Luận văn Vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang

Tài liệu Luận văn Vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang: LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiên Giang là một tỉnh lớn và cũng là một trong số ít tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng với thế mạnh về nông, công, ngư nghiệp và dịch vụ - du lịch. Với chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế của Đảng và Nhà nước, đã tạo đà phát triển và mở rộng ra cơ hội, triển vọng phát triển kinh tế. Nhưng hiện nay lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang phát triển chậm hơn một số tỉnh thành trong cả nước. Theo xu hướng phát triển chung việc sử dụng nguồn tài nguyên vốn có của nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Kiên Giang có những vấn đề cần quan tâm là: - Diện tích hoang hóa vẫn còn, xu hướng độc canh cây lúa còn thống trị, cây công nghiệp ngắn ngày, cây màu đã có trồng thử nhưng chưa phát triển được. Người nông dân còn cân nhắc, lựa chọn giữa mô hình trồng lúa và mô hình thủy sản- rừng, song mô hình nào tối ưu vẫn ch...

pdf96 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiên Giang là một tỉnh lớn và cũng là một trong số ít tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng với thế mạnh về nông, công, ngư nghiệp và dịch vụ - du lịch. Với chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế của Đảng và Nhà nước, đã tạo đà phát triển và mở rộng ra cơ hội, triển vọng phát triển kinh tế. Nhưng hiện nay lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang phát triển chậm hơn một số tỉnh thành trong cả nước. Theo xu hướng phát triển chung việc sử dụng nguồn tài nguyên vốn có của nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Kiên Giang có những vấn đề cần quan tâm là: - Diện tích hoang hóa vẫn còn, xu hướng độc canh cây lúa còn thống trị, cây công nghiệp ngắn ngày, cây màu đã có trồng thử nhưng chưa phát triển được. Người nông dân còn cân nhắc, lựa chọn giữa mô hình trồng lúa và mô hình thủy sản- rừng, song mô hình nào tối ưu vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng. Việc sử dụng đất dưới dạng đa canh hóa vẫn còn khó khăn, do quy trình sản xuất và tiêu thụ chưa khép kín. Trong sản xuất nông nghiệp, nhân dân đã biết tận dụng nguồn nước mưa. Xem đó là một quỹ nước có ý nghĩa chiến lược nhất là đối với vùng ven biển bị xâm nhập mặn như Kiên Giang. Tuy vậy vấn đề thiếu nước ngọt vẫn chưa được giải quyết ở đây. Hệ thống công trình thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp. - Đời sống nhân dân vùng nông nghiệp còn nhiều khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần, trình độ dân trí, cơ sở y tế, giáo dục còn thấp. - Sản lượng lương thực hàng năm tăng không ổn định, phát triển nông nghiệp toàn diện chưa được quan tâm đúng mức, nhiều tài nguyên tự nhiên bị lãng phí do khai thác chưa hợp lý, nổi bật là nguồn cá đồng và rừng tràm. Diện tích cây ăn trái và cây công nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Những hạn chế về các điều kiện tự nhiên, xã hội và những hạn chế do con người tác động vào thiên nhiên không đúng quy luật đã ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là khu vực nông nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và qua những kết quả cũng như kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án cho thấy việc điều tra, nghiên cứu cơ sở khoa học của những thành tựu cũng như tồn tại trong khai thác, sản xuất nông nghiệp, tài nguyên, môi trường của tỉnh Kiên Giang là rất cần thiết, nhằm cung cấp những luận cứ khoa học, để định hướng quy hoạch và phát triển vùng nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững. Đồng thời, phát triển kinh tế nông nghiệp là nhằm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng, khắc phục sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế phát triển rất nhanh, nếu chỉ chú trọng phát triển kinh tế ở thành thị thì sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn diễn ra rất nhanh, khoảng cách về mức sống ngày càng lớn, tạo ra sự bất ổn cả về kinh tế lẫn xã hội. Kinh tế nông nghiệp là một lãnh vực sản xuất ra những sản phẩm tất yếu cho xã hội, mà khu vực thành thị không thay thế được, chẳng hạn như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu nông nghiệp... Phát triển kinh tế nông nghiệp là cần thiết vì nó là nơi vừa cung cấp nguyên liệu, vừa là thị trường cho phát triển công nghiệp thành thị. Phát triển kinh tế nông nghiệp còn nhằm giải quyết việc làm, hạn chế làn sóng di dân ra các đô thị, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái... Nói chung, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là một vấn đề cấp thiết, nổi lên hàng đầu, là một chiến lược lớn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện tốt Nghị quyết 06/NQ-TW của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài " Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang " làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Thời gian qua, kể từ khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo đường lối đổi mới của Đảng ở nước ta, vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp với những mức độ khác nhau đã có nhiều công trình, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu như: - Nguyễn Đình: Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997. - Hồng Vinh (chủ biên): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. - Phẩm An Ninh: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đồng Nai, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà nội, 1999. - Hội thảo quốc gia: Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tại Hà Nội từ ngày 16-1-2000 đến ngày 18-1-2000. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài luận văn Điều tra đánh giá tương đối có hệ thống và toàn diện những thành tựu và những tồn tại trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tài nguyên môi trường,đưa ra những định hướng và các giải pháp phát triển nông nghiệp toàn diện, nâng cao năng suất và hiệu quả các hoạt động sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hệ thống dân cư, bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, từng bước hiện đại hóa nông nghiệp ở tỉnh. Bổ sung và hoàn chỉnh các luận cứ khoa học cho công tác quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp ổn định trong thời gian tới ở Kiên Giang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu sự phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, các lĩnh vực khác chỉ đề cập đến chừng mực nhất định để làm rõ thêm lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp. Mốc thời gian nghiên cứu chủ yếu kể từ khi đổi mới đến nay và theo suốt quá trình đổi mới đất nước. Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Kiên Giang. 5. Những đóng góp mới về khoa học Trên cơ sở vận dụng lý luận chung vào việc phân tích tình hình cụ thể ở một lĩnh vực địa phương, để từ đó nhận định, đánh giá và đề xuất những định hướng, giải pháp có tính khả thi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 6. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn 6.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và những công trình nghiên cứu khoa học có nội dung gần gũi với đề tài làm cơ sở lý luận, đặc biệt là Nghị quyết 06/NQ-TW ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng những phương pháp chung của kinh tế chính trị, phương pháp khảo sát thực tế, phân tích, tổng hợp, so sánh, để rút ra kết luận. 6.3. ý nghĩa của luận văn Luận văn nhằm đóng góp những cơ sở khoa học về đánh giá tình hình, rút ra nguyên nhân, đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang, để hoạch định các chính sách và phương pháp tổ chức, quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực này tốt hơn. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 VAI Trò Của kinh tế NÔNG Nghiệp Đối Với Phát Triển KINH Tế -Xã Hội ở Tỉnh KIÊN GIANG 1.1. Nhận thức lý luận thực tiễn về kinh tế nông nghiệp và vai trò của Kinh tế nông nghiệp Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, đã làm cho kinh tế nông nghiệp phát triển tốt là nhờ có ba tác nhân quan trọng đã tác động đến nền kinh tế nước ta trong thời gian qua là: - Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13-01-1981 của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa IV) về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, có ý nghĩa rất quyết định trong việc xác định quyền tự chủ về sức lao động của nông dân. - Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, tháng 4 năm 1988 với nội dung chủ yếu là khoán hộ, đã xác nhận hộ nông dân được quyền tự chủ ruộng đất lâu dài và làm chủ thêm nhiều tư liệu sản xuất chủ yếu khác như: sức kéo và công cụ sản xuất. - Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII), ban hành tháng 6 năm 1993 và sau đó là Luật Đất đai ban hành tháng 9/1993 đã chủ trương xây dựng các nông, lâm ngư trại với quy mô thích hợp, tạo thêm cho các tổ chức kinh tế, cá nhân người lao động và hộ nông dân quyền làm chủ đất đai trong khuôn khổ quản lý của Nhà nước. Chính nhờ những chỉ thị, nghị quyết nêu trên, nông dân gần như đã nhận được toàn bộ quyền tự chủ về sức lao động, vốn, đất đai, tư liệu sản xuất nông nghiệp khác. Họ phấn khởi thật sự và sản xuất nông nghiệp tăng rõ rệt, đời sống nông dân ngày một cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. 1.1.1. Vậy thế nào là nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp? - Khái niệm nông nghiệp: Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên liệu cho công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm không những gắn liền với quá trình kinh tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên của tái sản xuất. Muốn kinh doanh nông nghiệp một cách đúng đắn điều quan trọng là hiểu biết và khéo sử dụng các quy luật kinh tế của sự phát triển động vật và thực vật. Nông nghiệp bao gồm hai tổng hợp ngành: ngành trồng trọt và chăn nuôi. Ngành trồng trọt bao gồm sản xuất ngũ cốc, cây công nghiệp, khoai tây, trồng rau, làm vườn, nghề trồng cỏ... Ngành chăn nuôi bao gồm việc nuôi súc vật lớn có sừng, cừu, lợn, gia cầm... Trong nông nghiệp ruộng đất là một trong những tư liệu sản xuất chủ yếu. Đặc điểm của ruộng đất với tư cách tư liệu sản xuất là: nếu sử dụng ruộng đất đúng đắn, thì độ phì của đất không bị cạn kiệt, mà tăng lên. Đặc trưng cho nông nghiệp là tính chất thời vụ của những công việc quan trọng nhất về sản xuất, sản phẩm, là sự tách rời khá lớn giữa thời gian sản xuất và thời kỳ làm việc do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp tạo nên. Nông nghiệp truyền thống Việt Nam là một nền nông nghiệp thâm canh lúa nước và trồng màu, nay đã phân chia thành nhiều ngành sản xuất. Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng: sản xuất nông nghiệp trở nên phong phú và đa dạng, phát huy được tiềm năng của các vùng tự nhiên đồng bằng, trung du, miền núi, bộ giống cây (nhất là lúa và giống cây lương thực) và vật nuôi được cải biến; hệ thống thủy lợi phát triển; phân bón và thuốc trừ sâu được cung cấp tương đối đầy đủ. Sản lượng và năng suất trồng trọt và chăn nuôi đều tăng rõ rệt. - Khái niệm kinh tế nông nghiệp: Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế của quốc dân có chức năng phân tích ảnh hưởng của các quy luật kinh tế trong nông nghiệp, áp dụng những thành tựu kinh tế vào thực tế lãnh đạo các cơ sở nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất. Kinh tế nông nghiệp còn là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề kinh tế của sản xuất nông nghiệp: mối quan hệ giữa người và người, tác động và sự vận dụng cụ thể các quy luật kinh tế về sản xuất và phân phối sản phẩm trong nội bộ ngành nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp: Nông nghiệp theo nghĩa rộng (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) theo nghĩa hẹp nó là một ngành trực tiếp trồng trọt lương thực, chăn nuôi. ở luận văn này nông nghiệp được nghiên cứu theo nghĩa rộng của nó. 1.1.2. Vấn đề nông nghiệp trong một số lý thuyết kinh tế + Kinh tế học Mác-Lênin - Học thuyết kinh tế của Các Mác Các Mác là người kế thừa có chọn lọc những tư tưởng khoa học của các nhà kinh tế trước đó người đứng gần Mác nhất là Adam - Smít và Ricácđô. - Trong quá trình phân tích Mác đã chỉ ra việc chuyển xã hội từ nền kinh tế tự nhiên, sinh tồn, tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa là một tất yếu. Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế từ chậm phát triển sang phát triển. - Nền kinh tế sinh tồn, tự cấp tự túc đó chính là nền kinh tế mà nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu, vậy để phát triển phải làm chuyển động ngành này. - Trong các lý thuyết của Mác, học thuyết về phân công lao động xã hội và sự hình thành các ngành kinh tế quốc dân có nói tới khía cạnh nông nghiệp là một ngành sản xuất. Mác cho rằng sự phân công lao động đã làm "cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hóa". Có ba loại phân công: + Phân công lao động chung thành những ngành lớn. + Phân công lao động đặc thù (loại và thứ). + Phân công lao động cá biệt trong xưởng thợ. Và cơ sở của mọi sự phân công đó là: Sự tách rời giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nông nghiệp và công nghiệp, sự xuất hiện nhiều ngành nghề khác nhau và giữa thành thị với nông thôn. Những sự tách rời đó xảy ra khi nào? Điều đó chỉ có được khi có sự nâng cao năng suất lao động xã hội, đặc biệt là trong nông nghiệp, tức nông nghiệp phải đạt tới một sự phát triển nhất định. - Trong học thuyết về địa tô, Mác chỉ ra tính chất nhiều vẻ của nông nghiệp trong những điều kiện khác nhau, sự khác nhau đó xuất phát không chỉ về vị trí và chất lượng của đất đai mà còn do sự khác nhau về cách thức đầu tư tư bản vào ruộng đất. Và việc đầu tư tư bản vào ruộng đất phụ thuộc vào chính những thay đổi về kỹ thuật, thâm canh... Lý luận về địa tô của Mác là một chỉ dẫn về một nền nông nghiệp phát triển không chỉ tăng quy mô diện tích mà bằng thâm canh cao. Tư bản kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đã biến hầu hết nông phẩm thành những thương phẩm trong trao đổi hàng hóa đạt đến nền nông nghiệp của kinh tế thị trường. - Học thuyết kinh tế của V.I.Lênin Lênin là người kế thừa học thuyết Mác và phát triển trong điều kiện lịch sử mới. - Trong tác phẩm "Chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nga" phân tích sự giải thể của công xã nông thôn dẫn đến một sự phân hóa và phân tầng xã hội của nông thôn, tới sự mở rộng sản xuất hàng hóa và do đó tới chủ nghĩa tư bản. Tư tưởng cơ bản của Lênin ở đây là nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự giải thể nền sản xuất truyền thống và sản xuất hàng hóa là con đường dẫn đến phát triển. Ông còn nhấn mạnh đến sự xuất hiện một thứ chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp tức là phát triển một nền nông nghiệp thương phẩm. - Sau Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, đất nước Xô viết bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng nội chiến lại xảy ra. Chính sách "Cộng sản thời chiến" được thực thi trong thời gian này, đặc điểm nổi bật là dùng chính sách "trưng thu lương thực". Nội chiến kết thúc nước Nga rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng đặc biệt là ngành nông nghiệp bị giảm sút rất nhiều so với trước chiến tranh. Là người rất nhạy cảm về chính trị và kinh tế, đã sớm nhận ra sự suy sụp không tránh khỏi của nền kinh tế nếu cứ duy trì "chính sách cộng sản thời chiến". Mùa xuân 1921 Người đã đề ra "chính sách kinh tế mới" hay mô hình NEP như một chiến lược quá độ dần dần sang chủ nghĩa xã hội. + Về tư tưởng: Nhanh chóng khắc phục sự khủng hoảng kinh tế và chính trị của nước Nga lúc này. Khơi dậy tính năng động trong nông nghiệp và nông dân sau đó đến tiểu thủ công nghiệp và các ngành kinh tế khác qua động lực lợi ích kinh tế, chuyển chế độ trưng thu lương thực sang chế độ thuế lương thực. + Về biện pháp: - Thiết lập quan hệ hàng hóa tiền tệ giữa Nhà nước và nông dân, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nhân và nông dân. - Khôi phục và tổ chức nền sản xuất công nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của công nhân và nông dân. - Coi thương nghiệp là "mắt xích đặc biệt" để phục vụ thực hiện những nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, liên kết công - nông nghiệp. - Thực hiện hạch toán kinh tế. Hướng hoạt động tài chính tín dụng vào việc khôi phục phát triển nông nghiệp. - Sử dụng sức mạnh của nền kinh tế nhiều thành phần thực hiện rộng rãi các hình thức kinh tế quá độ của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp: theo nguyên tắc tự nguyện, tiến hành từ thấp đến cao và quản lý dân chủ. Tóm lại: Chiến lược quá độ dần sang chủ nghĩa xã hội trong NEP chính là "bắt đầu từ nông dân", đây là đột phá khẩu để khôi phục và thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển. Một tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội và sự đứng vững của chính quyền Xô viết. - Kinh tế học hiện đại Kinh tế học hiện đại là một trong những trường phái kinh tế lớn nhất hiện nay, gồm nhiều nhà kinh tế học ở các nước tư bản phát triển. Lý thuyết kinh tế của họ giải quyết các vấn đề của nền kinh tế thị trường hiện đại. Đặc trưng của kinh tế học hiện đại là dùng phương pháp toán học để mô tả và tham gia điều hành nền kinh tế. Lý thuyết "bàn tay vô hình" của A.Smith là nguyên lý chi phối trong các nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Khi trình độ xã hội hóa cao của sản xuất làm cho nền kinh tế thị trường có nguy cơ thất bại, thuyết "bàn tay hữu hình" của Keynes ra đời nhằm cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản. Sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế cho phép kiểm soát được chu kỳ kinh tế và làm cho nền kinh tế tăng trưởng. Sau một thời gian áp dụng rộng rãi học thuyết của Keynes, những nhược điểm của học thuyết bộc lộ ra, đó là sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào nền kinh tế. Những biện pháp can thiệp của Nhà nước làm cho cơ chế linh hoạt vốn có của thị trường bị sơ cứng. Sự phục hồi của trường phái tự do kinh doanh, trường phái thể chế đã phê phán mạnh mẽ lý thuyết của Keynes và giúp cho chủ nghĩa tư bản thích ứng với bước phát triển mới của nó. ở đây chúng ta lưu ý tới trường phái thể chế mới vì đối tượng nghiên cứu của nó khác hẳn các trường phái lý thuyết kinh tế tư bản khác. Trường phái này đưa yếu tố "thể chế ", yếu tố "kết cấu" vào trong quá trình phân tích xã hội tư bản. Trường phái này cho rằng hệ thống kinh tế chỉ là một bộ phận của tổng hợp nhiều thể chế trong nền văn hóa của con người, do đó nghiên cứu giải quyết vấn đề phát triển phải nghiên cứu cả tổng thể thể chế xã hội. Vai trò của Nhà nước trong đời sống kinh tế là kế hoạch hóa, kiểm soát nền kinh tế bằng các chính sách để khắc phục những khuyết tật của thị trường. Như vậy kinh tế học hiện đại không trực tiếp đề cập tới vấn đề nông nghiệp trong phát triển kinh tế nhưng trong các luận điểm của nó đã chỉ ra cách thức để phát triển đó là nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước ở một mức độ nhất định. Việc chuyển sang kinh tế thị trường ở những nước kinh tế kém phát triển, trong đó nông nghiệp là nền tảng thì vai trò của Nhà nước đặc biệt quan trọng. Những thay đổi thể chế trong lĩnh vực nông nghiệp là hết sức cần thiết để gạt bỏ những vật cản bám rễ sâu trong các xã hội này. Thực tiễn lịch sử cho thấy những bài học thành công trong việc chuyển nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển trở thành các nền kinh tế nông nghiệp hàng hóa chính là từ những bước khởi đầu của sự thay đổi chính sách đối với nông nghiệp. Tóm lại: Trên đây là những tư tưởng cơ bản của các lý thuyết kinh tế. Các lý thuyết kinh tế kể trên có những quan điểm khác nhau về vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế: - Hầu hết các quan điểm đều cho rằng kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, do đó muốn phát triển kinh tế xã hội cần phải chú ý tới phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong số những lý thuyết đó còn có thuyết phân tích sâu hơn: cách làm thế nào để kinh tế nông nghiệp phát triển và đi từ đâu. Ngoài ra những lý thuyết không trực tiếp đề cập tới vấn đề kinh tế nông nghiệp, nhưng từ những quan điểm của các lý thuyết này đã đưa ra những gợi ý cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, chẳng hạn: - Lưu ý tới các "cực tăng trưởng" trong nông nghiệp. - Chú ý tới lợi thế so sánh của nông nghiệp trong trao đổi quốc tế tức chú ý tới những nông sản xuất khẩu đem lại ngoại tệ. - Lưu ý tới sự thay đổi cơ chế, tác động của nó tới sự phát triển của kinh tế nông nghiệp. Việc chắt lọc những ý tưởng trong các lý thuyết kinh tế trên là hết sức cần thiết để hiểu biết và vận dụng vào quá trình đổi mới kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. 1.1.3. Kinh nghiệm về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số nước trên thế giới Nước ta phát triển kinh tế xã hội có những điều kiện bên ngoài và bên trong khác với các nước đã hoàn thành công nghiệp hóa. Tuy vậy, nghiên cứu những bài học lịch sử, nhất là về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn lại trở nên cần thiết cho sự sáng tạo của nước ta, tránh được những giáo điều sao chép và ảnh hưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn. Trong vấn đề này, chúng tôi chú ý đến bài học phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của các nước quanh ta và cả những bài học ở những nước xã hội chủ nghĩa trước đây. + Kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp nông thôn ở các nước châu á * Kinh nghiệm Hàn Quốc Nước này mở đầu công nghiệp hóa vào cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 đã hoàn thành công nghiệp hóa khoảng 30 năm. Bài học tổng quát của Hàn Quốc về chính sách nông nghiệp nông thôn trong công nghiệp hóa là giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị ở nông thôn, giữa công nghiệp với nông nghiệp. - Lần thứ nhất, với chính sách "hy sinh" nông nghiệp (kèm giá nông sản thấp hơn giá thành) để thực hiện công nghiệp hóa, làm cho mức sống nông thôn giảm sút, nên đã gây ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị (khoảng 1,3 triệu người) từ 1955-1960. Bối cảnh đó đã là nhân tố đưa đến cuộc đảo chính quân sự của Pắc Chung Hy (5-1961). Chính quyền mới đã thi hành nhiều chính sách có lợi cho nông nghiệp nông thôn, chủ yếu là về tài chính tín dụng, nên đã ổn định nông nghiệp nông thôn và tạo ra thị trường nội địa rộng lớn cho công nghiệp hóa, cải thiện đời sống cho hàng chục triệu nông dân. - Lần thứ hai, khi chuyển hướng thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, chính quyền thực hiện trả lương thấp cho công nhân và trở lại kìm giá nông sản, hạ thấp mức sống của nông dân nông thôn. Vì vậy, một làn sóng mới chừng 1,4 triệu cư dân nông thôn lại đổ ra thành thị, gây nhiều khó khăn cho đô thị. Bối cảnh đó đã thúc đẩy một cuộc nổi dậy tự phát của dân chúng vào tháng 8-1971. Do sức ép bên trong và bên ngoài (quan hệ Nam - Bắc Triều Tiên) Chính phủ buộc phải trở lại vấn đề nông nghiệp nông thôn với "Chương trình phát triển nông thôn" gồm bốn nội dung chính: + Tăng vốn vay cho nông dân (từ 1,3 tỷ Won năm 1969 lên 78 tỷ Won năm 1974; + Mua ngũ cốc với giá cao ở nông thôn và bán giá hạ cho thành thị; + Thay giống lúa cũ bằng giống lúa mới năng suất cao; + Khuyến khích xây dựng hợp tác xã sản xuất và đội lao động sửa chữa đường xá, cầu cống, nhà ở. Chính sách này có những kết quả tích cực, nhưng sau đó đã bộc lộ nhược điểm trợ giá mua lúa gạo cao đã gây ra thâm hụt ngân sách lớn, xây dựng hợp tác xã và đội lao động theo mệnh lệnh hành chính khiến nông dân bất mãn. Đó là bối cảnh gây ra tình hình chính trị - xã hội căng thẳng, đưa đến cuộc đảo chính quân sự của Chun Đô Hoan vào 12- 1979. Tiếp đó, chịu sức ép của chính sách ngoại thương với Mỹ, đã làm cho nông nghiệp Hàn Quốc đình đốn. Từ năm 1975-1985 bình quân thu nhập của một hộ nông dân tăng 6,6 lần, trong khi số nợ mà họ đi vay tăng 63 lần. - Tình hình chính trị căng thẳng đã buộc Chính phủ phải đưa ra "kế hoạch tổng thể về phát triển nông nghiệp nông thôn" tháng 4-1989 và đề ra "Mười năm cải tiến cơ cấu nông thôn" nhằm công nghiệp hóa nông nghiệp, đào tạo lại nguồn nhân lực ở nông thôn, mở rộng quy mô các nông trại, nâng cao đời sống dân cư nông thôn lên ngang với mức bình quân của một hộ làm công ăn lương ở đô thị. * Kinh nghiệm Thái lan Nhìn lại quá trình cải cách, công nghiệp hóa của Thái Lan mấy thập kỷ qua, có thể rút ra mấy vấn đề: - Là nước xuất khẩu gạo lớn nhất châu á, nhưng phần lớn nông dân nhiều thời kỳ lâm vào thiếu đói, vì 85% số hộ nông dân không có ruộng đất, chịu lĩnh canh và làm thuê. Giai cấp địa chủ chống lại chính sách hạn chế tập trung ruộng đất của Chính phủ. - Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, đã tập trung 95% nguồn vốn Nhà nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghiệp, nên coi nhẹ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và bảo vệ tài nguyên. - Tập trung xây dựng công nghiệp ở một số đô thị (80% cơ sở công nghiệp ở Băng Cốc và phụ cận) đã phá hủy sự cân bằng về bố trí không gian lãnh thổ, đưa đến mở rộng sự ngăn cách về trình độ phát triển giữa các vùng, nhất là đô thị với nông thôn. Phần lớn nông dân bị bần cùng hóa, đưa đến phong trào đấu tranh của nông dân. - Tình hình trên là một trong những nhân tố dẫn tới khủng hoảng chính trị - xã hội (5 Chính phủ thay nhau trong vòng 1973-1980). Về sau, nhờ đề xuất của một nhóm nhà khoa học xã hội hàng đầu, Chính phủ đề ra chiến lược mới "Chiến lược phát triển có lựa chọn", đặt trọng tâm vào phát triển nông nghiệp và nông thôn, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hóa, trong đó khâu then chốt là phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như sợi dây liên kết công nghiệp với nông nghiệp, nhờ đó đã lấy lại thế cân bằng trong phát triển kinh tế trong thập kỷ 80. Như vậy bài học của Thái Lan cũng xoay quanh mối quan hệ nông nghiệp với công nghiệp, nông thôn với đô thị. Mối quan hệ này giải quyết như thế nào tùy thuộc vào giai cấp cầm quyền. Do đó, vấn đề hệ thống chính trị phải trở thành nhân tố bên trong của sự phát triển, chứ không phải là nhân tố bên trên, bên ngoài. * Kinh nghiệm Đài Loan Do địa vị chính trị đặt ra, đòi hỏi chính quyền Đài Loan tìm ra chính sách kinh tế - xã hội phù hợp để tồn tại. Sức ép đó có lẽ là động lực quan trọng để Đài Loan trở thành mô hình giải quyết quan hệ giữa công nghiệp hóa với nông nghiệp - nông thôn thành công hơn cả trong số những nước công nghiệp mới. Chỉ trong vòng 3 thập kỷ, Đài Loan đã từ một vùng nông nghiệp kém phát triển trở thành một trong mấy "con rồng" châu á. Từ năm 1952-1990, sản lượng nông nghiệp tăng 4,5 lần, về giá trị tăng từ 700 triệu USD lên 12 tỷ USD, riêng nông sản xuất khẩu tăng từ 114 triệu USD lên hơn 4 tỷ USD. - Đem lại ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang trại gia đình quy mô nhỏ. Đến năm 1991, tổng số trang trại lên đến 823.256 với quy mô trung bình là 1,08 ha. Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn. Nhờ đó nông dân có tích lũy để thực hiện nền nông nghiệp đa canh, đồng thời mấy chục vạn lao động nông nghiệp đã làm ngành nghề khác. Nhờ cơ sở nông nghiệp nông thôn phát triển đã tạo môi trường vì điều kiện cho sản lượng công nghiệp tăng 50 lần từ 1952-1990. - Đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cả hạ tầng xã hội để phát triển nông nghiệp nông thôn. Nhờ đó kinh tế thị trường nông thôn rộng khắp, điều kiện sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn khác trước, giáo dục bắt buộc từ 6-9 năm, tỷ lệ tăng dân số giảm dần (từ 3,2% năm 1962 xuống 1,5% năm 1985). - Chú ý phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước, không tập trung quá mức vào các khu công nghiệp và đô thị. Tính đến đầu thập kỷ 80, Đài Loan chỉ có 17,7% cơ sở công nghiệp đặt ở 5 thành phố lớn (trái lại, ở Thái Lan trên 80% cơ sở công nghiệp tập trung ở Băng Cốc...), 42% đặt ở vùng phụ cận, 32% đặt ở nông thôn. Đó là một không gian hợp lý của công nghiệp hóa. Nhờ đó, mức thu nhập không chênh lệch lớn: 20% dân số giàu nhất, dân số nghèo nhất thì năm 1950 là 15/1 đã giảm xuống 4/1 vào những năm 1990. - Phát triển cách sử dụng ruộng đất phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp từng bước. Công nghiệp hóa nông nghiệp đòi hỏi mở rộng quy mô sản xuất để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà không đụng chạm đến quyền sở hữu ruộng đất trang trại, nhưng chuyển quyền sử dụng cho người khác mở rộng quy mô canh tác. Phương thức này vốn là sáng kiến của nông dân, sau được thể chế hóa trong "Luật phát triển nông nghiệp" (1983). Để mở rộng quy mô sản xuất, ngoài phương thức ủy thác, nông dân còn áp dụng hình thức làm chung các công việc như làm đất, thu hoạch, mua bán giữa các hộ, hình thức tổ chức dịch vụ, hội khuyến nông trở thành phổ biến. Một số nơi đã tổ chức hợp tác xã sản xuất thử nghiệm, nhưng không được nông dân hưởng ứng. * Ngoài kinh nghiệm các nước nói trên, trong định hướng chính sách nông nghiệp của các nước châu á đang phát triển cũng cho thấy mấy hướng đi. - Coi trọng phát triển nông nghiệp như một bảo đảm cho ổn định kinh tế xã hội. Từ đó có giải pháp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nhằm tiết kiệm ngoại tệ vì bảo đảm được nông phẩm, vừa gia tăng nguồn thu ngoại tệ vì có xuất khẩu. Hơn nữa, phát triển nông nghiệp toàn diện thì mới bảo đảm ổn định kinh tế xã hội nông thôn. - Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm cải thiện cơ cấu và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Từ đó đòi hỏi hiện đại hóa nông nghiệp và đa dạng hóa sản phẩm. - Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước theo ba hướng: Phát triển hoạt động đối ngoại nhằm khơi thông và mở rộng thị trường, sử dụng mềm dẻo hàng rào thuế quan; Hỗ trợ ổn định giá nông sản, nhất là mặt hàng chiến lược, đồng thời khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn và có lợi; Chính phủ xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực, đồng thời cấp phát tín dụng cho nông dân vay. * Bài học về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở các nước XHCN trước đây Nét nổi bật và phổ biến trong chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở các nước này là đưa nông dân đi vào con đường hợp tác hóa dưới dạng các hình thức nông trang, nông trường, hợp tác xã hay công xã nhân dân tùy theo mỗi nước. Mục đích giống nhau của các hình thức ấy là xóa bỏ mọi hình thức bóc lột trong nông nghiệp nông thôn và ngăn chặn sản sinh mầm mống tư bản chủ nghĩa. Từ mục đích ấy để giải quyết vấn đề quan hệ sản xuất trong nông thôn: Chuyển từ sở hữu cá thể và tư nhân hoàn toàn sang sở hữu tập thể ruộng đất và công cụ sản xuất; thực hiện chủ nghĩa bình quân trong phân phối nhằm ngăn chặn phân hóa giàu nghèo; áp dụng thể chế quản lý do trên quyết định. Về mặt xã hội: vai trò nhà nước có ý nghĩa quyết định về mặt giáo dục, y tế, công việc làm, nhà ở... Nhờ đó tỷ lệ người biết chữ trong nông thôn gần như đạt 100%, số người được học lên các cấp, kể cả đại học ngày càng nhiều. Sức khỏe được chăm sóc, hầu hết miễn phí. Nhìn chung, nông thôn không có tình trạng đói nghèo, nhưng cũng không có người giàu. Đời sống nông thôn ổn định, chầm chậm trôi đi, lặp đi lặp lại những kinh nghiệm đã biết. Sai lầm cơ bản trong chính sách này là ở: Thay đổi quan hệ sản xuất nhưng không dựa trên sự liên tục giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Hình thức quan hệ sản xuất ấy đến lúc không phù hợp, đã trở thành cản trở nông nghiệp nông thôn phát triển, mặc dù có một số nước đã công nghiệp hóa nông nghiệp. - Giải quyết vấn đề xã hội đã kéo dài đến mức không gắn liền với phát triển kinh tế. Vì vậy cơ cấu xã hội dân cư đến lúc không gắn với kết quả của chuyển dịch cơ cấu và phân công lao động trong kinh tế thị trường. - Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn hầu như chỉ là công việc của nhà nước chứ không còn là sự nghiệp của nhân dân. Vì thế mặc dù có lúc được phúc lợi bao cấp tốt, học hành nhiều, nhưng mức sống lại thấp. Chế độ bao cấp kinh tế và giáo dục tư tưởng đã tạo ra tính thụ động theo kế hoạch có sẵn, và tâm lý chịu ổn bề trên. - Không hình thành được động lực cho dân trong sự nghiệp phát triển nông thôn, người dân không thể làm chủ nông thôn như mục tiêu đã định. Vì thế trong hệ thống quản lý nông nghiệp nông thôn sản sinh trì trệ, tham nhũng, lộng quyền và thoái hóa. Như vậy, chính sách kinh tế nông nghiệp nông thôn ấy là xa rời cả về lý luận và thực tiễn, nên không đạt được mục tiêu kinh tế và cả mục tiêu xã hội. 1.2 Vai trò kinh tế nông nghiệp trong sự phát triển kinh tế nói chung và ở tỉnh Kiên Giang Nông nghiệp là khu vực kinh tế truyền thống, tập trung tuyệt đại đa số lao động của xã hội; nó chịu ảnh hưởng to lớn của điều kiện đất đai, khí hậu và là khu vực duy nhất sản xuất ra lương thực - thực phẩm. Do những đặc điểm nổi bật đó, kinh tế nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, đồng thời bản thân nó chịu ảnh hưởng to lớn của quá trình phát triển. Nông nghiệp là thị trường hết sức quan trọng đối với cả tư liệu tiêu dùng. Với 78,5% dân số (hơn 50 triệu người) sống ở nông thôn, khu vực này là thị trường có nhiều tiềm năng. Song điều đó còn phụ thuộc rất lớn vào chính sách thu nhập của Nhà nước. Một chính sách thu nhập không đúng đắn, bất lợi cho nông nghiệp, thu hẹp lợi nhuận của nông dân, tất yếu sẽ làm giảm quy mô tích lũy và tiêu dùng ở khu vực nông thôn sẽ dẫn tới một kết quả là thu hẹp khu vực công nghiệp và dịch vụ. - Hệ sinh thái của nước ta phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp. Trong sản xuất, nông nghiệp sử dụng một khối lượng hóa chất lớn gồm hàng triệu tấn phân bón, hàng chục nghìn tấn thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Hoạt động kinh tế nông nghiệp gần như trải rộng trên hầu hết lãnh thổ, tác động mạnh mẽ tới sự hình thành hệ sinh thái từ nguồn nước, không khí, thảm thực vật tới đất đai. Vì vậy, giải quyết vấn đề sinh thái phải gắn liền với chính sách phát triển nông nghiệp. - ổn định chính trị - xã hội là nhân tố quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển. Song, bản thân vấn đề này lại phụ thuộc vào những yếu tố khác, trong đó có vấn đề nông nghiệp. Là ngành kinh tế duy nhất cung cấp lương thực - thực phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất và lớn nhất của tiêu dùng xã hội, nông nghiệp tác động trực tiếp tới trạng thái chính trị - xã hội. Mặt khác, nó là khu vực kinh tế cung cấp 50% toàn bộ thu nhập quốc dân, và thu nhập của 80% dân số nước ta phụ thuộc vào nông nghiệp. Chính vì vậy, sự thịnh, suy của kinh tế nông nghiệp tác động mạnh mẽ tới tâm trạng chính trị của đa số dân cư. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp để nó có thể cung cấp lương thực - thực phẩm nuôi sống toàn bộ dân cư, đồng thời có sản phẩm thặng dư xuất khẩu là một giải pháp có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Thực tế ở nước ta và các nước khác nông nghiệp đều là cơ sở kinh tế cho sự ổn định xã hội - tiền đề quan trọng của sự phát triển và là bước đi ban đầu cho mọi sự phát triển. Về vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cũng khẳng định: "Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội". Song, phải thấy rằng, đề cao tuyệt đối nông nghiệp cũng sai lầm như coi nhẹ nông nghiệp và đều làm suy yếu nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp và dịch vụ mới có thể tạo nên sự phát triển mạnh và mức tăng trưởng cao. Điều cần khẳng định ở đây là, trong tình trạng lạc hậu hiện nay của nước ta, phải biết dựa vào nông nghiệp để xác lập những điều kiện ban đầu cho sự phát triển. Về tầm cỡ quốc gia, theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, muốn công nghiệp hóa nhanh và phát triển kinh tế thành công, trước hết phải có nền nông nghiệp mạnh mới đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo sự phát triển công bằng xã hội, giải quyết vấn đề về nghèo đói, di cư và nhiều vấn đề khác. Đối với tỉnh Kiên Giang, kinh tế nông nghiệp phát triển có tác động trên nhiều mặt: Một là, kinh tế nông nghiệp đã đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang Kiên Giang với diện tích 6.224,5km2, trong đó trên 98% diện tích thuộc khu vực nông nghiệp. Hiện nay có 80% dân số và 79,8% lao động sống ở vùng nông nghiệp với sản xuất chính là nông - lâm nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản, ngoài ra khu vực này cũng có điều kiện để phát triển nông nghiệp công nghiệp chế biến và dịch vụ. Nông nghiệp Kiên Giang đã đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, GDP từ khu vực nông nghiệp chiếm 70% trong GDP của tỉnh, hàng năm đã sản xuất từ 1,5 - 2 triệu tấn lúa, 25.000 - 30.000 tấn thịt, trên 200.000 tấn tôm cá các loại... trong giai đoạn tới tỷ trọng GDP từ khu vực nông nghiệp sẽ giảm dần còn 50% GDP toàn tỉnh, nhưng nông nghiệp vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm, cung cấp khối lượng hàng hóa lớn về nông hải sản. Hai là, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng thông qua xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản Hàng năm tỉnh cung cấp một lượng lớn lúa hàng hóa từ, 800.000 đến 1 triệu tấn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do vậy hàng xuất khẩu nông sản chủ yếu là gạo, chiếm tỷ trọng từ 50% - 70% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn, tăng nguồn thu ngoại tệ cho tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản năm 1998 đạt 19,4 triệu USD, trong đó gạo 76.224 tấn, tăng gấp 4 lần so với năm 1990. Về giá gạo xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào thị trường và giá gạo thế giới cũng như chất lượng gạo và công tác tiếp thị của các doanh nghiệp nhà nước. Tình hình sản xuất gạo 1990 - 1998 của tỉnh Hạng mục 1990 1992 1993 1995 1996 1997 1998 Lượng gạo xuất khẩu (tấn) 19.39 7 23.02 2 30.73 8 38.81 6 159.27 7 218.46 1 76.22 4 Giá trị (triệu USD) 4,65 4,80 5,83 11,0 43,4 51,9 19,4 Giá bán trung bình (USD/ tấn) 240 208 190 283 272 238 255 Nhìn chung, lao động xuất nhập khẩu nông sản trong thời gian qua có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu so với sản lượng hàng hóa của tỉnh (chỉ xuất được khoảng 20% lượng hàng hóa của tỉnh). Mặt khác, một số sản phẩm nông sản có khối lượng hàng hóa lớn nhưng chưa xuất khẩu được như tiêu, hạt điều, hột vịt muối, nước dứa cô đặc và đóng hộp. Hàng tư liệu và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy móc phân bón, thuốc trừ sâu nhập khẩu còn hạn chế. Ba là, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, một bộ phận lao động của xã hội Năm 1998 dân số tỉnh Kiên Giang là 1.491.998 người, trong đó số dân sống ở vùng nông thôn là 1.187.367 người chiếm tỷ lệ 79,58%, nguồn lao động 870.625 người chiếm 58,32% so với số dân toàn tỉnh (trong đó nguồn lao động khu vực nông thôn có 732.334 người chiếm 84,15% lao động). Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 1997 cho thấy chất lượng lao động của tỉnh còn thấp, nhất là khu vực nông thôn tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 70% - 93%; lao động nông nhàn còn lớn, chỉ mới sử dụng 50% quỹ thời gian trong năm. Nhiệm vụ đào tạo cho lực lượng lao động nông thôn là nhiệm vụ hết sức cần thiết và bức xúc trong giai đoạn sắp tới. Nhìn chung nguồn lao động ở nông thôn của tỉnh rất dồi dào, đây là một lợi thế nhưng cũng là sức ép đối với nền kinh tế, tỉnh sẽ có kế hoạch để đào tạo và giải quyết việc làm cho số lao động nông thôn. Bởi vì đời sống dân cư nông thôn từng bước có được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ hộ nghèo đói giảm đáng kể, bộ mặt nông thôn được thay đổi một bước nhưng đời sống của một bộ phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn còn thấp khoảng cách xa so với thành thị, tình trạng sang nhượng cầm cố ruộng đất có xu hướng tăng, nhà ở tạm bợ còn nhiều, tỷ lệ sử dụng điện còn thấp, nước sinh hoạt một số còn khó khăn, điều kiện về chăm sóc sức khỏe học hành còn hạn chế. Nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần khu vực nông thôn hiện nay còn thấp kém. Bốn là, nơi bảo vệ làm giàu môi trường sinh thái bền vững Ngày nay sự tàn phá môi trường tự nhiên, khí hậu đất đai biến động theo chiều hướng bất lợi - điều kiện ngoại cảnh thay đổi, thì việc cố gắng duy trì một nền nông nghiệp sinh thái bền vững với đối tượng là sinh vật (cây trồng, vật nuôi...) là thử thách có tính chất sống còn của nhân loại. Đối với nước ta nói chung và Kiên Giang nói riêng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, về cơ bản, có hai loại tác động tổng hợp sản sinh ra sản phẩm: tác động của con người, bao gồm kết cấu hạ tầng, giống cây, giống con các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, công nghệ sau thu hoạch... tác động của tự nhiên, bao gồm khí hậu, đất, nước, rừng và các loại sinh vật tự nhiên. Hai mặt có tính tổng hợp này tác động qua lại lẫn nhau, qua đó con người khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên theo hướng có lợi cho cộng đồng. Các tác động tự nhiên, khí hậu thuộc phạm vi rộng lớn phụ thuộc vào trái đất, khí quyển, bởi tác nhân vũ trụ, đất canh tác, nước tưới cho nông nghiệp, độ che phủ của rừng cây, các tác động vừa phụ thuộc tự nhiên, vừa phụ thuộc con người. Sức con người (lao động trí tuệ và khoa học kỹ thuật) càng lớn mạnh càng có khả năng khống chế, hạn chế được các mặt bất lợi của đất và nước. Đồng thời con người phải bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, nguồn nước và mở rộng diện tích rừng. Đó là điều kiện làm cơ sở cho việc bảo vệ làm giàu môi trường sinh thái bền vững. Chương 2 Thực Trạng KINH Tế NÔNG Nghiệp ở KIÊN GIANG Những NĂM QUA Và Một Số Vấn Đề Đặt RA Cần Giải Quyết 2.1 Đặc điểm tự nhiên- xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế-xã hội ở tỉnh Kiên Giang a) Ranh giới và vị trí tỉnh Kiên Giang Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Bắc vùng đồng bằng sông Cửu Long, ranh giới hành chính được xác định như sau: * Phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Campuchia. * Phía Nam giáp các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. * Phía Đông giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ. * Phía Tây giáp Vịnh Thái Lan. Theo ranh giới này, Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.224,5 km2, bao gồm 2 huyện đảo (Phú Quốc, Kiên Hải) và 11 huyện thị ở đất liền (thị xã Rạch Giá, Hà Tiên, các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận), trải rộng trên 4 vùng sinh thái: Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau và hải đảo. Tỉnh có trên 200 km bờ biển ở đất liền, 105 hòn đảo, 56,8 km đường biên giới quốc gia và nhiều cảnh quan nổi tiếng, cùng với ưu thế về vị trí địa lý và tài nguyên phong phú đã tạo cho Kiên Giang có các lợi thế nổi bật nghề đánh bắt hải sản, phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thương mại - du lịch. b) Điều kiện tự nhiên * Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa gần xích đạo với những đặc trưng chính như sau: Nắng nhiều: Trung bình từ 6,5 - 7,5 giờ/ngày, có chiều hướng tăng dần theo trục từ Tây sang Đông. Năng lượng bức xạ tổng cộng lớn, trung bình từ 150-160kcal/cm2 năm. Nhiệt độ cao và ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm từ 27 - 280C, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 và tháng giêng nhiệt độ cũng nằm trong khoảng 25 - 260C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4 và tháng 5 nhiệt độ trung bình cũng chỉ khoảng từ 28-290C. Nắng nhiều, bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ít có thiên tai là những thuận lợi rất cơ bản cho phát triển nông nghiệp của Kiên Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Lượng mưa lớn, mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các tỉnh khác ở đồng bằng sông Cửu Long. Hạn chế rõ nét trong chế độ mưa ở đây là trong thời kỳ đầu của mùa mưa thường hay gặp hạn. Hạn đầu vụ ít ảnh hưởng với các vùng phù sa được tưới nhưng lại rất nghiêm trọng với đất mặn, đất phèn nằm ở cuối nguồn nước ngọt. Mưa nhiều trong thời kỳ cuối mùa mưa cũng có tác hại do gây ngập úng, nhất là gặp các năm lũ lớn thì tác hại của mưa nhiều trong thời kỳ này càng rõ. Vì vậy để tăng vụ và sản xuất ổn định cần phải đặc biệt coi trọng biện pháp cung cấp nước vào mùa khô và tiêu tưới trong mùa lũ. * Nguồn nước - thủy văn: + Nguồn nước: Nước mặt: - Sông Hậu là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho Kiên Giang, theo số liệu của Phân viện khảo sát và quy hoạch thủy lợi Nam bộ lưu lượng sông Hậu đo tại đầu nguồn (Châu Đốc) và cuối nguồn (Cần Thơ) như sau: Bảng 1: Lưu lượng nước sông Hậu tại Châu Đốc và Cần Thơ Chỉ tiêu Đơn vị Châu Đốc Cần Thơ Lưu lượng trung bình Lưu lượng nhỏ nhất Lưu lượng lớn nhất m3/s m3/s m3/s 2.400 300 5.400 835 13.680 - Nước sông Hậu được đưa về Kiên Giang qua các kênh trục chính như: Vĩnh Tế, Tri Tôn, Mười Châu Phú, Ba Thê, Kiên Hảo - Chóc Năng Gù, Rạch Giá - Long Xuyên, Đòn Dông (kênh Tròn), Cái Sắn, Thốt Nốt, Ô Môn, các kênh HK, kênh Xà No. Khi được nạo vét và mở rộng có thể cung cấp nước tưới cho hầu hết diện tích đất nông nghiệp của vùng Tây sông Hậu, tứ giác Long Xuyên và phần phía đông của bán đảo Cà Mau. - Chất lượng nước mặt từ nguồn Sông Hậu nhìn chung là tốt, hàm lượng phù sa trung bình 250g/m3. Nhưng phù sa đã bị kết lắng hầu hết ở các khu vực đầu nguồn thuộc An Giang và Cần Thơ. Hai yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước ở đây là phèn và xâm nhập mặn từ biển Tây. Bảng 2: Hàm lượng mặn (S) và độ PH trong nước tại một số khu vực Trạm Năm Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 PH S PH S PH S PH S Tri Điền Sóc Xoài Kiên Bình Vọng Thê Vĩnh Điều Tri Tôn An Biên 1992 1992 1992 1992 1992 1992 1991 6,2 6,8 6,7 3,5 3,6 4,0 7,0 6,4 7,4 6,2 5,3 0,4 0,3 30,0 3,2 3,9 3,0 4,0 1,6 0,7 23,8 8,6 8,5 19,8 0,4 1,6 0,7 23,8 2,7 3,1 2,5 3,2 3,4 3,7 4,0 9,9 24,1 16,7 0,6 0,4 0,4 17,7 2,8 3,4 3,0 3,3 3,4 3,6 3,7 0,8 2,8 0,9 0,6 0,5 0,4 0,5 + Vùng bán đảo Cà Mau thường bắt đầu bị xâm nhập mặn từ cuối tháng 11, thời kỳ từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 5 hầu hết các kênh rạch trong vùng bị nhiễm mặn. + Vùng tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu xâm nhập mặn diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6 đầu tháng 7, trong đó tháng 4 có tần suất lớn và mức độ nặng nhất, trong những năm bình thường mặn xâm nhập sâu từ 7 - 8km (tính từ cửa kênh). ứng năm hạn nặng nước mặn xâm nhập vào sâu từ 11 - 12 km. Nguồn nước ngầm: Theo số liệu của chương trình cấp nước đô thị Kiên Giang, trong phạm vi của tỉnh có 7 phức hệ chứa nước: (1) Phức hệ chứa nước các trầm tích Hôloxem (Q.IV) (2) Phức hệ chứa nước các trầm tích Pleistoxen (Q.I - III) (3) Phức hệ chứa nước các trầm tích Neogen (N) (4) Phức hệ chứa nước các trầm tích lục nguyên xen phun trào Jura muộn Kreta (J3 - Kpq) (5) Phức hệ chứa khe nứt các trầm tích lục nguyên xen Carbonat triat giữa (T2ht) (6) Phức hệ chứa nước Cac-tơ, khe nứt các trầm tích Carbonat Pec - mi muộn (P2ht) (7) Phức hệ chứa nước khe nứt các trầm tích lục nguyên xen phun trào Pleistoxen sớm giữa (Pz 1 - 2). Trong 7 phức hệ chứa nước nêu trên, chỉ có phức hệ Pleistoxen (QI - III) là đối tượng trực tiếp cấp nước sinh hoạt, đã và đang được khai thác. Có thể phân vùng khả năng cung cấp nước ngầm ở Kiên Giang như sau: Vùng 1: Vùng có nước ngầm với trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt (hàm lượng CI<400 mg/lít và độ sâu khai thác từ 80 - 130 m) phân bố ở An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, Châu Thành, khu vực giáp An Minh của An Biên, một phần của Giồng Riềng tại khu vực tiếp giáp với Châu Thành và Tân Hiệp. Vùng 2: Vùng có nước ngầm với chất lượng tốt nhưng trữ lượng nghèo (hàm lượng CI<400mg/lít, độ sâu khai thác 50 - 70 m, có nơi 80 - 110 m). Phân bố ở khu vực Bình Sơn. Vùng 3: Vùng có nước ngầm với chất lượng không tốt nhưng tạm sử dụng được (hàm lượng CI 300 - 1.000mg/lít), độ sâu khai thác từ 40 - 60 m. Phân bố trong phạm vi các huyện Hòn Đất, Giồng Riềng, Hà Tiên. Riêng thị xã Rạch Giá, An Minh và khu vực phía tây An Biên có độ sâu từ 80 - 110 m. Vùng 4: Vùng có nước ngầm bị mặn (hàm lượng CI>1.000mg/lít). Phân bố ở phần còn lại thuộc Hà Tiên (Hòa Điền, Phú Mỹ, Tân Khánh Hòa, Mỹ Đức) An Biên (Trung thái và khu vực phía nam kênh thứ 9). Riêng ở Phú Quốc nước ngầm xuất hiện ở độ sâu từ 1 - 3 m, chất lượng tốt, hầu hết nhân dân trong huyện đã đào giếng để sử dụng nguồn nước này. Ngược lại ngầm tầng sâu có lưu lượng nhỏ, việc cung cấp nước cho đô thị và các khu công nghiệp tập trung phải giải quyết bằng biện pháp xây dựng hồ chứa nước mặt. Tình trạng ngập: - Ngoại trừ các đảo và đồi núi, hầu hết diện tích trong đất liền đều bị ngập nước từ giữa mùa mưa đến đầu mùa khô. - Vùng tứ giác Long Xuyên lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Trung bình cứ vài ba năm lại có một trận lũ lớn, nhưng những năm gần đây lũ lớn xảy ra liên tục. Vùng bị ngập sâu phân bổ từ kênh Rạch Giá -Hà Tiên tới giáp An Giang (từ 1m -1,5 m). Vùng ven biển có độ ngập từ 0,5m trở xuống. Thời điểm nước bắt đầu rút thường từ cuối tháng 11 đến cuối tháng 12, thời điểm kết thúc ngập thường vào đầu tháng 1. - Vùng Tây sông Hậu lũ đến muộn hơn (tháng 9) và mức ngập nông hơn (0,5 - 0,7 m) so với vùng tứ giác Long Xuyên nhưng rút nước muộn hơn (từ tháng 12 đến đầu tháng 1). - Với sản xuất nông nghiệp, những khu vực bị ngập từ 0,5m trở lên mà đặc biệt lớn hơn 1m không thể tiến hành làm 3 vụ được, những năm lũ về sớm ảnh hưởng lớn đến thu hoạch lúa Hè thu, nhất là trên các chân ruộng gieo trễ. Tại các vùng ngập dưới 0,5 m tuy không hạn chế bởi yếu tố ngập nhưng do nằm ở cuối nguồn nước ngọt hoặc ở địa hình cao nên bị hạn chế về khả năng tưới vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa. Tuy nhiên, lũ cũng có nhiều mặt lợi mà nhất là đối với vùng có nhiều phèn thì lũ có tác dụng tốt để ém phèn, rửa phèn và tiêu độc cho đồng ruộng. Vì vậy, chương trình chống lũ trên đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tứ giác Long Xuyên nói riêng ngoài việc hạn chế tác hại còn phải có các biện pháp khai thác tốt các nguồn lợi từ lũ. - Vùng bán đảo Cà Mau không bị ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn nước lũ mà chủ yếu bị ngập úng do mưa. Mức ngập trung bình 30 - 60cm, một khu vực trũng mức ngập trung bình từ 50 - 100cm, thời gian ngập thường từ tháng 7 đến tháng 11. * Điều kiện đất đai: Theo tài liệu và bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 do trường Đại học Cần Thơ xây dựng, toàn tỉnh có 7 nhóm đất chính với 40 đơn vị phân loại đất. Nhóm đất phù sa: Diện tích 137.401 ha, chiếm 22,08% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở khu vực phía nam vùng tứ giác Long Xuyên và phía đông vùng Tây sông hậu, bao gồm 2 đơn vị phân loại đất: (1) Đất phù sa phát triển tầng mặt giàu hữu cơ: 120.509 ha. (2) Đất phù sa phát triển: 16.892 ha. Nhóm đất mặn: Diện tích 87.809 ha, chiếm 14,1% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở vùng bán đảo Cà Mau và ven vùng tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu, bao gồm 3 đơn vị phân loại đất: (1) Đất phù sa bị ngập mặn thường xuyên: 6.325 ha. (2) Đất phù sa phát triển nhiễm mặn: 67.155 ha. (3) Đất phù sa phát triển tầng mặt giàu hữu cơ nhiễm mặn:14.329 ha. Nhóm đất phèn: Diện tích 319.599 ha, chiếm 51,37% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở khu vực tứ giác Long Xuyên, một phần ở vùng Tây sông Hậu, bao gồm 25 đơn vị phân loại đất: + Đất phèn tiềm tàng: 52.889 ha (8,49%) (1) Đất phát triển, phèn tiềm tàng sâu, tầng sinh phèn 50 - 100 cm: 2.481 ha. (2) Đất phèn tiềm tàng sâu, tầng mặt giàu hữu cơ: 1.853 ha (3) Đất phèn tiềm tàng sâu, nhiễm mặn: 17.342 ha. (4) Đất phèn tiềm tàng sâu, tầng giàu mặt hữu cơ, mặt thường xuyên: 1.000 ha. (5) Đất phèn tiềm tàng nông, tầng mặt giàu hữu cơ: có 4.614 ha. (6) Đất phèn tiềm tàng nông, tầng mặt giữa hữu cơ, mặn thường xuyên: 19.875 ha. (7) Đất phèn tiềm tàng nông, mặn thường xuyên: 5.814 ha. + Đất phèn hoạt động (ĐPHĐ): 266.710 ha (42,88%) (8) ĐPHĐ nặng, có tầng phèn không Jajosite trong vòng 50 cm: 35.708 ha. (9) ĐPHĐ nặng, tầng mặt hữu cơ tầng phèn không Jajosite < 50 cm: 27.697 ha. (10) ĐPHĐ nặng, tầng mặt hữu cơ tầng phèn không Jajosite < 50 cm: 640 ha. (11) ĐPHĐ nặng, tầng mặt hữu cơ tầng phèn không Jajosite < 50, nước mặn: 15.039 ha. (12) ĐPHĐ nặng, có tầng Jajosite trong vòng 50cm nhiễm mặn 15.872 ha. (13) ĐPHĐ nặng, tầng mặt hữu cơ tầng Jajosite trong vòng 50cm, nước mặn: 37.505 ha. (14) ĐPHĐ trung bình, tầng mặt hữu cơ tầng phèn không Jajosite 50 - 100 cm: 2.334 ha. (15) ĐPHĐ trung bình, tầng mặt hữu cơ, tầng phèn không Jajosite 50 - 100 cm: 24.425 ha. (16) ĐPHĐ trung bình, tầng mặt hữu cơ, tầng phèn Jajosite trong vòng 50cm: 5.883 ha. (17) ĐPHĐ trung bình, có tầng Jajosite 50 - 100 cm: 5.083 ha. (18) ĐPHĐ trung bình, tầng sinh phèn từ 50 - 100 cm, nước mặn: 3.852 ha. (19) ĐPHĐ trung bình, tầng phèn không Jajosite 50 - 100, nước mặn: 2.502 ha. (20) ĐPHĐ trung bình, tầng phèn không Jajosite 50 - 100, nước mặn: 810 ha. (21) Đất phát triển, phèn hoạt động trung bình, tầng phèn không Jajosite 50 -100 cm: 10.090 ha. (22) Đất phát triển, phèn hoạt động trung bình, tầng phèn không Jajosite 50-100 cm, tầng mặt hữu cơ: 33.191 ha. (23) Đất phát triển, phèn hoạt động trung bình, tầng phèn Jajosite 50 - 100 cm, nước mặn: 4. 903 ha. (24) Đất phát triển, phèn hoạt động trung bình, tầng phèn Jajosite 50 - 100 cm, nước mặn, hữu cơ tầng mặt: 29.029 ha. Nhóm đất than bùn phèn: Diện tích 2.310 ha, chiếm 0,37% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố rải rác trên các chân đất thấp trũng, bao gồm 2 đơn vị phân biệt loại đất: (1) Đất hữu cơ, phèn hoạt động trung bình, tần phèn>50 cm: 1.250 ha (2) Đất hữu cơ, phèn tiềm tàng, tầng phèn>50 cm: 1.060 ha Nhóm đất cát: Diện tích 8.658 ha, chiếm 1,39 % tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ven biển Phú Quốc và Hà Tiên, Kiên Lương, chỉ có loại đất là đất cát. Nhóm đất đồi núi và phù sa cổ: Diện tích 60.363 ha, chiếm 9,66% tổng diện tích toàn tỉnh, phân bố tập trung ở các huyện đảo và rải rác ở khu vực ven biển Hòn Đất, Hà Tiên, bao gồm 7 đơn vị phân loại đất. (1) Đất xám phù sa cổ: 14.503 ha (2) Đất phù sa cổ có tầng loang lổ: 640 ha (3) Đất phù sa cổ có tầng loang lổ sâu: 3.372 ha (4) Đất phù sa cổ, tầng mặt hữu cơ, Gley: 1.721 ha (5) Đất vàng xám: 1.940 ha (6) Đất vàng đỏ: 340 ha (7) Đất núi: 37.847 ha Sông, rạch, ao hồ tự nhiên: 8.360 ha (1,1%) Ngoại trừ nhóm đồi núi có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp, hầu hết các nhóm đất ở Kiên giang có thành phần cơ giới rất nặng, độ phì tiềm tàng cao. Trong đó đất phù sa có sự đồng nhất giữa độ phì tiềm tàng với độ phì thực tế, các nhóm đất khác bị hạn chế bởi các mức độ khác nhau của các yếu tố phèn và mặn, việc hạn chế một cách hữu hiệu các yếu tố phèn mặn là điều kiện quan trọng đáng để thâm canh tăng năng suất và đa dạng hóa cây trồng. c) Điều kiện kinh tế xã hội * Dân số lao động: Năm 1998 toàn tỉnh có 1.491.998 người, mật độ dân số 240 người/km2, chỉ bằng 60% với mức trung bình toàn đồng bằng sông Cửu Long. Trong 4 năm qua, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm từ 2,13% năm 1995 xuống 1,89% năm 1998. Dân sống ở vùng sản xuất nông nghiệp là 1.187.376 người chiếm tỷ lệ 79,58% so với dân trung bình toàn tỉnh. Dân cư phân bố không đều, các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành có mật độ dân số khá cao: 310 - 460 người/km2, các huyện Hòn Đất, Kiên Lương có mật độ dân số rất thấp 85 - 90 người/km2. Năm 1998 toàn tỉnh có 870.265 người trong độ tuổi lao động, chiếm 58,32% so với tổng dân. Trong đó lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp có 732.334 người, chiếm tỷ lệ 84,15% lao động toàn tỉnh. Bình quân mỗi năm (1995-1998) lao động toàn tỉnh tăng 37.615 người, trong đó khu vực sản xuất nông nghiệp tăng 30.625 người. Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 1997 cho thấy chất lượng lao động ở Kiên Giang còn thấp, nhất là ở khu vực sản xuất nông nghiệp. Qua số liệu ở 4 huyện Hà Tiên (huyện cũ), An Biên, An Minh và Vĩnh Thuận thì tỷ lệ lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 70 - 93%. Bình quân mỗi lao động nông nghiệp có 0,38 ha đất nông nghiệp, riêng vùng Tây sông hậu chỉ có 0,32 ha. Với hệ thống quay vòng dưới 2 lần thì lao động nhàn rỗi còn nhiều chiếm tỷ lệ rất cao (lớn hơn 50%). Vì vậy, trong tương lai không nên đưa nhiều lao động từ ngoài tỉnh vào mà chủ yếu là điều phối lại lao động giữa các vùng và các ngành trong nội bộ nền kinh tế của tỉnh. Trong thời gian qua, kinh tế Kiên Giang phát triển nhanh và khá vững chắc. Tốc độ tăng GDP trung bình hàng năm trong thời kỳ 1994 - 1997 đạt 10,3%, trong đó nông - lâm - thủy: 6,97%, công nghiệp - xây dựng: 13,07%, dịch vụ:15,33%. Kinh tế phát triển nên thu ngân sách tăng khá cao, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng từ 608,45 tỉ đồng năm 1995 lên 869,4 tỉ đồng năm 1997, trong đó thu ngân sách địa phương tăng tương ứng từ 352,6 tỷ đồng. Chi ngân sách thấp hơn thu ngân sách địa phương khoảng 10 tỷ đồng. Đây là một trong những nhân tố quan trọng tạo đà cho phát triển nông nghiệp và nông thôn trong tương lai. Bảng 3: Tổng sản phẩm và cơ cấu theo ngành thời kỳ 1994-1997 tỉnh Kiên Giang (Giá cố định năm 1994. Đơn vị: triệu đồng) Số TT Hạng mục Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Tăng BQ (%) I 1 2 3 II 1 2 3 Tổng GDP Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp, XDCB Dịch vụ Cơ cấu GDP (%) Nông-lâm-thủy sản Công nghiệp, XDCB Dịch vụ 3810.15 0 2.256.03 0 778.605 775.515 100,0 59,2 20,4 24,4 4.359.31 3 2.650.78 5 897.229 811.117 100,0 60,8 20,6 18,6 4.850.71 3 2.796.79 4 1.013.28 9 1.040.63 0 100,0 57,7 20,9 21,4 5.076.14 2 2.761.11 1 1.125.46 9 1.18956 2 100,0 53,4 22,2 23,4 10,03 6,97 13,07 15,33 Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển đổi xu thế tích cực, ngành nông lâm thủy sản vẫn tăng trưởng khá nhưng tỉ trọng trong nền kinh tế đã giảm từ 59,2% năm 1994 xuống 53,4% năm 1997, ngành công nghiệp - xây dựng tăng tương ứng từ 20,4% lên 22,2%. Ngành dịch vụ phát triển chưa ổn định, riêng xuất khẩu nông sản còn yếu kém, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng chung và nhất là với phát triển các loại nông sản chiến lược của tỉnh. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế nông nghiệp của tỉnh Kiên Giang Trong những năm qua kinh tế nông nghiệp đã đóng vai trò to lớn và vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh. Hiện thu hút 79,8% lao động xã hội, chiếm 80% dân số, đóng góp 70% GDP, đảm bảo an ninh cho trên 99% diện tích lãnh thổ của toàn tỉnh. Trong 5 - 10 năm tới khu vực sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng cao (từ 50% trở lên) trong tổng GDP toàn tỉnh. Nông nghiệp và nông thôn phát triển sẽ đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm một cách vững chắc cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh, cung cấp nguyên liệu và nguồn lao động cho phát triển công nghiệp, tạo nguồn cho xuất khẩu, tạo thu hút cho nhập khẩu. Mặt khác vùng sản xuất nông nghiệp là thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm công nghiệp nội tỉnh. Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và bền vững sẽ là nhân tố quyết định cho bảo vệ và làm giàu môi trường sinh thái, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng và trật tự xã hội ở một tỉnh có vị trí rất quan trọng về quốc phòng của Tổ quốc. Vị trí của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (bảng 4). - Phát triển nông nghiệp ở Kiên Giang còn có vị trí quan trọng trong phát triển nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm số 1 về lương thực - thực phẩm của cả nước. - Kiên Giang là tỉnh lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long lại có tiềm năng to lớn về phát triển sản xuất các loại nông sản thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt về sản xuất lúa, mía, khóm, tiêu, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, bảo tồn loại hệ sinh thái rừng đặc sắc của đồng bằng sông Cửu Long. Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng to lớn của Kiên Giang sẽ là một trong những nhân tố quan trọng để duy trì tốc độ tăng trưởng cao về nông nghiệp của toàn vùng. Bảng 4: Một số chỉ tiêu so sánh về nông nghiệp đồng bằng sông cửu Long với cả nước Chỉ tiêu Số lượng % kg so với Đơn vị Cả nước ĐBSCL Kiên Giang Cả nước ĐBSCL 1. Đất đai - Tổng diện tích - Đất nông 103 ha 103 ha 103 ha 32.688 7.843 4.200 3.956 2.632 2.008 622 388 304 1,90 4,95 7,42 15,72 14,74 15,14 nghiệp - Đất lúa - Đất rừng 2. Dân số NN 3. Sản phẩm - Lúa - Mía - Khóm - Heo hơi - Khai thác cá 103 ha 103 ng 103 tấn 103 tấn 103 tấn 103 tấn 103 tấn 10.169 52.668 29.155 13.844 1.228 1.320 283 11.996 15.306 5.539 188 270 658 113 1.187 1.912 396 93 12 156 1,06 2,25 6,56 2,86 0,98 11,82 39,93 9,89 12,49 7,15 49,46 4,44 23,71 Kết cấu hạ tầng: Kết cấu hạ tầng còn rất yếu và nhất là các vùng sâu, vùng xa Thủy lợi: Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong điều kiện cụ thể của tỉnh, đã đặt ra cho công tác thủy lợi các yêu cầu chính như sau: + Tiếp, trữ, giữ nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. + Tiêu úng và thoát lũ. + Tiêu độc, ém phèn. + Ngăn mặn, hạn chế mất nước vào mùa kiệt. Để đáp ứng yêu cầu trên, phải triển khai một số lượng công việc đồ sộ, được tiến hành trong nhiều năm và với sự cố gắng vượt bậc của ngành thủy lợi và các địa phương trong tỉnh. Tính đến năm 1998 tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng mới và nạo vét 590 công trình thủy lợi với tổng chiều dài là 1.625 km, phục vụ tưới tiêu trên 200.000 ha đất canh tác lúa. Hiệu quả đạt được do đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi là diện tích tăng vụ từ 95.000 ha lên 207.000 ha, năng suất lúa trung bình mỗi năm tăng 0,1 tấn/ha. Ngoài ra còn góp phần vào việc bố trí dân cư, cải tạo mạng lưới giao thông thủy bộ, cải tạo môi trường... So với yêu cầu, đến nay đã xây dựng các công trình quan trọng như sau: Đã hình thành được hệ thống kênh trục có chức năng dẫn ngọt, tiêu úng và thoát lũ cho vùng tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau. Hình thành mạng lưới kênh cấp II và kênh nội đồng. Cùng với các đường trục chính đã hình thành hệ thống đê bao ven kênh trục và kênh cấp II nhưng năng lực chống lũ còn hạn chế, chưa đủ sức bảo vệ cơ sở hạ tầng khi gặp lũ lớn. Chưa có sự kết hợp tốt giữa các công trình dẫn ngọt, ngăn mặn, thoát lũ và hạn chế thất thoát nước trong mùa kiệt. Đã hình thành được tuyến đê cho vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau và trên các tuyến đê này đã xây dựng được một số cống ngăn mặn cuối các kênh trục: T5, T6, 286, Vàm Rầy, Kim Quy... Tuy nhiên, so với yêu cầu thì kết quả trên mới đáp ứng được một phần nhỏ, đây là công tác trọng tâm trong phát triển thủy lợi của tỉnh trong những năm tới. Giao thông: Mạng lưới đường thủy: - Đã hình thành mạng lưới giao thông thủy trên các tuyến kênh trục rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và ra vùng ngoài. Cùng với mạng lưới đường thủy đã xây dựng được các bến cảng đáp ứng yêu cầu bốc dỡ hàng hóa vận chuyển nội địa. - Tổng chiều dài các tuyến đường thủy: 2.105,2 km, trong đó: + Đường do Trung ương quản lý: 254,2 km, bao gồm các tuyến: sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Xáng Xẻo Rô - Cà Mau, sông Cái Sắn - Rạch Sỏi - Tà Niên, Cái Sắn - Rạch Giá - Kiên Lương - Ba Hòn, Rạch Giá - Long Xuyên, kênh Thị Đội, sông Trẹm - Cạnh Đền - Vĩnh thuận, kênh Cái Tư - Cái Bé. + Đường do địa phương quản lý: 1.751 km với 2.293 tuyến sông-kênh + Khả năng lưu thông theo trọng tải tàu: Dưới 10 tấn: 1.025 km. Từ 10 - 50 tấn: 708 km. Từ 50 - 500 tấn: 322 km. - Ngoài các tuyến đường sông còn có các tuyến đường biển nối đất liền với các đảo và nối Kiên Giang với thành phố Hồ Chí Minh như: Rạch Giá - Phú Quốc, Hà Tiên - Phú Quốc, Rạch Giá - Hòn Tre, Rạch Giá - Nam Du, Rạch Giá - Lại Sơn, Rạch Giá - Thổ Châu, Hòn Chông - TP. Hồ Chí Minh. Riêng tuyến Hòn Chông - TP Hồ Chí Minh là tuyến chuyên chở Clinke nhà máy xi măng Sao Mai cảng Cát Lái. + Cảng sông gồm có: Cảng nhà máy xi măng Kiên Lương, cảng xuống vật tư nông nghiệp Rạch Sỏi, cảng dầu Mong Thọ, cảng cá Tắc Cậu, bến tàu khách Rạch Mẻo, bến tàu khách Rạch Sỏi và còn có 300 m các bến của các huyện thị. + Cảng biển gồm có: Cảng Hòn Chông, cầu tàu An Thới, cảng Hòn Thơm, cảng Rạch Giá, cảng Nam Du, các cầu tàu khách ở Rạch Giá, cảng Thổ Châu. Trong đó cảng Hòn Chông đã xuống cấp trầm trọng không thể khai thác được, cảng Thổ Châu đang được xây dựng. Mạng lưới giao thông đường bộ: - Mạng lưới đường bộ kém phát triển lại thường xuyên bị lũ lớn uy hiếp. Theo báo cáo của Sở Giao thông Kiên Giang, bình quân mật độ đường trên diện tích tự nhiên là 0,099 km/km2, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước là 0,32 km/km2. Nếu tính cả các tuyến giao thông nông thôn thì bình quân đạt 0,3 km/km2. Tổng chiều dài ô tô đang sử dụng là 620,58 km, trong đó: * Quốc lộ: 316,24 km * Tỉnh lộ: 221,54 km * Huyện lộ: 82,80 km. Tổng chiều dài đường bộ nông thôn: 1.218 km, trong đó đường đất thường và cát núi là 664 km, đường có mặt sỏi đỏ và đá dăm là 617 km. Những năm qua được sự tập trung ưu tiên đầu tư của tỉnh cùng với sự nỗ lực của địa phương trong việc tham gia đầu tư xây dựng nông thôn theo Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ, cuối năm 1998 đã có 83 xã - phường - thị trấn có đường ô tô đến trung tâm. Đã thực hiện đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp sửa chữa các đường nội ô thị xã. Tuy vậy, mạng lưới đường giao thông nông thôn còn kém phát triển, lưu thông chủ yếu bằng xe thô sơ, xe máy và đi bộ. Mạng lưới điện: Những năm qua trong địa bàn nông thôn tỉnh đã thực hiện đầu tư được 692 km đường dây trung thế, 866 km đường dây hạ thế và 16.574 KVA. Đến năm 1998 đã có 77/111 xã có điện đến trung tâm với tỷ lệ sử dụng điện trong vùng nông thôn là 24,31% (toàn tỉnh 38%). Kinh tế nông nghiệp là tổng thể các nguồn tự nhiên, hệ thống tài sản nông nghiệp, nguồn lao động nông nghiệp... Việc đánh giá, xác định đầy đủ và khai thác, sử dụng các nguồn lực đó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoạch định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội về lâu dài cũng như đề ra nhiệm vụ kế hoạch cho thời gian những năm trước mắt. Những năm trước đây, hiện trạng về các nguồn lực phát triển kinh tế mới chỉ được nhìn nhận như là tiềm năng chưa có chương trình khai thác và sử dụng hợp lý. Trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp theo một cơ cấu tối ưu cần nghiên cứu, phân tích các nguồn lực đó, thể hiện trong kế hoạch khai thác và sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp ở Kiên Giang. Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển ở tỉnh nhưng chưa ổn định. Trong giai đoạn năm 1991 -1995 GDP tăng bình quân hàng năm 9,6%, đến giai đoạn năm 1996 - 1998 có xu hướng chậm lại (bình quân 5,4% năm). Năm 1998, GDP khu vực nông nghiệp đạt 3.708 tỷ đồng chiếm 67% GDP của tỉnh và bằng 185% GDP năm 1990. GDP bình quân đầu người chỉ bằng 44% khu vực thành thị. Thành tựu nổi bật nhất của kinh tế nông nghiệp những năm qua là sản xuất lương thực và khai thác thủy sản tăng nhanh (tăng bình quân hàng năm 120.000 tấn tôm, cá). Tuy nhiên hai ngành này hiện nay tăng trưởng thấp so với giai đoạn trước, 3 năm (1996 - 1998) tăng bình quân hàng năm chỉ đạt 4,2% - 4,4% (giảm 4,3% - 9,5% so với bình quân 5 năm trước). Các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ tuy vẫn giữ mức tăng trưởng từ 11 - 12% hàng năm nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP khu vực nông nghiệp nông thôn. Kinh tế nông nghiệp của tỉnh hiện nay chủ yếu là nông lâm nghiệp và thủy sản, trong điều kiện sản xuất chủ yếu ngành này chịu tác động rất lớn của thiên nhiên và thị trường nên phát triển chưa bền vững. 2.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang 2.2.1. Thực trạng kinh tế nông nghiệp trước đổi mới Đất đai trong tỉnh bị nhiễm phèn, mặn chiếm trên 75% diện tích; lại nằm cuối nguồn nước và tiếp giáp với biển nên thường bị thiếu nước tưới và bị nước mặn xâm nhập trong mùa khô. Trên 60% diện tích hàng năm bị ngập lũ (vùng Tứ giác Long xuyên, một phần vùng Tây sông Hậu) và 1/3 diện tích sản xuất hoàn toàn dựa vào nước mưa (vùng bán đảo Cà Mau). Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật thấp kém, mức sống nhân dân thấp nên năng lực đầu tư hạn chế, đặc biệt là đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Kết cấu hạ tầng yếu kém, nhất là thủy lợi, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Giao thông bộ, điện, nước sinh hoạt hầu như chưa có gì, đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn. Mặt khác, do nằm xa các trung tâm kinh tế, giao thông không thuận lợi nên quá trình hội nhập nền kinh tế thị trường vấn đề lưu thông vật tư, nông sản gặp nhiều khó khăn và thường chịu sức ép về giá cả, khả năng cạnh tranh. Năm 1975, Kiên Giang có trên 193.000 ha đất sản xuất nông nghiệp trong đó có 185.000 ha đất sản xuất lúa, với tập quán canh tác một vụ lúa mùa, quảng canh nên năng suất thấp, cho sản lượng 416.500 tấn. Trong khi đó, đất hoang hóa còn nhiều, trên 90% dân số sống bằng nghề nông nên thu nhập của người dân rất thấp. Nạn đói, nhất là lúc giáp hạt thường xảy ra ở nhiều nơi, nhà nước phải cứu đói, cứu tế để giữ ổn định cuộc sống nhân dân. Từ năm 1976-1980 tỉnh phải tập trung giải quyết các hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại, đồng thời lo đối phó với chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phát triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân. Xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng thủy lợi, coi đây là biện pháp hàng đầu để thâm canh, tăng vụ, tăng sản lượng. Do điểm xuất phát quá thấp cùng với những khó khăn khách quan do thiên tai, dịch họa và những hạn chế yếu kém chủ quan do cơ chế, chính sách tập trung quan liêu bao cấp cùng với sự nhận thức bảo thủ, lạc hậu, chủ quan, nóng vội trong tổ chức quản lý chỉ đạo, điều hành nên thời kỳ này kinh tế nông nghiệp phát triển chậm và không ổn định, sản lượng lương thực hàng năm dao động ở mức 430-450 ngàn tấn, tương đương năm 1976; có năm giảm thấp còn 365.000 tấn (1978); cá biệt năm 1980, sản lượng lương thực tăng cao với 610.000 tấn, trong đó lúa 587.000 tấn bằng 1,46 lần so với năm 1975. Từ năm 1978 thực hiện chủ trương của Đảng về cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới, đến năm 1985 toàn tỉnh cơ bản hoàn thành việc xây dựng hợp tác hóa trên một số lĩnh vực với 14 hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp, 51 HTX sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 130 HTX mua bán, 10 HTX giao thông vận tải và 3.680 tập đoàn sản xuất nông nghiệp. Đối với nông nghiệp đã tổ chức nông dân vào làm ăn tập thể dưới hình thức chủ yếu là tập đoàn sản xuất nông nghiệp là hợp tác xã nông nghiệp dựa trên cơ sở tập thể hóa về ruộng đất, đưa hơn 90% diện tích sản xuất lúa vào hợp tác hóa. Trong thời kỳ này việc thực hiện cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới đã phạm một số sai lầm khuyết điểm nhưng thành công nổi bật có ý nghĩa quyết định ở thời kỳ này tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp sau là: đưa diện tích lúa 2 vụ từ 13.300 ha lên 36.600ha, tăng gấp hai lần và đưa vụ Đông xuân vào cơ cấu mùa vụ sản xuất chính của tỉnh, bắt đầu từ năm 1979, trên cơ sở khắc phục hậu quả lũ năm 1978 và sử dụng giống lúa cao sản ngắn ngày kháng rầy để phòng chống rầy nâu năm 1979. Từ năm 1981-1986, việc đẩy mạnh thâm canh, mở rộng tăng vụ (Hè thu) và chuyển vụ (Đông xuân) được đặc biệt quan tâm. Năm 1982, với chương trình sản xuất lúa cao sản, đã làm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của người nông dân, từ quảng canh sang thâm canh, tăng vụ. Đến năm 1986, Kiên Giang đã có 57.500 ha lúa hai vụ, trong đó có trên 40.000ha lúa hai vụ Đông xuân - Hè thu, sản lượng lương thực đạt trên 650.000 tấn. Mức độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân hàng năm thời kỳ này 4,55%. Trước thực trạng đó, tỉnh đã nghiêm túc đánh giá tình hình và đề ra các chủ trương, biện pháp nhằm tháo gỡ ách tắc, trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, đưa kinh tế nông nghiệp tỉnh nhà bước sang trang sử mới. 2.2.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp những năm gần đây - Trong những năm gần đây nông nghiệp phát triển nhanh nhưng chưa ổn định, giá trị tăng thêm bình quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 đạt 8,4%, thời 1996 - 1998 giảm xuống còn 4,2%. Năm 1998 giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp đạt 2.462 tỷ đồng chiếm 66% GDP khu vực nông thôn, bằng 170% so với năm 1990. - Đất nông nghiệp sử dụng hiệu quả hơn, hướng mở rộng diện tích canh tác và tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng: * Từ năm 1990 đến năm 1998. Đất nông nghiệp tăng thêm 117.712 ha chủ yếu do khai hoang mở rộng diện tích ở vùng tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau. * Hệ số sử dụng đất lúa tăng tương ứng từ 1,32 lần lên 1,8 lần, đất lúa 2 và 3 vụ chiếm gần 72% đất canh tác lúa. * Đất màu và cây lâu năm ngày càng được sử dụng một cách có hiệu quả hơn. Công tác khuyến nông, khuyến ngư đã từng bước được tăng cường và có nhiều cố gắng trong việc phổ biến khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho nông dân. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả phát triển với quy mô ngày càng lớn như mô hình lúa - cá, mía - cá, cải tạo vườn tạp, nông - lâm - ngư kết hợp... Cơ giới hóa trong nông nghiệp chủ yếu mới tập trung cho cây lúa, các cây trồng khác và chăn nuôi còn thấp. Đối với đất lúa cơ giới hóa nông nghiệp đã giải quyết cơ bản khâu làm đất, suốt lúa, bảo vệ thực vật, một phần khâu bơm tưới nhưng chủ yếu là cơ khí nhỏ, riêng khâu gieo cấy và thu hoạch chủ yếu làm thủ công. Đến năm 1998 diện tích lúa được cơ giới hóa ở các khâu: 90% khâu làm đất, 56% khâu bơm tưới, 90% khâu suốt lúa và 100% khâu bảo vệ thực vật. Năm 1998 toàn tỉnh có 1.100 máy kéo nhỏ, 2.200 máy suốt lúa, 1.100 máy bơm nước các loại. - Đầu tư cơ sở vật chất cho nông nghiệp được tăng cường đặc biệt là thủy lợi đầu nguồn, đáp ứng một phần yêu cầu tưới, tiêu cho sản xuất và nước sinh hoạt cho nhân dân. Vốn đầu tư hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng được tăng cường từ nhiều nguồn khác nhau. Trồng trọt: Trồng trọt là ngành sản xuất chính, có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP ngành nông nghiệp. Các cây trồng chính được phát triển với quy mô lớn: Lúa, mía, khóm. Sản xuất lúa: Sản xuất lúa phát triển nhanh và vững chắc, tốc độ tăng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm trong thời kỳ 1990 - 1995 là 9%, thời kỳ 1995-1998 là 4,9%. Năng suất tăng bình quân hàng năm trong thời kỳ 1990 - 1995 là 4,78% và hầu như không tăng trong thời kỳ 1995 - 1998. Sản lượng lúa tăng bình quân thời kỳ năm 1990 - 1995: 14,31% và thời kỳ 1995 - 1998: 4,5%. Năm 1998 sản lượng lúa toàn tỉnh đạt 1.926.019 tấn, bình quân đầu người 1.293kg, riêng huyện Hòn Đất đạt 2.000kg và trong huyện có 6 xã đạt 6.000kg. Lúa Đông xuân là vụ sản xuất chính, diện tích gieo trồng tăng rất nhanh, từ 45.323ha (1990) lên 162.189ha (1998) tỷ trọng tổng diện tích gieo trồng lúa tăng từ 18,6% (1990) lên 33,5% (1998), năng suất lúa đông xuân tăng rất nhanh, năm 1998 đạt 5,36 tấn/ha, sản lượng 869,333 tấn, chiếm tới 45,1% tổng sản lượng lúa cả nước. Tương tự lúa Đông xuân, lúa Hè thu phát triển khá nhanh nhưng còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng, năm 1998 so với lúa cả năm lúa Hè thu chiếm từ 46,5% về diện tích, 43% về sản lượng. Lúa vụ 3 đã được trồng với diện tích đáng kể, nhưng do chưa chủ động được chống lũ nên phát triển rất chậm và quy mô nhỏ so với các vùng khác ở đồng bằng sông Cửu Long và trong quỹ đất lúa của tỉnh. Lúa mùa bị thu hẹp nhanh về diện tích cho chuyển sang trồng 2 vụ Hè thu - Đông xuân từ 153.652 ha (1990) xuống 98.840 ha (1998). Năng suất trung bình giảm tương ứng từ 2,7 tấn/ha xuống 2,36 tấn/ha. Sản xuất mía: Cây mía phát triển khá nhanh và tương đối ổn định, diện tích tăng từ 4.485 ha năm 1990 lên 9.545 ha năm 1998. Ưu thế trong sản xuất mía ở Kiên Giang là đã hình thành vùng chuyên canh tập trung, mùa vụ thu hoạch dài. Hạn chế chính là năng suất và trữ lượng đường còn thấp. Sản xuất khóm: Phát triển nhanh trong thời kỳ 1985 - 1987, sau đó chững lại và giảm nghiêm trọng trong thời kỳ 1991 - 1995. Nguyên nhân chính là bị khủng hoảng thị trường tiêu thụ. Từ năm 1996 đến nay phát triển tương đối ổn định, chất lượng khóm rất tốt, ưu thế cạnh tranh khá cao. Nhưng muốn phát triển ổn định lâu dài cần phải tạo được thị trường tiêu thụ ổn định các sản phẩm công nghiệp từ dứa. Chăn nuôi: Tỉnh có lợi thế về nguồn lao động và nguồn thức ăn dồi dào, kể cả nguồn thức ăn giàu chất đạm, nhưng chăn nuôi tuy có phát triển nhưng còn chậm và chưa ổn định, chủ yếu theo hướng tự phát, chất lượng sản phẩm và khả năng sản xuất hàng hóa còn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân chính là chưa tạo được thị trường tiêu thụ lớn và ảnh hưởng các yếu tố lũ - phèn - mặn. * Đàn bò trong vài năm gần đây có tăng nhưng tổng đàn năm 1998 chỉ bằng 64% năm 1990. Đàn trâu giảm nhanh, tổng đàn năm 1998 chỉ bằng 34% năm 1990. * Đàn heo phát triển với tốc độ chậm, năm 1998 đạt quy mô tổng đàn 220.233 con, bình quân 1 ha đất nông nghiệp chỉ có 0,57 heo, bình quân 1 hộ nông nghiệp chỉ nuôi 0,9 đầu heo. Đây là mức thấp so với trung bình toàn đồng bằng sông Cửu Long. * Đàn gia cầm phát triển khá, tốc độ tăng tổng đàn bình quân hàng năm khoảng 4 - 5%. Lâm nghiệp: - Trồng rừng và bảo vệ rừng được quan tâm đầu tư, đến cuối năm 1998 trong tổng số 165.800 ha đất quy hoạch lâm nghiệp đã có 101.070 ha rừng, bằng 61% diện tích. Từ năm 1990 đến năm 1998 bằng nguồn vốn chương trình 327 và liên doanh Kiên Tài, đã trồng 30.712 ha rừng (trong đó chương trình 327 là 15.444 ha, liên doanh Kiên Tài 15.268 ha), chăm sóc 15.052 ha, phục hồi 3.500 ha... công tác bảo vệ rừng ngày càng chặt chẽ làm giảm diện tích cháy rừng hàng năm. - Riêng liên doanh Kiên Tài, cho đến nay tỉnh đã cấp quyền sử dụng đất là 39.399 ha, trong đó trừ đất nhà nước thu hồi để đào kênh T4, T5, T6 là 208,7 ha, còn lại 39.191 ha. Qua 8 năm hoạt động, đã đạt kết quả như sau: - Đất trong khu vực đã trồng rừng: 24.544 ha Trong đó: + Đất trồng rừng: 23.819 ha + Đất xây dựng kênh mương, xưởng cơ khí, bến bãi: 626 ha - Đất đã lên líp nhưng chưa trồng rừng: 1.098 ha - Đất chưa đầu tư sử dụng: 13.549 ha + Đất than bùn: 5.677 ha + Đất lung, rạch: 1.142 ha + Đất chưa đầu tư: 4.146 ha + Đất tràm tự nhiên: 2.583 ha - Theo kết quả điều tra đánh giá rừng bạch đàn công ty Quốc tế Kiên Tài của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, đã đi đến kết luận như sau: Rừng có sự tăng trưởng tốt về chiều cao (H.2m/năm) và đường kính (D>2cm/năm), nhưng năng suất rừng rất thấp ở hầu hết các tuổi trồng, nguyên nhân chính là tỷ lệ sống của cây trồng rất thấp và tuổi rừng càng tăng thì tỷ lệ sống càng thấp. Năng suất rừng bằng 48% năng suất dự kiến trong dự án đầu tư. - Theo khảo sát bổ sung thực địa và điều tra nhân dân trong vùng cho thấy: ngoài những tồn tại trên còn có các tồn tại khá nghiêm trọng khác là cháy rừng, sâu đục thân và nạn chuột từ trong rừng tràm ra phá lúa của dân khá nặng. - Qua khảo sát bạch đàn trồng trong phạm vi đất đai của Quân khu 9 cũng cho kết quả tương tự. Trên khu vực bạch đàn cháy đã trồng thử lúa và đã cho kết quả tốt trên cả hai vụ lúa Đông xuân và Hè thu, nên trong vài năm qua đã mạnh dạn chuyển sang trồng lúa và cũng đã thành công trong phạm vi trên 4.000 ha tại các khu vực ven kênh Tám Ngàn, T5, T6 của Lâm trường 422 và 2.750 ha ven kênh T3, T4 của Trung đoàn 33. Thủy sản: Thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh, phát triển tương đối nhanh chóng trong thời kỳ 1990 - 1995, tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân hàng năm đạt gần 14%. Thời kỳ 1996 - 1998 phát triển có xu hướng chậm lại, tốc độ tăng giá trị tăng thêm tăng bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4%. Giá trị tăng thêm thủy sản (theo giá năm 1994) tăng từ 230 tỷ đồng năm 1990 lên 441,8 tỷ đồng năm 1995 và 503,2 tỷ đồng năm 1998. Giá trị tăng thêm ngành thủy sản chiếm 12 - 14% GDP khu vực nông thôn. Khai thác hải sản: - Ngành khai thác hải sản đã được đầu tư đáng kể về phương tiện khai thác theo hướng công suất lớn vươn ra khai thác ngoài khơi. Số lượng tàu thuyền năm 1998 là 7.120 chiếc với tổng công suất 479.475 CV, gấp 2,85 lần tổng công suất năm 1990. Công suất trung bình là 67CV/tàu. Cao gấp 3 lần mức bình quân chung trong toàn quốc và bằng 2,7 lần so với năm 1990. - Sản lượng khai thác tăng bình quân hàng năm 7,3% năm 1998 đạt 210.100 tấn, tăng trên 40.000 tấn so với năm 1995 và 107.600 tấn so với năm 1990. Tuy nhiên, do tỷ lệ tàu thuyền có công suất < 20 CV còn chiếm gần 50%, tình trạng khai thác gần bờ, phương tiện cào bờ xiệp mé và các hình thức khai thác đang làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Hiệu quả khai thác thủy sản trong những năm gần đây giảm sút. Các hình thức hợp tác, liên doanh liên kết trong khai thác chưa phát triển. Nuôi trồng: - Nuôi trồng những năm qua phát triển đa dạng nhưng hiệu quả chưa cao. Diện tích nuôi tôm tăng nhanh nhưng chủ yếu theo hướng tự phát, tình trạng nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch vẫn còn. Địa bàn nuôi tôm tập trung chủ yếu ở vùng ven bán đảo Cà Mau, Hòn Đất, Kiên Lương, Hà Tiên. Năm 1998 diện tích nuôi tôm là 9.922 ha, năng suất còn thấp: bình quân đạt từ 150 kg - 220 kg/ha, sản lượng 1.120 tấn - Nuôi sò huyết tập trung chủ yếu ở ven biển An Biên, An Minh. Diện tích nuôi khá ổn định, nhưng năng suất có xu hướng giảm. Năm 1998 diện tích 960 ha, sản lượng 4.316 tấn. - Nuôi ngọc trai bước đầu đã có kết quả, có hai liên doanh Việt - Nhật và Việt - úc tiến hành nuôi thử nghiệm và sản xuất tại biển Phú Quốc. Đến nay liên doanh Việt - Nhật đã giải thể do công ty làm ăn thua lỗ ở nước Nhật. - Nuôi cá ruộng từng bước được khôi phục và phát triển, năm 1998 diện tích nuôi cá ruộng đạt 11.281 ha gấp 3 lần năm 1995, sản lượng đạt 2.241 tấn, năng suất bình quân 200 kg/ha. Ngoài ra còn có hình thức nuôi cá trong rừng nhưng quy mô còn nhỏ và năng suất thấp, năm 1998 diện tích 5.000 ha và sản lượng 577 tấn. Dịch vụ hậu cần nghề cá: - Trong những năm qua chủ yếu sử dụng cảng cá hiện có như cảng An Thới, Tắc Cậu, Ba Hòn, Dương Đông... gần đây xây dựng cảng cá Thổ Châu đã đưa vào sử dụng. Hiện nay cảng cá Nam Du đang được xây dựng, cảng cá An Thới và Tắc Cậu mới được thi công cuối năm 1998. Các cảng cá khác đang lập dự án huy động vốn được xây dựng trong năm tới. - Các dịch vụ khác như đại lý cung cấp xăng dầu, ngư lưới cụ, nước đá... được phân bổ rải rác ở các vùng ven biển, hải đảo để cung ứng cho khai thác thủy sản. Trong đó khu vực được tập trung lớn và có quy mô là Rạch Giá và Phú Quốc. Công nghiệp và chế biến nông hải sản: Hướng vào khai thác các thế mạnh của tỉnh như: chế biến hải sản và nông sản, sửa chữa tàu thuyền và máy nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ và một số nghề thủ công truyền thống. Nhưng còn phân tán, tự phát, quy mô nhỏ, công nghệ thô sơ lạc hậu, sức cạnh tranh không cao, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp. - Tốc độ tăng bình quân giá trị sản lượng công nghiệp chế biến nông, hải sản thời kỳ năm 1990 - 1998 đạt từ 11 - 12%, năm 1998 giá trị sản lượng công nghiệp chế biến là 700 tỷ đồng, mới chiếm 25% tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn tỉnh và 11% giá trị sản xuất toàn khu vực sản xuất nông nghiệp. Về số lượng và phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến Chế biến thủy sản: Hiện có 107 cơ sở chế biến nước mắm, 224 cơ sở chế biến khô các loại. Chế biến lúa gạo: Hiện có 508 cơ sở phân bổ trên tất cả các huyện thị ở đất liền. Đảm bảo xay xát 60% sản lượng lúa toàn tỉnh, nhưng chủ yếu là cho tiêu dùng nội địa. Mới có 3 cơ sở ở Tân hiệp và Rạch Giá lau bóng gạo xuất khẩu với công suất 100.000 tấn/năm. Chế biến mía - đường: Hiện có 88 cơ sở chế biến thủ công tập trung chủ yếu vùng bán đảo Cà Mau và huyện Giồng Riềng và một nhà máy đường công suất 1.000 tấn mía/ngày tại bến Nhất đã bắt đầu đi vào hoạt động. Chế biến khóm và trái cây: Hiện có một nhà máy chế biến nước trái cây 1.500 tấn/năm được xây dựng và chuẩn bị xây dựng nhà máy chế biến khóm tại An Hòa (Rạch Giá) góp phần tiêu thụ sản phẩm mía, khóm của tỉnh. Về sửa chữa cơ khí: Công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu thuyền phân bố chủ yếu ở các huyện ven biển. Cơ khí phục vụ nông nghiệp chủ yếu sản xuất nông cụ cầm tay và sửa chữa cơ khí nhỏ. Các cơ sở cơ khí kể cả cơ khí tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu cơ giới nông nghiệp. Về ngành nghề thủ công: Nghề thủ công truyền thống có ở một số vùng sản xuất nông nghiệp nghề dệt chiếu ở Châu Thành, đan cần xé ở Vĩnh Thuận và sản xuất nồi đất nung ở Hòn Đất... Các sơ sở này quy mô nhỏ, kỹ thuật thô sơ. Tình hình tổ chức - quản lý sản xuất nông nghiệp Khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nông thôn, phần đông các tập đoàn sản xuất và hợp tác xã thành lập trước đây đã bộc lộ nhiều yếu kém trong quá trình tổ chức hoạt động... nên đã tự tan rã hàng loạt. Trước tình hình đó Tỉnh ủy đã có nhiều chủ trương, biện pháp để củng cố lại phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Đến năm 1991 toàn tỉnh củng cố và xây dựng được 7 HTX và 270 tập đoàn sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung ở Tân Hiệp. - Từ năm 1988 việc lấy hộ làm kinh tế tự chủ nên nội dung hoạt động, quản lý của HTX đã có sự thay đổi, đến năm 1997 các HTX đã chuyển đổi theo Nghị định 16/CP của Chính phủ đi vào hoạt động theo Luật HTX. Từ các mô hình HTX được duy trì và làm ăn có hiệu quả, tính đến cuối tháng 12/1998 toàn tỉnh có 29 HTX sản xuất nông nghiệp với 8.926 hộ xã viên chiếm 4,3% số hộ nông nghiệp toàn tỉnh, 11 HTX vận tải, 17 HTX xây dựng, 2 HTX khai thác hải sản, 46 quỹ tín dụng nhân dân, 10 HTX mua bán... ngoài ra kinh tế hợp tác có bước phát triển với nhiều hình thức hợp tác khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động của kinh tế hợp tác xã còn giới hạn ở một số khâu và lĩnh vực, quy mô phát triển chậm, hiệu quả hoạt động còn thấp. Về đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp: Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhằm tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, bằng các nguồn lực tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đến nay có bước phát triển đáng kể và tạo được tiền đề cho đầu tư phát triển những năm tiếp theo. Tổng vốn đầu tư xây dựng thời kỳ năm 1990 - 1998 cho các công trình công nghiệp thủy lợi là 188,043 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương đầu tư 84,215 tỷ đồng (44,6%), ngân sách địa phương đầu tư 71,06 tỷ đồng (37,6%) và vốn dân là 33,421 tỷ đồng (17,7%). Mặc dù với nguồn vốn đầu tư những năm qua khá lớn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cho việc phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, sản xuất nông nghiệp vẫn chưa thật sự chủ động trong việc cung cấp nước tưới, tiêu nước và ngăn mặn. 2.2.3. Một số yếu kém cần khắc phục Một là: chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chậm. Tiềm năng nông nghiệp còn lớn nhưng khai thác phát huy chưa đúng mức, sử dụng đất đai còn lãng phí, hệ số sử dụng đất thấp. Nông nghiệp phát triển chưa toàn diện, chưa cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, còn độc canh lúa. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là công nghệ sinh học vào khâu giống cây trồng, vật nuôi còn hạn chế, công nghiệp chế biến phát triển chậm. Việc quy hoạch bố trí cây trồng, vật nuôi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau chưa kịp thời và còn lúng túng. Hai là: kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn còn thấp, kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển chậm. Lao động nông nghiệp vừa thừa lại vừa yếu, trình độ dân trí thấp, một bộ phận thiếu kiến thức làm ăn, đời sống vật chất tinh thần của một bộ phận dân cư còn khó khăn. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp còn yếu kém, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên tính rủi ro cao mỗi khi thiên nhiên không thuận lợi. Trong chỉ đạo chưa đúng tầm cỡ là tỉnh nông nghiệp, nhận thức về phát triển kinh tế của tỉnh đi lên từ nông nghiệp và vấn đề công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp chưa cao, ý thức tự vươn lên của nhân dân còn hạn chế. Tỷ lệ đầu tư phát triển nông nghiệp thấp, chưa tạo điều kiện mạnh mẽ để phát triển nông nghiệp, phát huy nội lực yếu đặc biệt là sức lao động. Ba là: đất nông nghiệp sử dụng hiệu quả thấp, phần lớn bị phèn mặn lại ở cuối nguồn nước ngọt, đầu nguồn nước mặn, tập quán canh tác một số nơi vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu. Lực lượng cán bộ nông nghiệp cơ sở như mạng lưới khuyến nông, khuyến ngư còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu. Bốn là: quản lý nhà nước đối với nông nghiệp còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ quản lý nông nghiệp thiếu ổn định nhất là cấp huyện và cơ sở, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa thiếu và yếu trong quản lý điều hành chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, chậm tổng kết rút kinh nghiệm về những mô hình mới. Kinh tế nhà nước chưa đủ mạnh để phát huy vai trò chủ đạo hướng dẫn kinh tế hộ, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân. Công nghiệp, thương nghiệp chưa liên kết chặt chẽ, hoạt động ở địa bàn vùng sản xuất nông nghiệp hạn chế nên chưa phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Việc thay đổi tập quán suy nghĩ cách làm ăn của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, ý thức vươn lên làm giàu chưa cao. Tệ nạn xã hội còn phát triển, tình trạng sang nhượng, cầm cố ruộng đất có xu hướng ngày càng tăng làm cho một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tóm lại, thực trạng kinh tế nông nghiệp ở Kiên Giang những năm qua có thể xét theo hai mặt: Thứ nhất, thuận lợi: Có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988 với nội dung chủ yếu là khoán hộ, đã xác nhận hộ nông dân được quyền tự chủ ruộng đất lâu dài; Luật Đất đai ban hành tháng 9/1993 đã tạo thêm các tổ chức kinh tế, cá nhân người lao động và hộ nông dân quyền làm chủ đất đai trong khuôn khổ quản lý của Nhà nước. Là những định hướng quan trọng, giúp ngành nông nghiệp triển khai chỉ đạo sản xuất phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Kiên Giang. Khu vực nông nghiệp cũng như nền kinh tế của tỉnh từ năm 1990 đến nay liên tục phát triển với tốc độ khá, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, bước đầu tích lũy về vốn và nguồn nhân lực, kiến thức và kinh nghiệm... cho phát triển nông nghiệp. Tiềm năng phát triển nông nghiệp của vùng còn rất lớn, bao gồm cả tăng vụ, khai hoang mở rộng diện tích, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa cây trồng với nhiều mô hình nông - lâm - ngư kết hợp cho hiệu quả cao và có triển vọng mở rộng trong tương lai. Thế mạnh về phát triển công nghiệp, khai thác thủy - hải sản và phát triển du lịch- dịch vụ của từng vùng đang từng bước phát huy, sẽ có tác dụng thu hút lao động, đóng góp ngân sách cho đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển. Vị thế quan trọng của kinh tế nông nghiệp đối với kinh tế chung ở tỉnh cùng với việc phát triển công nghiệp, thủy sản, dịch vụ đang từng bước phát huy sẽ có tác động tích cực làm chuyển biến và hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển. Nhiều chính sách mới đã được ban hành, tiếp tục hoàn thiện trong thực tiễn đã và đang tạo môi trường ngày càng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng đã và đang được tăng cường đầu tư, sẽ phát huy tác dụng trong những năm tới, góp phần quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp. Lực lượng lãnh đạo ở tỉnh, huyện trong vùng ngày càng được bổ sung về số lượng và nâng cao về chất lượng, tiến bộ khoa học kỹ thuật đang và sẽ được áp dụng, nhất là khoa học ứng dụng sẽ là nhân tố mạnh mẽ tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, công nghiệp hóa, ngày càng phát triển. Thứ hai, khó khăn: Nông nghiệp phát triển chưa vững chắc, chưa đồng bộ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, trong nông nghiệp chủ yếu vẫn là cây lúa, kinh tế nông thôn chủ yếu là thuần nông. Phát triển nông nghiệp trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, để đáp ứng yêu cầu này phải có đầu tư lớn để đổi mới công nghệ thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhưng khả năng của tỉnh vẫn còn hạn chế nhất là hiện nay số hộ nghèo và trung bình còn chiếm tỷ lệ cao, trình độ quản lý hạn chế. Đất đai của tỉnh phần lớn bị phèn mặn lại ở cuối nguồn nước ngọt, đầu nguồn nước mặn, tập quán canh tác một số nơi ở vùng sâu vùng xa còn lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, lực lượng cán bộ nông nghiệp ở cơ sở như mạng lưới khuyến nông khuyến ngư còn hạn chế so với yêu cầu. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp còn yếu kém, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên mức độ rủi ro cao mỗi khi thiên nhiên không thuận lợi. Lao động nhàn rỗi còn nhiều, công nghiệp chế biến và ngành nghề chậm phát triển, tổn thất sau thu hoạch còn lớn, vấn đề tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý vẫn còn là mối lo thường xuyên cho người dân vùng sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng xuất khẩu nông sản của tỉnh tuy rất lớn, nhưng khâu tiếp thị còn rất yếu đã hạn chế lớn tới tốc độ đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến, đòi hỏi những nỗ lực lớn, có nhiều việc ngoài tầm cố gắng của địa phương. Nên những quyết định thay đổi cơ cấu sản xuất cần phải cân nhắc thật kỹ để tránh những tổn thất lớn cho phát triển sản xuất. Chương 3 PHƯƠNG Hướng, Giải Pháp CƠ Bản Để Phát Triển KINH Tế NÔNG Nghiệp ở Tỉnh KIÊN GIANG 3.1 Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm tới 3.1.1. Phương hướng bố trí sản xuất, và hướng phát triển của một số cây, con chủ yếu + Phương hướng bố trí sử dụng đất nông nghiệp trong những năm tới - Đất nông nghiệp tăng từ 388.538 ha năm 1998 lên 396.795 ha năm 2000, 444.664 ha năm 2005 và 438.339 ha năm 2010, trong đất nông nghiệp, đất lúa tăng tương ứng từ 304.296 ha lên 307.511 ha năm 2000, 340.875 ha năm 2005 và 333.383 ha năm 2010, đất cây công nghiệp hàng năm từ 11.036 ha năm 1998 lên 20.707 ha năm 2000, 29.982 ha năm 2005 và 30.340ha năm 2010, đất cây lâu năm từ 42.436 ha năm 1998 lên 47.763 ha năm 2000, 66.324 ha năm 2005 và 69.908 ha năm 2010. Thực hiện khai hoang phục hóa ở vùng tứ giác Long Xuyên và vùng bán đảo Cà Mau, cải tạo vườn tạp, đẩy mạnh phát triển mô hình lúa - cá, mía - cá, rừng - cá. Tăng vòng quay của đất từ 1,69 lần năm 1998 lên 2 lần năm 2010. Bố trí sản xuất: - Cây lúa: Bố trí rộng khắp trên tất cả các huyện đất liền của tỉnh, đầu tư phát triển sản xuất theo hướng thâm canh tăng vụ kết hợp với mở rộng diện tích ở các vùng tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ theo hướng giảm diện tích 1 vụ mùa, tăng diện tích 2 vụ Đông xuân - Hè thu, nâng diện tích gieo trồng lúa từ 484.068 ha năm 1998 lên 555.721 ha năm 2000, 659.504 ha năm 2005 và 675.103 ha năm 2010. Tăng cường thâm canh tăng năng suất lúa với tất cả các vụ trong năm, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật như ứng dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật canh tác, phòng chống dịch hại tổng hợp (IPM), từng bước chủ động tưới tiêu, chống lũ, ngăn mặn, đưa năng suất lúa bình quân từ 4,02 tấn/ha năm 1998 lên 4,08 tấn/ha năm 2000, 4,39 tấn/ha năm 2005 và 4,74 tấn/ha năm 2010. Sản lượng lúa tăng tương ứng từ 1.912.115 tấn năm 1998 lên 2.254.987 tấn năm 2000, 2.837.573 tấn năm 2005 và 3.239.075 triệu tấn năm 2010. Tăng chất lượng lúa xuất khẩu, hình thành vùng lúa đặc sản quy mô 80.000ha, tăng cường chỉ đạo mùa vụ để thu hoạch trước khi lũ về ở vùng tứ giác Long Xuyên và Tây sông Hậu. Các loại màu lương thực như khoai lang, và bắp sẽ được phát triển để phục vụ cho chăn nuôi, trước mắt trồng ở các huyện Hòn Đất, Hà Tiên, Châu Thành, sau đó sẽ mở rộng sang vùng tây sông Hậu theo mô hình canh tác 2 lúa + 1 màu. - Cây công nghiệp ngắn ngày: + Cây mía có vai trò góp phần trong việc giải quyết việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông hộ và công nghiệp hóa nông nghiệp. Sẽ được trồng tập trung ở vùng Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau trên nền đất mía cũ và mở rộng trên diện tích vườn tạp, đất trồng lúa kém hiệu quả và một phần đất chưa sử dụng. Diện tích mía sẽ tăng từ 9.829ha năm 1998 lên 13.500 ha năm 2000, 18.150 ha năm 2005 và 21.400ha năm 2010. Sản lượng mía tăng tương ứng từ 396.190 tấn năm 1998 lên 648.900 tấn năm 2000, 1.036.100 tấn năm 2005 và 1.399.000 tấn năm 2010. + Cây dứa: Cải tạo dần giống khóm theo yêu cầu chế biến và phù hợp với thị hiếu của thị trường thế giới. Địa bàn sản xuất chính thuộc các huyện Vĩnh Thuận, Gò Quao, Châu Thành, Hòn Đất, Kiên Lương. Diện tích dự kiến năm 2000: 11.600 ha, năm 2005: 16.000 ha và năm 2010: 21.500ha. Sản lượng dứa năm 2000 là 126.650 tấn, năm 2005 là 199.000 tấn và năm 2010 là 305.500 tấn. + Cây ăn quả khác: tập trung cải tạo vườn tạp thành các vườn cây ăn quả chuyên và thâm canh với năng suất cao theo hướng sản xuất hàng hóa. Dự kiến diện tích cây ăn trái năm 2000: 5.557ha, năm 2005: 13.360ha, năm 2010: 19.405ha. Các loại cây ăn quả chính có thể phát triển ở Kiên Giang là xoài, quít, nhãn, chuối, đu đủ, sabô... Sản lượng trái cây các loại năm 2010 khoảng 221 ngàn tấn. - Cây công nghiệp lâu năm: + Cây dừa: ổn định diện tích khoảng 10.000ha tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc bán đảo Cà Mau, Tây sông Hậu, hải đảo. + Cây tiêu: Xây dựng vùng chuyên canh cây tiêu chủ yếu tập trung ở Phú Quốc để xuất khẩu, ngoài ra còn phát triển với quy mô nhỏ và phân tán ở Hà Tiên, dự kiến diện tích năm 2000: 528 ha, năm 2005: 735ha và năm 2010 là 1050ha, sản lượng năm 2000: 1206 tấn, năm 2005: 1757 tấn và năm 2010: 2625 tấn. + Cây điều: Hình thành vùng chuyên canh cây điều tập trung ở Phú Quốc, Hòn Đất, Kiên Lương, diện tích cây điều năm 2000: 1.850 ha - sản lượng 645 tấn, năm 2005: 5001 ha - sản lượng 2661 tấn và 2010 diện tích 7213 ha - sản lượng 5364 tấn. Phát triển ngành chăn nuôi: - Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, tận dụng điều kiện thiên nhiên,các sản phẩm của trồng trọt và hải sản có lợi thế của tỉnh để phát triển chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình, cần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đặc biệt là giống mới có năng suất chất lượng cao. - Dự kiến giá trị sản xuất ngành chăn nuôi thời kỳ 1999-2000 tăng 19,67%, thời kỳ 2001-2005 tăng 13,18% và thời kỳ 2006-2010 tăng 13%. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000 là 7,7%, năm 2005 là 10,5% và 2010 là 16%. - Đàn heo: Mở rộng phát triển đàn heo theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu, từng bước nâng cao chất lượng đàn heo theo hướng nạc hóa, giảm chi phí thức ăn. Dự kiến tăng quy mô tổng đàn từ 220.233 con năm 1998, lên 300.000 con năm 2000, 400.000 con năm 2005 và 600.000 con vào năm 2010. Bảng dự kiến phát triển chăn nuôi S TT Hạng mục ĐV tính Hiện trạng Dự kiến 2000 2005 2010 1 Trâu con 10.692 12.000 13.000 15.000 - Cày kéo 8.043 9.800 9.800 11.300 2 Bò " 9.918 15.000 15.000 20.000 - Cày kéo 2.561 41.000 4.100 5.500 3 Heo " 220.223 400.000 400.000 600 - Heo nái 26.841 40.100 40.100 60.200 4 Gia cầm 1000 con 2.260 5.000 5.000 6.000 - Đàn gia cầm: Phát huy ưu thế phát triển về vịt, đặc biệt là vịt chạy đồng ở vùng Tây sông Hậu. Tăng quy mô đàn, từng bước cải tạo đàn vịt theo hướng tăng tỷ lệ các giống có chất lượng cao, tăng trọng nhanh, trong đó tăng đàn vịt đẻ để xuất khẩu trứng. Quy mô đàn vịt sẽ tăng từ 1,1 triệu con năm 1998, 1,3 triệu con vào năm 2000, 2000 triệu con vào năm 2005 và 3 triệu con vào năm 2010. Đối với chăn nuôi gà khuyến khích hộ gia đình nuôi chủ yếu để đảm bảo cải thiện cho nhân dân trong vùng và chăn nuôi gà công nghiệp ven đô thị và thị trấn, thị tứ. - Đàn trâu, bò: Chú trọng phát triển đàn bò ở Phú Quốc, Kiên Lương trước mắt theo hướng lấy thịt, sau phát triển theo hướng lấy thịt và lấy sữa, từng bước sinh hóa đàn bò. Phát triển đàn trâu chủ yếu ở vùng Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau. Dự kiến đàn trâu sẽ tăng từ 10.692 con năm 1998 lên 12.000 con năm 2000, 13.000 con năm 2005 và 15.000 con vào năm 2010. - Để tạo điều kiện cho ngành chăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN-Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang.pdf
Tài liệu liên quan