Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tới sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng bishop’s castle tại Thái Nguyên

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tới sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng bishop’s castle tại Thái Nguyên: Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 173 - 177 173 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC TỚI SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG HOA HỒNG BISHOP’S CASTLE TẠI THÁI NGUYÊN Hà Minh Tuân *, Nguyễn Minh Tuấn Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu được triển khai tại Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 1-5/2018 nhằm mục đích xác định công thức (CT) chăm sóc phù hợp và có hiệu quả nhất cho giống hoa hồng Bishop’s Castle trồng trong chậu tại Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 3 CT với các kỹ thuật chăm sóc khác nhau, được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Các chỉ tiêu theo dõi được áp dụng theo quy chuẩn QCVN 01-95:2012 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Phạm Đình Thụy (2012). Kết quả nghiên cứu cho thấy, CT3 (áp dụng kỹ thuật đốn tỉa + bón phân bổ sung) có các chỉ số về sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa cao hơn so với hai công thức còn lại. Từ khóa: Hoa hồng nhập nội; giá thể; sinh...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật chăm sóc tới sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng bishop’s castle tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 173 - 177 173 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC TỚI SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG HOA HỒNG BISHOP’S CASTLE TẠI THÁI NGUYÊN Hà Minh Tuân *, Nguyễn Minh Tuấn Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu được triển khai tại Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 1-5/2018 nhằm mục đích xác định công thức (CT) chăm sóc phù hợp và có hiệu quả nhất cho giống hoa hồng Bishop’s Castle trồng trong chậu tại Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 3 CT với các kỹ thuật chăm sóc khác nhau, được thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Các chỉ tiêu theo dõi được áp dụng theo quy chuẩn QCVN 01-95:2012 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Phạm Đình Thụy (2012). Kết quả nghiên cứu cho thấy, CT3 (áp dụng kỹ thuật đốn tỉa + bón phân bổ sung) có các chỉ số về sinh trưởng, phát triển và chất lượng hoa cao hơn so với hai công thức còn lại. Từ khóa: Hoa hồng nhập nội; giá thể; sinh trưởng; năng suất; chất lượng hoa. ĐẶT VẤN ĐỀ* Thái Nguyên là một trong những tỉnh nằm ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Đây cũng là nơi có hoạt động sản xuất nông nghiệp tương đối phát triển. Hiện nay quá trình đô thị hóa và mức sống của người dân đô thị được nâng cao, do đó nhu cầu về giải trí và thẩm mĩ được cải thiện đáng kể, đặc biệt là nhu cầu trồng hoa và cây cảnh trong chậu ở nhà tại thành phố. Nhu cầu về sự đa dạng của các loài hoa hồng, trong đó có giống hoa hồng nhập nội, ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Trong đó, giống Bishop’s Castle (Rosa ‘Bishop's Castle’) mới được mang về trồng tại Thái Nguyên, và được sơ bộ đánh giá là giống hoa đẹp và nhiều người tiêu dùng ưa chuộng [2]. Tuy nhiên, tập quán sản xuất và quy trình áp dụng còn nhiều hạn chế, dẫn đến sản xuất và chất lượng hoa còn chưa được cao. Do đó, việc nghiên cứu và phát triển quy trình sản xuất cho giống hoa này là cần thiết. Đề tài được triển khai nhằm mục đích xác định công thức chăm sóc phù hợp và hiệu quả nhất cho giống hoa hồng Bishop’s Castle trồng trong chậu tại Thái Nguyên. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Email: haminhtuan@tuaf.edu.vn Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoa hồng ngoại Bishop’s Castle (tên gọi khác AUSbecks rose) được nhân giống bởi David Austin (2007). Bông hoa hồng ngoại Bishop’s Castle có một màu hồng thuần khiết, và chỉ trở nên nhạt màu nhẹ dưới ánh mặt trời, hoa to, có hương thơm mang hương thơm của các giống hồng cổ điển. Bishop’s Castle là dạng hồng bụi có thể đạt chiều cao trên 1,5 m khi trồng ở xứ nóng. Thân hồng Bishop’s Castle mềm dẻo, dễ uốn sửa. Bishop’s Castle có lá chét 5 hoặc lá chét ở lá già. Lá hồng xanh bóng, bầu tròn. Thân hồng Bishop’s Castle có số lượng gai ở mức trung bình, gai tương đối to. Đặc biệt, giống hoa này có sức sống rất khỏe [4]. Giống hoa hồng nhập nội Bishop’s Castle (Rosa 'Bishop's Castle') sử dụng cho nghiên cứu này ở độ tuổi 16 tháng, được cơ sở sản xuất Tường Vi Garden nhập từ Thái Lan và giâm tại vườn tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Các cây thí nghiệm được lựa chọn kỹ lưỡng và được bấm toàn bộ mầm để đảm bảo độ đồng đều trước khi cho vào các chậu giá thể thí nghiệm. Vật liệu nghiên cứu: - Đất: Đất thịt phơi khô, đập nhỏ, sàng rây nhằm loại bỏ các vật hỗn tạp và sỏi đá. Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 173 - 177 174 - Trấu hun: Vỏ trấu đem hun không hoàn toàn, có tính thoát nước, nhẹ và xốp. - Mụn xơ dừa: Mụn xơ dừa được mua tại Viện nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Xơ dừa đã được xử lý bằng cách ngâm xơ dừa với nước vôi bột hòa tan trong vòng 1 tháng sau đó vớt xơ dừa ra rửa sạch lại với nước và phơi khô. Mục đích của việc xử lý xơ dừa nhằm loại bỏ tannin và lignin, hai loại chất có ảnh hưởng lớn tới bộ rễ cây trồng. - NPK (15:15:15): Được cung cấp từ cơ sở sản xuất Tường Vi Garden và nhập từ Thái Lan, với tên thương phẩm là Kaimook Blue, do công ty Hydro Thai Ltd. sản xuất. Loại phân này giúp cây sinh trưởng và phát triển cân đối, thúc đẩy nhanh quá trình nảy chồi và đẻ nhánh (thông qua vai trò của đạm), khả năng phát dục (ra hoa) thuận lợi và ra hoa sớm (thông qua vài trò của lân), và giúp cây cứng cáp, khả năng chống chịu sâu bệnh, và màu sắc độ bền hoa cao (thông qua vai trò của Kali). - Phân chuồng hoai mục: Có tính thoát nước, nhẹ, xốp, giàu dinh dưỡng. Loại phân chuồng sử dụng cho thí nghiệm là phân bò đã được ủ hoai mục 1,5 tháng trước khi dùng cho thí nghiệm. - Vỏ trấu khô: Có tính thoát nước, nhẹ, xốp. Địa điểm nghiên cứu: Tại Trung tâm khảo nghiệm và chuyển giao giống cây trồng – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2018. Ngày triển khai thí nghiệm trồng hoa hồng trên các giá thể: Ngày 31 tháng 1 năm 2018. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật đốn tỉa và bón phân bổ sung đến khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa hồng Bishop’s Castle trong vụ Xuân tại Thái Nguyên. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm này gồm 3 công thức, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức 15 chậu. Khoảng cách giữa các chậu: 40 x 40 cm (tương đương 6 cây/m2). Kích thước chậu (túi bầu trồng chuyên dụng) (rộng/cao): 20 cm x 30 cm. Các công thức thí nghiệm gồm: CT1: Đối chứng, không tác động các biện pháp kỹ thuật sau trồng (ngoại trừ tưới nước như các công thức khác). CT2: Áp dụng kỹ thuật đốn tỉa (theo dõi thường xuyên và đốn tỉa những cành vô hiệu, và cành lá già, và cành, lá bị sâu bệnh trong quá trình thí nghiệm). CT3: Áp dụng kỹ thuật đốn tỉa + bón phân bổ sung theo quy trình sau: Ở thời điểm 10 ngày sau trồng, bón NPK (15:15:15) theo tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới đẫm vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc; ở thời điểm 1,5 tháng sau trồng, bón thêm 1 lớp phân hữu cơ vi sinh chất lượng cao Đầu Trâu HCMK7 dày 1 cm trên bề mặt giá thể, sau đó xới nhẹ đều trên mặt giá thể. Nền thí nghiệm: Nền phân bón cho các công thức thí nghiệm: 40% đất + 40% phân chuồng hoai mục + 20% trấu (không đốt). Đồng thời, tưới nước thường xuyên để duy trì ẩm độ đất 60 - 70%. - Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống hoa hồng (QCVN 01- 95:2012) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [1]. Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển (theo dõi 15 cây/công thức thí nghiệm, chia làm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 5 cây). Số cây sống - Tỉ lệ cây sống (sau khi bấm toàn bộ cành và trồng vào chậu thí nghiệm) (%) = ______________ x 100 Tổng số cây trồng Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 173 - 177 175 - Ngày bắt đầu ra hoa (ngày): Khi đầu cành xuất hiện nụ hoa hồng đầu tiên. - Ngày hồi xanh (sau khi bấm toàn bộ cành và trồng vào chậu thí nghiệm) (ngày). - Động thái tăng trưởng chiều dài cành (cm) = (tổng chiều dài cành/tổng số cành theo dõi). - Động thái tăng trưởng đường kính cành = tổng số đường kính các cành/ tổng số cành theo dõi. Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoa (áp dụng theo phương pháp của Phạm Đình Thụy, 2010) [3]. - Chiều dài cành hoa (cm) = Tổng chiều dài cành/Tổng số cành theo dõi. Đo ở giai đoạn hoa đã nở. - Đường kính cành hoa (cm) = Tổng đường kính của các cành/Tổng số cành theo dõi. Đo ở giai đoạn hoa đã nở. Dùng kẹp panme đo ở vị trí giữa của mỗi cành. - Đường kính hoa lúc nở (hoa bắt đầu nở những cánh đầu tiên (cm). - Chiều cao hoa = Tổng chiều cao của các bông/Tổng số bông theo dõi (cm). - Số cánh hoa/bông (cánh) = Tổng số cánh hoa của các bông/Tổng số bông theo dõi. - Độ bền hoa tự nhiên (ngày): Khi hoa đầu tiên hé nở, xác định số ngày hoa tồn tại (nở, héo, tàn), số ngày cả cây hoa tàn. - Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1 (SAS Institute Inc., Cary, NC, USA). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của kĩ thuật chăm sóc đến sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng nhập nội Bishop’s Castle Kết quả theo dõi một số giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các công thức thí nghiệm được trình bày ở Bảng 1. Tỷ lệ mọc mầm và tỷ lệ sống sau trồng của hoa hồng thí nghiệm đều đạt 100%. Từ đó có thể thấy hoa hồng thí nghiệm thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, đất đại tại Thái Nguyên. Ngày hồi xanh giữa các công thức thí nghiệm dao động từ 6,53 đến 7,67 ngày, trong đó CT3 không sai khác so với CT2 đều đạt 6,53 ngày và nhanh hơn công thức đối chứng khoảng 1 ngày (P < 0,001). Tuy nhiên, sự khác biệt này là không lớn, do đa số các cây thí nghiệm ở độ tuổi 16 tháng, nên khả năng hồi xanh tương đối nhanh sau khi chuyển sang trồng vào chậu thí nghiệm. Ngày phân cành cấp I giữa các công thức dao động từ 21,47 đến 23,53 ngày, trong đó CT3 có ngày phân cành đạt 21,47 ngày không có sai khác so với CT2 (22,2 ngày) và cao hơn công thức đối chứng. Công thức đối chứng có ngày phân cành chậm nhất đạt 23,53 ngày (P < 0,01). Ngày bắt đầu ra hoa giữa các công thức dao động từ 39,47 đến 41,67 ngày, trong đó CT3 có ngày bắt đầu ra hoa sớm nhất đạt 39,47 ngày, thứ hai là CT2 có ngày bắt đầu ra hoa đạt 40,6 ngày, chậm nhất là công thức đối chứng đạt 41,67 ngày (P < 0,001). Từ kết quả trên có thể thấy, CT2 và CT3 có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn công thức đối chứng. Trong đó, CT3 có ngày bắt đầu ra hoa nhanh hơn hai công thức còn lại. Động thái tăng trưởng chiều dài cành và đường kính cành của hoa hồng thí nghiệm ở các công thức chăm sóc khác nhau Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều dài cành và đường kính cành của hoa hồng thí nghiệm ở các công thức khác nhau được trình bày ở Bảng 2. Với đặc điểm thời vụ thí nghiệm vào vụ xuân, các CT thí nghiệm có các chỉ số về tăng trưởng chiều dài và đường kính cành rất mạnh, có xu hướng tập trung tăng trưởng chiều cao cành ở giai đoạn 30 – 60 ngày sau trồng. Trong đó, CT2 & CT3 không có sự sai khác về tốc độ tăng trưởng chiều dài, và cao hơn CT đối chứng ở giai đoạn 45-60 ngày sau trồng. Ở giai đoạn 75 ngày sau trồng, có sự phân hóa rõ rệt. CT3 (35,23 cm) có chiều dài cành dài hơn CT2 (32,27 cm) và CT1 (30,07 cm) (P < 0,01) (Bảng 2). Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 173 - 177 176 Về đường kính (ĐK) cành, các công thức có xu hướng tăng trưởng đường kính tương đối giống nhau, đặc biệt ở giai đoạn 30-60 ngày sau trồng. Trong đó, CT2 và CT3 không có sự sai khác về mặt thống kê ở giai đoạn 45-60 ngày sau trồng, và lớn hơn công thức đối chứng. Ở giai đoạn 60-75 ngày sau trồng, CT3 có sự tăng trưởng đường kính nhanh, và đạt đường kính cao hơn 2 công thức còn lại, với ĐK trung bình là 0,53 cm, tiếp đến là CT2 (0,44 cm), và thấp nhất là CT đối chứng (0,37 cm) (P < 0,01) (Bảng 2). Tóm lại, CT3 có tốc độ tăng trưởng và chỉ số về chiều dài và đường kính cành cao hơn hai công thức còn lại. Bảng 1. Giai đoạn sinh trưởng và ra hoa của hoa hồng ở các công thức chăm sóc khác nhau Công thức Tỷ lệ mọc mầm (%) Tỷ lệ cây sống (%) Hồi xanh (ngày) Ngày phân cành cấp I (ngày) Bắt đầu ra hoa (ngày) CT1-Đ/C 100 100 7,67 a 23,53 a 41,67 a CT2 100 100 6,53 b 22,20 b 40,60 b CT3 100 100 6,53 b 21,47 b 39,47 c CV% 1,93 1,46 0,43 LSD0,05 0,30 0,74 0,39 P-value < 0,001 <0,01 <0,001 Bảng 2. Động thái tăng trưởng chiều dài và đường kính cành hoa của các công thức chăm sóc khác nhau Chỉ tiêu theo dõi Công thức Thời gian theo dõi (ngày sau khi bắt đầu thí nghiệm) 15 30 45 60 75 CD cành ĐK cành CD cành ĐK cành CD cành ĐK cành CD cành ĐK cành CD cành ĐK cành CT1-Đ/C 0 0 2,42 b 0,10 b 12,58 b 0,19 b 20,37 b 0,30 b 30,07 c 0,37 c CT2 0 0 3,37 ab 0,10 b 20,03 a 0,24 a 26,60 a 0,35 a 32,27 b 0,44 b CT3 0 0 4,43 a 0,12 a 18,17 a 0,25 a 27,25 a 0,37 a 35,23 a 0,53 a CV% 14,3 3,1 8,3 6,1 5,0 4,5 1,9 5,0 LSD0,05 1,10 0,008 3,19 0,03 2,83 0,03 1,42 0,05 P-value <0,05 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 <0,01 Bảng 3. Một số chỉ tiêu về chất lượng hoa của hoa hồng ở các công thức chăm sóc khác nhau Chỉ tiêu theo dõi Công thức Chiều dài cành hoa (cm) Đường kính cành hoa (cm) Đường kính hoa (cm) Chiều cao hoa (cm) Số cánh trên hoa (cánh) Độ bền hoa tự nhiên (ngày) CT1-Đ/C 20,73 b 0,28 b 3,63 b 2,76 b 69,73 b 5,5 c CT2 27,73 a 0,35 a 4,27 a 3,08 a 83,60 a 7,2 b CT3 27,40 a 0,37 a 4,43 a 3,13 a 86,40 a 8,4 a CV% 3,3 6,3 5,04 4,5 1,8 2,2 LSD0,05 1,87 0,05 0,47 0,3 3,3 0,35 P-value <0,001 <0,05 <0,05 <0,05 <0,001 <0,0001 Chất lượng hoa của hoa hồng thí nghiệm ở các công thức chăm sóc khác nhau Kết quả theo dõi về các chỉ tiêu chất lượng hoa giữa các công thức chăm sóc khác nhau được trình bày ở Bảng 3. Chiều dài cành hoa giữa các công thức dao động từ 20,73 đến 27,73 cm, trong đó CT2 (27,73 cm) không sai khác so với CT3 (27,4 cm), cao hơn đối chứng. Công thức có chiều dài cành ngắn nhất là công thức đối chứng (20,73 cm) với P < 0,001. Đường kính cành giữa các công thức dao động từ 0,28 đến 0,37 cm, trong đó CT3 (0,37 cm) không sai khác về mặt thống kê so với CT2 (0,35 cm) và đều cao hơn công thức đối chứng (0,28 cm) (P < 0,05). Đường kính hoa giữa các công thức dao động từ 3,63 đến 4,43 cm, trong đó CT3 (4,43 cm) không sai khác về mặt thống kê so với CT2 (4,27 cm), và cao hơn đối chứng (3,63 cm) (P < 0,05). Chiều cao hoa giữa các công thức dao động từ 2,76 đến 3,13 cm, trong đó CT3 (3,13 cm) Hà Minh Tuân và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 187(11): 173 - 177 177 không sai khác so với CT2 (3,08 cm), cao hơn đối chứng (2,76 cm) (P < 0,05). Số cánh trên hoa giữa các công thức dao động từ 69,7 đến 86,4 cánh. Trong đó CT3 (86,4 cánh) không sai khác so với CT2 (83,6 cánh), và đều cao hơn đối chứng (69,7 cánh) (P < 0,001). Độ bền hoa tự nhiên giữa các công thức dao động từ 5,5 đến 8,4 ngày. Trong đó CT3 có độ bền hoa tự nhiên cao nhất đạt 8,4 ngày, tiếp đến là CT2 đạt 7,2 ngày, công thức đối chứng có độ bền hoa tự nhiên thấp nhất, đạt 5,5 ngày (P < 0,0001) (Bảng 3). Tóm lại, cả CT2 và CT3 đều có các chỉ tiêu về chất lượng hoa cao hơn so với CT đối chứng. Riêng CT3 có độ bền hoa tự nhiên cao hơn CT2. KẾT LUẬN Kết luận: Trong các công thức thí nghiệm, CT3 (áp dụng kỹ thuật đốn tỉa + bón phân bổ sung theo quy trình: 10 ngày sau trồng, hòa phân NPK (15-15-15) theo tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước và tưới đẫm lên cả thân lá và gốc vào buổi sáng sớm. Sau 1,5 tháng, bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh cao cấp Đầu Trâu HCMK7 dày 1 cm trên bề mặt giá thể và xới nhẹ) có các chỉ số về sinh trưởng, phát triển, và chất lượng hoa cao hơn so với hai công thức còn lại. Đề nghị: Tiếp tục nghiên cứu ở các vụ sau và một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả cho giống hoa hồng nghiên cứu. Lời cảm ơn: Chúng tôi trân trọng cảm ơn Phòng Khoa học và Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã hỗ trợ và cung cấp tài chính cho nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ NN và PTNT (2012), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống hoa hồng (QCVN 01- 95:2012). 2. Lê Hồng Phượng (2018), Thử nghiệm và lựa chọn giá thể trồng chậu cho giống hoa hồng nhập nội Bishop’s Castle tại Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3. Phạm Đình Thụy (2010), Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa hồng nhập nội và các biện pháp kỹ thuật điều khiển sinh trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất hoa hồng nhập nội tại huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai, Báo cáo nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. 4. VLG (2017), Hoa hồng ngoại Bishop’s Castle rose (David Austin), Website: https://www.vuonhongvanloan.com/hoa-hong- david-austin/hoa-hong-ngoai-bishops-castle-rose- david-austin.html SUMMARY EFFECTS OF PLANT CARE TREATMENTS ON GROWTH AND DEVELOPMENT OF ROSA ‘BISHOP’S CATTLE’ Ha Minh Tuan * , Nguyen Minh Tuan TNU - University of Agriculture & Forestry This study was conducted during January - May 2018, aiming to determine the best plant care treatment for the experimental rose Bishop’s Castle in Thai Nguyen province. The study was comprised of 3 plant care treatments, using Randomized Complete Block Design. Parameters for measurement were adapted from the National Technical Regulation ‘QCVN 01-95:2012’ of the Ministry of Agriculture & Rural Development, and Pham Dinh Thuy (2012). As a result, treatment 3 (pruning plus additional fertilization) showed the highest effectiveness with regards to plant growth and flower quality parameters. Key words: Exotic rose; growing substrate; growth; productivity; flower quality Ngày nhận bài: 24/10/2018; Ngày phản biện: 28/10/2018; Ngày duyệt đăng: 31/10/2018 * Email: haminhtuan@tuaf.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf242_253_1_pb_3922_2127025.pdf
Tài liệu liên quan