Một số vấn đề trong phát triển bền vững ở dân tộc Chăm - Phú Văn Hẳn

Tài liệu Một số vấn đề trong phát triển bền vững ở dân tộc Chăm - Phú Văn Hẳn: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 23Số 24 - Tháng 12 năm 2018 1. Vấn đề nghiên cứu phát triển bền vững ở dân tộc Chăm Báo cáo Brundtland đệ trình cho Đại hội đồng Liên hiệp quốc (năm 1987) cho phát triển bền vững (sustainable development) là “đáp ứng được các nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không gây nguy hại đến khả năng mà các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”. Mục tiêu của phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa của ba khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái trong tất cả các hoạt động con người. Hội nghị Rio - 92 và Hội nghị Johannesburg - 2002 khẳng định “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Tại hội thảo quốc tế Việt Nam học, tổ chức vào năm 2012, với chủ đề “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững” đề xuất các ý kiến về quan điểm và chính sách phát triển và hội nhập của Việt Nam theo tinh thần “Việt Nam...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề trong phát triển bền vững ở dân tộc Chăm - Phú Văn Hẳn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 23Số 24 - Tháng 12 năm 2018 1. Vấn đề nghiên cứu phát triển bền vững ở dân tộc Chăm Báo cáo Brundtland đệ trình cho Đại hội đồng Liên hiệp quốc (năm 1987) cho phát triển bền vững (sustainable development) là “đáp ứng được các nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không gây nguy hại đến khả năng mà các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”. Mục tiêu của phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa của ba khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái trong tất cả các hoạt động con người. Hội nghị Rio - 92 và Hội nghị Johannesburg - 2002 khẳng định “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Tại hội thảo quốc tế Việt Nam học, tổ chức vào năm 2012, với chủ đề “Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững” đề xuất các ý kiến về quan điểm và chính sách phát triển và hội nhập của Việt Nam theo tinh thần “Việt Nam là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững” đã nêu thêm hai trụ cột nữa, đó là bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, biến văn hóa của chúng ta trở thành một nguồn lực cho sự phát triển đất nước, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, kết hợp sức mạnh với phát triển của dân tộc với thời đại và phải ổn định chính trị xã hội. Từ sau năm 1975 đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về dân tộc Chăm và các dân tộc Việt Nam. Các nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể về lý luận và thực tiễn, làm cơ sở khoa học góp phần hoạch định chính sách dân tộc và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng đất nước thời MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở DÂN TỘC CHĂM* Phú Văn Hẳn Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ; Email: phuvanhan@gmail.com Thông tin chung Ngày nhận bài: 1/11/2018 Ngày phản biện: 5/11/2018 Ngày duyệt đăng: 12/11/2018 Title SOME ISSUES IN SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN CHAM PEOPLE Từ khóa Dân tộc Chăm; Chính sách phát triển; Phát triển bền vững; Phát triển bền vững ở dân tộc Chăm. Keywords Cham people; Development policy; Sustainable Development; Sustainable development in the Cham people. Đồng bào Chăm ở nước ta chủ yếu sinh sống ở vùng Duyên hải miền Trung, do quá trình vận động và biến đổi của lịch sử xã hội, cộng đồng người Chăm trôi dạt theo hướng Nam của đất nước, sống quần cư ở một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ và ở một số tỉnh của miền Đông và Tây Nam Bộ. Từ năm 1986 đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Chăm. Trong đó, có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa tộc người, về sự phát triển kinh tế-xã hội của đồng bào dân tộc Chăm. Bài viết phân tích thực trạng phát triển ở dân tộc Chăm dưới góc nhìn phát triển bền vững; qua đó, đưa ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và tổ chức thực hiện ở vùng đồng bào Chăm. Abstract Cham people in our country mainly live in the Central Coast, due to the process of mobilization and transformation of social history, the Cham community drifted in the South of the country, living populations in some provinces of the South Central and some provinces of the East and South West. From 1986 up to now, there have been many studies on the Cham people. In particular, there are many studies on ethnic culture, the socio-economic development of the Cham people. The article analyzes the realities of development in the Cham people under the vision of sustainable development, thus introducing a number of issues to be further studied and implemented in the Cham people. * Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp quốc gia: “Một số vấn đề cơ bản trong phát triển bền vững ở dân tộc Chăm”, mã số: CTDT 15.17/16-20. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 24 Số 24 - Tháng 12 năm 2018 kỳ đổi mới và hội nhập hướng tới phát triển bền vững. Chính sách Đổi mới từ năm 1986 đã đem lại những biến đổi về kinh tế, mức sống và xã hội cho mọi nhóm dân cư. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu định lượng và định tính gần đây cho thấy, mặc dù đời sống ở dân tộc Chăm được cải thiện, song các nhóm của dân tộc Chăm tại các địa phương khác nhau, các nhóm tín ngưỡng tôn giáo ở dân tộc Chăm khác nhau vẫn còn khoảng cách trong phát triển so với dân tộc đa số. Sự đa dạng ở dân tộc Chăm về các nhóm dân tộc, nhóm tôn giáo - tín ngưỡng và văn hóa đã làm nên bản sắc phong phú ở dân tộc Chăm. Các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội về dân tộc và về dân tộc Chăm đã thực hiện có nhiều đóng góp khoa học, song mới chỉ đề cập đến một số lĩnh vực cụ thể của kinh tế, văn hóa hoặc về dân tộc học mà chưa hoặc ít phân tích, đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển ở dân tộc Chăm, chưa đánh giá đầy đủ chính sách và việc thực hiện chính sách đối với dân tộc Chăm; các luận cứ và định hướng giải pháp điều chỉnh chính sách chưa đáp ứng kịp thời, phù hợp nhằm phát huy năng lực cộng đồng, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở dân tộc Chăm trong tiến trình phát triển bền vững. Các nghiên cứu đã phân tích đánh giá hiện trạng đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đưa ra quan điểm phát triển vùng, định hướng phát triển vùng để phát huy lợi thế, sử dụng tốt nguồn lực nội vùng và nội bộ ở dân tộc Chăm; phân tích đánh giá hiện trạng và xây dựng hệ quan điểm, hình thành các kiến nghị về định hướng chính sách và giải pháp; góp phần phát triển bền vững dân tộc Chăm vào xu thế phát triển quốc gia chung, tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc. 2. Thực trạng phát triển ở dân tộc Chăm dưới góc nhìn phát triển bền vững Với những quan điểm về nghiên cứu phát triển bền vững thì ở dân tộc Chăm cần xem xét các vấn đề dân tộc với các chiều kích của năm trụ cột chính của phát triển là kinh tế, xã hội, môi trường, văn hoá và chính trị ở Việt Nam. Ở nước ta đến nay đã có nhiều văn bản pháp lý làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển, song tại một số địa phương, vùng dân tộc thiểu số có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống vẫn còn thiếu những quy hoạch tổng thể, khả thi được hướng dẫn bởi một tư duy mới, sử dụng phương pháp hiện đại, phù hợp hơn với hội nhập kinh tế, thiếu một cơ chế hữu hiệu để hiện thực hóa quy hoạch. Đa số người dân Chăm vẫn còn nghèo, còn ở khoảng cách so với mặt bằng chung và dễ tụt hậu. Việc đánh giá và điều chỉnh công tác thực hiện chính sách chưa kịp thời và chưa phù hợp với thực tế khách quan. Trong đời sống kinh tế - xã hội, người Chăm đã cùng người Việt và các dân tộc tại chỗ đóng vai trò chủ lực trong công cuộc khai khẩn đất đai, xây dựng và phát triển vựa lúa, vườn cây, một vùng nông nghiệp thích hợp trên các tiểu vùng sinh thái nước ngọt, nước phèn, nước lợ và nước mặn ở vùng đất phía Nam (Tây Nam Bộ). Hoạt động kinh tế nông nghiệp, với phương thức canh tác lúa nước của người Chăm cũng đã được người Việt và các dân tộc thiểu số trong vùng tiếp nhận, phát huy. Ngoài hoạt động kinh tế nông nghiệp, săn bắt, hái lượm theo truyền thống, người Chăm còn biết canh tác ruộng khô ở những nơi trũng thấp với kỹ thuật cày bừa. Người Chăm cùng người Việt đã lai tạo, sử dụng có hiệu quả kinh tế nhiều giống lúa địa phương. Cho đến trước năm 1975, những giống lúa truyền thống của người Chăm vẫn được cư dân địa phương ưa chuộng. Người Chăm và các dân tộc Việt Nam có sự gần gũi về văn hóa, chia sẻ với nhau những tri thức, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và hợp tác cùng nhau ứng xử với môi trường, kiến tạo vùng đất giàu tiềm năng này thành ruộng vườn trù phú và phát triển, chung một khát vọng đổi đời, ổn định cuộc sống; thiết lập sự gắn bó, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau để vươn tới tự do và hạnh phúc. Dân tộc Chăm đã cùng các dân tộc xây dựng xóm làng phát triển, đã tiếp cận, khai thác, tận dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực tại chỗ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, ở vùng cư trú hiện nay của dân tộc Chăm đang đối mặt với nhiều thách thức. Đó là sự suy thoái về môi trường, thiếu hụt về nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người, bấp bênh về sinh kế, hạn chế về kiến thức, kỹ năng lao động, biến đổi về xã hội, khác biệt về văn hoá, bấp cập về thực hiện chính sách làm cho các nhóm ở dân tộc Chăm chưa thể chuyển biến nhanh và vững chắc trong xây dựng, phát triển đời sống cộng đồng để tạo thế ổn định, để tận dụng những lợi ích do tăng trưởng kinh tế cao của đất nước, nhằm bảo đảm cho phát triển bền vững. Môi trường sinh thái trong vùng sinh sống của dân tộc Chăm, nhất là vùng cao (Chăm ở Bình Định, Phú Yên), ven biên giới (Chăm ở Tây Ninh, An Giang) và ven biển, gần biển (Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận) ngày càng suy giảm. Sự phân bổ các nguồn lực (đất đai, vốn, đầu tư) và nguồn nhân lực ở vùng sinh sống của người Chăm thiếu hợp lý và thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao. Quản lý và sử dụng đất đai ở vùng cư trú của người Chăm tiềm ẩn những yếu tố thiếu bền vững; Vấn đề sinh kế, vấn đề nghèo, tái nghèo và di dân của các cộng đồng Chăm chưa giải quyết xong, trong khi đó công tác xóa đói giảm nghèo, dạy nghề và giải quyết việc làm thiếu bền vững. Sự khác biệt mức sống ngày càng lớn trong các tầng lớp cư dân giữa các nhóm cư dân Chăm; Vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm ở dân tộc Chăm ngày càng trở thành vấn đề cấp bách; Vấn đề giáo dục, đào tạo, dạy nghề, chuyển giao Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 25Số 24 - Tháng 12 năm 2018 kỹ thuật - công nghệ, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường của vùng ở dân tộc Chăm còn nhiều bất cập. Bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa truyền thống dân tộc Chăm đang có nhiều biến đổi. Tình hình tôn giáo ở dân tộc Chăm có những chuyển đổi, chuyển biến khó lường. Việc thực hiện chính sách phát triển vùng, chính sách dân tộc ở dân tộc Chăm còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập ảnh hưởng đến các vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở dân tộc Chăm và quốc gia chung. Các vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở dân tộc Chăm diễn biến rất đa dạng và có phần phức tạp, đan xen lẫn nhau trong vùng và xuyên biên giới/ xuyên quốc gia. Sự hình thành và phát triển dân tộc Chăm gắn liền với quá trình di dân. Vì thế, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, các thế lực thù địch, kể cả bên trong và bên ngoài luôn lợi dụng vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở dân tộc Chăm để châm mồi cho những mâu thuẫn, xung đột dân tộc trong lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị - xã hội, nhất là mâu thuẫn, xung đột với dân tộc đa số (Việt) đã xảy ra trong các thời kỳ lịch sử trước đây và điều này có tác động đến việc xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Việc làm và thu nhập ở dân tộc Chăm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu. Người Chăm có việc làm và việc làm ổn định thì mới đảm bảo thu nhập để có thể nâng cao mức sống và bảo đảm cho sự ổn định của mình và gia đình. Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình người Chăm đến nay chủ yếu vẫn dựa vào việc làm nông truyền thống, chủ yếu làm ruộng lúa, làm rẫy, trồng cây, chăn nuôi, khai thác nguồn lợi tự nhiên, trồng rau màu, cây ăn quả (ở Ninh Thuận, Bình Thuận, ở Bình Định, Phú Yên), buôn bán (An Giang, Thành phố Hồ Chí Minh). Hiện nay, xuất hiện nhiều lao động người Chăm làm thuê, làm mướn, làm công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, hưởng lương và phụ cấp (14,64%) và làm nghề thủ công (12,44% lao động nông nhàn). Hiện nay, việc làm của người Chăm có đa dạng hơn so với thời gian trước như thu nhập từ lương và phụ cấp (nhờ làm việc cho các cơ quan nhà nước và làm công nhân). Bình quân thu nhập đầu người của hộ gia đình người Chăm nằm trong nhóm thu nhập thấp nhất1 ở mức dưới xa so với ngưỡng nghèo trong khu vực nông thôn. Chênh lệch mức sống giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất là 15,09 lần. So sánh người Chăm với nhau về mặt thu nhập thì trong những năm sau có cao so với trước, nhưng so với mặt bằng chung thì sự phân hoá giàu nghèo ở vùng người Chăm cư trú là khá sâu sắc, đặc biệt 1. Xem thêm Võ Công Nguyện, (2009, HTKH, Viện PTBV vùng Nam Bộ), Kết quả khảo sát về tổng thu nhập bình quân đầu người/tháng từ tháng 8/2015 đến tháng 7/2016 của hộ gia đình ở vùng Tây Nam Bộ của hộ gia đình 1.571.000 đồng. Trong đó, người Kinh là cao nhất (2.099.000 đống), người Hoa (1.830.000 đồng), người Khmer (1.250.000 đồng) và người Chăm là thấp nhất (910.000 đồng). ở dân tộc Chăm tại đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được cụ thể hoá bằng nhiều chương trình, dự án mục tiêu Quốc gia và địa phương về xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển cộng đồng có tác động tích cực, làm thay đổi về giảm nghèo trên bình diện chung của cả nước. Tuy nhiên, quá trình giảm nghèo ở người Chăm còn chậm và chưa bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo ở dân tộc Chăm còn cao (có tới 34,0% hộ người Chăm ở Tây Nam Bộ). Tình trạng nghèo ở người Chăm thường do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, thiếu kiến thức làm ăn. Trên thực tế ở dân tộc Chăm, việc hỗ trợ vốn và đất sản xuất cho người Chăm đã được chính quyền địa phương chú ý thông qua việc lồng ghép nhiều chương trình, dự án mục tiêu quốc gia và địa phương, nhưng hiệu quả mang lại còn thấp. Một trong những vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách trong phát triển ở dân tộc Chăm hiện nay là giải quyết việc làm, tạo ra việc làm mới phù hợp để đa dạng hóa các nguồn thu nhập nhằm nâng cao dần mức sống các thành phần cư dân và giảm nghèo bền vững. Trong những năm gần đây, nhiều lao động người Chăm không tìm được việc làm mới (90,2%). Phần lớn lao động Chăm chủ yếu sống bằng nghề nông (Ninh Thuận, Bình Thuận), buôn bán (21,13%, An Giang) và có đến 30,99% số lao động là phụ nữ (Chăm An Giang) làm nội trợ, nuôi con nhỏ. Người Chăm ở Trung Bộ chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), nên rất cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm mới trong nông thôn sao cho phù hợp với trình độ, tập quán sản xuất của họ và theo xu hướng phát triển của nền kinh tế chuyển đổi trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Đối với người Chăm (Nam Bộ) vốn đã quen với việc buôn bán và phụ nữ thường là làm nội trợ, làm việc tại nhà. Mặt bằng dân trí ở dân tộc Chăm hiện nay cao hơn một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. Đề cập đến lý do người Chăm chưa từng đi học và đã nghỉ học khi đang trong độ tuổi đi học thì có đến 56,36% cho rằng vì lý do kinh tế gia đình khó khăn. Nhưng điều đáng chú ý là có đến 25,72% số người chưa từng đi học và đã nghỉ học vì lý do học không được và tự ý bỏ học. Thực tế cho thấy, số lao động không có tay nghề hoặc chưa được đào tạo tay nghề chiếm đa số ở dân tộc Chăm. Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, dân tộc Chăm đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới trong phát triển đối với việc tiếp cận các nguồn tài nguyên, tiếp thu kiến thức khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật và trình độ tay nghề, tạo ra được nhiều việc làm mới để làm tăng thu nhập, nâng Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 26 Số 24 - Tháng 12 năm 2018 cao mức sống cư dân và bảo đảm cho sự phát triển bền vững cộng đồng. Do vậy, giáo dục là vấn đề cơ bản lâu dài và dạy nghề là vấn đề cấp bách trước mắt để ở dân tộc Chăm có thể chủ động tiếp cận, khai thác được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người, quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất đai và tạo ra được nhiều việc làm mới tạo thu nhập. Số liệu điều tra cho thấy số lao động không có tay nghề hoặc chưa được đào tạo tay nghề chiếm đa số ở dân tộc Chăm. Trong thời kỳ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, dân tộc Chăm đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới trong phát triển đối với việc tiếp cận các nguồn tài nguyên, tiếp thu kiến thức khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật và trình độ tay nghề, tạo ra được nhiều việc làm mới để làm tăng thu nhập, nâng cao mức sống cư dân và bảo đảm cho sự phát triển bền vững cộng đồng. 3. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển bền vững ở dân tộc Chăm Việt Nam ngày nay được thừa kế di sản lịch sử của các nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo, thừa kế lãnh thổ lịch sử và dân cư của các quốc gia Văn Lang, Âu lạc, Champa và Phù Nam, với nhiều thành phần dân tộc trong đó có người Chăm. Mọi tư tưởng gọi là phục hồi lãnh thổ lịch sử đều đi ngược lại luật pháp quốc tế, cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đe dọa đến chủ quyền của các quốc gia khác, đe dọa hòa bình khu vực và thế giới, mất ổn định khu vực. Nhận thức lệch lạc, phiến diện, thậm chí xuyên tạc lịch sử ở dân tộc Chăm cũng trở thành nguyên nhân gây chia rẽ quan hệ các dân tộc, ở dân tộc Chăm với cả nước và các dân tộc. Do vậy, việc nhận thức đúng đắn về lịch sử hình thành dân tộc Chăm ở Việt Nam là vấn đề quan trọng và cấp thiết, cần được thống nhất từ tài liệu giáo khoa, truyền thông đến tâm thức của người dân các dân tộc. Hiện nay, dân tộc Chăm, vùng người Chăm còn lưu giữ một kho tàng tư liệu khảo cổ học, tư liệu thành văn (bằng chữ Pali, chữ Sanskrit, chữ Chăm, chữ Jawi, chữ Hán, chữ Nôm,) chưa được khám phá đầy đủ. Giải mã các tài liệu đó đã và sẽ góp phần làm rõ quá trình hình thành và phát triển các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Điều đó có ý nghĩa quan trọng cho ổn định dân tộc và tăng cường khối thống nhất Việt Nam ở dân tộc Chăm. Vấn đề xây dựng, củng cố quan hệ dân tộc, tộc người là nhiệm vụ chiến lược dựa trên quan điểm đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Trong quan hệ dân tộc, cần giải quyết tốt vấn đề đất canh tác ở dân tộc Chăm; phát huy vai trò của các thể chế dân cư, của cộng đồng “làng dân tộc” (puk, palei) trong quản lý ruộng đất. Phát triển hệ thống sinh kế phi nông nghiệp ở dân tộc Chăm bảo đảm cơ hội dịch chuyển cơ cấu lao động của dân tộc này bằng các chính sách đặc biệt (đào tạo nhà nông chuyên nghiệp, hỗ trợ phát triển dịch vụ nghề nghiệp, bảo quản và chế biến sau thu hoạch, tiếp cận thị trường, tiếp cận vốn). Đối với những hộ người dân tộc Chăm không còn ruộng đất canh tác cần rà soát lại, có chính sách cấp đất, gắn với các chế định cấm chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khai thác tri thức truyền thống của người Chăm trong quản lý xã hội, giáo dục, y tế để lồng ghép vào xây dựng chính quyền cơ sở, phát triển giáo dục, mở mang y tế, phát huy vai trò của người đứng đầu “làng dân tộc: po palei”, thông qua giáo dục tại cộng đồng (ở thánh đường Islam, nhà cộng đồng của dân tộc Chăm) để lồng ghép các tri thức khoa học cần thiết về quản lý xã hội và chăm sóc sức khỏe. Vấn đề phát huy có hiệu quả hoạt động văn hóa ở dân tộc Chăm đến nay đã có nhiều thành tựu. Tuy nhiên cần cập nhật các tri thức trong các tài liệu giáo khoa lịch sử để hình thành nhận thức đúng đắn về lịch sử trong học đường. Lồng ghép tri thức lịch sử địa phương trong các chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giảng dạy tiếng dân tộc Chăm. Tôn trọng bản sắc văn hóa của cộng đồng người Chăm đi đôi với tạo ra cơ chế cho người Chăm hòa nhập xã hội, bao gồm từ tham gia chính quyền, hòa nhập về kinh tế, hòa nhập về văn hóa, tránh để bị lợi dụng. Cần tăng cường quan hệ giữa các dân tộc, tộc người, củng cố trên cơ sở các nguyên tắc của Đảng, Nhà nước, đồng thời có chính sách ưu tiên đặc biệt gồm cả tinh thần và vật chất với tư cách là nhóm cư dân tại chỗ. Phát triển giáo dục song ngữ, có phân hóa ngôn ngữ giáo dục vùng, dựa vào quyền tự nguyện của người Chăm, có phân hóa ngôn ngữ giáo dục học đường và ngôn ngữ nghiên cứu để bảo tồn; Tăng cường chất lượng phát thanh, truyền hình, báo viết bằng tiếng dân tộc Chăm, đào tạo đội ngũ phát thanh viên chuyên nghiệp, cơ bản, phát âm chuẩn, khắc phục tình trạng đồng bào không nghe radio và truyền hình Việt Nam. Tôn trọng tính chất đa văn hóa của người dân trong vùng và tiểu vùng, được chế định trong các chính sách địa phương và hành vi của cán bộ cơ sở. Tổ chức có chất lượng, hiệu quả hơn những ngày hội văn hoá ở dân tộc Chăm theo vùng và cấp quốc gia, nhằm giới thiệu rộng rãi những tinh hoa dân tộc Chăm, tăng cường hiểu biết giữa dân tộc Chăm và các dân tộc, tăng cường khối đoàn kết toàn dân tộc và động viên tinh thần hăng say lao động. Tiếp tục phát huy vai trò tích cực của tín ngưỡng tôn giáo ở dân tộc Chăm. Người Chăm trong quá trình phát triển theo nhiều tín ngưỡng tôn giáo (Balamon, Phật giáo, Hồi giáo Islam, Bani, B’hai). Nghiên cứu một cách cơ bản, có chiều sâu, làm rõ những giá trị đặc trưng của từng nhóm tôn giáo, tín ngưỡng ở dân tộc Chăm để có những đề xuất phù hợp. Phát huy vai trò tích cực của chức Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 27Số 24 - Tháng 12 năm 2018 sắc, chức việc trong cộng đồng dân tộc, tôn giáo ở dân tộc Chăm trong quản lý xã hội, phát triển giáo dục, y tế, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Lồng ghép các nội dung giáo dục chính thống trong các cơ sở giáo dục tôn giáo; quản lý tốt hoạt động truyền giáo và phát triển ổn định tôn giáo ở dân tộc Chăm. Song song với quá trình đó cũng cần quản lý tốt hoạt động thụ giáo và học tập của các giáo sinh tôn giáo du học về. Tôn trọng tự do tín ngưỡng đi đôi với phòng ngừa các biểu hiện tôn giáo cực đoan; chăm lo đời sống đồng bào tín đồ, hạn chế dần các hủ tục (có thể nảy sinh trong hoạt động tôn giáo), tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo, xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện bình đẳng tôn giáo thật sự. Giải quyết hợp lý vấn đề đất đai gắn với cơ sở thờ tự do lịch sử để lại. Đánh giá đúng hiện tượng chuyển đổi đức tin tôn giáo, nhất là trước các áp lực truyền giáo một số tôn giáo mới xuất hiện ở dân tộc Chăm. Quan tâm đến vấn đề xã hội nảy sinh ở dân tộc Chăm. Nổi bật ở dân tộc Chăm là vấn đề hôn nhân, di cư xuyên biên giới (ở Nam Bộ). Đây là những vấn đề xã hội cần phải được kiểm soát bằng can thiệp cả chính sách vĩ mô, chính sách vùng và chính sách địa phương. Quản trị di cư tự phát xuyên biên giới của những người đồng tộc, đa số đối với người Chăm (Islam) sinh sống dọc biên giới Việt Nam – Campuchia. Di cư tự phát xuyên biên giới bao gồm cả di cư hôn nhân, di cư lao động, di cư truyền giáo và thụ giáo, di cư sinh kế, thậm chí rất nhiều người Chăm sang Campuchia, Malaysia và một số quốc gia Đông Nam Á lấy vợ, lấy chồng, định cư lâu dài. Điều này ảnh hưởng đến quản lý nhân khẩu, an ninh chủ quyền quốc gia, quản lý biên giới. Phối hợp chặt chẽ với Campuchia, Malaysia trong xử lý vấn đề di cư truyền giáo - thụ giáo và di cư hôn nhân, vừa tôn trọng quyền con người, vừa đảm bảo các giáo sinh hồi cư hoặc định cư đúng pháp luật; xây dựng hệ thống sinh kế bền vững để hạn chế di cư tự phát vùng biên giới. Tăng cường quản lý nhà nước về môi giới hôn nhân quốc tế; tạo nhiều công ăn việc làm, hệ thống sinh kế bền vững ở khu vực nông thôn; cung cấp nhiều thông tin cho người dân về nhập cư để có sự hiểu biết đầy đủ, phòng ngừa rủi ro, hoặc hòa nhập xã hội sở tại khi rơi vào tình huống bất khả kháng; có đối sách ứng phó với thủ đoạn đưa vấn đề “người Việt nhập cư bất hợp pháp” để mặc cả về chính trị. Cải thiện điều kiện, môi trường sống ở khu vực nhập cư, nhất là khu vực đô thị. Khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tại chỗ ở dân tộc Chăm nhằm giảm áp lực người dân tộc nhập cư vào đô thị lớn (Thành phố Hồ Chí Minh). Xây dựng hệ thống sinh kế bền vững, an sinh xã hội đa tầng, linh hoạt, trụ cột là bảo hiểm y tế và các trợ giúp xã hội. Hoàn thiện chính sách xã hội đối với lao động các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư nhằm đồng bộ hóa với quá trình tăng trưởng kinh tế ở dân tộc Chăm. Chủ động dự báo và ứng phó với các hoạt động từ bên ngoài. Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng và tác động di cư thụ giáo xuyên biên giới của một bộ phận người Chăm sang Campuchia, Malaysia, Indonesia, Arab, di cư hôn nhân và di dân lao động sang Campuchia và Malaysia; di cư tham chính (người Chăm tham gia chính quyền và tham gia quân đội). Nghiên cứu cơ bản, toàn diện về Hồi giáo Islam, để đưa ra kiến nghị phù hợp về tổ chức giáo hội cũng như chính sách tôn giáo gắn với chính sách dân tộc. Trù liệu kịch bản ứng phó với hoạt động chống phá của các tổ chức lợi dụng tôn giáo, dân tộc ở nước ngoài và hoạt động chống phá của các lực lượng dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở một số quốc gia láng giềng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở có sự tham gia của người Chăm. Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị và chất lượng của đội ngũ cán bộ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu và yếu, trong đó có ở vùng dân tộc Chăm; cần quan tâm, đẩy mạnh việc phát triển đảng viên và xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán ở dân tộc Chăm. Có những chủ trương và chính sách cụ thể nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ người dân tộc Chăm. Chú trọng hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở, cán bộ tại chỗ là người dân tộc Chăm, dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc Chăm để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Chăm. Huy động nhiều nguồn lực và bố trí hợp lý để thực hiện các chương trình, chính sách trong vùng dân tộc. Đổi mới phương thức vận động đồng bào dân tộc Chăm thực hiện tốt hơn các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống tốt đạo đẹp đời, để đồng bào các dân tộc trong vùng Nam Bộ đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh. Ngoài những chính sách chung cần nghiên cứu điều chỉnh chính sách hiện nay và sớm xây dựng chính sách đặc thù đối với dân tộc Chăm. Có các chính sách đặc biệt hỗ trợ số đồng bào dân tộc Chăm còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống, nhằm khắc phục tình trạng thua thiệt về cơ hội phát triển. Am hiểu thật đầy đủ tâm tư nguyện vọng của người dân tộc Chăm, đánh giá thật khách quan hiện trạng kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc cụ thể, nghiên cứu dự báo sự phát triển của cộng đồng để có kế hoạch phát huy, phát triển phù hợp. Sớm có biện pháp khoa học phù hợp giúp cộng đồng dân tộc Chăm thoát hẳn đói nghèo, có khả năng tự lực vươn lên hòa nhập, bình đẳng và phát triển một cách bền vững, để dân tộc Chăm Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 28 Số 24 - Tháng 12 năm 2018 hòa nhập một cách tự tin và đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển bền vững. Tài liệu tham khảo Bùi Thế Cường, (2003), Phúc lợi Xã hội ở Việt Nam trong Thời kỳ Đổi Mới: Hiện trạng, Vấn đề và Điều chỉnh. Báo cáo tổng quan đề tài cấp Bộ “Phúc lợi xã hội ở Việt Nam: Hiện trạng và xu hướng”, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. Phú Văn Hẳn, (2011), Một số vấn đề về dân tộc trong phát triển bền vững vùng Nam Bộ, ĐTB Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Phú Văn Hẳn, (2013), Sự chuyển đổi tôn giáo của các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ, ĐTB Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Đỗ Hoài Nam và Võ Đại Lược (Chủ biên, 2005), Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, NXB. Thế Giới, Hà Nội. Wischermann, Joerg/ Bùi Thế Cường/ Nguyễn Quang Vinh, (2002), Quan hệ giữa Các Tổ chức Xã hội và Cơ quan Nhà nước ở Việt Nam - Những kết quả chọn lọc của một cuộc khảo sát thực nghiệm ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Dalton, Russell J., Pham Minh Hac, Pham Thanh Nghi, Nhu-Ngoc T. Ong. Social Relations and Social Capital in Vietnam: The 2001 World Values Survey vietnam02.pdf. Schneider, Friedrich and Alexander F. Wagner, (2001), Institutions of Conflict Management and Economic Growth in the European Union. Kyklos. 54(4). pp. 509-532. SIDA/ILO/UNDP, (2004), Promoting Rapid, Sustainable and Pro-poor Economic Growth for Achieving the Millennium Development Goals in Viet Nam ilosida/propoor.pdf. Walle, Dominique van de, and Dileni Gunewardena. Sources of Ethnic Inequality in Viet Nam. The World Bank’s Rural Development and Poverty and Human Resources (under RPO681-39) Team in Development Research Group. Thủ tướng Chính phủ, (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (Ban hành theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17-8-2004 của Thủ tướng Chính phủ).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf61_304_1_pb_0786_2151941.pdf
Tài liệu liên quan