Hiệu quả và an toàn của gây tê tủy sống bằng Levopivacaine so với Bupivacaine trong phẫu thuật nội soi cắt đốt u xơ tuyền tiền liệt

Tài liệu Hiệu quả và an toàn của gây tê tủy sống bằng Levopivacaine so với Bupivacaine trong phẫu thuật nội soi cắt đốt u xơ tuyền tiền liệt: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học 163 HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG LEVOPIVACAINE SO VỚI BUPIVACAINE TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐỐT U XƠ TUYẾN TIỀN LIỆT Bùi Ngọc Đức*, Võ Minh Thành*, Huỳnh Thị Đoan Dung*, Bùi Đức Cường* TÓM TẮT Mở đầu: Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm như hồi phục nhanh, rút ngắn thới gian nằm viện và sớm trở lại hoạt động bình thường. Gây tê tủy sống trong phẫu thuật nội soi tuyến tiền liệt cho hiệu quả vô cảm tốt và hài lòng người bệnh. Mục tiêu: Hiệu quả của bupivacaine và levobupivacaine khi kết hợp với sufentanil trong tê tủy sống trong phẫu thuật nội soi cắt đốt u xơ tuyến tiền liệt Phương pháp: Các bệnh nhân dự kiến phẫu thuật nội soi cắt đốt u xơ tuyến tiền liệt được chọn ngẫu nhiên để nhận 6 mg levobupivacaine 0,5% kết hợp 3 mcg sufentanil (nhóm L) hoặc 6 mg bupivacaine 0,5% kết hợp 3 mcg sufentanil (nhóm B) để gây tê tủy sống. Thời gian khởi tê, mức phong bế, thời gian đạt mức phong ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả và an toàn của gây tê tủy sống bằng Levopivacaine so với Bupivacaine trong phẫu thuật nội soi cắt đốt u xơ tuyền tiền liệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học 163 HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG LEVOPIVACAINE SO VỚI BUPIVACAINE TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐỐT U XƠ TUYẾN TIỀN LIỆT Bùi Ngọc Đức*, Võ Minh Thành*, Huỳnh Thị Đoan Dung*, Bùi Đức Cường* TÓM TẮT Mở đầu: Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm như hồi phục nhanh, rút ngắn thới gian nằm viện và sớm trở lại hoạt động bình thường. Gây tê tủy sống trong phẫu thuật nội soi tuyến tiền liệt cho hiệu quả vô cảm tốt và hài lòng người bệnh. Mục tiêu: Hiệu quả của bupivacaine và levobupivacaine khi kết hợp với sufentanil trong tê tủy sống trong phẫu thuật nội soi cắt đốt u xơ tuyến tiền liệt Phương pháp: Các bệnh nhân dự kiến phẫu thuật nội soi cắt đốt u xơ tuyến tiền liệt được chọn ngẫu nhiên để nhận 6 mg levobupivacaine 0,5% kết hợp 3 mcg sufentanil (nhóm L) hoặc 6 mg bupivacaine 0,5% kết hợp 3 mcg sufentanil (nhóm B) để gây tê tủy sống. Thời gian khởi tê, mức phong bế, thời gian đạt mức phong bế cao nhất cảm giác và vận động cũng như sự thay đổi các thông số huyết động được ghi nhận. Kết quả: Nghiên cứu ngẫu nhiên 109 bệnh nhân: 55 nhóm L và 54 nhóm B. Levobupivacaine không gây ra bất kỳ thay đổi đáng kể trong các thông số huyết động học, bao gồm cả huyết áp tâm thu, và cho thấy mức phóng bế cảm giác thời gian khởi đầu tương tự so với bupivacaine, nhưng levobupivacaine ít làm suy yếu vận động và thời gian phục hồi vận động sớm hơn bupivacaine. Kết luận: 6 mg levobupivacaine 0,5% kết hợp với 3mcg sufentanil có hiệu quả tương tự như 6 mg bupivacaine 0,5% kết hợp với 3 mcg sufentanil trong phẫu thuật nội soi cắt đốt u xơ tuyến tiền liệt. Levobupivacaine có thời gian phục hồi vận động ngắn hơn bupivacaine, có hiệu quả giảm đau trong các giờ đầu sau phẫu thuật tốt hơn so với bupivacaine. Từ khóa: gây tê tủy sống, bupivacaine, levobupivacaine, phẫu thuật tuyến tiền liệt. ABSTRACT THE EFFECTIVENESS AND SAFETY OF SPINAL ANESTHESIA BY LEVOBUPIVACAINE COMPARE WITH BUPIVACAINE IN PROSTATE ENDOSCOPIC SURGICAL Bui Ngoc Duc, Vo Minh Thanh, Huynh Thi Doan Dung, Bui Duc Cuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 3- 2018: 163 - 168 Background: Laparoscopic surgery provides tremendous benefits to patients, including faster recovery, shorter hospital stay and prompt return to normal activities. Spinal anesthesia in laparoscopic surgery resection of the prostate efficiently made patients feel less painful and satisfied. Objectives: The aim of the study was to compare two intrathecal an aesthetics, bupivacaine and levobupivacaine, for their effects on motor and sensory blockade and hemodynamics in patients aged ≥65 years undergoing transurethral resection of the prostate. Methods: Patients scheduled to undergo transurethral resection of the prostate were randomized to receive either 6 mg isobaric levobupivacaine 0,5% with 3 mcg sufentanil (group L) or 6 mg of isobaric bupivacaine 0,5 % with 3 mcg sufentanil (group B) for spinal anesthesia. The onset time, maximum level and time to reach the * Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk Tác giả liên lạc: BS CK2 Bùi Ngọc Đức ĐT: 0914.072762 Email: buingocduc2g@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 164 maximum level of sensory and motor blockade were recorded. Changes to hemodynamic parameters were also recorded. Results: The study randomized 109 patients: 55 to group L and 54 to group B. Levobupivacaine did not cause any significant changes in hemodynamic parameters, including systolic blood pressure, and showed a similar sensory block onset time compared with bupivacaine, but levobupivacaine produced less motor block and time recovery early mobilization bupivacaine. Conclusion: We concluded that the clinical efficacy of 6 mg isobaric bupivacaine 0.5% with 3 mcg sufentanil was equal to the 6 mg isobaric bupivacaine 0.5% with 3mcg sufentanil in spinal anesthesia for undergoing transurethral resection of the prostate. Levobupivacaine has a shorter recovery time than bupivacaine, which is more effective in relieving pain in the first hours after the surgery than bupivacaine. Keywords: Spinal anesthesia, transurethral resection of prostate surgery, levobupivacaine, bupivacaine MỞ ĐẦU Theo tài liệu nghiên cứu của các nước Mỹ, Nhật, Singapore có khoảng 50% nam giới ở độ 60 – 70 tuổi và khoảng 80% độ tuổi ngoài 80 mắc bệnh tuyến tiền liệt (TTL). Ở Việt Nam, tỉ lệ nam giới trên 50 tuổi mắc bệnh vào khoảng 50 %. Tỉ lệ này tăng dần theo tuổi(7,12). Hiện nay, mổ cắt đốt nội soi là phương pháp chủ yếu và được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện trong cả nước(2,6,7). Levobupivacaine, một hoạt chất đối phân S (-) thuần khiết của bupivacaine, xuất hiện như một lựa chọn an toàn hơn các chất đồng phân trong thực hành gây tê vùng. Gây tê tủy sống với levobupivacaine liều thấp phối hợp sufentanil trong phẩu thuật nội soi u xơ TTL vẫn đảm bảo giảm đau đủ mà còn hạn chế tụt huyết áp(6). Gây tê tủy sống hiện nay đang là phương pháp vô cảm được lựa chọn phổ biến cho phẫu thuật nội soi u xơ tuyến tiền liệt, do hiệu quả vô cảm tốt, kĩ thuật dễ thực hiện và không đòi hỏi các trang thiết bị hỗ trợ đắt tiền, bệnh nhân vẫn tỉnh táo có thể quan sát tổn thương và phương pháp điều trị của thầy thuốc, là phương pháp vô cảm mà phẫu thuật viên ưa thích và làm hài lòng bệnh nhân (2,10). Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả và an toàn của gây tê tủy sống bằng levobupivacaine so với bupivacaine trong phẫu thuật nội soi cắt đốt u xơ tuyến tiền liệt”. Mục tiêu nghiên cứu 1. So sánh hiệu quả gây tê tủy sống bằng levobupivacaine 6mg kết hợp sufentanil 3mcg và bupivacaine 6mg kết hợp sufentanil 3mcg trong phẫu thuật nội soi u xơ tuyến tiền liệt. 2. Đánh giá sự an toàn của phương pháp vô cảm này qua các chỉ số tuần hoàn, hô hấp và các tai biến, tác dụng phụ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng. Đối tượng nghiên cứu Các bệnh nhân có bệnh lý u xơ TTL, khám và điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, được sàng lọc đưa vào nghiên cứu theo các tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ, bao gồm: Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Có chỉ định phẫu thuật chương trình nội soi cắt đốt u xơ TTL, ASA I – III. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Có chống chỉ định với gây tê tủy sống (GTTS), dị ứng với thuốc tê và opioid, không đồng ý tham gia nghiên cứu. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 10 năm 2017, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Cỡ mẫu: 109 bệnh nhân, được chọn ngẫu nhiên bằng cách bốc thăm chia thành 2 nhóm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học 165 - Nhóm L: GTTS bằng levobupivacaine 0,5% 6 mg + sufentanil 3 mcg. - Nhóm B: GTTS bằng bupivacaine 0,5% 6 mg + sufentanil 3 mcg. Qui trình nghiên cứu Tất cả bệnh nhân đều được khám tiền mê trước mổ, để xác định nguy cơ phẫu thuật, nguy cơ của kĩ thuật gây mê hoặc gây tê vùng. Giải thích rõ về kĩ thuật sẽ làm, cũng như các tai biến, tác dụng phụ có thể gặp và cách xử trí của phương pháp GTTS. Người bệnh kí giấy cam kết đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được GTTS tư thế ngồi. Dùng kim 27G chọc qua da, đường giữa khe liên đốt TL 3 - 4, hướng kim vuông góc mặt phẳng da, mũi vát của kim hướng lên đầu bệnh nhân. Sau khi qua dây chằng vàng người gây tê có cảm giác đầu kim qua tổ chức chắc, đồng thời có cảm giác nhẹ tay, rút cây thông nòng thấy dịch não tủy trong suốt chảy ra. Lắp bơm tiêm đã rút sẵn thuốc tê gắn vào đốc kim, tiến hành bơm thuốc tê chậm. Nhóm L: levobupivacaine 0,5% 6 mg + sufentanil 3 mcg. Nhóm B: bupivacaine 0,5% 6 mg + sufentanil 3 mcg. Sau mổ chuyển qua phòng hồi tỉnh, bệnh nhân được theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở trên monitoring, ghi nhận thời điểm bệnh nhân có cảm giác đau nơi mổ và cử động chân được hoàn toàn (VAS ≥ 3, bromage = 0), theo dõi các biến chứng, tác dụng phụ sau mổ để kịp thời xử trí. Các đánh giá và theo dõi Hiệu quả vô cảm trong mổ Đánh giá hiệu quả vô cảm trong mổ: tốt, khá, thất bại phải chuyển phương pháp vô cảm cũng như lượng thuốc giảm đau, an thần dùng thêm trong mổ. Ghi nhận thời gian phong bế cảm giác tới mức T10, mức độ phong bế vận động. Hiệu quả giảm đau sau mổ Thang điểm đau VAS tại các thời điểm trong 24 giờ đầu. Tỷ lệ loại thuốc giảm đau sử dụng - số lần sử dụng thuốc sau phẫu thuật. Thời gian phong bế cảm giác, vận động. Tai biến, tác dụng phụ liên quan tới kĩ thuật Ghi nhận tỉ lệ chọc vào mạch máu, tụt huyết áp, lạnh run, ngứa, nôn buồn nôn, nhức đầu, đau lưng. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ. Các biến định tính được trình bày dưới dạng tần số, tỉ lệ phần trăm. Các biến định lượng được trình bày bằng trung bình và độ lệch chuẩn nếu biến số có phân phối chuẩn. Nếu biến số không có phân phối chuẩn, được trình bày bằng các giá trị: trung vị, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Đặc điểm chung Nhóm L (TB ± ĐLC) Nhóm B (TB ± ĐLC) p* Tuổi (năm) 72,0 ± 8,9 71,3 ± 9,6 0,6 Chiều cao(cm) 56,1± 8,9 56,9 ± 8,7 0,7 Cân nặng (kg) 153,2 ± 0,6 152,1 ± 0,5 0,8 BMI 23,8 ± 3,8 24,5 ± 3,9 0,9 ASA n (%) I† 31 (56,4) 41 (75,9) 0,08 II 18 (32,7) 11 (20,4) III 6 (10,9) 2 (3,7) Tg phẫu thuật (phút) 69,6 ± 9,7 69,5 ± 8,6 0,5 Tg thực hiện gây tê (phút) 3,5 ± 0,1 3,5 ± 0,1 0,9 (*) kiểm định T test(†) tần số phần trăm Bảng 2. Hiệu quả vô cảm trong mổ Tỉ lệ thành công Nhóm L n (%) Nhóm B n (%) p* Tốt 48 (87,3) 46 (85,2) Khá 7 (12,7) 8 (14,8) 0,9 Thất bại (chuyển mê) 0 0 (*) kiểm định chi bình phương Biểu đồ 1. Hiệu quả giảm đau sau mổ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 166 Bảng 3. Tỉ lệ sử dụng thuốc giảm đau Thuốc giảm đau Nhóm L n (%) Nhóm B n (%) p* Paracetamol 1g lần 1 55 (100) 54 (100) Paracetamol 1g lần 2 48 (87,3) 40 (74,1) 0,04 Paracetamol 1g lần 3 7 (12,7) 14 (25,9) Meloxicam 15 mg lần 1 55 (100) 54 (100) Meloxicam 15 mg lần 2 39 (70,9) 49 (90,7) 0,02 Meloxicam15 mg lần 3 0 2 (3,7) (*) kiểm định chi bình phương Bảng 4. Tác dụng phụ của kĩ thuật Tác dụng phụ Nhóm L n (%) Nhóm B n (%) p* Nhức đầu 2 (3,6) 4 (7,4) Đau lưng 3 (5,5) 4 (7,4) Ngứa 1 (1,8) 2 (3,7) Nôn 3 (5,5) 4 (7,4) 0,92 Buồn nôn 3 (5,5) 3 (5,6) Tụt HA 10 (18,2) 12 (22,2) Mạch chậm 5 (9,1) 4 (7,4) (*) kiểm định chi bình phương Bảng 6. Một số đặt điểm liên quan tới tê tủy sống Đặc điểm Nhóm L (TB ± ĐLC) Nhóm B (TB ± ĐLC) p* Thời gian khởi tê (phút) 7,5 ± 0,64 7,9 ± 0,66 0,001 Thời gian mất cảm giác (phút) 16 ± 0,73 15,9 ± 0,92 0,6 Thời gian tê (phút) 121,4 ± 11,0 116,0 ± 9,7 0,008 (*) kiểm định T test BÀN LUẬN Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi ở 2 nhóm lần lượt là 72,0 ± 8,9 và 71,3 ± 9,6 tuổi. Tương tự với độ tuổi trong nghiên của Đoàn Trí Kiên và cs (4), Nguyễn Quốc Thanh và cs(9), Kim SY và cs(5). Ngoài trừ kết quả của Abbady A và cs(1), Arkan Vaus Akaboy và cs(3), Begin Akan và cs(2), thì độ tuổi thấp hơn, trung bình trong khoảng 65 – 68 tuổi, có thể chế độ tầm soát bệnh, nhận thức bệnh của nước ngoàilà tốt hơn chúng ta. Độ tuổi trung bình phản ảnh bệnh lí tăng sinh lành tính TTL thường gặp trên người cao tuổi. Cân nặng và chiều cao, BMI trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là 56,1± 8,9 kg và 56,9 ± 8,7 kg, 153,2 ± 0,6 cm và 152,1 ± 0,5 cm, 23,8 ± 3,8 (kg/m2) và 24,5 ± 3,9(kg/m2)phù hợp với thể tạng của người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, tương tự với nghiên cứu của các tác giả trong nước trong nghiên cứu GTTS cho phẫu thuật nội soi tăng sinh lành tính TTL, so sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới thì thể trạng của người Việt Nam là thấp bé, nhẹ cân hơn(3,13). Hiệu quả vô cảm trong mổ Hiệu quả của TTS rất cao, trong nghiên cứu này nhóm L có 48 (87,3%), nhóm B có 46 (85,2%) trường hợp đạt hiệu quả tê rất tốt, trong mổ không sử dụng thêm loại thuốc giảm đau nào. Ở nhóm L có 7 (12,7%), nhóm B có 8 (14,8%) trường hợp chúng tôi sếp vào loại khá. Trong phẫu thuật sử dụng thêm 1 - 2 mcg sufentanil kết hợp thêm 1 mg midazolam, sau đó cuộc phẫu thuật vẫn diễn ra thuận lợi. Nguyên nhân do bệnh nhân còn lo lắng sợ hãi, hoặc do thời gian khởi tê lâu. So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả trong nước Đoàn Trí Kiên và cs(4), một số tác giả nước ngoài như: Abbady A và cs(1), Begin Akan và cs (2), Ariasvà cs(3) trong GTTS cho phẫu thuật nội soi tăng sinh TTL thì kết quả của chúng tôi thấp hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi có một số bệnh nhân cao 178 cm, nặng 80 kg thì với liều thuốc tê 6 mg levobupivacaine kết hợp 3 mcg sufentanil là chưa đủ phong bế toàn bộ cảm giác cho các phẫu thuật vùng chậu. Các tác giả trong nước GTTS với liều thuốc tê cao hơn theo kg cân nặng. Các tác giả nước ngoài sử dụng thuốc và phối hợp thuốc tương tự như chúng tôi nhưng số lượng bệnh nhân nghiên cứu cao nhất của các tác giả tối đa là 30 trường hợp cho mỗi nhóm nên thật sự cũng chưa mang tính đại diện. Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật Là thời gian được tính từ lúc mổ xong chuyển phòng hồi tỉnh cho tới khi bệnh nhân có nhu cầu dùng thuốc giảm đau khi thang điểm đau VAS ≥ 3 điểm. Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm L có thời gian giảm đau là 121,4 ± 11,0 phút dài hơn nhóm B là 116,0 ± 9,7 phút với p = 0,008. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học 167 Như vậy khi phối hợp thuốc tê với một thuốc thuộc nhóm thuốc phiện vừa có tác dụng làm tăng hiệu quả của thuốc tê kéo dài thời gian giảm đau sau phẫu thuật, giảm liều thuốc tê, là lựa chọn phù hợp trong GTTS phẫu thuật nội soi tăng sinh TTL(8,11). Kết quả nghiên cứu cho thấy GTTS bằng levobupivacaine liều 6 mg kết hợp sufentanil 3 mcg giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể mức độ đau sau phẫu thuật. Thay đổi thang điểm VAS của 2 nhóm rỏ nhất sau 3 giờ đầu sau phẫu thuật và có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở nhóm L có điểm đau trung bình thấp hơn nhóm B. Tuy nhiên điểm đau của cả 2 nhóm đều < 4 điểm. Thang điểm đau VAS của 2 nhóm giảm dần khi dùng thuốc và theo thời gian. Thuốc giảm đau sau mổ Chúng tôi áp dụng chế độ giảm đau đa mô thức với hai loại thuốc giảm đau. Mục đích nhằm tăng cường khả năng giảm đau cho bệnh nhân cũng như giúp giảm liều và hạn chế tác dụng phụ của từng loại thuốc. Tuy nhiên khả năng chịu dựng đau và đáp ứng thuốc giảm đau trên mỗi bệnh nhân là khác nhau nên kinh nghiệm vai trò của người bác sĩ gây mê hồi sức là hết sức quan trọng và cần thiết. Tỉ lệ sử dụng paracetamol 1g lần 3 nhóm L có 7 (12,7%) trường hợp thấp hơn nhóm B là 14 (25,9%) trường hợp. Tỉ lệ sử dụng Meloxicamlần 2, 3 ở nhóm B cao hơn so với nhóm L, có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Một số đặc điểm liên quan tới tê tủy sống Thời gian từ lúc tiêm thuốc tê tới khi rạch da được trong nghiên cứu của chúng tôi trung bình ở nhóm L là 7,5 ± 0,64 phút, ở nhóm B là 7,9 ± 0,66 phút. So sánh với tác giả Đoàn Trí Kiên và cs (4), khi sử dụng bupivacaine 0,1 mg/ kg kết hợp với pethidin 10 mg và bupivacaine 0,15 mg/kg đơn thuần. Ghi nhận thời gian phong bế cảm giác của nhóm L là 16 ± 0,73 phút, ở nhóm B là 15,9 ± 0,92 phút, sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê. So sánh kết quả của Đoàn Trí Kiên và cs (4), Kararmas A và cs(5) thì kết quả của chúng tôi dài hơn. Các tác giả trên sử dụng bupivacaine tăng trọng, liều lượng tính theo kg cân nặng (0,1mg/kg). Chúng tôi thực hiện chọc dò tủy sống thắt lưng đoạn L3 – L4, kim 27G của hãng B/Braun, tư thế ngồi, đường giữa, có người phụ giữ bệnh nhân. Ở tư thế này dễ xác định mốc giải phẫu, khoảng cách gai sống rộng nhất, đặc biệt trên người cao tuổi cột sống thường biến dạng, các dây chằng nhão, xơ chai giảm thiểu nguy cơ chọc vào mạch máu thần kinh. Thời gian thực hiện kĩ thuật của chúng tôi là 1,5 ± 3,4 phút. So sánh với các tác giả trong và ngoài nước kết quả thời gian thực hiện kĩ thuật gây TTS của chúng tôi là tương tự không thay đổi nhiều. Tai biến, tác dụng phụ cũa kĩ thuật Tỉ lệ tai biến, tác dụng phụ như tụt huyết áp, mạch chậm, nôn, buồn nôn, ngứa, nhức đầu, đau lưng giữa 2 nhóm ít, dể xử lý thay đổi không có ý nghĩa thống kê tương tự như kết quả của các tác giả trong và ngoài nước thay đổi không nhiều. KẾT LUẬN Levopubivacain 6 mg kết hợp sufentanil 3mcg cho hiệu quả vô cảm tốt tương tự như bupivacaine 6 mg kết hợp sufentanil 3mcg trong tê tủy sống phẫu thuật nội soi u xơ tuyến tiền liệt. Levobupivacaine có tính an toàn cao, ổn định các chỉ số mạch, huyết áp hạn chế các tai biến, tác dụng phụ trong phẫu thuật, thời gian phục hồi vận động ngắn hơn bupivacaine có hiệu quả giảm đau trong các giờ đầu sau phẫu thuật tốt hơn so với bupivacaine. Tác dụng phụ của levobupivacaine và bupivacaine ít tương tự nhau, là một lựa chọn tốt trong GTTS phẫu thuật nội soi cắt đốt u xơ TTL. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abbady A, Ahmed, Mohamed Sayed (2010), “Low dose Bupivacaine – Fentanyl spinal anesthesia for transuretheral Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 168 prostatectomy: the suitability and impact of adding magnesium”, El – Minia, Med, Vol 21, No 2. 2. Akan B, Yagan O (2012), “Comparison of levobupivacaine alon and in combination with fentanyl and sufentanyl in patients undergoing transurethral resection of the prostate”, Journal of Rescarch In Medical Science,18: 378 - 382. 3. Arias MG (2002) "Levobupivacaine, a long acting local anaesthetic, with less cardiac and neurotoxicity ". Update in Anaesthesia, (14), pp. 23 -25. 4. Đoàn Trí Kiên (2008),“Gây tê tủy sống bằng Bupivacaine liều thấp kết hợp Pethidine trong phẫu thuật nội soi u phì đại lành tính TTL”, Luận văn thạc sĩ, Học Viện Quân Y. 5. Kararmaz, A, Kaya, S, Turhanoglu, S, Ozyilmaz, MA (2003) "Bupivacaine fentanyl low dose spinal anesthesia for transurethral prostate". Anesthesia, 58 (6), pp.526-30. 6. Kim SY, Choi JE, Hong IJ (2009), “comparision of intrathecal fentanyl and sufentanil in low dose dilute Bupivacaine spinal anesthresia for transurethral prostatectomy”, Br, J Anaesth 103: 750 – 754. 7. Lý Văn Quảng (1999), “Đánh giá kết quả điều trị tiền liệt tuyến bằng phẫu thuật nội soi qua niệu đạo tại bệnh viện trung ương Huế”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược Huế. 8. Nguyễn Mạnh Hồng, Công Quyết Thắng (2010) "Đánh giá tác dụng gây tê tủy sống đơn thuần bằng Chirocaine đồng tỉ trọng 0.5% so với Bupivacaine heavy 0.5%". Y Học Thực Hành, Bộ y tế, (744), tr. 9 - 14. 9. Nguyễn Quốc Thanh (2003), “Nghiên cứu sử dụng Bupivacaine 0,5% gây tê tuỷ sống trong phẫu thuật nội soi u phì đại lành tính TTL”, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học y dược, Học Viện Quân Y. 10. Nguyễn Thị Quỳnh Lưu (2011), “Nghiên cứu hiệu quả của levobupivacaine trong gây tê tủy sống để phẫu thuật thay khớp háng”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Y Dược, Tp. Hồ Chí Minh. 11. Ozgun C, Hul YA, Basas (2010) "Spinal anesthesia for transurethral resection operations: levobupivacaine with or without fentanyl". Med, J. Anesthesiol, (4). 12. Trần Đức, Trần Đức Hòe (2000), “Sử dụng IPSS, QoL, và đo lưu lượng nước tiểu trong đánh giá kết quả phẫu thuất tiền liệt tuyến”, Y học thực hành, (7), tr. 32-36. 13. Yesin A, Sanlis, Hadimioglu, N (2005) "Intrathecal fentanyl added to hyperbasis ropivacaine for transurethral resection of the prostate". Acta Anaesthesiol Scand (49), pp. 401 - 405. Ngày nhận bài báo: 17/01/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/02/2018 Ngày bài được đăng: 10/05/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_va_an_toan_cua_gay_te_tuy_song_bang_levopivacaine_s.pdf
Tài liệu liên quan