Nghiên cứu đặc điểm xét nghiệm huyết học và sinh hóa trên bệnh nhân lao phổi tại bệnh viện phổi trung ương từ 2015-2017

Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm xét nghiệm huyết học và sinh hóa trên bệnh nhân lao phổi tại bệnh viện phổi trung ương từ 2015-2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 383 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC VÀ SINH HÓA TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG TỪ 2015-2017 Võ Trọng Thành*, Nguyễn Hà Thanh**, Lê Ngọc Hưng**, Nguyễn Thanh Hà*, Nguyễn Linh Phương* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh lao hiện đang là một trong những bệnh nhiễm trùng có tỷ lệ tử vong cao tại Việt Nam, gây nên những thay đổi về xét nghiệm huyết học và sinh hóa. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm một số chỉ số tế bào huyết học và sinh hóa máu ngoại vi trên bệnh nhân lao phổi được điều trị tại bệnh viện Phổi Trung ương từ 2015 đến 2017. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 158 bệnh nhân lao phổi được điều trị tại bệnh viện Phổi Trung ương. Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mô tả. Kết quả: Giá trị trung bình huyết sắt tố ở bệnh nhân nghiên cứu là 112,42±25,45 g/l ở nam và 106±23,33 g/l ở nữ. Tỷ lệ thiếu máu nặng ở nữ (14,81%) cao hơn nam (...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm xét nghiệm huyết học và sinh hóa trên bệnh nhân lao phổi tại bệnh viện phổi trung ương từ 2015-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 383 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC VÀ SINH HĨA TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG TỪ 2015-2017 Võ Trọng Thành*, Nguyễn Hà Thanh**, Lê Ngọc Hưng**, Nguyễn Thanh Hà*, Nguyễn Linh Phương* TĨM TẮT Đặt vấn đề: Bệnh lao hiện đang là một trong những bệnh nhiễm trùng cĩ tỷ lệ tử vong cao tại Việt Nam, gây nên những thay đổi về xét nghiệm huyết học và sinh hĩa. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm một số chỉ số tế bào huyết học và sinh hĩa máu ngoại vi trên bệnh nhân lao phổi được điều trị tại bệnh viện Phổi Trung ương từ 2015 đến 2017. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 158 bệnh nhân lao phổi được điều trị tại bệnh viện Phổi Trung ương. Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mơ tả. Kết quả: Giá trị trung bình huyết sắt tố ở bệnh nhân nghiên cứu là 112,42±25,45 g/l ở nam và 106±23,33 g/l ở nữ. Tỷ lệ thiếu máu nặng ở nữ (14,81%) cao hơn nam (9,16%). Giá trị trung bình bạch cầu 10,68±6,31 x 109/l. Bệnh nhân lao phổi cĩ tăng bạch cầu mono, tăng bạch cầu trung tính với tỷ lệ lần lượt là 76,58% và 37,97%; bạch cầu lympho giảm chiếm tỷ lệ 19,62%. Số lượng tiểu cầu tăng chiếm 32,28%. Giá trị trung bình protein C phản ứng là 68,92±56,55 mg/l. Protein C phản ứng thường tăng cao trong lao phổi với tỷ lệ 56,33%. Kết luận: Bệnh nhân lao phổi cĩ thiếu máu, tăng bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu mono, giảm bạch cầu lympho và tăng protein C phản ứng. Từ khĩa: lao phổi, huyết học, sinh hĩa ABSTRACT STUDY SOME HEMATOLOGICAL AND BIOCHEMICAL PARAMETER IN PATIENTS WITH PULMONARY TUBERCULOSIS AT THE NATIONAL LUNG HOSPITAL FROM 2015-2017 Vo Trong Thanh, Nguyen Ha Thanh, Le Ngoc Hung, Nguyen Thanh Ha, Nguyen Linh Phuong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 383 – 389 Background: Tuberculosis is one of the high mortality rates in Vietnam, causing changes in hematological and biochemical tests. Objectives: Study on characteristics of some hematological and biochemical indices of peripheral blood in patients with pulmonary tuberculosis treated at National Lung Hospital from 2015 to 2017. Materials and Methods: 158 patients with pulmonary tuberculosis were treated at the National Lung Hospital. Prospective studies, autopsy study, described. Results: The mean of hemoglobin concentrate in the study patients was 112.42±25.45 g/l in men and 106±23.33 g/l in women. Severe anemia was 14.81% in women is higher than men (9.16%). The mean of white blood cells is 10.68±6.31 x 109/l. Patients with pulmonary tuberculosis have monocytosis, neutrophilia with the rates of 76.58% and 37.97% respectively; Lymphopenia is 19.62%. Thrombocytosis was 32.28%. The mean of reactive protein C is 68.92±56.55 mg/l. Reactive protein C is often elevated in pulmonary tuberculosis at a rate of 56.33%. * Bệnh viện Phổi Trung ương ** Trường Đại học Y Hà Nội Tác giả liên lạc: ThS.BS. Võ Trọng Thành ĐT: 0904113339 Email: nihbt.nlh2010@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 384 Conclusion: Patients with pulmonary tuberculosis have anemia, neutrophilia, monocytosis, lymphopenia and increased C-reactive protein. Key words: pulmonary tuberculosis, hematological, biochemical ĐẶT VẤN ĐỀ Lao là một bệnh nhiễm trùng mạn tính do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra, được Robert Kock phát hiện năm 1882 và nĩ vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lao cĩ thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đĩ lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80-85%) và là nguồn lây chính cho những người xung quanh(12). Trên thế giới, năm 2017 cĩ khoảng 1/3 dân số mắc lao và hàng năm bệnh lao gây tử vong khoảng 1,3 triệu người. Việt Nam là nước đứng thứ 16 trong 30 nước cĩ tỷ lệ mắc lao cao trên tồn thế giới. Tỷ lệ tử vong do lao hàng năm khoảng 12 nghìn người(14). Ở người lớn, bệnh lao phổ biến ở người nghèo và lứa tuổi 16-55 (cao nhất ở những người 25-40 tuổi) là những người đang đĩng gĩp sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội đồng thời là những trụ cột lao động chính trong xã hội(8). Các thay đổi huyết học và sinh hĩa đơi khi đĩng vai trị là yếu tố hữu ích cung cấp những dấu hiệu để chẩn đốn, đánh giá tiên lượng và theo dõi điều trị trên lâm sàng bệnh nhân lao(8). Một số nghiên cứu trước đây ở thấy rằng lao phổi cĩ thể gây thiếu máu nhẹ, tăng bạch cầu trung tính, tăng số lượng tiểu cầu và đơi khi gây tăng men gan(9)(15). Để gĩp phần vào chẩn đốn sớm và theo dõi điều trị cho bệnh nhân lao, chúng tơi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: “Nghiên cứu đặc điểm một số chỉ số tế bào huyết học và sinh hĩa máu ngoại vi trên bệnh nhân lao phổi được điều trị tại bệnh viện Phổi Trung ương từ 2015 đến 2017”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 158 bệnh nhân được chẩn đốn xác định là lao phổi, theo tiêu chuẩn của Chương trình chống lao Quốc gia(10); được chỉ định dùng thuốc chống lao từ tháng 3 năm 2015 đến tháng 7 năm 2017 tại bệnh viện Phổi Trung ương. Tiêu chuẩn chọn Bệnh nhân nội trú trên 16 tuổi. Bệnh nhân được chẩn đốn xác định lao phổi và được điều trị thuốc chống lao hàng 1 (cơng thức I và cơng thức II). Tiêu chuẩn chẩn đốn xác định dựa theo xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB: + Lao phổi AFB(+): cĩ ít nhất 1 mẫu đờm hoặc dịch phế quản, dịch dạ dày cĩ kết quả soi trực tiếp AFB(+) tại các phịng xét nghiệm được kiểm chuẩn bởi Chương trình chống lao Quốc gia. + Lao phổi AFB(-): khi cĩ ít nhất 2 mẫu đờm AFB(-), người bệnh cần được thực hiện quy trình chẩn đốn lao phổi AFB(-). Người bệnh được chẩn đốn lao phổi AFB(-) cần thoả mãn 1 trong 2 điều kiện sau: - Cĩ bằng chứng vi khuẩn lao trong đờm, dịch phế quản, dịch dạ dày bằng phương pháp nuơi cấy hoặc các kỹ thuật mới như Xpert MTB/RIF. - Được thầy thuốc chuyên khoa chẩn đốn và chỉ định một phác đồ điều trị lao đầy đủ dựa trên: (1) lâm sàng, (2) bất thường nghi lao trên X quang phổi và (3) thêm 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: HIV(+) hoặc khơng đáp ứng với điều trị kháng sinh phổ rộng(10). Tiêu chuẩn loại trừ - Các bệnh nhân cĩ bệnh hệ thống - Các bệnh nhân mắc bệnh về máu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang, mơ tả ngay Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 385 thời điểm được chẩn đốn xác định lao phổi. Cỡ mẫu dùng cho nghiên cứu Được tính theo cơng thức: Trong đĩ: p là tỷ lệ người bệnh lao phổi cĩ thiếu máu theo nghiên cứu của các tác giả nước ngồi. Ước tính khoảng 74%(15). q=1-p Độ chính xác 95%, lấy =0,05 do đĩ Z2 1- /2=1,962. d là sai số cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu nghiên cứu và tỷ lệ trong quần thể (độ chính xác mong muốn) được áp đặt bằng 10%. Ta tính được cỡ mẫu n≥135. Các chỉ số nghiên cứu Thơng tin chung Tuổi, giới, xét nghiệm nhuộm soi đờm tìm AFB. Chỉ số tế bào máu ngoại vi Số lượng hồng cầu (RBC) (x 1012/l)(13). Nồng độ hemoglobin (Hb) (g/l). Thiếu máu nhẹ: Nam 110-<130; Nữ 110-<120 g/l. Thiếu máu vừa 80-<110 g/l. Thiếu máu nặng <80 g/l(13). Số lượng bạch cầu (WBC) (x109/l)(13). Số lượng tuyệt đối BC đoạn trung tính, BC lympho, BC mono (x109/l)(13). Số lượng tiểu cầu (PLT) (x109/l)(13). Chỉ số sinh hĩa AST hay ASAT: (Aspartate Amino Transferase) hoặc SGOT (serum Glutamat Oxaloacetat Transaminase) (UI/l) (9) ALT hay ALAT, (Alanin Amino Transferase) hoặc SGPT (serum Glutamat Pyruvat Transaminase) (UI/l)(9). CRP: C reactive protein (mg/l)(9). Phương tiện và vật liệu nghiên cứu Mẫu xét nghiệm Lấy 2 ml máu tĩnh mạch vào ống nghiệm nhựa cĩ sẵn chất chống đơng EDTA-K3 (1 mg/ml) để xét nghiệm tế bào máu. Kéo 2 lam máu đàn trực tiếp từ bơm tiêm để làm tiêu bản nhuộm giemsa xem hình thái của HC, tỷ lệ % BC và độ tập trung tiểu cầu. Lấy 2ml máu tĩnh mạch vào ống nghiệm nhựa cĩ sẵn chất chống đơng Lithi Heparin để làm các xét nghiệm sinh hĩa. Dụng cụ Máy đếm tế bào tự động XT 2000i (Sysmex- Nhật Bản) để xét nghiệm các chỉ số tế bào máu ngoại vi. Máy sinh hố miễn dịch cao cấp tự động Olympus AU 680 (Nhật Bản) để xét nghiệm sinh hĩa. Máy ly tâm Heltic 380 (Đức). Xử lý số liệu Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học trên chương trình SPSS 20.0. Các biến số định lượng được trình bày theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn ( SD). Các biến số định tính được trình bày theo tỷ lệ %. KẾT QUẢ Đặc điểm về tuổi và giới Bảng 1. Phân bố tuổi trung bình và giới của nhĩm bệnh nhân nghiên cứu Nhĩm Tuổi-giới Bệnh nhân Tuổi ± SD 47,88 ± 16,55 Tuổi thấp nhất 17 Tuổi cao nhất 83 Giới Nam Số lượng (n) 131 Tỷ lệ (%) 82,91 Nữ Số lượng (n) 27 Tỷ lệ (%) 17,09 Tỷ lệ nam:nữ 4,85:1 Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 47 tuổi; trong đĩ bệnh nhân cĩ độ tuổi thấp nhất là 17 tuổi và cao nhất là 83 tuổi. 131 bệnh nhân là nam chiếm 82,91% và 27 bệnh nhân là nữ chiếm 17,09%, tỷ lệ nam/nữ là 4,85/1 (Bảng 1). Đặc điểm xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao bằng phương pháp soi trực tiếp Tỷ lệ AFB soi trực tiếp dương tính ở nam nhiều hơn ở nữ, sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê d qp n z 2 .2 2 1 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 386 với p <0,05 (Bảng 2). Bảng 2. Kết quả soi đờm trực tiếp của bệnh nhân nghiên cứu AFB soi trực tiếp Nam Nữ p n % n % AFB(-) 65 49,62 21 77,78 <0,05 AFB(+) 66 50,38 6 22,22 Tổng 131 100 27 100 Đặc điểm tế bào máu ngoại vi Các chỉ số hồng cầu của bệnh nhân lao phổi Bảng 3. Các chỉ số hồng cầu của bệnh nhân lao phổi Chỉ số Bệnh nhân ( ± SD) Thấp nhất Cao nhất Số lượng hồng cầu (x 10 12 /l) Nam 3,99 ± 0,92 1,87 6,32 Nữ 3,91 ± 0,75 2,33 5,45 Hemoglobin (Hb) (g/l) Nam 112,42 ± 25,45 58 172 Nữ 106 ± 23,33 68 156 Số lượng hồng cầu và nồng độ Hb trung bình của các bệnh nhân lao phổi trong nghiên cứu giảm so với giới hạn bình thường (Bảng 3). Đặc điểm thiếu máu của bệnh nhân lao phổi Tỷ lệ thiếu máu nhẹ ở nam cao hơn ở nữ và tỷ lệ thiếu máu nặng ở nữ cao hơn ở nam, khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p <0,05 (Bảng 4). Bảng 4. Đặc điểm tỷ lệ thiếu máu và mức độ thiếu máu Đặc điểm Nam (n=131) Nữ (n=27) p n % n % Tỷ lệ thiếu máu chung (nam Hb<130 g/l, nữ Hb<120 g/l) 94 71,76 19 70,37 >0,05 Thiếu máu nhẹ (nam 110≤Hb<130 g/l, nữ 110≤Hb<120 g/l) 36 27,48 5 18,52 <0,05 Thiếu máu vừa (80≤Hb<110 g/l) 46 35,11 10 37,04 >0,05 Thiếu máu nặng (Hb<80 g/l) 12 9,16 4 14,81 <0,05 Các chỉ số bạch cầu, tiểu cầu của bệnh nhân lao phổi Trung bình các chỉ số bạch cầu, tiểu cầu Bảng 5. Các chỉ số bạch cầu, tiểu cầu của bệnh nhân lao phổi (n=158) Chỉ số Bệnh nhân ( ± SD) Thấp nhất Cao nhất Số lượng bạch cầu (x10 9 /l) 10,68 ± 6,31 1,41 32,53 BC đoạn trung tính (x10 9 /l) 7,73 ± 5,67 0,07 26,4 Lymphocyte (x 10 9 /l) 1,67 ± 0,83 0,08 5,86 Chỉ số Bệnh nhân ( ± SD) Thấp nhất Cao nhất Monocyte (x 10 9 /l) 1,0 ± 0,63 0,03 3,9 Số lượng TC (x 10 9 /l) 342,45 ± 200,06 30 1077 Bảng 5 cho thấy trung bình số lượng bạch cầu mono của các bệnh nhân nghiên cứu tăng. Thay đổi bạch cầu, tiểu cầu Tỷ lệ bệnh nhân lao phổi cĩ tăng bạch cầu monocyte là 76,58%, tăng bạch cầu đoạn trung tính là 54,4%; cĩ 32,28% bệnh nhân tăng tiểu cầu và cĩ 19,62% bệnh nhân giảm bạch cầu lympho (Bảng 6). Bảng 6. Thay đổi về các chỉ số bạch cầu, tiểu cầu Trình trạng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Mean ± SD (G/L) Bạch cầu đoạn trung tính >8,0x10 9 /l 60 37,97 13,66 ± 4,63 Bạch cầu lympho <1,0x10 9 /l 31 19,62 0,63 ± 0,27 Bạch cầu mono >0,5x10 9 /l 121 76,58 1,2 ± 0,58 Số lượng tiểu cầu >400x10 9 /l 51 32,28 551,24 ± 140,79 Đặc điểm các chỉ số sinh hĩa Trung bình các chỉ số sinh hĩa Chỉ số trung bình CRP tăng cao, các chỉ số GPT, GOT của các bệnh nhân nghiên cứu tăng nhẹ (Bảng 7). Bảng 7. Đặc điểm các chỉ số sinh hĩa của bệnh nhân lao phổi Chỉ số Bệnh nhân ( ± SD) Thấp nhất Cao nhất SGOT (UI/l) 46,82±70,22 9 696 SGPT (UI/l) 49,67±03,95 1 905 CRP (mg/l) 68,92±56,55 0,47 244,2 Thay đổi các chỉ số sinh hĩa Bảng 8. Thay đổi các chỉ số sinh hĩa của bệnh nhân lao phổi Trình trạng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Mean ± SD Tăng SGOT (>25UI/l) 47 29,75 107,26 ± 106,86 Tăng SGPT (>22UI/l) 49 31,01 122,27 ± 165,36 Tăng CRP (>10mg/l) 89 56,33 76,44 ± 54,73 Trong các chỉ số sinh hĩa cơ bản được thu thập, tình trạng tăng CRP phổ biến nhất gặp ở 56,33% bệnh nhân, tăng SGPT là 31,01% bệnh nhân và tăng SGOT là 29,75% bệnh nhân (Bảng 8). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 387 BÀN LUẬN Đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tơi cĩ độ tuổi trung bình là 47 tuổi, trong đĩ độ tuổi nhỏ nhất là 17 tuổi và cao nhất là 83 tuổi; bệnh nhân nam cĩ 131 (82,91%) và bệnh nhân nữ cĩ 27 (17,09%) (Bảng 1). Nghiên cứu của Molay Banerjee và cộng sự năm 2015 nghiên cứu trên 227 bệnh nhân lao phổi AFB(+) tại Ấn Độ thấy rằng trong 227 bệnh nhân cĩ 179 bệnh nhân nam (chiếm 78,85%) và 48 bệnh nhân nữ (chiếm 21,15%)(2). Cĩ thể do nam hút thuốc lá thuốc lào nhiều hơn nữ nên tỷ lệ mắc lao phổi cao hơn, việc lao động nặng trong gia đình để cĩ nguồn thu nhập ổn định cũng là một lý do và trong cuộc sống, việc tiếp xúc giữa các mối liên hệ thì người đàn ơng vẫn là chủ đạo. Kết quả soi đờm trực tiếp của bệnh nhân nghiên cứu cho thấy 66 bệnh nhân nam (50,38%) và 6 bệnh nhân nữ (22,22%) cĩ AFB dương tính, khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05 (Bảng 2). Bệnh nhân lao phổi trong nghiên cứu cĩ trung bình số lượng hồng cầu và nồng độ hemoglobin (Hb) trung bình đều giảm so với người bình thường (Bảng 3). Yaranal và cộng sự 2013 trên 100 bệnh nhân lao phổi AFB(+) tại Ấn Độ thấy rằng cĩ 74 (74%) bệnh nhân cĩ thiếu máu(Error! Reference source not found.). Nghiên cứu của Bashir và cộng sự (2015) tại 1 bệnh viện ở Sudan cũng cho kết quả tương tự với phần lớn bệnh nhân cĩ chỉ số hồng cầu trong giới hạn bình thường. Chỉ cĩ 15,8% số bệnh nhân cĩ giá trị dưới mức bình thường và 7,9% số bệnh nhân gặp tình trạng tăng hồng cầu thứ phát(3). Nghiên cứu của Iqbal tại Pakistan cho biết, nồng độ hemoglobin quan sát được trên các bệnh nhân lao phổi thấp hơn so với giá trị bình thường (120-13 g/l) với 55% nam và 53% nữ. Như vậy, hơn một nửa số bệnh nhân lao phổi trong nghiên cứu của Iqbal và đồng nghiệp cĩ nồng độ hemoglobin thấp hơn bình thường(6). Trong nghiên cứu của chúng tơi, bệnh nhân nữ cĩ thiếu máu nặng chiếm 14,81% cao hơn bệnh nhân nam cĩ thiếu máu nặng chiếm 9,16% với HGB dưới 80 g/l (Bảng 4). Nghiên cứu của Yaranal và cộng sự năm 2013 cho kết quả tương tự(Error! Reference source not found.). Thiếu máu ở bệnh nhân lao phổi do sự xâm nhập của vi khuẩn dẫn đến sự hoạt hĩa các tế bào lympho T và các đại thực bào làm sản sinh các cytokines như interferon gamma (INF- gamma), alpha (TNF-alpha), interleukin-1 (IL-1) và interleukin-6 (IL-6), cùng với các sản phẩm của nĩ sẽ làm cho sắt chuyển vào dự trữ trong hệ thống liên võng nội mơ, dẫn đến sự giảm nồng độ sắt trong huyết tương, do đĩ hạn chế sự tổng hợp hemoglobin, ức chế sự tăng sinh tế bào gốc HC và sản xuất erythropoietin, dẫn đến thiếu máu và kết quả cuối cùng dẫn đến ức chế của tủy xương gây thiếu máu. Cytokine cũng làm giảm sản xuất tế bào hồng cầu trong tủy. IL-1 và TNF-alpha ức chế sản xuất erythropoietin, và cùng với INF-gamma làm suy giảm phản ứng của các tế bào tiền thân đối với erythropoietin. Tác dụng ức chế TNF-alpha đối với sản sinh tế bào hồng cầu trong tủy xương đã được chứng minh bằng cả nghiên cứu in vitro và in vivo. TNF gamma trực tiếp ngăn chặn sự gia tăng các tế bào gốc dịng hồng cầu, theo cách này các cytokine làm suy giảm phản ứng sinh lý erythropoietin đối với thiếu máu. Ngồi ra, TNF- alpha trực tiếp gây hại hồng cầu và làm giảm tuổi thọ của tế bào hồng cầu. Vì vậy, thiếu máu do nhiễm trùng về cơ bản là thiếu máu thiếu sắt, kết hợp với khả năng tăng sinh dịng hồng cầu để bù đắp cho thiếu máu(1) Các bệnh nhân trong nghiên cứu cĩ giá trị trung bình bạch cầu mono tăng so với người bình thường (Bảng 5). Tỷ lệ tăng bạch cầu đoạn trung tính là 37,97% và tăng số lượng bạch cầu mono là 76,58%; tỷ lệ giảm bạch cầu lympho chiếm tới 19,62% (Bảng 6). Trong nghiên cứu của Iqbal và cộng sự (2015), cĩ 22,4% bệnh nhân cĩ số lượng bạch Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 388 cầu trên 11,0G/L(6); 72,4% bệnh nhân tăng bạch cầu trung tính, chỉ cĩ 27,6% cĩ số lượng bạch cầu trung tính dưới trung bình. Giảm bạch cầu lympho 65,8% bệnh nhân, trong khi tăng bạch cầu lympho 34,2% bệnh nhân. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của chúng tơi, tỷ lệ bệnh nhân tăng bạch cầu trung tính và giảm bạch cầu lympho đều cao hơn tỷ lệ bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính và tăng bạch cầu lympho. Cịn trong nghiên cứu năm 2014 thực hiện tại Bangalore, các tác giả Kamate, Ramesh và Bhaktavatchalam cũng cho kết quả tương đồng, 49% số bệnh nhân giảm bạch cầu lympho, 35% tăng bạch cầu trung tính, 38% tăng bạch cầu mono(7). Trong số 158 bệnh nhân tham gia nghiên cứu của chúng tơi, cĩ 51 bệnh nhân cĩ tăng số lượng tiểu cầu (chiếm 32,28%) (Bảng 6). Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Bashir và cộng sự là 17,62(3). Các tiểu cầu cĩ vai trị trong phản ứng viêm đối với vi khuẩn lao, do đĩ cĩ thể hình thành huyết khối mạch máu xung quanh tổn thương lao. Trong số các cytokine, interleukin-6 (IL-6) được biết đến cĩ khả năng làm tăng số lượng tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu chuyển sang bình thường sau khi được điều trị lao là yếu tố để đánh giá đáp ứng điều trị. Đặc biệt trong nghiên cứu của tỷ lệ bệnh nhân tăng tiểu cầu lên đến 43,4% trong khi giảm tiểu cầu chỉ xảy ra ở 5,3% số bệnh nhân lao(6). Kết quả các chỉ số sinh hĩa của bệnh nhân lao phổi tại thời điểm chẩn đốn cho thấy giá trị trung bình CRP tăng so với người bình thường (Bảng 7). Cĩ đến 89 bệnh nhân (56,33%) tăng CRP và 49 bệnh nhân (31,01%) tăng GPT và 47 bệnh nhân (29,75%) tăng GOT (Bảng 8). Protein phản ứng C là một protein tăng phản ứng ở giai đoạn cấp tính của quá trình viêm. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Phần Lan, nồng độ CRP tăng ở những bệnh nhân lao phổi xuất hiện dấu hiệu X quang ngực trong điều tra mắc lao(11). Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, nồng độ CRP trong huyết thanh được tìm thấy khá cao ở bệnh nhân lao so với nhĩm chứng, với sự gia tăng nổi bật về mức CRP khi giảm cân. Điều này chứng tỏ CRP là một điểm đánh dấu tốt trong tiên lượng mức độ nghiêm trọng của bệnh(5). Trong một nghiên cứu từ Brazil với 28 bệnh nhân lao, CRP được nhấn mạnh là một điểm đánh dấu tốt cho thấy phản ứng với việc điều trị(4). KẾT LUẬN Bệnh nhân lao phổi cĩ nồng độ huyết sắc tố giảm so với người bình thường (ở nam: 112,42 ± 25,45g/l và ở nữ là: 106 ± 23,31g/l). Tỷ lệ thiếu máu nặng ở nữ (14,81%) cao hơn nam (9,16%). Bệnh nhân lao phổi cĩ tăng bạch cầu mono, tăng bạch cầu trung tính với tỷ lệ lần lượt là 76,58% và 37,97%; Bạch cầu lympho giảm chiếm tỷ lệ 19,62%. Số lượng tiểu cầu tăng chiếm 32,28%. Protein C phản ứng thường tăng cao trong lao phổi với tỷ lệ 56,33%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Muhammadi MO, Al-Shammery HG, et al (2011). Studying Some Hematological Changes in Patients with Pulmonary Tuberculosis in Babylon Governorate. Medical Journal of Babylon, 8(4):608-617. 2. Banerjee M, Chaudhary BL and Shukla S (2015). Hematological profile among pulmonary Tuberculosis patients in Tertiary care hospital. International Journal of Bioassays, 4(05):3900-3902. 3. Bashir BA, Abdallah SA and Mohamedani AA (2015). Anemia among patients with pulmonary tuberculosis in port Sudan. International Journal of Recent Scientific Research, 6(5): 4128-4131. 4. Caner SS, Kưksal D, Ozkara S et al (2007). The relation of serum interleukin-2 and C-reactive protein levels with clinical and radiological findings in patients with pulmonary tuberculosis. Tuberk Toraks, 55:238-45. 5. Șahin F, et al (2013). Distinctive biochemical changes in pulmonary tuberculosis and pneumonia. AMS, 9(4):657-661. 6. Iqbal S, Ahmed U, Khan MA, et al (2015). Haematological parameters altered in Tuberculosis. Pak J Physiol, 11(1):13–16. 7. Kamate S, Ramesh B, Bhaktavatchalam N, et al (2014). Study of Hematological Profile before during after Completion of Dots Therapy in Pulmonary Tuberculosis. Journal of Evidence Based Medicine and Healthcare, 1(8):962-968. 8. Modawe G, Nail AMA, Hamad FA, et al (2014). Biochemical Parameters in Relation to Tuberculosis in Sudanese Patients. Sudan JMS, 9(3):177-181. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 389 9. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương, Phạm Quang Vinh và cộng sự (2013). Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, pp.209-228. 10. Nguyễn Viết Nhung (2015). Hướng dẫn quản lý bệnh lao. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 11. Peresi E, Silva SM, Calvi SA, et al (2013). Cytokines and acute phase serum proteins as markers of inflammatory regression during the treatment of pulmonary tuberculosis. J Bras Pneumol; 34:942-9. 12. Trần Văn Sáng (2007). Lao phổi, Bệnh học lao. Nhà xuất bản Y học, pp.31-46. 13. WHO (2011). Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and assessment of severity. Vitamin and Mineral Nutrition Information System, Geneva. URL: 14. WHO (2018). TB disease burden. Global Tuberculosis Report, 201:27-66. 15. Yaranal PJ, Umashankar T, Harish SG (2013). Hematological Profile in Pulmonary Tuberculosis. International Journal of Health and Rehabilitation Sciences, 2(1):50-55. Ngày nhận bài báo: 15/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_xet_nghiem_huyet_hoc_va_sinh_hoa_tren_be.pdf
Tài liệu liên quan