Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức công dân cho học viên trường Đại học Chính trị dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức công dân cho học viên trường Đại học Chính trị dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 269-273; 254 269 Email: dangthanhthanhvan2011@gmail.com MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG DÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trung Thành - Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng Trần Trọng Bắc - Trường Đại học Phú Yên Ngày nhận bài: 24/12/2018; ngày chỉnh sửa: 20/01/2019; ngày duyệt đăng: 15/02/2019. Abstract: Promoting and improving the effectiveness of civic ethics education is a regular and urgent task to meet the requirements of building a socialist rule-of-law state in Vietnam. At the same time, it is the responsibility of the whole political system, especially the education sector, to create “model citizens” and “elite citizens” towards the goal of creating “global citizens” in the context of Vietnam promoting innovation and international integration. The article contributes to improving the effectiveness of civic ethics education...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức công dân cho học viên trường Đại học Chính trị dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 269-273; 254 269 Email: dangthanhthanhvan2011@gmail.com MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÔNG DÂN CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trung Thành - Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng Trần Trọng Bắc - Trường Đại học Phú Yên Ngày nhận bài: 24/12/2018; ngày chỉnh sửa: 20/01/2019; ngày duyệt đăng: 15/02/2019. Abstract: Promoting and improving the effectiveness of civic ethics education is a regular and urgent task to meet the requirements of building a socialist rule-of-law state in Vietnam. At the same time, it is the responsibility of the whole political system, especially the education sector, to create “model citizens” and “elite citizens” towards the goal of creating “global citizens” in the context of Vietnam promoting innovation and international integration. The article contributes to improving the effectiveness of civic ethics education for students at the Political University under the light of Ho Chi Minh thought. Keywords: Citizens, citizen ethics, civic consciousness, civic obligation. 1. Mở đầu Đạo đức công dân là những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh nhận thức, hành vi của công dân trong quan hệ với nhà nước, nó được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thống, sức mạnh của dư luận xã hội và pháp luật. Giáo dục đạo đức công dân là nội dung quan trọng nhất và có tính xuyên suốt trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh. Có thể khẳng định ở Việt Nam, Hồ Chí Minh là người đầu tiên đề cập đến đạo đức công dân trong chế độ mới. Người coi giáo dục đạo đức công dân là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách song song với các nhiệm vụ khác của chính quyền dân chủ. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, khi đề cập đến “Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” [1; tr 7]. Người khẳng định: Về văn hóa, phải thanh toán nạn mù chữ, “phải học đạo đức công dân, phổ thông chính trị”, “để trả lời cho thế giới biết nước ta là nước văn minh” [2; tr 74]. Trong quá trình xây dựng nhà nước dân chủ mới, theo Hồ Chí Minh, nhà nước phải luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, thiết lập mọi cơ chế bảo đảm để nhân dân thực sự phát huy quyền làm chủ của mình, được hưởng dụng đầy đủ, kịp thời những thành quả cách mạng đã giành được, đồng thời, Người cũng mong muốn mọi công dân trong nhà nước đó cũng phải thường xuyên được giáo dục, rèn luyện và tự giác tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống, về phẩm chất công dân, để làm tròn bổn phận người chủ đất nước. Người nói: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân” [3; tr 258]. Giáo dục đạo đức công dân là phương thức và quá trình chuyển hóa các nguyên tắc, chuẩn mực, quan điểm và lí tưởng đạo đức công dân của xã hội thành những phẩm chất đạo đức của cá nhân công dân, thành tình cảm và tri thức đạo đức, thành niềm tin và ý chí, thành trách nhiệm và nghĩa vụ, thành nhu cầu và động cơ bên trong của cá nhân, thành năng lực thực hiện và đánh giá đạo đức. Do đó, việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức công dân cho đội ngũ học viên Trường Đại học Chính trị là nhiệm vụ vừa cấp thiết trước mắt, vừa cơ bản, lâu dài nhằm đào tạo ra thế hệ cán bộ chính trị “vừa hồng, vừa chuyên”, không chỉ là người cán bộ kiểu mẫu mà còn xứng đáng là người “công dân ưu tú, công dân kiểu mẫu” như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Quân đội ta trung với Ðảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Bài viết góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức công dân cho học viên Trường Đại học Chính trị hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đổi mới nội dung giáo dục đạo đức công dân Chú trọng giáo dục cho học viên Trường Đại học Chính trị nhận thức rõ vấn đề lợi ích và sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể ở nước ta hiện nay. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội tất yếu được nảy sinh trên cơ sở tồn tại xã hội. Do đó, nội dung giáo dục đạo đức công dân cũng phải phản ánh và có tác dụng cải VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 269-273; 254 270 tạo tồn tại xã hội. Trong điều kiện thực tiễn của nước ta hiện nay, với chủ trương phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, yếu tố quan trọng hàng đầu đó là phải phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sức mạnh của dân tộc chỉ được phát huy khi mỗi công dân nhận thức rõ vấn đề lợi ích và sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể ở nước ta hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Giáo dục đạo đức công dân để mọi người hiểu rõ: Lợi ích chung của nước nhà và lợi ích riêng của người dân là nhất trí; quyền lợi của công dân và nghĩa vụ của công dân là nhất trí; đã là người chủ của nước nhà thì phải phụ trách đối với Tổ quốc” [3; tr 258]. Mặt khác, lợi ích là động lực quan trọng thúc đẩy mỗi cá nhân công dân tích cực hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu. Nếu như ở các nhà nước phi vô sản, đặc biệt là chế độ tư bản, con người tìm kiếm lợi ích cá nhân bằng mọi giá, kể cả trà đạp lên lợi ích của xã hội, coi việc tìm kiếm lợi nhuận là điều kiện sống còn của mỗi cá nhân thì dưới chế độ xã hội chủ nghĩa lợi ích cá nhân gắn liền với lợi ích cộng đồng. Trong chế độ mới, chế độ do nhân dân lao động làm chủ, mỗi người là một bộ phận của tập thể, có vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao cho sự phát triển của xã hội, “Cho nên lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để được thoả mãn” [4; tr 610]. Đây chính là cách ứng xử hợp đạo lí làm người của mỗi công dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa, khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, một xã hội mà “mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình” [4; tr 610]. Do đó, bên cạnh việc “giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân” [5; tr 159], cần trang bị cho học viên những tri thức hiểu biết về vấn đề lợi ích, vấn đề quyền và nghĩa vụ công dân, đề cao trách nhiệm công dân... nhằm củng cố niềm tin, thúc đẩy ý thức tự giác, hành động nỗ lực phấn đấu vươn lên, khắc phục những khó khăn, gian khổ từ tính chất của hoạt động quân sự. Trên cơ sở nhận thức đầy đủ, đúng đắn về lợi ích cần đẩy mạnh giáo dục cho học viên hiểu rõ yêu cầu đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về cơ bản lợi ích chung và lợi ích riêng là nhất trí, nhưng trong quá trình phát triển ở những điều kiện, hoàn cảnh nhất định vẫn không tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột. Cho nên, cách ứng xử của những công dân có đạo đức đó là phải đặt lợi ích chung lên trên hết, trước hết. Lợi ích chung được bảo đảm là cơ sở bảo đảm lợi ích của mỗi cá nhân, nhất là tính chất hoạt động quân sự luôn đòi hỏi cao ở tinh thần “sẵn sàng chiến đấu hi sinh”, “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” của mỗi quân nhân. Đạo đức công dân được hình thành thông qua quá trình giải quyết quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của công dân. Do đó, giáo dục học viên về quyền và nghĩa vụ cũng như cách thức giải quyết hài hòa mối quan hệ trên nhằm phát huy cao nhất năng lực làm chủ, tính tích cực, sáng tạo của từng học viên, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được phân công. Mỗi học viên cần ý thức rõ danh dự, lương tâm và trách nhiệm của người cán bộ Đảng, cán bộ Đoàn trong Quân đội. Trên cơ sở đó, mỗi học viên cần nêu cao ý thức giữ gìn đạo đức lối sống, phương pháp, tác phong công tác của người quân nhân cách mạng trong giải quyết các mối quan hệ “với mình, với người và với việc”. Đồng thời, từng học viên cần rèn luyện cho mình lòng nhân ái, thái độ khoan dung, độ lượng nhằm đề cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng trong tham gia các phong trào hoạt động xã hội. Nội dung, chương trình GD-ĐT ở nhà trường cần khéo léo lồng ghép có hiệu quả những phẩm chất nhân cách công dân tiêu biểu như: Giáo dục tinh thần yêu lao động và chấp hành kỉ luật lao động, giáo dục lòng yêu nước, tinh thần quốc tế, giáo dục chủ nghĩa nhân đạo, ý thức tôn trọng pháp luật và những tính cách đạo đức cao quý của công dân (như: ngay thẳng, trung thực). Là thế hệ công dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa, tinh thần yêu lao động, chấp hành nghiêm kỉ luật lao động và ý thức thượng tôn pháp luật là những phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người công dân. Học viên phải thực sự hăng say lao động, biết quý trọng giá trị của lao động, tự giác làm tròn nghĩa vụ của mình với Nhà nước và Quân đội, dám đấu tranh với những bất công, sai phạm trong đơn vị. Nhà trường cần gắn việc tăng cường giáo dục tinh thần yêu lao động với giáo dục chủ nghĩa tập thể. Bởi vì, nguyên tắc của chủ nghĩa tập thể “mình vì mọi người, mọi người vì mình” chính là cơ sở thúc đẩy cá nhân nỗ lực cố gắng hăng say lao động vì mình và vì mọi người. Trong giáo dục đạo đức công dân cho học viên cũng cần đặc biệt chú trọng giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, kỉ luật quân đội. Đây là chuẩn mực quan trọng bậc nhất trong thang giá trị đạo đức của mọi công dân. Đồng thời, “kỉ luật là sức mạnh của quân đội”. Chính điều đó giúp hình thành ở học viên ý thức tôn trọng những quy định chung trong hoạt động tập thể, làm tiền đề cho ý thức chấp hành nghiêm kỉ luật quân đội. Do đó, bên cạnh việc trang bị kiến thức chuyên ngành công tác đảng, công tác chính trị, Nhà trường cần giáo dục, bồi dưỡng kiến VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 269-273; 254 271 thức pháp luật, rèn luyện ý thức tôn trọng pháp luật thông qua duy trì nghiêm nền nếp chính quy, rèn luyện kỉ luật, trực tiếp nhất là những quy định của nhà trường. Là lớp người trẻ tuổi, học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức mới do đó thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn hóa văn nghệ để truyền tải các nội dung pháp luật sát với thực tế, phù hợp với tâm lí lứa tuổi như: Luật Giáo dục, Luật An toàn giao thông Là bộ phận công dân ưu tú nhất, bộ phận học viên là đảng viên cũng cần phải được giáo dục và tự giác tự giáo dục đạo đức công dân. Sự gương mẫu của bộ phận này trong tu dưỡng rèn luyện có ảnh hưởng rất lớn đến các đối tượng học viên khác. Do đó, nếu không tự giác tu dưỡng, rèn luyện, tự giác vươn lên thì mọi sự hoạt động giáo dục đều không đem lại kết quả. Ngoài phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của mọi công dân, lực lượng này còn phải tích cực chuyển hóa những chuẩn mực đó thành ý thức, tình cảm, tập tục, thói quen trong tập thể đơn vị. Chỉ có thông qua hoạt động giáo dục đạo đức công dân mới có thể xác lập được quan điểm nhận thức đạo đức, hình thành năng lực ứng xử đạo đức và tính cách đạo đức công dân. Chỉ có thông qua giáo dục đạo đức thường xuyên, sâu rộng mới có thể xác lập được văn hóa đạo đức công dân cho mọi học viên trong đơn vị. 2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức công dân cho học viên Trường Đại học Chính trị Giáo dục đạo đức công dân phải kết hợp chặt chẽ giữa phát huy vai trò của người dạy và người học; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức với giáo dục tri thức, giáo dục chính trị, giáo dục lao động, công tác, giáo dục pháp luật Đồng thời, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ, thống nhất, trong đó tập trung vào các nội dung, biện pháp cụ thể sau: 2.2.1. Nâng cao nhận thức đạo đức công dân cho mọi học viên trong nhà trường Nhận thức là cơ sở của hoạt động thực tiễn, thông thường có nhận thức đúng mới có hành động đúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Tư tưởng đúng thì hành động mới khỏi sai lạc và mới làm trọn nhiệm vụ cách mạng được” [6; tr 360]. Sự hình thành nhân cách công dân được thực hiện trong cả ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Do đó, tối ưu hóa quá trình giáo dục đạo đức công dân ở các môi trường ấy chính là biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao nhận thức của mọi công dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định nhiệm vụ của ngành giáo dục “không những dạy đọc, dạy viết, mà còn phải chú trọng dạy đạo đức công dân” [7; tr 126]. Nhằm trang bị kĩ năng ứng xử của công dân trong quan hệ với nhà nước, cần nâng cao chất lượng dạy và học các môn khoa học xã hội và nhân văn. Khắc phục triệt để thái độ coi thường, xem nhẹ của cả người dạy và người học thông qua đổi mới, cải cách toàn diện. Đổi mới GD-ĐT nói chung, nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn nói riêng cần tập trung chuẩn hóa tất cả các khâu: đào tạo giáo viên; xác định nội dung, chương trình giảng dạy; thi, kiểm tra, đánh giá xếp loại kết quả; tài liệu nghiên cứu học tập theo hướng thiết thực, hiệu quả, tránh các biểu hiện hình thức, kém tác dụng. Gia đình là “tế bào” của xã hội, là “cái nôi” ươm mầm nhân cách đầu tiên của công dân. Trong giáo dục đạo đức công dân, càng cần đến giáo dục đạo đức trong gia đình. Mỗi người không chỉ tìm thấy ở gia đình niềm vui, ý nghĩa trong sáng của cuộc sống, điểm tựa vững vàng và nguồn sinh lực mạnh mẽ để bước vào xã hội mà còn thu nhận từ gia đình những chuẩn mực đạo đức cao quý của người công dân để vững vàng bước ra ngoài xã hội với địa vị người làm chủ. Do đó, nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình hiện nay không chỉ tập trung vào việc giáo dục cách ứng xử của các thành viên trong gia đình “trên kính dưới nhường” và lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ... mà cần tập trung giáo dục con em mình biết tôn trọng lợi ích xã hội và những nguyên tắc của đời sống xã hội, giáo dục tình cảm yêu Tổ quốc, yêu nhân, yêu chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, rèn luyện cho con em mình những tính cách cần thiết của người công dân như: ngay thẳng, trung thực, dũng cảm, khiêm tốn, thái độ tự chủ dám làm dám chịu trách nhiệm, đặc biệt là ý thức tôn trọng pháp luật Khi giáo dục đạo đức, lối sống, bên cạnh việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức công dân tốt đẹp, yêu cầu xây dựng chế độ mới cũng đòi hỏi gia đình phát huy vai trò tích cực trong việc ngăn chặn những mặt trái của đạo đức công dân như: tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, lối sống hưởng thụ, lười lao động Tham nhũng đang trở thành quốc nạn, là bài toán khó đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong khi hầu hết các vụ việc tham nhũng chủ yếu được phát hiện, bị tố giác nhờ dư luận xã hội thì hầu như có rất ít các vụ án được phát giác từ trong gia đình, thậm chí có không ít thành viên trong gia đình còn tiếp tay cho thân nhân mình thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Đây là những hạn chế của giáo dục đạo đức trong gia đình bắt nguồn từ quan niệm lệch chuẩn về vấn đề lợi ích của không ít gia đình hiện đại. Giáo dục đạo đức công dân cho đội ngũ học viên cần đặc biệt chú trọng ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh “kiêu ngạo cộng sản”. Nó làm cho người đảng viên “tưởng rằng chỉ bằng những pháp lệnh cộng sản là có thể giải quyết được tất cả nhiệm vụ của mình” [8; tr 217]. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, do đó tư duy tiểu nông vẫn còn tồn tại dai dẳng trong nhận thức các đối tượng công dân, trong đó có đội ngũ cán bộ, VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 269-273; 254 272 đảng viên. Tính kiêu ngạo đi liền với sự thiếu hiểu biết dẫn đến nhận thức cán bộ, đảng viên bị hạn chế, thậm chí lệch lạc, không đầy đủ. Để loại bỏ căn bệnh này, Nhà trường cần chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học các môn cho các đối tượng đào tạo. Trong các nội dung đào tạo, bồi dưỡng lí luận cho học viên cần chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân. Đạo đức của người cán bộ chính trị tương lai phải là sự tổng hòa của đạo đức người đày tớ, người công dân kiểu mẫu. Giáo dục lí luận phải gắn liền với rèn luyện trong thực tiễn hoạt động quân sự. Đặc biệt là phải gần dân, gắn bó với nhân dân để hiểu dân, học tập phẩm chất đạo đức cao quý trong nhân dân để phục vụ dân tốt hơn. 2.2.2. Phát huy vai trò của tự phê bình và phê bình trong giáo dục đạo đức công dân Tự phê bình và phê bình trước hết là yêu cầu và phương thức xây dựng đạo đức của mọi công dân. Là người chủ của chế độ mới, nếu không thường xuyên tự phê bình và phê bình để không ngừng nâng cao đạo đức công dân, học viên sẽ tự từ bỏ quyền lực và lợi ích của mình. Thông qua tự phê bình và phê bình, mỗi học viên sẽ nhận thức rõ ưu điểm của bản thân và của các cá nhân khác để không ngừng trau dồi, học tập đồng thời thấy rõ những hạn chế, yếu kém, lệch lạc để cùng nhau khắc phục. Phát huy vai trò tự phê bình và phê bình chính là quá trình hình thành dư luận xã hội tích cực trong rèn luyện đạo đức. Trong điều kiện tác động đa chiều, đan xen, cả tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa và kinh tế thị trường đòi hỏi học viên phải biết phân tích rõ ràng cái gì đúng, cái gì sai. Xác định bản chất đúng sai của một vấn đề là rất quan trọng vì điều này không những đòi hỏi phải có vốn trí thức và hiểu biết nhất định mà còn phải đứng trên quan điểm lập trường vì cái chung, lợi ích chung chứ không phải vì lợi ích cá nhân. Khi đã hiểu rõ đúng sai thì phải phê bình cái sai và ủng hộ cái đúng. Cũng nhờ hiểu đúng sai nên mới phân biệt công - tư, thiện - ác, lợi - hại, rồi: “Nghiêm chỉnh phê bình và thật thà tự phê bình để giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, để cùng nhau tiến bộ” [9; tr 186]. Từng học viên phải tỏ rõ thái độ nhất quyết không chịu sự chi phối và ảnh hưởng của những khuyết điểm sai lầm. Ra sức ủng hộ những công dân tốt, tích cực, kiên quyết đấu tranh để sửa chữa khuyết điểm, không để hậu quả lan rộng ra có hại cho lợi ích chung của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Nơi nào sai lầm, ai sai lầm, thì lập tức sửa chữa. Kiên quyết chống thói nể nang và che giấu, chống thói trước mặt thì nể, kể lể sau lưng” [10; tr 308]. Phê bình và tự phê bình cần được tiến hành thường xuyên liên tục trong mọi hoạt động sinh hoạt, học tập, công tác của học viên. Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức cũng có những cơ chế nảy sinh, phương thức hình thành phổ biến như các hình thái ý thức xã hội khác, phương thức đó không gì khác chính là thông qua hoạt động thực tiễn. Các nhà giáo dục học Mác - xít đã khẳng định: Nhân cách con người chỉ được hình thành bằng hoạt động và thông qua hoạt động. Thông qua hoạt động qua thực tiễn hoạt động quân sự đạo đức của mỗi công dân được bộc lộ, được điều chỉnh, định hình, hoàn thiện và phát triển. Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức đạo đức, là thước đo tính đúng đắn, phù hợp, tiến bộ của các chuẩn mực và hành vi đạo đức. Giáo dục đạo đức, không phải chỉ được thực hiện trong nhà trường, trên lớp học, mới học tập, tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được. Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều có thể và đều phải học tập, tự cải tạo. Trong thực tiễn, thông qua thực tiễn, mỗi học viên có điều kiện học hỏi lẫn nhau, phê bình nhau để cùng nhau tiến bộ. Nhân cách của người khác chính là tấm gương phản chiếu để mỗi công dân tự nhìn lại mình, biết mình đang ở đâu để tự phê bình mình, học tập kinh nghiệm hay, tính cách tốt đẹp để không ngừng trưởng thành. Bản thân thực tiễn hoạt động của Người chính là kho tư liệu phong phú, sâu sắc về tư tưởng và tấm gương đạo đức cho mọi thế hệ kế tiếp “Người hạ mình cho vừa tầm mọi người Việt Nam để nâng đỡ mọi người Việt Nam lên đến tầm người” [11; tr 35]. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người thông qua thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” chính là biện pháp tự giáo dục hữu hiệu nhất để trở thành người “công dân mẫu mực”. 2.2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức công dân với giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin Với vai trò là vũ khí lí luận “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin” [12; tr 289], lí luận Mác - Lênin chẳng những là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình mà còn là “chất đề kháng” hữu hiệu nhất trong cuộc đấu tranh phòng ngừa nguy cơ suy thoái đạo đức của mỗi công dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Có học tập lí luận Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị” [4; tr 611]. Lí luận Mác - Lênin không phải những tín điều trong kinh thánh mà bản thân nó chứa đựng trong đó ý nghĩa nhân văn, đạo đức và có sức cảm hóa mạnh mẽ, khơi dậy ý thức đạo đức của mỗi công dân. Do đó, ngay cả việc học ấy cũng là một hành vi đạo đức, “là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được” [13; tr 670]. Mặt khác, với vai trò cải tạo thế giới, lí luận Mác - Lênin chỉ trở thành vũ khí vật chất to lớn khi nó thâm nhập vào VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 269-273; 254 273 trong các đối tượng công dân, được mọi công dân tự giác thừa nhận và vận dụng trong các phong trào hành động cách mạng. Do đó, để tránh những biểu hiện hình thức, giáo điều trong giáo dục lí luận Mác - Lênin, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Nhà trường cần lựa chọn nội dung học tập phù hợp, sát thực tế, gắn với từng đối tượng công dân cụ thể, với đặc thù nghề nghiệp của từng công dân, tích cực bồi dưỡng cho công dân phương pháp học lí luận. Theo Hồ Chí Minh, học tập lí luận Mác - Lênin: “Là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lí phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta” [4; tr 611]. 2.2.4. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức công dân với tăng cường kỉ luật Đảng và pháp luật Nhà nước, kỉ luật quân đội trong Nhà trường Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của việc giữ vững kỉ luật Đảng. Người cho rằng: “Không giữ vững kỉ luật của Đảng, không kiên quyết chấp hành chính sách và nghị quyết của Đảng, không thiết tha quan tâm đến lợi ích của Đảng - là trái với nghĩa vụ của đảng viên” [14; tr 284]. Do đó, tăng cường kỉ luật Đảng nhằm xây dựng Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh” có tác dụng giáo dục đạo đức công dân trong quần chúng rất lớn. Quần chúng chỉ thực sự tin Đảng, yêu Đảng và tự giác làm tròn bổn phận của mình khi mỗi đảng viên của Đảng thực sự là tấm gương mẫu mực về đạo đức lối sống. Muốn tăng cường kỉ luật Đảng thì không chỉ giới hạn trong việc chăm lo xây dựng các tổ chức cơ sở Đảng trong Nhà trường vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức mà cần phải phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của các tổ chức quần chúng trong đơn vị (Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội Phụ nữ, Hội đồng quân nhân...) hình thành cơ chế giám sát các tổ chức cơ sở đảng có hiệu quả. Cả lí luận và thực tiễn đều chứng minh rằng: vì Đảng liên hệ mật thiết với quần chúng do đó hầu hết những suy thoái trong Đảng đều được người dân nhìn thấy rõ nhất. Nhân dân có hàng triệu người, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác, giống như “những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp” [10; tr 419]. Trong giáo dục đạo đức công dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng phát huy vai trò của pháp luật và thực thi pháp luật. Người khẳng định: “Giáo dục là chính, nhưng đối với những kẻ ngoan cố không chịu sửa đổi thì chính quyền phải dùng phép luật. Phép luật là phép luật của nhân dân, dùng để ngăn cản những hành động có hại cho nhân dân” [3; tr 259]. Để phát huy vai trò của pháp luật như một yếu tố nội sinh quan trọng trong sự nghiệp đổi mới vì sự phát triển của mỗi công dân, hơn bao giờ hết, cần phải có những quy định pháp luật thích ứng chặt chẽ cùng với việc tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật. Vai trò đó thuộc về Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, cần phải đẩy mạnh đổi mới và hoàn thiện Nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ý nghĩa thời sự cấp bách hiện nay. 2.2.5. Phát huy vai trò nêu gương đạo đức công dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên Nêu gương về đạo đức trước hết là một yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên và những người đứng đầu các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội. Việc nêu gương đạo đức của cán bộ, đảng viên có tác dụng giáo dục quần chúng rất cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính” [6; tr 130]. Ngược lại, sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng, đặc biệt là sự thoái hóa, biến chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi đạo đức, lối sống, ý thức kỉ luật, pháp luật của công dân. Truyền thống dân tộc Việt Nam, luôn đề cao vai trò nêu gương của mỗi người dân, đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Để có được những tấm gương sáng cho quần chúng học tập và noi theo, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Nhà trường, phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng, tự mình gương mẫu “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; tư tưởng và hành động của từng đảng viên phải thống nhất, nếu không “khác nào một mớ cắt rời, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” sẽ không thể lãnh đạo quần chúng, không thể làm cách mạng. Lời nói và việc làm của đảng viên rất quan hệ đến sự nghiệp cách mạng, vì nó ảnh hưởng lớn đến quần chúng” [4; tr 606]. Cần lựa chọn, nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt trong các đối tượng học viên để mọi người tự giáo dục lẫn nhau. Đây cũng là quan điểm nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giáo dục đạo đức công dân. Người khẳng định: “Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn” [14; tr 665]. Nhằm làm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong giáo dục đạo đức công dân cần gắn với việc mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động lấy phiếu tín nhiệm. Đây là cơ chế giám sát có nhiều ưu điểm, thông qua lấy phiếu tín nhiệm giúp cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu thấy rõ hơn trách nhiệm của bản thân, nêu gương trước học viên. Niềm tin của học viên chính là mệnh lệnh đạo đức, là danh dự, nhân phẩm của với lãnh đạo, chỉ huy các cấp, tuy nhiên, khi niềm tin ấy bị xói mòn và không còn tồn tại nữa chính là căn cứ để luân chuyển và bãi miễn, sa thải cán bộ. (Xem tiếp trang 254) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 249-254 254 3. Kết luận Nhìn chung, bản thân mỗi phương pháp giảng dạy và học tập từ vựng không phải là “tốt” hay “xấu”. Bản thân chúng cũng không có mặt tích cực hay tiêu cực, không một phương pháp nào thực sự có thể giúp người dạy và người học đạt được mục đích là làm chủ từ vựng đó. Quan trọng là áp dụng thích hợp các phương pháp tuỳ theo từng đối tượng SV, năng lực ngôn ngữ của SV và đối tượng từ vựng. Tài liệu tham khảo [1] Neuman, S. B. - Dwyer, J. (2009). Missing in action: Vocabulary instruction in pre-k. The Reading Teacher, Vol. 62 (5), pp. 384-392. [2] Hornby, A. S. (1995). Oxford Advanced Learners Dictionary of Current English. London: Oxford University Press. [3] Ur, P. (1998). A course in language teaching. Cambridge University Press. [4] Takač, V. P. - Singleton, D. (Eds.). (2008). Vocabulary learning strategies and foreign language acquisition. Canada: Multilingual Matters Ltd. [5] Gairns, R. - Redman, S. (1986). Working with words: A guide to teaching and learning vocabulary. USA: Cambridge University Press. [6] Rudska, B. - Channell, J. - Ostyn, P. - Putseys, T. (1985). More Words You Need. London: Macmillan. [7] Dubin, F. (1993). Predicting word meanings from contextual clues: Evidence from L1 readers. In Huckin, T., Haynes, M., and Coady, J (Ed.), Second language reading and vocabulary learning (pp. 181-202). Norwood, N.J.: Ablex. [8] Nation, I. S. P. - Coady, J. (1988). Vocabulary and Reading. In Carter, R. and McCarthy, M. (eds.) Vocabulary and Language Teaching (pp. 97-108). London: Longman. [9] Walters, J. M. (2004). Teaching the use of context to infer meaning: A longitudinal survey of L1 and L2 vocabulary research. Language Teaching, Vol. 37 (4), pp. 243-252. [10] Cameron, L. (2001). Teaching languages to young learners. Cambridge: Cambridge University Press. [11] Thorburry, S. (2002). How to teach vocabulary. England: Pearson Education Limited. [12] Suberviola, E. S. - Mendez, R. V. (2002). Vocabulary acquisition strategies. Dida'ctica (lengua y literatura), Vol. 14, pp. 233-2509. [13] Aitchison, J. (2003). Words in the Mind: An Introduction to the Mental Lexicon. Wiley- Blackwell. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ... (Tiếp theo trang 273) 3. Kết luận Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức công dân cho học viên Trường Đại học Chính trị trong điều kiện hiện nay vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài, trọng tâm là phải giáo dục cho học viên những chuẩn mực, những yêu cầu đạo đức phù hợp với yêu cầu của sự phát triển xã hội, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc tạo động lực tinh thần to lớn góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Để giáo dục đạo đức công dân diễn ra đúng hướng, có tác dụng mạnh mẽ trong thực tiễn, cần chú trọng vận dụng tổng hợp các biện pháp giáo dục phong phú, phù hợp nhằm định hướng, dẫn dắt sự phát triển đạo đức công dân trong bối cảnh toàn cầu hóa phát triển ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Tài liệu tham khảo [1] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập (tập 4) . NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [2] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [3] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập (tập 9). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [4] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập (tập 11). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [5] Đảng cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [6] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập (tập 6). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [7] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập (tập 10). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [8] V.I. Lênin (1978). Toàn tập (tập 44). NXB Tiến bộ. Mátxcơva. [9] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập (tập 14). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [10] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập (tập 13). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [11] Phạm Văn Đồng (1976). Hồ Chủ tịch tinh hoa của dân tộc, lương tâm của thời đại. NXB Sự thật. [12] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập (tập 2). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [13] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập (tập 15). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. [14] Ban Bí thư Trung ương Đảng (2011). Hồ Chí Minh toàn tập (tập 8). NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf54nguyen_trung_thanh_tran_trong_bac_7_2164619.pdf
Tài liệu liên quan