Nồng độ interleukin-31 huyết thanh và mối liên quan với mức độ ngứa và các đặc điểm lâm sàng khác ở bệnh nhân chàm thể tạng

Tài liệu Nồng độ interleukin-31 huyết thanh và mối liên quan với mức độ ngứa và các đặc điểm lâm sàng khác ở bệnh nhân chàm thể tạng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 81 NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-31 HUYẾT THANH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỨC ĐỘ NGỨA VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG KHÁC Ở BỆNH NHÂN CHÀM THỂ TẠNG Nguyễn Ngọc Trai*, Lê Thái Vân Thanh*, Văn Thế Trung* TÓM TẮT Mở đầu: Vấn đề ngứa được xem là triệu chứng quan trọng nhất trong chàm thể tạng, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, một trong những mục tiêu điều trị quan trọng là kiểm soát ngứa. Tuy nhiên, khác với bệnh lý dị ứng, trong đó dị nguyên kích hoạt các tế bào mast gây giải phóng histamin, ngứa trên bệnh nhân chàm thể tạng lại không đáp ứng với hầu hết các thuốc kháng histamin thông thường. Gần đây, vai trò của cytokine IL-31 trong chàm thể tạng được nhấn mạnh vì những nghiên cứu mới cho thấy IL-31 đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế gây ngứa và sinh bệnh học của các bệnh lý da viêm. Mục tiêu: Xác định nồng độ IL-31 trong huyết thanh và mối liên quan với mức độ ngứa và các đặc...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nồng độ interleukin-31 huyết thanh và mối liên quan với mức độ ngứa và các đặc điểm lâm sàng khác ở bệnh nhân chàm thể tạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 81 NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-31 HUYẾT THANH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỨC ĐỘ NGỨA VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG KHÁC Ở BỆNH NHÂN CHÀM THỂ TẠNG Nguyễn Ngọc Trai*, Lê Thái Vân Thanh*, Văn Thế Trung* TÓM TẮT Mở đầu: Vấn đề ngứa được xem là triệu chứng quan trọng nhất trong chàm thể tạng, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, một trong những mục tiêu điều trị quan trọng là kiểm soát ngứa. Tuy nhiên, khác với bệnh lý dị ứng, trong đó dị nguyên kích hoạt các tế bào mast gây giải phóng histamin, ngứa trên bệnh nhân chàm thể tạng lại không đáp ứng với hầu hết các thuốc kháng histamin thông thường. Gần đây, vai trò của cytokine IL-31 trong chàm thể tạng được nhấn mạnh vì những nghiên cứu mới cho thấy IL-31 đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế gây ngứa và sinh bệnh học của các bệnh lý da viêm. Mục tiêu: Xác định nồng độ IL-31 trong huyết thanh và mối liên quan với mức độ ngứa và các đặc điểm lâm sàng khác ở bệnh nhân chàm thể tạng. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca có phân tích. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân bị chàm thể tạng đến khám và điều trị tại bệnh viện Da Liễu TPHCM từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017. Kết quả: 80 bệnh nhân chàm tể tạng và 30 người bình thường được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình ở nhóm bệnh là 40,03 ± 19 và ở nhóm chứng là 37,87 ± 22,33, tỉ lệ nam/nữ là 1/1. Nồng độ IL-31 huyết thanh ở nhóm chàm thể tạng là: 38,07 ± 17,04 (pg/ml), cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa (p < 0,001). IL-31 huyết thanh liên quan với các triệu chứng lâm sàng: dày chỉ lòng bàn tay, lichen hóa, hồng ban, phù sẩn, rỉ dịch đóng mài, trầy xước, diện tích tổn thương (BSA). Có sự khác biệt về nồng độ IL-31 huyết thanh giữa các nhóm: nhẹ, trung bình, nặng theo phân độ SCORAD (p < 0,001). Có mối tương quan thuận, giữa nồng độ IL-31 huyết thanh với điểm ngứa 5D-itch scale và điểm SCORAD. Kết luận: Nồng độ IL-31 huyết thanh có liên quan với các triệu chứng lâm sàng của bệnh chàm thể tạng và mức độ biểu hiện của các triệu chứng trong thang điểm SCORAD, thang điểm ngứa 5D-itch scale. IL-31 có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh và cơ chế gây ngứa của chàm thể tạng. Từ khóa: chàm thể tạng, IL-31, thang điểm ngứa 5D. ABSTRACT SERUM IL-31 LEVELS AND THE CORRELATION WITH ITCH SEVERITY AND OTHER CLINICAL SYMTOMPS IN ATOPIC DERMATITIS PATIENTS Nguyen Ngoc Trai, Le Thai Van Thanh, Van The Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 1- 2018: 81 – 87 Background: Pruritus is possibly the most important symptom in atopic dermatitis (AD), as it significantly impairs patient’s quality of life. Accordingly, one of the main goals in AD treatment is itch management. However, AD-associated pruritis is often refractory to most traditional H1-antihistamine therapies. Recently, a novel cytokine, IL-31, was linked to the pathogenesis of pruritis in several chronic inflammatory skin diseases. * Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc: TS. BS Lê Thái Vân Thanh ĐT: 0903774310 Email: chamsocdadhyd@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 82 Recent studies have provided further evidence suggesting a possible etiologic role for IL-31 in AD. Objective: To identify the serum levels of IL-31 in AD patients and compare with normal people. We also determine whether IL-31 serum levels are correlated with itch severity and other clinical symptoms in AD Methods: Descriptive cross-sectional study on AD patients at Hospital of Dermatology and Venereology in Ho Chi Minh City from September 2016 until April 2017 Results: We recruited 80 AD patients, and 30 healthy, non-atopic controls. The average age was 40.03 ± 19 in AD patients and 37.87 ± 22.33, the proportion of men/women was 1/1. Mean serum level of IL-31 in AD patients was 38.07 ± 17.04 (pg/ml), and it was significantly elevated in AD patients compared to control group (p<0.001). There was a significant association between IL-31 and some clinical symptoms: hyper linear palms, lichenification, redness, swelling, oozing, excoriation, body surface affected (BSA). It was also statistically correlated with itch severity measured using 5-D itch scale and the SCORAD index Conclusion: Our data demonstrate a strong correlation between serum IL-31 levels and itch severity using 5D-itch scale, SCORAD index, and some AD related clinical symptoms in certain degrees in AD patients. IL-31 has an important role in pathogenesis and itch mechanism in AD. Keyword: atopic dermatitis, IL-31. 5D-itch scale ĐẶT VẤN ĐỀ Chàm thể tạng là bệnh lý viêm da mạn tính thường gặp nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đặc điểm lâm sàng chính của bệnh bao gồm ngứa dữ dội, và có nhiều đợt tái phát làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân(1). Vì vậy, một trong những mục tiêu điều trị quan trọng là kiểm soát ngứa. Tuy nhiên, khác với bệnh lý dị ứng, ngứa trên bệnh nhân chàm thể tạng lại không đáp ứng với hầu hết các thuốc kháng histamin thông thường(2). Gần đây, vai trò của cytokine IL-31 được nhấn mạnh vì những nghiên cứu mới cho thấy IL-31 đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế gây ngứa và sinh bệnh học của các bệnh lý da viêm. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã ghi nhận có sự gia tăng nồng độ IL-31 trong huyết thanh bệnh nhân chàm thể tạng cũng như sự tương quan của nó với độ nặng lâm sàng, diễn tiến bệnh và đáp ứng với điều trị (3,4) Tại Việt Nam, theo hiểu biết của chúng tôi chưa có nghiên cứu nào về vai trò của IL-31 trong bệnh chàm thể tạng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu "Nồng độ interleukin-31 huyết thanh và mối liên quan với mức độ ngứa và các đặc điểm lâm sàng khác ở bệnh nhân chàm thể tạng", với mục tiêu: - Xác định nồng độ IL-31 trong huyết thanh ở bệnh nhân chàm thể tạng. - So sánh nồng độ IL-31 huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân chàm thể tạng và nhóm chứng. - Xác định mối liên quan giữa nồng độ IL- 31 huyết thanh với mức độ ngứa và các đặc điểm lâm sàng khác ở bệnh nhân chàm thể tạng ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Da Liễu TPHCM từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017 được chẩn đoán xác định chàm thể tạng theo tiêu chuẩn Hanifin và Rajka cải tiến theo AAD (2014). Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, mỗi bệnh nhân chỉ được chọn vào mẫu nghiên cứu 1 lần. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân điều trị các thuốc đường toàn thân có khả năng ức chế phản ứng viêm hay phản ứng miễn dịch (corticoid, các thuốc gây độc tế bào) gần đây, đang mắc các bệnh da gây ngứa khác như: mề đay,viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, vảy nến, đang mắc các bệnh lý đi kèm khác có ảnh hưởng trên tế bào T CD4+: nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 83 tính, bệnh nội-ngoại khoa mạn tính, rối loạn chuyển hóa, suy giảm miễn dịch. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca có phân tích. Phương pháp tiến hành Khi bệnh nhân vào viện và được chẩn đoán là chàm thể tạng, sẽ được hỏi kỹ về bệnh sử, thăm khám lâm sàng. Các dữ kiện được thu thập bao gồm: hành chính, các yếu tố giúp chẩn đoán chàm thể tạng (theo bảng tiêu chuẩn Hanifin và Rajka cải tiến theo AAD), mức độ ngứa (đánh giá theo thang điểm 5-D itch scale), đặc điểm độ nặng lâm sàng của bệnh chàm thể tạng (dựa trên thag điểm SCORAD gồm: mức độ ngứa theo thang điểm từ 1-10, mất ngủ, diện tích sang thương, vết cào gãi, da khô tróc vảy, lichen hóa). Mẫu máu của bệnh nhân được thu thập đồng thời. Các ống máu sau đó được quay li tâm để lấy huyết thanh, tiến hành định lượng nồng độ IL-31 trong huyết thanh. Xử lý số liệu Số liệu được mã hóa, nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0. Giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê, độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ Chúng tôi thu thập được 80 bệnh nhân chàm thể tạng và 30 người bình thường. Nồng độ IL-31 trong huyết thanh bệnh nhân chàm thể tạng: Nồng độ IL-31 trung bình ở nhóm bệnh nhân chàm thể tạng là 38,07 ± 17,04 (pg/ml), ở nhóm chứng là 10,29 ± 3,06 (pg/ml). Kết quả kiểm định cho thấy nồng độ IL-31 trung bình ở nhóm bệnh nhân chàm thể tạng cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001 (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1: Nồng độ IL-31 huyết thanh ở nhóm bệnh và nhóm chứng Nồng độ IL-31 huyết thanh và các triệu chứng trong thang điểm SCORAD Đối với các triệu chứng: hồng ban, phù sẩn, rỉ dịch đóng mài, trầy xước, lichen hóa, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ IL-31 huyết thanh giữa mức độ nhẹ (0-1 điểm theo SCORAD) và mức độ nặng (2-3 điểm theo SCORAD) của các triệu chứng trên (p ≤ 0,001). Tuy nhiên chỉ có triệu chứng khô da là không có mối liên quan với nồng độ IL-31 huyết thanh (p=0,108 > 0,05). Nồng độ IL-31 huyết thanh và diện tích tổn thương da (BSA) Hệ số tương quan giữa nồng độ IL-31 huyết thanh với BSA là: R = 0,308, F = 8,17, với p = 0,005 < 0,05. Có mối tương quan thuận, mức độ trung bình, giữa nồng độ IL-31 huyết thanh với BSA, theo phương trình hồi quy tuyến tính sau: Y = 0,226X + 32,95 (pg/ml). Nồng độ IL-31 huyết thanh và mức độ tổn thương (phần B trong SCORAD) Hệ số tương quan giữa nồng độ IL-31 huyết thanh với BSA là: R = 0,626, F = 50,328, với p < 0.001. Có mối tương quan thuận, mức độ khá chặt, giữa nồng độ IL-31 huyết thanh với mức độ tổn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 84 thương, theo phương trình hồi quy tuyến tính sau: Y = 2,805X + 13,457 (pg/ml). Nồng độ IL-31 huyết thanh và tổng điểm SCORAD Hệ số tương quan giữa nồng độ IL-31 huyết thanh với SCORAD là: R = 0,641, F = 54,259, với p < 0,001. Có mối tương quan thuận, mức độ khá chặt, giữa nồng độ IL-31 huyết thanh với điểm SCORAD, theo phương trình hồi quy tuyến tính sau: Y = 0,585X + 11,161 (pg/ml). Nồng độ IL-31 huyết thanh giữa các nhóm theo phân độ SCORAD Bảng 1: Nồng độ IL-31 huyết thanh giữa các nhóm theo phân độ SCORAD Phân độ SCORAD Nhẹ (n=12) Trung bình (n=38) Nặng (n=30) IL-31 (pg/ml) 11,44 ± 3,59 36,05 ± 11,63 51,27 ± 11,61 Có khác biệt ý nghĩa thống kê về nồng độ IL- 31 huyết thanh giữa các nhóm theo phân độ SCORAD (One way ANOVA, F = 58,999 và P < 0,001). Nồng độ IL-31 huyết thanh và điểm ngứa 5D- itch scale Điểm 5D-itch scale trung bình của mẫu nghiên cứu là: 15,38 ± 4,15, điểm thấp nhất là 5 và cao nhất là 24 Hệ số tương quan giữa nồng độ IL-31 huyết thanh với điểm 5D là: R = 0,440, F = 18,776, với p < 0,001. Có mối tương quan thuận, mức độ trung bình, giữa nồng độ IL-31 huyết thanh với tổng điểm 5D-itch scale Nồng độ Il-31 huyết thanh và phân độ ngứa theo 5D-itch scale Nồng độ IL-31 trung bình ở nhóm ngứa nặng là 44,60 ± 14,09 (pg/ml), còn trị số này ở nhóm ngứa nhẹ là 31,54 ± 11,38 (pg/ml). Nồng độ IL-31 trung bình ở nhóm ngứa nặng cao hơn nhóm ngứa nhẹ có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001. BÀN LUẬN Nồng độ IL-31 ở nhóm bệnh nhân chàm thể tạng và nhóm chứng Trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ IL- 31 trung bình ở nhóm bệnh nhân chàm thể tạng là 38,07 ± 17,04 (pg/ml), còn trị số này ở nhóm chứng là 10,29 ± 3,06 (pg/ml). Nồng độ IL-31 trung bình ở nhóm bệnh nhân chàm thể tạng cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điều này phù hợp với những nghiên cứu sau: Nghiên cứu của các tác giả Kim S., Kim H. J., Yang H. S. và cs(3), thực hiện tại Hàn Quốc trên 55 bệnh nhân và 38 người khỏe mạnh không có bệnh lý cơ địa, kết quả cho thấy: nồng độ IL-31 huyết thanh ở nhóm bệnh nhân chàm thể tạng cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu này cũng cho thấy nhóm chàm nội sinh và ngoại sinh đều có trị số IL-31 huyết thanh cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Siniewicz-Luzenczyk K., Stanczyk-Przyluska A. và cs(4), tiến hành trên mẫu nghiên cứu gồm 25 trẻ bị chàm thể tạng và nhóm chứng là 20 trẻ khỏe mạnh (có bệnh hô hấp tái phát, không suy giảm miễn dịch, không có bệnh lý cơ địa hay bệnh về da gây ngứa), kết quả cho thấy nồng độ IL-31 huyết thanh ở nhóm bệnh nhân chàm thể tạng cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (với p < 0,001). Nghiên cứu của các tác giả Ezzat M. H., Hasan Z. E. và cs (2011) thực hiện trên 50 trẻ bị chàm thể tạng và 40 trẻ tình nguyện trong nhóm chứng (5). Kết quả cho thấy nồng độ IL-31 huyết thanh ở nhóm trẻ bị chàm thể tạng cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê, dù là bệnh đang ở giai đoạn cấp hay giai đoạn không hoạt động (với p < 0,0001). Nghiên cứu của Raap U., Wichmann K. tiến hành trên 37 bệnh nhân chàm ngoại sinh, 11 bệnh nhân chàm thể tạng nội sinh và 24 người khỏe mạnh(6). Kết quả cho thấy nhóm bệnh nhân chàm thể tạng cả ngoại sinh lẫn nội sinh đều có nồng độ IL-31 huyết thanh cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (2 nhóm đều có p< 0,001). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 85 Nồng độ IL-31 huyết thanh bệnh nhân và mối liên quan với các triệu chứng lâm sàng Có thể thấy rằng các trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân chàm thể tạng có triệu chứng lâm sàng ở da nặng nề hơn, cấp tính hơn thì có trị số nồng độ IL-31 huyết thanh cao hơn. Điều này cũng phù hợp với những nghiên cứu của các tác giả: Một số nghiên cứu khác của Takaoka A., Arai I. cũng cho thấy ở những con chuột có nồng độ IL-31 biểu hiện cao hơn, thì hành vi cào gãi cũng nhiều hơn(7). Theo các tác giả Dillon S. R., Sprecher C. và cs: ở tế bào thượng bì, IL-31 kích hoạt nhiều chemokines có liên quan với bệnh lý viêm da cơ địa như: CCL1, CCL17, CCL22(8). Chính vì vậy, tăng IL-31 trong sang thương da chàm thể tạng sẽ dẫn đến sự tăng quá trình viêm ở da thông qua sự kích hoạt các chemokine, dẫn tới sự huy động tế bào T. Ngược lại, các tế bào T được hoạt hóa lại trở thành nguồn tạo ra IL-31 mới, từ đó làm khuếch đại phản ứng viêm và ngứa ở da. Điều đó góp phần hình thành nên vòng xoắn bệnh lý gây viêm, ngứa, cào gãi và tổn thương da nặng hơn ở bệnh nhân chàm thể tạng. Nồng độ IL-31 huyết thanh và điểm SCORAD Nghiên cứu của Raap U., Wichmann K. và cs(6) cho thấy: có mối tương quan ý nghĩa thống kê giữa điểm SCORAD với nồng độ IL-31 huyết thanh của bệnh nhân (Spearman R = 0,56; P < 0,0001). Khi đánh giá riêng 2 nhóm bệnh nhân chàm thể tạng nội sinh và ngoại sinh, các tác giả cũng nhận thấy có sự tương quan rõ rệt giữa nồng độ IL-31 huyết thanh với điểm SCORAD của bệnh nhân, đối với nhóm chàm ngoại sinh: Spearman R = 0,64; P< 0,0001; đối với nhóm chàm nội sinh: Spearman R =0,75; P< 0,01. Nghiên cứu của các tác giả Ezzat M. H., Hasan Z. E. và cs(5) cũng cho kết quả tương tự. Kết quả cho thấy: nồng độ IL-31 huyết thanh giữa các nhóm nhẹ, trung bình và nặng (theo phân độ SCORAD) đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,0001). Khi đánh giá lâm sàng dựa trên các thang điểm khác như LSS, SSS, kết quả đều cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa giữa mức độ lâm sàng với nồng độ IL-31 huyết thanh (p< 0,01). Nghiên cứu của các tác giả Kim S., Kim H. J. và cs (2011), với điểm SCORAD trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu là 40,4±13,8(3), kết quả cũng cho thấy có mối tương quan giữa nồng độ IL-31 huyết thanh với điểm số SCORAD của bệnh nhân (P<0,003). Như vậy, có thể thấy rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với nhiều kết quả nghiên cứu khác được ghi nhận trong y văn của thế giới, đó là có sự liên quan giữa độ nặng của chàm thể tạng theo SCORAD với nồng độ IL-31 huyết thanh. Nồng độ IL-31 huyết thanh và điểm ngứa theo thang điểm 5D-itch scale Triệu chứng ngứa là một vấn đề lớn trong bệnh lý chàm thể tạng, ảnh hưởng đến cả đời sống thể chất, tinh thần, và xã hội của bệnh nhân(1). Tuy vậy, cơ chế ngứa trong chàm thể tạng chưa thật sự được hiểu rõ. Với việc thuốc kháng histamin có hiệu quả rất ít trong việc giảm ngứa, cho thấy histamin không phải là chất trung gian gây ngứa chính trong chàm thể tạng(9). Một số giả thuyết cho rằng các neuropeptides, proteinases, dẫn xuất của arachidonic acid và các cytokines có thể đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế gây ngứa(9). Nồng độ trong máu của β-endorphin, một neuropeptide gắn với thụ thể opioids, cũng cho thấy có liên quan với mức độ ngứa của chàm thể tạng. β-endorphin và các thụ thể của nó hiện diện ở tế bào sừng và các đầu tận cùng thần kinh. IL-1 và tia UV, những yếu tố thường làm tăng ngứa ở bệnh nhân, cũng làm tăng giải phóng β-endorphin từ các tế bào sừng. Ngược lại ở những bệnh nhân chàm đã được điều trị với PUVA, thì nồng độ endorphin lại giảm xuống. Như vậy, mặc dù cơ chế khởi phát ngứa của endorphin thông qua các thụ thể µ-opioid ngoại biên chưa được xác định chính xác trong y Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 86 văn, nhưng qua các chứng cứ gián tiếp có thể thấy β-endorphin có liên quan mật thiết với triệu chứng ngứa ở bệnh nhân chàm thể tạng. Các cytokine được xem như những chất trung gian quan trọng trong chàm thể tạng. Trong đó IL-31 được xem là cytokine có liên quan mật thiết với cơ chế ngứa của bệnh nhân. Trên thế giới đã có nhiều tài liệu y văn nghiên cứu về mối liên quan giữa vai trò của IL-31 và vấn đề ngứa của bệnh nhân: Thông thường cảm giác ngứa, đau đều được điều hòa trực tiếp bởi sợi thần kinh C không bao myelin của các tế bào thần kinh cảm giác với thân tế bào nằm ở hạch rễ lưng(9,10). Tương tự IL- 31, nhiều thụ thể cytokine và chemokine cũng được tìm thấy ở hạch rễ lưng, dẫn truyền tín hiệu thông qua các thụ thể này góp phần làm tăng nhạy cảm trong quá trình viêm. Những dữ liệu trên cho thấy IL-31 có thể khởi phát triệu chứng ngứa thông qua điều hòa chức năng của tế bào thần kinh cảm giác. IL-31 có thể kích hoạt sự giải phóng β- endorphin (neuropeptide liên quan ngứa) từ các tế bào sừng thông qua con đường kênh Ca và sự hoạt hóa STAT3. Trục phản ứng IL-31/STAT3/β- endorphin có thể đóng vai trò quan trọng trong cơ chế điều hòa ngứa ở bệnh nhân chàm thể tạng. IL-31 được sản xuất từ các tế bào T-helper ở da, sẽ hoạt hóa các thụ thể IL-31R ở tế bào thượng bì. Từ đó sẽ huy động kênh Ca và hoạt hóa STAT3, dẫn tới sự giải phóng β-endorphin, chất này sẽ gắn vào các thụ thể µ-opioids ở tế bào thượng bì hoặc các đầu tận cùng thần kinh, gây nên cảm giác ngứa rát. Các thuốc ức chế hoạt hóa STAT3 sẽ làm giảm sự phóng thích β- endorphin. Nghiên cứu trên cũng cho thấy nồng độ trong máu của IL-31 và β-endorphin có liên quan với nhau, cả ở nhóm bệnh nhân chàm thể và nhóm chứng. Ở da bệnh nhân chàm, nồng độ IL-31RA và β-endorphin cũng tăng. Gần đây, một nghiên cứu của các tác giả Nemoto O., Furue M., Nakagawa H. và cs (2016)(10), nghiên cứu sử dụng thuốc CIM331, kháng thể chống lại thụ thể IL-31RA (nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, có nhóm chứng, sử dụng giả dược). Nghiên cứu được tiến hành trên 36 bệnh nhân Nhật có chàm thể tạng, nhóm chứng gồm 56 người Nhật khỏe mạnh và 24 người da trắng khỏe mạnh tình nguyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy: thuốc an toàn, không có tác dụng phụ nghiêm trọng được ghi nhận. Trên nhóm bệnh nhân chàm thể tạng, thuốc làm giảm mức độ ngứa trên 20% ngay sau tuần thứ nhất (ở nhóm giả dược chỉ giảm 9%), giảm trên 50% ở tuần thứ tư (so với 20% ở nhóm sử dụng giả dược), ngoài ra CIM331 còn làm tăng hiệu quả giấc ngủ cho bệnh nhân, và giảm tần suất dùng hydrocortisone butyrate (p < 0,01). Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả khá tương đồng với các kết quả được ghi nhận trong y văn của thế giới. Nồng độ IL-31 huyết thanh có mối tương quan và tỉ lệ thuận với mức độ ngứa của bệnh nhân chàm thể tạng. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên 80 bệnh nhân chàm thể tạng và 30 người khỏe mạnh, chúng tôi ghi nhận một số kết luận như sau: Nồng độ IL-31 huyết thanh trung bình ở bệnh nhân chàm thể tạng là: 38,07 ± 17,04 (pg/ml)) và cao hơn nhóm người bình thường có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) Nồng độ IL-31 huyết thanh có liên quan với các triệu chứng lâm sàng: lòng bàn tay nhiều đường kẽ, lichen hóa, hồng ban, phù sẩn, rỉ dịch đóng mài, trầy xước, lichen hóa, diện tích tổn thương (BSA), mức độ tổn thương (phần B trong SCORAD) Có mối tương quan thuận giữa điểm ngứa 5D-itch scale và điểm SCORAD của bệnh nhân với nồng độ IL-31 Có sự khác biệt về nồng độ IL-31 huyết thanh giữa các nhóm: nhẹ, trung bình, nặng theo phân độ SCORAD (p < 0,001). Tuy nhiên, không có khác biệt về nồng độ IL-31 huyết thanh giữa nhóm nhẹ (SCORAD) với nhóm chứng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học 87 Nồng độ IL-31 huyết thanh ở nhóm ngứa nặng cao hơn nhóm ngứa nhẹ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Châu Văn Trở (2008), "Vai trò của Staphylococcus aureus trên bệnh chàm thể tạng", Tạp chí Y Học TPHCM, 12 (1), pp. 249- 257. 2. Bieber T, Bussmann C (2012), "Atopic Dermatitis", Bolognia's Dermatology, Elsevier, pp. 203-219 3. Kim S, Kim HJ, Yang HS, et al (2011), "IL-31 Serum Protein and Tissue mRNA Levels in Patients with Atopic Dermatitis", Ann Dermatol, 23 (4), pp. 468-73 4. Siniewicz-Luzenczyk K., Stanczyk-Przyluska A., Zeman K. (2013), "Correlation between serum interleukin-31 level and the severity of disease in children with atopic dermatitis", Postepy Dermatol Alergol, 30 (5), pp. 282-5 5. Ezzat MH, Hasan ZE, Shaheen KY (2011), "Serum measurement of interleukin-31 (IL-31) in paediatric atopic dermatitis: elevated levels correlate with severity scoring", J Eur Acad Dermatol Venereol, 25 (3), pp. 334-9 6. Raap U, Wichmann K, Bruder M, et al (2008), "Correlation of IL-31 serum levels with severity of atopic dermatitis", J Allergy Clin Immunol, 122 (2), pp. 421-3. 7. Takaoka A, Arai I, Sugimoto M, et al (2006), "Involvement of IL-31 on scratching behavior in NC/Nga mice with atopic-like dermatitis", Exp Dermatol, 15 (3), pp. 161-7 8. Dillon SR, Sprecher C, Hammond A, et al (2004), "Interleukin 31, a cytokine produced by activated T cells, induces dermatitis in mice", Nature immunology, 5 (7), pp. 752-760 9. Yosipovitch G, Greaves MW, Schmelz M (2003), "Itch", The Lancet, 361 (9358), pp. 690-694 10. Nemoto O, Furue M, Nakagawa H, et al (2016), "The first trial of CIM331, a humanized antihuman interleukin-31 receptor A antibody, in healthy volunteers and patients with atopic dermatitis to evaluate safety, tolerability and pharmacokinetics of a single dose in a randomized, double- blind, placebo-controlled study", Br J Dermatol, 174 (2), pp. 296-304. Ngày nhận bài báo: 14/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnong_do_interleukin_31_huyet_thanh_va_moi_lien_quan_voi_muc.pdf
Tài liệu liên quan