Một số yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Đông Anh, Hà Nội

Tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Đông Anh, Hà Nội: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 51-54; 10 51 Email: vuongliendm@gmail.com MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI Vương Thị Liên - Ủy ban nhân dân xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Nguyễn Hải Thanh - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 03/7/2019; ngày chỉnh sửa: 25/7/2019; ngày duyệt đăng: 05/8/2019. Abstract: Dong Anh is expected to become a district in 2020, so vocational training and job creation for rural workers are becoming pressing issues. From the above policy, it is necessary to determine the factors and levels of influence on the results of vocational training management and job creation for rural workers, contributing to reducing unemployment and the increase in the number of rural workers having steady jobs, the workers who have not vocational trained are supported with vocational training and are given loans for production developme...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Đông Anh, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 51-54; 10 51 Email: vuongliendm@gmail.com MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG ANH, HÀ NỘI Vương Thị Liên - Ủy ban nhân dân xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Nguyễn Hải Thanh - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 03/7/2019; ngày chỉnh sửa: 25/7/2019; ngày duyệt đăng: 05/8/2019. Abstract: Dong Anh is expected to become a district in 2020, so vocational training and job creation for rural workers are becoming pressing issues. From the above policy, it is necessary to determine the factors and levels of influence on the results of vocational training management and job creation for rural workers, contributing to reducing unemployment and the increase in the number of rural workers having steady jobs, the workers who have not vocational trained are supported with vocational training and are given loans for production development as well as create their jobs. This article presents a number of factors affecting vocational training and job creation for rural workers in Dong Anh district, Hanoi. Keywords: Vocational training, job creation, rural worker, Dong Anh district, affected factors. 1. Mở đầu Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động luôn là vấn đề khó. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân” [1; tr 210]. Năm 2013, Quốc hội đã ban hành Luật Việc làm [2]. Từ sự chỉ đạo của Đảng, trên cơ sở các quy định của pháp luật về việc làm, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật chỉ đạo việc thực thi chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là cho các nhóm lao động yếu thế, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân, trong đó tập trung vào chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động qua Nghị định số 196/2013/NĐ-CP, trong đó quy định rõ về việc thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, ngày 21/11/2013 [3]; chính sách hỗ trợ tạo việc làm như Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm [4] ; chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Nghị định Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, số 28/2015/NĐ-CP, ngày 12/3/2015 [5]. Cùng với việc tổ chức đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, Chính phủ đã có nhiều hành động thiết thực nhằm hiện thực hóa vấn đề việc làm cho người lao động như: Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016-2020 [6], Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 [7], Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 [8], Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 [9], Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 [7],... Cụ thể hóa sự chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, Quyết định số 3510/QĐ-UBND về việc phê duyệt chương trình giải quyết việc làm TP. Hà Nội giai đoạn 2011-2015, ngày 16/7/2010 [10]. Tiếp đó, năm 2018 Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 46/KH-UBND [11] , kết quả đã giải quyết việc làm mới cho 152.000 lao động; giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 4%; nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 63,5%. Theo Báo cáo số 2002/BC-SLĐTBXH của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2018, Hà Nội đã giải quyết việc làm được cho 97.240 người, tạo việc làm cho 27.136 lao động; đưa 1.650 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, giải quyết việc làm sau đào tạo 2.121 người, giải quyết việc làm qua các hình thức khác 56.031 người. Năm 2019, Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 32/KH-UBND [12] triển khai giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố, với mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 154.000 lao động; giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 67,5%. Ủy ban nhân dân thành phố xác định công tác giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, gắn liền với chiến lược phát triển KT-XH. Cùng với kết quả chung của Thành phố, trong hai năm 2017-2018, huyện Đông Anh đã tổ chức đào tạo nghề cho 1.645 lao động nông thôn do huyện tổ chức. Với quy mô dân số năm 2018, ước tính 380.000 người, trong đó dân cư nông thôn chiếm hơn 90%, hơn nữa hiện VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 51-54; 10 52 có Đông Anh trên 83% lao động đô thị mà yêu cầu lên quận phải đạt trên 90% là lao động đô thị thì việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động đang trở thành vấn đề cấp thiết. Do vậy, để đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cần xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng cũng như đánh giá được mức độ ảnh hưởng sẽ góp phần nâng cao hơn nữa kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có tính bền vững. Bài viết trình bày một số yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Đông Anh, Hà Nội. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khách thể và phương pháp nghiên cứu - Khách thể: 213 người, bao gồm lao động được giải quyết việc làm, cán bộ xã và cán bộ huyện Đông Anh. - Thời gian khảo sát: tháng 10/2018 đến 12/2018. - Phương pháp nghiên cứu: Điều tra bằng phiếu hỏi, toán thống kê để xử lí số liệu. 2.2. Kết quả nghiên cứu Thực trạng nhận thức mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Đông Anh, Hà Nội thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ trên cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Đông Anh, Hà Nội, trong đó có các yếu tố thuộc về chủ quan, có yếu tố thuộc về khách quan, cụ thể: - Các yếu tố chủ quan: + Sự chủ động của các cấp chính quyền các xã, thị trấn: Trong những năm qua, toàn huyện đã có nhiều hành động cụ thể như tuyên truyền, phổ biến về các chính sách dành cho đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động trẻ tại các khu công nghiệp, người lao động lớn tuổi được dạy nghề miễn phí, được hướng dẫn tự sản xuất kinh doanh và liên kết doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất công nghiệp và dịch vụ sản xuất, Những gia đình bị thu hồi đất được chính quyền xã được học nghề ở trình độ sơ cấp miễn phí. Có thể thấy, từ sự chủ động nắm bắt nhu cầu thị trường lao động, những yêu cầu của nghề nghiệp và thị trường lao động, việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn và nắm bắt những khó khăn trong học nghề của người lao động, cán bộ huyện, xã có nhiều hành động thiết thực, góp phần nâng cao tỉ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo được giới thiệu, vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề và được giải quyết việc làm sau đào tạo nghề tăng mạnh. Trong báo cáo tổng kết hàng năm của huyện đều có những đánh giá khá chi tiết về kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Có được những kết quả như trên thể hiện rõ vai trò của các cấp lãnh đạo, khi lãnh đạo nắm và hiểu được nhu cầu thị trường lao động và chủ động bắt tay vào giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sẽ giải quyết tốt không chỉ vấn đề việc làm mà còn là vấn đề an sinh xã hội. Với 91% ý kiến được khảo sát đã cho thấy rõ vai trò của cán bộ cấp xã, cấp huyện trong vấn đề hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên toàn địa bàn huyện. Do đó, trong thời gian tới cần có thêm những cơ chế hỗ trợ cán bộ tham gia đào tạo nghề, bồi dưỡng kĩ năng nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên toàn địa bàn huyện. + Sự chủ động tìm việc làm của người lao động: Với 84,4% số ý kiến được khảo sát khẳng định người lao động có nhu cầu được tham gia đào tạo nghề và 91 84.9 98.1 82.6 94.8 29.1 64.3 35.6 20 40 60 80 100 Sự chủ động của chính quyền ở cơ sở Sự chủ động tìm việc làm của người lao động Sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo TP. Hà Nội, lãnh đạo huyện Đông Anh Điều kiện KT- XH của huyện Đông Anh Cơ chế, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn Tác động từ thông tin trên các phương tiện truyền thông, báo chí Những tác động từ quá trình đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh Quá trình hội nhập quốc tế Biểu đồ thực trạng nhận thức về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Đông Anh, Hà Nội VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 51-54; 10 53 được giới thiệu việc làm phù hợp với khả năng, năng lực đã đào tạo. Trên thực tế, người lao động sau đào tạo nghề có thể tự tìm việc làm qua nhiều kênh khác nhau như qua các kênh thông tin, tuyển dụng tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; qua sự giới thiệu của các trung tâm dịch vụ việc làm,... để tìm được công việc cũng như thu nhập ổn định. Như vậy, nhu cầu tự thân của người lao động về đào tạo nghề, giới thiệu việc làm có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đào tạo nghề. Tính sẵn sàng làm việc và khả năng thích ứng với công việc cũng là đòi hỏi rất lớn đặt ra cho mỗi người lao động, cho nên việc quản lí đào tạo nghề, giới thiệu việc làm là hướng đi rất đúng đắn song người lao động phải được tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác, tự nguyện, với các cam kết làm việc ổn định, tạo sự tin tưởng của doanh nghiệp với người lao động. + Sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo TP. Hà Nội, lãnh đạo huyện Đông Anh: Cùng với những kết quả đào tạo nghề, giới thiệu việc làm trong thời gian vừa qua, TP. Hà Nội đã có những sự chỉ đạo khá sát sao với việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động, chỉ tính riêng trong năm 2018 đã có tới 152.000 nghìn người có việc làm mới, song tính ổn định nghề lại chưa được quan tâm đầy đủ. Cùng với đào tạo nghề là các kĩ năng nghề và các kĩ năng mềm như thái độ, tinh thần làm việc chưa được chú trọng, cho nên sự quan tâm trên là rất cần thiết nhưng rất cần đến chiều sâu để vừa tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, ổn định đời sống người dân. Trên thực tế, công tác đào tạo nghề tại huyện Đông Anh còn những bất cập. Năm 2018, huyện đã tổ chức mở 21 lớp đào tạo nghề nhưng vào thời điểm cuối năm, từ khoảng tháng 8 đến tháng 10, lúc này các chương trình tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn không còn, trong khi đó chương trình tuyển dụng hầu hết diễn ra vào đầu năm. Vì thế công tác đào tạo nghề chưa bám sát nhu cầu thị trường việc làm sau đào tạo cho lao động nông thôn trên toàn địa bàn huyện, do đó hiệu quả có việc làm sau đào tạo mới đạt khoảng 80%. Vì vậy, lãnh đạo TP. Hà Nội, lãnh đạo huyện Đông Anh tích cực hơn trong việc chỉ đạo thực hiện quản lí đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, góp phần giáo dục, nâng cao ý thức nghề nghiệp cho người lao động. - Các yếu tố khách quan: + Điều kiện KT-XH của huyện Đông Anh: Là huyện ngoại thành, so với mặt bằng chung của Hà Nội thì huyện Đông Anh có sự phát triển kinh tế chậm hơn so với các quận ở trung tâm, song đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa nhanh và là nơi có nhiều cụm công nghiệp với 4.030 doanh nghiệp, trong đó 11 doanh nghiệp nhà nước, hơn 3.900 doanh nghiệp tư nhân và hơn 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài nước. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang môi trường công nghiệp hóa, nên người dân chưa thể thích ứng ngay với lối sống thành thị cũng như những việc làm mới xuất hiện đòi hỏi người lao động phải có kĩ năng làm việc tương ứng. Đây không phải chỉ là vấn đề việc làm mà còn liên quan đến thu nhập, thay đổi nhận thức của người dân về vấn đề việc làm trong môi trường đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc quản lí đào tạo nghề, đến chính sách giải quyết việc làm cho người lao động, như vấn đề đào tạo nghề, nâng cao năng lực làm việc và trình độ ngoại ngữ,... Do vậy, điều kiện KT-XH ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đào tạo nghề và hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Đông Anh không chỉ ở hiện tại mà còn là giải quyết việc làm cho người lao động về lâu dài. + Cơ chế, chính sách cho đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn: Cùng với sự chỉ đạo của Nhà nước, TP. Hà Nội đã có nhiều văn bản cụ thể hóa chính sách giải quyết việc làm. Trong năm 2017, huyện Đông Anh có tới hơn 166.000 lao động được đào tạo nghề, chiếm tỉ lệ 71,23%. Những chính sách cho vay vốn với các hộ gia đình; cho vay vốn trong hỗ trợ đào tạo nghề, kết quả là trong hai năm 2017-2018, 1.645 lao động nông thôn được tham gia các lớp đào tạo nghề do huyện tổ chức. Thông qua các lớp đào tạo nghề, hàng nghìn nông dân, gia đình có công với cách mạng, người khuyết tật, hộ nghèo đã có việc làm mới với thu nhập ổn định hơn. Tuy nhiên, các thủ tục cho vay vốn đào tạo nghề với đòi hỏi rất chặt chẽ về mức vay, điều kiện cho vay, thời gian vay vốn, cho nên việc số người được vay vốn chưa nhiều, dẫn tới kết quả giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện hiện còn những bất cập. Ngoài ra, hầu hết nhóm ngành nghề nông nghiệp không tạo được việc làm mới, chủ yếu vẫn làm nghề cũ, anh Hoàng Văn H. (Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Đông Anh cho biết thêm: “các sở, ban ngành và các cơ sở dạy nghề trong giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo chưa có sự phối hợp thường xuyên, tính linh hoạt chưa cao. Tỉ lệ lao động được tuyển dụng sau học nghề còn thấp. Những hệ qua này đều do cơ chế đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn chưa đồng bộ”. + Tác động từ thông tin trên các phương tiện truyền thông, báo chí: Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 29,1% VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 51-54; 10 54 số ý kiến khẳng định phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến cơ hội cũng như việc và nhu cầu tham gia đào tạo nghề của lao động nông thôn. Điều đó cho thấy, dường như lao động nông thôn chưa thực sự quan tâm đến vai trò của truyền thông cũng như vai trò của báo chí trong định hướng học nghề, giới thiệu việc làm cũng như tuyển dụng lao động. Mặt khác, cũng có thể do các loại phương tiện này chưa chú trọng đến việc đưa tin, quảng bá vấn đề đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn. Thực tế cũng cho thấy, huyện Đông Anh tiếp giáp tới các quận trung tâm của Hà Nội nhưng sự tác động qua lại giữa báo chí đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa thể hiện được tính hiệu quả. Qua các đợt thông báo đào tạo nghề và tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện hầu hết người được tuyển dụng cho rằng họ biết được thông tin tuyển dụng qua phát tờ rơi, qua sự giới thiệu. Do đó, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác đào tạo nghề và tuyển dụng nhân sự thông qua phương tiện truyền thông nhiều hơn. + Những tác động từ quá trình đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh: Kết quả khảo sát chỉ ra 64,3% ý kiến cho rằng các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có ảnh hưởng rõ nét đến nhu cầu đào tạo nghề của người lao động cũng như yêu cầu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của các cấp chính quyền. Trong thời gian gần đây, chính quyền huyện Đông Anh từng bước thiết lập mối quan hệ giữa địa phương với các doanh nghiệp nhằm tham gia phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề và tuyển dụng lao động nông thôn. Do đó, số lượng lao động nông thôn được tham gia đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề và được đi thực tế, thực hành tại các cơ sở sản xuất tăng lên đáng kể. Điều này còn góp phần thu hút lao động từ các địa phương khác đến học nghề, người lao động lựa chọn những công việc phù hợp với trình độ và khả năng của bản thân, góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp trên địa bàn toàn huyện. Tính đến thời điểm hết năm 2018 toàn huyện có 3 khu công nghiệp lớn, gồm: Khu công nghiệp Đông Anh, Khu công nghiệp Thăng Long và Khu công nghiệp Nguyên Khê, hiện toàn huyện có trên 83% lao động đô thị, phấn đấu đến năm 2020 toàn huyện đạt 90% lao động đô thị. Như vậy, việc tham gia đào tạo nghề của các doanh nghiệp đã góp phần trực tiếp giảm tỉ lệ lao động nông thôn không có việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp sau đào tạo nghề cho người lao động, chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện đạt được nhiều kết quả tích cực. + Quá trình hội nhập quốc tế: Cùng với sự tác động của truyền thông, quá trình hội nhập quốc tế đã đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Tại địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian vừa qua đã chú trọng mở thêm các ngành nghề đào tạo mới, góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, trong đó số lượng người lao động có trình độ kĩ thuật cao ngày càng gia tăng, đáp ứng nhu cầu rộng lớn của thị trường lao động. Quá trình hội nhập quốc tế đã đem lại nhiều cơ hội cho lao động nông thôn được tham gia vào quá trình đào tạo nghề với những chương trình đào tạo tiên tiến, có sự tham gia đào tạo của nhiều doanh nghiệp lớn. Cùng với đó, có thể thấy qua kết quả khảo sát với 35,6% ý kiến cho rằng quá trình hội nhập quốc tế có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đa số lao động sau đào tạo nghề, với vốn kiến thức và kĩ năng nghề nhiều người đã mở được cơ sở sản xuất kinh doanh, góp phần vào việc ổn định đời sống và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với định hướng huyện Đông Anh trở thành quận năm 2020. 3. Kết luận Tóm lại, việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Đông Anh chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó các ý kiến được khảo sát cho rằng những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tập trung về phía chủ quan, rõ nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố và lãnh đạo huyện Đông Anh. Về phía khách, quan yếu tố được xác định có ảnh hưởng rõ nét nhất là cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Đông Anh phải chú trọng đồng thời các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan, song cần chú trọng nhiều hơn vào các yếu tố chủ quan và về phía khách quan cần chú trọng vào cơ chế, chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như đào tạo các nghề mà các doanh nghiệp đang có nhu cầu, đào tạo các ngành nghề nông nghiệp,... nhằm phát triển mặt tích cực của các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn một cách hiệu quả, mặt khác, phải có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu những tác động tiêu cực hướng đến giải quyết việc làm mang tính ổn định, bền vững cho lao động nông thôn. (Xem tiếp trang 10) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 461 (Kì 1 - 9/2019), tr 5-10 10 Tài liệu tham khảo [1] Quốc hội (2005). Luật Giáo dục, luật số 38/2005/QH11. [2] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018). [3] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình Giáo dục phổ thông - Môn Ngữ văn (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018). [4] Bộ GD-ĐT (2015). Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông. Tài liệu tập huấn. [5] Trương Xuân Cảnh (2016). Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở. NXB Giáo dục Việt Nam. [6] Tưởng Duy Hải (2017). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học. NXB Giáo dục Việt Nam. [7] Trần Kiểm (2011). Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. [8] Trần Thị Bích Liễu (2013). Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo. NXB Giáo dục Việt Nam. [9] Nguyễn Thị Liên (2017). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. [10] Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2018). Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trung học cơ sở qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn. Tạp chí Giáo dục, số 437, tr 28-32; 22. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG... (Tiếp theo trang 54) Tài liệu tham khảo [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [2] Quốc hội (2013). Luật Việc làm. Luật số 38/2013/QH13, ngày 16/11/2013. [3] Chính phủ (2013). Nghị định số 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm. [4] Chính phủ (2015). Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm. [5] Chính phủ (2015). Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp. [6] Thủ tướng Chính phủ (2017). Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020. [7] Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. [8] Thủ tướng Chính phủ (2016). Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. [9] Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009- 2020. [10] Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010). Quyết định số 3510/QĐ-UBND ngày 16/7/2010 phê duyệt chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2011- 2015. [11] Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2018). Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 12/02/2018 về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018. [12] Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2019). Kế hoạch số 32/KH-UBND, ngày 25/01/2019 về việc giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019. [13] Nguyễn Sinh Cúc (1999). Giải pháp tạo việc làm ở nông thôn thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạp chí Thông tin lí luận, số 7, tr 28-32. [14] Phan Sĩ Mẫn (1997). Giải quyết việc làm ở nông thôn giai đoạn hiện nay. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 225, tr 21-23. [15] Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội (2018). Báo cáo số 2002/BC-SLĐTBXH ngày 12/7/2018 về kết quả 6 tháng đầu năm 2018 về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2018. [16] Thủ tướng Chính phủ (2010). Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. [17] Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh (2017). Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 17/5/2017 về việc thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” huyện Đông Anh giai đoạn 2016-2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11vuong_thi_lien_nguyen_hai_thanh_4964_2207990.pdf
Tài liệu liên quan