Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất giống lúa chịu hạn LCH37 trên đất xám Glây huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất giống lúa chịu hạn LCH37 trên đất xám Glây huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk: 18 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA CHỊU HẠN LCH37 TRÊN ĐẤT XÁM GLÂY HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK Trình Công Tư1, Đoàn Văn Thanh2 TÓM TẮT Huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk có khoảng 10 nghìn ha lúa, trong đó 40% diện tích không chủ động nước tưới cần được khuyến khích sử dụng các giống lúa chịu hạn. Để hoàn thiện qui trình canh tác giống lúa chịu hạn LCH37, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất lúa địa phương, một thí nghiệm đồng ruộng gồm 3 mức mật độ gieo (140; 160; 180 kg/ha) và 3 mức N + P2O5 + K2O (60 + 60 + 60; 80 + 80 + 80; 100 + 100 + 100) đã được thực hiện trên nền đất xám glây huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk trong các vụ Hè Thu 2016 và 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mật độ gieo sạ và phân bón có ảnh hưởng đến chiều cao cây, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa LCH37. Theo đó lượng giống gieo 160 kg/ha và mức phân bón 100 N + 100 P2O5 + 100 K2O cho...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất giống lúa chịu hạn LCH37 trên đất xám Glây huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA CHỊU HẠN LCH37 TRÊN ĐẤT XÁM GLÂY HUYỆN LẮK, TỈNH ĐẮK LẮK Trình Công Tư1, Đoàn Văn Thanh2 TÓM TẮT Huyện Lắk tỉnh Đắk Lắk có khoảng 10 nghìn ha lúa, trong đó 40% diện tích không chủ động nước tưới cần được khuyến khích sử dụng các giống lúa chịu hạn. Để hoàn thiện qui trình canh tác giống lúa chịu hạn LCH37, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất lúa địa phương, một thí nghiệm đồng ruộng gồm 3 mức mật độ gieo (140; 160; 180 kg/ha) và 3 mức N + P2O5 + K2O (60 + 60 + 60; 80 + 80 + 80; 100 + 100 + 100) đã được thực hiện trên nền đất xám glây huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk trong các vụ Hè Thu 2016 và 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mật độ gieo sạ và phân bón có ảnh hưởng đến chiều cao cây, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lúa LCH37. Theo đó lượng giống gieo 160 kg/ha và mức phân bón 100 N + 100 P2O5 + 100 K2O cho các chỉ tiêu sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất cao nhất. Có sự tác động hỗ tương giữa mật độ gieo và các mức phân bón đối với năng suất lúa. Công thức M2P3 (160 kg giống/ha + 100 N + 100 P2O5 + 100 K2O) cho năng suất cao nhất, với 59,8 tạ thóc/ha và lãi ròng 9,8 triệu đồng/ha. Đây là mức mật độ gieo và phân bón được khuyến cáo cho giống lúa LCH137 trên nền đất xám glây và không chủ động được nước tưới tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Từ khóa: Lúa chịu hạn, mật độ, năng suất, phân bón 1 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa; 2 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đắk Lắk I. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Lắk có khoảng 10 nghìn ha lúa. Đây là vựa lúa chính của tỉnh Đắk Lắk. Tuy vậy, diện tích lúa không chủ động nước chiếm đến 40%, năng suất khá bấp bênh và sản lượng không ổn định. Để khai thác có hiệu quả diện tích đất này, bênh cạnh việc cải tiến công tác thủy nông thì sử dụng các giống lúa né vụ, chịu hạn cũng cần được đẩy mạnh. Hiện tại, trong cơ cấu giống lúa của nước ta có LCH37 là giống lúa có khả năng chịu hạn tốt, được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất tại Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc (Cục Trồng trọt, 2014). Để hoàn thiện qui trình canh tác giống lúa chịu hạn LCH37, góp phần khai thác có hiệu quả tiềm năng đất lúa địa phương, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ và phân bón đến năng suất giống lúa chịu hạn LCH37 trên đất xám glây huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk” đã được triển khai trong các vụ Hè Thu 2016 và 2017. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Giống lúa LCH37 được chọn tạo từ tổ hợp lai LCIamusta-D82/HT1. Thời gian sinh trưởng trong vụ Đông Xuân: 113 - 118 ngày, vụ Hè Thu: 98 ngày. Cây cao 105 - 115 cm, khả năng chống đổ ngã tốt; chống chịu khá với đạo ôn, khô vằn, bạc lá và rầy nâu. Gạo trong, cơm mềm, đậm, có mùi thơm nhẹ. Năng suất có thể đạt 64 - 70 tạ/ha (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, 2018). - Nền thí nghiệm là đất xám glây (gleyic acrisols) thuộc xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Đất có phản ứng chua (pH 4,45); hàm lượng chất hữu cơ trung bình (2,86%), N tổng số trung bình (0,152%), P2O5 dễ tiêu trung bình (6,1 mg/100 g), K2O dễ tiêu trung bình (12,9 mg/100 g); nghèo Ca, Mg trao đổi (2,2 và 1,8 meq/100 g). - Thí nghiệm được thực hiện trên ruộng lúa nước 1 vụ, điều kiện tưới không chủ động. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 2 nhân tố với các mức mật độ gieo và phân bón như sau: - Mật độ: M1: 140 kg/ha; M2: 160 kg/ha (sạ lan theo qui trình); M3: 180 kg/ha. - Phân bón: P1: 60 N + 60 P2O5 + 60K2O; P2: 80 N 80 P2O5 + 80 K2O (theo qui trình); P3: 100 N + 100 P2O5 + 100 K2O. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ô lớn - ô nhỏ (Split - plot design), trong đó ô lớn là yếu tố phân bón, ô nhỏ là yếu tố mật độ. Thực hiện nhắc lại 3 lần. Diện tích ô cơ sở 10 m2. 2.2.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt) đối với 10 cây mẫu trong ô, tính trung bình. Chiều cao cuối cùng được đo ở giai đoạn chín. 19 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 - Mật độ bong (số bông/m2): Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc của 5 cây mẫu trong ô ở giai đoạn chín, qui ra số bông /m2. - Số hạt chắc trên bông (hạt): Đếm số hạt chắc của mỗi bông thuộc 5 cây mẫu trong ô, tính trung bình. - Khối lượng hạt (g): Cân 8 mẫu 1.000 hạt ở độ ẩm 14%, lấy trung bình. - Năng suất: Thu hoạch cả ô, phơi đến độ ẩm 14%, cân và qui ra tạ/ha. 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm thu thập được tính toán, xử lý thống kê bằng các phần mềm Excel, IRRISTAT 4.0. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong các vụ Hè Thu 2016 và 2017, tại xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến chiều cao cây lúa Chiều cao cây lúa trong thí nghiệm tăng nhanh ở giai đoạn đẻ nhánh, đến thời kỳ phân hóa đòng thì chậm lại. Chiều cao cuối cùng biến động 101 - 114 cm. Ngưỡng chiều cao này tương đương với đánh giá của Hồ Công Trực và cộng tác viên (2017). Không có sự khác biệt nhiều về chiều cao cây lúa giữa các mức mật độ M1 và M2. Tuy nhiên, nếu tăng mật độ lên mức M3, chiều cao cây lúa tăng lên đáng kể, thể hiện tình trạng cây bị vống. Chiều cao cây tại các công thức có mức phân P3 đạt 105 - 114 cm, cao hơn so với P1 và P2, chứng tỏ mức bón theo qui trình (P2) chưa phát huy hết khả năng phát triển chiều cao của giống lúa LCH37 trên nền đất xám glây tại huyện Lắk (Hình 1). Hình 1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến chiều cao cây lúa 3.3. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ gieo đến các yếu tố cấu thành năng suất 3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khả năng trổ bông của cây lúa Kết quả quan trắc ở Bảng 1 cho thấy khả năng hình thành bông của cây lúa trong thí nghiệm rất khác nhau, biến động trong khoảng 303,2 - 323,0 bông/m2, phụ thuộc vào các mức phân bón và mật độ gieo sạ khác nhau. Theo đó, mật độ gieo sạ càng cao thì số bông hình thành trên một đơn vị diện tích càng nhiều, do tăng về số lượng cá thể. Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ thể hiện giữa 2 mức M1 và M2, việc tăng lên M3 tuy có cải thiện số bông/m2 nhưng không đáng kể. Với cùng mật độ gieo, các mức phân bón khác nhau có tác động khác nhau đến sự hình thành bông. Mức bón P3 có 315,9 - 323,0 bông/m2, trung bình 320,5 bông/m2, cao hơn tương ứng 6,6 và 10,5 bông/m2 so với các mức P2 và P1. Tương tác giữa mật độ và phân bón đến khả năng trổ bông của cây lúa có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với nhận định của Trình Công Tư và cộng tác viên (2016). 20 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến số bông/m2 Phân bón (P) Mật độ (M) TB phân bónM1 M2 M3 P1 303,2a 311,8b 312,1b 309,0A P2 308,6b 316,3bc 316,9bc 313,9B P3 315,9bc 322,7c 323,0c 320,5C TB mật độ 309,2A 316,9B 317,3B CV (%) = 3,8; LSD0,05(P) = 2,43; LSD0,05 (M) = 2,69; LSD0,05 (P ˟ M) = 4,21 Ghi chú: Các giá trị có cùng kiểu chữ cái thì không khác nhau, với p < 0,05. 3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến số hạt chắc trên bông Quan trắc ảnh hưởng của phân bón và lượng giống gieo đến khả năng tạo hạt của cây lúa cho thấy: số hạt chắc trên bông dao động 92,4 - 97,4. Nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể về số hạt chắc trên bông giữa 2 mức mật độ M1 và M2. Tuy nhiên, gieo dày như M3 đã làm giảm số hạt chắc trên bông. Với cùng lượng giống gieo, mức phân bón được đầu tư càng cao thì lượng hạt chắc trên bông được tạo ra càng nhiều, theo đó mức phân P3 có 96,4 - 97,4 hạt chắc trên bông, trung bình 96,9 hạt chắc trên bông cao hơn so với P2 và P1 tương ứng 1,7 và 4,9 hạt chắc trên bông (Bảng 2). Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến số hạt chắc/bông Phân bón (P) Mật độ (M) TB phân bónM1 M2 M3 P1 92,4 92,9 90,7 92,0A P2 95,1 95,7 94,8 95,2AB P3 97,0 97,4 96,4 96,9B TB mật độ 94,8 95,3 94,0 CV (%) = 4,6; LSD0,05(P) = 4,43; LSD0,05 (M) = 6,21; LSD0,05 (P ˟ M) = 7,67 Ghi chú: Các giá trị có cùng kiểu chữ cái thì không khác nhau, với p < 0,05. 3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khối lượng hạt Khối lượng 1.000 hạt thóc dao động trong khoảng 21,4 - 24,8 g. Sự khác nhau về khối lượng hạt giữa các công thức thí nghiệm là không đáng kể. Như vậy, mật độ gieo sạ và các mức phân bón ít tác động đến khối lượng hạt của giống lúa LCH37 trồng trên đất xám glây huyện Lắk (Bảng 3). Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến khối lượng 1.000 hạt (g) Phân bón (P) Mật độ (M) TB phân bónM1 M2 M3 P1 24,1 24,5 24,0 24,2 P2 24,3 24,7 24,3 24,4 P3 24,5 24,8 24,4 24,6 TB mật độ 24,3 24,7 24,2 CV (%) = 3,4 3.4. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất Nhìn chung năng suất lúa LCH37 tại điểm nghiên cứu thấp hơn so với tiềm năng của giống, chỉ đạt 53,2 - 59,8 tạ/ha, do trong thời gian thí nghiệm đã xảy ra tình trạng hạn ở đầu vụ. Vào 10 ngày của đầu tháng 7/2016 trên địa bàn huyện Lắk có 05 ngày không mưa và 05 ngày mưa nhưng lượng cao nhất chỉ đạt 8,5 mm/ngày, không đáp ứng đủ nước cho cây lúa, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển ở giai đoạn cây con. Tuy vậy, mức năng suất này tương đương với kết quả nghiên cứu của Đỗ Việt Anh và cộng tác viên (2016). Bên cạnh đó, so với các giống lúa đang được trồng phổ biến tại địa phương như CH207, CH208, IR64, OM900 thì LCH37 cho năng suất nổi trội hơn (Hồ Công Trực và ctv., 2017). Bảng 4. Ảnh hưởng của mức phân bón và mật độ gieo sạ đến năng suất lúa (tạ/ha) Phân bón (P) Mật độ (M) TB phân bónM1 M2 M3 P1 53,2a 56,5b 55,7b 55,1A P2 55,8b 58,3bc 56,6b 56,9B P3 58,6bc 59,8c 58,1bc 58,8C TB mật độ 55,9A 58,2C 56,8B CV (%) = 7,3; LSD0,05 (P) =1,35; LSD0,05 (M) = 0,61; LSD0,05 (P ˟ M) = 2,34 Ghi chú: Các giá trị có cùng kiểu chữ cái thì không khác nhau, với p < 0,05. Với cùng lượng phân bón, mật độ gieo sạ M2 (160 kg/ha) cho năng suất 56,5 - 59,8 tạ/ha, trung bình 58,2 tạ/ha, cao hơn so với các mật độ còn lại. Cùng lượng giống gieo, mức phân bón P3 (100 N + 100 P2O5 + 100 K2O) cho năng suất cao nhất, đạt 58,1 - 59,8 tạ/ha, trung bình 58,8 tạ/ha. Có sự tác động hỗ tương giữa các mật độ gieo và lượng phân bón đến năng suất, chứng tỏ năng suất của giống lúa LCH37 trên đất xám glây tại huyện Lắk chịu tác động bởi cả 21 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 mật độ gieo sạ và lượng phân bón. Công thức M2P3 (160 kg giống/ha + 100 N + 100 P2O5 + 100 K2O) cho năng suất cao nhất trong dãy trắc nghiệm, với 59,8 tạ/ha (Bảng 4). 3.5. Hiệu quả kinh tế của các công thức mật độ và phân bón cho lúa Nhìn chung hiệu quả kinh tế đạt được trong thí nghiệm không cao, mức lãi chỉ biến động từ 7,38 đến 9,80 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, với nền đất mang đặc tính gây và không chủ động về nước tưới như tại vùng Lắk, thì việc trồng lúa 1 vụ nhờ nước trời vẫn đang được xem là lựa chọn thích hợp hơn so với các loại cây trồng khác hiện có trong vùng. Theo đó, LCH37 được đánh giá là giống lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn các giống đang được trồng phổ biến tại địa phương như CH207, CH208, IR64, OM900 (Hồ Công Trực và ctv., 2017). Có sự khác nhau về hiệu quả kinh tế giữa các công thức thí nghiệm mật độ và phân bón đối với giống lúa chịu hạn LCH37. Công thức cho hiệu quả kinh tế cao nhất là M2P3 (160 kg giống/ha + 100 N + 100 P2O5 + 100 K2O), với mức lãi 9,8 triệu đồng/ha (Bảng 5). Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của các công thức mật độ và phân bón cho lúa Công thức Chi (triệu đ/ha) Thu (tr.đ/ ha) Lãi triệu đ/haGiống Phân Khác Tổng P1M1 2,24 2,82 24,80 29,86 37,24 7,38 P1M2 2,56 2,82 24,80 30,18 39,55 9,37 P1M3 2,88 2,82 24,80 30,50 38,99 8,49 P2M1 2,24 3,76 24,80 30,80 39,06 8,26 P2M2 2,56 3,76 24,80 31,12 40,81 9,69 P2M3 2,88 3,76 24,80 31,44 39,62 8,18 P3M1 2,24 4,70 24,80 31,74 41,02 9,28 P3M2 2,56 4,70 24,80 32,06 41,86 9,80 P3M3 2,88 4,70 24,80 32,38 40,67 8,29 Ghi chú: Đơn giá tính toán: Urea: 7.000 đ/kg; KCl: 7.100 đ/kg; Lân nung chảy: 3.000 đ/kg; Thóc giống: 16.000 đ/kg; Thu hoạch, chế biến: 9.000.000 đ/tấn sản phẩm; Chi khác (làm đất, công chăm sóc, bảo vệ thực vật): 15.800.000 đồng/ha; Thóc thịt: 7.000 đ/kg. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Lượng giống gieo sạ và phân bón và có ảnh hưởng đến sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống lúa chịu hạn LCH37 trên đất xám glây tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Với cùng lượng phân bón, mật độ gieo sạ M2 (160 kg/ha) cho năng suất 56,5 - 59,8 tạ/ha, trung bình 58,2 tạ/ha, cao hơn so với các mật độ còn lại. Cùng lượng giống gieo, mức phân bón P3 (100 N + 100 P2O5 + 100 K2O) cho năng suất cao nhất, đạt 58,1 - 59,8 tạ/ha, trung bình 58,8 tạ/ha. - Có sự tác động hỗ tương giữa mật độ gieo sạ và lượng phân bón đối với năng suất giống lúa LCH37. Công thức M2P3 (160 kg giống/ha + 100 N + 100 P2O5 + 100 K2O) cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất, với 59,8 tạ thóc /ha và lãi ròng 9,8 triệu đồng/ha. 4.2. Đề nghị - Nghiên cứu chế độ bón phân và mật độ gieo thích hợp đối với giống lúa chịu hạn LCH37 tại các địa phương khác có khó khăn về nước tưới. - Nghiên cứu biện pháp bảo vệ thực vật, thời vụ thích hợp trên cơ sở đó hoàn thiện qui trình canh tác giống lúa chịu hạn LCH37 trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Việt Anh, Nguyễn Xuân Dũng, Trần Văn Tứ, Nguyễn Anh Dũng và Nguyễn Duy Chinh, 2016. Kết quả bước đầu về nghiên cứu, chọn tạo giống lúa chịu hạn cho vùng đất cạn và vùng sinh thái có điều kiện khó khăn. Hội thảo Quốc Gia về Khoa học cây trồng lần thứ hai, 383-388. Cục Trồng trọt, 2014. Quyết định số: 35/QĐ-TT-CLT ngày 14 tháng 02 năm 2014 về việc công nhận sản xuất thử cho vụ Đông xuân và Hè thu tại các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Hồ Công Trực, Nguyễn Thị Thảo Nhung, Trương Văn Bình và Đoàn Văn Thanh, 2017. Kết quả khảo nghiệm một số giống lúa chịu hạn có triển vọng tại huyện Lắk, Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 7 (80), 9-14. Trình Công Tư và Đào Thế Sang, 2016. Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ và phân bón đến năng suất giống lúa lai Bio 404 trên đất xám glây tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 1 (62), 40-45. Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, 2018. Hội nghị đầu bờ giống lúa LCH37 (Sơn Lâm 2), 21/9/2018. Địa chỉ: lua-lch37-son-lam-2-ad13951.html, ngày truy cập: 22/9/2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6_91_2209480.pdf