Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sinh nhẹ cân: Nghiên cứu bệnh chứng thực hiện trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk

Tài liệu Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sinh nhẹ cân: Nghiên cứu bệnh chứng thực hiện trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 108 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG SINH NHẸ CÂN: NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG THỰC HIỆN TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK Trương Ngô Ngọc Lan*, Hoàng Ngọc Anh Tuấn**, Đoàn Sỹ Hoàng**, Tăng Kim Hồng*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trẻ sơ sinh nhẹ cân là nguyên nhân tử vong trực tiếp hay gián tiếp tới 60-80% tỷ lệ tử vong chu sinh. Những yếu tố liên quan đến trẻ nhẹ cân lúc sinh thay đổi theo từng quốc gia, theo sự phát triển về kinh tế, xã hội. Vì vậy, việc tìm ra các yếu tố liên quan đến thai nhẹ cân cho từng vùng miền khác nhau là quan trọng để hạn chế tỷ lệ thai nhẹ cân cho từng vùng miền đó nói riêng và cho quốc gia nói chung. Mục tiêu nghiên cứu là: Xác định một số yếu tố liên quan thuộc về mẹ, con, và chăm sóc y tế ảnh hưởng đến cân nặng thấp lúc sinh của trẻ tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu bệnh - chứng không bắt cặp thực ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yếu tố liên quan đến tình trạng sinh nhẹ cân: Nghiên cứu bệnh chứng thực hiện trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 108 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG SINH NHẸ CÂN: NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG THỰC HIỆN TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐẮK LẮK Trương Ngô Ngọc Lan*, Hoàng Ngọc Anh Tuấn**, Đoàn Sỹ Hoàng**, Tăng Kim Hồng*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Trẻ sơ sinh nhẹ cân là nguyên nhân tử vong trực tiếp hay gián tiếp tới 60-80% tỷ lệ tử vong chu sinh. Những yếu tố liên quan đến trẻ nhẹ cân lúc sinh thay đổi theo từng quốc gia, theo sự phát triển về kinh tế, xã hội. Vì vậy, việc tìm ra các yếu tố liên quan đến thai nhẹ cân cho từng vùng miền khác nhau là quan trọng để hạn chế tỷ lệ thai nhẹ cân cho từng vùng miền đó nói riêng và cho quốc gia nói chung. Mục tiêu nghiên cứu là: Xác định một số yếu tố liên quan thuộc về mẹ, con, và chăm sóc y tế ảnh hưởng đến cân nặng thấp lúc sinh của trẻ tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu bệnh - chứng không bắt cặp thực hiện tại bệnh viện trên 117 bà mẹ và trẻ sơ sinh nhẹ cân cùng117 bà mẹ và trẻ sơ sinh có cân nặng bình thường được sinh ra tại khoa Sản Bệnh viện Tỉnh Đắk Lắk trong thời gian từ 02/2016 đến 06/2016. Kết quả: Bà mẹ sinh con từ lần thứ 3 trở đi khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 19 lần các bà mẹ sinh con lần đầu hoặc lần thứ 2. Giới tính của con lần này cùng giới với con lần trước làm tăng khả năng sinh con nhẹ cân gấp 5,01 lần so với giới tính của con lần này khác giới với con lần trước. Bà mẹ nghén nhiều trong thai kỳ tăng khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 8,78 lần bà mẹ không nghén, nghén ít hoặc trung bình. Bà mẹ mắc bệnh trong 6 tháng cuối của thai kỳ có khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 4,7 lần các bà mẹ không mắc bệnh trong 6 tháng cuối. Kết luận: Các yếu tô liên quan đến tình trạng sinh nhẹ cân bao gồm: số con đã có trong gia đình ≥ 2 con; con lần này cùng giới với con đã sinh; bà mẹ bị nghén nhiều; bà mẹ mắc bệnh trong 6 tháng cuối của thai kỳ. Từ khóa: sơ sinh nhẹ cân, các yếu tố liên quan. ABSTRACT FACTORS RELATED TO LOW BIRTH WEIGHT: A CASE-CONTROL STUDY CONDUCTED ON NEWBORN CHILDREN AT DAK LAK PROVINCE HOSPITAL Ngo Truong Ngoc Lan, Hoang Ngoc Tuan, Doan Sy Hoang, Tang Kim Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 108 - 114 Background: Low birth weight (LBW) is a cause directly or indirectly leading to 60% to 80% perinatal death. Factors related to LBW vary by country, according to the economic and social development. Thus exploring the factors related to underweight during pregnancy for different regions is important in order to reduce low birth weight rates in each region and in the whole country in general. Objectives: To define related factors including maternal, child and health care factors affecting low birth weight in children born in Dark Lack Province Hospital. Methods: A hospital-based unmatched case – control study was conducted on 117 mothers and newborns with normal birth weight and 117 mothers and newborns with low birth weight at Obstetrics Department of Dark Lack Province Hospital from 02/2016 to 06/2016. ** Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đắk Lắk. *** Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BSCKII. Nguyễn Thị Bảo Chi ĐT: 0909 082 833 Email: ck2tmhkhoa3@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 109 Results: Mothers of high parity (three children or more) had odds of giving LBW babies 19 times higher than those of low parity (one or two children). The similarity of children sex (this time and previous time) increased the odds of LBW 5.01 times higher compared to the oppositeness of children sex. Mothers with heavy morning sick during pregnancy had odds of LBW 8.78 times higher than those mothers having low or medium morning sick. Mothers with infection in the last 6 months of pregnancy is increased the odds of low birth weight 4.7 times higher than those without infection. Conclusions: Factors related to low birth weight include: high parity (2 children or more), similarity of child sex this time and previous time, mothers with heavy morning sick, and mothers with infection in the last 6 months of pregnancy. Keywords: low birth weight, maternal risk factors. ĐẶT VẤN ĐỀ Cân nặng sơ sinh là một tiêu chí tốt để đánh giá tình trạng sức khoẻ và tình trạng dinh dưỡng của người mẹ, đồng thời thể hiện cơ hội sống sót, trưởng thành, phát triển trong thời gian dài và tâm lý xã hội của trẻ em mới sinh(1,3).Theo WHO (2011), tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân toàn cầu là 15,5%, tương ứng khoảng 20,6 triệu trẻ đẻ mỗi năm bị nhẹ cân, trong đó 96,5% là những trẻ sinh ra ở các nước đang phát triển(10). Các yếu tố về phía mẹ liên quan đến việc sanh con nhẹ cân có thể xuất hiện từ lúc còn nhỏ, trước khi mang thai, trong quá trình mang thai. Ngoài ra những yếu tố liên quan đến trẻ nhẹ cân lúc sinh thay đổi theo từng quốc gia, theo sự phát triển về kinh tế, xã hội. Vì vậy, việc tìm ra các yếu tố liên quan đến thai nhẹ cân cho từng vùng miền khác nhau là quan trọng để hạn chế tỷ lệ thai nhẹ cân cho từng vùng miền đó nói riêng và cho quốc gia nói chung(9). Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có 47/54 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng... chiếm 30% dân số(2). Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái. Bên cạnh đó cũng gây nên sức ép không nhỏ lên ngành Y tế trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân đặc biệt là nạn tảo hôn đang tăng lên một cách đáng kể. Mục tiêu của nghiên cứu này làm nhằm xác định một số yếu tố liên quan thuộc về mẹ, con, và chăm sóc y tế ảnh hưởng đến cân nặng thấp lúc sinh của trẻ tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắk Lắk. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là một nghiên cứu bệnh-chứng không bắt cặp thực hiện tại bệnh viện, với tiêu chuẩn chọn mẫu bao gồm những trẻ sinh ra tại Khoa sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk từ tháng 02/2016 đến tháng 06/2016 và có cân nặng lúc sinh chính xác; bà mẹ phải biết được chính xác tuần tuổi thai của mình dựa trên sổ khám thai hoặc siêu âm 3 tháng đầu; và trẻ sau sinh sống của những bà mẹ trên. Tiêu chuẩn loại trừ là những sản phụ có rối loạn hành vi, bệnh tâm thần, thiểu năng trí tuệ...; sản phụ không hiểu hoặc không thể trả lời hoàn tất bản câu hỏi. Cỡ mẫu của nghiên cứu tính dựa vào công thức nhằm kiểm định tỷ số chênh OR, với tỷ số bệnh chứng là 1: 1; với p0 (tỷ lệ bà mẹ không khám thai hoặc chỉ khám thai 1 lần trong thai kỳ) là 10,04%. Theo một nghiên cứu trước đây, bà mẹ không khám thai hay chỉ đi khám thai 1 lần có khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 3,2 lần các bà mẹ khám thai đầy đủ (6). Với những thông tin trên, cỡ mẫu cần thiết là: 100 trẻ thuộc nhóm sinh nhẹ cân, và 100 trẻ thuộc nhóm có cân nặng bình thường. Cỡ mẫu tối thiểu được tăng lên thành 110 trẻ có cân nặng lúc sinh bình thường và 110 trẻ sinh nhẹ cân để dự phòng việc điền thiếu thông tin trong quá Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 110 trình thu thập mẫu nghiên cứu. Tổng số trẻ cần nghiên cứu là 220 trẻ. Quá trình thu thập số liệu dựa vào sổ sinh của phòng sinh khoa sản bệnh viện tỉnh Đắk Lắk, hồ sơ bệnh án của bà mẹ tại bệnh viện, sổ khám thai và các giấy tờ liên quan, và phiếu trả lời câu hỏi. Xử lý và phân tích số liệu Sau khi thu thập các số liệu được mã hóa và nhập vào phần mềm STATA 12.0 để xử lý và phân tích số liệu. Biến số phụ thuộc bao gồm: cân nặng của trẻ sơ sinh. Các biến số độc lập bao gồm: giới tính trẻ, phương pháp sinh, dân tộc bố, dân tộc mẹ, nghề nghiệp bố, nghề nghiệp mẹ, trình độ học vấn của bố mẹ, tiền sử sản khoa của mẹ, số lần đi khám thai, dinh dưỡng trong thai kỳ, tình trạng ốm nghén của bà mẹ trong thai kỳ. Hồi quy logistics được sử dụng để xác định các yêu tố liên quan theo các bước sau: Đầu tiền, phân tích đơn biến được thực hiện để chọn ra các yếu tố giữa các biến số độc lập « có khả năng liên quan » đến tình trạng sinh con nhẹ cân với p < 0,25. Sau đó, dùng hồi quy đa biến logistic được áp dụng để kiểm soát các yếu tố gây nhiễu và phát hiện các yếu tố thay đổi tương quan (p <0,05) là các yếu tố tương quan thực sự. KẾT QUẢ Tổng cộng có 117 bà mẹ và trẻ sơ sinh có cân nặng thấp và 117 bà mẹ và trẻ sơ sinh có cân nặng bình thường được đưa và nghiên cứu. Bảng 1. Đặc điểm của trẻ sơ sinh trong nghiên cứu: Giá trị Nhóm bệnh Nhóm chứng Cân nặng của trẻ sơ sinh (gram) (Cân nặng trung bình ± Độ lệch chuẩn) 1938 ± 467 3118 ± 354 Chung: 2528 ± 722 Tuổi thai của trẻ (tuần) (Tuổi thai trung bình ± Độ lệch chuẩn) 33,5 ± 3,7 38,9 ± 1,5 Chung: 36,2 ± 3,9 Mức độ nhẹ cân < 1000 gram 5,1% 1000 – 1499 gram 7,7% 1500 – 2499 gram 87,2% Ở nhóm trẻ nhẹ cân, đa số có cân nặng từ 1500 – 2499 gram (82,7%), tuy nhiên số sơ sinh cực nhẹ cân < 1000 gram cũng chiếm gần 5%. Tuần tuần tuổi thai của trẻ đưa vào nghiên cứu phân bố từ 24 đến 42 tuần, đa số trẻ nhẹ cân tập trung ở nhóm 32 – 36 tuần tuổi thai. Bảng 2. Tổng hợp các yếu tố thuộc về mẹ liên quan đến tình trạng trẻ nhẹ cân lúc sinh (TNCLS): Các yếu tố liên quan OR KTC 95% P Khu vực sống Thành thị 1 1,44 – 4,38 0,001 ở nông thôn 2,51 Nghề nghiệp Không làm nông 1 2,2 – 6,6 <0,001 Làm nông 3,82 Dân tộc Kinh 1 Ê đê 2,29 1,15 – 4,56 0,018 khác 3,49 1,65 – 7,36 0,001 Học vấn >cấp 3 1 2,19 – 6,72 < 0,001 dưới cấp 3 3,84 Tình trạng hôn nhân Có chồng 1 1,84 – 22,69 0,004 Không có chồng 6,46 Cân nặng trước mang thai < 45kg. 2,44 1,35 – 4,42 0,03 ≥ 45 kg 1 Tiền sử sinh con nhẹ cân Không 1 2,83 – 59,1 0,004 Có 12,93 Kinh tế gia đình Nghèo 3,26 1,45 – 7,34 0,004 Không nghèo 1 Bố và mẹ cùng là đồng bào dân tộc thiểu số Có 3,08 1,64 – 5,77 < 0,001 Không 1 Trong các yếu tố liên quan đến tình trạng sinh trẻ nhẹ cân qua phân tích logistic đơn biến (bảng 2) cho thấy: bà mẹ sống ở khu vực nông thôn, làm nghề nông có khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 2,51 lần và 3,82 lần so với các bà mẹ khác. Bà mẹ là người đồng bào dân tộc Ê đê hoặc người đồng bào dân tộc thiểu số khác thì khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 2,29 lần và 3,49 lần so với bà mẹ là người đồng bào dân tộc Kinh. Bà mẹ không có chồng (chưa kết hôn hoặc góa chồng) thì khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 6,46 lần so với các bà mẹ đã kết hôn (KTC 95%= 1,84 – 22,69;p = 0,004). Bố và mẹ cùng là người đồng bào dân tộc thiểu số thì khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 3,08 lần so với con của bố mẹ khác đồng bào dân tộc (KTC 95%= 1,64 – 5,77; p < 0,001). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 111 Bảng 3. Tổng hợp các yếu tố thuộc về chăm sóc và quản lý thai liên quan đến tình trạng TNCLS: Các yếu tố liên quan OR KTC 95% p Tăng cân < 8 kg 5,47 2,83 – 10,6 < 0,001 Khám thai < 3 lần 2,49 0,97 – 6,38 0,057 3 – 5 lần 1 > 5 lần 0,56 0,31 – 1 0,051 Dinh dưỡng Kém 2,63 0,98 – 7,05 0,055 Bình thường 1 Tốt 0,48 0,27 – 0,84 0,01 Mắc bệnh 6 tháng cuối 2,36 1,09 – 5,09 0,029 Trong thời gian mang thai, bà mẹ tăng cân < 8kg trong thai kỳ có khả năng sinh nhẹ cân cao gấp 5,47 lần các bà mẹ tăng cân 8 – 12kg (KTC 95%= 2,83 – 10,6, p < 0,001). Bà mẹ khám thai dưới 3 lần có khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 2,49 lần so với bà mẹ khám thai từ 3 – 5 lần trong thai kỳ, tuy nhiên điều này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bà mẹ có dinh dưỡng tốt trong thời gian mang thai là giảm khả năng sinh con nhẹ cân ít hơn 0,48 lần so với các bà mẹ có dinh dưỡng bình thường (KTC 95%: 0,27 – 0,84, p = 0,01) (bảng 3). Bảng 4: Mối liên quan giữa các yếu tố thuộc về mẹ, con, chăm sóc y tế trong thời gian mang thai với tình trạng sinh con nhẹ cân qua phân tích đa biến: Yếu tố liên quan OR thô KTC 95% OR hiệuchỉnh KTC 95% hc Số con đã có trong gia đình ≥2 con. 2,16 0,89 – 5,26 19 1,71 – 209,6 Con lần này cùng giới với con đã sinh 1,8 0,76 – 4,26 5,01 1,3 – 19 Nghén nhiều 1,46 0,87 – 2,45 8,78 1,6 – 48,3 Mắc bệnh 6 tháng cuối 2,36 1,09 – 5,09 4,7 0,9 – 25 Trong các yếu tố liên quan, sau khi thực hiên mô hình hồi quy logistics đa biến (bảng 4) thì chỉ còn lại 4 yếu tố thực sự liên quan đến tình trạng sinh nhẹ cân của trẻ: số con đã có trong gia đình ≥ 2 con làm tăng khả năng sinh con nhẹ cân ở các đứa con sau lên 19 lần (KTC 95% = 1,71 – 209,6). Con lần này cùng giới với con đã sinh trước đó thì khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 5,01 lần so với con lần này khác giới với con đã sinh (KTC 95% = 1,3 – 19). Bà mẹ bị nghén nhiều trong thời gian mang thai làm tăng khả năng sinh con nhẹ cân lên gấp 8,78 lần so với các bà mẹ không bị nghén hoặc nghén ít (KTC 95% = 1,6 – 48,3). Bà mẹ mắc bệnh trong suốt 6 tháng cuối của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân lên gấp 4,7 lần so với các bà mẹ khỏe mạnh hoặc chỉ mắc bệnh trong 3 tháng đầu mang thai (KTC 95% = 0,9 – 25). BÀN LUẬN Đặc điểm của trẻ sơ sinh trong nghiên cứu Ở nhóm trẻ nhẹ cân, đa số có cân nặng từ 1500 – 2499 gram (82,7%), tuy nhiên số sơ sinh cực nhẹ cân < 1000 gram cũng chiếm gần 5%. Nghiên cứu của Trần Thanh Nhàn và cộng sự cho thấy, khi tiến hành phân tích trên 590 cặp bà mẹ - trẻ sơ sinh: Tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (SSNC) nhóm có trọng lượng lúc sinh (TLLS) từ 2.000 - 2.499g là 84,6% (33/39), nhóm 1.500 - 1.999g là 10,3% (4/39) và nhóm 1.000 - 1.499 là 5,1% (2/39)(14). Nghiên cứu của Phạm Thị Kim Thủy và cộng sự cho thấy khi tiến hành nghiên cứu trên 390 trẻ sơ sinh thi có 1,28% trẻ có TLLS từ 1000 – 1499g, 98,72% trẻ có TLLS từ 1500 – 2499g. So với các nghiên cứu trên: Tỷ lệ trẻ nhẹ cân chiếm khá cao so với các nhóm rất nhẹ cân và cực nhẹ cân, tương ứng với tuần tuần thai tập trung ở nhóm sinh non (32 – 36 tuần) nhiều. Tổng hợp các yếu tố thuộc về mẹ liên quan đến tình trạng TNCLS Trong các yếu tố liên quan đến tình trạng sinh trẻ nhẹ cân qua phân tích logistics đơn biến cho thấy: bà mẹ sống ở khu vực nông thôn, làm nghề nông có khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 2,51 lần và 3,82 lần so với các bà mẹ khác. So sánh với nghiên cứu của Đinh Phương Hoà, tỷ lệ trẻ SSNC khác nhau từng khu vực. Nhìn chung, bà mẹ sống ở khu vực nông thôn đều có tỷ lệ sinh con nhẹ cân cao hơn bà mẹ sống ở khu vực thành thị. Nghiên cứu của Tô Minh Hương và cộng sự đã nghiên cứu ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng; nghiên cứu của Hoàng văn Tiến (1998) ở huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội cũng cho kết quả tương tự (4). Nghiên cứu của Trần Thanh Nhàn cùng cộng sự cho thấy, tỷ lệ SSNC ở nhóm bà mẹ có nghề nghiệp nông dân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 112 cao nhất (14,6%), thấp nhất là nhóm bà mẹ là công chức nhà nước (5,4%), nghiên cứu cũng cho thấy có sự liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ và tình trạng SSNC với p<0,01(8). Theo nghiên cứu của Đinh Thị Phương Hòa, mẹ làm nghề nông có nguy cơ sinh con bị SSNC gấp 3,02 lần so với nhóm bà mẹ làm nghề khác(4). Theo nghiên cứu bệnh chứng các yếu tố nguy cơ sinh con nhẹ cân của Termsri Chumijarakij tiến hành tại Thái Lan (1988) cho thấy bà mẹ ở khu vực nông thôn có nguy cơ sinh nhẹ cân gấp 1,2 lần so với bà mẹ sống ở khu vực thành thị, bà mẹ làm nghề nông có nguy cơ sinh nhẹ cân gấp 1,5 lần so với bà mẹ làm nghề buôn bán, kinh doanh(3). Kết quả nghiên cứu của tôi tương tự những tác giả vừa nêu, tỷ lệ SSNC tập trung chủ yếu ở nhóm bà mẹ là nghề nông. Đối với những bà mẹ là nông dân thì phải lao động nặng nhọc, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, chế độ dinh dưỡng trước và trong khi mang thai thiếu thốn, hiểu biết về sức khỏe sinh sản còn kém, thường sống ở vùng nông thôn nên việc tiếp cận với các dịch vụ y tế còn hạn chế. Bà mẹ là người đồng bào dân tộc Ê đê hoặc người đồng bào dân tộc thiểu số khác thì khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 2,29 lần và 3,49 lần so với bà mẹ là người đồng bào dân tộc Kinh. Đồng thời, nếu trẻ có bố và mẹ cùng là người đồng bào dân tộc thiểu số thì khả năng sinh nhẹ cân cao gấp 3,08 lần so với trẻ là con của bố mẹ khác đồng bào dân tộc (KTC 95%= 1,64 – 5,77; p < 0,001).Theo Nguyễn Đỗ Huy nghiên cứu trên 228 trẻ sơ sinh tại 4 xã miền núi thuộc huyện Yên Thế - Bắc Giang năm 2003 – 2004 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân giữa các nhóm dân tộc Kinh và dân tộc Nùng(6). Người đồng bào dân tộc thiểu số thường do hạn chế về mặt ngôn ngữ, công việc thường là làm nông, điều kiện kinh tế khó khăn nên khả năng tiếp xúc với các dịch vụ chăm sóc y tế còn kém. Đặc biệt là đồng bào dân tộc khác (Tày, Nùng, Mông, M’Nông) những năm gần đây di cư vào khu vực Tây Nguyên khá nhiều, cuộc sống du canh du cư, trình độ văn hóa thấp, phong tục lạc hậu, nạn tảo hôn, sinh dày, sinh nhiều con càng làm tăng nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân. Đồng bào dân tộc Ê đê là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở Đắk Lắk, chiếm tỷ lệ khá cao, được chính quyền quan tâm và tạo điều kiện rất lớn, vì thế những năm gần đây đời sống của đồng bào dân tộc Ê đê được cải thiện rất nhiều. Chính vì thế mặc dù nguy cơ sinh con nhẹ cân so với đồng bào Kinh còn cao, nhưng tỷ lệ này vẫn ít hơn nhiều so với các đồng bào dân tộc thiểu số khác. Bà mẹ không có chồng (chưa kết hôn hoặc góa chồng) thì khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 6,46 lần so với các bà mẹ đã kết hôn (KTC 95%= 1,84 – 22,69;p = 0,004). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với các nghiên cưu tại Thái Lan: bà mẹ chưa kết hôn có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao gấp 1,4 bà mẹ có hôn thú. Bà mẹ đã ly thân, ly hôn có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao hơn nhiều so vơi bà mẹ đang có chồng(3); và theo nghiên cứu tại Malaysia (2008) cũng cho thấy, tỷ lệ bà mẹ chưa kết hôn ở nhóm trẻ sinh ra bị nhẹ cân cao hơn ở nhóm trẻ sinh không nhẹ cân. Mang thai không có hôn thú thường là ngoài ý muốn, thường gặp ở các bà mẹ còn nhỏ tuổi nên có tâm lý lo lắng, mặc cảm với bạn bè, người thân, chưa có đầy đủ kiến thức chăm sóc sức khỏe trong thời gian mang thai đồng thời đa số trường hợp này gia đình không được biết nên không được gia đình hỗ trợ trong việc chăm sóc thai. Đồng thời không được sự quan tâm chăm sóc của bố đứa trẻ, bà mẹ thường cô đơn, buồn bã, gặp nhiều áp lực về mặt tâm lý và xã hội nên việc chăm sóc thai thường ít được quan tâm. Các yếu tố thuộc về chăm sóc và quản lý thai liên quan đến tình trạng TNCLS Nghiên cứu cho thấy: Bà mẹ tăng cân trong thai kỳ dưới 8 kg có khả năng sinh nhẹ cân gấp 5,47 lần so với bà mẹ tăng cân 8 – 12 kg trong thai kỳ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Kim Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 113 Thủy và Tạ Văn Trầm kết luận: nếu trong thời gian mang thai mà bà mẹ tăng cân < 8 kg thì nguy cơ bị sinh nhẹ cân tăng gấp 9,3 lần. Theo nghiên cứu của Trần Thanh Nhàn và công sự cho thấy những bà mẹ có cân nặng tăng ít hơn 9kg trong suốt quá trình mang thai làm tăng cơ sinh con bị SSNC với OR=3,5 (1,5 – 8,0)(8). Nghiên cứu tại Thái Lan cũng cho kết luận tương tự: bà mẹ tặng < 5 kg hoặc từ 5 – 10 kg trong thời gian mang thai có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao gấp 2,32 lần và 1,94 lần so với bà mẹ tăng > 10 kg trong thai kỳ(3). Như vậy kết quả nghiên cứu của tôi cũng đưa ra kết luận tương tự với các nghiên cứu đã nêu trên. Điều này cho thấy rằng cân nặng tăng lên trong khi mang thai là một yếu tố liên quan rất mật thiết đến nguy cơ SSNC. Theo tác giả Vũ Ngọc Ruẩn (2005)(9), cân nặng cơ thể tăng khi mang thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: trẻ tuổi tăng trọng nhiều hơn người nhiều tuổi, có thai lần đầu tăng trọng nhiều hơn thai lần sau, thai phụ có BMI thấp sẽ tăng trọng nhiều hơn BMI cao. Mặc dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng nhưng mức tăng trọng trung bình đòi hỏi từ 11-12kg. Nếu tăng trọng dưới 9kg, dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phải lấy từ nguồn mô tồn trữ trong cơ thể mẹ. Nếu mẹ bị suy dinh dưỡng hoặc nhẹ cân thì chắc chắn thai sẽ không đủ dinh dưỡng để phát triển. Các yếu tố liên quan trong mô hình phân tích đa biến Qua mô hình phân tích đa biến cho thấy, bà mẹ sinh con lần thứ 3 trở lên làm tăng khả năng sinh ra trẻ có CNLS thấp cao gấp 19 lần các bà mẹ sinh lần đầu hoặc lần hai. Theo nghiên cứu tại Thái Lan bà mẹ sinh con từ lần thứ 4 trở lên có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao gấp 1,33 lần bà mẹ sinh con lần 2 hoặc lần 3, p < 0,05(3). Nguyễn thị Diệu Trang khi nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến trẻ sơ sinh nhẹ cân ở đồng bào dân tộc Ê đê tỉnh Đắk Lắk nhận thấy các bà mẹ có tiền sử đã sinh từ 2 lần trở lên làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân lên gấp 1,16 lần tuy nhiên không thấy có ý nghĩa thống kê(7). Nghiên cứu tại Malaysia lại đưa ra kết quả trẻ sinh lần đầu có nguy cơ sinh nhẹ cân cao hơn trẻ được sinh ở các lần sau. Kết quả mà tôi có được khác với các kết luận của các tác giả trên. Trong nghiên cứu của tôi, những bà mẹ sinh nhiều con đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số, có trình độ học vấn thấp, làm nghề nông nên ít được tiếp xúc với các dịch vụ chăm sóc thai nghén, kế hoạch hóa gia đình. Đa số đều có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên dinh dưỡng trong thai kỳ ít được bảo đảm. Giới tính con lần này cùng giới với con đã sinh làm tăng khả năng sinh con nhẹ cân gấp 5,01 lần so với giới tính của con lần này khác giới với con lần trước. Do tâm lý muốn “có nếp có tẻ” của các gia đình và tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, nên các gia đình thường không muốn sinh con một bề đặc biệt là sinh con gái. Khi đứa trẻ lần này được xác định cùng giới tính với đưa trẻ đã sinh trước đó, sự quan tâm chăm sóc dành cho bà mẹ cũng giảm đi. Bản thân bà mẹ cũng sẽ lơ là trong việc chăm sóc thai nghén của mình. Đôi khi vì áp lực sinh con trai mà nhiều bà mẹ khi biết giới tính thai nhi thường rơi vào trạng thái tinh thần không vui vẻ, thêm vấn đề từ phía gia đình chồng nên dẫn đến căng thẳng tâm lý, dễ dẫn đến dinh dưỡng trong thai kỳ kém và có thể sinh non. Bà mẹ nghén nhiều trong thời gian mang thai làm tăng khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 8,8 lần các bà mẹ không bị nghén nhiều. Huxley R. khi nghiên cứu về ảnh hưởng của việc nôn nghén lên sự khát triển của thai nhi cho thấy: Ốm nghén đã được báo cáo là có tác động tích cực lên thai kỳ và có liên quan với giảm nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh nhẹ cân (LBW), và tử vong chu sinh. Các nghiên cứu ở người và động vật đã chỉ ra rằng giảm khẩu phần năng lượng trong đầu thai kỳ có liên quan với tăng trọng lượng nhau thai(5). Trong nghiên cứu này lại cho kết quả ngược lại với các tác giả nước ngoài. Trong nghiên cứu của tôi các bà mẹ bị nghén nhiều thường có thời gian nghén kéo dài qua Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 114 đến > 5 tháng. Việc nôn nghén nhiều làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của bà mẹ kém, giảm hấp thu dinh dưỡng dẫn đến tăng cân ít trong thai kỳ thậm chí còn bị giảm cân. Do đó năng lượng cung cấp cho thai cũng bị giảm sút, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai. Bà mẹ mắc bệnh trong 6 tháng cuối của thai kỳ làm tăng khả năng sinh con nhẹ cân cao gấp 4,7 lần các bà mẹ khác. So với nghiên cứu của Phạm Thị Kim Thủy và Tạ Văn Trầm cho thấy nếu trong thời gian mang thai mà những bà mẹ bị bệnh (Tăng huyết áp thai kỳ, nhau tiền đạo, nhiễm khuẩn đường sinh dục, bướu cổ) thì nguy cơ sinh non tăng gấp 9,7 lần (p < 0,001). Theo Nem Yun-Boo khi nghiên cứu các yếu tố nguy cơ gây sinh nhẹ cân ở người Malaysia cũng cho kết quả tương tự, bà mẹ mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hoặc các bệnh mãn tính không làm tăng nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân. Bà mẹ có thai kỳ nguy cơ cao: tăng huyết áp trong thai kỳ, tiền sản giật làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân. Như vậy quả nghiên cứu của tôi phù hợp với kết luận của tác giả trên khi phân tích các yếu tố liên quan đến SSNC đưa ra. Đó là những bà mẹ bị mắc bệnh trong thời gian mang thai là yếu tố ảnh hưởng gây nên SSNC. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 117 trường hợp trẻ nhẹ cân lúc sinh và 117 trường hợp trẻ có cân nặng từ 2500gr trở lên tại Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh ĐăkLăk trong thời gian từ 2/2016 – 6/2016, chúng tôi thấy các yếu tố làm tăng khả năng sinh con nhẹ cân bao gồm: sinh nhiều con, giới tính của con lần này trùng với giới tình của con đã sinh, bà mẹ nghén nhiều trong thời gian mang thai và mắc bệnh trong 6 tháng cuối của thai kỳ. Các yếu tố này không có sự tương quan với nhau. Từ nghiên cứu này, chúng tôi đề nghị cấn phải có những chính sách khuyến khích những phụ nữ khi mang thai nên đi khám thai ít nhất 3 lần trong 3 quý, để theo dõi sự phát triển của thai đồng thời phát hiện những bất thường cho mẹ và thai để can thiệp kịp thời. Đồng thời thực hiện tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số ít người đang sinh sống tại Tây Nguyên, khuyến khích những cặp vợ chồng nên sinh ít con và khoảng cách sinh hợp lý (từ 3 – 4 năm) để có điều kiện chăm sóc sức khỏe cho mẹ và trẻ tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2012), " Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030". 21. 2. Chi cục Thống kê Tỉnh ĐăkLăk (2014). 3. CHUMNIJARAKIJ T (1988), "Maternal risk factors for low birth weight newborns in ThaiLand". international Development Research Center (IDRC) Ottawa, Canada. 4. Đinh thị Phương Hòa (2000), "Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ đối với trẻ thấp cân và tử vong chu sinh ở một số vùng miền Bắc Việt Nam". 5. Huxley RR1 (2000), "Nausea and vomiting in early pregnancy: its role in placental development.". PubMed: Obstet Gynecol., 95(5), 779-782. 6. Nguyễn Đỗ Huy, Lê Thị Hợp, Lê Danh Tuyên & Nguyễn Đức Vinh (2010), "Tình hình cân nặng sơ sinh và một số vấn đề liên quan ở Việt Nam hiện nay". Tạp chí Y học thực hành, 5, 88. 7. Nguyễn Thị Diệu Trang (2015), "Tỷ lệ trẻ nhẹ cân lúc sinh và các yếu tố liên quan ở người dân tộc Ê Đê tại Bệnh viên Đa khoa Tỉnh Đắk Lắk ". Đại học Y dược TP. Hồ Chí Mình - Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Sản Khoa. 8. Trần Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Từ Vân & Nguyễn Quang Vinh (2009), "Tỉ lệ trẻ sinh nhẹ cân và các yếu tố liên quan ở huyện củ chi từ 09/2007 đến 2/2008". Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 13(1), 1-5. 9. Vũ Ngọc Ruẩn (2005), "Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai". Nhà xuất bản đại học quốc gia TP. HCM 329-346. 10. WHO/UNICEF (2011), "State of the World's Children". Ngày nhận bài báo: 19/01/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/02/2017 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_yeu_to_lien_quan_den_tinh_trang_sinh_nhe_can_nghien_c.pdf
Tài liệu liên quan