Một số chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Một số chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: 72 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật MỘT SỐ CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Trương Hải Hiếu* * ThS. NCS. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Với mục tiêu phát triển 500.000 doanh nghiệp đến nĕm 2020 không phải là con số đơn thuần mà là 500.000 doanh nghiệp mạnh, chất lượng để phát triển kinh tế thành phố, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung hỗ trợ hộ kinh doanh, cải thiện môi trường trường đầu tư và môi kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới, mở rộng sản xuất kinh doanh. Bài viết này mạnh dạn đề xuất một số chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp để có thể đạt được 500.000 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vào nĕm 2020. Từ Khoá: chính sách, đầu tư, phát triển, doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh ABSTRACT With the goal of developing 500,000 ...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
72 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật MỘT SỐ CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ VÀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Trương Hải Hiếu* * ThS. NCS. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Với mục tiêu phát triển 500.000 doanh nghiệp đến nĕm 2020 không phải là con số đơn thuần mà là 500.000 doanh nghiệp mạnh, chất lượng để phát triển kinh tế thành phố, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung hỗ trợ hộ kinh doanh, cải thiện môi trường trường đầu tư và môi kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, công nghệ mới, mở rộng sản xuất kinh doanh. Bài viết này mạnh dạn đề xuất một số chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp để có thể đạt được 500.000 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vào nĕm 2020. Từ Khoá: chính sách, đầu tư, phát triển, doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh ABSTRACT With the goal of developing 500,000 enterprises by 2020, it is not the only number but 500,000 strong and quality enterprises to develop the city’s economy. The Ho Chi Minh City government is focusing on supporting business households, improve the environment of investment and business environment to support start-up enterprises, support investment in new equipment and technology, expand production and business. This article boldly proposes a number of policies and measures to promote investment and business development support to reach 500,000 enterprises in Ho Chi Minh City by 2020. Keywords: policy, investment, development, enterprises, Ho Chi Minh City SOME POLICIES TO PROMOTE INVESTMENT AND SUPPORT BUSINESS DEVELOPMENT ON HO CHI MINH CITY 1. CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ Chính sách đầu tư của thành phố, về tổng thể, tập trung vào hai mục tiêu chính: chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng tĕng trưởng. Để thực hiện các mục tiêu này, các công cụ chính sách được sử dụng chủ yếu là các công cụ kinh tế dựa trên các tín hiệu thị trường gồm: Xác định các ngành, sản phẩm, lĩnh vực trọng điểm đầu tư giai đoạn 2001-2005, thành phố xác định ưu tiên cho các ngành công nghệ cao như công nghiệp điện tử-viễn thông, ứng dụng công nghệ sinh học; dịch vụ cấp cao như tài chính, ngân hàng, tin học, phần mềm, du lịch chất lượng cao; phát triển mạnh dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, kho vận và vận tải công cộng đô thị; đầu tư phát triển xây dựng nông thôn mới; củng cố các sản phẩm chủ lực vẫn còn lợi thế cạnh tranh (chế biến lương thực-thực phẩm, hóa chất-cao su-plastic, dệt da và may, sản phẩm cơ khí và kim loại). Giai đoạn 2006-2010, thành phố xác định 09 nhóm ngành dịch vụ tài chính - tín dụng - ngân hàng 73 Một số chính sách nhằm thúc đẩy... - bảo hiểm; thương mại (tập trung các loại dịch vụ phục vụ xuất khẩu); vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng (chú ý các dịch vụ hàng hải quốc tế); bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản - bất động sản (phát triển đô thị mới; nhà ở; vĕn phòng cho thuê); dịch vụ tư vấn, khoa học - công nghệ (thị trường công nghệ); du lịch (tập trung du lịch quốc tế); y tế và giáo dục - đào tạo chất lượng cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học; vừa củng cố các ngành công nghiệp truyền thống theo hướng tĕng tỉ trọng giá trị gia tĕng, vừa tập trung hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm và ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, có giá trị gia tĕng lớn, bao gồm : (1) cơ khí chế tạo; (2) điện tử - viễn thông - tin học; (3) công nghiệp hóa chất và dược phẩm; (4) chế biến lương thực thực phẩm giá trị tĕng cao. Giai đoạn 2011-2015 tiếp tục thúc đẩy phát triển 09 nhóm ngành dịch vụ, 04 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tĕng cao và các ngành công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, tiết kiệm nĕng lượng, công nghiệp phụ trợ, đầu tư hiện đại hóa ngành xây dựng sử dụng vật liệu mới. - Thiết kế các quy định về khuyến khích đầu tư, xây dựng một số định chế hỗ trợ và phục vụ đầu tư. - Giảm bớt chi phí giao dịch với các động thái cải thiện môi trường đầu tư. Thành phố tập trung vào hàng loạt các nỗ lực giảm thiểu các rào cản cho môi trường đầu tư thông qua rà soát để cải tiến các thủ tục hành chính; công khai, minh bạch thông tin; chuẩn hóa các quy trình; tĕng cường công tác xúc tiến đầu tư; thiết lập các kết nối giữa chính quyền và các nhà đầu tư. - Chú trọng đầu tư vào các yếu tố phục vụ cho việc nâng cao chất lượng tĕng trưởng: cơ sở hạ tầng, môi trường đô thị, nguồn nhân lực, phát triển khoa học-công nghệ. Hàng loạt các chương trình, kế hoạch, đề án đã được xây dựng, ban hành và đi vào triển khai thực hiện trong giai đoạn 2006-2012, nhằm cụ thể hóa các nội dung của chính sách đầu tư. Tích hợp trong các nội dung chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong giai đoạn 2005-2012, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006-2010 và Quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nĕm 2007 thành phố đã phê duyệt Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp – phát triển công nghiệp hiệu quả cao với chiến lược công nghiệp thành phố sẽ phải chuyển dịch mạnh theo hướng tĕng nhanh các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, giá trị sản phẩm lớn, có hàm lượng tri thức, tỷ lệ giá trị tĕng thêm cao. Quy hoạch một số ngành công nghiệp trọng điểm được phê duyệt. Một số chương trình và đề án khác được ban hành hay phê duyệt như Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu ngành du lịch, Chương trình phát triển thương mại điện tử, Chương trình phát triển công nghệ thông tin-truyền thông, Chương trình phát triển du lịch, chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu ngành du lịch, đề án phát triển kênh phân phối bán buôn và bán lẻ Nội dung các chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch thể hiện các định hướng về đầu tư hoặc chung chung, hoặc cụ thể, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp. Tùy vào thiết kế cụ thể của từng chương trình, quy hoạch, đề án, kế hoạch từ các ngành mà tiếp tục lại tích hợp trong chúng những đề xuất về dự án, chương trình, đề án, kế hoạch khác. Thời gian qua, Thành phố cũng đã có những thiết kế quy định cụ thể về khuyến khích đầu tư cho một số lĩnh vực và khu vực đặc biệt. Quyết định 45/2004/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 nĕm 2004 quy định một số chính sách ưu đãi về quỹ đất, mặt bằng và thủ tục trong đầu tư đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố với đối tượng áp dụng là các dự án công nghệ cao, xuất khẩu, đào tạo, y tế Giai đoạn 2006-2010, thành phố đã ban hành quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006- 2010 (Quyết định 105/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 07 nĕm 2006 và Quyết định 15/2009/ QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 nĕm 2009). Quyết định 36/2011/QĐ-UBND Quy định về Chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị 74 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015 tiếp nối sử dụng một công cụ tạo động cơ đầu tư trong sản xuất nông nghiệp theo đúng định hướng. Bên cạnh đó, thành phố đã ban hành một số quy định khuyến khích đầu tư riêng biệt theo nhu cầu thực tế từ một số khu vực, lĩnh vực như Khu Y tế kỹ thuật cao, Khu Công viên phần mềm Quang Trung, đầu tư, khai thác bến bãi vận tải đường bộ, doanh nghiệp sử dụng lao động là người sau cai nghiện Bắt đầu từ nĕm 1999, thành phố thực hiện Chương trình kích cầu thông qua đầu tư, với nội dung chủ yếu là thiết kế các ưu đãi về tín dụng để thu hút đầu tư cho các dự án được cho là bức xúc đối với phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Chính sách này đã được thực hiện trong nhiều nĕm và để phù hợp với tình hình thực tiễn đã có những thay đổi cĕn bản về danh mục dự án là đối tượng của Chương trình cũng như công cụ sử dụng. Chính sách hiện hành sử dụng công cụ hỗ trợ lãi vay để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vay vốn đầu tư trang thiết bị, mở rộng sản xuất theo chiều sâu; đầu tư theo các lĩnh vực được xác định là mũi nhọn, sử dụng công nghệ hiện đại, hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tĕng cao; các dự án trong lĩnh vực giáo dục, y tế, môi trường. Chương trình kích cầu thông qua đầu tư đã có sự điều chỉnh các quy định về thực hiện các dự án đầu tư cho phù hợp với bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều diễn biến phức tạp (Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 27 tháng 02 nĕm 2009 và Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 28 tháng 05 nĕm 2011) Với các định hướng đã được xác lập từ Đại hội Đảng bộ lần VIII, IX thành phố tập trung các nguồn lực vào việc xây dựng các khu đô thị mới, các công trình hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, hoàn thiện các dịch vụ đô thị. Các chính sách được thể hiện thông qua các dự án cụ thể; những tiêu chuẩn, quy định, khuôn mẫu ấn định mang tính kỹ thuật quản lý hạ tầng đô thị và dịch vụ đô thị; những cơ chế thu hút đầu tư xã hội nhằm huy động nguồn lực nâng cao chất lượng sống đô thị. Rất nhiều các loại quy hoạch được ban hành trong giai đoạn đến nĕm 2015 từ bố trí mạng lưới đến quy hoạch trong các ngành, lĩnh vực. Nhiều loại quy chế, quy định được ban hành nhằm tạo những khuôn mẫu chuẩn trong trật tự quản lý đầu tư. Tương tác giữa chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp được cải thiện bằng các nỗ lực thực hiện giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, cải cách các thủ tục hành chính, thông tin ngày càng được quản lý tốt và minh bạch. Đồng thời, thành phố cũng đẩy mạnh việc đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường thông qua ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho giáo dục, đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng khoa học và công nghệ, chú trọng công tác quản lý, bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường, thể hiện qua việc huy động nguồn lực phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách, thiết kế các chương trình, đề án, dự án, ưu tiên bố trí vốn ngân sách Về cơ bản, chính sách đầu tư của thành phố đã đem lại nhiều kết quả tích cực, thể hiện chủ yếu qua một số chỉ tiêu tĕng trưởng cơ bản. Tĕng trưởng kinh tế bình quân của thành phố giai đoạn 2004-2015 đạt trên 11.4%. Quy mô kinh tế thành phố nĕm 2010 bằng 1.7 lần nĕm 2005. GDP bình quân đầu người nĕm 2010 đạt 2855 USD, bằng 1.7 lần so với nĕm 2005 và bằng 2.4 lần so với cả nước. Cơ cấu dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp diễn ra theo đúng định hướng tĕng tỉ trọng dịch vụ, đạt được chỉ tiêu đề ra (đến cuối 2010, dịch vụ chiếm tỉ trọng 53.6%, công nghiệp chiếm 45.3% và nông nghiệp chiếm 1.1%). Đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2006-2010 tĕng bình quân 24.8%/ nĕm, bằng 03 lần giai đoạn 2001-2005. Thành phố cũng là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI về số lượng dự án và quy mô vốn, giai đoạn 2006-2010 tĕng bình quân 3.6%/nĕm về số lượng dự án, 24.1% về tổng vốn đầu tư đĕng ký, gấp 6.5 lần so với giai đoạn 2001-2005. Những kết quả này lại đạt được trong một giai đoạn cực kỳ khó khĕn với ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới và các bất ổn kinh tế vĩ mô ngày càng làm bộc lộ rõ nét những trục trặc của đời sống kinh tế Việt Nam trên nhiều phương diện. Tuy đạt được một số thành tựu nhất định nhưng chính sách đầu tư của thành phố vẫn 75 Một số chính sách nhằm thúc đẩy... chưa tạo được những bước đột phá như kỳ vọng. Từ hai mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng tĕng trưởng mà xét, chính sách đầu tư vẫn chưa hình thành được các thay đổi về chất. Tỉ trọng các ngành có giá trị gia tĕng cao còn thấp, nền sản xuất vẫn chủ yếu là gia công, sơ chế, thâm dụng lao động là chính. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu tĕng trưởng kinh tế, lộ rõ một số vấn đề nghiêm trọng như quá tải, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, ngập nước Chất lượng nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu phát triển và hội nhập. Khoa học và công nghệ hoàn toàn chưa đóng vai trò tạo điểm nhấn cho phát triển. Tóm lại, vấn đề của chính sách đầu tư là dù có định hướng chính sách thể hiện tầm nhìn và sự nhanh nhạy của lãnh đạo thành phố, dù Ủy ban nhân dân thành phố tích cực đề ra nhiều giải pháp, xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể tập trung chỉ đạo với hàng loạt các công việc cụ thể nhưng chính sách vẫn không tạo được sự biến chuyển mong muốn. Vấn đề này luôn được nhìn nhận song hành cùng với việc các chỉ tiêu đánh giá trong các báo cáo tổng kết luôn thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch, nĕm sau cao hơn nĕm trước. Nhiều nguyên nhân được đưa ra để phân tích những trục trặc trong chính sách đầu tư của thành phố. Chúng thường được tập trung làm 02 loại: khách quan và chủ quan. Về khách quan, đó là những vướng mắc trong cơ chế, chính sách chung, là ảnh hưởng mạnh mẽ từ khủng hoảng kinh tế thế giới, là khuôn khổ thể chế cho phát triển kinh tế-xã hội thành phố đã và đang quá chật hẹp.... Về chủ quan, đó là công tác quản lý điều hành còn chưa đúng tầm, thiếu tính chiến lược, công tác quy hoạch, dự báo, thống kê, tổng kết thực tiễn còn chưa tốt, thông tin còn thiếu minh bạch nên chưa thật sự khuyến khích đầu tư, cơ chế phối hợp giữa các ngành, địa phương chưa tốt Tóm lại, các nguyên nhân được cảm nhận tương đối toàn diện và đầy đủ. Tuy nhiên, điều cần bàn là chúng chỉ giới hạn trong các cảm nhận, đánh giá chung chung, dựa trên kinh nghiệm và sự vụ hơn là có cĕn cứ và phân tích. Nhiều quan điểm cho rằng, đầu tư không nhất thiết là yếu tố quyết định tĕng trưởng, cũng như không hiển nhiên là yếu tố quyết định chất lượng tĕng trưởng. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho y tế và giáo dục không phải là công thức thần kỳ cho tĕng trưởng có chất lượng. Điều cốt lõi là phải đầu tư đúng cho những động cơ tạo ra tĕng trưởng (Easterly, 2001). Ở phạm vi một địa phương, có thể hiểu quan điểm này trên bình diện chính sách đầu tư phải được xây dựng dựa trên những phân tích cẩn trọng và chân thực về các thế mạnh cũng như các giới hạn thể hiện trong thực trạng phát triển của thành phố. Xét trên quan điểm này, chính sách đầu tư của thành phố vẫn chưa hướng tới thực chất của vấn đề chất lượng tĕng trưởng. Các động cơ tĕng trưởng không được nhận diện rõ trong các thể hiện của chính sách. Đầu tư vào các ngành hàm lượng công nghệ cao hay tạo ra giá trị gia tĕng cao chỉ trở thành động lực khi khu vực tư nhân tích lũy đủ nội lực và hội tụ đủ các điều kiện để bắt đầu các chuyển biến về chất. Đầu tư cho hạ tầng hay cho giáo dục và y tế chỉ tạo ra động cơ tĕng trưởng khi chúng được chuyển hóa thành vốn vật chất và vốn con người vận động trong nền kinh tế với thể hiện đơn giản là môi trường kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp và thêm nhiều cơ hội cho người dân tiếp cận với các dịch vụ giáo dục và y tế tốt hơn. Cách tiếp cận này thể hiện rất mờ nhạt trong chính sách đầu tư của Thành phố. Đồng thời, hầu như không có tiêu chí hay khuôn khổ nào được đưa ra để hướng tới đánh giá tác động của chính sách đầu tư đến các kết quả phát triển. Công tác đánh giá chủ yếu được thực hiện theo hệ thống báo cáo hành chính với các dữ liệu quản lý phân tán trong các Sở quản lý ngành và các quận, huyện, vốn không có động cơ đi vào thực chất các vấn đề phát triển. Chính sách đầu tư của Thành phố vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức đến quản trị hiệu quả đầu tư. Trong khi đó, một trong những nguyên tắc cơ bản của tĕng trưởng có chất lượng là phải tập trung vào các khuôn khổ thể chế về quản trị (Thomas et al., 2000). Các ưu tiên đầu tư được đưa ra cùng với các quy hoạch, kế hoạch, đề án xây dựng theo cách tiếp cận phân tán từ các ngành đưa lên. Các cân đối được thực hiện theo chỉ đạo và các giới hạn của nguồn lực tài 76 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật chính với thiết kế chủ yếu dựa trên tổng hợp trách nhiệm của nhiều ngành. Cơ chế phân tích, đánh giá về hiệu quả đầu tư chưa được thiết kế một cách hợp lý. Cơ chế phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực, địa phương trong quản lý thực thi chính sách đầu tư còn nhiều vấn đề, đặc biệt thiếu vắng sự kết nối, điều phối mang tầm chiến lược nhất quán hướng đến hiệu quả. Một trong những điểm được coi là đặc trưng của hệ thống chính sách nước ta là cách tiếp cận toàn diện, đưa ra rất nhiều mục tiêu nhằm bao quát các vấn đề một cách toàn diện (VDR 2007). Đặc điểm này cũng được thể hiện trong chính sách đầu tư của thành phố khi các ưu tiên được xác định trong một phạm vi rất rộng, đồng bộ trên các lĩnh vực kinh tế, cơ sở hạ tầng, vĕn hóa-xã hội. Tuy nhiên, việc theo đuổi các mục tiêu lại không dựa trên sự gắn kết chặt chẽ giữa lập kế hoạch và lập ngân sách cũng như gắn kết với các kết quả phát triển. Rất nhiều chủ trương đầu tư được đưa ra với nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn, đặc biệt về cơ sở hạ tầng, nhưng lại thiếu sự hiện diện của các kế hoạch tài chính trung và dài hạn. 2. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Với vị trí là một trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước, Thành phố là nơi hội tụ các cơ hội kinh doanh. Chính sách về doanh nghiệp của Thành phố, do đó, luôn đứng trước các đòi hỏi thực tế của quá trình phát triển. Trên nhiều khía cạnh, Thành phố luôn chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và tạo môi trường tốt cho các hoạt động kinh doanh. Chính sách doanh nghiệp được thể hiện cụ thể ở những nội dung sau:• Giảm bớt các rào cản về thủ tục hành chính Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp nĕm 1999 đã làm giảm bớt các rào cản hành chính trong thành lập doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới gia tĕng nhanh qua các nĕm, kèm theo đó là các hiệu ứng tích cực về sản xuất kinh doanh, về việc làm, về vai trò ngày càng nổi bật của khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 2006-2010, Thành phố đã tập trung nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính với nhiều giải pháp hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp. Cơ chế liên thông giữa các Sở-ngành được định hình và củng cố thêm. Quy trình ISO trở nên phổ biến trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước. Các ứng dụng công nghệ thông tin tạo thêm nhiều tiện ích phục vụ cho các doanh nghiệp. - Nội dung cải cách hành chính đề ra thành các chương trình trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần VIII, lần IX, đi kèm với Chương trình hành động của Thành ủy giai đoạn 2006-2010 và kế tiếp là 2011- 2015. UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 117/2006/QĐ-UBND ngày 21/07/2006 của về ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện Chương trình cải cách hành chính và chống quan liêu (giai đoạn 2006 - 2010), Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 14/05/2011 về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ IX về Chương trình cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị giai đoạn 2011 – 2015. Các kế hoạch hành động cũng được ban hành cĕn cứ vào các chương trình cải cách hành chính do Trung ương ban hành theo hệ thống Đảng hay hệ thống chính quyền, như Quyết định số 3654/ QĐ-UBND ngày 23/08/2008 của ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW Hội nghị lần thứ nĕm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn thành phố; Quyết định số 25/2012/QĐ-UBND ngày 22/06/2012 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Chương trình cải cách hành chính trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011 - 2020. Hàng nĕm, các kế hoạch cải cách hành chính được ban hành và triển khai đồng bộ trên khắp các Sở ngành, quận huyện. Việc thiết kế và vận hành cải cách thủ tục hành chính đã bắt đầu được tiếp cận từ góc độ gỡ bỏ các rào cản đối với doanh nghiệp. Công tác rà soát các thủ tục hành chính được tiến hành với các tiêu chí đánh giá về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính hiệu quả cùng những 77 Một số chính sách nhằm thúc đẩy... yêu cầu ngày một cao về minh bạch. Chương trình cải cách hành chính trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2020 khẳng định mục tiêu tạo điều kiện đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ các thủ tục hành chính. Việc đo lường mức độ hài lòng của doanh nghiệp được đề cập đến trong nhiều kế hoạch hành động của công tác cải cách hành chính. - Sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 được ban hành là cơ chế phối hợp không hiệu quả giữa cơ quan đĕng ký kinh doanh, cơ quan thuế và công an. Điều này làm tĕng chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp. Mặt khác, cơ chế phối hợp yếu kém giữa các ngành, các cấp tạo nên các tác động tiêu cực cho môi trường kinh doanh. Phản ứng với vấn đề đặt ra, Thành phố đã ban hành Quy chế phối hợp giữa cơ quan đĕng ký kinh doanh doanh, đĕng ký thuế và cấp phép khắc con dấu (Quyết định số 43/2009/ QĐ-UBND ngày 23/06/2009 (thậm chí Quy chế này đã được định hình trước khi có hướng dẫn từ Trung ương). Bên cạnh đó, một số Quy chế phối hợp được ban hành như Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với khu chế xuất, khu công nghiệp (Quyết định số 46/2011/QĐ- UBND ngày 12/07/2011); Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp (Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày 12/07/2011); Quy chế phối hợp liên ngành để giải quyết các hồ sơ giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất (Quyết định số 20/2003/QĐ-UBND ngày 21/03/2008) Các quy chế này hoặc trực tiếp tác động đến doanh nghiệp, hoặc gián tiếp tác động thông qua vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước đều hướng tới mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. • Nắm bắt thông tin, tiếp cận xử lý các vấn đề bức xúc của doanh nghiệp Thành phố thiết lập nhiều kênh tương tác với doanh nghiệp thông qua vai trò của các Trung tâm chuyên về hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc Thành phố hoặc trực thuộc các Sở; các Hội, Hiệp Hội doanh nghiệp; các cuộc gặp gỡ định kỳ giữa lãnh đạo Thành phố với các doanh nghiệp Các vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp, những vướng mắc về cơ chế, chính sách đều được có những cổng ghi nhận và chuyển tải đến lãnh đạo thành phố. Trong nhiều trường hợp, Thành phố đã có những đề xuất, kiến nghị tổng hợp từ các vướng mắc của doanh nghiệp lên Trung ương nhằm có sự điều chỉnh phù hợp về chính sách. Hệ thống “Đối thoại Doanh nghiệp-Chính quyền Thành phố” được hình thành từ nĕm 2002, đến nay có 42 cơ quan, đơn vị tham gia, với vai trò chủ đạo của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư. Hệ thống được xây dựng nhằm mục đích tạo kênh thông tin đối thoại giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân TP.HCM. Quy chế tổ chức hoạt động và phối hợp trong việc tham gia hệ thống đã được ban hành theo Quyết định số 53/2010/QĐ-UBND ngày 28/07/2010 (trước đó một Quy chế tương tự đã được ban hành tạm thời vào nĕm 2002). Chế độ báo cáo, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, được thực hiện định kỳ hàng tháng, quý, nĕm, theo từng loại đối tượng. Hệ thống bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định và đang trong quá trình tiếp tục cải thiện nâng cao chất lượng.• Các giải pháp tín dụng Nĕm 2007, Thành phố đã thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện cấp bảo lãnh tín dụng cĕn cứ theo chính sách và quy định của Chính phủ. Chức nĕng của Quỹ hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh. Quỹ đã có những hoạt động mở rộng quan hệ với các ngân hàng thương mại để phối hợp thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và cho vay. Tuy nhiên, vai trò của Quỹ còn khá mờ nhạt, hoạt động vẫn còn nhiều khó khĕn nhất là trong tình hình khó khĕn chung về kinh tế trong những nĕm vừa qua. Thành phố cũng thực hiện chính sách hỗ trợ lãi vay cho doanh nghiệp bằng Chương trình kích cầu thông qua đầu tư. Chính sách này được lồng ghép trong định hướng ưu tiên đầu tư của Thành phố. Ngân sách Thành phố 78 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật tiến hành hỗ trợ lãi vay cho các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, các ngành công nghệ cao, công nghiệp trọng yếu. Các mức hỗ trợ 100% và 50% được đặt ra cho các loại dự án đầu tư, với giới hạn về mức vốn vay (không quá 100 tỷ cho mỗi dự án và tổng số vốn vay là 8.000 tỷ đồng) và thời hạn (hỗ trợ không quá 07 nĕm). Một Quy chế phối hợp thực hiện đã được ban hành theo Quyết định số 5390/QĐ-UBND ngày 20/10/2012 quy định nhiệm vụ của các Sở ngành trong thẩm định dự án để đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng. Thực hiện chính sách lãi suất cho vay ưu tiên đối với một số ngành, lĩnh vực được quy định tại Thông tư số 14/2012/TT-NHNN ngày 04/05/2012 và Thông tư số 20/2012/TT-NHNN ngày 08/06/2012, với sự chủ động của Thành phố, đến cuối 2012, khoảng 5% doanh nghiệp đã tiếp cận được với tín dụng lãi suất thấp với tổng dư nợ cho vay trên 25 ngàn tỷ đồng. Chính sách giãn thuế của Chính phủ (Quyết định số 04/2012/QĐ-TTg ngày 19/01/2012) cũng được Thành phố chủ động triển khai áp dụng nhằm giảm bớt khó khĕn cho doanh nghiệp.• Xúc tiến thương mại và đầu tư Công tác xúc tiến thương mại rất được Thành phố chú trọng. Thông qua vai trò của Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, các công tác, chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư được thiết kế, triển khai thực hiện với nhiều hình thức, biện pháp phong phú như nghiên cứu, thu thập thông tin thị trường trong nước và quốc tế; cung ứng các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp; tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn mở ra các cơ hội kinh doanh; thực hiện việc quảng bá thu hút đầu tư; chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao, vinh danh doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu Bên cạnh đó, kinh phí xúc tiến còn được cấp hàng nĕm cho Sở Công thương, Sở Du lịch, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Ban Quản lý Đầu – tư Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Ban Quản lý Đầu tư – Xây dựng Khu đô thị mới Tây Bắc, Ban Quản lý Đầu tư – Xây dựng Khu đô thị mới Nam thành phố. Các đơn vị này chủ động thực hiện công tác xúc tiến liên quan đến phạm vi chức nĕng của mình. • Các chương trình định hướng và hỗ trợ cho doanh nghiệp. Chính sách về doanh nghiệp thường đứng trước những lựa chọn mang tính đánh đổi giữa lợi ích kinh tế và lợi ích của cộng đồng. Tĕng trưởng tạo ra những cái giá phải trả về mặt môi trường và xã hội vì các doanh nghiệp luôn hành xử theo động cơ lợi nhuận. Nhận thức được vấn đề môi trường, nĕm 2002, Thành phố đã phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào các khu công nghiệp và vùng phụ cận (Quyết định số 80/2002/QĐ-UBND ngày 08/07/2002). Mục tiêu của Chương trình hướng đến sử dụng quy hoạch khu công nghiệp, quy hoạch ngành và quy hoạch đô thị để tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào các khu công nghiệp và vùng phụ cận nhằm giảm thiểu các tác động xấu về môi trường. Trước đó, Chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo ưu thế cạnh tranh tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu” nĕm 2000 – 2003 (Chỉ thị số 04/2000/CT-UB-KT ngày 23/02/2000) đưa ra mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vay vốn để đổi mới công nghệ, thiết bị, di dời nhà xưởng ra khu công nghiệp với vai trò của các Quỹ tài chính được Thành phố thành lập dưới sự trợ giúp của các Tổ chức quốc tế nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm. Đồng thời, một số chính sách tài chính cho việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào các khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định số 99/2005/QĐ-UBND ngày 13/06/2005. Các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp di dời thể hiện rất toàn diện trên quy định từ hỗ trợ về vốn và lãi vay cho các doanh nghiệp đến hỗ trợ cho lao động, xây dựng nhà ở và các động cơ khuyến khích tiến độ di dời. Các chính sách này đến nay đã hết hiệu lực và chủ yếu hiện nay, công cụ quy hoạch đang được Thành phố sử dụng để tiếp tục hoàn thiện chủ trương di dời. Tóm lại, chính sách doanh nghiệp của Thành phố không đi theo hướng đánh đổi tĕng trưởng và chất lượng môi trường mà có những động thái từ rất sớm hạn chế các tác động về mặt môi trường, ít nhất cũng đã thể hiện trong một số vĕn bản chính thức. 79 Một số chính sách nhằm thúc đẩy... Bên cạnh đó, Thành phố đã thực hiện một số các chương trình hỗ trợ nâng cao nĕng lực về công nghệ cho các doanh nghiệp, tĕng cường liên kết vùng, ngành. Tiêu biểu như Chương trình hỗ trợ xây dựng thương hiệu và Chương trình hợp chuẩn do Sở Khoa học và Công nghệ và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư phối hợp thực hiện; các lớp đào tạo, tập huấn cho doanh nghiệp, hiệp hội và các cơ quan quản lý do Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nghiên cứu phát triển, Sở Tư pháp tổ chức. Các hoạt động hỗ trợ về thông tin chế độ, chính sách cho doanh nghiệp cũng rất được chú trọng. Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2012- 2015 được Thành phố ban hành tại Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 05/03/2012. Chính sách phát triển doanh nghiệp của Thành phố định hình và vận hành trong các khuôn khổ chính sách và quy định của Chính phủ, với đối tượng trung tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 nĕm (2006 – 2010) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg), UBND TP.HCM đã thành lập Ban Điều phối thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và cừa 5 nĕm của TP.HCM (Quyết định số 5306/QĐ- UBND ngày 27/11/2007), ban hành Quy chế hoạt động của Ban Điều phối (Quyết định số 82/QĐ-UBND ngày 08/01/2008), xây dựng và ban hành kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 13/5/2008). Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định một loạt các chính sách trợ giúp. Tuy gia tĕng về số lượng nhưng các khó khĕn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đương đầu là rất lớn như thiếu vốn, khó tiếp cận với các khoản tín dụng, đặc biệt là tín dụng ưu đãi; trình độ quản lý, nĕng lực điều hành còn hạn chế, nĕng lực xây dựng dự án sản xuất kinh doanh còn hạn chế nên không kết nối được với các tổ chức tín dụng; thiếu thông tin về công nghệ, máy móc thiết bị, nguồn cung cấp, ít hiểu biết về quản lý sản xuất, quản lý chất lượng dẫn đến nĕng suất và chất lượng sản phẩm thấp; thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh do không đủ vốn để thuê đất trong khu công nghiệp hoặc đầu tư mua đất và xây dựng nhà xưởng ở nơi phù hợp với quy hoạch; chưa có chiến lược về nhân sự, chưa quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao độngTrong khi đó, việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như hỗ trợ vốn đầu tư, hỗ trợ về đào tạo, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ về khoa học và công nghệ vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Tóm lại: chính sách phát triển doanh nghiệp của Thành phố, về mặt vĕn bản, thể hiện rất toàn diện. Phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế song hành với các nỗ lực cải cách doanh nghiệp nhà nước. Hoàn thiện về thể chế, phát triển nguồn nhân lực và công nghệ, đối phó với các thách thức về môi trường đều nổi lên như những nội dung trọng tâm trong các chính sách liên quan đến doanh nghiệp. Những nội dung này hướng tới chất lượng tĕng trưởng, thể hiện chủ trương rất đúng đắn của Thành phố “cần thiết phải chấp nhận tĕng trưởng kinh tế sẽ chậm lại trong một giai đoạn nhất định để sau đó sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, tĕng trưởng kinh tế cao hơn”1. Đi sâu vào các số liệu thống kê, đánh giá chung về phát triển kinh tế cho thấy chất lượng tĕng trưởng của Thành phố còn thấp, chủ yếu dựa trên tĕng trưởng về vốn và lao động. Hàng loạt các vấn đề được nhận diện như nĕng suất lao động còn thấp, hàm lượng giá trị gia tĕng còn thấp và có xu hướng giảm, sử dụng các nguồn lực chưa hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và chưa rõ nét. Chính sách phát triển doanh nghiệp, về cơ bản, chưa tạo được những chuyển biến về chất. Tuy nhiên, vấn đề của chính sách phát triển doanh nghiệp là tồn tại một khoảng cách khá lớn giữa các chủ trương, định hướng, quan điểm đúng đắn với việc cụ thể hóa trên thực tế. Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, thể hiện trong rất nhiều dạng chương trình, kế hoạch, đề án, quy định. Đa phần trong số đó còn mang tính phong trào, bị động chạy theo các khuôn mẫu được cố định sẵn của Chính phủ như Chương trình hỗ 1 Đề án thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào các Khu công nghiệp và vùng phụ cận (Quyết định số 80/2002/QĐ-UBND ngày 08/07/2002. 80 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chương trình cải cách hành chính, chính sách về lãi suất cho vay và giãn thuế trong nĕm 2012 Các chính sách cho doanh nghiệp thiếu đi chiều sâu cần thiết để hướng đến đúng đối tượng, tạo đúng động cơ thực thi và chuẩn bị sẵn nguồn lực để triển khai hiệu quả. Cũng như chính sách đầu tư, khung theo dõi và đánh giá chính sách rất ít khi được xây dựng một cách thực chất mà chủ yếu được triển khai theo hệ thống báo cáo hành chính với các dữ liệu và trách nhiệm phân tán trong nhiều ngành. Dù thể hiện những định hướng đúng đắn nhưng kinh nghiệm, khuôn mẫu hành chính và xử lý sự vụ mới là cơ chế vận hành thật sự của các chính sách về doanh nghiệp. Vì vậy, rất khó để đánh giá tương quan giữa chính sách doanh nghiệp với chất lượng tĕng trưởng ngoại trừ các nhận định mang tính cảm nhận, định tính là chủ yếu. 3. KẾT LUẬN Dù có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhưng chính sách đối với các doanh nghiệp của thành phố vẫn thiếu một chiến lược phát triển tổng thể và xuyên suốt. Các chính sách trợ giúp doanh nghiệp về tài chính, mặt bằng sản xuất, nâng cao nĕng lực công nghệ, xúc tiến mở rộng thị trường, thông tin và tư vấn đều được đề ra nhưng điều xuyên suốt, kết nối chúng trong bức tranh tĕng trưởng chung của thành phố vẫn chưa được định hình rõ nét. Các công cụ chính sách được sử dụng theo khuôn mẫu và kinh nghiệm, do đó khó có động cơ tính toán đến những lợi ích dài hạn. Điều này thể hiện rõ nét trong thiết kế chính sách hướng tới tạo nguồn thu từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước. Cơ sở lựa chọn giữa hai khuynh hướng thu trực tiếp từ các doanh nghiệp để bù đắp cho ngân sách Thành phố và hướng nguồn thu gia tĕng trong dài hạn từ tác động tích cực mà cơ sở hạ tầng hoàn thiện sẽ tạo ra đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những ràng buộc về thẩm quyền và nguồn lực hơn là cân nhắc về chất lượng tĕng trưởng./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2010 (Báo cáo số 115/BC-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố ngày 18 tháng 09 nĕm 2010). [2]. Báo cáo tổng kết tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2004-2011 (Báo cáo số 50/BC-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố ngày 09 tháng 05 nĕm 2011). [3]. Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh - Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh các nĕm 2000 - 2011. [4]. Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 10 tháng 08 nĕm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến nĕm 2020. [5]. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh các nĕm 2004-2011. [6]. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - Báo cáo “Kết quả thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006-2010” - Thành phố Hồ Chí Minh - tháng 09 nĕm 2010. [7]. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tĕng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015 - Thành phố Hồ Chí Minh - tháng 12 nĕm 2010. [8]. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nĕm 2012. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nĕm 2013 - Thành phố Hồ Chí Minh - tháng 12 nĕm 2012. [9]. William, Truy tìm cĕn nguyên tĕng trưởng, Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội, 2014. [10]. Thomas, Vinod et al., The quality of growth, Oxford University Press, 2000 [11]. Joseph E. Stiglitz, Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002. [12]. Stiglitz, J. E, Economics of the Public Sector, W.W Norton & Company, New [13]. Keynes, J.M, The general theory of employment interest and money, NewYork: Harcourt, Brace & World, Inc, 1936.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf29_8771_2136164.pdf
Tài liệu liên quan