Mối liên hệ giữa đặc điểm tổn thương não trên hình ảnh học và kết cục lâm sàng ở bệnh nhân tắc mạch máu lớn thuộc tuần hoàn trước

Tài liệu Mối liên hệ giữa đặc điểm tổn thương não trên hình ảnh học và kết cục lâm sàng ở bệnh nhân tắc mạch máu lớn thuộc tuần hoàn trước: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 102 MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG NÃO TRÊN HÌNH ẢNH HỌC VÀ KẾT CỤC LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN TẮC MẠCH MÁU LỚN THUỘC TUẦN HOÀN TRƯỚC Huỳnh Xuân Ngọc*, Vũ Anh Nhị** TÓM TẮT Mở đầu: Nhồi máu não tắc mạch máu lớn tuần hoàn trước là một bệnh cảnh nặng nề. Tiên lượng nhồi máu cung cấp các thông tin quan trọng trong quá trình điều trị, giúp cải thiện tỷ lệ tàn phế và tử vong. Mục tiêu: So sánh đặc điểm tổn thương trên CT và MRI trong nhồi máu não tắc mạch máu lớn tuần hoàn trước để tiên lượng kết cục lâm sàng 30 ngày. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu. Các dữ liệu thu thập gồm đặc điểm lâm sàng, CT, MRI não và đánh giá kết cục 30 ngày dựa trên điểm Rankin sửa đổi, điểm Barthel và tỉ lệ tử vong. Kết quả: Nghiên cứu 149 bệnh nhân, tỉ lệ kết cục lâm sàng tốt thời điểm 30 ngày là 31,5% xét theo mRS và 56,4% xét theo BI, tỉ lệ tử vong là 12,8%. MRI tốt hơn CT trong tiên đoán kết cục ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên hệ giữa đặc điểm tổn thương não trên hình ảnh học và kết cục lâm sàng ở bệnh nhân tắc mạch máu lớn thuộc tuần hoàn trước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 102 MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG NÃO TRÊN HÌNH ẢNH HỌC VÀ KẾT CỤC LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN TẮC MẠCH MÁU LỚN THUỘC TUẦN HOÀN TRƯỚC Huỳnh Xuân Ngọc*, Vũ Anh Nhị** TÓM TẮT Mở đầu: Nhồi máu não tắc mạch máu lớn tuần hoàn trước là một bệnh cảnh nặng nề. Tiên lượng nhồi máu cung cấp các thông tin quan trọng trong quá trình điều trị, giúp cải thiện tỷ lệ tàn phế và tử vong. Mục tiêu: So sánh đặc điểm tổn thương trên CT và MRI trong nhồi máu não tắc mạch máu lớn tuần hoàn trước để tiên lượng kết cục lâm sàng 30 ngày. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu. Các dữ liệu thu thập gồm đặc điểm lâm sàng, CT, MRI não và đánh giá kết cục 30 ngày dựa trên điểm Rankin sửa đổi, điểm Barthel và tỉ lệ tử vong. Kết quả: Nghiên cứu 149 bệnh nhân, tỉ lệ kết cục lâm sàng tốt thời điểm 30 ngày là 31,5% xét theo mRS và 56,4% xét theo BI, tỉ lệ tử vong là 12,8%. MRI tốt hơn CT trong tiên đoán kết cục lâm sàng thời điểm 30 ngày. Tổn thương bao trong trên MRI có liên quan đến kết cục lâm sàng 30 ngày đánh giá theo mRS và BI. Phân tích hồi quy đa biến logistic ghi nhận NIHSS xuất viện là yếu tố tiên lượng độc lập cho kết cục lâm sàng 30 ngày theo mRS và BI. Tổn thương vùng bao trong trên MRI cũng giúp tiên lượng kết cục lâm sàng theo mRS 30 ngày, không có yếu tố tiên lượng tử vong 30 ngày. Kết luận: MRI tốt hơn CT trong tiên đoán kết cục lâm sàng 30 ngày, nhưng CT sẵn có và dễ thực hiện hơn MRI. NIHSS xuất viện là yếu tố tiên lượng độc lập cho kết cục lâm sàng 30 ngày theo mRS và BI, tổn thương bao trong trên MRI cũng là yếu tố tiên lượng kết cục lâm sàng 30 ngày theo mRS. Không tìm thấy yếu tố tiên lượng tử vong 30 ngày. Từ khóa: nhồi máu não tắc mạch máu lớn tuần hoàn trước, kết cục lâm sàng 30 ngày, hình ảnh học tổn thương, cộng hưởng từ, CT không cản quang ABSTRACT RELATIONSHIP BETWEEN CEREBRAL INJURY AND FUNCTIONAL OUTCOME IN ANTERIOR LARGE VESSEL OCCLUSION STROKE Huynh Xuan Ngoc, Vu Anh Nhi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 102 - 107 Background: Anterior stroke is common, and anterior large vessels occlusion stroke is more serious. Functional outcome after ischemic stroke is important in management patients in hospital and after discharge. There are many factors correlated with functional outcome. Objective: In this study, we compare characteristics injury using NCCT, MRI in anterior large vessels occlusion stroke to predict 30-day functional. Methods: Prospectively enrolled patients with anterior large vessels occlusion stroke underwent baseline NCCT and MRI after stroke onset. Inclusion criteria for this analysis were clinical characteristics, NCCT, diffusion-weighted MRI (DWI), and 30-day modified Rankin Scale scores, 30-day Barthel Index, 30-day mortality rate. *Bệnh viện Chợ Rẫy ** Bộ môn Thần Kinh, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Xuân Ngọc ĐT: 01682698814 Email: xuanngochuynh@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 103 Results: 149 patients fulfilled our study criteria, good functional outcome rate at the end of follow up period was 31.5% (with mRS) and 56.4% (with BI), mortality rate was 12.8%.MRI was better than CT for predicting functional outcome at 30-days. MRI - internal capsule injury correlated with function outcome based on 30-day mRS, 30-day BI, p < 0.002, Spearman rank correlation coefficient was 0.343 – 0.497. Based on 30-day mortality rate, only MRI - ASPECTS correlated with outcome, AUC = 0.717, p = 0.047. Multivariable logistic regression revealed discharge NIHSS (p< 0.05) as independent predictor for functional outcome based on 30-day mRS and BI, MRI - internal capsule injury also predicted for functional outcome based on 30-day mRS (p = 0.045), no factor predicted for 30-day mortality. Conclusion: MRI was better than CT for predicting functional outcome at 30-days, but CT was more available and easier to access than MRI. Discharge NIHSS was the independent predictor for functional outcome based on 30-day mRS and BI, MRI - internal capsule injury also predicted for functional outcome based on 30- day mRS. No factor predicted for 30-day mortality. Keywords: anterior large vessels occlusion stroke, 30-day functional outcome, imaging injury, MRI, NCCT ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau tim mạch và ung thư, đồng thời là nguyên nhân đứng hàng đầu gây tàn phế do bệnh thần kinh. Đột quỵ làm tiêu tốn chi phí cho dịch vụ chăm sóc y tế, thuốc men và chi phí cho việc mất nguồn lao động. Trong đó nhồi máu não tắc mạch máu lớn tuần hoàn trước là một bệnh cảnh nặng nề. Tiên lượng nhồi máu cung cấp các thông tin quan trọng trong quá trình điều trị, giúp cải thiện tỷ lệ tàn phế và tử vong. Trước đây người ta sử dụng các thang điểm NIHSS, GCS để tiên lượng độ nặng đột quỵ và các thang điểm mRS, BI để đánh giá chức năng.Ngày nay, sự phát triển kĩ thuật hình ảnh CT scan, MRI sọ não giúp chẩn đoán, xác định kích thước, vị trí tổn thương, tiên lượng bệnh. Từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Mối liên hệ giữa đặc điểm tổn thương não trên hình ảnh học và kết cục lâm sàng ở bệnh nhân tắc mạch máu lớn thuộc tuần hoàn trước”, với các mục tiêu sau: Đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm tổn thương não trên hình ảnh học và kết cục lâm sàng theo các thang điểm. So sánh vai trò của CT và MRI trong tiên lượng kết cục lâm sàng. Đánh giá các yếu tố liên quan đến kết cục lâm sàng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu. Dân số chọn mẫu bao gồm tất cả bệnh nhân ≥18 tuổi, đột quỵ nhồi máu não tắc mạch máu lớn tuần hoàn trước nhập khoa Bệnh lý mạch máu não bệnh viện Nhân dân 115 và khoa Nội thần kinh bệnh viện Đại học Y Dược trong vòng 72 giờ sau khởi phát. Không có xuất huyết trong sọ, không có những bệnh lý nội khoa nặng khác đi kèm như suy tim, suy gan, suy thận nặng, các bệnh lý ác tính. KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Bảng 1. Tiền căn bệnh lý và thói quen (n = 149) Tiền căn Số trường hợp Tỉ lệ % Tăng huyết áp 102 68,5 Hút thuốc lá 52 34,9 Đột quỵ trong gia đình 29 19,5 Bệnh lý van tim 17 11,4 Đái tháo đường 16 10,7 Rối loạn lipid máu 16 10,7 Uống rượu 16 10,7 Bệnh mạch vành 12 8,1 Rung nhĩ 8 5,4 Nghiên cứu gồm149 bệnh nhân tuổi trung bình 60,55 ± 15,01; tỉ lệ nam/nữ: 1,48/1, thời gian trung vị từ khi khởi phát triệu chứng đến khi nhập viện là 8 giờ, cao nhất là 72 giờ, thấp nhất là 1 giờ, bách phân vị thứ 25 là 4 giờ, bách phân vị thứ 75 là 71,5 giờ. Tăng huyết áp, hút thuốc lá và tiền căn đột quỵ gia đình thường gặp, có tỉ lệ lần Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 104 lượt là 68,5%; 34,9% và 19,5%. NIHSS nhập viện trung vị là 13; NIHSS xuất viện trung vị là 14. Tỉ lệ tử vong 30 ngày 19 ca, chiếm 12,8%. Kết cục lâm sàng tốt theo mRS thời điểm 30 ngày sau xuất viện 47 ca, chiếm 31,5%, trong khi kết cục lâm sàng tốt theo BI 84 ca, chiếm 56,4 %. Đặc điểm hình ảnh học tổn thương não, vai trò CT, MRI não trong đánh giá kết cục Chúng tôi ghi nhận được 141/149 ca được chụp CT não, trong đó số ca phát hiện tổn thương trên CT là 84/141 ca, về MRI có 80/149 ca được thực hiện và đều phát hiện tổn thương. CT cũng được thực hiện sớm hơn MRI, thời gian thực hiện trung vị tính từ lúc khởi phát triệu chứng của CT là 7 giờ, thấp nhất là dưới 1 giờ, cao nhất là 87 giờ do bệnh nhân nhập viện trễ, trong khi đó đối với MRI là 41,5 giờ, cao nhất là 175 giờ và thấp nhất là 3 giờ. Thể tích tổn thương trung vị trên CT là 4 mL, cao nhất là 797,193 mL, bách phân vị 75 là 28,078 mL, nếu chỉ phân tích trên những ca có tổn thương trên CT thì thể tích tổn thương trung vị là 17,495 mL. Về đánh giá các vùng tổn thương theo ASPECTS, chúng tôi ghi nhận M5, I, L, M2 là thường gặp, với tỉ lệ lần lượt là 35,5%; 33,3 %; 31,2% và 29,1%. Thể tích tổn thương trung vị là 21,544 mL, bách phân vị 25 là 9,855mL và bách phân vị thứ 75 là 63,546 mL. Các vị trí tổn thương được ghi nhận nhiều nhất trên MRI là M5 83,8%; L 67,5%; I 51,2%, M2 42,5%; IC 41,3% và C 40%. Khi phân tích mối liên quan giữa ASPECTS, vị trí tổn thương, thể tích tổn thương và kết cục lâm sàng, chúng tôi ghi nhận: chỉ số ASPECTS trên CT có liên quan đến mRS 30 ngày, không liên quan đến kết cục theo phân nhóm tốt – xấu và tử vong, tổn thương vùng IC có liên quan đến mRS và kết cục theo mRS thời điểm 30 ngày với p lần lượt là 0,042 và 0,003 , M1, M3 có liên quan đến mRS và kết cục theo BI thời điểm 30 ngày với p < 0,05. Nếu chỉ xét riêng 84 ca có tổn thương trên CT thì thể tích tổn thương trên CT có liên quan đến kết cục theo BI thời điểm 30 ngày, p < 0,05 và tổn thương M3 liên quan đến tử vong 30 ngày. Đánh giá trên MRI, chúng tôi ghi nhận ASPECTS, thể tích tổn thương, tổn thương vùng C, L, IC, M3 có liên quan kết cục lâm sàng. Tổn thương vùng IC trên MRI có liên quan đến mRS 30 ngày, phân nhóm kết cục theo mRS và BI 30 ngày, với p < 0,002, hệ số tương quan là 0,343 – 0,497. So sánh giá trị của MRI và CT trong đánh giá kết cục lâm sàng, phân tích trên 72 ca được thực hiện đồng thời CT và MRI, chúng tôi ghi nhận thời gian thực hiện CT và MRI, điểm ASPECTS trên CT và MRI, thể tích tổn thương trên CT và MRI có khác biệt và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p < 0,001. Khi đánh giá theo mRS 30 ngày, ASPECTS và thể tích tổn thương trên MRI có liên quan đến kết cục lâm sàng so với CT, diện tích dưới đường cong là 0,712 và 0,722 với p = 0,003 và p = 0,002, trong khi giá trị p của CT > 0,05. Điểm cắt ASPECTS MRI ≥ 7 có độ nhạy 65,4% và độ đặc hiệu 76,1% tiên đoán kết cục lâm sàng tốt. Điểm cắt thể tích tổn thương trên MRI ≥ 21,097 mL tiên đoán kết cục lâm sàng xấu với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 67,4% và 76,9%. Đánh giá theo BI 30 ngày, chúng tôi cũng ghi nhận tương tự, ASPECTS và thể tích tổn thương trên MRI có liên quan đến kết cục lâm sàng so với CT, diện tích dưới đường cong lần lượt là 0,683 và 0,730 với p = 0,01 và p = 0,001, trong khi giá trị p của CT > 0,1. Xét theo tiêu chí tử vong 30 ngày, chúng tôi ghi nhận MRI vẫn ưu thế hơn CT, tuy nhiên chỉ có ASPECTS trên MRI có liên quan đến kết cục lâm sàng với diện tích dưới đường cong là 0,717 với p = 0,047. Các yếu tố tiên lượng kết cục lâm sàng Phân tích đơn biến các yếu tố theo tiêu chí đánh giá kết cục lâm sàng lần lượt là kết cục theo mRS 30 ngày, kết cục theo BI 30 ngày, sống còn 30 ngày, chúng tôi ghi nhận kết quả như sau: tuổi, thời gian nằm viện, tiền căn đột quỵ gia đình, tăng bạch cầu lúc nhập viện, tăng troponin I lúc nhập viện, bệnh lý van tim, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 105 NIHSS nhập viện, NIHSS xuất viện, BI xuất viện, mRS nhập viện, mRS xuất viện, GCS nhập viện, tăng huyết áp lúc nhập viện, tổn thương IC, M1, M3 trên CT, ASPECTS, thể tích tổn thương trên MRI, tổn thương C, IC trên MRI có liên quan kết cục lâm sàng. Phân tích đa biến với hồi quy Logistic với phương pháp chọn biến đưa vào dần đánh giá theo kết cục mRS 30 ngày, chúng tôi nhận được 4 mô hình. Cả 4 mô hình đều có ý nghĩa thống kê, p <0,02. Mô hình thứ nhất cho thấy NIHSS lúc xuất viện ảnh hưởng đến 56,1% thay đổi kết cục lâm sàng, nếu thêm vào các yếu tố như Glasgow Coma Scale lúc nhập viện, tổn thương vùng IC trên MRI, tiền căn đột quỵ gia đình thì có thể làm tăng giá trị dự báo kết cục lên 77,4%. Tuy nhiên, trong các biến số này, chỉ thấy rõ nhất là NIHSS lúc xuất viện, tổn thương vùng IC trên MRI là yếu tố tiên lượng độc lập kết cục lâm sàng theo mRS lúc 30 ngày một cách có ý nghĩa thống kê, với p = 0,001 và 0,045. Đánh giá tử vong 30 ngày, chúng tôi ghi nhận 2 mô hình. Tuy nhiên, xét kĩ thì lại không thấy đâu là yếu tố độc lập tiên lượng tử vong thời điểm 30 ngày, vì p > 0,9. Bảng 2. Hồi quy đa biến theo phương pháp đưa vào dần mRS 30 ngày Mô hình Giá trị B P Tỉ số chênh OR Khoảng tin cậy 95% Giới hạn dưới Giới hạn trên 1 NIHSS xuất viện 0,409 0,001 1,505 1,186 1,909 Hằng số -4,218 0,003 0,015 2 NIHSS xuất viện 0,606 0,001 1,833 1,265 2,657 Glasgow Coma Score 0,591 0,057 1,807 0,983 3,320 Hằng số -14,825 0,015 0,000 3 NIHSS xuất viện 0,673 0,003 1,960 1,254 3,064 Glasgow Coma Score 0,658 0,053 1,931 0,991 3,765 Tổn thương IC trên MRI 2,570 0,045 13,069 1,061 160,920 Hằng số -17,169 0,014 0,000 4 Tiền căn đột quỵ gia đình 4,219 0,068 67,934 0,735 6275,611 NIHSS xuất viện 0,833 0,004 2,301 1,307 4,052 Glasgow Coma Score 0,677 0,061 1,968 0,968 4,000 Tổn thương IC trên MRI 3,545 0,017 34,645 1,876 639,844 Hằng số -20,048 0,012 0,000 BÀN LUẬN Đặc điểm hình ảnh học tổn thương não, vai trò của CT, MRI não trong đánh giá kết cục lâm sàng Kết quả nghiên cứu cho thấy CT được thực hiện trong đa số các trường hợp và thời gian thực hiện trung vị sớm hơn MRI. Điều này cũng cho thấy rõ tính sẵn có và nhanh chóng của CT trong việc đánh giá ban đầu tổn thương não và giúp định hướng điều trị sớm như các khuyến cáo đã đề cập(1). Phân tích về đặc điểm CT và MRI ghi nhận điểm số ASPECTS trên CT phân bố hẹp hơn MRI, cũng như thể tích tổn thương thấp hơn cho thấy khuynh hướng điểm số cao và tốt, số vùng tổn thương ít trên CT, có thể do CT được thực hiện ở thời điểm sớm, các tổn thương chưa rõ ràng. Mặc dù có mối liên quan với các tiêu chí đánh giá kết cục lâm sàng thời điểm 30 ngày sau xuất viện, nhưng mối liên quan trên CT khá yếu, với hệ số tương quan nhỏ hơn 0,25. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của tác giả Robertsghi nhận không có tương quan hoặc tương quan yếu giữa thể tích tổn thương trên CT với NIHSS và kết cục lâm sàng(8). Trong khi đó, MRI ghi nhận hệ số tương quan các trường hợp này dao động trong khoảng 0,3 – 0,4, cao hơn so với CT. Đặc biệt, khi đánh giá về vị trí tổn thương trên MRI, chúng tôi ghi nhận tổn thương vùng IC có liên quan đến mRS 30 ngày, phân nhóm kết cục theo mRS và BI 30 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 106 ngày, với p < 0,002, hệ số tương quan là 0,343 – 0,497, mức tương quan trung bình. Với những khác biệt trên, chúng tôi cũng ghi nhận khi đánh giá trên các tiêu chí phân nhóm mRS 30 ngày, BI 30 ngày, tử vong 30 ngày sau xuất viện cho thấy MRI có ưu thế hơn CT.Kết quả này cũng phù hợp với những công bố trước đó cho rằng MRI có ưu thế hơn CT trong việc đánh giá thể tích tổn thương, việc áp dụng ASPECTS vào MRI có thể giúp đánh giá tổn thương chính xác hơn, từ đó giúp tiên lượng bệnh nhân tốt hơn của các tác giả CulbertsonCJ(2), Baber(1), Tei(9), Tourdias(10), Mc Taggart(5).Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với tác giả Mc Taggart(5), tác giả ghi nhận ASPECTS trên DWI – MRI thì liên quan kết cục lâm sàng 90 ngày còn ASPECTS trên CT thì không, với p = 0,004 và p = 0,534.Ngoài ra, kết quả đánh giá trên MRI liên quan đến kết cục theo mRS của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Trình ghi nhận thể tích nhồi máu trên MRI điểm cắt 20 mL có liên quan kết cục lâm sàng, cũng như ASPECTS trên MRI ≥ 7 có độ nhạy 91,5%, độ đặc hiệu 56,5% trong tiên lượng hồi phục tốt(6). Các yếu tố tiên lượng kết cục lâm sàng Phân tích đa biến dựa trên hồi quy logistic với phương pháp đưa vào dần, chúng tôi ghi nhận:NIHSS xuất viện là yếu tố tiên lượng độc lập rõ nhất đối với kết cục lâm sàng đánh giá theo mRS và BI, ngoài ra tổn thương vùng IC trên MRI cũng là yếu tố tiên lượng độc lập đối với kết cục lâm sàng đánh giá theo mRS 30 ngày. Không tìm thấy yếu tố tiên lượng độc lập tử vong 30 ngày. Kết quả này cũng có điểm tương đồng với các nghiên cứu của Tei khi ghi nhận NIHSS là yếu tố tiên lượng độc lập kết cục lâm sàng p < 0,0001 cùng với điều trị chống huyết khối và ASPECTS trên MRI, p = 0,002(9), tác giả Trương Văn Sơn cũng ghi nhận NIHSS là yếu tố tiên lượng độc lập mạnh nhất đối với kết cục lâm sàng(11). Tác giả Lima và cộng sự ghi nhận tuổi, NIHSS mới là các yếu tố tiên lượng độc lập, trong khi vị trí tắc thì không(4). ASPECTS trên MRI dù có ý nghĩa tiên lượng trong phân tích đơn biến, nhưng đưa vào phân tích đa biến lại không cho kết quả có ý nghĩa thống kê – cho thấy mức độ ảnh hưởng của ASPECTS đến kết cục của mẫu nghiên cứu không cao và khi phân tích vị trí tổn thương thì chỉ có vị trí IC có liên quan đến kết cục lâm sàng, có thể do khi tổn thương vùng bao trong bệnh nhân sẽ yếu liệt hoàn toàn, lâm sàng nặng nề nên đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá kết cục của nghiên cứu. Kết quả này khác với nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu của tác giả Srikant Rangaraju và cộng sự(7) và cũng khác với tác giả Kimura(3). Sự khác biệt này có lẽ là do cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn chưa đủ để đánh giá mối liên quan này, cũng như thời điểm chụp MRI của chúng tôi khá trễ và không liên quan với điều trị nội mạch so với nghiên cứu của Rangaraju với MRI được thực hiện 12 – 72 giờ sau can thiệp nội mạch, còn tác giả Kimura đánh giá trên bệnh nhân điều trị tiêu sợi huyết. KẾT LUẬN CT được thực hiện trong đa số các trường hợp và sớm hơn MRI.Tổn thương vùng IC trên MRI có liên quan đến mRS 30 ngày, phân nhóm kết cục theo mRS và BI 30 ngày, với p < 0,002, hệ số tương quan là 0,343 – 0,497, mức tương quan trung bình. Khi đánh giá trên các tiêu chí phân nhóm mRS 30 ngày, BI 30 ngày, tử vong 30 ngày sau xuất viện cho thấy MRI có ưu thế hơn CT.Đánh giá trên tiêu chí phân nhóm mRS thời điểm 30 ngày: Điểm cắt ASPECTS MRI ≥ 7 có độ nhạy 65,4% và độ đặc hiệu 76,1% tiên đoán kết cục lâm sàng tốt. Điểm cắt thể tích tổn thương trên MRI ≥ 21,097 mL tiên đoán kết cục lâm sàng xấu với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 67,4% và 76,9%.Đánh giá trên tiêu chí tử vong 30 ngày, chỉ có ASPECTS trên MRI có liên quan đến kết cục lâm sàng với diện tích dưới đường cong là 0,717 với p = 0,047. NIHSS xuất viện là yếu tố tiên lượng độc lập rõ nhất đối với kết cục lâm sàng đánh giá Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 107 theo mRS và BI, ngoài ra tổn thương vùng IC trên MRI cũng là yếu tố tiên lượng độc lập đối với kết cục lâm sàng đánh giá theo mRS 30 ngày. Không tìm thấy yếu tố tiên lượng độc lập tử vong 30 ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barber PA(2005). Imaging of the brain in acute ischaemic stroke: comparison of computed tomography and magnetic resonance diffusion-weighted imaging. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 76 (11): 1528 - 1533. 2. Collin JC (2013). Comparison of CT and MR-DWI ASPECTS in acute ischemic stroke. Boston University Medical Campus. 3. Kimura K(2008). Large ischemic lesions on diffusion-weighted imaging done before intravenous tissue plasminogen activator thrombolysis predicts a poor outcome in patients with acute stroke. Stroke, 39 (8): 2388 - 2391. 4. Lima FO (2014). PRognosis of untreated strokes due to anterior circulation proximal intracranial arterial occlusions detected by use of computed tomography angiography. JAMA Neurology, 71 (2): 151 - 157. 5. McTaggart RA (2015). Alberta stroke program early computed tomographic scoring performance in a series of patients undergoing computed tomography and MRI: reader agreement, modality agreement, and outcome prediction. Stroke, 46 (2): 407 - 412. 6. Nguyễn Duy Trình (2015). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ 1.5 tesla trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu não giai đoạn cấp tính. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Hà Nội. 7. Rangaraju S (2015). Relationship Between Lesion Topology and Clinical Outcome in Anterior Circulation Large Vessel Occlusions. Stroke, 46 (7): 1787 - 1792. 8. Roberts HC(2002). Computed tomographic findings in patients undergoing intra-arterial thrombolysis for acute ischemic stroke due to middle cerebral artery occlusion: results from the PROACT II trial. Stroke, 33 (6): 1557 - 1565. 9. Tei H (2011). Diffusion-weighted ASPECTS as an independent marker for predicting functional outcome. J Neurol, 258 (4): 559 - 565. 10. Tourdias T (2011). Final cerebral infarct volume is predictable by MR imaging at 1 week. AJNR Am J Neuroradiol, 32 (2): 352 - 358. 11. Trương Văn Sơn (2010). Ứng dụng thang điểm đánh giá đột quỵ trong tiên lượng sớm bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược TP.HCM, 14 (1): 310 - 314. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmoi_lien_he_giua_dac_diem_ton_thuong_nao_tren_hinh_anh_hoc_v.pdf
Tài liệu liên quan