Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015

Tài liệu Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0128 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 43-49 This paper is available online at ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU NĂM 2015 Nguyễn Trọng Khanh Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau năm 2015 của Bộ GD&ĐT, hệ thống các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới được chia ra hai nhóm môn: bắt buộc và tự chọn. Mỗi học sinh sẽ phải học một số môn bắt buộc và tự chọn học một số môn trong nhóm các môn tự chọn. Điều đó sẽ không chỉ ảnh hưởng tới cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông mà còn ảnh hưởng tới cơ cấu các khoa đào tạo ở trường đại học sư phạm. Để khắc phục tình trạng này, một trong những giải pháp là trường đại học sư phạm phát triển chương trình đào tạo theo hướng đào tạo giáo viên có thể dạy được hai môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ khóa: Chương trình đào...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0128 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 43-49 This paper is available online at ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU NĂM 2015 Nguyễn Trọng Khanh Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau năm 2015 của Bộ GD&ĐT, hệ thống các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới được chia ra hai nhóm môn: bắt buộc và tự chọn. Mỗi học sinh sẽ phải học một số môn bắt buộc và tự chọn học một số môn trong nhóm các môn tự chọn. Điều đó sẽ không chỉ ảnh hưởng tới cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông mà còn ảnh hưởng tới cơ cấu các khoa đào tạo ở trường đại học sư phạm. Để khắc phục tình trạng này, một trong những giải pháp là trường đại học sư phạm phát triển chương trình đào tạo theo hướng đào tạo giáo viên có thể dạy được hai môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ khóa: Chương trình đào tạo ghép, cơ cấu đội ngũ giáo viên, đào tạo cấp chứng chỉ, môn học bắt buộc, môn học tự chọn. 1. Mở đầu Ngày 5/8/2015, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Trong dự thảo chương trình đã nêu rõ các lĩnh vực giáo dục và hệ thống các môn học, thời lượng của từng môn học, định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vực giáo dục và phân chia vào các môn học ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc. Việc cấu trúc chương trình giáo dục phổ thông có môn học bắt buộc và môn học tự chọn sẽ tạo điều kiện cho học sinh có thể lựa chọn môn học tự chọn và chuyên đề học tập tự chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp cá nhân. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ gây khó khăn cho nhà trường phổ thông trong việc cơ cấu đội ngũ giáo viên. Để khắc phục khó khăn này, một trong những giải pháp là các trường sư phạm cần nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo giáo viên có thể dạy được 2 môn học ở trường phổ thông. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở khoa học của việc phát triển chương trình đào tạo 2.1.1. Khái quát chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cấp trung học Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể, các môn học ở cả 3 cấp học được chia thành môn học bắt buộc và môn học tự chọn (TC). Các môn học tự chọn gồm 3 loại: Ngày nhận bài: 1/7/2016. Ngày nhận đăng: 22/9/2016 Liên hệ: Nguyễn Trọng Khanh, e-mail: khanhnt@hnue.edu.vn 43 Nguyễn Trọng Khanh Tự chọn tuỳ ý: học sinh có thể chọn hoặc không chọn (TC1); Tự chọn trong nhóm môn học: học sinh buộc phải chọn một hoặc một số môn học trong nhóm môn học theo quy định trong chương trình (TC2); Tự chọn trong môn học: học sinh buộc phải chọn một số nội dung trong một môn học (TC3). Tỉ lệ môn học tự chọn hoặc nội dung học tự chọn tăng dần từ lớp dưới lên lớp trên. Theo đó, cấu trúc các môn học, hoạt động giáo dục ở cấp trung học được xác định như sau: * Ở cấp THCS: - Các môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Thể dục, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội. - Các môn học tự chọn gồm: + Tự chọn tuỳ ý (TC1) gồm: Ngoại ngữ 2, Tiếng dân tộc, Nghiên cứu khoa học kĩ thuật (ở lớp 8, 9). + Tự chọn trong môn học (TC3) gồm: Công nghệ, Tin học, Thể thao, Âm nhạc, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. * Ở cấp THPT: - Các môn bắt buộc gồm: Ngữ văn 1, Toán 1, Công dân với Tổ quốc, Ngoại ngữ 1. - Các môn học tự chọn gồm: + Tự chọn tuỳ ý (TC1) gồm: Nghiên cứu khoa học kĩ thuật, Ngoại ngữ 2. + Tự chọn trong nhóm môn học (TC2) gồm 4 môn (dành cho lớp 10, 11) và 3 môn (dành cho lớp 12) trong các môn: Ngữ văn 2, Toán 2, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ và môn Tin học. Nếu chọn môn Khoa học Tự nhiên thì không chọn các môn: Vật lí, Hoá học, Sinh học; nếu chọn môn Khoa học Xã hội thì không chọn các môn: Lịch sử, Địa lí. Các môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội chỉ học ở lớp 10 và 11. + Tự chọn trong môn học (TC3) gồm: Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (dành cho các lớp 10, 11, 12); Chuyên đề học tập (dành cho lớp 11, 12). 2.1.2. Các môn học mới so với chương trình hiện hành Như vậy, so với chương trình hiện hành, chương trình GDPT tổng thể xuất hiện một số môn học mới như sau: - Khoa học tự nhiên (KHTN) với cấu trúc nội dung tích hợp kiến thức của các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học trái đất, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn được sắp xếp sao cho vừa bảo đảm liên hệ theo logic tuyến tính vừa tích hợp đồng tâm về sự hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên. - Khoa học xã hội (KHXH) với cấu trúc nội dung tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Lịch sử, Địa lí, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,... - Công dân với Tổ quốc được hình thành chủ yếu từ kiến thức các môn Giáo dục công dân, Giáo dục Quốc phòng - An ninh và một số nội dung thuộc môn Lịch sử, Địa lí trong chương trình hiện hành. - Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục mới của cả 3 cấp học, được phát triển từ các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá của chương trình hiện hành, được thiết kế thành các chuyên đề tự chọn nhằm giúp học sinh phát triển các năng lực, kĩ năng, niềm tin, đạo đức. . . nhờ vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đă học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. 44 Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015 Như vậy, có thể thấy hiện nay trong chương trình đào tạo của trường đại học sư phạm chưa đào tạo giáo viên dạy các môn KHTN, KHXH, Công dân với Tổ quốc và Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 2.2. Dự kiến thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông khi thực hiện chương trình mới Bảng 1. Giả định các môn học tự chọn mà học sinh chọn theo khối thi Khối thi Môn thi Nhóm môn học tự chọn 2 Lớp 10 và 11 Lớp 12 A Toán, Lí, Hóa KHXH, Toán 2, Vật lí, Hoá học Toán 2, Vật lí, Hoá học A1 Toán, Lí, Tiếng Anh KHXH, Toán 2, Vật lí, Hoá học Toán 2, Vật lí, Hoá học B Sinh, Toán, Hóa KHXH, Toán 2, Hoá học, Sinh Toán 2, Hoá học, Sinh C Văn, Sử, Địa KHTN, Ngữ văn 2, Lịch sử, Địalí Ngữ văn 2, Lịch sử, Địa lí D1 Văn, Toán, TiếngAnh KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2, một môn nào đó Ngữ văn 2, Toán 2, một môn nào đó D2 Văn, Toán, TiếngNga KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2 Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2 D3 Văn, Toán, TiếngPháp KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2 Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2 D4 Văn, Toán, TiếngTrung KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2 Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2 D5 Văn, Toán, TiếngĐức KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2 Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2 D6 Văn, Toán, TiếngNhật KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2 Ngữ văn 2, Toán 2, Ngoại ngữ 2 V Toán, Lí, Vẽ mĩ thuật KHXH, Toán 2, Vật lí, Tin học Toán 2, Vật lí, Tin học V1 Toán, Ngữ văn, Vẽ mĩthuật KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2, Tin học Ngữ văn 2, Toán 2, Tin học T Sinh, Toán, Năngkhiếu TDTT KHXH, Toán 2, Sinh, một môn nào đó Toán 2, Sinh, một môn nào đó M Văn, Toán, Năngkhiếu KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2, một môn nào đó Ngữ văn 2, Toán 2, một môn nào đó N Văn, 2 môn năngkhiếu Nhạc KHXH, Ngữ văn 2, hai môn nào đó Ngữ văn 2, hai môn nào đó H Văn, Năng khiếu - Mĩthuật KHXH, Ngữ văn 2, Tin học, một môn nào đó Ngữ văn 2, Tin học, một môn nào đó H1 Toán, Ngữ văn, VẽTrang trí màu KHXH, Ngữ văn 2, Toán 2, Tin học Ngữ văn 2, Toán 2, Tin học R Văn, Sử, Năng khiếubáo chí KHTN, Ngữ văn 2, Lịch sử, Tin học Ngữ văn 2, Lịch sử, Tin học S Văn, 2 môn năngkhiếu Điện ảnh KHXH, Ngữ văn 2, hai môn nào đó Ngữ văn 2, hai môn nào đó K Toán, Lí, môn Kĩthuật nghề KHXH, Toán 2, Vật lí, Công nghệ Toán 2, Vật lí, Công nghệ 45 Nguyễn Trọng Khanh Giả sử xét chương trình giáo dục trung học phổ thông, đối với các môn học tự chọn, học sinh căn cứ vào môn thi tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ chọn như trong Bảng 1. Như vậy sẽ xảy ra một vấn đề như sau: - Thường học sinh đặt ra mục tiêu học để thi tuyển sinh vào đại học cao đẳng nên các em sẽ chọn những môn nào phục vụ tốt cho việc thi của mình. Vì thế việc chọn môn học tự chọn 2 sẽ căn cứ vào các môn thi trong khối mà các em dự định đăng kí thi. Như thế, số môn tự chọn 2 được chọn và số lượng học sinh lựa chọn ở mỗi trường sẽ khác nhau và ở cùng một trường cũng khác nhau theo từng năm học. Do vậy nhà trường thường sẽ rơi vào tình trạng thiếu giáo viên dạy môn này và thừa giáo viên dạy môn kia; năm học này thì thiếu nhưng có khi năm học sau lại thừa. - Như Bảng 1 đã trình bày, dù là giả định nhưng cũng dễ nhận thấy có những môn được chọn rất ít, thậm chí không được chọn. Đó là chưa kể có môn học mà số học sinh chọn quá ít (trên dưới 10 em chẳng hạn) thì có thể nhà trường sẽ không tổ chức dạy môn này mà sẽ khuyên hoặc buộc các em phải chọn tổ hợp khác. Như vậy sẽ dẫn tới tình trạng khi trong năm học có một vài môn học không được học sinh chọn thì giáo viên dạy những môn đó sẽ không có việc làm, phải nghỉ, phải làm một công việc khác nào đó hoặc phải chuyển công tác, thậm chí có thể bị buộc thôi việc, nghỉ hưu sớm,. . . Và nếu giáo viên dạy môn đó đã chuyển khỏi trường rồi, đến năm học sau hoặc vài năm sau lại có nhiều học sinh đăng kí học môn đó thì nhà trường sẽ lại phải tuyển giáo viên mới hoặc cử giáo viên bộ môn nào đó (đang bị thiếu giờ) sang dạy. Nếu lấy giáo viên dạy môn khác sang dạy thì chất lượng dạy học sẽ khó được đảm bảo. Mặt khác, khi một vài môn học nào đó mà hầu như học sinh ở tất cả các trường không chọn thì không những giáo viên đang công tác gặp khó khăn mà nhà trường sẽ không tuyển giáo viên mới. Hệ lụy tiếp theo là khi sinh viên tốt nghiệp không xin được việc làm thì các trường sư phạm cũng sẽ không tuyển được sinh viên học những ngành này. Và hãy tưởng tượng sau một hai năm mà trường sư phạm không tuyển sinh được những ngành này thì đương nhiên những khoa đào tạo giáo viên ngành đó sẽ bị giải thể. Và cứ thế thì tiếp theo sẽ là các môn học đó sẽ bị xóa khỏi chương trình giáo dục phổ thông. Trong dự thảo chương trình GDPT tổng thể cũng có đề ra cách giải quyết khi thiếu giáo viên dạy là nhà trường có thể mời giáo viên thỉnh giảng hoặc cho các em học ở trường lân cận nhưng xem ra tính khả thi của cách này cũng không cao. Như thế, về lí thuyết thì học sinh có quyền tự do lựa chọn nhưng thực tế có thể thực hiện được đúng như vậy không. Như vậy, trường đại học sư phạm cần có giải pháp để khắc phục thực trạng này ở trường phổ thông và cũng là đảm bảo sự ổn định trong đào tạo của nhà trường. 2.3. Đề xuất giải pháp phát triển chương trình đào tạo giáo viên Căn cứ vào thực trạng nêu trên, tác giả đề xuất một trong những cách giải quyết là các trường đại học sư phạm nên nghiên cứu để đào tạo giáo viên có thể dạy được hai môn ở trường phổ thông. 2.3.1. Những cặp môn đào tạo ghép Căn cứ vào những môn học mới trong dự thảo chương trình GDPT tổng thể, có thể ghép chương trình đào tạo như sau: - Môn KHTN có nội dung tích hợp các chủ đề của các phân môn Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học trái đất nên có thể ghép chương trình đào tạo: 46 Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015 + Chương trình đào tạo giáo viên Vật lí có ghép thêm một phần chương trình đào tạo giáo viên Hóa học và Sinh học. Người tốt nghiệp sẽ dạy môn Vật lí và môn KHTN. + Chương trình đào tạo giáo viên Hóa học có ghép thêm một phần chương trình đào tạo giáo viên Vật lí và Sinh học. Người tốt nghiệp sẽ dạy môn Hóa học và môn KHTN. + Chương trình đào tạo giáo viên Sinh học có ghép thêm một phần chương trình đào tạo giáo viên Vật lí và Hóa học. Người tốt nghiệp sẽ dạy môn Sinh học và môn KHTN. - Môn KHXH có nội dung tích hợp các chủ đề của các phân môn Lịch sử, Địa lí nên có thể ghép chương trình đào tạo: + Chương trình đào tạo giáo viên Lịch sử có ghép thêm một phần chương trình đào tạo giáo viên Địa lí. Người tốt nghiệp sẽ dạy môn Lịch sử và môn KHXH. + Chương trình đào tạo giáo viên Địa lí có ghép thêm một phần chương trình đào tạo giáo viên Lịch sử. Người tốt nghiệp sẽ dạy môn Địa lí và môn KHXH. - Môn Công dân với Tổ quốc có nội dung tích hợp các chủ đề của các phân môn Giáo dục công dân và Giáo dục về quốc phòng - an ninh nên có thể ghép chương trình đào tạo: + Chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục công dân có ghép thêm một phần chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng và một số nội dung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. + Chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng có ghép thêm một phần chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục công dân và một số nội dung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Ngoài ra, còn có thể ghép chương trình đào tạo giáo viên dạy hai môn Công nghệ và Tin học như sau: + Chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ có ghép thêm một phần chương trình đào tạo giáo viên Tin học và nội dung về Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. + Chương trình đào tạo giáo viên Tin học có ghép thêm một phần chương trình đào tạo giáo viên Công nghệ và nội dung về Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 2.3.2. Cấu trúc chương trình và thời lượng đào tạo - Đối với chương trình đào tạo ghép 2 môn, thời lượng đào tạo khóa học có thể điều chỉnh tăng lên 150 tín chỉ. Trong đó, chương trình đào tạo môn chính có 130 tín chỉ và chương trình đào tạo môn thứ hai có 20 tín chỉ (chỉ gồm những môn chuyên ngành). - Đối với chương trình đào tạo ghép 3 môn, thời lượng đào tạo khóa học cũng điều chỉnh tăng lên 150 hoặc 160 tín chỉ. Trong đó, chương trình đào tạo môn chính cũng có 130 tín chỉ còn chương trình đào tạo chuyên ngành của hai môn thứ hai và thứ ba mỗi môn 10 - 15 tín chỉ. Theo tác giả, phương án này hoàn toàn khả thi bởi thời lượng đào tạo một khóa học 150 hoặc 160 tín chỉ vẫn có thể thực hiện được trong thực tế đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay (Vẫn còn mang nặng phong cách đào tạo theo niên chế). 2.3.3. Cách thức tiến hành Nhà trường tổ chức các khoa có tham gia đào tạo ghép để thống nhất kế hoạch. Các khoa có đào tạo ghép sẽ thảo luận để có thể điều chỉnh các học phần thuộc kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành (nếu cần). Sau đó các khoa đào tạo môn chính (gọi là khoa đào tạo môn thứ nhất) sẽ chuyển chương trình khung cho khoa đào tạo môn ghép (gọi là khoa đào tạo môn thứ hai). Khoa đào tạo môn thứ hai (nếu ghép với hai khoa thì gọi chung cả hai khoa ghép là khoa đào tạo môn thứ hai) sẽ xây dựng chương trình các học phần bổ sung với thời lượng 10, 15 hoặc 20 tín chỉ. Sau khi xây dựng xong, khoa đào tạo môn thứ hai chuyển cho khoa đào tạo môn thứ nhất để hoàn chỉnh chương 47 Nguyễn Trọng Khanh trình đào tạo. Toàn bộ việc quản lí, chỉ đạo, lập kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo ghép do khoa đào tạo môn thứ nhất chịu trách nhiệm. Trong quá trình đào tạo, khoa đào tạo môn thứ hai cử giảng viên và chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực hành để thực hiện những học phần của khoa mình đảm nhiệm theo kế hoạch của khoa đào tạo môn thứ nhất. 2.3.4. Giải pháp đào tạo cấp chứng chỉ Trong giải pháp nêu trên, nếu vì lí do nào đó mà nhà trường không thể tăng được số tín chỉ đào tạo của một chương trình thì có thể nghiên cứu để thực hiện theo cách đào tạo cấp chứng chỉ. Nghĩa là ngoài chương trình đào tạo môn chính, nhà trường xây dựng chương trình đào tạo bổ sung môn thứ hai, tổ chức cho sinh viên học vào thời gian khác như buổi tối, ngày nghỉ cuối tuần hoặc vào thời gian nghỉ hè. Chương trình đào tạo bổ sung chính là chương trình đào tạo chuyên ngành của môn thứ hai hoặc cả môn thứ ba như đã nêu trên. Sau khi sinh viên kết thúc chương trình đào tạo bổ sung thì sẽ được cấp chứng chỉ. Tương ứng với việc đó thì ở trường phổ thông sẽ cho phép giáo viên được giảng dạy hai môn nếu có bằng tốt nghiệp đại học môn thứ nhất và chứng chỉ môn thứ hai. Ví dụ: Sinh viên khoa Lịch sử vừa hoàn thành chương trình đào tạo giáo viên ngành Lịch sử với 135 tín chỉ, vừa hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung 20 tín chỉ về chương trình đào tạo chuyên ngành của ngành Địa lí. Sau khi được nhận bằng tốt nghiệp và chứng chỉ, sinh viên này được phép giảng dạy môn Lịch sử (môn chính) và môn KHXH. Thậm chí trong trường hợp đặc biệt, sinh viên này có thể được bồi dưỡng thêm để giảng dạy môn Địa lí trong năm học nếu số lượng học sinh đăng kí học môn Địa lí quá nhiều. Cách đào tạo này hoàn toàn khả thi và hiệu quả vì thời lượng đào tạo không quá lớn và lượng kinh phí đào tạo cũng không lớn. Như vậy, so với sự thuận lợi trong công tác sau này thì việc đóng một vài triệu đồng để học lấy chứng chỉ (tự nguyện) thì sinh viên hoàn toàn có thể đồng ý và thực hiện được. 2.4. Ưu điểm và khó khăn khi thực hiện giải pháp 2.4.1. Ưu điểm - Đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có năng lực đáp ứng được nhiệm vụ ở trường phổ thông. Như vậy, sinh viên tốt nghiệp sẽ thuận lợi khi đi xin việc. - Khắc phục được sự xáo trộn cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông khi số lượng và số môn học tự chọn có sự thay đổi. - Với chương trình đào tạo như vậy, trường đại học sư phạm sẽ chuẩn bị được chương trình đào tạo lại hoặc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thông hiện nay đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. - Như vậy, việc tuyển sinh và ổn định các khoa đào tạo của trường đại học sư phạm cũng thuận lợi hơn. 2.4.2. Những khó khăn và cách giải quyết - Việc phát triển chương trình đào tạo ghép có thể gây khó khăn, lúng túng, bỡ ngỡ ban đầu. Nhưng khó khăn này có thể khắc phục được. - Việc giảng viên khoa này giảng dạy cho sinh viên khoa kia có thể cũng có những bỡ ngỡ nhất định nhưng sau một thời gian thực hiện thì việc này cũng trở nên đơn giản, dễ thực hiện. - Việc tăng thời lượng đào tạo trong bối cảnh không có hoặc không tăng học phí cũng là một trở ngại. Việc này có thể giải quyết nhờ sự can thiệp, hỗ trợ của Nhà nước hoặc sự đồng thuận 48 Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015 cùng chia sẻ của sinh viên. - Một khó khăn trở ngại nữa chính là tư duy quản lí, thói quen đào tạo độc lập của các khoa. Khó khăn này cũng hoàn toàn có thể khắc phục được. - Sau khi chương trình GDPT ổn định, cơ cấu các khoa có thể cần phải điều chỉnh cho phù hợp (có thể phải ghép một vài khoa để đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với chương trình GDPT). 3. Kết luận Đào tạo theo nhu cầu xã hội là một trong những triết lí đào tạo ngày nay. Chương trình và phương thức đào tạo giáo viên của trường đại học sư phạm phải căn cứ vào mục tiêu, chương trình và thực tế của giáo dục phổ thông. Khi giáo dục phổ thông có sự đổi mới, điều chỉnh, bổ sung thì các trường đại học sư phạm phải sớm nhận thức được, nghiên cứu để điều chỉnh chương trình và phương thức đào tạo giáo viên cho phù hợp. Giải pháp mà tác giả đề xuất trên đây chưa phải là tối ưu và có thể cũng khó được chấp nhận nhưng tác giả hi vọng đó sẽ là một gợi ý để nhà trường tham khảo trong quá trình đổi mới chương trình và phương thức đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, do Bộ GD-ĐT công bố ngày 5/8/2015. Website: vietnamnet.vn. [2] Khối thi và môn thi đại học, cao đẳng năm 2016. Website: huongnghiep24h.com. ABSTRACT Innovating teacher training program to satisfy the innovation of general education after year 2015 Nguyen Trong Khanh Faculty of Technology Education, Hanoi National University of Education According to the draft of the overall general education program after year 2015 of the Ministry of Education and Training, school subjects in the new curricula are divided into two groups: compulsory subjects and selective subjects. Each student has to learn some compulsory subjects and choose some optional subjects. This affects not only teachers but also the structure of training faculties in university of education. In order to overcome this situation, one of the solutions is for the university of education to develop training programs toward training teachers capable of teaching two subjects in the new system. Keywords: Combined training program; teacher crew structure; certificate issue training; compulsory subject; optional subject. 49

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4451_ntkhanh_2475_2131865.pdf
Tài liệu liên quan