Nguy cơ đánh trùng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với nền kinh tế phi thị trường - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Phần 1)

Tài liệu Nguy cơ đánh trùng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với nền kinh tế phi thị trường - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Phần 1): 1 NGUY CƠ ĐÁNH TRÙNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 2 3 BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH NGUY CƠ ĐÁNH TRÙNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG Hà Nội – 2013 4 Mã Số: VB02ĐH13 5 MỤC LỤC trang Lời nói đầu 9 Chương I. TỔNG QUAN VIỆC ÁP DỤNG KÉP CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA CÓ NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG 11 I. Những khái niệm cơ bản 11 1. Khái niệm về nền kinh tế phi thị trường 11 2. Khái niệm về áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá và chống trợ cấp) 14 II. Khuôn khổ pháp lý của WTO về áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại 16 1. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá 16 1.1. Cơ sở pháp lý chung 16 1.2. Cơ sở pháp lý áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với quốc gia có nền kinh ...

pdf74 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Nguy cơ đánh trùng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với nền kinh tế phi thị trường - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Phần 1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 NGUY CƠ ĐÁNH TRÙNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 2 3 BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH NGUY CƠ ĐÁNH TRÙNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG Hà Nội – 2013 4 Mã Số: VB02ĐH13 5 MỤC LỤC trang Lời nói đầu 9 Chương I. TỔNG QUAN VIỆC ÁP DỤNG KÉP CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA CÓ NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG 11 I. Những khái niệm cơ bản 11 1. Khái niệm về nền kinh tế phi thị trường 11 2. Khái niệm về áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá và chống trợ cấp) 14 II. Khuôn khổ pháp lý của WTO về áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại 16 1. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá 16 1.1. Cơ sở pháp lý chung 16 1.2. Cơ sở pháp lý áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường 19 2. Áp dụng biện pháp chống trợ cấp 23 2.1. Cơ sở pháp lý chung 23 2.2 Cơ sở pháp lý áp dụng biện pháp chống đối kháng đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường 25 3. Áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường 26 3.1. Thực tiễn áp dụng 26 3.2. Cơ sở pháp lý cho việc không áp dụng kép biện pháp phòng vệ thương mại 28 3.3. Những thách thức trong vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường 32 III. Thực tiễn áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối với các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường – Một số bài học rút ra từ các vụ việc với Trung Quốc 62 1. Tổng quan chung về các vụ việc 62 2. Phân tích các vụ việc điển hình 63 2.1. Thông tin về vụ việc GPX 64 2.2. Phân tích vụ việc 68 3. Một số bài học rút ra 72 3.1. Tham gia tích cực vào các vụ điều tra chống trợ cấp 72 3.2. Tham gia tích cực vào cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế 73 6 Chương II: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG KÉP CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 75 I. Tổng quan về các vụ áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam 75 1. Thông tin về các vụ việc 75 2. Khả năng áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu củaViệt Nam trong thời gian tới 77 II. Ðánh giá những tác động của các vụ việc áp dụng kép biện pháp phòng vệ thương mại (AD và CVD đối với Việt Nam 80 1. Nguy cơ áp dụng trùng thuế AD và CVD khi áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại 80 2. Khó khăn trong công tác kháng kiện 84 III. Khuyến nghị 86 1. Đối với Chính phủ 86 1.1. Xây dựng hệ thống giám sát và quản lý 86 1.2. Xây dựng năng lực xử lý các vấn đề trợ cấp của WTO 87 1.3. Tham gia tích cực vào các vụ điều tra chống trợ cấp 89 2. Đối với Doanh nghiệp 90 Hiệp định thực thi điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT(1994) Hiệp định chống bán phá giá(ADA) 92 phụ lục 1: Thủ tục điều tra tại chỗ theo khoản 7 điều 6 136 Phụ lục 2:các thông tin tốt nhất có được theo các điều kiện của khoản 8 điều 6 137 PHỤ LỤC 143 Phụ lục 1. Mức thuế và các ngành mục tiêu trong các vụ việc điều tra chống trợ cấp của Hoa Kỳ nhằm vào hàng xuất khẩu của Trung Quốc 143 Phụ lục 2. Chương trình trợ cấp được xác định là có thể đánh thuế đối kháng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ 148 Phụ lục 3. Chương trình trợ cấp được xác định là đối kháng của CBSA 150 Phụ lục 4: Tổng hợp các vụ việc chống trợ cấp và chống bán phá giá đối với hàng hóa từ các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường 152 Tài liệu tham khảo 159 7 DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ ADA Hiệp định Chống bán phá giá (CBPG) ADB Ngân hàng phát triển Châu Á AD Chống bán phá giá (CBPG) ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CBSA Cơ quan dịch vụ biên giới Canada CVD Thuế chống trợ cấp CIT Tòa Thương mại quốc tế Hoa Kỳ CAFC Tòa Phúc thẩm Liên bang Hoa Kỳ CFSB Giấy tráng cao cấp DOC Bộ Thương mại Hoa Kỳ EC Ủy ban Châu Âu EP Giá xuất khẩu EU Liên minh Châu Âu FIEs Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI Đầu tư nước ngoài GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GDP Tổng sản lượng quốc nội HS Danh mục hài hòa thuế quan ITC Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ IMF Quỹ tiền tệ quốc tế IFC Tổ chức tài chính quốc tế IT Đối xử riêng rẽ KTTT Kinh tế thị trường 8 MỤC LỤC HÌNH VÀ BẢNG MD Biên độ phá giá MET Đối xử kinh tế thị trường MFN Đối xử tối huệ quốc NHNN Ngân hàng nhà nước NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NME Nền kinh tế phi thị trường NT Đối xử quốc gia OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế UNDP Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc SCM Hiệp định về Trợ cấp và thuế đối kháng SIMA Đạo luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt của Canada SIMR Quy định về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt của Canada WTO Tổ chức Thương mại Thế giới Bảng 1. Các biện pháp chống trợ cấp đối với Trung Quốc từ các thành viên WTO. 27 Hình 1. Cấu trúc bù đắp thuế đối kháng trong việc tính toán biên độ phá giá 29 Bảng 2: Các vụ việc điều tra đồng thời AD và CVD 63 Bảng 3: Thông tin cơ bản về các vụ việc của Việt Nam. 76 9 LỜI NÓI ĐẦU Thời gian vừa qua, do khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, sức mua giảm, doanh nghiệp và các ngành công nghiệp trong nước gặp khó khăn là một trong nhiều nguyên nhân mà các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được các nước trên thế giới áp dụng ngày càng nhiều nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội địa trước sự cạnh tranh gay gắt của hàng nhập khẩu. Tính đến hết năm 2012, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 65 vụ kiện phòng vệ thương mại do các nước khởi xướng điều tra. Riêng trong năm 2012, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt tới 10 vụ việc, trong đó có 8 vụ điều tra chống bán phá giá, 01 vụ điều tra chống lẩn tránh thuế và 01 vụ điều tra chống trợ cấp. Đặc biệt, trong hai năm gần đây, một số nước có xu hướng kiện kép gồm chống bán phá giá và trợ cấp đối với các quốc gia bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam, Trung Quốc (cả 04 vụ kiện gần đây do Hoa Kỳ khởi xướng điều tra đối với Việt Nam đều là điều tra kép cả chống bán phá giá và chống trợ cấp). Đặc điểm của các vụ kiện kép là mức thuế bị đẩy lên rất cao do sản phẩm bị áp đồng thời cả thuế CBPG và thuế chống trợ cấp (Ví dụ trong vụ mắc áo, mức thuế suất chống bán phá giá toàn quốc là 187% và thuế chống trợ cấp là 16% dẫn đến tổng mức thuế là 203%). Để cập nhật, phân tích đồng thời đưa ra các giải pháp, khuyến nghị cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chủ động có những ứng phó phù hợp trước các thay đổi nói trên, 10 Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) - Bộ Công Thương phối hợp với Nhà xuất bản Công Thương biên soạn cuốn sách “Nguy cơ đánh trùng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với nền kinh tế phi thị trường - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. Nội dung cuốn sách phân tích cơ sở pháp lý cũng như tiền lệ những vụ kiện kép mà các nước đã khởi xướng điều tra để từ đó rút ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm hạn chế tối đa những vụ việc tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi những sơ suất, Ban biên tập rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để hoàn thiện hơn trong lần xuất bản tiếp theo. CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH 11 Chương I TỔNG QUAN VIỆC ÁP DỤNG KÉP CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÁC QUỐC GIA CÓ NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG I. Những khái niệm cơ bản 1. Khái niệm về nền kinh tế phi thị trường Nền kinh tế phi thị trường (NME) – hay còn được gọi là nền kinh tế kế hoạch tập trung – là tên gọi được dùng đến cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 cho nền kinh tế các nước Trung và Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác, trong đó, các hoạt động kinh tế được dựa trên kế hoạch hàng năm thông thường do một cơ quan giống như ủy ban kế hoạch Nhà nước soạn thảo. Đa số các nước có nền kinh tế kế hoạch tập trung nay đã chuyển thành nền kinh tế thị trường hoặc đang trong quá trình hướng tới mục tiêu đó (còn gọi là thời kỳ quá độ). Trong khuôn khổ WTO, khái niệm NME được đề cập trong khoản 1 điều VI của GATT 1994 “Thừa nhận rằng trong trường hợp nhập khẩu từ một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất độc quyền hoặc hầu như độc quyền hoặc toàn bộ giá trong nước do nhà nước định đoạt, việc xác định tính so sánh của giá cả nhằm mục đích nêu tại khoản 1 có thể có những khó khăn đặc biệt và trong những trường hợp đó, các bên ký kết là bên nhập khẩu có thể thấy cần tính đến khả năng rằng việc so sánh chính xác với giá cả trong nước của nước đó không phải lúc nào cũng thích đáng”. 12 Thông qua quy định này, các thành viên của WTO nhận thấy một cách rõ ràng rằng, các quốc gia NME có thể cần phải đối xử một cách khác biệt hơn các quốc gia có nền kinh tế thị trường (Market Economy-ME) trong vụ kiện chống bán phá giá. Theo đó, nhiều nước thành viên của WTO đã không chấp nhận các thông tin về giá cả hay chi phí sản xuất được cung cấp bởi các quốc gia được xem là NME. Các quốc gia này cho rằng giá cả và chi phí do các quốc gia NME được điều chỉnh và can thiệp bởi Chính phủ và không theo quy luật của thị trường. Do đó, Cơ quan điều tra sẽ sử dụng giá và chi phí sản xuất của hàng hóa tại một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường để thay thế, làm cơ sở tính toán cho giá thông thường. Trong mỗi vụ kiện, các quốc gia ME được lựa chọn để thay thế phải ở một mức phát triển cùng với quốc gia NME bị điều tra chống bán phá giá. Để có cơ sở xem xét một quốc gia có được coi là nền kinh tế thị trường hay không, một số quốc gia đã nội luật hóa quy định về các tiêu chí xác định quốc gia có nền kinh tế thị trường: Một số tiêu chí xác định quốc gia có nền kinh tế thị trường a. Tiêu chí của Hoa Kỳ Từ khi áp dụng Luật chống bán phá giá 1921 cho đến khi thông qua Luật Thương mại 1974, việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nền kinh tế NME đã được Hoa Kỳ đưa ra và áp dụng duy nhất thông qua hoạt động của cơ quan quản lý. Trong thập kỷ 1960, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (US DOC) đã sử dụng thuật ngữ “quốc gia thay thế” để áp 13 dụng cho các quốc gia NME. Phương pháp tiếp cận này đã được thông qua và được pháp điển hóa bởi Quốc hội Hoa Kỳ vào trong Luật Thương mại 1974. Trong Đạo luật Cạnh tranh và Thương mại 1988, Nghị viện Hoa Kỳ đã ban hành một số đổi mới đối với luật chống bán phá giá, bắt đầu là định nghĩa NME, cũng như là đặt ra quy định DOC đưa ra và xem xét khi nào thì một quốc gia cụ thể được xem là NME. Theo đó, một quốc gia được coi là NME khi “không hoạt động theo nguyên tắc thị trường của cơ cấu giá và chi phí, vì thế doanh số bán hàng của hàng hóa trong quốc gia đó không phản ánh được giá trị thông thường của hàng hóa”. Đạo luật quy định US DOC sẽ xem xét đưa ra sáu tiêu chí trước khi quyết định, bao gồm: 1) Mức độ chuyển đổi của đồng nội tệ; 2) Mức độ theo đó mức lương được xác định thông qua đàm phán tự do giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động; 3) Mức độ theo đó việc liên doanh hoặc các dự án đầu tư nước ngoài được phép thực hiện; 4) Mức độ kiểm soát của chính phủ đối với phương tiện sản xuất; 5) Mức độ kiểm soát của chính phủ về việc phân bổ các nguồn lực, giá cả và sản lượng của doanh nghiệp; 6) Các tiêu chí khác do DOC đưa ra; b. Tiêu chí của EU Tương tự như Hoa Kỳ, để được EU công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường, quốc gia đó phải đáp ứng được những tiêu chí theo luật định của EU, các tiêu chí đó như sau: 14 - Chuyển đổi hối đoái được thực hiện theo tỷ giá thị trường; - Các quyết định của doanh nghiệp về giá cả, chi phí và đầu vào – gồm chi phí nguyên vật liệu, công nghệ và lao động, sản lượng, doanh số và đầu tư – được đưa ra để đáp ứng với những tín hiệu thị trường phản ánh cung và cầu, không có sự can thiệp đáng kể nào của Nhà nước, và chi phí của những đầu vào chính về cơ bản phản ánh giá thị trường; - Các doanh nghiệp có một loạt các sổ sách kế toán cơ bản rõ ràng, được kiểm toán độc lập theo các chuẩn mực kế toán quốc tế và được áp dụng cho tất cả các mục đích; - Chi phí sản xuất và tình hình tài chính của doanh nghiệp không chịu sự bóp méo đáng kể dưới tác động của hệ thống kinh tế phi thị trường, nhất là liên quan tới khấu hao tài sản, các dạng xóa nợ và các dạng thanh toán bù nợ khác; - Các doanh nghiệp liên quan chịu sự điều chỉnh của các luật về phá sản và tài sản đảm bảo sự chắc chắn và ổn định về pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. 2. Khái niệm về áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá và chống trợ cấp) Việc cơ quan điều tra của một nước thành viên WTO đồng thời áp dụng hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp nhằm đền bù cho cùng một hành vi thương mại không công bằng được xem là “áp dụng kép” hay còn gọi là đánh trùng thuế (double counting). Trong trường hợp này, các nhà xuất khẩu cùng lúc phải đối mặt với cả vụ kiện điều tra chống bán phá giá lẫn điều tra chống trợ cấp. 15 Trong trường hợp cùng áp dụng biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp đối với một mặt hàng cụ thể từ nước có nền kinh tế thị trường, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu sẽ tiến hành cộng thêm mức thuế đối kháng để loại bỏ trợ cấp xuất khẩu trên giá xuất khẩu của sản phẩm trước khi tiến hành tính toán thuế chống bán phá giá. Lý do cho sự điều chỉnh này là trợ cấp xuất khẩu có tác động làm giảm giá của hàng hóa xuất khẩu. Đối với nước có nền kinh tế phi thị trường, các cơ quan điều tra như Bộ Thương mại Hoa Kỳ hay Ủy ban Châu Âu đã không sử dụng chi phí thực của nhà sản xuất của các nước có nền kinh tế phi thị trường và giá bán của sản phẩm nội địa. Thay vào đó, cơ quan điều tra dựa vào thông tin của nước thay thế. Nếu như những nước có nền kinh tế phi thị trường có trợ cấp sản xuất nội địa, cả giá xuất khẩu và giá thông thường sẽ bị ảnh hưởng bởi trợ cấp nội địa và chi phí và giá nội địa ở những nước có nền kinh tế phi thị trường cũng bị loại bỏ và chúng bị thay thế bởi chi phí và giá nội địa của nước thay thế. Với phương pháp tính toán này, cơ quan điều tra - trừ phi đã điều chỉnh giá thông thường phản ánh tác động của trợ cấp nội địa ở nước có nền kinh tế phi thị trường - sẽ so sánh một mức giá xuất khẩu thấp hơn so với thực tế có thể nếu giá nội địa ở những nước có nền kinh tế phi thị trường không tồn tại, với giá thông thường ở nước thay thế, mức giá mà không bị ảnh hưởng bởi trợ cấp nội địa của nước phi thị trường. Nói theo cách khác, việc tính thuế hai lần có thể xảy ra nếu biện pháp chống bán phá giá và trợ cấp có thể cùng áp dụng song song và không điều chỉnh theo giá thông thường đã được điều chỉnh để phản ánh trợ cấp nội địa ở nước có nền kinh tế phi thị trường 16 II. Khuôn khổ pháp lý của WTO về áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại 1. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá 1.1 Cơ sở pháp lý chung Hiệp định về thi hành Điều VI của Hiệp định khung về thuế quan và thương mại 1994 (“Hiệp định chống bán phá giá - CBPG”) điều chỉnh việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá của các Thành viên WTO. Các biện pháp chống bán phá giá là các biện pháp phòng vệ thương mại đơn phương mà một Thành viên có thể áp dụng sau khi thực hiện một cuộc điều tra và xác định rằng, phù hợp với quy định của Hiệp định CBPG, hàng hóa nhập khẩu là “bán phá giá” (hàng hóa được đưa vào nước nhập khẩu với mục đích thương mại với mức giá thấp hơn giá trị thông thường), và việc bán phá giá đó gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu sản xuất sản phẩm tương tự. Không như Hiệp định về trợ cấp và thuế đối kháng (“SCM Agreement”), Hiệp định CBPG không thiết lập bất kỳ quy tắc nào về phá giá, chủ yếu do việc phá giá là hành vi định giá do các doanh nghiệp thực hiện và do đó không nằm trong phạm vi điều chỉnh trực tiếp của các quy tắc đa phương. Hiệp định CBPG tập trung vào các quy tắc về nội dung và thủ tục của việc điều tra, áp dụng, và khoảng thời gian áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các nguyên tắc này được áp dụng cho tất cả các thành viên WTO. Phạm vi của Hiệp định CBPG rộng hơn và khả năng các quy tắc của Hiệp định CBPG sẽ có hiệu lực là lớn hơn. 17 Điều 1 của Hiệp định CBPG đưa ra nguyên tắc cơ bản là một thành viên sẽ không được áp dụng biện pháp CPBG trừ khi, căn cứ theo một cuộc điều tra được thực hiện đúng theo những quy định của Hiệp định CBPG, thành viên đó xác định được rằng tồn tại hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa và có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại. Điều 2 quy định những quy tắc quan trọng trong việc xác định phá giá trong đó gồm những quy tắc cụ thể quy định việc tính toán giá trị thông thường (giá của sản phẩm tại quốc gia xuất khẩu hay có xuất xứ sản phẩm) và giá xuất khẩu (giá của sản phẩm đó tại quốc gia nhập khẩu), và việc “so sánh công bằng” giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu. Những quy tắc này rất kĩ thuật và chi tiết đồng thời đề cập đến một số vấn đề liên quan đến phương pháp luận quan trọng không được xử lý trong Đạo luật về CPBG của vòng đàm phán Tokyo. Nói chung, các quy tắc này có thể coi là rất chặt chẽ trong một nỗ lực để chấm dứt hoặc tối thiểu hóa khả năng mà các biện pháp hành chính trong các vụ việc điều tra và tính toán sẽ dẫn đến biên độ phá giá bị đẩy cao một cách giả tạo. Những thay đổi quan trọng nhất của Đạo luật về CPBG của vòng đàm phán Tokyo theo Điều 2 đó là việc đưa ra quy định về tình trạng mà giá bán nội địa của nước xuất khẩu còn thấp hơn chi phí sản xuất (xác định theo chi phí cố định, chi phí khả biến của từng đơn vị sản phẩm cộng thêm chi phí hành chính, chi phí bán hàng, chi phí chung) có thể được coi là không phải “trong điều kiện thương mại thông 18 thường”, thêm một số quy tắc cụ thể về xác định giá trị thông thường tính toán và những quy định cụ thể về làm thế nào để đảm bảo sự so sánh công bằng giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu. Giá cả không phải “trong điều kiện thương mại thông thường” có thể bị loại ra khi tính toán giá trị thông thường. Điều 2.2.1 của Hiệp định CBPG yêu cầu rằng các giao dịch bán hàng không phải trong điều kiện thương mại thông thường phải được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, với một số lượng hàng đáng kể và tại các mức giá mà không thể trang trải được toàn bộ chí phí trong một khoảng thời gian hợp lý, trước khi sử dụng biện pháp thay thế trong việc tính toán giá trị thông thường. Hiệp định CBPG đã có cả hướng dẫn về các khái niệm “kéo dài trong một khoảng thời gian” (thông thường là một năm, nhưng không được thấp hơn 6 tháng), “số lượng đáng kể”, và bù đắp các chi phí “trong một khoảng thời gian hợp lý”. Các giá trị thông thường được tính toán (constructed normal values) là một trong hai cách cụ thể để xác định giá trị thông thường khi không tồn tại đủ sản lượng bán hàng trong điều kiện thương mại thông thường ở nước xuất khẩu để cho phép tính toán giá trị thông thường dựa trên cơ sở về giá, hoặc tình trạng thị trường đặc biệt, hoặc lượng hàng sản xuất thấp khiến không thể tính toán giá trị thông thường. Thay vào đó, Hiệp định CBPG cho phép so sánh giá xuất khẩu với giá của sản phẩm khi xuất khẩu sang một nước thứ ba, với điều kiện giá đó có tính đại diện. Điều 2.2.2. quy định chi tiết rằng 19 khi tính toán giá trị thông thường, cơ quan điều tra cần xác định các khoản chi phí hành chính, chi phí bán hàng, chi phí chung và lợi nhuận, trên cơ sở số liệu thực tế và mức phân bổ sản phẩm và sản lượng bán của nhà sản xuất trong điều kiện thương mại thông thường. Trong trường hợp số liệu thực tế không sử dụng được, tiểu đoạn (i) – (iii) của Điều 2.2.2 quy định các phương pháp thay thế cho việc xác định những chi phí và lợi nhuận đó. Điều 2.4 đã quy định một quy tắc chung rằng việc “so sánh công bằng” phải được thực hiện khi so sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu. Nó cũng chỉ rõ rằng “các khoản giảm trừ” phải được tính đến đối với những sự khác biệt mà ảnh hưởng tới khả năng so sánh giá đồng thời quy định một danh sách không đầy đủ những yếu tố để cấu thành khoản được giảm trừ đó. Điều 2.4 cũng bao gồm những quy định trong việc quy đổi tỷ giá khi so sánh giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường và cũng chỉ ra rằng biên độ phá giá thường phải dựa trên cơ sở so sánh giá trị thông thường bình quân gia quyền với giá xuất khẩu bình quân gia quyền hoặc trên cơ sở so sánh giá của từng giao dịch. Việc so sánh giá của từng giao dịch thể hiện một sự thay đổi đáng kể trong thông lệ của một số Thành viên đối với Đạo luật vòng đàm phán Tokyo, mà so sánh bình quân gia quyền của giá trị thông thường với giá xuất khẩu của từng giao dịch, phương pháp này được biết đến là phương pháp “quy về không” với kết quả là làm tăng biên độ phá giá. Phương pháp tính này hiện nay đã bị cấm một cách rộng rãi từ một số phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm của WTO (Appellate Body). 20 1.2 Cơ sở pháp lý áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường Điều 2.7 của Hiệp định CBPG quy định rằng: “2. Thừa nhận rằng trong trường hợp nhập khẩu từ một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất độc quyền hay hầu như độc quyền và toàn bộ giá trong nước do Nhà nước định đoạt, việc xác định khả năng so sánh giá cả nhằm mục đích nêu tại Đoạn 1 có thể có những khó khăn đặc biệt và trong những trường hợp đó, các bên ký kết là bên nhập khẩu có thể nhận thấy cần thiết phải xem xét đến khả năng việc so sánh chính xác với giá cả trong nước của nước đó không phải lúc nào cũng thích đáng”. Quy định này đã được rất nhiều các cơ quan điều tra sử dụng để bỏ qua thông tin về giá cả và chi phí của quốc gia có nền kinh tế phi thị trường với lý do những thông tin này không đáng tin cậy vì chúng không được xác định dựa trên các điều kiện thị trường mà do nhà nước chỉ định. Tuy nhiên, cách mà những cơ quan điều tra khác nhau sử dụng điều khoản về NME cũng rất khác nhau. Một nền kinh tế phi thị trường tồn tại trong một quốc gia mà không vận hành theo nguyên tắc thị trường về cấu trúc giá hoặc chi phí vì vậy giao dịch bán hàng hóa ở quốc gia đó không phản ánh được giá trị hợp lý của hàng hóa. Điều này có tác động hiển nhiên đến phương pháp xác định bán phá giá bởi vì toàn bộ cơ chế của việc phân tích bán phá giá đều dựa trên việc so sánh giá trị thông thường và giá xuất khẩu. Thêm vào đó, nền kinh tế phi thị trường còn gây 21 ra một số vấn đề nữa trong việc điều tra chống bán phá giá do tiền tệ của các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường thường không dễ dàng được chuyển đổi sang nội tệ của quốc gia điều tra. Mặc dù một số quốc gia có nền kinh tế phi thị trường như Trung Quốc và Việt Nam đã áp dụng các nguyên tắc mang tính thị trường nhiều hơn trên nhiều khía cạnh của nền kinh tế nhưng hiện các Thành viên của WTO vẫn coi những quốc gia này là có nền kinh tế phi thị trường để sử dụng các phương pháp tính toán khác trong các cuộc điều tra CBPG. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Việt Nam đã chấp nhận trong Nghị định thư gia nhập WTO của mình là sẽ bị coi là nền kinh tế phi thị trường cho đến năm 2016 đối với Trung Quốc và 2018 đối với Việt Nam. Cụ thể đối với trường hợp của Việt Nam được nêu trong đoạn 254 và 255 của Báo cáo Ban công tác về gia nhập WTO của Việt Nam: Việt Nam đã đưa ra một cam kết liên quan đến quy chế nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam. Cam kết này không khác so với cam kết mà Trung Quốc đã đưa ra trong Nghị định thư gia nhập WTO của họ trước đấy 5 năm, theo đó quy định cụ thể về trường hợp của Việt Nam như sau: “254. Một số Thành viên lưu ý rằng Việt Nam đang tiếp tục quá trình chuyển đổi thành một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Các Thành viên này lưu ý rằng trong quá trình đó, khi hàng nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam vào một Thành viên WTO có thể có những khó khăn đặc biệt trong việc xác định chi phí và so sánh giá cả trong các vụ điều tra chống 22 bán phá giá và chống trợ cấp. Các Thành viên này cho biết trong các trường hợp đó, nước nhập khẩu là Thành viên WTO có thể nhận thấy sẽ cần phải tính đến khả năng việc so sánh chặt chẽ với chi phí và giá trong nước ở Việt Nam có thể không phải lúc nào cũng thích hợp.” “255. Đại diện của Việt Nam xác nhận rằng ngay sau khi gia nhập WTO, Điều VI của GATT 1994, Hiệp định Thực hiện Điều VI của GATT 1994 (Hiệp định chống bán phá giá) và Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp Chống trợ cấp (SCM) sẽ được áp dụng trong các vụ kiện liên quan đến xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang một Thành viên WTO phù hợp với các điểm sau: (a) Khi tiến hành so sánh giá theo Điều VI của GATT 1994 và Hiệp định chống bán phá giá, Thành viên WTO là nước nhập khẩu phải sử dụng hoặc là giá hoặc chi phí ở Việt Nam đối với ngành hàng đang được điều tra hoặc là một phương pháp không dựa trên sự so sánh chặt chẽ với chi phí hoặc giá cả ở Việt Nam. Quy tắc để lựa chọn phương pháp phù hợp là: (i) Nếu các nhà sản xuất trong diện điều tra có thể chỉ ra rõ ràng rằng các điều kiện của nền kinh tế thị trường đang tồn tại trong ngành sản xuất mặt hàng tương tự liên quan đến sản xuất và bán mặt hàng đó, nước nhập khẩu là Thành viên WTO khi xác định tương quan giá cả phải sử dụng giá và chi phí ở Việt Nam cho ngành sản xuất trong diện điều tra. (ii) Nước nhập khẩu là Thành viên WTO có thể sử dụng một phương pháp không dựa trên sự so sánh chặt chẽ 23 với giá cả và chi phí ở Việt Nam nếu các nhà sản xuất trong diện điều tra không thể chỉ ra rõ ràng rằng các điều kiện của nền kinh tế thị trường đang tồn tại trong ngành sản xuất mặt hàng tương tự liên quan đến sản xuất và bán mặt hàng đó. (d) Một khi Việt Nam khẳng định được rằng nền kinh tế nước mình là kinh tế thị trường chiểu theo luật quốc gia của nước nhập khẩu là Thành viên WTO, các quy định tại tiểu mục (a) sẽ hết hiệu lực với điều kiện luật quốc gia của nước Thành viên có quy định các tiêu chí về kinh tế thị trường tại thời điểm gia nhập. Trong mọi trường hợp, các quy định trong tiểu mục (a) (ii) sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2018. Ngoài ra, nếu Việt Nam khẳng định được rằng các điều kiện của kinh tế thị trường đã tồn tại tại một ngành cụ thể chiểu theo luật quốc gia của nước nhập khẩu là Thành viên WTO, các quy định trong tiểu mục (a) liên quan tới kinh tế phi thị trường sẽ không còn được áp dụng cho ngành đó. Ban công tác ghi nhận các cam kết này. Một phương pháp tiếp cận thông thường trong việc giải quyết vấn đề quốc gia có nền kinh tế phi thị trường trong vụ việc CBPG là tìm ra giá trị thay thế từ các quốc gia có nền kinh tế thị trường mà có thể so sánh được và áp dụng mức chung cho tất cả các nhà sản xuất của nước có nền kinh tế phi thị trường, dựa trên giả định rằng tất cả những nhà sản xuất đó đều nằm dưới sự điều hành của nhà nước. Tuy nhiên, nhà sản xuất thuộc nền kinh tế phi thị trường có thể yêu cầu một mức thuế suất riêng rẽ trong việc xác định giá xuất khẩu mà có thể được cơ quan điều tra áp dụng nếu họ kết luận rằng có thông tin tin đầy đủ đảm bảo cho yêu cầu này. 24 2. Áp dụng biện pháp chống trợ cấp 2.1 Cơ sở pháp lý chung Phần V của Hiệp định áp dụng biện pháp chống trợ cấp (SCM) quy định một số yêu cầu về (i) nội dung cụ thể cần phải được đáp ứng để có thể áp dụng biện pháp chống trợ cấp (hay biện pháp đối kháng), (ii) thủ tục trong việc thực hiện một cuộc điều tra, áp dụng và duy trì biện pháp chống trợ cấp. Một Thành viên không thể áp dụng biện pháp chống trợ cấp trừ khi họ xác định được rằng hàng hóa nhập khẩu vào nước đó được trợ cấp, gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước và có mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại. Sự tồn tại một khoản trợ cấp cụ thể phải được xác định theo các tiêu chí trong Phần I của Hiệp định SCM. Tuy nhiên, những tiêu chí liên quan đến thiệt hại và mối quan hệ nhân quả lại được quy định cụ thể tại Phần V Hiệp định này. Hiệp định SCM cũng cho phép cộng gộp những tác động từ hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp từ hơn một nước thành viên khi những yêu cầu cụ thể đối với việc xác định này được đáp ứng đầy đủ. Phần V của Hiệp định chống trợ cấp cũng bao gồm quy định chi tiết liên quan đến việc khởi xướng và thực hiện cuộc điều tra chống trợ cấp, việc áp thuế sơ bộ và biện pháp cuối cùng, việc sử dụng các cam kết và thời gian áp dụng biện pháp chống trợ cấp. Mục tiêu chính của những quy định này là để đảm bảo cuộc điều tra được thực hiện một cách minh bạch, tất cả các bên liên quan đều có cơ hội đầy đủ để 25 bảo vệ lợi ích của mình và cơ quan điều tra phải giải thích đầy đủ cơ sở cho những quyết định của họ. Hiệp định SCM cũng quy định rằng một biện pháp đối kháng phải được chấm dứt sau 5 năm trừ khi xác định được rằng việc tiếp tục áp dụng biện pháp này là cần thiết để tránh việc tiếp tục hoặc tái diễn trợ cấp và thiệt hại. Hiệp định này cũng yêu cầu các Thành viên WTO phải có tòa án độc lập để xem xét sự phù hợp của các quyết định của cơ quan điều tra với pháp luật trong nước. Những quy định về thủ tục này hầu như là giống hệt với quy định trong Hiệp định CBPG. 2.2 Cơ sở pháp lý áp dụng biện pháp chống đối kháng đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường Thuế chống trợ cấp (CVD) được áp dụng để đối kháng lại những lợi ích phát sinh từ việc trợ cấp chứ không nhất thiết phải là ảnh hưởng về giá. Điều đó đã được nêu rõ ở câu mở đầu của Điều 14 trong Hiệp định SCM, “Tính toán tổng lượng trợ cấp xét về mặt lợi ích đối với người nhận”. Do đó, không giống như hệ thống chống bán phá giá khi vấn đề kinh tế phi thị trường tạo nên những khó khăn trong việc so sánh giá, việc áp thuế đối kháng dựa trên cơ sở lợi ích từ việc trợ cấp có thể không thể tính toán được do về mặt định nghĩa, các nền kinh tế phi thị trường không cho phép xác định những lợi ích đó. Vì vậy, khi GATT lần đầu được quy định vào những năm 1940, vấn đề kinh tế phi thị trường không được đề cập chi tiết trong bối cảnh vụ việc chống trợ cấp so với vụ việc chống bán phá giá. 26 Điều này giải thích tại sao một số nước hay sử dụng biện pháp chống bán phá giá như Hoa Kỳ, EU và Canada đã không sử dụng biện pháp chống trợ cấp đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, luật pháp những quốc gia này cũng không quy định một cách rõ ràng việc cấm sử dụng thuế chống trợ cấp với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường. Kể cả Hiệp định SCM và GATT của WTO cũng không cấm việc áp dụng CVD đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường. Do đó, việc liệu có thể áp dụng CVD đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường hay không phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của Thành viên WTO. 3. Áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường 3.1 Thực tiễn áp dụng Ngoài 03 quốc gia (Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Canada) là các nước thường xuyên sử dụng các biện pháp chống trợ cấp trên, nhiều nước gần đây cũng tham gia vào nhóm sử dụng các biện pháp chống trợ cấp đối với các nước NME như Ấn Độ, Nam Phi, Mexico. Trung Quốc đã trở thành mục tiêu trong các cuộc điều tra chống trợ cấp mới bắt đầu từ năm 2004 và bị áp dụng các biện pháp đối kháng từ năm 2005.19 19Xem WTO, Khởi xướng điều tra chống trợ cấp: Từ các nước xuất khẩu từ 01/01/95 tới 30/06/09, tại và các biện pháp đối kháng từ các nước xuất khẩu từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 tại Như trong Phụ 27 Bảng 1. Các biện pháp chống trợ cấp đối với Trung Quốc từ các thành viên WTO20 Năm Số vụ điều tra Số lượng biện pháp áp dụng 2004 Canada(3) 2005 Canada(2) 2006 Canada(1) US(1) 2007 Canada(1) Hoa Kỳ(7) Canada(1) 2008 Úc(2) Canada(3) Nam Phi(1) Hoa Kỳ(5) Canada(3) Hoa Kỳ(7) 2009 Úc(1) Canada(1) Ấn độ(1) Hoa Kỳ(10) Canada(1) Hoa Kỳ(5) 2010 Canada(1) EU(2) Hoa Kỳ(2) Úc(1) Canada(1) Hoa Kỳ(6) 2011 Úc(2) Canada(2) Mexico(1) Hoa Kỳ(5) Canada(1) EU(1) Hoa Kỳ(7) 2012 EU(2) Hoa Kỳ(2) Hoa Kỳ(4) lục 2, đã có những vụ việc điều tra CVD từ các nước Australia, Indian và Nam Phi đối với hàng nhập khẩu trợ cấp từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các vụ việc đơn lẻ của Ấn Độ và Nam Phi đã bị hủy bỏ trong khi vụ việc Úc khởi xướng đã có hiệu lực từ ngày 14 tháng 4 năm 2010. 20Số liệu thu thập từ trang tin điện tử của WTO và các cơ quan điều tra. Do có sự không đồng nhất về số liệu, ví dụ, giữa thông báo của WTO và hồ sơ của các thành viên nên chúng tôi tập trung vào hồ sơ gốc của các thành viên WTO 28 3.2 Cơ sở pháp lý cho việc không áp dụng kép biện pháp phòng vệ thương mại Vì việc áp dụng CVD đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường là hiếm xảy ra nên việc áp dụng kép biện pháp phòng vệ hay việc sử dụng đồng thời biện pháp CBPG và chống trợ cấp đối với nền kinh tế phi thị trường là chưa từng có tiền lệ trong hệ thống của GATT/WTO cho đến những năm gần đây. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần trên những quy tắc ban đầu của GATT lại không quy định một cách rõ ràng về việc vi phạm vấn đề áp dụng kép biện pháp phòng vệ trên thực tế, không phân biệt đối với nền kinh tế thị trường hay phi thị trường. Thay vào đó, Điều VI:5 của GATT quy định: “5. Không một sản phẩm nào trong lãnh thổ của một bên nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên khác sẽ cùng lúc phải chịu cả thuế bán phá giá và thuế đối kháng để bù đắp cho cùng một khoản bán phá giá hay trợ cấp xuất khẩu” Nói cách khác là không được phép áp dụng đồng thời cả thuế CBPG và chống trợ cấp đối với các khoản trợ cấp xuất khẩu, nhưng không phải với các trợ cấp khác. Vì vậy, ví dụ khi Hoa Kỳ đồng thời áp thuế CBPG và chống trợ cấp đối với những khoản trợ cấp xuất khẩu thì Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải bù trừ phần thuế đối kháng trong việc tính toán phá giá để tránh vi phạm quy định trên – nghĩa là việc áp dụng kép biện pháp phòng vệ cho khoản trợ cấp xuất khẩu. Cụ thể hơn, giá xuất khẩu được tăng lên bằng với mức trợ cấp được áp đối với sản phẩm để bù đắp trợ cấp xuất khẩu. Cơ chế đơn giản hóa của phương pháp này được nêu trong Hình 1. Giả sử 29 GiGiá trị thông thường = $100 rằng nước A trợ cấp 20$ trên mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu cho nhà xuất khẩu của họ, Công ty a, bán mặt hàng đó với giá 100$ tại thị trường nội địa và xuất khẩu vào Hoa Kỳ với giá 70$. Khi DOC áp thuế đối kháng là 20$ đối với khoản trợ cấp thì khoản thuế này phải được cộng vào giá xuất khẩu thực tế là 70$ vì vậy biên độ bán phá giá hay sự khác biệt giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường chỉ là 10$ Hình 1. Cấu trúc bù đắp thuế đối kháng trong việc tính toán biên độ phá giá: Nền kinh tế thị trường Trợ cấp xuất khẩu: 20$ Giá xuất khẩu (EP) = 70$ Giá xuất khẩu điều chỉnh = EP + CVD = 90$ DOC giải thích rằng phương pháp này tránh được việc áp dụng kép các biện pháp phòng vệ (tính trùng thuế) trong các vụ điều tra phòng vệ thương mại kép đối với hàng nhập khẩu từ Thành viên WTO được coi là có nền kinh tế thị trường. Ngược lại, khi có những trợ cấp nội địa ảnh hưởng tới cả giá xuất khẩu và giá trị thông thường thì DOC sẽ không Nước A Công ty A CVCVD = 20$ CVD = $20 = 20 AD = 10$ Hoa Kỳ 30 thực hiện việc điều chỉnh đối với giá xuất khẩu. Ví dụ, nếu giá trị thông thường cũng giảm xuống mức 80$ bởi ảnh hưởng của trợ cấp như trong hình 1, thì biên độ phá giá sẽ được xác định đơn giản bằng cách so sánh giữa giá trị thông thường (80$) với giá xuất khẩu (70$). Mặt khác, sự phát triển quan trọng trong lịch sử soạn thảo luật liên quan đến vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ là vấn đề loại trừ trong Điều 15 của Đạo luật vòng đàm phán Tokyo trong đó yêu cầu một cách rõ ràng sự lựa chọn giữa CBPG và chống trợ cấp trong việc xử lý thiệt hại gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu từ một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường. Trên thực tế, điều luật này không thu hút được sự quan tâm giữa các bên tham gia GATT bởi vì không có bên nào tại thời điểm đó đã từng sử dụng hay bị ảnh hưởng bởi nó. Kết quả là, Điều 15 của Đạo luật của vòng đàm phán Tokyo không xuất hiện trong chương trình đàm phán và được loại bỏ ngay tại bản dự thảo đầu tiên của Hiệp định Chống trợ cấp vào tháng 9 năm 1990. Trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra AD/CVD đối với Trung Quốc, Ban Hội thẩm đã xem xét tới sự tồn tại của Điều 15 của Đạo luật về CPBG của vòng đàm phán Tokyo là rất “quan trọng”. Trung Quốc đã lập luận rằng “Những tình tiết xung quanh vòng đàm phán Uruguay cho thấy rõ ràng rằng những vấn đề liên quan đến vấn đề áp dụng kép biện pháp phòng vệ đã không còn được xem xét là phù hợp tại thời điểm đó” bởi vì không có bên tham gia nào áp dụng thực tế cả thuế CBPG đồng thời với biện pháp chống trợ cấp đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường và thậm chí là Hoa Kỳ - nước sử dụng thuế đối kháng nhiều nhất – đã có quan điểm 31 rõ ràng là không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường. Hoa Kỳ đã phủ định điều đó bằng cách lập luận rằng Đạo luật về CPBG của vòng đàm phán Tokyo đã bao gồm những quy định gần như giống với quy định tại Điều 19.3 và 19.4 của Hiệp định SCM. Nói cách khác, Hoa Kỳ lập luận rằng “nếu có những quy định cấm việc áp dụng kép các biện pháp phòng vệ, như Trung Quốc đã lập luận, thì không cần thiết phải đưa vào - một quy định rõ ràng cấm việc điều tra đồng thời AD/CVD trong Đạo luật.” Ban Hội thẩm “[đã] xem xét rằng lý do để đưa vào Điều 15 của Đạo luật của vòng đàm phán Tokyo về trợ cấp tiềm ẩn khả năng áp dụng kép các biện pháp phòng vệ từ kết quả của việc áp đồng thời phương pháp tính toán thuế CBPG và thuế chống trợ cấp đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, hoặc ít nhất nhận thấy rằng việc sử dụng phương pháp đối với nền kinh tế phi thị trường sẽ dẫn tới những sự khác nhau về giá cả do những khoản trợ cấp đối với sản phẩm là đối tượng của thuế chống bán phá giá.” Tuy nhiên, Ban Hội thẩm không đưa ra phán quyết rõ ràng về việc làm thế nào để giải thích việc loại bỏ Điều 15 của Đạo luật trong Hiệp định SCM. Thay vào đó, Ban Hội thẩm đã phán quyết rằng sự tồn tại Điều 15 của Đạo luật mà đã giải quyết một cách rõ ràng việc áp dụng đồng thời thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường không liên quan tới Điều 19.3 và 19.4 của Hiệp định chống trợ cấp đối với câu hỏi về việc cho phép áp dụng kép các biện pháp phòng vệ. Liên quan đến vấn đề này, Ban Hội thẩm đã phán quyết rằng việc cấm áp dụng kép các biện pháp phòng vệ 32 theo Điều VI:5 của GATT được giới hạn chỉ đối với các trợ cấp xuất khẩu. Như vậy, quan điểm của Ban Hội thẩm cho rằng trong khi việc áp dụng kép các biện pháp phòng vệ đối với trợ cấp xuất khẩu là bị cấm từ khi có sự ra đời của GATT thì việc quy định rõ ràng liên quan đến vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường đã thay đổi rõ ràng trong vòng đàm phán Uruguay với ngụ ý rằng những người soạn thảo thực ra đã có ý định mở rộng phạm vi của vụ việc chống trợ cấp đối với nền kinh tế phi thị trường. Sự sửa đổi này có thể là không cần thiết bởi vì lý do căn bản là nền kinh tế ngày càng tốt hơn nhưng thay vào đó có thể được kết hợp tốt do những kết quả của thương lượng về chính trị. Do những nguyên tắc theo Hiệp định SCM đã được tăng cường đáng kể để điều chỉnh các biện pháp trợ cấp trong vòng đàm phán Uruguay và sau khi Trung Quốc – một nước lớn có nền kinh tế phi thị trường với tiềm năng thương mại khổng lồ - đã cố gắng để tham gia vào GATT thì có vẻ là hợp lý nếu cho rằng việc áp dụng biện pháp đối kháng với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường đã được mở rộng mặc dù vấn đều này không thu hút được nhiều sự quan tâm. 3.3 Những thách thức trong vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường 3.3.1 Các thông lệ và quyết định hiện tại của tòa án một số nước đối với vấn đề “áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại” có xu hướng không ủng hộ việc áp dụng kép 33 Đạo luật của Hoa Kỳ cho phép áp dụng thuế chống trợ cấp để bù trừ thiệt hại do trợ cấp gây ra và quốc gia này đã trở thành nước sử dụng nhiều nhất biện pháp đối kháng trong hệ thống thương mại thế giới21. Tuy nhiên, trước đây Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có một chính sách lâu đời quy định không áp dụng các biện pháp đối kháng với các nước có nền kinh tế phi thị trường. Chỉ gần đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ mới sửa đổi chính sách này của mình để điều tra và ra lệnh áp dụng thuế chống trợ cấp đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường. a. Những vụ kiện điển hình cho việc không áp dụng luật thuế đối kháng đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường - Vụ hàng dệt may, may mặc và các sản phẩm liên quan từ Trung Quốc Nỗ lực đầu tiên về áp dụng luật thuế chống trợ cấp đối với nước có nền kinh tế phi thị trường được tiến hành 21 Quyền đánh thuế đối kháng được quy định tại Điều 19 USC mục § 1671(a). Theo số liệu của WTO, từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 đến 30 tháng 6 năm 2009, Hoa Kỳ đã khởi xướng 94 vụ điều tra chống trợ cấp trong tổng số 226 vụ được thống kê, và trong số các vụ khởi xướng đó, đã ra lệnh áp dụng biện pháp đối kháng đối với 57 trường hợp trong số 113 vụ việc đang có hiệu lực trên thế giới. Số liệu cung cấp tại website WTO, link và . 34 vào tháng 9 năm 1983. Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may Hoa Kỳ, Liên đoàn công nhân dệt may và may mặc hợp nhất (ACTWU) và Hội công nhân nữ ngành dệt may quốc tế (ILGWU), đại diện cho ngành công nghiệp dệt may, may mặc của Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện cáo buộc chính phủ Trung Quốc đã trợ cấp cho hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ22. Tuy nhiên, đơn kiện này đã được rút lại vào ngày Bộ Thương mại Hoa Kỳ lên kế hoạch công bố quyết định sơ bộ về vấn đề này. Kết quả là, vấn đề pháp lý về việc liệu luật thuế chống trợ cấp có được áp dụng cho các nước có nền kinh tế phi thị trường hay không vẫn chưa bao giờ được chính thức áp dụng. Tuy nhiên, nỗ lực này đã khuyến khích chính phủ Hoa Kỳ có các biện pháp nhằm giảm nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc23. 22 Xem Khởi xướng các cuộc điều tra đối kháng; Hàng dệt may, may mặc, và các sản phảm liên quan từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, 48 Fed. Reg. 46,600 (Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ngày 13 tháng 10 năm 1983). 23 Ngành dệt may của Hoa Kỳ đã rút đơn kiện chỉ sau khi chính phủ Hoa Kỳ đảm bảo rằng sẽ có những biện pháp được đưa ra nhằm giảm nhập khẩu. Trên thực tế, ngành dệt may Hoa Kỳ đã có được những lợi ích đáng kể từ chỉ riêng việc khởi kiện chống trợ cấp. Xem Michael G. Egge, “Mối đe dọa của việc Hoa Kỳ sử dụng thuế đối kháng đối với các nước Đông Âu có nền kinh thế thị trường mới nổi: Một con rắn trong vườn?” 30 Va. J. Int’l L., 953 (1990) và Stanislaw J. Soltysinski, “Luật về hỗ trợ nhập khẩu và thương mại của Hoa Kỳ với các nước có nền kinh tế kế hoạch tập trung” Fla. Int’l L. J. 59, 66 (1987). Xem Alan F. Holmer và Judith H. Bello, “Chính sách và luật thương mại Hoa Kỳ, Phần #7: Việc áp dụng luật thuế đối kháng đối với nền kinh tế phi thị trường” 20 Int’l L. 319, 322 (1986) 35 - Vụ kiện Dây thép Carbon từ Cộng hòa Séc và Slovakia và Ba Lan Ngày 23 tháng 11 năm 1983, chỉ 2 tháng sau khi ngành công nghiệp dệt may đệ đơn kiện Trung Quốc, 4 nhà sản xuất thép Hoa Kỳ - Công ty thép Atlantic, Công ty thép Continental, Công ty thép Raritan, Tập đoàn thép Georgetown cũng đại diện cho ngành công nghiệp sản xuất dây thép carbon Hoa Kỳ đã nộp đơn khởi kiện chống trợ cấp. Các nguyên đơn cáo buộc rằng các nhà sản xuất và xuất khẩu Cộng hòa Séc, Slovakia và Ba Lan đã thu được lợi ích từ những khoản “khuyến khích hoặc hỗ trợ” theo quy định tại Luật chống trợ cấp24. Do cuộc điều tra chống trợ cấp trước đó đối với hàng dệt may và may mặc từ Trung Quốc đã kết thúc nên đây là cơ hội đầu tiên để DOC ra quyết định sơ bộ xem liệu hành vi của chính phủ một nước được coi là có nền kinh tế phi thị trường có mang lại những lợi ích có thể đối kháng hay không”25 Hai nghi vấn pháp lý chính trong cuộc điều tra sơ bộ là: (i) Mục 24 Xem vụ kiện dây thép Carbon từ Cộng Hòa Czech, Slovakia; Quyết định sơ bộ không áp thuế đối kháng, 49 Fed. Reg. 6,773 (Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ngày 23 tháng 2 năm 1984); vụ kiện dây thép Carbon từ Cộng Hòa Czechoslovakia; Quyết định cuối cùng không áp Thuế đối kháng, 49 Fed. Reg. 19,370 (Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ngày 7 tháng 5 năm 1984); Dây thép carbon từ Ba Lan; Quyết định sơ bộ không áp thuế đối kháng 49 Fed. Reg. 6,768 (Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 23 tháng 2 năm 1984); Dây thép carbon từ Ba Lan; Quyết định cuối cùng không áp thuế đối kháng, 49 Fed. Reg. 19,374 (Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ngày 7 tháng 5 năm 1984); Tất cả có thể tìm thấy tại website . 25 Xem vụ kiện dây thép Carbon từ Cộng Hòa Czech, Slovakia; Quyết định sơ bộ không áp thuế đối kháng, 49 Fed. Reg. 6,773 (Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ngày 23 tháng 2 năm 1984), trang 6,774 36 303 có được áp dụng cho các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường hay không? và ii) các hoạt động của chính phủ nước có nền kinh tế phi thị trường có mang tính chất “khuyến khích và hỗ trợ” như được định nghĩa trong Mục 303 không? Về nghi vấn thứ nhất, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sơ bộ cho rằng các nước có nền kinh tế phi thị trường vốn không được miễn trong luật về các biện pháp đối kháng. Quyết định cuối cùng giữ nguyên kết luận trước đó mà đã giải quyết một cách chính xác, dựa trên cách giải thích hẹp về mục 303 đó là tập trung vào đoạn quy định rằng luật chống trợ cấp có thể được áp dụng cho “bất cứ nước nào, quốc gia phụ thuộc, thuộc địa, tỉnh hoặc vùng chính trị của chính phủ”26. Về nghi vấn thứ hai, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã kết luận rằng “sự khuyến khích hay hỗ trợ” theo nghĩa của Mục 303 không thể được tìm thấy trong 2 vụ kiện này27. Trong khi phán quyết sơ bộ đã hạn chế quyết định đối với 2 vụ kiện thì quyết định cuối cùng đã xem xét lại vấn đề này trong bối cảnh tổng thể hơn28. Trong quá trình điều tra sơ bộ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã phân tích các chương trình của chính phủ nước xuất khẩu theo hai bước: i) Liệu những chương trình này có cấu thành một khoản trợ cấp trong một nền kinh tế thị trường không và ii) Liệu kết luận bước một đó có khác đối với nền kinh tế phi 26 Xem vụ kiện dây thép Carbon từ Cộng Hòa Czech, Slovakia; Quyết định cuối cùng không áp thuế đối kháng, 49 Fed. Reg. 19,370 (Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ngày 7 tháng 5 năm 1984) trang 19,371 27 Như trên 28 Xem ví dụ tại vụ kiện dây thép Carbon từ Ba Lan: Quyết định cuối cùng không áp Thuế đối kháng, 49 Fed. Reg. 19,370 (Bộ Thương mại Hoa Kỳ, ngày 7 tháng 5 năm 1984) trang 19,375 37 thị trường. Theo đó, cơ quan này trước tiên lập luận là hệ thống đa tỷ giá hối đoái, cơ chế lưu trữ ngoại hối, hệ số chuyển đổi mậu dịch đối với tỷ giá chính thức, các khoản miễn thuế và cơ chế ngang giá của Cộng Hòa Séc, Slovakia và Ba Lan không được coi là những khoản khuyến khích hay trợ cấp xét trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hay nền kinh tế phi thị trường29. Dựa trên cơ sở đó, DOC đã đưa ra quyết định sơ bộ rằng, trong khi Quốc hội thực chất không loại trừ các nước có nền kinh tế phi thị trường ra khỏi luật CVD nhưng những chương trình bị cáo buộc của chính phủ Cộng hòa Séc, Slovakia và Ba Lan không được xem là những khoản khuyến khích và hỗ trợ theo quy định Luật thuế đối kháng của Hoa Kỳ. Trong quá trình đi đến quyết định cuối cùng, DOC đã tìm thêm những cơ sở về mặt kinh tế và định nghĩa về sự tồn tại trợ cấp tại một nền kinh tế phi thị trường thông qua nhiều nguồn bao gồm Hướng dẫn của Quốc hội, nguồn học thuật và từ nguồn chính phủ Hoa Kỳ. DOC dựa trên quan điểm rằng các hoạt động của chính phủ ở một nước có nền kinh tế phi thị trường không thể coi là trợ cấp bởi vì trên định nghĩa trợ cấp là hành động bóp méo hoạt động của thị trường. DOC lập luận rằng do trên thực tế và lý thuyết thì không thể xác định được trợ cấp ở một nước có nền kinh tế phi thị trường mà trong đó nền kinh tế phụ thuộc vào kế hoạch hóa tập trung 29 Hệ số chuyển đổi mậu dịch đối với tỷ giá hối đoái chính thức và chương trình miễn thuế cho nguồn thu từ giao dịch nước ngoài là các chương trình của Cộng hòa Czechoslovakia trong khi cơ chế ngang giá được đưa ra bởi chính phủ Ba Lan 38 hơn là các lực lượng thị trường. DOC tóm tắt các vấn đề phương pháp luận mà DOC gặp phải trong các vụ kiện này như sau: “Chúng tôi tin rằng một khoản trợ cấp (hoặc khoản khuyến khích hay hỗ trợ) theo định nghĩa là bất cứ hành động nào bóp méo hoặc phá vỡ quá trình vận hành của thị trường và dẫn đến việc phân bổ sai nguồn lực Trong nền kinh tế phi thị trường, các nguồn lực không được phân phối bởi thị trường. Với các mức độ kiểm soát khác nhau, việc phân phối này được thực hiện theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Không có yếu tố thị trường, rõ ràng việc tìm kiếm sự phân bổ nguồn lực sai tạo thành trợ cấp là vô nghĩa. Không hề có cơ chế thị trường để có thể bóp méo hay làm sai lệch Đây là sự khác biệt cơ bản đó là trong một nền kinh tế phi thị trường, chính phủ không can thiệp vào hoạt động của thị trường mà thay thế vai trò của nó - điều này khiến chúng tôi đi đến kết luận rằng trợ cấp không có ý nghĩa ngoài bối cảnh của một nền kinh thị trường”30 Dựa trên lịch sử Luật thuế đối kháng và luật thương mại quốc tế chung, DOC kết luận rằng Quốc hội “chưa bao giờ đối mặt trực tiếp với vấn đề liệu luật thuế đối kháng có áp dụng cho các nước NME”31. Kể từ khi Quốc hội ban hành luật về các biện pháp đối kháng được áp dụng rộng rãi lần đầu tiên trong Chương 5 của Đạo luật thuế quan năm 1897, thuật ngữ pháp lý về “khoản khuyến khích hoặc hỗ trợ” vẫn 30 Xem chú thích 16 phía trên, tại trang 19.372 31 Xem chú thích trên, trang 19.373 39 gần như không thay đổi qua vài lần sửa đổi sau đó. Tầm quan trọng ngày càng tãng của hàng nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường đã không làm thay đổi tình trạng này và Quốc hội Hoa Kỳ đã không đưa ra hành động nào để điều chỉnh quan niệm về “khoản khuyến khích hoặc hỗ trợ” để giải quyết những vấn đề đặc biệt nổi lên từ việc nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường. Vào năm 1974 và sau đó là năm 1979, Quốc hội đã có những hành động để giải quyết vấn đề thông lệ thương mại không bình đẳng liên quan đến nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, phương án áp dụng luật các biện pháp đối kháng đối với các nền kinh tế phi thị trường chưa từng được đưa ra. Thay vào đó, Quốc hội quay sang hai biện pháp phòng vệ thương mại khác để đối phó với vấn đề này. Cụ thể là, trong Đạo luật Thương mại năm 1974, Quốc hội đã sửa đổi Mục 205 của Đạo luật chống bán phá giá để thiết lập những quy định điều chỉnh vấn đề cạnh tranh không lành mạnh từ các nước có nền kinh tế phi thị trường32. Mặt khác, Quốc hội cũng đã ban hành Mục 406, một quy định đặc biệt về “phá vỡ thị trường” trong Đạo luật Thương mại năm 1974, nhằm bảo vệ các ngành sản xuất Hoa Kỳ khỏi những thiệt hại thương mại gây nên bởi các nước cộng sản33. Tương tự, Quốc hội không sửa đổi bất cứ một điều khoản nào về các biện pháp đối kháng trong Đạo luật Hiệp định Thương mại năm 1979 mà trong đó Quốc hội đã xây dựng lại về cãn bản luật về các biện pháp đối kháng của Hoa 32 Xem khoản 773(c) của Bộ luật, Khoản 1677b(c) 19 USC (1982). 33 Xem khoản 2436 19 USC (1974) 40 Kỳ. Mặc dù Điều 15 của Đạo luật này là Đạo luật thi hành quy định về Đạo luật chống trợ cấp và bán phá giá của Hiệp định Thương mại và Thuế quan chung (GATT), rõ rằng cho phép điều chỉnh nhập khẩu không công bằng về giá từ các nước có nền kinh tế phi thị trường theo sự điều chỉnh của các quy định về thuế đối kháng và chống bán phá giá, nhưng Quốc hội vẫn giữ im lặng về vấn đề sử dụng các biện pháp đối kháng. Thay vào đó, Quốc hội ban hành lại điều khoản đặc biệt về chống bán phá giá điều chỉnh các vụ kiện liên quan đến các nước có nền kinh tế phi thị trường. Theo đó, trong một Báo cáo nghiên cứu trình Quốc hội, cơ quan Tổng kiểm toán Hoa Kỳ đã kết luận rằng việc xác định và phân loại trợ cấp trong nền kinh tế phi thị trường là điều xa vời34. Hướng dẫn mang tính học thuật cũng cho rằng luật đối kháng không thể áp dụng cho các nước có nền kinh tế phi thị trường. Cụ thể là, tiến sĩ John H. Barcelo III cho rằng “nếu một nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường có liên quan, hầu hết các phân tích được sử dụng cho đến nay đối với cả trợ cấp nội địa và trợ cấp xuất khẩu đều hoàn toàn không thể áp dụng Về mặt lý thuyết, bất cứ đơn hàng nào có thể được trợ cấp hay không trợ cấp, nhưng do không có điểm tham chiếu của thị trường nên việc nói như vậy là không có ý nghĩa 35.” 34 Xem Tổng kiểm toán, Báo cáo lên Quốc hội Hoa Kỳ: Luật và Quy định áp dụng cho việc nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường có thể được cải thiện (1981), 32 35 J. Barcelo, “Bản đề xuất và phân tích về thuế đối kháng và trợ cấp”, Chính sách và luật kinh doanh quốc tế 779, 850 (1977). Được trích dẫn trong chú thích 16 ở trên, tại trang 19,374. 41 Những lập luận này dẫn đến cuối cùng DOC kết luận rằng, về mặt luật pháp, Chương 303 không thể áp dụng cho các nước có nền kinh tế phi thị trường. Do DOC xác định Cộng hòa Séc, Slovakia và Ba Lan là các nước có nền kinh tế phi thị trường nên DOC đã công bố kết luận cuối cùng có hiệu lực từ ngày 7 tháng 5 năm 1984 về việc không áp dụng các biện pháp đối kháng đối với 2 nước trên. - Vụ việc Kali Clorua từ Cộng hòa dân chủ Đức và Liên bang Xô viết Vào ngày 30 tháng 3 năm 1984, ngay trước khi quyết định cuối cùng về các vụ kiện liên quan đến Cộng hòa Séc, Slovakia và Ba Lan được đưa ra, DOC nhận được đơn khiếu kiện từ Công ty hóa chất Amax, và Tổng công ty hóa chất Kerr-McFee, đại diện cho ngành công nghiệp sản xuất Kali Clorua Hoa Kỳ (sau đây gọi là “Potash”), cáo buộc Cộng hòa dân chủ Đức và Liên bang Xô viết trợ cấp bất hợp pháp. Tuy nhiên, dựa trên quyết định cuối cùng trong vụ kiện Dây thép carbon mà kết luận rằng các khoản khuyến khích hay hỗ trợ đề cập đến trong luật chống trợ cấp không thể xác định được ở các nước có nền kinh tế phi thị trường nên DOC đã không tiến hành điều tra và từ chối đơn kiện36. 36 Xem vụ kiện Kali Clorua xuất khẩu từ Cộng hòa dân chủ Đức, Hủy bỏ việc khởi kiện Điều tra thuế đối kháng và bác bỏ đơn kiện, 49 Fed. Reg. 23,428 (Bộ thương mại, ngày 6 tháng 6 năm 1984) và Potassium Clorua từ Liên Xô cũ; Hủy bỏ điều tra chống trợ cấp và bác bỏ đơn kiện, 49 Fed. Reg. 23,428 (Bộ thương mại, ngày 6 tháng 6 năm 1984) 42 b. Các quyết định của tòa án về việc không áp dụng Luật CVD đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường - Kết luận đảo ngược của Tòa Thương mại quốc tế Hoa Kỳ Sau khi những vụ kiện năm 1984 bị từ chối và có phán quyết phủ định về trợ cấp, các nguyên đơn trong ngành công nghiệp dây thép và Kali Clorua đã tìm đến Tòa Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (CIT) yêu cầu xem xét lại. CIT đã tập hợp các vụ kiện này và rà soát lại phán quyết của DOC mà trong đó kết luận rằng về mặt luật pháp, các khoản trợ cấp không thể xác định được tại các nước có nền kinh tế phi thị trường. CIT đã giữ nguyên kết luận rằng luật thuế đối kháng “điều chỉnh cả các nước có nền kinh tế phi thị trường bởi thực tế các khoản trợ cấp chính phủ mà là đối tượng điều chỉnh của luật này có thể được xác định trong các nền kinh tế phi thị trường cũng như nền kinh tế thị trường”37. Trong báo cáo chi tiết, CIT đã giải quyết từng vấn đề liên quan đến 4 cơ sở mà DOC đã dựa vào để đưa ra kết luận về việc không áp dụng điều tra chống trợ cấp đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường38. 37 Xem vụ kiện giữa công ty thép Continential và Hoa Kỳ, 9 C.I.T. 340, 614 F. Supp. 548 (30 July 1985). 38 Bốn cơ sở được ghi chi tiết trong mục ii) Diễn biến của Quyết định sơ bộ và cuối cùng trong mục b. năm 1984, thanh thép cacbon từ Cộng hoà Czechoslovakia và Ba Lan bao gồm: (a) quan điểm cho rằng trợ cấp không thể xác định ở các nước NME “bởi vì sự trợ cấp, theo định nghĩa, là hành động bóp mép hoạt động thị trường [tự do]; (b) ‘Sự im lặng’ của Quốc hội về vấn đề này và việc ưu tiên rõ ràng hơn các biện pháp phòng vệ thương mại khác; (c) sự nhất trí trong ý kiến học thuật về không áp 43 Trước hết, theo quan điểm của CIT, lập trường của DOC đã là một sự “tự mâu thuẫn”39. DOC dường như đã công nhận rằng phạm vi luật thuế đối kháng điều chỉnh “bất cứ một quốc gia nào” và bản thân luật không cho phép sự miễn trừ cho bất cứ một đối tượng chính trị nào. Tuy nhiên, DOC đã tiếp tục hướng đến giải quyết “vấn đề phạm vi điều chỉnh bổ sung”, cụ thể là, liệu các chương trình của chính phủ các nước có nền kinh tế phi thị trường có thể được coi là một “khoản khuyến khích hay hỗ trợ” theo định nghĩa của luật này hay không. Theo CIT, nếu như đây thực sự là vấn đề về “phạm vi điều chỉnh” thì việc không đáp ứng được các tiêu chí thực sự sẽ tương đương với việc miễn trừ khỏi luật chống trợ cấp, và sẽ mâu thuẫn với tuyên bố trước đó rằng luật này điều chỉnh “bất kỳ quốc gia nào”40. Tòa nhấn mạnh rằng ý định pháp lý thiếu rõ ràng trái ngược với ngôn ngữ của luật “thông thường phải được xem là mang tính kết luận”, do đó quy định rằng Mục 303 hoàn toàn không liên quan đến các hình thái của một nền kinh tế và các nước NMEs không thể được miễn trừ khỏi sự điều chỉnh của luật thuế chống trợ cấp41. Hơn thế, CIT bổ sung thêm rằng việc sử dụng ngôn dụng luật thuế đối kháng với các nước có nền kinh tế phi thị trường và d) sự tuỳ ý của ITA trong việc xác định sự tồn tại của trợ cấp 39 Xem chú thích 27 trên, trang 342 40 Như trên, trang 342-343. 41 Như trên, trang 344. Việc thảo luận them về quyết định của toà án, xem Congressional Research Service, Pháp lệnh về phòng vệ thương mại: Ấp dụng thuế đối kháng với các nước có nền kinh tế phi thị trường Trade Remedy Legislation: Applying Countervailing Action to Nonmarket Economy Countries (31/ 01/ 2008), trang 9 44 ngữ hàm ý rộng nhất có thể “rõ ràng bao hàm càng nhiều hành động mang tính lợi ích càng tốt”42. Thứ hai, bác bỏ sự ưu tiên của Quốc hội dành cho các biện pháp phòng vệ khác, CIT đã kết luận rằng Mục 406 của Đạo luật Thương mại năm 1947 được ban hành là một biện pháp phòng vệ riêng áp dụng trong trường hợp cụ thể43. Do đó, bản chất đặc biệt của luật thuế chống trợ cấp sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự tồn tại của các biện pháp phòng vệ thay thế. Hơn nữa, CIT chỉ ra rằng Điều 15 của Đạo luật về Hiệp định Thương mại năm 1979, “rõ rằng cho phép [Hoa Kỳ] được lựa chọn việc sử dụng luật chống trợ cấp hoặc chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ một nước có nền kinh tế bị kiểm soát bởi chính phủ” và Quốc hội đã được thông báo rằng các nước NME đã tham gia vào việc chuẩn bị soạn thảo Đạo luật này44. Thứ ba, CIT cho rằng quan điểm của giới nghiên cứu kinh tế về việc chính phủ các nước có nền kinh tế phi thị trường “không thể chỉ ra được cái gì được cho là khoản ưu đãi đối với sản xuất hay xuất khẩu một hàng hóa cụ thể” là không thuyết phục và khẳng định quan điểm như vậy “vi phạm lẽ thông thường” và “mâu thuẫn với ý chí xây dựng luật45”. 42 Xem chú thích 27 trên, trang 344 43 Xem chú thích 23. Phần này, cụ thể là điều khoản về phòng vệ, được thông qua để bảo vệ ngành công nghiệp nội địa khỏi thiệt hại gây ra bởi sự tang lên đột ngột của hàng nhập khẩu từ các nước xã hội chủ nghĩa 44 Xem chú thích 27, trang 349. 45 Như trên, trang 348. 45 CIT không phản đối quyền tùy nghi suy xét một cách rộng rãi của DOC trong việc xác định khả năng áp dụng luật thuế đối kháng cho các nước có nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, CIT chỉ trích rằng thay vì đưa ra một “đối tượng lý thuyết, vĩ mô” cho luật và đã phá vỡ một phần quan trọng của mục đích thực tế của mình để “duy trì bảo hộ hiệu quả lợi ích trong nước từ việc trợ cấp của nước ngoài” DOC nên tập trung “thúc đẩy thực thi luật với phạm vi thẩm quyền và khả năng cao nhất của cơ quan có thẩm quyền”46 Tất cả những xem xét trên dẫn đến ngày 30 tháng 7 năm 1985, CIT kết luận rằng quyết định của DOC trái ngược với luật pháp và đảo ngược kết luận vụ kiện dây thép Cacrbon năm 198447. - Quyết định đảo ngược của Tòa Phúc thẩm Liên bang Hoa Kỳ DOC đã kháng cáo phán quyết của CIT lên Tòa Phúc thẩm Liên bang48. Mặc dù Tòa Phúc thẩm đã bãi bỏ phán quyết của CIT dựa trên những sai sót về qui trình khởi kiện của nguyên đơn nhưng Tòa tiếp tục kết luận rằng trợ cấp là một hiện tượng thị trường49. Tòa Phúc thẩm giải thích rằng 46 Như trên, trang 347 47 Như trên, trang 351 48 Xem vụ kiện Công ty thép Continential với Hoa Kỳ, 801 F.2d. 1,308 (18/9/1986). 49 Tòa Phúc thẩm giữ nguyên kết luận rằng các công ty thép đã không viện dẫn quyền hạn của Tòa Thương mại quốc tế Hoa Kỳ khi họ gửi thư khiếu nại không đóng đủ cước phí trong vòng 30 ngày gửi giấy triệu tập và sau đó đã gửi lại nhưng ngoài thời hạn cho phép. Vụ Thép Georgetown đã khẳng định rằng điều kiện tiên quyết để viện dẫn pháp lý của CIT là việc nộp giấy triệu tập trong vòng 30 ngày kể từ sau khi ban hành quyết 46 trợ cấp của chính phủ các nước có nền kinh tế thị trường là phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nước đó chứ không phải vì mục đích cạnh tranh không công bằng với thị trường nước ngoài. Do đó, Tòa cho rằng luật chống trợ cấp của Hoa Kỳ không nên có ý định áp dụng cho những hoạt động đó của các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường. Như vậy, có thể cho rằng, quyết định trong vụ Thép Georgetown không dựa trên cơ sở giả định rằng một khoản trợ cấp không thể tồn tại ở một nền kinh tế phi thị trường mà dựa trên lý giải rằng nước có nền kinh tế phi thị trường không có ý định “cạnh tranh không lành mạnh” thông qua việc cấp trợ cấp50. Tòa Phúc thẩm cũng đã rà soát lại chi tiết lịch sử pháp lý và sự phát triển của các quy định luật phòng vệ thương mại định không áp dụng thuế đối kháng, và CIT với quyền hạn của mình theo quy định 6(b) để từ chối thời hạn 30 ngày nộp đơn. Tuy nhiên Tòa Phúc thẩm đã bác bỏ lập luận của phía Georgetown steel dựa trên ngôn ngữ tại Mục 1516a(a)(2)(A) trong đó yêu cầu cả việc đệ trình giấy triệu tập và đơn khiếu nại đúng thời hạn và lịch sử tư pháp của quy định. 50 Xem Egge, trích dẫn 13. Trong phân tích của tác giả, Egge tóm tắt hai trường phái tư tưởng phản ánh trong vụ việc thép Georgetown liên quan đến việc có thể áp dụng thuế đối kháng đối với nền kinh tế phi thị trường. Ý kiến này trước đó cũng đã được thảo luận trong bài “Thương mại nền kinh tế phi thị trường và Luật thuế Chống bán phá giá/Thuế đối kháng của Hoa Kỳ” của Gary Horlick và Shannon Shuman, 18 Int’l L. 807 (1944), 829. Sự khác biệt cơ bản giữa hai hướng tiếp cận là quan điểm khác nhau về vấn đề định nghĩa pháp lý và mục đích của một khoản trợ cấp có thể đối kháng. Trường phái thứ nhất định nghĩa một khoản trợ cấp có thể đối kháng liên quan đến sự bóp méo thị trường và do đó cho rằng mục đích của luật thuế đối kháng là sửa lại thị trường. Egge giải thích rằng quyết định của Tòa Phúc thẩm phù hợp với quan điểm này. Trong khi đó trường phái thứ hai định nghĩa một khoản trợ cấp có thể đối kháng liên quan đến mặt ưu đãi do đó nhìn nhận mục tiêu của Luật thuế đối kháng theo quan điểm là công cụ bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Tư tưởng này được mô tả bởi ý kiến của thẩm phán Watson trong phán quyết của CIT 47 có liên quan. Tòa Phúc thẩm coi kết luận của CIT trong Đạo luật năm 1979 về “cách hiểu rõ ràng từ Quốc hội rằng luật thuế đối kháng điều chỉnh cả các nước có nền kinh tế phi thị trường” là một “sự không nhất quán về lý lẽ” đồng thời cho rằng quyết định của CIT là “không phù hợp với phân tích [của Tòa Phúc thẩm] về cách hiểu và mục tiêu của Quốc hội trong việc ban hành các điều khoản trong các Đạo luật năm 1974 và 1979 giải quyết việc áp dụng luật thuế chống bán phá giá đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường51”. Tòa Phúc thẩm cho rằng Quốc hội đã quyết định biện pháp phù hợp để bảo vệ các ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ trước việc các nước có nền kinh tế phi thị trường xuất khẩu sang Hoa Kỳ với giá thấp bất hợp lý thông qua luật thuế chống bán phá giá, và do đó “tùy thuộc vào Quốc hội để đưa ra những biện pháp phòng vệ bổ sung mà cho là phù hợp”52. Tòa Phúc thẩm đưa ra phán quyết dựa theo tiền lệ “công nhận cơ quan thi hành luật đối kháng (tức là DOC) có quyền tùy nghi rõ ràng trong việc quyết định sự tồn tại của “khoản khuyến khích” hay “hỗ trợ” theo luật này”53. Tóm lại, ngày 18/09/1986, Tòa Phúc thẩm đã đảo ngược kết luận của CIT và lặp lại quyết định ban đầu của DOC, do đó khẳng định rằng DOC có thể không áp dụng luật thuế đối kháng đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường54. Tòa Phúc thẩm cũng bác bỏ lệnh của CIT ở chừng 51 Xem chú thích 38 trang 1317 52 Như trên, trang 1318 53 Như trên 54 Như trên 48 mực là Tòa Phúc thẩm đã không xét đến kết luận của DOC trong vụ Kali clorua.55 c. Thay đổi chính sách về áp dụng CVD đối với Trung Quốc - Sự đảo ngược kết luận của Bộ Thương mại Ngày 27 tháng 11 năm 2006, DOC đã thông báo khởi xướng điều chống trợ cấp đối với giấy tráng nhập khẩu từ Trung Quốc (CFSP). Đây là cuộc điều tra chống trợ cấp đầu tiên liên quan đến Trung Quốc kể từ năm 1991.56 Trong khoảng thời gian đó, đã có một vài thay đổi quy định quan trọng. Những quy định về CVD trong vụ kiện thép Geogetown chịu sự điều chỉnh của điều 1303 của Chương 19 USC, dựa trên Mục 303 của Đạo luật Thuế quan 55 Như trên 56 Kể từ khi có kết luận về vụ kiện dây thép và Kali clorua, DOC đã không tiến hành điều tra bất kỳ vụ chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu bị cáo buộc trợ cấp từ các nước NMEs trừ 1 ngoại lệ đặc biệt. Ngày 13 tháng 11 năm 1991, DOC đã khởi xướng điều tra chống trợ cấp mặt hàng “quạt trần và quạt để bàn” nhập khẩu từ Trung Quốc. Các nguyên đơn khiếu kiện rằng trong khi Trung Quốc là một nước NME, ngành công nghiệp sản xuất quạt nước này về bản chất hoạt động theo các quy luật thị trường và luật các biện pháp đối kháng nên được áp dụng trong trường hợp này”. Tuy nhiên, trong quyết định cuối cùng của mình, DOC tuyên bố rằng “giá của một số loại nguyên liệu đầu vào quan trọng của sản phẩm này không thể xác định theo giá thị trường” và DOC đã ra quyết định không áp dụng biện pháp đối kháng. Xem Quyết định cuối cùng không áp dụng thuế chống trợ cấp: Mặt hàng quạt trần và quạt bàn từ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Công báo Liên bang 57 Fed. Reg. 24,018 (Bộ Thương mại, ngày 5 tháng 6 năm 2002). 49 Hoa Kỳ năm 1930. Việc thực thi luật chống trợ cấp hiện tại lại được điều chỉnh theo điều 1677 của Chương 19 USC chỉnh sửa dựa trên Đạo luật về Hiệp định vòng Uruguay năm 199557. Những quy định về biện pháp đối kháng hiện tại cụ thể và chi tiết hơn so với trước đó, bởi nó kết hợp chặt chẽ với Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Việc khởi xướng điều tra buộc DOC phải rà soát lại chính sách có từ lâu đời của Hoa Kỳ về việc không áp dụng luật các biện pháp đối kháng cho các nước NMEs, như Trung Quốc58. Vào ngày 15 tháng 12 năm 2006, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã xác định sơ bộ rằng “ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ bị thiệt hại đáng kể hay đe dọa thiệt hại đáng kể là có căn cứ hợp lý” do hàng hóa nhập khẩu bị cáo buộc có trợ cấp từ Trung Quốc nên đã chuyển vụ việc trở lại để DOC tiếp tục ban hành quyết định sơ bộ. Trong cùng ngày, DOC đã ban hành thông báo yêu cầu bình luận về khả 57 Dana Watts, Công bằng là công bằng: Tại sao Quốc hội nên sửa đổi luật thuế đối kháng và chống bán phá giá của Hoa Kỳ để tránh “việc áp dụng kép các biện pháp phòng vệ” 1(1) Luật Thương mại và Phát triển145, 155 (2009). 58 DOC đã xếp trung Quốc là 1 nước có nền kinh tế phi thị trường từ năm 1981. Xem Quyết định cuối cùng về việc bán hàng thấp hơn giá trị thông thường: Tinh dầu bạc hà tự nhiên từ Trung Quốc, Công báo Liên bang 46 Fed. Reg. 24,614 (DOC, ngày 1 tháng 5 năm 1981). DOC đã lặp lại quyết định của mình trong cuộc điều tra giấy kẻ dòng từ Trung Quốc. Xem bản ghi nhớ “Vị thế của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với tư cách là một nền kinh tế phi thị trường” (15 tháng 5 năm 2006). Cơ quan chức năng đã thực hiện một phân tích toàn diện hơn về vấn đề điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm Giấy kẻ từ Trung Quốc. Xem Bản ghi nhớ, Vị thế của Trung Quốc với tư cách là một nền kinh tế phi thị trường (30 tháng 8 năm 2006) 50 năng áp dụng luật các biện pháp đối kháng đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc59. Ngày 9 tháng 4 năm 2007, DOC thông báo quyết định sơ bộ của cuộc điều tra khẳng định có trợ cấp60. Quyết định này dựa sơ bộ trên phân tích của DOC vào tháng 3 năm 2007, trong đó thảo luận chi tiết về “sự khác biệt cơ bản” trong các nền kinh tế ở vụ thép Georgetown và nền kinh tế của Trung Quốc hiện nay61. Dựa trên những diễn tiến mới này, DOC kết luận rằng DOC “tin rằng có thể xác định được liệu chính phủ Trung Quốc có mang lại bất kỳ khoản lợi ích nào cho một nhà sản xuất hay không (tức là khoản trợ cấp có thể xác định và định lượng) và liệu có những lợi ích cụ thể nào nhờ trợ 59 Xem Áp dụng thuế đối kháng đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc: yêu cầu bình luận, Công báo Liên bang 71 Fed. Reg. 75,507 (DOC 15/12/2006). Tất cả các vấn đề được đưa ra trong các bản vắn tắt lập luận và các bản vắn tắt phản đối của các bên đối với cuộc điều tra này được nêu trong Biên bản ghi nhớ các kết luận gửi Stephen J. Claeys, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý nhập khẩu, gửi David M. Spooner, Vụ trưởng Vụ quản lý nhập khẩu. Xem DOC, biên bản ghi nhớ quyết định và các vấn đề trong quyết định cuối cùng về cuộc điều tra đối kháng giấy không phủ nhập khẩu từ Trung Quốc (17/10/2007). 60 Xem vụ kiện giấy không phủ từ Trung Quốc: Sửa đổi quyết định sơ bộ về thuế đối kháng, Công báo Liên bang 72 Fed. Reg. 17,484 (DOC, 9/4/2007). 61 Phân tích này diễn giải chi tiết sự khác biệt đáng kể của nền kinh tế Trung Quốc so với hệ thống kinh tế Xô Viết cũ trong vụ việc Thép Georgetown về mặt tiền lương, giá cả, tiếp cận nguồn ngoại hối, quyền sở hữu tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, các quyền kinh doanh của nước ngoài và phân bổ các nguồn lực tài chính. Xem chi tiết tại Biên bản ghi nhớ của DOC về Điều tra thuế đối kháng đối với giấy không phủ từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – Liệu các yếu tố mang tính phân tích trong ý kiến từ vụ việc Thép Georgetown có thể áp dụng đối với nền kinh tế hiện nay của Trung Quốc hay không (ngày 29 tháng 3 năm 2007). 51 cấp đó không”62. DOC khẳng định cách tiếp cận của DOC trong vụ kiện thép Georgetown là không phù hợp với cuộc điều tra hiện tại và sẽ không ngăn cản việc áp dụng thuế đối kháng đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ước tính sơ bộ về thuế đối kháng thuần là từ 10.9% đến 20.35%63. Trong giai đoạn điều tra tiếp theo, DOC đã áp dụng mức thuế đối kháng cuối cùng với mức trợ cấp thuần có thể đối kháng từ 7.40% đến 44.25%64. Tuy nhiên, ngày 7 tháng 12 năm 2007, ITC đã thông báo kết luận không tồn tại thiệt hại trong cả vụ điều tra chống bán phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm giấy CFSP từ Trung Quốc65. Do ITC đưa ra quyết định này nên vụ việc đã bị huỷ và tất cả các khoản thuế ước tính đã được nộp tiền đặt cọc hoặc bảo đảm theo kết luận của DOC đã được hoàn trả hoặc hủy bỏ. Tuy nhiên, tầm quan trọng của vụ kiện này là việc DOC đảo ngược chính sách từ lâu đời về việc không áp dụng thuế đối kháng với các nước có nền kinh tế phi thị trường của 62 Như trên 63 Xem chú thích 7 64 Mức trợ cấp ròng 7,40% áp đụng đối với công ty Gold East Paper Co,. Ltd và mức thuế còn lại (all-others” 44,25% áp đối với công ty Shandong Chenming Paper Holdings Ltd. Mức thuế cao đối với công ty Shandong được giải thích bởi việc áp dụng dữ liệu sẵn có bất lợi (AFA) trong quyết định cuối cùng do công ty Shandong Chenming đã không trả lời đầy đủ bản câu hỏi của DOC. Xem Vụ việc Giấy không phủ từ Trung Quốc: Quyết định cuối cùng về việc áp thuế đối kháng, Công báo Liên bang 72 Fed. Reg. 60,645 (Bộ Thương mại, ngày 25 tháng 10 năm 2007) và tóm tắt quyết định tại chú thích thêm 62 65 ITC, Giấy không phủ từ Trung Quốc, Indonesia và Hàn Quốc (cuối cùng), công bố số 3695 (tháng 12 năm 2007) 52 mình và nay sẽ áp dụng thuế này đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc bị cáo buộc trợ cấp. - Quyết định của Toà Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (CIT) Thông qua những quyết định về vụ sản phẩm CFSP từ Trung Quốc, DOC đã đảo ngược thông lệ từ lâu đời của mình về việc miễn trừ áp dụng thuế đối kháng cho các nước có nền kinh tế phi thị trường do những khó khăn vốn có khi xác định và định lượng các khoản trợ cấp từ một thị trường bị nhà nước bóp méo. Sự thay đổi trong chính sách đã có trong hơn 2 thập kỷ đã không diễn ra suôn sẻ. Sự tranh cãi đã xuất hiện xung quanh việc sửa đổi này. Ví dụ, hơn 47 bản bình luận, đại diện cho hơn 50 ngành công nghiệp và nhà sản xuất đã được nộp để phản ứng lại thông báo của DOC đề nghị việc công chúng bình luận về khả năng áp dụng thuế đối kháng với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc66. Mặc dù chính sách mới được thông qua và được thực hiện mạnh mẽ nhưng cuộc tranh cãi vẫn chưa kết thúc. Trong tất cả các bản ghi nhớ liên quan đến quyết định về lệnh áp thuế đối kháng đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc đều có ít nhất một ý kiến phản bác về thẩm quyền áp thuế đối kháng của DOC đối với Trung Quốc67. 66 Xem Yêu cầu bình luận của chú thích 49 và “Việc áp dụng Luật thuế đối kháng đối với hàng nhập khẩu từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bình luận nhận ngày 15 tháng 1 năm 2007 (cập nhật: ngày 30 tháng 1 năm 2007)” đăng tải tại<http:ia.ita.doc.gov/download/prc-cvd/cmts- 011507/prc-cvd-comts-index.html>. Trong số 47 bình luận có 8 bình luận phản đổi trong đó 39 bình luận ủng hộ việc thay đổi chính sách. 67 Xem DOC, Các vấn đề và biên bản quyết định áp dụng thuế đối kháng cuối cùng: Một số lốp OTR dùng hơi bơm từ Cộng hòa Nhân dân Trung 53 Mặc dù các nhà nhập khẩu và bị đơn phản đối mạnh mẽ, DOC vẫn giữ nguyên lập trường rất kiên quyết của mình. Nhắc đến các điều khoản quy định về “quốc gia” trong Mục 701(a), 771(5) và (5a) của Đạo luật, DOC cho rằng không có giới hạn về thẩm quyền của DOC trong việc xác định trợ cấp chỉ từ nước có nền kinh tế thị trường. DOC cũng hướng sự quan tâm đến vụ kiện dây thép Carbon năm 1984 và các phán quyết trong vụ thép Georgetown của Tòa Phúc thẩm Liên bang theo đó công nhận DOC có “quyền tuỳ nghi rộng rãi” trong việc đưa ra quyết định liệu có áp dụng luật thuế đối kháng hay không đối với nước có nền kinh tế phi thị trường. Mặt khác, các nhà sản xuất giấy Trung Quốc cũng đã khởi kiện lên CIT để ra lệnh cấm DOC điều tra với lập luận rằng Toà Phúc thẩm rõ ràng đã quyết định cấm áp dụng thuế đối kháng với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên CIT đã tái khẳng định “quyền tuỳ nghi rộng rãi” của DOC và cho rằng những quyết định trước đó của DOC là hợp lý dựa trên những thực tế của Hoa (ngày 7 tháng 7 năm 2008). Phân tích các bình luận bao gồm “việc áp dụng luật thuế đối kháng đối với các nền kinh tế phi thị trường bao gồm cả Trung Quốc và “việc áp dụng Luật thuế đối kháng đối với Trung Quốc là không phù hợp với Đạo luật thủ tục hành chính APA)”. Bắt đầu từ cuối năm 2008, bình luận về khả năng áp dụng thuế CVD của DOC đối với Trung Quốc bắt đầu tập trung vào thẩm quyền pháp lý của DOC trong việc áp dụng luật thuế đối kháng đối với Trung Quốc trong khi vẫn đối xử Trung Quốc là một nền kinh tế phi thị trường trong các cuộc điều tra chống bán phá giá song song. 54 vụ kiện chứ không phải dựa trên lý lẽ về sự miễn trừ trong luật đối với nền kinh tế phi thị trường68. DOC đã lập luận rằng một số hành động của Quốc hội đã cho thấy sự chấp thuận rằng luật thuế đối kháng có thể áp dụng với Trung Quốc. Ví dụ, Quốc hội cấp ngân sách cho DOC để “giám sát việc tuân thủ thực thi những cam kết của Trung Quốc trong WTO, hỗ trợ các nhà đàm phán Hoa Kỳ trong các phiên đàm phán đang diễn ra tại WTO và bảo vệ các biện pháp thuế đối kháng và chống bán phá giá của Hoa Kỳ liên quan đến các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc69”. Quốc hội cũng đã phê duyệt Hiệp định song phương Hoa Kỳ - Trung Quốc “liên quan đến thời gian gia nhập WTO thực sự của Trung Quốc” và yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ “kiểm soát hiệu quả và thi hành những quyền này” theo hiệp định70. - Quyết định của Toà Phúc thẩm Liên bang Toà Phúc thẩm Liên bang Hoa Kỳ (CAFC) đã bác bỏ việc DOC áp dụng biện pháp đối kháng với các nền kinh tế phi thị trường. Trong phán quyết ngày 19 tháng 12 năm 2011 của tòa về vụ GPX International tire corp v Hoa Kỳ, 68 Xem “chính phủ Trung Quốc và Hoa Kỳ, 483 F. Supp. 2d 1282 (29/03/ 2007). Toà tuyên bố “Toà án vụ thép Georgetown chỉ khẳng định lại quyết định của Bộ Thương mại không áp thuế đối kháng đối với các NME trong vụ việc cụ thể này và công nhận việc tiếp tục “quyền tùy nghi rộng rãi” của cơ quan này trong việc xác định liệu có áp dụng luật CVD hay không cho các nền kinh tế phi thị trường” 69 Xem 22 USC. § 6943(a)(1). 70 Xem 22 USC. § 6901(8), 6941(5) 55 CAFC đã bác bỏ cáo buộc của DOC về quyết định của CIT cấm áp dụng thuế đối kháng với hàng xuất khẩu của Trung Quốc – trong vụ này là lốp xe địa hình. CAFC không chỉ khẳng định kết luận của CIT mà còn đưa ra quyết định mạnh mẽ hơn về việc cấm áp thuế chống trợ cấp đối với các nền kinh tế phi thị trường. CAFC giải thích rằng Quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn quy định pháp lý và hành chính về việc cấm các biện pháp đối kháng trong các quy định ban hành sau này. CAFC quyết định về cơ bản rằng Quốc hội Hoa Kỳ đã “phê chuẩn” việc cấm sử dụng thuế đối kháng trong vụ Thép Georgetown đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường do theo lịch sử luật pháp của các luật thương mại thông qua năm 1988 và 1994 cho thấy rằng Quốc hội (i) biết rõ rằng quyết định của CAFC cấu thành “luật hiện thời”; và (ii) không mong muốn thay đổi “luật hiện thời” này để áp dụng thuế đối kháng đối với các nền kinh tế phi thị trường. Hơn thế, CAFC gợi ý rằng DOC, nếu tin rằng luật này cần được thay đổi thì cách tiếp cận thích hợp là tìm kiếm sự thay đổi trong pháp luật. Quyết định của CAFC đồng nghĩa với việc DOC không thể duy trì chính sách hiện tại để áp thuế CVD đơn giản thông qua sửa đổi phương pháp tính toán của mình. Trong khi kết luận của CIT hạn chế ở mặt nào đó do chỉ áp dụng đối với phương pháp tính của DOC khi áp đồng thời thuế đối kháng và chống bán phá giá thì CAFC quy định rằng, theo pháp luật Hoa Kỳ hiện tại, các khoản thanh toán của chính phủ không thể được xem là “trợ cấp” trong bối cảnh các nước có nền kinh tế phi thị trường, và do đó luật thuế đối kháng không áp dụng cho các nước có nền kinh tế 56 phi thị trường. Nói cách khác, CAFC thực chất quyết định bản thân luật đó không thể áp dụng cho các nền kinh tế phi thị trường như ở Trung Quốc và Việt Nam. DOC đã kháng cáo vấn đề này lên Toà Tối cao Hoa Kỳ. - Những thách thức tiếp theo: xung đột với quy định trong Hiến pháp Tháng 3 năm 2012, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật mới để huỷ bỏ quyết định của CAFC71. Nếu quyết định của CAFC giữ nguyên hiệu lực, DOC sẽ phải huỷ bỏ 23 lệnh áp thuế đối kháng hiện tại đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc và 1 lệnh áp thuế đối kháng đối với hàng Việt Nam bên cạnh 6 vụ điều tra đang tiến hành đối với hàng Việt Nam và Trung Quốc. Hơn thế, quyết định này cũng dẫn đến việc có thể phải hoàn trả các khoản thuế đã thu. Quy định mới này, HR 4105, đảm bảo rằng 24 lệnh áp thuế hiện tại và 6 cuộc điều tra đang treo đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiếp tục có hiệu lực. Cụ thể hơn, quy định HR 4105 áp dụng hồi tố với tất cả các cuộc điều tra trợ cấp và lệnh áp thuế được tiến hành mà chưa có thẩm quyền pháp lý, tuy nhiên chỉ cho phép xem xét vấn đề “áp dụng kép các biện pháp phòng vệ” (đánh trùng thuế) trong tương lai. Và về vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ, luật pháp Hoa Kỳ đã đặt gánh nặng rất khó khăn lên các nhà xuất khẩu nước ngoài để chứng minh rằng việc đánh trùng thuế tồn tại và không cung cấp những hướng 71 H.R. 4105 để áp dụng các điều khoản thuế đối kháng trong Đạo luật thuế hải quan năm 1930 với các nước có nền kinh tế phi thị trường, và cho các mục đích khác (Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 112) 57 dẫn làm thế nào để tính lại thuế đối kháng. Một điểm khác nữa đáng chú ý là quy định này sẽ làm mất hiệu lực bất cứ những khiếu kiện hợp pháp nào đối với việc áp dụng thuế đối kháng trước đó dù là không hợp pháp đối với các nền kinh tế phi thị trường. Bởi vì các điều khoản về áp dụng kép các biện pháp phòng vệ trong quy định này chỉ áp dụng từ ngày dự luật trở thành luật, chúng sẽ không có hiệu lực đối với các vụ kiện trước đó liên quan đến vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ. Ngoài ra, luật này quy định rằng DOC phải giải quyết vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ khi (i) các nhà xuất khẩu nước ngoài chứng minh được (theo tóm tắt dự luật) rằng trợ cấp đang bị cáo buộc làm hạ giá bán sản phẩm nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ; và (ii) DOC xác định rằng có thể “ước tính một cách hợp lý” ở một chừng mực nào đó khoản trợ cấp đã ảnh hưởng đến thuế chống bán phá giá trên cùng một sản phẩm. Tuy nhiên, gánh nặng này cao đến mức vô lý và do đó khiến cho các quy định này hầu như không sử dụng được để giải quyết vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ. Ngày 17 tháng 8 năm 2012, các nguyên đơn trong vụ kiện GPX Int’l Tire Corp đã nộp bản đệ trình lên CIT lập luận rằng luật tháng 3 năm 2012 là vi hiến. 3.1.2 Tính thống nhất trong hệ thống WTO Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đã kiện ra WTO với lập luận rằng Hoa Kỳ đã không có biện pháp nào để tránh việc áp dụng kép các biện pháp phòng vệ do việc áp dụng cả hai biện pháp thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá đối 58 với nền kinh tế phi thị trường là trái với các quy định trong Hiệp định AD và SCM bởi trong WTO mà giới hạn mức thuế ở “mức phù hợp” cũng như trái với điều khoản về Đối xử Tối huệ quốc (MFN) tại Điều 1 của GATT. Cần lưu ý rằng DOC luôn luôn thực hiện việc bù trừ đối với mức thuế đối kháng trong khi tính biên độ phá giá đối với các nước có nền kinh tế thị trường. Vụ kiện đầu tiên đưa ra vấn đề này liên quan đến quyết định đầu tiên của DOC áp thuế đối kháng đối với hàng xuất khẩu Trung Quốc. Tuy nhiên, vụ việc này đã kết thúc bởi ITC đã quyết định là không có thiệt hại72. Tháng 9 năm 2008, Trung Quốc lại cáo buộc cùng vấn đề liên quan đến 4 vụ áp thuế đối kháng cùng với thuế chống bán phá giá73. Ban Hội thẩm trong vụ việc Hoa Kỳ - AD/CVD đối với Trung Quốc đã công nhận rằng việc áp dụng đồng thời thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng theo phương pháp tính phi thị trường của Hoa Kỳ đã tạo nguy cơ áp dụng kép các biện pháp phòng vệ (double remedies)74. Do đó vấn đề pháp lý chính ở đây là liệu việc áp dụng kép các biện pháp phòng vệ này là có phù hợp với các Hiệp định của WTO hay không, cụ thể là Điều 19.3 và 19.4 của Hiệp định SCM và Điều I:1 của GATT. 72 Hoa Kỳ - Quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá và Thuế đối kháng đối với giấy không tráng từ Trung Quốc, WT/DS368/1 (ngày 18 tháng 9 năm 2007) 73 Hoa Kỳ - Quyết định cuối cùng thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp đối với một số sản phẩm từ Trung Quốc – Yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm bởi Trung Quốc, WT/DS379/2 (ngày 12 tháng 12 năm 2008) (dưới đây được gọi là “Hoa Kỳ - AD/CVD đối với Trung Quốc” 74 WTO, WT/DS379/R, các đoan.14.69-14.70. 59 Một tiến triển khác tương ứng đó là Mục 15 trong Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc trong đó cho phép áp dụng thuế CVD đối với Trung Quốc75. Mặc dù Mục 15 không trực tiếp ghi nhận liệu áp dụng kép các biện pháp phòng vệ có được cho phép mà không có hạn chế nào hay không nhưng Chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận rằng “Nghị định thư gia nhập của Trung Quốc cho phép áp dụng đồng thời thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng tính toán theo phương pháp phi thị trường”76. Liên quan đến các điều khoản chi tiết, Ban Hội thẩm đã bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc liên quan đến cơ sở quy định rằng Điều 19.3 và 19.4 của Hiệp định SCM không giải quyết vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ. Ban Hội thẩm kết luận rằng Điều 19.4 quy định một sự hạn chế về mức thuế đối kháng chỉ phụ thuộc vào “mức trợ cấp được xác định sử dụng” và do đó mức thuế chống bán phá giá cho dù đã được bù trừ cũng không có ảnh hưởng đến sự tồn tại của trợ cấp77. Do phương pháp tính toán biên độ phá giá áp dụng đối với nền kinh tế phi thị trường không ảnh hưởng đến sự tồn tại của khoản trợ cấp nên phương pháp đó không tác động đến “tính phù hợp” của thuế đối kháng quy định tại điều 19.3 78. Trung Quốc cũng lập luận rằng Hoa Kỳ đã vi phạm quy tắc Đối xử Tối huệ quốc quy định tại Điều I:1 của GATT do đã không tránh việc áp dụng kép các biện pháp phòng vệ đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước có nền kinh tế 75 WTO, WT/L/432 (ngày 23 tháng 11 năm 2001). 76 WTO, WT/DS379/R, footnote 1028. 77 Như trên, Đoạn.14.115. 78 Như trên, đoạn.14.128. 60 thị trường. Ban Hội thẩm kết luận rằng Trung Quốc đã không xác định được sự tồn tại “lợi thế, ưu đãi, đặc quyền, hay miễn trừ” bởi vì, trên thực tế, Trung Quốc đã không chứng minh được rằng DOC tiếp tục duy trì chính sách hoặc thông lệ nhất quán về việc áp dụng tất cả các bước cần thiết nhằm tránh việc áp dụng kép các biện pháp phòng vệ trong những trường hợp mà có nguy cơ xảy ra79. Dựa trên cơ sở ban đầu của kết luận này, Ban Hội thẩm đã bác bỏ những cáo buộc tương tự khác. Kết luận của Ban Hội thẩm về vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ trong vụ việc Hoa Kỳ - AD/CVD đối với Trung Quốc cho thấy rằng các khiếu kiện pháp lý mà Trung Quốc đưa ra đã không đủ để kết luận về sự không phù hợp với quy định của WTO. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng Ban Hội thẩm đã chưa bao giờ luật hóa đầy đủ vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ trong trường hợp các nước có nền kinh tế phi thị trường. Trên thực tế, Ban Hội thẩm nhấn mạnh rằng các phán quyết của họ chỉ giới hạn ở một số điều khoản do Trung Quốc trích dẫn và do đó không loại trừ khả năng tồn tại sự không thống nhất đối với các quy định khác của WTO 80 . Liệu kết luận đó có hàm ý rằng phía Trung Quốc trong vụ kiện này đã mắc lỗi khi đưa ra khiếu kiện sai? Hoặc liệu Cơ quan Phúc thẩm có nên ở một mức độ nào đó thay đổi các quyết định của Ban Hội thẩm nhằm cấm vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ không hợp lý mà có thể là không thể chứng minh được thậm chí trong hệ thống pháp luật nội địa của Hoa Kỳ? 79 Như trên, đoạn.14.181. 80 Như trên, đoạn.14.140. 61 Khó khăn đáng kể là việc tìm mối liên kết giữa Hiệp định AD và Hiệp định SCM theo đó lời văn có thể giải quyết được vấn đề hành vi áp dụng kép các biện pháp phòng vệ. Nếu không như thế, như theo phán quyết của Ban Hội thẩm, việc diễn giải từ ngữ của Hiệp định SCM có khả năng dẫn đến kết luận rằng không có điều khoản cụ thể quy định về vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ. Ngoài ra, các thách thức trong Hiệp định AD về vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ dường như trở nên khó khăn hơn bởi các tiêu chuẩn đặc biệt về rà soát theo Điều 17.6. Vấn đề pháp lý này có thể dẫn tới tình trạng phi lô-gíc liên quan đến các chính sách trợ cấp của nền kinh tế phi thị trường. Mặc dù thuế đối kháng có thể cho phép áp dụng đối với các nền kinh tế phi thị trường trong lịch sử dự thảo quy định từ vòng đàm phán Tokyo đến vòng đàm phán Uruguay, Điều VI:5 của GATT chỉ rõ rằng các hành vi phòng vệ thương mại không hợp lý như việc áp dụng kép các biện pháp phòng vệ bằng cách áp dụng đồng thời thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng phải được tránh cho dù địa vị kinh tế của thành viên như thế nào - là nước phi thị trường hay thị trường - đối với trợ cấp xuất khẩu. Do đó, các thành viên WTO có thể áp dụng cả thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng đối với trợ cấp nội địa mà không được áp đối với trợ cấp xuất khẩu. Xét trong bối cảnh trợ cấp xuất khẩu thì được quy định rõ ràng, việc thiếu quy định rõ để giải quyết vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệ trong trường hợp trợ cấp trong nước đã đẩy các nền kinh tế phi thị trường vào vị thế bất lợi trong hệ thống WTO. 62 Các hiệp định của WTO có vẻ như không nêu rõ làm thế nào để các thành viên giải quyết được vấn đề này 81 . Nếu như việc giải nghĩa pháp lý rõ ràng không thể giải quyết được vấn đề này thì sửa đổi pháp luật để rút gọn khoảng cách là cần thiết trong hệ thống WTO trước khi khoảng cách này trở thành tâm điểm trong lạm dụng hệ thống phòng vệ thương mại. III. Thực tiễn áp dụng kép các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước đối với các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường - Một số bài học rút ra từ các vụ việc với Trung Quốc 1. Tổng quan chung về các vụ việc Như đã nêu trên, Canada là quốc gia đầu tiên tiến hành cuộc điều tra đồng thời thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, mà cụ thể là Trung Quốc. Tuy nhiên, Hoa Kỳ lại nổi lên như một trong những quốc gia tích cực nhất trong việc sử dụng công cụ này đối với các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. 81 Một số chuyên gia đặt vấn đề rằng Điều X:3(a) của GATT như là cơ sở pháp lý tốt hơn để cáo buộc vấn đề áp dụng kép các biện pháp phòng vệmặc dù phạm vi của điều khoản này dường như quá rộng và chung chung để giải quyết các phương pháp được sử dụng trong phòng vệ thương mại. Xem www.WorldTradeLaw.Net, Dispute Settlement Commentary for US – AD/CVD China, trang 37 < > (xem ngày 18 tháng 11 năm 2010). 63 Bảng 2: Các vụ việc điều tra đồng thời thuế chống bán phái giá và chống trợ cấp đối với hàng hóa từ các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường Hoa Kỳ Canada Liên minh Châu Âu Trung Quốc 35 13 2 Việt Nam 4 0 0 Nguồn: Tổng hợp từ Website của Bộ Thương mại Hoa Kỳ); Cục Hải quan Canada và Tổng vụ Thương mại Châu Âu Như có thể thấy tại bảng trên, Hoa Kỳ và Canada là hai quốc gia thường xuyên sử dụng công cụ này với các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, trong đó Trung Quốc là mục tiêu chính với tổng số 35 vụ do Hoa Kỳ khởi xướng (từ tháng 11/2006 đến nay) và Canada là 13 vụ (kể từ 2006 đến nay). Việt Nam cũng đang trở thành mục tiêu của Hoa Kỳ khi mà kể từ năm 2009 đến nay, đã có 04 vụ việc điều tra với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam với mức độ tiến hành khá đều đặn là 01 vụ/năm và dự đoán xu hướng này có thể gia tăng trong thời gian tới. 2. Phân tích các vụ việc điển hình Việc các quốc gia tiến hành điều tra và áp dụng đồng thời cả thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối 64 với cùng một loại hàng hóa từ quốc gia có nền kinh tế phi thị trường đã dẫn đến hệ quả là khả năng thuế chống trợ cấp bị đánh hai lần đối với sản phẩm đó tạo ra gánh nặng vô lý đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu từ các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường. Trước thông lệ áp dụng biện pháp vô lý của một số thành viên khi áp dụng đồng thời thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, gần đây nhất đã có một vụ việc khiếu kiện giữa Chính phủ và doanh nghiệp của Trung Quốc với Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến việc Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và áp dụng đồng thời thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ (Vụ việc GPX) 2.1 Thông tin về vụ việc GPX Tháng 8/2007, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với một số sản phẩm lốp xe địa hình nhập khẩu từ Trung Quốc với 2 bị đơn bắt buộc là Công ty Starbright và TUTRIC. Mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với 2 công ty này lần lượt là 29,93%, 14% (Starbright) và 8,44%, 6,85% (TUTRIC). Tháng 9 đến tháng 11 năm 2008, các công ty bị đơn của Trung Quốc trong đó có công ty GPX và Starbright đã nộp đơn khởi kiện DOC tại Tòa Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (CIT) liên quan đến việc Hoa Kỳ đã áp dụng cả thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với một số sản phẩm lốp hơi ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc (vụ GPX). Hãng luật sư 65 và nhóm luật sư tư vấn cho các công ty của Trung Quốc là hãng luật Winston & Strawn (đây cũng chính hãng luật sư và nhóm luật sư tư vấn cho chính phủ Việt Nam trong vụ túi PE và vụ kiện tôm tại WTO- vụ DS404). Tháng 8/2010, Tòa Thương mại quốc tế (CIT) đã ra phán quyết rằng theo quy định pháp luật Hoa Kỳ, DOC không bị cấm áp dụng thuế chống trợ cấp đối với Trung Quốc, tuy nhiên, việc diễn giải của DOC đối với quy định về thuế chống bán phá giá đối với nền kinh tế phi thị trường trong tương quan với thuế chống trợ cấp là không hợp lý. Theo đó, CIT đã yêu cầu DOC xem xét lại “áp dụng các chính sách và thủ tục bổ sung trong phương pháp tính thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với nền kinh tế phi thị trường và tránh việc tính thuế hai lần” hoặc DOC không nên “áp thuế chống trợ cấp trong trường hợp sử dụng phương pháp chống bán phá giá đối với nền kinh tế phi thị trường cho đến khi phát triển phương pháp tính toán mới”. DOC và các nhà sản xuất Hoa Kỳ đã kháng kiện phán quyết của Tòa CIT ra Tòa Phúc thẩm Liên bang (CAFC). Đồng thời với việc các công ty bị đơn của Trung Quốc kiện DOC tại Tòa CIT, ngày 19 tháng 9 năm 2008, chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa vụ việc này ra giải quyết tranh chấp tại WTO (DS379). Ngày 22 tháng 9 năm 2010, Ban Hội thẩm đã ban hành báo cáo cuối cùng bác bỏ các cáo buộc của Trung Quốc liên quan đến vấn đề tính thuế hai lần, và cho rằng việc bù trừ 66 cùng một khoản trợ cấp hai lần thông qua việc áp dụng đồng thời thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá (được tính toán dựa trên phương pháp nền kinh tế phi thị trường) là không bị cấm theo quy định của Hiệp định Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM). Với kết luận của Ban hội thẩm nêu trên, ngày 01 tháng 12 năm 2010, Trung Quốc kháng cáo vụ việc lên Cơ quan phúc thẩm của WTO. Ngày 11 tháng 3 năm 2011, Cơ quan Phúc thẩm của WTO đã ban hành báo cáo cuối cùng liên quan đến vụ việc này, bác bỏ phán quyết của Ban Hội thẩm liên quan đến vấn đề tính thuế hai lần và đưa ra phán quyết rằng việc Hoa Kỳ áp dụng đồng thời cả thuế chống trợ cấp và chống bán phá giá trong cùng một vụ việc là không phù hợp với những nghĩa vụ của Hoa Kỳ được quy định tại Hiệp định SCM. Ngày 19 tháng 12 năm 2011, Tòa Phúc thẩm Liên bang Hoa Kỳ (CAFC) đã ra phán quyết cuối cùng khẳng định “Chúng tôi cho rằng khi sửa đổi và ban hành lại luật chống trợ cấp năm 1998 và 1994, Quốc hội đã phê chuẩn bản giải trình phù hợp về hành chính và luật pháp sớm hơn, vì vậy các khoản thanh toán của Chính phủ không được xem xét như là “trợ cấp” trong bối cảnh nền kinh tế phi thị trường, và do đó luật chống trợ cấp không được áp dụng đối với các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường”. - Ngày 29 tháng 02 năm 2011, Mỹ đã đưa ra dự thảo sửa đổi Luật Chống trợ cấp của mình, theo đó sẽ cho phép cơ 67 quan điều tra tiến hành điều tra chống trợ cấp với các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường. Một số điểm đáng lưu ý của Dự thảo sửa đổi luật mới này của Mỹ: - Trong trường hợp được quy định thêm về hồi tố, Dự thảo luật mới khi được thông qua có khả năng làm vô hiệu phán quyết nêu trên của tòa Phúc thẩm Liên bang Mỹ. Đồng thời, Luật Chống trợ cấp của Mỹ sẽ cho phép cơ quan điều tra có thể áp dụng thuế chống trợ cấp đối với các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường đồng thời cho phép cơ quan điều tra có thể áp dụng hồi tố thuế chống trợ cấp đối với các vụ việc điễn ra kể từ tháng 11 năm 2006 (đây là thời điểm mà Mỹ tiến hành điều tra vụ việc chống trợ cấp đầu tiên với một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường là Trung Quốc). - Sửa đổi cho phép cơ quan điều tra đánh giá về việc đánh trùng thuế trong các vụ việc điều tra đồng thời chống bán phá giá và chống trợ cấp (double-counting) và cho phép điều chỉnh việc đánh trùng thuế này thông qua việc điều chỉnh lại biên độ phá giá. Và việc điều tra đánh giá và điều chỉnh này chỉ áp dụng đối với các vụ việc sẽ diễn ra trong tương lai. - Sửa đổi sẽ giới hạn những nghĩa vụ của DOC trong việc xem xét vấn đề đánh trùng thuế mà thay vào đó nghĩa vụ chứng minh việc đánh trùng thuế sẽ thuộc về phía bị đơn. Ngày 02 tháng 3 năm 2012, Tổng thống Mỹ Obama đã thông qua Dự luật nêu trên thông qua cơ chế fast-track và 68 chính thức cho phép Bộ Thương mại Hoa Kỳ điều tra áp dụng thuế chống trợ cấp đối với các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường với hiệu lực áp dụng ngược trở về thời điểm từ tháng 11 năm 2006. 2.2 Phân tích vụ việc Tranh chấp tại tòa án Hoa Kỳ về vấn đề điều tra chống trợ cấp đối với các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường theo quy định trong pháp luật Hoa Kỳ Nỗ lực đầu tiên về áp dụng luật thuế chống trợ cấp đối với nước có nền kinh tế phi thị trường được tiến hành vào tháng 9 năm 1983. Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may Hoa Kỳ, Liên đoàn công nhân dệt may và may mặc hợp nhất (ACTWU) và Hội công nhân nữ ngành dệt may quốc tế (ILGWU), đại diện cho ngành công nghiệp dệt may, may mặc của Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện cáo buộc chính phủ Trung Quốc đã trợ cấp cho hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đơn kiện này đã được rút vào ngày Bộ Thương mại Hoa Kỳ lên kế hoạch công bố quyết định sơ bộ về vấn đề này. Kết quả là, vấn đề pháp lý về việc liệu luật thuế chống trợ cấp có được áp dụng cho các nước có nền kinh tế phi thị trường hay không vẫn chưa bao giờ được chính thức giải quyết. Với phán quyết của Tòa Phúc thẩm Liên bang như đã nêu ở phần trước, có vẻ như nhánh tư pháp Hoa Kỳ đã đứng về phía các nước NME, cho rằng DOC không được điều tra cũng như áp dụng thuế chống trợ cấp đối với NME. Và mặc 69 dù phán quyết này về nguyên tắc chỉ áp dụng cho vụ GPX, các nhà xuất khẩu NME bị đơn trong các vụ chống trợ cấp khác cũng có thể dựa vào đây để tiến hành những hành động thích hợp để bảo vệ lợi ích của mình (theo hướng nếu kiện các quyết định tương tự của DOC ra Tòa, có thể hy vọng Tòa sẽ tiếp tục áp dụng án lệ này để xét xử). Đối với các nhà xuất khẩu ở các quốc gia bị coi là NME đã và đang bị áp thuế chống trợ cấp tại Hoa Kỳ, p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguycodanhtrungthue_pdf_pdf_p1_7554_2154869.pdf
Tài liệu liên quan