Phân tích nhu cầu tuyển dụng – đề xuất đổi mới chương trình đào tạo và giáo trình ngành cử nhân sư phạm tiếng Anh

Tài liệu Phân tích nhu cầu tuyển dụng – đề xuất đổi mới chương trình đào tạo và giáo trình ngành cử nhân sư phạm tiếng Anh: 159 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011 PHÂN TÍCH NHU CẦU TUYỂN DỤNG – ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ GIÁO TRÌNH NGÀNH CỬ NHÂN SƯ PHẠM TIẾNG ANH Trương Viên,Phan Quỳnh Như, Phan Đỗ Quỳnh Trâm Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế TÓM TẮT Phân tích nhu cầu là công việc cần thiết đối với những nhà thiết kế chương trình và biên soạn giáo trình trong nỗ lực đổi mới chương trình và giáo trình nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà tuyển dụng và sinh viên. Trong trường hợp đối với Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, chương trình và giáo trình biên soạn cho sinh viên cấp cử nhân Ngành Sư phạm tiếng Anh hiện đang được đổi mới, theo đúng những chuẩn đầu ra. Nghiên cứu này nhằm mục đích thu thập phản hồi từ các nhà tuyển dụng về năng lực công việc hiện tại của cựu sinh viên, từ các cựu sinh viên về chương trình, giáo trình, và phương pháp dạy học mà họ đã được đào tạo từ nhà trường. Các kết quả cho thấy rằng trình độ tiếng Anh của cựu s...

pdf17 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích nhu cầu tuyển dụng – đề xuất đổi mới chương trình đào tạo và giáo trình ngành cử nhân sư phạm tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
159 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011 PHÂN TÍCH NHU CẦU TUYỂN DỤNG – ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ GIÁO TRÌNH NGÀNH CỬ NHÂN SƯ PHẠM TIẾNG ANH Trương Viên,Phan Quỳnh Như, Phan Đỗ Quỳnh Trâm Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế TÓM TẮT Phân tích nhu cầu là công việc cần thiết đối với những nhà thiết kế chương trình và biên soạn giáo trình trong nỗ lực đổi mới chương trình và giáo trình nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà tuyển dụng và sinh viên. Trong trường hợp đối với Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, chương trình và giáo trình biên soạn cho sinh viên cấp cử nhân Ngành Sư phạm tiếng Anh hiện đang được đổi mới, theo đúng những chuẩn đầu ra. Nghiên cứu này nhằm mục đích thu thập phản hồi từ các nhà tuyển dụng về năng lực công việc hiện tại của cựu sinh viên, từ các cựu sinh viên về chương trình, giáo trình, và phương pháp dạy học mà họ đã được đào tạo từ nhà trường. Các kết quả cho thấy rằng trình độ tiếng Anh của cựu sinh viên, năng lực nghiệp vụ và công nghệ thông tin, đạo đức nghề nghiệp và các kỹ năng nghiên cứu, những phẩm chất có ý nghĩa đối với công việc hiện tại của họ, đã được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận và xử lý các vấn đề phức tạp và kỹ năng mềm cần được cải tiến. Những đề nghị về việc đổi mới chương trình và giáo trình là đa dạng và sâu rộng cho việc cải tiến. 1. Tổng quan Đại học Huế nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam với lịch sử 50 năm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu. Hiện nay các trường đại học có nhiều thay đổi, sáng tạo về phương pháp tiếp cận giáo dục và cơ cấu hành chính. Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế (ĐHNN - ĐHH), thành lập năm 2004, là một thành viên của đại học Huế cũng không đi ngoài xu hướng đó. Trường ĐHNN - ĐHH đang từng bước đánh giá và đổi mới chương trình, giáo trình, và phương pháp giảng dạy ở tất cả các khoa trực thuộc theo học chế tín chỉ. Báo cáo này bao gồm việc phân tích nhu cầu của nhà tuyển dụng và cựu sinh viên chuyên ngành Sư phạm tiếng Anh của trường ĐHNN - ĐHH về chất lượng của cựu sinh viên trường ĐHNN - ĐHH, về chương trình đào tạo cũng như phương pháp giảng dạy. Thiết kế chương trình đào tạo là một quá trình lâu dài và liên tục đã được nhiều tác giả miêu tả cụ thể. Stern (1992) xem đây là quá trình tuần hoàn gồm bốn giai đoạn chính - nghiên cứu và phát triển, thực hiện, đánh giá, nghiên cứu thêm và cải tiến. Đây 160 là một chu trình liên tục của thiết kế và thử nghiệm mà trong đó việc phân tích nhu cầu chủ yếu thuộc giai đoạn nghiên cứu và cải tiến tiếp. Tương tự, phân tích nhu cầu thường được xem là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình thiết kế chương trình (Brown, 1995; Graves, 2000; Taba, 1962). Các bước tiếp theo có thể là xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, tài liệu, đánh giá và thử nghiệm giảng dạy cùng với quá trình đánh giá liên tục ở mỗi công đoạn. Chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra ngành sư phạm tiếng Anh, khoa tiếng Anh, trường ĐHNN - ĐHH và các giáo trình đang được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà sử dụng lao động và sinh viên. Vì vậy, thông tin phản hồi từ nhà tuyển dụng về khả năng làm việc của cựu sinh viên và thông tin từ cựu sinh viên về chương trình và giáo trình rất thiết thực trong việc hoàn thiện chương trình đào tạo và thiết kế các giáo trình. Đề tài được thực hiện nhằm: - Tìm hiểu yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với chất lượng của cựu sinh viên của trường ĐHNN - ĐHH . - Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu của công việc của cựu sinh viên của trường ĐHNN - ĐHH . - Phân tích những đề xuất của nhà tuyển dụng và cựu sinh viên chương trình đào tạo, giáo trình và phương pháp giảng dạy. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm hai nhóm: - Nhóm 1 - Nhà tuyển dụng - gồm 30 cán bộ quản lý, là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, hoặc tổ trưởng tổ Ngoại ngữ của các trường THPT, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Nhóm 2 - Cựu học sinh - gồm 55 cựu sinh viên của trường ĐHNN - ĐHH tốt nghiệp từ năm 2004 đến năm 2010. Hiện những sinh viên này đang giảng dạy tại các trường công lập và trường tư hoặc làm việc tại công ty liên doanh, tổ chức nước ngoài, hoặc các đơn vị khác ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thông tin nhóm 1 – Nhà tuyển dụng Chức vụ (N=30) Địa điểm - Số trường trong khu vực (N=30) Hiệu trưởng P. Hiệu trưởng Trưởng tổ tiếng Anh TP Huế Huyện Phú Vang Huyện Quảng Điền Huyện Phú Lộc Huyện Hương Thủy N % N % N % N % N % N % N % N % 7 23,3 11 36,7 12 39,9 15 50 3 10,0 5 16,7 4 13,3 3 10,0 161 162 Thông tin Nhóm 2 – Cựu sinh viên Giới tính Năm tốt nghiệp Nam Nữ 2005 2006 2007 2008 2009 2010 N % N % N % N % N % N % N % N % 6 10,9 49 89,1 11 20,0 8 14,5 9 16,4 9 16,4 17 30,9 1 1,8 Cơ quan cựu sinh viên đang giảng dạy/ làm việc Cơ quan/ Tổ chức nhà nước Công ty tư nhân DN nước ngoài/ DN cổ phần nước ngoài Liên doanh/ Công ty nước ngoài Cơ quan khác N % N % N % N % N % 36 65,5 4 7,3 3 5,5 3 5,5 7 12,7 2.2. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu của nghiên cứu này được thu thập chính qua hai bảng câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng và cựu sinh viên. - Bảng câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng nhằm thu thập thông tin về nhà tuyển dụng, đánh giá mức độ đáp ứng công việc của cựu sinh viên (nhóm 1), đánh giá năng lực chuyên môn của sinh viên trường ĐHNN - ĐHH so các trường khác (nhóm 2), yêu cầu của nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên trong tương lai (nhóm 3) và đề xuất của nhà tuyển dụng về chương trình giảng dạy và nội dung đào tạo. - Bảng câu hỏi dành cho cựu sinh viên nhằm thu thập thông tin cá nhân, yêu cầu chất lượng công việc (nhóm 1), mức độ đáp ứng công việc của cựu sinh viên (nhóm 2), và đánh giá về chất lượng chương trình đào tạo, giáo trình và phương pháp giảng dạy (nhóm 3) và các đề xuất. Hệ số độ tin cậy của Nhóm 1 (gồm 16 mục), Nhóm 2 (6 mục), và Nhóm 3 (11 mục) tương ứng là α = 0,86, 0,78, và 0,80. Hệ số Alpha của ba nhóm cho thấy toàn bộ bảng câu hỏi là đáng tin cậy để thu thập số liệu cho mục đích nghiên cứu. 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Phân tích định lượng từ bảng câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng 3.1.1. Đánh giá của nhà tuyển dụng về năng lực hiện tại của cựu sinh viên (Nhóm 1) Nhóm này nêu câu trả lời của nhà tuyển dụng về năng lực hiện tại của cựu sinh 163 viên. Giá trị trung bình (GTTB) của mỗi mục trên thang ba mức được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1. Đánh giá của nhà tuyển dụng về năng lực làm việc hiện tại của cựu sinh viên Số đối tượng GT TB Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa Hợp lệ Không hợp lệ Kiến thức và hiểu biết chuyên ngành 30 0 Các kỹ năng thao tác nghiệp vụ 30 0 2,23 0,430 2 3 Khả năng phân tích và xử lý tình huống 30 0 2,07 0,450 1 3 Khả năng làm việc độc lập 30 0 2,30 0,466 2 3 Khả năng làm việc nhóm 30 0 2,17 0,461 1 3 Kỹ năng soạn thảo văn bản 30 0 2,13 0,571 1 3 Kỹ năng giao tiếp 30 0 2,13 0,507 1 3 Khả năng sử dụng công nghệ thông tin 30 0 2,30 0,596 1 3 Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc 30 0 2,07 0,740 1 3 Năng lực tiếp cận và giải quyết các vấn đề phức tạp 30 0 1,87 0,507 1 3 Khả năng tự học và nâng cao kiến thức chuyên môn và các kỹ năng 30 0 2,33 0,479 2 3 Nhận thức được về những tác động xã hội trong chuyên môn 30 0 2,17 0,592 1 3 Tự tin và tự chủ trong giao tiếp với người nước ngoài 30 0 1,90 0,662 1 3 Năng lực nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực công tác 30 0 2,13 0,507 1 3 Khả năng tự lập trong việc đưa ra quyết định giải quyết vấn đề 30 0 2,03 0,615 1 3 Ý thức tổ chức kỷ luật 30 0 2,63 0,556 1 3 Bảng 1 cho thấy, trình độ tiếng Anh và ý thức kỷ luật là hai phẩm chất nhận được sự đánh giá cao của nhà tuyển dụng (tương ứng 2,50 và 2,63, với SD là 0,509 và 0,556). Ba phẩm chất tiếp theo được đánh giá tốt là khả năng tự học và nâng cao kiến thức chuyên môn, khả năng sử dụng công nghệ thông tin và khả năng làm việc độc lập (tương ứng là 2,33, 2,30, và 2,30). Năm phẩm chất có hệ số kỳ vọng cao hơn trung bình một ít là kỹ năng thao tác nghiệp vụ (2,23), khả năng làm việc theo nhóm (2,17), nhận thức được về tác động xã hội trong chuyên môn (2,17), kỹ năng giao tiếp (2,13) và năng 164 lực nghiên cứu học thuật làm việc (2,13). Khả năng tự lập trong việc đưa ra quyết định giải quyết vấn đề, khả năng phân tích và xử lý các tình huống, và khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc có chỉ số khoảng trên trung bình (tương ứng 2,03, 2,07, 2,07) được giải thích là về cơ bản đáp ứng yêu cầu nhà tuyển dụng. Hai phẩm chất mà nhận được đánh giá thấp nhất là năng lực tiếp cận và giải quyết các vấn đề phức tạp (1,87), và sự tự tin và tự chủ trong giao tiếp với người nước ngoài (1,90). 3.1.2. Đánh giá của nhà tuyển dụng về năng lực của cựu sinh viên trường ĐHNN - ĐHH và các trường đại học khác (Nhóm 2) Nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của cựu sinh viên trường ĐHNN - ĐHH so với cựu sinh viên của các trường đại học khác theo 3 mức độ: 1: mạnh hơn; 2: tương đương; và 3: yếu hơn. Bảng 2. So sánh năng lực làm việc của cựu sinh viên trường ĐHNN - ĐHH và cựu sinh viên của các trường đại học khác Số đối tượng Tối thiểu Tối đa GTTB Độ lệch chuẩn Kiến thức chuyên môn 30 1 3 2,47 0,571 Kỹ năng thực hành 30 1 3 2,20 0,484 Tinh thần học hỏi, cầu tiến 30 1 3 2,40 0,563 Khả năng giao tiếp 30 1 3 2,00 0,587 Khả năng thích ứng với môi trường làm việc 30 1 3 2,20 0,551 Tính chủ động trong xử lý các tình huống chuyên môn 30 1 3 2,13 0,681 Ý kiến khác (khả năng sinh hoạt văn thể mỹ) 3 2 3 2,33 0,577 Từ bảng 2 chúng tôi có thể nhận thấy, hầu như tất cả những tiêu chí đưa ra đều được đánh giá là tương tự và mạnh hơn. Kiến thức chuyên môn (tiếng Anh) và tinh thần học hỏi và cầu tiến và khả năng sinh hoạt văn thể mỹ (không có trong bảng câu hỏi) nhận đánh giá tích cực từ các nhà tuyển dụng với giá trị trung bình tương ứng là 2,47, 2,40, và 2,33. Ba phẩm chất tiếp theo được đánh giá trong khoảng từ mạnh hơn đến tương đương bao gồm kỹ năng thực hành (2,20), khả năng thích ứng với môi trường làm việc (2,20), và tính chủ động trong xử lý tình huống chuyên môn (2,13). Chỉ có khả năng giao tiếp được cho là tương đương (2,00). 3.1.3. Yêu cầu của nhà tuyển dụng về chất lượng nguồn nhân lực (Nhóm 3) Nhà tuyển dụng yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của sinh viên tốt nghiệp trường ĐHNN - ĐHH trong tương lai ở 3 mức độ cần thiết: từ 1 (không cần thiết) đến 3 (rất cần thiết). Kết quả được thể hiện ở Bảng 3. 165 Bảng 3. Yêu cầu về chất lượng sinh viên tốt nghiệp của nhà tuyển dụng Số đối tượng Tối thiểu Tối đa GTTB Độ lệch chuẩn Nắm vững kiến thức chuyên môn 30 2 3 2,93 0,254 Kỹ năng nghiệp vụ 30 2 3 2,87 0,346 Khả năng lập kế hoạch trong công việc 30 2 3 2,57 0,504 Ý thức trách nhiệm 30 2 3 2,87 0,346 Đạo đức nghề nghiệp 30 2 3 2,93 0,254 Khả năng làm việc nhóm 30 1 3 2,37 0,615 Kỹ năng giao tiếp 30 1 3 2,47 0,571 Khả năng thích nghi với các xu thế phát triển 30 2 3 2,50 0,509 Thái độ cầu thị, học hỏi 30 2 3 2,60 0,498 Khả năng ngoại ngữ 30 1 3 2,67 0,547 Khả năng tin học 30 2 3 2,63 0,490 Theo bảng 3, hầu như tất cả các phẩm chất đều được xem là rất cần thiết. Hai phẩm chất được cho là “rất cần thiết” bởi tất cả các nhà tuyển dụng là nắm vững kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Hai phẩm chất có cùng GTTB là 2,93, với độ lệch chuẩn rất nhỏ 0,254. Hai phẩm chất tiếp theo được xem rất cần thiết là kỹ năng nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm, cả hai với GTTB là 2,87. Ba phẩm chất tiếp theo ở khoảng giữa cần thiết và rất cần thiết gồm khả năng ngoại ngữ (2,67), khả năng tin học (2,63), thái độ cầu thị học hỏi (2,60) và khả năng lập kế hoạch trong công việc (2,57). Cuối cùng là kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc nhóm có điểm trung bình tương ứng là 2,47 và 2,37. Giá trị trung bình tổng thể của nhóm 3 là 2,673. Điều này cho thấy, mức độ rất cần thiết của hầu như tất cả những phẩm chất trong nhóm 3 theo quan điểm của nhà tuyển dụng. Biểu đồ 1. Giá trị trung bình của ba nhóm kết quả 166 So sánh giá trị trung bình tổng thể của ba cụm (Biểu đồ 1) cho thấy, các nhà tuyển dụng đánh giá tích cực chất lượng của cựu học sinh trường ĐHNN - ĐHH. Giá trị trung bình của việc đánh giá của nhà tuyển dụng đối với cựu sinh viên (Nhóm 1) là 2,185, nhưng khi họ đánh giá trong tương quan so sánh với sinh viên tốt nghiệp trường đại học khác (Nhóm 2), với giá trị trung bình cao hơn một ít (2,227), và yêu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp trong tương lai (Nhóm 3) với GTTB cao hơn (2,673). 3.2. Phân tích định lượng từ bảng câu hỏi dành cho cựu sinh viên Hệ số tin cậy của nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 của bảng câu hỏi là 0,863, 0,835 và 0,714. Vì vậy, bảng câu hỏi dành cho cựu sinh viên là đáng tin cậy để nghiên cứu. 3.2.1. Công việc của cựu sinh viên so với chương trình đào tạo Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên tốt nghiệp hiện đang làm công việc phù hợp với chương trình được đào tạo (89,1%) và chỉ 9,1% sinh viên có công việc không phù hợp với chương trình đào tạo. 3.2.2. Yêu cầu chất lượng công việc (Nhóm 1) Những yêu cầu về chất lượng đào tạo từ trường học/cơ quan các cựu sinh viên đang giảng dạy hoặc làm việc được thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4. Nhóm 1 – Mức độ yêu cầu về chất lượng đào tạo Số đối tượng GT TB Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa Hợp lệ Không hợp lệ Kiến thức và hiểu biết chuyên ngành 55 0 2,71 0,567 1 3 Các kỹ năng thao tác nghiệp vụ 55 0 2,67 0,579 1 3 Khả năng phân tích và xử lý tình huống 55 0 2,42 0,629 1 3 Khả năng làm việc độc lập 55 0 2,51 0,573 1 3 Khả năng làm việc nhóm 55 0 2,44 0,601 1 3 Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản 55 0 2,24 0,543 1 3 Kỹ năng giao tiếp trực tiếp (bằng lời) 55 0 2,69 0,540 1 3 Khả năng sử dụng công nghệ thông tin 55 0 2,47 0,634 1 3 Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc 55 0 2,67 0,579 1 3 Năng lực tiếp cận và giải quyết các vấn đề phức tạp 55 0 2,47 0,573 1 3 Khả năng tự học, tự nâng cao 55 0 2,67 0,511 1 3 Nhận thức được về những tác động xã hội trong chuyên môn 55 0 2,16 0,501 1 3 167 Cảm giác tự tin và tự chủ trong môi trường quốc tế 55 0 2,47 0,604 1 3 Năng lực nghiên cứu và giải quyết vấn đề 55 0 2,53 0,573 1 3 Tính chịu trách nhiệm trong công việc 55 0 2,62 0,527 1 3 Khả năng tổ chức trong giải quyết công việc 55 0 2,55 0,538 1 3 Khả năng tổ chức và đánh giá trong thi cử 55 0 2,47 0,716 1 3 Khả năng sinh hoạt văn thể mỹ 55 0 1,95 0,558 1 3 Từ bảng 4, nhóm 6 phẩm chất của sinh viên được yêu cầu cao nhất là kiến thức và hiểu biết chuyên ngành (trình độ tiếng Anh) (GTTB = 2,71), kỹ năng giao tiếp giao tiếp trực tiếp (bằng lời) (2,69), các kỹ năng thao tác nghiệp vụ (2,67), khả năng tự học, nâng cao chuyên môn và các kỹ năng (2,67), khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc (2,67), và ý thức trách nhiệm (2,62). Nhóm được yêu cầu lớn thứ hai gồm 8 phẩm chất - kỹ năng tổ chức trong giải quyết công việc (2,55), năng lực nghiên cứu và ra quyết định (2,53), khả năng tổ chức và đánh giá trong thi cử (2,47), năng lực tiếp cận và giải quyết các vấn đề phức tạp (2,47), tự tin và tự chủ trong môi trường quốc tế (2,47), khả năng sử dụng công nghệ thông tin (2,47), khả năng làm việc theo nhóm (2,44), và khả năng phân tích và xử lý tình huống (2,42). Nhóm ít được yêu cầu hơn gồm kỹ năng giao tiếp bằng văn bản (2,24), nhận thức được về tác động xã hội trong chuyên môn (2,16) và khả năng sinh hoạt văn thể mỹ (1,95). 3.2.3. Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của cựu sinh viên (Nhóm 2) Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của cựu sinh viên tại nơi làm việc được thể hiện trong bảng 5. Bảng 5. Nhóm 2 - Mức độ đáp ứng yêu cầu Số đối tượng GTTB Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa Hợp lệ Không hợp lệ Kiến thức và hiểu biết chuyên ngành 55 0 2,25 0,584 1 3 Các kỹ năng thao tác nghiệp vụ 55 0 2,27 0,622 1 3 Khả năng phân tích và xử lý tình huống 55 0 1,89 0,629 1 3 Khả năng làm việc độc lập 55 0 2,27 0,592 1 3 Khả năng làm việc nhóm 55 0 2,33 0,579 1 3 Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản 55 0 2,02 0,451 1 3 168 Kỹ năng giao tiếp trực tiếp (bằng lời) 55 0 2,22 0,498 1 3 Khả năng sử dụng công nghệ thông tin 55 0 2,04 0,607 1 3 Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc 55 0 2,42 0,658 1 3 Năng lực tiếp cận và giải quyết các vấn đề phức tạp 55 0 1,75 0,584 1 3 Khả năng tự học, tự nâng cao 55 0 2,11 0,685 1 3 Nhận thức được về những tác động xã hội trong chuyên môn 55 0 1,75 0,615 1 3 Cảm giác tự tin và tự chủ trong môi trường quốc tế 55 0 1,95 0,591 1 3 Năng lực nghiên cứu và đưa ra quyết định giải quyết vấn đề 55 0 1,93 0,634 1 3 Tính chịu trách nhiệm trong công việc 55 0 2,27 0,651 1 3 Khả năng tổ chức trong giải quyết công việc 55 0 2,09 0,586 1 3 Khả năng tổ chức và đánh giá trong thi cử 55 0 2,02 0,652 1 3 Khả năng sinh hoạt văn thể mỹ 55 0 1,76 0,719 1 3 Bảng 5 cho thấy, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của cựu sinh viên. Yếu tố được cho là đáp ứng tốt nhất đó là khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc (2,42). Sáu phẩm chất tiếp theo được cho là đáp ứng tương đối tốt (từ đáp ứng tốt đến đáp ứng) gồm khả năng làm việc theo nhóm (2,33), kỹ năng thao tác nghiệp vụ (2,27), khả năng làm việc độc lập (2,27), tính chịu trách nhiệm trong công việc (2,27), kiến thức và hiểu biết chuyên ngành (2,25), và kỹ năng giao tiếp trực tiếp (bằng lời) (2,22). Ngoài ra có sáu yếu tố được cho là không đáp ứng tốt (không đáp ứng) đó là cảm giác tự tin, tự chủ trọng môi trường quốc tế (1,95), năng lực nghiên cứu và đưa ra quyết định (1,93), khả năng phân tích và xử lý các tình huống (1,89), khả năng sinh hoạt văn thể mỹ (1,76) và khả năng tiếp cận và xử lý các vấn đề phức tạp (1,75). Bốn phẩm chất đáp ứng trên mức trung bình bao gồm khả năng tự học, tự nâng cao kiến thức chuyên môn và các kỹ năng (2,11), kỹ năng tổ chức trong công việc (2,09), kỹ năng giao tiếp bằng văn bản (2,02), khả năng tổ chức và đánh giá trong thi cử (2,02). 169 3.2.4. Đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo, giáo trình và phương pháp giảng dạy (Nhóm 3) Đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo, giáo trình và phương pháp giảng dạy của ngành sư phạm tiếng Anh. Bảng 6. Nhóm 3 – Đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo đại học Số đối tượng GT TB Độ lệch chuẩn Tối thiểu Tối đa Hợp lệ Không hợp lệ Giảng viên đáp ứng tốt những yêu cầu về CM, KT 55 0 4,02 0,707 1 5 Giảng viên kích thích khả năng tự học, tự nghiên cứu đối với sinh viên 55 0 3,64 0,729 2 5 Giảng viên nhiệt tình 55 0 4,09 0,776 1 5 Khóa học đòi hỏi tập trung cao độ 55 0 3,62 0,913 1 5 Được lôi cuốn tích cực vào các hoạt động ngoại khóa 55 0 2,89 0,956 1 5 Rất hài lòng với việc học tại trường 55 0 3,62 0,757 2 5 Đã có đầy đủ học liệu trong học tập 55 0 3,38 0,972 1 5 Được tiếp cận với công nghệ tin học 55 0 3,29 0,956 1 5 Các hoạt động hỗ trợ đáp ứng yêu cầu của sinh viên 55 0 3,07 0,940 1 5 Bảng 6 cho thông tin về sự đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo đại học. Hai yếu tố được cựu sinh viên đánh giá cao đều về giảng viên: giảng viên nhiệt tình trong giảng dạy (4,09) và giảng viên đáp ứng tốt những yêu cầu về chuyên môn, kiến thức (4,02). Ba yếu tố tiếp theo được sự đánh giá tích cực là: Giảng viên kích thích khả năng tự học, tự nghiên cứu đối với sinh viên (4,64), khóa học đòi hỏi sinh viên tập trung học cao độ (3,62), và sinh viên hài lòng với việc học tại trường (3,62). Ba yếu tố về chương trình và quá trình giảng dạy được đánh giá trung bình gồm sinh viên có đầy đủ tài liệu học tập (3,38), sinh viên được tiếp cận với công nghệ tin học (3,29) và các hoạt động hỗ trợ đáp ứng yêu cầu của sinh viên (3,07). Sinh viên được lôi cuốn vào các hoạt động ngoại khóa ở trường được đánh giá thấp nhất (2,89). Biểu đồ 2 cho thấy, mức độ yêu cầu về chất lượng đào tạo cao hơn mức độ đáp ứng yêu cầu công viêc của cựu sinh viên (2,48 và 2,07). Điều này có nghĩa là cựu sinh viên chỉ đáp ứng yêu cầu cơ bản của người sử dụng lao động và cần trau dồi các phẩm chất khác. Sự đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo là tích cực, nhưng không cao (3,51) so với mức trung bình. 170 Biểu đồ 2. So sánh giá trị trung bình của các nhóm kết quả 3.3. Những đề xuất của các nhà tuyển dụng và cựu sinh viên 3.3.1. Đề xuất về chương trình đào tạo giáo viên Tiếng Anh Nhà tuyển dụng và cựu sinh viên đã có nhiều đề xuất khá tương đồng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiếng Anh của trường ĐHNN - ĐHH trong tương lai. Những đề xuất này chủ yếu đề nghị chương trình đào tạo cần tập trung vào việc nâng cao khả năng tiếng Anh, kỹ năng giảng dạy và kiến thức chuyên môn cần mang tính thực tiễn hơn, phát triển kỹ năng sử dụng công nghệ, trau dồi kiến thức bổ trợ, kinh nghiệm sống, kỹ năng mềm, và khả năng nghiên cứu. Vì vậy, nhà tuyển dụng và sinh viên đã đề nghị tăng cường các môn thực hành, giảm môn lý thuyết, tạo điều kiện để sinh viên được học và trao đổi với giáo viên bản xứ, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa và khuyến khích sinh viên nghiên cứu. Ngoài chương trình chính khóa, sinh viên cần được đào tạo và thực hành thêm các chuyên ngành khác như tham gia các khóa học ngắn hạn về biên phiên dịch, làm hướng dẫn viên du lịch và hội thảo về đổi mới phương pháp dạy-học. 3.3.2. Đề xuất của nhà tuyển dụng về nội dung của chương trình Nhà tuyển dụng đã đưa ra các giải pháp cụ thể về nội dung chương trình nhằm giúp trường Đại học Ngoại ngữ đào tạo giáo viên tiếng Anh hiệu quả hơn. Các môn học cần giúp sinh viên bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu, cập nhật và đặc biệt phù hợp với thực tế công việc và tập trung phát triển kỹ năng thực hành tiếng Anh. Sinh viên cần được luyện tập kỹ năng nghe, nói ở lớp nhiều hơn và giao tiếp thường xuyên hơn với người bản xứ. Bên cạnh đó, sinh viên sư phạm cần tập giảng nhiều hơn để rèn luyện thêm kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp học. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng đề nghị nên có nhiều môn học nhằm phát triển kỹ 171 năng mềm như kỹ năng lãnh đạo, quản lý, và xử lý tình huống trong công việc. Sinh viên cần được trau dồi phẩm chất đạo đức, rèn luyện tính năng động, tự tin, sáng tạo, và có tinh thần trách nhiệm cao. Nội dung chương trình cần cập nhật và có thể được tham khảo từ các chương trình tiên tiến của nước ngoài, song phải phù hợp với văn hóa và định hướng giáo dục của Việt Nam. 3.3.3. Đề xuất của cựu sinh viên về đổi mới phương pháp giảng dạy Nhìn lại quá trình học tập ở trường ĐHNN – ĐHH vừa qua, những cựu sinh viên đã đưa ra những đề xuất về cách tổ chức lớp học và phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần tổ chức đa dạng hình thức học tập và các hoạt động; cụ thể, làm việc theo cặp/nhóm, giờ thảo luận, trình bày trước lớp, diễn đàn trao đổi, trò chơi, hay đóng kịch nhằm tạo không khí học tập thoải mái hơn, giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm. Ngoài ra, phương pháp giảng dạy của giáo viên nên đa dạng, tiên tiến, lấy người học làm trung tâm, và liên hệ thực tế. Qua đó, giáo viên có thể đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên ở các trình độ khác nhau và giúp giúp sinh viên phát huy được tính chủ động và ý thức rõ mục tiêu và hiệu quả học tập. 3.3.4. Những đề xuất khác của nhà tuyển dụng và cựu sinh viên Bên cạnh những đề xuất nêu trên, các nhà tuyển dụng và cựu sinh viên đề nghị cần cải tiến việc quản lý đào tạo tín chỉ, trang thiết bị phục vụ việc tự học và kênh thông tin giữa sinh viên, giáo viên và ban lãnh đạo trường ĐHNN - ĐHH. 4. Bàn luận Qua các ý kiến của các nhà tuyển dụng và cựu sinh viên, chúng tôi có những nhận định cụ thể như sau. Trước hết, các nhà tuyển dụng đã đánh giá cao năng lực của các cựu sinh viên của trường ĐHNN - ĐHH. Nhìn chung sinh viên ngành sư phạm có năng lực tiếng Anh tốt và khả quan hơn so với sinh viên tốt nghiệp từ các trường khác. Điều này đã khẳng định uy tín của trường ĐHNN - ĐHH. Ngoài ra, nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực sư phạm của các cựu sinh viên tốt nghiệp trường ĐHNN - ĐHH, đã áp dụng thành công các phương pháp phù hợp trong giảng dạy tiếng Anh. Ngoài ra, cựu sinh viên họ luôn có ý thức nâng cao năng lực chuyên môn, tổ chức tốt và tự chủ trong công việc, hứng thú áp dụng công nghệ và biết nghiên cứu khoa học. Chính những điều này giúp các giáo viên trẻ rất nhiều trong việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để trở thành những giáo viên có năng lực và có phẩm chất tốt. Tuy nhiên, theo các nhà tuyển dụng, sinh viên tốt nghiệp từ trường ĐHNN - ĐHH cần nâng cao khả năng tiếp cận và giải quyết những vấn đề phức tạp, rèn luyện tính tự tin, tự chủ trong giao tiếp với người nước ngoài và nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của xã hội đến công việc chuyên môn. Những khả năng này liên quan chặt chẽ đến việc phát triển các kỹ năng mềm của sinh viên mà chương trình đào tạo cần chú ý nâng cao. 172 Bàn về yêu cầu của các nhà tuyển dụng đối với các sinh viên sư phạm Tiếng Anh trong tương lai, năng lực tiếng Anh, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn và ý thức trách nhiệm là những vấn đề các nhà tuyển dụng đề nghị đặc biệt nâng cao. Những nhà tuyển dụng muốn tuyển những sinh viên sư phạm có trình độ tiếng Anh, kỹ năng giảng dạy tiếng Anh tốt và đạo đức nghề nghiệp cao với hy vọng rằng những sinh viên này sẽ là những giáo viên có thể dạy học sinh tiếng Anh hiệu quả và là tấm gương mẫu mực cho học sinh trong cuộc sống. Rõ ràng rằng giáo viên luôn cần có trách nhiệm hướng dẫn và giáo dục học sinh trở thành những người có tài và có đức. Ngoài ra, những nhà tuyển dụng yêu cầu sinh viên sư phạm tiếng Anh phải có khả năng sử dụng công nghệ, ý thức tự học để nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ và khả năng xây dựng kế hoạch làm việc vì họ tin rằng những kỹ năng này rất cần thiết để giáo viên thực hiện tốt các công việc chuyên môn. Về phần các đề xuất của cựu sinh viên, chúng tôi nhận thấy các cựu sinh viên có những đề xuất tương tự với những yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Để đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, những cựu sinh viên cho rằng sinh viên sư phạm cần có năng lực tiếng Anh tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập, tinh thần trách nhiệm, và kỹ năng giao tiếp. Những vấn đề này rất thống nhất với các đề xuất của các nhà tuyển dụng. Quả thật, sinh viên cần nỗ lực để rèn luyện thêm các kỹ năng mềm và phẩm chất cá nhân bao gồm tính tự tin, tự chủ, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng phân tích và giải quyết tình huống, kỹ năng tham gia các hoạt động ngoại khóa, khả năng tiếp cận và giải quyết vấn đề phức tạp. Điều này khiến các giáo viên và nhà lãnh đạo của trường ĐHNN - ĐHH phải nghĩ đến việc cải cách chương trình và nội dung đào tạo trong tương lai. Các cựu sinh viên cũng đề nghị cải tiến các hoạt động bổ trợ, nguồn tư liệu và thiết bị học tập, và các hoạt động ngoại khóa. Họ đánh giá các hoạt động này của trường vẫn còn hạn chế. Sự đánh giá này phù hợp với tình hình hiện tại của trường ĐHNN - ĐHH trong quá trình nhìn nhận lại và khắc phục các hạn chế của chương trình đào tạo và nội dung chương trình sau 5 năm thành lập trường. Bên cạnh các đề xuất về năng lực tiếng Anh và khả năng chuyên môn nghiệp vụ, các nhà tuyển dụng đề nghị ưu tiên cải tiến tính thực tiễn, phù hợp của chương trình đào tạo với yêu cầu thực tế của các trường phổ thông, phát triển kỹ năng mềm và phẩm chất của sinh viên. Đúng thế, chương trình đào tạo nên được liên hệ chặt chẽ với thực tế trường phổ thông và sự liên hệ này cần được cập nhật thường xuyên sau mỗi học kỳ, đặc biệt khi trường đại học áp dụng chương trình đào tạo theo tín chỉ. Hơn nữa, giáo viên ngoại ngữ ở các cấp nên biết cách tiếp cận với các tình huống sư phạm và tình huống xã hội một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Về phương pháp dạy-học của các giáo viên trường ĐHNN - ĐHH, những cựu sinh viên đề nghị cải tiến nhiều trong tổ chức lớp học, phương pháp dạy-học và tài liệu dạy-học. Những ý kiến này hết sức thiết thực, nhằm giúp trường ĐHNN - ĐHH xây 173 dựng được một chương trình đào tạo và nội dung chương trình hỗ trợ tốt hơn, linh hoạt, thực tế, và hướng đến người học hơn. Hơn nữa, để đóng góp phần tích cực trong việc cải cách này của trường, cựu sinh viên còn có những đề xuất rất thiết thực như tổ chức riêng hai đợt kiến tập và thực tập sư phạm, cải tiến cách đánh giá sinh viên, nâng cấp các kênh thông tin giữa nhà trường và sinh viên, thiết bị hỗ trợ việc tự học, xây dựng chương trình học tập thúc đẩy tính tự học, nâng cấp thư viện, phòng máy tính và cải cách quản lý chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 5. Kết luận và đề xuất Cải cách chương trình và nội dung đào tạo là một quá trình lâu dài, và cần bắt đầu từ việc tìm hiểu nhu cầu của các chủ thể liên quan. Đối với trường ĐHNN - ĐHH, từ khi được thành lập vào năm 2004 và chương trình đào tạo được xây dựng và sử dụng, đây là lần đầu tiên các nhà tuyển dụng và cựu sinh viên tham gia đánh giá và đề xuất ý kiến về chương trình đào tạo của trường qua các bảng câu hỏi điều tra. Những nhà tuyển dụng và cựu sinh viên đã có sự đánh giá khá tốt về chương trình đào tạo và đưa ra các đề nghị đa dạng và cụ thể cho việc điều chỉnh nội dung đào tạo để nâng cao năng lực, kỹ năng và phẩm chất của giáo viên tiếng Anh. Năng lực tiếng Anh tốt là yêu cầu quan trọng nhất trong công việc của sinh viên tốt nghiệp, phần lớn đã được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng học tập là ba trong số các phẩm chất quan trọng cho công việc. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp cận và giải quyết vấn đề phức tạp cần được rèn luyện nhiều hơn. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra những đề xuất với ban lãnh đạo trường, khoa tiếng Anh và các giáo viên. Ban lãnh đạo trường ĐHNN - ĐHH cần:  Xem xét các đề xuất của các nhà tuyển dụng và cựu sinh viên về những cải cách trong chương trình đào tạo của toàn trường cả về phương hướng và biện pháp.  Mạnh dạn cải tiến chương trình bằng cách lồng ghép các nội dung như đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng mềm, và phẩm chất cá nhân.  Tổ chức các buổi trao đổi ý kiến để tìm ra phương pháp quản lý tốt chương trình đào tạo theo tín chỉ và nâng cao phương tiện học tập cho sinh viên. Chất lượng đầu ra của chương trình đào tạo cần được điều chỉnh để đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ban lãnh đạo Khoa Tiếng Anh của trường ĐHNN – ĐHH cần đưa ra các phương pháp để cải tiến chương trình và nội dung đào tạo. Nội dung đào tạo phải:  Dựa trên chương trình đã được điều chỉnh, chuẩn đầu ra đã được xây dựng, 174 và báo cáo nhu cầu thực tế công việc của xã hội.  Chú ý đến nâng cao năng lực giao tiếp của sinh viên, tập trung vào sự tương tác nhằm giúp sinh viên năng động, chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn cả trong chuyên môn và cuộc sống và khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, và thúc đẩy tính tự chủ của sinh viên.  Vận dụng các hình thức kiểm tra và đánh giá khác nhau như sinh viên tự đánh giá, đánh giá bạn học trong tất cả hoạt động học tập thông qua các tiêu chí đánh giá cụ thể và đồng thời giúp giáo viên cải tiến chất lượng về nội dung và phương pháp dạy-học. Giáo viên chính là những người thực hiện những cải cách trong các môn học, đặc biệt là phương pháp dạy-học. Giáo viên nên:  Xác định rõ mục tiêu và nội dung của môn học, có kế hoạch đánh giá phù hợp.  Tổ chức lớp học nhằm thúc đẩy tương tác giữa sinh viên, nâng cao tính tự học;  Tạo điều kiện cho sinh viên phát triển các kỹ năng mềm và rèn luyện phẩm chất cá nhân, tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên hướng tới đào tạo giáo viên dạy ngoại ngữ toàn diện.  Không ngừng trau dồi năng lực tiếng Anh, đổi mới phương pháp dạy-học nhằm đảm bảo nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên tốt nghiệp, Hy vọng rằng, kết quả thu được từ nghiên cứu này sẽ là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình cải cách chương trình và nội dung đào tạo của ngành sư phạm tiếng Anh, và thiết thực cho việc giảng dạy của tổ Phương pháp dạy học, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Brown, H.D., Elements of language curriculum: A systematic approach to program development, Boston: Heinle & Heinle, 1995. [2]. Stern, H.H., Issues and options in language teaching. Oxford: Oxford University Press, 1992. [3]. Taba, H., Curriculum development: Theory and practice. New York: Harcourt Brace and World, 1962. [4]. Wynne, R., Learning needs analysis, ASSET. Retrieved May 20, 2010, from 2010. 175 NEEDS ANALYSIS FOR CURRICULUM AND COURSEBOOKS INNOVATION Truong Vien College of Foreign Languages, Hue University SUMMARY Need analysis is of great necessity to the curriculum developers and course designers in the effort to innovate all of the curriculum and coursebooks to satisfy employers’ and students’ needs. In the case of the Department of English, HUCFL, the curriculum and courses designed for BA English major students in the Sector of English Teaching Methodology are now being innovated, together with their learning outcomes. This research aims to gain feedback from employers on HUCFL graduates’ current work performance and from HUCFL graduates’ on the curriculum, teaching materials and methods they have been trained with. The results show that HUCFL graduates’ English proficiency, methodological and techmnological competences, professional ethics and study skills, being the significant qualities for their current work, were highly evaluated by the employers. However, their ability to approach and solve complicated work-related problems and soft skills need improvements. The suggestions on the innovation of the college curriculum, the coursebooks are varied and very insightful for modification.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf68_17_1732_6211_2117940.pdf
Tài liệu liên quan