Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường nhà trường với vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh trung học cơ sở

Tài liệu Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường nhà trường với vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh trung học cơ sở: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 592 MỐI LIÊN QUAN GIỮA YẾU TỐ CÁ NHÂN, MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH, MÔI TRƯỜNG NHÀ TRƯỜNG VỚI VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Chu Văn Thăng*, Nguyễn Thị Hồng Diễm** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chăm sóc sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tâm thần học sinh cần có sự quan tâm, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và ngành y tế mới mong mang lại hiệu quả cao cho sự hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và thể lực của học sinh. Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường trường học đến tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh là rất cần thiết. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường trường học đến tình trạng sức khỏe tâm thần (SKTT) của học sinh trung học cơ sở (THCS) tại 5 tỉnh thuộc miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên năm học 2015 - 2016. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô t...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường nhà trường với vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 592 MỐI LIÊN QUAN GIỮA YẾU TỐ CÁ NHÂN, MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH, MÔI TRƯỜNG NHÀ TRƯỜNG VỚI VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Chu Văn Thăng*, Nguyễn Thị Hồng Diễm** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chăm sóc sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tâm thần học sinh cần có sự quan tâm, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và ngành y tế mới mong mang lại hiệu quả cao cho sự hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và thể lực của học sinh. Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường trường học đến tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh là rất cần thiết. Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường trường học đến tình trạng sức khỏe tâm thần (SKTT) của học sinh trung học cơ sở (THCS) tại 5 tỉnh thuộc miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên năm học 2015 - 2016. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên với 6.639 học sinh của 20 trường THCS tại Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bình Định, An Giang, Gia Lai. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền SDQ cho học sinh để tự đánh giá các câu hỏi liên quan đến vấn đề SKTT; học sinh tự điền theo bộ câu hỏi có sẵn về các đặc điểm cá nhân, môi trường gia đình và môi trường trường học. Kết quả: Học sinh nam, học lực kém/trung bình, hạnh kiểm kém/trung bình, có sử dụng máy vi tính, có đi học thêm có tỉ lệ có vấn đề về sức khỏe sức khỏe tâm thần cao hơn so với học sinh nữ, học lực khá/giỏi, hạnh kiểm khá/tốt, không sử dụng máy tính và không đi học thêm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (test χ2); học sinh chứng kiến người lớn đánh nhau, bị người thân trong gia đình đánh và không được gia đình yêu mến có tỉ lệ có vấn đề sức khỏe tâm thần chung cao hơn so với học sinh sống trong gia đình hòa thuận không đánh nhau, không bị người thân đánh và được gia đình yêu mến sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (test χ2); học sinh không thích đi học, bị bắt nạt, bị thầy cô phạt và bị thầy cô đánh có tỉ lệ có vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn so với học sinh thích đi học, không bị bắt nạt, không bị thầy cô phạt và không bị thầy cô đánh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (test χ2). Kết luận: Có sự liên quan giữa yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình và nhà trường đến tình hình sức khỏe tâm thần học sinh. Từ khóa: vấn đề sức khỏe tâm thần học sinh ABSTRACT THE RELATIONSHIP BETWEEN INDIVIDUAL FACTORS, FAMILY AND SCHOOL ENVIRONMENT WITH MENTAL HEALTH OF SECONDARY SCHOOL STUDENTS Chu Van Thang, Nguyen Thi Hong Diem * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 592 – 598 Background: Health care, especially student’s mental health needs to pay attention and coordination between families, schools and the health sector to bring high efficiency for the formation and development of students' wisdom, personality and physical health. Understanding the relationship between personal factors, the family and school environment to the mental health status of students are very essential. Objectives: Identify the relationship between individual factors, the family environment, the school *Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế **Trường Đại học Y Hà Nội Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thị Hồng Diễm ĐT: 0905165239 Email: hongdiemmoh@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 593 environment to the mental health status of secondary school students in 5 provinces in the North, Central, South and Central Highlands in school year 2015 - 2016. Methods: A cross-descriptive study was conducted on 6.639 students of 20 secondary schools in Vinh Phuc, Ha Nam, Binh Dinh, An Giang and Gia Lai provinces. Using the Strengths and Difficulties Questionnaire (SDQ) and the self-administered questionnaire for students about questions related to mental health problems, personal characteristics, family environment and school environment. Results: Students who were male, have poor/average learning results, poor/average behavior, use computer, did not have a separate learning corner, participate extra classes had a higher rate of mental health problems than students who were female, had good/fair learning results, good/fair behavior, no use computer and did not go to extra classes, the difference was statistically significant with p <0.001 (test χ2); students who witnessed adults fighting, were beaten by family members and were not loved by their families had a higher prevalence of common mental health problems than students living in harmony families, not beaten by loved ones and loved by the family, the difference was statistically significant with p <0.05 (test χ2); students who did not like to go to school, were bullied, were punished and beaten by teachers had a higher rate of mental health problems than students who liked to go to school, were not bullied, and were not punished and beaten by teachers by teachers, the difference was statistically with p <0.001 (test χ2). Conclusions: There is the relationship between personal factors, family and school environment to the mental health situation of students. Keywords: mental health problems for students ĐẶT VẤN ĐỀ Xã hội ngày càng phát triển thì việc nhận thức về giá trị sức khỏe của con người ngày càng được nâng cao. Chăm sóc sức khỏe (CSSK) đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, đặc biệt CSSK cho lứa tuổi học sinh. Học sinh là tương lai của đất nước, sức khỏe của học sinh hôm nay quyết định đến khuynh hướng sức khỏe dân tộc ta trong tương lai. Để tương lai được bền vững thì chúng ta phải tạo điều kiện cho các em phát triển hài hòa, toàn diện về cả thể chất lẫn tâm thần. Chăm sóc sức khỏe thể chất tạo điều kiện cho trẻ em phát triển thể lực, chiều cao, cân nặng, hoàn thiện dần các chức năng của cơ thể, giảm khả năng mắc bệnh tật và tránh được nguy cơ tử vong do bệnh tật. CSSK tâm thần tạo điều kiện cho việc phát triển trí tuệ, tăng cường khả năng cân bằng tâm lý, tình cảm, thích nghi với môi trường sống, với các mối quan hệ gia đình, bạn bè và xã hội. Hơn nữa CSSK tâm thần còn giúp tạo cho trẻ phát triển tính tự lập, tự tin trong cuộc sống, phát triển nhân cách, mang giá trị đạo đức căn bản của con người. Sức khỏe tâm thần có vấn đề sẽ dẫn đến rối loạn hành vi, mất kiểm soát và có những hành vi sai lệch gây ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy việc CSSK tâm thần đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy tỷ lệ tổn thương sức khỏe tâm thần (SKTT) ở lứa tuổi trẻ em chiếm từ 8-21%. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần đang chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh lý cũng như chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cộng đồng. Các tổn thương về tâm thần luôn là một trong những gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Sức khỏe tâm thần học đường hiện nay ở Việt Nam vẫn là chủ đề mới, sự quan tâm mới chỉ là bước đầu. CSSK tâm thần cho học sinh cần có sự quan tâm phối hợp giữa gia đình, nhà trường và ngành y tế mới mong mang lại hiệu quả cao cho sự hình thành, phát tiển trí tuệ, nhân cách và thể lực cho các em. Do vậy nghiên cứu về mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường trường học đến tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh là rất cần thiết, từ đó góp phần đề xuất các biện pháp can Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 594 thiệp thích hợp, kịp thời. Mục tiêu nghiên cứu Xác định mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, môi trường gia đình, môi trường trường học đến tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở (THCS) tại 5 tỉnh thuộc miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên năm học 2015 - 2016. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Học sinh trung học cơ sở (từ lớp 6 đến lớp 9) tại các trường học được lựa chọn vào nghiên cứu từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2015. Nghiên cứu đã lựa chọn chủ đích 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bình Định, An Giang, Gia Lai thuộc miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên để tiến hành nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu điều tra Đơn vị chọn mẫu là học sinh. Số học sinh mỗi tỉnh được nghiên cứu được tính theo công thức tính cỡ mẫu ước tính một tỷ lệ trong quần thể là: n= Z2(1-/2) Trong đó: với độ tin cậy 95% thì Z (1-/2) = 1,96; p= 0,1 (tỷ lệ học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần từ nghiên cứu của Trần Tuấn và cs)(7) , =0,2. Số học sinh cần được điều tra mỗi tỉnh, thành phố là 865, chọn hệ số chọn mẫu là 1,5 , cỡ mẫu học sinh mỗi tỉnh tính được là 1.300 học sinh. Tổng số học sinh 5 tỉnh điều tra là 1.300 x 5 = 6.500 học sinh. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu theo nhiều bậc. Tại mỗi tỉnh, số học sinh được lựa chọn vào nghiên cứu theo các bước sau: Bước 1: tại mỗi khu vực nghiên cứu, chọn chủ đích 1 tỉnh, miền Bắc lựa chọn 02 tỉnh. Bước 2: Tại mỗi tỉnh nghiên cứu, chọn 1 quận và 1 huyện đại diện cho tỉnh nghiên cứu. Tổng cộng có 10 quận, huyện trong 5 tỉnh cần nghiên cứu. Bước 3: Tại mỗi quận, huyện lựa chọn, chọn ngẫu nhiên 02 trường trung học cơ sở, tổng cộng có 20 trường trong 5 tỉnh cần điều tra. Bước 4: Tại mỗi trường chọn ngẫu nhiên đơn mỗi khối lớp 02 lớp, ước tính mỗi lớp có 40-45 học sinh, điều tra toàn bộ học sinh của các lớp được chọn. Thực tế đã điều tra 6.639 học sinh. Kỹ thuật thu thập số liệu Sử dụng bộ câu hỏi tự điền SDQ cho học sinh để tự đánh giá các câu hỏi liên quan đến vấn đề SKTT; học sinh tự điền theo bộ câu hỏi có sẵn về các đặc điểm cá nhân, môi trường gia đình và môi trường trường học. Công cụ thu thập số liệu Sử dụng bộ câu hỏi tự điền SDQ cho học sinh để tự đánh giá các câu hỏi liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em. Bảng hỏi SDQ25 (Strengths and Difficulties Questionnaire 25 items) do Robert Goodman thuộc Viện Tâm thần London xây dựng(6). Tại Việt Nam bộ câu hỏi SDQ cũng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu như nghiên cứu “Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học Hà Nội” do Ngô Thanh Hồi bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương thực hiện(4) và nhiều nghiên cứu khác. Cách đánh giá cụ thể như sau: Đánh giá kết quả theo thang điểm SDQ có 3 cách lựa chọn: Không đúng = 0 điểm. Đúng một phần = 1 điểm. Các câu đúng một phần đều được cho 1 điểm, riêng câu 7, 11, 14, 21, 25 trên thang SDQ sẽ thay đổi: không đúng = 2 điểm, chắc chắn đúng = 0 điểm. Chắc chắn đúng = 2 điểm. Đánh giá sức khỏe tâm thần chung: tính tổng điểm 20 câu, không tính điểm giao tiếp xã hội. Tổng điểm được chia làm 3 mức đánh giá: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 595 Bình thường (không gặp khó khăn về SKTT): 0-11 điểm; Nghi ngờ (nghi ngờ, chưa chắc chắn): 12-15 điểm; Có vấn đề SKTT (có khó khăn về SKTT): 16- 40 điểm. Các học sinh có vấn đề SKTT là học sinh có điểm đánh giá từ 16 - 40 điểm. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền theo bộ câu hỏi có sẵn về các đặc điểm cá nhân, môi trường gia đình và môi trường trường học. Phân tích và xử lý số liệu Số liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm Epi data 3.1 và được xử lý trên phần mềm Stata phiên bản 10.0. Test Khi bình phương (χ2) được sử dụng để tìm sự khác biệt giữa các nhóm, giá trị p<0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: Phân bố học sinh theo giới khá đồng đều, nam chiếm 48,7% và nữ chiếm 51,3%. Hơn một nửa số học sinh đạt học lực khá giỏi trong học kỳ trước (61,9%) và 38,1% đạt học lực kém/trung bình. Hầu hết học sinh đạt hạnh kiểm khá tốt, chiếm 95,4%, chỉ có 4,6% học sinh hạnh kiểm kém/trung bình (Bảng 1). Bảng 1: Đặc điểm học sinh THCS (từ lớp 6 đến lớp 9) năm học 2015 – 2016 (n= 6.639) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Giới Nam 3.233 48,7 Nữ 3.406 51,3 Học lực Khá/giỏi 4.109 61,9 Kém/trung bình 2.530 38,1 Hạnh kiểm Khá/tốt 6.333 95,4 Kém/trung bình 306 4,6 Mối liên quan đơn biến giữa các yếu tố cá nhân, môi trường gia đình và môi trường nhà trường với vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình hình sức khỏe tâm thần chung theo giới, học lực, hạnh kiểm, sử dụng máy vi tính, tình trạng học thêm với p<0,001 (test χ2). Học sinh nam, học lực kém/trung bình, hạnh kiểm kém/trung bình, có sử dụng máy vi tính, có đi học thêm có tỉ lệ có vấn đề về sức khỏe sức khỏe tâm thần chung cao hơn so với nhóm học sinh nữ, học lực khá/giỏi, hạnh kiểm khá/tốt, không sử dụng máy tính và không đi học thêm (Bảng 2). Bảng 2: Tình hình học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần theo đặc điểm cá nhân Có vấn đề SKTT Đặc điểm cá nhân Số lượng Tỷ lệ % Tổng χ 2 (p) Giới Nam 563 17,4 3.233 60,10 (< 0,001) Nữ 368 10,8 3.406 Học lực Khá/giỏi 386 9,4 4.109 190,57 (< 0,001) Kém/trung bình 544 21,5 2.530 Hạnh kiểm Khá/tốt 804 12,7 6.333 89,86 (< 0,001 Kém/trung bình 97 31,9 306 Sử dụng máy vi tính Có 474 16,7 2.841 32,47 (<0,001) Không 448 11,8 3.798 Học thêm Có 361 16,8 2.151 24,64 (< 0,001) Không 552 12,3 4.488 Bảng 3: Tình hình học sinh có vấn đề SKTT theo môi trường gia đình Có vấn đề SKTT Môi trường gia đình Số lượng Tỷ lệ % Tổng χ 2 (p) Người lớn đánh nhau Không 743 13,3 5.583 14,27 (< 0,001) Có 187 17,7 1.056 Bị người thân trong gia đình đánh Không 801 13,4 5.981 17,21 (< 0,001) Có 127 19,3 658 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 596 Gia đình yêu mến Có 425 13,1 3.246 4,00 (0,045) Không 502 14,8 3.393 Bảng 4: Tình trạng sức khỏe tâm thần chung của học sinh theo môi trường nhà trường Vấn đề SKTT Môi trường nhà trường Số lượng Tỷ lệ % Tổng χ 2 (p) Thích đi học Có 801 13,5 5.935 12,17 (< 0,001) Không 129 18,3 704 Bị bắt nạt Không 665 13,0 5.112 17,89 (< 0,001) Có 264 17,3 1.527 Bị thầy/cô phạt Không 352 11,8 2.987 22,01 (< 0,001) Có 577 15,8 3.652 Bị thầy/cô đánh Không 391 11,0 3.558 58,00 (< 0,001) Có 539 17,5 3.081 Học sinh chứng kiến người lớn đánh nhau, bị người thân trong gia đình đánh và không được gia đình yêu mến có tỉ lệ có vấn đề sức khỏe tâm thần chung cao hơn so với học sinh sống trong gia đình hòa thuận không đánh nhau, không bị người thân đánh và được gia đình yêu mến với p<0,05 (test χ2) (Bảng 3). Học sinh không thích đi học, bị bắt nạt, bị thầy cô phạt và bị thầy cô đánh có tỉ lệ có vấn đề sức khỏe tâm thần chung cao hơn so với học sinh thích đi học, không bị bắt nạt, không bị thầy cô phạt và không bị thầy cô đánh với p<0,001 (test χ2) (Bảng 4). BÀN LUẬN Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 6.639 học sinh THCS ở 5 tỉnh thuộc 4 vùng miền. Tỉ lệ học sinh nam và nữ là tương đồng (48,7% và 51,3%), kết quả này phù hợp với đặc điểm đối tượng nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây như nghiên cứu Đào Thị Tuyết (nam 51,8%, nữ 48,2%)(1). Tỉ lệ học sinh khá giỏi trong nghiên cứu của chúng tôi là 61,9%, tỉ lệ này tương đồng với tỉ lệ học sinh khá giỏi trong nghiên cứu của Ngô Thanh Hồi - Bệnh viện Tâm thần Mai Hương (65,2%)(4). Mối liên quan đơn biến giữa các yếu tố cá nhân, môi trường gia đình và môi trường nhà trường với vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh Yếu tố đặc điểm cá nhân và vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh THCS năm học 2015-2016 Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là giai đoạn sau vị thành niên và trước khi bước sang tuổi trưởng thành, vì vậy đây được cho là lứa tuổi ngang bướng, rất khó để nắm bắt được tâm lý của trẻ, những biến đổi sinh học cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các em. Tỉ lệ học sinh nam có vấn đề SKTT là 17,4% và nữ là 10,8% (Bảng 2). Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu về một số yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của học sinh ở một số trường THCS của Lê Thị Kim Dung cho thấy vấn đề SKTT ở nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01)(3). Có thể học sinh nam và nữ ở lứa tuổi này có thời kì dậy thì khác nhau nên việc phát triển tâm lý cũng khác nhau(8). Điều này cho thấy giới tính ở lứa tuổi học sinh THCS có liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần của các em. Hiện nay, việc sử dụng máy vi tính đang rất phổ biến do sự phát triển không ngừng của xã hội. Theo kết quả nghiên cứu này (bảng 2) tỉ lệ học sinh có vấn đề SKTT có sử dụng máy vi tính có tỷ lệ có vấn đề STTT cao hơn nhóm không sử dụng máy vi tính (16,7% và 11,8%). Kết quả có ý nghĩa thống kê, việc sử dụng máy tính là con dao hai lưỡi, các em có thể bị ảnh hưởng xấu, những tệ nạn xã hội có thể tác động không nhỏ đến SKTT các em và dẫn đến những suy nghĩ, hành động lệch lạc. Việc trẻ em say mê các trò chơi trực tuyến thâu đêm suốt sáng đến độ bỏ ăn, quên ngủ và phải đi bệnh viện cấp cứu như một số trường hợp là hành vi nghiện ngập, là sự Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 597 thiếu khả năng kiểm soát về hành vi, không làm chủ được hành vi của mình. Tỉ lệ học sinh khá giỏi có vấn đề SKTT chiếm 9,4% trong khi đó học sinh có học lực kém, trung bình có vấn đề SKTT là 21,5%. Điều này cho thấy học sinh có học lực kém, trung bình cũng ảnh hưởng đến vấn đề SKTT của học sinh. Các em có học lực kém, trung bình thì cảm thấy xấu hổ với bạn bè, cô giáo và người thân. Các em mặc cảm, tự ti với kết quả học tập của mình. Tuy nhiên, các em có học lực khá giỏi cũng có vấn đề SKTT điều này cho thấy áp lực học tập và những kì vọng của bố mẹ khiến cho các em căng thẳng. Tỉ lệ học sinh có vấn đề SKTT có trong nhóm có hạnh kiểm kém/trung bình là cao hơn nhóm học sinh có hạnh kiểm khá/tốt (31,9% và 12,7%). Điều này cho thấy hạnh kiểm chính là thước đo về thái độ hành vi của các em trong môi trường nhà trường, trong quan hệ bạn bè, thầy cô giáo. Thời gian gần đây, tỷ lệ học sinh ngỗ ngược, đánh nhau, đánh lại thầy cô giáo càng ngày càng tăng. Vấn đề hạnh kiểm của học sinh có liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. Tỷ lệ học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần ở nhóm có đi học thêm cao hơn nhóm không đi học thêm (16,8% và 12,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Có thể lý giải vì áp lực học tập nặng nề làm cho trẻ em lúc nào cũng căng thẳng, lo sợ, dẫn đến những rối loạn về cả thế xác lẫn tâm trí. Vấn đề học thêm với chính thầy cô ở trường, trẻ phải học ngày học đêm nên không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí, luyện tập thân thể. Điều này dẫn đến những hành vi bất thường, tác hại lâu dài đến tư duy sáng tạo học hỏi của trẻ. Yếu tố môi trường gia đình và vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh THCS năm học 2015 -2016 Gia đình là nền tảng của xã hội, gia đình hạnh phúc, con cái trưởng thành, sẽ đóng góp một phần cho sự phát triển một xã hội tốt đẹp, một đất nước văn minh và giàu mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực như sự tốt đẹp của mỗi gia đình, sự hạnh phúc của cha mẹ, sự trưởng thành của con cái, thì vẫn có những vấn đề mà mỗi chúng ta đều phải nhìn nhận một cách xác đáng. Đặc biệt là trẻ sống trong gia đình có những hoàn cảnh không may như gia đình ly tán, cha mẹ thường xuyên xung đột, có người uống rượu, thường xuyên dùng bạo lực, trẻ bị bạo hành, bị đối xử bất công, bị xúc phạm, giáo dục lệch lạc dễ bị ảnh hưởng đến hành vi, ứng xử . Những gia đình có bố mẹ quá bận rộn với công việc không có thời gian chăm sóc gần gũi con cái sẽ khiến cho trẻ bị lôi cuốn bởi những tác động xấu từ xã hội, từ phim ảnh, internet(3). Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ học sinh bị bố mẹ đánh có vấn đề SKTT là 19,3% cao hơn nhóm trẻ không bị mắng phạt (13,4%) hoặc học sinh nhìn thấy người lớn trong gia đình đánh nhau có tỷ lệ có vấn đề SKTT cao hơn nhóm còn lại (17,7% và 13,3%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Gia đình hòa thuận, bố mẹ yêu thương nhau, yêu thương con cái cũng là yếu tố giúp trẻ có một môi trường sống hạnh phúc vui vẻ, tránh được vấn đề SKTT. Theo Hoàng Cẩm Tú, cha mẹ sống không hạnh phúc, bạo lực gia đình cùng một số yếu tố khác chiếm đến 2/3 nguyên nhân rối loạn hành vi, chống đối, trầm cảm, tự sát, nghiện hút ở trẻ em(2). Trong nghiên cứu của của chúng tôi tỷ lệ học sinh có vấn đề SKTT trong nhóm bố mẹ, đánh nhau, cãi nhau cao hơn nhóm không chứng kiến bố mẹ cãi nhau. Yếu tố môi trường học tập và vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh THCS năm học 2015-2016 Một môi trường học đường tốt, ở đó học sinh được tôn trọng, được giáo viên khuyến khích động viên và chương trình học phù hợp sẽ giúp thanh thiếu niên hạn chế tâm lý tiêu cực trong cuộc sống. Kết quả Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 của Nguyễn Thanh Hương năm 2010 cho thấy yếu tố về môi trường trường học có ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng buồn chán của học sinh. Chương trình học quá tải (OR=1,25), đôi khi giáo viên đánh và mắng học sinh (OR=1,33) là những yếu tố nguy cơ cho SKTT học sinh(5). Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ học sinh bị thầy cô phạt có vấn đề SKTT cao hơn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 598 nhóm học sinh không bị thầy cô phạt (15,8% và 11,8%). Tỉ lệ học sinh có vấn đề SKTT khi bị thầy cô giáo đánh cao hơn tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT khi không bị thầy cô đánh. Tỉ lệ học sinh bị bạn bè bắt nạt có vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn so với học sinh không bị bắt nạt (17,3% và 13,0%). Nhóm học sinh thích đi học có tỷ lệ về vấn đề SKTT thấp hơn nhóm không thích đi học. Điều này cho thấy yếu tố môi trường học tập, cách ứng xử của thầy cô, quan hệ bạn bè có ảnh hưởng đến SKTT học sinh. KẾT LUẬN Tình trạng vấn đề sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng bởi các yếu tố các nhân, môi trường gia đình và môi trường nhà trường như giới tính, học lực, hạnh kiểm, tình trạng sử dụng máy vi tính, tình trạng đi học thêm; học sinh chứng kiến người lớn đánh nhau, bị người thân trong gia đình đánh và không được gia đình yêu mến; học sinh không thích đi học, bị bắt nạt, bị thầy cô phạt, đánh có tỉ lệ có vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn so với các nhóm ngược lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thị Tuyết (2014). Thực trạng SKTT và các yếu tố liên quan của học sinh trường Trung học cơ sở Tam Khương, Đống Đa, Hà Nội năm 2014. Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng. 2. Hoàng Cẩm Tú (2007). Bảo vệ chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, giáo dục tâm lý sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Lê Thị Kim Dung và cộng sự (2005). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần học sinh một số trường Trung học cơ sở. Bộ giáo dục và Đào tạo. 4. Ngô Thanh Hồi, Trần Thị Hồng Thu (2010). Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nội. Tạp chí Y học Thực hành, 8(730):44-48. 5. Nguyễn Thanh Hương (2010). Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam. Trường Đại học Y tế công cộng. 6. Robert Goodman (1997). Scoring the Self-Report Strengths and Difficulties Questionnaire. Institute of Psychiatry London. 7. Tran Tuan, Trudy Harpham and Nguyen Thu Huong (2005). Measuring social capital and mental health in Viet Nam: A validity study Young Lives- An International Study on Childhood Poverty, No. 12. Working Paper, London, UK. 8. Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Sức khỏe lứa tuổi. Nhà xuất bản Y học. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf592_1891_2212144.pdf
Tài liệu liên quan