Quản lý công tác giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường Trung học Phổ thông huyện châu đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường Trung học Phổ thông huyện châu đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 02(50)/2019: tr. 136-146 Ngày nhận bài: 03/6/2019; Hoàn thành phản biện: 23/6/2019; Ngày nhận đăng: 01/7/2019 QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU HỒ VĂN DŨNG1, NGUYỄN ĐÌNH BIÊN2,* 1Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2Trường THPT Nguyễn Du, huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu *Email: dinhbiennguyen2@gmail.com Tóm tắt: Trong thời gian gần đây tệ nạn xã hội diễn ra ngày càng phức tạp, nó không chỉ ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt trong xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Nên việc phòng chống tệ nạn xã hội đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Hiện nay trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào các trường Trung học phổ thông và làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục học sinh của mỗi nhà trường. Do vậy, yêu cầu đặ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý công tác giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường Trung học Phổ thông huyện châu đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 02(50)/2019: tr. 136-146 Ngày nhận bài: 03/6/2019; Hoàn thành phản biện: 23/6/2019; Ngày nhận đăng: 01/7/2019 QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU HỒ VĂN DŨNG1, NGUYỄN ĐÌNH BIÊN2,* 1Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2Trường THPT Nguyễn Du, huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu *Email: dinhbiennguyen2@gmail.com Tóm tắt: Trong thời gian gần đây tệ nạn xã hội diễn ra ngày càng phức tạp, nó không chỉ ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt trong xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Nên việc phòng chống tệ nạn xã hội đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Hiện nay trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào các trường Trung học phổ thông và làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục học sinh của mỗi nhà trường. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý của các nhà trường là cần có những biện pháp phòng, chống nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và giải quyết lâu dài đối với công tác này. Từ kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường Trung học phổ thông huyện Châu Đức. Để góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong mỗi nhà trường. Từ khóa: Quản lý công tác giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội. 1. MỞ ĐẦU Trong thời gian gần đây tệ nạn xã hội (TNXH) diễn ra ngày càng phức tạp, có tác động đến nhiều mặt trong đời sống; một mặt gây ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh và trật tự xã hội, mặt khác ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường giáo dục. Do vậy, giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội (PCTNXH) đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhưng trọng trách lớn mà Đảng và Nhà nước đặt ra vẫn là đối với ngành giáo dục. Châu Đức là một huyện thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện nói riêng, ngành giáo dục đang phải đối mặt với vấn đề liên quan đến các TNXH. Thực trạng các TNXH diễn ra trên địa bàn huyện ngày càng gia tăng và hết sức phức tạp. Các TNXH đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục, nhất là đến đạo đức học sinh tại các trường THPT trên địa bàn của huyện. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý của các nhà trường là cần có những biện pháp phòng, chống nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các TNXH ra khỏi môi trường giáo dục trên địa bàn, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, và để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh theo đúng với mục tiêu định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong Nghị quyết 29 của Đảng đề ra. QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH 137 2. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC 2.1. Những điều kiện thuận lợi và kết quả đã đạt được trong quản lý công tác giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh Trong thời gian qua, vấn đề quản lý công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức đã có nhiều điều kiện thuận lợi và đạt được một số kết quả khả quan: Một là, nhận được sự chỉ đạo và quán triệt sâu, sát của Đảng và Nhà nước, của các ban ngành, đoàn thể các cấp; sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ, Chi bộ Đảng của các trường THPT, Ban giám hiệu và Hội đồng giáo dục sư phạm của các nhà trường; Hai là, đa phần cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh đã nhận thức được tác hại và ảnh hưởng tiêu cực của TNXH đối với chất lượng GD&ĐT của các nhà trường. Do vậy, công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện tuyên truyền, giáo dục PCTNXH cho học sinh giữa các cấp, các bộ phận trong các trường THPT đã và đang được thực hiện phần nào có hiệu quả. Ngoài ra, có trường đã thành lập được ban chỉ đạo PCTNXH nhằm triển khai công tác ở các nhà trường THPT. Các nhà trường đã thông qua việc kết hợp hoạt động dạy - học với các hoạt động khác để giáo dục PCTNXH cho học sinh, phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. 2.2. Những hạn chế trong quản lý công tác giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh Để đánh giá thực trạng những mặt hạn chế trong quản lý công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức, chúng tôi tiến hành khảo sát nhiều đối tượng khác nhau thuộc 05 trường THPT (Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Ngô Quyền, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ). Cụ thể số lượng các đối tượng được khảo là: Cán bộ quản lý 10 người; Bí thư Đoàn thanh niên và giáo viên chủ nhiệm 31 người; giáo viên 62 người; phụ huynh 40 người; học sinh 320 em (ở cả 3 khối lớp). Sau khi khảo sát, trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi phân tích, đánh giá thực trạng thông qua tỉ lệ % hoặc điểm trung bình, để từ đó rút ra kết luận chung. 2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch quản lý công tác giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh Để biết được thực trạng về mức độ thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục PCTNXH cho học sinh các trường THPT, chúng tôi tiến hành khảo sát 103 CBQL, GVCN, Bí thư Đoàn và GV. Kết quả số liệu thu được chúng tôi xử lý theo tỉ lệ % và thể hiện qua biểu đồ 1. Qua biểu đồ ta dễ nhận thấy số ý kiến trả lời là rất kịp thời và rất đầy đủ chỉ chiếm 4%; kịp thời và đầy đủ chiếm 10% là rất thấp. Đặc biệt, số ý kiến cho rằng việc thực hiện kế hoạch không kịp thời và chưa đầy đủ chiếm tỷ lệ cao là 63%. Từ kết quả cho thấy, thực 138 HỒ VĂN DŨNG, NGUYỄN ĐÌNH BIÊN tế công tác lập kế hoạch giáo dục PCTNXH cho học sinh của các trường THPT ở huyện Châu Đức vẫn chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời và hiệu quả. Biểu đồ 1. Đánh giá về mức độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh các trường THPT 2.2.2. Thực trạng nội dung quản lý công tác giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh Chúng tôi đã khảo sát 103 CBQL, GVCN, Bí thư Đoàn và GV để biết thực trạng nội dung quản lý công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh. Số liệu có được từ khảo sát chúng tôi xử lý qua mức điểm trung bình (ĐTB). Với số lựa chọn nội dung quản lý việc thực hiện mục tiêu, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục PCTNXH cho học sinh theo kế hoạch có ĐTB là 1,69, xếp vị trí thứ 6; Việc quản lý phối hợp giữa các lực lượng thực hiện giáo dục PCTNXH cho học sinh có ĐTB là 1,95, xếp vị trí thứ 5; Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả và mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình giáo dục PCTNXH cho học sinh có ĐTB là 2,06, xếp thứ 4 và Quản lý về hình thức tổ chức và huy động các nguồn lực tham gia giáo dục PCTNXH cho học sinh có ĐTB là 2,15, xếp thứ 2; Trong đó thực trạng quản lý việc chỉ đạo thực hiện nề nếp của học sinh có ĐTB là 2,28, xếp thứ 1. Điều này chứng tỏ các trường THPT hiện nay thực hiện công tác quản lý giáo dục PCTNXH cho học sinh chưa tốt, nhất là việc nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của nội dung giáo dục PCTNXH cho học sinh còn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. 2.2.3. Thực trạng hình thức tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh Chúng tôi khảo sát 103 CBQL, GVCN, Bí thư Đoàn và GV, để lấy số liệu đánh giá về hình thức tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý giáo dục PCTNXH cho học sinh. Kết quả thu được thể hiện ở biểu đồ 2, với thang điểm 4. Qua biểu đồ ta dễ nhận thấy: Ở hình thức thứ 2 có ĐTB cao nhất là 2,8; Tiếp theo ở hình thức thứ 3 có ĐTB là 2,63 xếp ở vị trí thứ 2; Vị trí thứ 3 là hình thức 1 có ĐTB là 2,5 và hình thức có ĐTB thấp nhất 2,4 là ở vị trí thứ 6. Với mức điểm trung bình trên có thể nhận định là các trường THPT đã triển khai kế hoạch giáo dục PCTNXH cho học sinh qua một số hình thức nhất định. Nhưng việc kết hợp các hình thức trên chưa đồng bộ và chưa hợp lý, công tác hướng dẫn thực hiện chưa được chủ động, kịp thời, đôi khi Rất kịp thời và rất đầy đủ 4% Kịp thời và đầy đủ 10% Kịp thời và chưa đầy đủ 23% Không kịp thời và chưa đầy đủ 63% QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH 139 là đối phó. Nên chưa đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý giáo dục PCTNXH cho học sinh. Biểu đồ 2. Ý kiến đánh giá hình thức tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý giáo dục PCTNXH cho học sinh ở trường THPT Chú thích: 1. Theo kế hoạch (bằng văn bản) 2. Tập trung nghe phổ biến trong các cuộc họp cơ quan nhà trường 3. Ra quyết định cho các thầy/cô phụ trách thực hiện 4. Họp cán bộ chủ chốt - thống nhất - triển khai 5. Hướng dẫn thực hiện 6. Kết hợp với các hình thức trên 2.2.4. Thực trạng việc chỉ đạo, giám sát công tác giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh Để đánh giá đúng tình hình thực tiễn trong việc chỉ đạo, giám sát công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh các trường THPT, chúng tôi đã khảo sát 62 GV và 320 HS, kết quả được tổng hợp bằng tỉ lệ % ở bảng 1. Bảng 1. Ý kiến đánh giá việc chỉ đạo, giám sát công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh các trường THPT Số ý kiến mà GV và HS lựa chọn về việc chỉ đạo, giám sát công tác giáo dục PCTNXH cho HS có tỷ lệ cao nhất rơi vào mức đánh giá chưa tốt (chiếm tỉ lệ 55,9% ở HS và 56,3% ở GV); Mức đánh giá bình thường (chiếm tỉ lệ 20,9% ở HS và 21,4% ở GV); Trong đó mức đánh giá rất tốt lại có tỉ lệ lựa chọn thấp nhất (chỉ chiếm 9,4% ở HS và 9,7% ở GV). Điều đó cho thấy thực trạng công tác giám sát, chỉ đạo giáo dục PCTNXH 2.2 2.4 2.6 2.8 1 2 3 4 5 6 2.5 2.8 2.63 2.45 2.41 2.4 Theo giá trị điểm trung b ình Mức độ đánh giá Tỉ lệ % HS GV Chưa tốt 55,9 56,3 Bình thường 20,9 21,4 Tốt 13,8 14,6 Rất tốt 9,4 9,7 140 HỒ VĂN DŨNG, NGUYỄN ĐÌNH BIÊN cho học sinh có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định đến mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra. Vì vậy, muốn thực hiện tốt công tác này trước hết phải tạo được sự chỉ đạo sâu sát và giám sát chặt chẽ, kịp thời. Có như vậy, mới phát huy được sức mạnh tổng hợp, góp phần thực hiện thành công kế hoạch và đạt được mục tiêu mà nhà trường đề ra. 2.2.5. Thực trạng công tác phối hợp quản lý giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh Để biết được thực trạng hiệu quả việc phối hợp quản lý giữa các lực lượng trong công tác PCTNXH cho học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 103 CBQL, GVCN, Bí thư Đoàn và GV để lấy số liệu đánh giá và kết quả thu được trình bày ở bảng 2. Bảng 2. Ý kiến đánh giá hiệu quả phối hợp quản lý trong công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh ở trường THPT Mức độ Nội dung Không có (%) Hiếm khi (%) Thi thoảng (%) Thường xuyên (%) ĐTB X Phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường 45,6 29,1 15,5 9,7 1,89 Phối hợp giữa nhà trường và xã hội 68,0 19,4 10,7 1,9 1,47 Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội 67,0 18,4 12,6 1,9 1,50 Qua bảng số liệu ta thấy số ý kiến chọn mức độ thường xuyên phối hợp giữa nhà trường và xã hội có ĐTB thấp nhất là 1,47; phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có ĐTB là 1,50 xếp vị trí thứ 2 và phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường có ĐTB cao nhất là 1,89. Điều này cho thấy, sự phối hợp quản lý giữa các lực lượng trong công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh chưa được chú trọng, các hoạt động phối hợp còn chưa chặt chẽ. Vậy nên, để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục PCTNXH cho học sinh thì cần phải phối hợp chặt chẽ giữa tập thể bên trong nhà trường với gia đình và xã hội. 2.2.6. Thực trạng quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 103 CBQL, GVCN, Bí thư Đoàn và GV để lấy số liệu đánh giá về quản lý sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh, kết quả thu được thể hiện qua ĐTB với các nội dung được đánh giá không đồng đều nhau. Cụ thể: Tường rào bao quanh trường, cổng kín có ĐTB là 3,48, xếp vị thứ cao nhất; Băng hình, Tivi, đầu đĩa có ĐTB là 2,69 xếp thứ 2; Các tài liệu, tranh ảnh, Panô, tủ sách pháp luật có ĐTB là 2,61 xếp thứ 3; Tuy nhiên, nguồn kinh phí tổ chức giáo dục PCTNXH chỉ có ĐTB là 1,50 xếp thứ 9. Kết quả cho thấy việc quản lý sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh còn rất hạn chế. Nên cần đề ra biện pháp quản lý phù hợp, để phát huy tối đa việc sử dụng CSVC, trang thiết bị phục vụ công giáo dục PCTNXH đạt hiệu quả cao nhất. QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH 141 2.2.7. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lý công tác giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 103 CBQL, GVCN, Bí thư Đoàn và GV để lấy số liệu đánh giá về kiểm tra, đánh giá trong quản lý công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh, kết quả thu được cho thấy số lựa chọn phương án kiểm tra, đánh giá thông qua kết quả hạnh kiểm của học sinh có ĐTB là 3,47; Bám sát kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, kế hoạch của nhà trường ngay từ đầu năm học có ĐTB là 2,79; Kiểm tra đánh giá thông qua văn bản chỉ đạo và báo cáo của GV có ĐTB là 2,68. Trong khi đó tỷ lệ ý kiến kiểm tra, đánh giá thông qua dự giờ, theo dõi quan sát trực tiếp có ĐTB thấp nhất là 1,96. Điều này chứng tỏ, tại các trường công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên chưa thực hiện tốt, các hình thức kiểm tra còn mang nặng về hình thức, không sát với thực tế. 2.3. Nguyên nhân những hạn chế trong quản lý công tác giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức Để biết được nguyên nhân từ những hạn chế trong quản lý công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức. Chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 62 giáo viên và 40 phụ huynh, kết quả số liệu được xử lý bằng điểm trung bình và thể hiện qua biểu đồ 3. Biểu đồ 3. Ý kiến đánh giá của giáo viên và phụ huynh về nguyên nhân dẫn đến TNXH của học sinh các trường THPT hiện nay Biểu đồ minh họa số ý kiến đồng ý ở mức trung bình trong số 8 nguyên nhân cơ bản dẫn đến TNXH mà chúng tôi đưa ra, cụ thể: Thứ nhất: tính tự giác rèn luyện và giáo dục của học sinh chưa cao; do đua đòi, chơi với bạn bè không tốt bị lôi kéo, rủ rê; do đặc đặc điểm tâm lý lứa tuổi muốn thể hiện mình. Trong đó số ý kiến đồng ý có ĐTB cao nhất là 2,88 và 2,95. Thứ hai: số ý kiến đồng ý là do sự diễn biến phức tạp của TNXH, nhất là do hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ, bùng nổ của cuộc cách mạng công 2.4 2.6 2.8 3 1 2 3 4 5 6 7 8 2.83 2.81 2.72 2.61 2.73 2.7 2.88 2.68 2.93 2.9 2.82 2.62 2.78 2.73 2.95 2.71 Giáo viên Phụ huynh 142 HỒ VĂN DŨNG, NGUYỄN ĐÌNH BIÊN nghiệp 4.0 nhanh chóng, nên có nhiều con đường xâm nhập TNXH mà các nhà trường không kiểm soát được. Tổng số ĐTB các lựa chọn là 2,83 và 2,93. Thứ ba: số ý kiến đồng ý cho rằng do sự phối hợp quản lý giữa các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đối với các loại hình dịch vụ có tiềm ẩn những TNXH như: Tụ điểm ca nhạc, quán karaoke, tụ điểm chơi game còn buông lỏng và chế tài chưa đủ mạnh. Có số ĐTB là 2,81 và 2,90. Thứ tư: số ý kiến đồng ý là do thiếu sự quan tâm, quản lý, giáo dục của gia đình trong viêc hướng dẫn, kịp thời để phát triển nhân cách, định hướng lối sống cho học sinh, có ĐTB là 2,72 và 2,82. Thứ năm: số ý kiến đồng ý với nguyên nhân là do công tác bồi dưỡng đội ngũ làm công tác giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh chưa phong phú về nội dung, phương pháp, hình thức và chưa xác định rõ trách nhiệm của mình về công tác tuyên truyền giáo dục PCTNXH. Có ĐTB là 2,73 và 2,78. Thứ sáu: số ý kiến đồng ý với nguyên nhân là do nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng trong công tác giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh, thường chỉ quan tâm đến việc dạy chữ, truyền thụ kiến thức. Có ĐTB là 2,70 và 2,73. Thứ bảy: số ý kiến đồng ý với nguyên nhân là do CBQL làm công tác dục PCTNXH chưa được đào tào đầy đủ về kiến thức, kỹ năng nên gặp khó khăn và lúng túng trong công tác PCTNXH. Có ĐTB là 2,68 và 2,71. Thứ tám: số ý kiến đồng ý với nguyên nhân là do kinh phí tổ chức hoạt động cho công tác còn hạn hẹp, hình thức tổ chức nêu gương, khen thưởng những cá nhân thực hiện tốt chưa được quan tâm. Việc phê bình, kiểm điểm và kỉ luật những cá nhân vướng vào TNXH chưa nghiêm. Có ĐTB là 2,61 và 2,62. Từ việc nghiên cứu lý luận và kết quả đánh giá thực trạng những mặt mạnh cũng như những hạn chế, để từ đó chỉ ra nguyên nhân những hạn chế. Qua đó chúng tôi đề xuất 8 giải pháp quản lý công tác PCTNXH cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức. Cụ thể như sau: 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC 3.1. Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của lực lượng tham gia quản lý Nhận thức có thể được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động thực tiễn, có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Vậy muốn quản lý công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh một cách hiệu quả, thì việc giáo dục nhận thức nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ tham gia có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, các nhà trường cần chú trọng cách thức thực hiện, trong đó phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ CB, GV, NV và các tổ chức, lực lượng phối hợp là hết sức quan trọng. Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý chung, chỉ đạo cho các tổ chức và lực lượng phối hợp xây dựng kế hoạch. QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH 143 Tăng cường các hình thức tuyên truyền bằng trực quan, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về TNXH; văn nghệ, thể thao, tổ chức phong trào sưu tầm, mua các tài liệu có kiến thức liên quan đến TNXH; xây dựng tủ sách PCTNXH. Mời các chuyên gia tuyên truyền, tổ chức diễn đàn, tổ chức các hoạt động tọa đàm để trao đổi, đưa nội dung giáo dục tuyên truyền PCTNXH vào sinh hoạt thường xuyên trong các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt chủ điểm theo từng chủ đề phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi. Đặc biệt sử dụng các trang mạng xã hội Zalo, facebook, twitter, Websize... để tư vấn tâm lý cho học sinh, để thường xuyên cập nhật thông tin về TNXH. Kết hợp công tác giáo dục nhận thức thông qua: chỉ đạo các cấp, các lực lượng xã hội, nhà trường và gia đình để tận dụng được nhiều nguồn lực làm tăng hiệu quả công tác tuyên truyền. Phát động trong toàn học sinh tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa và giáo dục đối tượng vi phạm TNXH. 3.2. Nâng cao chất lượng nhân sự trong nhà trường nhằm thực hiện tốt kế hoạch giáo dục PCTNXH cho học sinh các trường THPT Trong quản lý công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh muốn hiệu quả, cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nhân sự trong mỗi nhà trường. Trong đó lãnh đạo nhà trường họp để quán triệt, triển khai và hướng dẫn thực hiện các văn bản chỉ đạo các ban ngành và kế hoạch của nhà trường đến toàn thể đội ngũ như ban quản lý, lực lượng nồng cốt, Đoàn thanh niên, GVCN, GV bộ môn và các lực lượng liên quan phối hợp. Quản lý công tác PCTNXH cho học sinh cần phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của cấp ủy Đảng và chỉ đạo thực hiện của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban ngành và đoàn thể. Đồng thời để công tác đạt hiệu quả cần phải tăng cường công tác xã hội hóa về cả mặt tổ chức lực lượng và huy động nguồn nhân lực, vật lực. 3.3. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện góp phần thực hiện tốt công tác PCTNXH cho học sinh Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống Bạo lực học đường, TNXH [2] là trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp, của toàn xã hội. Mỗi nhà trường phải tạo sự đoàn kết, nhất trí giữa cá nhân, tổ chức đoàn thể, đơn vị trong nhà trường để xây dựng bầu không khí sư phạm thân thiện, cởi mở, đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường, xây dựng nhà trường kỷ cương, nề nếp; tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi nội quy, quy chế của nhà trường; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan Công an khu vực tăng cường kiểm tra, kiểm soát các địa điểm có nguy cơ tiềm ẩn các TNXH ở khu vực xung quanh nhà trường, tạo môi trường xã hội an toàn, lành mạnh. Phát huy vai trò của lực lượng và đội cờ đỏ của nhà trường trong tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các hành vi TNXH. 3.4. Xây dựng và phát triển mối quan hệ, văn hóa ứng xử tích cực góp phần nâng cao hiệu quả PCTNXH xâm nhập vào các trường THPT Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ:“tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực 144 HỒ VĂN DŨNG, NGUYỄN ĐÌNH BIÊN làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh”[1]. Đồng thời ngày 3/10/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025” [3]. Từ mục tiêu giáo dục trong Nghị quyết và tinh thần chỉ đạo trong Quyết định trên, các nhà trường cần: Xây dựng được các chuẩn mực văn hóa để hướng tới; đánh giá chuẩn xác các mối quan hệ lành mạnh, tích cực và các giá trị văn hóa nhà trường đã có; thiết lập mối quan hệ giao tiếp hiệu quả; xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả, chú trọng tổ chức các hoạt động tập thể có tính chất hợp tác, phối hợp các thành viên cùng thực hiện; xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường; xây dựng hệ thống tiêu chí và hồ sơ quản lý về văn hóa của nhà trường một cách khoa học; chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động một cách thường xuyên, để rút ra bài học kịp thời, nhằm điều chỉnh và khắc phục hạn chế một cách hiệu quả. 3.5. Xây dựng kế hoạch PCTNXH cho học sinh THPT phù hợp với mục tiêu giáo dục của mỗi nhà trường Xây dựng kế hoạch PCTNXH cho học sinh là phương pháp tiếp cận hợp lý với môi trường giáo dục để đạt mục tiêu. Kế hoạch là công cụ quản lý quan trọng của hiệu trưởng và thể hiện rõ trình độ tổ chức cao trong các hoạt động, theo các quyết định đã được hoạch định. Nên các trường cần thành lập Ban quản lý cấp cụm để xây dựng kế hoạch chung; căn cứ vào kế hoạch chung đó các trường THPT xây dựng các loại kế hoạch cụ thể của đơn vị mình. Đối với mỗi trường cần xây dựng các loại kế hoạch như: kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học, kế hoạch cho học kỳ, tháng, tuần, kế hoạch lồng ghép hoạt động, kế hoạch theo sự kiện phát sinh, theo chỉ đạo cấp trên. Kế hoạch được xây dựng cụ thể, chi tiết thì càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. 3.6. Quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh Chú trọng việc tăng cường, nâng cao hiệu quả biện pháp quản lý trước tiên phải coi trọng phòng ngừa TNXH từ gia đình và ở địa bàn. Đẩy mạnh các phong trào có các lực lượng tham gia, tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức tự giác của quần chúng ở cơ sở. Đẩy nhanh quá trình “xã hội hóa” và huy động thêm nhiều nguồn lực cho công tác PCTNXH cho học sinh. Chú trọng quản lý việc triển khai thực hiện giáo dục PCTNXH cho học sinh qua dạy học tích hợp và lồng ghép các hoạt động dạy học chính khóa; tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo; phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường. 3.7. Quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác PCTNXH cho học sinh THPT Hàng năm hiệu trưởng chỉ đạo việc khảo sát và đánh giá thực trạng toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất-kĩ thuật, tài chính có trong nhà trường; lập kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí hợp lí, hiệu quả vào các mục đích giáo dục; lập kế hoạch sửa chữa những vật dụng bị hỏng và mua sắm bổ sung những vật dụng còn thiếu. Mỗi nhà trường nên bố trí hệ thống phòng để hoạt động cho công tác, nhà trường cần dành khoản đầu tư kinh phí cho việc mua sắm các đồ dùng, dụng cụ, trang bị các đồ dùng dạy học trực quan cần thiết khi tổ chức, có nguồn kinh phí hỗ trợ kinh phí đồ dùng dạy học tự làm cho giáo viên tổ chức kịp thời. Tăng QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH 145 cường công tác xã hội hóa cho công tác; nhà trường tổ chức các hoạt động cộng đồng, lập các dự án với qui mô nhỏ, khả thi nhằm thu hút, huy động được các nguồn hỗ trợ vật chất, tài chính của các mạnh thường quân, các doanh nghiệp để phục vụ công tác PCTNXH cho học sinh. 3.8. Quản lý việc thực hiện kiểm tra, đánh giá và thi đua khen thưởng trong công tác PCTNXH cho học sinh THPT Cần xây dựng kế hoạch quản lý công tác kiểm tra, đánh giá và thi đua, khen thưởng một cách cụ thể, theo định kỳ có khả năng thực hiện đạt hiệu quả cao; kế hoạch cần triển khai ngay từ đầu năm học để các thành viên không bị động khi tiến hành thực hiện; sau mỗi học kỳ, năm học, Ban quản lý cần chuẩn bị nội dung và tiến hành họp sơ kết, tổng kết về kết quả công tác để chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan của những hạn chế để qua đó xem xét khen thưởng hoặc khiển trách, kỷ luật kịp thời. 4. KẾT LUẬN Hiện nay, quản lý công tác giáo dục PCTNXH cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức cần có một quá trình thực hiện đồng bộ. Đó là cần nâng cao nhận thức và hình thành thái độ, cảm xúc, niềm tin và thói quen hành vi theo các chuẩn mực nhất định. Để quá trình đó mang lại hiệu quả như mong muốn, chúng tôi đã đề xuất 8 biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả công tác giáo dục PCTNXH cho HS các trường THPT. Tuy nhiên, cần lưu ý là các biện pháp được đề xuất cần được tiến hành một cách đồng bộ để mang lại tính hiệu quả cao. Do đó, trong quá trình triển khai các biện pháp cần tạo ra tính thống nhất, cần phải phối hợp từ khâu lên kế hoạch cho đến suốt quá trình điều hành thực hiện. Đồng thời phải luôn linh hoạt điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục PCTNXH, để thực hiện sao cho phù hợp với thực trạng mỗi nhà trường. Để công tác quản lý giáo dục PCTNXH đạt hiệu quả cao, thì trong quá trình triển khai các biện pháp phải có sự thống nhất, có sự hỗ trợ lẫn nhau một cách hiệu quả nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2003). Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, số 29–NQ/TW ngày 4/11/2013, Hà Nội. [2] Chính phủ (2017). Nghị định số 80/2017/NĐ-CP, ngày 17 tháng 7 năm 2017 Chính phủ: Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chồng bạo lực học đường. Hà Nội. [3] Thủ tưởng Chính phủ (2018). Quyết định số 1299/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án: “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”, Hà Nội. 146 HỒ VĂN DŨNG, NGUYỄN ĐÌNH BIÊN Title: MANAGEMENT OF EDCUATION ACTIVITIES OF SOCIAL EVILS PREVENTION FOR HIGH SCHOOL STUDENTS FROM IN CHAU DUC DISTRICT, BA RIA-VUNG TAU PROVINCE Abstract: In recent times, social evils have become more and more complicated. It has badly affected not only many aspects of society, but also education. There fore preventing againt social evils have become an urgent task of the whole society. Currently in Chau Duc district, Ba Ria-Vung Tau province, social evils have been penetrated into high schools and affected the quality of students' study on each school. Therefore, the requirement for management of schools is to put forward measures to prevent, repel and solve these problems. Through the survey's results with our analysis and assessment of the real situations, we have proposed certain measures to improve the effectiveness of management of preventing high school students in Chau Duc district from such evils in order to contribute to building a safe, wholesome, environment of education and improving the quality of comprehensive education for students in each school. Keywords: Managing activities education of preventing social evils.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf44555_140757_1_pb_9346_2213217.pdf
Tài liệu liên quan