Luận văn Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay

Tài liệu Luận văn Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay: LUẬN VĂN: Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài ở mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ của xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Trong thời đại ngày nay, khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão đã làm cho thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, mà thực chất là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn và tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức con người. Chính vì vậy, vai trò cốt lõi là tri thức và công nghệ trong mối quan hệ hữu cơ với đội ngũ trí thức ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nước ta đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình hội nhập với thế giới theo xu thế toàn cầu hoá. Công cuộc công nghiệp ...

pdf119 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài ở mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ của xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Trong thời đại ngày nay, khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão đã làm cho thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, mà thực chất là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn và tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức con người. Chính vì vậy, vai trò cốt lõi là tri thức và công nghệ trong mối quan hệ hữu cơ với đội ngũ trí thức ngày càng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nước ta đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong quá trình hội nhập với thế giới theo xu thế toàn cầu hoá. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra trước mắt chúng ta nhiều yêu cầu, đòi hỏi, điều kiện, trong đó có yêu cầu đặc biệt quan trọng là phát triển nguồn lực con người. Muốn thực hiện mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 đòi hỏi phải lựa chọn con đường phát triển rút ngắn, phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức. Vậy nên, trong suốt tiến trình cách mạng, vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức luôn được đề cao, tôn vinh; việc xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nước nhà luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Năm 2008, tại Hội nghị Trung ương 7 (Khoá X), Đảng đã ra Nghị quyết về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, trong đó nhấn mạnh vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức nước nhà hiện nay: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”[20, tr.90]. Là một bộ phận của đội ngũ trí thức nước nhà, đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình có một vị trí và vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh và cũng luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm phát triển. Vậy nên, trong nhiều năm qua, cùng với đội ngũ trí thức của cả nước, đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình đã có sự tăng lên về số lượng, nâng dần về chất lượng. Đội ngũ này đã có những đóng góp nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh; góp phần trực tiếp từng bước xoá đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh. Tuy vậy, trước những đặc điểm và yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, đội ngũ này còn bộc lộ nhiều hạn chế: Số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển; cơ cấu còn có những mặt bất hợp lý, đặc biệt là về ngành nghề. Là một tỉnh duyên hải miền Trung, có nhiều lợi thế tiềm năng về nông-lâm-ngư nghiệp và du lịch nhưng bộ phận trí thức làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề này còn yếu, đặc biệt là thiếu những trí thức có trình độ cao và có chuyên môn giỏi. Nhìn chung, vai trò của đội ngũ trí thức trong việc thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh còn nhiều hạn chế. Quảng Bình hiện vẫn còn là tỉnh nghèo, kinh tế - xã hội chậm phát triển, nhất là khu vực nông thôn. Để sớm thoát nghèo và phát triển bền vững tỉnh Quảng Bình cần phát huy vai trò của đội ngũ trí thức. Đây là vấn đề hết sức cấp thiết đang đặt ra, đòi hỏi phải được nghiên cứu để có các giải pháp pháp thiết thực, phù hợp. Vì những lẽ trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Vai trũ của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bỡnh trong sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ triết học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết hết sức có giá trị đã được công bố nghiên cứu về trí thức và vai trò của đội ngũ trí thức. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này, ngoài khai thác các giá trị kinh điển, các quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh, của Đảng ta và một số tư liệu khác, tác giả chú trọng tham khảo sâu hơn một số công trình khoa học, luận văn, luận án liên quan trực tiếp đến đề tài để có sự kế thừa và tránh trùng lắp. Cụ thể như sau: - Nguyễn Quốc Bảo - Đoàn Thị Lịch: Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước, Nxb Lao động, Hà Nội,1998. Trong công trình này các tác giả đã khái quát tình hình biến đổi của trí thức Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm cũng như những hạn chế của trí thức Việt Nam các tác giả đã đề ra những giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. - Nguyễn Thanh Tuấn: Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1998: Trong công trình này tác giả đã nêu và phân tích những đặc trưng cơ bản của trí thức nói chung, trí thức Việt Nam nói riêng cùng lịch sử hình thành và phát triển của đội ngũ này. Đồng thời, tác giả cũng đã khai thác những đặc trưng mang tính truyền thống dân tộc của trí thức Việt Nam qua đó đề xuất một số phương hướng đổi mới công tác quản lý và chính sách đối với đội ngũ này để họ phát huy vai trò một cách có hiệu quả. - Phạm Tất Dong: Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001. Đây là công trình chung của tập thể tác giả. Từ việc nghiên cứu tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và một số yêu cầu đặt ra về nguồn lực trí tuệ, các tác giả đã khẳng định vai trò đồng thời làm rõ ưu, nhược điểm của đội ngũ trí thức ở nước ta, từ đó đề xuất những định hướng trong hoạch định chính sách để xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010. - Bùi Thị Ngọc Lan: Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Trong công trình này, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một cách khá công phu về vị trí, vai trò và thực trạng nguồn lực trí tuệ của đất nước, tác giả đã tập trung xây dựng hệ thống các giải pháp thiết thực, cấp bách nhằm phát huy có hiệu quả nguồn lực này trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Nguyễn Đắc Hưng: Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Trong công trình này, khái niệm trí thức, nguồn gốc hình thành, vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được tác giả nghiên cứu khá kỹ. Tác giả cũng đã trình bày một số vấn đề bức xúc đang đặt ra cho đội ngũ trí thức nước nhà và đề xuất một số phương hướng xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức. Ngoài những công trình trên còn có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ có nội dung và phạm vi nghiên cứu gần với đề tài hơn như: Đặng Thị Mai : Đội ngũ trí thức tỉnh Hải Dương trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội, 2003; Nguyễn Xuân Phương: Vai trò của trí thức thủ đô Hà Nội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2004; Võ Quốc Tín: Đội ngũ trí thức tỉnh Cà Mau trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội, 2008. Tuy nhiên, các luận án, luận văn này đều có cách tiếp cận khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau, mục đích nghiên cứu cũng như hướng giải quyết vấn đề cũng không giống nhau. Trên thực tế, cho đến nay chưa có một đề tài khoa học, một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách trực tiếp, có chủ ý và có hệ thống đến vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình, kể cả trên địa bàn tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích của luận văn: Trên cơ sở lý luận mác-xít và thực tiễn của Quảng Bình luận văn phân tích các giải pháp để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức của tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh hiện nay. - Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên luận văn cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: + Làm rõ quan niệm về trí thức và vai trò của trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. + Phân tích thực trạng của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình; đánh giá vai trò của đội ngũ này trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, tìm ra nguyên nhân, đặc biệt là các nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay. + Đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát huy vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà tỉnh đang thực hiện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ trí thức của tỉnh Quảng Bình, chủ yếu là đội ngũ trí thức do ủy ban nhân dân tỉnh quản lý. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động của trí thức Quảng Bình ở một số lĩnh vực trong thời kỳ đổi mới, thời gian từ khi tái thành lập tỉnh năm 1989, đặc biệt trong giai đoạn tỉnh bước vào thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận cơ bản của luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng ta về trí thức và vai trò của đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới. Luận văn cũng kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến nội dung luận văn. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, điều tra xã hội học. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là vai trò của đội ngũ trí thức do UBND tỉnh quản lý. - Luận văn đề xuất một số giải pháp thiết thực để phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh, của đất nước. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của trí thức trong sự tiến bộ xã hội, bổ sung làm rõ thêm những đặc điểm cơ bản của trí thức Việt Nam nói chung, trí thức Quảng Bình nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Về mặt thực tiễn: Các giải pháp nhằm phát huy vai trò đội ngũ trí thức của tỉnh Quảng Bình được đề xuất trong luận văn này khi áp dụng thực hiện sẽ góp một phần làm chuyển biến việc xây dựng đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Bình, để đội ngũ này có đóng góp xứng đáng và to lớn hơn nữa trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay, góp phần đưa tỉnh thoát nghèo và trở thành một tỉnh giàu mạnh. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. Chương 1 trí thức và vai trò của trí thức đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh quảng bình 1.1. trí thức và vai trò của trí thức trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1.1.1. Quan niệm về trí thức và những đặc điểm của trí thức 1.1.1.1. Quan niệm về trí thức Khái niệm “trí thức” có nguồn gốc từ tiếng La-tinh là Intellidentina, nghĩa là sự thông minh, có trí tuệ, có nhận thức hiểu biết, dùng để chỉ một bộ phận người trong xã hội có được những đặc điểm này. Khái niệm này xuất hiện rất sớm trong lịch sử khi cùng với sự phân công lao động xã hội làm nảy sinh một bộ phận người tách khỏi lao động chân tay để lao động bằng trí óc. Tuy vậy, nó chỉ thực sự được sử dụng phổ biến ở khoảng thời gian từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay, khi mà vai trò của trí thức được thể hiện rõ nét như là nhân tố không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Về cơ bản, từ trước tới nay khái niệm trí thức vẫn được dùng để chỉ những người lao động trí óc, nhất là những người có học vấn cao. Tuy vậy, xung quanh khái niệm này có nhiều cách hiểu và cách định nghĩa khác nhau. Sỡ dĩ có hiện tượng này trước hết là vì tuỳ góc độ tiếp cận đối tượng trí thức của mỗi người hay mỗi nhóm người có sự khác nhau. Hơn nữa, kể từ khi khái niệm này xuất hiện cho đến nay nó luôn được dùng để chỉ một lực lượng lao động đặc biệt trong xã hội, mà lực lượng này tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử luôn có những thay đổi rất đa dạng về chức năng, vị trí, vai trò và nhiệm vụ. Vì vậy, trí thức là một phạm trù xã hội có tính lịch sử. Các nhà sáng lập và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học như C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh là những người đặc biệt quan tâm đến trí thức và vấn đề tri thức, không chỉ vì các ông là những người trí thức lớn mà còn là vì họ nhận thức được một cách sâu sắc vai trò quan trọng của trí thức đối với sự phát triển của xã hội. ở vào thời đại của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã quan tâm nghiên cứu tầng lớp trí thức trong quá trình phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực, tuy vậy, do những điều kiện nhất định các ông chưa đưa ra định nghĩa về trí thức. Phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong điều kiện mới khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước Nga đã giành được chính quyền và bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi phải có sự đóng góp thật nhiều của nguồn lực có trí tuệ, VI.Lênin - nhà lý luận thiên tài, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới đã quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng và sử dụng tầng lớp trí thức. Ông đã định nghĩa về trí thức như sau: “Trí thức bao hàm không những chỉ các nhà trước tác mà thôi, mà còn bao hàm tất cả mọi người có học thức, các đại biểu của những nghề tự do nói chung, các đại biểu của những người lao động trí óc”[28, tr.372]. Trên cơ sở những quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc và trí tuệ thời đại, đồng thời qua thực tiễn xây dựng và sử dụng trí thức trong cách mạng giải phóng dân tộc, cải tạo, xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế giới định nghĩa về trí thức: Trí thức là hiểu biết. Trong thế giới chỉ có hai thứ hiểu biết: một là hiểu biết sự tranh đấu sinh sản. Khoa học tự nhiên do đó mà ra. Hai là hiểu biết tranh đấu dân tộc và tranh đấu xã hội. Khoa học xã hội do đó mà ra. Ngoài hai cái đó, không có trí thức nào khác. Một người học xong đại học, có thể gọi là trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức toàn toàn, thì phải biết đem trí thức đó áp dụng vào thực tế [36, tr.235]. Ngày nay, do lực lượng trí thức tăng nhanh và chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu dân cư nên cách tiếp cận nghiên cứu về trí thức cũng có những xu hướng khác nhau. Thứ nhất là xu hướng mở rộng khái niệm trí thức, cho rằng trí thức là những người lao động trí óc nói chung. Thứ hai là xu hướng muốn thu hẹp khái niệm trí thức, coi trí thức là những nhà tư tưởng, là một nhóm nhỏ những nhà bác học, những nhà sáng chế, phát minh. Cả hai xu hướng quan niệm này đều có những mặt chưa hợp lý, do những cách quan niệm khác nhau về nội hàm của khái niệm nên ngoại diên của khái niệm được mở rộng quá, hoặc bị thu hẹp quá. ở xu hướng thứ nhất chúng ta thấy, không thể đơn giản cho rằng cứ làm nghề lao động trí óc thì sẽ được coi là trí thức. Bởi lẽ, như quan niệm của VI.Lênin, trí thức không bao gồm tất cả những người lao động trí óc mà chỉ bao gồm những người có học thức và là đại diện của những người lao động trí óc; hơn nữa, theo Hồ Chí Minh, nếu một người chỉ có học thức nhưng không vận dụng được vào thực tiễn thì chỉ là “trí thức một nửa” mà thôi. Đồng thời, trên thực tế, những người lao động trí óc nhưng giản đơn không thể coi là trí thức được. ở xu hướng thứ hai, do chỉ giới hạn đối tượng ở một số trí thức bậc cao, những người lỗi lạc, ưu tú nên cũng không thể qua đó mà đánh giá hết được vị trí, vai trò và những cống hiến to lớn của những người có học vấn, có tri thức ở những cấp độ khác đối với sự phát triển của xã hội, trong lúc những người này chiếm số đông và tuy không phải là những nhà tư tưởng, những bác học, những nhà phát minh nhưng lao động của họ cũng hết sức phức tạp và luôn có sự kế thừa, phát huy và sáng tạo. Xu hướng thứ ba là nghiên cứu và đưa ra được định nghĩa bao quát được đầy đủ, phản ánh được những đặc điểm cơ bản của trí thức, không quá thu hẹp cũng như không mở rộng khái niệm một cách thái quá. Đây là xu hướng cơ bản và phổ biến nhất hiện nay. Xu hướng này được thể hiện qua các quan niệm sau: Trong Từ điển Bách khoa Liên Xô, do A.M Prokhorov chủ biên, xuất bản năm 1985, khái niệm trí thức được nhìn từ phương diện chức năng xã hội, trí thức được coi là tầng lớp những người làm nghề lao động trí óc phức tạp, sáng tạo, phát triển và truyền bá văn hoá. Trong Từ điển tiếng Nga do Gozegov chủ biên, trí thức được hiểu là người lao động trí óc có học vấn, có kiến thức nghề nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học kỹ thuật, văn hoá. Trong Từ điển Triết học, Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcơva, xuất bản năm 1986, do Rozental chủ biên đưa ra định nghĩa: “Trí thức là tập đoàn xã hội gồm những người làm nghề lao động trí óc. Giới trí thức gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, thầy giáo và những người làm công tác khoa học, một bộ phận lớn viên chức” [53, tr.598]. ở Việt Nam, trong Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, xuất bản năm 1986 lại cho rằng: “Trí thức - Tập đoàn xã hội, bao gồm những người chuyên làm nghề lao động trí óc phức tạp và có học vấn chuyên môn cần thiết cho ngành lao động đó”[51, tr.360]. Trong Từ điển Tiếng Việt do Viện ngôn ngữ học biên soạn và phát hành năm 1997, Hoàng Phê chủ biên cho rằng: “Trí thức là người chuyên làm việc bằng trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”[52, tr.999]. Gần đây, trong đề tài Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với trí thức nước ta hiện nay do Viện Xây dựng Đảng-Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, đã đưa ra khái niệm sau: Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt, có trình độ học vấn cao, trình độ chuyên môn sâu, có đạo đức, lao động trí tuệ - sáng tạo khoa học, phổ biến và nghiên cứu ứng dụng tri thức khoa học trong hoạt động thực tiễn, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển mọi mặt của đời sống xã hội [22, tr. 9]. Từ các định nghĩa trên chúng ta thấy rằng, mỗi định nghĩa đều có mặt hợp lý nhưng chưa thể xem là đã hoàn chỉnh và còn phải được thực tiễn kiểm nghiệm để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Tuy vậy, nhìn chung, các định nghĩa về trí thức nói trên đều cho thấy có những điểm chung, thống nhất, đó là xác định nội hàm khái niệm trí thức đều dựa trên cơ sở đặc trưng là lao động trí óc và trình độ học vấn, chuyên môn cao của người trí thức. Đối với Đảng ta, trong quan niệm về trí thức luôn xuất phát từ quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm nền tảng. Hiện nay, trong điều kiện mới việc đưa ra định nghĩa về trí thức cũng đã có sự thay đổi, bổ sung. Qua việc nghiên cứu, tham khảo các định nghĩa hiện có, đồng thời trên cơ sở tổng kết cả về mặt lý luận và thực tiễn, tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khoá X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đảng ta đã ra Nghị quyết, trong đó chỉ rõ: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội [20, tr.81]. Trong định nghĩa này, khái niệm trí thức về cơ bản vẫn dùng để chỉ những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao. Tuy vậy, nội hàm của khái niệm cũng đã được bổ sung cụ thể hơn. Từ các tiêu chí được đề cập trong định nghĩa cho thấy, nếu một người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao, nhưng trong lao động không có được sự sáng tạo, không truyền bá và làm giàu tri thức, không tạo ra được những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội cũng không thể được coi là trí thức. Đây là một đòi hỏi cao nhưng cần thiết đối với người trí thức, đặc biệt là đối với trí thức xã hội chủ nghĩa. Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Đàm Đức Vượng, Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài, nhân lực thì: Định nghĩa này khái quát đặc trưng và tiêu chí cơ bản của trí thức Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở định nghĩa này, khi định chính sách, chế độ cần phải cụ thể hoá, như ấn định bằng cấp nào là trí thức, tiêu chí đối với trí thức trong các lĩnh vực, ngành nghề, các thời kỳ khác nhau; cần xác định rõ trí thức là những người lao động trí óc, các nhà khoa học tự nhiên và xã hội, các viện sĩ, giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, kỹ thuật viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc, nhà ngôn ngữ, nhà toán học, nhà hoá học, nhà vật lý học, nhà văn, nhà thơ, nhà thiết kế, một bộ phận lớn công chức, viên chức, các nhà sáng chế, phát minh, sáng tác, sáng tạo [66]. Trong xã hội ta, việc đòi hỏi người trí thức xã hội chủ nghĩa phải là người biết sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội không chỉ thuần tuý là đòi hỏi về mặt tài năng mà còn cả về mặt đạo đức, nhân cách. Người trí thức không chỉ có năng lực chuyên môn mà còn cần phải có đạo đức, nhân cách tốt mới có thể cống hiến được một cách tích cực những sản phẩm trí tuệ của mình vì sự tiến bộ, phát triển của xã hội, của quê hương, đất nước. Nếu như một người có tài năng, có sáng tạo nhưng những sản phẩm trí tuệ của họ chỉ phục vụ riêng cho lợi ích cá nhân, không vì sự phát triển của xã hội thì cũng không thể được coi là trí thức, đúng hơn là không phải là trí thức chân chính. Trí thức chân chính ở nước ta hiện nay phải là người dùng tài năng, trí tuệ của mình phụng sự xã hội, phụng sự Tổ quốc và nhân dân, vì tài năng, trí tuệ của họ là do xã hội tạo nên. Đây là biểu hiện mối quan hệ giữa tài và đức trong mỗi con người, nó hoàn toàn phù hợp với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với người trí thức xã hội chủ nghĩa - người trí thức chân chính, tài năng, trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo ra các giá trị mới; đạo đức đóng vai trò định hướng cho người trí thức sử dụng tri thức mới của mình hướng tới các giá trị nhân văn, nhân đạo, tiến bộ và phát triển. Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay định nghĩa về trí thức của Đảng Cộng sản Việt Nam là cơ sở để từ đó giúp ta nhìn nhận, đánh giá và xây dựng quan điểm về trí thức. 1.1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của trí thức Qua nghiên cứu một số quan niệm về trí thức nói trên, đặc biệt là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của trí thức như sau: Thứ nhất: Lao động của trí thức là lao động trí óc phức tạp, là sự sáng tạo ra các giá trị mới, các tri thức mới. Đây là đặc điểm đầu tiên và cũng là đặc điểm cơ bản nhất, cũng chính là đặc trưng nổi bật nhất của trí thức để nhận diện và phân biệt người trí thức với những người lao động khác, những bộ phận lao động khác trong xã hội. Trí thức trước hết cũng là người lao động, nhưng lao động của họ là lao động trí óc phức tạp, có sự sáng tạo, đó là sự sáng tạo ra các giá trị mới, các tri thức mới. Kiểu lao động trí óc và sáng tạo ấy đặt ra đòi hỏi cao về tính độc lập của người trí thức trong tư duy, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã được tích luỹ cũng như năng lực chuyên môn nghề nghiệp để tìm ra biện pháp tối ưu giải quyết công việc. Chúng ta biết rằng lao động là hoạt động tất yếu và phổ biến của con người và xã hội loài người do nhu cầu sinh tồn và phát triển. Trong lao động con người phải kết hợp cả hai yếu tố vật chất và ý thức, nghĩa là phải kết hợp cả thể lực và trí trí lực. Tuỳ theo mức độ kết hợp này mà hình thành 2 loại lao động khác nhau: lao động trí óc và lao động chân tay. Đối với người lao động chân tay- sở dĩ được gọi như vậy vì ở họ sự chi phí hao tổn năng lượng thần kinh, trí tuệ hạn chế, chủ yếu là làm theo sự hướng dẫn, chỉ vẽ của người khác, làm theo kinh nghiệm, hạn chế sự sáng tạo. Còn đối với lao động trí óc thì điều này ngược lại. Tuy nhiên, lao động trí óc cũng có nhiều dạng khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Tiêu chí để phân biệt hai dạng lao động này là sự hao phí trí tuệ, hàm lượng chất xám ít hay nhiều trong quá trình lao động. Đối với những người lao động trí óc giản đơn, sự hao phí năng lượng trí tuệ không phải là cơ bản thì họ không được gọi là người trí thức. Thậm chí, cũng không thể coi là trí thức đối với những người có trình độ học vấn cao, được tốt nghiệp đại học nhưng không được bố trí sử dụng đúng chuyên môn, không có việc làm phù hợp và tham gia lao động phổ thông giản đơn, hoặc thất nghiệp, vì họ có trình độ học vấn nhưng không lao động trí óc hoặc lao động trí óc giản đơn. Đối với người lao động trí óc phức tạp, đòi hỏi họ phải có sự chi phí hàm lượng trí tuệ lớn trong quá trình lao động và đặc biệt là phải có sự sáng tạo, tức dùng tri thức đã có để sáng tạo ra tri thức mới, các sản phẩm vật chất và tinh thần mới có giá trị đối với xã hội. Những người lao động trí óc ở dạng này mới thực sự được coi là trí thức. Hay nói cách khác, lao động của trí thức là sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo cái mới, tiến bộ, đòi hỏi phải có tư duy ở mức độ cao, sự hao phí của năng lượng, thời lượng của bộ não là chủ yếu. V.I.Lênin cho rằng: Lao động nói chung đã là sáng tạo. Nhưng từ sự phân công lao động xã hội mà tính sáng tạo trội lên thuộc về lao động trí óc của người trí thức. Thứ hai: Trí thức là người có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định. Vì lao động của trí thức là lao động trí óc phức tạp, là sự sáng tạo ra các giá trị mới, các tri thức mới nên trí thức cần phải có một trình độ học vấn căn bản được xã hội thừa nhận. Chúng ta biết rằng, khả năng tham gia lao động trí óc phức tạp và sáng tạo không phải ai cũng có, ngoài một số ít thiên tài bẩm sinh, còn lại sự sáng tạo bao giờ cũng được bắt đầu từ sự bắt chước, sự kế thừa, nó được tích luỹ dần qua giáo dục, đào tạo và nảy sinh trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi, khảo nghiệm. Lao động sáng tạo là một quá trình tìm tòi gian khổ, công phu, đòi hỏi phải có kiến thức hệ thống và thế giới quan biện chứng để độc lập tư duy trong xử lý kiến thức mà chỉ người được đào tạo đến một trình độ học vấn cao về ít nhất là một lĩnh vực chuyên môn nhất định mới thực hiện được. Trí thức là người có trình độ học vấn cao nhưng tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử nhất định mà xã hội có những tiêu chí để đánh giá trình độ học vấn đó. Trước đây, một người có trình độ cao đẳng trở lên được coi là trí thức. Hiện nay tốt nghiệp cao đẳng chuyên nghiệp chưa thể được coi là người có học vấn cao, về cơ bản ở họ chưa có được tư duy hoàn toàn độc lập, sự sáng tạo còn hạn chế, nên mặc dầu họ có tham gia lao động trí óc nhưng không được coi là trí thức. Để đảm bảo cho hoạt động trí óc phức tạp, sáng tạo của trí thức được thực hiện thuận lợi, trí thức cần phải có trình độ học vấn tối thiểu đại học trở lên. Bởi hiện nay xét về mặt học thuật, chỉ có người được đào tạo qua bậc đại học trở lên mới được công nhận là người có trình độ học vấn cao, có năng lực tư duy độc lập. Hơn nữa, do đặc trưng của đào tạo đại học là gắn chặt giữa quá trình đào tạo và tự đào tạo nên những kiến thức mà người đã học qua đại học có được không thuần tuý chỉ được trang bị trong nhà trường, các cơ sở đào tạo mà còn là kết quả của quá trình tự đào tạo, rèn luyện, nỗ lực phấn đấu không ngừng, là sản phẩm của sự trăn trở, lăn lộn với đời sống, với thực tiễn của họ. Tuy nhiên, giới hạn này chỉ mới được xem xét về phương diện hình thức, là tiêu chí mang tính hình thức để giới hạn một đặc điểm trong nội hàm của khái niệm trí thức. Trên thực tế, đây chỉ là một trong nhiều tiêu chí để phân biệt trí thức chứ không phải là tiêu chí bắt buộc, bởi vì trong nhiều trường hợp cụ thể, không ít người dù không có bằng cấp, hoặc không đạt được trình độ học vấn đại học nhưng vẫn được xã hội thừa nhận là những nhà trí thức do sản phẩm mà họ làm ra cho xã hội có tính phát minh, sáng tạo và ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả, có giá trị to lớn góp phần nâng cao nhận thức xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển. Thứ ba: Trí thức tham gia vào hoạt động lãnh đạo, quản lý xã hội và là nhân tố không thể thiếu của quá trình này trong bất cứ xã hội nào. Bất kỳ chế độ xã hội nào giai cấp cầm quyền và đảng của nó luôn cần đến sự tham gia trực tiếp của những người trí thức trong hoạt động lãnh đạo, quản lý và điều hành xã hội bởi hoạt động này là hoạt động chính trị phức tạp. Hoạt động này đòi hỏi người tham gia phải có bản lĩnh và năng lực trí tuệ hơn người bình thường, tức phải có những kiến thức, tri thức khoa học sâu, rộng về lĩnh vực lãnh đạo, quản lý; đồng thời có năng lực và uy tín trong việc tập hợp, tổ chức, giáo dục và thuyết phục quần chúng hướng vào thực hiện những nhiệm vụ mà giai cấp thống trị và đảng của nó đã vạch ra. Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy, việc bố trí, sử dụng trí thức tham gia các hoạt động lãnh đạo quản lý xã hội như thế nào còn do nhận thức, thái độ và ý chí của giai cấp cầm quyền; và không phải là toàn bộ trí thức mà chỉ là một bộ phận trí thức tiên tiến, ưu tú được lựa chọn. Nếu trong hàng ngũ lãnh đạo, quản lý vắng bóng lực lượng này xã hội sẽ trở nên trì trệ, lạc hậu và không thể phát triển lên được. Lịch sử cũng đã chứng minh, xã hội nào huy động được đông đảo trí thức tham gia lãnh đạo, quản lý và điều hành xã hội thì xã hội đó phát triển một cách ổn định, năng động, hợp quy luật và đảm bảo được những yếu tố văn hoá, văn minh. ở Việt Nam điều này thể hiện khá rõ nét. Dưới thời đại phong kiến nhiều “kẻ sĩ”, “sĩ phu” được nhà nước trọng dụng vào các vị trí lãnh đạo, quản lý khác nhau trong bộ máy chính quyền. Hiện nay, có một thực tế là, có không ít trí thức làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trong các tổ chức đoàn thể của hệ thống chính trị ở Trung ương và địa phương. Đây là nhóm trí thức tham gia vào hệ thống quyền lực nhân dân thuộc hệ thống quản lý các cấp, trong các cơ quan công quyền và trong các lĩnh vực hành chính sự nghiệp và hoạt động xã hội. Trong số họ có những người giữ trọng trách chủ chốt trong lãnh đạo, quản lý. Bộ phận trí thức này được gọi là các cán bộ, quan chức có vai trò hoạch định đường lối, chính sách và tổ chức thực hiện đường lối chính sách. Tuy đội ngũ này không đông bằng các trí thức khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế hay văn hoá - nghệ thuật nhưng họ có vị trí, vị thế xã hội quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của đất nước và sự phát triển của tầng lớp trí thức nói chung ở nước ta. Thứ tư: Trí thức không phải là một giai cấp mà là một tầng lớp xã hội đặc biệt, tuy không có hệ tư tưởng độc lập nhưng trí thức là đại diện cho trí tuệ nhân dân trong từng thời đại lịch sử. Khi nghiên cứu về trí thức từ góc độ cơ cấu xã hội - giai cấp, V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: trí thức không phải là giai cấp, mà “là một tầng lớp đặc biệt” trong xã hội. Tính chất “đặc biệt” của tầng lớp trí thức biểu hiện ở chỗ do vị trí của mình trong phân công lao động xã hội, trí thức không trực tiếp sở hữu tư liệu sản xuất - cái dấu hiệu quan trọng nhất để xác định giai cấp, do đó không phải là một giai cấp độc lập, không có hệ tư tưởng độc lập. Tầng lớp này được hình thành dựa trên đặc trưng chung nhất là lao động trí óc nhưng do có nguồn gốc xuất thân đa dạng, từ các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội, lao động ở các lĩnh vực khác nhau nên có lợi ích khác nhau. Về mặt tổ chức, điều kiện lao động và điều kiện sống của trí thức “không cho phép họ thống nhất lực lượng một cách trực tiếp rộng rãi, không cho họ được giáo dục trực tiếp trong lao động tập thể có tổ chức”[29, tr.18]. V.I Lênin cũng khẳng định, trí thức không phải là một lực lượng “siêu giai cấp”, “đứng trên các giai cấp”, “trọng tài tầng lớp”. Bởi vì, trong xã hội, các tập đoàn xã hội (gồm các giới, các tầng lớp…) luôn phụ thuộc vào các giai cấp. Với tư cách là một tầng lớp thì trí thức luôn gắn liền với một giai cấp nhất định. Lịch sử đã cho thấy, quá trình đấu tranh giai cấp và tác động nhiều mặt về lợi ích đã làm cho tầng lớp trí thức phân hoá thành những bộ phận khác nhau. Những bộ phận khác nhau đó bảo vệ lợi ích của lực lượng xã hội này hay lực lượng xã hội khác, giai cấp này hay giai cấp khác. Do đặc thù lao động là loại lao động trí tuệ phức tạp sáng tạo, nên trí thức có khả năng tổng kết, khái quát thực tiễn thành lý luận, để xây dựng hệ tư tưởng cho giai cấp cầm quyền. Vậy nên, bất cứ giai cấp nào khi nắm quyền cũng cần đến tri thức và tìm cách thu hút, tập hợp lực lượng trí thức về phía mình. Như vậy, về phương diện chính trị, trí thức tự bản thân không có hệ tư tưởng độc lập nhưng lại góp phần quan trọng trong việc tổng kết, hình thành nên hệ thống tư tưởng, học thuyết lý luận cho các giai cấp trong xã hội. Trong một thể chế chính trị nhất định, tính giai cấp của trí thức là do tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định, khuôn mẫu người trí thức do hệ thống giáo dục và đường lối đào tạo của nhà nước do giai cấp thống trị thiết lập tạo ra. Tuy vậy, như đã trình bày ở trên, do nguồn gốc xuất thân của trí thức hết sức đa dạng, từ mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi giới trong nhân dân và vì họ là người có tri thức nên được lựa chọn làm đại diện về mặt trí tuệ trước hết cho thành phần mà họ xuất thân, những sáng tạo của họ trước hết phản ánh và phục vụ cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của bộ phận nhân dân sản sinh ra họ. Từ đó, tựu trung lại, trí thức đại diện cho trí tuệ của nhân dân nói chung trong xã hội trên mọi phương diện trong các thời kỳ lịch sử từ khi lao động trí óc xuất hiện. Trong đó, bộ phận trí thức đi theo và ủng hộ giai cấp cầm quyền đang trong thời kỳ tiến bộ - giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, đại diện vì quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp xã hội, đại diện cho dân tộc và toàn thể nhân dân và vì sự tiến bộ xã hội luôn luôn được đánh giá cao, được nhân dân lựa chọn uỷ thác nói lên tiếng nói của mình. Thứ năm: Trí thức ra đời là kết quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất, trực tiếp là của các quá trình phân công lao động diễn ra trong lịch sử. Chúng ta biết rằng, lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất, trong đó được thể hiện cụ thể và rõ nét bằng sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Chính sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất là nguyên nhân dẫn đến những lần phân công lao động lớn trong lịch sử. Theo sự phân tích của Ph.Ăngghen trong tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước” thì lịch sử loài người đã diễn ra 3 lần phân công lao động xã hội. Lần thứ nhất: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Lần thứ hai: thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Lần thứ ba: thương nghiệp ra đời, dẫn đến xuất hiện loại lao động trí óc và lao động chân tay. Theo quan niệm trước đây, những người tham gia lao động trí óc đều được coi là trí thức. Như vậy, trí thức ra đời gắn liền với sự phân công lao động xã hội, cụ thể là sự xuất hiện của lao động trí óc với đặc trưng là hao phí năng lượng thần kinh trung ương là chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng cao. Lao động trí óc không thể thiếu và ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển xã hội loài người. 1.1.1.3. Vài nét về quá trình hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám Khi cách mạng xã hội chủ nghĩa giành được thắng lợi thì đội ngũ trí thức vô sản mới dần dần được hình thành bằng hai con đường: Sử dụng, cải tạo đội ngũ trí thức cũ của các chế độ trước, và phát triển đội ngũ trí thức mới của giai cấp công nhân, nhất là đào tạo mới từ con em lao động, trong đó, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức mới là cơ bản. V.I.Lênin chỉ ra rằng: Cũng như bất cứ giai cấp nào khác của xã hội hiện đại, giai cấp vô sản không những chỉ tạo ra tầng lớp trí thức riêng của mình, mà còn thu nạp cả những người ủng hộ mình trong tất cả mọi người có học thức. Đó chính là con đường của quá trình hình thành đội ngũ tri thức mới, nhất là trong giai đoạn đầu khi giai cấp công nhân mới giành được chính quyền: một mặt, khôn khéo sử dụng và cải tạo trí thức cũ; mặt khác, tích cực đào tạo trí thức mới từ công-nông. Trí thức vô sản có nhân sinh quan và thế giới quan mác-xít, gắn bó với nhân dân lao động, khắc phục dần những đặc điểm của trí thức nói chung và khả năng phát huy vai trò ngày càng cao trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. ở Việt Nam, kể từ sau thành công của cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền công nông được thiết lập, một đội ngũ trí thức mới - trí thức xã hội chủ nghĩa, trí thức Việt Nam hiện đại được hình thành. Về con đường hình thành đội ngũ trí thức Việt Nam hiện đại cơ bản cũng tương tự như quá trình hình thành đội ngũ trí thức vô sản nói chung. Tuy vậy, do đặc thù của xã hội Việt Nam vừa thoát thai từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, lạc hậu, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa nên trí thức Việt Nam hiện đại chủ yếu xuất thân là con em nông dân, công nhân, hoặc được hình thành trong quá trình trí thức hoá giai cấp công nhân và nông dân. Đây là một đặc điểm riêng của đội ngũ trí thức Việt Nam so với giới trí thức của nhiều nước đã trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản. Nhìn chung, chỉ có một số rất ít trong số trí thức được thừa hưởng truyền thống của các gia đình trí thức lâu đời. Đặc điểm đó đã tạo cho giới trí thức nước ta một ý thức gắn bó sâu sắc với nhân dân lao động, thông cảm với người lao động vất vả, cực nhọc, với hoàn cảnh nghèo nàn, lạc hậu của đất nước. Thiết tha mong muốn xây dựng nước ta thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, có thể sánh vai với các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Từ thực tiễn lịch sử cũng có thể thấy, giới trí thức Việt Nam nhận thức rõ rằng: chỉ có sát vai cùng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao động nói chung mới có thể giải phóng cho họ, xoá được nghèo nàn, lạc hậu và xây dựng, phát triển đất nước. ở đây cũng cần lưu ý thêm rằng, xét về nhóm xã hội trí thức, các nhà nghiên cứu thường dùng hai khái niệm: "tầng lớp trí thức" hay "đội ngũ trí thức". ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử trước đây còn có cách gọi trí thức cũ và trí thức mới nhằm phân biệt trí thức được đào tạo dưới chính quyền, chế độ cũ với trí thức được đào tạo dưới chế độ mới. Trong nhiều tài liệu, văn bản còn gọi là "trí thức xã hội chủ nghĩa". Từ trước đến năm 1998, chủ yếu dùng thuật ngữ tầng lớp trí thức, thuật ngữ đội ngũ trí thức được thể hiện trong văn bản lần đầu tiên tại Chỉ thị 45-CT/TƯ, ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII. Từ đó đến nay thuật ngữ này được dùng phổ biến thay cho thuật ngữ tầng lớp trí thức. Như vậy, thuật ngữ đội ngũ trí thức là cách gọi mới thay thế cho khái niệm tầng lớp trí thức, một lực lượng quan trọng trong liên minh chiến lược công nhân - nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua phân tích một số đặc trưng cơ bản của trí thức cùng quá trình hình thành đội ngũ trí thức vô sản nói chung, trí thức Việt Nam hiện đại nói riêng trên đây giúp chúng ta có cơ sở nhận thức rõ hơn về trí thức. Quan niệm đúng về trí thức là điều kiện quan trọng cho việc khơi dậy và phát huy tiềm năng to lớn của trí thức, từ đó khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng và sự cống hiến của họ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.1.2. Vai trò của trí thức trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1.1.2.1. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Công nghiệp hoá xuất hiện vào giai đoạn phát triển thấp của chủ nghĩa tư bản. ở thế kỷ XVII, XVIII, khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu, công nghiệp hoá được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. Những khái niệm thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung và khái niệm công nghiệp hoá nói riêng mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. ở nước ta công nghiệp hoá đã được tiến hành vào những năm 60 của thế kỷ XX, tuy vậy do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nên còn dẫn tới nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, với tinh thần đổi mới, quan niệm về công nghiệp hoá được nhận thức lại một cách sâu sắc hơn, đường lối công nghiệp hoá của Đảng ta đã có nhiều thay đổi, công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá, là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, đúc rút những kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hoá và từ thực tiễn công nghiệp hoá trong thời kỳ mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII và sau đó là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7, khoá VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao[14, tr.65]. Khái niệm công nghiệp hoá trên đây được Đảng ta xác định rộng hơn khái niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, được sử dụng bằng phương tiện và các phương pháp tiên tiến hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao. Như vậy công nghiệp hoá trong tư tưởng mới là không bó hẹp trong phạm vi trình độ của các lực lượng sản xuất đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây. Công nghiệp hoá là một tất yếu khách quan của tất cả các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc đang trong thời kỳ phát triển, muốn phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp. Đối với nước ta lại càng là một tất yếu. Tính tất yếu của công nghiệp hoá ở nước ta được thể hiện trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nó. Cơ sở lý luận của công nghiệp hoá mà chúng ta dựa vào đó là học thuyết hình thái kinh tế- xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là cơ sở cơ bản. Xuất phát từ quy luật này chúng ta thấy rằng việc phát triển lực lượng sản xuất là vô cùng quan trọng. Chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, một hình thái kinh tế- xã hội ở nấc thang sau, cao hơn chủ nghĩa tư bản, từng bước thiết lập quan hệ sản xuất mới tiến bộ, dựa trên cơ sở công hữu toàn bộ tư liệu sản xuất. Muốn vậy phải tiến hành công nghiệp hoá để phát triển lực lượng sản xuất, nếu không phát triển lực lượng sản xuất theo hướng tiên tiến hiện đại chúng ta không thể thiết lập được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Cơ sở thực tiễn của công nghiệp hoá hiện nay trước hết là việc chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới được thiết lập, chưa được hoàn thiện. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta được xác định là phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Đồng thời, thực tiễn những thành công và sai lầm của quá trình công nghiệp hoá trước đây là bài học kinh nghiệm cho chúng ta thấy không thể không tiến hành công nghiệp hoá bởi công nghiệp hoá là con đường duy nhất để chúng ta có thể phát triển mạnh mẽ các yếu tố của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội, vấn đề là phải lựa chọn phương pháp và bước đi cho phù hợp. Ngoài ra, thực tiễn cũng còn cho thấy, hiện nay do cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ đã làm cho xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá về kinh tế phát triển nhanh chóng hơn; tình hình đó tạo cho chúng ta những thuận lợi và khó khăn về khách quan và chủ quan. Hiện có nhiều thời cơ và cũng không ít nguy cơ đang tồn tại đan xen với nhau, tác động lẫn nhau, vừa tạo ra vận hội mới lại vừa cản trở, thách thức nền kinh tế của nước ta. Chúng ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đã chuyển qua nền kinh tế hậu công nghiệp, nền kinh tế tri thức... điều đó buộc chúng ta phải tiến hành công nghiệp hoá. Trong giai đoạn hiện nay, do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hoá ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau: Một là, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá. Nói tới công nghiệp hoá là phải nói tới hiện đại hoá, vì hiện nay trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Hiện nay một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, vậy nên, chúng ta phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hoá những ngành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt. Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nghĩa là công nghiệp hoá ở nước ta phải nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Ba là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này làm cho công nghiệp hoá trong giai đoạn hiện nay khác với công nghiệp hoá trong thời kỳ trước đổi mới. Trong cơ chế quản lý tập trung - hành chính, bao cấp, công nghiệp hoá được thực hiện theo kế hoạch, theo mệnh lệnh của Nhà nước. Trong cơ chế thị trường hiện nay, Nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, nhưng công nghiệp hoá không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, nó đòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là quy luật thị trường. Bốn là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với nước ta. Công nghiệp hoá trong điều kiện "chiến lược" kinh tế mở chúng ta có thể tiến hành nhanh nếu biết tận dụng, tranh thủ được thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ quốc tế. Tuy vậy, cũng trong điều kiện đó, do tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới, do "trật tự" của nền kinh tế thế giới mà các nước tư bản thiết lập nên không có lợi cho các nước nghèo, lạc hậu nên sẽ có nhiều trở ngại, vì thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Từ khái niệm về công nghiệp hoá và những đặc điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay cho thấy, thực chất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cả một sự nghiệp cách mạng to lớn, lâu dài và không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi. Đảng ta chỉ ra: con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Mục tiêu tổng quát của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước được Đảng ta xác định tại Đại hội lần thứ VIII và tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần thứ IX là: Đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao[18, tr.24]. Mục tiêu cụ thể trong những năm trước mắt là trong điều kiện khả năng về vốn vẫn hạn hẹp; nhu cầu về công ăn việc làm còn bức bách; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn; tình hình kinh tế - xã hội phát triển, tăng trưởng chưa thật ổn định, chúng ta cần tập trung nỗ lực đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, ra sức phát triển một cách toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhằm khai thác tối đa hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông, lâm, ngư nghiệp, bảo đảm an toàn về lương thực, thực phẩm cho xã hội, đảm bảo chất lượng, giá thành hạ, tăng khối lượng hàng xuất khẩu, tạo điều kiện giải quyết lao động và việc làm cho một lực lượng đông đảo lao động dư thừa ở nông thôn. Để có thể thực hiện thắng lợi đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mục tiêu đề ra, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra nhiều yêu cầu đối với toàn Đảng, toàn dân chúng ta. Trong giai đoạn hiện nay sự nghiệp đó yêu cầu chúng ta cần phải phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Tranh thủ đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu quyết định, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức, phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những yêu cầu trên của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân chúng ta nói chung, đội ngũ trí thức nước nhà nói riêng những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng hết sức nặng nề. 1.1.2.2. Vị trí và vai trò của đội ngũ trí thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay Trong mọi thời kỳ lịch sử phát triển của thế giới cũng như của nước ta, đội ngũ trí thức luôn là lực lượng quyết định trong sáng tạo, truyền bá tri thức, có vai trò vô cùng to lớn trong việc sáng tạo ra những giá trị tinh thần cũng như vật chất của nhân loại. Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức đối với sự tiến bộ của xã hội, đặc biệt đánh giá rất cao vai trò của trí thức trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Theo Ph.Ăngghen: “sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân còn cần những bác sĩ, kỹ sư, nhà hoá học, nông học và các chuyên gia khác, vì vấn đề là phải nắm lấy việc quản lý không phải chỉ bộ máy chính trị, mà còn cả toàn bộ nền sản xuất xã hội nữa, và ở đây cần những kiến thức vững chắc chứ không phải là những câu suông sáo”[33, tr.613]. Kế thừa những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen về trí thức, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, V.I.Lênin hiểu rõ tầm quan trọng của tri thức, trí tuệ và hết sức coi trọng vai trò của trí thức, ông cho rằng trí thức chính là “niềm tự hào vĩ đại của nhân loại” và khẳng định: “Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm thì không thể chuyển lên chủ nghĩa xã hội được, vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản đã đạt được”[31, tr.217]. Đối với nước ta, từ xa xưa cha ông ta đã từng trân trọng và đánh giá cao vai trò của trí thức. Tư tưởng về hiền tài và chiêu hiền đãi sĩ được hình thành rất sớm. Việc dùng người hiền tài được coi là một công việc hệ trọng, thiêng liêng, vì quyền lợi tối cao của đất nước. Sau khi thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc, năm 1075, nhà Lý đã mở khoa thi Minh kinh Bác sỹ đầu tiên để kén chọn hiền tài, lập Quốc Tử giám để đào tạo trí thức. Về sau, trong bài Văn bia đề danh tiến sỹ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442), tiến sĩ Thân Nhân Trung đã viết: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương, thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết. Vì kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế, được quý chuộng không biết dường nào, đã được đề cao bởi khoa danh, lại được ban trọng tước trật. Ơn ban đã nhiều mà vẫn coi là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ để ngợi khen. Báo tin mở tiệc, triều đình mừng được người tài, không việc gì không làm hết mức [23]. Trong thời kỳ hiện đại, khi nói về vai trò của trí thức đối với cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: "Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chung một phần quan trọng. Một số thì trực tiếp tham gia vào công việc kháng chiến, hy sinh cực khổ, chen vai thích cánh với bộ đội, nhân dân. Một số thì hăng hái hoạt động giúp đỡ ở ngoài"[35, tr.236]. Người nhấn mạnh: "Những người trí thức tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến rất quý báu cho Đảng. Không có những người đó thì công việc cách mạng khó khăn thêm nhiều"[35, tr.235]. Theo Hồ Chí Minh, “Trí thức không bao giờ thừa, chỉ có thiếu trí thức thôi [36, tr.36]. Người còn khẳng định: “Trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, tiến lên chủ nghĩa cộng sản lại càng cần”[36, tr.39]. Có thể nói, trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh bao giờ cũng coi trọng trí thức và Người đã phát huy vai trò của đội ngũ trí thức một cách tốt nhất. Rất nhiều trí thức được đào tạo trong thời thực dân, phong kiến đã được Hồ Chí Minh cảm hoá và trở thành những cán bộ quan trọng của nhà nước. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong suốt tiến trình cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã sớm nhận thức được vị trí, vai trò của trí thức và phát huy được một cách tích cực vai trò của họ trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập và kháng chiến kiến quốc, không ai khác, chính là những người trí thức yêu nước đã đóng vai trò truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và các tri thức khoa học hiện đại vào nước ta. Cũng một bộ phận trong số họ là những người tham gia vận động thành lập Đảng và trở thành đảng viên của Đảng. Nhiều thanh niên, học sinh, trí thức đã anh dũng hy sinh phấn đấu quên mình vì cách mạng, góp phần to lớn vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sau khi nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập, nhiều trí thức đã tham gia Chính phủ kháng chiến, cơ quan chính quyền các cấp và đảm đương gánh vác nhiều công việc quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đội ngũ trí thức có mặt khắp mọi nơi. Bằng trí tuệ, sức lực, xương máu, họ đã góp phần làm nên chiến thắng huy hoàng của dân tộc mà đỉnh cao là đại thắng mùa xuân 1975, thu giang sơn về một mối, cùng vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thời đại ngày nay, khi mà khoa học, công nghệ phát triển và phổ biến nhanh chóng, nền kinh tế tri thức không chỉ là một xu thế phát triển mà đã trở thành một thực tế sinh động, khẳng định như một tất yếu phát triển của nhân loại thì vai trò của trí thức nói chung càng trở nên to lớn và quan trọng hơn. Đặc biệt, đối với một quốc gia đang tiến hành đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá như nước ta thì vai trò của đội ngũ trí thức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đảng ta coi trí thức là một lực lượng đặc biệt quan trọng của cách mạng, là một trong những động lực cơ bản trong tiến trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa sự nghiệp này đi đến thành công. Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Đảng đã ra Nghị quyết về “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Đây là một Nghị quyết chuyên biệt, đề cập riêng đến đội ngũ trí thức và các quan điểm, chính sách của Đảng ta trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức nước nhà. Theo tinh thần của Nghị quyết này, vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức Việt Nam được xác định: “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”[20, tr. 90]. Như vậy, riêng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vai trò của đội ngũ trí thức được Đảng xác định là “lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Vai trò đó của đội ngũ trí thức được thể hiện đa dạng, sinh động trên nhiều phương diện, nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, từ trong thực tiễn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay chúng ta thấy nổi lên ba nội dung cơ bản sau: Thứ nhất: Đội ngũ trí thức đóng vai trò là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng tiếp thu và truyền bá tri thức trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trước hết, trí thức Việt Nam là lực lượng quan trọng và chủ yếu trong việc tiếp thu và truyền bá những chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quảng đại quần chúng nhân dân. Chúng ta biết rằng, những chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước là những tri thức đặc biệt quan trọng được đúc rút trong quá trình nghiên cứu lý luận khoa học và tổng kết thực tiễn, đó là trí tuệ của Đảng - đại diện cho trí tuệ của nhân dân, của dân tộc. Những vấn đề lý luận đó được một bộ phận trí thức trong Đảng và trong quần chúng tham gia đóng góp xây dựng nên thông qua trưng cầu ý kiến của các nhà khoa học, của quảng đại đảng viên và quần chúng nhân dân. Tuy vậy, bản thân nó sẽ mãi là lý luận nếu nó không được tuyên truyền một cách sâu rộng trong quần chúng. Chính vì vậy, do đặc thù lao động của mình, đội ngũ trí thức được xã hội phân công là lực lượng chủ yếu đảm nhận trọng trách đưa những vấn đề lý luận đó của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn đời sống, biến nó thành hành động của quần chúng. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta muốn đạt được nhiều thành tựu và đi đến thành công thì trước hết những vấn đề lý luận như chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước phải được phổ biến sâu rộng, làm cho nhân dân nhận thức được sự cần thiết, lợi ích cũng như vai trò, nhiệm vụ của mình, từ đó thôi thúc mọi người dân tham gia một cách tự giác, tích cực, bởi lẽ lí luận sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng. Với chức năng cơ bản là phổ biến, truyền bá kiến thức, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các chương trình hành động cụ thể, đội ngũ trí thức góp phần tuyên truyền nhanh chóng và chính xác chủ trương đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến mọi người dân. Chính vì vậy, trí thức được xem như là cầu nối quan trọng giữa Đảng, nhà nước với quảng đại nhân dân, đặc biệt là với nông dân và công nhân, góp phần củng cố khối liên minh vững chắc giữa công nhân, nông dân với đội ngũ trí thức. Bên cạnh đó, trí thức còn có vai trò to lớn trong việc truyền bá tri thức thông qua hoạt động đào tạo nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đặt ra trước mắt chúng ta nhiều yêu cầu, đòi hỏi, điều kiện, trong đó có yêu cầu đặc biệt quan trọng là phát triển nguồn lực con người - yếu tố vừa giữ vai trò như động lực, phương tiện để đạt được mục đích, vừa đồng thời là mục đích hướng tới của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động giáo dục - đào tạo hiện nay có một vai trò hết sức to lớn, đó là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; đào tạo ra nguồn lực lao động dồi dào cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi vậy, trong sự nghiệp này, giáo dục và đào tạo được Đảng ta coi là quốc sách hàng đầu và đội ngũ trí thức là lực lượng cơ bản để thực hiện “quốc sách” đó. Muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, điều trước hết là phải có lực lượng lao động được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, về trình độ tay nghề và về cả đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng. Đến lượt nó, công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ tạo điều kiện cho các yếu tố của lực lượng sản xuất phát triển, trong đó có người lao động. Với tư cách là lực lượng có trình độ học vấn cao, đội ngũ trí thức được xã hội giao phó nhiệm vụ trực tiếp tham gia vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đây là một nhiệm vụ trọng đại mà chỉ đội ngũ trí thức mới có thể thực hiện được. Nếu không có sự tham gia của trí thức thì không thể đào tạo được nguồn lực con người bởi trí thức là chủ thể của quá trình đó. Bằng chứng cho thấy, mỗi năm chỉ riêng đội ngũ trí thức trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã góp phần đào tạo hàng nghìn chuyên gia, cử nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thứ hai, đội ngũ trí thức tham gia gián tiếp và trực tiếp vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, chủ thể cơ bản đưa khoa học - công nghệ vào quy trình sản xuất phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Theo các nhà kinh điển mác-xít, quá trình tích luỹ tri thức khoa học luôn được thực hiện cùng sự phát triển của sản xuất, chịu sự tác động của quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Trong quá trình sản xuất, những tri thức khoa học do các nhà trí thức sáng tạo ra, những tri thức khoa học được tích luỹ từ lâu đời được vật chất hoá thành công cụ sản xuất, công cụ lao động để cải tạo giới tự nhiên tạo ra sản phẩm mới có giá trị. Chỉ đến khi tri thức khoa học được “vật chất hoá”, “vật thể hoá” thành tư liệu sản xuất, được thẩm thấu vào yếu tố người lao động thông qua sự hiểu biết và kỹ năng, kỹ xảo thực hiện các quy trình sản xuất của họ thì nó mới thực sự gia nhập cấu trúc của lực lượng sản xuất. Đó cũng chính là điều kiện để khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nhờ có những phát minh khoa học và sự chuyển tải những tri thức khoa học đó thành lực lượng sản xuất, nên lực lượng sản xuất phát triển hơn, năng suất lao động cao hơn. Kết quả góp phần vào việc phát triển xã hội lên một trình độ cao hơn. Đây chính là sự thể hiện vai trò gián tiếp của trí thức trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, ngày nay trí thức còn trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất vật chất như những người công nhân thực thụ. Trong những quy trình sản xuất vật chất phức tạp, đòi hỏi ứng dụng kỹ thuật, khoa học - công nghệ cao không thể thiếu vắng trí thức. Họ không chỉ hướng dẫn, điều hành mà còn trực tiếp bắt tay vào xử lý những khâu quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng sản phẩm. Cùng với vai trò trên, đội ngũ trí thức còn là chủ thể của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, chủ thể cơ bản đưa khoa học - công nghệ vào quy trình sản xuất phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với khả năng và điều kiện của mình, đội ngũ trí thức đóng vai trò chủ chốt trong nghiên cứu khoa học và hỗ trợ chuyển giao những thành tựu của khoa học kĩ thuật, công nghệ mới của thế giới vào quá trình sản xuất và đời sống để tạo ra sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nếu không có sự tham gia của trí thức, chúng ta sẽ tụt hậu về khoa học - công nghệ, điều đó đồng nghĩa với sự tụt hậu càng xa về kinh tế so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, sẽ không thực hiện được chiến lược “ đi tắt, đón đầu”, “ rút ngắn” lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ hiện đại đã đang thay thế dần lao động giản đơn bằng lao động của người công nhân có tay nghề giỏi, chuyên môn cao, gắn bó chặt chẽ với các kĩ sư, những nhà trí thức thực thụ và kinh tế tri thức ra đời. Sự ra đời của kinh tế tri thức là sự khẳng định trí thức ngày càng nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Do vậy, trí thức Việt Nam trong giai đoạn hiện nay không chỉ có sứ mệnh góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà còn phải bắt tay vào xây dựng nền kinh tế tri thức. Xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá đã và đang tạo ra những điều kiện thuận lợi để các nước lạc hậu như nước ta có thể thực hiện bước phát triển "nhảy vọt" bằng cách tiếp thu hợp lý những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến nhất. Thực hiện nhiệm vụ này, trách nhiệm trước hết là của các chuyên gia, nhà khoa học - những người có trình độ chuyên môn và am hiểu sâu sắc về lĩnh vực này. Họ chính là những chiếc cầu nối đưa thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới vào Việt Nam, tạo điều kiện cho trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Thứ ba: Trí thức tham gia vào các hoạt động lãnh đạo, quản lý xã hội trên mọi lĩnh vực và là lực lượng cơ bản làm cho hoạt động này đảm bảo tính khoa học và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thực tế cho thấy, không phải tất cả những người có bằng cấp cao, những trí thức đều có thể trở thành người lãnh đạo, quản lý. Nhưng người lãnh đạo, quản lý, nhất là ở những cương vị cao, phải có tầm trí thức cao và rộng. Họ phải là những người có tri thức thực thụ, không chỉ có học vấn cao về chuyên môn mà còn phải có được những kiến thức về nhân sinh quan và thế giới quan biện chứng mác-xít, về khoa học quản lý - dùng người, về phạm vi ngành, đơn vị mình lãnh đạo, quản lý. V.I.Lênin quan niệm rằng, để phục vụ lợi ích của giai cấp vô sản người cán bộ lãnh đạo cần phải có một tầm trí tuệ và cách tốt nhất là đưa những người có tri thức tương xứng vào những vị trí quản lý quốc gia. Ông cũng đã từng tuyên bố sẵn sàng đổi hàng trăm người cộng sản không biết công việc lấy một người trí thức biết công việc. Theo ông, người lãnh đạo cơ quan nhà nước cần phải có ở mức độ cao khả năng lôi cuốn mọi người và có đủ trình độ kiến thức khoa học kỹ thuật vững vàng kiểm tra công tác của họ. Đó là điều cơ bản. Không như thế thì công tác không thể tiến hành đúng đắn được. Mặt khác, một điều rất quan trọng là người lãnh đạo ấy phải biết quản lý về mặt hành chính và có được người giúp việc hoặc những người giúp việc xứng đáng trong công việc đó. Sự kết hợp hai phẩm chất ấy trong một con người lãnh đạo, quản lý là cần có và cần thiết. Hồ Chí Minh cũng vậy, Người quan niệm rằng cách tốt nhất để phục vụ lợi ích của công nông là phải đưa những người có đủ tài, đủ đức vào bộ máy nhà nước để phụng sự lợi ích của người lao động. Từ cách nhìn đó, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã mạnh tay sử dụng trí thức, kể cả những trí thức ngoài Đảng, những trí thức của chế độ cũ và bố trí họ vào vai trò lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Trong quá trình cách mạng giải phóng dân tộc hàng loạt trí thức trẻ - những học sinh, sinh viên yêu nước, giác ngộ cách mạng đã có mặt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo trung kiên, giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy Đảng, Nhà nước như: Lê Hồng Phong, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu, v.v.. Ngay cả trong Chính phủ lâm thời năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã mời các nhân sĩ trí thức không phải là đảng viên Đảng Cộng sản tham gia và giữ những trọng trách như: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Phan Anh, v.v.. Nhiều trí thức trưởng thành trong nước hay từ nước ngoài trở về như: Hồ Đắc Di, Đặng Văn Ngữ, Tạ Quang Bửu, Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Tấn Phát, Nghiêm Xuân Yêm, Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Tôn Thất Tùng, Phạm Huy Thông, Trần Duy Hưng, Đặng Thai Mai, Nguyễn Đình Thi, Cù Huy Cận, Xuân Diệu v.v.. đã đi theo cách mạng ngay từ những ngày đầu độc lập, sẵn sàng chịu đựng những thử thách khó khăn, gian khổ, hy sinh trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc; họ được phó thác lãnh đạo, quản lý trên nhiều lĩnh vực khác nhau và đã đóng góp tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, dành độc lập, tự do cho đất nước. Nhờ đó mà sau cách mạng, tất cả các lĩnh vực như tổ chức chính phủ, phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp, phát triển văn hoá - giáo dục, y tế.v.v.. đã có những bước chuyển biến thần kỳ trong những điều kiện vô cùng khó khăn. Trong giai đoạn hiện nay, trí thức nước ta tham gia vào hoạt động lãnh đạo, quản lý xã hội ngày một đông đảo. Đó không phải là đòi hỏi mang tính chủ quan, áp đặt, bắt buộc mà là yêu cầu khách quan của thời đại. Thời đại ngày nay khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nhiều quốc gia trên thế giới đã hoàn thành nền kinh tế công nghiệp và đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, trong lúc nước ta đang ở vào thời kỳ xúc tiến đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang tạo ra nhiều biến đổi sâu sắc trong xã hội, hơn nữa xu hướng toàn cầu hoá và phát triển kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó, đồng thời với việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đặt chúng ta trước nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, trong mọi hoạt động của chúng ta hiện nay đều cần nhiều đến tri thức và đội ngũ trí thức. Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý xã hội, nhất là lãnh đạo, quản lý các quy trình kinh tế - kỹ thuật, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, du lịch, dịch vụ để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng cần hơn. Hơn nữa, xã hội ngày càng phát triển, mặt bằng dân trí ngày càng một nâng cao thì càng đòi hỏi một cách cao hơn, gay gắt hơn đối với trí tuệ của người lãnh đạo, quản lý. Với tư cách là “con chim đầu đàn”, người lãnh đạo, quản lý phải là người có tri thức, trí tuệ vượt trội mới có thể dẫn dắt mọi người đi đến thành công trong công việc. Vậy nên, việc trí thức tham gia vào hoạt động lãnh đạo, quản lý hiện nay không phải chỉ là điều kiện “cần” mà còn là điều kiện “đủ”, là một tất yếu lịch sử. Không có sự tham gia của đội ngũ trí thức trong hoạt động lãnh đạo, quản lý hay giao quyền lãnh đạo, quản lý cho những người công nhân, những đảng viên chưa được trí thức hoá đều dẫn đến sự sụp đổ bất khả kháng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự thất bại của định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, trong vai trò lãnh đạo, quản lý, người trí thức không chỉ thực hiện nhiệm vụ được phân công mà họ còn có đầy đủ điều kiện hơn những trí thức bình thường khác để thực hiện vai trò của người trí thức trong việc tham mưu, tư vấn và phản biện các vấn đề về kinh tế - xã hội, về khoa học - công nghệ, nhất là các chủ trương, đường lối, các quyết sách về công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay với Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, góp phần đưa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi đúng hướng và gặt hái được nhiều thành công. Chung quy lại, có thể nói trí thức Việt Nam ngày nay trở thành lực lượng cơ bản làm cho hoạt động lãnh đạo, quản lý được đảm bảo tính khoa học và hiệu quả, đồng thời vai trò đó càng được phát huy mạnh mẽ khi Đảng và Nhà nước nhận thức đúng và bố trí sử dụng hợp lý bộ phận ưu tú trong đội ngũ này. 1.2. Đặc điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Quảng Bình và yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ trí thức củatỉnh 1.2.1. Đặc điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Quảng Bình 1.2.1.1. Những nhân tố tác động đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Quảng Bình - Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên: Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ Việt Nam, có giới hạn trong toạ độ địa lý 18°55 vĩ độ Bắc và 103037' - 107000 kinh độ Đông, có diện tích đất tự nhiên 8.051,50 km2; phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 136,495 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài 78,8 km, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 116,04 km, phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn (Lào) với chiều dài 201,870 km. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên nhiều đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia và khu vực: Liên tỉnh có đường quốc lộ 1A, 2 nhánh Tây - Đông đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, đường hàng không đi Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đường hàng hải nối liền các cảng biển trong nước và quốc tế; liên thông quốc tế còn có quốc lộ 12A sang Lào, Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo; có hệ thống đường thuỷ dọc nhiều con sông lớn nối liền miền ngược với miền xuôi, thông ra các cảng biển quan trọng như cảng biển sông Gianh, cảng Hòn La v.v… nên Quảng Bình không chỉ là nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong nước giữa hai miền Bắc Nam mà còn rất thuận lợi cho giao lưu quốc tế. Địa hình Quảng Bình hẹp và chạy từ Tây sang Đông, hình thành nên bốn vùng sinh thái khác nhau: Vùng núi cao; vùng đồi và trung du; vùng đồng bằng và vùng cát ven biển, bởi vậy nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển đa dạng các ngành: Nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, đất đồng bằng chỉ chiếm 11% diện tích tự nhiên. Đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Quảng Trạch... Đất đồi núi chiếm tới 85% tổng diện tích đất tự nhiên. Còn lại chủ yếu vùng núi cao và vùng cát ven biển. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá của địa hình và ảnh hưởng mạnh mẽ của sự hội tụ nhiệt đới, khí hậu Quảng Bình được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 3 năm sau và chủ yếu tập trung vào các tháng 9, 10, và tháng 11. Hiện tượng mưa và bão trùng hợp là hiện tượng phổ biến xảy ra ở Quảng Bình, tạo ra lụt lội, gây thiện hại nhiều mặt đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tài nguyên thiên nhiên Quảng Bình cũng tương đối phong phú và đa dạng, cụ thể phải kể đến những loại sau: + Tài nguyên đất: Đất đai Quảng Bình được phân chia thành 3 vùng: vùng núi, vùng gò đồi, đồng bằng và vùng ven biển có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Với diện tích tự nhiên là 806.527 ha, trong đó: đất ở có 5.047 ha, đất nông nghiệp có 71.529 ha, đất lâm nghiệp có 623.378 ha, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản có 2.645 ha, đất chuyên dùng có 24.292 ha, đất phi nông nghiệp khác có 20.937 ha, đất chưa sử dụng có 58.699 ha, Quảng Bình có điều kiện rất thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản ngọt, lợ.v.v…Quảng Bình cũng là nơi thuận lợi để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, các khu du lịch sinh thái biển. + Tài nguyên rừng: Quảng Bình có 550,9 nghìn ha đất rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, 93,6 nghìn ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 31 triệu m3, trong đó rừng giàu chiếm 13,4 triệu m3, chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, giao thông khó khăn. Rừng trung bình có khoảng 10,8 triệu m3, rừng phục hồi có 2,6 triệu m3 gỗ. Tài nguyên động, thực vật của rừng cũng đa dạng và phong phú, độ che phủ đạt 62,5%. + Tài nguyên biển: Với bờ biển dài 116,04 km, có nhiều cửa sông và bãi biển, vùng lãnh hải rộng trên 20 vạn km2, tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng, trữ lượng hải sản lớn với nhiều loại hải sản quý hiếm, có chất lượng, có giá trị xuất khẩu cao. Biển Quảng Bình có hầu hết các loại hải sản có mặt ở vùng biển Việt Nam. Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản lớn; toàn tỉnh có khoảng 15.000 ha vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản, trong đó diện tích nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ có 4000 ha có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản cả hai mùa; sản lượng thuỷ sản khai thác hàng năm đạt trên 30.000 tấn + Tài nguyên khoáng sản: Do đặc điểm của địa hình, nên Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như sắt, chì, kẽm, vàng, than bùn, nước khoáng,... được bố trí rải rác ở các vùng khác nhau trong tỉnh. Khoáng sản kim loại có nhiều loại quý, đặc biệt là khoáng sản phi kim loại như: Đá vôi, cát thạch anh, cao lanh có trữ lượng lớn 36 triệu tấn và các khoáng sản phi kim loại khác có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, sành sứ, thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. + Tài nguyên du lịch: Tiềm năng về du lịch rất phong phú, đa dạng. Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi vừa có rừng, có biển, có sông, núi đồi với nhiều cảnh quan thiên nhiên xanh, sạch. Bờ biển có nhiều bãi tắm dài rộng và đẹp; với một số suối nước khoáng thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Cùng với nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh thắng như đèo Ngang, đèo Lý Hoà, Đá Nhảy, Nhật Lệ Bảo Ninh, con đường huyền thoại Hồ Chí Minh, đặc biệt Quảng Bình có Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là môi trường, điều kiện cho phát triển mạnh các loại hình du lịch. Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử Quảng Bình không có tính chất đa dạng như các vùng khác ở trong nước, song lại có tính độc đáo hơn về mặt nhân văn, lịch sử và vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ của thiên tạo làm cho sản phẩm của du lịch có phần hấp dẫn hơn. - Tình hình dân số và nguồn lực lao động phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Theo số liệu của Cục Thống kê Quảng Bình thì tính đến cuối tháng 12 năm 2008 Quảng Bình có tổng số dân là 857.818 người, sinh sống phân bố ở 159 xã, phường, thị trấn thuộc 7 huyện, thành phố. Các huyện, thành phố gồm: huyện QuảngTrạch, huyện Bố Trạch, huyện Tuyên Hoá, huyện Minh Hoá, huyện Quảng Ninh, huyện Lệ Thuỷ, trong đó Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh. Trong tổng dân số nói trên, nam giới có 422.583 người, chiếm 49,26% ; nữ giới có 435.235 người, chiếm 50.74%. Dân số tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn. Hiện nay ở nông thôn có 733.414 người, chiếm tỉ lệ 14,5% ; còn lại là thành thị 124.404 người, chiếm 85,5%%. Những năm qua dân số Quảng Bình liên tục tăng, tuy nhiên tốc độ gia tăng thấp hơn so với các tỉnh khác trong nước. Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào, số lượng lao động ngày càng tăng và được trẻ hoá, chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, cơ cấu nguồn nhân lực lao động ngày càng hợp lý hơn. Cũng theo số liệu điều tra nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình của Cục Thống kê và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, tổng số nguồn lực lao động của tỉnh tính đến đến tháng 12 năm 2008 có 458.589 người, chiếm 53.46% dân số. Hiện nay, số lao động trẻ chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nguồn bổ sung lao động được thể hiện: Bình quân một người hết tuổi lao động thì có 3,4 người bổ sung, có nghĩa hệ số thay thế 1/3,4. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 6,7% năm 1990 lên 27,5% vào năm 2008. Lao động được đào tạo từ nhiều nguồn: các trường đại học, cao đẳng và trường nghề trong cả nước, đặc biệt là ở các trung tâm đào tạo như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các trường khu vực ở Huế, Đà Nẵng và trong tỉnh. Riêng trong tỉnh hiện nay đã hình thành mạng lưới đào tạo và kết hợp đào tạo cán bộ, đào tạo nghề từ bậc đại học trở xuống, như Trường Chính trị; Trường Đại học Quảng Bình; Trường Trung học kinh tế; Trường Trung cấp kỹ thuật Công - Nông nghiệp; Trường Trung học y tế, các Trung tâm giáo dục thường xuyên tại các huyện, thành phố... Chính vì vậy, số lượng người lao động được đào tạo hàng năm cung cấp cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế cơ sở, các doanh nghiệp không ngừng được tăng lên. Hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng các loại hình chuyên môn, nghiệp vụ đã được tỉnh chú trọng đầu tư. Về chất lượng nguồn nhân lực so với nhiều năm trước đây đã có bước tiến bộ vượt bậc. Do trình độ dân trí ngày càng được nâng cao nên chất lượng nguồn nhân lực cũng từng bước được cải thiện. Số lao động đào tạo ngắn hạn, công nhân kỹ thuật, các loại bậc thợ có bước phát triển đáng kể. Trong 27,5% lao động đã qua đào tạo hiện nay, lao động đã qua đào tạo nghề chiếm 14,2%. Nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, đặc biệt người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên khoa cấp I, II tăng nhanh. Lao động ở một số ngành, lĩnh vực đang được chuẩn hoá. Một bộ phận lao động nông thôn bước đầu có khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Về cơ cấu nguồn nhân lực cũng đã có những yếu tố hợp lý: Tính đến cuối năm 2008 trong tổng số 458.589 lao động thì lao động nam có 229.921 người, nữ có 228.668 người; tỉ lệ gần tương đương; ở thành thị có 66.727 người, nông thôn có 391.862 người; có 15.110 lao động làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước. Số còn lại tham gia lao động trong những ngành nghề, lĩnh vực thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. So với năm 1990, lao động khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,0% lên 14,2%, lao động khu vực thương mại và dịch vụ tăng từ 8% lên 18,2%, lao động khu vực nông - lâm - thuỷ sản giảm từ 80,0% xuống còn 67,3% trong tổng số lao động tham gia làm việc trong các các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, so với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay thì nguồn lực lao động nói chung vẫn còn những hạn chế nhất định. Nguồn nhân lực tăng nhanh về số lượng hàng năm, nhưng do trình độ học vấn của đa số người lao động vẫn còn thấp nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng. Số lao động chưa qua đào tạo, chưa có nghiệp vụ, chuyên môn vẫn còn rất lớn, chiếm gần 75,5% so với tổng nguồn nhân lực. Trình độ học vấn phổ thông, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của đại bộ phận lao động còn nhiều hạn chế, kỷ luật lao động trong một bộ phận lao động chưa cao. Cán bộ quản lý và cán bộ khoa học, kỹ thuật giỏi còn thiếu một cách nghiêm trọng. Người lao động có kiến thức về khoa học, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề giỏi chủ yếu tập trung ở thành phố Đồng Hới và các thị trấn, thị tứ thuộc các huyện đồng bằng, còn ở những nơi thuộc vùng xa, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như các huyện miền núi Minh Hoá, Tuyên Hoá tỷ lệ không đáng kể. Hơn nữa, ở những nơi này do trình độ dân trí còn thấp, nên khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật còn nhiều hạn chế. - Những giá trị truyền thống lịch sử, văn hoá của con người Quảng Bình Xét về mặt giá trị truyền thống lịch sử, văn hoá, Quảng Bình được coi là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”. Nơi đây đã sinh sản ra nhiều danh nhân như: Dương Văn An, Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Võ Nguyên Giáp và nhiều người con ưu tú đã đóng góp trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Cũng như đại bộ phận dân cư thuộc các dân tộc khác nhau trên đất nước Việt Nam, người dân Quảng Bình nhân hậu, giản dị, trung thực, cần cù, thông minh, hiếu học và học giỏi, yêu quê hương đất nước, dũng cảm kiên cường, bất khuất, v.v.. Tuy vậy, do những đòi hỏi khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên cộng với sự lựa chọn của lịch sử, Quảng Bình từng là ranh giới phân tranh giữa các thế lực người Việt và người Chăm, giữa nhà Trịnh với nhà Nguyễn, đặc biệt, là tuyến lửa trong cuộc đấu tranh chống Mỹ giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc nên những đặc điểm, giá trị nói trên được nhân thêm nhiều. Đặc biệt tính cố kết cộng đồng ở Quảng Bình rất cao. Riêng về học hành, khoa cử, Quảng Bình có nhiều người đỗ đạt cao. Chẳng hạn dưới thời phong kiến, ở triều Nguyễn, chỉ tính riêng hàng đại khoa trong triều đình Quảng Bình có 50 người: 01 đỗ trạng nguyên, 26 người đỗ tiến sĩ, 19 người đỗ phó bảng, 04 người đỗ hoàng giáp. Trong chế độ mới hiện nay, truyền thống đó càng được phát huy mạnh mẽ, Quảng Bình đã đóng góp cho quê hương đất nước nhiều tài năng học thuật. Người dân Quảng Bình không ngại khó khăn gian khổ, một mực kiên trung, một lòng theo Đảng, luôn tin tưởng và thực hiện thành công chủ trương, đường lối của Đảng. Trong công cuộc chống Mỹ cứu nước, Quảng Bình đã phát huy truyền thống văn hoá, cách mạng vẻ vang đó và đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi là tỉnh "sản xuất giỏi, chiến đấu cũng giỏi". Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay cũng vậy, người dân Quảng Bình đang từng ngày, từng giờ kiên định và kiên trì vượt mọi khó khăn, thử thách nỗ lực vươn lên để thoát khỏi đói nghèo, xây dựng tỉnh nhà giàu mạnh. Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm đó, người dân Quảng Bình cũng có nhiều đức tính xấu cản trở đến sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do ảnh hưởng lâu dài bởi nền văn minh nông nghiệp nên tư tưởng cục bộ bản vị, gia tộc, dòng họ, hẹp hòi, bảo thủ, trì trệ cộng với tác phong chậm chạp đến nay vẫn còn bám sâu trong lối nghĩ, cách làm của nhiều người dân, kể cả không ít cán bộ, đảng viên. Do phải sống trong điều kiện môi trường khí hậu khắc nghiệt, cộng với việc đây luôn là tuyến lửa của các cuộc chiến tranh tàn khốc trong lịch sử nên con người Quảng Bình thiếu sự mềm dẽo cần thiết để hoà nhập trong cơ chế thị trường hiện nay. Ngoài ra, do ảnh hưởng bởi cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp kéo dài trước đây nên một bộ phận lớn nhân dân luôn có thái độ thụ động, trông chờ và ỷ lại, hạn chế về tư duy kinh tế, tâm lý an phận thủ thường, ngại làm ăn lớn.v.v… Những đức tính không đáng có trên đây và còn nhiều hạn chế khác nữa không chỉ ở người Quảng Bình mới có mà đa số người dân Việt Nam đều có. Tuy vậy, sự biểu hiện những đức tính ấy ở con người Quảng Bình rõ nét hơn, trội hơn. Đến nay Quảng Bình vẫn là một tỉnh nghèo, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển cũng bởi một phần do chính những đức tính ấy, những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, trông chờ, ỷ lại ấy níu kéo. Chính vì vậy, ở Quảng Bình, công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng đồng nghĩa với việc phải hiện đại hoá nếp nghĩ, lối tư duy và hành động, khắc phục và loại bỏ dần những khuyết tật không đáng có nói trên trong một bộ phận không nhỏ cán bộ và nhân dân. Có thể nói, còn rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên đây chỉ là những nhân tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp này trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Qua có thể thấy Quảng Bình hội đủ các điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 1.2.1.2. Những đặc điểm cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Quảng Bình Một là: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Quảng Bình được thực hiện trên một cơ sở xuất phát điểm rất thấp, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khép kín, mặt bằng dân không cao. Có thể nói, Quảng Bình thực sự bắt tay vào thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên một nền tảng kinh tế nông nghiệp hết sức nghèo nàn và lạc hậu. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 1990 là 14.160 triệu đồng, trong lúc đó tổng chi ngân sách là 34.398 triệu đồng, thu không bù nổi chi, trong lúc nguồn hỗ trợ từ Trung ương hạn chế. Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản rất thấp, khoảng 36.858 triệu đồng, trong đó từ ngân sách địa phương là 12.210 triệu đồng, Trung ương hỗ trợ 11.678 triệu đồng, số còn lại bổ sung từ các nguồn khác như vay tín dụng, vốn tự có của doanh nghiệp, của tập thể. Giao thương chưa phát triển; hệ thống hạ tầng điện, đường, trường, trạm xuống cấp, thiếu trang thiết bị, thiếu đồng bộ, đặc biệt là điện năng phục vụ sinh hoạt và sản xuất còn thiếu nhiều, nông thôn đa số chưa có điện, đang trong cảnh đèn dầu leo lét. Đời sống nhân dân còn khổ, thu nhập bình quân 92,1 nghìn đồng/tháng, GDP bình quân đầu người chỉ có 456 nghìn đồng/năm; tỷ lệ đói nghèo cao, thiếu đói, ăn độn, chắt bóp để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Về mặt bằng dân trí cũng hết sức thấp, từ năm 1990 đến năm 1995 trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học. Năm 1990 toàn tỉnh có 162 trường tiểu học, 95 trường trung học cơ sở, 14 trường trung học phổ thông và 02 trường trung học chuyên nghiệp, 01 trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Cũng trong năm này, tổng số người đi học trong toàn tỉnh là 115.254 người, trong đó tiểu học chiếm đa số, gồm 81.816 người; trung học cơ sở có 26.565 người, trung học phổ thông có 4.964 người, bổ túc văn hoá có 1.500 người, trung học chuyên nghiệp có 409 người. Tỷ lệ người chưa biết chữ cao, khoảng 3,27%. Cũng trong năm 1990, số lượng lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 6,7% lao động toàn tỉnh. Lực lượng cán bộ, chuyên viên, cán bộ khoa học, kỹ thuật trong các lĩnh vực kinh tế có trình độ từ cao đẳng trở lên hết sức hạn chế, chiếm 1,4% lao động. Lực lượng này chủ yếu tập trung ở các cơ quan lãnh đạo, quản lý nhà nước cấp tỉnh; trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; các trường trung học phổ thông; trường trung học chuyên nghiệp; các ngành y, dược. Sở dĩ có hiện tượng này là vì sau khi tái thành lập tỉnh có một bộ phận cán bộ, giáo viên có trình độ, do điều kiện công tác trước đây đã lập gia đình và ổn định công tác ở Thừa Thiên - Huế nên không trở về Quảng Bình, trong lúc vừa mới tái lập nên Quảng Bình chưa có điều kiện để đào tạo bổ sung kịp thời. Như vậy, có thể nói, với những điều kiện và đặc điểm trên không thể cho phép Quảng Bình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách nhanh chóng được như nhiều địa phương khác mà phải có những bước chuẩn bị cẩn thận, phải lựa chọn bước đi thích hợp, phải chú trọng ưu tiên đầu tư thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở ngành nào, trên lĩnh vực nào và cần phát triển những yếu tố gì.v.v... Chính đặc điểm trên đây đã chi phối quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Quảng Bình. Hai là: Tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tiến hành chậm, từng bước, chủ yếu tập trung thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Quảng Bình là một tỉnh nông nghiệp và nông dân chiếm đa số, có nhiều lợi thế tiềm năng để phát triển nông nghiệp, do vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Quảng Bình trước tiên phải là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp và nông thôn Quảng Bình có nhiều điểm khác so với nhiều tỉnh thành trong nước. Về nông nghiệp, Quảng Bình hội đủ cả ba ngành sản xuất cơ bản nông - lâm - ngư nghiệp với tổng diện tích đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Theo số liệu thống kê năm 2008, hiện Quảng Bình có 99.038 ha đất phục vụ trồng trọt các loại cây lương thực, cây công nghiệp. Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 550.947 ha, trong đó rừng tự nhiên là 457.328 ha, rừng trồng là 93.619 ha. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản có 3.886 ha. Tuy vậy, liền kề với thuận lợi đó là những khó khăn, khả năng rủi ro, thất bát cao bởi do nhiều yếu tố như: điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, thường xuyên diễn biến khó lường; khả năng ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản còn hạn chế vì trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, hơn nữa thiếu chuyên gia hướng dẫn. Về nông thôn, do tốc độ đô thị hoá chậm, Quảng Bình hiện có 01 thành phố Đồng Hới là đô thị loại Ba; 08 thị trấn thuộc 6 huyện. Tuy nhiên, theo đúng tiêu chuẩn đô thị thì chỉ tại trung tâm các thị trấn, thành phố mới đạt được, còn vùng ven thuộc ngoại vi trung tâm đô thị vẫn còn là nông thôn, vẫn sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và phổ biến. Kết cấu hạ tầng vật chất, kỹ thuật của nông thôn mặc dù đã được quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng vẫn còn thiếu nhiều, nhất là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện phục vụ sản xuất. Điểm mấu chốt trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Quảng Bình hiện nay là đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp phát triển lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học. Cụ thể là đưa công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển và giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp kịp thời với giá thành hợp lý để đảm bảo tăng giá trị trên một diện tích, giảm thiểu chi phí lao động sản xuất hàng hoá.v.v… Từ nhận thức trên, trong 20 năm kể từ ngày tái thành lập tỉnh đến nay (1989- 2009) nông nghiệp, nông thôn Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luôn được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp. Việc ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đã được chú trọng và đem lại hiệu quả kinh tế tương đối khả quan. Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp liên tục tăng trong nhiều năm liền, năm 1990 là 300.650/647.104 triệu đồng, năm 2000 là 505.455/1.445.249 triệu đồng, đến năm 2008 là 719.854/3.060.942 triệu đồng. Tổng sản phẩm nông nghiệp tăng nhưng tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đang được giảm dần hàng năm so với các lĩnh vực khác, năm 2000 là 36,96%, năm 2008 còn 24,2%. Tỷ trọng này không phải nói lên sự hạn chế phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp mà cho thấy rằng cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo đúng hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp mà Nghị quyết tỉnh Đảng bộ đã đề ra trong các nhiệm kỳ vừa qua. Hiện nay, để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Quảng Bình không thể đầu tư dàn trải mà tập trung vào các mũi nhọn được coi là lợi thế của tỉnh. Tiềm năng, thế mạnh trong nông nghiệp của Quảng Bình không phải ở cây lúa như các tỉnh đồng bằng Bắc bộ hay Nam bộ mà là ở cây công nghiệp, nổi bật như cao su, hồ tiêu, lạc; lâm nghiệp chủ yếu cung cấp gỗ và các sản phẩm từ gỗ; ngư nghiệp tập trung vào nuôi trồng thuỷ, hải sản…Đây là những sản phẩm có giá trị cao, có thể xuất khẩu đem lại lợi nhuận lớn. Do vậy, ngoài việc duy trì diện tích trồng lúa và đầu tư thâm canh, giống, phân bón, nước tưới tiêu để tăng năng suất, đảm bảo an ninh lương thực, Quảng Bình ưu tiên đầu tư cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh. Cho nên, công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong lĩnh vực nông nghiệp là đẩy mạnh tập trung khai thác các tiềm năng, thế mạnh về nông - lâm - ngư nghiệp. Cụ thể là, tập trung đẩy mạnh phát triển các cây công nghiệp có lợi thế như: Cao su, thông nhựa, hồ tiêu, lạc, ớt, tỏi, sắn; trồng rừng kinh tế cho công nghiệp chế biến gỗ, đặc biệt là nuôi trồng và chế biến thuỷ, hải sản, phát triển chăn nuôi gia súc theo phương thức công nghiệp, gắn chế biến xuất khẩu, hình thành các vùng sản xuất tập trung. Hiện Quảng Bình đang phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá do vậy yêu cầu đặt ra là phải gắn nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản với công nghiệp chế biến và phải ưu tiên đầu tư phát triển khoa học - công nghệ để ứng dụng vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, hoá thực phẩm phục vụ cho nuôi trồng và chế biến nông - lâm - thuỷ, hải sản. Ba là: Việc phát triển công nghiệp ở Quảng Bình chủ yếu là công nghiệp nhẹ, gắn liền với thương mại, dịch vụ và du lịch. Trong công nghiệp, tiềm năng, thế mạnh của Quảng Bình không phải là công nghiệp nặng mà là các ngành công nghiệp nhẹ phục vụ xây dựng, sinh hoạt, tiêu dùng và sản xuất nông - lâm - thuỷ, hải sản xuất khẩu. So với nhiều tỉnh thành trong cả nước, công nghiệp Quảng Bình còn kém thua, chủ yếu phục vụ nông nghiệp, tuy nhiên trong thời gian gần đây cũng đã có những bước khởi sắc. Hiện nay Quảng Bình tập trung cho các ngành công nghiệp cơ bản như: Công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp hoá chất, công nghiệp cơ khí, điện tử; công nghiệp khai thác khoáng sản; công nghiệp dệt may, da giầy; công nghiệp điện nước.v.v… Tính đến nay, trong công nghiệp Quảng Bình có đến 18.158 cơ sở sản xuất quy mô lớn, vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế. Ngoài ra, đã hình thành nhiều làng nghề sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là chế biến thuỷ, hải sản, sản xuất đồ mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, quy mô tuy nhỏ nhưng cũng có đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt được năm 2008 là 2.680.356 triệu đồng, thấp so với chỉ tiêu đặt ra và so với nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó công nghiệp khai thác chỉ mới đạt 73.000 triệu đồng, còn lại thuộc công nghiệp chế biến là 2.550.423 triệu đồng. Tuy vậy, so với các lĩnh vực khác tỷ trọng công nghiệp trong GDP vẫn liên tục tăng trong nhiều năm liền, đến năm 2008 là 39,21%. Đứng trước những đòi hỏi của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Bình xác định cần tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, chú trọng đầu tư phát triển mạnh công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: sản xuất xi măng, sô đa, bột nhẹ, sứ các loại; nhà máy sản xuất kính, thuỷ tinh cao cấp... Phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông - lâm - thuỷ sản như: sản xuất các sản phẩm từ cao su, chế biến sản phẩm sau Colophan, sản phẩm từ gỗ (ván dăm, mộc mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất đồ gỗ cao cấp...), chế biến thuỷ sản, chế biến sản phẩm chăn nuôi, thức ăn gia súc, đồ hộp... Sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu như: Lắp ráp và sản xuất ô tô các loại, sản xuất, sửa chữa đồ điện tử, may mặc; phát triển sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ cho xuất khẩu, tiêu dùng và hàng lưu niệm cho khách du lịch; công nghiệp cơ khí phục vụ sản xuất và sửa chữa nông nghiệp, cơ khí, giao thông, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, sà lan, cơ điện; công nghiệp khai khoáng.v.v… Để thuận lợi trong việc phát triển công nghiệp, đặc biệt là tăng thêm nguồn vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Quảng Bình gắn việc phát triển công nghiệp với hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch. Những năm gần đây hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến mạnh. Thu nhập từ các lĩnh vực hoạt động này liên tục tăng, đạt tổng sản phẩm cao hơn lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, năm 2008 đã đạt mức 1.196.261/ 3.060.942 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 39,21% trong tổng GDP toàn tỉnh. (năm 2000 đạt 565.373/1.445.249 triệu đồng). Về hoạt động thương mại trong nhiều năm qua, cả nội thương và ngoại thương đều phát triển, quy mô thị trường liên tục tăng nhờ có sự gia tăng nhanh chóng số lượng các đơn vị kinh doanh thương mại, mạng lưới kinh doanh được mở rộng cả ở khu vực thành thị lẫn nông thôn, vùng sâu, vùng xa với sự hình thành và ra đời của các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ chuyên doanh…Trong lĩnh vực này hiện nay tỉnh xác định lợi thế tiềm năng cần phải xúc tiến đầu tư là xuất nhập khẩu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Vai trò của đội ngũ trí thức tỉnh quảng bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan