Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống, tổ hợp ngô lai trên đất dốc tại tỉnh Yên Bái

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống, tổ hợp ngô lai trên đất dốc tại tỉnh Yên Bái: 78 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 Effects of organic and potassium fertilizers on soil desalting and rice yields in rice-shrimp farming system in My Xuyen district, Soc Trang province Tran Van Dung and Dang Kieu Nhan Abstract The present study aimed to evaluate the effects of organic and potassium fertilizers on soil desalting and rice yields, and hence to recommend appropriate solutions for sustainable rice production under rice - shrimp farming systems in the coastal zone of the Mekong Delta. An on-farm trial was conducted in 2015-2016 in My Xuyen district of Soc Trang province, where rice-shrimp farming system has been commonly practiced. The trial was established with a randomly complete block design and four treatments: (1) farmer’s fertilizer application practice (86 N + 56 P2O5 + 30 K2O/ha), (2) 50% N + 100% P2O5 + 300% K2O of farmer’s practice and (3) 20% N + 100% P2O5 + 300% K2O of farmer’s practice and plus 400 kg/ha of a c...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống, tổ hợp ngô lai trên đất dốc tại tỉnh Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 Effects of organic and potassium fertilizers on soil desalting and rice yields in rice-shrimp farming system in My Xuyen district, Soc Trang province Tran Van Dung and Dang Kieu Nhan Abstract The present study aimed to evaluate the effects of organic and potassium fertilizers on soil desalting and rice yields, and hence to recommend appropriate solutions for sustainable rice production under rice - shrimp farming systems in the coastal zone of the Mekong Delta. An on-farm trial was conducted in 2015-2016 in My Xuyen district of Soc Trang province, where rice-shrimp farming system has been commonly practiced. The trial was established with a randomly complete block design and four treatments: (1) farmer’s fertilizer application practice (86 N + 56 P2O5 + 30 K2O/ha), (2) 50% N + 100% P2O5 + 300% K2O of farmer’s practice and (3) 20% N + 100% P2O5 + 300% K2O of farmer’s practice and plus 400 kg/ha of a commercial organic fertilizer. The results showed that increasing application rate of potassium facilitated flushing soil salinity and reducing soil exchangeable sodium contents, and hence improving rice yields under rice-shrimp farming system. The effect of organic fertilizer application, however, was not clear. Further studies are needed to evaluate the effect of potassium and organic fertilizers and salinity dynamics in different soil depths in rice fields under rice - shrimp farming system. Keywords: Exchangeable Na+, organic fertilizer, rice yield, soil salinity flushing and Soc Trang province Ngày nhận bài: 16/9/2017 Người phản biện: TS. Trần Thị Ngọc Sơn Ngày phản biện: 20/9/2017 Ngày duyệt đăng: 11/10/2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, ngô tuy chỉ chiếm 32,3% diện tích cây lương thực có hạt, nhưng có ý nghĩa quan trọng thứ hai sau cây lúa và năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc (FAOSTAT, 2017). Diện tích trồng ngô của nước ta chủ yếu tập trung ở vùng núi nơi có độ dốc cao, không chủ động nước tưới và ít thâm canh. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc được xem là vùng trồng ngô lớn nhất, chiếm 43,7% diện tích ngô của cả nước (Kiều Xuân Đàm và Trần Trung Kiên, 2017). Tuy nhiên, năng suất ngô lại thấp so với tiềm năng năng suất của giống và không ổn định. Tổng sản lượng ngô hàng năm không đủ cung cấp cho nhu cầu nội địa chủ yếu được dùng làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến thức ăn chăn nuôi. Năm 2016 Việt Nam phải chi khoảng 1,65 tỷ USA để nhập khẩu khoảng 8,3 triệu tấn ngô (Tổng cục Thống kê, 2017). Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, đất đai phần lớn là đất dốc,độ dốc trung bình 25 - 300, có nơi độ dốc lớn trên 450. Cây trồng nông nghiệp trên đất dốc chủ yếu là cây ngô và cây sắn trong đó diện tích trồng ngô của tỉnh là 28,6 nghìn ha, nhưng năng suất chỉ đạt 33,3 tạ/ha (chiếm 73,5% so với năng suất trung bình của cả nước) và sản lượng đạt 95,4 nghìn tấn (Chi cục Thống kê tỉnh Yên Bái, 2017). Diện tích sản xuất lớn nhưng năng suất còn 1 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; 2 Viện Nghiên cứu Ngô NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG, TỔ HỢP NGÔ LAI TRÊN ĐẤT DỐC TẠI TỈNH YÊN BÁI Trần Trung Kiên1, Hoàng Hải Hiếu1, Phan Thị Thu Hằng1, Nguyễn Xuân Thắng2 TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Hè Thu 2015 và Xuân Hè 2016 tại Văn Yên, Yên Bái, gồm 13 giống, tổ hợp ngô lai (THL): H145, H0271, H6554, H7142, H7154, H41142, H65675, H66571, H71411, DH151, DH152, VS71, VS686 do Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo và 2 giống đối chứng LVN99 và DK6919. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 15 công thức với 3 lần nhắc lại. Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Các giống/THL có thời gian sinh trưởng từ 98 - 101 ngày trong vụ Hè Thu 2015 và từ 101 - 102 ngày trong vụ Xuân Hè 2016, thuộc nhóm chín trung bình sớm, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Năng suất lý thuyết của các giống/THL dao động từ 59,9 - 92,2 tạ/ha (vụ Hè Thu 2015), từ 71,5 - 90,2 tạ/ha (vụ Xuân Hè 2016). Năng suất thực thu vụ Hè Thu 2015 đạt từ 46,6 - 69,1 tạ/ha và 52,2 - 69,2 tạ/ha trong vụ Xuân Hè 2016. Giống VS71 có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt khá cao và ổn định qua hai vụ thí nghiệm (NSLT: 82,7 - 92,2 tạ/ha, NSTT: 68,8 - 69,2 tạ/ha). Từ khóa: Đất dốc, giống ngô lai, năng suất, tổ hợp ngô lai, Yên Bái 79 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 thấp chủ yếu là chưa có bộ giống ngô có khả năng chống chịu hạn, thích hợp với canh tác ngô trên đất dốc, đất bãi không chủ động tưới tiêu. Vì vậy, một trong những giải pháp tối ưu để nâng cao năng suất ngô của tỉnh là lựa chọn các giống ngô chịu hạn tốt, năng suất cao. Nhìn chung cơ cấu giống ngô phù hợp, cho năng suất cao và sinh trưởng ổn định còn rất hạn hẹp. Do đó, cần phải đa dạng, phong phú nguồn giống ngô của tỉnh đồng thời lựa chọn, tìm ra được những giống ngô tốt nhất đưa vào sản xuất. Vì vậy, cần tiến hành quá trình nghiên cứu, đánh giá, loại bỏ những giống không phù hợp, bổ sung các giống mới ưu việt nhất vào cơ cấu giống giúp cho sản xuất ngô của người dân đạt hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu thực tế hiện nay, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống, tổ hợp ngô lai trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” nhằm chọn được 1 - 2 giống/tổ hợp ngô lai phù hợp với điều kiện sinh thái để đưa vào cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ngô của tỉnh Yên Bái. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Gồm 13 giống, tổ hợp ngô lai (THL): H145, H0271, H6554, H7142, H7154, H41142, H65675, H66571, H71411, DH151, DH152, VS71, VS686 do Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo và 2 giống đối chứng LVN99 và DK6919. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 15 công thức với 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô là 14 m2 (5 m ˟ 2,8 m) trồng 4 hàng. Khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 1 m. Mỗi lần nhắc lại các giống thí nghiệm được gieo ngẫu nhiên liên tiếp nhau, mỗi giống trồng 4 hàng, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm (mật độ 5,7 vạn cây/ha), gieo 2 hạt trên hốc và tỉa để một cây trên hốc. Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện ở 2 hàng giữa của ô. Xung quanh thí nghiệm có băng bảo vệ, chiều rộng băng trồng ít nhất 2 hàng ngô, khoảng cách, mật độ như trong thí nghiệm. - Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi được tiến hành theo hướng dẫn của Quy phạm khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số QCVN 01-56:2011/ BNNPTNT. - Xử lý số liệu: Kết quả thí nghiệm được thu thập và tổng hợp trên phần mềm Excel 2010, các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình IRRISTAT 5.0. 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái trên đất đồi phụ thuộc nước trời, có độ dốc 150. - Thời gian thí nghiệm: Vụ Hè Thu 2015 (gieo ngày 17/7/2015) và vụ Xuân Hè 2016 (gieo ngày 17/3/2016). III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống/THL thí nghiệm vụ Hè Thu 2015 và Xuân Hè 2016 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Bảng 1. Thời gian sinh trưởng của các giống/THL trong vụ Hè Thu 2015 và Xuân Hè 2016 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái THL/Giống Vụ Hè Thu 2015 Vụ Xuân Hè 2016 Thời gian từ gieo đến (ngày) Thời gian từ gieo đến(ngày) Tung phấn Phun râu Chín sinh lý Tung phấn Phun râu Chín sinh lý H145 56 59 98 56 59 101 H0271 56 58 98 59 63 102 H6554 57 59 99 57 60 102 H7142 57 59 98 59 62 102 H7154 56 59 99 57 60 102 H41142 56 58 98 57 60 102 H65675 57 59 98 56 59 102 H66571 57 59 100 59 62 101 H71411 57 58 98 54 57 102 ĐH151 58 61 99 58 61 102 ĐH152 57 60 99 60 63 102 VS71 58 59 101 60 64 102 VS686 57 59 99 59 62 102 LVN99 (ĐC 1) 57 59 98 57 60 101 DK6919 (ĐC 2) 56 58 98 58 61 102 80 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 Kết quả ở bảng 1 cho thấy: Vụ Hè Thu 2015, các giống/THL tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng dao động 98 - 101 ngày, vụ Xuân Hè 2016 dao động từ 101 - 102 ngày. Các giống THL thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng tương đương đối chứng, thuộc nhóm chín trung bình sớm, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. 3.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống/THL thí nghiệm vụ Hè Thu 2015 và Xuân Hè 2016 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Vụ Hè Thu 2015: Chiều cao cây của các giống/ THL tham gia thí nghiệm dao động từ 210,1 - 252,2 cm. Giá trị P > 0,05, sai khác giữa các giống về chiều cao cây là không có ý nghĩa thống kê. Chiều cao đóng bắp của các giống/THL tham gia thí nghiệm dao động từ 108,5 - 145,2 cm, giá trị P > 0,05, sai khác giữa các giống về chiều cao đóng bắp là không có ý nghĩa thống kê. Bảng 2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống/THL vụ Hè Thu 2015 và Xuân Hè 2016 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Vụ Xuân Hè 2016: Chiều cao cây của các giống/ THL tham gia thí nghiệm dao động từ 207,9 - 252,2 cm. Ba THL: H7142, H41142 và H71411 có chiều cao cây dao động từ 246,6 - 252,2 cm, cao hơn so với đối chứng LVN99 (222,1 cm). 4 giống/THL: H145, H0271, H66571và VS686 có chiều cao cây dao động 207,9 - 214,8 cm, thấp hơn so với đối chứng DK6919, các giống/THL còn lại có chiều cao cây tương đương đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Chiều cao đóng bắp của các giống/THL tham gia thí nghiệm dao động từ 107,6 - 143,1 cm. Giống VS71 có chiều cao đóng bắp 143,1 cm cao hơn so với giống đối chứng LVN99 (120,1 cm). Hai THL H65675 và H66571 có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với giống đối chứng DK6919. Các giống/THL còn lại có chiều cao cây tương đương đối chứng ở mức tin cậy 95%. Bảng 3. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống/THL trong vụ Hè Thu 2015 và Xuân Hè 2016 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Số lá trên cây của các giống/THL thí nghiệm trong vụ Hè Thu 2015 dao động từ 19,5 - 20,3 lá, vụ Xuân Hè 2016 dao động từ 18,5 -19,5 lá. Giá trị P > 0,05, sai khác giữa các giống/THLvề chỉ tiêu số lá/cây là THL/Giống Vụ Hè Thu 2015 Vụ Xuân Hè 2016 Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) Chiều cao cây (cm) Chiều cao đóng bắp (cm) H145 231,5 118,9 214,8 116,5 H0271 252,1 128,7 214,1 117,1 H6554 226,4 114,7 237,2 122,7 H7142 238,4 116,9 245,6 124,8 H7154 227,7 120,5 234,9 126,5 H41142 223,3 115,2 252,2 135,6 H65675 228,2 116,6 229,5 114,6 H66571 210,1 145,2 209,9 107,6 H71411 218,6 114,5 246,2 119,7 ĐH151 219,4 119,4 229,9 124,4 ĐH152 219,2 108,5 232,1 131,5 VS71 230,9 121,1 235,0 143,1 VS686 224,3 122,7 207,9 122,7 LVN99 (Đ/C 1) 224,0 122,4 222,1 120,1 DK6919 (Đ/C 2) 226,8 123,1 244,6 133,1 P >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 LSD0,05 - - 21,9 17,8 CV (%) 6,4 16,3 5,7 8,6 THL/Giống Vụ Hè Thu 2015 Vụ Xuân Hè 2016 Số lá/cây (lá) CSDT lá (m2 lá/m2 đất) Số lá/cây (lá) CSDT lá (m2 lá/m2 đất) H145 20,0 3,82 18,9 3,83 H0271 20,1 3,81 18,8 3,73 H6554 20,0 4,08 19,0 4,02 H7142 19,9 3,83 18,7 3,70 H7154 19,2 4,00 18,5 3,84 H41142 20,3 3,41 18,8 3,42 H65675 19,9 3,80 18,5 3,59 H66571 19,1 4,11 18,9 4,18 H71411 20,6 4,03 19,8 4,07 ĐH151 19,8 3,63 18,7 3,84 ĐH152 20,1 3,79 19,5 3,85 VS71 19,5 4,01 19,5 3,88 VS686 20,1 4,00 18,7 3,82 LVN99 (Đ/C 1) 19,5 3,69 19,5 3,94 DK6919 (Đ/C 2) 19,8 4,01 18,7 3,87 P >0,05 >0,05 >0,05 >0,05 LSD0,05 - - - - CV (%) 3,6 10,0 2,8 6,8 81 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 không có ý nghĩa thống kê.Chỉ số diện tích lá của các giống/THL tham gia thí nghiệm vụ Xuân Hè 2016 dao động từ 3,41 - 4,11 m2 lá/m2 đất, vụ Hè Thu 2015 dao động từ 3,42 - 4,07 m2 lá/m2 đất. Sai khác giữa các giống THL về chỉ số diện tích lá là không có ý nghĩa thống kê. 3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống/THL thí nghiệm vụ Hè Thu 2015 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Qua bảng 4 cho thấy: Số bắp trên cây của các giống/THL thí nghiệm trong vụ Hè Thu 2015 dao động từ 1,01 - 1,10 bắp. Các giống/THL tham gia thí nghiệm có số hàng hạt trên bắp trong vụ Hè Thu 2015 dao động từ 13,1 - 16,3 hàng, trong đó THL DH151 có số hàng hạt trên bắp đạt 13,1 hàng, thấp hơn so với 2 giống đối chứng LVN99 (14,3 hàng) và DK6919 (14,7 hàng). Hai THL H145 (16,1 hàng) và VS686 (16,3 hàng) có số hàng hạt trên bắp cao hơn so với 2 giống đối chứng LVN99 và DK6919. Giống VS71 có số hàng hạt trên bắp đạt 15,4 hàng, cao hơn so với đối chứng LVN99 ở mức tin cậy 95%. Số hạt trên hàng của các giống/THL thí nghiệm dao động từ 29,6 - 37,6 hạt. THL H66571 có số hạt trên hàng là 29,6 hạt, thấp hơn so với 2 giống đối chứng LVN99 (34,3 hạt) và DK6919 (37 hạt). Ba giống/THL: H145 (32,3 hạt), H6554 (33,1 hạt), VS686 (31,9 hạt) đạt thấp hơn so với giống đối chứng DK6919 ở mức tin cậy 95%. Bảng 4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống/THL trong vụ Hè Thu 2015 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Khối lượng 1000 hạt của các giống/THL thí nghiệm dao động từ 214,1 - 303,8 g. THL H41142 có khối lượng 1000 hạt đạt 214,1 g, thấp hơn so với 2 giống đối chứng LVN99 (251,6 g) và DK6919 (273,5 g). Bốn THL: H145 (227,9 g), H0271 (243,9 g), H65675 (236,1 g) và H66571 (233,3 g) đạt thấp hơn so với giống đối chứng DK6919. THL H7154 có khối lượng 1000 hạt đạt 303,8 g, cao hơn 2 giống đối chứng LVN99 và DK6919. Ba giống/THL: H6554 (294,1 g), VS71 (289,6 g), VS686 (281,7 g) đạt cao hơn đối chứng LVN99 ở mức tin cậy 95%. Qua bảng 4 cho thấy năng suất lý thuyết của các giống/THL thí nghiệm trong vụ Hè Thu 2015 dao động từ 59,9 - 92,2 tạ/ha. Bốn giống/THL: H6554, H7154, H71411 và VS686 có NSLT trong khoảng 84,6 - 92,2 tạ/ha, cao hơn đối chứng LVN99 và tương đương so với đối chứng DK6919.THL H66571 có NSLT đạt 59,9 tạ/ha, thấp hơn so với 2 giống đối chứng LVN99 (71,9 tạ/ha) và DK6919 (93,7 tạ/ha). Năng suất thực thu của các giống/THL trong vụ Hè Thu 2015 dao động từ 46,6 - 69,1 tạ/ha. Năm THL/Giống Số bắp/cây (bắp) Số hàng hạt/bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) H145 1,02 16,1 32,3 227,9 69,8 60,5 H0271 1,01 14,5 36,4 243,9 73,9 50,7 H6554 1,05 15,2 33,1 294,1 88,9 58,5 H7142 1,03 14,5 36,9 256,1 79,7 68,0 H7154 1,04 14,7 34,4 303,8 90,5 66,2 H41142 1,02 15,1 35,7 214,1 68,2 56,9 H65675 1,03 15,2 34,9 236,1 72,5 60,0 H66571 1,04 14,8 29,6 233,3 59,9 46,2 H71411 1,02 14,5 37,6 263,0 85,5 66,5 ĐH151 1,01 13,1 35,4 278,5 74,1 64,0 ĐH152 1,01 14,6 35,9 265,6 80,0 69,1 VS71 1,02 15,4 36,0 289,6 92,2 68,8 VS686 1,02 16,3 31,9 281,7 84,6 60,7 LVN99 (Đ/C 1) 1,02 14,3 34,3 251,6 71,9 56,7 DK6919 (Đ/C 2) 1,10 14,7 37 273,5 93,7 71,0 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 LSD0,05 0,05 0,9 3,0 27,1 11,4 8,4 CV (%) 2,7 3,7 5,2 6,2 8,6 8,2 82 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 giống/THL: H7142, H7154, H71411, ĐH152 và VS71 có năng suất dao động từ 66,2 - 69,1 tạ/ha, đạt cao hơn so với giống đối chứng LVN99 ở mức tin cậy 95%. THL H66571 có NSTT đạt 46,6 tạ/ha, thấp hơn so với 2 giống đối chứng LVN99 (56,7 tạ/ ha) và DK6919 (71 tạ/ha). Sáu giống/THL:H145, H0271, H6554, H41142, H65675 và VS686 có năng suất trong khoảng 50,7 - 60,7 tạ/ha, thấp hơn so với đối chứng DK6919. 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống/THL thí nghiệm vụ Xuân Hè 2016 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Số liệu bảng 5 cho thấy: Chỉ tiêu số bắp trên cây của các giống/THL thí nghiệm vụ Xuân Hè 2016 dao động từ 0,98 - 1,10 bắp, sai khác giữa các giống/THL là không có ý nghĩa thống kê. Số hàng trên bắp của các giống/THL thí nghiệm vụ Xuân Hè 2016 dao động từ 12,9 - 15,5 hàng. THL ĐH151 có số hàng trên bắp đạt 12,9 hàng, thấp hơn so với 2 giống đối chứng LVN99 và DK6919 ở mức tin cậy 95%. Các THL khác có số hàng trên bắp tương đương so với 2 giống đối chứng. Số hạt trên hàng của các giống/THL thí nghiệm vụ Xuân Hè 2016 dao động từ 30,8 - 37,3 hạt. 7 giống/ THL: H145 (31,5 hạt), H6554 (33,7 hạt), H7142 (33,3 hạt), H7154 (31,8 hạt), H66571(30,8 hạt), VS71 (33,4 hạt) và VS686 có số hạt/hàng thấp hơn so với đối chứng DK6919 (37,3 hạt). THL ĐH151 có số hạt trên hàng đạt 36,6 hạt, cao hơn so với đối chứng LVN99 (33,1 hạt) ở mức tin cậy 95%. Khối lượng 1000 hạt của các giống/THL thí nghiệm vụ Xuân Hè 2016 dao động từ 253,5 - 290,8 g. THL H0271 có khối lượng 1000 hạt đạt 253,5 g, thấp hơn so với giống đối chứng LVN99 (276,8 g) ở mức tin cậy 95%. Các giống/THL khác có khối lương 1000 hạt tương đương so với hai giống đối chứng. Năng suất lý thuyết của các giống/THL thí nghiệm vụ Xuân Hè 2016 dao động từ 71,5 - 90,2 tạ/ ha, sai khác giữa các giống/THL là không có ý nghĩa thống kê. Năng suất thực thu của các giống/THL thí nghiệm vụ Xuân Hè 2016 dao động từ 52,2 - 69,2 tạ/ ha. Giống ngô lai VS71 (69,2 tạ/ha) và VS686 (65,3 tạ/ha) cho năng suất đạt cao hơn giống đối chứng LVN99 ở mức tin cậy 95%. Các THL:H145 (56,7 tạ/ ha), H0271(52,2 tạ/ha), H6554 (56,1 tạ/ha), H7142 (57,3 tạ/ha), H66571 (54,8 tạ/ha) có năng suất thực thu thấp hơn giống đối chứng DK6919 (66,8 tạ/ha) ở mức tin cậy 95%. Bảng 5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống/THL trong vụ Xuân Hè 2016 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái THL/Giống Số bắp/cây (bắp) Số hàng hạt/ bắp (hàng) Số hạt/hàng (hạt) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) H145 0,99 14,8 31,5 282,1 74,1 56.7 H0271 0,98 14,4 35,2 253,5 71,8 52,2 H6554 1,04 14,9 33,7 260,4 78,2 56,1 H7142 0,99 13,9 33,3 274,0 72,1 57,3 H7154 1,05 15,0 31,8 283,5 80,2 60,0 H41142 1,02 14,9 34,7 273,2 71,9 58,4 H65675 0,99 15,5 34,9 252,9 76,5 59,8 H66571 0,98 14,0 30,8 286,8 71,5 54,8 H71411 1,04 14,2 34,8 289,9 85,2 63,0 ĐH151 1,10 12,9 36,5 280,2 83,5 63,9 ĐH152 1,00 14,6 35,3 289,0 85,0 63,6 VS71 1,04 14,5 33,4 288,8 82,7 69,2 VS686 0,98 15,1 33,5 290,8 82,3 65,3 LVN99 (Đ/C1) 1,01 14,5 33,1 276,8 76,3 55,9 DK6919 (Đ/C2) 1,08 14,7 37,3 268,2 90,2 66,8 P >0,05 0,05 <0,05 LSD0,05 - 1,1 2,9 22,7 - 8,5 CV (%) 6,3 4,7 5,2 5,0 11,1 8,5 83 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(83)/2017 IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Các THL tham gia thí nghiệm có thời gian sinh trưởng vụ Hè Thu 2015 dao động 98 - 101 ngày, vụ Xuân Hè 2016 dao động từ 101 - 102 ngày. Các giống THL thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng tương đương đối chứng, thuộc nhóm chín trung bình sớm, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. - Chiều cao cây của các THL thí nghiệm dao động từ 210,1 - 252,2 cm (vụ Hè Thu 2015), từ 207,9 - 252,2 cm (vụ Xuân Hè 2016). - Năng suất lý thuyết của các giống/THL thí nghiệm trong dao động từ 59,9 - 92,2 tạ/ha (vụ Hè Thu 2015) và từ 71,5 - 90,2 tạ/ha (vụ Xuân Hè 2016). - Năng suất thực thu của các giống/THL trong vụ Hè Thu 2015 dao động từ 46,6 - 69,1 tạ/ha. Các giống/THL: H7142, H7154, H71411, ĐH152 và VS71 có năng suất dao động từ 66,2 - 69,1 tạ/ha, đạt cao hơn so với giống đối chứng LVN99 ở mức tin cậy 95%. Năng suất thực thu của các giống/THL thí nghiệm vụ Xuân Hè 2016 dao động từ 52,2 - 69,2 tạ/ ha. 2 giống ngô lai VS71 (69,2 tạ/ha) và VS686 (65,3 tạ/ha) đạt cao hơn so với giống đối chứng LVN99 ở mức tin cậy 95%. Giống VS71 có năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cao và ổn định qua hai vụ thí nghiệm (NSLT 82,7 - 92,2 tạ/ha, NSTT 68,8 - 69,2 tạ/ha). 4.2. Đề nghị Tiếp tục thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản trong vụ Hè Thu 2016, khảo nghiệm sản xuất và nghiên cứu các kỹ thuật canh tác giống ngô lai VS71. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011. QCVN 01-56: 2011/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô. Chi cục Thống kê tỉnh Yên Bái, 2017. Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái 2016. NXB Thống kê. Kiều Xuân Đàm, Trần Trung Kiên, 2017. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển, tính thích nghi và ổn định của các tổ hợp ngô lai tại một số tỉnh phía Bắc. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi, (1): 57-64. Tổng cục Thống kê, 2017. Truy cập ngày 25/7/2017, địa chỉ: FAOSTAT, 2017. Truy cập ngày 25/7/2017, địa chỉ: Study on the growth and development of new hybrid maize varieties planted on slopping land in Yen Bai province Tran Trung Kien, Hoang Hai Hieu, Phan Thi Thu Hang, Nguyen Xuan Thang Abstract The experiment was conducted to evaluate the performance of thirteen hybird maize varieties namely H145, H0271, H6554, H7142, H7154, H41142, H65675, H66571, H71411, DH151, DH152, VS71, VS686 developed by the Maize Research Institute and two control varieties as LVN99 and DK6919 in Summer - Autums season of 2015 and Spring - Summer season of 2016 in Van Yen district, Yen Bai province. The experiment was conducted based on random complete blocks design (RCBD) with 15 formulars and three replications. The results showed that all varieties had medium duration 98 - 101 days (Summer - Autums season of 2015) and 101 - 102 days (Spring - Summer season of 2016), that was suitable with ecological condition and cultivation custom of the local people. Potential yield of hybird maize combinations ranged from 5.92 - 9.22 tons/ha (Summer - Autums season of 2015) and 7.51 - 9.02 tons/ha (Spring - Summer season of 2016). The actual yield of hybird maize combinations ranged from 4.66 - 6.91 tons/ha (Summer - Autums season of 2015) and from 5.22 - 6.92 tons/ha (Spring - Summer season of 2016). The variety VS71 showed high and stable yield potential in this study. Keywords: Slopping land, hybrid maize variety, yield, hybrid maize combination, Yen Bai Ngày nhận bài: 30/8/2017 Ngày phản biện: 7/9/2017 Người phản biện: TS. Lương Văn Vàng Ngày duyệt đăng: 11/10/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf122_8072_2153169.pdf
Tài liệu liên quan