Luận văn Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tài liệu Luận văn Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: LUẬN VĂN: Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Mở đầu 1- Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xó hội. Phỏt triển dựa vào khoa học cụng nghệ trở thành xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới, điều đó đặt Việt Nam chúng ta trưóc nhiều thời cơ, vận hội mới song cũng nhiều thử thách và nguy cơ mới. Hơn nữa, Việt Nam lại đi lên từ một xuất phát điểm thấp: nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khoa học, kỹ thuật hầu như chưa phát triển. Liệu Việt Nam có thể tận dụng được những cơ hội và đẩy lùi những thách thức của thời đại? Điều đó phụ thuộc vào chính con người Việt Nam. Tại đại hội đại biểu toàn quốc khoá IX, khi khẳng định thành công bước đầu của 15 năm đổi mới, Đảng ta đã nhận định: “Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu đạng bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, ...

pdf77 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Mở đầu 1- Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xó hội. Phỏt triển dựa vào khoa học cụng nghệ trở thành xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới, điều đó đặt Việt Nam chúng ta trưóc nhiều thời cơ, vận hội mới song cũng nhiều thử thách và nguy cơ mới. Hơn nữa, Việt Nam lại đi lên từ một xuất phát điểm thấp: nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, khoa học, kỹ thuật hầu như chưa phát triển. Liệu Việt Nam có thể tận dụng được những cơ hội và đẩy lùi những thách thức của thời đại? Điều đó phụ thuộc vào chính con người Việt Nam. Tại đại hội đại biểu toàn quốc khoá IX, khi khẳng định thành công bước đầu của 15 năm đổi mới, Đảng ta đã nhận định: “Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu đạng bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Thời kỳ phát triển mới này đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân phải nỗ lực để vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn cả trong cơ sở kinh tế lẫn trong ý thức, tư duy. ở một đất nước có nền sản xuất nhỏ tồn tại từ hàng ngàn năm và hiện vẫn còn phổ biến thì những phẩm chất nảy sinh trên nền sản xuất đó đang tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đổi mới hiện nay ở nước ta. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm, phẩm chất truyền thống của người Việt và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội hiện nay, đồng thời tìm ra phương hướng, giải pháp khắc phục những tiêu cực của nó là một yêu cầu cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qúa trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá đất nước”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Con người là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Do đó, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn này, việc nâng cao và phát huy vai trò của nhân tố con người Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Đã có nhiều công trình khoa học trong nước và cả nước ngoài nghiên cứu xung quanh vấn đề con người Việt Nam trong truyền thống cũng như hiện nay, có thể kể ra đây một số công trình như: 1. GS.VS.TSKH Phạm Minh Hạc, TS. Hồ Sĩ Quý: Nghiên cứu con người, đối tượng và những phương hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu. NXB KHXH, Hà Nội 2001. 2. TS Đoàn Văn Khái. Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, HN 2001. 3. Hoàng Chí Bảo. ảnh hưởng của nền văn hoá đối với việc phát huy nguồn lực con người. Tạp chí Triết học(1), tr13 - 17 (1993) 4. Đỗ Đức Định (chủ biên). Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá phát huy lợi thế so sánh. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 1999. 5. Hồ Sĩ Quý: ý thức người sản xuất nhỏ và ý thức thường ngày. Tạp chí Triết học số 2 - tháng 6 năm 1986. 6. Một vài suy nghĩ về con người Việt Nam từ sản xuất nhỏ đi lên Chủ nghĩa xã hội. Tạp chí Cộng sản số 3 năm 1987. 7. Lê Thị Duy Hoa: Thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - 2002. 8. Đỗ Thanh Mai: Tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường - đặc trưng và xu thế biến đổi. Luận án tiến sĩ triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - 2001. Những công trình trên đã có đóng góp quan trọng về mặt lý luận cho việc nghiên cứu, làm rõ những đặc điểm của con người Việt Nam cũng như giúp cho việc hoạch định chính sách, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển con người Việt Nam trong tương lai. Tuy vậy, những vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ xung. Luận văn sẽ tiếp tục phát triển những hướng nghiên cứu đó: - Nghiên cứu sâu, có hệ thống hơn nữa, đặc biệt là dưới góc độ triết học. - Tìm giải pháp để phát triển những đặc điểm ưu trội, và hạn chế những đặc điểm tiêu cực của con người Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam; chỉ ra những ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt tích cực của con người Việt Nam, góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn: Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích những đặc điểm truyền thống của người Việt và những điều kiện tác động hình thành những đặc điểm ấy. - đề xuất và kiến nghị những phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của truyền thống người Việt trong điều kiện hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận của Luận văn: Vận dụng những nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề con người. Đồng thời, luận văn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các cơ quan, các nhà khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực này. 4.2. Phương pháp: Luận văn sử dụng phương pháp luận Duy vật biện chứng đóng vai trò là phương pháp luận chung nhất. Bên cạnh đó, Luận văn sử dụng các phương pháp: Phân tích - Tổng hợp, Lôgíc - Lịch sử, Khái quát hoá, Trừu tượng hoá... Ngoài ra, luận văn còn chú ý đến phương pháp thống kê, điều tra xã hội học (để nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thống với con người Việt Nam hiện nay), khảo sát thực tế. 5- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tập trung nghiên cứu về những đặc điểm truyền thống của người Việt và ảnh hưởng của nó trong xã hội ta hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn Bằng kết quả đạt được, luận văn có thể góp phần cho việc hoạch định chính sách, và những giải pháp để xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam - chủ thể tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị, các môn khoa học xã hội và nhân văn trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp 7- Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết. Chương 1 cơ sở hình thành và những nội dung tổng quát của truyền thống việt nam Với quan niệm về truyền thống như đã xác định trong chương mở đầu, chúng ta có hai cách tiếp cận truyền thống: thứ nhất là nghiên cứu và tổng hợp những biểu hiện của nó, thứ hai là nghiên cứu truyền thống từ những cơ sở hình thành và phát triển của nó. Truyền thống không phải là bẩm sinh, cũng không phải là "nhất thành bất biến", nó nảy sinh và phát triển do tác động của những nhân tố thường xuyên đến cuộc sống của con người. Do phải ứng phó và thích nghi với những tác động đó, những thói quen, tập quán, những tính cách, lối sống, cách ứng xử và lối tư duy dần dần được định hình trong một cộng đồng người nhất định và di tồn cho thế hệ sau. Truyền thống của một cộng đồng cư dân thực chất là sự thích ứng vô thức và hữu thức đối với tác động lặp đi lặp lại của cuộc sống cộng đồng trong những điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử nhất định. Vì vậy, cách tiếp cận của chúng tôi để tìm ra những nội dung của truyền thống là xem xét những nhân tố hằng xuyên tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội để từ đó tìm ra những hệ quả được coi là truyền thống. Những hệ quả này không phải là sản phẩm của những tác động đơn lẻ của yếu tố này hay yếu tố khác mà là kết quả có tính chất tổng hợp. Tuy nhiên, để dễ nhận diện, có thể xem xét nội dung của truyền thống theo từng nhân tố có tác động chính trong việc hình thành nên truyền thống đó. Tất nhiên trong khi chọn phương pháp tiếp cận thứ hai này, chúng tôi cũng kết hợp với phương pháp thứ nhất, luôn luôn liên hệ với những biểu hiện của nó trên cơ sở những tư liệu đã được thu thập và xử lý. 1. Tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện địa lý 1.1. Môi trường tự nhiên và điều kiện địa lý là một cơ sở hằng xuyên của cuộc sống con người. ở Việt Nam, trong muôn vàn những yếu tố địa lý tác động đến cuộc sống hằng ngày, môi trường sông - nước phải được coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng, đã có tác động không nhỏ tới việc hình thành một số truyền thống của người Việt. Tất nhiên, lãnh thổ việt nam bao gồm nhiều địa hình khác nhau từ đồng bằng ven biển đến trung du, cao nguyên và núi rừng, nhưng vùng đồng bằng sông nước là nơi tập trung cư dân đông nhất với mật độ cao nhất và cũng là địa bàn sinh tụ chủ yếu của dân tộc đa số là người Kinh. Dựa vào những chứng cứ khảo cổ học, chúng ta có thể biết được trong thời cổ đại, địa bàn sinh tụ chủ yếu của các cư dân Việt là lưu vực hai con sông lớn: sông Hồng và sông Mã. Các mũi khoan thăm dò địa chất đã thấy dấu vết trầm tích biến tuổi chừng 2 - 3000 năm ở nhiều nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Sự vắng bóng hoàn toàn các di tích khảo cổ thời đại đồ đá mới ở vùng Thái Bình, Nam Định cùng với sự tồn tại nhiều di tích cồn sò điệp ở ven biển Quỳnh Lưu cách xa bờ biển hiện nay tới 10km cho phép nghĩ rằng thời bấy giờ, biển còn ăn rất sâu vào đất liền. Địa bàn cư trú chủ yếu của tổ tiên người Việt là một vùng đất mới được bồi lấp, nằm giữa một bên là đồi núi cao và một bên là biển cả. Địa bàn đó là nơi giáp tiếp giữa núi và biển thông qua mưa lũ hằng năm. Điều kiện tự nhiên đó đã tạo nên một hệ thống sông ngòi thoát nước dày đặc, có dạng hình nan quạt, xòe ra ở phía hạ nguồn. Khi những cư dân sinh sống ở đây chưa có khả năng đắp đê ngăn nước thì mùa mưa lũ hằng năm nước tràn ra khắp mọi chỗ trũng, tạo nên vô số đầm, hồ quanh năm đọng nước. Những cứ liệu địa lý trên cho chúng ta hình dung khái quát về địa hình mà tổ tiên người Việt đã từng sinh sống, làm ăn suốt nhiều thiên niên kỷ là một địa hình chi chít sông ngòi, đầm hồ dày đặc. Địa hình đó đã tác động đến cuộc sống hàng ngày của con người. Các di tích khảo cổ học cho chúng ta biết rằng tất cả các địa điểm cư trú thời cổ đều nằm trên các gò bãi cao có nước bao quanh. Nước tạo nên biên giới thiên nhiên quy định cụ thể từng vùng đất. Sông - nước là môi trường sinh sống chủ yếu của người Việt Nam. Từ xa xưa, khái niệm về quê hương xứ sở, tổ quốc của người Việt được thể hiện bằng tên của môi trường gắn chặt với cuộc sống của mình: nước. Dấu vết của môi trường sông nước đã in khá đậm lên cách tư duy của người Việt. Có thể thấy rất nhiều từ, hình ảnh về nước hoặc liên quan đến nước được sử dụng trong tiếng Việt để khái quát cho những tình huống, trạng thái hoặc những ứng xử phổ biến. Chẳng hạn như người Việt có thể khái quát cho tất cả những hiện tượng không biết lo xa, chuẩn bị trước, đến khi tình huống xảy đến thì phải xử lý một cách gấp gáp, vội vàng bằng một thành ngữ quen thuộc "nước đến chân mới nhảy". Hoặc để diễn đạt mọi trường hợp cố gắng đến mức cao nhất nhằm làm một việc gì đó mặc dù khả năng làm được rất mong manh, người ta có thể dùng ngạn ngữ "còn nước còn tát"... Nhiều truyền thống đã được hình thành do tác động của hoàn cảnh địa lý này. Biểu hiện của những truyền thống đó có thể tìm thấy trong hầu hết các mặt của đời sống xã hội, những giá trị văn hóa và ngay cả trong một số sở trường của người Việt. Nếu như ăn, mặc, ở, đi lại là những nhu cầu tối cần thiết của con người và cũng chính ở những lĩnh vực này bản sắc văn hóa truyền thống được biểu hiện rõ nhất thì có thể thấy ngay rằng đối với người Việt, chất đạm chủ yếu trong thức ăn truyền thống là thủy sản. Có thể tìm thấy trong các di chỉ khảo cố học vô số những dấu tích của các động vật ở nước như vỏ sò, vỏ ốc, xương cá v.v..., trong khi đó xương động vật thường rất hiếm hoi. Nhà ở truyền thống của người Việt là nhà sàn, chủ yếu là để phòng nước ngập. Ngoài ra, rất đông người Việt còn có thói quen ở thuyền. Những điểm tụ cư như vậy về sau này gọi là vạ. Đến tận thế kỷ XVIII - XIX, hiện tượng cư trú trên thuyền, coi thuyền là nhà còn rất phổ biến. Người phương Tây từng đã có nhận xét: "Họ (chỉ người Việt - TG) rất thích ở nước, thích ở trên nước hơn là ở trên cạn. Cho nên phần nhiều sông ngòi thì đầy thuyền. Những thuyền đó thay cho nhà cửa của họ. Thuyền rất sạch sẽ, ngay cả khi họ nuôi gia súc trong đó"1. Giao thông thời cổ - trung đại ở Việt Nam chủ yếu là giao thông đường thủy. Sông ngòi trở thành những con đường đi lại chính. Phương tiện đi lại truyền thống của người Việt là thuyền, bè. Về phương diện văn hóa tinh thần, người Việt có vô số những tín ngưỡng, lễ nghi liên quan đến sông nước như thờ thủy thần, tục xăm mình, lễ hội đua thuyền... Đặc biệt múa rối nước, một nghệ thuật độc đáo đến nay chỉ mới tìm thấy ở Việt Nam, là một nghệ thuật sân khấu của cư dân sông - nước. Có thể nói người Việt có một truyền thống văn hóa sông - nước và quen với sông nước, thạo nghề sông nước, có tư duy của một cư dân sông nước là một nội dung quan trọng của truyền thống Việt Nam. Nhờ có truyền thống này mà người Việt có khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và có lối ứng xử mềm dẻo phù hợp với hoàn cảnh sống gần/trên sông nước. Điều hiếm thấy ở những cư dân thuần túy nông nghiệp. Việt Nam là một nước bán đảo, ở vào góc đông nam đại lục châu á, nhìn ra đại dương với bờ biển dài 3.260 km. Nhưng là một cư dân nông nghiệp, sinh sống chủ yếu trên vùng đất - nước ven sông, ven biển, ít có khả năng vươn ra đại dương, nên thiếu tầm nhìn đại dương và ít hoạt động đại dương. Đây lại là mặt hạn chế trong truyền thống của nhân dân ta mà phải đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay chúng ta mới có điều kiện dần dần khắc phục, phát huy một ưu thế của vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên Việt Nam. 1.2. Khi xét đến yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, có thể thấy rõ Việt Nam là một xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp Trước hết và chủ yếu phải nói đến tiềm năng dồi dào của đất đai. Độ phì của đất cao và diện tích đất canh tác có điều kiện để phát triển. Ngoài các đồng bằng nhỏ ven biển miền trung, chúng ta có hai đồng bằng châu thổ lớn của sông Hồng và sông Cửu Long. Khác với các quốc gia vùng Đông á như Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước quỹ dự trữ đất đai giành cho nông nghiệp bị cạn kiệt từ rất sớm, ở Việt Nam chỉ riêng sông Hồng với hàng trăm tỷ m3 nước chở nặng phù sa đổ ra biển đã khiến cho đồng bằng ngày càng được mở rộng. Do còn có điều kiện để khai hoang tăng thêm diện tích canh tác, nông nghiệp Việt Nam dễ tìm thấy lối thoát trước áp lực của tăng trưởng dân số và mỗi khi khủng hoảng xuất hiện. Cùng với đất đai, khí hậu nhiệt đới gió mùa cho độ nóng và độ ẩm cao. Mỗi năm số giờ nắng ít nhất là 1200 giờ, nơi nhiều nhất có thể trên 2000 giờ. Cân bằng bức xạ quanh năm dương khiến tổng số nhiệt hoạt động (trên 100C) rất cao. Lượng mưa trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng là 1500 mm, miền núi có thể lên đến trên 2000 - 3000 mm. Lượng nước mưa vượt quá khả năng bốc hơi, nơi thừa ít nhất là 500 - 700 mm, nơi nhiều đến 1000 - 2000 mm. Hai yếu tố nhiệt và ẩm cao tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu Việt Nam, cho phép trồng trọt quanh năm và nhiều khả năng xen canh, tăng vụ. Chính vì vậy mà người Việt đã sớm lựa chọn nông nghiệp làm nghề sống chính của mình suốt mấy nghìn năm. Nghề nông nguyên thủy đã xuất hiện từ đầu thời đại đồ đá mới và trong thời đại văn hóa Đông Sơn, đã chuyển sang dùng lưỡi cày đúc bằng kim loại và sức kéo của trâu bò. Trong những thế kỷ đầu công nguyên, vùng đồng bằng Bắc Bộ đã biết trồng lúa hai vụ và trồng dâu nuôi tằm mỗi năm tám lứa. Việt Nam đã từng tạo dựng nên một văn minh nông nghiệp trồng lúa nước có thời tỏa sáng khắp khu vực Đông Nam á. Và cũng chính vì vậy mà người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp. Cho đến nay, ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: kinh tế nông nghiệp, cư dân nông dân, xã hội nông thôn vẫn là những chỉ số quan trọng để nhận diện người Việt Nam. Do đó, những căn tính nông dân, những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi truyền thống Việt Nam bao gồm mặt tích cực và cả mặt hạn chế khi đi vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. 1.3. Bên cạnh những thuận lợi, thiên nhiên Việt Nam luôn đặt ra cho con người muôn vàn những thử thách hiểm nghèo, hay gây ra những tai biến bất thường được gọi chung là thiên tai, nhất là lũ lụt, hạn hán, bão tố, và nhiều loại sâu bệnh tàn hại mùa màng... Đây là mặt khắc nghiệt, mặt thử thách gay gắt của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Nguồn nước dồi dào, hệ thống sông ngòi dày đặc, dọc bờ biển trung bình 25 km có một cửa sông. Nhưng địa hình dốc, nhất là miền Bắc và miền Trung, mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn trong năm, là nguyên nhân của nạn lũ lụt trên các triền sông. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, nhưng mạnh nhất là vào tháng 7, 8, 9. Theo số lượng thủy văn thì lượng nước chảy mùa lũ của các sông ở Bắc Bộ như sông Đà, sông Lô, sông Thao, sông Hồng, sông Cầu, sông Lục Nam chiếm từ 72 đến 89% lượng nước cả năm của các dòng sông đó. Sử biên niên còn ghi lại những nạn lũ lụt nghiêm trọng qua các thời kỳ lịch sử. Để chống lũ lụt, từ trước công nguyên, nhân dân ta đã phải đắp đê và đến nay, riêng đê sông của miền Bứac đã dài gần 3000 km. Nắng mưa thất thường còn gây ra hạn và úng đe dọa mùa màng. Ngay giữa mùa mưa, do phân bố không đều và địa hình khác nhau, nên có nơi ngập úng, có nơi hạn hán. Vì vậy từ cuối đời Hùng Vương, nhân dân ta đã phải làm thủy lợi để tưới tiêu cho đồng ruộng. Vùng biển nước ta nằm vào một trong những trung tâm phát sinh bão nhiệt đới. Hàng năm trung bình có khoảng 4-5 cơn bão, có khi đến trên dưới 10 cơn bão đổ bộ vào vùng ven biển nước ta, nhất là vùng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Bão gây ra những tàn phá ghê gớm nhà cửa, mùa màng và cuộc sống con người. Sâu bệnh ở xứ nhiệt đới hàng năm có thể sinh sôi nảy nở đến sáu bảy lứa, cũng là kẻ thù nguy hiểm của mùa màng và gia súc. Cuộc đấu tranh gần như thường xuyên chống thiên tai là một cuộc vật lộn vô cùng ác liệt với thiên nhiên, vừa đòi hỏi con người phải liên kết lại trong cộng đồng, tạo nên sức mạnh để vượt qua thử thách, vừa rèn luyện tinh thần lao động cần cù, kiên nhẫn kết hợp với lòng dũng cảm, trí thông minh. 1.4. Nói tới vai trò của điều kiện tự nhiên Việt Nam không thể không nói những tác động đặc biệt của vị trí địa lý. Nằm ở khu vực tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, Việt Nam luôn luôn bị xô đập bởi các biến cố khu vực và của thế giới. Tính cách dễ thích ứng và nhạy cảm phần nhiều được hình thành do tác động của yếu tố này. Đó cũng có thể coi là một nội dung của truyền thống Việt Nam. Cũng do nằm ở vị trí giao tiếp, nơi gặp gỡ của nhiều luồng thiên di, từ lâu Việt Nam đã là một quốc gia có nhiều cộng đồng sắc tộc với những đặc trưng văn hóa khác nhau. Theo sự xác minh của các nhà dân tộc học, Việt Nam có 54 tộc người thường gọi chung là 54 dân tộc. Trong số đó có những dân tộc bản địa có mặt từ rất sớm trên lãnh thổ Việt Nam và có những dân tộc di cư vào trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau. Về mặt ngôn ngữ, họ thuộc ngôn ngữ Nam á như nhóm Việt-Mường, nhóm Môn-Khơ Me, nhóm Tày - Thái, nhóm Khai Đa; ngôn ngữ Nam Đảo như nhóm Chăm, Ra Giai, Chu Ru, Ê Đê; ngôn ngữ Hán - Tạng như nhóm Tạng - Miến, nhóm Hán. Về văn hóa, mỗi dân tộc cũng có sắc thái và vốn văn hóa riêng. Nhưng mặc dù vậy, dân tộc Kinh (Việt) luôn luôn đóng vai trò trung tâm vì chiếm số lượng đông và đạt trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn so với các dân tộc anh em khác. Đặc điểm trên đây đã tạo nên truyền thống đa dạng trong văn hóa nhưng hướng tâm vào văn hóa Việt. Đó là sự thống nhất trong tính đa dạng của cộng đồng dân tộc Việt Nam và nền văn hóa Việt Nam. 2. Tác động của quá trình lao động sản xuất và kết cấu kinh tế - xã hội Đối với bất kỳ một nền văn hóa nào, sản xuất ra của cải vật chất bao giờ cũng được coi là thành tố quan trọng nhất. Nó quy định đặc điểm, tính cách của một cộng đồng cư dân và nội dung của những truyền thống cơ bản. ở Việt Nam hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước. Do hoàn cảnh tự nhiên, lao động nông nghiệp ở Việt Nam rất cần tới sức liên kết cộng đồng. Để thích ứng với cuộc sống sản xuất đó, một loại hình công xã nông thôn đã xuất hiện và tồn tại rất lâu dài trong lịch sử. Sau lũy tre làng biết bao nhiêu truyền thống đã được hình thành. 2.1. Trước hết đó là truyền thống cộng đồng mà mặt tích cực của nó là tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Khởi nguyên của truyền thống này là sự nương tựa vào nhau của các thành viên cộng đồng và của mỗi thành viên với tập thể để làm ăn và sinh sống. Đồng bằng các con sông của Việt Nam có độ phì cao, đất đai màu mỡ những rất khó khai thác. Lũ lụt hằng năm, hạn hán hay xảy ra và muôn vàn bất trắc của thiên nhiên như bão tố, dịch bệnh... của một xứ sở nhiệt đới gió mùa khiến con người phải cố kết nhau lại. Chứng cứ lịch sử cho thấy người Việt đã khai phá ruộng đất theo phương thức tập thể và vì vậy, đất đai canh tác trong suốt một thời gian lịch sử rất dài thuộc về sở hữu tập thể. Thêm vào đó là yêu cầu đắp đê sông, đê biển, khơi đào kênh mương, làm thủy lợi... mà từng con người và gia đình riêng lẻ không thể nào đảm đương nổi. Do đặc điểm của loại hình nông nghiệp trồng lúa nước, ngay từ thời đại kim khí hình thức sản xuất theo gia đình nhỏ đã được xác lập như một mô hình tổ chức lao động hợp lý. Những đặc điểm này của sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các truyền thống. Đoàn kết, tương trợ nhau và nguyên tắc cá nhân tồn tại trong sự liên kết và có phần phụ thuộc vào cộng đồng dần trở thành một tập tục có cơ chế kinh tế - xã hội bảo đảm. Một trong những chỉ báo quan trọng giúp ta có thể hình dung được truyền thống là những tổng kết dân gian, được sàng tuyển qua nhiều thế hệ. Trong ý nghĩa đó, số lượng những câu ca dao tục ngữ nói về một vấn đề nào đó cũng phản ánh mức độ quan tâm và ý thức của con người đối với lĩnh vực đó. Công trình nghiên cứu gần đây2 nhằm phân tích định lượng ca dao, tục ngữ cho thấy trong số 4.075 câu ca dao, tục ngữ do Nguyễn Văn Ngọc tập hợp 3 có 1.634 câu có thể xếp vào loại hình "nói về các quan hệ xã hội". Trong số đó chỉ riêng về quan hệ cộng đồng đã có tới 641 câu, chiếm 79,23%. Điều đó hẳn nói lên rằng trong muôn vàn các khía cạnh của quan hệ xã hội, tâm thức của người Việt chủ yếu giành cho các quan hệ cộng đồng. Nét đặc biệt của truyền thống cộng đồng Việt Nam là bên cạnh mối quan hệ giữa cá nhân với các cộng đồng lớn như làng, nước, cộng đồng gia đình, dòng họ đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo phân tích thống kê, những câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ gia đình, dòng họ chiếm tới trên 77% toàn bộ những câu nói về quan hệ xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà những người phương Tây đến Việt Nam vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ này đã đưa ra nhận xét: "Tinh thần gia đình là đặc tính cơ bản nhất của con người Việt Nam thuộc tất cả mọi tầng lớp. Đối với họ, gia đình là tất cả"4. Hoặc "Gia đình là cơ sở, là hạt nhân của xã hội An Nam. Đó là một trục trung tâm mà mọi lợi ích, mọi ý nghĩ đều quay xung quanh nó"5. Có thể nhận thấy rằng trong truyền thống cộng đồng Việt Nam, ít thấy những quan hệ trực tiếp giữa cá nhân với các cộng đồng lớn mà thường là quan hệ trách nhiệm giữa các cấp cộng đồng. Một gia đình (hay rộng ra là một gia tộc) có trách nhiệm với xóm làng, làng có trách nhiệm với nước và ngược lại. Do đó, suy cho cùng, một cá nhân bình thường chỉ có vai trò trong khuôn khổ gia đình họ mà thôi, còn ra đến cộng đồng lớn, cá nhân không được coi là chủ thể độc lập mà luôn luôn phải đặt mình trong mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Cũng chính vì thế mà nói đến truyền thống tương trợ, giúp đỡ nhau cũng thường thể hiện ở cấp gia đình trở lên. Cùng với đặc điểm này, tính chất của cộng đồng cư dân Việt đã góp phần làm nên nhiều truyền thống tín ngưỡng liên quan đến gia đình, dòng họ mà tiêu biểu nhất là truyền thống thờ cúng tổ tiên. P.Ory đã rất có lý khi đưa ra nhận xét: "Đối với người dân An Nam, cái có tính chất truyền thống nhất và thiêng liêng nhất chính là đạo thờ cúng tổ tiên"6. Cơ sở kinh tế - xã hội chủ yếu của truyền thống cộng đồng là làng xã và gia đình mà người Việt quen gọi là làng - nhà. Nguồn gốc của làng xã Việt Nam thuộc loại hình công xã nông thôn kiểu á châu mà đặc trưng cơ bản nhất là lúc ban đầu, toàn bộ ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu và quản lý của công xã. Công xã có thể giành một phần ruộng đất để cày cấy chung nhằm cung cấp sản phẩm cho những hoạt động cộng đồng và phần lớn ruộng đất được phân chia cho các gia đình thành viên sử dụng. Mỗi làng là một đơn vị tự cư bao gồm một số gia đình sinh sống trên một khu vực địa lý nhất định. Quan hệ láng giềng, sự gắn bó với nhau trên cùng một địa bàn cư trú, sinh sống gần gũi nhau, cần liên kết với nhau trong cuộc sống là đặc điểm chung của công xã nông thôn. Trong làng, gia đình là đơn vị sinh hoạt và sản xuất, lại còn liên kết với nhau theo quan hệ huyết thống thành họ. Làng Việt Nam vì thế là một thứ làng - họ, trong đó quan hệ láng giềng liên kết với quan hệ huyết thống. Trải qua tiến trình lịch sử, công xã dần dần biến đổi, từ bên trong làng, chế độ tư hữu ruộng đất xuất hiện và càng ngày càng lấn át ruộng đất công xã, sự phân hóa xã hội gia tăng. Công xã bị phong kiến hóa, trở thành đơn vị xã hội - hành chính của nhà nước phong kiến với tên gọi phổ biến là xã và ruộng đất công xã thuộc quyền sở hữu của Nhà nước đứng đầu là nhà vua. Do quá trình lịch sử và hoàn cảnh khai hoang, vào thế kỷ XVIII - XIX, làng xã miền Bắc, Trung và Nam cũng như giữa các vùng của mỗi miền có những đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên, mẫu chung của nông thôn Việt Nam là sự bảo tồn lâu dài kết cấu kinh tế - xã hội của công xã nông thôn với tính cộng đồng cao và quyền tự trị tương đối của làng xã. Bên trong làng xã là cả một hệ thống cộng đồng liên kết các thành viên lại với nhau bằng nhiều hình thức tổ chức theo quan hệ địa lý (thôn, xóm, ngõ...), huyết thống (họ gồm đại tông, tiểu tông và các chi...), đẳng cấp xã hội (quan viên, tư văn, tư võ...), nghề nghiệp (hội, phường, phe... của người đi buôn, làm nghề thủ công...), tuổi tác (giáp, đồng niên, đồng môn...), tương trợ (hội hiếu, hội hỷ, hội chơi họ, hội ăn tết...)... Cấu trúc cộng đồng bên trong làng xã hết sức đa dạng, phong phú, gắn bó các thành viên trong nhiều tổ chức cộng đồng theo cấp độ và loại hình khác nhau. Tế bào của làng xã và của xã hội nói chung là gia đình. Gia đình Việt Nam thuộc loại gia đình nhỏ hay còn gọi là gia đình hạt nhân, gồm của yếu hai thế hệ cha mẹ và con cái. Loại gia đình này ra đời rất sớm trong lịch sử và tồn tại cho đến tận ngày nay. Hiện nay, gia đình Việt Nam đang trải qua nhiều biến động, nhưng trước sau gia đình là tế bào cơ sở của xã hội, dựa trên quan hệ huyết thống và tình cảm, ràng buộc mọi thành viên trong ý thức trách nhiệm và quyền lợi mang ý nghĩa bền chặt và thiêng liêng gắn với tục thờ cúng tổ tiên. Gia đình Việt Nam giữ một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong kế thừa văn hóa và giáo dục truyền thống. Gia đình là đơn vị kinh tế trong nền sản xuất tiểu nông truyền thống. Gia đình là đơn vị sản sinh và nuôi dạy con cái, tái sản xuất con người và phát triển nòi giống, là nơi hình thành nhân cách ban đầu của thế hệ trẻ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Trong cuộc sống làng xã, chính từ gia đình, người nông dân, người thợ thủ công tích lũy kinh nghiệm, trau dồi nghề nghiệp và truyền lại cho con cháu. Với một cộng đồng đa dạng, phong phú của làng xã như vậy, để đảm bảo cho sự vận hành của cơ chế, hầu như làng nào cũng có những quy định riêng gọi là lệ làng hay hương ước. Làng thực sự là một đơn vị có tổ chức khá chặt chẽ và đóng vai trò chính yếu trong việc bảo vệ và củng cố mối quan hệ cộng đồng. Trong ý nghĩa nguyên khai, cộng đồng làng xã là tổ chức bảo vệ lợi ích của các thành viên và vì vậy nó được mọi người thừa nhận và góp phần củng cố. Tinh thần đoàn kết, tương trợ cũng được thể hiện chủ yếu và đậm nét trong phạm vi làng. Có thể thấy tình làng, nghĩa xóm của người Việt là sự mở rộng quan hệ gia đình. Người ta quan niệm làng như một gia đình lớn mà mỗi thành viên có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ nhau, bênh vực nhau trong những lúc cần thiết. Do đó mỗi thành viên trong làng đều có ý thức bảo vệ danh dự của cộng đồng làng xã. Từ một truyền thống được hình thành trong cuộc sống lao động và sản xuất, đoàn kết, tương trợ được nhân lên, trở thành một chuẩn mực đạo lý, một giá trị thiêng liêng của dân tộc khi người Việt luôn phải đối mặt với thảm họa xâm lăng của ngoại bang, phải cố kết nhau lại để bảo tồn giống nòi. 2.2. Gắn liền với truyền thống cộng đồng là truyền thống dân chủ làng xã. Để duy trì những quan hệ cộng đồng, cách ứng xử được coi như chuẩn mực là cá nhân phải hòa mình vào tập thể là ngược lại cơ chế quản lý làng xã phải được tổ chức sao cho đảm bảo được sự hài hòa về quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng. Biểu hiện rõ nét của truyền thống này là quyền được tham gia bầu chọn ra những người đại diện, tham gia vào bộ máy quản lý làng xã. Theo nguyên lý, những người thay mặt tập thể để điều hành công việc chung phải là những người có uy tín, tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết, được tập thể kính trọng và tin yêu. Trước những quyết định hệ trọng, dân làng được hỏi ý kiến. Thời cổ đại, đứng đầu mỗi công xã (chiềng, chạ) là một "già làng" ("Po Chiêng" phiên âm chữ Hán là "Bồ Chính") có uy tín và kinh nghiệm. Trong thời kỳ phong kiến, bộ máy quản lý làng xã bao gồm hai bộ phận. Hội đồng kỳ mục (hay hào mục, chức sắc) gồm những người có thế lực và uy tín trong làng, giữ vai trò đại diện cho cộng đồng và chỉ đạo mọi hoạt động của làng. Chức dịch đứng đầu là xã trưởng, sau đổi là lý trưởng, là những người điều hành công việc trong làng và chịu trách nhiệm hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với chính quyền cấp trên. Chức dịch do Hội đồng kỳ mục giới thiệu để dân làng cử và cấp trên xét duyệt, chấp nhận. Bộ máy quản lý làng xã chuyển hóa dần thành đơn vị hành chính cơ sở, nhưng vẫn duy trì tính tự trị tương đối của làng xã và trong giới hạn đó, vẫn mang tính đại diện cộng đồng. Chính kết cấu kinh tế - xã hội của làng xã và cơ chế vận hành của bộ máy quản lý làng xã đã sản sinh ra (truyền thống dân chủ làng xã được biểu thị tập trung trong lệ làng và hương ước). Mỗi làng có một hệ thống phong tục, tập quán riêng tồn tại dưới dạng tập quán pháp rất có hiệu lực được gọi là lệ làng. Từ thế kỷ XV và nhất là từ thế kỷ XVIII - XIX, tập quán pháp truyền miệng được biên soạn lại thành văn bản gọi là hương ước. Đó là những quy ước nhằm bảo vệ lợi ích của cộng đồng, điều hòa mối quan hệ giữa các thành viên trong làng và giữa làng với nước tức giữa "lệ làng" với "phép vua". Vì thế hương ước thường được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với những biến đổi của những mối quan hệ trên vừa bảo đảm đời sống cộng đồng và tính tự trị tương đối của làng xã, vừa thích nghi và tôn trọng phép nước. Nói chung "lệ làng" phải phục tùng "phép vua", nhưng cũng có lúc "phép vua thua lệ làng". Kết quả nghiên cứu và thống kê định lượng một số hương ước cổ (trước Pháp thuộc) và 78 hương ước cải lương thời Pháp thuộc cho thấy có một số thay đổi nhưng không nhiều (ví dụ như tên gọi một số chức dịch trong bộ máy quản lý, nghĩa vụ đối với nhà vua và chính quyền thực dân, lệ phạt đánh đập và đuổi ra khỏi làng bị bãi bỏ trong hương ước cải lương...). Nội dung cơ bản của hương ước trước hết là bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng như trật tự trị an, sản xuất nông nghiệp, đê điều, thủy lợi, đường sá và các công trình công cộng (đình làng, đền, chùa, cầu cống...), nêu cao trách nhiệm và nghĩa vụ của các hạng chức dịch cũng như của các thành viên đối với cộng đồng, quy định nghĩa vụ nộp tô thuế đối với cấp trên, bảo vệ phong tục tập quán và các thứ bậc trong làng, quy định các tế lễ, hội hè và các hình phạt vi phạm lệ làng... Những quy định của hương ước, nhất là các hình thức khen thưởng và xử phạt phản ánh rõ hướng giá trị của đời sống cộng đồng làng xã7. Lệ làng giữ vai trò công cụ điều chỉnh hành vi của cá nhân trong cộng đồng, được thực hiện tự nguyện chủ yếu qua dư luận cộng đồng, qua những lời khen chê, thái độ khích lệ hay phê phán của dân làng. Trong trường hợp cần thiết, làng áp dụng biện pháp phạt vạ hoặc những hình thức bêu xấu, làm nhục người vi phạm nghiêm trọng lệ làng. Ngày xưa, hình phạt cao nhất của làng là đuổi ra khỏi làng. Trong truyền thống dân chủ làng xã Việt Nam có những biểu hiện khá độc đáo. Thông thường dưới thời phong kiến phụ nữ và người nghèo là những lớp người bị coi thường và hầu như không có quyền hành gì trong gia đình và xã hội. Thế nhưng qua một số công trình nghiên cứu địa bạ gần đây có thể thấy rằng trong bộ máy quản lý làng xã có những người hoàn toàn không có ruộng đất tư hữu là hiện tượng khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ đầu thế kỷ XIX. Theo số liệu thống kê của 140 địa bạ năm 1805 của vùng Hà Đông cũ, trong số 834 chức sắc của các làng xã vùng này có 558 người chiếm 66,91% tổng số chức sắc, có ruộng đất tư hữu và 276 người chiếm 33,09% không có ruộng đất tư hữu8. Cũng theo số liệu thống kê địa bạ trên, trên dưới 20% chủ sở hữu là phụ nữ. Quyền sở hữu ruộng đất và tài sản nói chung của phụ nữ Việt Nam đã được Bộ luật Hồng Đức từ thế kỷ XV xác nhận. Theo bộ luật này, trong gia đình con gái được quyền kế thừa tài sản bình đẳng như con trai, ruộng đất của cha mẹ trừ phần ruộng hương hỏa để thờ cúng cha mẹ, còn lại chia đều cho các con, trai cũng như gái. Tài sản của một gia đình được pháp luật quan niệm gồm ba bộ luật tạo thành: tài sản của vợ do cha mẹ vợ chia cho, tài sản của chồng do cha mẹ chồng chia cho và tài sản do hai vợ chồng gây dựng nên. Khi vợ chồng li dị, tài sản của gia đình phân chia theo nguyên tắc: tài sản của vợ trả về cho vợ, tài sản của chồng trả về cho chồng, tài sản do vợ chồng tạo lập nên trong thời gian chung sống chia đôi, mỗi người một nửa9. Đó là những nội dung rất độc đáo trong luật Hồng Đức mà các nhà nghiên cứu luật học chỉ tìm thấy trong bộ luật Hồng Đức ở Việt Nam thời kỳ phong kiến, không tìm thấy ở các nước á Đông khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên thời bấy giờ. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng dân chủ làng xã nói tới ở đây là một hình thức dân chủ sơ khai. Thực chất của thiết chế dân chủ này là một hình thức tự quản nên các thành viên giám sát lẫn nhau trở thành một yêu cầu tự nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kỷ cương. Phương thức này chứa đựng tiềm tàng hai khuynh hướng cực đoan. Khuynh hướng thứ nhất là tạo ra tâm lý giám sát thái quá biến thành sự can thiệp của tập thể vào quá trình phát triển của cá thể, nhất là trong hoàn cảnh bình quân chi phối mọi quan hệ trong làng xã. Khuynh hướng thứ hai là khi dư luận không còn được coi trọng thì những hành vi tự do, tùy tiện (vô chính phủ) rất dễ nảy sinh. Về một phương diện khác, truyền thống dân chủ làng xã cũng chứa đựng tinh thần bình quân chủ nghĩa và tính cục bộ địa phương của từng dòng họ, từng làng xã. 2.3. Cuộc sống gắn bó nhiều đời với sản xuất nông nghiệp khiến cho người Việt luôn luôn gần gũi với thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên, thích nghi với thiên nhiên, tạo nên truyền thống giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ, xa hoa. Trải qua nhiều thế hệ gắn bó với thiên nhiên cùng với những giá trị vật chất và tinh thần do sức sáng tạo của cộng đồng sản sinh ra là những yếu tố quan trọng góp phần dung dưỡng tâm hồn và tình cảm của người Việt Nam. Cũng nhờ đặc điểm này mà người Việt có tấm lòng cởi mở và giàu cảm xúc, sống hòa đồng với cộng đồng và với thiên nhiên. Trong một công trình nghiên cứu về tài năng trẻ Việt Nam, các số liệu thống kê cho thấy trong số 11 lĩnh vực mà các tài năng trẻ đã biểu hiện thì văn hóa là lĩnh vực có tần số xuất hiện cao nhất10. 2.4. Những mặt khác, sản xuất nông nghiệp với cơ sở kinh tế tiểu nông và những điều kiện lao động thô sơ đòi hỏi con người phải lao động vất vả, cực nhọc. Đặc biệt là trong điều kiện của thiên nhiên Việt Nam nắng lắm, mưa nhiều, ẩm thấp, có nhiều hạn hán, lũ lụt và dịch bệnh. Quá trình vật lộn với những khó khăn thử thách đó để lao động sản xuất và tạo dựng cuộc sống đã rèn đúc nên truyền thống cần kiệm, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ. Thậm chí chịu khổ còn trở thành một lối nghĩ, một triết lý sống được nhiều người chấp nhận. Có thể bắt gặp không ít những thành ngữ dân gian như "đói sạch, rách thơm" hay triết lý "an bần, lạc đạo"... trong ngôn ngữ của người Việt. 2.5. Trước khi bước vào thời kỳ định cư lấy trồng lúa nước làm nghề sản xuất chính, tổ tiên của người Việt hoàn toàn không trải qua hình thức kinh tế du mục như nhiều dân tộc ở châu Âu và bắc á. Đây cũng là đặc điểm chung của cả khu vực Đông Nam á. Do đó gần như thiếu hẳn một truyền thống kén chọn thủ lĩnh theo lối đọ sức, đua tài kiểu du mục. Đặc trưng nổi bật của nông nghiệp trồng lúa là tính ổn định của quy trình sản xuất và phẩm chất được đề cao là dạy dạn kinh nghiệm, thông thạo thời tiết, mùa màng. Phẩm chất này chỉ thường có ở những người lớn tuổi. Do đó có vai trò lớn trong sản xuất và trong đời sống xã hội ở các làng quê là các "lão nôngười tri điền", những người "sống lâu lên lão làng". Tryền thống kinh nghiệm, trọng tuổi tác, trọng người già được hình thành chủ yếu là do vậy. Nhưng cũng xuất phát từ truyền thống này lại nảy sinh vấn đề quyền lực người già mà các nhà nghiên cứu thường gọi là "lão quyền". ảnh hưởng của loại quyền lực này nhiều khi có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát huy vai trò và vị trí xã hội của tầng lớp những người trẻ tuổi. 2.6. Cũng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp truyền thống lấy kinh tế tiểu nông mang nặng tính tự cung tự cấp làm đơn vị và cơ sở, người sản xuất không quen hạch toán kinh tế. Đối với kinh tế nông nghiệp truyền thống hầu như mọi tư liệu vật chất phục vụ cho sản xuất đều có sẵn trong tay người nông dân. Giống má thì dành từ mùa thu hoạch trước cho vụ sau, phân bón thì có sẵn trong chuồng lợn và đặc biệt không bao giờ họ tính toán đến công sức của mình bỏ ra. Sự lo toan chủ yếu chỉ tập trung vào chu trình sinh trưởng và chăm sóc của cây lúa theo thời vụ. Từ đây đã hình thành một tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa. Hơn thế, sự thành bại của nông nghiệp hoàn toàn bị phụ thuộc vào thiên nhiên nên dễ tạo ra tâm lý cầu an, cầu may và "ăn xổi". 2.7. Di tồn dưới dạng tập quán của sản xuất nông nghiệp theo lối kinh tế tiểu nông - một loại hình lao động tương đối tự do, còn được biểu hiện ở tác phong tùy tiện, tản mạn, kỷ luật không chặt chẽ. Sự thực là vì sản xuất nông nghiệp tiểu nông không cần tới những tính toán chuẩn xác và sự hiệp đồng thật chặt chẽ. Hầu hết các cư dân nông nghiệp trên thế giới đều có chung đặc tính này. Nhưng quá trình công nghiệp hóa với những đòi hỏi khắt khe của sản xuất nông nghiệp, lối sống tùy tiện, thiếu kỷ luật chặt chẽ dần dần được thay thế bằng tác phong chuẩn xác, có kỷ luật thường được gọi là tác phong công nghiệp. Việt Nam chưa trải qua thời kỳ công nghiệp hóa nên ảnh hưởng của lối sống nông nghiệp còn rất đậm nét trong mọi mặt của đời sống xã hội. 3. Tác động hằng xuyên của hoàn cảnh lịch sử Vị trí địa lý chiến lược của Việt Nam và hoàn cảnh lịch sử của dân tộc Việt Nam sinh ra và lớn lên bên cạnh đế chế Trung Hoa lớn mạnh đã trở thành nhân tố quan trọng tạo ra những điều kiện lịch sử thường xuyên tác động đến lịch sử, cuộc sống và truyền thống Việt Nam. Từ khi đế chế Tần (221 - 206 Tcn) thành lập cho đến đế chế Thanh (1644 - 1911), không một triều đại phong kiến Trung Quốc nào không ít ra một lần xâm lược Việt Nam và có những thời kỳ đất nước bị đô hộ kéo dài hàng chục, hàng trăm năm như thời Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ, thời Minh thuộc 20 năm. Tiếp theo đó, trong thời kỳ cận đại và hiện đại, khi chủ nghĩa thực dân bành trướng sang phương Đông thì Việt Nam lại phải đương đầu với những cường quốc đế quốc chủ nghĩa trên thế giới. Đó là những cuộc kháng chiến và đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kéo dài trên một thế kỷ, chống đế quốc Pháp rồi phát xít Nhật, đế quốc Mỹ. Kể từ kháng chiến chống Tần thế kỷ 3 Tcn đến những cuộc chiến tranh vừa kết thúc trong thế kỷ 20 này, tính ra thời gian cống ngoại xâm, bao gồm cả kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ, đã lên đến trên 12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử. Đặc điểm đáng lưu ý ở đây là độ dài thời gian và tần số xuất hiện, số lượng các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng quá lớn so với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới. Hơn nữa, hầu hết các cuộc kháng chiến lại diễn trong so sánh lực lượng rất chênh lệch, trong điều kiện chiến đấu rất ác liệt. Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều đế chế lớn mạnh ở phương Đông thời cổ - trung đại và nhiều cường quốc đế quốc chủ nghĩa thời cận - hiện đại. Vì vậy, con đường sống còn và chiến thắng của dân tộc ta là phải huy động cao độ sức mạnh mọi mặt của đất nước, sức mạnh vật chất và tinh thần của cả cộng đồng dân tộc. Lịch sử chống ngoại xâm với những đặc điểm như thế đã tác động đến toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đến cuộc sống của cộng đồng các dân tộc và để lại dấu ấn đậm nét trong nhiều truyền thống Việt Nam. Đó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất khuất, niềm tự tôn dân tộc, trí thông minh sáng tạo. Trên cái nền rộng lớn của những truyền thống nói trên, rất nhiều truyền thống khác cũng đã được hình thành. Một trong những biểu hiện dễ thấy là truyền thống sùng bái và thờ cúng anh hùng. Hầu như ở bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam cũng có thể tìm thấy những đền thờ các nhân vật lịch sử có công lao với dân tộc. Họ được nhân dân suy tôn thành những vị thần linh quanh năm được thờ cúng. Sự cúng tế các vị thần này ngoài ý nghĩa trân trọng công lao còn hàm ý cầu mong những vị thần - anh hùng che chở cho dân làng thoát khỏi những hiểm họa chiến tranh và giặc giã vốn xảy ra rất thường xuyên trên đất nước Việt Nam. Cũng do tác động của truyền thống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, ở Việt Nam đã hình thành nên truyền thống thượng võ khá đặc sắc của dân tộc. 4. Tác động của môi trường văn hóa khu vực và thế giới 4.1. ói tới tác động văn hóa khu vực, trước hết phải nói tới cơ tầng văn hóa Đông Nam á. Tuy ở mỗi nước đều có biến thái riêng nhưng tất cả các nước Đông Nam á đều có một mẫu số chung về văn hóa. Đây là một khu vực tiếp xúc giữa đại lục và hải đảo, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nơi đầu mối của các đường giao thông tự nhiên nối liền với lục địa và tỏa ra các hải đảo qua những con đường hàng hải nối liền ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Do điều kiện tự nhiên đó, Đông Nam á là nơi giao thoa gặp gỡ của nhiều tộc người trên các đường thiên di, nơi giao lưu rộng rãi của các nền văn hóa trong khu vực và với những nền văn hóa lớn trên thế giới. Trước đây, Đông Nam á không được coi là một khu vực văn hóa, mà chỉ được coi như khu vực nằm giữa hai nền văn minh Trung Quốc, ấn Độ và thuộc phạm vi của vùng "ấn Độ hóa" (hindouisé) hay "Trung Quốc hóa" (sinisé). Từ quan niệm này, xuất hiện các tên gọi như bán đảo Trung - ấn hay ấn Độ - Chi Na (Indochine/Indochina) và ba nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia thời thuộc Pháp gọi là "ấn Độ China thuộc Pháp (hay Đông Dương thuộc Pháp, Indochine francaise). Tên gọi Indonesia cũng có nghĩa là ấn Đảo (Indonesia = Inde (ấn Độ) + esia (đảo)). Những kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, cổ nhân học, lịch sử, văn hóa... của những thập kỷ gần đây đã cho phép bác bỏ quan niệm đó. Từ thời tiền sử và sơ sử xa xưa, Đông Nam á đã là một khu vực văn hóa khá phát triển và có một cơ tầng văn hóa chung. Vào những thế kỷ trước và đầu công nguyên, văn minh Trung Quốc và ấn Độ bắt đầu mở rộng ảnh hưởng vào khu vực này và mỗi nước trong khu vực tiếp thu những ảnh hưởng văn hóa của hai trung tâm văn minh lớn này dưới nhiều phương thức và mức độ khác nhau, nhưng vẫn bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng của mỗi nước. Về phương diện lịch sử và kinh tế, Đông Nam á là một trong những khu vực xuất hiện sớm của con người, một trong những cái nôi của "cách mạng đá mới" với sự ra đời sớm của nghề trồng trọt, nghề nông nguyên thủy và nằm trong địa bàn quê hương của nghề trồng lúa nước. Về phương diện địa lý - văn hóa, địa - lịch sử, Việt Nam gắn bó với khu vực Đông Nam á, có mẫu số chung với văn hóa khu vực dựa trên nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của xứ nhiệt đới, một xã hội xóm làng với kết cấu cộng đồng cao, một quốc gia nhiều tộc người với nhiều lối sống và quan hệ ứng xử gần gũi. Dĩ nhiên trên cơ tầng văn hóa chung đó, Việt Nam cũng như mỗi nước Đông Nam á có những bản sắc văn hóa riêng do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử cụ thể quy định. 4.2. Việt Nam ở vào một khu vực giao tiếp của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, trước hết và quan trọng nhất là hai nền văn minh lớn của nhân loại: Trung Hoa và ấn Độ. Dưới ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, nhiều yếu tố văn hóa mới đã được du nhập vào Việt Nam, trong đó ảnh hưởng rõ nét nhất là Nho giáo. Những chuẩn mực Khổng giáo được hòa trộn và điều chỉnh bởi các giá trị vốn có của người Việt đã tạo nên một số truyền thống, trong đó hiếu học là một nội dung quan trọng. Trong các phẩm chất được đề cao, đối với người Việt Nam, đạo hiếu và chữ nghĩa là quan trọng nhất. Cũng do ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, ở Việt Nam đã hình thành truyền thống trọng tước, thích làm quan và coi quan tước là một thang bậc đánh giá sự tiến bộ của một cá nhân. ảnh hưởng đáng kể nhất của văn minh ấn Độ ở Việt Nam là Phật giáo. Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam có khác biệt với Phật giáo ấn Độ. Sự truyền bá rộng rãi tư tưởng Phật giáo đã góp phần cùng với những tính cách của cư dân bản địa tạo nên truyền thống nhân ái, vị tha và bao dung của người Việt. Chính do sự giao lưu và tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và ấn Độ mà Việt Nam vừa thuộc cơ tầng văn hóa Đông Nam á, vừa mang những đặc điểm gần với văn hóa Đông á và Nam á, và cũng vì vậy có người muốn xếp Việt Nam vào văn hóa Đông á cùng với Triều Tiên, Nhật Bản11. Từ thế kỷ XVI - XVII, Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với văn minh phương Tây qua hoạt động của một số thương nhân v à giáo sĩ người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Qua sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa này, Việt Nam tiếp nhận một số ảnh hưởng văn hóa và kỹ thuật phương Tây mà sản phẩm tiêu biểu nhất là sự xuất hiện chữ quốc ngữ trên cơ sở dùng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Dưới thời Pháp thuộc, nhân dân Việt Nam kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp, nhưng cũng tiếp nhận nhiều ảnh hưởng tích cực của văn hóa Pháp, nhất là những quan niệm mới về tự do, bình đẳng, bác ái. Cũng từ đầu thế kỷ xét xử, qua những hoạt động của Nguyễn ái Quốc, chủ nghĩa Mác - Lênin dần dần truyền bá vào Việt Nam. Tiếp theo đó, sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và những cao trào cách mạng do Đảng lãnh đạo dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, hệ tư tưởng mới này trở thành hệ tư tưởng chỉ đạo trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và từ đó cũng dần dần tác động đến những truyền thống Việt Nam, làm biến đổi một số truyền thống cổ và nảy sinh những truyền thống mới. Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa rộng rãi và lâu dài vừa làm phong phú, đa dạng nền văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa tạo cho con người Việt Nam một thái độ không đóng kín, thu mình lại đối với thế giới bên ngoài, và tương đối cởi mở, dễ dàng tiếp nhận những cái hay, cái mới của nước ngoài, dễ dàng hội nhập với cộng đồng khu vực và thế giới. Những nội dung của truyền thống Việt Nam được nêu trên đây chưa thể coi là đầy đủ, bởi vì đi sâu vào truyền thống còn phải nghiên cứu kỹ từng mặt, từng lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như phải xem xét kỹ từng loại hình và cấp độ của tổ chức cộng đồng. Trên đây, theo chúng tôi, mới chỉ là những nét khái quát chủ yếu của truyền thống Việt Nam, được hình thành bởi những tác động cơ bản và thường xuyên nhất. Mặc dù vậy, những nội dung truyền thống này có ý nghĩa chi phối các nội dung truyền thống khác. Những vấn đề nêu ra ở đây cũng chưa nhằm đánh giá, nhận định những mặt tích cực hoặc tiêu cực của các truyền thống, mà mới là chỉ ra các truyền thống cơ bản cùng với một số luận giải về nguồn gốc, cơ sở hình thành và nội dung chủ yếu của các truyền thống đó. Chúng tôi thấy cũng cần phải nhắc lại trong kết luận này là truyền thống cùng với những nội dung xác định của nó hình thành không phải chỉ do tác động của một nhân tố riêng biệt nào đó mà luôn luôn là kết quả của những tác động của đa nhân tố. Nhưng dù thế nào thì trong quá trình hình thành đó cũng có những nhân tố đóng vai chủ đạo. Cách tiếp cận của chúng tôi ở đây, một mặt muốn làm đơn giản sự nhận diện nội dung của các truyền thống, mặt khác cũng là muốn nhấn mạnh các yếu tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành nội dung của một truyền thống nào đó. Chú thích 1. J.V. Tavernier: Relation nouvelle et singulière du royaume de Tonkin, R.I. 1908 - 1909. 2. Vũ Minh Giang - Vũ Văn Quân: Biểu hiện của truyền thống Việt Nam qua phân tích thống kê "Tục ngữ phong dao". Trong sách Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Tập I, Hà Nội, 1994, tr. 72-107. 3. Nguyễn Văn Ngọc: Tục ngữ phong dao Việt Nam, Nxb tác phẩm. Hồ Chí Minh, 1991. 4. J. Boissiere: L' Indochine avec les francaises, Paris 1890, tr. 58. 5. J.L.Lanessan: Le Tonkin et la mèra. Paris 1890, tr.266. 6. P. Ory: La commune Anamite au Tonkin, Paris 1894. Bản dịch, Hà Nội, 1992, tr.25. 7. Bùi Xuân Đính: Truyền thống Việt Nam qua tư liệu hương ước, Trong Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, T.I, Hà Nội, 1994, tr. 154 - 225. 8. Nguyễn Quang Ngọc: Một số định hướng giá trị được phản ánh trong hương ước cải lương của các làng thuộc huyện Chương Mỹ đầu thế kỷ XX. Trong Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, T.II, Hà Nội, 1996, tr. 196 - 243. 9. Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang - Vũ Văn Quân - Phan Phương Thảo: Địa bạ Hà Đông, Hà Nội, 1995. 10. Quốc triều hình luật, Hà Nội, 1991, điều luật 388, 391, 374, 375. 11. Vũ Minh Giang: Một số suy nghĩ về tài năng trẻ trong lịch sử Việt Nam. Thông báo khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo số I/1993. 12. Arnold Toynbee: A Study of History. Oxford University Press, London 1972. Leon Vandermeersch: Le nouveau monde sinisé. Paris 1986. Chương 2 Những truyền thống tiêu biểu. Cái chung và cái riêng của truyền thống dân tộc 1. Cái chung và cái riêng trong dư địa chí và địa phương chí xưa và nay 1.1. Thế kỷ XV Nguyễn Trãi viết Dư địa chí và những bạn của ông là Lý Tử Tấn, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Thiên Túng viết cẩn án và thông luận cho sách này chắc chắn đã nhận rõ cái chung và cái riêng trong truyền thống các cộng đồng cư dân Đại Việt qua quá trình phát triển lịch sử và điều kiện địa lý nhân văn. Các ông không chỉ phân biệt phạm vi khu vực hành chính các trấn xứ, đặc điểm kinh tế mà cũng phân biệt phong tục tập quán từng địa phương. Khi bàn về đất Bắc Giang (Hà Bắc) Lý Tử Tấn viết: "Người vùng Kinh Bắc hay oán giận hung tợn, đầu thời thái bình cũng thường ngang ngạnh. Thần trước làm chức hành khiển ở đạo ấy, tâu bày việc nơi biên cảnh, có xin tăng quân số phòng thủ". Khi nói về đất Hải Dương, ông viết: "Đạo Hải Dương đất tốt, người hung hãn. Thời thái bình thì thuận tòng, thời loạn thì cường ngạnh, từ Đinh Lê đến giờ vẫn thế". Hoặc khi nói đến Nghệ An, ông viết: "ở Nghệ An, lòng người nham hiểm hung hãn hơn người Châu ái... Đường sá xa xôi thủy thổ thường quen, các triều đại lấy nơi đó để chế ngự những man di ở phía Tây Nam"1. Lý Tử Tấn còn nêu một số đặc điểm phong tục tập quán, tính nết con người các vùng Sơn Tây, Sơn Nam, Thuận Hóa, Quảng Nam, có tốt, có xấu, có ưu điểm và nhược điểm, theo con mắt của nhà cai trị lúc bấy giờ. Thế kỷ XVII Dương Văn An viết Ô châu cận lục, thế kỷ XVIII Lê Quý Đôn viết Phủ biên tạp lục, Trần Danh Lâm viết Hoan châu phong thổ chí, Bùi Dương Lịch viết Nghệ An ký. Sang thế kỷ XIX, hàng loạt sách dư địa chí được biên soạn cẩn thận, chi tiết và đa dạng. Các tác giả Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Phan Huy Chú, Nguyễn Văn Siêu cho ra đời các bộ Hoàng Việt dư địa chí, Gia Định thành thông chí, Phương Đình dư địa chí. Và đặc biệt là các sử thần của Quốc sử quán thời Tự Đức (1847 - 1883) đã biên soạn bộ Đại Nam nhất thống chí (28 quyển). Ngoài ra còn có thể kể một số địa chí viết về địa phương miền núi như Hưng Hóa phong thổ lục của Hoàng Bình Chính, Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật, Cao Bằng thực lục của Bế Hữu Cung v.v... Cái chung và cái riêng trong sách dư địa chí và địa phương chí của các tác giả trên được nhận thức khá sâu sắc, đặc biệt là những biến đổi diên cách địa lý hành chính; về đặc điểm kinh tế (nông lâm sản, các nghề thủ công); về địa hình sông ngòi núi non; về các nhân vật chính trị nổi tiếng; các anh hùng có công với nước với dân và cả về phong tục tập quán và tính cách con người. Phan Huy Chú trong sách Dư địa chí (trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí) có nhận xét về người Nghệ An như sau: "Núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam Châu. Người thuần mà chăm học, súc vật thì nhiều thú quý của lạ... Được khí tốt của núi sông nên sinh ra nhiều bậc danh hiền". Sách trên cũng cho rằng người Sơn Nam "tụ khí anh hoa, tục gọi là văn nhã", còn người Sơn Tây "Phong khí và nhân vật gần giống như đời cổ, có thói quen theo tính thật thà"2. Sách Đại Nam nhất thống chí viết nói về người Hà Nội: "Đàn ông chăm học, phụ nữ siêng dệt may, công nghệ tinh khéo, Thành thị là nơi tụ họp công thương, có lẫn cả người nước Thanh, tập tục thích xa hoa, dân thôn quê tằn tiện chất phác". Hoặc bàn về người Hưng Yên, sách này viết: "Kẻ sĩ gắng học, nhà nông chăm cày ưa tiết kiệm, tránh xa xỉ, cũng giống như phong tục Nam Định. Dân huyện Hưng Nhân gián hoặc có người điêu toa ngoa ngoắt, trai huyện Kim Động phần nhiều lười biếng chơi bời"3. Nhận xét về tính cách của người Bắc Ninh, Đại Nam nhất thống chí viết: "Tập tục văn vẻ mà cần kiệm, gần giống như Hà Nội. Đến như làng Phù Đổng thì nổi tiếng trung nghĩa; làng Đằng Yên không cẩu thả về mặt hôn thú, làng Trần Xá chuộng tiết nghĩa, biết lễ phép"4. Mỗi tỉnh chí của bộ sách này đều có mục phong tục chuyên bàn luận về phong tục tập quán, về tính cách con người. Chẳng hạn người Sơn Tây thì "thô lỗ, hung hãn có học thì mới thoát khỏi tập tục", người Thừa Thiên thì "tập tục thuần hậu, sĩ phu chăm học hành, dân tứ siêng cấy, dệt, kỹ nghệ tinh khéo, văn vật sáng tươi"; người Khánh Hòa thì "phong tục thuần hậu, tập quán quê mùa. Kẻ sĩ chất phác mà trầm tĩnh, nhân dân kiệm mà lành"5... Ngày nay xem lại những nhận xét như trên có lời bàn chưa hẳn đã chính xác, nhưng biểu thị một khuynh hướng của các tác giả là cố gắng tìm ra những đặc tính con người trong từng địa phương, từng tỉnh. 1.2. Trong thời Pháp thuộc cho đến năm 1945, địa phương chí được biên soạn nhiều hơn. Các tác giả có người Việt, người Pháp, có người là học giả, có người là quan chức địa phương. Trong cả nước, tỉnh nào cũng có một vài bộ địa chí, bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Pháp. Nổi tiếng là các bộ sách Le Thanh Hóa của C.Robequin, Les paysans du delta Tonkinois (những người nông dân châu thổ Bắc Bộ) của P.Gourou, Địa chí Hưng Yên của Trịnh Như Tấu, Địa chí Hà Đông của Hoàng Trọng Phu. Số lượng địa chí của các tỉnh thuộc Nam Kỳ cũng rất phong phú. Các tỉnh Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Chợ Lớn, Gia Định, Long Xuyên, Mỹ Tho, Trà Vinh, Vĩnh Long... đều có những chuyên khảo công phu. Các địa chí được biên soạn trong thời Pháp thuộc trình bày về nhiều mặt như địa lý tự nhiên, địa lý nhân văn, sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội v.v... Nhưng về mặt nhân học (dưới góc độ nhân cách, lối sống) lại khá sơ lược hoặc không đề cập. Mục đích viết địa chí của các tác giả thời kỳ cận đại đến năm 1945 là chú trọng đến nội dung kinh tế - chính trị. Cái riêng của địa phương được tác giả trình bày chủ yếu là những ưu, nhược điểm về kinh tế. 2. Những truyền thống tiêu biểu Qua quá trình lịch sử lâu dài, cùng sinh ra và lớn lên trong một môi trường thiên nhiên, đặc điểm sinh thái của xứ nhiệt đới gió mùa, cùng trải qua những các hình thái kinh tế xã hội, cùng tồn tại và phát triển trong công cuộc dựng nước và giữ nước chung, cùng có một nền văn hóa chung, con người Việt Nam với tư cách là những thành viên của một cộng đồng thống nhất của nhiều dân tộc, có chung một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Có thể nêu lên những truyền thống chung và tiêu biểu sau đây. 2.1. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã hình thành từ trong thời kỳ dựng nước đầu tiên và liên tục phát triển trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, trong quá trình tồn tại với biết bao gian nan thử thách của dân tộc. Trải qua thời kỳ dài hơn nghìn năm Bắc thuộc, người Việt đứng trước nguy cơ đồng hóa và diệt vong mà bao nhóm người Việt khác trong khối Bách Việt đã không vượt qua được, đã bị Hán hóa và đất đai bị sáp nhập thành quận huyện của các đế chế Hán, Đường, Minh, Thanh. Trong hơn nghìn năm Bắc thuộc, người Việt tuy mất nước nhưng vẫn giữ được làng như "thế giới riêng" của mình để bảo tồn tiếng nói và văn hóa của cộng đồng và từ đó biết tiếp nhận nhiều yếu tố tích cực của văn hóa Hán làm phong phú cho văn hóa, ngôn ngữ dân tộc, phát triển cuộc sống kinh tế - xã hội, tăng thêm sức mạnh cho dân tộc. Qua giao lưu văn hóa và cả qua cưỡng bức văn hóa của kẻ xâm lược, Việt Nam tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, nhưng điều cẩn khẳng định là Việt Nam vẫn giữ được vốn văn hóa cùng bản sắc văn hóa của mình và cuối cùng, tự mình đấu tranh giành lại được độc lập dân tộc. Đây là một trường hợp thành công duy nhất trong các nhóm Bách Việt và cũng là trường hợp hiếm có trong lịch sử thế giới. Từ năm 938 về sau, Việt Nam mới thực sự bước vào một kỷ nguyên độc lập mới. Song từ bấy giờ đến cuối những năm 70 của thế kỷ này, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến toàn dân khốc liệt; chống Tống, chống Mông Nguyên, chống Minh, chống Thanh, chống Pháp, chống Mỹ... Mỗi lần kháng chiến, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam lại trải qua những thử thách mới và càng được rèn luyện, nâng cao. Bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư đời Lý; bài Hịch tướng sĩ của Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn cùng biết bao lời nói và việc làm của các vị Hoàng đế, tướng soái cho đến những người dân yêu nước bình thường trong kháng chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên, đều là những biểu thị của tinh thần xả thân vì nước. Tới thế kỷ XV, tinh thần yêu nước lại được nâng lên với lòng tự hào dân tộc và một nhận thức mới về lịch sử, về văn hóa mang tính hệ thống và khái quát cao qua Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi nước. Cuối thế kỷ XVIII, đất nước đang bị phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài và các chính quyền Trịnh, Nguyễn đã thoái hóa, giặc ngoại xâm đe dọa từ hai phía Nam, Bắc. Thế mà phong trào Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ đã dương cao ngọn cờ yêu nước "đáh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ", đã đánh tan kẻ thù từ hai phía, bảo vệ thành công chủ quyền đất nước. Trong Cách mạng tháng Tám 1945 rồi trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam lại được phát huy và nâng lên ngang tầm thời đại. Trong 30 năm liên tục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, toàn quân, toàn dân Việt Nam đã thực hiện thắng lợi lời thề độc lập thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy" (Tuyên ngôn độc lập). Quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc Việt Nam còn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển sớm của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đây là một vấn đề lớn đã được giới sử học và khoa học xã hội Việt Nam và cả một số nhà Việt Nam học nước ngoài nêu lên và thảo luận từ năm 1955 cho đến nay. Trước đây có một xu hướng nghiên cứu sự hình thành dân tộc Việt Nam theo quan niệm "dân tộc" (nation) như các nước châu Âu, ở đó "dân tộc" không thể ra đời trước chủ nghĩa tư bản và coi "dân tộc" như một phạm trù lịch sử hình thành trên cơ sở phát triển của chủ nghĩa tư bản. Và như thế, không chỉ ở Việt Nam và nói chung ở phương Đông, vào thời kỳ tiền thực dân chưa có khả năng hình thành và tồn tại của "dân tộc". Nhưng càng ngày càng có nhiều nhà khoa học cho rằng quá trình hình thành dân tộc ở Việt Nam và nhiều nước phương Đông diễn ra không hoàn toàn như phương Tây và quan điểm cho rằng dân tộc Việt Nam hình thành sớm được nhiều người chấp nhận. Đó là một quá trình cố kết cộng đồng diễn ra trên cơ sở liên kết cộng đồng nhà (gia đình) - làng (công xã nông thôn) - nước (quốc gia, dân tộc) trong những điều kiện tự nhiên, xã hội và hoàn cảnh lịch sử cũng như sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội của phương Đông có khác với phương Tây6. Quá trình thống nhất quốc gia và hình thành sớm của dân tộc Việt Nam cũng góp phần quan trọng thúc đẩy sự cố kết dân tộc và sự trưởng thành của ý thức dân tộc. Yêu nước là tình cảm và ý thức phổ biến của mọi dân tộc. Nhưng ở dân tộc Việt Nam do hoàn cảnh lịch sử riêng, do những thách thức mà dân tộc phải trải qua, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hình thành sớm, phát triển sâu sắc và mang những nội dung riêng. Đó không những là tình yêu quê hương xứ sở, mà còn là ý thức dân tộc, tinh thần độc lập, ý chí tự lập tự cường cao mà nội dung cơ bản là coi độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ là lợi ích tối cao, là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Người Việt Nam coi chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc đó là chuẩn mực cao nhất của đạo lý Việt Nam, là tiêu chí chi phối mọi giá trị, hành vi và ứng xử xã hội. 2.2. Tinh thần cộng đồng là một nét nổi trội, phổ biến và đặc sắc của truyền thống Việt Nam. Hiện nay hơn 80% dân số Việt Nam vẫn sống trong các cộng đồng làng, ấp, bản, buôn... ở nông thôn và miền núi. Giữa những con người trong các làng, ấp, bản, buôn... ấy còn bảo lưu nhiều quan hệ cộng đồng chồng xếp lên nhau. Loại hình cộng đồng xuất hiện sớm trong lịch sử là cộng đồng huyết thống của công xã thị tộc, rồi tiếp theo đó, là cộng đồng gia đình và dòng họ bảo tồn lâu dài cho đến tận ngày nay và giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Gia đình Việt Nam phổ biến là loại gia đình hạt nhân, tuy một số dân tộc miền núi ở Tây Bắc và Tây nguyên còn tồn tại loại hình đại gia đình. Nhưng nền kinh tế nông nghiệp lúa nước truyền thống đã khiến cho gia đình nhỏ sớm trở nên đơn vị kinh tế và từ đó càng củng cố vị trí, vai trò của gia đình và sự liên kết các thành viên của gia đình. Theo thống kê của nhà Tiền Hán, vào thế kỷ I Tcn, quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) có 92.440 hộ với 746.232 nhân khẩu, bình quân mỗi hộ có 8,07 người; quận Cửu Chân (bắc Trung Bộ) có 35.743 hộ với 160.013 nhân khẩu, bình quân mỗi hộ có 4,61 người; quận Nhật Nam (trung Trung Bộ) có 15.460 hộ với 69.480 nhân khẩu, bình quân mỗi hộ có 4,49 người7. Như vậy ở Việt Nam thời đó, bình quân mỗi g có 6,83 người. Vào đầu thế kỷ XV, thống kê dân số của nhà Minh năm 1417 cho biết, số hộ của cả quận Giao Chỉ (tức Việt Nam thời thuộc Minh) là 120.412 và số nhân khẩu là 500.264, bình quân mỗi hộ có 4,15 người8. Kết quả điều tra dân số năm 1989 cho biết chính xác tổng dân số là 62.656.941 người với 12.958.041 hộ, bình quân mỗi hộ có 4,84 người9. Tất nhiên ngày xưa, không chỉ miền núi mới có đại gia đình mà ngay miền đồng bằng cũng có hiện tượng gia đình "ba thê bảy thiếp", gia đình "tam đại đồng đường", "tứ đại đồng đường", có lúc "ngũ đại đồng đường". J. Boissière cho biết đến thế kỷ XIX "khi 5 đời của cùng một gia đình cùng sống quây quần mà không có xích mích gì, quan phủ huyện hàng năm phải tâu trình lên nhà vua để được ban thưởng"10. Điều đó chứng tỏ đấy là hiện tượng hiếm có và phần nhiều thuộc tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên. Còn đơn vị gia đình phổ biến trong dân chúng là gia đình nhỏ và ngày nay, trong một số gia đình có sự chung sống của ông bà và cháu thường chỉ trong một thời gian nhất định khi con cháu làm nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ. Do sự gắn bó lâu đời trong tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái của tế bào xã hội, cùng chia sẻ nỗi vui buồn, sướng khổ của cộng đồng, cùng lao động sinh sống, cùng nuôi dạy con cái..., tình cảm gia đình rất sâu đậm trong tâm lý con người Việt Nam và là cơ sở đầu tiên có ý nghĩa nền tảng của tính cộng đồng. Những gia đình cùng huyết thống họp nhau lại thành họ. Cộng đồng họ tồn tại phổ biến và ở nông thôn, những thành viên cùng dòng họ thường sống quy tụ trong một xóm hay một địa bàn cư trú nhất định, có nhà thờ họ chung, có gia phả và có họ còn có tộc ước quy định những điều lệ giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn, trong hiếu hỷ và những nghĩa vụ đối với việc họ, việc thờ cúng tổ tiên chung. Quan hệ dòng họ mở rộng và củng cố thêm quan hệ huyết thống lấy gia đình làm đơn vị. Tục ngữ Việt Nam có câu "giọt máu đào hơn ao nước lã". Người Kinh có khoảng 300 họ, riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ có khoảng trên 200 họ11. Theo kết quả thống kê địa bạ năm 1805 của 5 huyện thuộc Hà Đông cũ thì vùng này có 71 họ tính theo danh sách những chủ sở hữu ruộng đất12. Tất nhiên rất khó thống kê một cách chính xác số họ trong cả nước hoặc trong từng vùng vì ở Việt Nam, mỗi họ có khi được gọi bằng tên một chữ riêng như họ Lê, Nguyễn, Lý..., nhưng có khi được phân biệt bằng tên gọi gồm hai chữ ghép như Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Nguyễn Huy... Cộng đồng làng xã có nguồn gốc từ công xã nông thôn ra đời từ giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử. Loại công xã này tồn tại phổ biến và mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có tên gọi riêng như chạ, chiềng rổi làng trong dân tộc Kinh (Việt), bản, mường trong dân tộc Mường, Thái; buôn, plây trong các dân tộc Tây nguyên, phum, sróc trong dân tộc Khơ Me... Nói chung, tùy theo tiến trình lịch sử và đặc điểm của từng dân tộc, từng khu vực, các công xã nông thôn bao gồm những loại hình chính sau đây: 1. Loại chỉ có ruộng đất công, không có ruộng đất tư hữu và ruộng đất công đó được phân chia về cho các gia đình thành viên cày cấy. 2. Loại vừa có ruộng đất công vừa có ruộng đất tư hữu và phần ruộng đất công tuy thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua, nhưng vẫn do công xã quản lý và chia về cho các gia đình sử dụng. 3. Loại hầu như chỉ có ruộng đất tư hữu, ruộng đất công không có hoặc không có bao nhiêu. Có thể nêu lên 3 mô hình của 3 loại công xã nông thôn trên như sau: Loại 1 và 2 còn tồn tại phổ biến ở miền núi. ở đồng bằng, trong dân tộc Kinh, loại 1 phổ biến trong thời cổ đại, loại 1 và 2 cùng tồn tại trong thời kỳ thế kỷ X đến XV, loại 2 và 3 cùng tồn tại phổ biến trong thế kỷ XVI đến XX, nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là loại 3. Cho đến thế kỷ XIX, nói chung trên cả nước, trong tổng số ruộng đất canh tác và nộp thuế (thực trưng) có gần 20% ruộng đất công13. Tuy nhiên trong từng vùng, tỷ lệ giữa ruộng đất công và ruộng đất tư rất khác nhau. CX R§ TV CX R§ TV CX R§ TV Lo¹i I Lo¹i II Lo¹i III CX = C«ng x· R§ = Ruéng ®Êt TV = Thµnh viªn Ruéng ®Êt c«ng Ruéng ®Êt t- Kết quả khai thác và xử lý 140 địa bạ năm Gia Long 4 (1805) của 5 huyện Từ Liêm, Thượng Phúc, Sơn Minh, Đan Phượng và Hoài An, nay thuộc miền tây Hà Nội và tây nam Hà Tây, trước đây thuộc tỉnh Hà Đông, cho biết ruộng đất tư chiếm 65,34% tổng diện tích canh tác, trong lúc ruộng đất công chỉ còn 14,59% và công châu thổ 7,53%, ngoài ra là các loại ruộng đất của chùa, đền, nhà thờ họ, thổ cư14. 14.59% 65.34% 20.06% 100% C«ng ®iÒn thæ T­ ®iÒn C¸c lo¹ i kh¸ c Tæng diÖn tÝch Phân bố ruộng đất 4.40% 8.56% 21.79% 16.78% 29.01% 21.26% 100% 100% Chøc s¾c N÷ Phô canh Tæng sè Ph©n bè t û l Ö së h ÷u t ­ ®iÒn Sè chñ T­ ®iÒn TØ l Ö chñ së h ÷u 78% 22% Chñ n÷ Chñ nam Kết quả khai thác và xử lý 1.637 địa bạ của Nam Kỳ lục tỉnh năm Minh Mạng 17 (1836) lại cho biết ruộng đất công chỉ chiếm 7,57%, trong lúc ruộng đất tư chiếm đến 92,43% tổng diện tích canh tác15. Tỉnh Tổng diện tích RĐ canh tác Ruộng đất công Ruộng đất tư Biên Hòa 13427.1.06.5 829.3.14.0 6,18% 12597.7.07.5 93,82% Gia Định 162955.3.12.7 6310.1.05.7 7,60% 156645.2.07.0 92,40% Định Tường 136331.7.09.4 1908.4.07.5 1,13% 134423.3.01.9 98,87% Vĩnh Long 178678.6.12.8 22739.8.13.8 12,73% 155938.7.14.0 87,27% An Giang 96569.3.12.1 4329.7.03.0 4,48% 92239.6.09.1 95,52% Hà Tiên 3132.1.08.7 2414.7.05.9 77,10% 717.4.02.8 22,90% Lục Tỉnh 591094.5.02.2 100% 38532.3.04.9 7,57% 552562.1.12.3 92,43% Chøc s¾c 67% 33% Cã ruéng Kh« g ruéng Tuy tỷ lệ ruộng đất công và tư trong làng xã các vùng khác nhau nhiều như vậy và tuy đặc điểm của làng xã luôn luôn có những thay đổi trong không gian và thời gian, nhưng sự bảo tồn lâu dài của làng xã trên cơ sở kết cấu kinh tế - xã hội của công xã nông thôn đã tạo nên một nền tảng quan trọng cho tâm lý và tính cách cộng đồng của con người Việt Nam. Bên trong mỗi làng xã là sự tồn tại đan xen rất đa dạng nhiều loại cộng đồng khác nhau. Thêm vào đó là những tục lệ, hương ước, những tín ngưỡng dân gian và những lễ hội truyền thống càng nâng cao ý thức, tâm lý cộng đồng và thắt chặt quan hệ cộng đồng. Từ gia đình đến dòng họ rồi làng xóm, hàng loạt quan hệ cộng đồng cùng tồn tại và bổ sung cho nhau, tạo nên tính cộng đồng cao trong cuộc sống hàng ngày, trong các hoạt động văn hóa - xã hội cũng như trong ý thức, tâm lý và cả trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Tính cộng đồng là đặc điểm chung của nhiều nước phương Đông, tuy mỗi nước do những điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà mang những sắc thái riêng. Những nước á Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, việt nam đều được nhiều nhà nghiên cứu coi là những nước có tính cộng đồng cao, nhưng rõ ràng nội dung và tính cách cộng đồng lại khác nhau. Tính cộng đồng của người Hoa ở Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở của đại gia tộc với những gia đình lớn và chế độ gia trưởng rất mạnh. Tính cộng đồng của người Nhật được biểu thị tập trung trong những nhóm xã hội gọi là ie (ie là "gia" có nghĩa như một cộng đồng dựa trên thể chế hộ gia đình) với ý thức bảo vệ lợi ích chung và lòng trung thành cao độ với cộng đồng. Có người định nghĩa "ie là nhóm xã hội được xây dựng trên nền tảng của một cấu trúc được thiết lập theo sự sinh sống và tổ chức quản lý"16. Tính cộng đồng này có cội nguồn sâu xa trong lịch sử Nhật Bản, thể chế gia đình, làng xã và văn hóa Nhật Bản, được chế độ Sảmtai củng cố bằng tinh thần kỷ luật, tổ chức cao và lòng trung thành vô hạn, đã được xã hội hóa thành những giá trị xã hội. Bên trong nhóm xã hội, quan hệ huyết thống không quan trọng, mà là ý thức phận sự, quan hệ tình cảm và cấu trúc theo chiều dọc cùng với các thứ bậc phân loại rạch ròi giữ vai trò chi phối. Tính cộng đồng đó đã được phát huy cao độ trong đời sống mọi mặt của người Nhật, đặc biệt trong các tổ chức kinh tế - xã hội, trong các công ty, xí nghiệp và trở thành một sức mạnh tinh thần to lớn trong xây dựng đất nước, trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được các nhà Nhật Bản học đặc biệt quan tâm nghiên cứu và thảo luận. Hàn Quốc là một nước đồi núi, hầu như không có đồng bằng, các làng xã vì thế trải rộng trên các thung lũng hay đồi núi. Nền tảng của làng xã là những dòng họ với những gia đình nhỏ mang tính gia trưởng cao và giữ vai trò chi phối cuộc sống cộng đồng17. Tính cộng đồng của mỗi nước có chỗ mạnh và chỗ yếu, vấn đề là biết cách phát huy, khai thác sức mạnh đó như thế nào và về phương diện này, Nhật Bản là một thành công lớn. 2.3. Tinh thần nhân ái, khoan dung và trọng nghĩa khí Do phải liên kết lại trong cuộc đấu tranh khắc phục thiên tai, khai hoang, đắp đê làm thủy lợi, chống ngoại xâm, do sống gắn bó trong các cộng đồng gia đình và làng nước, con người việt nam có tinh thần đoàn kết thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc nhau trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Tinh thần nhân ái đó được phản ánh trong các phong tục tập quán của làng xã, trong các hội, phường mang tính chất tương trợ, ái hữu và được đúc kết lại trong nhiều ca dao tục ngữ trở thành như câu nói đầu miệng của người Việt Nam: Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một loài... Trong quan niệm truyền thống, người việt nam coi nước, quốc gia, dân tộc cũng như một thứ cộng đồng huyết thống, nhưng con cháu của một tổ tiên chung từ trong nguồn gốc xa xưa. Điều đó biểu thị trong huyền thoại Bố Lạc Long (Rồng) lấy Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con, trong đó người con trưởng theo Mẹ lên núi là Vua Hùng lập ra nước Văn Lang. Vì vậy người việt nam coi nhau là con Rồng cháu Tiên, là đồng bào ruột thịt có vị Tổ chung là Vua Hùng. Cách xưng hô của người Việt cũng là sự chiếu rõi quan hệ huyết thống gia đình ra quan hệ toàn xã hội. Người ít tuổi tự xưng là con, là cháu, và gọi người cao tuổi hơn là cô dì, chú bác, ông bà, cụ... Nguyễn Trãi từng nói: Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền, Cành nam, cành bắc một cội nên. Tục thờ cúng tổ tiên phổ biến của người Việt cũng biểu thị tấm lòng tưởng niệm, ghi nhớ công ơn của con cháu đối với tổ tiên, đồng thời cầu mong sự chứng giám, phù hộ của tổ tiên. Đó là truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ giồng cây" của đạo lý Việt Nam. Trong gia đình, dòng họ có tục thờ cúng tổ tiên, thì trong làng có tục thờ Thành hoàng được coi là vị thần bảo hộ cho cả cộng đồng làng xã. Tục thờ Thành hoàng và ngôi đình làng là nơi sinh hoạt cộng đồng và tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng là một nét độc đáo của làng Việt. Trung Quốc có tục thờ Thành hoàng nhưng chủ yếu ở thành thị. ở ta, Thành hoàng thường là những người có công với dân với nước, những anh hùng dân tộc, những nhà văn hóa, những người có công khẩn hoang lập ấp, truyền bá nghề mới... và cả những Thiên thần tức những hiện tượng tự nhiên liên quan đến nông nghiệp và cuộc sống cộng đồng như mây, mưa, sấm, chớp... Trong tín ngưỡng Việt Nam còn có những tàn dư của đạo Vật tổ, của tín ngưỡng phòng thực, có tục thờ Nữ thần, nhất là thờ Mẫu18... Tín ngưỡng dân gian Việt Nam mang tính đa thần. Thần của người Việt không phải cao xa như một thứ lý trí tuyệt đối siêu nhiên, cũng không phải những Chúa cứu thế, Chúa sáng thế sinh ra loài người và cứu vớt linh hồn..., mà là những Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa, Mẹ Dâu, những lực lượng tự nhiên liên quan đến cuộc sống con người, những vị "sinh vi tướng, tử vi thần", những con người có nhiệm vụ "hộ quốc bảo dân" như được các vương triều phong tặng trong sắc thần. Những vị thần đó được tôn thờ để chứng giám, phù trợ, cứu giúp những con người hiện thế, vì cuộc sống của họ. Trên cơ sở các tín ngưỡng dân gian đó, từ rất sớm, Việt Nam tiếp nhận Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo. Tuy có thời Phật giáo toàn thịnh như thời Lý, Trần, có thời Nho giáo được các vương triều nâng lên vị trí độc tôn như thời Lê sơ, thời Nguyễn... Nhưng trong thực tế và quan niệm phổ biến của nhân dân, các tôn giáo và hệ tư tưởng đó đều hội nhập với tín ngưỡng dân gian và đều "tam giáo đồng tôn", hay thậm chí "tam giáo đồng nguyên". Trong nhiều gia đình, vừa thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, vừa thờ Phật, thờ Khổng Tử... Người Việt Nam tiếp nhận nhiều ảnh hưởng sâu xa của Nho giáo, nhất là qua giáo dục và thi cử. Đạo Phật với những tư tưởng bình đẳng, bác ái, cứu nạn cứu khổ, đại từ đại bi, càng dễ hội nhập vào đời sống xã hội, vào nền văn hóa dân gian với những truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái của Việt Nam. Từ thế kỷ XVI - XVII, đạo Thiên chúa từ phương Tây cũng được truyền bá vào Việt Nam. Sau đó, có đạo Tin lành, trong dân tộc Chăm, Khơ Me có Hồi giáo, ấn Độ giáo... Chỉ có đôi lúc, vì đạo Thiên chúa không chấp nhận tục thờ cúng tổ tiên, và nhất là vì chủ nghĩa thực dân cố ý lợi dụng tôn giáo này trong mưu đồ xâm lược, nên có xảy ra hiện tượng "xung đột lương - giáo". Nhưng đó chỉ là hiện tượng cục bộ và nhất thời, trong lịch sử Việt Nam không có chiến tranh tôn giáo và hận thù tôn giáo. Tuyệt đại đa số con người Việt Nam không có tâm lý cuồng tín tôn giáo. Thái độ phổ biến của nhân dân Việt Nam là sự khoa dung tôn giáo. Trước kẻ thù xâm lược, nhân dân ta đấu tranh không khoan nhượng và khi cần thiết, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh gian khổ. Nhưng mỗi khi kẻ thù đã hạ vũ khí hoặc sau lúc chiến tranh đã kết thúc, truyền thống của dân tộc ta cũng rất bao dung, nhân đạo. Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) thắng lợi, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã "Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh, Sữa hòa hiếu cho hai nước, Tắt muôn đời chiến tranh" (Nguyễn Trãi, Phú núi Chí Linh). Mùa xuân Kỷ Dậu (1789) sau khi đại phá quân Thanh, Quang Trung Nguyễn Huệ cũng ra lệnh nuôi dưỡng hàng vạn tù binh vì "thể đức hiếu sinh của Thượng đế và lấy lượng cả bao dung" (Chiếu phối thuộc hàng binh nội địa) và đối với quân giặc bị vùi xác nơi đất khách quê người thì: "Nay ta sai thu nhật xương cốt chôn vùi, Bảo lập đàn bên sông cúng tế" (Văn tế của Vũ Huy Tấn)... Khi chiến tranh đã chấm dứt, nhân dân ta không để cho hận thù chi phối trong quan hệ giao tiếp cũng như buôn bán làm ăn giữa hai nước, cư xử cởi mở và bình thường với nước hôm qua vừa mới xâm lược mình. Do cuộc sống cộng đồng và vì lợi ích chung của cộng đồng, người Việt Nam rất coi trọng nghĩa khí, trọng nghĩa hơn tài. Truyền thống này còn có thêm cơ sở của nền văn minh tiền tư bản chủ nghĩa, tiền công nghiệp, kinh tế thị trường chưa phát triển và vai trò của đồng tiền chưa giữ vai trò chi phối mọi động cơ và hành vi con người. Từ truyền thống và đạo lý dân tộc, khi tiếp nhận ảnh hưởng của Nho giáo, theo một số nhà nghiên cứu, nhân dân ta coi trọng chữ nghĩa hơn và chữ nhân, chữ hiếu cũng phải gắn liền với chữ nghĩa19. Trong suy nghĩ và ứng xử của người Việt, trước hết là vì nghĩa. Trong gia đình, họ hàng, làng xã và đất nước, người ta đối xử với nhau theo nghĩa và vì nghĩa. Trong gia đình, quan hệ vợ chồng không phải chỉ vì tình mà còn vì nghĩa, nghĩa vợ chồng. Trong làng, có nghĩa xóm làng, nghĩa quê hương. Trong truyền thống "tốn ư trọng đạo", nội dung chủ yếu cũng là nghĩa thày - trò. Đối với đất nước có nghĩa đồng bào ruột thịt và lợi ích cao cả nhất của dân tộc được coi là đại nghĩa của dân tộc. Trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, cốt lõi là tinh thần yêu nước, thương dân và độc lập dân tộc tức là đại nghĩa dân tộc. Vì vậy, ông quan niệm "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo" và "Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, đem chí nhân để đổi cường bạo" (Bình Ngô đại cáo). Khi nói "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", trong quan niệm của người Việt Nam, cũng là vì nghĩa. Và ngày nay, chúng ta thực hiện "đền ơn, đáp nghĩa" đối với những người có công với nước, với dân cũng là tiếp nối và phát huy truyền thống vì nghĩa và trọng nghĩa của dân tộc. 2.4. Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, biết tiếp nhận và vận dụng cái mới, tư duy coi trọng kinh nghiệm và mang tính tổng hợp Lớn lên trong một thiên nhiên giàu đẹp nhưng đầy gian nan thử thách, người nông dân Việt Nam có tinh thần lao động cần cù, chịu khó, chịu khổ. Đức tính này thể hiện tập trung ở người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ với tinh thần chịu đựng và cần kiệm cao. Để theo kịp thời vụ, trong những dịp cày cấy, gặt hái, người nông dân thức khuya, dậy sớm, làm ăn không tính thời gian và công sức, "một nắng hai sương", "đầu tắt mặt tối". Nhưng trong những điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên nhiệt đới và những đòi hỏi của nghề nông trồng lúa nước và các nghề thủ công, tinh thần lao động cần cù chưa đủ, mà còn phải có trí thông minh sáng tạo, "khéo tay hay làm". Qua kinh nghiệm tích lũy nhiều đời, người nông dân đã tạo ra nhiều giống lúa thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng từng vùng, sớm biết đắp đê sông, đê biển và tìm ra những phương thức thủy lợi phù hợp với địa hình sông nước từng khu vực. Từ nền văn hóa Đông Sơn xa xưa cho đến những sản phẩm thủ công nghiệp ngày nay, người thợ thủ công đã biểu thị tài năng sáng tạo của mình trong khai thác và sử dụng nguyên vật liệu, trong kỹ thuật chế tác và trong nghệ thuật tạo dáng, trang trí... Trí thông minh sáng tạo của dân tộc còn được biểu thị tập trung trong tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam, sản phẩm của cuộc đấu tranh mang ý nghĩa sống còn của cả cộng đồng. Đó là những tư tưởng và nghệ thuật độc đáo đã được những nhà quân sự thiên tài của dân tộc đúc kết lại như "vua tôi đồng lòng, cả nước chung sức", "dĩ đoạn binh chế trường trận" (Trần Quốc Tuấn), "thắng hung tàn bằng đại nghĩa, lấy chí nhân thay cường bạo", "lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh" (Nguyễn Trãi), "đánh cho để đen răng, đánh cho để dài tóc, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn" (Nguyễn Huệ). Những truyền thống và kinh nghiệm này đã được phát huy cao độ và nâng lên trình độ mới trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa qua. Sinh ra và lớn lên trên một địa bàn mang tính giao lưu và tiếp xúc của nhiều nền văn hóa, con người Việt Nam không những cởi mở mà còn biết thích nghi và hội nhập, nhạy cảm với cái mới và biết tiếp nhận, vận dụng những thành tựu kỹ thuật và ảnh hưởng văn hóa bên ngoài vào cuộc sống của mình. Từ những thế kỷ đầu công nguyên, người Việt đã tiếp thụ nhiều thành tự kỹ thuật của Trung Quốc như nghề làm giấy, nghề tráng men và làm đồ sứ... Trong kỷ nguyên Đại Việt thế kỷ X đến XV, nhân dân ta lại tiếp nhận kỹ thuật chế thuốc súng và làm hỏa pháo. Đầu thế kỷ XV, súng Thần cơ do Hồ Nguyên Trừng sáng chế, theo sự đánh giá của quân Minh, còn tỏ ra ưu việt và có hiệu quả cao hơn hỏa pháo đương thời của nhà Minh. Cũng vào đầu thế kỷ XV, Nguyễn An là một công trình sư tài năng đã được triều Minh sử dụng để thiết kế và trông nom xây dựng kinh thành Bắc Kinh... Truyền thuyết về tổ sư nhiều nghề thủ công cổ truyền cho rằng tổ sư của họ là những người có dịp đi sứ sang Trung Quốc, học được nghề mới đem về truyền bá cho dân làng, nhưng trường hợp Lương Như Hộc với nghề khác bản in ở Hồng Lục, Liễu Tràng; Lê Công Hành với nghề thêu ở Quất Động và nghề làm lọng ở Hàng Lọng; Phùng Khắc Khoan với nghề dệt... Có nhiều căn cứ khoa học để khẳng định những nghề thủ công trên đã xuất hiện ở Việt Nam từ trước đó, nhưng các truyền thuyết về Tổ sư đem nghề từ Trung Quốc về cũng ít nhiều phản ánh sự giao lưu văn hóa giữa hai nước. Từ thế kỷ XVII khi tiếp xúc với kỹ thuật phương Tây, nhiều Việt Nam cũng tỏ ra nhạy bén và biết tiếp thu, vận dụng một số thành tựu mới lạ này. Thế kỷ XVIII, thợ thủ công Nguyễn Văn Tú sau hai năm sống ở Hà Lan đã học được nghề chế đồng hồ và máy kính thiên lý (ống nhòm), đem về nước truyền bá cho gia đình. Năm 1839, những thợ đóng thuyền của nhà Nguyễn cũng đã chế tạo thử nghiệm thành công một chiếc tàu chạy bằng máy hơi nước đầu tiên của Việt Nam trên cơ sở tự nghiên cứu một chiếc tàu do triều đình mua của nước ngoài... Vào nửa sau thế kỷ XIX, điều trần của một số nhà cải cách như Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Bùi Viện... cho thấy dù đất nước lúc đó đã trở nên lạc hậu so với nền văn minh công nghiệp phương Tây, nhưng trí tuệ của những trí thức tiến bộ của Việt Nam vẫn có đủ năng lực để nhận biết và học tập kỹ thuật phương Tây. Tiếc rằng, hoàn cảnh khó khăn của đất nước và ý thức hệ bảo thủ của Nho giáo đang ngự trị trong đầu óc của triều đình, nhà Nguyễn đã không chấp nhận và thực thi những đề án cải cách tiến bộ đó, tạo cơ hội đưa đất nước vào con đường canh tân. Xuất phát từ kinh tế nông nghiệp và tiểu nông, con người Việt Nam coi trọng thực tế và kinh nghiệm. Nhưng họ cũng biết từ kinh nghiệm đó để đúc kết thành những hiểu biết mang tính tổng kết lưu truyền cho con cháu. Đó là những tổng kết rất phong phú về chu kỳ thời tiết, quá trình sinh trưởng của cây lúa, về nhận biết và đoán trước những báo hiệu của thay đổi khí hậu, bão táp, lũ lụt..., về đạo lý và cách ứng xử... Những tổng kết đó được lưu giữ lại trong kho tàng ca dao, tục ngữ và văn hóa dân gian nói chung. "Nước - phân - cần - giống" là những tổng kết khá hoàn hảo của nền nông nghiệp trồng lúa nước cổ truyền đến nay vẫn còn những giá trị của nó. Từ tư duy kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm của nông dân, trí thức Nho giáo nâng lên thành tư duy tổng hợp của triết học phương Đông. So với tư duy phân tích, thực nghiệm và khái quát của phương Tây khi bước vào thời kỳ phát triển của khoa học kỹ thuật, tư duy kinh nghiệm và tổng hợp có mặt hạn chế của nó. Nhưng trong điều kiện phát triển của văn minh công nghiệp chuyển lên văn minh hậu công nghiệp hiện nay, thì tư duy tổng hợp của Việt Nam và phương Đông, nếu biết kết hợp với tư duy phân tích và khái quát sẽ trở thành một ưu thế của tư duy hiện đại. 3. Những cái riêng của truyền thống Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong truyền thống Việt Nam nằm trong mối quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận. Về phương diện địa lý, Việt Nam bao gồm nhiều vùng địa lý với những đặc điểm khác nhau về địa hình, khí hậu, môi trường, sinh thái. Rõ ràng giữa vùng đồng bằng với vùng trung du, vùng núi rừng, cao nguyên, giữa miền Bắc, miền Trung và miền Nam có những khác biệt đáng kể ảnh hưởng đến cuộc sống con người và văn hóa, truyền thống của cộng đồng cư dân từng vùng. Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên đó kết hợp với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tạo nên những vùng địa - văn hóa khác nhau. Việt Nam lại là một quốc gia - dân tộc gồm nhiều tộc người mà ta thường gọi là dân tộc. Trong 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có vốn văn hóa riêng và một số truyền thống riêng bên cạnh những cái chung của cả cộng đồng các dân tộc. Nhưng các dân tộc ít người ở Việt Nam không sống tách ra trong những địa bàn lãnh thổ riêng, mà trạng thái phổ biến là sông xen kẽ với nhau. Dân tộc Kinh sống tập trung ở vùng đồng bằng và đô thị, cũng có bộ phận sống ở vùng trung du và núi rừng. Trên mỗi địa bàn của miền núi đều có một số dân tộc ít người chung sống với nhau từ lâu đời, sống xen kẽ với nhau và có những mối giao lưu kinh tế, văn hóa mật thiết. Vì vậy các vùng địa - tộc người ở Việt Nam cũng mang sắc thái riêng và thực chất đó là vùng cư trú của từng nhóm dân tộc, chứ không phải của từng dân tộc riêng biệt. Quá trình phát triển lịch sử về phía Nam còn dẫn đến sự hội nhập của những nhóm cư dân và văn hóa đã hình thành từ thời cổ đại như Sa Huỳnh - Champa, Oc Eo - Phù Nam. Đặc điểm này cũng góp phần tăng nên tính đa dạng của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Cái riêng trong truyền thống Việt Nam vừa là biểu hiện của cái chung trong từng vùng địa lý, văn hóa, tộc người khác nhau, vừa là những nét đặc thù, những sắc thái riêng của từng vùng văn hóa. Nhưng trên thế giới, xung quanh vấn đề vùng văn hóa cùng những quan niệm về lý thuyết và tiêu chí phân vùng văn hóa đang tồn tại nhiều trường phái, nhiều quan niệm khác nhau và việc nghiên cứu ở Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu trong những năm gần đây20. Hơn nữa, như đã được xác định trong hợp đồng, đề tài KX-07-02 chỉ tập trung nghiên cứu những truyền thống chung của dân tộc Việt Nam, chủ yếu là của dân tộc đa số, dân tộc Kinh. Vì vậy cái riêng trong truyền thống ở đây chỉ giới thiệu vài nét sơ lược nhằm mục đích xác nhận tính đa dạng, phong phú và phức tạp của truyền thống trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng của nó. Sau đây, chúng tôi chỉ nêu lên cái riêng trong một số vùng chính được nhiều người đề cập đến: 3.1. Đồng bằng Bắc Bộ Về mặt địa lý, đây là đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, nơi tụ cư lâu đời nhất của cư dân người Việt (Kinh), cái nôi của nền văn minh sông Hồng, văn minh Đại Việt. Có thể nói vùng đồng bằng này là trung tâm lâu đời và tiêu biểu nhất của nền văn hóa truyền thống Việt Nam, biểu hiện qua những sinh hoạt văn hóa phong phú, qua đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, qua vốn văn hóa dân gian hết sức giàu có như các huyền thoại, truyện cổ, ca dao tục ngữ, các loại hình dân ca và nghệ thuật sân khấu cổ truyền... Cư dân vùng này chủ yếu là dân tộc Kinh, nhưng có quan hệ giao lưu với nhiều dân tộc ít người ở miền Bắc. Kinh đô Cổ Loa, và Thăng Long - Hà Nội là kinh đô lâu đời hay lâu dài nhất của đất nước cũng nằm trong vùng này. Mật độ dân số vùng đồng bằng Bắc Bộ vào loại cao nhất cả nước. Do những thuận lợi về đất đai, khí hậu canh tác nông nghiệp, nông dân vùng này đã sớm đắp đê, làm thủy lợi, có nhiều kinh nghiệm và truyền thống thâm canh lúa nước và các loại hoa màu, trồng dâu nuôi tằm, làm vườn. Vùng này cũng có những đô thị, thương cảng lâu đời, có những làng nghề, làng buôn, có nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng. Hiện nay, vùng đất này có hơn 15 triệu dân: 83% ở nông thôn, 17% ở đô thị21. Nét nổi bật trong truyền thống của cư dân đồng bằng Bắc Bộ là tinh thần lao động cần kiệm, khéo tay, chịu đựng gian khổ, đời sống và ý thức cộng đồng cao, có truyền thống hiếu học. Vùng này có nhiều dòng họ lớn, làng xã tổ chức chặt chẽ với nhiều loại cộng đồng chồng chéo lên nhau. Ruộng đất công tồn tại lâu dài và phần lớn các làng đều có hương ước. Nhiều làng ngày xưa còn có lũy làng bảo vệ. Có thể nói văn hóa làng là nét nổi trỗi và tiêu biểu của vùng đồng bằng này. 3.2. Vùng Việt Bắc Vùng Việt Bắc bao gồm các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên Quang và một phần tỉnh lân cận (về mặt địa lý, người ta phân biệt Việt Bắc và Đông Bắc). Đây là vùng đồi núi, tiếp giáp với vùng Lưỡng Quảng của Trung Quốc, là một vùng cửa ngõ và phên dậu của đất nước và cũng là một hành lang giao lưu văn hóa Việt - Trung từ lâu đời. Vùng Việt Bắc đã là một bộ phận của đất nước thời lập quốc với cư dân được gọi chung là người Âu Việt sống gần gũi và có phần xen kẽ với người Lạc Việt. Ngày nay, các dân tộc sinh sống vùng này có Tày, Nùng, Mông, Dao, Hoa..., trong đó người Tày là cư dân bản địa lâu đời và có số dân đông nhất, có trình độ phát triển kinh tế, văn hóa cao hơn, do đó có ảnh hưởng nhiều nhất trong vùng. Đời sống kinh tế chủ yếu là làm ruộng nước ở thung lũng, làm nương rẫy ở đồi núi, kết hợp với nghề khai thác lâm sản, trồng cây đặc sản, nghề thủ công và buôn bán vùng biên giới. Vùng ven biển đông bắc có thêm nghề đánh bắt cá, hải sản, nghề thủ công và buôn bán cũng phát triển hơn22. Sắc thái văn hóa chung của vùng được tạo nên bằng văn hóa của mỗi dân tộc trong mối giao lưu, tiếp biến lâu dài cùng sự tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa Kinh và văn hóa Trung Quốc. Tính cộng đồng theo tộc người, bản mường, gia tộc và địa phương khá tiêu biểu nhưng không gò bó, mà có phần cởi mở hơn. 3.3. Vùng Tây bắc Vùng Tây Bắc là vũng hữu ngạn sông Hồng và lưu vực sông Đà, bao gồm các tỉnh Lai Châu, Lao Cai, Yên Bái, Sơn La, một phần Vĩnh Phú, Hòa Bình. Địa hình núi rừng, khí hậu mang tính lục địa cao hơn vùng Việt Bắc. Vùng thung lũng lòng chảo thấp là địa bàn cư trú của người Thái, Mường, Lự, Lào. Vùng sườn núi lưng chừng là nơi sinh sống của các nhóm tiếng nói Môn-Khơ Me như Khơ Mú, Kháng, Sinh Mun, Mảng... Vùng núi cao gần như giành cho người Mông, Dao, Lô Lô, Hà Nhì... Hơn hai mươi tộc người cùng sinh sống trong vùng, trong đó dân tộc Thái có ảnh hưởng nhiều nhất vì dân số đông nhất và trình độ phát triển các mặt cũng cao hơn. Trình độ phát triển giữa các dân tộc rất cách biệt và một số dân tộc đời sống còn thấp kém. Vùng Tây Bắc là một vùng địa - văn hóa và địa - tộc người rất đa dạng. Dân tộc và văn hóa Thái có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong vùng. Về văn học, người Thái có Quằm Tố mướng, ải lậc cậc, Xóng chụ xôn xao, Khun tính khun tẩng v.v... và một số tác phẩm văn học giao lưu với dân tộc Kinh như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Hoàng Trừu, Thạch Sanh... Tín ngưỡng, văn học nghệ thuật của người Thái phản ánh một lối sống, một tính cách, một quan điểm vũ trụ và nhân sinh khá độc đáo của cư dân thung lũng. Tổ chức bản mường truyền thống của người Thái giữ vai trò và ảnh hưởng lớn đến nhân cách, lối sống và tính cộng đồng của họ23. 3.4. Vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ Đây là một vùng đồng bằng nhỏ hẹp thuộc các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, đất đai không giống với châu thổ Bắc Bộ ở châu thổ Nam Bộ. ở đây đồng bằng dốc hẹp và nghiêng từ Tây sang Đông, chịu nhiều ảnh hưởng của mưa bão. Bờ biển dài, nhưng kinh tế biển không phát triển nhiều. Đông là biển và tây là rừng, có thể kết hợp giữa đồng bằng - rừng - biển. Rừng sâu và kéo dài, nhưng lâm nghiệp cũng không chiếm địa vị quan trọng trong kinh tế và đời sống. Xét về mặt địa - lịch sử, có thể chia vùng đất này thành ba bộ phận: - Thanh - Nghệ. - Bình - Trị - Thiên. - Quảng Nam trở vào đến Bình Thuận. Về địa lý, đèo Hải Vân là một ranh giới tự nhiên quan trọng, miền Bắc gần với Bắc Bộ có một mùa đông lạnh, miền nam quanh năm nóng ấm như Nam Bộ. Về mặt lịch sử, văn hóa, có một thời đây là địa bàn tồn tại và tiếp giáp của hai nên văn hóa Đông Sơn - Đại Việt và Sa Huỳnh - Champa. Nhưng đến thế kỷ XVI - XVII, cả vùng này hoàn toàn nằm trong lãnh thổ nước Đại Việt mà Phú Xuân - Huế là thủ phủ của Đàng Trong thời các chúa Nguyễn rồi từ đầu thế kỷ XIX, trở thành kinh đô của cả nước Đại Nam thời Nguyễn. Di sản văn hóa Champa còn lưu lại nhiều dấu ấn mà tieu biểu là trung tâm Mỹ Sơn, Đồng Dương (Quảng Nam - Đà Nẵng), Vijaya (Bình Định) và ảnh hưởng văn hóa Chăm cũng còn dễ nhận thấy trong tín ngưỡng và đời sống văn hóa xã hội miền Trung và Nam Trung Bộ. Nói chung, truyền thống văn hóa vùng này có nhiều nét chung với miền Bắc, thôn xóm có nhiều ruộng công, nhiều làng quê có hương ước. Tuy nhiên trong tổ chức định cư và trong kinh doanh làng nghề, càng vào phía Nam, kinh tế hàng hóa mở thoáng hơn. Nếu như coi truyền thống Bắc Bộ là một thực thể và Nam Bộ cũng là một thực thể thì nét riêng của vùng Trung Bộ là trung gian trong một số mặt. Tuy nhiên với sự bảo tồn lâu dài của chế độ ruộng đất quân điền thực hiện đến năm 1945 và tổ chức làng xã đã khiến cho truyền thống văn hóa đất này có phần gần với miền Bắc hơn. 3.5. Vùng Tây Nguyên Tây nguyên là vùng đất các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Công Tum, Lâm Đồng, có nhiều dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khme và Malayô - Pôlinixia (Nam đảo) mà tương đối đông hơn cả là Ba Na, Xơ Đăng, Mạ, Kơ Ho, Gia Rai, Ê Đê... Đó là những dân tộc bản địa lâu đời ở Tây Nguyên, trong lịch sử đã từng có quan hệ với các quốc gia Champa, Phù Nam - Chân Lạp, Lạn Xạng và Đại Việt. Từ thế kỷ XVI - XVII, vùng đất này cùng với nước Champa hội nhập vào nước Đại Việt và trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa mật thiết của Đại Việt - Việt Nam. Trong thế kỷ XX, số người Kinh (Việt) lên sinh cơ lập nghiệp ở Tây Nguyên ngày đông. Một nét nổi bật của Tây Nguyên là thành phần tộc người tuy đa dạng, phức tạp, nhưng lại có những đặc trưng chung của văn hóa toàn vùng khá rõ nét. Điều đó thể hiện trong hình thái kinh tế nương rẫy, trong kiến trúc nhà cửa, trong trang phục, trong vốn văn hóa dân gian rất gần gụi nhau. Cơ cấu xã hội nền tảng của các dân tộc Tây Nguyên là các buôn, plây, một hình thái công xã nông thôn còn sơ khai. Truyền thống mẫu hệ còn đậm và gia đình đang chuyển từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ. Nhiều yếu tố công xã nguyên thủy còn bảo tồn trong các quan hệ xã hội, trong hôn nhân gia đình và trong tín ngưỡng. Cư dân Tây Nguyên có lối sống theo luật tục nghiêm khắc. Luật tục có giá trị như kim chỉ nam hướng dẫn mọi mặt hoạt động của cuộc sống, mọi người lấy đó làm chuẩn mực cho hành vi, ứng xử của mỗi thành viên. Cuộc sống cởi mở, phóng khoáng, thích tự do, hòa nhập với thiên nhiên, tính cộng đồng cao24. 3.6. Vùng Nam Bộ Đối với người Việt, đây là vùng đất mới không bị núi che chắn, cũng không cần đê điều. Bão tố hầu như không có. Vùng đất này mang nhiều đặc trưng văn hóa Đông Nam á (so với các vùng khác trong nước) và cũng là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng với thế giới Đông Nam á và Nam á từ lâu đời. Tiếp nối công cuộc lao động của những lớp cư dân nguyên thủy, rồi cư dân Phù Nam, Chân Lạp, người Việt vào đây khai phá từ thế kỷ XVI, XVII và vào thế kỷ XVIII vùng này đã trở thành khu vực kinh tế phát đạt, một vùng nông nghiệp trồng lúa nước trù phú, năng suất rất cao so với cả nước. Người Việt (Kinh) ở đây chiếm khoảng 80% dân số, ngoài ra còn người Khơ Me, người Chăm và vùng Đồng Nai tiếp giáp với Tây Nguyên còn có người Xtiêng, Kơ Ho. Người Việt sống trong các cộng đồng gọi chung là ấp. ấp Nam Bộ không hoàn toàn giống với làng miền Bắc, nói chung không có ruộng công (hoặc rất ít), các quan hệ cộng đồng xóm ấp cũng không nặng nề, các luật tục cũng không phức tạp và chặt chẽ. ở đây quan hệ cộng đồng thoáng rộng hơn so với Bắc Bộ. Cư dân có thể dễ dàng chuyển dịch từ ấp này sang ấp khác để làm ăn, dường như không có sự chia biệt sâu sắc giữa ngụ cư và chính cư như ở các làng Bắc Bộ. Có thể nói ấp ở Nam Bộ là điểm quần cư tự nhiên, linh hoạt, là tập hợp tự nguyện của những người nông dân tứ xứ đến khai hoang, mở mang thôn ấp. Gần đây, các tác giả công trình Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long đã có những nhận xét về cuộc sống và truyền thống của cư dân vùng này như sau: "Đó là cuộc sống không khép kín, không theo con đường tự cung tự cấp, là một lối sống luôn luôn nhập cuộc mới, luôn hòa nhập với các cộng đồng cư dân gần xa khác. Cho nên cái ăn, cái mặc, nhà ở, chùa chiền, ngôn ngữ, văn học... của người Việt Nam Bộ là một thể tổng hợp hài hòa của cả cộng đồng cư dân của toàn miền Nam Bộ trên cơ sở văn hóa truyền thống Việt Nam"25. Gia đình và dòng họ ở Nam Bộ cũng mang một số sắc thái riêng: "Gia đình truyền thống ở Nam Bộ không thể nói là khác cơ bản với gia đình truyền thống Việt Nam... Nhưng mặt khác, để hiểu được những biến đổi của gia đình ở Nam Bộ thì không thể không đặc biệt chú ý đến khía cạnh riêng biệt của nó. Trong một tổ chức xã hội mà dòng họ và làng xã là những định chế mờ nhạt, gia đình hạt nhân còn có vị trí lớn hơn. Trong một nền văn hóa phi Hán hóa và tiếp xúc với nền văn hóa ở Nam á, gia đình Nam Bộ cũng trở nên uyển chuyển hơn để tiếp nhận những thay đổi xã hội ở Nam Bộ có mức độ dồn dập hơn ở Bắc Bộ"26. Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử, văn hóa tạo ra một "lối sống Nam Bộ" rất linh hoạt, thoáng đạt với tính cách hào hiệp, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, mến khách, bộc trực, nhạy cảm với cái mới... Ngay về tín ngưỡng, ở đây có lối sống nghĩa hiệp của Bình Xuyên, có kiểu tín ngưỡng dung hợp của Cao Đài, Hòa Hảo... Cái chung và cái riêng trong truyền thống chỉ có ý nghĩa tương đối và có sự chuyển hóa lẫn nhau. Một truyền thống riêng c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.pdf
Tài liệu liên quan