Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại thôn bản

Tài liệu Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại thôn bản: 93 CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC - ĐIỀU HÀNH CÁC NHÓM HỖ TRỢ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI THÔN BẢN NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG 3 : BÀI 1. CÁC BƯỚC THIẾT LẬP NHÓM HỖ TRỢ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI THÔN BÀI 2. MỘT SỐ KỸ NĂNG THƯỜNG DÙNG TRONG TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP BÀI 3. TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH MỘT CUỘC HỌP NHÓM Bài 4 : NỘI DUNG CHỦ ĐỀ HỌP NHÓM HỖ TRỢ NDTN TẠI THÔN BẢN BÀI 5. THỰC HÀNH ĐIỀU HÀNH MỘT CUỘC HỌP NHÓM HỖ TRỢ NCBSMHT BÀI 6. THỰC HÀNH ĐIỀU HÀNH MỘT CUỘC HỌP NHÓM HỖ TRỢ ABS BÀI 7. THỰC HÀNH MỘT CUỘC HỌP NHÓM CỘNG ĐỒNG HỖ TRỢ NDTN BÀI 8 : THĂM HỘ GIA ĐÌNH 94 BÀI 1. CÁC BƯỚC THIẾT LẬP NHÓM HỖ TRỢ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI THÔN BẢN Mục tiêu bài học 1. Nắm vững các bước thành lập các nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn 2. Biết cách hỗ trợ cán bộ xã tổ chức cuộc họp tại thôn để giới thiệu về mô hình Nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn, bản 3. Nắm rõ mục tiêu, đối tượng và nội dung hoạt động của mỗi nhóm Phương tiện và tài liệu • Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo • Bảng trắng • Bảng lật ...

pdf90 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại thôn bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
93 CHƯƠNG 3 TỔ CHỨC - ĐIỀU HÀNH CÁC NHÓM HỖ TRỢ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI THÔN BẢN NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG 3 : BÀI 1. CÁC BƯỚC THIẾT LẬP NHÓM HỖ TRỢ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI THÔN BÀI 2. MỘT SỐ KỸ NĂNG THƯỜNG DÙNG TRONG TRUYỀN THÔNG TRỰC TIẾP BÀI 3. TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH MỘT CUỘC HỌP NHÓM Bài 4 : NỘI DUNG CHỦ ĐỀ HỌP NHÓM HỖ TRỢ NDTN TẠI THÔN BẢN BÀI 5. THỰC HÀNH ĐIỀU HÀNH MỘT CUỘC HỌP NHÓM HỖ TRỢ NCBSMHT BÀI 6. THỰC HÀNH ĐIỀU HÀNH MỘT CUỘC HỌP NHÓM HỖ TRỢ ABS BÀI 7. THỰC HÀNH MỘT CUỘC HỌP NHÓM CỘNG ĐỒNG HỖ TRỢ NDTN BÀI 8 : THĂM HỘ GIA ĐÌNH 94 BÀI 1. CÁC BƯỚC THIẾT LẬP NHÓM HỖ TRỢ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI THÔN BẢN Mục tiêu bài học 1. Nắm vững các bước thành lập các nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn 2. Biết cách hỗ trợ cán bộ xã tổ chức cuộc họp tại thôn để giới thiệu về mô hình Nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn, bản 3. Nắm rõ mục tiêu, đối tượng và nội dung hoạt động của mỗi nhóm Phương tiện và tài liệu • Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo • Bảng trắng • Bảng lật Chuẩn bị trước khi giảng • Đọc kỹ các giáo trình và bảng lật trước khi giảng Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 5 ►2 Các bước thiết lập nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn bản 15 ►3 Thiết lập các nhóm hỗ trợ Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại thôn bản 30 ►4 Kết thúc bài học 5 Tổng số thời gian 55 95 Hướng dẫn giảng ►1 Giới thiệu mục tiêu của bài học theo bảng lật dưới BL 3.1.1. Mục tiêu bài học 1. Nắm vững các bước thành lập các nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn 2. Biết cách hỗ trợ cán bộ xã tổ chức cuộc họp tại thôn để giới thiệu về mô hình Nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn, bản 3. Nắm rõ mục tiêu, đối tượng và nội dung hoạt động của mỗi nhóm ►2 Các bước thiết lập nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn bản  Đề nghị HV nhắc lại : Mô hình « Nhóm hỗ trợ NDTN tại cộng đồng » cả lớp đã được học trong bài đầu tiên, trong mô hình này mỗi thôn có mấy loại nhóm hỗ trợ NDTN?  Ghi lại mọi câu trả lời của HV và tóm tắt lại có ba loại nhóm cần thành lập tại mỗi thôn: 1. Nhóm hỗ trợ NCBSM hoàn toàn 2. Nhóm hỗ trợ cho trẻ ABS hợp lý 3. Nhóm cộng đồng hỗ trợ NDTN  Nói với các học viên: Để thành lập được ba loại nhóm này, các thôn cần lần lượt thực hiện 2 bước sau: Bước 1: Lập danh sách các đối tượng phù hợp với nội dung hoạt động của từng nhóm Bước 2: Tổ chức buổi họp thôn để giới thiệu về dự án và cách thành lập các nhóm  Chúng ta sẽ thảo luận cụ thể những việc cần làm trong mỗi bước và cách thực hiện như thế nào ? Bước 1: Lập danh sách các đối tượng tham gia vào các nhóm trong thôn  Giảng viên giải thích và tóm tắt: Y tế thôn bản phối hợp với trưởng thôn và phụ nữ thôn lên danh sách các nhóm đối tượng tham gia vào các nhóm như trong bảng dưới đây: 96 BL 3.1.2. Lập danh sách các đối tượng tham gia vào các nhóm trong thôn Tên nhóm Đối tượng tham gia cần lên danh sách Hỗ trợ NCBSM hoàn toàn • Bà mẹ mang thai 3 tháng cuối • Bà mẹ có con từ 0-6 tháng tuổi Hỗ trợ cho trẻ ABS hợp lý Gia đình có con từ 6 đến 24 tháng tuổi: Bà mẹ và người chăm sóc trẻ Cộng đồng hỗ trợ NDTN Người có vai trò quyết định trong gia đình: chồng, mẹ chồng, ông bà trong gia đình có PNMT và có con dưới 2 tuổi Chú ý : danh sách này sẽ được cập nhật thường xuyên theo các thay đổi của các bà mẹ và gia đình trong thôn Bước 2: Tổ chức buổi họp thôn để giới thiệu dự án và thành lập các nhóm  Nói với HV : Cuộc họp đầu tiên với thôn để giới thiệu dự án và mô hình « Nhóm hỗ trợ NDTN » sẽ do cán bộ y xã thực hiện. Chiếu và giải thích bảng lật 3.1.3 BL 3.1.3 1. Mục đích cuộc họp: Giới thiệu dự án và mô hình nhóm hỗ trợ NDTN và kêu gọi sự hộ trợ từ phía ban lãnh đạo thôn, sự tham gia nhiệt tình của các đối tượng hưởng lợi ( Bà mẹ mang thai và các gia đình có con dưới 24 tháng tuổi) 2. Cán bộ y tế xã: Chủ trì và điều hành cuộc họp 3. Tuyên truyền viên: là người hỗ trợ khâu tổ chức , chuẩn bị địa điểm, mời các thành phần tham gia đầy đủ  Nói với HV : Anh chị phối hợp với cán bộ y tế xã lên danh sách đại biểu tham dự cuộc họp trình duyệt với ban lãnh đạo thôn rồi mời mọi người đi họp đầy đủ. Thành phần tham gia họp gợi ý trong bảng lật 3.1.4 97 BL 3.1.4.Thành phần tham dự cuộc họp đầu tiên: 1. Tất cả đối tượng đã được liệt kê trong danh sách đã lập 2. Đại diện các ban ngành trong thôn: tất cả cán bộ chính quyền và ban ngành đoàn thể trong thôn, Hội Phụ nữ, Y tế thôn, cộng tác viên dinh dưỡng 3. Lãnh đạo xã: Đại diện UBND, trạm y tế, phụ nữ xã 4. Cán bộ hỗ trợ các cấp (nếu có): y tế tỉnh, huyện  Lưu ý : Nội dung và cách điều hành cuộc họp thôn sẽ do cán y tế xã đảm nhiệm. TTV là người hỗ trợ trong khâu chuẩn bị và tổ chức thực hiện ►3 Tổ chức triển khai các nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn bản  Nói với học viên: Dựa vào danh sách nhóm đối tượng đã được lập, tuyên truyền viên sẽ tiến hành thành lập các nhóm và triển khai hoạt động truyền thông phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng. Chiếu lần lượt các bảng lật 3.1.5 – 3.1.8 và giới thiệu nội dung hoạt động của từng nhóm như sau : NHÓM HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HOÀN TOÀN BL 3.1.5. Tổ chức triển khai nhóm Hỗ trợ Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 1. Mục đích hoạt động o Giúp bà mẹ có kiến thức để thực hành NCBSMHT o Giúp bà mẹ có kỹ năng để thực hành NCBSMHT o Bà mẹ thực hành được NCBSMHT trong 6 tháng đầu 2. Đối tượng tham gia : Phụ nữ mang thai 3 thang cuối và bà mẹ có con dưới 6 tháng 3. Tổ chức họp nhóm: 1 lần/ 1 tháng 4. Nội dung họp : o Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai; o Những thực hành lý tưởng trong NCBSM 98 o Chuẩn bị cho trẻ ăn bổ sung cho bà mẹ có con 5 – 6 tháng; 5. Quản lý nhóm: Y tế thôn 6. Hỗ trợ điều hành nhóm: Cộng tác viên dinh dưỡng, Hội phụ nữ 7. Hỗ trợ tổ chức thực hiện: Nhóm trưởng (bà mẹ điển hình tích cực) BL 3.1.6 Tiêu chí chọn nhóm trưởng Tiêu chí chọn nhóm trưởng : 1. Bà mẹ tích cực, nhiệt tình, mạnh dạn 2. Nói được cả tiếng phổ thông và tiếng dân tộc Trách nhiệm của nhóm trưởng: 1. Đôn đốc bà mẹ đi sinh hoạt nhóm thường xuyên và đúng giờ 2. Trợ giúp TTV tại các buổi sinh hoạt nhóm 3. Tìm hiểu hoàn cảnh của từng bà mẹ và những khó khăn mà bà mẹ gặp phải để cả nhóm cùng chia sẽ và giúp đỡ 4. Theo dõi, hỗ trợ tại nhà các bà mẹ trong nhóm để thực hiện NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu thành công NHÓM HỖ TRỢ CHO TRẺ ĂN BỔ SUNG HỢP LÝ BL 3.1.7 Tổ chức thực hiện nhóm “Hỗ trợ cho trẻ ăn bổ sung hợp lý”: 1. Mục đích của nhóm hỗ trợ ABS: • Giúp bà mẹ có kiến thức về ABS • Giúp bà mẹ có kỹ năng để thực hành ABS đúng • Bà mẹ chia sẻ kinh nghiệm và giúp nhau thự hiện được cho trẻ ABS đúng cách 2. Đối tượng: Bà mẹ và thành viên gia đình có con 6-24 tháng 3. Tổ chức họp nhóm: 1 lần/1 tháng 4. Chủ đề họp : Những thực hành lý tưởng khi cho trẻ ABS 5. Quản lý nhóm: Y tế thôn 6. Hỗ trợ điều hành nhóm: Cộng tác viên dinh dưỡng, Hội phụ nữ 99 7. Quản lý nhóm: Y tế thôn – Cộng tác viên dinh dưỡng NHÓM CỘNG ĐỒNG VÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH HỖ TRỢ BÀ MẸ BL 3.1.8 Tổ chức thực hiện họp nhóm Cộng đồng hỗ trợ NDTN 1. Mục đích của nhóm: o Giúp ông chồng, bố mẹ chồng và những người trụ cột trong gia đình có trẻ dưới 2 tuổi hiểu được tầm quan trọng của chăm só dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ trong hai năm đầu đời từ đó họ đưa ra những cam kết hỗ trợ cụ thể cho bà mẹ trong việc thực hiện NCBSMHT và cho trẻ ABS đúng cách 2. Đối tượng tham gia nhóm : o Người chồng, bố mẹ chồng và những người có vai trò quyết định trong gia đình về việc hỗ trợ bà mẹ thực hiện NCBSMHT và nuôi dưỡng trẻ tốt 3. Tổ chức họp nhóm: 2 tháng /1lần 4. Chủ đề họp : o Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ o Tầm quan trọng của NCBSM, các khuyến nghị về NCBSM và hỗ trợ của gia đình, cộng đồng trong chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ o Tầm quan trọng của ABS và hỗ trợ của gia đình, cộng đồng 5. Quản lý nhóm: Y tế thôn 6. Hỗ trợ điều hành nhóm: Cộng tác viên dinh dưỡng, Hội phụ nữ ►4 Kết thúc bài học  Tóm tắt bài học : chiếu bảng lật Những nội dung chính cần nhớ dưới đây 100 BL 3.1.9 Nội dung cần ghi nhớ 1. Các bước thiết lập nhóm: • Bước 1: Lập danh sách các đối tượng tham gia vào các nhóm trong thôn • Bước 2: Tổ chức buổi họp thôn để thông tin và thành lập các nhóm 2. Tại mỗi thôn cần thành lập 3 nhóm đối tượng hỗ trợ NDTN: • Nhóm hỗ trợ NCBSM (Bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 6 tháng) • Nhóm hỗ trợ cho trẻ ABS hợp lý (Bà mẹ và người trông trẻ trong gia đình có con từ 6-24 tháng tuổi) • Nhóm cộng đồng hỗ trợ Nuôi dưỡng trẻ nhỏ (ông chồng, bố mẹ chồngnhững người có quyền quyết định trong gia đình)  Hỏi HV có câu hỏi nào không  Cảm ơn HV đã tham gia 101 BÀI 2 MỘT SỐ KỸ NĂNG THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU HÀNH CUỘC TRUYỀN THÔNG NHÓM TẠI CỘNG ĐỒNG Mục tiêu bài học 1. Liệt kê được các kĩ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp 2. Biết cách áp dụng các kỹ năng truyền thông trực tiếp trong điều hành cuộc truyền thông nhóm tại cộng đồng Phương pháp: Trò chơi, động não, thuyết trình Phương tiện và tài liệu  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Bảng lật/PPT bài 2 (BL 3.2.1-3.2.10) Chuẩn bị trước khi giảng  Đọc kỹ bảng lật trước Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2 ►2 Một số kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp 50 ►3 Áp dụng kỹ năng TT trong điều hành một cuộc truyền thông nhóm 10 ►4 Kết thúc bài học 3 Tổng số thời gian 65 102 Hướng dẫn giảng ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học (BL 3.2.1) ►2 Một số kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp Phương pháp: Trò chơi, Động não, Thuyết trình ngắn Kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp  Hỏi HV: Là cán bộ cộng đồng, anh/chị đều đã tham gia tuyên truyền vận động bà con trong thôn xã về một chủ đề nào đó, vậy theo kinh nghiệm của anh chị, để trở thành một cán bộ truyền thông tốt cần phải có những kỹ năng gì?  Ghi lại mọi ý kiến của HV – Khen ngợi những ý kiến đúng  Nhận xét chung: Để trở thành một cán bộ truyền thông tốt, chúng ta cần có rất nhiều kiến thức và kỹ năng như các anh chị đã đưa ra. Trong truyền thông trực tiếp cần lưu ý đến một số kỹ năng cơ bản sau: 1. Lắng nghe tích cực 2. Kỹ năng đặt câu hỏi 3. Quan sát 4. Trình bày (Kỹ năng truyền đạt) 5. Kỹ năng sử dụng tranh trong truyền thông trực tiếp Tìm hiểu và thực hành những kỹ năng cơ bản trong truyền thông trực tiếp 1. Kỹ năng lắng nghe tích cực  Yêu cầu 2 HV tình nguyện đóng vai.  Nói riêng với hai người tình nguyện: 1 người đóng vai người nói và một người đóng vai người nghe. o Lần 1: người nói kể một chuyện gì đó. Người nghe không chú ý lắng nghe (mắt nhìn đi chỗ khác, nghe điện thoại hoặc nhắn tin) người nói thấy chán và không nói nữa. o Lần 2: Người nói kể vẫn câu chuyện đó, người nghe nhìn người nói chăm chú và rất hào hứng, hỏi lại, nói những từ đệm o Mỗi tình huống kéo dài 2 phút (nên chuẩn bị trước khi vào giờ học)  Hai người tình nguyện đóng vai trước lớp và cả lớp quan sát  Khi đóng vai đã kết thúc, GV đặt câu hỏi lần lượt cho người đóng vai o Hỏi người nói: Bạn cảm thấy thế nào trong tình huống 1?, tình huống 2 ? 103 o Hỏi người nghe: Bạn thu ghi nhận được gì trong tình huống 1? Tình huống 2?  Ghi các ý kiến của HV lên bảng và nhận xét: Nếu chăm chú lắng nghe, người nói sẽ tin tưởng và hứng thú nói nhiều hơn giúp bạn thu được nhiều thông tin hơn  Kết luận: Cách nghe trong tình huống 2 ta gọi là “Lắng nghe tích cực”. Trong truyền thông trực tiếp “ lắng nghe tích cực” sẽ giúp bạn hiểu được vấn đề của đối tượng và sẽ đưa ra được những lời khuyên thích hợp với hoàn cảnh của đối tượng. Chiếu bảng lật 3.2.2 và tóm tắt ý nghĩa của kĩ năng “lắng nghe và thấu hiểu” trong truyền thông trực tiếp về NDTN cho bà mẹ BL 3.2.2: Kĩ năng lắng nghe tích cực Lắng nghe như thế nào : • Kiên trì, chăm chú, biểu lộ sự quan tâm, (hướng về phía người nói, nhìn vào mắt người nói, tỏ thái độ tôn trọng, chân tình, nói những câu đệm như “thế à,vâng, ” để chứng tỏ mình đang lắng nghe ) • Không tranh luận, không cắt ngang lời đối tượng khi không cần thiết; • Không làm việc riêng khi đối tượng nói • Hỏi lại những điều mình chưa hiểu hoặc nhắc lại những điểm chính mà đối tượng vừa trao đổi để chắc chắn đã hiểu đúng ý của đối tượng . • Tránh những biểu hiện tiêu cực, thiếu tôn trọng (như nhìn chằm chằm vào người nói, nhìn lơ đãng đi nơi khác, ngáp, ngồi ngả người ra ghế, gõ bút liên tục xuống bàn, ngắt lời người đang nói) 2. Kỹ năng đặt câu hỏi  Nói vói HV : trong quá trình lắng nghe, để hiểu tường tận vấn để của đối tượng cán bộ truyền thông cần phải hỏi qua hỏi lại vì vậy kỹ năng đặt câu hỏi cũng rất quan trọng. Chúng ta cùng thảo luận về một số loại câu hỏi thường dùng.  Đề nghị cả lớp chơi trò chơi “Tôi làm nghề gì”  Hướng dẫn HV chơi: Mời một HV lên bảng đứng quay lưng lại phía lớp học . Dán sau lưng người ấy 1 mảnh giấy nói rõ họ làm nghề gì ví dụ “giáo viên”, “bác sĩ” “công an”...Cả lớp nhìn thấy biết họ là ai nhưng riêng người đó thì không biết mình là ai.  Người chơi sẽ được hỏi cả lớp bất cứ câu hỏi nào trừ câu “Tôi làm nghề gì ” cho đến khi biết được mình là ai. Mời tiếp một hai HV lên chơi lại trò chơi. 104  GV viết lại các câu hỏi của họ lên bảng và nhóm theo các loại câu hỏi khác nhau rồi Kết luận: Có rất nhiều loại câu hỏi để ta khai thác thông tin nhưng điều quan trọng là cách đặt câu hỏi thế nào cho phù hợp và hiệu quả nhất.  Chiếu và giải thích bảng lật 3.2.3 BL 3.2.3: Các loại câu hỏi thường dùng trong khai thác thông tin  Câu hỏi đóng: là loại câu hỏi giới hạn nội dung trả lời vào một từ như "có” hoặc "không”; "đúng” hoặc "sai”; "rồi” hoặc "chưa”. Câu trả lời thường ngắn gọn, ít thông tin. Câu hỏi đóng ít được dùng để khai thác thông tin mà thường được hỏi khi muốn đối tượng khẳng định với mình về điều gì đó  Câu hỏi mở: Là câu hỏi buộc đối tượng phải suy nghĩ và trả lời nhiều thông tin hơn. Câu hỏi mở thường bắt đầu hoặc kết thúc bằng các từ như: tại sao? khi nào?, như thế nào? bao nhiêu? cái gì? ở đâu.  Câu hỏi gợi mở: Câu hỏi này thường được đưa ra dựa trên câu trả lời của câu hỏi trước đó nhằm khai thác thông tin sâu hơn liên quan đến vấn đề mình đang hỏi  Đề nghị HV đưa ra một số ví dụ để hiểu rõ hơn các loại câu hỏi nói trên: • Câu hỏi đóng: o Chị đã cho cháu ABS chưa ? o Chị có cho chau bú ngay sau sinh không? • Câu hỏi mở: o Chị cho cháu ăn dặm khi cháu được mấy tháng nào? o Sau đẻ bao lâu thì chị cho cháu bú bữa đầu tiên ? • Câu hỏi gợi mở: o Hỏi: Bữa trưa nay chị cho cháu ăn gì ? - Đáp: Tôi cho cháu ăn bột o Hỏi tiếp: Chị quấy bột với gì ? - Đáp: Bột quấy với thịt và rau ngót o Hỏi tiếp: Chị quấy bột như thế nào? Đáp: hầm thịt và rau cho chín nhừ rồi chắt nước trong quấy bột cho cháu.... 105 Lưu ý : nếu không hỏi kỹ như vậy sẽ không tìm ra thực hành chưa đúng của BM  Nói với HV: Cách đặt câu hỏi cũng rất quan trọng trong việc khuyến khích đối tượng trả lời thật và đầy đủ những thông tin mình cần biết. BL 3.2.4. Các lưu ý khi đặt câu hỏi • Nên hỏi câu hỏi ngắn gọn và rõ ràng. • Khi hỏi nên nhìn vào đối tượng. • Nên hỏi từng câu một. • Không hỏi quá nhiều câu hỏi dồn dập làm đối tượng thấy giống như một cuộc hỏi cung. • Nên dùng những câu hỏi có mục đích. • Không nên hỏi những câu hỏi nhằm thoả mãn tính tò mò hoặc câu hỏi không thích hợp làm cho đối tượng cảm thấy bị ép không muốn trả lời. 3. Kỹ năng quan sát  Chiếu bảng lật 3.2.5 và đề nghị học viên nói xem họ nhìn thấy gì  Viết các câu trả lời của học viên lên bảng và kết luận cùng một bức tranh, mỗi người khác nhau quan sát và thấy một hình ảnh khác nhau và nếu bạn có kỹ năng quan sát tốt bạn sẽ thấy toàn bộ hình ảnh, ý nghĩa của bức tranh.  Trong truyền thông trực tiếp, quan sát là nhìn cẩn thận để biết được đối tượng là gì, vui hay buồn, chú ý hay thờ ơ. Quan sát để thu thập thêm thông tin về những gì tiềm ẩn bên trong lời nói. - Quan sát + Lắng nghe: ==> thu nhận thông tin, bổ sung thông tin. - Quan sát + Suy xét: ==> hiểu được thông điệp ẩn đằng sau những điều nghe được.  Chiếu bảng lật 3.2.5 và đưa ra ví dụ cụ thể BL 3.2.5. Những điều cần quan sát • Hành vi, cử chỉ, nét mặt, thái độ của đối tượng: tích cực hay tiêu cực, có tập trung chú ý hay không • Quan sát điều kiện, môi trường sống của đối tượng (tiện nghi trong gia đình, vệ sinh môi trường) • Các mối tương giao giữa các thành viên trong gia đình với nhau. 106  Lưu ý HV những điều cần làm khi quan sát, hiểu và giải thích bảng lật 3.2.6 BL 3.2.6. Nên quan sát như thế nào Nên làm : • Chủ yếu là kết hợp nhìn với lắng nghe từ nhiều góc độ khác nhau. • Bao quát tất cả nét mặt, cử chỉ, sắc thái của đối tượng. • Giữ thái độ thoải mái, vui vẻ, cởi mở, tôn trọng đối tượng. • Quan sát một cách kín đáo, tế nhị, lịch sự. Không nên làm • Soi mói với ánh mắt thiếu thiện cảm, không tế nhị. • Các ngôn ngữ không lời tỏ ra thiếu tôn trọng, thiếu lịch sự 4. Kỹ năng trình bày (truyền đạt)  Nói với HV: Truyền đạt một kiến thức, một thông điệp mới là một hoạt động mà tuyên truyền viên nào cũng đã thực hiện thường xuyên. Để đảm bảo nội dung trình bầy đạt được hiệu quả cao nhất cần lưu ý một số điểm sau đây BL 3.2.7. Chuẩn bị tốt trước khi trình bầy - Tìm hiểu kỹ đối tượng trình bầy: Họ là ai, trình độ văn hóa thế nào - Chuẩn nội dung, chủ đề cần truyền bày: Nắm chắc chủ đề và nội dung cần nói - Địa điểm,thời gian: nên biết mình sẽ trình bầy ở đâu (tại cuộc họp hay tại nhà đối tượng) chủ động chuẩn bị và đến trước 15’ để làm quen với địa điểm, đối tượng giúp bắt đầu buối nói chuyện được thoải mái - Nên tập trình bầy trước ở nhà cho quen và đảm bảo thời gian trình bầy vừa đủ 107 BL 3.2.8. Các lưu ý khi trình bày Nên làm - Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong cuộc nói chuyện - Sử dụng từ ngữ dễ hiểu, cụ thể, tránh dùng những từ chuyên môn. - Đưa các ví dụ cụ thể của địa phương, sử dụng tranh ảnh truyền thông (tranh gấp, tranh lật, mô hình, hiện vật... để minh hoạ. - Duy trì giọng nói hấp dẫn vừa phải không nói nhỏ quá hoặc to quá - Hỗ trợ lời nói bằng cử chỉ, dáng điệu, ánh mắt, nét mặt... - Quan sát (bao quát) sự phản hồi của người nghe để điều chỉnh cách trình bầy của mình cho hợp lý (hào hứng lắng nghe hay không) Nên tránh - Nói đều đều, nói quá nhanh hoặc quá chậm - Dùng các từ đệm, nói ngọng, tiếng lóng - Tiếng địa phương có dấu nhấn khác lạ, khịt mũi 6. Kỹ năng sử dụng tranh tuyên truyền  Đề nghị học viên: kể tên các loại tranh, ảnh họ đã từng sử dụng khi đi truyền thông trong thôn bản của mình  Viết lại mọi ý kiến phản hồi của học viên và đề nghị họ chia sẻ kinh nghiệm sử dụng tranh khi truyền thông trực tiếp: Khi sử dụng tranh truyền thông thường gặp những khó khăn gì? Cần lưu ý điều gì?  Chiếu bảng lật 3.2.9 và mời HV đọc to những nguyên tắc ghi trong bảng lật BL 3.2.9. Nguyên tắc sử dụng tranh tuyên truyền Cách cầm tranh o Cầm vào mép bức tranh o Dùng cả hai tay giơ cao bức tranh ngang tầm mắt của các thành viên o Giữ bức tranh đủ thời gian để người xem có thể nhìn và hiểu được ý nghĩa của bức tranh o Di chuyển bức tranh đến trước mắt của từng nhóm để mọi người nhìn được rõ 108 Mời các thành viên nói ý nghĩa của bức tranh o Giải thích rõ nội dung/ý nghĩa của từng tranh hoặc hình o Sắp xếp tranh cùng chiều với các thành viên để dễ quan sát o Để các bà mẹ/thành viên tham gia tìm hiểu và giải thích lại các bức tranh o YTTB hoặc TTV chốt lại các nội dung và thông điệp chính từ các bức tranh ►3 Áp dụng các kỹ năng đã học để thực hiện một cuộc họp truyền thông nhóm tại cộng đồng  Nói với HV: trên thực tế, khi thực hiện một cuộc họp TTTĐHV tại cộng đồng, tuyên truyền viên cần vận dụng các kỹ năng nói trên một cách nhuần nhuyễn và linh hoạt phù hợp với từng tình huống hoàn cảnh cụ thể của cộng đồng nhằm thu được hiệu quả tuyên truyền cao nhất. Muốn làm được điều này, mỗi TTV cần thực hành nhiều và tự rút ra kinh nghiệm để ngày càng làm tốt hơn  Chiếu bảng lật 3.2.10: Một số gợi ý trong áp dụng kỹ năng truyền thông trong điều hành một cuộc TTTĐHV tại thôn/bản BL 3.2.10. ÁP dụng các kỹ năng TTTĐHV trong thực hiện buổi họp tuyên truyền • Khi mở đầu cuộc truyền thông: Cần tạo không khí thân mật, thoải mái và điều chỉnh để mọi người trong nhóm ngồi thoải mái, không bị chắn tầm nhìn (kỹ năng trình bầy, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng quan sát, ) • Quá trình buổi truyền thông: o Tìm hiểu trình độ, kiến thức của đối tượng, khai thác gương người tốt việc tốt đối với nội dung định tuyên truyền (kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe tích cực) o Truyền đạt nội dung truyền thông rõ ràng dễ hiểu. Đảm bảo mọi người cùng tham gia tốt (kỹ năng trình bầy , kỹ năng sử dụng tranh, kỹ năng quan sát) • Kết thúc buổi truyền thông: Khẳng định xem mọi người đã hiểu nội dung vừa 109 truyền đạt chưa và cam kết thực hiện thay đổi hành vi (kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe tích cực , kỹ năng quan sát) ►4 Kết thúc bài học:  Điểm lại « mục tiêu bài học » xem đã đi hết các mục tiêu chưa  Hỏi học viên còn có ý kiến/câu hỏi gì nữa không ?  Giải đáp các câu hỏi, thắc mắc (nếu có)  Cám ơn tất cả mọi người đã tham gia 110 BÀI 3. TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH MỘT BUỔI HỌP NHÓM HỖ TRỢ NDTN TẠI THÔN BẢN Mục tiêu bài học 1. Nắm được các bước chuẩn bị và lập kế hoạch cho một buổi họp truyền thông nhóm 2. Nắm được 5 bước tổ chức một cuộc họp nhóm truyền thông thay đổi hành vi Phương tiện và tài liệu  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Bảng lật Chuẩn bị trước khi giảng  Đọc kỹ bảng lật trước Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 2 ►2 Chuẩn bị để tổ chức buổi họp nhóm HT NDTN tại thôn bản 10 ►3 Các bước tiến hành một buổi họp nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn bản 30 ►4 Kết thúc bài học 3 Tổng số thời gian 45 111 Hướng dẫn giảng bài ►1 Mục tiêu bài học: Trình bày mục tiêu bài giảng theo BL BL 3.3.1. Mục tiêu bài giảng Sau khi kết thúc bài này, học viên sẽ : 1. Biết cách chuẩn bị và lập kế hoạch cho một buổi họp truyền thông nhóm tại cộng đồng 2. Nắm được 5 bước thực hiện một cuộc họp « Nhóm hỗ trợ NDTN » cộng đồng ►2 Những việc cần chuẩn bị để tổ chức buổi họp nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn bản  Hỏi HV: Thông thường để tổ chức một cuộc họp truyền thông tại cộng đồng, anh/chị phải chuẩn bị trước những gì?  Ghi mọi câu trả lời lên bảng, khen ngợi mọi người. Nếu thấy các hoạt động đưa ra chưa đầy đủ thì gợi ý để HV tự bổ sung cho đầy đủ.  Tổng hợp kết quả. Chiếu bảng lật 3.3.2 và lần lượt giải thích rõ từng hoạt động cần chuẩn bị trước khi họp 112  BL3.3.2. Những việc cần chuẩn bị để tổ chức buổi họp nhóm HTNDTN tại thôn bản 1. Xác định được mục tiêu của buổi họp  TTV cần đặt ra mục tiêu rõ ràng: sau buổi họp bà con phải hiểu thông điệp gì và thực hành nào muốn bà con cam kết thực hiện Ví dụ:  Hiểu được lợi ích của NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu.  Cam kết cho con bú hoàn toàn , không cho ăn, uống bất cứ thứ gì khác trong vòng 6 tháng đầu 2. Lập kế hoạch tốt cho buổi họp  Xác định chủ đề của buổi họp  Xác định nội dung: Phù hợp với đối tượng tham gia  Xác định phương pháp và các công cụ sử dụng tại buổi họp:Thảo luận nhóm, dùng tranh truyền thông, trình diễn thức ăn  Lựa chọn thời gian phù hợp: Thời gian lựa chọn cần thuận tiện để thu hút được sự tham gia của bà con đông nhất  Thành phần tham gia: Cần xác định rõ ràng để có kế hoạch mời họp hiệu quả  Địa điểm: Thuận tiện và phù hợp với đối tượng tham gia 3. Chuẩn bị trước khi tiến hành các buổi họp:  Thông báo cho trưởng thôn và những người có trách nhiệm về buổi họp để phối hợp điều hành  Thông báo cho bà con và các thành viên tham dự buổi họp về thời gian, địa điểm, chủ đề  Xem lại nội dung truyền thông và chuẩn bị trước các công cụ phù hợp (tranh truyền thông/ dụng cụ truyền thông....)  Xem lại các sổ sách báo cáo  Chuẩn bị trước một số trò chơi và các dụng cụ được sử dụng trong buổi họp 113 Giải thích thêm: trong BL3.3.2, mục 2 “lập kế hoạch”, TTV có thể lập kế hoạch hàng tháng theo mẫu bảng dưới đây, như vậy bạn có thể nhìn thấy tống quát các buổi họp sẽ thực hiện trong thôn, trong tháng. Một tháng chỉ cần làm 1 bản kế hoạch. Thời gian Địa điểm Thành phần tham dự (danh sách mời họp) Chủ đề /Nội dung họp Tài liêu, dụng cụ hỗ trợ cần chuẩn bị  Hỏi xem HV có còn câu hỏi nào về phần chuẩn bị và lập kế hoạch cuộc họp nhóm không?  Lắng nghe và thảo luận các ý kiến của học viên vói toàn bộ lớp  Thống nhất các ý kiến ►3 Các bước tiến hành một buổi họp nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn bản  Nói với học viên: Có nhiều cách để tiến hành một buổi họp truyền thông tại cộng đồng, trong khuôn khổ Mô hình nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn chúng ta sẽ hướng dẫn buổi họp truyền thông tại cộng đồng thông qua 5 bước như bảng lật dưới đây: BL 3.3.3. Các bước tiến hành một buổi nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn bản Phần mở đầu: Ổn định tổ chức/ Giới thiệu và làm quen Bước 1: Ôn lại chủ đề của buổi họp lần trước Bước 2: Tìm hiểu kinh nghiệm của bà con về chủ đề mới Bước 3: Chia sẻ với bà con nội dung của chủ đề mới Bước 4: Thống nhất những việc cần thực hiện tại nhà Bước 5: Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch cho buổi họp lần sau 114  Chiếu lần lượt các bảng lật 3.3.4 – 3.3.6 và giải thích chi tiết thực hiện của từng bước BL 3.3.4 : Mở đầu cuộc họp và ôn lại chủ đề họp lần trước Phần mở đầu: Ổn đinh tổ chức/ Giới thiệu và làm quen • Tạo không khí vui vẻ (Chọn phương pháp phù hợp với đối tượng tham gia: Hát tập thể, đơn ca hoặc kể chuyện vui) • Giới thiệu người mới tham gia lần đầu tiên (nếu có) Bước 1: Ôn lại chủ đề của buổi họp lần trước • Ôn lại những thông tin của các buổi họp trước đã giới thiệu • Thực hành (hoặc đóng vai) những việc làm đã được thống nhất trong buổi họp trước (nếu có) • Tìm hiểu thật kỹ các cá nhân đã làm theo những điều đã thống nhất tại các buổi họp trước và thực hành các hành vi tốt tại nhà theo khuyến cáo của cán bộ y tế. • Lưu ý: Nếu thấy nhiều người trong nhóm chưa thực hiện được những điều đã cam kết trong các buổi họp trước, TTV cần tìm hiểu xem lí do tại sao lại chưa thực hiện. Giành thời gian để cả nhóm thảo luận đưa ra giải pháp hoặc hỗ trợ thiết thực giúp mọi người thay đổi hành vi BL 3.3.5 : Tìm hiểu kinh nghiệm của bà con và Giới thiệu về chủ để mới (Phát hiện ĐHTC) Bước 2: Tìm hiểu kinh nghiệm của bà con về chủ đề mới • Giới thiệu tên chủ đề mới • Tìm hiểu các thực hành thông thường tại thôn liên quan đến chủ đề mới • Xác định các điển hình tích cực (nếu có): Là những người đã có những cách làm tốt như chủ đề mới. Bước 3: Chia sẻ với bà con nội dung của chủ đề mới • Chia sẻ các thông điệp và khuyến cáo những thực hành tốt theo chủ đề mới • Trình diễn các thực hành (nếu có) 115 BL 3.3.6 : Cam kết thực hiện và kết thúc cuộc họp Bước 4: Thống nhất những việc cần thực hiện tại nhà • Thống nhất với bà con những việc cần thực hiện tại nhà • Thảo luận với bà con: làm thế nào để thực hiện những việc đã thống nhất • Thực hành hoặc tổ chức đóng vai Bước 5: Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch cho buổi họp lần sau • Đánh giá buổi họp: điểm mạnh, điểm hạn chế cần rút kinh nghiệm • Lập kế hoạch cho buổi họp sau ►4 Kết thúc bài học  Hỏi xem học viên có ý kiến gì về các bước triển khai một cuộc họp nhóm không ?  Thảo luận các ý kiến bổ sung của học viên  Thống nhất ý kiến và nói rằng chúng ta sẽ thực hành điều hành một cuộc nhóm trong phần sau  Cám ơn mọi người đã tham gia 116 BÀI 4. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ HỌP NHÓM HỖ TRỢ NDTN TẠI THÔN BẢN Mục tiêu bài học 1. Thuộc được tên 15 chủ đề họp nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn bản 2. Hiểu cấu trúc của tấm thẻ « Hướng dẫn điều hành họp nhóm » và biết cách sử dụng thẻ trong việc thực hiện một cuộc họp nhóm 3. Hiểu và sử dụng được bộ tranh truyền thông trong điều hành họp nhóm Phương tiện và tài liệu  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Bảng lật bài 4 chương 3  Tấm thẻ: CHỦ ĐỀ 1: DINH DƯỠNG BÀ MẸ KHI MANG THAI VÀ KHI ĐANG NCBSM Chuẩn bị trước khi giảng  Đọc kỹ bảng lật trước Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 5 ►2 Giới thiệu và thảo luận nội dung 15 chủ đề NDTN 15 ►3 Giới thiệu cấu trúc và nội dung chi tiết một tấm thẻ mẫu 20 ►4 Kết thúc bài học 5 Tổng số thời gian 45 117 Hướng dẫn giảng bài ►1 Giới thiệu mục tiêu BL 3.4.1 Mục tiêu bài giảng Sau khi kết thúc bài này, học viên có khả năng : 1. Thuộc được tên 15 chủ đề họp nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn bản 2. Hiểu được cấu trúc của tấm thẻ « Hướng dẫn điều hành họp nhóm » và cách sử dụng thẻ trong việc thực hiện một cuộc họp nhóm 3. Hiểu và sử dụng được bộ tranh truyền thông trong điều hành họp nhóm ►2 Giới thiệu và thảo luận nội dung 15 chủ đề NDTN  Nói với HV rằng : Trong các bài học trước ta đã thống nhất và biết cách thành lập tại mỗi thôn, xóm ba loại nhóm Hỗ trợ NDTN: 1. Nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn 2. Nhóm hỗ trợ cho trẻ ăn bổ sung hợp lý 3. Nhóm cộng đồng hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ  Đề nghị HV suy nghĩ và trả lời xem: Nên tuyên truyền những thông điệp gì là phù hợp nhất đối với từng nhóm đối tượng trên ?  Phát cho mỗi bàn 3 tờ phiếu : o Mầu hồng : Ghi những thông diệp phù hợp với nhóm « Hỗ trợ NCBSM hoàn toàn » o Mầu Xanh : Ghi thông điệp phù hợp với nhóm « Hỗ trợ cho trẻ ABS hợp lý » o Màu vàng : Ghi thông điệp phù hợp với nhóm « Cộng đồng hỗ trợ NDTN »  Có 5 phút để các bàn thảo luận và ghi phiếu, nhóm nào xong thì dán những tờ phiếu lên bảng  GV cùng HV điểm lại các nội dung trong các tờ phiếu sau đó chiếu bảng lật 3.4.2 vừa giải thích bảng lật vừa so sánh với các tờ phiếu 118 BL 3.4.2 – 3.4.4. Các nội dung họp nhóm hỗ trợ NCBSM hoàn toàn 1) Dinh dưỡng bà mẹ khi mang thai và khi đang cho con bú 2) Bú mẹ ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh và lợi ích của sữa non 3) Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 4) Cho trẻ bú mẹ đúng cách 5) Chuẩn bị cho con ăn bổ sung Cho trẻ ABS đúng cách 6) Cho trẻ ăn đủ số bữa mỗi ngày theo độ tuổi 7) Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn 8) Thực hành trình diễn chuẩn bị một bữa ăn bổ sung cho trẻ 9) Cách chế biến bữa ăn hợp vệ sinh cho trẻ 10) Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm (bệnh) 11) Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ tiêu chảy và NKHHC 12) Giúp trẻ ăn ngoan (cách cho trẻ ăn tích cực) Nhóm cộng đồng 13) Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ 14) Tầm quan trọng của NCBSM và hỗ trợ của gia đình, cộng đồng trong chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ 15) Tầm quan trọng của ABS, thực hành lý tưởng về ABS và hỗ trợ của gia đình, cộng đồng ►3 Giới thiệu cấu trúc và nội dung một tấm thẻ hướng dẫn họp nhóm  Nói với HV: Trên đây là 15 chủ đề của các cuộc họp nhóm, nội dung của mỗi chủ đề và hướng dẫn thực hiện buổi họp về chủ đề này như thế nào sẽ được trình bầy rõ ràng trên một tấm thẻ.  Mời HV mở sách Học viên ra - phần nội dung các chủ đề họp nhóm và nói với HV : Trên thực tế , các chủ đề này được in riêng biệt ra và ép plastic phát cho 119 mỗi TTV một bộ thẻ . Khi tiến hành một cuộc họp, TTV sẽ chọn tấm thẻ thích hợp xem kỹ trước và mang theo để tiến hành họp  Giơ cao 1 tấm thẻ lên và nói với HV : ví dụ đây là thẻ Chủ đề 1 "Dinh dưỡng BM khi mang thai và khi đang NCBSM“ ... vừa giới thiệu từng phần của tờ phiếu vừa giải thích cách sử dụng: • Mặt 1: Có ghi Mục đích họp, phía dưới được chia làm 2 cột. Cột bên trái là những thông tin và thực hành cần phổ biến trong cuộc họp. Cột bên phải là phần giải thích tại sao cần biết và làm theo những thực hành đã đưa ra ở cột bên. • Mặt 2: Là "gợi ý cách thực hiện“ buổi họp theo năm bước cơ bản đã học trong bài trước . GV hướng dẫn HV điểm qua từng bước một Lưu ý : HV sẽ học thông qua thực hành là chính nên GV chỉ giới thiệu 1 chủ đề sau đó HV sẽ nghiên cứu kỹ các chủ đề khác trong phần sau « thực hành – điều hành cuộc họp thôn »  Lần lượt chiếu bảng lật 3.4.5. và 3.4.11 : ví dụ cụ thể chủ đề 1 của nhóm hỗ trợ NCBSM hoàn toàn CHỦ ĐỀ 1: DINH DƯỠNG BÀ MẸ KHI MANG THAI VÀ KHI ĐANG NCBSM Mục đích: Sau buổi họp, các bà mẹ có thể: • Nói được những chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai • Nói được những chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ đang NCBSM Thông tin và thực hành Giải thích tại sao Chăm sóc dinh dưỡng BM khi mang thai Ăn no - Uống đủ - Ngủ tốt - Ăn thêm 1 - 2 bát cơm/ngày - Ăn nhiều đủ 4 nhóm thức ăn - Uống đủ: 1,5 - 2 lít nước/ngày - Ngủ đủ: 8 giờ/ngày Chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ khi NCBSM Ăn no - Uống đủ - Ngủ tốt - Ăn thêm 2-3 bát cơm/ngày - Ăn nhiều đủ 4 nhóm thức ăn - Khi mang thai và khi đang NCBSM, bà mẹ phải ăn, uống đủ chất dinh dưỡng cho hai người là cho mình và cho con của mình vì vậy bà mẹ cần ăn , uống nhiều hơn bình thường, - Bà mẹ cần ngủ tốt để có tinh thần thoải mái không mệt mỏi làm ảnh hưởng đến sự tiết sữa 120 - Uống nhiều nước : ít nhất 1,5 - 2 lít/ngày - Nghỉ ngơi hợp lý - Không dùng chất kích thích - Những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lácũng ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ nên ảnh hưởng đến sức khỏe của con Gợi ý thực hiện Mở đầu : Ổn định tổ chức • Tạo không khí thân mật thoải mái: Trong thời gian chờ đợi bà mẹ đến đông đủ, y tế/phụ nữ thôn và bà mẹ nhóm trưởng vừa nói chuyện thân mật vừa quan sát cách bà mẹ cho con bú và cách ngậm bắt vú của trẻ, nếu thấy chưa đúng thì hướng dẫn và chỉnh sửa ngay • Hỏi han tình hình cho con bú tại nhà, chế độ ăn của bà mẹ, chế độ làm việc của bà mẹ và sự hỗ trợ của các thành viên gia đình để nắm vững tình hình cụ thể của từng bà • Giới thiệu người mới tham gia lần đầu tiên (nếu có) Bước 1. Ôn bài cũ - TTV tóm tắt lại bài cũ - Hỏi BM về việc thực hành NCBSMHT tại nhà Bước 2. Tìm hiểu kinh nghiệm – Điển hình tích cực - Giới thiệu tên chủ đề mới: Dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai và khi NCBSM - Đề nghị bà mẹ đang mang thai nói xem hiện họ ăn, uống nghỉ ngơi như thế nào ? - Bà mẹ đang NCBSM nói xem hàng ngày ăn uống, nghỉ ngơi như thế nào ? - Khen ngợi bà mẹ đã biết ăn uống, nghỉ ngơi tốt (xác định đây là bà mẹ Điển hình tích cực) Bước 3. Thảo luận nội dung chủ đề mới - Đưa bức tranh truyền thông có chủ đề mới, hỏi xem bà mẹ nhìn thấy gì, đề nghị bà mẹ mô tả bức tranh - Giới thiệu nội dung và giải thích « Dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai và khi NCBSM » như trong bảng trên - Hỏi bà mẹ xem để thực hiện được ăn, uống như vậy cần phải làm gì ? có thể gặp những khó khăn như thế nào ? - Mời bà mẹ Điển hình tích cực chia sẻ kinh nghiệm - Mời bà mẹ thảo luận giải pháp có thể làm được để khắc phục những khó khăn trên 121 Bước 4. Thống nhất các thực hành tại nhà - Thống nhất cam kết thực hiện « ăn no – uống đủ - ngủ tốt » để mẹ khỏe, con khỏe Bước 5. Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch - Đánh giá cuộc họp : o Khen những bà mẹ tham gia thảo luận tích cực o Động viên các bà mẹ ít nói cần tham gia tích cực hơn o Hỏi bà mẹ xem có góp ý gì không, cần thay đổi gì trong buổi họp tới không. - Cám ơn bà mẹ và hẹn cuộc họp lần sau Lưu ý : GV nhấn mạnh trên thực tế, các bước này đan xen và nối tiếp nhau – khi thực hiện TTV cần vận dụng một cách linh hoạt và tùy theo tình hình thực tế ở thôn mình. Hướng dẫn này chỉ là một công cụ nhắc nhở để chắc chắn bạn đã thực hiện tốt một cuộc họp, không quên điều gì ►4 Giới thiệu cách sử dụng bộ tranh tư vấn  Nói với HV: Ngoài các tấm thẻ hướng dẫn thực hiện một cuộc họp theo từng chủ đề như vừa giới thiệu ở phần trước, dự án sẽ cung cấp cho TTV một số tranh truyền thông với hình ảnh hấp dẫn dễ hiểu (GV giơ cao một số tranh tư vấn cho HV xem) nhằm giúp đối tượng dễ nhớ, nhớ lâu, đăc biệt đối với với bà mẹ có trình độ văn hoá thấp.  GV đưa ra một tranh và giới thiệu cấu trúc và nội dung của một tranh : • Mặt trước là 1 bức tranh phản ánh nội dung thông điệp cần tuyên truyền • Mặt sau bức tranh là nội dung chính của thông điệp đó Lưu ý : Trước khi chuẩn tổ chức họp nhóm, TTV cần chọn tranh phù hợp với chủ đề định họp. Có những chủ đề cần 2-3 tranh  Cách sử dụng tranh tư vấn trong các buổi họp nhóm • Cầm vào mép tranh, giơ ngang tầm mắt và đưa từ từ một vòng sao cho mọi người đều có thể nhìn rõ bức tranh • Đề nghị mọi người phát biểu xem họ thấy gì trong tranh. • Khen ngợi những ý kiến đúng. Giữ nguyên bức tranh quay về phía mọi người và giới thiệu nội dung thông điệp cần tuyên truyền. Lưu ý : TTV có 122 thể nhìn vào mặt sau của tranh để giới thiệu cho đúng và đầy đủ mọi thông tin • Đề nghị mọi người liên hệ đến hoàn cảnh thực tế của mình thảo luận để thảo luận về nội dung tranh và những thực hành mới cần làm theo • Tóm tắt, thống nhất những thực hành tốt và cam kết làm theo.  Khi kết thúc buổi truyền thông, cần để các tranh theo thứ tự và kiểm tra xem bộ tranh tư vấn có đủ không để tránh thất lạc ►5 Kết thúc bài học  Hỏi xem học viên có ý kiến gì về các nội dung đã học  Thảo luận các ý kiến bổ sung của học viên  Thống nhất ý kiến  Cám ơn mọi người đã tham gia 123 BÀI 5. THỰC HÀNH ĐIỀU HÀNH CUỘC HỌP NHÓM HỖ TRỢ NCBSM HOÀN TOÀN Mục tiêu bài học 1. Nắm vững các hoạt động cụ thể khi thực hiện 5 bước triển khai cuộc họp nhóm hỗ trợ NCBSM hoàn toàn 2. Thực hành điều hành được cuộc họp nhóm hỗ trợ NCBSM Hoàn toàn theo 5 bước như đã nêu trên Phương tiện và tài liệu  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Bảng lật  Thẻ hướng dẫn điều hành cuộc họp nhóm « Hỗ trợ NCBSM hoàn toàn » Chuẩn bị trước khi giảng  Đọc kỹ bảng lật trước Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 5 ►2 Thảo luận về 5 bước điều hành cuộc họp nhóm Hỗ Trợ NCBSM hoàn toàn và các điểm khác biệt của từng bước cần lưu ý 20 ►3 Giảng viên thực hành mẫu điều hành một cuộc họp nhóm hỗ trợ NCBSMHT theo 5 bước trên đây 30 ►4 Học viên thực hành điều hành cuộc họp nhóm hỗ trợ NCBSM HT 70 ►5 Kết thúc bài học 5 Tổng số thời gian 130 124 Hướng dẫn giảng bài ►1 Mục tiêu bài giảng: Giới thiệu bảng lật về mục tiêu bài giảng BL 3.5.1. Mục tiêu của bài học Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng : 1. Nắm vững những điểm khác biệt cần lưu ý trong 5 bước điều hành cuộc họp nhóm hỗ trợ NCBSM hoàn toàn 2. Thực hành điều hành được cuộc họp nhóm hỗ trợ NCBSM hoàn toàn theo 5 bước như đã nêu trên ►2 Giới thiệu các việc làm cụ thể của 5 bước điều hành cuộc họp nhóm Hỗ trợ NCBSM hoàn toàn  Đề nghị HV nhắc lại 5 bước điều hành một cuộc họp nhóm truyền thông trực tiếp về NDTN tại cộng đồng.  BL 3.5.2 : Năm bước điều hành một cuộc họp nhóm Phần mở đầu: Ổn định tổ chức/ Giới thiệu và làm quen Bước 1: Ôn lại chủ đề của buổi họp lần trước Bước 2: Tìm hiểu kinh nghiệm của bà con về chủ đề mới Bước 3: Chia sẻ với bà con nội dung của chủ đề mới Bước 4: Thống nhất những việc cần thực hiện tại nhà Bước 5: Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch cho buổi họp lần sau Nói với HV : Trong mỗi thôn chúng ta sẽ có ba loại nhóm « Hỗ trợ NDTN » khi điều hành các cuộc họp nhóm chúng ta đều tuân thủ 5 bước nói trên. Tuy nhiên vì đối tượng và mục đích của từng loại nhóm khác nhau nên cần áp dụng 5 bước hướng dẫn này một cách linh hoạt để đạt được hiệu quả cao nhất.  Đối với nhóm Hỗ trợ NCBSM hoàn toàn, đối tượng là bà mẹ mang thai ba tháng cuối và BM có con dưới 6 tháng tuổi và có 6 chủ đề họp chính như sau: 125 BL 3.5.3 Chủ đề họp nhóm « Hỗ trợ NCBSM hoàn toàn » 1. Dinh dưỡng bà mẹ khi mang thai và khi đang cho con bú 2. Cho bú mẹ ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh 3. Lợi ích của sữa non 4. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 5. Cho trẻ bú mẹ đúng cách 6. Chuẩn bị cho con ăn bổ sung Lưu ý : khi chọn chủ đề cho buổi họp nhóm, TTV cần chọn chủ đề phù hợp nhất với đối tượng bà mẹ hiện có trong nhóm mình đang quản lý. Ví dụ trong nhóm hiện đang có mấy bà mẹ sắp đến ngày đẻ - nên chọn chủ đề « lợi ích của sữa non » hay «cho trẻ bú ngay sau sinh ». Nếu trong nhóm có bà mẹ con đã 5 tháng tuổi – chọn chủ đề «Chuẩn bị cho trẻ ăn bố sung»  Lần lượt chiếu bảng lật 3.5.2 đến 3.5. và giải thích BL 3.5.4. Phần mở đầu Ổn định tổ chức/ Giới thiệu và làm quen • Tạo không khí thân mật thoải mái: Trong thời gian chờ đợi bà mẹ đến đông đủ, y tế/phụ nữ thôn và bà mẹ nhóm trưởng vừa nói chuyện thân mật vừa quan sát cách bà mẹ cho con bú và cách ngậm bắt vú của trẻ, nếu thấy chưa đúng thì hướng dẫn và chỉnh sửa ngay • Hỏi thăm tình hình cho con bú tại nhà, chế độ ăn, uống nghỉ ngơi của bà mẹ • Xác định bà mẹ nào vẫn cho con bú hoàn toàn-đánh dấu vào sổ theo dõi, bà mẹ nào vắng mặt – tìm hiếu lý do để giúp đỡ kịp thời • Cân trẻ tham gia trong nhóm để theo dõi sự tăng trưởng của các cháu • Giới thiệu người mới tham gia lần đầu tiên (nếu có) 126 Giải thích thêm : Với buổi họp nhóm hỗ trợ NCBSM hoàn toàn thì phần mở đầu cuộc họp là thời gian thích hợp nhất để TTV quan sát bà mẹ cách cho con bú có gì chưa đúng chỉnh sửa ngay BL 3.5.5. Bước 1 : Ôn lại nội dung đã thảo luận trong buổi họp trước • Đề nghị nhóm trưởng hỏi xem bà mẹ có nhớ lần họp trước họp về thông điệp gì? Các thực hành và giải pháp nào đã được thống nhất? Gợi ý và động viên một vài bà mẹ tự nói ra • Thực hành (hoặc đóng vai) những việc làm/thực hành đã được thống nhất trong buổi họp trước (nếu có) • TTV tóm tắt và nhắc lại nội dung đã họp lần trước • Nếu có nhiều người không nhớ nội dung họp lần trước hoặc chưa thực hiện những thực hành đã cam kết thì dành thời gian ôn lại hoặc tìm hiểu lý do tại sao bà mẹ chưa thực hiện được những thực hành này để trợ giúp kịp thời BL 3.5.6. Bước 2 - Tìm hiểu kinh nghiệm của các bà mẹ về chủ đề mới về NCBSM • Giới thiệu tên chủ đề mới • Mời từng bà mẹ nói về những thực hành (có liên quan đến chủ đề mới) mà bà mẹ vẫn thường làm tại nhà. • Khen ngợi những bà mẹ đã biết cách làm tốt và gọi đó chính là bà mẹ “điển hình tích cực” BL 3.5.7. Bước 3 - Giới thiệu nội dung chủ đề mới • Dùng tranh để hướng dẫn các thông điệp liên quan đến chủ đề mới và khuyến khích những thực hành tốt theo chủ đề mới. • Trình diễn – đóng vai và hướng dẫn bà mẹ các thực hành nếu cần thiết • Tóm tắt lại nội dung thông điệp chính của chủ đề ngắn gọn, đơn giản và dễ nhớ 127 Lưu ý: Trong bước 3 , nội dung họp nhóm hỗ trợ NCBSM hoàn toàn đều xoay quanh vấn đề làm thế nào để NCBSM hoàn toàn thành công trong 6 tháng đầu và tại sao cần làm như vậy BL 3.5.8. Bước 4 - Chia sẻ kinh nghiệm giữa các bà mẹ và cam kết những thực hành tại nhà. • Thảo luận và thống nhất những việc cần làm tại nhà theo chủ đề của buổi họp o Các thông điệp nào các bà mẹ cần nhớ o Các thực hành về NCBSM tối ưu các bà mẹ cần phải thực hiện • Chia sẻ kinh nghiệm của bà mẹ điển hình tích cực: Làm thế nào để được gia đình (đặc biệt là ông chồng và bà mẹ chồng) hỗ trợ bà mẹ NCBSM hoàn toàn thành công ? • Cam kết thực hiện các thực hành về NCBSM tối ưu vừa học trong chủ đề mới BL 3.5.9. Bước 5 Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch cho buổi họp lần sau • Điểm mạnh: Khen ngợi bà mẹ đi họp đầy đủ ; Bà mẹ tham gia thảo luận tích cực ; và các bà mẹ vẫn đang tiếp tục NCBSM hoàn toàn • Điểm hạn chế: Nhắc nhở các bà mẹ ít tham gia thảo luận, động viên họ hãy cố gắng tự tin hơn trong các cuộc họp lần sau • Kế hoạch cho buổi họp tiếp theo: Thời gian; địa điểm, chủ đề họp... ►3 Giảng viên thực hành mẫu điều hành một cuộc họp nhóm hỗ trợ NCBSMHT theo 5 bước trên đây  Nói với HV : chúng tôi (2 giảng viên) sẽ đóng vai là TTV, cả lớp đóng vai là bà mẹ chúng ta sẽ cùng thực hành đóng vai một cuộc họp nhóm với chủ đề « Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ đang NCBSM » 128  GV chọn tấm thẻ chủ đề 1 (trong phần phụ lục 1 sách GV) – Nhóm hỗ trợ NSBSM hoàn toàn « Chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ đang NCBSM » và nói: Tôi sẽ sử dụng tấm thẻ này để điều hành cuộc họp. Các bạn hãy quan sát kỹ để sau buổi thực hành chúng ta cùng nhận xét và góp ý kiến theo gợi ý sau : • Người điều hành họp có thực hiên đủ 5 bước không ? • Họ áp dụng những kỹ năng truyền thông nào trong mỗi bước ? ►4 HV thực hành điều hành cuộc họp nhóm hỗ trợ NCBSM HT  Chia nhóm học viên theo nhóm 8-10 người ; Mỗi nhóm thực hành họp 1 chủ đề (Chọn trong sách HV phần phụ lục 2)  Phân công trong nhóm : 2 học viên đóng vai TTV để điều hành cuộc họp, 1 học viên đóng vai giám sát viên, sử dụng bảng kiểm để giám sát; số còn lại đóng vai thành viên (bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 6 tháng) trong cuộc họp  Các nhóm đọc kỹ nội dung của chủ đề được phân công (10’)  Các nhóm thực hành đóng vai điều hành cuộc họp (40’)  Sau khi các nhóm thực hành đóng vai, mời 1 nhóm lên đóng vai điều hành một cuộc họp cho cả lớp xem  Cả lớp nhận xét để rút kinh nghiệm cho nhóm thực hành ►5 Kết thúc bài học  Hỏi học viên có ý kiến gì về bài thực hành này  Thảo luận, góp ý và thống nhất ý kiến  Cám ơn mọi người đã tham gia 129 BÀI 6. THỰC HÀNH ĐIỀU HÀNH MỘT CUỘC HỌP NHÓM HỖ TRỢ TRẺ ĂN BỔ SUNG HỢP LÝ Mục tiêu bài học 1. Nắm vững các hoạt động cụ thể khi thực hiện 5 bước triển khai cuộc họp nhóm hỗ trợ cho trẻ ăn bổ sung hợp lý 2. Thực hành điều hành được cuộc họp nhóm hỗ trợ cho trẻ ăn bổ sung hợp lý theo 5 bước như đã nêu trên Phương tiện và tài liệu  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Bảng lật  Các tấm thẻ hướng dẫn họp nhóm « Hỗ trợ cho trẻ ABS hợp lý » (trong phần phụ lục 1) Chuẩn bị trước khi giảng  Đọc kỹ bảng lật trước Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 5 ►2 Giới thiệu các việc làm cụ thể của 5 bước điều hành cuộc họp nhóm Hỗ trợ cho trẻ ABS hợp lý 10 ►3 Giảng viên thực hành mẫu điều hành một cuộc họp nhóm hỗ trợ cho trẻ ABS hợp lý theo 5 bước trên đây 30 ►4 Học viên thực hành điều hành cuộc họp nhóm hỗ trợ cho trẻ ABS hợp lý 70 ►5 Kết thúc bài học 5 Tổng số thời gian 120 130 Hướng dẫn giảng bài ►1 Mục tiêu bài giảng: Giới thiệu bảng lật về mục tiêu bài giảng BL 3.6.1. Mục tiêu của bài học Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng : 1. Nắm vững các hoạt động cụ thể khi thực hiện 5 bước triển khai cuộc họp nhóm hỗ trợ cho trẻ ăn bổ sung hợp lý 2. Thực hành điều hành được cuộc họp nhóm hỗ trợ cho trẻ ăn bổ sung hợp lý theo 5 bước như đã nêu trên ►2 Giới thiệu 5 bước điều hành cuộc họp nhóm Hỗ trợ cho trẻ ABS đúng cách  Nói với HV: Vì cả lớp vừa thực hành một vòng với nội dung họp nhóm « Hỗ trợ NCBSM hoàn toàn » rồi, đối với điều hành họp nhóm « Hỗ trợ cho trẻ ABS đúng cách » chúng ta cũng tuân thủ 5 bước như vậy với nội dung hỗ trợ cho trẻ ABS hợp lý và đối tượng của nhóm này là bà mẹ có con từ 6- 24 tháng cuối và thành viên trong gia đình – những người thường xuyên trực tiếp chuẩn bị bữa ăn cho trẻ và cho trẻ ăn . BL 3.6.2 Các chủ đề họp nhóm « Hỗ trợ cho trẻ ABS đúng cách » 1. Cho trẻ ăn đầy đủ số lượng mỗi ngày theo độ tuổi 2. Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn 3. Thực hành trình diễn chuẩn bị một bữa ăn bỗ sung cho trẻ 4. Cách chế biến bữa ăn hợp vệ sinh cho trẻ 5. Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm (bệnh) 6. Giúp trẻ ăn ngoan (Cách cho trẻ ăn tích cực) 131 ►3 Giảng viên thực hành mẫu  Nói với HV : Chúng tôi (2 giảng viên) sẽ đóng vai là TTV, cả lớp đóng vai là bà mẹ và người trông trẻ, chúng ta sẽ cùng thực hành đóng vai một cuộc họp nhóm với chủ đề bất kỳ trong 6 chủ đề trên  Ví dụ GV chọn tấm thẻ chủ đề 2 – Nhóm hỗ trợ cho trẻ ABS đúng cách « Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn » và nói : Tôi sẽ sử dụng tấm thẻ này để điều hành cuộc họp. Các bạn hãy quan sát kỹ để sau buổi thực hành chúng ta cùng nhận xét và góp ý kiến theo gợi ý sau : • Người điều hành họp có thực hiên đủ 5 bước không? • Họ áp dụng những kỹ năng truyền thông nào trong mỗi bước? ►4 Học viên thực hành theo nhóm  Chia nhóm học viên theo nhóm 8-10 người ;  Phân công trong nhóm : 2 học viên đóng vai TTV để điều hành cuộc họp, 1 học viên đóng vai giám sát viên, sử dụng bảng kiểm để giám sát; số còn lại đóng vai thành viên (bà mẹ có con từ 6-24 tháng tuổi và người trông trẻ) trong cuộc họp  Các nhóm đọc kỹ nội dung của chủ đề được phân công (10’)  Các nhóm thực hành đóng vai điều hành cuộc họp (40’)  Sau khi các nhóm thực hành đóng vai, mời 1 nhóm lên đóng vai điều hành một cuộc họp cho cả lớp xem  Cả lớp nhận xét để rút kinh nghiệm cho nhóm thực hành ►5 Kết thúc bài học  Hỏi học viên có ý kiến gì về bài thực hành này  Thảo luận, góp ý và thống nhất ý kiến  Cám ơn mọi người đã tham gia 132 BÀI 7. THỰC HÀNH ĐIỀU HÀNH MỘT CUỘC HỌP NHÓM CỘNG ĐỒNG HỖ TRỢ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ Mục tiêu bài học 1. Nắm vững các hoạt động cụ thể khi thực hiện 5 bước triển khai cuộc họp nhóm Cộng đồng hỗ trợ Nuôi dưỡng trẻ nhỏ đúng cách 2. Thực hành điều hành được cuộc họp nhóm Cộng đồng hỗ trợ Nuôi dưỡng trẻ nhỏ đúng cách Phương tiện và tài liệu  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Bảng lật  Các tẩm thẻ hướng dẫn diều hành họp nhóm « Cộng đồng hỗ trợ NDTN » Chuẩn bị trước khi giảng  Đọc kỹ bảng lật trước Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 5 ►2 Nhắc lại 5 bước điều hành cuộc họp nhóm Cộng đồng hỗ trợ Nuôi dưỡng trẻ nhỏ hợp lý 5 ►3 Giảng viên thực hành mẫu điều hành một cuộc họp nhóm Cộng đồng hỗ trợ Nuôi dưỡng trẻ nhỏ hợp lý theo 5 bước trên đây 30 ►4 Học viên thực hành điều hành cuộc họp nhóm Cộng đồng hỗ trợ Nuôi dưỡng trẻ nhỏ hợp lý 70 ►5 Kết thúc bài học 5 Tổng số thời gian 115 133 Hướng dẫn giảng bài ►1 Mục tiêu bài giảng: Giới thiệu bảng lật về mục tiêu bài giảng BL 3.7.1. Mục tiêu của bài học Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng : 1. Nắm chắc 5 bước triển khai cuộc họp nhóm « Cộng đồng hỗ trợ NDTN » 2. Thực hành điều hành được cuộc họp nhóm « Cộng đồng hỗ trợ NDTN » ►2 Điểm lại cách điều hành họp nhóm Cộng đồng hỗ trợ NDTN  Nói với HV: Đối tượng tham gia nhóm “Cộng đồng hỗ trợ NDTN” là người chồng, bố mẹ chồng là những người có vai trò quyết định trong gia đình về việc nuôi dưỡng trẻ như thế nào. Vì vậy mục đích sinh hoạt của nhóm này là giúp họ hiểu được tầm quan trọng của chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ trong hai năm đầu đời từ đó họ có những hành động hỗ trợ cụ thể giúp bà mẹ thực hiện NCBSMHT thành công và cho trẻ ABS đúng cách  Điều hành cuộc họp này cũng tuân thủ 5 bước như các cuộc họp khác nhưng TTV cần lưu ý giành nhiều thời gian thảo luận hơn để có được những cam kết hỗ trợ cụ thể và thiết thực nhất từ phía các thành viên trong nhóm  Nhóm “Cộng đồng hỗ trợ NDTN” họp 2 tháng một lần với những chủ đề sau : BL 3.7.2: Các chủ đề họp nhóm 1. Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ 2. Tầm quan trọng của NCBSM, các khuyến nghị về NCBSM và hỗ trợ của gia đình, cộng đồng trong chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ 3. Tầm quan trọng của ABS và hỗ trợ của gia đình, cộng đồng 134 ►3 Giảng viên thực hành mẫu  Nói với HV : chúng tôi (2 giảng viên) sẽ đóng vai là TTV, cả lớp đóng vai là thành viên của nhóm « Cộng đồng hỗ trợ NDTN ».  Các học viên nhận xét và rút kinh nghiệm sau khi xem thực hành mẫu. ►4 Học viên thực hành theo nhóm  Chia nhóm học viên theo nhóm 8-10 người;  Phân công trong nhóm : 2 học viên đóng vai TTV để điều hành cuộc họp, 1 học viên đóng vai giám sát viên, sử dụng bảng kiểm để giám sát; số còn lại đóng vai đối tượng họp nhóm « cộng đồng hỗ trợ NDTM »  Các nhóm đọc kỹ nội dung của chủ đề được phân công (10’)  Các nhóm thực hành đóng vai điều hành cuộc họp (40’)  Sau khi các nhóm thực hành đóng vai, mời 1 nhóm lên đóng vai điều hành một cuộc họp cho cả lớp xem  Cả lớp nhận xét để rút kinh nghiệm cho nhóm thực hành ►5 Kết thúc bài học  Hỏi học viên có ý kiến gì về bài thực hành này  Thảo luận, góp ý và thống nhất ý kiến  Cám ơn mọi người đã tham gia 135 BÀI 8. THĂM HỘ GIA ĐÌNH Mục tiêu bài học 1. Nắm được mục đích thăm hộ gia đình 2. Biết cách thực hiện buổi thăm hộ gia đình hiệu quả 3. Biết cách lồng ghép nội dung NDTN vào hoạt động thăm hộ gia đình thường qui của TTV Phương tiện và tài liệu  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Bảng lật Chuẩn bị trước khi giảng  Đọc kỹ bảng lật trước Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học 5 ►2 Mục đích của thăm hộ gia đình 10 ►3 Cách thực hiện thăm hộ gia đình 20 ►4 Thảo luận lồng ghép nội dung NDTN trong hoạt động thăm hộ gia đình thường qui của TTV 20 ►5 Kết thúc bài học 5 Tổng số thời gian 60 136 Hướng dẫn giảng bài ►1 Mục tiêu bài giảng : Trình bày bảng lật về mục tiêu BL 3.8.1. Mục tiêu bài giảng Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng : 1. Nắm được mục đích thăm hộ gia đình 2. Biết cách thực hiện buổi thăm hộ gia đình hiệu quả 3. Biết cách lồng ghép nội dung NDTN vào hoạt động thăm hộ gia đình thường qui của TTV ►2 Mục đích của hoạt động thăm hộ gia đình  Nói với các học viên: Sau khi tổ chức các cuộc họp nhóm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ thì hoạt động thăm hộ gia đình là vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chắc chắn bà mẹ và người trông trẻ thực hiện thành công những thực hành tối ưu trong NDTN tại nhà .  Chiếu và trình bầy bảng lật 3.8.2 Mục đích thăm hộ gia đình trong mô hình “Nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn bản” BL 3.8.2 Mục đích thăm hộ gia đình 1. Theo dõi nhắc nhở bà mẹ thực hiện NCBSM hoàn toàn. 2. Theo dõi thực hiện cho trẻ ABS đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và đúng cách, 3. Phát hiện sớm những khó khăn cản trở mà bà mẹ và gia đình gặp phải trong NDTN để hỗ trợ kịp thời 4. Vận động các thành viên trong gia đình hỗ trợ bà mẹ thực hiện được những thực hành tối ưu trong NDTN đã được học trong các buổi họp nhóm 137 ►3 Cách thực hiện thăm hộ gia đình  Hỏi các học viên: Là một y tế thôn, công tác viên dinh dưỡng hoặc là một cán bộ hội phụ nữ thôn anh/chị thường xuyên phải đến thăm hộ gia đình bà con trong thôn mình phụ trách, anh / chị đã thực hiện công việc này như thế nào?  Chia lớp thành từng nhóm 6-8 người và thảo luận. Mỗi người hãy kể mình đã thực hiện 1 chuyến thăm hộ gia đình như thế nào theo bảng dưới đây BL 3.8.4 Hướng dẫn ghi kết quả thảo luận nhóm Tên TTV - là ai Mục đích thăm hộ gia đình Làm những gì  Mời các nhóm treo kết quả thảo luận lên bảng  GV cùng HV điểm qua tất kết quả làm việc của từng nhóm, GV khoanh tròn hoặc gạch chân những việc làm, kỹ năng chủ yếu trong một lần thăm hộ gia đình  Nói với HV: Thăm hộ gia đình đã là một hoạt động mà anh/chị vẫn thường làm và cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm rồi nên trong bài này chúng ta sẽ cùng hệ thống lại trình tự thực hiện một lần thăm hộ gia đình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.  Chiếu và giải thích bảng lật 3.8.5 BL 3.8.5 Trình tự một buổi tham hộ gia đình Bước 1: Chuẩn bị trước để biết rõ là mình đến thăm ai, với mục đích gì Bước 2: Chào hỏi và mở đầu câu chuyện (thái độ niềm nở thân mật) nói rõ mục đích của việc đến thăm Bước 3 : Nói chuyện kết hợp quan sát tập trung vào nội dung, mục đích của chuyến thăm  Tìm hiểu xem bà mẹ có thực hiện được những thực hành đã học không ?  Nếu chưa thực hiện đươc, tìm hiểu nguyên nhân tại sao? khó khăn, cản trở gì? 138  Cho lời khuyên và hỗ trợ thích hợp  Nếu quan sát thấy bà mẹ thực hành chưa đúng thì uốn nắn chỉnh sửa Bước 4: Kết thúc buổi thăm hỏi  TTV tóm tắt lại những vấn đề vừa tư vấn, dặn dò những việc cần làm  Hỏi xem bà mẹ và gia đình có hỏi gì không ?  Cám ơn bà mẹ và gia đình  Lưu ý : Kỹ năng truyền thông trực tiếp thường sử dụng khi thăm hộ gia đình là kỹ năng quan sát; kỹ năng đặt câu hỏi và trình bầy. Những kỹ năng này được vận dụng một cách linh hoạt trong suốt buổi thăm hộ gia đình. Chúng ta không nhắc lại lý thuyết mà sẽ thực hành các kỹ năng này ở phần sau. PHẦN ĐỌC THÊM Những điều cần quan sát khi thăm hộ gia đình • Hoàn cảnh gia đình: Tìm hiểu kinh tế gia đình; Quan sát vườn cây, ao chuồng (nguồn thức ăn sẵn có của gia đình, đặc biệt nguồn thực phẩm dành cho trẻ) • Vệ sinh môi trường gia đình và xung quanh: Vệ sinh trong nhà, nước sinh hoạt, nhà vệ sinh, vệ sinh cá nhân của bà mẹ, đứa trẻ và gia đình; • Quan sát vệ sinh bếp và dụng cụ chế biến thức ăn cho trẻ và cách cho trẻ ăn • Cách chăm sóc trẻ:  Quan sát trẻ xem tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng thế nào  Quan sát việc làm thực tế của người mẹ: cách cho trẻ ăn, cách cho con bú Nói chuyện với bà mẹ và gia đình: (Tùy theo mục đích của buổi thăm hộ gia đình) • Chế độ ăn uống và chế độ làm việc của bà mẹ mang thai và bà mẹ đang cho con bú và sự hỗ trợ của gia đình cho bà mẹ • Các thực hành của bà mẹ về NCBSM: Việc cho trẻ bú sữa non, NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu, việc cho trẻ bú theo nhu cầu, thời gian cho bú • Các thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ: Thời gian bắt đầu cho con ăn bổ sung; Số bữa ăn, lượng thức ăn, các loại thực phẩm và cách chuẩn bị/chế biến thức ăn, cách cho trẻ ăn và khuyến khích trẻ ăn, chăm 139 sóc trẻ khi trẻ bị ốm • Sự hỗ trợ của gia đình (ông chồng, mẹ chồng và thành viên khác trong gia đình) cho bà mẹ, đặc biệt là bà mẹ mang thai, bà mẹ sau sinh và nuôi con nhỏ dưới 6 tháng để bà mẹ có điều kiện NCBSM hoàn toàn và dinh dưỡng cho trẻ hợp lý. Ghi chép các kết quả thăm hộ gia đình vào sổ theo dõi: • Các thông tin chung về hộ gia đình • Các chú ý đặc biệt • Theo dõi các thực hành/hành vi liên quan qua các lần thăm ►4 Lồng ghép nội dung NDTN với hoạt động thường qui của TTV  Nói với HV: Như trong phần trước anh/chị đã đưa ra ví dụ cụ thể về hoạt động thăm hộ gia đình mà anh/chị đã thực hiện. Khi dự án A&T triển khai, anh chị chỉ cần lồng ghép nội dung, mục đích thăm hộ gia đình của dự án vào các chuyến thăm hộ gia đình thường qui mà anh chị vẫn đang thực hiện. Với cách làm như vậy, phần lớn hoạt động theo dõi thay đổi hành vi của bà mẹ tại nhà là hoạt động lồng ghép không phát sinh thêm các buổi thăm hộ gia đình cho TTV  Lưu ý: Riêng đối với gia đình có trẻ suy dinh dưỡng thì TTV cần có kế hoạch thăm hộ gia đình thường xuyên hơn để đảm bảo trẻ được nuôi dưỡng đúng cách cho đến khi tăng cân trở lại.  Chiếu và giải thích bảng lật 3.8.6 Đối tượng cần ưu tiên đến thăm hộ gia đình BL 3.8.6 Đối tượng cần được ưu tiên thăm hộ gia đình tích cực 1. Phụ nữ mang thai: • Trong 3 tháng cuối khi mang thai: 1-2 lần (lần cuối trước sinh ít nhất 2 tuần) 2. Bà mẹ sau sinh (Bà mẹ sau sinh và trẻ sơ sinh) • Sau sinh 3 ngày: Thăm 1 lần càng sớm càng tốt • Sau sinh 4 đến 7 ngày: Thăm 1 lần • Sau sinh từ 8 đến 28 ngày: Thăm 1 lần 3. Trẻ từ 5 đến 6 tháng: • Thăm thêm 1 lần kết hợp tư vấn NCBSMHT và chuẩn bị cho ăn bổ sung hợp lý từ tháng thứ 7 140 4. Trẻ từ 6 đến 24 tháng: • Thăm mỗi quý 1 lần . Nội dung tư vấn: Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng tuổi, hướng dẫn và theo dõi thực hành cho trẻ ăn bổ sung hợp lý 5. Trẻ bị bệnh: • Ngoài các cuộc thăm theo quy định trên đây, các trẻ ốm đều được đến thăm và tư vấn ngay khi trẻ ốm ►5 Kết thúc bài học  Hỏi học viên có ý kiến gì về hoạt động thăm hộ gia đình nữa không  Thảo luận, góp ý và thống nhất ý kiến  Cám ơn mọi người đã tham gia 141 CHƯƠNG 4. THEO DÕI QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHÓM VÀ BÁO CÁO Mục tiêu bài học Sau bài học , học viên có thể 1. Hiểu được cấu trúc của sổ theo dõi họp nhóm 2. Biết cách ghi chép thông tin, số liệu theo dõi đối tượng của nhóm « Hỗ trợ NCBSM hoàn toàn » 3. Biết cách ghi chép sổ kết quả các buổi họp nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn 4. Biết cách báo cáo kết quả hoạt động nhóm tại thôn trong buổi họp giao ban hàng tháng với Y tế xã Phương tiện và tài liệu  Giấy A0, bút dạ, băng dính, kéo  Bảng trắng  Bảng lật 4.1.1 đến BL 4.1.  Mẫu sổ theo dõi họp nhóm  Bảng số liệu để thực hành điền sổ sách Chuẩn bị trước khi giảng  Đọc kỹ bảng lật trước Qui trình thực hiện bài giảng Thời gian (phút) ►1 Giới thiệu mục tiêu 5 ►2 Giới thiệu mẫu sổ theo dõi họp nhóm hỗ trợ NDTN 20 ►3 Thực hành ghi chép (vào sổ) kết quả các buổi họp nhóm 60 ►4 Báo cáo kế quả hoạt động nhóm trong buổi họp giao ban với y tế xã hàng tháng 20 ►5 Kết thúc bài học 5 Tổng số thời gian 110 142 Hướng dẫn giảng dạy ►1 Giới thiệu mục tiêu bài học Chiếu và giới thiệu bảng lật 4.1.1 Sau bài học , học viên có thể 1. Hiểu được cấu trúc của sổ theo dõi họp nhóm 2. Biết cách ghi chép thông tin, số liệu theo dõi đối tượng của nhóm « Hỗ trợ NCBSM hoàn toàn » 3. Biết cách ghi chép sổ kết quả các buổi họp nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn 4. Biết cách báo cáo kết quả hoạt động nhóm tại thôn trong buổi họp giao ban hàng tháng với Y tế xã ►2 Giới thiệu mẫu sổ theo dõi họp nhóm  Nói với HV : TTV chính là người trực tiếp triển khai và quản lý các nhóm « Nhóm hỗ trợ NDTN » tại thôn, và hàng tháng anh/chị sẽ báo cáo kết quả hoạt động nhóm cho cán bộ quản lý dự án tại xã để họ tổng hợp và báo cáo lên huyện. Để việc báo báo tháng được dễ dàng, dự án sẽ phát cho mỗi thôn một quyển sổ theo dõi họp nhóm.  Giơ cao một quyển sổ « Theo dõi họp nhóm » trước lớp và giới thiệu: sổ sẽ được sử dụng hai mặt. o Mặt 1 sẽ là phần ghi chép kết quả họp các nhóm « Hỗ trợ NDTN » trong thôn o Mặt 2 sẽ dành để ghi chép thông tin theo dõi các đối tượng của nhóm « Hỗ trợ NCBSM hoàn toàn » là bà mẹ từ khi mang thai 3 tháng cuối đến khi con được 6 tháng tuổi  Nói với HV : Mỗi khi tổ chức họp nhóm hỗ trợ NDTN tại thôn, TTV sẽ ghi chép kết quả họp vào sổ. Khi đi họp giao ban hàng tháng với y tế xã TTV sẽ báo cáo miệng trực tiếp với cán bộ y tế xã những thông tin đã ghi ghép được trong sổ  Giới thiệu cách ghi chép thông tin vào Sổ theo dõi họp nhóm . Chiếu lần lượt bảng lật 4.2.4.và giải thích BL 4.1.2 : Bìa sổ Theo dõi họp nhóm 143 SỞ Y TẾ TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN SỔ THEO DÕI HỌP NHÓM Nhóm hỗ trợ Nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại thôn bản Thôn: .. Xã: . Huyện: .. 144 BL 4.1.3 THEO DÕI HOẠT ĐỘNG NHÓM HỖ TRỢ NDTN TẠI THÔN/BẢN  Nhóm hỗ trợ NCBSM hoàn toàn = 1  Nhóm Hỗ trợ cho trẻ ABS đúng cách = 2  Nhóm Cộng đồng hỗ trợ NDTN = 3 Số người tham dự họp Nhóm Chủ đề họp Ngày họp Bà mẹ Ông bố Người khác Tổng cộng  Giải thích cách điền thông tin : o Gọi nhóm hỗ trợ NSBSM hoàn toàn là số 1; Nhóm hỗ trợ ABS đúng cách là số 2; và nhóm cộng đồng hỗ trợ NDTN là số 3 . o Khi thực hiện cuộc họp với nhóm nào thì sẽ điền số tương ứng vào cột đầu tiên “Nhóm”. o Điền các thông tin phù hợp vào các cột tiếp theo ... Và cộng tổng số người tham dự họp nhóm vào cột cuối cùng.  Hỏi HV: Theo anh chị có bao nhiêu cuộc họp nhóm Hỗ trợ NDTN xấy ra trong thôn?  Ghi mọi câu trả lời của HV khen những người trả lời đúng và nói: Thông thường anh chị có 2-3 cuộc họp / tháng .  Cuối tháng TTV sẽ gạch hết tháng và cộng tổng số lượt người đã dự họp trong tháng để báo cáo cho cán bộ xã trong ngày họp giao ban của y tế thôn 145 BL 4.1.4 THEO DÕI BÀ MẸ TRONG NHÓM HỖ TRỢ NCBSM HOÀN TOÀN STT (1) Tên bà mẹ và con (2) Ngày sinh của trẻ (3) Theo dõi bà mẹ NCBSM hoàn toàn (4) Ghi chú (5) 1 Mẹ : Con: 2 Mẹ : Con:  Giải thích cách điền sổ o Cột (2) và (3) TTV phải điền hai cột này trước buổi họp đầu tiên. Đây là danh sách bà mẹ mang thai ba tháng cuối và các bà mẹ có con dưới 6 tháng. Danh sách nên điền theo thứ tự thời gian sao cho bà mẹ mang thai ở trên sau đó đến bà mẹ có con từ nhỏ đến lớn . Lưu ý : Khi bà mẹ còn đang mang thai thì mục tên con và ngay sinh của trẻ bỏ trống và sẽ điền khi sinh con . o Cột (4) : Một cột nhỏ điền ngày họp. Trong ngày họp đó TTV chiếu vào từng bà mẹ để ghi thông tin theo dõi bà mẹ như sau :  Nếu bà mẹ có đi họp, đánh một dấu (+) ; Nếu vắng mặt đánh dấu (o)  Nếu bà mẹ đang NCBSM hoàn toàn thì tô mầu hồng. Khi đã cho con ABS thì không tô mầu và ghi chữ ABS vào ô tương ứng  Khi con BM đã hơn sau tháng - ra khỏi nhóm thì gạch ngàn toàn bộ những tháng còn lại không theo dõi nữa  Nhập thêm tên bà mẹ mang thai đến tháng thứ 7  Khi Bà mẹ mang thai đẻ con thì nhập thêm tên con và ngày sinh vào cột (2) và (3) 146 3 Thực hành ghi chép kết quả các buổi họp nhóm  Phát cho HV tình huống để thực hành ghi chép sổ theo dõi họp nhóm bao gồm : o Tờ phát 1- danh sách đối tượng nhóm « hỗ trợ NCBSM hoàn toàn » o Tờ phát 2 : Thông tin các cuộc họp nhóm o Mẫu sổ theo dõi họp nhóm  Chia lớp thành nhóm 6-8 người và nói với HV: Anh/chị sử dụng thông tin trong tờ phát 1 và 2 để thảo luận thống nhất cách điền sổ theo dõi họp nhóm. Kết quả thảo luận ghi trên giấy to khổ A1.  Các nhóm có 30 phút để thảo luận và thống nhất cách ghi chép số liệu. Nhóm nào xong thì treo kết quả thảo luận lên bảng.  Cùng cả lớp điểm qua kết quả thảo luận của các nhóm , khen ngợi nhóm làm tốt  Chỉ ra những chỗ điền chưa đúng, và giải thích tại sao . ►4 Báo cáo kết quả hoạt động nhóm hàng tháng  Nói với HV : Trong buổi họp giao ban y tế tại trạm y tế xã, TTV sẽ cung cấp cho cán bộ y tế xã tình hình thực hiện hoạt động dự án tại thôn của mình bằng cách đọc các số liệu đã ghi chép trong sổ theo dõi họp nhóm. Nội dung báo cáo bao gồm:  Số buổi họp đã thực hiên trong tháng  Số lượt người đã dự họp trong tháng  Tình hình NCBSM hoàn toàn trong thôn  Những vấn đề khó khăn phát sinh trong quá trình hoạt động  Cán bộ phụ trách dự án tại trạm Y tế xã sẽ tổng hợp số liệu của các thôn vào mẫu báo cáo tháng và nộp cho Ban Quản lý Huyện trong ngày giao ban y tế hàng tháng tại huyện ►5 Kết thúc bài học  Điểm lại nội dung bài học  Hỏi học viên có ý kiến gì về phần ghi chép sổ sách và báo cáo nữa không  Thảo luận, góp ý và thống nhất ý kiến  Cám ơn mọi người đã tham gia 147 PHỤ LỤC 148 Phụ lục 1 CÁC CHỦ ĐỀ HỌP NHÓM HỖ TRỢ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ TẠI THÔN BẢN Bà mẹ mang thai và đang NCBSMHT 1) Dinh dưỡng bà mẹ khi mang thai và khi đang NCBSMHT 2) Cho bú mẹ ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh 3) Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu 4) Cho trẻ bú mẹ đúng cách 5) Chuẩn bị cho con ăn bổ sung Cho trẻ ABS đúng cách 6) Cho trẻ ăn đầy đủ số lượng mỗi ngày theo độ tuổi 7) Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn 8) Thực hành trình diễn chuẩn bị một bữa ăn bỗ sung cho trẻ 9) Chuẩn bị bữa ăn bổ sung hợp vệ sinh 10) Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ ốm (bệnh) 11) Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy và NKHHCT 12) Giúp trẻ ăn ngoan (Cách cho trẻ ăn tích cực) Nhóm cộng đồng 13) Nguyên nhân và hậu quả của suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ 14) Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ và hỗ trợ của gia đình, cộng đồng trong chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ 15) Tầm quan trọng của ABS và Các thực hành lý tưởng về ABS 149 CHỦ ĐỀ 1: DINH DƯỠNG BÀ MẸ KHI MANG THAI VÀ KHI ĐANG NCBSM Mục đích: Sau buổi họp, các bà mẹ có thể: • Nói được những chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai • Nói được những chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ đang NCBSM Thông tin và thực hành Giải thích tại sao Chăm sóc Dinh dưỡng bà mẹ khi mang thai Ăn no - Uống đủ - Ngủ tốt - Uống viên sắt hàng ngày - Ăn thêm 1-2 bát cơm/ngày - Ăn nhiều đủ 4 nhóm thức ăn khác nhau - Uống đủ: 1,5-2 lít nước/ngày - Ngủ đủ: 8 giờ/ngày Chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ khi NCBSM Ăn no - Uống đủ - Ngủ tốt - Uống Vitamin A một liều ngay sau sinh - Uống viên sắt hàng ngày cho đến 1 tháng sau sinh - Ăn thêm 2-3 bát cơm/ngày với thịt, cá, dầu, rau - Ăn nhiều đủ 4 nhóm thức ăn khác nhau - Uống nhiều nước : ít nhất 1,5-2 lít/ngày - Nghỉ ngơi hợp lý - Không dùng chất kích thích - Khi mang thai và khi đang NCBSM, bà mẹ phải ăn, uống đủ chất dinh dưỡng cho hai người là cho mình và cho con của mình vì vậy bà mẹ cần ăn , uống nhiều hơn bình thường, - Bà mẹ cần ngủ tốt để có tinh thần thoải mái không mệt mỏi làm ảnh hưởng đến sự tiết sữa - Những chất kích thích như rượu, bia, thuôc lácũng ảnh hưởng đến chât lượng của sữa mẹ nên ảnh hưởng đến sức khỏe của con Gợi ý thực hiện Mở đầu : Ổn định tổ chức - Tạo không khí vui vẻ. - Giới thiệu người mới (nếu có) - Quan sát và hướng dẫn bà mẹ cho bú đúng cách Bước 1. Ôn bài cũ - TTV tóm tắt lại bài cũ - Hỏi BM về việc thực hành NCBSMHT tại nhà 150 Bước 2. Tìm hiểu kinh nghiệm - ĐHTC - Giới thiệu tên chủ đề mới: Dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai và khi NCBSM - Đề nghị bà mẹ đang mang thai nói xem hiện họ ăn, uống nghỉ ngơi như thế nào ? - Bà mẹ đang NCBSM nói xem hàng ngày ăn uống, nghỉ ngơi như thế nào ? - Khen ngợi bà mẹ đã biết ăn uống, nghỉ ngơi tốt (xác định đây là bà mẹ điển hình tích cực) Bước 3. Thảo luận nội dung chủ đề mới - Đưa bức tranh truyền thông có chủ đề mới, hỏi xem bà mẹ nhìn thấy gì, đề nghị bà mẹ mô tả bức tranh - Giới thiệu nội dung và giải thích « Dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai và khi NCBSM » như trong bảng trên - Hỏi bà mẹ xem để thực hiện được ăn, uống như vậy cần phải làm gì ? có thể gặp những khó khăn như thế nào ? - Mời bà mẹ ĐHTC chia sẻ kinh nghiệm - Mời bà mẹ thảo luận giải pháp có thể làm được để khắc phục những khó khăn đã nói ở trên Bước 4. Thống nhất các thực hành tại nhà - Thống nhất cam kết thực hiện « ăn no - uống đủ - ngủ tốt » để mẹ khỏe, con khỏe Bước 5. Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch - Đánh giá cuộc họp : o Khen những bà mẹ tham gia thảo luận tích cực o Động viên các bà mẹ ít nói cần tham gia tích cực hơn o Hỏi bà mẹ xem có góp ý gì không, cần thay đổi gì trong buổi họp tới không. - Cám ơn bà mẹ và hẹn cuộc họp lần sau 151 CHỦ ĐỀ 2: CHO TRẺ BÚ NGAY TRONG VÒNG 1 GIỜ ĐẦU SAU SINH Mục đích: Sau buổi họp, các bà mẹ có thể nói lại: • Tại sao cần phải cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ đầu sau đẻ Thông tin cần và thực hành Thông tin và thực hành Giải thích tại sao Thông tin : Sữa non được hình thành từ tuần 14-16 của thai kỳ và được tiết ra trong vòng 1-3 ngày đầu sau đẻ Thực hành : - Không vắt bỏ sữa non - Không cho ăn, uống bất cứ thức ăn nước uống nào trước khi cho con bú bữa đầu tiên sau sinh - Cho trẻ bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Vì trẻ bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con như sau : • Đối với con: - Trẻ không bị đói - Phòng tránh hạ thân nhiệt sau đẻ - Tận dụng lợi ích của sữa non: + Giàu kháng thể - giúp phòng chống nhiễm khuẩn + Có tác dụng xổ nhẹ nên giúp đào thải phân su nhanh hơn, giúp trẻ giảm vàng da sau đẻ +Giàu vitamin A giúp giảm mức độ nặng khi bị nhiễm khuẩn • Đối với mẹ: - Giúp co hồi tử cung tốt, giảm mất máu sau đẻ - Kích thích tiết sữa – giúp sữa nhanh về Gợi ý thực hiện Mở đầu : Ổn định tổ chức - Chào hỏi bà mẹ thân mật và tạo không khí vui vẻ (hỏi chuyển làm ăn, đồng áng hoặc mời mọi người cùng hat một bài) - Giới thiệu người mới (nếu có) - Quan sát và hướng dẫn bà mẹ cho bú đúng cách Bước 1. Ôn bài cũ - Ôn lại chủ đề họp lần trước 152 - Hỏi xem có ai đã làm theo những thực hành học trong các chủ đề đã học? Bước 2. Tìm hiểu kinh nghiệm của bà mẹ - xác định điển hình tích cực (ĐHTC) - Giới thiệu tên chủ đề mới : Cho trẻ bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh - Đề nghị bà mẹ kể về cuộc đẻ của mình: đẻ ở đâu? Cho con bú bữa đầu tiên khi nào? Trước khi cho bú bữa đầu tiên cho trẻ ăn uống gì? - Xác định bà mẹ đã thực hiện được cho con bú ngay sau sinh (ĐHTC) Bước 3. Thảo luận nội dung chủ đề mới - Đưa bức tranh truyền thông có chủ đề mới, hỏi xem bà mẹ nhìn thấy gì, đề nghị bà mẹ mô tả bức tranh - Giới thiệu nội dung chủ đề “Cho trẻ bú ngay sau sinh trong vòng 1 giờ đầu” Và giải thích (thông tin trong bảng trên) có lợi gì cho mẹ và cho con. - Mời những các bà mẹ không thực hiện được cho trẻ bú ngay sau sinh chia sẻ tại sao họ không thực hiện? Khó khăn cụ thể là gì? - Mời bà mẹ ĐHTC (nếu có) chia sẻ kinh nghiệm tại sao họ thực hiện được bú ngay sau sinh? Để thực hiện thành công họ có gặp khó khăn gì không? Khắc phục thế nào? - Nói với bà mẹ để thực hiện cho trẻ bú ngay sau sinh bà mẹ cần sự trợ giúp gì? Ai có thể hỗ trợ bà mẹ tốt nhất? Bước 4. Thống nhất các thực hành - Thảo luận thống nhất cam kết thực hiện cho con bú ngay sau sinh (Đối với Bà mẹ đang mang thai) Bước 5. Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch - Đánh giá cuộc họp: Khen ngợi các bà mẹ tham gia thảo luận nhiệt tình; Nhắc nhở động viên bà mẹ ít tham gia ; - Hỏi xem bà mẹ có muốn góp ý gì, hoặc cần thay đổi gì trong cuộc họp lần sau? - Cám ơn bà mẹ và hẹn buổi họp lần sau 153 CHỦ ĐỀ 3: NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HOÀN TOÀN TRONG 6 THÁNG ĐẦU Mục đích: Sau buổi họp, các bà mẹ có thể: • Nhắc lại được thế nào là nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn • Kể ra được những lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn • Cam kết thực hiện những thực hành giúp NCBSMHT thành công Thông tin và thực hành Giải thích tại sao Thông tin: NCBSM hoàn toàn là chỉ cho trẻ bú sữa mẹ mà không cho ăn, uống thêm bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác, kể cả nước đun sôi để nguội. Trừ các trường hợp phải bổ sung vitamin, thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thực hành NCBSMHT trong 6 tháng đầu - Cho trẻ ngậm bắt vú tốt ngay từ bữa bú đầu tiên - Cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày lẫn đêm - Cho trẻ bú hết từng bên vú này mới chuyển sang bên kia - Không cho trẻ bú bình với núm vú giả - Không cho trẻ ăn/uống thêm bất kỳ thứ gì kể cả nước đun sôi để nguội Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng mang lại nhiều lợi ích như sau : Đối với con - Giúp trẻ dễ tiêu hóa vì trẻ dưới 6 tháng có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện - Sữa mẹ đã có đủ nước - Sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ phát triển tốt - Nhiều kháng thể giúp phòng ngừa bệnh tật cho trẻ - Giúp não bộ phát triển tốt - trẻ thông minh hơn - Sạch sẽ, sẵn có và nhiệt độ phù hợp giúp phòng tránh các bệnh nhiễm trùng cho trẻ Đối với bà mẹ và gia đình - Bà mẹ chậm có thai trở lại - Giúp giảm béo phì sau đẻ cho bà mẹ - Lợi ích kinh tế, tiết kiệm Gợi ý thực hiện Mở đầu : Ổn định tổ chức - Tạo không khí vui vẻ - Giới thiệu người mới nếu có - Quan sát và hướng dẫn bà mẹ cho bú đúng cách Bước 1. Ôn bài cũ - Ôn lại chủ đề họp lần trước - Hỏi xem có ai đã làm theo những thực hành học trong các chủ đề đã học ? 154 Bước 2. Tìm hiểu kinh nghiệm - ĐHTC - Giới thiệu tên chủ đề mới: Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu - Mời bà mẹ trả lời câu hỏi : thế nào là nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn ? - Hỏi xem các bà mẹ đang nuôi con như thế mào ? - Xác định bà mẹ điển hình tích cực về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn Bước 3. Hướng dẫn chủ đề mới - Đưa bức tranh truyền thông có chủ đề mới, hỏi xem bà mẹ nhìn thấy gì, đề nghị bà mẹ mô tả bức tranh - Giới thiệu nội dung chủ đề mới và giải thích như trong bảng trên - Đề nghị bà mẹ chia sẻ nếu thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời như vậy thì sẽ gặp những khó khăn gì ? - Mời bà mẹ điển hình tích cực (nếu có) chia sẻ kinh nghiệm và mọi người thảo luận về các giải pháp khắc phục? Bước 4. Thống nhất các thực hành tại nhà - Thống nhất lựa chọn một số giải pháp có thể thực hiện được - Cam kết thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu Bước 5. Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch - Đánh giá cuộc họp: Khen ngợi các bà mẹ tham gia thảo luận nhiệt tình, nhắc nhở động viên bà mẹ ít tham gia. - Hỏi xem bà mẹ có muốn góp ý gì, hoặc cần thay đổi gì trong cuộc họp lần sau? - Cám ơn bà mẹ và hẹn buổi họp lần sau 155 CHỦ ĐỀ 4: CHO TRẺ BÚ ĐÚNG CÁCH Mục đích: Sau buổi họp, các bà mẹ có thể: • Biết cách bế đỡ và giúp trẻ ngậm bắt vú đúng khi cho trẻ bú • Cam kết thực hiện cho trẻ bú đúng để đảm bảo NCBSM hoàn toàn thành công Thông tin và thực hành Giải thích Thông tin Bà mẹ cần bế đỡ trẻ đúng và biết cách giúp trẻ ngậm bắt vú tốt ngay từ bữa bú đầu tiên sau đẻ Thực hành Cách đỡ bế trẻ đúng khi cho bú - Đầu và thân trẻ nằm trên một đường thẳng - Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ - Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú - Đối với trẻ sơ sinh, cần đỡ đầu, vai trẻ mà còn phải đỡ mông trẻ Giúp trẻ ngậm bắt vú tốt - Đưa mũi của bé lên ngang hàng với đầu vú. Lấy ngón tay hoặc đầu vú gõ nhẹ vào môi bé để bé há miệng ra. - Chờ đến khi bé há miệng rộng thì đưa nhanh đầu vú thẳng vào sâu bên trong - Đảm bảo bé ngậm đầy miệng bầu vú, có thể bao phủ gần hết quầng vú Khi trẻ ngậm bắt vú đúng sẽ có biểu hiện sau : 1. Miệng trẻ mở rộng 2. Môi dưới hướng ra ngoài 3. Cằm trẻ chạm vào vú mẹ 4. Quầng vú phía trên miệng trẻ nhiều hơn Cho trẻ bú đúng ngay từ bữa bú đầu tiên vì: - Khi mới sinh, trẻ chưa biết cách ngậm bắt vú nếu không giúp trẻ bú đúng có thể dẫn đến thói quen ngậm bắt bú sai gây nhiều hậu quả không tốt cho cả mẹ và con Dù nằm hay ngồi cho bú thì tư thế của mẹ và con phải thật thoải mái để : - Mẹ không bị tê, mỏi có thể ngồi hoặc nằm lâu , đủ thời gian cho con bú hết từng bên bầu vú (trẻ bú được sữa cuối nhiều chất béo và năng lượng hơn) - Con không bị vặn người, vẹo cổ giúp bú dễ dàng hơn và bú được đẫy bữa Ngậm bắt vú đúng vì: - Ngậm bắt bú sai làm trẻ chỉ mút núm vú đã không mút được nhiều sữa mà còn bú cả hơi vào gây đầy hơi, trẻ khó chịu và nôn, trớ sau mỗi bữa bú - Nếu tình trạng này kéo dài dẫn đến con tăng cân kém, mẹ bị giảm tiết sữa, đau núm vú và có thể bị nứt cổ gà Hướng dẫn điều hành cuộc học Mở đầu : Ổn định tổ chức - Chào hỏi bà con - tạo không khí vui vẻ cởi mở - Giới thiệu người mới (nếu có) - Quan sát và hướng dẫn bà mẹ cho bú đúng cách 156 Bước 1. Ôn bài cũ - Ôn lại chủ đề họp lần trước - Hỏi xem có ai đã làm theo những thực hành học trong các chủ đề đã học ? Bước 2. Tìm hiểu kinh nghiệm - ĐHTC - Giới thiệu tên chủ đề mới: Cho trẻ bú đúng cách - Mời bà con tả lại (Nếu bà mẹ mang con đi họp thì mới bà mẹ cho con bú) xem họ thường cho con bú như thế nào ? - Xác định được bà mẹ ĐHTC về cho trẻ bú đúng cách Bước 3. Hướng dẫn chủ đề mới - Đưa bức tranh truyền thông có chủ đề mới, hỏi xem bà mẹ nhìn thấy gì, đề nghị bà mẹ mô tả bức tranh - Giới thiệu và giải thích nội dung chủ đề mới (trong bảng ở phần trên) - Đề nghị bà mẹ tự so sánh với những thực hành vừa giới thiệu với cách cho con bú của mình xem mình đã cho con bú đúng chưa ? - Mời bà mẹ cùng thử cho con bú đúng (tư thế bế đỡ trẻ, cách cho trẻ ngậm bắt vú) xem có khó khăn gì không. Chỉnh sửa nếu bà mẹ làm chưa đúng Bước 4. Thống nhất các thực hành tại nhà - Thống nhất và cam kết thực hiện cho trẻ bú đúng tại nhà để giúp trẻ tăng cân tốt và duy trì nguồn sữa mẹ Bước 5. Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch - Đánh giá cuộc họp : o Khen ngợi những bà mẹ tham gia thảo luận tích cực. o Hỏi xem bà con có cần thay đổi gì trong tổ chức, điều hành cuộc họp - Cám ơn mọi người và hẹn cuộc họp lần sau 157 CHỦ ĐỀ 5: CHUẨN BỊ CHO TRẺ ĂN BỐ SUNG Mục đích: Sau buổi họp, các bà mẹ có thể: • Hiểu được tại sao bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung khi trẻ được tròn 6 tháng (180 ngày) Thông tin và thực hành Giải thích Thông tin Thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ABS là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày) Thực hành - Trong suốt thời gian từ 0-6 tháng tuổi , trẻ chỉ cần bú mẹ vì sữa mẹ luôn đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ cả về số lượng và chất lượng - Sữa mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng - Nếu cho trẻ ABS quá sớm ( khi trẻ chưa được 6 tháng) làm trẻ bú ít đi dẫn đến vú mẹ giảm tiết sữa. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng, ruột trẻ còn yếu ăn thức ăn khác vào làm trẻ dễ bị tiêu chảy. - Cho trẻ ăn quá muộn (khi trẻ đã hơn 6-7 tháng ) trẻ cần nhiều thức ăn hơn nên sữa mẹ không còn cung cấp đủ năng lượng để trẻ phát triển tốt nên dễ dẫn đến nguy cơ SDD Hướng dẫn điều hành cuộc học Mở đầu : Ổn định tổ chức - Chào hỏi bà con - tạo không khí vui vẻ cởi mở - Giới thiệu người mới (nếu có) Bước 1. Ôn bài cũ - Ôn lại chủ đề họp lần trước - Hỏi xem có ai đã làm theo những thực hành học trong các chủ đề đã học ? Bước 2. Tìm hiểu kinh nghiệm - ĐHTC - Giới thiệu tên chủ đề mới: Cho trẻ ABS hợp lý - Mời bà con kể xem họ đang nuôi con như thế nào ? - Xác định được ĐHTC về cho trẻ ABS hợp lý ? Bước 3. Hướng dẫn chủ đề mới - Đưa bức tranh truyền thông có chủ đề mới, hỏi xem bà mẹ nhìn thấy gì, đề nghị bà mẹ mô tả bức tranh - Giới thiệu nội dung chủ đề mới (trong bảng Thông tin và Thực hành) 158 - Hỏi mọi người xem để thực hiện được bắt đầu cho trẻ ABS khi trẻ được tròn 6 tháng sẽ gặp những khó khăn, cản trời gì ? (phải cho trẻ ABS sớm vì mẹ phải đi làm, vì nghĩ như vậy con sẽ cứng cáp hơn, Mẹ chồng muốn cho trẻ ăn sớm ) - Mời bà mẹ ĐHTC chia sẻ kinh nghiệm tại sao họ làm được - Mời bà mẹ cùng thảo luận tìm giải pháp cho những khó khăn cản trở đã nêu ở trên Bước 4. Thống nhất các thực hành tại nhà - Thống nhất và cam kết thực hiện thực hiện cho trẻ ABS khi trẻ tròn 6 tháng tuổi Bước 5. Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch - Đánh giá cuộc họp : o Khen ngợi những bà mẹ tham gia thảo luận tích cực. o Hỏi xem bà con có cần thay đổi gì trong tổ chức, điều hành cuộc họp - Cám ơn mọi người và hẹn cuộc họp lần sau 159 CHỦ ĐỀ 6: CHO TRẺ ĂN ĐẦY ĐỦ SỐ LƯỢNG MỖI NGÀY THEO ĐÚNG ĐỘ TUỔI Mục đích: Sau buổi họp, các bà mẹ có thể: • Biết được số lượng bữa ăn trong ngày theo độ tuổi của trẻ và khối lượng mỗi bữa ăn phù hợp với sức chứa của dạ dày trẻ Thông tin và thực hành Giải thích tại sao Thông tin 1. Số lượng bữa ăn tăng dần theo tuổi • Trẻ 6-8 tháng:  Cho ăn bột đặc, thức ăn nghiền.  2-3 bữa chính + 1-2 bữa phụ + bú mẹ thường xuyên  2-3 thìa lúc bắt đầu tập ăn bột; tăng dần lên 1/2 bát 250 ml • Trẻ 9-11 tháng:  Thức ăn thái nhỏ, nghiền  3-4 bữa chính + 1-2 bữa phụ + bú mẹ  1/2 tăng dần lên 3/4 bát 250ml • Trẻ 12-23 tháng:  Thức ăn gia đình, có thể thái nhỏ hoặc nghiền hoặc thức ăn trẻ có thể gắp  3-4 bữa chính + 1-2 bữa phụ + bú mẹ  3/4 đến 1 bát 250ml Thực hành 2. Khi trẻ tròn 6 tháng, bắt đầu tập cho trẻ ăn bột loãng trong vài ngày 3. Vẫn tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi 1. Khối lượng thức ăn của mỗi bữa ăn phải phù hợp với sức chứa của dạ dày trẻ: Ví dụ: đối với trẻ 6-8 tháng tuổi, dạ dày của trẻ chỉ chứa được khoảng 200ml tương đưỡng với 1/2 bát ăn cơm. Nếu lượng thức ăn đưa vào nhiều hơn 200 ml sẽ làm trẻ nôn, trớ và trẻ sẽ sợ ăn dẫn đến biếng ăn. Trẻ càng ngày càng lớn lên và nhu cầu năng lượng của trẻ và sự thiếu hụt trong đáp ứng từ sữa mẹ tăng dần theo độ tuổi vì vậy cho trẻ ABS để bù đắp sự thiếu hụt này và chế độ ABS của trẻ cũng phải tãng dần theo độ tuổi của trẻ. Số bữa ăn như bên là theo khuyến cáo của VDD Quốc gia. Lượng thức ăn trên tính cho trẻ bú mẹ, nếu trẻ không được bú mẹ thì cho trẻ ăn thêm 1-2 bữa/ngày 2. Để trẻ làm quen với cách đảo, nuốt thức ăn trong miệng 3. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ và có khả năng cung cấp 1/3 nãng lượng cho trẻ 13-24 tháng tuổi 160 Gợi ý các bước thực hiện tổ chức buổi họp : Mở đầu : Ổn định tổ chức • Tạo không khí vui vẻ • Giới thiệu người mới (nếu có) Bước 1. Ôn bài cũ • Hỏi các bà mẹ về các thông tin và các thực hành đã cam kết thực hiện tại buổi họp lần trước, khuyến khích các bà mẹ nhắc lại • Tóm tắt lại các thông tin và các thực hành đã cam kết thực hiện tại buổi họp trước • Hỏi xem có ai đã làm theo những thực hành học trong các chủ đề đã học ? Bước 2. Tìm hiểu kinh nghiệm - ĐHTC • Giới thiệu tên chủ đề mới: Cho trẻ ăn đầy đủ số lượng mỗi ngày theo đúng độ tuổi • Khai thác thực hành về số lượng/ số bữa ăn mỗi ngày của trẻ theo độ tuổi trong thôn mình • Xác định điển hình tích cực về thực hành cho ăn đúng số bữa/số lượng thức ăn trong mỗi ngày cho trẻ theo đúng độ tuổi Bước 3. Hướng dẫn chủ đề mới • Đưa bức tranh truyền thông có chủ đề mới, hỏi xem bà mẹ nhìn thấy gì, đề nghị bà mẹ mô tả bức tranh • Giới thiệu nội dung chủ đề mới (trong bảng Thông tin và Thực hành) 1. Số lượng bữa ăn tăng dần theo tuổi 2. Khi trẻ tròn 6 tháng, bắt đầu tập cho trẻ ăn bột loãng trong vài ngày 3. Vẫn tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi • Kiểm tra lại để đảm bảo các bà mẹ đã hiểu đúng về cách cho trẻ ăn đúng số bữa trong mỗi ngày và khối lượng mỗi bữa ăn cho trẻ theo đúng độ tuổi. Bước 4. Thống nhất và cam kết thực hành tại nhà • Thống nhất và cam kết thực hiện cho trẻ ABS đúng số bữa/ngày và khối lượng mỗi bữa ăn theo đúng độ tuổi của trẻ • Thảo luận các khó khăn bà mẹ gặp phải khi thực hiện cho trẻ ABS đúng số bữa/ngày và khối lượng mỗi bữa ăn theo đúng độ tuổi của trẻ • Thảo luận giải pháp và chia sẻ kinh nghiệm của bà mẹ để thực hiện tốt cho trẻ ABS đúng số bữa/ngày và khối lượng mỗi bữa ăn theo đúng độ tuổi của trẻ Bước 5. Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch • Đánh giá cuộc họp : o Khen ngợi những bà mẹ đi họp đều đặn, đúng giờ và tham gia thảo luận tích cực. o Hỏi các bà mẹ xem có cần thay đổi gì trong tổ chức, điều hành cuộc họp • Cám ơn mọi người và hẹn ngày, giờ cho cuộc họp lần sau, khuyến khích đúng giờ 161 CHỦ ĐỀ 7: CHO TRẺ ĂN ĐA DẠNG THỰC PHẨM TRONG MỖI BỮA ĂN Mục đích: Sau buổi họp, các bà mẹ có thể: • Biết được các nhóm thực phẩm cần có trong mỗi bữa ABS của trẻ • Biết tầm quan trọng và cách đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ Thông tin và thực hành Giải thích tại sao Thông tin Mỗi bữa ăn của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm và đa dạng: • Chất bột,đường: có nhiều trong gạo, ngô, bột mỳ, các loại củ: sắn, khoai lang, khoai tây; các loại quả có tinh bột như: chuối, mít • Các chất đạm: có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, chất đạm thực vật có ở đậu đỗ • Chất béo: có ở dầu mỡ, bơ, một số loại hạt có dầu như vừng, lạc. • Vitamin, muối khoáng và chất xơ: có trong rau xanh (rau ngót, rau đay, rau bí...) và quả chín (đu đủ, xoài, cam, chuối...) Thực hành 1. Thực hiện tô màu bát bột cho trẻ 2. Không nên cho trẻ ăn mỳ chính 3. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn 4. Chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng Ðảm bảo chất lượng bữa ăn và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển khỏe mạnh • Là nguồn năng lượng chủ yếu của cơ thể • Cung cấp chất dinh dưỡng để xây dựng cơ thể, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, năng động • Giúp trẻ ăn ngon miệng, giúp trẻ hấp thu tốt các vitamin cần thiết (A,D,E...) • Tăng sức đề kháng và giúp trẻ phòng chống bệnh tật, tiêu hóa tốt 1. Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm 2. Mỳ chính không có giá trị dinh dưỡng, không có lợi cho sức khỏe, gây ảo giác, đánh lừa vị giác... 3. Trẻ ăn nhiều đường sẽ làm tăng đường huyết, ức chế tiết dịch vị làm trẻ chán ăn 4. Dung tích dạ dày trẻ nhỏ nên cần chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng để trẻ đủ chất 162 Gợi ý các bước thực hiện tổ chức buổi họp : Mở đầu : Ổn định tổ chức • Tạo không khí vui vẻ • Giới thiệu người mới (nếu có) Bước 1. Ôn bài cũ • Hỏi các bà mẹ về các thông tin và các thực hành đã cam kết thực hiện tại buổi họp lần trước, khuyến khích các bà mẹ nhắc lại • Tóm tắt lại các thông tin và các thực hành đã cam kết thực hiện tại buổi họp trước • Hỏi xem có ai đã làm theo những thực hành học trong các chủ đề đã học ? Bước 2. Tìm hiểu kinh nghiệm - ĐHTC • Giới thiệu tên chủ đề mới: Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn • Khai thác thực hành, cách cho trẻ ABS tại thôn mình • Xác định điển hình tích cực về Chất lượng bữa ăn cho trẻ và đa dạng thực phẩm bữa ăn cho trẻ Bước 3. Hướng dẫn chủ đề mới • Đưa bức tranh truyền thông có chủ đề mới, hỏi xem bà mẹ nhìn thấy gì, đề nghị bà mẹ mô tả bức tranh • Giới thiệu nội dung chủ đề mới (trong bảng Thông tin và Thực hành) • Dùng tranh để chia sẽ thông tin và thực hành đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn 1. Mỗi bữa ăn của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm hoặc nhiều hơn: o Chất bột,đường: có nhiều trong gạo, ngô, bột mỳ, các loại củ: sắn, khoai lang, khoai tây; các loại quả có tinh bột như: chuối, mít o Các chất đạm: có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, chất đạm thực vật có ở đậu đỗ o Chất béo: có ở dầu mỡ, bơ, một số loại hạt có dầu như vừng, lạc. o Vitamin, muối khoáng và chất xơ: có trong rau xanh (rau ngót, rau đay, rau bí...) và quả chín (đu đủ, xoài, cam, chuối...) 2. Thực hiện tô màu bát bột cho trẻ: Cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn 3. Không nên cho trẻ ăn mỳ chính 4. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn. • Kiểm tra lại để đảm bảo các BM đã hiểu đúng đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Bước 4. Thống nhất và cam kết thực hành tại nhà • Thống nhất và cam kết thực hiện cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ăn • Thảo luận các khó khăn bà mẹ gặp phải khi thực hiện đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ABS • Thảo luận giải pháp và chia sẻ kinh nghiệm của bà mẹ để thực hiện tốt thực hành đa dạng thực phẩm trong mỗi bữa ABS của trẻ Bước 5. Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch • Đánh giá cuộc họp : o Khen ngợi những bà mẹ đi họp đều đặn, đúng giờ và tham gia thảo luận tích cực. o Hỏi các bà mẹ xem có cần thay đổi gì trong tổ chức, điều hành cuộc họp • Cám ơn mọi người và hẹn ngày, giờ cho cuộc họp lần sau, khuyến khích đúng giờ 163 CHỦ ĐỀ 8: CHUẨN BỊ BỮA ĂN BỔ SUNG HỢP VỆ SINH Mục đích: Sau buổi họp, các bà mẹ có thể: • Hiểu được thực hành “4 sạch“ trong chuẩn bị một bữa ABS hợp vệ sinh cho trẻ Thông tin và thực hành Giải thích 1. Bàn Tay Sạch: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khi: • Cầm thức ăn, chuẩn bị thức ăn • Sau khi đi vệ sinh, vệ sinh cho trẻ hoặc tiếp xúc với động vật • Rửa tay mình và tay trẻ khi cho trẻ ãn 2. Dụng Cụ Sạch: • Giữ gìn dao thớt, đồ đựng thức ăn và nơi nấu ăn luôn gọn gàng sạch sẽ • Rửa ngay các dụng cụ sau khi chế biến thức ăn • Giữ sạch và che đậy các dụng cụ nấu ăn cho trẻ • Để riêng thịt sống, gia cầm, hải sản với thức ăn khác • Sử dụng dụng cụ đựng, thớt thái thức ăn sống và chín riêng • Phải đậy nắp dụng cụ chứa thức ăn khi bảo quản 3. Thực Phẩm sạch Nước: • Dùng nước sạch hoặc nước đã lọc • Cho trẻ uống nước đun sôi để nguội Thực phẩm: • Sử dụng thực phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng • Không sử dụng thực phẩm quá hạn • Rửa tay trước khi chế biến • Thức ăn phải nấu chín kỹ • Cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến • Nếu ăn thức ăn cũ cần đun sôi lại 4. Nơi bảo quản thực phẩm Sạch • Đựng thức ăn trong dụng cụ có nắp đậy • Giữ thức ăn ở nơi sạch sẽ khô mát • Bảo quản thực phẩm khô (như sữa, bột, đường) cẩn thận tránh kiến và côn trùng bò vào • Sử dụng thức ăn đã chế biến trong vòng 1 giờ Tại sao phải đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ • Giai đoạn trẻ ABS là giai đoạn trẻ nhận miễn dịch từ mẹ sang giảm • Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên trẻ dễ bị mắc bệnh đường tiêu hóa • Khi bắt đầu tập ABS, hệ tiêu hóa của trẻ phải làm quen với thức ăn mới • Thực phẩm và dụng cụ chế biến thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh Tại sao phải thực hiện 4 sạch khi chế biến bữa ABS cho trẻ • Ðể có được bữa ăn sạch, đảm bảo vệ sinh phải đảm bảo vệ sinh từ khâu chuẩn bị thức ăn, chế biến thức ăn, bảo quản thức ăn và cho trẻ ăn • Nếu như chỉ bị ô nhiễm 1 trong 4 giai đoạn trên thì thức ăn vào dạ dày trẻ không đảm bảo vệ sinh sẽ gây bệnh cho trẻ 164 Gợi ý các bước thực hiện tổ chức buổi họp : Mở đầu : Ổn định tổ chức • Tạo không khí vui vẻ • Giới thiệu người mới (nếu có) Bước 1. Ôn bài cũ • Hỏi các bà mẹ về các thông tin và các thực hành đã cam kết thực hiện tại buổi họp lần trước, khuyến khích các bà mẹ nhắc lại • Tóm tắt lại các thông tin và các thực hành đã cam kết thực hiện tại buổi họp trước • Hỏi xem có ai đã làm theo những thực hành học trong các chủ đề đã học ? Bước 2. Tìm hiểu kinh nghiệm - ĐHTC • Giới thiệu chủ đề mới: Chuẩn bị bữa ăn bổ sung cho trẻ hợp vệ sinh • Khai thác thực hành thông thường về thực hành vệ sinh khi chuẩn bị bữa ABS và cho trẻ ăn • Xác định điển hình tích cực về thực hành vệ sinh khi chuẩn bị bữa ABS và cho trẻ ăn Bước 3. Hướng dẫn chủ đề mới • Đưa bức tranh truyền thông có chủ đề mới, hỏi xem bà mẹ nhìn thấy gì, đề nghị bà mẹ mô tả bức tranh • Giới thiệu nội dung chủ đề mới (trong bảng Thông tin và Thực hành) • Giải thích tại sao phải đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ o Giai đoạn trẻ ABS là giai đoạn trẻ nhận miễn dịch từ mẹ sang giảm o Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên trẻ dễ bị mắc bệnh đường tiêu hóa o Khi bắt đầu tập ABS, hệ tiêu hóa của trẻ phải làm quen với thức ãn mới o Thực phẩm và dụng cụ chế biến thức ãn dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh o Nếu như chỉ bị ô nhiễm một trong các khâu chế biến hoặc cho trẻ ABS thì thức ăn vào dạ dày trẻ không đảm bảo vệ sinh sẽ gây bệnh cho trẻ • Dùng tranh để chia sẽ thông tin và thực hành «4 sạch» sau: o Bàn Tay Sạch o Dụng Cụ Sạch o Thực Phẩm Sạch o Bảo Quản Sạch • Kiểm tra lại để đảm bảo các BM đã hiểu đúng 4 thực hành vệ sinh khi chế biến bữa ABS cho trẻ như trên. Bước 4. Thống nhất và cam kết thực hành tại nhà • Thống nhất và cam kết thực hiện «4 sạch» khi chế biến bữa ABS cho trẻ • Thảo luận các khó khăn bà mẹ gặp phải khi thực hiện thực hành «4 sạch» để chế biến bữa ABS hợp vệ sinh cho trẻ. • Thảo luận giải pháp và chia sẻ kinh nghiệm của bà mẹ để thực hiện tốt thực hành «4 sạch» tại nhà khi chế biến bữa ABS cho trẻ. Bước 5. Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch • Đánh giá cuộc họp : o Khen ngợi những bà mẹ đi họp đều đặn, đúng giờ và tham gia thảo luận tích cực. o Hỏi các bà mẹ xem có cần thay đổi gì trong tổ chức, điều hành cuộc họp • Cám ơn mọi người và hẹn ngày, giờ cho cuộc họp lần sau, khuyến khích đúng giờ 165 CHỦ ĐỀ 9: CHĂM SÓC DINH DƯỠNG KHI TRẺ BỊ ỐM VÀ GIAI ĐOẠN HỒI PHỤC Mục đích: Sau buổi họp, các bà mẹ có thể: • Nắm được nguyên tắc khi Nuôi dưỡng trẻ bệnh và trẻ ở giai đoạn hồi phục Thông tin và thực hành Giải thích tại sao Nuôi dưỡng trẻ bệnh • Kiên trì dỗ trẻ ăn, uống • Chia nhỏ bữa và cho trẻ ăn làm nhiều lần hơn • Cho ăn thức ăn trẻ thích • Ða dạng bữa ăn và thức ăn giàu dinh dưỡng • Tiếp tục cho bú mẹ Trẻ bị bệnh thường: • Trẻ chán ăn nên phải kiên trì, dỗ dành trẻ để trẻ ăn đủ số lượng • Bù đủ năng lượng trẻ mất đi do bệnh tật • Trẻ bị bệnh thích bú mẹ nhiều hơn Nuôi dưỡng trẻ giai đoạn hồi phục • Cho bú mẹ nhiều hơn bình thường • Ăn nhiều hơn bình thường 1 bữa/ngày (thêm số bữa) • Tăng số lượng mỗi bữa ăn • Tăng thêm thức ăn giàu năng lượng • Kiên trì và dành tình cảm yêu thương cho trẻ hơn Giúp trẻ chóng phục hồi và tăng cân trở lại. Nếu chăm sóc không đúng trẻ dễ bị rơi vào tình trạng SDD. Tỉnh cảm với trẻ giúp trẻ chóng bình phục tâm lý và sức khỏe Gợi ý các bước thực hiện tổ chức buổi họp : Mở đầu : Ổn định tổ chức • Tạo không khí vui vẻ • Giới thiệu người mới (nếu có) Bước 1. Ôn bài cũ • Hỏi các bà mẹ về các thông tin và các thực hành đã cam kết thực hiện tại buổi họp lần trước, khuyến khích các bà mẹ nhắc lại • Tóm tắt lại các thông tin và các thực hành đã cam kết thực hiện tại buổi họp trước • Hỏi xem có ai đã làm theo những thực hành học trong các chủ đề đã học ? Bước 2. Tìm hiểu kinh nghiệm - ĐHTC • Giới thiệu chủ đề mới: Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh và giai đoạn hồi phục • Khai thác thực hành thông thường về Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ bị bệnh và giai đoạn hồi phục của các bà mẹ trong thôn • Xác định điển hình tích cực về Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bệnh và giai đoạn hồi phục Bước 3. Hướng dẫn chủ đề mới 166 • Đưa bức tranh truyền thông có chủ đề mới, hỏi xem bà mẹ nhìn thấy gì, đề nghị bà mẹ mô tả bức tranh • Giới thiệu nội dung chủ đề mới (trong bảng Thông tin và Thực hành) • Giải thích tại sao cần phải chăm sóc dinh dưỡng tốt hơn, tích cực hơn cho trẻ bị bệnh và trong giai đoạn hồi phục o Trẻ bị bệnh mất nhiều năng lượng do bệnh tật (do sốt, do ỉa chảy...) cần phải bù đầy đủ o Trẻ bị sẽ mệt mỏi, chán ăn nên cần phải kiên trì hơn bình thường o Nếu chăm sóc trẻ không đúng và không đầy đủ, trẻ sẽ dễ bị rơi vào tình trạng SDD (hầu hết trẻ bị SDD do bệnh tật và trở thành vòng luẩn quẩn giữa SDD và bệnh tật) • Dùng tranh để chia sẽ thực hành về nuôi dưỡng trẻ bệnh và giai đoạn hồi phục: Nuôi dưỡng trẻ bệnh o Kiên trì dỗ trẻ ăn, uống o Chia nhỏ bữa và cho trẻ ăn làm nhiều lần hơn o Cho ăn thức ăn trẻ thích o Ða dạng bữa ăn và thức ăn giàu dinh dưỡng o Tiếp tục cho bú mẹ Nuôi dưỡng trẻ giai đoạn hồi phục o Cho bú mẹ nhiều hơn bình thường o Ăn nhiều hơn bình thường 1 bữa/ngày (thêm số bữa) o Tăng số lượng mỗi bữa ăn o Tăng thêm thức ăn giàu năng lượng o Kiên trì và dành tình cảm yêu thương cho trẻ hơn • Kiểm tra lại để đảm bảo các BM đã hiểu đúng các thông tin và thực hành trên đây. Bước 4. Thống nhất và cam kết thưc hành tại nhà • Thống nhất và cam kết thực hiện tốt chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh và giai đoạn hồi phục tại nhà • Thảo luận các khó khăn bà mẹ gặp phải khi thực hiện các thực hành chăm sóc dinh dưỡng khi con bị bệnh và giai đoạn hồi phục tại nhà. • Thảo luận giải pháp và chia sẻ kinh nghiệm của bà mẹ để thực hiện các thực hành chăm sóc dinh dưỡng khi con bị bệnh và giai đoạn hồi phục tại nhà. Bước 5. Đánh giá buổi họp và lập kế hoạch • Đánh giá cuộc họp : o Khen ngợi những bà mẹ đi họp đều đặn, đúng giờ và tham gia thảo luận tích cực. o Hỏi các bà mẹ xem có cần thay đổi gì trong tổ chức, điều hành cuộc họp • Cám ơn mọi người và hẹn ngày, giờ cho cuộc họp lần sau, khuyến khích đúng giờ 167 CHỦ ĐỀ 10: CHĂM SÓC DINH DƯỠNG KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY VÀ NKHHCT Mục đích: Sau buổi họp, các bà mẹ có thể: • Biết cách Nuôi trẻ khi trẻ bị bệnh tiêu chảy và NKHHCT • Nhận biết được các dấu hiệu nguy hiểm và cách xử trí Thông tin và thực hành Giải thích tại sao Nuôi dưỡng khi trẻ ỉa chảy và VHH • Uống Orezol • Bú mẹ nhiều hơn và lâu hơn • Mỗi ngày tăng thêm 1 bữa cho đến khi tăng cân trở lại • Tránh ăn thức ăn nhiều đường (khi trẻ ỉa chảy) • Cho trẻ ăn thêm hoa quả, tránh các loại có nhiều xơ (IC) • Trẻ thích bú nhiều hơn • Bù năng lượng cho trẻ • Đường làm IC tăng thêm • Xơ làm IC nặng thêm Dấu hiệu nguy hiểm • Trẻ không bú được • Trẻ bị tiêu chảy và rất khát nước • Trẻ nôn nhiều • Trong phân có lẫn máu • Sốt cao trên 380C • Trẻ bị co giật • Trẻ ngủ li bì khó đánh thức • Biểu hiện khác thường (thở nhanh, khó, rút lõm lòng ngực) Cách xử trí : Các dấu hiệu bên biểu hiện tình trạng bệnh trở nên nặng hơn cần được chăm sóc và điều trị của cán bộ y tế. Vì vậy cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị theo y lệnh của cán bộ y tế Gợi ý các bước thực hiện tổ chức buổi họp : Mở đầu : Ổn định tổ chức • Tạo không khí vui vẻ • Giới thiệu người mới (nếu có) Bước 1. Ôn bài cũ • Hỏi các bà mẹ về các thông tin và các thực hành đã cam kết thực hiện tại buổi họp lần trước, khuyến khích các bà mẹ nhắc lại • Tóm tắt lại các thông tin và các thực hành đã cam kết thực hiện tại buổi họp trước • Hỏi xem có ai đã làm theo những thực hành học trong các chủ đề đã học ? Bước 2. Tìm hiểu kinh nghiệm - ĐHTC • Giới thiệu chủ đề mới: Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy và NKHHCT • Khai thác thực hành thông thường về Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy và NKHHCT của các bà mẹ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvietnamesephan2_235.pdf