Đời sống của người nông dân Nam Định thời thuộc địa (1884 – 1945)

Tài liệu Đời sống của người nông dân Nam Định thời thuộc địa (1884 – 1945): JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0054 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 30-36 This paper is available online at ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN NAM ĐỊNH THỜI THUỘC ĐỊA (1884 – 1945) Dương Văn Khoa Khoa Lí luận chính trị và Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đời sống của người dân, điển hình là nông dân Nam Định có sự thay đổi lớn dưới công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhất là sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Thực dân Pháp đầu tư ngày càng nhiều tư bản và không ngừng tìm kiếm các giải pháp về kĩ thuật để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Diện tích gieo trồng, sản lượng, năng suất trong nông nghiệp không ngừng được cải thiện, nhưng đời sống của người nông dân Nam Định không ngừng đi xuống, biểu hiện rõ ở thu nhập, ăn, mặc, ở, đời sống tinh thần của họ. Cuộc sống khốn khổ, bế tắc của những người nông dân đã làm bùng nổ các cuộc đấu tranh và phát triển ngày càng mạnh mẽ, hòa vào phong trào đấu tranh c...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đời sống của người nông dân Nam Định thời thuộc địa (1884 – 1945), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0054 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 30-36 This paper is available online at ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN NAM ĐỊNH THỜI THUỘC ĐỊA (1884 – 1945) Dương Văn Khoa Khoa Lí luận chính trị và Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đời sống của người dân, điển hình là nông dân Nam Định có sự thay đổi lớn dưới công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhất là sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Thực dân Pháp đầu tư ngày càng nhiều tư bản và không ngừng tìm kiếm các giải pháp về kĩ thuật để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Diện tích gieo trồng, sản lượng, năng suất trong nông nghiệp không ngừng được cải thiện, nhưng đời sống của người nông dân Nam Định không ngừng đi xuống, biểu hiện rõ ở thu nhập, ăn, mặc, ở, đời sống tinh thần của họ. Cuộc sống khốn khổ, bế tắc của những người nông dân đã làm bùng nổ các cuộc đấu tranh và phát triển ngày càng mạnh mẽ, hòa vào phong trào đấu tranh của dân tộc kể từ khi Đảng ta ra đời lãnh đạo. Từ khóa: Nông dân Nam Định, thời thuộc địa (1884 – 1945), thực dân Pháp, đời sống. 1. Mở đầu Nam Định thời Pháp thuộc là đối tượng được đông đảo giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Tiêu biểu có thể kể đến: M.Le Gallen, Chapoulart Camille với cuốn“La province et la ville de Nam Dinh”, xuất bản năm 1933 [6], Nguyễn Ôn Ngọc với Nam Định dư địa chí, xuất bản năm 1885, Nguyễn Tường Phượng với “Khoa thi hương năm Tân Mão (1891)” và cuốn “Địa chí Nam Định” của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, xuất bản năm 2003... Các công trình của các học giả nêu trên đã ít nhiều đề cập đến một số nét về đời sống của người nông dân Nam Định và điểm khái quát nội dung tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh thời kì ấy. Tất cả đều có giá trị tham khảo tốt. Trên cơ sở kế thừa một số kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đi sâu nghiên cứu toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân Nam Định thời kì thực dân Pháp đô hộ (1884 – 1945). 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chính sách khai thác nông nghiệp của thực dân Pháp ở Việt Nam Năm 1887, khối Đông Pháp ra đời bao gồm thuộc địa Nam Kì và hai xứ bảo hộ Việt Nam và Cao Miên (sau thêm Ai Lao). Chính sách ưu tiên trong khai thác nông nghiệp của chính quyền thực dân thời kì này là vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Chiến Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015 Liên hệ: Dương Văn Khoa, e-mail: duongkhoagdct@icluod.com 30 Đời sống của người nông dân Nam Định thời thuộc địa (1884 – 1945) tranh đã làm cho nông dân bỏ ruộng đồng phiêu bạt khắp nơi. Thực dân Pháp đã lợi dụng nguyên tắc thuế khóa của nhà Nguyễn (tư điền sẽ bị sung công nếu chủ đất bỏ hoang và không đóng thuế), đã tịch thu các khoản đất bỏ hoang và phân chia chúng thành những lô đất trung bình từ 1500 ha và phát không cho tư nhân (chủ yếu là kiều dân Pháp). Chính quyền đô hộ đã thành lập các cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiên cứu khoa học nông nghiệp như: các vườn Bách thảo ở Sài Gòn, Hà Nội, phòng Canh nông Bắc Kì, trại cây trồng và thí nghiệm ở Nam Định... Một số trường đào tạo công chức chuyên môn về nông nghiệp cũng được xây dựng như: Trường cao đẳng canh nông, cao đẳng thú y, cao đẳng thủy lâm. Đặc biệt là năm 1938, Pháp mở các trường đào tạo kĩ sư canh nông. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp đầu tư ồ ạt vào Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, chính thức tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai tại đây. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu trong đợt khai thác này là nông nghiệp, khai mỏ... Theo tính toán của Jean Pierre Aumiphin, từ 1924 – 1939 (trong vòng 15 năm), khối lượng vốn đầu tư tư nhân Pháp đạt gần gấp đôi so với thời gian từ 1888 - 1923 (trên 30 năm) [1;49]. 2.2. Đời sống của nông dân tỉnh Nam Định Thu nhập của người nông dân: Thời Pháp thuộc, nguồn sống chủ yếu của người nông dân Nam Định nhờ vào nghề trồng lúa. Để biết được thu nhập của họ, chúng ta tìm hiểu kết quả sản xuất lúa nơi đây sẽ sáng tỏ nhiều điều. Năm 1893, tổng sản lượng lúa cả năm của tỉnh Nam Định đạt 110.000 tấn, số dân khoảng gần 600.000 người [2;167]. Từ đó suy ra, số thóc trung bình trên đầu người dân là 0,18 tấn (1,8 tạ)/năm/người. 1 tạ thời Pháp tính bằng 60 kg [3;65]. Do vậy, một người dân trung bình cả năm chỉ có 108 kg thóc. Chia đều cho 12 tháng, mỗi tháng có 9 cân thóc. Số thóc ấy không đảm bảo được cuộc sống tối thiểu cho người dân. Thực trạng này xảy ra ở hầu hết các địa phương của Việt Nam (đặc biệt là Bắc Kì) thời đó. Đúng như nhận định của Nguyễn Kiến Giang trong cuốn “Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng Tháng Tám”: Kết quả trông thấy của sự bóc lột thực dân và phong kiến là thu nhập của quảng đại quần chúng lao động ngày càng sụt xuống với một tốc độ khá nhanh. Thực dân Pháp đã dùng một chính sách bóp nghẹt quá sức tưởng tượng đối với nhân dân các nước thuộc địa của chúng. . . Số thu nhập trung bình của nhân dân thuộc địa quả là số thu nhập chết đói. Vào đầu thế thế kỉ XX, Ăng-đrê Duy-ma-rext đã tính toán thu nhập của một gia đình nông dân ở Nam Định bao gồm 4 người: 2 vợ chồng, 2 con, được nhận 1 mẫu ruộng cụ thể như sau: Bảng 1. Thu chi của một gia đình nông dân Nam Định thời Pháp thuộc [4] Nội dung tiền chi bao gồm Nội dung tiền thu hoạch bao gồm Thức ăn: 1.300 kg thóc và rau Mùa gặt lúa, theo hiện vật: 850 kg Tiền chi linh tinh: 24 đồng bạc hàng tháng Lương của bố (thu hoạch bằng tiền) : 30 đồng Thuế điền thổ: 5 đồng bạc Lương của mẹ (thu hoạch bằng tiền): 5 đồng Tổng cộng : 29 đồng bạc Tổng cộng: 35 đồng Theo đơn giá của thị trường Nam Định lúc ấy, 1 tạ gạo tẻ (picul = 60 kg) có giá là 4$20 [5]. Điều đó có nghĩa là 1.300 kg thóc = 22 picul (tức 92,04$). Như vậy, tổng chi phí quy ra tiền của gia đình nêu trên là 121,04$. Tổng thu thu nhập quy ra tiền là 850 kg (60$ + 35$ = 95$). Gia đình nông dân này sau khi thu hoạch, trừ tất cả các khoản chi phí, ăn uống sẽ thâm hụt mất 26,04$ (95$ - 121,04$). Số liệu này cho thấy, mảnh đất nhỏ trong tay mỗi gia đình không thể nuôi sống họ. Muốn sống được, người nông dân phải đi vay và cầm cố mảnh đất với lãi suất rất cao (có khi lên 100% 31 Dương Văn Khoa hàng năm), có người đi tha phương cầu thực. Khi không trả được nợ, chủ nợ không ngần ngại gì mà không tiến hành những vụ tịch thu bắt giữ tài sản một cách thô bạo, chỉ cần một vụ thu hoạch mùa màng kém là nó lôi cuốn theo sau tình trạng phá sản của người nông dân. Tình hình này sẽ dẫn đến một kết cục “một người làm ruộng nhỏ đã trở thành tá điền ngay trên mảnh đất của chính anh ta” [4;109]. Về ăn, mặc, ở: Ở Nam Định, số thóc gạo làm ra không đủ nuôi sống người nông dân, do vậy trong khẩu phần ăn của họ bao giờ cũng có các loại rau củ độn cùng “trong bếp của những nhà nghèo khó, một phần của khẩu phần bằng gạo đươc thay thế bởi việc ăn những củ khoai sọ, khoai lang hay những loại củ ăn được khác mà có một ít chất bột trắng, một chút muối khoáng, đem lại cho họ một phần nhỏ calo và để nói tất cả về một giá trị ăn uống xoàng xĩnh” [6;9-10]. Tình cảnh thiếu thốn, đói kém, khổ cực của người nông dân Bắc Kì, cũng như Nam Định được một số tờ báo tiếng Việt đăng tải vào năm 1930: “Đến khi gặt được hột lúa về thì lo trang trải công nợ, mười phần cũng đã hết bảy tám phần rồi, còn lại ba phần nữa, vợ chồng con cái nuôi nhau cho đến mùa cày cấy tới. Được năm mưa thuận gió hòa, thóc lúa dồi dào thì còn có đủ hột cơm mà ăn, manh áo mà mặc, chẳng may gặp lúc thiên tai, nắng to hay nước lụt. . . thì tài gì cho khỏi gào đói kêu rét, trôi dạt lìa tan. Trông thấy cảnh ấy thật là thương tâm” [7;13]. Công sứ Pháp ở Nam Định Lốt-dơ cũng nhận định: hơn 900.000 dân Nam Định đều là những người thiếu ăn. J.Chesneaux cung cấp số liệu về mức tiêu thụ lượng thóc của người nông dân ở Bắc Kì như sau: Bảng 2. Mức tiêu thụ lượng thóc của nông dân Bắc Kì thời Pháp thuộc [8;209] Năm Dân số (người) Tỉ lệ tăng (%) Số thóc tiêu thụ của mỗinhân khẩu (Kg) Tỉ lệ giảm (%) 1900 13.000.000 262 1913 15.000.000 17->22 226 14 Nhìn vào số liệu của bảng trên ta thấy, dân số ở Bắc Kì từ năm 1900 đến năm 1913 tăng 2000.000 người, nhưng mức tiêu thụ thóc của mỗi nhân khẩu lại giảm 36 kg. Điều đó chứng tỏ người dân ngày càng thiếu đói trầm trọng hơn. Nạn đói năm 1895 đã tàn phá ghê gớm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có tỉnh Nam Định. Năm 1916, Bắc Bộ còn xảy ra một trận đói khủng khiếp nữa. Những nhà “khai hoá” cũng phải thừa nhận thảm hoạ này. Nạn đói khủng khiếp nhất xảy ra vào cuối năm 1944 đầu năm 1945 đã cướp đi của Nam Định 212.218 người [9;344-345]. Riêng xã Nghĩa Hùng (huyện Nghĩa Hưng), toàn xã có 241 hộ có người chết đói, trong đó có 82 gia đình chết hết hoặc chỉ còn sống 1 người. Điển hình như gia đình các ông: Luận, Diệm, Thông, Chè, Đam, Liêm, Kim, Lập [10;16]. Hai xóm Lâm Thọ, Lâm Quý (Giao Thủy) có 105 hộ thì 89 hộ chết hết [11;31]. Vấn đề mặc. Qua một số tư liệu của người Pháp và người Việt, chúng ta được biết, trang phục của người nông dân nói chung rất rách rưới. Cảnh tượng thường thấy là khi đi làm đồng, đàn ông chỉ mặc chiếc quần đùi ngắn ngủn và cũ kĩ, có khi chỉ đóng khố, đàn bà cũng ở trần, hoặc chỉ có một tấm yếm không đủ che lồng ngực. Trẻ con thì không bao giờ hoặc rất hiếm khi được manh áo mới, áo quần của chúng đều lấy áo quần cũ của cha mẹ may lại. Những cảnh trời rét, nông dân phải quàng manh chiếu rách, miếng bao tải. J.Morel – nhà nghiên cứu người Pháp cũng phải thừa nhận: “Những người công nhân nông nghiệp, bao gồm khách hàng của làng, chỉ sống ngày nào biết ngày ấy. Tiền lương của họ chỉ là mấy đồng tiền tạm đủ để mua bộ áo mỏng của cu-li để mặc, còn hầu hết thù lao là lĩnh gạo, đây là chế độ chung cho tất cả những người làm công, quan chức cũng như vô sản” [12;25]. 32 Đời sống của người nông dân Nam Định thời thuộc địa (1884 – 1945) Về ở. Nguyễn Kiến Giang đã nêu khá cụ thể về nơi ở của người nông dân Bắc Kì trong công trình “Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng Tháng Tám”: Phần đông nông dân đều ở trong những túp lều lụp xụp, dột nát, mà mỗi lần lụt to, bão lớn là mỗi lần họ phải lo sợ tại nạn đổ nhà. Nhà chỉ là mấy tấm tranh cùn làm mái, mấy chiệc cột gỗ, kèo tre xiêu vẹo chống đỡ mái nhà cho khỏi ụp xuống và xung quanh cũng là tranh, là rạ, là phên, may mắn lắm mới có bức tường đất rơm. Điều kiện quá lam lũ của nông dân khiến họ rất ít có thì giờ sửa sang lại nhà ở của mình, trừ phi lúc nào không sửa thì không thể ở được nữa. Vào trong nhà, cảnh nghèo lại càng lộ rõ: một chiếc giường tre để nằm và bức phản gỗ mỏng đặt trước bàn thờ tổ tiên hiu hắt để tiếp đãi khách khứa. Nhà nghèo thì một chiếc chõng tre có khi không đủ cho người nhà nằm. Suốt đời họ, ít khi được dùng tấm chiếu mới. Chiếu xơ dùng trải giường, chiếu lành lặn hơn dùng để đắp vào mùa rét. Ngoài ra là một vài chiếc nồi đất để kho nấu, dăm ba chiếc bát sành xấu xí, một chiếc hũ con đựng nước kèm theo chiếc gáo dừa, hoặc gáo mo. Thật quá sức giản đơn! Nhiều cố nông không có được một nơi ở nào nữa. Chỗ ở của họ thường là nhà bếp, chuồng trâu, kho lúa của địa chủ, là những nơi chật chội, bẩn thỉu, mà ở đó họ không được một chút tự do nào, luôn luôn đó là những chỗ nằm tạm bợ. P.Gourou trong cuốn Người nông dân châu thổ Bắc Kì lại có quan điểm hơi khác về vấn đề này: “Nhà miền Bắc là những kiến trúc phức tạp, được dựng lên cẩn thận và thường có nghệ thuật. Đó là những kiến trức vững chãi, lâu bền, các thế hệ truyền lại cho đời sau và không thua kém gì những ngôi nhà của nông dân nhiều nước châu Âu. Tên gọi miệt thị lều hay túp không thích hợp để chỉ nó, mà chỉ có thể gọi là nhà” [2; 257]. Lí do của sự khác biệt đó là gì? Trong quá trình nghiên cứu, P.Gourou có khảo sát các làng như: Yên Phụ (Bắc Ninh), Phượng Vỹ (Hà Nam), chủ nhân của nó là những “nhà nho lịch sự”. Hay là ngôi nhà ở Quan Nhân (Khương Đình, Thanh Trì, Hà Đông), chủ nhà thuộc loại trung lưu [2;257-258]. Nếu lấy nhà của tầng lớp này làm mặt bằng chung cho tất cả các tầng lớp cư dân ở các vùng quê lúc ấy thì không chính xác. Đúng như biện giải của Nguyễn Kiến Giang, thành phần chiếm tuyệt đại đa số ở Việt Nam lúc đó là bần cố nông, những người khốn khổ, cả đời luẩn quẩn trong sự nghèo đói, túng thiếu. Vụ Tuyên huấn công tác nông thôn Trung ương cũng nhận định về thời kì đó: “Bất kì ai đi vào nông thôn, đồng bằng hay miền núi cũng đều nhận thấy rằng phần đông nông dân ở trong những túp lều lụp sụp, dột nát, mà mỗi lần lụt to, bão lớn là mỗi lần nông dân phải lo sợ tai nạn đổ nhà. Nhà chỉ là mấy tấm tranh cùn làm mái, mấy chiếc cột tre hoặc nứa khẳng khiu, và xung quanh cũng là tranh, là rạ làm phên, may mắn lắm mới có bức tường đất rơm. Vào trong nhà, thì cảnh nghèo lại càng thê thảm: một chiếc giường tre ọp ẹp để nằm, một bức phản mỏng gập ghềnh đặt trước bàn thờ tổ tiên hiu hắt để tiếp đãi khách khứa. Nhà nghèo thì chiếc chõng tre có khi không đủ cho người nhà nằm. Suốt đời họ, ít khi được dùng tấm chiếu mới. Ngoài ra, là một vài chiếc nồi đất để kho nấu, năm ba chiếc bát sành xấu xí, một chiếc hũ con đựng nước” [14;11-12]. Quan sát những bức ảnh mà Olivier Bouze chụp cảnh sinh hoạt và những ngôi nhà của nông dân Nam Định thời thuộc Pháp trong tác phẩm Đông Dương xưa, do Nxb Giáo dục dịch và xuất bản, chúng ta càng thấy Nguyễn Kiến Giang nhận định đúng. Không chỉ tồi tàn về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của họ cũng rất nghèo nàn, họ bị chế độ thuộc địa giam hãm trong sự lạc hậu và dốt nát. Chỉ tính riêng địa bàn thành phố Nam Định đã có 70 điểm nhà thổ và cô đầu... Mãi tới năm 1920, cả một vùng phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, chúng mới mở trường Pháp - Việt đầu tiên là trường Thành Chung (tương đương trình độ trung học cơ sở ngày nay) tại thành phố Nam Định, với mục đích đào tạo một số ít công chức phục vụ cho bộ máy thống trị. Năm 1932, tổng số học sinh các trường công trong tỉnh là 10.546 người. Cả tỉnh chỉ có 1 trường trung học (tương đương cấp 2) thu nhận mỗi năm 80 học sinh ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ [15;11]. Năm 1933, ở Nam Định cứ 100 người dân mới có một người được đi học, hơn 90% dân số bị mù chữ [16;53-54]. 33 Dương Văn Khoa Như vậy, số vốn được chính quyền thực dân đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, trong đó có tỉnh Nam Định ngày một tăng cao. Sản lượng, năng suất trồng lúa ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, đời sống của người nông dân nơi đây ngày một bần cùng hóa. 2.3. Nguyên nhân dẫn tới sự khốn khổ trong cuộc sống của người nông dân Nam Định thời thuộc địa 2.3.1. Tô, thuế nặng nề, phụ thu, lạm bổ vô lí Không chỉ bị thực dân và phong kiến cướp đoạt về ruộng đất, nông dân Nam Định còn phải đóng rất nhiều loại thuế khác nhau và các mức thuế đó không ngừng tăng theo thời gian (tính theo giá gạo, qua 55 năm, số thu tăng gấp 5 lần). Về thuế thân, hạng dân không có chút ruộng đất nào (vô sản) phải đóng 1,20$ mỗi người và người có một vài thước đất, không có lợi tức gì cũng phải đóng thuế như người có 4,5 mẫu. “Thuế thân tính theo lối đó chính là nhằm đánh vào nông dân, tức bần nông và trung nông. Nó làm cho nông dân vô cùng khốn quẫn. . . Thuế là một là một món nợ máu của nông dân phải trả cho bọn thống trị. Nông dân càng phá sản, ruộng đất càng tập trung vào địa chủ, thực dân” [8;97]. Nam Định cũng phải thực hiện theo quy định chung đó, nhưng nhân dân ở đây khốn khổ hơn một số địa phương khác vì liên tục gặp phải thiên tai, lũ lụt. Đơn cử như năm trận bão lớn gây lụt diện rộng năm 1929, nhân dân Nam Định có đơn xin giảm thuế: Ruộng gần bể, vỡ đê nước mặn tràn vào, xin tha thuế 2 năm, ruộng không tái sinh được vụ mùa xin tha thuế 1 năm. Nhưng nhà nước trả lời: Nếu bị thiệt hại thì sẽ trợ cấp cho một ít tiền là được, vả lại “thủy tai năm 1926 thiệt hại còn gấp bao nhiêu phần mà cũng không có xá thuế. Những làng nào bị thiệt hại mà không thể giả vụ thuế tháng Năm hay tháng Mười thì được gia thêm mấy hạn để nộp sau” [8;98]. Quan lại địa phương ra sức nhũng nhiễu, bòn rút của người nông dân, chúng bày ra đủ mọi thứ phụ thu để bắt người dân đóng góp như: mua tờ Tiểu đơn kê khai ruộng đất, sổ biên lai kê khai thuế. . . Số tiền để mua những thứ đó không hề nhỏ. Theo đơn kiện của người dân huyện Vụ Bản năm 1923, mỗi người nông dân phải mua 3 tờ Tiểu đơn và 1 sổ biên lai. Giá mỗi tờ là 0,02$, công viết 0,04$, tổng cộng là 0,06$. Một sổ biên lai 6$. Theo người dân, số tiền này còn nặng hơn nộp thuế điền [17]. Một học giả người Pháp đã tổng kết và phê phán một số loại thuế, các khoản đóng góp, phụ thu phổ biến mà thực dân Pháp đã áp dụng ở Nam Định nói riêng,Việt Nam nói chung như: thuế chợ; thuế đò; tiền chuộc sưu; việc cung cấp bò thịt; cung cấp các sản vật bản xứ để dự Triển lãm quốc tế; đóng góp tiền để nuôi lính bản xứ; lệnh khai báo ruộng; làm lại sổ đinh. . . Ví dụ như vấn đề “tiền chuộc sưu”. Năm 1886, một Sắc lệnh của chính quyền Pháp đã bắt buộc các làng xã hàng năm phải cung cấp một số lượng dân phu khá lớn và nói là để phục vụ cho các việc công ích ở các thành phố cũng như ở các tỉnh. Nếu người dân nào không đi phu, phải bỏ ra từ 2 đồng đến 4 đồng để được miễn trừ [18;34]. 2.3.2. Nạn cho vay nặng lãi Thông thường, người nông dân Nam Định vay mượn để làm giỗ, để an táng cho cha mẹ mình, để trả những khoản thuế và hoàn trả một khoản nợ nần từ trước đó. Nhưng nếu như việc hoàn trả đã không được tiến hành đúng kì hạn, người vay nợ sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Camille Chapoulart viết: “người cho vay nặng lãi sẽ trả tiền cho một “nặc nô”- đòi nợ thuê tiến hành một vụ scandal ở ngay cửa nhà của con nợ bằng cách chửi rủa, lăng nhục thậm tệ rất lâu đến tất cả các đời tổ tiên của họ, sau đó là có đơn khiếu nại pháp lí, giấy tờ có dán tem hay đóng dấu, sự xét xử và sự tịch thu tài sản” [6;24]. 34 Đời sống của người nông dân Nam Định thời thuộc địa (1884 – 1945) Tư bản Pháp cũng lập ra hệ thống ngân hàng, tín dụng nông nghiệp ở các tỉnh. Tuy nhiên, người nông dân muốn vay được tiền ở ngân hàng cần phải qua nhiều khâu trung gian, vì vậy lãi suất thực tế tăng lên rất cao. Báo chí đương thời phản ánh như sau: Ngân hàng nông nghiệp niêm yết lãi suất cho vay là 12 phân, nhưng thực tế người nông dân phải vay với lãi suất cao hơn rất nhiều. Lí do như tờ Canh nông luận biện giải: “Nói đến cái số cho vay ăn lời của hội thì nhà nông ta ai chẳng thèm, ai chẳng muốn vay để làm ăn, vì số cho vay ăn lời của hội chỉ có 10 đến 12 phân mà thôi, song đồng tiền ấy nó còn bị gián cách ở tay bậc đại điền chủ, khi đến tay các hạng tiểu nông điền - tốt kia thì số lời ấy nó đã thay hình đổi dạng mà hóa ra 20” [19;10]. 2.3.3. Thiên tai, bão lụt, hạn hán, bệnh tật Bắc Kì liên tục phải gánh chịu những cơn bão và lũ lụt. Từ năm 1911 đến 1929, trong khoảng 19 năm có 147 trận bão. Riêng trận bão tháng 7/1929 ở Nam Định có 78.640 nhà đổ, 10 vạn mẫu ruộng không cấy lại được. . . Những năm 1911, 1913, 1915, 1918, 1923, 1926, 1929 đều xảy ra vỡ đê gây lụt lội và mất mùa [20;79]. Đưa tin về sự thiệt hại do trận bão năm 1929 gây ra ở tỉnh Nam Định, báo Canh nông luận nêu: 127 người chết; 1402 ngôi nhà gạch bị sụt mái ; 82 nhà gạch bị đổ; 66.049 ngôi nhà là bị gió cuốn nóc; 78.558 ngôi nhà lá bị đổ. . . Mùa màng bị thiệt hại nặng nề [21;16]. Sang năm 1930, giá thóc gạo tăng cao, do thiên tai năm ngoái đã tàn phá những kho lúa dự trữ ở Nam Định. Vụ tháng 10 năm 1929 tiếp tục mất mùa. Mặc dù Chính quyền thực dân cấm xuất khẩu gạo trong ba tháng đầu năm 1930, nhưng nạn đầu cơ tích trữ, mất mùa đã đẩy giá lương thực lên cao, đời sống của người dân quê rất khó khăn. Hồi kí của J.Masson ghi tình hình bệnh tật ở Bắc Kì: “Ở đồng bằng, bệnh nổi bật nhất là bệnh sốt rét đầm lầy, ở miền núi là bệnh sốt rét rừng, cả hai đều ác tính. Những bệnh tật thông thường nhất là thương hàn, kiết lị, đau gan và say nắng, chúng xuất hiện ở mọi nơi và mùa nào cũng mắc phải. Bệnh tả xuất hiện hầu như hàng năm vào mùa nóng và sự tàn phá của nó càng lớn trên mảnh đất thiếu thốn” [22;153] .v.v. . . Trước cảnh bị áp bức, bóc lột nặng nề của đế quốc, phong kiến tay sai, nông dân Nam Định đã đứng dậy đấu tranh sôi nổi, nhất là từ năm 1930 trở đi (sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời). Điển hình có thể kể đến các huyện: Ý Yên, Giao Thủy, Hải Hậu, Xuân Trường [16;96,116]. 3. Kết luận Đời sống của người dân, đặc biệt là nông dân Nam Định thời kì này vô cùng cực khổ. Trung nông và phú nông có khá hơn bần cố nông, nhưng cũng cùng chung số phận như họ, đều bị đế quốc, phong kiến bóc lột, thống trị và không tránh được những tác động mạnh từ phía giai cấp thống trị và thiên nhiên gây ra. Người nông dân Bắc Kì cũng như Nam Định phải gánh chịu rất nhiều tai ương, hiểm họa dưới thời Pháp thuộc. Nhưng có lẽ đáng sợ nhất là chế độ tô, thuế, cho vay nặng lãi. Nó đã làm cho người nông dân nhanh chóng rơi vào sự phá sản và trở thành những người vô sản khốn khổ. Vốn có truyền thống yêu nước, cùng với sự khốn khổ do chính sách thống trị, vơ vét, bóc lột của chính quyền thực dân gây ra, những người nông dân Nam Định đã sớm đứng lên đấu tranh quyết liệt, đặc biệt sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] J.Aumiphin, 1994. Sự hiện diện tài chính và kinh tế của Pháp ở Đông Dương (1859-1939) (tài liệu dịch). Nxb Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội. 35 Dương Văn Khoa [2] P.Gourou, 1936. Les paysans du delta tonkinnois Études de géographic humaine, tài liệu dịch. Nxb Nghệ thuật, Pari. [3] Vũ Thị Minh Hương, 2002. Nội thương Bắc Kì thời kì từ 1919 – 1939. Luận án tiến sĩ lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội&Nhân văn. [4] André Dumareat, 1935. Sự hình thành các giai cấp xã hội ở xứ An Nam. Hoàng Đình Bình dịch, tr.108. [5] Residence de Nam Dinh. Renseignements sur les prix de diverses catégories de riz dans la province de Nam Dinh de 1903 à 1906. 003465, TTLT I, Hà Nội. [6] Camille Chapoulart, 1933. La province et la ville de Nam Dinh. Imprimerie Truong Phat, Nam Dinh. [7] H.T.B, 1930. Tình cảnh nhân dân ở chốn thôn quê trong buổi đói kém này. Tạp chí Canh nông luận, số 30. [8] Nguyễn Kiến Giang, 1959. Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước Cách mạng Tháng Tám. Nxb Sự Thật, Hà Nội. [9] BCH Đảng bộ Hà Nam Ninh, 1989. Lịch sử Hà Nam Ninh, T.1. Hà Nam Ninh. [10] BCH Đảng bộ xã Nghĩa Hùng, 1991. Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Hùng (Sơ thảo). [11] Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Hà, 1966. Sơ thảo Lịch sử Cách mạng Tháng Tám tỉnh Nam Định. Nxb Xí nghiệp in Nam Hà. [12] J.Moren, 1912. Việc cấp phát ruộng đất ở Bắc Kì, tài liệu do Hoàng Đình Bình dịch. Pari. [13] P.Gourou, 1936. Người nông dân châu thổ Bắc Kì, tài liệu dịch. Nxb Nghệ thuật, Pari. [14] Ban Công tác nông thôn trung ương, 1960. Nông dân Việt Nam trước và sau Cách mạng Tháng Tám. Nxb Nông thôn, Hà Nội. [15] Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Nam Hà, 1970. Lịch sử Đảng bộ Nam Định - Hà Nam (1930 - 1945). Nxb Xí nghiệp in Nam Hà. [16] BCH Đảng bộ tỉnh Nam Định, 2001. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định 1930 - 1975. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [17] Residence de Nam Dinh, 1916. Fonctionnement du jardin d’essai et des pépinières de Nam Dinh. 003424 TTLT I. [18] Nguyễn Văn Kiệm, 1995. Những nỗi thống khổ của nông dân Đồng bằng Bắc Kì những năm 80-90 thế kỉ XIX (qua ghi chép của một Giám mục Công giáo). Nghiên cứu Lịch sử, số 5, 6. [19] Nguyễn Tử Thức, 1930. Cái tai nạn về sự nước lụt năm nay. Tạp chí Canh nông luận, số 20. [20] Nguyễn Khánh Toàn, 1960. Vấn đề dân tộc trong cách mạng vô sản, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. [21] Canh nông luận, 1929. Tình hình canh nông ở ngoài Bắc. Tạp chí Canh nông luận, số 2. [22] J.Masson, 1892. Hồi ức về xứ trung kì và xứ, tài liệu dịch. Pari. ABSTRACT The life of Nam Dinh farmers during colonial times (1884-1945) The lives of people, especially farmers in Nam Dinh Province underwent major changes as a mining colony under French colonialism, especially after World War I. At that time the French colonialists began to invest an increased amount of capital in order to improve crop yields and livestock production. However, while agricultural productivity increased„ but lives of the farmers in Nam Dinh worsened in terms of income, food, clothing, housing and spiritual life. Their lives were absolutely miserable and from their misery exploded the development of the increasingly powerful harmony in the movement of peoples since the birth of our Party leadership. Keywords: Nam Dinh farmers, colony (1884–1945), French colonialists 36

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3874_dvkhoa_0498_2178522.pdf
Tài liệu liên quan