Asean - Nửa thế kỷ tồn tại và phát triển

Tài liệu Asean - Nửa thế kỷ tồn tại và phát triển: Kinh tế 1. Hoàng hị Chỉnh: ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại và phát triển 1 2. Trương hị Hiền: Xác định tiêu chí nước công nghiệp để trở thành nước công nghiệp 14 3. Đoàn hị Mỹ Hạnh: Phát triển du lịch ẩm thực tạo hình ảnh điểm đến hấp dẫn cho Bến Tre 20 4. Vòng hình Nam: Đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ - tạo sinh kế cho nông dân tỉnh Kiên Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu 27 5. Nguyễn Văn Hậu, Phan hị Như Ý, Trương hị Hậu, Lê hị Quỳnh Như: Xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại Bình Dương 39 6. Võ hái Hiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Trần Văn An 51 7. Trần hị hu hảo: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh: những vấn đề cần quan tâm 60 8. Khổng Văn hắng: hực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây 68 9. Vũ Văn hực, Đỗ hị Hồng Hà: Kinh nghiệm phát triển ...

pdf126 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Asean - Nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế 1. Hoàng hị Chỉnh: ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại và phát triển 1 2. Trương hị Hiền: Xác định tiêu chí nước công nghiệp để trở thành nước công nghiệp 14 3. Đoàn hị Mỹ Hạnh: Phát triển du lịch ẩm thực tạo hình ảnh điểm đến hấp dẫn cho Bến Tre 20 4. Vòng hình Nam: Đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ - tạo sinh kế cho nông dân tỉnh Kiên Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu 27 5. Nguyễn Văn Hậu, Phan hị Như Ý, Trương hị Hậu, Lê hị Quỳnh Như: Xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trong các khu công nghiệp tại Bình Dương 39 6. Võ hái Hiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của bệnh nhân đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Trần Văn An 51 7. Trần hị hu hảo: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh: những vấn đề cần quan tâm 60 8. Khổng Văn hắng: hực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây 68 9. Vũ Văn hực, Đỗ hị Hồng Hà: Kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng của một số ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 77 10. Lê Phước Hương, Lưu Tiến huận: Trách nhiệm xã hội của ngân hàng thương mại cổ phần: nghiên cứu đa khía cạnh 83 Nghiên cứu – Trao đổi 11. Đặng hị hu Phương: Nâng cao trách nhiệm công tác văn thư nhằm hiện thực tốt quy chế về công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức: hực tiễn tại quận hanh Khê, Tp. Đà Nẵng 95 12. Bùi Nghĩa, Nguyễn Hữu Hoàng: Chính sách quản lý di cư đô thị Việt Nam hiện nay: vấn đề và kiến nghị 102 13. Lê Duy Dũng: Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp quân đội - thực trạng và giải pháp 112 Tổng Biên tập PGS.TS.NB. Nguyễn Thanh Phó Tổng Biên tập TS.NB. Trần Thanh Vũ Hội đồng Biên tập Chủ tịch: TS. Lê Bích Phương Các ủy viên: GS.TS.DS. Nguyễn Văn Thanh GS.TS. Hoàng Văn Châu GS.TS. Hồ Đức Hùng GS.TS. Hoàng Thị Chỉnh PGS.TS. Đỗ Linh Hiệp PGS.TS. Nguyễn Quốc Tế PGS.TS. Phạm Văn Dược PGS.TS. Phương Ngọc Thạch PGS.TS. Võ Văn Nhị PGS.TS. Phước Minh Hiệp PGS.TS. Phùng Đình Mẫn PGS.TS. Phạm Minh Tiến TS. Nguyễn Hữu Thân TS. Nguyễn Tường Dũng ThS. Lê Thị Bích Thủy Thư ký Tòa soạn: ThS. Hà Kiên Tân Giấy phép Hoạt động Báo chí in Số: 36/GP-BTTTT cấp ngày 05/02/2013 Số lượng in: 2.000 cuốn Chế bản và in tại Nhà in: Liên Tường, Quận 6, Tp. HCM Tòa soạn & trị sự: 530 Đại lộ Bình Dương, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Email: tapchiktktbd@gmail.com ISSN: 0866 - 7802SỐ: (19)9 - 2017Tạp chíKINH TEÁ - KYÕ THUAÄT MỤC LỤC Trang 3 THÁNG 1 KỲ Economic 1. Hoang hi Chinh: ASEAN - southeast century and devel- opment 1 2. Truong hi Hien: Determination of industrial water crite- ria for becoming industrial water 14 3. Doan hi My Hanh: Developing culinary tourism to cre- ate an attractive destination image for Ben Tre province 20 4. Vong hinh Nam: Training of aquaculture and waterish aquaculture training for kien giang provincial farmers in climate change conditions 27 5. Nguyen Van Hau, Phan hi Như Y, Truong hi Hau, Le hi Quynh Nhu: Building scales of factors afecting work mo- tivation of labour in industrial zones in Binh Duong province 39 6. Vo hai Hiep: he factors afecting patients’ satisfaction with treatment services at tran van an hospital 51 7. Tran hi hu hao: Building corporate culture in Ho Chi Minh city: some burning issues 60 8. Khong Van hang: Situation of industrial development in bac ninh province in recent years 68 9. Vu Van huc, Do hi Hong Ha: A few experiences in developing non-credit services of some commercial banks and thus promoting some lessons to Viet Nam bank for agricul- ture and rural development 77 10. Le Phuoc Huong, Luu Tien huan: Corporate social re- sponsibility of joint stock commercial banks: a study of some dimensions 83 Research – Exchange 11. Dang hi hu Phuong: Enhancing responsibility for pa- pers mission to well perform regulations of documents storage mission in oices and organizations: in thanh khe district, da nang city 95 12. Bui Nghia, Nguyen Huu Hoang: Vietnam urban mi- grant migration administration policy: issues and recommen- dations 102 13. Le Duy Dung: Arranging, renewing and enhance eicient eiciency of military enterprises - patterns and solutions 112 Editorial Oice and management: 530 Binh Duong Avenu, HiepThanh Ward, Thu Dau Mot City, Binh Duong Province Email: tapchiktktbd@ gmail.com ISSN: 0866 - 7802No: (19)9 - 2017 TABLE OF CONTENNTS Page EVERY 3 MONTHS JOURNAL ECONOMICS - TECHNOLOGY Editor - in - chief Assoc.Prof.Dr. Nguyen Thanh Deputy Editor - in – chief Dr. Tran Thanh Vu Editorial board Director: Dr. Le Bich Phuong Member: Prof.Dr. Nguyen Van Thanh Prof.Dr. Hoang Van Chau Prof.Dr. Ho Đuc Hung Prof.Dr. Hoang Thi Chinh Assoc.Prof.Dr. Đo Linh Hiep Assoc.Prof.Dr. Nguyen QuocTe Assoc.Prof.Dr. Pham Van Duoc Assoc.Prof.Dr. Phuong Ngoc Thach Assoc.Prof.Dr. Vo Van Nhi Assoc.Prof.Dr. Phuoc Minh Hiep Assoc.Prof.Dr. Phung Dinh Man Assoc.Prof.Dr. Pham Minh Tien Dr. Nguyen Huu Than Dr. Nguyen Tuong Dung MA. Le Thi Bich Thuy Managing Editor: MBA. Ha Kien Tan Publishing licence: Studying and following the No: 36/GP- BTTTT Date 05/02/2013 In number: 2.000 copies Printing at: Lien Tuong printing, District 6, HCM city 1ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ... TÓM TẮT Dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập được từ các nguồn trong và ngoài nước, với phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tác giả bài viết đã phân tích quá trình hình thành, tiềm nĕng phát triển và kết quả hoạt động của ASEAN trong 50 nĕm qua. Trên cơ sở những hiểu biết của mình, tác giả cũng đã nhận dạng được những nguyên nhân dẫn đến thành công cũng như những vấn đề đặt ra và tương lai phát triển của tổ chức đa phương nĕng động bậc nhất thế giới này. Từ khóa: ASEAN, Cộng đồng ASEAN, Tầm nhìn ASEAN 2025. Kinh tế ASEAN - NỬA THẾ KỶ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN Hoàng Thị Chỉnh* * GS.TS. GV. Trường Đại học kinh tế Tp. HCM ASEAN - SOUTHEAST CENTURY AND DEVELOPMENT ABSTRACT Based on the secondary data collected from domestic and foreign sources, with the statistical method of description, comparison, the author of the article analyzed the formation process, development potential and performance results. Of ASEAN in the last 50 years. On the basis of his knowledge, the author has identiied the causes of success as well as the issues and future development of the world’s most dynamic multinational organization. Keywords: ASEAN, ASEAN Community, ASEAN Vision 2025 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG Cách đây đúng 50 nĕm, vào ngày 8/8/1967, tại Bang Cốc, Thái Lan, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations - ASEAN) được ra đời trên cơ sở một liên minh 3 nước là Philippin, Malaysia và Thái Lan (được thành lập trước đó vào nĕm 1961, gọi là ASA) và 2 nước mới là Indonesia và Singapore. Mặc dù, mục tiêu đưa ra ban đầu của tổ chức là một Liên minh chính trị, kinh tế, vĕn hóa và xã hội nhưng lý do thành lập chủ yếu là do chính trị và an ninh khu vực. Lúc này phong trào chống Mỹ cứu nước đang phát triển mạnh mẽ tại 3 nước Đông Dương là Việt Nam, Lào và Campuchia mà đặc biệt là Việt Nam, nước này đang .chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công Mậu thân vào mùa Xuân nĕm 1968. Chính vì lẽ đó mà các nước trên có nhu cầu liên kết chặt chẽ phòng ngừa những bất trắc có thể xảy ra trong khu vực. Như vậy, thành viên 2Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 1: Các dấu mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của ASEEAN trong 50 nĕm qua STT Thời gian Nội dung cam kết 1 8/8/1967 Thành lập trên cơ sở Tuyên bố Bĕng Cốc nhằm tĕng cường hợp tác kinh tế, vĕn hóa, xã hội giữa các nước thành viên 2 1971 Tuyên bố về khu vực Hòa bình –Tự do và Trung lập (ZOPFAN) 3 1976 Tuyên bố Bali về sự hòa hợp ASEAN và hiệp ước thân thiện Đông Nam Á (TAC) 4 1992 Ký Hiệp định khung về tĕng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về Khu vực mậu dịch tự do AFTA, đặt nền móng cho xây dựng Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) sau này 5 1994 Thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), mở rộng quan hệ đối ngoại và thúc đẩy đối thoại về an ninh khu vực 6 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN (28/7/95) và ký Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) 7 1997 Thông qua Tầm nhìn ASEAN đến nĕm 2020, từ đó vạch ra mục tiêu hướng tới một Cộng đồng kinh tế ASEAN. Kết nạp Lào và Mianma vào ngày 24/7/97 8 1998 Thông qua Chương trình Hà nội tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 9 1999 Campucia gia nhập ASEAN vào ngày 30/4/1999 10 2002 Ký với Trung Quốc và Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển đông (DOC) 11 2003 Ra tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II) xác định 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN là Chính trị-an ninh, Kinh tế và Vĕn hóa-xã hội 12 2005 Hội nghị cấp cao Đông Á với sự tham gia của Trung Quốc, Nhận Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và Newzealand 13 2010 Thông qua Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN (MPAC) 14 2011 Thông qua Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các quốc gia toàn cầu sáng lập của ASEAN là 5 nước. Tuy nhiên, ASEAN được mở rộng liên tục vào những nĕm sau đó. Đầu tiên là Brunei. Ngay sau khi giành độc lập, vào ngày 8/1/1984, Brunei đã trở thành thành viên thứ 6 của tổ chức này. Tổ chức ASEAN còn được tiếp tục mở rộng bằng cách kết nạp 4 thành viên mới nữa mà lần lượt là: Việt Nam (28/7/1995); Mianma và Lào (24/7/1997) và Campuchia (30/4/1999) tại Hà Nội. Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN gắn liền với việc mở rộng quan hệ với khu vực và thế giới về nhiều mặt. Các dấu mốc lịch sử quan trọng của ASEAN được thể hiện trong bảng sau: 3ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ... 2. TIỀM NĔNG PHÁT TRIỂN Với 10 nước tham gia (thường gọi là SEA-10), ngày nay ASEAN đã là một tổ chức rộng lớn với diện tích tự nhiên là 4,47 triệu km2, chiếm 3% diện tích thế giới và hơn 630 triệu dân, chiếm 8,8% dân số thế giới (1). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN đạt gần 2600 tỷ USD, đứng thứ 6 trên thế giới vào đầu nĕm 2017 (2) (nếu coi ASEAN là một thực thể). Xét về điều kiện tự nhiên, ASEAN rất giàu có tài nguyên thiên nhiên, nhiều khoáng sản và kim loại quý từ dầu mỏ, khí đốt (Indonesia, Brunei, Malaysia, Việt Nam) đến đồng (Philippin), thiếc (Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam), vàng (Indonesia)Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao và đất đai màu mỡ, ASEAN rất có tiềm nĕng về phát triển nông nghiệp: đứng đầu thế giới về sản lượng xuất lúa gạo (Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Campuchia ), cao su thiên nhiên (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam), cà phê (Việt Nam, Indonesia), hạt tiêu, hạt điều (Indonesia, Việt Nam)Rừng với nhiều gỗ quý, dược liệu và chim muông quý hiếm đã làm cho ASEAN rất có tiềm nĕng về phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là Lào, Indonesia, Mianma, Malaysia). Hầu hết các nước ASEAN (trừ Lào) đều tiếp xúc với biển Thái Bình Dương nên rất có tiềm nĕng về khai thác thủy sản và nuôi trồng nước lợ. Nhiều nước trong khu vực nổi lên như những cường quốc xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam. Bên cạnh đó, sông Mê Công chảy qua 5 nước (Thái Lan, Mianma, Campuchia, Lào và Việt Nam) cùng với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ASEAN còn có tiềm nĕng khai thác thủy sản nước ngọt. Tuy không có tiềm nĕng về tài nguyên khoáng sản và nông nghiệp nhiệt đới như các thành viên khác, nhưng Singapore lại biết khai thác tối đa vị trí biển đảo để trở thành nước đóng tàu và cảng biển bốc dỡ container hàng đầu thế giới. Nhờ vào vị trí địa lý và thiên nhiên ban tặng cùng với nền vĕn hóa truyền thống có từ lâu đời mà ASEAN rất có tiềm nĕng về du lịch từ nghỉ dưỡng đến khám phá và tâm linh. Đảo Bali ở Indonesia, bãi biển Fuket ở Thái Lan, Vịnh Hạ Long, Hang Sơn Đoòng ở Việt Namlà những điểm rất hấp dẫn du khách, trong đó đảo Bali còn được mệnh danh là “Ha Oai phương Đông”, Vịnh Hạ Long đã 2 lần lọt vào danh sách “các kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng thế giới”, Hang Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới mà loài người đã khám phá Rồi đến những di tích lịch sử, những đền đài vĕn hóa nổi tiếng thế giới như Chùa vàng, chùa bạc ở Thái Lan, Angko Thơm, Angko Vát ở Campuchia, chùa Burundi ở Indonesia, Triều đình Huế ở Việt NamTất cả đều rất hấp dẫn du khách. Tận dụng tối đa những lợi thế thiên nhiên ban phát và có chiến lược phát triển du lịch lâu dài mà một số nước trong khu vực đã phát triển mạnh mẽ ngành “công nghiệp không khói” này với việc thu hút hàng vài chục triệu du khách mỗi nĕm và mang về cho đất nước hàng vài chục tỷ USD như Thái Lan, Malaysia, Singgapore, Indonesia ASEAN là khu vực đông dân, đó là một 15 31/12/2015 Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập 16 6/9/2016 Thông qua Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025 và triển khai sáng kiến hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn III (2016-2020) Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu liên quan đến ASEAN 4Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật lợi thế, nhưng điều quan trọng hơn là dân số ASEAN rất trẻ, trên 2/3 ở độ tuổi dưới 30. Dân số trẻ thể hiện tính linh hoạt cao và dễ hấp thụ công nghệ mới với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật khi thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Dân số đông là một thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn; Dân số đông hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài; Và dân số đông là nơi cung cấp lao động với giá nhân công rẻĐó chính là một lợi thế của ASEAN. Hơn thế nữa, mặc dù tôn giáo giữa các nước thành viên có khác nhau nhưng đa số đều theo đạo Phật nên, khu vực này khá ôn hòa, thuần nhất so với nhiều khu vực khác trên thế giới. Tuy theo đạo Hồi nhưng tình hình ở Indonesia, Malaysia cũng không phức tạp như các nước ở Trung Đông Như vậy, về cơ bản, môi trường chính trị của ASEAN là khá ổn định, các nước thành viên chung sống với nhau đoàn kết, dễ hòa hợp. 3. NHỮNG THÀNH CÔNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Qua 50 nĕm tồn tại và phát triển, từ những nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, ngày nay ASEAN đã vươn lên trở thành một khu vực kinh tế nĕng động bậc nhất trong nhóm các nước đang phát triển trên thế giới. Nửa thế kỷ qua, sức mạnh kinh tế của các nước này tĕng lên từ vài chục đến hàng trĕm lần (bảng 2), (3). Bảng 2: Tổng sản phẩm quốc nội của ASEAN nĕm 1970 và nĕm 2016 (Tỷ USD) Nước 1970 2016 2016 so với 1970 (lần) Singapore 2 295 147,5 Malaysia 4 297 74,3 Indonesia 10 944 94,4 Philippin 7 303 43,3 Thái Lan 7 396 56,6 Các nước khác 7 320 45,7 Tổng 37,0 2.555 69,1 Nguồn: United Nations Coference on Trade and Development (dẫn theo tài liệu số 3) Một số nước như Malaysia, Thái Lan được xếp vào hàng các nước công nghiệp mới thứ hai sau “4 con rồng châu Á” là Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong và Singapore - được coi là các nước công nghiệp mới thứ nhất. Riêng Singapore vừa là thành viên của NicS thứ nhất, vừa là thành viên của ASEAN với những chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thậm chí hơn cả nhiều nước phát triển và được xếp ở thứ hạng rất cao, Nĕm 2016, GDP bình quân đầu người của Singapore đạt 52.961 USD, đứng thứ 9 trên thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 3 theo GDP tính theo sức mua, vượt qua nhiều nước phát triển khác như Nhật, Anh Pháp, Đức... Ngoài Singapore, trong các nước ASEAN có Brunei cũng thuộc nhóm này (bảng 3), (4). 5ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ... Bảng 4: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP/người của các nước thành viên ASEAN nĕm 2016 STT Nước GDP GDP/người Giá trị (triệu USD) Hạng Giá trị (USD) Hạng 1 Brunei - Danh nghĩa - Theo sức mua 11.182 32.838 130 124 26.424 76.884 28 4 2 Campuchia - Danh nghĩa - Theo sức mua 19.398 64.405 113 104 1.230 3.737 153 141 3 Indonesia - Danh nghĩa - Theo sức mua 932.448 3.257.123 16 7 3.604 11.720 114 96 4 Lào - Danh nghĩa - Theo sức mua 13.790 44.639 123 110 1.925 5.710 137 128 Các nước khác trong khối ASEAN cũng đang vươn lên và cải thiện dần vị trí của mình. Xét về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhiều nước ASEAN được xếp hạng cao trong 190 nước và lãnh thổ được xếp hạng ( bảng 4) chứng tỏ sức mạnh nền kinh tế của các nước này cũng rất nổi trên thế giới như Indonesia, Thái Lan, Philippin, Malaysia (4). Bảng 3: Top 10 nước có chỉ số GDP bình quân đầu người cao nhất nĕm 2016,USD GDP/ người (danh nghĩa) GDP/người (theo sức mua PPP) Nước Gía trị Hạng Nước Giá trị Hạng Luýchxĕmbua 103.199 1 Qatar 127.660 1 Thụy sĩ 79.242 2 Luýchxĕmbua 104.003 2 Nauy 70.392 3 Singapore 90.151 3 Ireland 62.562 4 Ma cao 87.855 4 Qatar 60.787 5 Brunei 76.884 5 Iceland 59.629 6 Cô ét 71.887 6 Mỹ 57.436 7 Nauy 69.249 7 Đan Mạch 53.744 8 Ireland 69.231 8 Singapore 52.961 9 Tiểu vương quốc Ả rập (UAE) 67.871 9 Úc 51.850 10 Thụy sĩ 59.561 10 Nguồn: IMF (2016) List of Countries by GDP per capita 6Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 5: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội của các nước ASEAN nĕm 2016 S T T Nước DTích (1000km2) Dân số (triệu người) Tốc độ tĕng trưởng GDP (%) Tỷ lệ đầu tư (% GDP) Tỷ lệ lạm phát (%) Dự trữ ngoại tệ (triệu USD) Chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI) Tuổi thọ bình quân (nĕm) 1 Brunei 5,77 0,42 -1,1 27,4 -0,4 2.892 0,865 77,7 2 Campuchia 181,04 15,41 7,0 20,7 1,2 5.093 0,563 68,7 5 Malaysia - Danh nghĩa - Theo sức mua 296.359 922.057 38 26 9.360 27.267 65 46 6 Mianma - Danh nghĩa - Theo sức mua 66.324 334.856 74 53 1.269 5.832 150 127 7 Philippin - Danh nghĩa - Theo sức mua 304.696 878.980 36 29 2.924 7.728 124 118 8 Singapore - Danh nghĩa - Theo sức mua 296.967 514.837 37 39 52.961 90.151 9 3 9 Thái Lan - Danh nghĩa - Theo sức mua 406.949 1.226.407 26 20 5.889 16.888 85 73 10 Việt Nam - Danh nghĩa - Theo sức mua 201.326 648.243 48 34 2.173 6.429 132 125 Nguồn: IMF (2016) List of Countries by GDP and GDP per Capita Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nĕm 2008, các nước ASEAN đã lấy lại phong độ của sự phát triển và đạt tốc độ tĕng trưởng tương đối cao, đặc biệt là những nước đi sau như Mianma, Lào, Campuchia và Việt Nam. Bên cạnh tỷ lệ đầu tư cao, lạm phát tương đối ổn định (tuy có một số nước giảm phát trong nĕm qua do sức mua kém như Brunei, Thái Lan và Singapore), dự trữ ngoại tệ dồi dào, nền kinh tế của các nước ASEAN ngày càng đi vào quỹ đạo phát triển. Nhờ đó, các chỉ số về xã hội cũng được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, chỉ số phát triển nguồn nhân lực của Singapore đạt 0,925 đứng thứ 5 trên thế giới và tuổi thọ bình quân đạt 83,1 đứng thứ 3 trên thế giới (bảng 5) (5). 7ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ... 3 Indonesia 1910,93 255,46 4,8 34,6 6,4 105.931 0,689 69,1 4 Lào 236,80 6,49 6,7 - 1,3 987 0,586 65,7 5 Malaysia 330,80 31,00 5,0 25,1 2,1 95.290 0,789 75,0 6 Mianma 676,59 52,12 7,2 35,3 11,0 5.075 0,556 66,6 7 Philippin 300,00 101,57 5,8 20,9 1,4 80.667 0,682 68,5 8 Singapore 0,72 5,54 2,0 26,3 -0,5 247.747 0,925 83,1 9 Thái Lan 513,12 67,24 2,8 24,1 -0,9 156,514 0,740 74,9 10 Việt Nam 330,97 91,7 6,7 27,7 0,6 28.000 0,683 76,0 Nguồn: Basic Statistics 2016 ADB 4. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG Tại sao trong những nĕm qua nhiều khu vực trên thế giới rơi vào tình trạng bất ổn, những cuộc nội chiến, tranh chấp về biên giới, sắc tộc, tôn giáodiễn ra hàng ngày trong khi đó, các nước khu vực Đông Nam Á lại khá bình yên và gặt hái được những thành công nhất định trong phát triển kinh tế và tương đối ổn định về chính trị xã hội - an ninh khu vực? Đó là câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu muốn trả lời. Phải chĕng đó là tinh thần đoàn kết. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Ngay từ khi thành lập, ASEAN đã xác định 7 mục tiêu mà trong đó ở hầu hết các mục tiêu đều thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, đó là: (i) Thúc đẩy sự tĕng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển vĕn hóa trên tinh thần bình đẳng và hợp tác, nhằm tĕng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình, thịnh vượng (ii) Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hiệp quốc (iii) Thúc đẩy sự hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên lĩnh vực kinh tế , xã hội vĕn hóa và hành chính (iv) Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính (v) Cộng tác có hiệu quả hơn, để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngánh công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch, kể cả việc nghiên cứu các vấn đề buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân (vi) Thúc đẩy việc nghiên cứu Đông Nám Á và (vii) Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự, tìm kiếm cách thức nhằm đạt được sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này (6). Rõ ràng, các mục tiêu mà ASEAN đưa ra đã cho thấy tính chất hợp tác vì lợi ích chung của cả khu vực. Lợi ích của mỗi thành viên phải gắn chặt với lợi ích của cả cộng đồng. Thành công của ASEAN chính là dựa vào sự hợp tác toàn diện chẳng những về vấn đề kinh tế mà còn cả vấn đề xã hội, chính trị, vĕn hóa và an ninh khu vực. Chính vì lẽ đó mà trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển lên tầm cao mới là Cộng đồng ASEAN, ASEAN đã luôn khẳng định 3 trụ cột là: Cộng đồng chính trị - an ninh; Cộng đồng kinh tế; và Cộng đồng vĕn hóa - xã hội. Chính sự hợp tác toàn diện này càng tạo điều 8Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật kiện để các thành viên có cơ hội tiếp xúc, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi công việc, từ phát triển kinh tế đến đời sống vĕn hóa xã hội và cả trách nhiệm giữ gìn an ninh, trật tự cho nhau, cho khu vực trước sự dòm ngó hoặc tấn công từ bên ngoài. Về mặt kinh tế, liên tục nâng tầm liên kết từ thấp đến cao đã tạo nên sự thành công cho ASEAN. Ban đầu chỉ là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với nhiệm vụ đặt ra là ổn định hòa bình an ninh khu vực là chính còn liên kết về kinh tế hầu như chưa có bao nhiêu. Nhưng trước yêu cầu mới với sự ra đời và phát triển của một số hình thức liên kết kinh tế quốc tế trên thế giới và cần thúc đẩy buôn bán nội khối mà một khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA) đã ra đời và thực thi từ nĕm 1993 với nội dung cốt lõi là CEPT (thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung). Lộ trình này kéo dài 10 nĕm với 6 thành viên cũ. Việt Nam được gia hạn 3 nĕm; Mianma và Lào được gia hạn 5 nĕm và Campuchia được gia hạn 7 nĕm do các nước này gia nhập sau và có trình độ phát triển thấp hơn so với 6 thành viên cũ. Nhờ có AFTA ra đời mà các nước thành viên đều hưởng lợi do mậu dịch tự do mang lại bởi thuế quan đã cắt giảm xuống 0-5%. Tuy nhiên, để nâng tầm liên kết về mọi mặt, ASEAN không dừng ở đó mà lại phát triển lên một mức cao hơn đó là Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) được ra đời từ ngày 31/12/2015. Mục tiêu của AEC là nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả nĕng cạnh tranh cao; kinh tế phát triển đồng đều; đói nghèo và chênh lệch kinh tế được giảm bớt đến nĕm 2020. Rõ ràng ASEAN không chỉ là một thị trường chung mà còn là một cơ sở sản xuất thống nhất: nghĩa là toàn khu vực là một chuỗi sản xuất, các yếu tố như lao động, vốn, công nghệ sẽ được lưu chuyển tự do giữa các nước ASEAN mà không bị một hàng rào hay một sự phân biệt đối xử nào. Liên kết mạnh mẽ với bên ngoài chính là một đặc trưng của ASEAN so với nhiều khu vực khác trên thế giới, nhất là khu vực của các nước đang phát triển và đó cũng là nguyên nhân dẫn tới thành công của ASEAN trong quá trình phát triển kinh tế. Quán triệt tinh thần của mục tiêu thứ 7, ASEAN đã liên tục mở rộng liên kết với rất nhiều đối tác. Trước hết là tham gia vào Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào nĕm 1989, 6 nước thành viên cũ của ASEAN chính là 6 trong 12 thành viên sáng lập ra tổ chức này. Tiếp theo, vào nĕm 1996 ASEAN lại tham gia vào Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) bao gồm 25 nước, trong đó có 7 nước ASEAN để mở rộng mối quan hệ với những nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Tháng 4/1997 ASEAN đã đề xuất việc tổ chức hội nghị cấp cao giữa ASEAN với 3 nước Đông Bắc Á chính là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc và sau đó được chính thức thể chế hóa thành ASEAN +3 vào nĕm 2000 và đến nĕm 2002 đã chuyển ASEAN +3 thành Hội nghị cấp cao Đông Á. Tháng 12 nĕm 2005, Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ nhất tổ chức tại Kuala Lumpur với sự tham gia không chỉ có các nước thành viên ASEAN +3 mà còn có cả 3 nước mới là Úc, NewZealand và Ấn Độ, tức là ASEAN +6. Để thúc đẩy mậu dịch tự do, ASEAN đã ký một loạt hiệp định mậu dịch tự do (FTA) với các nước trên, đó là với Hàn Quốc (AKFTA) có hiệu lực từ nĕm 2006, với Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực từ nĕm 2010, với Úc và Newzealand (AANZFTA) có hiệu lực từ nĕm 2010, với Ấn Độ (AIFTA) có hiệu lực từ nĕm 2010 và Hiệp định đối tác toàn diện với Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực từ nĕm 2008. 9ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ... Không những thế trong các hội nghị quan trọng của ASEAN đều có sự hiện diện của các nước lớn như Nga, Mỹ Rõ ràng, chưa có khu vực nào trong số nhóm các nước đang phát triển lại cởi mở như ASEAN. ASEAN đã biết tận dụng những cơ hội của thế giới mang lại thông qua quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa để khai thác lợi thế của mình. ASEAN đã mở rộng quan hệ kinh tế từ Đông Nam Á sang Đông Bắc Á; từ Đông Nam Á sang châu Âu; từ Đông Nam Á sang Nam Thái Bình Dương; từ Đông Nam Á sang Ấn Độ Dương, từ sông Mê Công sang sông Hằng; từ các nước đang phát triển vào các nước phát triển Đây quả là một nét nổi bật của ASEAN, thể hiện tính nĕng động của khu vực này rất cao. Được ảnh hưởng trực tiếp từ một nền kinh tế phát triển thần kỳ Đông Bắc Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Với vị trị thuận lợi và tiềm nĕng về tài nguyên thiên nhiên, lao động với giá nhân công rẻ, ASEAN là thị trường hấp dẫn để tiếp nhận đầu tư, chuyển giao công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm của các nước này. Ngược lại thị trường Đông Bắc Á cũng rất hấp dẫn đối với các nước ASEAN về tài nguyên, khoáng sản và đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới như gạo, cà phế, cao su, dầu cọ, hạt tiêu, hạt điều và cả thủy sản nữa. Sau này, Trung Quốc cũng thuộc Đông Bắc Á trỗi dậy lại là một thị trường hấp dẫn của ASEAN và ngược lại, ASEAN cũng là môi trường đầu tư, tiêu thụ sản phẩm cho Trung Quốc. Quan hệ hai chiều ASEAN- Trung Quốc thật tiềm nĕng với một thị trường gần 2 tỷ dân và GDP lên tới gần 14 ngàn tỷ USD. 5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA VÀ TƯƠNG LAI PHÁT TRIỂN Tuy gặt hái được niều thành công như thế nhưng ASEAN cũng đang gặp phải những vấn đề thách thức mà mỗi nước thành viên và cà cộng đồng phải chung tay giải quyết. Đó là: Thứ nhất, mặc dù so với nhiều khu vực khác và mức bình quân chung của thế giới thì tĕng trưởng kinh tế của ASEAN là khá cao, dự báo cho nĕm 2018 là khoảng 5% (bảng 6) (7) Bảng 6: Dự báo về tĕng trưởng kinh tế của các nước ASEAN giai đoạn 2017-2018 STT Nước 2017 2018 1 Brunei 1,0 2,5 2 Campuchia 7,1 7,1 3 Indonesia 5,1 5,3 4 Lào 6,9 7,0 5 Malaysia 4,7 4,6 6 Mianma 7,7 8,0 7 Philippin 6,5 6,7 8 Singapore 2,4 2,5 9 Thái Lan 3,5 3,6 10 Việt Nam 6,5 6,7 Bình quân 4,8 5,0 Nguồn: www.adb.org/statistics (dẫn theo tài liệu thứ 7) 10 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Nhưng, để sớm trở thành những nước có nền công nghiệp hiện đại và mức sống của người dân ở ngưỡng khá hơn hẳn, đòi hỏi tĕng trưởng kinh tế của ASEAN phải đạt mức trên 7%. Nếu tĕng trưởng 5% thì phải mất 15 nĕm, thu nhập mới tĕng lên gấp đôi. Nhưng nếu tĕng trưởng là 7% thì thời gian đó chỉ còn là 10 nĕm. Rõ ràng đẩy nhanh tốc độ tĕng trưởng sẽ góp phần thu hẹp nhanh hơn khoảng cách của các nước ASEAN với những nước tiên tiến trên thế giới. Thứ hai, Trình độ phát triển kinh tế còn khá chênh lệch giữa các nước thành viên. Đặc biệt là giữa Singapore với các nước thành viên còn lại; giữa 6 thành viên cũ với 4 thành viên mới (gọi là nhóm CMLV bao gồm Campuchia, Mianma, Lào và Việt Nam). Kinh tế học quốc tế đã chứng minh rằng một khi, chênh lệch giữa các nước thành viên trong một tổ chức liên kết còn nhiều thì hiệu quả hợp tác không cao vì nền kinh tế mang tính bổ sung cho nhau hơn là mang tính cạnh tranh lẫn nhau. Mà cạnh tranh mới thực sự là động lực để phát triển. Thứ ba, như trên đã phân tích một trong những lợi thế của ASEAN là dân số trẻ nhưng lợi thế này sẽ không còn nữa vì dân số các nước ASEAN, đặc biệt là Singapore, Thái Lan và Việt Nam đang trong qua trình già hóa do tuổi thọ ngày càng cao và mức sinh giảm đi. Theo số liệu từ Hội nghị lần thứ 3 ASEAN-Nhật Bản về già hóa dân số chủ động diễn ra vào ngày 26-27 /6 / 2017 tại Manila, Philippin thì đến nĕm 2050, 24% dân số ASEAN sẽ ở độ tuổi 60 trở lên (8) . Đây quả thật là một thách thức lớn, đòi hỏi chính phủ của mỗi nước thành viên và cả cộng đồng khu vực phải có những chính sách đón đầu liên quan đến môi trường, quỹ lương hưu, chĕm sóc sức khỏe, y tế cộng đồng Thứ tư, mặc dù mức thuế quan đã cắt giảm tối đa nhưng buôn bán nội khối giữa các nước thành viên ASEAN vẫn còn ít, khoảng 20- 25% trong tổng khối lượng buôn bán, trong khi con số này giữa các nước thành viên EU là trên 60%. Nguyên nhân là tuy mức thuế quan đã cắt giảm mạnh nhưng các hàng rào phi thuế quan vẫn mọc lên, những nước đi sau thường chưa tận dụng được những ưu đãi do FTA mang lại, giấy chứng nhận xuất xứ còn bị từ chốiBên cạnh đó, với Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA), quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc lại có phần phát triển và có thể lấn át quan hệ buốn bán nội khối ASEAN. Quan hệ thương mại của Trung Quốc với Đông Nam Á dựa trên hình thức song phương, nhất là ở những nước có đường biên giới với Trung Quốc. Với chính sách Vành đai và Con đường của mình cùng với những cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đã xây dựng để nối dài với các nước ASEAN, Trung Quốc có thể làm thay đổi dòng chảy thương mại của các nước ASEAN thay vì giữa các nước thành viên với nhau là giữa từng thành viên với Trung Quốc. Thứ nĕm, quá trình hình thành và phát triển của ASEAN hầu như gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 trên thế giới (từ nĕm 1970 đến những nĕm gần đây). Tuy nhiên, ngoài số lượng người sử dụng Internet tĕng nhanh qua các nĕm thì những ứng dụng của CNTT vào đời sống chưa phát triển mạnh ở các nước này, đặc biệt là thương mại điện tử. Thương mại điện tử của khu vực ASEAN được đánh giá là còn tụt hậu so với nhiều nước châu Á khác. Trong các nước ASEAN thì chỉ có Singapore là có kết nối trực tuyến rộng khắp cả nước. Tổng giá trị thương mại điện tử nĕm 2015 của toàn khu vực mới đạt 0,8% so với toàn bộ giá trị thương mại (9). Thương mại điện tử yếu kém là do cơ sở hạ tầng mạng truyền 11 ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ... thông còn chưa phát triển, không thể kết nối được. Ngoài ra, yếu tố tâm lý thích mua hàng trực tiếp, thói quen thanh toán tiền mặt của người tiêu dùng cũng làm cho giao dịch hàng hóa qua Internet chưa phát triển. Với dân số trên 600 triệu người lại đa số là trẻ nữa nên ASEAN thực sự là một thị trường hấp dẫn với các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới. Nếu ASEAN không nhanh chóng nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng truyền thông và tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của thương mại điện tử thì miếng bánh ngon này có thể rơi vào các “đại gia” lớn trong ngành bán lẻ trên thế giới như Amazon, Alibaba Thứ sáu, một trong những lợi thế của ASEAN là dân đông, giá nhân công rẻ nhưng từ nĕm 2015, thế giới đã bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tức là tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá về công nghệ thông tin,công nghệ sinh học, công nghệ Nano. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm thay đổi cơ bản cách thức sản xuất hiện nay, Người máy (Robot) sẽ thay thế con người làm được mọi việc một cách thông minh với trí nhớ vô biên và hoạt động 24/24 mà con người không thể làm được. Lúc đó, những công việc như dệt may, dịch vụ giải trí, y tế, giao thông, giáo dụcngười máy sẽ đảm nhiệm một cách hiệu quả. Và như vậy, lợi thế của ASEAN về lao động giá rẻ sẽ không còn cần nữa và thậm chí còn biến thành nguy cơ khi một lượng lớn lao động bị thất nghiệp, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết. Rõ ràng tương lai phát triển của ASEAN không thể không tính đến thách thức này đang ngày càng hiện diện rõ nét trên thế giới sẽ lan truyền và tác động mạnh mẽ đến các nước ASEAN. Thứ bảy, xét về an ninh, chính trị khu vực, một số nước thành viên như Philippin, Malaysia, Indonesia, miền Nam Thái Lan đang phải đối đầu với những phe nhóm có liên hệ với các tổ chức khủng bố quốc tế như nhóm Abusayyaf và Mặt trận Hồi giáo Moro ở Philippin và sự vươn tới Đông Nam Á của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Bên cạnh đó, vấn đề sắc tộc, tôn giáo cũng là nguyên nhân chủ yếu gây chia rẽ trong nền chính trị của Mlaysia, Indonesia, Philippin, Thái Lan và Mianma khiến tiến trình nhất thể hóa nền kinh tế trong khối ASEAN có thể bị chậm lại. Ngoài ra, vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa hầu hết các nước ASEAN với Trung Quốc cũng là rào cản ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu mà ASEAN đã đặt ra Thứ tám, với vị trí địa lý là có đường bờ biển dài, mật độ dân số cao và điều kiện tự nhiên đặc thù, đời sống kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, khu vực Đông Nam Á trở thành một khu vực dễ bị tổn thương bởi những tác động của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tác động rất xấu đến khu vực ASEAN gây ra những tổn thất nặng nề và thiệt hại to lớn cho các nước làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nĕng lượng và sinh kế. Tất cả đòi hỏi chính phủ các nước phải có những biện pháp thích ứng như giảm thiểu suy thoái rừng và phá rừng, tối thiểu hóa rủi ro do thời tiết cực đoan, cung cấp cơ hội sinh kế bền vững cho cộng đồng Mặc dù những thách thức kể trên là rất lớn, đe dọa sự phát triển bền vững của ASEAN trong tương lai mà chính phủ các nước nói riêng và cộng đồng ASEAN nói chung phải có những quyết sách ngay từ bây giờ, nhưng những thành công đã đạt được của ASEAN trong 50 nĕm qua là rất đáng được ghi nhận. Từ 1/1/2016, ASEAN đã thực thi “Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025” được chính thức cam kết giữa 10 nước thành viên tại Hội nghị 12 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Kuala Lampur (Malaysia) ngày 21-22/11/2015. Bản cam kết này gồm 15 điều mà trong đó điều cuối cùng (điều thứ 15) đã nói lên rất rõ quyết tâm cần phải đạt tới của các nhà lãnh đạo ASEAN, đó là:” Chúng tôi cam kết với người dân về quyết tâm hiện thực hóa một ASEAN dựa trên luật lệ, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, một ASEAN của “một Tầm nhìn, một Bản sắc, một Cộng đồng” (10). 6. VIỆT NAM VỚI ASEAN Gia nhập ASEAN đã 22 nĕm, Việt Nam được đánh giá là một thành viên sáng giá với tinh thần trách nhiệm cao, có nhiều đề xuất, nhiều sáng kiến và có vai trò quan trọng trong các hoạt động của ASEAN. Với Việt Nam, ASEAN chính là môi trường làm quen, thử thách và rèn luyện đối với việc mở của ra bên ngoài, hội nhập với thế giới trong bối cảnh bị bao vây, cấm vận nhiều nĕm trước đó. Một số đóng góp nổi trội của Việt Nam trong các hoạt động của ASEAN có thể kể ra là: (i) Thúc đẩy việc kết nạp Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN; (ii) Chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 1998-2001, chủ trì Hội nghị cấp cao lần thứ 6 tại Hà Nội và ra Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách giữa các nước thành viên;Chủ tich ASEAN 2010 và Chủ tri Hội nghị cấp cao ASEAN-16 với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”; (iv) Đóng góp các ý kiến để xây dựng Cộng đồng ASEAN và sớm triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 ;(v) Chủ động đưa ra nhiều đề xuất mới trong Tuyên bố diễn đàn khu vực (ARF) về tĕng cường hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên Biển; (vi) Hoàn tất danh mục các hoạt động ưu tiên thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2016-2018; (vii) Chủ trì đàm phán Hiệp định đối tác toàn diện ASEAN - Nhật Bản; (viii) Tích cực hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công vai trò chủ tịch ASEAN 2016So với một số thành viên khác của ASEAN, Việt Nam là một thành viên có nền chính trị tương đối ổn định và luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, như một hạt nhân nòng cốt kết nối các nước ASEAN lại với nhau. Các nước ASEAN cũng nhận thấy vai trò đó của Việt Nam và uy tín của Việt Nam không ngừng được tĕng lên trước con mắt bạn bè. Tham gia vào ASEAN, bên cạnh những lợi ích to lớn mà Việt Nam đã và sẽ nhận được nhờ tự do hóa về mậu dịch, tự do hóa về đầu tư, tự do hóa về dịch vụ, tự do hóa về di chuyển lao động mang lại nhưng cũng đặt Việt Nam trước nhiều thách thức vì trình độ phát triển kinh tế còn thấp, khả nĕng cạnh tranh còn kém hơn so với một số nước khác trong khu vực. Tất cả đòi hỏi Việt Nam phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa mà đặc biệt là cải cách thể chế để hội nhập vào ASEAN có hiệu quả hơn. Thay cho lời kết Như vậy, trải qua 50 nĕm tồn tại và phát triển, từ một khu vực bị chia rẽ bởi đối đầu và nghi kỵ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thực sự lớn mạnh và trở thành tấm gương sáng cho các nước đang phát triển noi theo về tinh thần đoàn kết, tính nĕng động sáng tạo và hội nhập sâu rộng với thế giới bên ngoài. Có thể nói, ASEAN là một trong các tổ chức đa phương thành công nhất. Nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế đều coi ASEAN là đối tác quan trọng và đáng tin cậy trong hoạch định chiến lược phát triển của mình. Mặc dù trước mắt còn nhiều khó khĕn nhưng ngôi nhà chung ASEAN đã được hình thành và ngày càng được xây đắp cho vững chãi hơn, khang trang hơn. Là một thành viên của ASEAN, Việt Nam rất tự hào và mỗi người dân chúng ta càng tự hào hơn khi mình là “một công dân ASEAN”./. 13 ASEAN - nửa thế kỷ tồn tại ... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á https://vi.wikipedia.org/wiki/ Hi% E1% BB%87p_h%E1%BB%99i_c%C3%A1c_ qu%E1%BB%91c_ gia_%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81 [2]. Cơ hội và thách thức của ASEAN sau 50 nĕm hình thành, phát triển thuc-cua-asean-sau-50-nam-hinh-thanh-phat- trien/438541.vnp ngày 30/3/2017 [3]. Phát triển thần kỳ sau 50 nĕm, nhóm 10 nước, trong đó có Việt Nam, đang dẫn đầu tĕng trưởng toàn cầu ky-sau-50-nam-nhom-10-nuoc-trong-do-co- viet-nam-dang-dan-dau-tang-truong-toan- cau-4201778101814799.htm ngày 7/8/2017 [4]. List of Countries by GDP và GDP per Capita 2016 của IMF [5]. Basic Statistics 2016 ADB [6]. Mục tiêu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là gì? https://asean.thuvienphapluat.vn/cau-hoi- thuong-gap/Muc-tieu-hoat-ong-cua-Hiep-hoi- cac-nuoc-ong-Nam-A-la-gi.html [7]. ADB giữ nguyên dự báo tĕng trưởng của Việt Nam trong nĕm 2017-2018 kinh-te-dau-tu/adb-giu-nguyen-du- bao-tang-truong-cua-viet-nam-trong- nam-20172018-117916.html ngày 24/7/2017 [8]. Hội nghị lần thứ 3 ASEAN-Nhật Bản về Già hóa dân số chủ động vn/vi/home;jsessionid = F4B9301FF4629841D1FD75FCD0A66A84? p_p_id=47_INSTANCE_5OEd&p_p_ lifecycle=0&p_p_state=exclusive&p_p_ mode=view&_47_INSTAN, ngày 7/7/2017 [9]. Phát triển thương mại điện tử trong quá trình hội nhập AEC truong-gia-ca/phat-trien-thuong-mai-dien-tu- trong-qua-trinh-hoi-nhap-aec-116719.html, ngày 8/7/2017 [1. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 tam-nhin-cong-dong-asean-2025.html ngày 29/11/2015 [11]. Hoàng Thị Chỉnh (2014), Cộng đồng kinh tế ASEAN: Từ lý thuyết đến thực tiễn. Hội thảo khoa học“Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN từ nĕm 2015”. Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh. [12]. Hoàng Thị Chỉnh, “Cộng đồng kinh tế ASEAN ((AEC) - Thách thức và cơ hội đối với Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, trường đại hoạc Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương số 11 tháng 9/2015 14 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật * PGS.TS. Học viện Cán bộ, Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Thành phố Hồ Chí Minh. XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP ĐỂ TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP Trương Thị Hiền* TÓM TẮT Đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp đã trở nên mục tiêu và động lực của toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta trong những ngày đầu xây dựng và đổi mới đất nước. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi quốc gia khác nhau, tiêu chí của việc phát triển nước công nghiệp cũng khác nhau. Với tinh thần đó, bài viết “Xác định tiêu chí nước công nghiệp để trở thành nước công nghiệp” đã luận và thực tiễn cho việc xác định tiêu chí nước công nghiệp và xây dựng nước nông nghiệp; Quan điểm của tác giả về nước công nghiệp và tiêu chí nước công nghiệp thể hiện một số nội dung chủ yếu sau: (i) khẳng định sự cần thiết nghiên cứu cơ sở lý luận; (ii) Một số tiêu chí cần quan tâm khi xây dựng nước công nghiệp; (iii) Một số định hướng cần được xem xét trong việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra đối với từng tiêu chí đã nêu. Từ khóa: nước công nghiệp, tiêu chí nước công nghiệp DETERMINATION OF INDUSTRIAL WATER CRITERIA FOR BECOMING INDUSTRIAL WATER ABSTRACT Bringing Vietnam into an industrialized country has become the goal and motivation of the whole party, the people and our military in the early days of building and renovating the country. However, depending on the conditions and circumstances of different countries, the criteria for industrial water development vary. With that in mind, the article “Deining Industrial Water Criteria for Industrialization” argues and practices the determinants of industrial water and agricultural agriculture; The views of industrial and industrial water industry authors relect some of the following key points: (i) conirming the need for rationale; (Ii) Some criteria to consider when building industrial countries; (Iii) Some directions should be considered in the implementation of the indicators for each of the criteria. Keywords: industrial water, industrial water criteria 15 Xác định tiêu chí nước công nghiệp ... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ trương “đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào nĕm 2020 đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định từ Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (nĕm 1991) đến nay. Nhận thức về quan điểm công nghiệp hóa theo hướng hiện đại ở nước ta đã được nhấn mạnh hơn ở Đại hội IX và Đại hội X của Đảng: “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển vĕn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tĕng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng đối ngoại, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến nĕm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục xác định lại “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Vì vậy, vấn đề hiện nay là phải xây dựng và xác định cụ thể những tiêu chí nước công nghiệp dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và kế thừa, học hỏi những tiêu chí nước phát triển công nghiệp trên thế giới. Tạo cơ sở, tiền đề l‎ý luận và thực tiễn cho xây dựng một nước công nghiệp Việt Nam trong tương lai. Đại hội XII cũng không xác định cụ thể mốc thời gian phải hoàn thành việc “cơ bản đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. 2. QUAN NIỆM VỀ NƯỚC CÔNG NGHIỆP VÀ TIÊU CHÍ NƯỚC CÔNG NGHIỆP 2.1. Quan niệm về nước công nghiệp Có thể hiểu một cách cơ bản rằng, nước công nghiệp là nước đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa. Công nghiệp hóa được hiểu là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế lấy công nghiệp và dịch vụ làm chủ đạo, từ chỗ tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm đa số giảm dần và nhường chỗ cho lao động công nghiệp - dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn hơn. Theo nghĩa rộng, công nghiệp hóa là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ vĕn minh nông nghiệp sang vĕn minh công nghiệp. 2.2. Tiêu chí nước công nghiệp Tiêu chí nước công nghiệp có thể hiểu là những đặc trưng để nhận biết hay để phân biệt trình độ đạt được trong tiến trình công nghiệp hóa. Muốn ước lượng và so sánh trình độ công nghiệp hóa của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, cần phải lượng hóa các tiêu chí đánh giá. Phương pháp thường dùng là phương pháp chỉ tiêu, theo đó, mỗi tiêu chí lựa chọn ra một số chỉ tiêu định lượng có thể tính toán được và thể hiện đầy đủ tính chất của tiêu chí đó. 3. CƠ SỞ XÁC LẬP VÀ CÁCH TIẾP CẬN ĐỂ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ CHÍNH CHO NƯỚC CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Cơ sở xác lập và cách tiếp cận xây dựng những tiêu chí chính cho nước công nghiệp ở nước ta được xây dựng phải thể hiện đặc thù của Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế; thể hiện các đặc tính công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ bản; không thay thế các chỉ tiêu khác sẽ được tính trong bộ tiêu chí kinh tế - xã hội; có thể so sánh với các tiêu chuẩn quốc tế; có thể tính toán được trên cơ sở các công cụ, số liệu thống kê chính thức hiện hành. Để đi đến một bộ tiêu chí cho nước công 16 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật nghiệp phù hợp yêu cầu phát triển của nước ta và có thể so sánh quốc tế, cần tiến hành nhiều bước nghiên cứu rất cụ thể và phải thu thập số liệu trong, ngoài nước thích hợp. Cơ sở lý luận công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các chỉ tiêu công nghiệp hoá, mô hình công nghiệp hoá cần thiết phải xây dựng dựa trên kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một số nước trên thế giới. Đồng thời, khi đánh giá thực trạng công nghiệp hoá cần có sự so sánh với các nước trong khu vực có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Tiêu chí công nghiệp hóa có thể hiểu là những đặc trưng để nhận biết hay để phân biệt trình độ đạt được trong tiến trình công nghiệp hóa. Thí dụ, một nét đặc trưng của quá trình công nghiệp hóa là kinh tế phải phát triển, tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ trong nền kinh tế phải được nâng cao, tỷ trọng nông nghiệp, lao động nông nghiệp phải giảm v.v... đó là tiêu chí công nghiệp hóa về kinh tế. Nếu xem xét nội dung công nghiệp hóa theo nghĩa rộng thì còn có tiêu chí công nghiệp hóa về xã hội, vĕn hóa.v.v Thí dụ một tiêu chí quan trọng nữa là quá trình đô thị hóa, tỷ lệ đô thị hóa, tỷ lệ thị dân so với nông dân, vĕn minh đô thị khác vĕn minh nông thôn, làng xã ra sao? v.v Muốn ước lượng và so sánh trình độ công nghiệp hóa của một nước hay một vùng lãnh thổ, cần phải lượng hóa các tiêu chí đánh giá. Phương pháp thường dùng là phương pháp chỉ tiêu1, 2. Theo đó, mỗi tiêu chí lựa chọn ra một số chỉ tiêu định lượng có thể tính toán được và thể hiện đầy đủ tính chất của tiêu chí đó. Thí dụ với tiêu chí kinh tế đã nêu ở trên, có thể chọn các chỉ tiêu: GDP bình quân đầu người, tỷ lệ cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tỷ lệ cơ cấu lao động trong nền kinh tế v.v... Một mặt, có thể dựa vào kinh nghiệm quốc tế để xác định đối với mỗi chỉ tiêu cần đạt đến mức chuẩn nào là đủ thỏa mãn yêu cầu của một nước công nghiệp hoặc hoàn thành quá trình công nghiệp hóa. Mặt khác, dựa vào số liệu thống kê có thể thu thập được để tính toán các chỉ tiêu tương ứng của nước ta và so sánh với chuẩn đã chọn để đánh giá xem hiện nay chúng ta đang ở điểm nào trên con đường công nghiệp hóa. Ước lượng mỗi nĕm ta có thể phát triển được bao nhiêu theo mỗi chỉ tiêu công nghiệp hóa, chúng ta sẽ dễ dàng làm rõ được thời hạn công nghiệp hóa của nước ta còn cần bao nhiêu nĕm và sắp xếp các nguồn lực ưu tiên hợp lý để đạt được trong thời gian ngắn nhất. Cũng có thể dùng phương pháp gia quyền, quy các chỉ tiêu đánh giá về một chỉ số duy nhất để dễ so sánh quốc tế và so sánh theo thời gian. Đối với tiêu chí về kinh tế, khoa học công nghệ, xã hội, vĕn hoá, môi trường, Các tiêu chí này tương ứng với yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tĕng trưởng xanh, phát triển khoa học - công nghệ tiến tới kinh tế tri thức, phát triển xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ, cải thiện môi trường sống. Để đi đến một Bộ tiêu chí nước công nghiệp phù hợp yêu cầu phát triển của nước ta và có thể so sánh quốc tế, cần tiến hành nhiều bước nghiên cứu rất cụ thể và phải thu thập số liệu trong, ngoài nước thích hợp. Cơ sở lý luận công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các chỉ tiêu công nghiệp hoá, mô hình công nghiệp hoá cần thiết phải xây dựng dựa trên kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá của một số nước trên thế 1 Bernard Perret.-Indicateurs sociaux, etats des lieux et perspectives. Rapport au CERC. 2002. 2 Tống Khánh Phương và Ngô Hàn Quang. - Hệ thống chỉ tiêu xã hội. NXB Khoa học xã hội. Bắc kinh, 2003. 17 Xác định tiêu chí nước công nghiệp ... giới. Đồng thời, khi đánh giá thực trạng công nghiệp hoá cần có sự so sánh với các nước trong khu vực có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Sơ bộ có thể tham khảo một số tiêu chí sau: Tiêu chí về kinh tế, khoa học công nghệ, xã hội vĕn hoá, môi trường tài nguyên. Các tiêu chí này tương ứng với yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, phát triển khoa học công nghệ tiến tới kinh tế tri thức, phát triển xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ, cải thiện môi trường sống. Một số tiêu chí quan trọng cần phải được xác định như: Thứ nhất, GDP bình quân đầu người; Thứ hai, tỷ trọng giá trị gia tĕng khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong GDP; Thứ ba, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo kỹ thuật, Thứ tư, tỷ lệ kinh phí đầu tư cho giáo dục ở mỗi bậc học và tỷ lệ người dân có trình độ đại học trên tổng số dân; mức độ phổ cập giáo dục; Thứ nĕm, tỷ lệ số dân sử dụng công nghệ trong công việc, ứng dụng kỹ thuật số, internet trong cuộc sống hằng ngày; Thứ sáu, tỷ lệ hàng công nghệ cao trong hàng công nghiệp chế biến xuất khẩu. Thứ bảy, tỷ lệ số bác sĩ trên số dân; luật sư trên số dân Thứ tám, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn và hiệu quả của những chính sách bảo hiểm, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch; Tỷ lệ diện tích rừng che phủ; 4. XÂY DỰNG TIÊU CHÍ CHÍNH CHO NƯỚC CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Rút kinh nghiệm về những mặt tiêu cực và trở ngại của loại hình công nghiệp hóa cổ điển và những thành công của con đường công nghiệp hóa mới trong một số nước đi sau, để đi đến một bộ chỉ tiêu công nghiệp hoá phù hợp yêu cầu phát triển của nước ta và có thể so sánh quốc tế, cần tiến hành nhiều bước nghiên cứu rất cụ thể và thu thập số liệu trong, ngoài nước thích hợp. Ở đây chỉ xin thử nêu ra một mô hình tính toán tương đối đơn giản để làm thí dụ. Trước hết cần cĕn cứ vào những đặc trưng công nghiệp hoá theo hướng hiện đại của Việt Nam đã nêu ở mục trên để đề ra các nhóm tiêu chí thích hợp, ở đây gồm có: tiêu chí về kinh tế, về khoa học công nghệ, về xã hội vĕn hoá, về môi trường, tương ứng với yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tĕng trưởng xanh, phát triển khoa học công nghệ tiến tới kinh tế tri thức, phát triển xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ, cải thiện môi trường sống. Tóm lại, khi chọn loại chỉ tiêu cần bảo đảm trước hết có đủ tính đại diện cho từng tiêu chí, đồng thời có tính khả thi cao, nghĩa là có đủ các số liệu thống kê tương ứng để tính toán và so sánh quốc tế. Đồng thời, số lượng chỉ tiêu không nên quá nhiều và phải độc lập, không phụ thuộc lẫn nhau. Một số định hướng cần được xem xét trong việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra như sau: (i) Phát triển nhanh công nghiệp. Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp hỗ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh 18 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật tế mở và đặc khu kinh tế. Phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại. Tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV (4.0) dựa trên cơ sở của công nghệ thông tin (đi tắt đón đầu). (ii) Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ cao cấp chất lượng cao, tiềm nĕng lớn và có sức cạnh tranh, đưa tốc độ tĕng trưởng của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tĕng trưởng GDP và các ngành khác. Đặc biệt là các ngành dịch vụ cao cấp, dịch vụ dựa trên kinh tế tri thức, công nghệ thông tin và số hóa. (iii) Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ; tạo ra giá trị gia tĕng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất; nâng cao nĕng suất, chất lượng và sức cạnh tranh phù hợp với từng vùng, từng địa phương; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chĕn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện và bền vững. (iv) Phát triển các vùng trong cả nước và tạo sự liên kết giữa các vùng và nội vùng; thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực, tác động lan tỏa đến các vùng khác; đồng thời tạo điều kiện phát triển nhanh hơn cho các vùng kinh tế đang còn nhiều khó khĕn; xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh và hợp tác quốc tế. 5. KẾT LUẬN Đã từ nhiều nĕm nay, tiêu chí về một nước công nghiệp đã được đề cập một cách khá phổ biến trong một số vĕn kiện của đảng Cộng sản Việt Nam hoặc trong các tài liệu của các cơ quan nghiên cứu và chuyên gia kinh tế nước ta. Theo chúng tôi, Việt Nam không tự đặt cho riêng mình các tiêu chí riêng mà cần phải tham khảo những tiêu chí chung của các nền kinh tế công nghiệp mới trên thế giới. Có thể nêu lên ba nhóm tiêu chí mà nền kinh tế Việt Nam cần hướng tới như sau: Nhóm 1, gồm các tiêu chí về tĕng trưởng kinh tế vĩ mô. Các tiêu chí này phản ánh trình độ công nghiệp hoá của một nước. Đó là: quy mô (GDP); tốc độ tĕng GDP/nĕm; GDP bình quân đầu người; tốc độ tĕng GDP bình quân đầu người/nĕm; tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong GDP; tỷ trọng giá trị công nghiệp trong GDP; tỷ trọng giá trị dịch vụ trong GDP; tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác trong xuất khẩu hàng hoá; tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tác; điện sản xuất bình quân đầu người; tỷ lệ đường bộ được trải nhựa. Nhóm 2, gồm các tiêu chí phản ánh sự phát triển về mặt xã hội. Các tiêu chí này cũng góp phần vào việc xác định mức tĕng GDP bình quân đầu người. Đó là: dân số; tốc độ tĕng dân số hàng nĕm; tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo; tỷ lệ dân số thành thị; chỉ số phát triển con người (HDI); tỷ lệ chi phí cho giáo dục trong GDP; tỷ lệ trẻ em nhập học ở cấp tiểu học, trung học; tỷ lệ lao động 19 Xác định tiêu chí nước công nghiệp ... trong độ tuổi tham gia lực lượng lao động; tỷ lệ chi phí cho y tế trong GDP; tỷ lệ dân số được chĕm sóc y tế tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch; chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Gini). Nhóm 3, gồm các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là: giá trị xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ; tốc độ tĕng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ; vốn FDI; mức nợ nước ngoài và tỉ trọng so với GNI. Từ các nhóm tiêu chí định tính cơ bản nêu trên, so sánh với các nước trong nội khối ASEAN hiện nay, Việt Nam vẫn còn kém xa mức thu nhập bình quân đầu người/nĕm. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu, đánh giá và phân tích kỹ từng chỉ tiêu, có sự so sánh với các nước để sớm ban hành tiêu chí một nước công nghiệp, kèm theo đó là cần có chính sách công nghiệp quốc gia với hệ thống giải pháp bảo đảm để Việt Nam phát triển, sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Nxb. Chính trị Quốc gia. [2]. ĐCSVN - Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), Nxb CTQG, HN. [3]. ĐCSVN - Dự thảo các vĕn kiện trình Đại hội XII của Đảng (Tài liệu sử dụng tại đại hội đảng bộ cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương), tháng 4-2015. [4]. ĐCSVN - Vĕn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2016), Nxb CTQG, HN [5]. Đỗ Quốc Sam (2008). Thế nào là một nước công nghiệp. Cổng Thông tin kinh tế Việt Nam. [6]. Lê Xuân Thành (2015). Bàn về tiêu chí một nước công nghiệp. Báo Nhân dân điện tử, chủ nhật ngày 25/01. [7]. Bernard Perret (2002). Indicateurs sociaux, etats des lieux et perspectives. Rapport au CERC. [8]. Tống Khánh Phương và Ngô Hàn Quang (2003). Hệ thống chỉ tiêu xã hội. Nxb. Khoa học xã hội. Bắc kinh. 20 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật TÓM TẮT Một điểm đến được khách du lịch đánh giá có hình ảnh tích cực sẽ có lợi thế cạnh tranh so với những điểm đến khác. Vì vậy, trong phát triển điểm đến các nhà quản lý điểm đến (DMO – destination management organization) rất chú ý đến việc tạo dựng hình ảnh cho điểm đến. Bến Tre thuộc miền Tây Nam Bộ của Việt Nam, hiện vẫn chưa là điểm đến hấp dẫn của vùng trong khi sẵn có hình ảnh thương hiệu độc đáo là “Xứ Dừa Việt Nam” rất thuận lợi để phát triển du lịch ẩm thực. Vậy, Bến Tre có thể phát triển những sản phẩm du lịch ẩm thực như thế nào để tạo hình ảnh điểm đến hấp dẫn với khách du lịch? Nghiên cứu này ứng dụng mô hình đổi mới dịch vụ của Barcet (1996) và Decelle (2002) để thiết kế sản phẩm du lịch ẩm thực. Phương pháp thử nghiệm và điều tra lấy ý kiến khách du lịch được dùng để trả lời câu hỏi “Nhắm vào ai?” và “Dịch vụ gì?” và phương pháp chuyên gia được sử dụng để trả lời câu hỏi “Như thế nào?” và “Với những gì?” trong mô hình. Sản phẩm “Thưởng thức ẩm thực xứ Dừa” đã được thiết kế và đưa vào thử nghiệm tại Nông trại du lịch sân chim Vàm Hồ. Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng cho thấy sản phẩm này tạo được ấn tượng rất tốt và kênh truyền miệng tỏ ra rất hiệu quả trong truyền thông nhằm tạo hình ảnh điểm đến hấp dẫn cho Bến Tre gắn với du lịch ẩm thực. Từ khóa: Bến Tre, du lịch ẩm thực, hình ảnh điểm đến PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC TẠO HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN CHO BẾN TRE Đoàn Thị Mỹ Hạnh* * PGS.TS. GV. Trường Đại học Vĕn Hiến DEVELOPING CULINARY TOURISM TO CREATE AN ATTRACTIVE DESTINATION IMAGE FOR BEN TRE PROVINCE ABSTRACT A destination considered by tourists as having a positive image will have competitive advantage over other destinations. Therefore, in developing tourism destinations, destination management organizations pay much attention to creating destination images. The province of Ben Tre in South West of Vietnam currently is not an attractive destination of the region, whereas it has the 21 Phát triển du lịch ẩm thực ... 1. GIỚI THIỆU Hình ảnh điểm đến là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến quyết định chọn một địa điểm tới thĕm của khách du lịch. Một điểm đến được khách du lịch đánh giá có hình ảnh tích cực sẽ có lợi thế cạnh tranh so với những điểm đến khác. Vì vậy trong phát triển điểm đến các nhà quản lý điểm đến rất chú ý đến việc tạo hình ảnh tích cực cho điểm đến. Bến Tre là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, còn gọi là miền Tây Nam bộ, hiện vẫn chưa là điểm đến hấp dẫn của vùng. Đó là vì sản phẩm du lịch của Bến Tre cũng tương tự như của các địa phương khác trong vùng, chủ yếu là du lịch sinh thái miền quê sông nước. Trong khi đó, Bến Tre có những tài nguyên du lịch có thể được dùng để thiết kế ra những sản phẩm mới khác biệt rõ rệt. Được mệnh danh là “Xứ Dừa Việt Nam”, Bến Tre đã sẵn có hình ảnh thương hiệu độc đáo rất thuận lợi cho việc phát triển dòng sản phẩm du lịch ẩm thực. Đây là dòng sản phẩm mới phát triển vài nĕm gần đây trên thế giới đáp ứng nhu cầu của khúc thị trường khách yêu thích nghệ thuật ẩm thực và trở về với kiểu ĕn chậm truyền thống. Vậy Bến Tre có thể phát triển những sản phẩm du lịch ẩm thực như thế nào để tạo hình ảnh điểm đến hấp dẫn với khách du lịch? Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn tìm ra những sản phẩm du lịch ẩm thực mà thị trường có nhu cầu và Bến Tre có khả nĕng đáp ứng. Phương pháp chuyên gia đã được dùng để xác định tài nguyên du lịch ẩm thực của Bến Tre và phương pháp điều tra lấy ý kiến khách du lịch đã được dùng để đánh giá sản phẩm thử nghiệm. Sản phẩm “Thưởng thức ẩm thực xứ Dừa” được thiết kế bằng cách ứng dụng mô hình đổi mới dịch vụ của Barcet & Decelle. Qua thử nghiệm sản phẩm này một số gợi ý về việc tạo hình ảnh điểm đến hấp dẫn cho Bến Tre với dòng sản phẩm du lịch ẩm thực được đề nghị. 2. XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG DU LỊCH ẨM THỰC “Du lịch ẩm thực là chuyến đi mà khách du lịch có kế hoạch dành một phần hoặc toàn bộ chuyến đi để nếm thử món ĕn hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến ẩm thực ở nơi đến.” (Carmina và cộng sự, 2012). Như vậy du lịch ẩm thực khác với ẩm thực trong chuyến đi. Với du lịch ẩm thực thì phần chính của chuyến đi là trải nghiệm ẩm thực. Những unique image of “the coconut homeland of Vietnam,” which is an advantage in developing culinary tourism. How can Ben Tre province develop culinary tourism products to create an attractive destination image for tourists? This research applied Barcet’s (1996) and Decelle’s (2002) models of innovation in services to design culinary tourism products. Experimental and survey methods were used to answer the questions “For whom?” and “What services?” and expert interviews to answer the questions “How?” and “With what?” in the models. The product “Enjoying the cuisine of the coconut homeland” was designed and experimented at Vam Ho Bird Sanctuary. The results of the survey on the tourists’ opinions demonstrated that this product made a positive impression and word-of-mouth was effective in promoting the product, in order to create an attractive destination image for Ben Tre Province in terms of culinary tourism. Keywords: Ben Tre, culinary tourism, destination image 22 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật trải nghiệm khác trong chuyến đi chỉ là phần phụ thêm. Hiện nay trên thị trường đang có xu hướng thích trải nghiệm ĕn uống kiểu “Peer to Peer” tức là dùng bữa ĕn do người địa phương nấu trong nhà của họ. Xu hướng này không chỉ có với khách du lịch quốc tế từ các quốc gia phát triển – nơi mà “thức ĕn nhanh” đã trở thành phổ biến đến mức đã xuất hiện hiện tượng chối bỏ chúng mà còn cả với khách du lịch Việt Nam. Điều này đã mở ra cơ hội cho ngành du lịch phát triển du lịch ẩm thực với các dòng sản phẩm đa dạng từ thực phẩm sạch và xanh đến các món ĕn và uống truyền thống của các dân tộc, vùng, miền khác nhau. Du lịch ẩm thực không chỉ là đi để thưởng thức món ĕn, mà còn là khám phá vĕn hóa ẩm thực qua các lễ hội ẩm thực, hội thảo về ẩm thực, tham quan bảo tàng thực phẩm, chợ thực phẩm, các cơ sở nuôi trồng và chế biến thực phẩm, kể cả trải nghiệm chế biến thực phẩm. Với những hoạt động đa dạng như vậy có thể thiết kế thành chuyến đi chuyên đề hoặc phối hợp nhiều hoạt động trong một chuyến đi. Tùy vào đối tượng khách và điểm đến mức độ phù hợp của sản phẩm được thiết kế quyết định sự thành công của sản phẩm. 3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH ẨM THỰC CỦA BẾN TRE Điểm đến Bến Tre chỉ cách TP. Hồ Chí Minh 86 km, dễ dàng nối tuyến với các điểm đến khác trong vùng nhờ có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận tiện. Ngoài hệ thống các nhà hàng, khách sạn, các khu nghỉ dưỡng đạt chuẩn, Bến Tre còn có các nhà vườn và nông trại du lịch đáp ứng tốt nhu cầu lưu trú đa dạng của khách du lịch nội địa và quốc tế. Về tài nguyên cho du lịch ẩm thực, Bến Tre có các lợi thế sau: - Món ĕn chế biến từ dừa: nhờ có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước và nhiều chủng loại dừa ngon, Bến Tre đã có sẵn thương hiệu là “Xứ Dừa Việt Nam”. Các loại dừa xiêm, dừa dâu, dừa dứa là món uống được khách du lịch trong và ngoài nước rất ưa thích. Phần lớn các món ĕn của người dân địa phương đều có dùng dừa làm nguyên liệu chính. Nhóm nghiên cứu đã tập hợp được danh mục gần 50 món ĕn có dừa. Danh mục này đủ để thiết kế dòng sản phẩm cốt lõi là thưởng thức đặc sản xứ Dừa. Từ dòng sản phẩm cốt lõi này kết hợp với các dòng sản phẩm đang được ưa chuộng khác để phát triển thành những dòng sản phẩm du lịch ẩm thực đáp ứng nhu cầu của những nhóm khách hàng khác nhau. - Nguồn thực phẩm tươi sạch: ngoài dừa, Bến Tre còn có các loại trái cây ngon như bưởi da xanh, chuối, xoài, ổi, quít, cam các loại thủy, hải sản và gia cầm. Nguồn thực phẩm tại chỗ này cùng với cách chế biến riêng của địa phương giúp cho các món ĕn dù cùng tên vẫn có sự khác biệt về hương vị. Đây là yếu tố làm nên nét độc đáo của món ĕn. - Không gian ẩm thực: Không chỉ có những vườn dừa rộng lớn, ở Bến Tre dừa được trồng khắp nơi từ sân nhà đến lối đi và trồng xen trong các vườn trái cây. Nhờ vậy Bến Tre có tài nguyên không gian ẩm thực rất khác biệt với các điểm đến khác trong vùng. 4. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH BARCET & DECELLE THIẾT KẾ SẢN PHẨM DU LỊCH ẨM THỰC CHO BẾN TRE Mô hình đổi mới dịch vụ của Barcet đưa ra vào nĕm 1996 và Decell phát triển vào nĕm 2002 có bốn câu hỏi cần phải trả lời khi thiết kế dịch vụ mới hoàn toàn hoặc cải tiến (xem hình 1). Bốn câu hỏi đó là: (1) Đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của ai? (2) Những dịch vụ gì cần đổi mới? (3) Làm thế nào để đổi mới dịch vụ? (4) Với những tài nguyên gì? Hai câu hỏi (1) và (2) nhằm khám phá thị 23 Phát triển du lịch ẩm thực ... Hình 1: Mô hình đổi mới dịch vụ của Barcet & Decelle Nhắm vào ai? (1) Những gì? (2) Như thế nào? (3) Với những gì? (4) Xác định khách hàng mục tiêu Xác định dịch vụ cần đổi mới Xác định phương án đổi mới Xác định nguồn lực cho đổi mới CẦU CUNG trường xác định hướng đổi mới dịch vụ, hai câu hỏi (3) và (4) nhằm xác định nguồn lực để thực hiện đổi mới. Dấu mũi tên hai chiều trong mô hình thể hiện mối quan hệ qua lại giữa 4 thành phần trong mô hình. Có thể đi từ cột (1) đến (4) (Barcet, 1996) hoặc đi từ (4) đến (1) (Decelle, 2003) Hình 2: Mô hình của Barcet & Decelle ứng dụng với du lịch ẩm thực Nhắm vào ai? Những gì? Như thế nào? Với những gì? Khách du lịch ẩm thực nội địa/ quốc tế Du lịch ẩm thực thưởng thức/ khám phá/ nghỉ dưỡng Thực đơn Không gian Quá trình phục vụ Nguồn thực phẩm /Kỹ thuật chế biến Nhà hàng/ quán ĕn/ khu nghỉ dưỡng/nông trại/ nhà vườn Vĕn hóa ẩm thực/ Lao động nghề bếp/ thuyết minh CẦU CUNG Để xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết với dòng sản phẩm du lịch ẩm thực, phương pháp phỏng vấn chuyên gia đã được dùng để thu thập thông tin trả lời các câu hỏi trong mô hình (xem hình 2). Chuyên gia gồm 1 nhà khoa học, 1 quản lý công ty lữ hành địa phương, 2 chủ nhà vườn du lịch, 1 chủ quán ĕn nông thôn, 1 chủ nông trại, 2 hướng dẫn viên du lịch. Từ mô hình lý thuyết, sản phẩm “Thưởng thức ẩm thực xứ Dừa” được thiết kế với những thông tin được đưa vào mô hình như trong hình 3. Nông trại du lịch Sân chim Vàm Hồ được chọn để triển khai nghiên cứu thử nghiệm sản phẩm vào tháng 12/2016. Đây là nông trại du lịch đầu tiên ở Bến Tre đang trong quá trình hoạt động thử nghiệm theo mô hình nông trại nghỉ dưỡng kết hợp giáo dục. Trên cơ sở phân tích nĕng lực phục vụ của nông trại và đặc điểm cá nhân của khách đến nông trại, thực đơn cho một kỳ nghỉ 2 ngày 1 đêm tại nông trại được thiết kế với 5 bữa ĕn. Thực đơn gồm các món có 24 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Hình 3: Mô tả cầu và cung sản phẩm “Thưởng thức ẩm thực Xứ Dừa” Nhắm vào ai? Những gì? Như thế nào? Với những gì? Khách nội địa tuổi trung niên Có kiến thức và kinh nghiệm về ẩm thực Sản phẩm “ T h ư ở n g thức ẩm thực Xứ Dừa” Các món từ dừa: bánh xèo, canh kiểm, bánh canh tôm, chè chuối Không gian ẩm thực: thiên nhiên trong lành Quá trình phục vụ: thái độ thân thiện, cung cấp thông tin đúng và đủ về món ĕn Nguồn thực phẩm tươi sạch do nông trại sản xuất Chế biến theo cách của dân địa phương Nhà ĕn nông trại/ vườn cây trái, ao cá Phục vụ kiểu tiệc miền quê Tây Nam Bộ Chủ nông trại trực tiếp giới thiệu món ĕn CẦU CUNG dừa làm nguyên liệu chính gồm những món ĕn địa phương còn ít người biết đến như bánh canh tôm nước cốt dừa, dừa kho thịt ba chỉ, canh chua cá nấu với trái bần và nước dừa tươi, canh kiểm (các loại củ quả nấu với nước cốt dừa) và những món từng được khách du lịch quốc tế bình chọn là những món ĕn hàng đầu được ưa thích như bánh xèo, chuối nếp nướng Các bữa ĕn được phục vụ trong nhà ĕn của nông trại rộng thoáng, mái nhà lợp lá dừa, không vách ngĕn, bàn ghế gỗ đơn sơ, liền kề vườn cây, ao cá. Khu bếp mở liền kề nhà ĕn để khách có thể xem thực phẩm nguyên liệu và thử chế biến nếu thích. Mỗi món được dọn ra đều có giới thiệu ngắn gọn thành phần nguyên liệu, cách chế biến và cách ĕn. Mọi câu hỏi của khách liên quan đến món ĕn đều được trả lời thỏa đáng. Kết quả khảo sát ý kiến 30 khách thuộc nhóm tuổi trên dưới 50, có nhiều kinh nghiệm về thực phẩm và ẩm thực trong tháng 1/2017, như sau: - Bữa ĕn: có 51,7% đánh giá là rất ngon và 44,8% đánh giá là ngon, số còn lại cho là chấp nhận được, không có ai trả lời là không ngon. - Món ĕn: Hầu hết đều thích bánh xèo và canh kiểm. - Sản phẩm mua về: 82,1% chọn Bưởi da xanh, 52,6% chọn Bánh tráng Mỹ Lồng. Các sản phẩm từ dừa như Mứt dừa (39,3%), Dừa tươi (35,7%), Dầu dừa (32,1%) đều chưa đạt mức trung bình. 25 Phát triển du lịch ẩm thực ... Sau thử nghiệm, nông trại đã giới thiệu và phục vụ nhiều đoàn khách cùng khúc thị trường này và đều nhận được phản hồi tích cực. Do thực phẩm phải đạt yêu cầu tươi sạch và tại chỗ nên tùy theo thời điểm, nguyên liệu chế biến món ĕn cũng có thay đổi. Những thay đổi này đều có giải thích rõ ràng cho khách biết khi đặt dịch vụ, trong trường hợp khẩn cấp thì giải thích trước bữa ĕn. Từ sản phẩm cơ bản này nông trại đã phát triển thành một dòng sản phẩm với các sản phẩm khác nhau về số bữa ĕn, số món ĕn và món ĕn trong thực đơn đáp ứng yêu cầu của nhiều nhóm khách có đặc điểm cá nhân khác nhau. Đợt thử nghiệm sản phẩm lần thứ hai được tiến hành trong tháng 3/2017, khảo sát 30 khách trong độ tuổi từ 18 đến 22 đã cho kết quả như sau: - Bữa ĕn: 56,6% đánh giá là rất ngon, 26,6% đánh giá là ngon, số còn lại cho là chấp nhận được, không có ai trả lời là không ngon. - Món ĕn: 100% thích Bánh xèo, 76,7% thích chè chuối. - Sản phẩm mua về: 60,7% chọn Bưởi da xanh, các sản phẩm khác đều dưới mức trung bình trong đó Mứt dừa đạt (32,1%). Kết quả đạt được từ hai lần thử nghiệm này đã giúp nông trại xác định được Bánh xèo là món được ưa thích nhất nên sẽ là món luôn có trong thực đơn và sẽ chú trọng truyền thông để khách phân biệt được Bánh xèo kiểu Bến Tre và Bánh xèo ở các nơi khác. Các món ĕn khác dù không đạt tỷ lệ cao như Bánh xèo nhưng đánh giá chung về bữa ĕn là rất tốt. Có đến 84,7% (100/118) khách đánh giá là rất hài lòng với bữa ĕn được phục vụ. Điều này cho thấy thực đơn được thiết kế là phù hợp với các nhóm khách này. Với hệ thống nhà hàng trong khách sạn và khu nghỉ dưỡng có thể thiết kế dòng sản phẩm thưởng thức ẩm thực phục vụ chuyên nghiệp với các dạng tiệc buffet, lễ hội ẩm thực trong nhà liên kết nhiều nhà hàng, lễ hội ẩm thực đường phố, hội thi nấu ĕn chuyên nghiệp Hệ thống các quán ĕn nông thôn và các làng nghề thực phẩm thích hợp cho dòng sản phẩm khám phá như tour tham quan các làng nghề và nhà sản xuất có thương hiệu nổi tiếng như làng nghề Bánh tráng Mỹ Lồng, Bánh phồng Sơn Đốc, cơ sở kẹo dừa Bến Tre, rượu Phú Lễ, rượu mật hoa dừa Bến Tre, dầu dừa Bến Tre Nếu thời gian lưu trú dài ngày thì có thể kết hợp du lịch ẩm thực với du lịch nông trại hay với du lịch lịch sử chẳng hạn. 5. TẠO HÌNH ẢNH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ẨM THỰC CHO BẾN TRE Hình ảnh của một điểm đến có thể được coi như là một sự kết hợp của nhiều loại hình ảnh: thương hiệu, điểm bán, công ty, đất nước. Theo Crompton (1979) hình ảnh điểm đến “bao gồm niềm tin, cảm nghĩ và ấn tượng mà một người có về một điểm đến”. Như vậy muốn tạo được hình ảnh tích cực trong nhận thức của khách du lịch thì cần tập trung vào việc tạo niềm tin, cảm nghĩ và ấn tượng trong nhận thức của họ. Sự khác biệt của sản phẩm và truyền thông là hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tạo nên hình ảnh của điểm đến. Dòng sản phẩm ẩm thực với thực phẩm chủ chốt là dừa gắn với không gian ẩm thực xứ Dừa, đáp ứng yêu cầu tạo nên sự khác biệt rõ rệt với các dòng sản phẩm du lịch sinh thái của các điểm đến khác trong vùng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sản phẩm này cũng đã tạo được hình ảnh tốt với khách du lịch thể hiện qua sự hài lòng của họ. Việc chọn kênh truyền thông thích hợp để quảng bá cho điểm đến Bến Tre gắn với 26 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật du lịch ẩm thực có ảnh hưởng đến hình thành niềm tin và cảm nghĩ của khách du lịch. Khảo sát 118 khách đến có 54,2% người trả lời sẽ trở lại và ở lại lâu hơn, có 79,6% người trả lời sẽ giới thiệu cho những người quen biết và 7,6% người trả lời sẽ tổ chức cho người thân/ bạn bè đến Nông trại du lịch sân chim Vàm Hồ. Số liệu này cho thấy sản phẩm đã tạo được hình ảnh tốt với khách đến và kênh truyền miệng tỏ ra có ưu thế hơn các kênh truyền thông khác. 6. KẾT LUẬN Bằng cách ứng dụng mô hình đổi mới dịch vụ của Barcet và Decelle, dòng sản phẩm “Thưởng thức ẩm thực xứ Dừa” đã được thiết kế và đưa vào thử nghiệm tại Nông trại Du lịch Sân chim Vàm Hồ. Kết quả khảo sát ý kiến khách sử dụng dịch vụ này cho thấy là có thể tạo được hình ảnh điểm đến hấp dẫn cho Bến Tre với du lịch ẩm thực. Mức độ hài lòng cao và sẵn sàng giới thiệu cho nhiều người biết đến chứng tỏ sản phẩm này đã tạo được hình ảnh tốt trong nhận thức của khách du lịch. Truyền thông quảng bá sản phẩm qua kênh truyền miệng tỏ ra thích hợp với du lịch ẩm thực thưởng thức, vì đây là sản phẩm tinh tế đòi hỏi khách phải có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về ẩm thực. Với những dòng sản phẩm lễ hội, tham quan học hỏi có thể những kênh truyền thông khác sẽ hiệu quả hơn. Mô hình Barcet & Decelle có thể được sử dụng để thiết kế chi tiết những dòng sản phẩm khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Barcet, A. (1996), Fondements culturels et organisationnels de l’innovation dans les services, CEDES-CNRS [2]. Carmina Fandos Herrera, Javier Blanco Herranz, José Ma Puyuelo Arilla (2012), Gastronomy’s importance in the development of tourism destinations in the world, Global Report on Food Tourism, UNWTO [3]. Crompton, F. L. (1979), An assessment of the image of Mexico as a vacation destination and the inluence of geographical location upon that image, Journal of Travel Research, 1V(4), 18-23 [4]. Decelle, X. (2003). A conceptual and dynamic approach to innovation in tourism, Innovation and Growth in Tourism: Conference Papers, OECD [5]. https://theculinarytravelguide. com/2015/02/02/10-culinary-travel-trends- for-2015/ 27 Đào tạo nghề nuôi trồng ... TÓM TẮT Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã làm cho tỉnh Kiên Giang bị ngập mặn, nhiễm mặn ở nhiều khu vực, diện tích các loại cây trồng vật nuôi nước ngọt bị thu hẹp, đe dọa đời sống của người dân nông thôn, nhất là các nơi có nhiều hộ nghèo như vùng U Minh Thượng, vùng tứ giác Long Xuyên. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải chủ động ứng phó tạo sinh kế mới cho người dân đồng thời khai thác thế mạnh thủy sản của nước ta bằng hoạt động đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích trên cơ sở dữ liệu thứ cấp; khảo sát người lao động nông thôn ở những vùng bị ngập mặn, nhiễm mặn. Từ khóa: Đào tạo nghề, Nước mặn nước lợ, Sinh kế, Biến đổi khí hậu ĐÀO TẠO NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC MẶN, NƯỚC LỢ - TẠO SINH KẾ CHO NÔNG DÂN TỈNH KIÊN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Vòng Thình Nam* * Tiến sĩ, Giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM TRAINING OF AQUACULTURE AND WATERFISH AQUACULTURE TRAINING FOR KIEN GIANG PROVINCIAL FARMERS IN CLIMATE CHANGE CONDITIONS ABSTRACT Climate change has caused KienGiang province to be submerged in salt water, salinity intrusion in many areas, the area of crops and animals freshwater has been shrunk, threatening the lives of rural people. Especially, there are many poor households such as U Minh Thuong, Long Xuyen quadrangle. In that situation, it is necessary to take action in responding for people life while exploiting the strength of our country’s aquaculture with marine and brackish water aquaculture. In this research, the author used the described statistical method, analyzed it on the basic of a secondary database; Survey of rural workers in salt-marsh areas. Key words: Vocational training, brackish water, livelihoods, climate change 1. DẪN NHẬP Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến nước ta, nhất là các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Kiên Giang. Diện tích đất bị ngập mặn, nhiễm mặn ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến cây 28 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật trồng, vật nuôi, đe dọa sinh kế của người dân. Để tạo sinh kế cho người dân ở nông thôn trong điều kiện ngập mặn, nhiễm mặn, cần phải chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nước mặn, nước lợ, đồng thời phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ (NTTSNMNL) tại các địa phương bị ảnh hưởng nặng, nhất là vùng U Minh Thượng (có diện tích rộng lớn bao gồm 4 huyện: An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng). Nghề NTTSNMNL đã được người dân khai thác từ lâu nhưng còn mang nặng tính truyền thống, mới dừng lại ở hình thức truyền nghề, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chưa được tổ chức đào tạo nghề có tính chuyên nghiệp cao nên không phát triển mạnh và chưa hiệu quả. Vì vậy, để phát triển nghề NTTSNMNL, cần phải tổ chức đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng địa phương, có khả nĕng ứng dụng khoa học kỹ thuật cao nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng, có giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Xác định đây là một sinh kế mới trong điều kiện BĐKH, đồng thời chủ động khai thác tiềm nĕng, thế mạnh của Kiên Giang để phát triển kinh tế xã hội. Ở phía biển Tây, nước mặn ảnh hưởng đến tỉnh Kiên Giang thông qua các sông chính như: sông Cái Lớn, Cái Bé, Giang Thành, Rạch Giá, Rạch Sỏi, sau đó theo hệ thống kênh đào và mương, lạch vào sâu nội đồng. Độ mặn trên sông rạch cao nhất vào các tháng mùa khô, đặc biệt là vào tháng 3, 4 hàng nĕm. Thời gian ngập mặn thường kéo dài trên dưới 3 tháng. Vào mùa mưa, độ mặn trên các sông rạch có xu hướng giảm. Bảng 1: BĐKH làm tĕng độ mặn ở các vùng ven biển tỉnh Kiên Giang Stt Trạm Sông rạch Khoảng cách từ biển (km) Độ mặn lớn nhất tháng 1 (g/l) So sánh tĕng (+)/giảm (-) với cùng kỳ nĕm 2015 2016 2015 1 Xẻo Rô Cái Lớn 10 15,8 11,0 + 4,8 2 Gò Quao Cái Lớn 40 5,2 3,0 + 2,2 Nguồn: Trần Bá Hoằng, Viện Khoa học thủy lợi Miềm Nam [4] 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KIÊN GIANG 2.1. Đặc điểm tự nhiên Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên là 6.348,53 km2, bằng 1,9% diện tích cả nước. Phía Đông Bắc giáp tỉnh An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan; phía Bắc giáp Campuchia có đường biên giới dài 56,8km, với hơn 200 km bờ biển và 105 hòn đảo nổi lớn nhỏ. Dân số nĕm 2015 là 1.762.281 người, phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và ở một số đảo lớn [1]. Địa bàn tỉnh Kiên Giang được chia thành 4 vùng kinh tế: Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, U 29 Đào tạo nghề nuôi trồng ... Minh Thượng và vùng Đảo và hải đảo. Trong đó, vùng U Minh Thượng là vùng sâu, vùng xa, có nhiều khó khĕn và nhiều hộ nghèo nhất tỉnh. Vùng U Minh Thượng có diện tích tự nhiên khoảng 1.879,4 km2, chiếm 29,6% diện tích toàn tỉnh, được giới hạn bởi sông Cái Lớn và ranh giới tỉnh Cà Mau. Đây là vùng vừa nhiễm mặn vừa nhiễm phèn, mưa nhiều hay bị úng và bị hạn vào mùa khô. Khu vực này gồm các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng. Có thể chia vùng U Minh Thượng thành các tiểu vùng NTTS như sau: - Vùng nuôi tôm nước mặn và tôm nước lợ - Vùng nuôi thủy sản nước ngọt - Vùng nuôi cá dưới tán rừng tràm Các vùng này được bố trí theo những khu vực có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp. 2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội Theo vĕn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX, qua 5 nĕm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (từ 2010 - 2015), tốc độ tĕng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 10,35%/nĕm, thu nhập bình quân đầu người nĕm 2015 đạt 2.515 USD, gấp 2 lần so với nĕm 2010. Cơ cấu kinh tế với nhóm ngành Nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng cao: từ 42,57% nĕm 2010 giảm còn 35,14% nĕm 2015; Dịch vụ tĕng từ 33,04% lên 40,44%; Công nghiệp – xây dựng giữ ở mức 24,42%. Lĩnh vực nông – lâm – thủy sản duy trì mức tĕng trưởng khá, bình quân 5,75%/nĕm và giữ vai trò quyết định đối với tốc độ tĕng trưởng của tỉnh.[1] Kinh tế biển có bước phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng vào kinh tế của tỉnh, tốc độ tĕng trưởng đạt 11,4%/nĕm, tỷ trọng kinh tế biển chiếm 75,6% GDP của tỉnh. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu quan trọng như nuôi tôm công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, xây dựng nông thôn mới đạt thấp. Đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khĕn; chất lượng nguồn nhân lực chuyển biến chưa nhiều; hạn chế, yếu kém ở lĩnh vực khoa học và công nghệ, vĕn hóa, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường chậm khắc phục.[1] 3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ NTTSNMNL TẠI TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Khái quát hoạt động đào tạo nghề NTTSNMNL 3.1.1. Các cơ sở có tham gia đào tạo nghề NTTSNMNL Hiện nay, ở Kiên Giang, có trường đại học mới được thành lập và các trường đại học nơi khác đến liên kết đào tạo như: Đại học Nha Trang, Đại học Huế nhưng chỉ đào tạo nhân lực trình độ cao. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động, UBND tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt qui hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề trên toàn tỉnh, trong đó có nhiều trường tham gia đào tạo nghề NTTS nước mặn, nước lợ với các trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và cả các lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng cho nông dân để giúp họ có thể thực hiện NTTS ngay sau khi học. Hiện tại, hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Kiên Giang gồm 31 cơ sở, được phân bổ trên khắp địa bàn tỉnh, gồm các trường: trường Cao đẳng, trường Trung cấp, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Trung tâm Khuyến nông, Hội Làm vườn, Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Trong số đó có các trường được xem là chủ lực trong hoạt động động đào tạo nghề NTTSNMNL trên toàn tỉnh: - Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang tọa 30 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật lạc tại thành phố Rạch Giá là trường có qui mô lớn nhất tại Kiên Giang, với tổng diện tích 562.962 m2. Tổng số cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường là 130 người, với tổng quy mô tuyển sinh được cấp phép cho tất cả ngành nghề và các trình độ đào tạo là 2.550 học sinh/nĕm, trong đó nghề NTTSNMNL là 55 học sinh/nĕm. - Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kiên Giang là trường có bề dày trong công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển của tỉnh, trường được xây dựng và thành lập từ nĕm 1965, với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên là 208 người, tổng quy mô tuyển sinh được cấp phép là 6.450 học sinh/nĕm. - Trường Trung cấp nghề Dân tộc Nội trú tỉnh Kiên Giang tọa lạc tại ấp Xẻo Chác, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Đây là trường đặc thù, đào tạo nghề cho con, em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, số luợng học sinh người dân tộc thiểu số tuyển sinh hàng nĕm chiếm 80% trong tổng số học sinh được tuyển. Quy mô đào tạo hàng nĕm của trường là 1.350 học sinh/nĕm, trong đó trình độ trung cấp nghề NTTSNMNL là 60 học sinh/nĕm. - Trường Trung cấp nghề Vùng U Minh Thượng, là một trường nằm ở trung tâm của huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Địa bàn tuyển sinh của nhà trường trong phạm vi của 4 huyện (An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng). Trường có tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 24 người. Cơ cấu tổ chức gồm 4 phòng, 3 khoa chuyên môn đào tạo các hệ: Trung cấp, sơ cấp, nghề ngắn hạn dưới 3 tháng.[3] - Trường Trung cấp nghề vùng Tứ Giác Long Xuyên tọa lạc ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Tổng quy mô tuyển sinh của nhà trường 1.480 học sinh/nĕm. Điểm nổi bật của trường là đào tạo theo đơn đặt hàng của các nhà máy và DN trên địa bàn 4 huyện; đào tạo tại các xã đảo thuộc huyện Kiên Hải và Phú Quốc; đào tạo cho huyện Giang Thành, thị xã Hà Tiên. Ngoài ra, còn có các trung tâm khác cũng tham gia đào tạo nghề NTTSNMNL như: TTGDTX huyện An Minh, TTDN và hỗ trợ nông dân, TT Dạy nghề Thanh niên, Trung tâm Khuyến nông, Hội Làm Vườn nhưng qui mô còn nhỏ. Từ chủ trương đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề NTTSNMNL, đến nay nhiều hộ nông dân đã biết thêm một nghề mới để tạo sinh kế ngay chính mảnh đất ngập mặn, nhiễm mặn của mình và nhiều mảnh đất bị bỏ hoang nay cũng được cải tạo để nuôi trồng, người dân có thu nhập để trang trải cho cuộc sống ấm no và nhiều hộ còn làm giàu. Nếu nhìn rộng hơn dưới góc độ xã hội, thì những hộ nông dân tuy nhỏ, nhưng chính họ đã sản xuất tạo ra sản phẩm để cung cấp cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động đào tạo nghề NTTSNMNL có ý nghĩa quan trọng, không chỉ dừng lại ở mục đích tạo sinh kế cho nông dân mà còn phát triển ngành thủy sản, khai thác lợi thế của Kiên Giang. 3.1.2. Nĕng lực đào tạo nghề NTTSNMNL của các trường trên toàn tỉnh * Mạng lưới các trường đào tạo nghề NTTSNMNL trên địa bàn Số lượng các trường có tham gia đào tạo nghề trên toàn tỉnh Kiên Giang hiện nay là 10 cơ sở đào tạo. Số học viên học nghề NTTSNMNL hàng nĕm do các trường đào tạo trung bình trên 1000 người/nĕm (bảng 2). 31 Đào tạo nghề nuôi trồng ... Từ đó cho thấy khả nĕng đào tạo của các trường đào tạo nghề NTTSNMNL ở tỉnh Kiên Giang là rất lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng hai trường Trung cấp nghề vùng Tứ Giác Long Xuyên và Trung cấp nghề vùng U Minh Thượng thì khả nĕng đào tạo còn quá khiêm tốn so với nhu cầu nhân lực nghề của 2 địa phương này. Bên cạnh việc qui hoạch mạng lưới các trường đào tạo nghề, nhiều vấn đề khác như: đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo luôn cần được quan tâm cập nhật, đổi mới theo hướng tiên tiến, hiện đại để người học luôn tiếp cận được với kiến thức mới để áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả hơn, đồng thời nuôi trồng, sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. * Đội ngũ giáo viên của các trường có tham gia đào tạo nghề NTTSNMNL Theo số liệu của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Kiên Giang, tổng số giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý của các trường có tham gia đào tạo nghề NTTSNMNL tại Kiên Giang hiện nay là 666 người, họ có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với các ngành đào tạo NTTSNMNL. Trình độ của đội ngũ giáo viên: sau đại học 16,82% (112/666), đại học 66,21% (441/666), trình độ khác 16,97% (113/666). Với thực trạng trình độ này cho thấy lực lượng giáo viên có mặt bằng trình độ tương đối cao, đại học chiếm đa số. Như vậy, với trình độ của lực lượng giáo viên của các trường hiện nay đa số có khả nĕng giảng dạy tốt, có thể đảm đương công việc giảng dạy trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, đối với trường trung cấp nghề vùng Tứ giác Long Xuyên và trường trung cấp nghề vùng U Minh Thượng thì lực lượng giáo viên còn quá ít (23-24 người) và trình độ thấp hơn mặt bằng chung của cả mạng lưới trong tỉnh. Với lực lượng này, khó có thể đảm được được công tác đào tạo cho cả hai vùng có diện tích rộng lớn: Tứ giác Long Xuyên và U Minh Thượng. Hơn nữa, với lực lượng Bảng 2: Số lượng người học nghề NTTSNMNL tại các trường ở Kiên Giang TT CƠ SỞ ĐÀO TẠO 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng cộng 1 Trường CĐ nghề KG 81 54 135 2 Trường CĐ Kinh tế- Kỹ thuật 33 25 58 93 34 243 3 Trường TCN DTNT 187 337 530 126 76 1.256 4 Trường TCN vùng Tứ giác Long Xuyên 224 52 127 67 93 563 5 Trường TCN vùng U Minh Thượng 125 173 201 261 125 885 6 TTGDTX H. An Minh 152 61 82 29 90 414 7 TTDN và hỗ trợ nông dân 0 553 356 298 209 1,416 8 TTDN Thanh Niên 218 102 48 53 140 561 9 Trung tâm Khuyến nông 132 191 246 289 165 1,023 10 Hội Làm Vườn 64 127 63 52 56 362 Tổng cộng: 1.216 1.675 1.711 1.268 988 6.858 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo hàng nĕm của Sở lao động – TB&XH Kiên Giang 32 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật ít người và công việc giảng dạy nhiều, giáo viên không có điều kiện và thời gian để bồi dưỡng, trau dồi, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn phục vụ cho yêu cầu giảng dạy cao hơn. Bảng 3: Trình độ giáo viên các trường đào tạo nghề NTTSNMNL Kiên Giang TT Tên cơ sở GV và CBQL Trình độ Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân / Kỹ sư Cao đẳng Trung cấp Khác 1 Trường CĐN Kiên Giang 130 18 94 2 3 13 2 Trường CĐ Kinh tế- Kỹ thuật 208 4 74 111 3 10 6 3 Trường TCN Dân tộc nội trú 38 4 33 1 4 Trường TCN vùng Tứ giác Long Xuyên 23 2 21 5 Trường TCN vùng U Minh Thượng 24 1 23 6 TTGDTX huyện An Minh 16 14 1 1 7 TTDN và hỗ trợ nông dân 49 3 28 13 2 3 8 TT Dạy nghề Thanh niên 17 14 2 1 9 Trung tâm Khuyến nông 150 6 96 10 25 9 10 Hội Làm Vườn 11 7 4 Tổng cộng: 666 4 108 441 40 41 32 Nguồn: Tác giả tổng hợp các báo cáo của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Kiên Giang * Chương trình đào tạo NTTSNMNL của các trường Đến nay, các trường đào tạo nghề NTTSNMNL trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đào tạo gồm 16 chương trình đào tạo (CTĐT). Với số lượng này cho thấy CTĐT của các trường tương đối phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, CTĐT còn có sự trùng lắp và mang tính phổ biến cao, chưa có nhiều CTĐT nuôi trồng các loài mới mang lại giá trị kinh tế cao cho người học, đồng thời chưa có các CTĐT dựa trên kỹ thuật NTTS tiên tiến hiện đại. Vì vậy, chưa thu hút được nhiều người học mà thậm chí số người học còn bị sụt giảm trong các nĕm gần đây. Hiện nay, ở nhiều địa phương khác trên cả nước đã nuôi những loài mới như: Le le, vịt biển đại xuyên chi phí thấp, giá trị thu được rất cao; hoặc các loài khác phù hợp với thổ nhưỡng của điều kiện của một số địa phương như: nghêu, sò, trồng các loại rong biển, tảo biển có giá trị kinh tế cao. * Số lượng người học nghề NTTSNMNL tại các trường trong những nĕm qua Số người học nghề NTTS trong những nĕm trước đây rất lớn. Tuy nhiên, 03 nĕm gần đây, số lượng người học sụt giảm nghiêm trọng, trên toàn tỉnh giảm từ 1.7111 người nĕm 2014 xuống còn 988 người nĕm 2016 (bảng 2). Sự giảm sút nghiêm trọng này có 33 Đào tạo nghề nuôi trồng ... nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là do CTĐT của các trường chưa thu hút người học, có tới 45% (27/60) người được hỏi thích học nuôi trồng những loài mang lại giá trị kinh tế cao. Mặt khác, hoạt động đào tạo chưa gắn với hoạt động thực tế tại các doanh nghiệp (DN) và chưa được thực hiện nhiều tại các ao hồ nuôi trồng thực nghiệm để tĕng tính thực tiễn, tĕng tính tích cực học tập nơi người học. Vì vậy, mức độ thu hút người học thấp. Người học không thấy được sự khác biệt giữa đến trường học nghề và truyền nghề. Qua đó cho thấy, mức độ đáp ứng của các trường về nhu cầu học nghề NTTSNMNL chưa cao. 3.2. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề NTTSNMNL tại tỉnh Kiên Giang Thực hiện chủ trương của nhà nước về xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế cho người dân nông thôn trong điều kiện BĐKH, các trường đào tạo nghề đã có những nỗ lực trong đào tạo nghề NTTSNMNL trong những nĕm vừa qua, từ đó cũng đã gặt hái được nhiều thành quả rất đáng khích lệ. 3.2.1. Những thành quả đạt được * Tạo sinh kế cho người dân nông thôn trong điều kiện BĐKH Trong những nĕm qua các trường đào tạo nghề đã có nhiều nỗ lực trong các hoạt động đào tạo. Từ đó đã tạo sinh kế cho người dân nông thôn, tạo thêm việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, mang lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình nên số hộ nghèo đã giảm đáng kể. Nhiều diện tích đất được khai thác hiệu quả hơn trước. Thậm chí có những mảnh ruộng trước đây bị nhiễm mặn phải bỏ hoang, nay lại có được đưa vào sử dụng, cải tạo thành ao nuôi trồng mang lại giá trị kinh tế cao. * Góp phần tĕng trưởng kinh tế của tỉnh Kiên Giang ở mức cao Đào tạo nghề tạo sinh kế cho người dân, giúp họ ổn định cuộc sống và đóng góp vào tĕng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh ở mức cao. Tĕng trưởng GDP toàn tỉnh tĕng mỗi nĕm trên 10% trong suốt giai đoạn 2010-2015. Tình hình an ninh trật tự được cải thiện đáng kể, bộ mặt kinh tế xã hội của tỉnh được thay đổi từ thành thị đến nông thôn. Đáng chú ý nhất là vùng U Minh Thượng bao gồm những huyện vùng sâu, vùng xa có nhiều hộ nghèo thời gian qua đã được cải thiện rất nhiều. Đến nay, nhiều hộ dân đã thoát nghèo và có sinh kế ổn định. * Cải thiện một số chỉ số an sinh xã hội Tình hình an sinh xã hội của tỉnh Kiên Giang trong những nĕm gần đây được cải thiện thông qua các chỉ số quan trọng: - Giải quyết việc làm cho người lao động, mỗi nĕm trên 30.000 lượt.[2] - Giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 3,45% còn 2,44%.[2] - Số hộ thoát nghèo bình quân mỗi nĕm 8.689 hộ trong giai đoạn 2010-2015.[2] - Đào tạo nghề NTTSNMNL đã góp phần giảm số hộ nghèo trên toàn tỉnh. Nhờ có nghề NTTS mà người dân mạnh dạn làm ĕn, cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, thoát nghèo và đã có một số hộ bắt đầu có tích lũy để đầu tư lớn hơn. Đưa số hộ nghèo từ 34.973 hộ nĕm 2010 xuống còn 6.070 hộ nĕm 2015. Tỷ lệ giảm bình quân trong cả giai đoạn là 16,53%/nĕm. Đây là thành tích rất đáng trân trọng.[2] 34 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Phát triển đào tạo nghề NTTSNMNL đã góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tạo ra giá trị kinh tế cao hơn trước đây. Diện tích NTTSNMNL tĕng mạnh qua các nĕm, diện tích nuôi trồng từ 120.527 ha nĕm 2010 tĕng lên 202.372 ha nĕm 2015, tĕng bình quân 10,9%/nĕm. Song song với việc tĕng diện tích nuôi trồng, sản lượng cũng tĕng liên tục qua các nĕm. Tổng sản lượng nĕm 2010 đạt 97.673 tấn, tĕng lên 183.423 tấn vào nĕm 2015, tĕng bình quân 13,4%/nĕm. Bảng 4: Số hộ nghèo giảm qua các nĕm giai đoạn 2010 - 2015 Địa phương ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tỉnh Kiên Giang hộ 34.973 29.066 23.294 19.742 14.867 6.070 Vùng U Minh Thượng hộ 13.982 12.168 9.839 8.404 6.197 2.902 - Huyện An Biên hộ 4.253 4.317 3.448 3.013 1.716 1.106 - Huyện An Minh hộ 3.973 3.524 2.880 2.415 2.092 641 - Huyện U Minh Thượng hộ 2.570 2.143 1.863 1.566 1.315 539 - Huyện Vĩnh Thuận hộ 3.186 2.184 1.648 1.410 1.074 616 Nguồn: Kết quả điều tra hộ nghèo từng nĕm của Sở Lao động – TB&XH tỉnh Kiên Giang; Báo cáo Tổng kết giai đoạn của ngành Lao động – TB&XH tỉnh Kiên Giang. * Thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng có lợi Bảng 5: Thực trạng phát triển NTTS của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010-2015 STT Hạng mục ĐVT Giai đoạn 2010-2015 Tĕng BQ (%) Nĕm 2010 Nĕm 2011 Nĕm 2012 Nĕm 2013 Nĕm 2014 Nĕm 2015 1 Diện tích Ha 120.527 135.447 114.777 126.920 169.232 202.372 10,9 2 Sản lượng Tấn 97.673 109.558 127.033 143.986 173.080 183.423 13,4 Cá Tấn 46.071 44.046 47.371 55.114 66.268 67.451 7,9 Tôm Tấn 34.765 39.968 40.292 41.978 51.430 52.210 8,5 Thủy sản khác Tấn 16.837 25.544 39.370 46.894 55.382 63.762 30,5 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang nĕm 2015 Đào tạo nghề NTTS đã góp phần khai thác tiềm nĕng, lợi thế nguồn lực con người và lợi thế so sánh ngành thủy sản của đất nước. Sau học nghề người dân đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật để tĕng nĕng suất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, ứng phó với BĐKH đồng thời khai thác tiềm nĕng của tỉnh Kiên Giang. 35 Đào tạo nghề nuôi trồng ... 3.2.2. Những vấn đề tồn tại Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động đào tạo nghề NTTSNMNL tại tỉnh Kiên Giang cũng tồn tại nhiều vấn đề cần có giải pháp khắc phục: - Qua phân tích ở trên, cho thấy mạng lưới đào tạo nghề của các trường tại tỉnh Kiên Giang tương đối lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ tính riêng đào tạo nghề NTTS nước, nước lợ thì qui mô của các trường còn quá nhỏ. Chẳng hạn, trường trung cấp nghề vùng U Minh Thượng hay trường trung cấp nghề Tứ giác Long Xuyên, khả nĕng đào tạo không đáp ứng đủ nhu cầu nhân sự của cả vùng chuyên về NTTS. - Chương trình đào tạo NTTSNMNL của các trường nghề trên địa bàn đến nay tương đối nhiều (16 nghề), riêng Trường trung cấp nghề Vùng U Minh có 6 ngành nghề, nhưng đa số các chương trình này đã có từ lâu, thiếu cập nhật và đào tạo nuôi trồng những loài khá phổ biến, chưa có những CTĐT nuôi trồng những loài mới lạ, có giá trị kinh tế cao để thu hút người học. Từ đó làm cho người nông dân ít quan tâm đến học nghề mà nếu có cũng chỉ truyền nghề mang tính gia đình. - Chưa có sự gắn kết giữa đào tạo nghề với hoạt động thực tế tại DN để nâng cao tính học thuật trong giảng dạy, kích thích tính tích cực nơi người học, để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề NTTSNMNL. - Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạo NTTS tại các trường còn nhiều hạn chế. Phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất và thiết bị thực hành trong đào tạo chưa có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đồng thời chưa thu hút người học vì quá trình đào tạo không có khác biệt nhiều với hoạt động truyền nghề. Hàm lượng khoa học trong hoạt động đào tạo không cao, không đáp ứng được nhu cầu của người học. - Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn tương đối cao, đa số trẻ nhưng thiếu kinh nghiệm, số lượng lại không nhiều, nhất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf19_18_644_2165672.pdf
Tài liệu liên quan