Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Đào Thu Trà

Tài liệu Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Đào Thu Trà: TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 228 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA Đào Thu Trà1, Lƣơng Thị Phƣơng Thanh1 TÓM TẮT Giảm nghèo là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao đời sống dân cư. Trong những năm qua, mặc dù tỷ lệ nghèo của Thanh Hóa vẫn cao hơn so với bình quân chung của cả nước nhưng việc thực hiện đồng bộ chính sách giảm nghèo đã mang lại những chuyển biến tích cực đối với đời sống của người dân. Bài viết tập trung phát hiện những điểm sáng, tiếp cận và phân tích các vấn đề tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Từ khóa: Chính sách, giảm nghèo, tỉnh Thanh Hóa 1. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Tiến tới một thế giới không còn nghèo đói, tất cả trẻ em đƣợc học hành, sức khỏe ngƣời dân đƣợc nâng cao, môi trƣờng đƣợc duy trì bền vững và mọi ngƣời đƣợc hƣởng tự do, công bằng và bình đẳng là nội...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa - Đào Thu Trà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 228 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA Đào Thu Trà1, Lƣơng Thị Phƣơng Thanh1 TÓM TẮT Giảm nghèo là chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao đời sống dân cư. Trong những năm qua, mặc dù tỷ lệ nghèo của Thanh Hóa vẫn cao hơn so với bình quân chung của cả nước nhưng việc thực hiện đồng bộ chính sách giảm nghèo đã mang lại những chuyển biến tích cực đối với đời sống của người dân. Bài viết tập trung phát hiện những điểm sáng, tiếp cận và phân tích các vấn đề tồn tại từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Từ khóa: Chính sách, giảm nghèo, tỉnh Thanh Hóa 1. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Tiến tới một thế giới không còn nghèo đói, tất cả trẻ em đƣợc học hành, sức khỏe ngƣời dân đƣợc nâng cao, môi trƣờng đƣợc duy trì bền vững và mọi ngƣời đƣợc hƣởng tự do, công bằng và bình đẳng là nội dung đã đƣợc thống nhất trong Hội nghị thƣợng đỉnh thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm 2000. Căn cứ vào định hƣớng đó Việt Nam đã coi giảm nghèo là chính sách an sinh xã hội trọng điểm nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế - bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội, phát triển bền vững, thực hiện cam kết quốc tế (MDG). Chủ trƣơng của Đảng đã xác định rõ: Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo - nâng cao chất lƣợng cuộc sống hộ nghèo - hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch giữa thành thị - nông thôn, đồng bằng - miền núi, hộ giàu - hộ nghèo. Sau hơn 10 năm thực hiện Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ về giảm nghèo trong bối cảnh nguồn lực có hạn; đảm bảo thành quả bền vững việc thực hiện các MDG trong điều kiện đối mặt với các thách thức mới. Giai đoạn 2006 - 2014, nƣớc ta có tổng 46 chính sách và dự án định hƣớng vào việc giảm nghèo. Nhờ vậy, Việt Nam đã thoát khỏi nƣớc nghèo và trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Cho đến nay đã có trên 2.500 công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đƣợc đầu tƣ ở 273 xã đặc biệt khó khăn, hơn 600 hộ nghèo đƣợc hỗ trợ về nhà ở. Chƣơng trình mục tiêu quốc qia về giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2014 đã góp phần hỗ trợ khoảng trên 6 triệu lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn tín dụng với mức vay ƣu đãi bình quân 8 triệu đồng/lƣợt/hộ. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đã đƣợc triển khai nhân rộng trên hơn 200 xã thuộc 35 tỉnh với tổng số hộ tham gia là 28.000 hộ, trong đó có 76% là hộ nghèo. Sau mỗi năm thực hiện mô hình, thu 1 ThS. Giảng viên khoa KT-QTKD, Trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 229 nhập của hộ nghèo tăng lên từ 20 - 25% và 15% số hộ tham gia đã thoát nghèo. Hầu hết các hộ tham gia đều tự đánh giá có cuộc sống cải thiện hơn nhiều so với 5 năm trƣớc. Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời nghèo đã tăng lên đáng kể, cụ thể là: 89% ngƣời nghèo đƣợc miễn giảm chi phí khám chữa bệnh, 50% học sinh thuộc hộ nghèo đƣợc miễn giảm học phí. Tuổi thọ bình quân của ngƣời nghèo tăng lên từ 68,2 năm 1999 lên 73 tuổi vào năm 2010. Tỷ lệ biết chữ từ 15 tuổi trở lên từ 90% năm 1999 đến năm 2010 là 94%. Số ngƣời dân đƣợc đào tạo nghề từ 792.000 lƣợt lên 2.848.000 lƣợt năm 2013. Nhƣ vậy, kết quả trên cho thấy: Nỗ lực giảm nghèo có tính toàn diện, đƣợc tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt và là điểm sáng trong kết quả thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Việt Nam. 2. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA Trong những năm gần đây, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chƣơng trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn các huyện nghèo đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm. Các chính sách, chế độ và các dự án đƣợc các cấp, các ngành triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp sát thực mang lại hiệu quả cao, đã giúp các xã nghèo, huyện nghèo đặc biệt khó khăn và ngƣời nghèo từng bƣớc chủ động vƣơn lên thoát nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời dân, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi tích cực. Cụ thể là: Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo: Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải quyết cho hơn 500 nghìn lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi, tổng doanh số cho vay hơn 3.825 tỷ đồng; tổng số hộ dƣ nợ năm 2014 là 207.506 hộ với 2.578,3 tỷ đồng tăng so với năm 2013 là gần 2.236 tỷ đồng giúp các hộ nghèo có vốn phát triển sản xuất. Dự án khuyến nông - lâm - ngư, dạy cách làm ăn: Giải quyết việc làm cho trên 314 nghìn lao động, bình quân trên 50 nghìn lao động mỗi năm. Trong đó, xuất khẩu lao động là 44,378 nghìn lao động (năm 2013). Gần 500 nghìn lƣợt chị em phụ nữ, trong đó có 29% thuộc hộ nghèo tham gia ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Riêng năm 2014, tổng kinh phí thƣc hiện các dự án là trên 5 tỷ đồng với 44 lớp nghề đƣợc mở cho các hộ nông dân trong đó 35% hộ nghèo tham dự. Chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, người cận nghèo: Với kinh phí hơn 1.900 tỷ đồng đã mua hơn 7 triệu lƣợt thẻ BHYT cấp cho ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số không nghèo vùng 135, vùng 30a. Ngoài ra, với nguồn kinh phí hơn 17 tỷ đồng đã hỗ trợ mua thẻ BHYT cho 96.887 lƣợt ngƣời của hộ cận nghèo. Với nguồn kinh phí trên đã giúp cho trên 5.488 nghìn ngƣời nghèo và cận nghèo đƣợc khám, chữa bệnh miễn phí năm 2014. Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục: Kiên cố hóa trƣờng, lớp học, các trƣờng tiếp tục thực hiện miễn giảm học phí và các khoản đóng góp, hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa và đồ dùng học tập cho hơn 500 nghìn lƣợt học sinh là con em hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 230 Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Đến cuối năm 2013 trên địa bàn toàn tỉnh đã có 36.553 hộ đã đƣợc hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, tổng kinh phí thực hiện hơn 857 đồng. Chính sách Bảo trợ xã hội - an sinh xã hội: Thực hiện việc chi trả trợ cấp thƣờng xuyên cho gần 200 nghìn đối tƣợng thuộc diện chính sách bảo trợ xã hội với nguồn kinh phí hơn 500 tỷ đồng/năm và cho hơn 87 ngàn đối tƣợng là ngƣời có công với tổng kinh phí trợ cấp gần 1.000 tỷ đồng/năm. Chương trình nâng cao năng lực giảm nghèo: 5 năm tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 8.000 lƣợt cán bộ cơ sở, đạt 105,8% kế hoạch đề ra. Chương trình trợ giúp pháp lý miễn phí: Năm 2013, có trên 3.000 ngƣời dân nghèo đƣợc các tổ chức hỗ trợ về mặt pháp lý nhằm đảm bảo bình đẳng cho ngƣời nghèo và đặc biệt phụ nữ nghèo. Chính sách hỗ trợ xây dựng CSHT xã đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển, hải đảo. Riêng năm 2013, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng đƣợc 43 công trình hạ tầng phục vụ sản xuất ở 7 xã ven biển và hải đảo với tổng kinh phí là 4.376 triệu đồng. Việc thực hiện đồng bộ các chính sách đã mang lại những kết quả đáng khích lệ trong công tác giảm nghèo của tỉnh: Đầu năm 2006, số hộ nghèo toàn tỉnh là 275.146 hộ đến năm 2010 còn 131.899 hộ. Năm 2011, giảm đƣợc 34.752 hộ nghèo và 5.756 hộ cận nghèo so với năm 2010 góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 24,86% đầu năm xuống còn 20,37% cuối năm (giảm 4,49%) và hộ cận nghèo từ 13,84% xuống còn 12,85% (giảm 0,99%); Năm 2012 toàn tỉnh giảm đƣợc 29.429 hộ nghèo và 7.021 hộ cận nghèo góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 20,37% đầu năm xuống còn 16,56% cuối năm (giảm 3,81%) và hộ cận nghèo từ 12,85% xuống còn 11,85% (giảm 1,0%). Đối với 7 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a đã giảm từ 44,2% xuống còn 36,62% (giảm 7,58%); Năm 2013 số hộ nghèo trên toàn tỉnh còn 15,07% và phấn đấu đến năm 2018 tỷ lệ nghèo của tỉnh sẽ đạt đƣợc ngang bằng với cả nƣớc. Biểu 1. Số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2006 2011 2012 2013 2014 Nguồn: Tổng cục Thống kê TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 231 Bên cạnh những điểm sáng trong chính sách giảm nghèo vẫn còn những hạn chế. Hạn chế lớn nhất là giảm nghèo nhƣng thiếu bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo vẫn còn cao đặc biệt là vùng sâu vùng dân tộc thiểu số. Hậu quả của chính sách giảm nghèo giai đoạn đầu để lại rất sâu sắc đó là cách suy nghĩ ngƣời nghèo thƣờng nhận đƣợc trợ cấp bằng tiền hoặc hiện vật thay vì cơ hội để nâng cao thu nhập, thoát nghèo chủ động và bền vững. Hầu hết các hộ nghèo không muốn thoát nghèo vì muốn trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, nguồn vốn cho hộ nghèo vay với lãi suất ƣu đãi còn hạn chế, cho vay mang phong trào, hiệu quả sử dụng vốn thấp, tỷ lệ nợ xấu còn cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên: Thanh Hóa có 11 huyện miền núi có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 34%, do khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng nghèo nàn lạc hậu , xuất phát điểm về kinh tế thấp dẫn đến việc triển khai chƣơng trình còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, Chính phủ và tỉnh chƣa có chính sách hỗ trợ cho các xã nghèo không thuộc diện 30a, 135 và 257. Một nguyên nhân đặc biệt quan trọng tác động chủ yếu đến hiệu quả của chính sách giảm nghèo đó là nguyên nhân chủ quan từ phía hộ nghèo: do bản thân ngƣời nghèo có trình độ dân trí thấp, thiếu ý trí quyết tâm vƣơn lên thoát nghèo, còn biểu hiện tính tự ti, cam chịu số phận, tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nƣớc và các tổ chức, cá nhân, do thiếu lao động, phƣơng tiện sản xuất, ngƣời ăn theo đông. Bản thân chính sách và việc triển khai các chính sách, chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập do nhiều cơ quan, tổ chức cùng tiến hành dẫn đến chồng chéo về đối tƣợng, nguồn lực phân tán, công tác lập kế hoạch giảm nghèo còn yếu. 3. GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TỈNH THANH HÓA 3.1. Về phía ngƣời dân Tiếp tục kiên trì, bền bỉ trong vận động, tuyên truyền nhân dân, nhất là các hộ nghèo, làm cho chính ngƣời dân phát huy đƣợc nội lực, vƣơn lên bằng chính bàn tay, khối óc của mình, thoát khỏi tính tự ti, trông chờ ỷ lại, có ý chí tự lực, tự cƣờng vƣơn lên để thoát nghèo bền vững góp phần tạo bƣớc phát triển bền vững về kinh tế - xã hội. 3.2. Đối với hệ thống chính sách giảm nghèo Chính sách tín dụng ƣu đãi hộ nghèo: Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ tƣơng trợ vay vốn cung cấp tín dụng ƣu đãi kịp thời cho tất cả các hộ nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn sản xuất kinh doanh với lãi suất ƣu đãi. Đảm bảo vốn vay đúng đối tƣợng, sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và không để tình trạng nợ quá hạn. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 232 Chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo về y tế: Bên cạnh việc hỗ trợ khám chữa bệnh thông qua thẻ BHYT cần phải cung cấp thêm trang thiết bị y tế, cung ứng thuốc chữa bệnh; đào tạo và đào tạo lại cán bộ y tế xã; thu hút cán bộ chuyên môn, bác sỹ tăng cƣờng cho tuyến huyện miền núi thông qua những chính sách đãi ngộ tốt. Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho ngƣời nghèo: Cơ chế miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cần hỗ trợ trực tiếp tại trƣờng học cho học sinh, sinh viên. Đổi mới phƣơng thức tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất: Triển khai các dự án phải sát thực, phù hợp với yêu cầu của ngƣời nghèo và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Công tác tổ chức tập huấn phải đƣợc đƣa về tận xã, thôn bản để nhiều ngƣời nghèo có điều kiện tham gia. Phát triển các hình thức dạy nghề ngắn hạn tại chỗ cho ngƣời nghèo. Cần phải có chính sách động viên khen thƣởng những địa phƣơng và những hộ thoát nghèo một cách xác đáng. Đối với một số xã tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao thuộc vùng cửa lạch, cửa sông bị ảnh hƣởng nhiễm mặn của nƣớc biển, điều kiện canh tác khó khăn, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên), cơ sở hạ tầng thiết yếu còn thiếu. Đề nghị Chính phủ có chính sách riêng biệt hoặc bổ sung cho những xã này đƣợc thụ hƣởng nhƣ xã thuộc Chƣơng trình đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngô Thắng Lợi (2011), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb. Trƣờng ĐH Kinh tế Quốc dân. [2] Nguyễn Thị Hoa (2010), Hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ. [3] Phạm Bảo Dƣơng (2010), Một vài suy nghĩ đổi mới cơ chế thực hiện chính sách giảm nghèo, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 15/2012. tr 10-13. [4] Nguyễn Ngọc Sơn (2012), Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: Thực trạng và định hướng hoàn thiện. [5] Báo cáo kết quả thực hiện các chính sách, CTMTQG giảm nghèo trong những năm qua và giải pháp thực hiện đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tháng 4 năm 2014, Sở NN và PTNT tỉnh Thanh Hóa. [6] Báo cáo kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo năm 2014 tỉnh Thanh Hóa, tháng 12 năm 2014, Sở NN và PTNT tỉnh Thanh Hóa. [7] Báo cáo điều tra hộ nghèo năm 2013, 2014 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Sở NN và PTNT tỉnh Thanh Hóa. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC BIỆT 11. 2015 233 THE STATUS OF IMPLEMENTATION POVERTY REDUCTION POLICIES IN THANH HOA PROVINCE Dao Thu Tra, Luong Thi Phuong Thanh ABSTRACT Poverty reduction is the social welfare policies of the Party and the State in order to improve people's life. In recent years, despite the poverty rate of Thanh Hoa is still higher than the average of the nation but the implementation synchronously poverty reduction policies providing positive changes to people's life. This report focuses on identify bright points, access and analyze existing issues in order to propose some solutions to improve the effectiveness of poverty reduction in Thanh Hoa. Keywords: Quality of life, poverty reduction, Thanh Hoa province

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf120_5503_2137309.pdf