Sự thay đổi trong công tác dân tộc từ giữa thế kỷ XX đến nay qua tiếp cận lý thuyết nhân học - Bế Trung Anh

Tài liệu Sự thay đổi trong công tác dân tộc từ giữa thế kỷ XX đến nay qua tiếp cận lý thuyết nhân học - Bế Trung Anh: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 25Ngày nhận bài: 3/8/2017; Ngày phản biện: 20/8/2017; Ngày duyệt đăng: 10/9/2017(1) Học viện Dân tộc; e-mail: betrunganh@cema.gov.vn Công tác dân tộc (CTDT) là “những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các DTTS cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”1.Tuy nhiên, không phải từ khi cách mạng thành công thì mới đặt ra vấn đề CTDT. Quay lại lịch sử, trong các triều đại phong kiến cũng đã thể hiện nhiều mối quan tâm với các mức độ khác nhau về vấn đề dân tộc. Ngay từ khi giành quyền tự chủ từ sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn thể hiện sự coi trọng đối với các vấn đề dân tộc. Liên tục các triều đại từ Lý, Trần, Hồ, Lê-Trịnh, Tây Sơn đến triều Nguyễn đều ban hành các chính sách liên quan để giải quyết vấn đề dân tộc2. Điều đó chứng tỏ rằng, với một quốc gia đa d...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự thay đổi trong công tác dân tộc từ giữa thế kỷ XX đến nay qua tiếp cận lý thuyết nhân học - Bế Trung Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 25Ngày nhận bài: 3/8/2017; Ngày phản biện: 20/8/2017; Ngày duyệt đăng: 10/9/2017(1) Học viện Dân tộc; e-mail: betrunganh@cema.gov.vn Công tác dân tộc (CTDT) là “những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các DTTS cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”1.Tuy nhiên, không phải từ khi cách mạng thành công thì mới đặt ra vấn đề CTDT. Quay lại lịch sử, trong các triều đại phong kiến cũng đã thể hiện nhiều mối quan tâm với các mức độ khác nhau về vấn đề dân tộc. Ngay từ khi giành quyền tự chủ từ sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn thể hiện sự coi trọng đối với các vấn đề dân tộc. Liên tục các triều đại từ Lý, Trần, Hồ, Lê-Trịnh, Tây Sơn đến triều Nguyễn đều ban hành các chính sách liên quan để giải quyết vấn đề dân tộc2. Điều đó chứng tỏ rằng, với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam thì chính sách dân tộc là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ quan 1. Chính phủ, Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 về công tác dân tộc. 2. Phan Hữu Dật, Lâm Bá Nam, Chính sách dân tộc của các chính quyền phong kiến Việt Nam. (X-XIX), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. trọng để bảo vệ đất nước. Nhận thức rõ điều này nên từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất coi trọng vấn đề dân tộc. Tuy nhiên, phải từ sau cách mạng tháng Tám 1945 và bắt đầu vào xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới thì CTDT mới được Đảng và nhà nước xây dựng có hệ thống hơn. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 đã nêu rõ: “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia” (điều 2); “Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung” (điều 8). Càng về sau, CTDT càng được đề cao với sự ra đời của hệ thống các cơ quan chức năng ở nhiều cấp độ khác nhau. CTDT đã góp phần quan trọng tuyên truyền và tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước đến với vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng miền núi, góp phần quan trọng vào công cuộc kháng chiến kiến quốc hay xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đổi mới, rồi hội nhập để phát triển, CTDT cũng đã góp phần to lớn vào việc đưa các DTTS hội nhập với thế giới, với nhịp thở của đất nước. Tuy nhiên, cũng phải SỰ THAY ĐỔI TRONG CÔNG TÁC DÂN TỘC TỪ GIỮA THẾ KỶ XX ĐẾN NAY QUA TIẾP CẬN LÝ THUYẾT NHÂN HỌC Bế Trung Anh(1) Công tác dân tộc là một lĩnh vực rất quan trọng trong đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam. Trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, thời bao cấp và sang quá trình đổi mới đất nước, công tác dân tộc cũng có nhiều thay đổi. Trên bình diện chung, công tác dân tộc đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Để hiểu rõ hơn về thành tựu cũng như những hạn chế của công tác dân tộc từ giữa thế kỷ XX đến nay, bài viết này muốn qua các lăng kính của lý thuyết Nhân học để xem xét lại công tác dân tộc như là một đối tượng để nghiên cứu. Dù công tác dân tộc chưa là một lý thuyết hay lĩnh vực lý thuyết, nhưng ở một góc độ nào đó, nó cũng chịu ảnh hưởng của các lý thuyết khác nhau trong dân tộc học và nhân học. Và từ hướng tiếp cận các lý thuyết, phần nào đó sẽ cho chúng ta những lời giải thích về những tích cực cũng như hạn chế của công tác dân tộc. Từ khóa: Công tác dân tộc; dân tộc thiểu số; chính sách dân tộc; lý thuyết Nhân học. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 26 Số 19 - Tháng 9 năm 2017 nhìn nhận rằng, dù đã đạt được nhiều thành quả to lớn, CTDT vẫn còn nhiều hạn chế. Và phần nhiều những hạn chế này xuất phát từ cái nhìn chủ quan của những người xây dựng các chiến lược và chính sách phát triển. Hệ quả là CTDT cũng đã có những tác động tiêu cực nhiều đến sự phát triển của các cộng đồng DTTS. Bên cạnh những thành tựu đạt được về kinh tế thì các truyền thống văn hóa lại bị đứt gãy, bị mai một, hệ sinh thái tự nhiên và môi trường văn hóa xã hội bị tàn phá không ít. Nhưng gần như trong hơn nửa thế kỷ xảy ra những vấn đề này, dù được nhiều người nói đến song vẫn chưa đủ mạnh để tạo nên những thay đổi. Phải đến đầu những năm 2000, không chỉ các nhà nghiên cứu khoa học mà cả những người hoạch định chính sách bắt đầu nhận thức lại. Những công trình tổng kết CTDT trong mấy chục năm qua bắt đầu xuất hiện3. Lúc này, những vấn đề trong CTDT được mổ xẻ khách quan hơn để bắt đầu xây dựng hệ thống chính sách và xây dựng các hoạt động trong CTDT sao cho phù hợp với sự thay đổi của đất nước và tiến trình hội nhập với thế giới. Trong hơn một thập kỷ qua, CTDT không ngừng thay đổi theo hướng tích cực hơn. Nói vậy để thấy vấn đề CTDT vẫn còn phải nhìn nhận lại theo nhiều chiều hướng khác nhau để đổi mới và phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển của các DTTS nói riêng và của đất nước nói chung. 1.Công tác dân tộc dưới ảnh hưởng của các diễn ngôn phát triển Công tác dân tộc là phương thức và quá trình tổ chức thực hiện các chính sách quản lý của nhà nước về vấn đề dân tộc với mục tiêu chung là đảm bảo sự ổn định và phát triển vùng dân tộc. Nhiều khi, CTDT cũng được thể hiện qua những diễn ngôn phát triển. Những diễn ngôn phát triển có nhiều mức độ tác động khác nhau, có thể mang quy mô nhân loại, cũng có thể chỉ là một dự án nhỏ của một cộng đồng. Ở đây, CTDT liên quan đến các diễn ngôn phát triển về vùng dân tộc, miền núi. Các diễn ngôn phát triển sớm đóng vai trò quan trọng trong các quá trình phát triển bởi nó truyền tải tư tưởng, mục tiêu của nhà quản lý đối với sự phát triển. Khi những diễn ngôn phát triển được đưa ra là tiến bộ, hợp lý thì quá trình phát triển của ngành đó sẽ thuận 3. Hoàng Đức Nghi, Về công tác dân tộc trong 10 năm đổi mới (1990-2000), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. lợi và có những thành tựu nhất định. Nhưng khi các diễn ngôn phát triển thiếu chính xác, không phù hợp sẽ đẩy lùi sự phát triển và gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Các diễn ngôn phát triển liên quan đến CTDT ở Việt Nam luôn được đưa ra trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Từ khi thành lập Đảng cho đến nay đều gắn CTDT với những diễn ngôn phát triển vùng dân tộc và miền núi. Những diễn ngôn này mang tính chỉ đạo, thể hiện quan điểm và định hướng của Đảng và nhà nước trong các điều kiện thực tế. Điều đó không có gì sai. Tuy nhiên, những người làm CTDT quá thụ động và bị chi phối quá nhiều từ các diễn ngôn này thì tình hình lại khác. Sự thụ động trước các diễn ngôn phát triển để rồi đưa vào ý chỉ chủ quan, xem CTDT có nhiệm vụ phải thực hiện các diễn ngôn đó mà không căn cứ vào tình hình thực tiễn của vùng dân tộc sẽ gây nên những hệ lụy cho quá trình phát triển. Phải công nhận rằng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, CTDT đã đạt được nhiều kết quả to lớn, góp phần vào việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của tất cả các thành phần, các dân tộc vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong quá trình hoạch định phát triển vùng DTTS, chúng ta vẫn còn nhiều bất cập. Mà phần lớn các bất cập đều liên quan đến việc hoạch định công tác hơi máy móc, cứng nhắc, quá thụ động trong việc thực hiện các chỉ đạo từ trên xuống qua các diễn ngôn phát triển mang tầm vĩ mô. Xin phân tích một ví dụ để nhìn nhận sâu hơn về vấn đề này: Từ đầu những năm 1960, vấn đề CTDT được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhất là việc xây dựng đời sống mới ở vùng DTTS ở miền Bắc. Tại Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960 đã nhấn mạnh vấn đề CTDT là “Làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao và vùng biên giới tiến kịp vùng nội địa, các DTTS tiếp kịp dân tộc Kinh, giúp đỡ các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và năng lực to lớn của mình cùng nhau đoàn kết chặt chẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội”4. Đây là một diễn ngôn mang tính vĩ mô, thiên hướng lãnh đạo từ trên xuống đối với quá trình phát triển 4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, NXB. Sự thật, 1960, tr 125 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 27Số 19 - Tháng 9 năm 2017 của vùng miền núi, vùng DTTS. Quan điểm và mục tiêu của Đảng trong vấn đề này không có gì sai, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì những người làm CTDT lại nhìn vấn đề theo nhận thức tiến hóa luận giản đơn, bỏ qua sự khác biệt, sự đa dạng giữa các vùng miền, các dân tộc và cả các cộng đồng dân cư khác nhau. Nó góp phần tạo nên sự mặc định trong nhận thức của các nhà phát triển: Miền núi, vùng DTTS, là vùng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển. Người DTTS là những tộc người đang ở ngưỡng cửa văn minh và người Kinh từ đồng bằng có nhiệm vụ giúp đỡ người DTTS phát triển để họ “tiến” theo kịp và bước vào nền văn minh. Quan điểm đó đã dẫn đến việc lấy người Kinh làm chuẩn cho quá trình phát triển. Quan điểm “đưa miền núi tiến kịp miền xuôi” cũng thể hiện tư duy cào bằng trong phát triển vùng mà trung tâm là các chỉ tiêu, thước đo về kinh tế. “Các nhà phát triển” đã xem tiêu chí kinh tế làm trung tâm, là mục tiêu của quá trình phát triển. Đầu tư cơ sở vật chất để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ở miền núi là con đường để ‘tiến kịp miền xuôi” trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng kết quả, khoảng cách kinh tế giữa miền xuôi và miền núi ngày càng lớn thêm như một minh chứng hùng hồn cho một thực tế là kinh tế miền núi không thể theo kịp miền xuôi theo các tiêu chí của các nhà phát triển đưa ra. Công tác dân tộc trong giai đoạn kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nhìn chung là thụ động. Các nhà CTDT chủ yếu trở thành những người đi làm công tác tuyên truyền các chính sách của Đảng và nhà nước đến với người dân. Họ cũng là những người góp phần quan trọng trong việc xây dựng và thực thi hệ thống chính sách phát triển vùng dân tộc, miền núi. Tuy đạt được nhiều kết quả trong việc vận động đồng bào ủng hộ và giúp đỡ cách mạng để bảo vệ Tổ quốc cũng như hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cái nhìn mang tính giản đơn về sự phát triển của vùng dân tộc cũng như sự cứng nhắc, máy móc, lệ thuộc quá nhiều vào các diễn ngôn phát triển đã làm cho CTDT gặp phải nhiều hạn chế và chưa đạt được hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này hay ý kiến của các nhà dân tộc học-nhân học cũng ít được quan tâm trong quá trình xây dựng CTDT. Đến thời kỳ bao cấp, khi cả nước lâm vào điều kiện khó khăn do nền sản xuất trì trệ thì CTDT cũng gặp nhiều khó khăn trước những thay đổi trong ứng xử của đồng bào với quá trình phát triển cũng như sự vận động, biến đổi của đời sống kinh tế xã hội vùng dân tộc. Lúc này, người ta mới bắt đầu nhìn nhận lại quá trình hoạch định CTDT. Các diễn ngôn phát triển thể hiện quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc vẫn là kim chỉ nam của CTDT. Tuy nhiên, những người thực hiện đã bắt đầu linh động, tiếp cận hợp lý hơn với điều kiện thực tế. Đó cũng là quá trình đổi mới CTDT trong hơn một thập kỷ cuối của thế kỷ XX. 2.Tiếp cận “từ khách thể” đến tiếp cận “từ chủ thể” và sự thay đổi trong công tác dân tộc thời kỳ đổi mới Tiếp cận “từ khách thể” (Etic) và tiếp cận “từ chủ thể” (Emic) là những phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu nhân học khá phổ biến trên thế giới trong nửa sau thế kỷ XX. Các tiếp cận này do nhà ngôn ngữ học và nhân học Mỹ, Kenneth Pike đưa ra vào giữa những năm 1950 trong các nghiên cứu về âm vị học. Sau đó, nó được nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học-nhân học vận dụng khá rộng rãi, nhất là trong nghiên cứu văn hóa. Công tác dân tộc trước thời kỳ đổi mới chủ yếu thể hiện cách tiếp cận “từ khách thể”, tức là chịu sự chi phối của những nhà làm CTDT, từ những người đưa ra quan điểm đến những người hoạch định và thực thi chính sách. Những người làm CTDT, một mặt bị chi phối từ các diễn ngôn phát triển của những nhà lãnh đạo như phân tích ở trên. Mặt khác, những người làm CTDT cũng đưa cái nhìn chủ quan của mình vào để hoạch định CTDT, trong khi những cơ sở dữ liệu từ thực tế cuộc sống của những cộng đồng dân tộc chưa đầy đủ để giúp cho việc hoạch định CTDT được khách quan hơn. Bên cạnh đó, quan điểm của những người làm CTDT cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thuyết trung tâm-ngoại vi. Dù họ cố ý vận dụng vào hoặc vô tình nhận thức như vậy thì những quan điểm này cũng đã ảnh hưởng mạnh đến CTDT. Những người làm CTDT đã lấy người Kinh, lấy miền xuôi làm trung tâm, là khu vực phát triển và coi vùng miền núi, vùng DTTS là vùng ngoại vi, vùng kém phát triển và cần phải hỗ trợ, giúp đỡ. Họ cũng lấy người Kinh làm trung Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 28 Số 19 - Tháng 9 năm 2017 tâm, coi đây là khuôn mẫu, là điển hình của sự phát triển, là hệ giá trị chuẩn mực và xem các DTTS là lạc hậu, kém phát triển và phải được khai sáng. Nó khá giống với quan điểm của một số nhà dân tộc học thực dân sang nghiên cứu ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, mục đích thì hoàn toàn khác nhau. Trong khi dân tộc học thực dân nghiên cứu để mở đường cho sự xâm lược và cai trị của đế quốc thì các nhà làm CTDT của ta chỉ vì sốt sắng, mong muốn giúp đỡ, hỗ trợ cho vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS phát triển và tiến lên chủ nghĩa xã hội nhanh hơn. Mong muốn đó, vào thời đoạn đó là chính đáng, lại thêm điều kiện chiến tranh nên công tác nghiên cứu, thu thập thông tin cũng không dễ dàng, thêm vào tâm lý nóng ruột đã làm cho hoạch định về CTDT lại mang tính chủ quan, duy ý chí hơn. Hệ quả là nhiều truyền thống văn hóa của người DTTS bị coi là lạc hậu, không phù hợp và bị tìm cách để xóa bỏ (lễ hội “cầu Mường của đồng bào Thái ở Mường Chiềng, Đà Bắc, Hòa Bình vừa được khôi phục lại). Đồng thời cũng đưa nhiều yếu tố văn hóa lên vùng DTTS theo lối áp đặt khiến nền văn hóa xã hội của các dân tộc bị đứt đoạn. Để cụ thể hơn vấn đề này, xin phân tích một ví dụ về CTDT và chính sách phát triển miền núi ở Nghệ An từ đầu những năm 1950 đến cuối thế kỷ. Ngay sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954, Nghệ An bắt đầu công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, cải tạo xã hội. Những người làm CTDT dù chưa nắm rõ được tình hình phát triển của vùng dân tộc ở miền núi Nghệ An nhưng đã tiến hành đưa hàng vạn người Kinh từ miền xuôi lên để xây dựng các lâm trường, nông trường quốc doanh. Họ coi đây là điều quan trọng để phát triển miền núi và giúp đồng bào dân tộc phát triển theo kịp miền xuôi. Từ năm 1954 đến năm 1955, các lâm trường mới như Khe Kiền, Trịnh Môn, Bãi Phủ, Đông Hiếu, Tây Hiếu, Sông Con... đi vào hoạt động thu hút một số lượng công nhân từ miền xuôi lên. Từ đầu những năm 1960, NghệAn tiếp tục di dân từ miền xuôi lên miền ngược. Tính đến năm 1978, chính quyền Nghệ Tĩnh đã đưa hơn 30 vạn người miền xuôi đi khai hoang, xây dựng các vùng kinh tế mới ở miền núi Nghệ An (và một số địa phương ở miền núi Hà Tĩnh sau khi nhập tỉnh năm 1975). Theo thống kê của Ban Dân tộc và Miền núi Nghệ An, thì đến đầu những năm 1990, số lượng người Kinh ở miền núi khoảng gần 300 nghìn người và chiếm gần 50% dân số miền núi, và đến năm 2009 đã hơn 700 nghìn người, chiếm 62% dân số miền núi. Như vậy, từ ý chỉ chủ quan của những người hoạch định chính sách, những người làm CTDT đã không căn cứ vào tình hình thực tiễn mà vội vàng đưa một lượng dân cư miền xuôi lên cư trú bên cạnh các cộng đồng DTTS tạo nên sự cư trú xen kẽ nhiều tộc người với nhau. Nhưng phương thức sản xuất, vị thế xã hội cũng như bản sắc văn hóa của người Kinh khác nhiều so với các cộng đồng còn lại nên đã có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển miền núi. Hệ quả trực tiếp của vấn đề này là sự biến đổi văn hóa không mong muốn của các cộng đồng DTTS. Đó là một ví dụ về tác động của CTDT theo sự tiếp cận chủ quan của người hoạch định chính sách. Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới 1986, CTDT cũng bắt đầu có những thay đổi để phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước, nhất là thực hiện nhiệm vụ đưa các vùng DTTS hội nhập và phát triển. Liên tiếp có các quan điểm chỉ đạo mới về liên quan đến CTDT kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986). Năm 1989, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 22-NQTƯ và năm 1990 Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 72-HĐBT là những văn bản chỉ đạo trực tiếp về CTDT và miền núi lúc này. “Đây là hai văn bản quan trọng bậc nhất thể hiện cho sự đổi mới trong CTDT của Đảng và Nhà nước”5. Đây là quãng thời gian mở đầu cho việc nhìn nhận lại và đổi mới CTDT. Một trong những điểm nhấn của sự đổi mới CTDT lúc này là chuyển từ tiếp cận “từ khách thể” sang tiếp cận “từ chủ thể” và sau đó là sự nhấn mạnh kết hợp cả hai phương pháp tiếp cận này để xây dựng cơ sở dữ liệu và hoạch định chính sách, CTDT. Các cơ quan phụ trách CTDT đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến tiếng nói của những người trong cuộc, chính là những người dân ở miền núi, là các đồng bào DTTS. Một mặt, người dân được thể hiện nhiều ý kiến của mình hơn trong việc góp ý về các chính sách liên quan đến sự phát triển của cộng đồng mình. Mặt khác, trong quá trình thực hiện các chính sách dân tộc thì những người liên quan cũng được thể hiện ý kiến góp ý để làm cho CTDT ngày càng tốt hơn và 5. Lâm Bá Nam, Chính sách dân tộc của Đảng trong thời kỳ đổi mới, in trong “Đảng Cộng sản Việt Nam: 80 năm xây dựng và trưởng thành”, NBX. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 29Số 19 - Tháng 9 năm 2017 đảm bảo được sự ổn định, phát triển ở vùng dân tộc. Sự đổi mới trong CTDT đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của vùng dân tộc và miền núi, nó góp phần quan trọng “tạo được những chuyển biến đáng kể về phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc ở miền núi. Nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả đã được hình thành và phát triển. Cơ cấu kinh tế miền núi đã có chuyển biến tích cực, tạo đà phát triển mới theo hướng sản xuất hàng hóa và từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”6. Để đạt được kết quả đó, những người làm CTDT đã thay đổi từ quan điểm chủ quan, tiếp cận “từ khách thể” sang kết hợp hai cách tiếp cận, tôn trọng ý kiến của đồng bào dân tộc, lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Nói đúng hơn, CTDT trong giai đoạn này đã tiếp nhận được những luồng gió mới trong nghiên cứu dân tộc học và các ngành khác dưới ánh sáng của đổi mới. Bởi lúc đó, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài và trong nước đã có nhiều công trình phân tích về tác động của các chính sách cũng như sự biến đổi của các dân tộc trong nhiều năm trước đó. Trong đó, các học giả nước ngoài như Gerald Hickey (Mỹ), Futura Moto (Nhật Bản), Orcar Salemink (Hà Lan) hay Patricia Pelly (Mỹ) thường tập trung vào việc phân tích thực trạng và các chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với các dân tộc cũng như tác động của các chính sách ấy lên tình hình phát triển vùng dân tộc. Trong khi các nhà khoa học Việt Nam lại tập trung vào ba vấn đề chính: Thực trạng kinh tế - xã hội ở miền núi; Chính sách của Nhà nước đối với vùng miền núi, đồng bào DTTS; Đề xuất giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho vùng miền núi. Dù đạt được những kết quả quan trọng trong quá trình đổi mới CTDT, chính sách dân tộc, nhưng sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ngày càng nhanh chóng, sự hội nhập với thế giới dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ thì CTDT, muốn đạt hiệu quả cao hơn lại phải tiếp tục đổi mới hơn nữa. 3.Công tác dân tộc trong định hướng phát triển bền vững, giai đoạn hiện nay 6. Ủy ban Dân tộc và Miền núi, 55 năm công tác dân tộc và miền núi (1946-2001), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 125 Tiếp nối những kết quả đạt được trong thời kỳ đầu đổi mới, bước sang thế kỷ mới, CTDT lại tiếp tục thay đổi và hòa nhập với sự phát triển trên thế giới khi nhân loại đi vào kỷ nguyên phát triển bền vững. CTDT trong giai đoạn hiện nay dựa trên quan điểm, định hướng phát triển bền vững và cách tiếp cận đa chiều cả về lý thuyết cũng như thực tiễn. Tiếp cận đa chiều ở đây không phải là một lý thuyết mà là một hệ thống quan điểm và phương pháp tiếp cận phức hợp, cho chúng ta cái nhìn từ nhiều chiều hướng khác nhau, tiến tới nhận thức toàn diện và khách quan hơn về các vấn đề trên. Trong khi đó, phát triển bền vững đang là chiến lược, là định hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Xuất hiện trên diễn đàn thế giới từ đầu những năm 1970, thuật ngữ phát triển bền vững (Sustainable Development) ngày càng được phổ biến và được xem là một khái niệm mang tính thời đại. Chiến lược phát triển bền vững toàn cầu trải qua 3 hội nghị lớn của Liên Hợp quốc, từ Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro (1992) đến Hội nghị Thượng đỉnh Johannesburg (2002) và gần nhất là Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro (2012), mục tiêu và nội dung của phát triển được hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn và cụ thể hơn. Khái niệm phát triển bền vững hiện nay được hiểu là: Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường... Ngoài ra còn phải quan tâm đến các khía cạnh khác của sự phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc.... Một vấn đề quan trọng mà gần đây mới được nhắc đến nhiều hơn là phát triển bền vững con người trong toàn thế giới để vượt qua các ngăn cách chủng tộc, quốc gia, dân tộc và tôn giáo... Tóm lại, khung mẫu phát triển bền vững phải bao gồm 6 thành tố: i- Phát triển bền vững kinh tế, ii- Phát triển bền vững chính trị, iii- Phát triển bền vững văn hóa, iv- Phát triển bền vững xã hội, v- Phát triển bền vững con người, vi- Bảo vệ môi trường bền vững. Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia chương trình phát triển bền vững khá sớm. Từ Hội nghị Thượng đỉnh ở Rio de Janeiro (1992) Chính phủ Việt Nam đã ký Tuyên bố chung của Liên hợp quốc về phát triển bền vững. Năm 1993, Quốc hội ban hành luật Bảo vệ môi trường. Năm 1996, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 30 Số 19 - Tháng 9 năm 2017 thị số 36-CT/TW về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Năm 2004, Chính phủ ban hành Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam với tên gọi “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam”. Chương trình phát triển bền vững ở Việt Nam được tiến hành trên ba phương diện: i- Thành lập các tổ chức từ trung ương đến địa phương để quản lý các chương trình phát triển bền vững; ii- Phổ biến nội dung, xây dựng kế hoạch và tuyên truyền các yêu cầu phát triển bền vững đến các cơ quan, đoàn thể và toàn dân; iii- Tổ chức nghiên cứu, đánh giá để bổ sung các nội dung cụ thể và xây dựng các mô hình phát triển bền vững cho các đối tượng khác nhau ở các địa phương. Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, ngày 12 tháng 4 năm 2012, nhấn mạnh quan điểm phát triển bền vững lấy con người làm trung tâm, lấy khoa học làm nền tảng. Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt và toàn diện trong quá trình phát triển đất nước, và là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn Dân, các Cơ quan nhà nước và ngoài nhà nước. Như vậy, CTDT trong kỷ nguyên phát triển bền vững cũng phải thay đổi cả về nhận thức và cách tiếp cận. Tiếp cận đa chiều trong CTDT là kết hợp sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau sao cho hợp lý và hiệu quả. CTDT hiện nay có sự tham gia của nhiều bên, trong đó có nhiều nhà lãnh đạo, nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách dân tộc, các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà doanh nghiệp và người dân. Trong hoạch định CTDT cần phải tranh thủ được ý kiến của nhiều người cùng tham gia bàn luận, trao đổi và tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả của CTDT. Các vấn đề dân tộc hiện tại không còn là một vấn đề riêng biệt mà luôn tồn tại nhiều mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề khác, nên cần phải có cái nhìn toàn diện hơn để đi đến hoạch định chính sách phát triển vùng dân tộc hiện nay. Nói tóm lại, CTDT hiện tại phải tiếp cận từ nhiều phía, cả chủ thể và khách thể, của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà doanh nghiệp và người dân; đồng thời phải nhìn từ nhiều mối quan hệ với nhau: Từ tự nhiên, con người, văn hóa, xã hội, chính trị. Điều đó đòi hỏi người làm CTDT phải luôn biết lắng nghe, biết trao đổi và biết tích hợp các hạt nhân hợp lý từ nhiều phía liên quan trong một vấn đề để xử lý mọi việc một cách hiệu quả nhất. Dựa trên quan điểm và định hướng phát triển bền vững, lấy tiếp cận đa chiều làm nền tảng nên CTDT ở Việt Nam hiện nay được xác lập và thực hiện trên 4 nguyên tắc cơ bản được Chính phủ quy định (Theo Nghị định 05/2011/ NĐ-CP của Chính phủ về CTDT):1- Thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.2- Đảm bảo và thực hiện chính sách phát triển toàn diện, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS.3- Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc.4- Các dân tộc có trách nhiệm tôn trọng phong tục, tập quán của nhau, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các nguyên tắc này dựa trên nền tảng quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc và CTDT được khẳng định qua các kỳ Đại hội gần đây. Và nó cũng thể hiện được định hướng phát triển CTDT trong kỷ nguyên phát triển bền vững và toàn cầu hóa hiện nay. Đây cũng là điều kiện để có thể thực hiện được nhiệm vụ về CTDT đã được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) và khẳng định lại trong các Đại hội lần thứ XI và XII: “Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng; làm tốt công tác định canh, định cư và xây dựng vùng kinh tế mới. Quy hoạch, phân bổ, sắp xếp lại dân cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào các DTTS; động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các dân tộc. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người DTTS. Cán bộ công tác ở vùng DTTS và Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 31Số 19 - Tháng 9 năm 2017 miền núi phải gần gũi, hiểu phong tục tập quán, tiếng nói của đồng bào dân tộc, làm tốt công tác dân vận. Chống các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc”7. Những phân tích trên về CTDT từ giữa thế kỷ XX đến nay xuất phát từ việc tiếp cận các hướng lý thuyết nhằm để nhận thức lại một góc nào đó về CTDT. Những thảo luận trên không nhằm mục đích khẳng định rằng CTDT vận dụng các lý thuyết đã trình bày vào quá trình hoạch định chính sách hay thực thi các chính sách dân tộc, mà nó chỉ là một khung lý thuyết giúp cho chúng ta tiếp cận với CTDT với tư cách là một đối tượng nghiên cứu. Theo đó, CTDT trong các giai đoạn của những năm qua có những vấn đề khác nhau. Tiến trình phát triển của CTDT theo hướng từ chủ quan duy ý chí đến việc ngày càng tiếp cận khách quan hơn và đạt được nhiều kết quả hơn, góp phần vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước nhiều hơn. Về cơ bản, CTDT trước thời kỳ đổi mới chịu nhiều ảnh hưởng của những diễn ngôn phát triển từ trên xuống, mang tính chủ quan. Đây là giai đoạn CTDT mang tính chính trị và tập trung vào việc tập hợp lực lượng, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc để chống giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước. Và bên cạnh đó là việc xây dựng và phát triển cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ở vùng DTTS và miền núi. Kết quả là chúng ta đã huy động được sức mạnh để giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh vệ quốc. Nhưng mặt khác, CTDT bị ảnh hưởng bởi các diễn ngôn phát triển mang tính chính trị đã gây đứt gãy đối với các nền văn hóa truyền thống của các DTTS. Cùng với đó là gây ra sự xáo trộn giữa địa bàn cư trú của các dân tộc làm cho sự tiếp xúc văn hóa càng mạnh mẽ hơn. Công tác dân tộc trước và trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới cũng chủ yếu theo lối tiếp cận “từ khách thể”. Những người làm CTDT đã quá chủ quan, duy ý chí khi quá nhấn mạnh quan điểm của mình vào trong hoạch định CTDT mà thiếu cơ sở dữ liệu về thực tế ở vùng dân tộc và miền núi. Tuy nhiên, từ khi đổi mới, nhận thức về CTDT cũng thay đổi, từ nhấn mạnh ý kiến của khách thể chuyển sang coi trọng ý kiến của chủ 7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, 2006, tr 121-122 thể các nền văn hóa. Cùng với đó là tiếng nói của các nhà nghiên cứu dân tộc học-nhân học và nhiều ngành khác cũng được tôn trọng hơn. Đó là quá trình đổi mới CTDT và nó tạo cơ sở cho việc CTDT ngày càng đổi mới, hiệu quả hơn. Trong giai đoạn hiện nay, CTDT được hoạch định và xây dựng theo hướng phát triển bền vững và tiếp cận đa chiều. Vẫn giữ vững quan điểm lãnh đạo của Đảng về vấn đề dân tộc và tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Nhà nước về CTDT, nhưng những người làm CTDT đã trở nên chuyên nghiệp hơn. Họ biết tranh thủ ý kiến của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các nhà doanh nghiệp và tôn trọng ý kiến của người dân-là những người chủ thể, trực tiếp nhận tác động từ CTDT. Sự nhìn nhận sâu sắc, tiếp cận đa phương, đa chiều hơn là nền tảng cho quá trình hoạch định CTDT hiện nay. Các nghiên cứu về dân tộc, CTDT được thực hiện với các tiếp cận liên ngành, dựa trên các dữ liệu, cơ sở dữ liệu về DTTS. Điều này cũng đặt ra một nhiệm vụ rất lớn, đó là phải tiến hành không chậm trễ, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về DTTS, làm luận cứ minh chứng cho những giả thuyết đặt ra trong các nghiên cứu. Với những điều kiện cơ bản như vậy, có thể tin tưởng rằng CTDT sẽ ngày càng hiệu quả và có nhiều đóng góp trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tài liệu tham khảo [1] Phan Hữu Dật, Lâm Bá Nam (2001), Chính sách dân tộc của các chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam (X-XIX), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; [2] Khổng Diễn (2003), Tổng quan về dân tộc học Việt Nam trong một thế kỷ qua. In trong “Dân tộc học Việt Nam thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI”, NXB. Khoa học Xã hội; [3] Bế Viết Đẳng (1977), Nghị quyết đại học Đảng toàn quốc lần thứ IV và công tác nghiên cứu dân tộc học hiện nay. Tạp chí Dân tộc học số 1-1977. In trong Dân tộc học Việt Nam: Định hướng và thành tựu nghiên cứu (1973-1998), NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2006; [4] Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, NXB. Sự thật, Hà Nội; [5] Nguyễn Hữu Hải, Nguyễn Xuân Thu, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 32 Số 19 - Tháng 9 năm 2017 CHANGES IN ETHNIC WORK FROM THE MID- 20th CENTURY TO NOW FROM STUDYING ANTHROPOLOGICAL THEORY Abstract: Ethnic affairs are a very important field in the directions and policies of the Party and the State of Vietnam. Through the national defense war, the subsidy period and the process of national renewal, the work of ethnic minorities also has many changes. On the general level, ethnic work has contributed significantly to the construction of national defense. However, there are still many shortcomings. To better understand the achievements and limitations of ethnic work from the mid-twentieth century, this article emphasizes on adopting the lens of Anthropological Theory to review ethnic work as a statue to study. Although ethnographic work is not a theoretical or theoretical field, it is, to some extent, influenced by different theories used in ethnography and anthropology. Keywords: Ethnic affairs; ethnic minorities; national policy; Anthropological theory. Lưu Minh Thiệu, Lê Vui, Trịnh Quang Cảnh (1997), 50 năm Công tác dân tộc (1946-1996), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; [6] Trần Tiến Hoà, Nguyễn Mạnh Hiền (2004), Một số vấn đề cần biết về dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, NXB. Lao Động, Hà Nội; [7] Phan Văn Hùng (chủ biên) (2015), Một số vấn đề mới trong quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; [8] Lâm Bá Nam (2010), Chính sách dân tộc của Đảng trong thời kỳ đổi mới. In trong “Đảng Cộng sản Việt Nam: 80 năm xây dựng và trưởng thành”, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; [9] Hoàng Đức Nghi (2001), Về công tác dân tộc trong 10 năm đổi mới (1990-2000), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; [10] Giàng Seo Phử (chủ biên) (2016), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về công tác dân tộc qua 30 năm đổi mới, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; [11] Jean Olivier De Sardan (2008), Ba lối tiếp cận trong ngành nhân học về sự phát triển. In trong “Nhân học phát triển: Lý thuyết, phương pháp và công cụ thực hành”, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội; [12] Ủy ban Dân tộc và Miền núi (2001), 55 năm công tác dân tộc và miền núi (1946- 2001), NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; [13] Bế Trường Thành, Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng , Dương Xuân Ngọc, Đặng Nghiêm Vạn (2002), Vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf188_810_1_pb_6228_2151986.pdf
Tài liệu liên quan