Một số vấn đề về phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên Đại học hiện nay

Tài liệu Một số vấn đề về phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên Đại học hiện nay: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0069 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 165-173 This paper is available online at MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HIỆN NAY Bùi Ngọc Quân Khoa Triết học Mác - Lênin, Trường Đại học Chính trị Tóm tắt. Vấn đề phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên là một nội dung quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học hiện nay. Bài viết trình bày và phân tích các nhân tố tác động đến quá trình phát triển này, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phát huy tính hiệu quả trong phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên. Từ khóa: Tư duy phản biện, năng lực tư duy phản biện, phát triển năng lực tư duy phản biện, sinh viên. 1. Mở đầu Hiện nay, giáo dục đại học đang có những đổi mới tích cực theo định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên Đại học hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0069 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 165-173 This paper is available online at MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC HIỆN NAY Bùi Ngọc Quân Khoa Triết học Mác - Lênin, Trường Đại học Chính trị Tóm tắt. Vấn đề phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên là một nội dung quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học hiện nay. Bài viết trình bày và phân tích các nhân tố tác động đến quá trình phát triển này, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phát huy tính hiệu quả trong phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên. Từ khóa: Tư duy phản biện, năng lực tư duy phản biện, phát triển năng lực tư duy phản biện, sinh viên. 1. Mở đầu Hiện nay, giáo dục đại học đang có những đổi mới tích cực theo định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. . . .” [1]. Để nâng cao chất lượng đào tạo, quá trình dạy học đại học không chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức, mà còn nhằm phát triển năng lực tư duy, năng lực thực hành của sinh viên. Trong đó, năng lực tư duy phản biện có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp sinh viên nâng cao khả năng vận dụng tri thức đã học vào xem xét, đánh giá vấn đề học tập một cách đầy đủ, chính xác, linh hoạt và sáng tạo. Với tư cách là một loại hình tư duy, tư duy phản biện đã được hình thành rất lâu đời từ ngay trong nền triết học Hy Lạp cổ đại và nó liên tục được bổ sung, phát triển như một nhu cầu tất yếu của nền văn minh phương Tây. Ở nước ta, gần đây đã có một số tài liệu nghiên cứu và bài báo bàn về các phương pháp dạy học đề cập đến tư duy phản biện, tuy nhiên chưa khái quát thành hệ thống lí luận về phát triển năng lực tư duy phản biện như: GS Nguyễn Cảnh Toàn [2], GS.TS Huỳnh Hữu Tuệ, PGS.TS Trần Kiều [3], PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh [4], ThS Đỗ Kiên Trung [5]... Thực tế giáo dục đại học hiện nay cho thấy, sinh viên vẫn tồn tại một số mặt hạn chế về năng lực tư duy phản biện như: tính tích cực học tập chưa cao; việc nắm kiến thức chưa chắc; kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa chưa tốt; khả năng phản biện trong đại bộ phận sinh viên còn hạn chế, còn có thái độ thụ động trong học tập... Bên cạnh đó, phần lớn trong các giờ học, giảng viên vẫn theo phương pháp truyền thụ một chiều, “thầy đọc - trò ghi”, thiếu sự tương tác, phản biện giữa thầy và trò, ít khơi dậy tính phản biện vấn đề học tập cho người học... Do vậy, tác giả tiếp cận và luận giải vấn đề phát triển năng lực tư duy phản biện với tư cách là một mục tiêu Ngày nhận bài: 25/2/2017. Ngày nhận đăng: 18/4/2017. Liên hệ: Bùi Ngọc Quân, e-mail: ngocquan20@gmail.com 165 Bùi Ngọc Quân quan trọng của quá trình đào tạo, đồng thời, là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn, góp phần tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm năng lực tư duy phản biện Bàn về tư duy phản biện (Critical thinking), có nhiều cách hiểu khác nhau, như đây là loại tư duy nhằm chỉ ra những điều sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án về vấn đề nhất định; hay đó là khả năng đưa ra nhiều phương cách giải quyết một vấn đề... Tuy vậy, cần hiểu tư duy phản biện là khả năng nhìn nhận, nắm bắt vấn đề ở nhiều góc độ, tìm ra lập luận sai, dẫn chứng không chính xác để tìm ra tính chân thực của thông tin, dựa trên kiến thức đã biết và đưa ra cách giải quyết vấn đề của chủ thể nhận thức. Xét về bản chất, tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng, là khả năng hoạt động trí tuệ cần thiết của chủ thể trong xem xét, phân tích, đánh giá, tổng hợp và so sánh thông tin với thái độ hoài nghi tích cực, lập luận và minh chứng lập luận đó bằng những thông tin tin cậy, đưa ra kết luận thuyết phục, phù hợp với thực tiễn và quy luật lôgíc. Tư duy phản biện là một bộ phận cấu thành năng lực tư duy, đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhận thức và hoạt động thực tiễn của sinh viên đại học. Loại hình tư duy này rất cần thiết cho quá trình tìm tòi, khám phá và vươn tới tri thức khoa học của sinh viên. Nếu được quan tâm đúng hướng, tư duy phản biện sẽ góp phần phát triển trí tuệ của sinh viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay. Với tư duy phản biện, sinh viên sẽ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân trong học tập nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. Tư duy phản biện giúp họ có cái nhìn tích cực, tránh cái sai, cái lạc hậu để hướng đến cái mới, tiến bộ hơn, tốt hơn; cũng như luôn có tính chủ động trong phân tích, suy luận và đánh giá vấn đề một cách sáng tạo. Hơn thế nữa, sinh viên có điều kiện để tự học tập, mạnh dạn phát biểu ý kiến về vấn đề nêu ra của giảng viên, chủ động đặt câu hỏi, tìm kiếm các thông tin liên quan; vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề học tập... Đồng thời, họ sẽ vượt qua những rào cản trong tư duy (tâm lí rụt rè, mặc cảm. . . ) để tạo lập sự tự tin, mạnh dạn trong trình bày, bảo vệ chính kiến của mình và biết thoát khỏi lối mòn tư duy, tiếp cận đa chiều, toàn diện về vấn đề đưa ra. Qua đó, họ tự trang bị, rèn luyện những kĩ năng thiết yếu trong quá trình học tập như: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng tư duy phản biện và kĩ năng tư duy sáng tạo. . . Tư duy phản biện là thước đo năng lực nhận thức của sinh viên trong tìm kiếm chân lí, là một mắt khâu trong quy trình nhận thức của họ. Sinh viên thường sử dụng thao tác tư duy này trong việc huy động toàn bộ kiến thức, trí tuệ của bản thân nhằm có cái nhìn tổng hợp và chính xác về những vấn đề quan tâm. Họ dựa vào vốn kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy, thu thập, xử lí thông tin và lòng tin cá nhân để phân tích vấn đề cần phản biện, suy luận hướng đến một kết luận lôgíc. Sinh viên có tư duy phản biện thường có sự suy luận tốt giúp phát hiện nhanh bản chất của vấn đề, nhất là những mặt hạn chế của nó. Bởi lẽ, khả năng suy luận là yếu tố then chốt trong tư duy phản biện của người học. Nếu suy luận không phạm lỗi lôgíc hình thức, thì kết luận sẽ đúng; ngược lại, nếu suy luận phạm lỗi lôgíc, thiếu căn cứ thì kết luận đó là sai và sẽ trở thành “ngụy biện”. Do đó, ở góc độ này, tư duy phản biện có vai trò là “thước đo” đánh giá khả năng nhận thức của sinh viên. Ngoài ra, tư duy phản biện là bước đi thiết yếu, là cơ sở nền tảng tạo điều kiện phát triển tư duy sáng tạo của sinh viên. Sẽ không có tư duy sáng tạo, hoạt động sáng tạo nếu không có tư duy phản biện, năng lực tư duy phản biện và tư duy độc lập. Việc kết hợp giữa tư duy phản biện và tư duy sáng tạo sẽ định hình nên phương pháp tư duy hiệu quả giúp nâng cao năng lực tư duy của sinh viên. 166 Một số vấn đề về phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học hiện nay Từ những phân tích trên, có thể quan niệm năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học là tổng hợp những phẩm chất, khả năng tư duy trong tiếp biến tri thức, kinh nghiệm và năng lực lập luận vào quá trình nhận thức của họ nhằm giải quyết những vấn đề học tập đang đặt ra một cách đúng đắn, kịp thời, sáng tạo và có hiệu quả nhất. Năng lực tư duy phản biện đòi hỏi sinh viên phải có tri thức khoa học và khả năng vận dụng khéo léo những tri thức đó vào giải quyết những vấn đề cụ thể trong học tập. Năng lực này biểu hiện ở: Khả năng xác định, đánh giá và lựa chọn thông tin; phân biệt giữa các nhận định có lập luận với các nhận định mang tính cảm xúc; phát hiện vấn đề trong lập luận của người khác; trình bày, phân tích thông tin; xây dựng lập luận thuyết phục dựa trên dữ liệu tin cậy; sử dụng minh chứng đúng đắn và chính xác để bảo vệ lập luận; tổ chức lập luận một cách lôgíc và mạch lạc nhằm đạt đến tính chân thực của vấn đề. Theo đó, phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học hiện nay, về thực chất là quá trình hình thành và phát triển những kĩ năng tư duy để giúp họ có khả năng tư duy tích cực, tự đặt vấn đề, đánh giá, nghiên cứu và giải quyết vấn đề theo hướng phản biện một cách có hệ thống, lôgíc, khách quan và sáng tạo. Điều này có vai trò to lớn đối với việc phát triển trí tuệ của sinh viên, giúp họ tiếp thu, tích lũy tri thức và nâng cao năng lực phân tích, giải quyết hiệu quả các vấn đề lí luận và thực tiễn trong học tập. Hơn thế nữa, sinh viên đại học là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước, nên càng cần có năng lực tư duy phản biện. Năng lực này được hình thành từ trong quá trình học tập đại học, là cơ sở quan trọng nâng tầm tư duy của đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học trong tương lai, đặc biệt trước những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên đại học hiện nay còn tồn tại một số rào cản làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình này. Đó là năng lực tư duy phản biện còn hạn chế do đặc thù tư duy phương Đông nói chung, tư duy người Việt nói riêng, gây cản trở tới quá trình hội nhập quốc tế. Ngoài ra, có thể nói, một phần không nhỏ sinh viên còn mang nặng lối tư duy theo đường mòn, định kiến, suy nghĩ một chiều, thói quen không đặt câu hỏi. . . hay tâm lí e ngại, thiếu tự tin trong việc phản biện vấn đề để tìm ra chân lí. Như vậy, phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên đại học là một yêu cầu cần thiết và mang tính tất yếu khách quan, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 2.2. Những vấn đề có tính quy luật trong phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thứ nhất, phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên phụ thuộc vào chất lượng đào tạo và môi trường giáo dục, đào tạo của các trường đại học Sự tồn tại và phát triển của con người luôn chịu sự tác động tổng hợp của các yếu tố tạo nên môi trường xung quanh nó. Trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể, con người lại chịu sự tác động nhất định của điều kiện, môi trường ở từng lĩnh vực đó. “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh tạo ra con người đến mức đó” [6]. Theo đó, năng lực tư duy phản biện của sinh viên cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng đào tạo và môi trường giáo dục của các trường đại học [7]. Chất lượng đào tạo của các trường đại học luôn là vấn đề trung tâm, có ý nghĩa quyết định đến quá trình phát triển năng lực tư duy của sinh viên. Nếu chất lượng đào tạo đại học tốt sẽ tác động tích cực đến quá trình hiện thực hoá hoạt động học tập, tạo ra động lực thúc đẩy, khuyến khích sinh viên tìm tòi, đổi mới phương pháp tư duy, làm tiền đề phát triển năng lực tư duy, tư duy phản biện của họ. Mặt khác, chất lượng đào tạo hạn chế sẽ trở thành lực cản đối với sinh viên trong sự phát triển năng lực tư duy nói chung, năng lực tư duy phản biện nói riêng. Bởi vì, quá trình đào tạo đại học ngoài việc trang bị tri thức cho sinh viên, thì chủ yếu là tạo lập cho họ phương pháp tư duy, phương pháp suy luận, phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề. Hay nói cách khác, mục tiêu của các trường đại học hướng tới là rèn trí nhớ, rèn trí thông minh cho sinh viên [8]. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, thì môi trường giáo dục, đào tạo của các trường đại học có vai trò hết sức quan trọng để phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh 167 Bùi Ngọc Quân viên. Nó góp phần trực tiếp hình thành động cơ học tập đúng đắn, kích thích tính ham học hỏi, tìm tòi sáng tạo, cung cấp phương tiện phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ của người học. Môi trường giáo dục, đào tạo bao gồm chất lượng quản lí, môi trường sư phạm và việc bảo đảm cơ sở vật chất, kĩ thuật cho người học. Trong đó, môi trường sư phạm tập thể là yếu tố gần gũi tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển năng lực tư duy của sinh viên. Nổi bật là trình độ phát triển của tập thể, các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, cá nhân với tập thể, các biện pháp, phương pháp quản lí, tổ chức giáo dục. . . Môi trường sư phạm tập thể là nơi sinh viên tiến hành giao tiếp, học hỏi, khích lệ cổ vũ lẫn nhau trên cơ sở tinh thần đoàn kết, tình thầy trò. Nếu môi trường sư phạm tập thể được xây dựng lành mạnh, có tính phản biện tích cực, các ý tưởng sáng tạo được ủng hộ sẽ là những điều kiện thuận lợi để hình thành, phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên. Thứ hai, phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên phụ thuộc vào trình độ, năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Trình độ, năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy của giảng viên là nhân tố tác động và ảnh hưởng to lớn đến chất lượng sản phẩm đào tạo sau này, góp phần hình thành và phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên. Giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng, tri thức sâu rộng; có khả năng tư duy, năng động và sáng tạo; có phương pháp sư phạm tốt, có kĩ xảo, kĩ năng sư phạm, kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học khơi dậy tính tích cực trong tư duy sẽ tác động mạnh mẽ đến sự phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên. Trong giảng dạy đại học, một trong những nguyên tắc “vàng” đối với người giảng viên là phải có kiến thức và kĩ năng sư phạm phù hợp, bao gồm khả năng truyền đạt mục tiêu, lựa chọn phương pháp giảng dạy hiệu quả, tạo cơ hội cho sinh viên thực hành và đưa ra ý kiến phản biện, quan tâm đến sự đa dạng trong thành phần sinh viên [9]. Trên cơ sở nắm vững tri thức khoa học và hiểu biết thực tiễn sâu sắc, giảng viên sẽ giúp sinh viên đi đúng hướng trên con đường chiếm lĩnh tri thức. Có thể đưa ra các yếu tố thuộc về giảng viên tác động đến phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên như: Động cơ, trách nhiệm, tình cảm, lương tâm nghề nghiệp; trình độ, vốn tri thức và tầm hiểu biết; mức độ kiến thức chuyên môn; mức độ nắm và thực hành phương pháp dạy học; năng lực tổ chức hoạt động tư duy của sinh viên. . . Chức năng chính của giảng viên trong hoạt động dạy là trang bị tri thức, truyền thụ kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực tư duy cho sinh viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Với tư cách là chủ thể của quá trình sư phạm, trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ giảng dạy, người giảng viên thiết kế, xây dựng nội dung phù hợp, hình thành phương pháp dạy học tích cực sẽ khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập, làm cho họ ý thức được những tri thức cần phải lĩnh hội và biết cách chiếm lĩnh chúng. Chất lượng hoạt động dạy của giảng viên tác động tích cực đến hoạt động học và sự phát triển năng lực tư duy của sinh viên trên nhiều mặt. Lượng tri thức, phương pháp truyền thụ tri thức, kinh nghiệm sống của giảng viên là tổng hoà các yếu tố cùng tác động, nhằm thúc đẩy sự phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên và giúp họ vươn lên chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện phẩm chất, nhân cách trong tương lai. Thứ ba, phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên phụ thuộc vào tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong rèn luyện tư duy và hoạt động thực tiễn của họ Dạy học là quá trình tác động biện chứng giữa người dạy và người học, người học là đối tượng tiếp nhận thông tin mà người dạy hướng đến, là trung tâm của quá trình giảng dạy. Do vậy, kết quả quá trình phát triển năng lực tư duy còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố chủ quan của sinh viên, hay nói cách khác là ở sự chủ động, tính tích cực, sáng tạo của họ. Thông qua sự định hướng của giảng viên, của môi trường đào tạo thì tính tích cực rèn luyện tư duy của sinh viên, mà trước hết, ở thái độ, động cơ của họ có vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức. Sinh viên có thái độ, động cơ đúng sẽ tạo ra sự say mê, hứng thú và trách nhiệm cao trong quá trình học tập, nghiên cứu. Bởi vì “Không có sự say mê thì xưa nay không có sự tìm tòi chân lí” [10], cho nên với sự say mê, hứng thú trong học tập sẽ làm tăng mong muốn chiếm lĩnh 168 Một số vấn đề về phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học hiện nay tri thức, không thỏa mãn hay dừng lại, có ý chí tự giác, tạo ra động lực học tập đúng đắn và huy động mọi phẩm chất tâm sinh lí để sinh viên tiến hành hoạt động nhận thức đạt hiệu quả cao. Qua đó, xây dựng niềm tin mãnh liệt cho việc huy động mọi khả năng của sinh viên trong quá trình nhận thức, cũng như vận dụng tri thức vào trong hoạt động thực tiễn. Khi sinh viên phát huy tính tích cực học tập sẽ sản sinh năng lực tư duy độc lập, tư duy phản biện. Đây là nền tảng cơ bản cho phát triển năng lực tư duy sáng tạo, cũng là cơ sở, động lực để nâng cao chất lượng đào tạo và củng cố, phát triển tri thức của sinh viên. Vì vậy, có thể nói, ý thức, thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập là một nhân tố quan trọng có tác động thường xuyên đến phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên hiện nay. 2.3. Một số biện pháp phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên Thứ nhất, đổi mới môi trường giáo dục - đào tạo của các trường đại học Môi trường giáo dục - đào tạo luôn là yếu tố cần được ưu tiên trong quá trình học tập của sinh viên đại học. Môi trường giáo dục tốt sẽ giúp người học có nhiều hứng thú, say mê học hành, mang lại chất lượng tốt nhất. Đối với cơ sở vật chất, phòng học, phòng thực hành, thư viện, phòng hội thảo của các trường đại học cần phải có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Các quy định và tiêu chuẩn phòng học phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phòng học đa phương tiện hiện đại, hiệu quả. Các bài tập, ví dụ và lí thuyết phải được trình chiếu, minh họa sống động, phương pháp giảng dạy thảo luận mở nhằm xây dựng một môi trường thuận lợi cho việc tiếp thu và chia sẻ kiến thức bài học tối đa đối với sinh viên. Đối với hệ thống thư viện là nơi lưu trữ rất nhiều đầu sách, có giá trị lớn đối với việc thu thập thông tin, phục vụ thiết thực việc tìm kiếm nguồn tin xác đáng giúp người học giải quyết vấn đề một cách khoa học, cho nên thư viện của các trường đại học cần cập nhật tài liệu liên tục để luôn bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của thực tiễn giáo dục đào tạo đại học. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho quá trình phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên thông qua việc xây dựng, triển khai áp dụng phương pháp học tập mới, sáng tạo, thân thiện và hiệu quả. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục theo hướng này sẽ tạo điều kiện để mỗi sinh viên phát huy khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập để sinh viên tự tin học tập. Đồng thời, cần thường xuyên có những hoạt động ngoại khóa bổ ích giúp sinh viên trau dồi kĩ năng mềm, trong đó, có kĩ năng tư duy phản biện. Song song với những kiến thức chuyên ngành, các trường cần chú trọng nâng cao các kĩ năng thực hành. Các giờ thực hành, các giờ học trực tuyến và thảo luận theo định hướng phản biện sẽ giúp sinh viên tiếp thu được kiến thức trong thời gian ngắn nhất và có thể áp dụng thực tiễn làm việc sau này. Để có một môi trường đào tạo tốt thì cần phải hội tụ rất nhiều yếu tố, sự quan tâm từ phía lực lượng quản lí giáo dục và phản hồi tích cực từ người học sẽ làm cho môi trường học ngày càng tốt hơn. Đổi mới chương trình, nội dung dạy học hiện nay cần dành một tỉ lệ nhất định cho những môn học mới mang tính cập nhật và ứng dụng, một số học phần tự chọn. Một số môn học cần áp dụng trong quá trình đào tạo đại học như: Kĩ năng sống và làm việc nói chung hay kĩ năng tư duy nói riêng (kĩ năng tư duy tích cực, kĩ năng tư duy phản biện, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đọc sách. . . ). Bởi lẽ, các kĩ năng tư duy là một thành tố quan trọng, thiết yếu cho sự thành công trong sự nghiệp của mỗi sinh viên để khẳng định giá trị và vị thế của họ trong cộng đồng. Khi sinh viên được trang bị một nền tảng tốt về các kĩ năng đó, sẽ trợ giúp đắc lực cho việc phát huy những tố chất và năng lực chuyên môn, cũng như tạo hiệu quả cho sự phát triển bền vững của nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên Muốn phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên thì giảng viên phải phát huy tính tích cực trong quá trình giảng dạy thông qua việc sử dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp sư phạm, trong đó, có phương pháp sư phạm phản biện. Phương pháp này tập trung vào mục tiêu cung cấp cho người học những công cụ phát triển năng lực bản thân, tăng cường tính dân chủ nhằm 169 Bùi Ngọc Quân đạt hiệu quả trong quá trình dạy học. Do đó, đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải có kiến thức về cơ chế hình thành, phát triển, biểu hiện của tư duy ở góc độ tâm lí học, cũng như về các hình thức của tư duy trong lôgic học và tư duy phản biện. Người giảng viên dạy theo hướng phân tích, diễn giải đa dạng các vấn đề học tập nhằm mục đích giúp sinh viên có những kĩ năng cần thiết, kiến thức và khả năng phản biện một cách tích cực. Kết quả của quá trình dạy học theo phương pháp này sẽ phát triển trí tuệ, khơi dậy niềm khao khát khám phá, chiếm lĩnh tri thức và vươn tới sự sáng tạo của sinh viên. Vận dụng phương pháp sư phạm phản biện, giảng viên được liên hệ giáo trình với lí thuyết cũng như kinh nghiệm của sinh viên, giúp cho kiến thức trở nên phù hợp đối với cả giảng viên và sinh viên. Đây là điểm khác biệt của phương pháp này so với phương pháp sư phạm truyền thống, chủ yếu chỉ đảm bảo cung cấp kĩ năng, tri thức chuyên môn cho sinh viên với các mức độ khác nhau nhưng rất ít sáng tạo, giảng dạy theo xu hướng “thầy đọc - trò ghi”, mục đích dạy học nhằm “học để thi”. Qua đó, giảng viên cần phải có phương pháp sư phạm phản biện, kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp dạy học tích cực khác, chủ động tạo tình huống có vấn đề, khuyến khích sinh viên nêu vấn đề tranh luận, phản biện, định hướng cho họ tự nhận định và kết luận vấn đề. Như vậy, có thể nhận thấy tư duy phản biện và các phương pháp dạy học trên có mối quan hệ biện chứng với nhau. Một mặt, tư duy phản biện tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả các phương pháp dạy học đó; mặt khác, thông qua các hoạt động dạy học theo các phương pháp nói trên mà tư duy phản biện ngày càng được định hình và phát triển [11]. Bên cạnh đó, giảng viên có thể trang bị một số phương pháp dạy học phát triển tư duy với tinh thần phản biện cho sinh viên như: Phương pháp tư duy 5W1H - đó là sáu từ dùng để hỏi trong tiếng Anh: What (cái gì), Where (ở đâu), When (khi nào), How (thế nào), Who (là ai); phương pháp sử dụng bản đồ tư duy (Mind map). . . để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau trong học tập. Với những phương pháp này, sinh viên sẽ nhận ra được những hạn chế trong tư duy của bản thân và thể hiện được phần nào các kĩ năng tư duy phản biện ngay trong giờ học. Giảng viên cần vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên. Tư duy của người giảng viên không nên phụ thuộc vào sách vở, mang tính giáo điều mà phải là một trí thức độc lập. Thực hiện được điều này sẽ phát huy vai trò của giảng viên trong việc giúp sinh viên làm chủ quá trình học tập của mình. Tuy nhiên, giảng viên cũng nên tránh việc đưa ra các yêu cầu chung chung, thậm chí có nhận thức mơ hồ về tư duy dẫn đến định hướng sai cho sinh viên. Ngoài ra, kĩ năng lập luận, tìm kiếm bằng chứng để chứng minh lập luận cho sinh viên là các yếu tố cần thiết của tư duy phản biện. Do đó, giảng viên cần chú ý rèn luyện cho sinh viên kĩ năng xem xét tính đầy đủ và có căn cứ trong các lập luận, nhận diện được các dạng ngụy biện; tạo lập cho họ thói quen phản biện trước mọi vấn đề học tập; không chấp nhận một vấn đề khi chưa có sự phân tích, đánh giá, kiểm chứng; xây dựng được hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, những ví dụ mang tính gợi mở trong từng bài giảng một cách hợp lí và thiết kế có hiệu quả các nhiệm vụ học tập. Trong đó, giảng viên cần chuẩn bị kĩ các dạng câu hỏi, các tình huống phù hợp, vì hiệu quả của giờ học một phần phụ thuộc vào khả năng đặt câu hỏi đúng lúc và đúng cách. Chẳng hạn như: Các câu hỏi yêu cầu sinh viên phải giải quyết mâu thuẫn ngay trong bản thân của vấn đề hoặc phải so sánh, chứng minh, hệ thống và khái quát các vấn đề,... Những vấn đề nêu ra có thể cho phép sinh viên trả lời bằng nhiều cách khác nhau, nhưng giảng viên cần yêu cầu họ phải có suy nghĩ độc lập theo một cách tiếp cận và phương pháp nhất định, sau đó, gợi mở, dẫn dắt sinh viên trả lời đúng hướng về cả nội dung và phương pháp. Đặc biệt, giảng viên cần cho sinh viên tiếp cận với phương pháp tư duy phản biện thông qua cách đặt ra những câu hỏi như: Tại sao? Thông tin này ở đâu? Bản chất vấn đề đó là gì? Nếu thế này, thế kia thì sao?. . . Giảng viên cần tôn trọng ý kiến, tạo điều kiện và khuyến khích sinh viên tích cực tham gia giải quyết vấn đề, từng bước tạo cho họ thói quen lập luận chặt chẽ, có căn cứ. Các câu hỏi cần đặt ra một cách lôgic nhằm hướng tới sự phân tích các đối tượng từ cụ thể đến trừu tượng; các lập luận và giải thích phải tập trung vào tư duy phản biện; thông qua mô hình, cấu trúc, các ví dụ cụ 170 Một số vấn đề về phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học hiện nay thể, người học sẽ nắm được vấn đề một cách tường minh và khoa học. Trong các giờ học, giảng viên cần chú ý thiết kế các nhiệm vụ học tập phù hợp để sinh viên có điều kiện rèn luyện cách lập luận và kĩ năng tìm kiếm căn cứ cho các lập luận đưa ra. Để có được các lập luận chính xác, sinh viên phải hiểu được cơ sở cho các lập luận: đó là những phép suy luận lôgic, các khái niệm, quy tắc, những công thức. Qua quá trình lập luận đó, năng lực tư duy phản biện của sinh viên sẽ phát triển lên tầm cao mới, vì “tư duy phản biện đóng vai trò như một công tố viên, chỉ ra những thiếu sót thường gặp trong quá trình tư duy và đưa ra những kiến giải cho một sự lựa chọn tối ưu có thể có” [5]. Điều quan trọng nhất trong việc rèn luyện năng lực tư duy phản biện là rèn luyện phương cách lập luận cho sinh viên. Vì tư duy phản biện là một loại hình tư duy có đặc trưng riêng biệt, được hình thành và phát triển trên cơ sở các thao tác tư duy cơ bản như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, cụ thể hoá, hệ thống hoá, quy nạp, suy đoán... Muốn đánh giá được vấn đề học tập thì sinh viên phải có cái nhìn đa chiều, biết phân tích để thấy được chỗ đúng, chỗ sai của lập luận đó. Sau khi tổng hợp được các kiến thức liên quan đến vấn đề, họ phải so sánh các giải pháp để lựa chọn được các lập luận tốt nhất. Nếu không có phân tích, tổng hợp và so sánh, khái quát hoá thì sự đánh giá, lựa chọn lập luận của sinh viên chỉ là đoán mò, thiếu căn cứ, không có tính thuyết phục. Giảng viên cũng cần phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên trong môi trường hội thoại. Ở đó, sinh viên có động lực tìm ra vấn đề và đưa nó ra thảo luận, tranh luận, xem xét, nghiên cứu, đánh giá các quan điểm, ý tưởng và phương pháp giải quyết vấn đề. Khi sinh viên mạnh dạn trả lời và đặt câu hỏi để hỏi thầy, hỏi bạn, lúc đó họ đang tư duy một cách phản biện về vấn đề tranh luận, điều này rất tốt để phát triển năng lực tư duy phản biện của họ. Trong quá trình dạy học, giảng viên nên đưa ra các tình huống có vấn đề để tạo cơ hội cho sinh viên tranh luận. Sau khi đã tìm ra một số ý tưởng hoặc cách giải quyết nhiệm vụ mới, giảng viên cho sinh viên thảo luận để nhận xét đánh giá từng cách giải quyết đó. Cũng theo đó, giảng viên nên tạo ra những môi trường học tập tự do hơn trong thảo luận, tranh luận, giúp sinh viên mạnh dạn, tự tin khi đưa ra các ý tưởng, các cách giải quyết vấn đề và các quyết định, bảo vệ ý kiến của mình một cách đúng hướng nhằm đạt hiệu quả học tập cao hơn. Người giảng viên có thể tạo động lực thúc đẩy tinh thần học tập của sinh viên, thông qua những câu hỏi như: Em có đồng ý với luận điểm đó không? Em có ý kiến khác không? Hãy trình bày ý kiến của em?... Nhờ đó, họ phát huy được tính độc lập, tự chủ, khả năng diễn đạt, lập luận vấn đề, tăng tính hợp tác với nhau, tạo nên ý thức cộng đồng và tính kỉ luật. Kết quả là không những tư duy phản biện được rèn luyện, mà còn nâng cao kĩ năng làm việc hợp tác của sinh viên. Tiếp đến, giảng viên nên đưa ra các bài tập liên quan chặt chẽ đến khả năng, kĩ năng phản biện của sinh viên. Biện pháp này giúp người giảng viên vừa có thể khắc sâu kiến thức, vừa phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên. Với những kiến thức đã biết, sinh viên sẽ giải quyết nhiệm vụ mới một cách tự nhiên, có niềm tin và cách tiếp cận khoa học những kiến thức mới. Có thể khái quát các nội dung yêu cầu đối với cả giảng viên và sinh viên trong việc giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên trong quá trình học tập như sau: Giảng viên Sinh viên Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. Nghiên cứu vấn đề và tìm cách giải quyết được nêu ra. Định hướng sinh viên trả lời cả về nội dung và phương pháp. Định hình phương pháp giải quyết vấn đề trên cơ sở tư duy độc lập, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo. 171 Bùi Ngọc Quân Tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên tư duy phản biện, khơi dậy tích cực tham gia giải quyết vấn đề. Tích cực tham gia giải quyết vấn đề. Thiết kế các nhiệm vụ học tập để sinh viên rèn luyện cách lập luận và tìm căn cứ cho các lập luận đưa ra. Tìm kiếm cơ sở cho các lập luận. Qua phân tích, tổng hợp và so sánh, khái quát hoá và đưa ra lập luận. Hướng dẫn sinh viên trao đổi, thảo luận để thấy được ưu, nhược điểm của các lập luận. Xây dựng ý tưởng, tìm cách giải quyết vấn đề và bảo vệ ý kiến của mình. Kết luận vấn đề đưa ra (kiến thức mới). Vận dụng kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ học tập tiếp theo. Thứ ba, đổi mới phương pháp học tập của học viên theo hướng nâng cao kĩ năng tư duy phản biện Đây là một giải pháp cần sinh viên tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập. Một sinh viên có sự tích cực trong tìm tòi phương pháp học tập theo hướng nâng cao kĩ năng tư duy phản biện sẽ góp phần phát triển năng lực tư duy, tư duy phản biện đáp ứng tốt nhất yêu cầu học tập đại học. Dưới sự chỉ đạo, định hướng của giảng viên, sinh viên không được nhận thức một cách máy móc, mà cần đào sâu suy nghĩ, mở rộng kiến thức và phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Kĩ năng tư duy phản biện là một trong những đặc điểm quan trọng của người có năng lực tư duy phản biện. Bởi vì, sinh viên muốn đạt đến tính tối ưu của vấn đề học tập thì cần có kĩ năng phản biện, kĩ năng lập luận để thuyết phục được người khác. Một vấn đề phản biện có sức thuyết phục hay không đều phụ thuộc vào độ sắc của những lí lẽ, độ sâu của lập luận, độ chắc chắn của minh chứng mà người phản biện đưa ra. Ngoài việc học cách nghiên cứu tìm ra các lí giải phù hợp cho vấn đề phản biện, sinh viên cũng phải biết phát hiện và khắc phục những thiếu sót, sai lầm trong lập luận một vấn đề nhất định. Do đó, họ phải xem xét, đánh giá, chỉ ra được cơ sở của những lập luận đúng, loại bỏ những lập luận sai hoặc không có căn cứ, từ đó sẽ rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phản biện của mình. Có nhiều cách luyện tập kĩ năng này như: Thông qua những bài tập trình bày một vấn đề; đánh giá và giải thích đánh giá của mình về một vấn đề; tổ chức hệ thống luận điểm theo các trình tự lôgíc khác nhau; tìm kiếm minh chứng cho luận điểm. . . Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Ngoài ra, sinh viên cũng cần rèn luyện khả năng mở rộng vấn đề. Đối với một chủ đề học tập, sinh viên cần học cách tự tìm những tư liệu mới, không nên chỉ bó hẹp trong nguồn tài liệu mà giảng viên cung cấp. Từ đó, phát huy khả năng tự phân tích và đưa ra cách nhìn nhận riêng đối với mỗi chủ đề được đặt ra. Như vậy, việc đổi mới phương pháp theo hướng nâng cao kĩ năng tư duy phản biện không phải có được trong ngày một ngày hai, mà phải luyện tập trong một thời gian dài, đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực rất cao của sinh viên, hay nói cách khác phụ thuộc vào vai trò tự bồi dưỡng, tự rèn luyện tư duy phản biện của họ. Nếu có phương pháp học tập phù hợp, sinh viên sẽ phát triển năng lực tư duy phản biện của mình một cách sắc bén và hiệu quả. 3. Kết luận Với vai tò to lớn trong hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn của sinh viên, năng lực tư duy phản biện tác động đến việc lĩnh hội tri thức, hình thành phương pháp tư duy, năng lực tư duy của sinh viên, góp phần nâng cao trình độ nhận thức, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, định hướng đúng cho hoạt động học tập sáng tạo của họ. Đồng thời, phát triển tư duy phản biện của 172 Một số vấn đề về phát triển năng lực tư duy phản biện của sinh viên đại học hiện nay sinh viên sẽ khắc phục được những hạn chế của lối mòn tư duy thụ động, các phương pháp dạy học truyền thống, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học đại học hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 2016, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.26, 27. [2] Trần Kiều, 2002, Giáo dục các vấn đề quốc tế, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội. [3] Trần Thị Tuyết Oanh, 2009, Hình thành tư duy phê phán cho sinh viên trong quá trình dạy học ở đại học, Tạp chí Giáo dục, Số 213, tr.14 - 16. [4] Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An, 2004, Khơi dậy tiềm năng sáng tạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] Đỗ Kiên Trung, 2012, Về vai trò của tư duy phản biện và những yêu cầu cho việc giảng dạy ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển và hội nhập, (5), tr.80-83. [6] C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 3, 1995, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 55. [7] Huỳnh Hữu Tuệ, 2010, Tư duy phản biện trong học tập đại học, Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, số 232, tr.14-16. [8] Nguyễn Trọng Chuẩn, Tô Duy Hợp, Lê Hữu Tầng, Nguyễn Duy Thông, 1997, Vai trò phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 243. [9] Tô Diệu Lan (dịch), 2011, 9 nguyên tắc “vàng” trong giảng dạy đại học, Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, (245), tr. 15-17. [10] V.I. Lênin, Toàn tập, tập 25, 1980, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr. 131. [11] Trần Thúc Trình, 2005, Tư duy phê phán, Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, Số 114, tr. 43. [12] Bùi Ngọc Quân, 2013, Bồi dưỡng tư duy phản biện cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Đại học Chính trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Đại học Quốc gia Hà Nội. ABSTRACT Some issues in developing critical thinking capacity of students today Bui Ngoc Quan Faculty of Marxist - Leninist Philosophy, Political University The issues in developing critical thinking capacity of students are important parts of the process of improving the quality of education in universities today. The article presents and analyzes the factors affecting this development process. This is the basis to provide practical solutions to promote effectiveness to provide training in the development of critical thinking capacity of students. Keywords: Critical thinking, critical thinking capacity, develop critical thinking, students. 173

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4581_bnquan_2952_2128338.pdf
Tài liệu liên quan