và mọc khá nhiều dọc theo con suối cùng tên; Hôpital (nay là đường Hải Thượng) vì gần bệnh viện, Dốc Nhà Bò (ngày xưa, ở cuối dốc có một trại nuôi bò của người Pháp) (nay là đường Đào Duy Từ); Gare (nhà ga); Jardins (vườn rau)... Thứ hai, chọn đặc điểm về hình dạng địa lý của phố như trường hợp Clémenceau (ngã tư); Dốc Trại Hầm (nay là đường Hoàng Hoa Thám); Dankir là một hồ nước gần nơi cư trú của người Lạch ở huyện Lạc Dương; Cầu Quẹo để chỉ con đường bị cong. Basse du Camly (Cam Ly Hạ) - người Lạch gọi thác Cam Ly là Liang Tô Sra (Thác ông Tô, bà Sra). Khi chuyên viên trắc địa người Pháp vẽ bản đồ hỏi trưởng buôn thác nước tên gì, ông tưởng hỏi tên ông nên trả lời: “K’Mlơi”. Người Pháp ghi K’Mlơi là Camly. Từ đó, từ Camly được dùng để gọi tên thác Liang Tô Sra và dòng suối Cam Ly. Thứ ba, dùng tên các loài hoa để đặt tên đường như đường Rue des Roses (đường Hoa Hồng, nay là đường Huỳnh Thúc Kháng), Rue des Glaieuls (đường Hoa Lay – ơn) 2.2. Từ năm 1945 Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Đà Lạt được giao cho người Việt Nam quản lý. Ngày 25-8-1945, Ủy ban Cách mạng lâm thời Thị xã Đà Lạt được thành lập, báo hiệu thời kỳ độc chiếm nơi đây của người Pháp sắp kết thúc. Nhưng sau đó, Bảo Đại đã ký thỏa hiệp với Pháp về vấn đề Đà Lạt và Tây Nguyên vào năm 1949. Theo thỏa hiệp này, Pháp nhìn nhận Việt Nam là một quốc gia “độc lập và thống nhất”, nhưng trên thực tế là một sự mặc cả giữa Bảo Đại và Bollaert. Pháp đã khuyên Bảo Đại nên tách Tây Nguyên thành một đơn vị hành chính riêng. Theo đó, ngày 14-4-1950, Bảo Đại ra Dụ số 6-QT/TD lập nên “Hoàng triều cương thổ” và chọn Đà Lạt làm trung tâm. Sau đó, ngày 10-11-1950, Bảo Đại tiếp tục ra Dụ số 4-QT/TD với nội dung sửa đổi địa giới hành chính thị xã Đà Lạt và sáp nhập một phần tỉnh Lâm Viên vào tỉnh Đồng Nai Thượng25. Bởi sự thay đổi đó, kể từ đây, người Việt không còn tự do lên định cư ở Đà Lạt như trước. Năm 1952, trước tình hình thất bại của quân đội Pháp, chính phủ Pháp đã cố bám lấy giải pháp “trung lập” ở Đà Lạt bằng cách bàn với Bảo Đại cho phép dân di cư lên Đà Lạt để thực hiện chương trình kiến thiết “Hoàng triều cương thổ”26. Năm 1953, nhà báo Nguyễn Vỹ - Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo Dân chủ, Dân ta xuất bản ở Đà Lạt, Chủ tịch Hội đồng Thị xã Đà Lạt đã đổi hầu hết tên đường tiếng Pháp ở Đà Lạt sang tiếng Việt, chỉ giữ lại tên nhà bác học Pasteur, các bác sĩ: Calmette, Yersin. Các tên đường Gia Long, LÊ THỊ NHUẤN 81 Khải Định, Duc de Long Mỹ được đổi thành Lê Đại Hành, Cường Để, Thủ khoa Huân; Cầu Quẹo thành Phan Đình Phùng, Lò Gạch thành Hoàng Diệu, đường Bourgery thành Lý Thái Tổ, đường Graffeuil thành đường Lê Thái Tổ... và đặt thêm nhiều con đường mới như Tăng Bạt Hổ, Trần Nhật Duật, Cô Bắc27... Tại làng Đa Thành (nay là Phường 7) ở Đà Lạt trước năm 1953 có 5 con đường làng mang tên: Đệ nhất lộ, Đệ nhị lộ, Đệ tam lộ, Đệ tứ lộ, Đệ ngũ lộ. Sau năm 1953, đã có sự thay đổi từ đường mang tên Pháp sang đường mang tên Việt. Bảng 2. Tên đường làng Đa Thành Đà Lạt năm 195328 Tên đường cũ Tên Pháp Tên đường mới từ năm 1953 Đệ nhất lộ Première route de Da Thanh Cao Bá Quát Đệ nhị lộ Deuxième route de Da Thanh Nguyễn Siêu Đệ tam lộ Troisième route de Da Thanh Đinh Công Tráng Đệ tứ lộ Quatrième route de Da Thanh Bạch Đằng Đệ ngũ lộ Cinquième route de Da Thanh Cao Thắng Tóm lại, các tên đường phố ở Đà Lạt từ đầu thế kỷ XX đến trước năm 1945 chủ yếu mang tên người Pháp, chỉ có một số ít là người Việt. Việc đặt tên đường phố mang tên Pháp của các nhà cầm quyền Pháp ở Đà Lạt với mục đích muốn biến nơi đây thành xứ “tự trị” trong liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Những dấu ấn người Pháp để lại cho Đà Lạt như kiến trúc và giao thông đô thị đều nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ. Cố nhiên, do những biến động của tình hình chính trị ở thế giới và Việt Nam, nên những chủ đích của chính quyền thực dân đều không thể thực hiện được. Do đó, năm 1945 – thời điểm kết thúc giai đoạn phát triển đỉnh cao của đô thị Đà Lạt. Sau 1953, hầu hết tên đường phố ở Đà Lạt mang tên người Pháp đều được đổi thành tên người Việt. Từ việc nghiên cứu tên đường phố Đà Lạt, chúng tôi hy vọng góp phần nhận diện bước chuyển mình của Đà Lạt từ mô hình nông thôn sang mô hình đô thị phương Tây hiện đại. Chú thích 1 Alexandre John Émile Yersin (1863-1943) - bác sĩ, Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, đã đặt chân lên cao nguyên Lang Bian ngày 21-6-1893. 2 Người Lạch là một trong 6 nhóm địa phương của dân tộc Cơ Ho (Làc/Lạch, Cil, Srê, Cơ-dòn, Nộp, T’ring). 3 Bòn là đơn vị tổ chức xã hội cơ bản của nhiều dân tộc thuộc nhóm Môn – Khmer. Từ bon có nghĩa tương tự như làng trong tiếng Việt. 4 Phạm Khắc Hòe (1983), Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Nxb Hà Nội, tr.226-227. 5 Thượng/thượng du, những người ở vùng dưới thường gọi những cư dân ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên là người Thượng. 6 Xem: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (2008), Địa chí Đà Lạt, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 7 Paul Doumer – Toàn quyền Đông Dương đã lên cao nguyên Lang Bian vào tháng 3 năm 1899 và ký Nghị định thành lập trạm hành chính trên Cao nguyên Lang Bian. 8 Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Lạt (1993), Đà Lạt thành phố cao nguyên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 100. 9 J.J. Vassal (1907), “Le Langbian”, Revue Indochinoise, Hanoi, N o 53 - 54, page 358 (tài liệu lưu tại Thư viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh). TÊN ĐƯỜNG PHỐ Ở ĐÀ LẠT THỜI PHÁP THU C TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1954 82 10 Những năm đầu thế kỷ XX, cư dân tại chỗ là một số bong làng người Lạch cư trú ở Đà Lạt không phải là thị dân. Do đó, họ không thuộc cư dân trong các đồ án quy hoạch của người Pháp. Trong quá trình xây dựng đô thị Đà Lạt, người Pháp đã di dời các buôn làng ở quanh hồ Grand Lac (nay là hồ Xuân Hương) về chân núi Lang Bian. 11 Paul Duclax (1994), Dalat de 1907, A. Chaval dan la nature Sanvoge, Revue Indochine, N 0 99 – Dẫn theo Trương Phúc Ân (2000), Bí mật thành phố hoa Đà Lạt, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, tr.95. 12 Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên, Cao Tự Thanh (dịch), Nxb Văn hóa văn nghệ, tr.240. 13 Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Sđd, tr.240. 14 Hébrard, Ernest (1923), Futur plan de Dalat. 15 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (2008), Tài liệu đã dẫn, tr.246-247. 16 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (1993), Tài liệu đã dẫn, tr.162. 17 Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Sđd, tr.240. 18 Nguyễn Thị Việt Thanh (2014), “Địa danh hành chính Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XIX”, in trong 25 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành, tr.343. 19 Albert Pierre Sarraut đã mua chuộc, tầng lớp thượng lưu trí thức mới hình thành, bộ máy chính quyền ấy đã có những điều chỉnh nhất định cho có vẻ “Pháp – Việt đề huề”. 20 Roume đã quyết định tiếp tục xây dựng Đà Lạt từ năm 1915. 21 Jean Decoux đã có ý định biến Đà Lạt thành thủ đô của 3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). 22 Theo “hiệp ước Harmand” ký năm 1883, Trung Kỳ (tiếng Pháp gọi là Annam) kéo dài từ Đèo Ngang đến phía Bắc tỉnh Bình Thuận. 23 Còn gọi là Decoux. 24 Từ năm 1976, đường Nguyễn Tri Phương đổi thành đường 3 tháng 4. 25 Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (2008), Tài liệu đã dẫn, tr.16. 26 Mộ nhân công lên cao nguyên miền Nam (1952), Phông Phủ Thủ hiến Trung Việt, Hồ sơ 2479 (Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV). 27 Cô Bắc (1908-1943), tên thật là Nguyễn Thị Bắc, sinh trưởng trong một gia đình nhà nho thanh bạch ở phủ Lạng Thương (nay là tỉnh Bắc Giang). Là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, bà cùng với em là Nguyễn Thị Giang đảm nhiệm việc giao liên, tuyên truyền và phát triển Việt Nam Quốc Dân Đảng trong binh lính. Sau khi khởi nghĩa Yên Bái thất bại, bà bị bắt, nhưng vẫn hiên ngang, bất khuất trước Hội đồng đề hình họp ngày 28-3-1930 tại Yên Bái, lên án chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam. 28 Nguyễn Hữu Tranh, Tên đường phố Đà Lạt (bản đánh máy), cung cấp năm 2015. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương Phúc Ân (2000), Bí mật thành phố hoa Đà Lạt, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bản đồ Thị xã Đà Lạt (1960), Phân cục Địa dư Đà Lạt. 3. Hébrard, Ernest (1923), Futur plan de Dalat. 4. Phạm Khắc Hòe (1983), Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, Nxb Hà Nội. 5. J.J. Vassal (1907), “Le Langbian”, Revue Indochinoise, Hanoi, No 53 – 54 (tài liệu tại Thư viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh). 6. Mộ nhân công lên cao nguyên miền Nam (1952), Phông Phủ Thủ hiến Trung Việt, Hồ sơ 2479 (Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV). 7. Quốc sử quán triều Nguyễn (2012), Đại Nam thực lục chính biên đệ lục kỷ phụ biên, Cao Tự Thanh (dịch), Nxb Văn hóa văn nghệ. 8. Nguyễn Thị Việt Thanh (2014), “Địa danh hành chính Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XIX”, in trong 25 năm Việt Nam học theo định hướng liên ngành, tr.343. 9. Nguyễn Hữu Tranh (2001), Đà Lạt năm xưa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Lạt (1993), Đà Lạt thành phố cao nguyên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Lạt (2008), Địa chí Đà Lạt, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài: 29/9/2015 Biên tập xong: 15/8/2017 Duyệt đăng: 20/8/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf40_8688_2215092.pdf
Tài liệu liên quan