Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Hoàng

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Hoàng: PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẵn có thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình và công ty TNHH Minh Hoàng cũng không nằm ngoài điều kiện này. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định và vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Vì vậy để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân tíc...

doc62 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Hoàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẵn có thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình và công ty TNHH Minh Hoàng cũng không nằm ngoài điều kiện này. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định và vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Vì vậy để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Từ đó có giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính. Phân tích tình hình tài chính chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà cho vay... mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài. Chính vì tầm quan trọng đó em chọn đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH MINH HOÀNG để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn tiềm ẩn những khả năng tiềm tàng chưa phát hiện được, chỉ thông qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới có thể phát hiện để kinh doanh có hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Minh Hoàng là để đánh giá sức mạnh tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh và những hạn chế còn tồn tại của công ty. Qua việc nghiên cứu đề tài em có thể vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, tiến hành xem xét, tổng hợp phân tích các số liệu, các báo cáo tài chính được công ty cung cấp, từ các cơ sở đó đánh giá tình hình tài chính của công ty. Trên thực tế đó em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Dựa vào các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, các báo biểu kế toán chúng ta sẽ tiến hành: - Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh. - Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp. - Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp. -Từ đó ta có thể đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của cơ quan thực tập. - Phương pháp xử lý số liệu để thực hiện đề tài đã tiến hành thu thập tài liệu từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo biểu kế toán, sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu.sau đó tiến hành phân tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập. So sánh, phân tích, tổng hợp các biến số biến động qua các năm, qua đó có thể thấy thực trạng doanh nghiệp trong những năm qua, trong hiện tại và cả những định hướng trong tương lai (Nguyễn Công Bình, 2009). 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Các số liệu sử dụng trong đề tài có giới hạn từ 2007, 2008, 2009: Phân tích các báo cáo tài chính của công ty trong ba năm: 2007, 2008, 2009 để đánh giá thực trạng tài chính hiện tại và xu hướng phát triển của công ty. - Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp gồm : + Chương 1: Lý luận chung về phân tích tài chính + Chương 2: Giới thiệu sơ lược tình hình công ty TNHH MINH HOÀNG + Chương 3: Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH MINH HOÀNG + Chương 4: Giải pháp và Kiến nghị CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1.1. Phân tích hoạt động tài chính và ý nghĩa vai trò của nó 1.1.1. Khái niệm Phân tích tài chính có thể được hiểu như là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro, tiềm năng trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác. Để phân tích tình hình tài chính của một Công ty, người ta thường dựa vào các số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phân tích. Ngoài ra để đánh giá tình hình tài chính của một Công ty, người ta còn dùng các tỷ số tài chính để đánh giá như: tỷ số thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ số đòn bẩy, tỷ số lợi nhuận. Đối với Công ty cổ phần người ta còn dùng thêm tỷ số giá thị trường để đánh giá. 1.1.2. Mục đích Phân tích tình hình tài chính một Công ty nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro cũng như tiềm năng, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp trong tương lai nhằm phục vụ cho việc ra quyết định một cách thích hợp. 1.1.3. Ý nghĩa vai trò Tuỳ theo đối tượng sử dụng mà kết quả phân tích tài chính có ý nghĩa vai trò khác nhau. Chẳng hạn như đối với nhà quản trị doanh nghiệp, phân tích tài chính cung cấp các thông tin về toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó làm cơ sở cho các dự báo tài chính, các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận. Còn đối với các nhà đầu tư, họ quan tâm nhiều đến lợi tức cổ phần của họ nhận được hàng năm và giá thị trường của cổ phiếu. Qua phân tích tài chính, họ sẽ biết khả năng sinh lợi cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Đối với các nhà cho vay như ngân hàng, công ty tài chính, các trái chủ, họ quan tâm đến khả năng trả nợ vay. Qua phân tích tài chính, họ muốn biết khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đối với các khoản vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn trả. Đối với các khoản vay dài hạn, ngoài khả năng thanh toán, họ còn quan tâm đến khả năng sinh lời vì việc hoàn vốn và lãi sẽ phụ thuộc vào khả năng sinh lời này. Còn đối với các cơ quan Nhà nước như: cơ quan thuế, tài chính, chủ quản thì qua phân tích tình hình tài chính cho thấy thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó cơ quan thuế sẽ tính toán chính xác mức thuế mà Công ty phải nộp; các cơ quan chủ quản, tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn ( Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009). Nội dung phân tích hoạt động tài chính Các báo cáo tài chính tổng hợp theo định kỳ những số liệu tài chính quan trọng của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể. Chúng được tổng hợp từ những khối lượng thông tin to lớn và trình bày một cách hợp lý để người đọc có thể thấy rõ tình hình tài chính, khả năng thanh toán, lợi nhuận và rủi ro của Công ty. Trong phân tích tình hình tài chính ta thường sử dụng hai bảng báo cáo tài chính đó là : bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 1.2.1. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là sự tóm tắt ngắn gọn về tình hình tài chính và nguồn tài trợ cho những tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể . Báo cáo hàng năm của một công ty trình bày sự cân đối tài sản ở tại thời điểm kết thúc năm tài chính, thường là ngày 31 tháng 12 hàng năm . Bảng cân đối kế toán của một Công ty phản ánh bức tranh về tất cả nguồn ngân quỹ nội bộ, được gọi là nợ và vốn của chủ sở hữu, và việc sử dụng các nguồn ngân quỹ đó tại một thời điểm nhất định. Phương trình cơ bản xác định bảng cân đối kế toán được trình bày như sau: Tổng tài sản = Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu (Vốn cổ đông) Trong đó ở cả hai bên, tính thanh toán là tính cấp bách cao ở trên đầu bảng và giảm dần khi di chuyển xuống phía dưới. 1.2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Công Bình, 2009). 1.3. Phương pháp phân tích hoạt động tài chính 1.3.1. Phương pháp so sánh Các tỷ số tài chính sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn khi chúng được so sánh với các chỉ số có liên quan. Có hai dạng so sánh thường được sử dụng: 1.3.1.1. So sánh các chỉ tiêu trong ngành Ta có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính của một doanh nghiệp với các tỷ số tài chính trung bình của ngành hoặc của một số doanh nghiệp khác trong ngành. Bằng sự so sánh này sẽ thấy được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh và giải thích được sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. 1.3.1.2. Phân tích theo xu hướng Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một phương pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, có thể so sánh với năm trước đó, hoặc theo dõi sự biến động thông qua nhiều năm. Kết quả sự so sánh sẽ cho ta thấy sự phát triển tài chính của doanh nghiệp. Đây là thông tin cần thiết cho cả người quản trị doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư. 1.3.2. Phân tích liên hoàn các tỷ số tài chính Các tỷ số tài chính được trình bày ở trên đều ở dạng phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai nhân tố: tử số và mẫu số. Mặt khác các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác, một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bằng tích một vài tỷ số tài chính khác (Nguyễn Công bình, 2009). 1.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính. 1.4.1. Đánh giá khái quát về tài sản, nguồn vốn trên báo cáo tài chính 1.4.1.1. Đánh giá khái quát về tài sản - Chỉ tiêu sử dụng: các mục tài sản trên bảng cân đối kế toán - Đối tượng phân tích: có hai đối tượng phân tích: + Chênh lệch về giá trị các mục tài sản qua các thời kỳ + Chênh lệch về cơ cấu các mục tài sản qua các thời kỳ Phương pháp phân tích: so sánh theo chiều ngang và chiều dọc, được thể hiện qua bảng kê phân tích sau: Tài sản Số liệu kỳ so sánh Số liệu kỳ gốc Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) + Cột 1: ghi chép các mục tài sản + Cột 2: giá trị tài sản ở kỳ so sánh + Cột 3: tỷ trọng của từng mục tài sản ở kỳ so sánh Tỷ trọng mục tài sản (i) = Mục tài sản (i) X 100% Tổng tài sản + Cột 4: giá trị tài sản ở kỳ gốc + Cột 5: tỷ trọng của từng mục tài sản ở kỳ gốc + Cột 6 = cột 2 – cột 4 + Cột 7 = cột 6/cột 4 + Cột 8 = cột 3 – cột 5 - Nội dung phân tích: + Đánh giá năng lực kinh tế thật sự của tài sản kỳ so sánh: giá thị trường từng tài sản, giá trị tài sản hữu dụng, giá trị tài sản không hữu dụng. Nếu giá trị kinh tế của tài sản thể hiện trên bảng cân đối kế toán có giá trên thị trường và có giá trị hữu dụng cao (dùng được cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụ) thì tình hình tài sản của doanh nghiệp có dấu hiệu khả quan, có năng lực kinh tế và nó cũng cho ta thấy một khả năng đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và tương lai. Ngược lại, nếu năng lực kinh tế các mục tài sản thấp (giá trị thị trường thấp, giá trị hữu dụng thấp – tồn tại tài sản nhưng không thể sử dụng được trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ) thì tình hình tài sản của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán chỉ là một con số ảo, không đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Đánh giá sự thay đổi các mục tài sản (về giá trị, tỷ trọng) qua các thời kỳ có phù hợp với phương án, phương hướng sản xuất kinh doanh hay không. Nếu sự thay đổi này phù hợp với phương án, phương hướng sản xuất kinh doanh thì đó là một dấu hiệu tích cực, thể hiện tính chủ động trong cơ cấu tài sản. Ngược lại, nếu sự thay đổi của các mục tài sản không phù hợp thì đây là một cơ cấu tài sản thụ động, và nó cũng thường dẫn đến sự ứ đọng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn. + Tìm hiểu sự thay đổi bất thường của một số mục tài sản hoặc sự thay đổi chủ yếu của tài sản ở những mục nào, những dấu hiệu này có hợp lý hay không. Việc hiểu này giúp cho người phân tích đánh giá được rủi ro, những thay đổi tài sản không hợp lý. + Ngoài những vấn đề cơ bản trên, khi đánh giá khái quát về tình hình tài sản cũng cần chú ý đến về giá trị, về sự thay đổi của kết cấu tài sản thông qua 3 chỉ tiêu sau: Cơ cấu về tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Cơ cấu về tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn Tổng tài sản Hệ số hao mòn TSCĐ = Giá trị hao mòn Tổng nguyên giá TSCĐ Với cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn được thay đổi phù hợp với từng ngành nghề, từng thời kỳ sản xuất kinh doanh. Vì vậy để đánh giá tính hợp lý cần phải so sánh cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp với cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn chung của toàn ngành. Nếu cơ cấu của doanh nghiệp xoay quanh cơ cấu chung của toàn ngành là hợp lý. Ngược lại, đối với hệ số hao mòn càng lớn thì tình hình tài sản của doanh nghiệp thường kém năng lực. 1.4.1.2. Đánh giá khái quát về nguồn vốn - Chỉ tiêu sử dụng: Các mục nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. - Đối tượng phân tích: Chênh lệch các mục nguồn vốn qua các thời kỳ. - Phương pháp phân tích: So sánh và liên hệ cân đối, điều này được thể hiện thông qua bảng kê phân tích nguồn vốn về sự biến động giá trị, tỷ trọng. - Nhận xét: + Nhận xét về tính trung thực của nguồn vốn trên BCĐKT. Thực chất là đánh giá có thực hay không về thông tin nguồn vốn bằng cách khảo sát hai vấn đề. — Nguồn tài trợ cụ thể — Hình thức tài sản đảm bảo. + Đánh giá về cơ cấu nguồn vốn: Đánh giá tỷ lệ nợ hoặc tỷ lệ vốn sở hữu có đảm bảo tiêu chuẩn quy định trong chế độ tài chính đối với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh hay không. + Đánh giá sự chuyển biến về giá trị, tỷ trọng của từng mục nguồn vốn xem có: — Phù hợp với chế độ tự chủ tài chính. — Phù hợp với chế độ thanh toán tín dụng. — Phù hợp với phương hướng sản xuất kinh doanh. => Kết luận: Nếu tình hình nguồn vốn của một doanh nghiệp đảm bảo có thực, đảm bảo được những quy định về nợ, sự chuyển biến về giá trị, tỷ trọng phù hợp với việc đảm bảo chế độ tiêu chuẩn tài chính, phù hợp với những quan hệ thanh toán thông thường và phương hướng sản xuất kinh doanh thì đây là một cơ cấu nguồn vốn tích cực, lành mạnh. Ngược lại, nếu cơ cấu nguồn vốn là không có thực hoặc không đảm bảo tỷ lệ nợ, không đảm bảo chế độ tài chính, hình thành do bị động trong chế độ thanh toán, chế độ tín dụng, hoặc không phù hợp với những phương hướng sản xuất kinh doanh thì đây là một cơ cấu nguồn vốn thụ động, không đảm bảo về mặt pháp lý, về mặt tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh (Nguyễn Công Bình, 2009). 1.4.2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn Sơ đồ 1.1biểu diễn mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Tài sản dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn Nợ ngắn hạn Vốn sở hữu Nợ dài hạn Vốn sở hữu Nguồn vốn dài hạn Tài sản dài hạn Nội dung phân tích: + Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn được xem là bình thường, hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi xuất hiện tất cả những thành phần trên và mối quan hệ như trên sơ đồ. + Nếu TSNH chỉ được tài trợ từ nợ ngắn hạn, điều này thể hiện sự mất tự chủ tài chính trong quan hệ cân đối tài sản và nguồn vốn, đồng thời dấu hiệu này còn thể hiện sự vi phạm nguyên tắc dài tín dụng. Bởi lẽ một phần nợ ngắn hạn chuyển sang tài trợ cho tài sản dài hạn, mặc dù nợ, vốn vay ngắn hạn lãi suất thấp hơn nhưng chu kỳ thanh toán nhanh hơn. Vì vậy trong luân chuyển vốn của TSNH sẽ không đảm bảo, để dẫn đến nhanh hơn. Vì vậy trong luân chuyển vốn của tài sản ngắn hạn sẽ không đảm bảo, dễ dẫn đến thanh toán sai nguyên tắc. + Nếu tài sản dài hạn được tài trợ chủ yếu từ nợ dài hạn: dấu hiệu này cũng thể hiện sự mất tự chủ tài chính, nếu nợ dài hạn lớn hơn tài sản dài hạn thì một phần nợ dài hạn gắn liền với tài sản ngắn hạn. Vì vậy vừa vi phạm nguyên tắc tài chính tín dụng, vừa tăng chi phí sử dụng vốn không hiệu quả. + Nếu tài sản chỉ được tài trợ từ vốn sở hữu thì mối quan hệ cân đối này thể hiện tính tự chủ tài chính rất cao, nhưng ngược lại doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Đối với các Công ty cổ Đông thì tình trạng này thường tác động xấu đến mức sinh lợi của cổ đồng (Nguyễn Công Bình, 2009). 1.4.3. Phân tích tỷ lệ thanh toán: 1.4.3.1. Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ phải trả ngắn hạn Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn là một chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào ý nghĩa kinh tế của các mục đầu tư tài chính, nợ phải thu, hàng tồn kho. Nếu những mục này gặp rủi ro trong việc chuyển đổi thành phương tiện thanh toán thì chỉ tiêu trên không có ý nghĩa (Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009). 1.4.3.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh Tỷ lệ thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn + phải thu khách hàng Nợ phải trả ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để đảm bảo thanh toán nhanh cho một đồng nợ trong kỳ. Tuỳ thuộc vào chính sách tài chính và tình hình tài chính trong mỗi thời kỳ mà các khoản tương đương tiền sẽ có phạm vi khác nhau. Thông thường trong những nước có chính sách và nền tài chính tiền tệ phát triển thì khoản tương đương tiền thường bao gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (chứng khoán) và nợ phải thu (Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009). 1.4.3.3. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền = Vốn bằng tiền Nợ phải trả ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để thanh toán trực tiếp cho một đồng nợ, chỉ tiêu này cũng đo lường khả năng thanh toán nhưng ở mức độ nghiêm ngặt hơn ở vốn bằng tiền, vì vậy nó chỉ thích hợp và sử dụng trong nền tài chính khoẻ mạnh (Nguyễn Công Bình, 2009). 1.4.4. Phân tích tỷ số về cơ cấu tài chính 1.4.4.1. Tỷ số nợ Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng nguồn vốn có của doanh nghiệp. Tỷ số nợ = Tổng nợ Tổng nguồn vốn Trong đó: Tổng số nợ được xác định bằng tổng số nợ phải trả ở phần nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán. Tổng số vốn được xác định là số vốn mà doanh nghiệp đang có quyền quản lý và sử dụng. Hệ số nợ dùng để đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Các chủ nợ rất ưa thích hệ số nợ vừa phải, hệ số nợ càng thấp món nợ của họ càng được đảm bảo thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Khi hệ số nợ cao có nghĩa là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu ( Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009). 1.4.4.2. Tỷ số thanh toán lãi vay Tỷ số thanh toán lãi vay là tỷ lệ giữa tổng số lợi nhuận trước thuế lợi với lãi tiền vay phải trả trong kỳ. Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào để đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp tiền lãi vay hay không? Tỷ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Chi phí tài chính Trong đó: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay trong năm. Chi phí tài chính là số tiền lãi nợ vay trong năm mà doanh nghiệp phải trả có thể là lãi vay ngân hàng hoặc các tổ chức khác ( Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009). 1.4.5. Phân tích khả năng luân chuyển vốn 1.4.5.1. Luân chuyển hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho (HTK) là một tiêu chuẩn đánh giá Công ty sử dụng hàng tồn kho (HTK) của mình hiệu quả như thế nào Số vòng quay HTK = Tổng giá vốn hàng bán trong kỳ Giá vốn HTK bình quân trong kỳ Giá vốn HTK bình quân trong kỳ = Giá vốn HTK ĐK + Giá vốn HTK CK 2 Số ngày của một vòng quay HTK = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều vòng hơn và ngược lại. Sự luân chuyển hàng tồn kho nhanh thì sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt được vốn dự trữ nhưng vẫn đảm bảo vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn, ngược lại sự luân chuyển vốn chậm thì doanh nghiệp sẽ mất nhiều vốn dự trữ hơn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh ( Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009). 1.4.5.2. Luân chuyển nợ phải thu Nợ phải thu là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp trong luân chuyển, là phần vốn của doanh nghiệp tất yếu tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bị chiếm dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy mô nợ phải thu phụ thuộc vào chính sách bán hàng và thu nợ của doanh nghiệp. Số vòng quay NPT = Tổng doanh thu trong kỳ Số dư nợ phải thu bình quân trong kỳ Số vòng quay của một vòng quay NPT = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay nợ phải thu Số vòng quay nợ phải thu càng lớn hoặc số ngày một vòng quay nợ phải thu càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh, hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng. Ngược lại, số vòng quay nợ phải thu càng nhỏ hoặc số ngày một vòng quay nợ phải thu lớn thì tốc độ luân chuyển nợ phải thu chậm, khả năng thu hồi vốn chậm, gây khó khăn hơn trong thanh toán của doanh nghiệp và cũng dẫn đến những rủi ro cao hơn về khả năng không thu hồi được nợ ( Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009). 1.4.5.3. Luân chuyển tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn bao gồm những tài sản dự trữ hoặc tài sản thanh toán. Khả năng luân chuyển tài sản ngắn hạn chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Số vòng quay TSNH = Tổng doanh thu thuần trong kỳ Giá vốn TSNH bình quân trong kỳ Số vòng quay của một vòng TSNH = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay TSNH Số vòng quay tài sản ngắn hạn càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay tài sản ngắn hạn càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn càng nhanh góp phần tiết kiệm tương đối được vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, hạn chế bớt sự ứ đọng hoặc bị chiếm dụng vốn. Ngược lại sẽ làm cho tốc độ luân chuyển TSNH chậm dẫn đến sự ứ đọng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn (Trần vũ bích phượng, phân tích tình hình tài chính,http//tailieu.vn, 09/07/2010). 1.4.5.4. Luân chuyển tài sản cố định Tài sản cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chính cùa doanh nghiệp, là cơ sở vật chất thiết yếu của doanh nghiệp. Vì tài sản cố định có giá trị rất lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên tốc độ luân chuyển tài sản cố định thường được xây dựng và thẩm định rất cẩn thận Tốc độ luân chuyển tài sản cố định có thể đo lường theo giá trị còn lại hoặc theo nguyên giá: Số vòng quay TSCĐ = Tổng doanh thu thuần trong kỳ TSCĐ bình quân trong kỳ Số vòng quay của một vòng TSCĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay TSCĐ Số vòng quay của tài sản cố định càng lớn hoặc số ngày một vòng quay tài sản cố định càng nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của doanh nghiệp nhanh hơn, từ đó dễ tạo điều kiện tích lũy, tái đầu tư. Ngược lại số vòng quay tài sản cố định nhỏ hoặc số ngày một vòng quay tài sản cố định lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của doanh nghiệp chậm, khó có điều kiện tích lũy, tái đầu tư. Đặc biệt tốc độ luân chuyển tài sản cố định nhanh hay chậm còn thể hiện sự phá sản kế hoạch đầu tư tài sản cố định trước đây của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển tài sản cố định nhanh hay chậm còn thể hiện kết quả của mối liên kết, quan hệ nhân quả trong đầu tư và sử dụng tài sản cố định tại doanh nghiệp (Trần vũ bích phượng, phân tích tình hình tài chính, http//tailieu.vn,09/07/2010). 1.4.5.5. Luân chuyển tài sản Việc phân tích chỉ tiêu này giúp ta có cái nhìn tổng quát về tình hình sử dụng vốn. Số vòng quay tài sản = Tổng doanh thu thuần trong kỳ Tổng tài sản bình quân trong kỳ Số vòng quay của một vòng tài sản = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay TS Số vòng quay của tài sản càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay tài sản càng nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp càng nhanh, tạo điều kiện hạn chế bớt vốn dự trữ, bị chiếm dụng, tăng tích lũy, tái đầu tư để đảm bảo tiết kiệm vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngược lại, số vòng quay tài sản càng nhỏ hoặc số vòng quay một vòng tài sản lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp chậm, dễ dẫn đến tăng vốn dự trữ, bị chiếm dụng, khó thu hồi vốn, khó có điều kiện tích lũy, tái đầu tư (Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009). 1.4.6. Phân tích khả năng sinh lời Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng của họ là lợi nhuận. Vì thế lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ … Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về thuận lợi thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra nó trong từng phạm vi cụ thể. Vấn đề này cơ bản được thể hiện qua những chỉ tiêu sau: 1.4.6.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế TNDN Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có thể chỉ tính cho hoạt động kinh doanh hoặc cũng có thể tính cho toàn bộ hoạt động tại doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết: doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường; lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả cuố cùng của doanh nghiệp. Vậy chỉ tiêu này thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Vì thế tổng mức doanh thu, tổng mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng lớn thì vai trò, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn ( Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009). 1.4.6.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ( ROA) = Lợi nhuận sau thuế TNDN Tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại ( Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009). 1.4.6.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu ( ROE) = Lợi nhuận sau thuế TNDN vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu cho biết một đồng vốn sở hữu của doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn sở hữu của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao thì trình độ sử dụng vốn sở hữu của doanh nghiệp càng cao và ngược ( Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009). Tóm tắt chương Phân tích tài chính tài chính, mặc dù khác nhau theo mối quan tâm của nhà phân tích nhưng nó luôn luôn phải liên quan đến việc sử dụng các báo cáo tài chính, chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bảng cân đối kế toán tóm tắt tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu của một công ty tại một thời điểm còn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm tắt doanh thu và chi phí của một công ty qua một thời kỳ. Khuôn khổ phân tích tài chính cung cấp cho nhà phân tích một công cụ chặt chẽ để cấu trúc quá trình phân tích. Chẳng hạn, khi phân tích tài trợ bên ngoài, người ta quan tâm đến nhu cầu vốn, điều kiện và hiệu suất tài chính và rủi ro kinh doanh của công ty. Dựa trên việc phân tích các nhân tố này, người ta có thể xác định nhu cầu tài trợ và từ đó thương lượng với các nhà cung cấp vốn bên ngoài. Các thông số tài chính là những công cụ được sử dụng để phân tích điều kiện và hiệu suất tài chính. Các thông số tài chính là cơ sở so sánh giá trị hơn so với số liệu thô. Tính hữu dụng của các thông số phụ thuộc vào sự khôn khéo và kinh nghiệm của nhà phân tích tài chính sử dụng chúng. Bản thân các thông số tài chính là vô nghĩa nên nó cần phải được phân tích trên cơ sở so sánh. So sánh qua các năm, cung cấp những dấu hiệu để đánh giá sự thay đổi và xu hướng về điều kiện tài chính và khả năng sinh lợi của công ty. So sánh này có thể là so sánh quá khứ nhưng nó cũng bao gồm cả phân tích tương lai dựa trên các dự toán báo cáo tài chính. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH MINH HÒANG 2.1. Giới thiệu chung Công Ty TNHH Minh Hoàng – là một Công Ty TNHH được thành lập cách đây 09 năm . Sau một thời gian thành lập Công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên quản lý có nhiều năm kinh nghiệm. Hoạt động chủ yếu của công ty là lĩnh vực xây lắp. Địa bàn hoạt động của Công ty trong phạm vi cả nước. Tên chính thức: Công Ty TNHH Minh Hoàng Tên giao dịch: Công Ty TNHH Minh Hoàng Trụ sở chính: 36 Lê Hồng Phong - F4-TP Vũng Tàu - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Điện thoại – Fax: 064.837.344 MST: 3500410024 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.2.1Chức năng Công ty thực hiện việc thiết kế, xây dựng và kinh doanh các công trình công nghiệp, dân dụng, cơ sở kỹ thuật hạ tầng ở các đô thị và khu công nghiệp. 2.2.2 Nhiệm vụ Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, công trình kỹ thuật hạ tầng ở các đô thị, khu công nghiệp. Đầu tư phát triển và kinh doanh nhà ở, cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp. Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng. Đầu tư xây dựng các dự án đường bộ, cầu, cống. 2.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của Công ty. Đối với sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản của Công Ty TNHH Minh Hoàng có quy trình thi công như sau: Sơ đồ quy trình thi công Tiếp thị đấu thầu Gia công cốt thép Cốp pha đầm, giằng sàn Thi công bê tông: bê tông cột, bê tông đầm, sàn ,nền Cốp pha cột nhà Tháo dỡ cốp pha Hoàn công và nghiệm thu, bản vẽ hoàn công Lợp mái Xây Thi công phía trong Tô trát ngoài trời Lát nền Bàn giao công trình Kết thúc xây dựng Bảo hành công trình Lập dự toán thi công Thi công phần móng Thi công phần thân Hoàn thiện Thi công tường nhà Lắp đặt thiết bị trang trí nội thất Công tác sơn nước Trình duyệt Khảo sát thiết kế ( Nguồn: Phòng kỹ thuật ) 2.4. Tổ chức quản lý của Công Ty TNHH Minh Hoàng (Nguồn: Phòng tổ chức) - Giám đốc Công ty: Là người đứng đầu trong Công ty, có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . - Phó Giám đốc Công ty về Kinh tế kế hoạch: Là người tham mưu, giúp Giám đốc về lĩnh vực Kinh tế kế hoạch; theo dõi kiểm tra chất lượng và tiến độ thi công, phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của đơn vị; thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc ủy quyền, là người thay thế Giám đốc khi Giám đốc đi vắng với quyền hạn như một Giám đốc nếu được sự ủy quyền của Giám đốc. - Phó Giám đốc Công ty về kỹ thuật: Là người tham mưu, giúp Giám đốc về việc giám sát tiến độ thực hiện các công trình , ngoài ra cũng có trách nhiệm thực hiện tốt các nhiệm vụ được Giám đốc ủy quyền, thay thế Giám đốc khi Giám đốc đi vắng với quyền hạn như một Giám đốc nếu có sự ủy quyền của Giám đốc. - Phòng Kỹ thuật thi công: Có chức năng giúp Giám đốc và Phó Giám đốc về việc giám sát kỹ thuật, chất lượng công trình, đồng thời tham gia kiểm soát mọi hoạt động liên quan đến kỹ thuật của công trình. Thường xuyên bám sát tiến độ thi công, ghi nhận những phát sinh vướng mắc để báo với ban giám đốc để giải quyết. - Phòng Tài chính Kế toán: Có chức năng quản lý và thực hiện mọi hoạt động về tài chính của Công ty. Thực hiện việc ghi chép, tính toán, phản ánh trung thực, kịp thời, đầy đủ quá trình luân chuyển tài sản, vật tư, tiền vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thanh toán kịp thời chính xác, hạch toán đúng chế độ quy định của Nhà nước. Tổng hợp chi phí sản xuất, xác định kết quả kinh doanh trong toàn Công ty. - Phòng Tổ chức hành chính : Có chức năng quản lý về số lượng lao động trong toàn Công ty, kịp thời giải quyết các chế độ như tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ...cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty và lĩnh vực hành chính quản trị, đón tiếp. - Phòng Kinh tế Kế hoạch : Có chức năng lập kế hoạch về sản xuất kinh doanh thông qua sự phê chuẩn của Giám đốc. - Ngoài ra công ty còn có bộ phận an toàn lao động : Đây là bộ phận quan trọng trong quá trình thi công xây dựng công trình .Bộ phận này có trách nhiệm phổ biến và truyền dạt cho người lao động nắm bắt được những quy định về an toàn lao động ,có kế hoạch trang bị bắt buộc cho người lao độngtham gia xây dựng công trình các loại dụng cụ an toàn lao động ,bảo vệ môi sinh môi trường ,phòng chống cháy nổ .Đồng thời thường trực trên công trường để giải quyết những trường hợp bất trắc xảy ra và chịu trách nhiệm trang bị các thiết bị về biển báo ,rào chắn ,các thiết bị dự phòng và thường xuyên phối hợp với ban chỉ huy công trình để làm tốt công tác an toàn lao động . 2.5. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Minh Hoàng 2.5.1. Tổ chức ghi chép ban đầu và luân chuyển chứng từ Sơ đồ tổ chức ghi chép và luân chuyển chứng từ Các công trình Nhân viên vật tư Phòng KH-KD kiểm tra, đối chiếu, chứng từ -Nhập kho -Xuất kho -Các nghiệp vụ liên quan Ghi chép báo cáo sổ sách Phục vụ theo y/c quản lý Chứng từ và các giấy tờ liên quan đến mua hàng Phòng kế tóan xử lý và tiến hành công việc kế tóan Chuyển chứng từ và Các báo cáo NV (Nguồn: phòng tài chính kế toán) 2.5.2. Tổ chức hình thức sổ sách kế toán: - Công ty TNHH Minh Hoàng áp dụng hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán tập trung tại phòng kế toán Công ty. Tại các công trình có các nhân viên thống kê, ghi chép theo dõi chi tiết các hoạt động cụ thể. - Căn cứ vào báo cáo của các công trình, các chứng từ nhập xuất từ phòng kế hoạch kinh doanh, cùng với các bộ phận khác chuyển đến, phòng kế toán thực hiện công tác kế toán theo chế độ quy định hiện hành. Kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ, định khoản, theo dõi chi tiết và tổng hợp, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời lập báo cáo kế toán. - Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty. + Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01xx đến 31/12/xx. + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VND (Việt Nam đồng). + Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ. + Phương pháp kế toán tài sản cố định: khấu hao tài sản cố định theo quyết định số 166/2001/QĐ/BTC ngày 30/12/2001 của Bộ Tài Chính. + Phương pháp kế toán hành tồn kho: Ÿ Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: theo phương pháp bình quân gia quyền (tính vào cuối tháng) Ÿ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. Ÿ Về đánh giá sản phẩm dở dang: áp dụng phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp. Ÿ Tập hợp chi phí theo khoản mục Ÿ Áp dụng phương pháp tính giá thành phân bước, có tính giá thành bán thành phẩm. Sơ đồ hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối tài khỏan Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Báo cáo kế tóan Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 2.5.3. Tổ chức bộ máy kế toán: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế tóan trưởng Thủ quỹ Kế tóan giá thành Kế tóan công nợ TGNH Kế tóan vật tư Kế tóan tổng hợp TSCĐ Nhân viên thống kê kế tóan phòng nghiệp vụ Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Nhiệm vụ phòng kế toán: + Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh. + Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống các nguồn vốn cấp và vốn vay. Giải quyết các loại vốn, thực hiện các cho huy động vật tư, vật liệu và hàng hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, thống kê phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc kiểm tra, thực hiện kế hoạch của Công ty. + Thực hiện quyết toán tháng, qúy năm đúng niên độ kế toán. Giúp giám đốc Công ty nắm rõ tình hình tài chính, tham mưu cho giám đốc Công ty chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các chế độ quản lý tài chính. Giám sát giá cả đầu vào, đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Nhiệm vụ các nhận viên phòng kế toán. Kế toán trưởng: + Giúp giám đốc thực hiện pháp lệnh về thống kê kế toán và điều lệ về tổ chức kế toán Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Giám sát thực hiện hạch toán theo chế độ kế toán thống nhất. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về các chế độ, chính sách tài chính do Nhà nước ban hành. + Tham mưu và thực hiện các công tác kế toán, bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, sử dụng vốn phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao và đảm bảo phát triển vốn. + Chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng bộ máy thống kê kế toán toàn Công ty. Kế toán tổng hợp: + Lập báo cáo kế toán, thống kê tổng hợp theo yêu cầu của Công ty và của Nhà nước. + Trợ lý cho kế toán trưởng. + Theo dõi Công ty khác theo yêu cầu công việc. + Ghi chép, phản ánh và tổng hợp số liệu về nhập, xuất, tiêu dùng, thành phẩm, các loại vốn, quỹ… + Ghi chép sổ cái, lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo thuộc phần phụ trách. + Đối với tài sản cố định, tham gia đánh giá, kiểm kê về số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giảm, di chuyển tài sản cố định. Tham gia lập dự toán sửa chữa lớn tài sản cố định, phản ánh tình hình thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. + Hàng tháng tính toán và phân bổ khấu hao tài sản cố định vào chi phí có liên quan. Cuối tháng lập báo cáo về tài sản cố định. Kế toán vật tư: + Theo dõi nhập, xuất, tồn các loại nguyên vật liệu, công cụ lao động nhỏ, hàng hóa, thành phẩm (từng công trình thông qua hóa đơn xuất, nhập kho cả về số lượng lẫn chất lượng và giá trị). Cuối tháng gửi hóa đơn, chứng từ cho kế toán giá thành tính toán tập hợp vào chi phí sản phẩm. + Gửi các sổ chi tiết, theo dõi các tài khoản từ tài khoản 151 đến tài khoản 159. Lập báo cáo thống kê về phần công việc của mình khi có yêu cầu. + Theo dõi nghiệp vụ thuế đầu ra, đầu vào. + Kiểm kê kho định kỳ 6 tháng 1 lần. + Cuối tháng, đối chiếu với kế toán công nợ: đối chiếu theo số, theo ngày, theo số tiền. Đồng thời đối chiếu với kế toán giá thành: theo sổ chi tiết vật tư và sổ giá thành. Thủ quỹ: + Đảm bảo và thực hiện công việc thu chi tiền mặt, ngân phiếu và ngoại tệ. + Sử dụng các sổ chi tiết để quản lý quỹ, lập các báo cáo quỹ khi có yêu cầu + Không có trách nhiệm lập chứng từ, chỉ tiếp nhận chứng từ để làm căn cứ ghi sổ và thu, chi tiền mặt. + Công việc hàng ngày của thủ quỹ là: nhận các phiếu thu, phiếu chi để làm căn cứ ghi sổ, thu và chi tiền mặt; đến ngân hàng để rút tiền khi có yêu cầu; đến các Công ty khách hàng để nhận tiền; liên hệ với kế toán thanh toán để nhận các chứng từ liên quan để ghi sổ; cuối ngày kiểm quỹ. + Cuối tháng lập báo cáo kiểm tiền cho cấp trên, cùng kế toán thanh toán đối chiếu để đảm bảo sự thống nhất của hai bên. Kế toán thanh toán: + Theo dõi các loại vốn bằng tiền đi vay và các khoản thanh toán. + Hàng tháng theo dõi tình hình sử dụng điện nước và các chi phí khác bằng tiền, rồi chi tiết cho từng công trình. Cuối tháng gửi báo cáo tình hình sử dụng điện nước, hóa đơn, chi phí khác cho kế toán giá thành và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. + Theo dõi các loại tiền gửi ngân hàng. + Lập các báo cáo thống kê phân hành công việc của mình khi có yêu cầu + Công việc hàng ngày của kế toán thanh toán là: lập các phiếu thu, phiếu chi; quản lý các khoản nợ của khách hàng; tiếp nhận phiếu nhập kho từ kế toán vật tư để theo dõi việc xuất tiền thanh toán tiền vật tư cho nhà cung cấp. + Cuối tháng, tập hợp chứng từ và chuyển cho kế toán tổng hợp kiểm tra, đồng thời đối chiếu với thủ quỹ hàng tháng. Kế toán giá thành: + Công việc hàng ngày: tiếp nhận các chứng từ từ kế toán vật tư (phiếu xuất kho) để nhập số liệu nguyên vật liệu, công cụ … và phân bổ, định khoản vào các bộ phận, tài khoản liên quan. Đồng thời tiếp nhận các chứng từ từ kế toán thanh toán (phiếu chi tiền: điện thoại, điện, nước …) để phân bổ và định khoản vào các bộ phận liên quan. Sau đó ghi các chứng từ đó vào sổ chi tiết để sau này đối chiếu với kế toán thanh toán, kế toán vật tư. - Công việc cuối tháng: + Tính giá thành đối với sản phẩm mới thì là giá thành kế hoạch do cấp trên đưa xuống (đã dự toán từ đầu). Chỉ có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu đã có sẵn để đưa ra giá thành chi tiết cho từng loại sản phẩm. + Tính giá thành thực tế đối với các sản phẩm đang sản xuất dựa trên các số liệu thực tế chuyển lên từ các công trình như: bảng tiêu hao nguyên vật liệu; báo cáo sử dụng nguyên liệu, phụ tùng thay thế và công cụ dụng cụ; bảng chấm công để tính lương làm cơ sở để phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm. + Tập hợp các báo cáo như: báo cáo phân bổ tiền lương, báo cáo trích khấu hao tài sản cố địmh, báo cáo sử dụng hóa chất, điện, nước, báo cáo sản phẩm dở dang ở các phân xưởng, hóa đơn xuất kho …để tính giá thành chi tiết cho từng loại sản phẩm. Nhân viên thống kê bộ phận và các công trình: + Theo dõi nhập, xuất, tồn các loại nguyên vật liệu, thành phẩm đơn vị mình và lập báo cáo định kỳ. + Tính lương cho công nhân ở bộ phận của mình. + Tổ chức chứng từ và luân chuyển chứng từ. 2.6. Thuận lợi và khó khăn 2.6.1 Thuận lợi Đội ngũ cán bộ công nhân viên làm trong văn phòng và chỉ huy ngoài công trường còn trẻ, làm việc rất nhiệt tình, năng động sáng tạo, luôn gắn bó với công ty trong những lúc khó khăn. Được đào chính quy, đa số có trình độ đại học và có thâm niên công tác lâu năm trong quản lý, kinh doanh cũng như điều hành công trường giỏi. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật dày dặn kinh nghiệm, đã qua thi công nhiều công trình lớn và các dự án trọng điểm trong cả nước Các công trình công ty xây dựng được khách hàng đánh giá cao, và tin tưởng. Được sự quan tâm hỗ trợ của Tỉnh, Thành phố và các ban ngành khác trong thành phố. 2.6.2 Khó khăn Công ty hoạt động trong bối cảnh vừa xây dựng, đầu tư, vừa sản xuất, chưa có kinh nghiệm trong thương trường, nhất là hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Máy móc thiết bị chưa đồng bộ, dây chuyền sản xuất chưa khép kín, trình độ chuyên môn kỹ thuật, trình độ quản lý của cán bộ công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu. Hàm lượng chất xám trong sản phẩm của Công ty chưa cao, vì vậy sức cạnh tranh trên thương trường bị hạn chế. Công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành, họ có tiềm lực mạnh, máy móc thiết bị tiên tiến. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH MINH HOÀNG 3.1. Đánh giá khái quát về tài sản và nguồn vốn 3.1.1. Đánh giá khái quát về tài sản Vào năm 2008 tổng tài sản của công ty giảm 23.006.438.330 đồng so với năm 2007 với tỉ lệ giảm 63,64 %. Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty giảm sút, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 22.935.722.539 đồng, tỉ lệ giảm 69,38 % chủ yếu do các khoản phải thu ngắn hạn giảm rất nhiều so với trước 21.541.847.761 đồng do Công ty phải ứng tiền ra trước để thi công các công trình. Mặc dù ở kỳ 1 Công ty đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong quản lý và đang cố gắng tận dụng vốn hiệu quả sao cho hiệu quả nhất, Công ty đã chủ động giảm tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng và hàng tồn kho nhưng vẫn không bù đắp được sự tăng đột biến khoản phải thu khác. Qua đó cho biết công ty đang bị chiếm dụng vốn nhưng đang cố gắng khắc phục theo hướng tốt. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm 70.715.789 đồng, tỉ lệ giảm 2,29 %, nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã giảm đầu tư thêm máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất và làm cho khoản tài sản cố định giảm 625.335.282 đồng, tỉ lệ giảm 22,85% cho thấy tình hình sản xuất của năm 2008 so với năm 2007 bị giảm như vậy công ty cần phải đẩy mạnh sản xuất hơn nữa để tăng doanh thu cho những kỳ sau Vào năm 2009 tổng tài sản của công ty tăng 24.037.950.581 đồng so với năm 2008 với tỉ lệ tăng 182,94 %. Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty tăng lên, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 24.448.214.968 đồng, tỉ lệ tăng 242 % chủ yếu do hàng tồn kho tăng rất nhiều so với trước 11,297,235,952 đồng và tiền , các khoản tương đương tiền cũng tăng rất nhiều 9.902.469.392 đồng và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng nhiều 2.900.000.000 đồng nguyên nhân là do khách hàng trả tiền trước cho công ty nên công ty đẩy mạnh sản xuất. Mặc dù ở năm 2008 Công ty đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong quản lý và đang cố gắng tận dụng vốn hiệu quả sao cho hiệu quả nhất, Công ty đã tăng các khỏan phải thu khách hàng. Qua đó cho biết công ty không bị chiếm dụng vốn Bảng 3.1 Khái quát về tài sản ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) Chỉ tiêu năm 2007 năm 2008 năm 2009 Tăng giảm Năm 2007 so Tỷ lệ Năm 2008 so Tỷ lệ Năm 2008 ( % ) Năm 2009 ( % ) A. Tài sản ngắn hạn 33.057.222.750 10.121.500.211 34.569.715.179 -22.935.722.539 -69,4 24.448.214.968 242 I. Tiền và các khỏan tương đương tiền 3.139.432.070 3.404.404.427 13.306.873.819 264.972.357 8,44 9.902.469.392 291 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 100.000.000 100.000.000 3.000.000.000 0 0 2.900.000.000 2.900 III. Các khỏan phải thu ngắn hạn 22.400.651.936 858.804.175 906.671.918 -21.541.847.761 -96,2 47.867.743 6 1. Phải thu của khách hàng 21.339.748.735 613.481.806 197.202.454 -20.726.266.929 -97,1 -416.279.352 -68 2. Trả trước cho người bán 1.060.903.201 245.322.315 709.469.464 -815.580.886 -76,9 464.147.149 189 IV. Hàng tồn kho 7.339.072.917 5.679.152.278 16.976.388.230 -1.659.920.639 -22,6 11.297.235.952 199 1. Hàng tồn kho 7.339.072.917 5.679.152.278 16.976.388.230 -1.659.920.639 -22,6 11.297.235.952 199 V. Tài sản ngắn hạn khác 78.065.827 79.139.331 379.781.212 1.073.504 1,38 300.641.881 380 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 30.459.000 189.389.171 -30.459.000 -100 189.389.171 0 3. Tài sản ngắn hạn khác  47,606,827  79,139,331  190,392,041 31.532.504 66,24 111.253.710,00 140,6 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 3.088.956.068 3.018.240.279 2.607.975.892 -70.715.789 -2,29 -410.264.387 -13,59 I. Tài sản cố định 2.737.239.123 2.111.903.841 2.295.155.462 -625.335.282 -22,85 183.251.621 8,68 1. N guyên giá 3.487.796.999 3.130.854.954 3.659.209.110 -356.942.045 -10,23 528.354.156 16,88 2. Gía trị hao mòn lũy kế -750.557.876 -1.018.951.113 -1.364.053.648 -268.393.237 35,76 -345.102.535 33,87 IV. Tài sản dài hạn khác 351.716.945 906.336.438 312.820.430 554.619.493 157,69 -593.516.008 -65,49 2. Tài sản dài hạn khác 906.336.438 906.336.438 -906.336.438 -100 4. Chi trả trước dài hạn 351.716.945 312.820.430 -351.716.945 -100 312.820.430 TỔNG TÀI SẢN 36.146.178.818 13.139.740.490 37.177.691.071 -23.006.438.308 -63,65 24.037.950.581 182,94 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2008 so với năm 2007 giảm 70.715.789 đồng tương đương tỷ lệ giảm 2,29%. Mức giảm này là do giảm nguyên giá tài sản cố định, nguyên nhân là do hao mòn lũy kế tăng 268.393.237 đồng tương đương tỷ lệ tăng 35,76%. Trong khi đó tài sản cố định trong kỳ tăng 625.335.282 đồng tương đương tỷ lệ tăng 22.85%. Ta có hệ số hao mòn tài sản cố định của Công ty TNHH Minh Hoàng qua 2 năm 2007, 2008 như sau: Hao mòn năm 2008 = Giá trị hao mòn = 1.018.951.113 = 0,325 Nguyên giá TSCĐ 3.130.854.954 Hao mòn năm 2007 = Giá trị hao mòn = 750.557.876 = 0,215 Nguyên giá TSCĐ 3.487.796.999 Ta thấy hệ số hao mòn TSCĐ qua 2 năm của Công ty tăng 0,117% cho thấy tình hình sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp theo chiều hợp đồng. Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch 1. Giá trị TSCĐ 3.130.854.954 3.487.796.999 -356.942.045 2. Vốn sở hữu 5.889.520.031 5.919.375.155 -29.855.124 3. Tổng tài sản 13.139.740.490 36.146.178.818 -23.006.438.308 4. Tỷ suất đầu tư (1/3) 0,238 0,096 0,142 5. Tỷ suất tài trợ TSCĐ (2/1) 1,88 1,69 0,19 Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất đầu tư tăng ít so với tỷ suất tài trợ TSCĐ . Như vậy sự thay đổi tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp theo xu hướng giảm tài sản cố định, tăng các vốn đầu tư tài chính làm giảm đi nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Mặc dù tỷ suất đầu tư tăng ít so với tỷ suất tự tài trợ cho thấy doanh nghiệp đang trong giai đoạn ổn định về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2009 so với năm 2008 giảm 410.264.387 đồng tương đương tỷ lệ giảm 13,59%. Mức giảm này là do doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định chưa cao với mức tăng 528.354.156 đồng với tỷ lệ tăng 16,88% nhưng giá giá trị hao mòn tài sản cố định là tăng nhanh với mức tăng 354.102.535 đồng với tỷ lệ tăng 33,87%. Ta có hệ số hao mòn tài sản cố định của Công ty TNHH Minh Hoàng qua 2 năm 2008, 2009 như sau: Hao mòn năm 2009 = Giá trị hao mòn = 1.364.053.648 = 0,372 Nguyên giá TSCĐ 3.659.209.110 Hao mòn năm 2008 = Giá trị hao mòn = 1.018.951.113 = 0,325 Nguyên giá TSCĐ 3.130.854.954 Ta thấy hệ số hao mòn tài sản cố định qua 2 năm của Công ty tăng 0,047% cho thấy tình hình sử dụng tài sản cố định tại doanh nghiệp theo chiều hợp đồng. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Chênh lệch 1. Giá trị TSCĐ 3.659.209.110 3.130.854.954 528.354.156 2. Vốn sở hữu 6.047.182.815 5.889.520.031 157.662.784 3. Tổng tài sản 37.177.691.071 13.139.740.490 24.037.950.581 4. Tỷ suất đầu tư (1/3) 0,098 0,238 -0,14 5. Tỷ suất tài trợ TSCĐ (2/1) 1,65 1,88 -0,23 Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất đầu tư giảm so với tỷ suất tài trợ tài sản cố định. Như vậy sự thay đổi tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp theo xu hướng tăng tài sản cố định, giảm các vốn đầu tư tài chính để chuyển vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Mặc dù tỷ suất đầu tư giảm và tỷ suất tài trợ cũng giảm nhưng giảm không nhanh bằng tỷ suất đầu tư điều này cho thấy doanh nghiệp đang trong giai đoạn ổn định về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.1.2. Đánh giá khái quát về nguồn vốn Bảng 3.4: Bảng khái quát về nguồn vốn ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 so Tỷ lệ Năm 2008 so Tỷ lệ Năm 2008 ( % ) Năm 2009 ( % ) A. Nợ phải trả 30,226,803,663 7,250,220,458 31,130,508,256 -22,976,583,205 -76,01 23,880,287,798 329,37 I. Nợ ngắn hạn 30,226,803,663 7,250,220,458 31,130,508,256 -22,976,583,205 -76,01 23,880,287,798 329,37 2. Phải trả cho người bán 2,717,007,719 442,176,026 2,665,019,584 -2,274,831,693 -83,73 2,222,843,558 502,71 3. Người mua trả tiền trước 25,368,618,479 3,725,708,002 27,981,892,000 -21,642,910,477 -85,31 24,256,183,998 651,05 4. Thuế và các khỏan phải nộp cho nhà nước 2,140,397,445 3,078,020,572 472,219,836 937,623,127 43,81 -2,605,800,736 -84,66 7. Các khỏan phải trả ngắn hạn khác 780,020 4,315,859 11,376,836 3,535,839 453,30 7,060,977 163,61 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 5,919,375,155 5,889,520,031 6,047,182,815 -29,855,124 -0,5 157,662,784 2,68 I. Vốn chủ sở hữu 5,919,375,155 5,889,520,031 6,047,182,815 -29,855,124 -0,5 157,662,784 2,68 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5,638,000,000 5,638,000,000 6,001,140,927 0 0 363,140,927 6,44 3. Vốn khác của chủ sở hữu 118,469,501 147,451,905 28,982,404 24,46 -147,451,905 -100 7. Lợi nhuận sau thuế chuă phân phối 162,905,654 104,068,126 46,041,888 -58,837,528 -36,12 -58,026,238 -55,76 TỔNG CÔNG NGUỒN VỐN 36,146,178,818 13,139,740,490 37,177,691,071 -23,006,438,328 -63,65 24,037,950,581 182,94 Tổng nguồn vốn cuối năm 2008 giảm so với năm 2007 là giảm 23.006.438.328 đồng, chứng tỏ công ty đã bị chiếm dụng vốn không đảm bảo tốt cho hoạt động sản xuất của công ty. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này: Nợ phải trả giảm 22.976.583.205 đồng, tỉ lệ giảm 76,01 %, trong đó ngắn hạn là chủ yếu: giảm 22.976.583.205 đồng. Nợ ngắn hạn giảm xuống có nghĩa là công ty sẽ không bị áp lức về tài chính tuy nhiên người mua trả tiền trước giảm: 21.642.910.477 đồng có nghĩa là công ty bị chiếm dụng vốn làm cho hoạt động tài chính của công ty cũng bị giảm sút. Bên cạnh đó các khoản thuế phải nộp tăng 937.623.127 đồng, Nguyên nhân dẫn đến các khoản thuế phải nộp tăng lên là do công ty đã đẩy mạnh sản xuất , Cho thấy công ty đã bị chiếm dụng một khỏan vốn rất lớn. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 29.855.124 đồng, tỉ lệ giảm 0,5 %, nguyên nhân do Công ty hoạt động trong khâu sản xuất có hiệu quả nhưng vẫn chưa thu hồi vốn kịp làm cho nguồn vốn chủ sở hữu bị giảm sút không đáng kể. Tổng nguồn vốn cuối năm 2009 so với năm 2008 là tăng 24.037.950.581 đồng, tỷ lệ tăng 182,94% chứng tỏ công ty đã làm tốt công tác huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này: Nợ phải trả tăng 23.880.287,798 đồng, tỉ lệ tăng 329,37 % trong đó người mua trả tiền trước là: tăng 24.256.183.558 đồng, tỷ lệ tăng 651,05% Bên cạnh đó phải trả cho người bán tăng 2.222.843.558 đồng điều này là không đáng kể vì công ty đã làm tốt công tác huy động vốn nên nó sẽ không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 157.662.784 đồng, tỉ lệ tăng 2,68 %, nguyên nhân do Công ty hoạt động hiệu quả trong khâu sản xuất nên đem lại lợi nhuận dẫn đến thu hút chuyển đổi lợi nhuận thành vốn chủ sở hữu. 3.2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo được cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn như sau: Bảng 3.3: Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn ĐVT: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 NGUỒN VỐN 5.919.375.155 5.889.520.031 6.047.182.815 TÀI SẢN 13.745.526.880 12.280.936,320 36.271.019.150 CHÊNH LỆCH - 7.826.151.725 - 6.391.416.289 - 30.223.836.340 ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Trong đó: Phần tài sản gồm: + Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trừ các khoản phải thu. + Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Phần nguồn vốn gồm: + Nguồn vốn chủ sở hữu. Qua phân tích ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được trong việc trang trải tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Cụ thể: Năm 2007 thiếu vốn: -7.826.151.725đồng Năm 2008 thiếu vốn: - 6.391.416.289 đồng Năm 2009 thiếu vốn: - 30.223.836.340 đồng Trong cả 3 năm công ty đã hoạt động hiệu quả, thu nhiều lợi nhuận và đã dùng lợi nhuận giữ lại để bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên khoản bù đắp đó vẫn quá ít so với nhu cầu vốn của Công ty. Như vậy đòi hỏi Công ty phải huy động vốn từ bên ngoài hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. 3.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Bảng 3.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 3.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán ) CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Năm 2007 so Tỷ lệ Năm 2008 so Tỷ lệ năm 2008 ( % ) năm 2009 ( % ) 1. Doanh thu bán hàng 6.873.685.329 22,19 -49,07 và cung cấp dịch vụ 30.980.338.223 37.854.023.552 19.279.888.857 -18.574.134.695 2. Các khỏan giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về 6.873.685.329 22,19 -49,07 bán hàng và cung cấp dịch vụ 30.980.338.223 37.854.023.552 19.279.888.857 -18.574.134.695 4. Gía vốn hàng bán 29.300.222.067 36.319.739.056 17.164.353.305 7.019.516.989 23,96 -19.155.385.751 -52,74 5. Lợi nhuận gộp 1.680.116.156 1.534.284.496 2.115.535.552 -145.831.660 -8,68 581.251.056 37,88 6. Doanh thu hoạt động tài chính 12.162.947 8.799.889 24.952.809 -3.363.058 -27,65 16.152.920 183,56 7. Chi phía tài chính 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.410.159.656 1.281.984.369 2.013.140.784 -128.175.287 -9,09 731.156.415 57,03 9. Lợi nhuận thuần từ -21.018.982 -7,45 -51,23 hoạt động kinh doanh 282.118.997 261.100.015 127.347.577 -133.752.438 10. Thu nhập khác 4.904.500 206.818.182 201.913.682 4,12 -206.818.182 -100 11. Chi phí khác 309.349.772 309.349.772 -309.349.772 -100 12. Lợi nhuận khác 4.904.500 -102.531.590 -107.436.090 -2190 102.531.590 -100 13. Tổng lợi nhuận trước thuế 287.023.497 158.568.425 127.347.577 -128.455.072 -44,75 -31.220.848 -19,69 14. Chi phí thuế thu nhập 80.336.597 44.399.159 22.285.826 -35.937.438 -44,73 -22.113.333 -49,81 15. Lợi nhuận sau thuế 206.656.918 114.169.266 105.061.751 -92.487.652 -44,75 -9.107.515 -7,98 Năm 2008 so với năm 2007: Theo bảng phân tích ta thấy Lợi nhuận sau thuế của năm 2007 là 206.656.918 đồng nhưng đến năm 2008 là 114.169.266 đồng, cho thấy trong năm 2008 doanh nghiệp đã hoạt động không có hiệu quả Nguyên nhân: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2008 giảm so với năm 2007, vì lợi nhuận gộp ở năm 2008 so với năm 2007 giảm 145.831.660 đồng hay giảm 8,68 % và chi phí khác ở năm 2008 tăng 309.349.772 đồng và lợi nhuận khác cũng giảm 107.436.090 đồng, điều đó cho thầy công ty hoạt động ở năm 2008 không có hiệu quả so với năm 2007. Công ty cần có biện pháp quản lý tốt hơn. Năm 2009 so với năm 2008: Theo bảng phân tích ta thấy Lợi nhuận sau thuế của năm 2008 là 114.169.266 đồng nhưng đến năm 2009 là 105.061.751 đồng, cho thấy trong năm 2009 doanh nghiệp đã hoạt động không có hiệu quả . Nguyên nhân: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2009 giảm so với năm 2008 là 133.752.438 đồng hay giảm 51,23 % và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 731.156.415 đồng hay tăng 57,3% mặc dù lợi nhuận gộp của năm 2009 so với năm 2008 tăng 581.251.056 đồng hay tăng 37,88 % và doanh thu hoạt động tài chính tăng 16.152.920 đồng hay tăng 183,56 % điều này có nghĩa doanh nghiệp cần phải chỉnh đốn lại và có biện pháp ở khâu quản lý doanh nghiệp một cách tốt hơn. 3.4. Phân tích tỷ lệ thanh toán 3.4.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn: Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ phải trả ngắn hạn CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 I. Nợ ngắn hạn 30.226.803.663 7.250.220.458 31.130.508.256 A. Tài sản ngắn hạn 33.057.222.750 10.121.500.211 34.569.715.179 Tỷ số thanh toán ngắn hạn 1,093 1,396 1,110 Năm 2008 với năm 2007: Hệ số thanh toán hiện thời năm 2007 là 1,093 lần, năm 2008 là 1,396 lần. Chứng tỏ khả năng thanh toán hiện thời năm 2008 tăng 0,303 lần so với năm 2007. Như vậy theo hệ số thanh toán trên thì ở năm 2007 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,093 đồng tài sản lưu động đảm bảo, năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,396 đồng tài sản lưu động đảm bảo. Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty rất cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cao, công ty cần nâng cao hơn nữa tỉ số này nhằm đảmbảo cho quá trình hoạt động thuận lợi hơn. Năm 2009 với năm 2008: Hệ số thanh toán hiện thời năm 2008 là 1,396 lần, năm 2009 là 1,110 lần. Chứng tỏ khả năng thanh toán hiện thời năm 2009 giảm 0,286 lần so với năm 2008. Điều này do nợ ngắn hạn tăng từ 7.250.220.458 đồng lên 31.130.508.256 đồng tức đã tăng 23.880.287.798 đồng (hay 329,37 %) trong khi tài sản lưu động lại tăng 24.448.214.968 đồng (hay tăng 2420%). Như vậy theo hệ số thanh toán trên thì ở năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,396 đồng tài sản lưu động đảm bảo, năm 2009 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,110 đồng tài sản lưu động đảm bảo. Hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2009 thấp hơn năm 2008 nhưng khả năng thanh toán của công ty còn cao, công ty cần giữ hệ số thanh toán này cho những kỳ sau để công ty hoạt động tốt hơn ở những kỳ sau. 3.4.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh Tỷ lệ thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn + phải thu khách hàng Nợ phải trả ngắn hạn ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 I. Nợ ngắn hạn 30.226.803.663 7.250.220.458 31.130.508.256 A. Tài sản ngắn hạn 33.057.222.750 10.121.500.211 34.569.715.179 1. Phải thu khách hàng 21.339.748.735 613.481.806 197.202.454 Tỷ lệ thanh toán nhanh 1,799 1,48 1,116 Hệ số thanh toán nhanh cho biết ở năm 2007 cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì có 179,9 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, năm 2008 cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì có 148 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo. Như vậy khả năng thanh toán nhanh năm 2008 thấp hơn so với năm 2007 là 0,319 lần, đây là dấu hiệu không tốt cho công ty. Khả năng thanh toán nhanh giảm chủ yếu do phải thu khách hàng của năm 2008 giảm nhiều 20.726.266.929 đồng tức đã giảm 97,13 % so với năm 2007, nhưng do phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng lớn trong kết cấu tài sản nên khoản giảm tồn kho ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của công ty. Hệ số thanh toán nhanh cho biết ở năm 2008 cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì có 148 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, năm 2009 cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì có 111,6 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo. Như vậy khả năng thanh toán nhanh năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 là 0,364 lần, đây là dấu hiệu không tốt cho công ty. Khả năng thanh toán nhanh giảm chủ yếu do nợ ngắn hạn của năm 2009 tăng nhiều 23.880.287.798 đồng tức đã tăng 329,37 % so với năm 2008, nhưng do nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong kết cấu tài sản nên khoản tăng nợ ngắn hạn ảnh hưởng đến lớn khả năng thanh toán của công ty. 3.4.3. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền Tỷ lệ thanh toán bằng tiền = Vốn bằng tiền Nợ phải trả ngắn hạn ĐVT: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 I. Nợ ngắn hạn 30.226.803.663 7.250.220.458 31.130.508.256 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.139.432.070 3.404.404.427 13.306.837.819 Tỷ số thanh toán bằng tiền 0,103 0,469 0,427 Trong năm 2007 tỷ lệ thanh tóan bằng tiền 0,103 lần cho ta thấy có 10,3 đồng để thanh tóan trực tiếp cho 100 đồng nợ. Chỉ tiêu này cung đo lường khả năng thanh tóan nhưng ở mức độ nghiêm ngặt hơn ở vốn bàng tiền. Vì vậy, nó chỉ thích hợp khi sử dung ở nền tài chính khỏe mạnh. Sang năm 2008, tỷ lệ thanh tóan bằng tiền tăng 0,366 lần đó là do khỏang nợ ngắn hạn giảm xuống 22.935.722.539 đồng tương đương 69,38 %. Tuy nhiên trong năm 2009 tỷ lệ thanh toán bằng tiền giảm 0,042 lần so với năm 2008 là Đó là lượng tiền mà công ty thu của khách hàng đã trả chậm trong kỳ trước . Công ty nên có biện pháp giải quyết vấn đề này. 3.5. Phân tích tỷ số về cơ cấu tài chính Tỷ số nợ Tỷ số nợ = Tổng nợ Tổng nguồn vốn ĐVT: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Nợ phải trả 30,226,803,663 7,250,220,458 31,130,508,256 Tổng nguồn vốn 36,146,178,818 13,139,740,490 37,177,691,071 Tỷ số nợ 0,836 0,551 0,837 Hệ số nợ cả ba năm của Công ty đều rất cao. Các khoản vay của Công ty luôn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Thông thường các doanh nghiệp sẽ không thể có được tỉ lệ nợ cao như vậy, nhưng do mối quan hệ của công ty tốt nên được sự ưu đãi đặc biệt từ bạn hàng Năm 2007 tỉ số nợ là 0,836 nghĩa là 100 đồng tài sản của công ty đã có 83,6 đồng nợ, sang năm 2008 tỉ số nợ là 0,551 tức đã giảm 0,285 lần so với năm 2007. Nguyên nhân do tốc độ giảm của tổng tài sản không nhanh bằng tốc độ tăng của tổng nợ. Tỷ số nợ của năm 2008 giảm nhiều 0,551 thể hiện sự tự chủ về vấn đề tài chính của công ty cao. Tệ số nợ năm 2009 là 0,837 tăng so với năm 2008 là 0,286 lần. Đối với doanh nghiệp thì họ thường thích tỉ lệ này cao bởi vì điều này có thể tạo lợi nhuận nhiều hơn nhưng lại không sử dụng vốn của mình; nhưng với hệ số nợ quá cao công ty sẽ gặp rủi ro tài chính hơn và việc vay thêm vốn từ các đơn vị khác là điều hết sức khó khăn, bởi lẻ hệ số nợ cao sẽ làm cho các nhà cung cấp tín dụng lo ngại về rủi ro tài chính doanh nghiệp. Hiện nay công ty đang mở rộng qui mô nên cần nhiều vốn do đó điều chỉnh hệ số nợ một cách hợp lý phù hợp với tình hình tài chính của công ty là điều rất cần thiết. Công ty không thể giảm nợ vì sẽ thiếu nguồn tài trợ cho các nhu cầu vốn hiện tại, do đó tăng vốn chủ sở hữu là điều rất cần thiết đối với Công ty, tuỳ tình hình thực tế Công ty có thể huy động thêm từ các thành viên cũ hoặc nhận thêm thành viên mới. 3.5.2. Tỷ số thanh toán lãi vay Tỷ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Chi phí tài chính ĐVT: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 282.118.997 261.100.015 127.347.577 Chi phí tài chính 0 0 0 Tỷ số thanh toán lãi vay 0 0 0 Tỷ số lãi vay bằng cả 3 năm đều bằng 0 chứng tỏ doanh nghiệp không phải vay ngân hàng, điều này cho thấy doanh nghiệp có tiềm lực tài chính cao và doanh nghiệp đã sử dụng chính sách chiếm dụng vốn của bạn hàng, điều này rất có lợi cho doanh nghiệp. 3.6. Phân tích khả năng luân chuyển vốn 3.6.1. Luân chuyển hàng tồn kho Số vòng quay HTK = Tổng giá vốn hàng bán trong kỳ Giá vốn HTK bình quân trong kỳ Giá vốn HTK bình quân trong kỳ = Giá vốn HTK ĐK + Giá vốn HTK CK 2 Số ngày của một vòng quay HTK = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Hàng tồn kho 7.339.072.917 5.679.152.278 16.976.388.230 Giá vốn hàng bán 29.300.222.067 36.319.739.056 17.164.353.305 GVHTK bình quân 6.509.112.598 11.327.770.250 Số vòng quay HTK 5,57 1,51 Số ngày của một vòng quay HTK 360 64,63 238.41 ĐVT: đồng Vòng quay hàng tồn kho năm 2009 là 1,51 vòng thấp hơn năm 2008 đến 4,06 vòng nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho của năm 2009 tăng lên 11.297.235.952 đồng tương ứng tăng 199% Như vậy khả năng quản trị hàng tồn kho năm 2009 thấp hơn năm 2008 công ty cần xác định mức tồn kho hợp lý hơn: không quá cao so với yêu cầu vì sẽ gây tốn kém. 3.6.2. Luân chuyển nợ phải thu Số vòng quay NPT = Tổng doanh thu trong kỳ Số dư nợ phải thu bình quân trong kỳ Số ngày của một vòng quay NPT = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay nợ phải thu Số nợ phải thu bình quân = NPT đầu kỳ + NPT cuối kỳ 2 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Các khoản phải thu 22.400.651.936 858.804.175 906.671.918 Doanh thu 30.980.338.223 37.857.023.552 19.279.888.857 Số nợ phải thu bình quân 11.629.728.060 882.738.046,5 Số vòng quay nợ phải thu 3,25 21,84 Số ngày của một vòng quay nợ phải thu 360 110,76 16,48 Kỳ vòng quay nợ phải thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 18,59 vòng, nguyên nhân do doanh thu của năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 là 18.574.134.695 đồng và tương ứng 49,07 % và các khoản phải thu của năm 2009 lại tăng so với năm 2008 là 47.867.743 đồng tương ứng tăng 6%. Dẫn đến số ngày của một vòng quay nợ phải thu của năm 2009 giảm so với năm 2008 là 94,28 ngày. 3.6.3. Luân chuyển tài sản Số vòng quay TS = Tổng doanh thu thuần trong kỳ Giá trị TS bình quân trong kỳ Số tài sản bình quân = Tài sản đầu kỳ + tài sản cuối kỳ 2 Số ngày của một vòng TS = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay TS ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tài sản 36.146.178.818 13.139.740.490 37.177.691.071 Doanh thu 30.980.338.223 37.857.023.552 19.279.888.857 Tài sản thu bình quân 24.642.959.650 25.158.715.780 Số vòng quay tài sản 1,53 0,76 Số ngày của một vòng quay tài sản 360 235,29 473,68 Ta thấy số vòng quay tài sản năm 2008 là 1,53 vòng, năm 2009 là 0,76 vòng. Như vậy số vòng quay của năm 2009 đã giảm 0,77 vòng. Điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng vốn sử dụng trong năm 2009 tạo ra doanh thu giảm hơn so với năm 2008 là 0,77 đồng, sở dĩ như thế do hai nguyên nhân: Doanh thu thuần của năm 2009 giảm 18.574.134.695 đồng trong khi tổng tài sản bình quân lại tăng là 515.756.130 đồng. .6.4 Luân chuyển tài sản cố định Số vòng quay TSCĐ = Tổng doanh thu thuần trong kỳ Giá vốn TSCĐ bình quân trong kỳ Số ngày của một vòng quay TSCĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay TSCĐ Số tài sản cố định bình quân = Tài sản đầu kỳ + tài sản cuối kỳ 2 ĐVT:đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tài sản cố định 2.737.239.123 2.111.903.841 2.295.155.462 Doanh thu 30.980.338.223 37.857.023.552 19.279.888.857 Tài sản cố định bình quân 2.424.571.482 2.203.529.652 Số vòng quay tài sản CĐ 15,61 8,74 Số ngày của một vòng quay tài sản cố định 360 23,06 41,18 Ta thấy số vòng quay tài sản cố định năm 2008 là 15,61 vòng, năm 2009 là 8,74 vòng. Như vậy số vòng quay của năm 2009 đã giảm 6,87 vòng. Điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng vốn sử dụng trong năm 2009 tạo ra doanh thu giảm hơn so với năm 2008 là 6,87 đồng, sở dĩ như thế do hai nguyên nhân: Doanh thu thuần của năm 2009 giảm 18.574.134.695 đồng trong khi tài sản cố định tăng 183.251.621 đồng. 3.6.5. Luân chuyển tài sản ngắn hạn Số vòng quay TSNH = Tổng doanh thu thuần trong kỳ Giá vốn TSNH bình quân trong kỳ Số vòng quay của một vòng TSNH = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số vòng quay TSNH Số tài sản ngắn hạn bình quân = Tài sản đầu kỳ + tài sản cuối kỳ 2 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tài sản ngắn hạn 33.057.222.750 10.121.500.211 34.569.715.179 Doanh thu 30.,980.338.223 37.857.023.552 19.279.888.857 Tài sản ngắn hạn bình quân 21.589.361.480 22.345.607.700 Số vòng quay tài sản ngắn hạn 1,75 0,86 Số ngày của một vòng quay tài sản ngắn hạn 360 205,7 418,6 Ta thấy số vòng quay tài sản ngắn hạn năm 2008 là 1.75 vòng, năm 2009 là 0,86 vòng. Như vậy số vòng quay của năm 2009 đã giảm 0,89 vòng. Điều đó có nghĩa là cứ 1 đồng vốn sử dụng trong năm 2009 tạo ra doanh thu giảm hơn so với năm 2008 là 0,89 đồng, sở dĩ như thế do hai nguyên nhân: Doanh thu thuần của năm 2009 giảm 18.574.134.695 đồng trong khi tổng tài sản ngắn hạn tăng 24.448.214.968 đồng. 3.7. Phân tích khả năng sinh lời 3.7.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế TNDN Doanh thu ĐVT: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Lợi nhuần thuần 206.656.918 114.469.266 105.061.751 Doanh thu 30.980.338.223 37.857.023.552 19.279.888.857 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( % ) 0,667 0,302 0,544 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2007 đạt 0,667 % cho ta thấy cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,00667 đồng lợi nhuận, nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Sang năm 2008 tuy doanh thu của công ty tăng nhưng lợi nhuận thuần của công ty giảm do khâu quản lý của công ty chưa tốt làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp từ đó làm cho lợi nhuận thuần cũng giảm theo. Đến năm 2009 doanh thu của công ty giảm hơn so với năm 2009 nhưng công ty biết tiết kiệm chi phí và quản lý tốt hơn nên tỷ suất lợi nhuận của công ty đạt được 0,544 %. 3.7.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = Lợi nhuận sau thuế TNDN Tổng tài sản ĐVT: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Lợi nhuần thuần 206.656.918 114.469.266 105.061.751 Tổng tài sản 36.146.178.818 13.139.740.490 37.177.691.071 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ( % ) 0,571 0,871 0,282 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho ta biết 1 đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng thể hiện chung quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy qua bảng phân tích cho ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của năm 2007 là 0,571% tức là cứ 1 đồng tài sản tạo ra 0,00571 đồng lợi nhuận. sang đến năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cao hơn năm 2007 là 0,3%. Nguyên nhân là do tổng tài sản của công ty giảm 23.006.438.308 đồng tức giảm 63,65% nhưng lợi nhuận thuần lại giảm không đáng kể. Sang năm 2009 tỷ suất lợi nhuận trên tài sản đạt 0.282 % tức giảm 0.589 %, do lợi nhuận doanh thu của công ty giảm với năm 2008. nhưng tổng tài sản lại tăng 24.037.950.581 đồng tức tăng 182,94 % . 3.7.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu = Lợi nhuận sau thuế TNDN vốn chủ sở hữu ĐVT : đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009 Lợi nhuần thuần 206.656.918 114.469.266 105.061.751 Vốn chủ sở hữu 5.919.375.155 5.889.520.031 6.047.182.815 Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH ( % ) 3,491 1,94 1,73 Trong năm 2007 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 3,491 %, tỷ số này cho ta biết 1 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra 0,034 đồng. Đến năm 2008 thì tỷ suất lợi nhuận đạt 1,94 % tức giảm 1,551 %, nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu của năm 2008 giảm so với năm 2007 là 29.855.124 đồng tức giảm 0,5% và lợi nhuận thuần cũng giảm 92.487.652 đồng tức giảm 44,75% điều này cho thấy công ty cần phải đẩy mạnh ở khâu quản lý tốt hơn để kỳ sau đạt được lợi nhuận cao hơn. Đến năm 2009 vốn chủ sở tăng tuy không nhiều nhưng lợi nhuận lại giảm so với năm 2008 là 9,107,515 tức giảm 7,98 % làm cho tỷ suất lợi nhuận của năm 2009 lại giảm so với năm 2008 là 0,21 %. Tóm tắt chương Các hoạt động của công ty đã tạo ra những thay đổi tích cự trong cấu trúc tài sản cố định (có thể là sự loại bỏ nhanh chóng các tài sản không hiệu quả), và thay đổi cơ bản về cấu trúc tài chính vốn đang trì trệ. Nợ đang được huy động nhiều hơn, tình trạng này có thể tốt hơn nếu công ty quan tâm đến các vấn đề quản lý các tài sản ngắn hạn, kiểm soát khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán hiện thời tuy có dao động nhưng năm sau vẫn thấp hơn năm trước điều này là không tốt đối với doanh nghiệp. độ lệch đó cho thấy hàng tồn kho đang được tích lũy cao, điều này không tốt đối với doanh nghiệp. Tóm lại, các hoạt động tái cấu trúc tài sản và tài chính của công ty đang thể hiện những dấu hiệu tích cực. tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm trong tương lai là cải thiện vị thế thị trường, tăng cường khái thác hiệu quả về quy mô và cải thiện khả năng quản trị phải thu khách hàng, tồn kho. Qua đó chúng ta cũng thấy rằng phân tích theo xu hướng các thông số tài chính theo thời gian có thể cho nhà phân tích một hình ảnh về những thay đổi xuất hiện trong điều kiện và hiệu suất tài chính của công ty. CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNHCÔNG TY TNHH MINH HOÀNG 4.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MINH HOÀNG Trên đây, ta đã phân tích từng nét chung, riêng tình hình tài chính của công ty TNHH Minh Hoàng. Từ sự phân tích đó, phần nào thấy được mặt tích cực và hạn chế còn tồn tại. Đối với những mặt tích cực, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy hơn nữa , còn những mặt còn hạn chế nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục . Trong những mặt hạn chế tại doanh nghiệp , có những vấn đề thuộc về những nguyên nhân khách quan mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều gặp phải : sự cạnh tranh khốc liệt khiến hoạt đông kinh doanh ngày càng khó khăn; chính sách chế độ của Nhà nước trong các lĩnh vực; những thay đổi trong quan điểm của khách hàng ... Những mặt khách quan này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh động, uyển chuyển để thích nghi và khắc phục, chính những điều đó sẽ giúp gạn lọc những doanh nghiệp có khả năng thích nghi thì tồn tại, nếu không sẽ bị phá sản . Để tồn tại đã khó, để đứng vững càng khó khăn hơn. Lúc này, vấn đề của doanh nghiệp là khắc phục những khó khăn chủ quan phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Những khó khăn này là cản trở trên con đường phát triển của doanh nghiệp . Từ những nhận định đó, cộng thêm sự hiểu biết về tình hình thực tế doanh nghiệp, em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp. 4.1.1. Về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh: Mục tiêu, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau, song đều tựu chung lại ở mục tiêu tài chính là tối đa lợi nhuận của chủ sở hữu, tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế, xây dựng thiết lập được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của công ty là nhỏ và công ty sẽ thoát khỏi nguy cơ phá sản. Với công ty cơ cấu vốn năm 2009 của công ty như đã phân tích là quá bất hợp lý: tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tài sản cố định ( 43,86% so với 7,01% ) nên cần cân đối lại. đồng thời trang thiết bị máy móc của công ty cần được đầu tư đổi mới trong thời gian tới. để thực hiện được điều này, công ty cần huy động một nguồn vốn trung và dài hạn. trong khi đó chủ nợ thường xuyên xem xét hiệu quả kinh doanh và cơ cấu tài chính của công ty để quyết định có cho bán hàng chịu hay không. ( Hiện tại theo số liệu thống kê năm 2009, tổng nguồn vốn của công ty là 37.177.691.071 đồng thì tương ứng đã có tới 31.130.508.256 đồng nợ phải trả ) vì vậy muốn có vốn để đầu tư đổi mới công nghệ trong những năm tới, ngay từ bậy giờ công ty cần phải thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm làm làm cho cơ cấu vốn của công ty hợp lý hơn. Theo em cơ cấu vốn phải đáp ứng được yêu cầu của chính sách tài trợ mà công ty đã lựa chọn, mà như hiện nay, chính sách tài trợ của công ty thuộc dạng chính sách mạo hiểm: tức là nguồn vốn ngắn hạn tham gia tài trợ cho các tài sản lưu động thường xuyên, thậm trí cho cả tài sản cố định. Chính sách này rất dễ đẩy công ty vào tình trạng mất khả năng thanh toán, mà trước hết là khả năng thanh toán nhanh. Nó có thể được áp dụng đối với các công ty được nhà cung cấp cho chịu với kỳ hạn dài và số lượng lớn. nhưng chính vì thế, đối với công ty lại khó có thể áp dụng chính sách bán chịu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nói chung. Với chính sách tài trợ như vậy, cộng với khoản nợ dài hạn không có, công ty nên dựa vào đó để xác định nhu cầu về vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình được diễn ra một cách bình thường. cụ thể là công ty cần xác định xem mình cần bao nhiêu vốn đầu tư, bao nhiêu vốn để hoạt động và thời gian sử dụng các nguồn vốn này bao lâu chi phí huy động và sử dụng vốn như thế nào… Cũng theo phân tích, năm 2009, tổng số tài sản công ty tăng đáng kể so với năm 2008 (từ 13.139.740.490 đồng lên 37.177.691.071 đồng) nhưng tỷ suất lợi nhuận lại giảm, mà nguyên nhân chính do chi phí tăng quá cao tương ứng. Vì vậy, công ty có thể áp dụng chính sách huy động vốn như sau: -Chính sách huy động tập trung nguồn: tức là công ty sẽ chỉ tập trung vào một hay một số ít nguồn. chính sách này có ưu điểm là chi phí huy động có thể giảm song nó có nhược điểm là làm cho công ty phụ thuộc hơn vào một chủ nợ nào đó. Để tránh tình trạng phụ thuộc vào một chủ nợ khi áp dụng chính sách này, trước hết công ty cần xác định khả năng huy động vốn chủ sở hữu bao gồm: -Sử dụng linh hoạt tiết kiệm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến. -Lợi nhuận để lại công ty: đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi nào công ty làm ăn có lãi thì mới bổ sung được cho nguồn vốn này còn khi làm ăn thua lỗ thì không những không bổ sung được mà còn làm giảm nguồn vốn này, để tăng lợi nhuận để lại, công ty cần tăng mọi nguồn thu và giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu là một con số còn quá khiêm tốn so với lượng vốn mà công ty cần được đáp ứng ( 6.047.182.815 đồng / 37.177.691.071 đồng ). Vì vậy công ty cần phải huy động từ các nguồn khác như: -Nguồn lợi tích lũy: là các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh toán như nợ lương cán bộ công nhân viên, nợ thuế, phải trả các đơn vị nội bộ…đây là hình thức tài trợ miễn phí vì công ty sử dụng không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng các khoản nợ là có giới hạn bởi lẽ công ty chỉ có thể trì hoãn nộp thuế trong một thời gian nhất định, còn nếu chậm trễ trả lương cho công nhân sẽ làm suy giảm tinh thần làm việc của họ. các khoản nợ tích lũy là nguồn tài trợ tự động, phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của công ty tại từng thời điểm. chúng tự phát thay đổi cùng với các hoạt động kinh doanh của công ty: khi công ty thu hẹp sản xuất, các khoản này sẽ giảm theo, ngược lại chúng sẽ tự động tăng lên khi sản xuất mở rộng. -chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: mua chịu là một hình thức đã rất phổ biến trong môi trường kinh doanh hiện nay. Một công ty nhỏ có thể không đủ tiêu chuẩn vay ngân hàng nhưng có thể mua chịu được. để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, công ty cần chú ý mua chịu các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh vì họ mới đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài cho các doanh nghiệp nhỏ khác. Ngoài ra công ty cần tận dụng tối đa thời hạn thiếu chịu: nếu muốn hưởng chiết khấu. còn nếu không đủ khả năng thì nên đến ngày hết hạn hóa đơn mới thanh toán là có lợi nhất. công ty cũng nên tránh việc trì hoãn thanh toán các khoản tiền mua trả chậm vượt vượt quá thời hạn phải trả, bởi vì việc đó có thể gây ra những tác động tiêu cực như làm tổ hại đến uy tín, vị thế và các mối quan hệ của công ty, hơn thế nữa công ty còn phải gánh chịu chi phí tín dụng rất cao, thậm chí còn cao hơn cả lãi suất vay ngắn hạn. - Nguồn từ các tổ chức tài chính tín dụng: ngân hàng có vai trò rất quan trong việc bổ sung vốn kịp thời cho các doanh nghiệp. thực tế trong ba năm qua công ty đã rất thành công trong việc huy động các khoản nợ ngắn hạn. trong khi đó công ty đang cần những nguồn tài trợ có thời gian dài để đầu tư cho tài sản cố định. Vì vậy công ty nên giảm nợ ngắn hạn, thay bằng nợ dài hạn. mặc dù các khoản vay dai hạn chịu các khoản chi phí lớn hơn nên có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty nhưng xét về mục tiêu lâu dài thì điều đó là cần thiết.. ưu điểm của các khoản vay dài hạn là những giao dịch vay mượn này tương đối linh hoạt, người cho vay có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập của người vay, cũng như bản thân công ty cũng có thời gian để thự hiện kế hoạch trả dần tiền vay ngắn hạn. + Trong thời gian tới để huy động được nguồn tài trợ này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn của công ty, biện pháp quan trọng nhất là phải tính toán, lựa chọn, thiết lập các phương án kinh doanh cũng như phương án đầu tư có tính khả thi cao. Đồng thời phải lựa chọn được cơ cấu sản phẩm hợp lý để sản xuất sao cho công ty vừa đảm bảo được chi phí sản xuất cộng them lãi xuất ngân hàng mà vẫn có lãi. + Nều công ty áp dụng và thực hiện tốt các biện pháp nêu trên thì chắc chắn rằng nợ ngắn hạn sẽ giảm được một lượng tương đối lớn, công ty sẽ có điều kiện vay vốn trung và dài hạn đồng thời có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn, quá trình sản xuất diễn ra liên tục từ đó đảm bảo vốn luân chuyển đều đặn, tạo điều kiện bảo toàn và phát triển vốn + Tuy nhiên đòi hỏi đòi hỏi đặt ra ở đây đó là: * Công ty phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng và các tổ chức tín dụng để được vay vốn trung và dài hạn. * Công ty phải đảm bảo sử dụng tốt các nguồn vốn khác để khi giảm nợ ngắn hạn tức là lượng vốn lưu động giảm sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. * Số vốn dài hạn này phải được sử dụng đúng mục đích là đầu tư cho tài sản cố định cần thiết và dự án đầu tư là khả thi. * Chi phí huy động và sự dụng vốn dài hạn không quá lớn so với vốn ngắn hạn, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 4.1.2. Về tình hình công nợ và thanh toán Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ta thấy: công ty thường bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn nên công ty thường phải vay nợ để bù đắp các khoản này, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty , do đó công ty phải có một chính sách hợp thanh toán hợp lý. Trước hết phải thanh toán hết các khoản phải thu, nhanh chóng thu hồi công nợ. -Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoản nợ dây dưa khó đòi. Bởi lẽ trên thực tế, rõ ràng công ty áp dụng các biện pháp quá cứng rắn thì cơ hội thu hồi nợ lớn hơn nhưng sẽ khiến khách hàng khó chịu dẫn đến việc họ có thể cắt đứt mối quan hệ làm ăn với công ty. Vì vậy hết thời hạn thanh toán tiền thì công ty có thể tiến hành quy trình thu hồi nợ theo cấp độ: +Gọi điện, gửi thư nhắc nợ, thư khuyên nhủ hoặc thư gửi cho cơ quan chuyên trách thu hồi giúp. +Cử người đến gặp trực tiếp khách hàng để đòi nợ. +Cuối cùng, nếu các biện pháp trên không thành công thì phải ủy quyền cho người đại diện tiến hành thủ tục pháp lý. Mặt khác, đối với các khoản nợ bị khách hàng chiếm dụng cũ, công ty cần phải dứt điểm theo dõi chặt chẽ và tuân thủ theo nguyên tắc: các khoản nợ cũ phải dứt điểm so với các khoản nợ phát sinh. Ngoài ra, khi nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triễn, công ty có thể nghiên cứu xem xét chính sách thay thế tín dụng bằng đáo nợ. thực chất của chính sách này là việc doanh nghiệp phải giảm các khoản phải thu, phải trả trong cân đối tài chính nhằm tạo ra một bức tranh tài chính thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh thông qua một công ty tài chính trung gian. Các khoản phải thu, phải trả xuất hiện khi công ty có việc mua chịu và bán chịu. khi đó, công ty tài chính sẽ đứng ra làm trung giam thanh toán các khoản này với một tỷ lệ chiết khấu thỏa thuận ( thông thường là cao hơn lãi xuất vay tín dụng ngắn hạn ). 4.1.3. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh Thông thường, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tuy nhiên việc tăng lợi nhuận phải phù hợp với bản chất nền kinh tế, phải có quan điểm đúng đắn trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ít lâu dài. Lợi nhuận của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố khách quan: giá cả, thị trường, chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế... và chủ quan: trình độ tổ chức quản lý. Cụ thể đối với doanh nghiệp cần thực hiện các hướng sau: - Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao lợi nhuận, doanh thu và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh. - Để nâng cao lợi nhuận thì nhất thiết phải tác động vào hai nhân tố : doanh thu và chi phí. Phải không ngừng tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí một cách hợp lý. Hiện nay doanh thu chưa cao nên việc tiết kiệm chi phí là vấn đề cần đáng quan tâm nhất hiện nay. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong giai đoạn đầu đều phát sinh những chi phí không đáng. không nên để những trường hợp sản phẩm lỗi gây những chi phí không đáng. Hay nói cách khác, công ty phải nâng cao trình độ quản lý sau lãnh đạo các phòng ban và năng lực làm việc của bản thân mỗi công nhân trong toàn công ty để làm đến mức thấp nhất các chi phí và đẩy mạnh lợi nhuận lên. 4.1.4. Hạ thấp chi phí kinh doanh Hạ thấp chi phí kinh doanh hợp lý phải xuất phát từ quan điểm: mạnh dạn chi những khoản chi cần thiết để tăng năng suất kinh doanh, mở rộng kinh doanh, đảm bảo phục vụ tốt cho khách hàng. Đối với những khoản chi chưa cần thiết thì tạm hoãn còn chi phí nào không cần thiết thì cương quyết không chi... Trên quan điểm đó, cần phải: - Tích cực thanh lý tài sản cũ, lạc hậu không cần dùng để đầu tư trang thiết bị mới đồng bộ hơn nhằm thu hút khách hàng. - Trong việc sử dụng vật liệu, dụng cụ cần phải tận dụng hết những vật liệu, dụng cụ sẵn có. Xây dựng mức tiêu hao hợp lý và bảo quản theo định mức đó. - Giảm chi phí hành chánh đến mức thấp nhất có thể được... Quản lý chi phí theo từng bộ phận để quy rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc đền bù hoặc xét khen thưởng. 4.1.5. Tăng cường công tác quản lý nhân viên: Nhân viên là một trong ba yếu tố không thể thiếu của quá trình kinh doanh, quản lý nhân viên tốt góp phần không nhỏ vào sự thành đạt và phát triển của công ty. Để quản lý nhân viên tốt cần phải: - Căn cứ vào nhu cầu công tác ở doanh nghiệp để tuyển dụng và bố trí lao động hợp lý, phù hợp với trình độ và khả năng của từng người. Mạnh dạn đào tạo cán bộ đủ năng lực và trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. - Quản lý thời gian nhân viên chặt chẽ, làm việc đúng giờ giấc, rèn luyện ý thức kỷ luật lao động. - Tạo cho người nhân viên những điều kiện thuận lợi nhất để làm việc , điều này liên quan đến các vấn đề cải tiến những điều kiện vệ sinh lao động nơi làm việc... Tổ chức các phòng ban gọn nhẹ, phân định chức năng quyền lực rõ ràng. Việc sử dụng lao động gắn liền với quá trình kinh doanh nên sử dụng lao động hiệu quả sẽ đẩy mạnh tăng năng suất, tiết kiệm chi phí… từ đó sẽ tăng lợi nhuận góp phần cải thiện tình hình tài chính công ty. - Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động: + Công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm. Mặt khác những năm qua, đo máy móc thiết bị không theo kịp nhu cầu thị trường nên chất lượng sản phẩm của công ty chưa được cao. Vài năm trở lại đây, công ty đã từng bước công nghệ hóa công nghệ sản xuất và đã mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Tuy nhiên, do số vốn dùng cho đổi mới công nghệ còn hạn hẹp ( vốn cố định năm 2009 là 2.607.975.892 đồng ) nên công ty tiến hành đổi mới công nghệ từng phần thiếu đồng bộ do yêu cầu đổi mới công nghệ nên công ty cần khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật + Người lao động chỉ có thể phát huy hiệu quả khả năng và trình độ của họ khi được khuyến khích và đánh giá đúng khả năng vì vậy bên cạnh chính sách đào tạo bồi dưỡng trình độ, công ty cần phải chú ý đến việc phân phối thù lao lao động và thu nhập đúng với khả năng và công sức của người lao động. làm được như vậy sẽ tao đước động lực thúc đẩy người lao động tư nâng cao trình độ và năng lực để tiến hành công việc có chất lượng và hiệu quả góp phần tăng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn chung công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề phát triễn nguồn nhân lực thông qua đào tạo nâng cao trình độ người lao động thể hiện: công ty đã có chương trình đào tạo đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất về những kiến thức có liên quan đến kỹ thuật công nghệ, tổ chức công tác thi nâng bậc, nâng cấp cho công nhân lao động, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ quản đốc, tổ trưởng sản xuất. hình thức đào tạo tuy chưa được phong phú mới chỉ dừng lại ở hình thức truyền thống là cử cán bộ đi học ở các trường đại học. vì vậy công ty cần mở rộng nội dung đào tạo kết hợp nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật với nâng cao năng lực quản trị. Số lượng công nhân viên có trình độ đại học ở công ty còn ít. Công ty có thể thi tuyển dụng để có được những người có trình độ cao hoặc tuyển chọn những người trẻ tuổi, có năng lực để đào tạo đại học và trên đại học, đặc biệt là chuyên nghành quản trị kinh doanh để nâng cao năng lực quản lý. Bên cạnh đó công ty cần đạo tạo bộ phận chuyên trách maketing. Ngoài ra công ty cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà cung cấp công nghệ để nâng cao trình độ người lao động làm chủ công nghệ mới. Hiệu quả bồi dưỡng đội ngũ lao động là rất lớn. việc công ty quan tâm đến đào tạo con người chắc chắn sẽ ảnh hưởng tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực tài chính cho công ty. Người lao động trực tiếp sản xuất sau khi được đào tạo, nâng cao tay nghề thì công việc làm sẽ chuẩn xác hơn, giảm tỷ lệ phế phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành công việc sẽ rút ngắn đi. Do đó người lao động làm tăng năng xuất và giảm chi phí sản xuất cá nhân góp phần nâng cao năng xuất và giảm bới chi phí sản xuất của toàn công ty nghĩa là hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý công ty nghĩa là nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Cán bộ quản lý có năng lực sẽ biết bố trí đùng người đúng việc, góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, sức lao động của công ty qua đó tác động tích cực đến việc nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty. Nhà quản trị kinh doanh trình độ cao có khả năng chớp được ngôi sao sáng và biết cách động viên khuyến khích huy động mọi nguồn lực trong công ty để biến cơ hội kinh doanh thành khả năng sinh lợi cao. Tóm lại: việc đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có thể đem lại hiệu quả vô cùng lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò như những người trèo lái con thuyền công ty, nếu được đào tạo bồi dưỡng có đủ năng lực trình độ sẽ đưa được con thuyền đến những đích chiến lược đã vạch ra bằng con đường ngắn nhất ít sóng gió nhất và trong thời gian ngắn nhất. Để làm được như vậy, công ty cần: -Trích lập ngân quỹ phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động. -Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đối với cán bộ công nhân viên có điều kiện tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. -Có chính sách sử dụng hợp lý những cán bộ công nhân viên đã qua đào tạo trình độ được nâng cao lên như đề bạt tăng bậc lương, tuyên chuyển vị trí công tác đến nơi phù hợp có trình độ cao hơn… 4.1.6.Về vấn đề quản lý quỹ tiền lương: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được doanh nghiệp ( người sử dụng lao động ) trả để bù đắp hao phí sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm tái sản xuất sức lao động và phát triển thêm đời sống vất chất lẫn tinh thần cho người lao động. Đối với doanh nghiệp, tiền lương được sử dụng là đòn bẩy kích thích sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Do đó cần chấp hành tốt chính sách, chế độ quản lý quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội: + Tính toán chính xác tiền lương và các khoản trợ cấp, bảo hiểm phải trả cho từng người lao động, thanh toán các khoản này đầy đủ và đúng thời hạn quy định cho người lao động. + Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích bảo hiểm xã hội ... vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đơn vị sử dụng lao động. + Tính toán, phản ánh và thanh toán đẩy đủ, kịp thời các khoản thuế thu nhập và trích nộp khác. 4.1.7.Quản trị tài chính 4.1.7.1. Quản trị tiền mặt Do tiền mặt chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong kết cấu tài chính nên ít được quan tâm trong vấn đề cải thiện tình hình tài chính, tuy nhiên tiền mặt thiếu hụt sẽ gây những trở ngãi không nhỏ trong quá trình hoạt động, làm mất tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó quản trị tiền mặt, xác định mức tiền mặt hợp lý là điều cần thiết hiện nay. Công ty nên lập lịch trình theo dõi sự luân chuyển của tiền mặt mà có biện pháp điều chỉnh hợp lý; thực hiện các chính sách khuyến khích trả tiền mặt để nhanh chóng đưa tiền vào quá trình kinh doanh. 4.1.7.2. Quản trị hàng tồn kho Hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp, chính vì thế mà các doanh nghiệp thường muốn giải phóng được hàng và ghi nhận ở các khoản phải thu hơn là ở tồn kho, hơn nữa lợi nhuận khả dĩ thu được trong việc bán chịu sản phẩm vẫn nặng hơn sự gia tăng rủi ro trong việc thu tiền bán chịu. Vì thế kiểm soát đầu tư tồn kho là điều không thể thiếu đối với Công ty. Muốn được vậy, Công ty cần phải: Công ty phải xem xét các chi phí liên quan đến tồn trữ, bảo quản hàng tồn kho; nhưng quan trọng hơn là chi phí cơ hội, đó là chi phí bỏ ra nếu không thực hiện hợp đồng ... để có những biện pháp giảm chi phí hiệu quả. 4.1.7.3. Quản trị đối với vốn cố định - Cần lựa chọn đúng đắn trong việc đầu tư thêm tài sản cố định để tránh tình trạng lãng phí. Nếu cần Công ty nên giảm bớt tỉ trọng tài sản cố định không dùng trong hoạt động, thanh toán những tài sản cố định thừa. Có như thế mới phát huy được hiệu suất sử dụng tài sản cố định. - Nâng cao trình độ, ý thức sử dụng và bảo quản tài sản cho các công nhân. Lập kế hoạch sửa chữa kịp thời. 4.1.8. Xây dựng thương hiệu cho Công ty - Công ty phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nhất mới có thể có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh. Đồng thời phải quan tâm đến yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng để có những giải pháp thích hợp. 4.2. KIẾN NGHỊ Trước sự lớn mạnh của nền kinh tế thị trường đã tạo ra bước phát triển mới trong đời sống vật chất của con người, nhu cầu về đời sống của người dân cũng được nâng dần theo tiến trình xã hội, nhiều loại hình doanh nghiệp mới lần lượt ra đời... nhưng gắn liền với nền kinh tế phồn vinh luôn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, nó luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng ứng dụng những công nghệ mới vào quá trình hoạt động, thay đổi cách thức quản lý sao cho phù hợp với tình hình mới… Muốn đạt được những điều đó, các doanh nghiệp phải có chủ trương đường lối đúng ngay từ đầu và trên hết phải biết xử lý vốn có sao cho hiệu quả nhất. - Công ty TNHH MINH HOÀNG được thành lập hoàn toàn phù hợp với tiến trình xã hội, định hướng của thành phố. Suốt quá trình hoạt động Công ty đã không ngừng hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên trong thời gian qua, hoạt động của Công ty đã gặp không ít khó khăn, trở ngại làm tổn thương không nhỏ đến khả năng tài chính, Công ty đã phải nổ lực tìm kiếm nguồn tài trợ để phù hợp với qui mô hoạt động của mình. Chính vì thế, phân tích và tìm những biện pháp để cải thiện tình hình tài chính là điều không thể thiếu đối với Công ty hiện nay. - Qua thời gian tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động của công ty, bản thân xét thấy Công ty muốn đứng vững trên thương trường , muốn phát triển mạnh và muốn đi lên phù hợp với xu thế của xã hội thì Công ty cần xem xét lại những yếu kém mà Công ty đã vấp phải và tìm cách khắc phục hiệu quả nhất. Sau đây là một số kiến nghị mà Công ty nên xem xét: ò Công ty nên xem vấn đề sử dụng lao động là yếu tố quyết định trong việc tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu sử dụng tốt nguồn lực này sẽ tạo được lợi thế rất lớn về giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty. Công ty nên xem xét các vấn đề sau: - Công ty nên tạo hộp thư góp ý, để những người lao động có thể phản ánh những điều mình chưa hài lòng, nhờ đó Công ty sẽ biết cách xử lý cho phù hợp. - Quản lý chặt hơn trong các khâu sản xuất để tránh những hư hỏng đáng tiết, gây lãng phí. Công ty nên phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, qui định trách nhiệm cụ thể cho tổ trưởng nếu sản phẩm hư hỏng, và sẳn sàng khen thưởng nếu như họ làm tốt so với yêu cầu. - Thực hiện những chương trình khuyến khích người lao động như: thưởng cho chuyên cần, thưởng cho sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất,… - Xem xét sắp xếp lại lao động trong Công ty sao cho phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng người. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý, tăng nhanh hơn nữa chính sách đào tạo nhân viên có trình độ có khả năng tốt trong tiếp cận làm chủ các thiết bị mới cũng như vận dụng tốt những qui luật kinh tế trong cơ chế thị trường đã có sự cạnh tranh. ò Do thời gian qua công ty đã gặp khó khăn trong khâu tài chính, do đó thực hiện tiết kiệm chi phí trong kinh doanh, quản lý hiệu quả chi phí, tránh lãng phí là đều quan tâm thường xuyên. ò Cố gắng tăng cường thêm vốn chủ sở hữu bằng cách huy động thêm từ các thành viên cũ. Nếu làm được điều này sẽ thì tính tự chủ của công ty sẽ tăng đáng kể, làm giảm áp lực về lãi vay của Công ty. ò Mở rộng kinh doanh về các địa phương trong Tỉnh để tận dụng nguồn lao động đang dư thừa với giá rẻ. ò Tăng cường quảng cáo về chất lượng của Công ty, tạo dựng một Wed riêng để giới thiệu về Công ty để thu hút khách hàng cũng như có thể tìm nhân viên phù hợp. ò Định kỳ Công ty nên tiến hành phân tích tình hình tài chính để biết những mặt mạnh cũng như mặt yếu để có những giải pháp xử lý phù hợp. PHẦN KẾT LUẬN aþb Qua quá trình phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH MINH HOÀNG ta có thể nắm bắt được thực trạng tình hình tài chính c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDE TAI TOT NGHIEP.doc
Tài liệu liên quan