Tài liệu Tần suất nhiễm trùng vết mổ do vi khuẩn gram âm tiết ra men Beta Lactamase phổ rộng tại Bệnh viện Bình Dân: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 570
TẦN SUẤT NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ DO VI KHUẨN GRAM ÂM
TIẾT RA MEN BETA LACTAMASE PHỔ RỘNG TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Lại Thị Thủy*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm trùng vết mổ (NTVM) chiếm khoảng 20-25% nhiễm trùng bệnh viện (NTBV) là một
trong những nguyên nhân phổ biến nhất của NTBV trên toàn thế giới. NTVM ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của người bệnh (NB), kéo dài thời gian nằm bệnh viện (BV), tăng chi phí điều trị và tăng nguy cơ tử vong. Đặc
biệt NTVM do vi khuẩn gram âm tiết ra men Beta lactamase (ESBL) đã đề kháng hầu hết các loại kháng sinh, gây
khó khăn hơn khi điều trị NB bị nhiễm các vi khuẩn này.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ NTVM do ESBL và các yếu tố liên quan đến NTVM trong hai năm (2011 -2012).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, NBNTVM trong hai năm 2011-2012 thông qua hồ sơ lưu
trữ tại bệnh viện theo mẫu nghiên cứu.
Kết quả: 893 ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tần suất nhiễm trùng vết mổ do vi khuẩn gram âm tiết ra men Beta Lactamase phổ rộng tại Bệnh viện Bình Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 570
TẦN SUẤT NHIỄM TRÙNG VẾT MỔ DO VI KHUẨN GRAM ÂM
TIẾT RA MEN BETA LACTAMASE PHỔ RỘNG TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Lại Thị Thủy*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm trùng vết mổ (NTVM) chiếm khoảng 20-25% nhiễm trùng bệnh viện (NTBV) là một
trong những nguyên nhân phổ biến nhất của NTBV trên toàn thế giới. NTVM ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của người bệnh (NB), kéo dài thời gian nằm bệnh viện (BV), tăng chi phí điều trị và tăng nguy cơ tử vong. Đặc
biệt NTVM do vi khuẩn gram âm tiết ra men Beta lactamase (ESBL) đã đề kháng hầu hết các loại kháng sinh, gây
khó khăn hơn khi điều trị NB bị nhiễm các vi khuẩn này.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ NTVM do ESBL và các yếu tố liên quan đến NTVM trong hai năm (2011 -2012).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, NBNTVM trong hai năm 2011-2012 thông qua hồ sơ lưu
trữ tại bệnh viện theo mẫu nghiên cứu.
Kết quả: 893 NB NTVM tỷ lệ 1,85% (893/48.281); NTVM do ESBL là 23,1% (206/893) trong tổng số
NTVM và 49,4% (206/417) trong số NTVMđược cấy phân lập vi trùng. Sự phân bổ của nhóm NTVMdo ESBL
cao hơn đáng kể trong mổ hở (85,4%), mổ chương trình (73,8 %),mổ loại 1 (68%) và NTVMđộ 2 (91,7%). Các vi
sinh vật gây bệnh phổ biến là vi khuẩn gram âm (88%), Escherichia coli (56,3%), ESBL (56,3% (206/366)).
Nhóm Carbapenem tỷ lệ đề kháng 5,3% là lựa chọn tốt nhất để điều trị NTVM do ESBL.
Kết luận: Nghiên cứu 48.281 NB phẫu thuật cho tỷ lệ NTVM tương đối thấp (893/48.28(1,85%)) có thể do
số liệu giới hạn NB NTVM tại BV, tỷ lệ NTVM do ESBL khá cao (23,1%). Một số yếu tố cần được lưu ý như mổ
hở, mổ loại 1, vi khuẩn gram âm, lựa chọn nhóm Carbapenem trong điều trị ESBL... Cần tăng cường công tác
kiểm soát nhiễm trùng, tránh lây nhiễm chéo, đặc biệt là chương trình phòng NTVM do ESBL.
Từ khóa: Nhiễm trùng vết mổ, vi khuẩn tiết ra men beta lactamase.
ABSTRACT
PREVALENCE OF SURGICAL SITE INFECTIONS CAUSED BY EXTENDED SPECTRUM BETA
LACTAMASE AT BINH DAN HOSPITAL
Lai Thi Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 570 - 577
Background: Surgical site infections (SSIs) are one of the most common causes of nosocomial infections; is
about 20 - 25% of all nosocomial infections worldwide, which influence patients’ health, prolong the length of
hospital stay, increase health care cost, and increase the risk of mortality. Particularly, SSIs caused by Extended
Spectrum Beta Lactamase (ESBL) gram-negative bacteria have resisted most of antibiotics, which make it more
difficult to cure patients infected by these bacteria.
Objective: To determine the prevalence of SSI caused by extended spectrum beta lactamase (ESBL)
producing bacteria (ESBL–SSIs) and related factors of ESBL-SSI during the period of two years (2011 -2012).
Methods: This study was retrospective study. Data were collected through document extraction information
from the storing personal medical documents of hospital and from the computer system of hospital in 2011- 2012
using a structured form.
Results: The prevalence of SSI was 1.85% (893/48,281); the prevalence of ESBL-SSI was 23.1% (206/893)
* Bệnh viện Bình Dân
Tác giả liên lạc: ThS. ĐD.Lại Thị Thủy, ĐT: 0908.138.509 Email: lai_thi_thanh_thuy@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 571
in total of SSI detected and 49.4% (206/417) in total of cultured SSI. The distribution of SSI group ESBL-SSI
were significantly higher in open operation (85.4%), in level 2 of surgical site infection (91.7%), in schedule
operation (73.8%) and in type 1 operation (68%). The most common pathogenic organisms causing surgical site
infections were gram-negative pathogenic bacteria (88%). The most widely isolated organisms were Escherichia
coli (56.3%), ESBL production was noted in 56.3% of the isolates which were tested (206/366). The group of
Carbapenem was the best choice to treat ESBL-SSI because the highest resistant proportion of these bacteria to
them was 5.3%.
Conclusion: The prevalence SSI in the study was relatively low probably due to data only limited to SSI
patients at the hospital. The prevalence of SSI caused by ESBL producing gram-negative organisms was quite
high. There are some factors which we need to concern as open operation, type 1 operation, gram-negative bacteria,
carbapenems was used to treat ESBL. It is thus essential for increasing work of the infection control and
particularly an aggressive ESBL-SSI prevention program.
Keyword: Surgical Site Infections.
MỞ ĐẦU
NTVM chiếm 20% - 25% NTBV trên thế giới,
là một trong những nguyên nhân quan trọng của
NTBV hiện nay. Tỷ lệ NTVM được báo cáo với
số liệu đa dạng từ 3,1%, đến 24% ở Vương quốc
Anh, Ý, Kenya, Nigeria, Ai Cập, Ấn Độ và
Tanzania. Vi khuẩn gram âm được phân lập
nhiều hơn, nhiều nhất là Escherichia coli. NTVM
do ESBL từ 13,2%-18%, chiếm gần 50% trong
tổng số vi khuẩn Gram âm. Ở Việt Nam, các báo
cáo cho thấy NTVM thường gặp nhất trong các
loại NTBV tỷ lệ từ 2,2%-14,3%, những nghiên
cứu gần đây cho thấy tỷ lệ NTVM đã thấp hơn.
NTVM ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
NB, kéo dài thời gian nằm BV, tăng chi phí điều
trị, gây chấn thương và giảm chất lượng cuộc
sống của họ, làm tăng nguy cơ và tỷ lệ tử vong.
Hơn nữa, sự gia tăng nguy cơ NTVM có thể lây
lan vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt vi khuẩn tiết ra
men ESBL đã đề kháng hầu hết các loại kháng
sinh là một vấn đề quan trọng trong điều trị NB.
Thiết kế nghiên cứu
NB đã phẫu thuật tại BVBD năm 2011-2012
có NTVM theo tiêu chí của CDC, có đủ thông tin
trong hồ sơ lưu trữ gồm: tuổi, giới, tiền sử bệnh,
chẩn đoán lâm sàng, phân loại PT, ASA, sự đề
kháng kháng sinh. Phân loại vi khuẩn dựa trên
kết quả cấy dịch vết thương, thử nghiệm khuếch
tán đĩa đôi để phát hiện vi khuẩn ESBL.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tỷ lệ NB NTVM và đặc điểm dịch tễ học mẫu nghiên cứu
Bảng1: Tỷ lệ NTVM và đặc điểm mẫu nghiên cứu
Yếu tố nghiên cứu NB PT 2011-2012 NB NTVM NTVM do ESBL NTVM do VK khác P Value
Tổng số NB
-Cấy dịch VMNT
-Không cấy dịch VM
48.281
893(1,85%)
417(46,7%)
476(53,5%)
206 (23,07%) 687(76,03%)
Giới: -Nam
-Nữ
29.653(61,4%)
18,628(38,6%)
570(1,92 63,8)
323(1,73 36,2)
121(0,41 58,7)
85 (0,46 41,3)
449(1,51 65,4)
238(1,28 34,6)
0,083
Tuổi trung bình:
<30
- 30-<40
- 40-<50
- 50-<60
- 60-<70
- 70-<80
- 80+
54,1 (17,1)
79 (8,8)
112 (12,5)
161 (18)
209 (23,4)
140 (15,7)
123 (13,8)
69 (7,7)
52,8 (16,7)
19 (9,2)
23 (11,2)
54 (26,2)
54 (26,2)
25 (12,1)
23 (11,2)
15 (7,3)
54,5 (17,3)
60 (8,7)
89 (13)
114 (16,6)
155 (22,6)
115 (16,7)
100 (14,6)
54 (7,9)
0,216
0,218
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 572
Tần xuất NTVM
Trong nghiên cứu là 1,85% (893/48,281)
(bảng1) tương đối thấp so với 13,1% trong
nghiên cứu cũng tại BVBD năm 2006(3). Các báo
cáo cho thấy tỷ lệ NTVM tại Việt Nam từ 2,2% -
14,3% và giảm hơn trong những năm gần
đây:14,3% (2002)(27), 11,4% (2006) của Lê Thị Anh
Thư(7), 5,2% (2011) của Lê Thị Hồng Chung(1), 5%
(2011) của Phạm Thị Hồng Nhớ(5), 8.4% (2012)
của Trịnh Hồ Tình(8), 6,23% (2012) của Kiều Chí
Thành(6), 4,84% (2012) của Nguyễn Thanh Hải(2)
và 2,2% (2012) của Đinh Văn Trung(9). Sự khác
biệt này có thể do thời điểm báo cáo, mặt khác
chúng tôi chỉ theo dõi NTVM xảy ra trong BV
mà không khảo sát được NTVM sau khi NB đã
xuất viện.
Một số kết quả nghiên cứu khác trên thế
giới cho tỷ lệ NTVM từ 3,1-24%: 3,1% (2000) ở
UK(16), 4,3% (2003) của Dunne(13), 5,2% (2008) ở
Italy(20), 7,0% (2013) ở Kenya(29), 8,8% (2012) ở
Nigeria(14), 9,2% (2012) ở Egypt(30), 10% (2004)
của Schwartz(24),12,67%-16,6% (2012) tại
India(25,19), 14% (2006) của Imperatori(17), và 24%
(2006) ở Tanzania(15).
Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ do ESBL
46,7% (417/893) NB NTVM được cấy dịch
VMNT phân lập vi trùng, tần suất NTVM do
ESBL khá cao 49,4% (206/417), tuy nhiên tỷ lệ
NB NTVM do ESBL trong tổng số NB được
phẫu thuật thì khá thấp 0,42% (206/48,281) và
trong tổng số NB NTVM là 23,1% (206/893)
(bảng1). Tỷ lệ NTVM do ESBL được báo cáo
khác nhau: 16,7% tại Thái Lan(23), 18% tại
Tanzania(15). Sự khác biệt này có thể do điều
kiện bệnh viện, môi trường sống, tình trạng
vết mổ điều này có ý nghĩa trong thực hành
lâm sàng. Chúng tôi chỉ nghiên cứu NTVM
xảy ra tại BV và chỉ 46,7% NTVM được cấy
phân lập vi khuẩn, tỷ lệ này có thể thay đổi
nếu toàn bộ NTVM được cấy dịch và khảo sát
được NTVM xảy ra sau khi xuất viện.
Đặc điểm dịch tễ học của mẫu
Mẫu chia ra ba nhóm là NTVM, NTVM do
ESBL và NTVM do vi khuẩn khác.
Tuổi trung bình khoảng 54, có 60.7% trên 50,
nhóm tuổi có sự phân bổ thấp là
80 (7.7%) (bảng1). Không có sự khác biệt đáng kể
về tuổi trung bình của NB NTVM do ESBL (52.8)
và do vi khuẩn khác (54.5) cũng như sự phân bổ
tỷ lệ giữa các nhóm tuổi với P>0.05. Một số
nghiên cứu cho kết quả tuổi trung bình tương tự:
34.12 ± 18.95 của Wassef tại Ai Cập(30) và 32 ±16
tại Tanzania(15). Tuy nhiên nghiên cứu ở Thụy Sĩ
lại cho tuổi trung bình khá cao 71 và >70 là
nghiên cứu của Imperatori (17).
Trong dân số mẫu (48,281 BN mổ) tỷ lệ nam
là 61,4% và nữ 38,6%, không có sự khác biệt
đáng kể về tỷ lệ nam và nữ NTVM giữa NTVM
(63,8% và 36,2%), NTVM do ESBL (58,7% và
41,3%) và NTVM do vi khuẩn khác (65,4% và
34,6%). Tỷ lệ này theo nghiên cứu ở Tanzania(15)
là 60% và 40 %, ở Ấn Độ là 72% và 28%(26). Các
tác giả cho rằng hút thuốc ở nam có liên quan tới
sự khác biệt tỷ lệ này bởi sự thiếu oxy ở mô và
tại chỗ do co mạch(18). Tuy nhiên một số nghiên
cứu khác lại cho kết quả ngược lại tỷ lệ nữ > nam
là 61,5% và 38,5% ở Kenya(29) hay 60% và 40% ở
Thụy Sỹ(21), hoặc 83% là nữ ở Tanzania(15).
Trong nghiên cứu cho thấy NTVM phân bổ
tỷ lệ cao ở nhóm bệnh hệ niệu khoa (30,1%),
nhưng cao nhất là NTVM do ESBL của nhóm
bệnh hệ tiêu hóa (50,5%), tương tự nghiên cứu
của Petrosillo(20) tỷ lệ NTVM cao ở BN PT trực
tràng, dạ dày. Sự phân bổ tỷ lệ NTVM, NTVM
do ESBL và NTVM do vi khuẩn khác khác nhau
đáng kể giữa các nhóm bệnh với P<0,01 (bảng 2).
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận sự phân
bổ tỷ lệ NB NTVM có bệnh lý ác tính thấp hơn
không ác tính (30.5% và 69,5%), cao hơn là nhóm
NTVM do ESBL (38,3%) thấp nhất là nhóm
NTVM do vi khuẩn khác (8,1%), tương tự nghiên
cứu tại Ấn Độ(25) tỷ lệ NBNTVM có bệnh ác tính
là 5%. Có sự khác nhau đáng kể về sự phân bổ tỷ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 573
lệ này trong nhóm NBNTVM, NTVM do ESBL và NTVM do vi khuẩn khác với P<0,05 (bảng 2).
Đặc tính lâm sàng của mẫu nghiên cứu
Bảng 2: Đặc tính lâm sàng của mẫu nghiên cứu
Yếu tố khảo sát NB NTVM (n=893) NTVM doESBL (n=206) NTVN không do ESBL(n=687) p value
Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh niệu khoa 269 (30,1) 34 (16,5) 35 (34,2) <0,001
Bệnh tiêu hóa 241(27) 104 (50,5) 137 (19)
Bệnh gan mật 212 (23,7) 52 (25,2) 160 (23,3)
Bệnh khác 171 (19,1) 16 (7,8) 155 (22,6)
Chẩn đoán mô học bệnh lý ác tính 272 (30,5) 79 (38,3) 193 (8,1)
Có 0,005
Không 621 (69,5) 127 (61,7) 494 (71,9)
Hình thức mổ Mổ cấp cứu (26,5) 54 (26,2) 183 (26,6) 237
Mổ chương trình 656 (73,5) 152 (73,8) 504 (73,4)
Phương pháp mổ - Nội soi 89 (10) 30 (14,6) 59 (8,6) 0,012
- Mổ hở 804 (90) 176 (85,4) 628 (91,4)
Phân loại phẫu thuật - Loại 1 626 (70,1) 140 (68) 486 (70,7) 0,023
- Loại 2 191 (21,4) 50 (24,3) 141 (20,5)
- Loại 3 14 (1,6) 7 (3,4) (1)
Loại đặc biệt 62 (6,9) 9 (4,4) 53 (7,7)
Phân loại ASA 1 44 (4,9) 13 (6,3) 31 (4,5) 0,545
- 2 609 (68,2) 133 (64,6) 476 (69,3)
- 3 218 (24,4) 55 (26,7) 163 (23,7)
- 4 22 (2,5) 5 (2,4) 17 (2,5)
Phân loại VT sạch nhiễm
- Sạch 17(1,9) 0 (00) 17 (2,5) 0,027
- Sạch-nhiễm 564 (63,2) 121 (58,7) 443 (64,5)
- Nhiễm 307 (34,4) 84 (40,8) 223 (32,5)
- Bẩn 5 (,6) 1 (0,5) 4 (0,6)
Thời gian nằm viện 20 (14 -28) 22 (16 -19) 19 (14 -27) 0,001
Thời gian nằm viện trước PT 4 (1 - 9) 6 (1 - 10) 3 (1 - 9) 0,02
Mức độ NTVM - Độ 1 216 (24,2) 13 (6,3) 203 (29,5) <0,001
- Độ 2 647 (72,5) 189 (91,7) 458 (66,7)
- Độ 3 30 (3,4) 4 (1,9) 26 (3,8)
NC chỉ ra tỷ lệ NTVM của NB mổ chương
trình 1,63% (656/40,142) thấp hơn cấp cứu 2,91%
(237/8,139), tỷ lệ này tương tự ở NB NTVM do
ESBL(0,38% và 0,66%) và do vi khuẩn khác
(1.n25% và 2,25%); tương tự nghiên cứu của
Sharan(25) và nghiên cứu ở Tanzania 83% NB PT
chương trình và 17% mổ cấp cứu(15). Không có sự
khác biệt đáng kể về sự phân bổ tỷ lệ này giữa
NTVM, NTVM do ESBL và NTVM do vi khuẩn
khác với p>0,05 (bảng1), có thể do trong dân số
mẫu tỷ lệ mổ chương trình (83,1%) cao hơn hẳn
mổ cấp cứu (16,9%).
Theo kết quả nghiên cứu mổ nội soi hay mổ
hở cũng là yếu tố liên quan có ý nghĩa tới sự
phân bổ tỷ lệ NTVM với 90% mổ hở và 10% mổ
nội soi, tỷ lệ này tương tự ở nhóm NBNTVM,
NTVM do ESBL và NTVM do vi khuẩn khác
(bảng 2). Quan sát của Pal và cộng sự(19) cho rằng
tỷ lệ NTVM hiện nay giảm có thể do các phẫu
thuật viên chuyển mổ nội soi nhiều hơn và cần
phải có thêm nghiên cứu về tỷ lệ NTVM giữa mổ
nội soi và mổ hở.
Nghiên cứu cũng chỉ ra sự phân bổ tỷ lệ
NTVM trong các nhóm NTVM, MTVM do ESBL
và NTVM do vi khuẩn khác thì cao đáng kể ở
phẫu thuật loại 1 với 70,1%, 68% và 70,7% tương
ứng. So sánh cho thấy với bốn mức độ phẫu
thuật, không có sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ
phân bổ NTVM trong các nhóm NBNTVM với
p>0,05 (bảng 2).
Sự phân bổ NTVM kết hợp có ý nghĩa với
phân loại thể chất của NB (ASA), trong nghiên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 574
cứu của chúng tôi trong các nhóm NBNTVM,
NTVM do ESBL và NTVM do vi khuẩn khác có
sự phân bổ tỷ lệ khá cao ở NB có ASA mức độ 2
là 68,2%, 64,6% và 69,3% tương ứng. Nghiên cứu
cũng chỉ ra đối với mức độ ASA, không có sự
khác nhau đáng kể về sự phân bổ tần suất
NTVM ở các nhóm BNNTVM với p>0,05 (bảng
2), tương tự như nghiên cứu ở Kenya(29)có 69,2%
phân bổ tỷ lệ NTVM ở NB có ASA mức độ 2.
Tuy nhiên nghiên cứu của Mawalla(18) lại cho kết
quả ASA mức độ 3 tăng nguy cơ NTVM 45 lần.
Phân loại vết mổ sạch nhiễm được coi là
yếu tố tiên lượng của NTVM hậu phẫu, sự
phân bổ tỷ lệ NTVM thay đổi theo phân loại
vết mổ. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các
nhóm NBNTVM, NTVM do ESBL và NTVM
do vi khuẩn khác có sự phân bổ tỷ lệ khá cao ở
NB có vết mổ sạch nhiễm đó là 63,2%, 58,7%
và 64,5% tương ứng. Kết quả cũng cho thấy
với biến phân loại vết mổ sạch nhiễm, không
có sự khác nhau đáng kể về sự phân bổ tần
suất NTVM ở các nhóm BNNTVMvới p>0.05
(bảng 2), tương tự quan sát tại Tanzania(15)
64.6% sự phân bổ tỷ lệ ở NBNTVM có vết mổ
sạch nhiễm. Theo y văn nguy cơ NTVM cao có
ý nghĩa thống kê trong vết mổ sạch nhiễm hơn
các vết mổ khác từ 4-10%, tuy nhiên theo
Victor(29) sự phân bổ tỷ lệ cao nhất là vết mổ
dơ với 52,7%. Tại Việt Nam theoLê Thị Ánh
Thu(7) sự phân bổ tỷ lệ 46,3% cho vết mổ
nhiễm 33,8% cho vết mổ dơ và chỉ 13,2% cho
vết mổ sạch nhiễm; nghiên cứu của D.
Nguyen(4) cho tỷ lệ 12,2% cho vết mổ nhiễm và
43,9% cho vết mổ dơ; nghiên cứu của
Wassef(30) cho tỷ lệ NTVM ở NB có vết mổ sạch
là khá cao với 57,3%. Với 3 mức độ NTVM, kết
quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau
đáng kể giữa các mức độ MTVM và sự phân
bổ tỷ lệ NBNTVM giữa các nhóm NBNTVM
với P<0,001. Sự phân bổ cao là NTVM mức độ
2 (> 65%) ở tất cả các nhóm NBNTVM, trong
đó nhóm NBNTVM do ESBL là cao nhất
(91,7%) (bảng 2), tương tự Fehr(15) cho rằng
NTVM cao nhất ở mức độ 2 (46,5%).
Kết quả nghiên cứu ghi nhận thời gian nằm
viện trung bình của nhóm NBNTVM do ESBL là
cao nhất (22 ngày). So sánh cho thấy có sự khác
nhau đáng kể về ngày nằm viện trung bình của
NBNTVM, NTVM do ESBL và NTVM do vi
khuẩn khác với P<0.01 (bảng 2). Nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng ngày nằm viện trung bình trước
khi được phẫu thuật của nhóm NBNTVM do
ESBL là cao nhất với 6 ngày; tương tự như ngày
nằm viện trung bình, có sự khác nhau đáng kể
về ngày nằm viện trước phẫu thuật của các
nhóm NBNTVM với p<0.05 (bảng 2). Các nghiên
cứu khác cũng cho kết quả tương tự và khẳng
định thời gian nằm viện trước mổ kéo dài sẽ làm
tăng tỷ lệ NTVM. Theo Sang(22) cứ mỗi tuần nằm
viện trước mổ sẽ tăng 15% nguy cơ NTVM;
Conklin(12) và các tác giả khác(18) cùng cho rằng
nằm viện trước mổ > 7 ngày tăng 4.4 lần và 2 lần
nguy cơ NTVM tương ứng.
Trong 417 (46,7%) NBNTVM được cấy dịch
phân lập vi trùng, 366 mẫu xác định có vi khuẩn,
tỷ lệ này có thể thay đổi và có thể có các loại vi
khuẩn khác nếu toàn bộ NTVM được cấy dịch và
khảo sát được NTVM xảy ra sau khi xuất viện.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra vi khuẩn gram âm là
phổ biến (88%), và E. coli là 56,3% (bảng 3), kết
quả này giúp các bác sĩ sử dụng kháng sinh thích
hợp trước phẫu thuật. Tương tự Allegranzi(11)
cho rằng 88% vi khuẩn gram âm gây NTVM, hay
theo Shriyan(26) phần lớn vi khuẩn gram âm được
phân lập là E. coli. Tuy nhiên nghiên cứu của
Ahmed & Mustapha(10), Sharan(25) và Takesue(28)
lại cho rằng Staphylococcus aureus là vi khuẩn chủ
yếu gây NTVM. Kết quả từ bảng 3 chỉ ra rằng
VK tiết men ESBL chiếm 64% (206/322) VK gram
âm, 73.3% là E.coli và 57,9 % Klebsiella pneumoniae
trong tổng số E coli và Klebsiella pneumoniae được
phân lập. TheoWassef(30) ESBL chiếm 41.8% VK
gram âm và 61.1% trong tổng số E. coli được
phân lập; NC của Ekom Ndifreke(14) 66.7% là
gram âm và VK tiết men ESBL chiếm 50%; NC
của Shriyan(25) vi khuẩn tiết men ESBL chiếm
64.2% mẫu phân lập được test, 60% là Escherichia
coli và 75% là Klebsiella species.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 575
Phân lập vi khuẩn từ dịch VMNT
Bảng 3: Vi khuẩn được phân lập từ VMNT
Yếu tố khảo sát
NTVM cấy dịch có VK
(n=366)
NTVM do ESBL
(n=206)
NT do vi trùng khác
(n=160)
Loại vi khuẩn phân lập(n = 366)
- gram (-) 322 (88) 206 (100) 116 (72,5)
- gram (+) 44 (12) 0 (00) 44 (27,5)
Tên VK được phân lập(n = 366)
Gram (-)
- Proteus mirabilis 1 (,3) 1 (0,5) 0 (00)
- Acinetobacter baumannii 5 (1,4) 2 (1) 3 (1,9)
- Aeromonas hydrophila 4 (1,1) 0 (00) 4 (2,5)
- Citrobacter ferundii 1 (,3) 1 (0,5) 0 (00)
- Citrobacter koserii 3 (,8) 2 (1) 1 (0,6)
- E, coli 206(56,3) 151 (73,3) 55 (34,4)
- Enterobacter aerogenes 1 (,3) 0 (00) 1 (0,6)
- Enterobacter cloacae 17 (4,6) 9 (4,4) 8 (5)
- Enterobacter sakazakii 4 (1,1) 2 (1) 2 (1,3)
- Enterococcus faecalis 7 (1,9) 0 (00) 7 (4,4)
- Enterococcus falcium 1 (,3) 0 (00) 1 (0,6)
- Klebsiella oxytoca 7 (1,9) 5 (2,4) 2 (1,3)
- Klebsiella pneumoniae 19 (5,2) 11 (5,3) 8 (5)
- Morganella morgannii 3 (,8) 1 (0,5) 2 (1,3)
- Pantoea spp 2 (,5) 1 (0,5) 1 (0,6)
- Proteus mirabilis 9 (2,5) 2 (1) 7 (4,4)
- Providencia rettaeri 1 (,3) 0 (00) 1 (0,6)
- Pseudomonas aeruginosa 8 (2,2) 1 (0,5) 7 (4,4)
- Pseudomonas luteola 4 (1,1) 0 (00) 4 (2,5)
- Raoultella ornithinolytica 14 (3,8) 10 (4,9) 4 (2,5)
- Raoultella terrigena 7 (1,9) 4 (1,9) 3 (1,9)
- Serrata odorifera 3 (,8) 2 (1) 1 (0,6)
- Serratia liquefaciens 1 (,3) 0 (00) 1 (0,6)
- Serratia marcescens 1 (,3) 0 (00) 1 (0,6)
Gram (+)
-Aerococcus viridans 3 (,8) 0 (00) 3 (1,9)
- Enterococcus falcium 7 (1,9) 0 (00) 7 (4,4)
- Enterococcus falcium 1 (,3) 0 (00) 1 (0,6)
- Gemella haemolysans 1 (,3) 0 (00) 1 (0,6)
- Lactococcus lactis 2 (,5) 0 (00) 2 (1,3)
- Leuconostoc spp 2 (,5) 0 (00) 2 (1,3)
-Staphylococacs haemolyticus 3 (,8) 1 (0,5) 2 (1,3)
- Staphylococcus aureus 12 (3,3) 0 (00) (7,5)
-Staphylococcus epidermidis 7 (1,9) 0 (00) 7 (4,4)
- Staphylococcus lentus 1 (,3) 0 (00) 1 (0,6)
-Staphylococcus lugdunensis 1 (,3) 0 (00) 1 (0,6)
- Staphylococcus xylosus 4 (1,1) 0 (00) 4 (2,5)
- Streptococcus agalactiae 1 (,3) 0 (00) 1 (0,6)
Sự đề kháng kháng sinh
Kết quả cũng chỉ ra rằng với ESBLkháng sinh
đề kháng cao nhất là Cephalosporin thế hệ thứ 3
(91,3%), đề kháng tương đối thấp là nhóm
Carbapenem bao gồm Meropenem, Imipenem
và Ertapenem (2,4%, 3,4% và 5,3% theo thứ tự)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 576
cũng như Ticarcillin+Clavulanic acid (12,1%),
Vancomycin (1,5%) và Piperacillin+Tazobactam
(17,5%) (bảng 4). Kết quả này cho thấy sự lựa
chọn kháng sinh thích hợp đặc biệt lựa chọn
kháng sinh điều trị vi khuẩn tiết ra men ESBL để
tránh đề kháng kháng sinh và sự lây nhiễm chéo
vi khuẩn cho NB là cần thiết. Theo Ekom
Ndifreke(14) vi khuẩn gây NTVM là vi khuẩn
gram âm đề kháng Cefoxtazime, Cefpodoxime
và Levofloxacin; hay nghiên cứu của Rubio-
Perez(21) Carbapenems thành công trong điều trị
NTVM do ESBL.
Bảng 4: Kết quả kháng sinh đồ
Yếu tố khảo
sát
Số mẫu
được cấy
Kết quả kháng sinh đồ
ESBL (+)
(n=206)
Vi khuẩn
khác (n=160)
Cephalosporin thế hệ 1 (n = 359)
- Sensitive 97 (27) 25 (12,1) 72 (47,1)
- Resitive 262 (73) 181 (87,9) 81 (52,9)
Cephalosporin thế hệ 2(n = 359)
- Sensitive 95 (26,5) 20 (9,7) 75 (49)
- Resitive 264 (73,5) 186 (90,3) 78 (51)
Cephalosporin thế hệ 3(n = 359)
- Sensitive 85 (23,7) 18 (8,7) 67 (43,8)
- Resitive 274 (76,3) 188 (91,3) 86 (56,2)
Cephalosporin thế hệ 4(n = 360)
- Sensitive 194 (53,9) 71 (34,5) 123 (79,9)
- Resitive 166 (46,1) 135 (65,5) 31 (20,1)
Amoxicillin + Clavulanic Acid (n = 361)
- Sensitive 192 (53,2) 98 (47,6) 94 (60,6)
- Resitive 169 (46,8) 108 (52,4) 61 (39,4)
Piperacillin + Tazobactam (n = 359)
- Sensitive 287 (79,9) 170 (82,5) 117 (76,5)
- Resitive 72 (20,1) 36 (17,5) 36 (23,5)
Ticarcillin + Clavulanat (n = 359)
- Sensitive 303 (84,4) 181 (87,9) 122 (79,7)
- Resitive 56 (15,6) 25 (12,1) 31 (20,3)
Ertapenem (n = 359)
- Sensitive 327 (91,1) 195 (94,7) 132 (86,3)
- Resitive 32 (8,9) 11 (5,3) 21 (13,7)
Imipenem+Cilastin (n = 359)
- Sensitive 326 (90,8) 199 (96,6) 127 (83)
- Resitive 33 (9,2) 7 (3,4) 26 (17)
Meropenem (n = 359)
- Sensitive 339 (94,4) 201 (97,6) 138 (90,2)
- Resitive 20 (5,6) 5 (2,4) 15 (9,8)
Levofloxacin (n = 360)
- Sensitive 177 (49,2) 78 (37,9) 99 (64,3)
- Resitive 183 (50,8) 128 (62,1) 55 (35,7)
Coproloxacin (n = 359)
Yếu tố khảo
sát
Số mẫu
được cấy
Kết quả kháng sinh đồ
ESBL (+)
(n=206)
Vi khuẩn
khác (n=160)
- Sensitive 147 (40,9) 53 (25,7) 94 (61,4)
- Resitive 212 (59,1) 153 (74,3) 59 (38,6)
Netilmicin sulfate (n = 359)
- Sensitive 291 (81,1) 163 (79,1) 128 (83,7)
- Resitive 68 (18,9) 43 (20,9) 25 (16,3)
Tobramycin (n = 359)
- Sensitive 199 (55,4) 96 (46,6) 103 (67,3)
- Resitive 160 (44,6) 110 (53,4) 50 (32,7)
Amikacin (n = 359)
- Sensitive 316 (88) 187 (90,8) 129 (84,3)
- Resitive 43 (12) 19 (9,2) 24 (15,7)
Colimycin (n = 359)
- Sensitive 345 (96,1) 203 (98,5) 142 (92,8)
- Resitive 14 (3,9) 3 (1,5) 11 (7,2)
Colistin (n = 359)
- Sensitive 345 (96,1) 203 (98,5) 142 (92,8)
- Resitive 14 (3,9) 3 (1,5) 11 (7,2)
Vancomycin Hydroclorid (n = 359)
- Sensitive 343 (95,5) 203 (98,5) 140 (91,5)
- Resitive 16 (4,5) 3 (1,5) 13 (8,5)
KẾT LUẬN
NTVM là nguyên nhân chủ yếu của NTBV,
tần suất NTVM trong nghiên cứu là 1.85%,
tương đối thấp so với các nghiên cứu trước đây.
Tần suất tối thiểu của NTVM do ESBL là 23.1%
(206/893), tẩn suất tối đa NTVM do ESBL (trong
tổng số NTVM được cấy phân lập vi khuẩn) là
49,4% (206/417) khá cao. Vi khuẩn thường gặp là
gram âm (88%) với 56.3% là E.coli; ESBL chiếm
56,3% mẫu cấy có vi khuẩn và 64 % vi khuẩn
gram âm được phân lập. Một số yếu tố cần được
lưu ý như mổ hở, mổ loại1, ASA mức độ 2...
nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, 4 đề
kháng cao nhất, và nhóm Carbapenem là lựa
chọn tốt nhất để điều trịvi khuẩn tiết ra men
ESBL. Cần tăng cường công tác kiểm soát nhiễm
trùng, tránh lây nhiễm chéo, đặc biệt là chương
trình phòng chống NTVMdo ESBL.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmed M, & Mustapha MS (2012). Root cause analysis in
surgical site infections (SSIs). International Journal of
Pharmaceutical Science Invention, 1(1), 11-15.
2. Allegranzi B, Nejad SB, Combescure C, Graafmans W, Attar
H, Donaldson L (2011). Burden of endemic health-care-
associated infection in developing countries: systematic
review and meta-analysis. The Lancet, 377(9761), 228-241.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 577
3. Conklin CM, Gray RJ, Neilson D, Wong P, Tomita DK, &
Matloff JM (1988). Determinants of wound infection incidence
after isolated coronary artery bypass surgery in patients
randomized to receive prophylactic cefuroxime or cefazolin.
The Annals of thoracic surgery, 46(2), 172-177.
4. Đinh Văn Trung et al. (2012). Study of surgical site infection in
clean and clean-contaminated abdominal surgical at military
central hospital 108. Joural of clinical medicine(16), 21 - 28.
5. Dunne JR, Malone DL, Tracy JK, & Napolitano LM (2003).
Abdominal wall hernias: risk factors for infection and resource
utilization. Journal of Surgical Research, 111(1), 78-84.
6. EkomNdifreke E (2012). Aetiology and antimicrobial studies
of surgical wound infections in University of Uyo Teaching
Hospital (UUTH) Uyo, Akwa Ibom State, Nigeria.
7. Fehr J, Hatz C, Soka I, Kibatala P, Urassa H., Smith, T,
Widmer A (2006). Risk factors for surgical site infection in a
Tanzanian district hospital: a challenge for the traditional
National Nosocomial Infections Surveillance system index.
Risk, 27(12), 1401-1404.
8. Geubbels ELPE, Groot AJ, Berg JM, & Boer A (2000). An
operating surveillance system of surgical-site infections in The
Netherlands: results of the PREZIES national surveillance
network. Infection control and hospital epidemiology, 21(5),
311-318.
9. Imperatori A, Rovera F Rotolo, N., Nardecchia, E., Conti, V., &
Dominioni, L. (2006). Prospective study of infection risk
factors in 988 lung resections. Surgical infections,
7(Supplement 2), s-57-s-60.
10. Kieu Chi Thanh et al. (2012). Study on rate and causes of
surgical site infection at some surgery departments in Hospital
103 in a period of june 2011 - April 2012. Joural of clinical
medicine(16), 3 - 8
11. Lê Thị Hồng Chung và cs. (2011). Tình hình nhiễm khuẩn vết
mỗ tại BV Đà Nẳng. tạp chí Y học Lâm sàng(15), 88 - 94.
12. Mawalla B, Mshana SE, Chalya PL, Imirzalioglu C (2011).
Predictors of surgical site infections among patients
undergoing major surgery at Bugando Medical Centre in
Northwestern Tanzania. BMC surgery, 11(1), 21.
13. Nguyễn Thanh Hải và cs. (2012). Surgical site infection:
incidence and associated risk factors, pathogens and treatment
cost. Joural of clinical medicine (16), 9 - 14
14. Nguyen D, MacLeod WB, Phung DC, Cong QT, Nguyen VH
& Hamer DH (2001). Incidence and predictors of surgical-site
infections in Vietnam. Infection control and hospital epidemiology,
22(8), 485-492
15. Nguyen KV, Nguyen PTM, & Jones SL (2008). Effectiveness of
an alcohol-based hand hygiene programme in reducing
nosocomial infections in the Urology Ward of Binh Dan
Hospital, Vietnam. Tropical Medicine & International Health,
13(10), 1297-1302.
16. Pal N, Guhathakurta R, Al-Jumaily EFA, Al-Mudallal NHA,
Muhimen NAA, Al-Shaibany AAW, Kuldeep K (2012).
Surgical site infection in surgery ward at a tertiary care
hospital: the infection rate and the bacteriological profile. J
Pharmac, 2(5), 1-5.
17. Petrosillo N, Drapeau CMJ, Nicastri E, Martini L, Ippolito G.,
& Moro, M. L. (2008). Surgical site infections in Italian
Hospitals: a prospective multicenter study. BMC infectious
diseases, 8(1), 34.
18. Phạm Thị Hồng Nhớ và cs. (2011). Đánh giá tình trạng nhiễm
khuẩn vết mổ đường tiêu hóa tại khoa Ngoại Nhi-Cấp cứu
bụng, bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y học Lâm sàng, 100
- 104.
19. Rubio-Perez I, Martin-Perez E, Garcia DD, Calvo MLB, &
Barrera EL (2012). Extended-spectrum beta-lactamase-
producing bacteria in a tertiary care hospital in Madrid:
epidemiology, risk factors and antimicrobial susceptibility
patterns. Emerging health threats journal, 5.
20. Sang SLW, Chaturvedi R, Alam A, Samoukovic G, &
Lachapell K (2013). Preoperative hospital length of stay as a
modifiable risk factor for mediastinitis after cardiac surgery.
Journal of cardiothoracic surgery, 8(1), 45.
21. Saonuam P, Hiransuthikul N, & Danchaivijitr S (2010). Risk
factors for nosocomial infections caused by extended-
spectrum β-lactamase producing Escherichia coli or Klebsiella
pneumoniae in Thailand. Asian Biomed, 2(6), 485-491.
22. Schwartz SR, Yueh B, Maynard C, Daley J, Henderson W, &
Khuri SF (2004). Predictors of wound complications after
laryngectomy: a study of over 2000 patients. Otolaryngology-
Head and Neck Surgery, 131(1), 61-68.
23. Sharan H, Misra AP & Mishra R (2012). Determinants of
surgical site infection in rural Kanpur, India. Journal of
Evolution Medical and Dental Sciences, 1(6), 921-928.
24. Shriyan A, Sheetal R, & Nayak N (2010). Aerobic micro-
organisms in post-operative wound infections and their
antimicrobial susceptibility patterns. J Clin Diagn Res, 4, 3392-
3396.
25. Sohn AH, Parvez FM, Vu T, Hai HH, Bich, NN, Thu LTA,
Archibald LK (2002). Prevalence of surgcal-site infections and
patterns of antimicrobial use in a large tertiary-care hospital in
Ho Chi Minh City, Vietnam. Infection control and hospital
epidemiology, 23(7), 382-387.
26. Takesue Y, Watanabe A, Hanaki H, Kusachi S, Matsumoto T,
Iwamoto A, Sato J (2012). Nationwide surveillance of
antimicrobial susceptibility patterns of pathogens isolated
from surgical site infections (SSI) in Japan. Journal of Infection
and Chemotherapy, 18(6), 816-826.
27. Trịnh Hồ Tình và cs. (2012). Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ
tại một số Khoa Ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định năm
2012. Tạp chí Y học Lâm sàng(15), 71 - 78.
28. Victor D, Revathi G, Sam K, Abdi H (2013). Pattern of
Pathogens and Their Sensitivity Isolated from Surgical Site
Infections at the Aga Khan University Hospital, Nairobi,
Kenya. Ethiopian journal of health sciences, 23(2), 141-149.
29. Wassef MA, Hussein A, & El-Sherif RH (2012). A prospective
surveillance of surgical site infections: study for efficacy of
preoperative antibiotic prophylaxis. African Journal of
Microbiology Research, 6(12), 3072-3078.
Ngày nhận bài báo: 23/11/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/12/2015
Ngày bài báo được đăng: 22/02/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tan_suat_nhiem_trung_vet_mo_do_vi_khuan_gram_am_tiet_ra_men.pdf