Hành vi nguy cơ của học sinh trong những gia đình li hôn: Từ kết quả nghiên cứu đến một số khuyến nghị về giải pháp giáo dục (nghiên cứu đối với học sinh THPT Hà Nội) - Dương Thị Thu Hương

Tài liệu Hành vi nguy cơ của học sinh trong những gia đình li hôn: Từ kết quả nghiên cứu đến một số khuyến nghị về giải pháp giáo dục (nghiên cứu đối với học sinh THPT Hà Nội) - Dương Thị Thu Hương: DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0019JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 171-178 This paper is available online at HÀNH VI NGUY CƠ CỦA HỌC SINH TRONG NHỮNG GIA ĐÌNH LI HÔN: TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẾN MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC (NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT HÀ NỘI) Dương Thị Thu Hương Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí & Tuyên truyền Tóm tắt. Nghiên cứu đề cập đến hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội, đặc biệt tập trung tìm hiểu hành vi rủi ro của học sinh THPT sống trong các gia đình li hôn/li thân trong so sánh với học sinh sống trong gia đình hiện sống chung. Số liệu phân tích từ 1333 mẫu học sinh tại các quận nội thành Hà Nội, đề cập đến 18 hành vi rủi ro cụ thể, chia làm 4 nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh trong các gia đình li thân/li hôn có nguy cơ cao hơn đáng kể so với học sinh sống trong các gia đình bố & mẹ sống chung. Nghiên cứu cũng tìm hiểu một số nguyên nhân khiến học sinh THPT sống trong các gia đ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hành vi nguy cơ của học sinh trong những gia đình li hôn: Từ kết quả nghiên cứu đến một số khuyến nghị về giải pháp giáo dục (nghiên cứu đối với học sinh THPT Hà Nội) - Dương Thị Thu Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0019JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 171-178 This paper is available online at HÀNH VI NGUY CƠ CỦA HỌC SINH TRONG NHỮNG GIA ĐÌNH LI HÔN: TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẾN MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC (NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT HÀ NỘI) Dương Thị Thu Hương Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí & Tuyên truyền Tóm tắt. Nghiên cứu đề cập đến hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội, đặc biệt tập trung tìm hiểu hành vi rủi ro của học sinh THPT sống trong các gia đình li hôn/li thân trong so sánh với học sinh sống trong gia đình hiện sống chung. Số liệu phân tích từ 1333 mẫu học sinh tại các quận nội thành Hà Nội, đề cập đến 18 hành vi rủi ro cụ thể, chia làm 4 nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh trong các gia đình li thân/li hôn có nguy cơ cao hơn đáng kể so với học sinh sống trong các gia đình bố & mẹ sống chung. Nghiên cứu cũng tìm hiểu một số nguyên nhân khiến học sinh THPT sống trong các gia đình li thân/li hôn có nguy cơ cao hơn thông qua các phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu đưa ra một số gợi ý về giải pháp góp phần trợ giúp, giám sát hành vi rủi ro đối với nhóm học sinh THPT trong các gia đình li thân/li hôn. Từ khóa: Hành vi rủi ro, học sinh THPT, gia đình li hôn, li thân. 1. Mở đầu Tiến trình phát triển xã hội theo hướng hiện đại, hội nhập, quá trình đô thị hoá mạnh mẽ thường khó tránh khỏi những ảnh hưởng, áp lực đối với xã hội, trong đó bao gồm cả những biến đổi về cấu trúc, chức năng gia đình, mối quan hệ gia đình, vấn đề li hôn phổ biến hơn. Một số các bằng chứng từ các cuộc nghiên cứu gần đây, đặc biệt là kết quả điều tra gia đình Việt Nam 2006 cho thấy tỉ lệ li hôn có xu hướng gia tăng và vấn đề li hôn đã trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện đại ngày nay [5]. So sánh với nhiều quốc gia phát triển trên thế giới và trong khu vực thì li hôn ở Việt Nam có thể còn ít phổ biến hơn. Tuy nhiên vấn đề đáng bàn đến là cách thức giải quyết các xung đột, bất đồng trước và sau li hôn có thể đã ảnh hưởng đến tâm lí, hành vi của những đứa con trong gia đình. Một số bằng chứng từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy những đứa trẻ sống trong các gia đình li hôn/li thân thường có nguy cơ cao hơn đối với một số hành vi rủi ro như hút thuốc lá, uống bia/rượu, sử dụng chất kích thích, rối loạn tâm trí, bạo lực [3, 4, 6, 7]. Tại Việt Nam thực tế vẫn còn ít những bằng chứng nghiên cứu về hành vi rủi ro của học sinh trong các gia đình li thân/li hôn, đặc biệt đặt trong mối quan hệ so sánh với học sinh trong các gia đình bố & mẹ hiện sống chung. Bài viết phân tích số liệu điều tra từ 1333 mẫu học sinh THPT tại 3 quận nội thành Hà Nội nhằm tìm hiểu nguy cơ có các hành vi rủi ro của học sinh sống trong các gia đình li thân/li hôn, trong đó có so sánh với học sinh hiện sống trong các gia đình bố mẹ sống chung. Nghiên cứu tìm Ngày nhận bài: 18/12/2016. Ngày nhận đăng: 18/1/2017. Liên hệ: Dương Thị Thu Hương, e-mail: duonghuong_xhh@yahoo.com 171 Dương Thị Thu Hương hiểu nguy cơ của 4 nhóm hành vi, bao gồm trong đó 18 hành vi cụ thể. Kết quả nghiên cứu sẻ là những bằng chứng và gợi ý về giải pháp góp phần giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực từ vấn đề li hôn đến học sinh, hướng tới một thế hệ tương lai khoẻ mạnh cả thể chất và tinh thần. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng nhằm phân tích thực trạng, mức độ phổ biến của các hành vi rủi ro của học sinh THPT tại Hà Nội. 1333 học sinh thuộc 3 trong tổng số 12 quận nội thành Hà Nội được chọn vào mẫu nghiên cứu theo phương pháp lựa chọn nhiều giai đoạn nhằm đạt được tính đại diện cao nhất cho học sinh Hà Nội (trong khuôn khổ các quận nội thành), bao gồm học sinh thuộc 6 trường THPT (3 trường công lập, 3 trường ngoài công lập). Một số các chỉ số cụ thể về mẫu nghiên cứu như: học sinh nam chiếm 52%, nữ chiếm 48%; học sinh trường công lập chiếm 55% và ngoài công lập chiếm 45%, học sinh khối 10, khối 11, khối 12 lần lượt là: 33%, 32%, 35%. Ngoài ra, để bổ sung thêm các thông tin giải thích cho nguyên nhân hành vi rủi ro trong nhóm học sinh sống trong gia đình li thân, li hôn, nghiên cứu đã thực hiện 24 phỏng vấn sâu, trong đó có 12 phỏng vấn sâu đối với giáo viên, cán bộ phụ trách giáo dục trong trường học, 12 phỏng vấn sâu được thực hiện đối với học sinh trong các gia đình có vấn đề (li thân, li hôn, tái hôn, thường xuyên xung đột). Nghiên cứu tìm hiểu 4 nhóm hành vi rủi ro, bao gồm 18 hành vi rủi ro cụ thể: - Nhóm 1: hút thuốc lá, uống bia/rượu, hút shisha, sử dụng ma tuý, sử dụng thuốc/chất gây ảo giác. - Nhóm 2: Hành vi gây bạo lực: bao gồm 3 loại: đánh nhau; bắt nạt, doạ nạt (trực tiếp); đe doạ, xúc phạm qua tin nhắn, mạng xã hội. - Nhóm 3: Hành vi chủ động tự gây thương tích cho bản thân, có ý định tự tử, đã từng cố gắng tự tử. - Nhóm 4: Hành vi giao thông không an toàn: nghiên cứu tập trung tìm hiểu 7 hành vi: Không đội mũ bảo hiểm; phóng nhanh/vượt ẩu/vượt đèn đỏ/đi sai làn đường; tự điều khiển xe máy khi tham gia giao thông; tham gia giao thông trên xe chở quá số người quy định; gây va quyệt, tai nạn giao thông; vi phạm luật giao thông bị công an nhắc nhở, xử phạt; đua xe. Nghiên cứu tìm hiểu hành vi rủi ro ở 2 khía cạnh cụ thể: - Thực trạng có nhiều hành vi rủi ro. - Tần suất, mức độ phổ biến của từng hành vi rủi ro cụ thể Nhằm đảm bảo nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu, các đối tượng tham gia nghiên cứu được thông báo về tính khuyết danh của nghiên cứu, nguyên tắc bảo mật thông tin, mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, việc tham gia nghiên cứu là tự nguyện và đối tượng tham gia có quyền rút khỏi nghiên cứu tại bất kì thời điểm nào mà không cần nói lí do. Cam kết thực hiện nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu được nghiên cứu viên thực hiện bằng văn bản có chữ kí và thông tin liên hệ cá nhân với đại diện lãnh đạo trường học, từng thành viên tham gia nghiên cứu. 2.2. Các phát hiện chính 2.2.1. Thực trạng hành vi rủi ro của học sinh THPT hiện sống trong gia đình li thân/li hôn Trong tổng số mẫu nghiên cứu với 1333 học sinh, kết quả cho thấy có 13% học sinh cho biết họ đang sống trong gia đình li thân/li hôn/tái hôn. Một điểm đáng chú ý là học sinh trường ngoài công lập cho biết họ sống trong gia đình li thôn/li thân/tái hôn cao hơn gấp gần 2,5 lần so 172 Hành vi nguy cơ của học sinh trong những gia đình li hôn: Từ kết quả nghiên cứu... với học sinh trường công lập (19 so với 8,2%). Sống trong gia đình li hôn/li thân ở độ tuổi chuyển đổi từ trẻ em sang người lớn với nhiều biến đổi về tâm lí là một thách thức đối với học sinh. Học sinh có thể sẽ phải chịu nhiều tổn thương và thiệt thòi hơn nếu như sau li hôn không nhận được đầy đủ sự yêu thương, quan tâm, trợ giúp cả về vật chất và tinh thần, sự quan tâm, uốn nắn từ cả 2 phía gia đình, cả bố và mẹ. Kết quả phân tích số liệu cho thấy học sinh THPT tại các quận nội thành Hà Nội sống trong gia đình li hôn có nguy cơ có nhiều hành vi rủi ro cao hơn đáng kể so với học sinh hiện bố mẹ sống chung. Xu hướng này thể hiện ở cả thực trạng có nhiều và đồng thời các hành vi rủi ro trong tổng số 18 hành vi rủi ro được đề cập cũng như nguy cơ có từng hành vi rủi ro cụ thể. Trung bình một học sinh trong mẫu nghiên cứu có 4,88 hành vi rủi ro trong tổng số 18 hành vi, con số này ở học sinh hiện sống cùng bố & mẹ chỉ là 4,68 hành vi, tuy nhiên học sinh sống trong gia đình li thân/li hôn có số hành vi rủi ro trung bình là 6,2 hành vi. Đối với nhóm thứ nhất, bao gồm các hành vi: uống bia/rượu, hút thuốc lá, hút shisa, sử dụng ma tuý, thuốc/chất gây ảo giác, kết quả phân tích số liệu cho thấy ở cả 5 hành vi này, tỉ lệ học sinh sống trong gia đình li thân/li hôn đều có nguy cơ cao hơn, đặc biệt là hành vi hút thuốc lá, hút shisha, sử dụng ma tuý, sử dụng thuốc/chất gây ảo giác với mức chênh lệch từ 1,5 cho tới 2 lần, cụ thể như sau: Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa đặc điểm hôn nhân của bố và mẹ và hành vi rủi ro của học sinh THPT Hà Nội (%) Sự khác biệt cũng cũng thể hiện rất rõ ở nhóm các hành vi gây bạo lực với cả 3 loại hành vi: bắt nạt trực tiếp, bắt nạt gián tiếp (qua mạng xã hội, tin nhắn), đánh nhau, cụ thể, số liệu cụ thể được thể được thể hiện ở biểu đồ 2. Nghiên cứu tìm hiểu 3 loại hành vi chủ động gây bạo lực một cách cụ thể: bắt nạt, doạ nạt (trực tiếp), bắt nạt, doạ nạt (gián tiếp thông qua mạng xã hội, tin nhắn), gây gổ, đánh nhau. Số liệu phân tích cho thấy ở cả hai loại hành vi gây bạo lực thể chất và tinh thần trực tiếp đều có xu hướng phổ biến hơn đáng kể ở nhóm học sinh sống trong gia đình li hôn/li thân/khác, thậm chí gấp gần 2 lần. Đối với hành vi gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho chính bản thân mình, học sinh từng có ý định tự tử và đã từng cố gắng tự tử cao hơn đáng kể ở gia đình có bố mẹ li thân/li hôn. Đáng chú ý là tỉ lệ học sinh cho biết đã từng cố gắng tự tử ở gia đình li hôn/li thân cao gấp hơn 2 lần so với học sinh trong các gia đình bố mẹ sống chung. 173 Dương Thị Thu Hương Biểu đồ 2: Mối quan hệ giữa hôn nhân bố và mẹ và hành vi gây bạo lực của học sinh THPT Hà Nội (%) Biểu đồ 3: Mối quan hệ giữa hôn nhân bố và mẹ và hành vi gây thương tích, có ý định tự tử, cố gắng tự tử của học sinh (%) Như đã đề cập, nghiên cứu tìm hiểu 7 hành vi giao thông không an toàn và số liệu phân tích so sánh tỉ lệ học sinh đã từng có từng hành vi giao thông không an toàn giữa nhóm học sinh bố mẹ li hôn/li thân và nhóm học sinh bố mẹ sống chung thể hiện ở bảng 1. Bảng 1: Mối quan hệ giữa hôn nhân bố và mẹ và hành vi giao thông không an toàn của học sinh THPT Hà Nội (%) Hành vi giao thông không an toàn Bố mẹ sống chung Li thân/li hôn/ khác P value Phóng nhanh/vượt ẩu/vượt đèn đỏ .... 49,9 63,5 < 0,05 Đua xe 6,5 10 < 0,05 Gây va quệt, tai nạn giao thông 34,8 44,4 < 0,05 Ngồi trên xe chở quá số người quy định 44,1 55,6 < 0,05 Tự điều khiển xe máy 48,3 64,0 < 0,05 Không đội mũ bảo hiểm 57,6 71,8 < 0,05 Vi phạm luật giao thông 20,1 31,6 < 0,05 174 Hành vi nguy cơ của học sinh trong những gia đình li hôn: Từ kết quả nghiên cứu... Ở cả 7 hành vi giao thông không an toàn tỉ lệ học sinh vi phạm thuộc nhóm gia đình li hôn, li thân cao hơn đáng kể so với học sinh hiện bố & mẹ đang sống chung, trong đó đặc biệt chú ý là tình trạng tự điều khiển xe máy và các hành vi nguy hiểm khác có khả năng gây tai nạn, chấn thương. Bên cạnh đó, nhóm học sinh có bố và mẹ hiện li thân, li hôn có số loại hành vi giao thông không an toàn trung bình trong tổng số 7 hành vi được nghiên cứu cao hơn đáng kể so với nhóm học sinh bố & mẹ hiện sống chung: trung bình 3,42 hành vi so với 2,6 hành vi. 2.2.2. Những lí giải từ góc độ thực tiễn và lí thuyết về thực trạng có nhiều hành vi rủi ro ở học sinh THPT sống trong các gia đình li hôn/li thân Các bằng chứng từ số liệu nghiên cứu định lượng cho thấy rất rõ thực trạng một bộ phận đáng kể học sinh THPT hiện đang sống trong các gia đình li hôn, li thân, và đáng quan tâm hơn cả là họ là đối tượng có nguy cơ với nhiều hành vi rủi ro phổ biến hơn so với học sinh hiện sống trong các gia đình hiện bố & mẹ đang sống chung. Nhằm làm rõ hơn những nguyên nhân, những lí do khiến cho học sinh trong các gia đình có bố và mẹ li thân/li hôn, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu học sinh trong các gia đình li thân/ li hôn và giáo viên làm công tác chủ nhiệm và quản lí các trường. Không phải tất cả những học sinh sống trong các gia đình li thân/li hôn đều có nguy cơ cao đối với tất cả các hành vi rủi ro vì thực tế có một số học sinh có đủ bản lĩnh, kĩ năng để vượt qua những khó khăn, hoặc cho dù hôn nhân của bố mẹ có thay đổi nhưng tình yêu, sự quan tâm đối với họ không thay đổi thì học sinh sẽ chịu ít tác động hay ảnh hưởng từ sự thay đổi hôn nhân của bố mẹ. Tuy nhiên thực tế có không ít gia đình, cách xử lí những xung đột, quá trình ứng xử trước trong và sau li hôn của chính bố mẹ đã gây ảnh hưởng không ít đến tâm lí, hành vi của con cái. Một số phát hiện và tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn sâu về những trải nghiệm và lí do khiến học sinh trong các gia đình li hôn, li thân có nguy cơ có nhiều hành vi rủi ro hơn như sau: - Một số học sinh sống trong các gia đình li hôn/ li thân rơi vào tình trạng bị mất dần sự tự tin, dẫn đến tự ti, nhậy cảm hơn, kèm theo đó là tâm lí không thoải mái, thậm chí là ức chế, dễ nổi nóng. Chính vì vậy họ dễ rơi vào trạng thái khó kiểm soát, dễ liên quan và tham gia vào gây gổ, đánh nhau. - Gia đình khuyết thiếu cũng đi kèm với việc học sinh thường nhận được sự quan tâm, giám sát ít hơn từ phía gia đình hơn, điều này đặc biệt đúng đối với các gia đình li hôn/li thân, học sinh chỉ sống với bố hoặc mẹ và không nhận được sự quan tâm của một nửa còn lại. Khi học ở các trường ngoài công lập, với mức học phí chiếm một phần lớn thu nhập của bố hay mẹ, người bố hoặc mẹ lại phải dành thêm nhiều thời gian để kiếm tiền trang trải thêm cho cuộc sống khó khăn hơn, ít sự tập trung và chia sẻ về kinh tế hơn so với những gia đình khác, và điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến thời gian và mức độ quan tâm dành cho con cái. Có nhiều trường hợp, sau khi li hôn, cả bố và mẹ đều có mối quan hệ mới, có gia đình mới, các em không sống cùng gia đình mới của bố hoặc mẹ mà sống với họ hàng, ông, bà, mức độ gắn kết, tình yêu, sự quan tâm gần như thưa thớt, vắng bóng hơn. Có em học sinh, hiện đang sống với ông bà ngoại chia sẻ: "ngày nào em đi học về thường cũng đi qua cổng nhà mới của mẹ, gia đình mới của mẹ nhưng thực ra rất ít gặp mẹ, vì mẹ có gia đình mới, có em bé mới sinh và nhiều thứ cần phải quan tâm, lo lắng cho gia đình mới." Cảm giác cô đơn thường trực và khiến các em có xu hướng tìm đến các mối quan hệ bên ngoài, thậm chí là tìm chỗ dựa tinh thần từ các mối quan hệ bạn bè phức tạp, quan hệ bạn bè trên mạng xã hội và mối quan hệ yêu đương rắc rối khiến việc học hành bị sao nhãng, đồng thời bị tác động, ảnh hưởng thêm các hành vi nguy cơ từ các nhóm bạn bè phức tạp khác. - Trong quá trình mâu thuẫn, xung đột dẫn đến li hôn, ứng xử của người lớn sau li hôn trong bối cảnh Việt Nam thường khá nặng nề, gây tổn thương sâu sắc đến tâm hồn những đứa trẻ trong độ tuổi trưởng thành. Qua các cuộc phỏng vấn sâu, từ trải nghiệm của nhiều học sinh trong các gia đình li hôn cho thấy một số các bằng chứng về những tổn thương tinh thần chúng đã phải trải qua: tổn thương khi chứng kiến những người thân yêu, ruột thịt đã sinh ra chúng hành xử bạo lực cả 175 Dương Thị Thu Hương về ngôn ngữ và hành vi với nhau, xúc phạm nhau, nói xấu nhau. Nhiều đứa trẻ rơi vào tình trạng mất niềm tin, mất định hướng, xung đột giá trị, sốc tâm lí và cũng từ đó chúng bắt đầu có những hành vi lệch chuẩn, xa ngã. Văn hoá Việt nam, trong nhiều trường hợp khi vợ và chồng rơi vào tình trạng đổ vỡ mối quan hệ thì đồng thời đi kèm với nó là mối quan hệ với con cái, tình yêu, tình cảm dành cho con cái cũng bị thay đổi theo. Một số giáo viên cũng cho biết họ đã từng chứng kiến phụ huynh đùn đẩy trách nhiệm đối với con cái, ví dụ như trách nhiệm đóng học phí tại trường học, khiến học sinh bị tổn thương và tự ti. Thay vì là trách nhiệm và sự thoả thuận của người lớn sau khi li hôn, có những bạn học sinh chia sẻ, hàng tháng, các bạn ấy thường phải căn cứ vào hoàn cảnh để tự đưa ra quyết định sẽ xin tiền học bên gia đình mới của bố hay xin từ mẹ. - Nhà trường thường gặp một số khó khăn nhất định trong việc phối hợp với gia đình li thân/li hôn trong việc giáo dục đạo đức các em học sinh. Một số học sinh chưa ngoan cũng thường lợi dụng mối quan hệ đổ vỡ của bố mẹ để không nghe theo lời chỉ bảo của người lớn, khi bị bố hay mẹ mắng hoặc gặp chuyện không vừa ý thì thường bỏ sang sống với người còn lại. Thiếu vắng sự chia sẻ, không thống nhất trong việc giáo dục con cái ở các gia đình li hôn khiến cho việc uốn nắn, giáo dục học sinh chưa ngoàn trở nên khó khăn hơn. Về mặt lí luận, theo như Berkman và cộng sự, gắn kết gia đình chính là "điểm tựa an toàn" cho mỗi một đứa trẻ trong gia đình. Sự gắn kết gia đình bền chặt được xem là "điểm tựa an toàn" vì không phải nó chỉ đem lại những nguồn lực vật chất như lương thực, quần áo ấm mà nó còn mang lại niềm tin, sự tự tin, tình yêu, nguồn lực về tinh thần [1]. Với điểm tựa an toàn được tạo dựng trong gia đình, những đứa trẻ sẽ tự tin khám phá và kết nối với các mối quan hệ và các mối quan hệ xung quanh với một niềm tin rằng gia đình, cha mẹ đang ở bên cạnh tiếp năng lượng, cổ vũ, ủng hộ, định hướng cho chúng [2]. Như vậy gắn kết gia đình, điểm tựa tinh thần đóng vai trò quan trọng để những đứa trẻ tự tin hơn khi bước vào cuộc sống với các mối quan hệ xã hội phức tạp hơn bên ngoài gia đình mà không có những hành vi lệch chuẩn, nguy cơ. Đối với gia đình li thân, li hôn, mối quan hệ giữa bố và mẹ thay đổi, nếu như sự thay đổi mối quan hệ của họ không làm ảnh hưởng nhiều đến tình yêu, sự quan tâm đến những đứa trẻ, chúng vẫn cảm nhận được tình yêu, sự quan tâm, điểm tựa tinh thần để chúng có thể tìm về mỗi khi gặp khó khăn thì rất có thể sẽ là giải pháp góp phần hạn chế những hành vi rủi ro ở học sinh THPT - lứa tuổi đang có nhiều những biến đổi và nhậy cảm về tâm lí, lứa tuổi không quá dài nhưng là giai đoạn quan trọng, định hình nhân cách và chuẩn bị cho sự trưởng thành. 2.3. Một số đề xuất về giải pháp Nghiên cứu đưa ra một số gợi ý về giải pháp góp phần quản lí hành vi rủi ro ở học sinh THPT, đặc biệt là ở nhóm học sinh sống trong gia đình li thân/li hôn, đối mặt với nguy cơ cao có nhiều hành vi rủi ro: - Các cơ quan chức năng có liên quan nên phối hợp xây dựng một chiến lược giáo dục, truyền thông hướng tới các cặp vợ chồng và những thanh niên chuẩn bị bước vào hôn nhân về vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong việc tạo dựng một điểm tựa gia đình an toàn, vững chắc cho con cái. Bên cạnh đó, họ cũng rất được trang bị kiến thức và kĩ năng đối mặt và giải quyết các xung đột gia đình, những mâu thuẫn của người lớn để tránh ảnh hưởng đến tâm lí, hành vi của con cái, từ đó tiến tới định hướng việc giải quyết vấn đề li hôn một cách văn minh và nhân văn nhất, tránh những tổn thương về tinh thần và rạn nứt tình cảm với con cái, tránh làm đổ vỡ điểm tựa quan trọng của con cái trong bước đường trưởng thành. Những lợi ích vật chất và tinh thần của con cái cần được ưu tiên, cân nhắc trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, xung đột gia đình và vấn đề li hôn. - Bổ sung và lồng ghép thêm các chương trình giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh, trong đó bao gồm việc chuẩn bị các kĩ năng, tâm lí ứng xử, đối phó và chuẩn bị tâm lí có thể vượt qua những khó khăn khi gia đình xảy ra các xung đột, quan hệ hôn nhân của bố & mẹ thay đổi, kĩ năng 176 Hành vi nguy cơ của học sinh trong những gia đình li hôn: Từ kết quả nghiên cứu... phòng ngừa nguy cơ liên quan đến các hành vi rủi ro ở học sinh. - Trong tương lai cần tính đến những nhân viên công tác xã hội hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực tư gia đình và trường học để trợ giúp các bên liên quan, bao gồm gia đình, nhà trường và đặc biệt là học sinh các cấp đối mặt và vượt qua những vấn đề tâm lí, xã hội ở những gia đình li thân/li hôn, bao gồm cả hỗ trợ phòng ngừa các hành vi rủi ro ở học sinh trong các gia đình này. Trong bối cảnh hiện tại, khi gia đình có vấn đề các em gần như phải tự vượt qua, chịu đựng và trải nghiệm một mình là chính, giáo viên hay bạn bè ít có khả năng chia sẻ hay trợ giúp có hiệu quả. Nếu có sự tham gia hỗ trợ chuyên nghiệp từ các nhân viên công tác xã hội, bao gồm: trợ giúp phòng ngừa các vấn đề tâm lí, hành vi rủi ro, kết nối nguồn lực, kết nối giữa các thành viên và các bên cùng chia sẻ được trách nhiệm sau li hôn/li thân, đặc biệt là kết nối để họ thực hiện các chức năng gia đình đối với con cái ngay cả khi mối quan hệ hôn nhân của họ thay đổi. Để giải quyết vấn đề này, rất cần có các chương trình đào tạo chuyên sâu, chuyên biệt công tác xã hội trong trường học và công tác xã hội gia đình. Bên cạnh đó cũng cần hoàn thiện các cơ chế pháp luật về nghề công tác xã hội và vai trò, chức năng của nhân viên công tác xã hội trong tương lai để tạo điều kiện và cơ hội cho nhân viên công tác xã hội hoạt động một cách hiệu quả. 3. Kết luận Các phát hiện chính từ nghiên cứu cho thấy học sinh THPT hiện đang sống trong các gia đình mối quan hệ hôn nhân của bố và mẹ có vấn đề thực sự có nguy cơ đối mặt với các hành vi rủi ro cao hơn đáng kể so với học sinh khác. Với 4 nhóm hành vi được nghiên cứu và với 18 hành vi rủi ro cụ thể, học sinh trong các gia đình li thân /li hôn cho thấy rất rõ họ không chỉ có số hành vi rủi ro trung bình trong tổng số 18 hành vi cao mà còn có nguy cơ liên quan đến từng hành vi rủi ro cao hơn đáng kể hơn đáng kể so với học sinh sống trong gia đình hiện bố mẹ đang sống chung, đặc biệt là những hành vi: hút thuốc lá, sử dụng ma tuý, sử dụng thuốc/chất gây ảo giác, cố gắng tự tử, gây gổ, đánh nhau, điều khiển xe máy, đua xe, vi phạm luật giao thông. Đây thực sự là những hành vi có nguy cơ rủi ro rất cao, có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất, tinh thần, cơ hội, tương lai của học sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định chung của xã hội. Trong tương lai, đi cùng với sự phát triển của xã hội, có thể hiện tượng li hôn sẽ ngày một phổ biến hơn, do vậy việc chủ động trợ giúp gia đình, nhà trường, đặc biệt là những nhóm học sinh có nguy cơ cao đối mặt với nhiều hành vi rủi ro rất cần được tính đến một cách hệ thống và toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khoẻ thể chất và tinh thần cho thế hệ tương lai của đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] BaBan, A. and et al, 2007. Changing health – risk behaviors: a review of theory and evidence – based interventions in health psychology. Journal of Cognitive and Behavioral Psychoterapies, Volum 7(1), pp. 45-66. [2] Bowlby, J.,1969. Attachment and loss. London: Hogarth Press. [3] Fergusson, D. and et all, 1994, Parental Separation, Adolescent Psychopathology, and Problem Behaviors. Journal of the American Academy of Child & Adolescent psychiatry, Volum 33 (8), pp. 1122 -1133. [4] Jackson KM, Rogers ML, Sartor CE, 2016. Parental divorce and initiation of alcohol use in earli adolescence. Journal of Psycho Addict Behav, Volum 30 (4), pp. 450 - 462. [5] Unicef, 2008. Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006. Tại trang 177 Dương Thị Thu Hương [6] Waldron, M. and et all, 2014, Parental separation and earli substance involvement: results from children of alcoholic and cannabis dependent twins. Journal of Drug Alcohol Depend, Volum 1 (134), pp. 78 - 84. [7] Zeratsion H and et al, 2014, Does parental divorce increase risk behaviors among 15/16 and 17/18 year-old adolescents? A studies from Oslo, Norway. Journal of clinical practice epidemiology mental health, Volum 13 (10), pp. 29 - 66. ABSTRACT Risk behaviors of high school students among parental separation families: implication solutions from the findings (Study conducted with Hanoi high school students) Duong Thi Thu Huong Sociology Department, Accademy of Journalism and Communication The study was conducted to expolore the risk behaviors of high school students among parental seperation familes in comparision with high school students who lived with unsepared parents. Analysis of selected 1333 student cases from Hanoi gave 18 detail health risk behaviours. The results showed that in comparision with high school students among unsepated parents, they were at higher risk of all 18 health risk behaviours. The implication of the study suggested some solutions for managing and supporting for high school students among parental separated families. Keywords: Risk behaviors, high school students, divorse, seperation. 178

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4490_dtthuong_5726_2130301.pdf
Tài liệu liên quan