Luận văn Tình hình kinh doanh và quản trị kinh doanh của tổng công ty Giấy Việt Nam

Tài liệu Luận văn Tình hình kinh doanh và quản trị kinh doanh của tổng công ty Giấy Việt Nam: Luận văn Tình hình kinh doanh và quản trị kinh doanh của tổng công ty Giấy Việt Nam I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty giấy Việt Nam Tên công ty : TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM Tên giao dịch: TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM Tên giao dich quốc tế : VIET NAM PAPER CORPORATION Tên viết tắt: VINAPACO Trụ sở chính: 25A LÝ THƯỜNG KIỆT, HOÀN KIẾM, HÀ NỘI Điện thoại: 0438247773 Fax: 0438260381 Email: VP.HN@VINAPACO.COM.VN; BAPACOPN@HN.VNN.VN Website: Ban lãnh đạo : Chủ tịch hội đồng quản trị: ĐỖ XUÂN TRỤ Tổng giám đốc : VÕ SỸ DỞNG Phó tổng giám đốc: NGUYỄN THẾ BÌNH VŨ THANH BÌNH TRỊNH VĂN LÂM VŨ BA THẮNG HOÀNG VĂN VƯỢNG NGUYỄN VIỆT ĐỨC Tổng Công ty Giấy Việt Nam chính thức thành lập vào ngày 29 tháng 4 năm 1995 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở là Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm (VINAPIMEX). Sau khi thành lập, tên viết tắt VINAPIMEX vẫn được dùng cho đế...

pdf51 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tình hình kinh doanh và quản trị kinh doanh của tổng công ty Giấy Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Tình hình kinh doanh và quản trị kinh doanh của tổng công ty Giấy Việt Nam I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty giấy Việt Nam Tên công ty : TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM Tên giao dịch: TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM Tên giao dich quốc tế : VIET NAM PAPER CORPORATION Tên viết tắt: VINAPACO Trụ sở chính: 25A LÝ THƯỜNG KIỆT, HOÀN KIẾM, HÀ NỘI Điện thoại: 0438247773 Fax: 0438260381 Email: VP.HN@VINAPACO.COM.VN; BAPACOPN@HN.VNN.VN Website: Ban lãnh đạo : Chủ tịch hội đồng quản trị: ĐỖ XUÂN TRỤ Tổng giám đốc : VÕ SỸ DỞNG Phó tổng giám đốc: NGUYỄN THẾ BÌNH VŨ THANH BÌNH TRỊNH VĂN LÂM VŨ BA THẮNG HOÀNG VĂN VƯỢNG NGUYỄN VIỆT ĐỨC Tổng Công ty Giấy Việt Nam chính thức thành lập vào ngày 29 tháng 4 năm 1995 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở là Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Giấy Gỗ Diêm (VINAPIMEX). Sau khi thành lập, tên viết tắt VINAPIMEX vẫn được dùng cho đến năm 2006 thì đổi thành VINAPACO. Vào thời điểm mới thành lập, Tổng Công ty Giấy Việt Nam có 16 đơn vị trong đó có 9 đơn vị sản xuất giấy và bột giấy với năng lực là 152.000 tấn giấy/năm và 112.000 tấn bột giấy/năm chiếm 70% năng lực sản xuất giấy và bột giấy toàn ngành. Ngoài ra có 6 đơn vị khác như sản xuất diêm, may mặc, chế biến gỗ, văn phòng phẩm v.v… 3 đơn vị hành chính sự nghiệp gồm Viện Công nghiệp Giấy Xenluylô, Trường đào tạo nghề giấy Bãi Bằng và Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu Giấy. Sau quá trình phát triển đến năm 2005, đã có tổng cộng 21 đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Giấy Việt nam. Trong đó thêm mới là 2 Công ty Nguyên liệu Giấy Vĩnh Phúc và Miền Nam có diện tích hơn 78.000 ha rừng trồng Nguyên liệu giấy (NLG), các Ban quản lý Dự án Kon Tum, Thanh Hóa; Chi nhánh Tổng Cty Giấy tại TP HCM, xí nghiệp khảo sát thiết kế lâm nghiệp v.v… Một số đơn vị được nâng cấp như Viện Nghiên cứu cây NLG, Trường Cao đẳng Công nghệ Giấy và Cơ điện. Ngày 01/02/2005, thủ tướng chính phủ đã ký ban hành quyết định số 29/2005/QĐ-TTg về việc chuyển tổng công ty giấy Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ -công ty con. Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam (VINAPACO)là công ty nhà nước, được hình hành trên cơ sở tồ chức lại văn phòng tổng công ty giấy Việt Nam và công ty giấy Bãi Bằng, hoạt động trong các lĩnh vực: trồng rừng, chế biến gỗ, sản xuất hóa chất, điện, văn phòng phẩm, xuất khẩu các loại phụ tùng, thiết bị máy móc vật tư ngành giấy, kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, khách sạn………….. Cho đến hết năm 2008, hầu hết các Công ty thành viên cũ đã được cổ phần hóa và trở thành Công ty con, Công ty liên kết với Tổng Công ty Giấy Việt nam. Hiện nay tổng công ty giấy Việt Nam gồm gần 30 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, 3 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, 2 công ty con và 16 công ty liên kết, các đơn vị hạch toán báo sổ, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, khối phòng ban chức năng và các đơn vị sự nghiệp. Danh sách các công ty con, công ty liên kết, đơn vị hạch toán, khối phòng ban và đơn vị sự nghiệp xem thêm ở phụ lục 1 Tại thời điểm 01/01/2005 vốn điều lệ của tổng công ty giấy Việt Nam là 1.045.865 tỷ đồng Có thể chia các giai đoạn phát triển của Tổng Công ty Giấy Việt nam từ 1995 đến 2010 như sau : Giai đoạn 1 (1995 – 1999) – Giai đoạn đầu tư chiều sâu hồi phục sản xuất về công suất thiết kế; cân đối giữa sản xuất bột giấy và giấy (tình hình trước giai đoạn 1995, khả năng huy động năng lực máy móc thiết bị (MMTB) chỉ đạt 50%). Kết thúc giai đoạn này, năng lực sản xuất đạt 180.000 tấn giấy/năm và 123.000 tấn bột giâý/năm; chiếm 40% năng lực sản xuất giấy và 50% năng lực sản xuất bột giấy toàn ngành. Giai đoạn 2 (2001 – 2005) – Giai đoạn đầu tư mở rộng các đơn vị hiện có như các dự án: Tân mai, Bãi bằng giai đoạn 1, Đồng nai, Việt Trì, Bình An, Hoàng văn Thụ, Vạn Điểm, Sông Đuống. Riêng những Dự án mới như Kon Tum, Thanh Hóa, Bãi bằng giai đoạn 2 cũng được khởi sự (nghiên cứu khả thi, thành lập ban quản lý Dự án, thực hiện lễ động thổ/ khởi công v.v…) nhưng việc triển khai hết khó khăn và chận trễ, trong đó Dự án Kon Tum bị hủy bỏ. Kết thúc giai đoạn này, năng lực sản xuất giấy đạt 326.000 tấn giấy/năm và 197.000 tấn bột giấy/năm; chiếm 41% năng lực giấy và 75% năng lực bột giấy toàn ngành. Giai đoạn 3 (2006 – 2010) – Giai đoạn vận hành theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con và thực hiện chuyển đổi hoàn toàn từ sở hữu từ 100% vốn Nhà nước sang dạng Công ty cổ phần. Triển khai thực hiện tiếp tục các Dự án mở rộng Bãi Bằng giai đoạn 2, Thanh Hóa, Tân Mai, Công ty cổ phần Bãi Bằng. Năng lực sản xuất giấy của Công ty mẹ và các Công ty con, Công ty liên kết đến hết năm 2008 là 350.000 tấn giấy/năm và 197.000 tấn bột giấy; chiếm 29% năng lực sản xuất giấy và 72% năng lực sản xuất bột giâý toàn ngành. Dự kiến, khi kết thúc giai đoạn 3 (hết năm 2010) năng lực sản xuất giấy sẽ gia tăng thêm 200.000 tấn/năm (từ Dự án cổ phần Giấy Bãi bằng và Thanh Hóa), bột giấy là 90.000 tấn/năm (từ Thanh Hóa). Dự kiến, kết quả đầu tư từ Dự án Bãi bằng giai đoạn 2 và di dởi mở rộng Giấy Tân Mai sẽ đạt vào giai đoạn kế tiếp (2011 -2015). Đồng thời theo kế hoạch sang năm 2010 sẽ chính thức cổ phần hóa toàn bộ Tổng Công ty Giấy Việt nam. Tổng công ty giấy Việt Nam nằm trong tổng số 19 tổng công ty nhà nước lớn trực thuộc trực tiếp chính phủ, là đơn vị quốc doanh tiêu biểu của tinh thần đổi mới: năng động – sáng tạo – hợp tác – hội nhập và phát triển. Tổng công ty giấy Việt Nam và sản phẩm của tổng công ty đã nhận được nhiều giải thưởng khen tặng của nhà nước và chính phủ như : Huân chương Độc lập Hạng Ba (năm 2001); Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 2006); Cờ thi đua của Chính phủ (năm 2001, 2002); Cờ thi đua của Bộ trưởng (năm 2006, 2007). Đặc biệt, năm 2000 tổng công ty giấy Việt Nam vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, Năm 2007, sản phẩm giấy của tổng công ty giấy Việt Nam giành được giải thưởng “Sao Vàng đất Việt” cho top 100 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam do Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam bình chọn, nhận “Cúp vàng ISO” do Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng; giải thưởng khoa học sáng tạo, giải thưởng WIPO năm 2009 cho nhà sáng tạo nữ xuất sắc nhất và giải thưởng “Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10”. Ngoài ra còn có các giải “Ngôi sao vàng Quốc tế”, 7 năm liền được khách hàng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao", 5 năm liền đạt giải "Quả cầu vàng" do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công nghiệp trao tặng cùng nhiều Huy chương Vàng và bằng khen của các cấp, các ngành 2 Chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động của Tổng công ty  Nhiệm vụ :  Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tư tại tổng công ty giấy Việt Nam và các doanh nghiệp khác  Tối đa hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và tổ hợp công ty mẹ - công ty con  Phát triển thành một công ty nhà nước mạnh có tiềm lực về tài chính; phương pháp điều hành, quản lý tiên tiến để giữ vai trò chủ đạo, chi phối, hỗ trợ và liên kết hoạt động với các công ty con và công ty liên kết.  Hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó ngành nghề chính là sản xuất giấy các loại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng sản phẩm giấy trên thị trường trong nước và từng bước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài  Chức năng  Sản xuất kinh doanh các loại giấy, bột giấy, các sản phẩm từ giấy, nguyên liệu giấy, dăm mảnh, văn phòng phẩm, hóa chất, vật tư, thiết bị, phụ tùng phục vụ ngành giấy và chế biến gỗ.  Khai thác chế biến kinh doanh các loại nông, lâm sản, gỗ và các loại sản phẩm chế biến từ gỗ (gỗ dán, ván ép, bút chì, đồ mộc, đũa ).  Sản xuất kinh doanh ngành in, các sản phẩm văn hóa phẩm, xuất bản phẩm, các sản phẩm may mặc, da giày và các mặt hàng từ chất dẻo.  Thiết kế thi công, xây lắp phục vụ lâm nghiệp, khai hoang trồng rừng khai thác rừng, khoanh nuôi làm giàu rừng thủy lợi nhỏ, xây dựng dân dụng và công nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng.  Kinh doanh sắt thép đặc chủng sử dụng cho ngành giấy, sửa chữa các thiết bị nhà xưởng sản xuất giấy, sản xuất lắp đặt thiết bị phụ trợ, kết cấu kim loại ngành công nghiệp (cơ và điện).  Kinh doanh phụ tùng xe máy chuyên dụng để bốc xếp vận chuyển nguyên liệu, dịch vụ thiết bị vật tư xăng dầu, sửa chữa xe máy, dịch vụ khoa học công nghệvà vật tư kỹ thuật và phục vụ đời sống, dịch vụ vận tải lâm sản và bốc xếp hàng hóa vật tư.  Xuất nhập khẩu sản phẩm giấy, bột giấy, lâm sản, thiết bị, vật tư, hóa chất và các loại hàng hóa khác phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty mẹ.  Sản xuất kinh doanh điện.  Kinh doanh nhà hàng khách sạn, và các dịch vụ kèm theo, dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng, kho bãi, kinh doanh tổ chức dịch vụ, đăng cai tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, vui chơi, giải trí, dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế.  Nghiên cứu khoa học công nghệ, thực hiện các dịch vụ thông tin đào tạo, tư vấn đầu tư thiết kế công nghệ, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong các lĩnh vực: nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, các sản phẩm giấy, bột giấy, nông, lâm nghiệp, sản xuất thử nghiệm và sản xuất lô nhỏ các mặt hàng từ kết quả nghiên cứu, nghiên cứu cây nguyên liệu và các vấn đề lâm sinh xã hội, môi trường có liên quan đến nghề rừng.  Đào tạo công nhân kỹ thuật công nghệ và cơ điện phục vụ cho sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp giấy và lâm nghiệp; bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật và quản lý điều hành của doanh nghiệp sản xuất giấy và tổ chức bồi dưỡng kiểm tra nâng bậc cho công nhân, hợp tác với cơ sở đào tạo, nhgiên cứu và sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước để đa dạng hóa loại hình đào tạo, tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ gắn với đào tạo.  Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.  Quy mô hoạt động của Tổng công ty Tổng công ty đang ngày càng mở rộng quy mô hoạt động. Khi mới thành lập tổng công ty chỉ có 16 đơn vị thành viên. Hiện nay, tổng công ty đã có hàng chục đơn vị thành viên gồm cả công ty con, công ty liên kết, các đơn vị hạch toán và đơn vị sự nghiệp.Với số lượng lao động năm 2009 là 2118 người. Tổng công ty ngày càng mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu như đầu tư vào phát triển các yếu tố đầu vào ( sản xuất điện, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu) phát triển cả hoạt động đầu ra như mở và liên kết với các công ty văn phòng phẩm. Tổng công ty đã mở rộng mạng lưới tiêu thu ra cả nước và thế giới. Các mặt hàng của tổng công ty đã có mặt ở hầu hết hệ thống các siêu thị trong cả nước và hơn 45.000 điểm bán hàng trong nước chiếm hơn 60% thị trường giấy trong nước. Các mặt hàng giấy xuất khẩu của tổng công ty chủ yếu là các mặt hàng có chất lượng chưa cao sang Đài Loan và Nhật bản Với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của tất cả các thành viên trong tổng công ty quy mô hoạt động của tổng công ty sẽ được mở rộng hơn nữa và tương lai không xa sẽ chiếm được chỗ đứng vững vàng trên thị trường quốc tế với các mặt hàng có chất lượng cao II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM 1. Đặc điểm sản phẩm của tổng công ty giấy Việt Nam Mặt hàng sản xuất kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam với 2 loại sản phẩm chính là giấy in và giấy viết được sản xuất và gia công thành nhiều chủng loại, mẫu mã và kích thước khác nhau. Các sản phẩm chính của tổng công ty giấy Việt Nam bao gồm: Giấy cuộn: - đường kính sản xuất 90-100cm - các khổ thông thường 64,65,70.79.84 cm và các khổ khác theo yêu cầu của khách hàng - đường kính lõi: 7,5cm - bao gói 3-4 lớp bằng giấy Kraft Giấy ram : ( Quy cách A0, A4) - định lượng 50-120 g/ cm² và các định lượng khác - khổ A4 và Ao và các khổ khác theo yêu cầu của khách hàng được đóng gói 500 tờ/ram và bao gói 1 lớp giấy Kraft Giấy vi tính : - định lượng 57g/m² - khổ 381x279, 241x279, 210x279. - được đóng gói trong tập coton 3000 tờ Giấy telex: - định lượng 57g/m² - khổ rộng 21 cm - cuộn đường kính 10 cm - được bao gói từng cuộn bằng giấy Kraft Giấy tập kẻ ngang: - định lượng 57g/m² - khổ 25x35 cm - được bao gói từng cuộn bằng giấy Kraft 20 tập/gói Vở học sinh: - định lượng 57g/m² - khổ 16,5x21,5 cm, 16x21 cm - lõi 48 trang, 96 trang không kể bìa Các sản phẩm của tổng công ty giấy Việt Nam chủ yếu được tiêu dùng trong nước và có mặt ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam với các khách hàng truyền thống là các nhà in, văn phòng phẩm và nhà xuất bản. Tuy nhiên các sản phẩm của tổng công ty cũng tạo được chỗ đứng tại một số thị trường trong khu vực như : Malaysia. Thailan, Singapore, Srilanca, Hongkong, Mỹ và luôn được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn là “ hàng Việt Nam chất lượng cao ’’ trong nhiều năm liền 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty giai đoạn 2005- 2009 Trong 5 năm qua, tập thể ban lãnh đạo của tổng công ty nhận thức được sâu sắc đây là những năm đầy thử thách không chỉ thực hiện mục tiêu giữ vững ổn định mà còn phải nỗ lực phấn đấu để ngày càng phát triển, như vậy mới có cơ hội để tồn tại trong cơ chế thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt này. Do vậy, tổng công ty luôn quan tâm tới tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước và của toàn ngành giấy đồng thời khai thác tối đa hóa nội lực để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường , tạo nhiều công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động, tăng nộp ngân sách nhà nước. Để đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty trong 5 năm gần đây, thì bộ phận kế toán phải đánh giá được các chỉ tiêu liên quan đến báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó mới đưa ra kết luận tổng công ty kinh doanh có hiệu quả hay không. Để làm rõ được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty giai đoạn này thì chúng ta nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam từ 2005 đến 2009 Bảng 01: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam (2005-2009) STT Chỉ tiêu MS 2005 2006 2007 2008 2009 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 1,323,452,447,440 1,322,341,449,779 1,414,647,397,723 1,640,990,981,359 2,067,648,636,512 Trong đó : doanh thu hàng xuất khẩu 01A 59,538,862,424 107,295,006,537 318,630,508,781 402,560,468,631 521,456,789,189 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 825,644,769 3,937,104,201 4,747,855,906 5,712,681,496 5,983,698,726 3 Doanh thu về bán hàng và CCDV(10=1-2) 10 1,122,626,802,671 1,218,404,345,578 1,409,899,541,817 1,635,278,299,863 2,268,621,349,231 4 Giá vốn hàng bán 11 950,949,764,942 958,911,814,263 1,172,292,966,738 1,383,305,700,751 2,061,664,937,786 5 Lợi nhuận gộp bán hàng và CCDV (20=10- 11) 20 171,677,037,729 259,492,531,315 237,606,575,079 251,972,599,112 332,603,830,828 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 387,000,873 3,558,392,356 6,106,024,932 8,670,555,403 8,497,144,295 7 Chi phí tài chính 22 66,334,826,661 59,084,829,797 52,134,577,697 64,646,876,344 60,768,063,764 8 Chi phí bán hàng 24 11,152,845,855 92,068,867,274 26,540,369,753 84,703,357,892 11,152,845,855 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 70,453,987,873 74,047,391,451 102,824,385,692 98,711,410,264 70,453,987,873 10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD(30=20+21-22-24- 25) 30 24,122,378,213 514,682,769 62,213,266,869 12,581,510,015 24,122,378,213 11 Thu nhập khác 31 208,102,350 135,770,505 3,212,672,999 4,465,615,469 208,102,350 12 Chi phí khác 32 0 378,912,264 0 0 0 13 Lợi nhuận khác(40=31-32) 40 208,102,350 243,141,759 3,212,672,999 4,465,615,469 208,102,350 14 Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40) 50 24,534,948,564 44,426,303,715 45,425,939,868 37,665,162,966 44,534,948,564 15 Chi phí TTNDN hiện hành 51 6,869,785,598 20,839,365,040 16,356,484,967 4,261,781,371 6,869,785,598 16 Chi phí TTNDN hoãn lại 52 0 0 0 0 0 17 Lợi nhuận sau thuế (60=50-51-52) 60 17,665,162,966 23, 586,938,675 29,069,454,901 32,785,344,112 37,665,162,966 Nguồn số liệu :phòng tài chính kế toán tổng công ty giấy Việt Nam Qua bảng 01 ta thấy : Tổng doanh thu năm 2006 giảm so với năm 2005 là 1.110.998.000 đồng tương ứng với giảm 0,8%. Mức giảm này không đáng kể. Các năm 2007, năm 2008, năm 2009 tổng doanh thu đều tăng, trong đó, tăng nhanh nhất là năm 2009, tăng hơn 400 tỉ đồng tương ứng với mức tăng hơn 20% so với năm 2008. Tổng công ty đã đạt được mức doanh thu như vậy là do áp dụng tốt máy móc kỹ thuật mới, và sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Năm 2007 tổng công ty đã trang bị những máy móc kỹ thuật tiên tiến và đã đạt được thành công do đó mức sản lượng tăng. Doanh thu hàng xuất khẩu ngày càng tăng do có ngày càng nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài tới tổng công ty đặc biệt là sau năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập WTO Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2006 giảm hơn 400 triệu so với năm 2005, các năm sau thi tăng dần nhưng mức tăng không lớn. Điều này cũng dễ hiểu vì tổng công ty chủ yếu kinh doanh các sản phẩm về giấy việc mắc sai sót hỏng hóc trong quá trình sản xuất là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, có thể do từ năm 2007 sau khi Việt Nam gia nhập WTO và khi tổng công ty áp dụng dây chuyền sản xuất mới với công suất lớn nên có nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn do vậy tổng công ty phải áp dụng chiết khấu thương mại đối với những đơn đặt hàng đó Doanh thu hoạt động tài chính của tổng công ty không phải là ngành nghề kinh doanh chính, tổng công ty thu về chủ yếu là từ lãi tiền gửi ngân hàng, và nhận cổ tức từ các công ty khác mà tổng công ty đầu tư. Doanh thu hoạt động tài chính tăng nhanh vào năm 2006 và 2007 với mức tăng là hơn 3 tỉ đồng Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ năm 2005đến 2007 và giảm dần từ 2008 đến 2009. Cụ thể là năm 2006 tăng gần 4 tỉ đồng tương ứng tăng 5,3% so với năm 2005, năm 2007 tăng 28 tỉ đồng tương ứng tăng 37,3% so với năm 2006. Hai năm này chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do công ty đầu tư mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Bước sang năm 2008 khoản mục này đã giảm hơn 4 tỉ đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 3,9% so với năm 2007, năm 2009 giảm hơn 28 tỉ đồng tương ứng với tốc độ giảm là 28,5% so với năm 2008. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong hai năm này giảm là do tổng công ty không mua thêm tài sản cố định phục vụ cho quản lý doanh nghiệp, trong khi đó khi đã đưa máy móc thiết bị mới vào sản xuất và dần ổn định tổng công ty đã cắt giảm bớt lao động Với sự biến động của daonh thu và chi phí như trên thì lợi nhuận sau thuế của tổng công ty cũng thay đổi. Nhìn chung từ năm 2005 đến năm 2009 lợi nhuận của tổng công ty đều tăng. Năm 2006 tăng gần 6 tỉ, tương ứng với tốc độ tăng 35,3% so với năm 2005, năm 2007 tăng hơn 5 tỉ. tương ứng với tốc độ tăng 20,7% so với năm 2006, năm 2008 tăng gần 4 tỉ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 13,9% so với năm 2007, năm 2009 tăng 4 tỉ đồng tương ứng với tốc độ tăng 12,3% so với năm 2008. Điều này cho thấy tổng công ty đã rất cố gắng để phát triển phát huy tối đa năng lực của tổng công ty để công ty làm ăn có lãi và không bị thua lỗ Tuy nhiên nếu chỉ so sánh một cách đơn giản các chỉ tiêu qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty thì sẽ không tìm ra nguyên nhân làm tăng hay giảm lợi nhuận vì doanh thu qua các năm là không bằng nhau và không ổn định. Để biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty ta cần phân tích một số chỉ tiêu ở bảng sau : Bảng 02: Sự biến động của các chỉ tiêu tổng hơp hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam (2005-2009) . Đơn vị : % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu thuần 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Tỷ suất giá vốn 84,7 78,9 82,9 84,5 90,8 Tỷ suất lãi gộp 15,3 21,1 17,1 15,5 9,2 Tỷ suất chi phí quản lý 6,2 6,1 7,3 6,2 3,1 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế 2,2 3,7 3,2 2,3 1,8 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 1,6 1,9 2,1 2,0 1,7 (Nguồn : phòng tài chính kế toán) Nhìn vào bảng 02 ta thấy : Tỷ suất giá vốn qua 5 năm có xu hướng tăng và hầu như chiếm gần hết doanh thu thuần nhất là năm 2009 tỷ số này lên tới 90,8% chính vì vậy mà năm 2009 mặc dù thu được lợi nhuận sau thuế cao hơn các năm trước nhưng tỉ suất lợi nhuận so với doanh thu thuần lại thấp hơn . Tỷ suất chi phí có xu hướng giảm xuống đặc biệt giảm mạnh vào năm 2009 do năm 2009 tổng công ty đã quy hoạch lại đội ngũ lãnh đạo, giảm bớt số người có trình độ kém không thích ứng kịp thời với sự thay đổi của tổng công ty và xu hướng phát triển của ngành giấy nói riêng, của đất nước và thế giới nói chung 3. Kết quả hoạt động khác của tổng công ty giấy Việt Nam ( 2005- 2009) Hàng năm ngoài việc tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của tổng công ty còn có các hoạt động khác như : tổ chức thi đua khen thưởng, tham gia các hoạt động văn hóa thể thao… Tổng công ty luôn tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia vào hoạt động thi đua lập thành tích trong công việc. Từ đó đưa ra các hình thức khen thưởng kịp thời đối với nhân viên, tạo được niềm tin của nhân viên đối với tổng công ty  Các hình thức khen thưởng : - Thưởng theo danh sách : thưởng mùng 8/3, thưởng lễ tết, thưởng hoàn thành vượt mức, tiết kiệm vật tư, thưởng hoàn thành sớm hợp đồng, thưởng cho những đối tượng có sáng kiến mới trong lao động sản xuất, thưởng cho những cá nhân có thành tích tốt trong các công tác xã hội, thưởng cho con em cán bộ công nhân viên chức có thành tích tốt trong học tập….. - Thưởng ABC : thưởng theo hàng tháng , hàng quý, hàng năm - Thưởng theo phòng : thưởng cho các phòng ban có thành tích tốt trong lao động, hoàn thành hoặc vượt kế hoach sản xuất  Nguồn thưởng : - Thưởng theo danh sách : trích từ quỹ khen thưởng của tổng công ty - Thưởng theo ABC : trích từ doanh thu của tổng công ty - Thưởng theo phòng : trích từ doanh thu và quỹ khen thưởng của tổng công ty  Mức thưởng : Mức thưởng của tổng tổng công ty phụ thuộc vào lợi nhuận trước thuế thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh , các hoạt động tài chính và hoạt động khác. Lợi nhuận càng nhiều thì quỹ khen thưởng càng lớn Việc trả thưởng tổng công ty giao cho phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm trong công tác trả thưởng  Ngoài ra tổng công ty không những chỉ trả thưởng bằng tiền mà còn thường xuyên tổ chức các chuyến du lịch cho cán bộ công nhân viên chức và gia đình họ. Tổng công ty còn tạo mọi điều kiện để nhân viên có khả năng học tập phát huy hết tính tư duy sáng tạo của mình trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho nhân viên có khả năng thăng tiến trong công việc. Tổng công ty không chỉ chăm lo tới đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên chức mà còn chăm lo phát triển toàn diện cả đời sống vật chất lẫn tinh thần không những của nhân viên mình mà cả gia đình họ để họ có thể yên tâm làm việc. Việc khen thưởng cho con em cán bộ công nhân viên có thành tích tốt trong học tập không chỉ khuyến khích nhân viên phấn đấu làm việc vì tổng công ty mà còn là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các em học sinh, sinh viên mà còn gián tiếp thu hút nguồn lao động giỏi cho tổng công ty trong tương lai. Thực tế cho thấy có rất nhiều con em cán bộ công nhân viên trong tổng công ty đã vào tổng công ty làm việc sau khi tốt nghiệp ra trường . Việc ghi nhận khen thưởng cần tiến hành ngay, thường xuyên và kịp thời III. Đánh giá các hoạt động quản trị của doanh nghiệp 1.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển lâu dài bền vững từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường hang hóa có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Tổng công ty giấy Việt Nam đang từng bước sắp xếp bố trí lao động và bộ máy quản lý phù hợp, gọn nhẹ bao hết việc. Mọi số liệu tính toán cập nhật trên hệ thống máy vi tính, mọi thông tin liên lạc nhanh nhạy qua hệ thống điện thoại cố định và điện thoại di động. Việc lãnh đạo điều hành, chỉ đạo, điều hành trong quản lý, sản xuất cũng như trong kinh doanh Tổng công ty đều xây dựng kế hoạch, quy chế, cơ chế, nội quy và quy định trên cơ sở quyết định của nhà nước làm cơ sở, căn cứ điều hành và quản lý để tận dụng, phát huy hết năng lực sẵn có nhằm đảm bảo mọi hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đạt hiệu quả cao nhất. Cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng công ty giấy Việt Nam là tổng hợp các bộ phận quản lý lãnh đạo khác nhau, được chuyên môn hóa và có quyền hạn, trách nhiệm nhất định, được bố trí thành những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và thực hiện mục đích chung đã xác định của tổng công ty giấy Việt Nam. Thực hiện quản lý tổng công ty theo chế độ, điều lệ do Chính phủ ban hành. Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước chính phủ, tiếp đó là tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty, các phó tổng giám đốc và kế toán trưởng giúp việc trực tiếp cho tổng giám đốc, dưới đó là các phòng ban, đơn vị nhà máy, xí nghiệp, các công ty con, các đơn vị hạch toán…. Sơ đồ 01: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của tổng công ty giấy Việt Nam Phòng kỹ thuật Nhà máy giấy Nhà máy hóa chất Nhà máy điện Phòng điều độ Phó tổng giám đốc sản xuất Phó tổng giám đốc nguyên liệu Xí nghiệp bảo dưỡng Xí nghiệp vận tải Tổng kho Phó tổng giám đốc bảo dưỡng Phó tổng giám đốc đầu tư Phòng xây dựng CB Các ban dự án Tổng giám đốc tổng công ty giấy Việt Nam Phòng tổ chức lao Các công ty con Các công ty liên kết Khối văn phòng Phòng lâm sinh Các CT lâm nghiệp Phòng tài chính KT Phòng TB&XNK Phòng kinh doanh Xí nghiệp dịch vụ Phó tổng giám đốc kinh tế Ban kiểm soát tổng công ty giấy Việt Nam Chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty giấy Việt Nam Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban của tổng công ty giấy Việt Nam  Hội đồng quản trị : Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại VINAPACO và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại các công ty con mà VINAPACO sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và phần vốn góp của VINAPACO tại các công ty con, công ty liên kết. Hội đồng quản trị có quyền nhân danh VINAPACO để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của VINAPACO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ hoặc các cơ quan nhà nước khác. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về mọi hoạt động của VINAPACO và tổ hợp công ty mẹ - công ty con. Hội đồng quản trị gồm có năm thành viên, có ít nhất hai thành viên chuyên trách. Chủ tịch Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị làm Trưởng Ban Kiểm soát phải là thành viên chuyên trách. Tổng giám đốc có thể là thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiêm hoặc thay thế, khen thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 5 năm. Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Quyền hạn và nhiệm vụ của hội đồng quản trị: + Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch phát triển hàng năm của công ty. + Thông qua định hướng phát triển của công ty. + Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị trong sổ kế toán của công ty tại thới điểm bán. + Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, quyết định tăng hoặc giảm số vốn điều lệ. + Quyết định phương án đầu tư và dự thầu trong thẩm quyền và giới hạn quy định của luật Doanh nghiệp 2005. Các quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng quản trị xem thêm ở phụ lục 2  Chủ tịch Hội đồng quản trị :là người đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại VINAPACO, chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ và pháp luật mọi hoạt động VINAPACO. Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc VINAPACO. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây: + Thay mặt Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do nhà nước đầu tư cho VINAPACO; quản lý VINAPACO theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; + Tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư quy mô lớn, phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của VINAPACO để trình Hội đồng quản trị; + Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; quyết định chương trình, nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị; + Thay mặt Hội đồng quản trị ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; + Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; + Thực hiện các quyền khác theo phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng quản trị và Thủ tướng Chính phủ  Ban kiểm soát : Ban Kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ VINAPACO, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ban Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Ban Kiểm soát có năm thành viên do Hội đồng quản trị cử, gồm: một thành viên Hội đồng quản trị là Trưởng Ban Kiểm soát; một đại diện tổ chức công đoàn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định; các thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không được kiêm nhiệm Trưởng Ban Kiểm soát. Ban Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.  Tổng giám đốc : Là người đại diện theo pháp luật của tổng công ty, do thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, tổng giám đốc chỉ đạo chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty, là người chịu trách nhiệm cao nhất về hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty với chính phủ , bộ Công Thương và toàn thể người lao động trông công ty. Nhiệm kỳ của giám đốc là 5 năm, có thể được bổ nhiệm lại với số kỳ không hạn chế Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau: +Quyết định các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh hàng ngày của tổng công ty và phù hợp với Nghị quyết của Hội đồng quản trị. + Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. + Tổ chức tiến hành kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của tổng công ty. + Kiến nghị phương án, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ tổng công ty. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. + Tuyển dụng lao động. + Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ của công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.  Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất: là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về sản xuất kinh doanh như : tiến độ sản xuất giấy, nhu cầu nguyên,nhiên vật liệu, hóa chất …  Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về nhu cầu vốn kinh doanh, kế hoạch sản xuât sản phẩm và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm  Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính: chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về vấn đề tài chính – kế toán  Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tu và đời sống: chịu trách nhiệm về vấn đề đầu tư, nâng cấp, sửa chữa phục vụ cho sản xuất và các nhu cầu nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn tổng công ty  Phó tổng giám đốc phụ trách nguyên liệu : phụ trách về nhu cầu nguyên liệu đầu vào, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các công ty lâm nghiệp, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về nguyên liệu phục vụ sản xuất lâu dài.  Phòng tài chính – kế toán : là bộ phận tham mưu giúp tổng giám đốc tổ chức công tác thực hiện công việc tài chính- kế toán, quản lý chặt chẽ các nguồn vốn, thống kê, lưu trữ các hóa đơn chứng từ của toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty. Giúp tổng giám đốc soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, thực hiện tốt công tác kế toán để báo cáo với cơ quan chức năng khi có yêu cầu. Thường xuyên phân tích tình hình tài chính, đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn lao động, phân tích tình hình và khả năng thanh toán trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp hữu hiệu để nâng cao công tác quản lý và hiệu quả kinh doanh.  Phòng tổ chức lao động: giúp tổng giám đốc quản lý nhân sự trong toàn tổng công ty, tham mưu cho tổng giám đốc về đề bạt, miễn nhiệm….Theo dõi, tính toán chế độ tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên trong toàn tổng công ty  Phòng kinh doanh: Phát triển thị trường dựa theo chiến lược Công ty, lập kế hoạch kinh doanh các sản phẩm của Công ty từ các đơn hàng nhận được, tham mưu, đề xuất cho Ban Giám đốc, hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch, tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu, tham gia xây dựng hệ thống quản lí chất lượng,hệ thống quản lí môi trường và trách nhiệm xã hội tại công ty, tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho tổng công ty, đảm bảo nguồn hàng ổn định cho tổng công ty, lên kế hoạch, theo dõi sản xuất mẫu đối mẫu chào hàng, phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sở đó chiết tính gía thành sản phẩm giá bán trình ban giám đốc duyệt, nhận các đơn đặt hàng, lên hợp đồng kinh tế trình phó tổng giám đốc phụ tách kinh doanh hoặc tổng giám đốc ký, lập kế hoạch sản xuất theo tháng, quí, năm, tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, tài liệu kế hoạch, mẫu gốc, rập gốc, sơ đồ mini gốc từ khách hàng.  Phòng kỹ thuật : tiến hành nghiên cứu các loại công nghệ thiết bị, tìm hướng cải tiến máy móc nhằm đạt năng suất cao hơn, đồng thời có thể có nhiệm vụ tìm hiểu máy móc thiết bị ngoài thị trường ( ở trong nước cũng như ở nước ngoài) để có hướng đổi mới, thay thế máy móc trong tổng công ty khi cần thiết. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ nhằm giảm sự ô nhiễm từ chất thải của tổng công ty để tránh làm ảnh hưởng tới không khí xung quanh khu vực tổng công ty.  Phòng điều độ : độ : căn cứ vào kế hoạch sản xuất tháng của tổng công ty để lập kế hoạch tác nghiệp, chỉ huy sản xuất, đảm bảo thực hiện mục tiêu về sản lượng, chất lượng. Theo dõi việc xử lý các sự cố, xử lý các ách tắc trong dây chuyền sản xuất, theo dõi việc thực hiện tiến độ và nội dung đóng máy thường kỳ.  Tổng kho: là nơi chứa vật tư, trang thiết bị dùng cho công tác thay thế sửa chữa khi có máy móc hỏng, và là nơi chứa các sản phẩm sản xuất ra chờ tiêu thụ  Xí nghiệp dịch vụ: phục vụ khách ăn và nghỉ khi đến công ty quan hệ, công tác, phục vụ cán bộ công nhân viên bữa ăn công nghiệp, phục vụ điện, nước sinh hoạt, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho cán bộ công nhân viên cho tổng công ty và nhân dân xung quanh khu vực tổng công ty 2. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam Tổng công ty giấy Việt nam chủ động xây dựng và thực hiện mục tiêu, phương hướng phát triển dài hạn, kế hoạch ngắn hạn, toàn năm theo phương hướng phát triển và nội dung kế hoạch hướng dẫn của chính phủ và bộ công thương, chỉ tiêu phấp lệnh được giao và nhu cầu của thị trường. Sau khi kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty được chính phủ và bộ công thương phê duyệt và cân đối thì tổng công ty giấy Việt Nam có trách nhiêm bảo đảm nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước và thực hiện các hợp đồng đã ký Tổng công ty luôn chủ động xây dựng chiến lược sản xuất và tiêu thu sản phẩm. Cụ thể tổng công ty đã phân tích môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp từ đó đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp. + Điểm mạnh của tổng công ty là : - Ứng dụng khoa học kỹ thuật cho máy móc thiết bị sản xuất đã đạt được hiệu quả - Nghiên cứu thành công một số nguyên vật liệu thay thế nhập khẩu - Nguồn lao động dồi dào - Khả năng vay vốn cao. - Sản phẩm ngày càng có uy tín và được các tổ chức quốc tế thừa nhận - Các đơn vị thành viên phân bố dàn trải và liên tục phát triển. - Các chỉ tiêu của tổng công ty luôn đạt mức cao - Công nghệ thiết bị ở mức cao trong khu vực - Sản phẩm là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và có tính cạnh tranh cao - Có nhiều sản phẩm mới + Điểm yếu của tổng công ty là : - Tay nghề, trình độ người lao động còn thấp so với khu vực - Công tác Marketing chưa mạnh - Đầu tư còn chưa tập trung tốt - Nguyên vật liệu còn phải nhập khẩu nhiều ở nước ngoài + Cơ hội : - Ngành sản xuất giấy đang phát triển rất mạnh. - Thị trường trong và ngoài nước còn nhiều tiềm năng (do quá trình quốc tế hóa và quá trình hội nhập). - Kinh tế xã hội phát triển, thu nhập tăng, sức mua tăng - khoa học kỹ thuật ngày một hiện đại + Thách thức : - Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao - Cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn ngay cả trên thị trường truyền thống trong nước sau các hiệp định thương mại và sau hội nhập AFTA. - Thị trường nước ngoài sẽ khó khăn hơn do Trung Quốc gia nhập WTO - Nguồn nguyên vật liệu đầu vào luôn biến động bất lợi Các chiến lược mà tổng công ty đã sử dụng :  Chiến lược thị trường Với chiến lược thị trường Tổng Công ty chú trọng đến chiến lược đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng Tổng Công ty cần phải biết khách hàng muốn gì? Khi nào muốn? Muốn thỏa mãn như thế nào? - Tập trung vào nhu cầu của khách hàng: Qua phân tích và đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm ta nhận thấy nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm ngành luôn là cần thiết, nhu cầu tiêu dùng vật chất của đại bộ phận dân chúng ngày càng cao. Vì vậy, Tổng Công ty đã đề ra biện pháp là: + Xây dựng và tổ chức bộ phận chuyên trách nghiên cứu về thị trường và nhu cầu của khách hàng. + Nâng cao chất lượng của những kênh thông tin về phương thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng, quan tâm đến ý kiến phản hồi của khách hàng. + Thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng: Nghiên cứu xác định nhu cầu của khách hàng để làm tiền đề cho việc tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, biết được họ muốn gì để nghiên cứu giải quyết thỏa mãn những mong muốn đó.  Chiến lược cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh chính của tổng công ty là tổng công ty giấy Sài Gòn là thương hiệu giấy lớn của Việt Nam và các sản phẩm giấy từ nước ngoài đặc biệt là từ Trung Quốc tuy chiếm khối lượng chưa lớn lắm nhưng giá lại rất rẻ trong tương lai đây là đối thủ cạnh tranh lớn của tổng công ty và các loại giấy chất lượng cao được nhập khẩu từ các nước như Thái Lan ( chiếm 23% khối lượng và 20% giá trị ), Đài Loan ( chiếm 19 khối lượng và 20% giá trị ) Indonesia (chiếm 19 khối lượng và 20% giá trị ) và một số nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Sản phẩm giấy ở những nước này có đặc điểm là chất lượng tốt, độ trắng cao không nhòe… Tuy nhiên, Tổng Công ty đã có những ưu thế nhất định về lợi thế cạnh tranh với những vị trí hiện đang chiếm giữ trên thị trường đặc biệt là thị trường trong nước. Sản phẩm của Tổng Công ty đã tạo dựng được lòng trung thành của khách hàng như giấy Bãi Bằng, giấy gỗ… Lợi thế cạnh tranh của Tổng Công ty chủ yếu dựa vào chất lượng sản phẩm và quy mô sản xuất kinh doanh. Chất lượng sản phẩm tương đối đạt yêu cầu đối với đại bộ phận khách hàng song cũng có thể do các sản phẩm cạnh tranh chưa đủ mạnh, việc tiêu dùng các sản phẩm thay thế chưa trở thành thói quen của người tiêu dùng. Quy mô sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, điều kiện tài chính và năng lực tích lũy là tương đối lớn mạnh. Khả năng giảm giá thành sản phẩm là hoàn toàn có thể kiểm soát được chỉ có vấn đề là cách thức phân bổ và quản lý các nguồn lực. Tổng Công ty áp dụng các chiến lược cạnh tranh:  Chiến lược chi phí thấp: Chiến lược này được xây dựng chủ yếu áp dụng đối với thị trường trong nước. Khách hàng trong nước tiêu dùng sản phẩm giấy các loại đại bộ phận là khách hàng có thu nhập trung bình và thấp. Hơn nữa nhu cầu sử dụng mặt hàng này là tương đối giống nhau kể cả với những người có thu nhập cao. Tổng Công ty đánh giá ngang nhau về nhu cầu sử dụng mặt hàng này ở các thị trường khác nhau. Tổng Công ty hoàn toàn có thể theo đuổi chiến lược này đối với các sản phẩm trên với nhiều lý do: - Quy mô sản xuất lớn, thu mua nguyên vật liệu, vật tư đầu vào với sản lượng lớn. Do đó có những ưu đãi về việc giảm giá đầu vào. - Phát huy điều kiện hiện tại về khả năng nâng cao năng lực quản lý sản xuất kinh doanh. - Đã và đang tích cực nghiên cứu sản xuất các loại nguyên liệu với giá thành rẻ và thay thế nhập khẩu. - Tự động hóa sản xuất, giảm lao động tiến đến giảm giá thành.  Chiến lược khác biệt hóa - Thị trường trong nước: Tổng Công ty xây dựng chiến lược khác biệt hóa đối với thị phận của những người có thu nhập cao. Chiến lược này quan tâm đặc biệt vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và kiến tạo sự độc đáo đặc biệt về mẫu mã ở các sản phẩm như giấy chất lượng cao, giấy gỗ dán tường… Thị phần chủ yếu cho chiến lược khác biệt hóa là những khu đô thị kinh tế phát triển, bên cạnh sức mua lớn là tâm lý tiêu dùng khác biệt: + Tâm lý ưa chuộng sản phẩm chất lượng + Tâm lý tiêu dùng sản phẩm độc đáo có những tính năng đặc biệt về khả năng sử dụng và mẫu mã, khẳng định tính cá nhân. Để thực hiện chiến lược này Tổng Công ty phải: + Tập trung cho đầu vào các dự án khoa học, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. + Đa dạng hóa mẫu mã thông qua thu thập thông tin, nghiên cứu tâm lý tiêu dùng. + Áp dụng phương thức bán hàng và dịch vụ sau bán hàng. Khi sự khác biệt hóa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thông qua các đơn đặt hàng thì biện pháp thực hiện là cung cấp đầy đủ các thông tin về dịch vụ sau bán hàng và các hình thức bảo hành sửa chữa... - Thị trường nước ngoài: đây là thị trường của khách hàng có thu nhập cao, chiến lược khác biệt hóa của Tổng Công ty chủ yếu áp dụng với các sản phẩm giấy cao cấp... Đối với thị trường này giá cả không phải là vấn đề đáng lo ngại. Do đó cần tập trung cho mẫu mã và chất lượng. Tâm lý tiêu dùng của khách hàng nước ngoài cũng rất khác nhau: + Thành phần khách hàng có nhu cầu tiêu dùng thực sự + Thành phần khách hàng tiêu dùng với mục đích nghiên cứu, du lịch cần đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm truyền thống hoặc chứa đựng yếu tố văn hóa dân tộc như đồ gốm, sứ... Do đó cần tích cực tạo sự ưa chuộng của khách hàng nước ngoài, mở rộng thị trường để chuẩn bị cho hội nhập. Để thực hiện chiến lược này Tổng Công ty phải: + Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng. + Thiết kế trang thiết bị máy móc sản xuất linh hoạt, có thể ứng dụng sản xuất nhiều hình thức sản phẩm. + Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. + Đầu tư xây dựng hình ảnh sản phẩm.  Chiến lược cạnh tranh bằng thời gian giao hàng Với năng lực sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, Tổng Công ty hoàn toàn có điều kiện mọi mặt về khả năng hoàn thành các đơn đặt hàng với thời gian giao hàng sớm. Đây là thế mạnh so với các đối thủ cạnh tranh khác kể cả với các doanh nghiệp Trung Quốc. Đây là chiến lược nhằm giành giật thị trường nước ngoài đặc biêt là thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản... Những thị trường tiềm năng luôn tiêu thụ số lượng sản phẩm lớn, sức ép về giá cả không quá lớn, yêu cầu lớn nhất là về chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. Để thực hiện chiến lược này, Tổng Công ty phải: + Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật cho sản xuất lớn. + Đẩy mạnh khuếch trương sản phẩm của Tổng Công ty, tìm bạn hàng lớn mạnh. + Thực hiện các chương trình về quản lý sản xuất và đặc biệt là quản lý nguyên vật liệu, kịp thời đáp ứng cho tiến độ sản xuất. Cơ cấu sản phẩm của Tổng Công ty chưa hợp lý, còn thiếu nhiều những sản phẩm mới với các tính năng khác biệt hấp dẫn khách hàng Nói chung tổng công ty giấy Việt Nam đã xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các chiến lược đã đề ra đồng thời tổng công ty cũng không ngừng tìm hiểu và điều tra thị trường cũng như những thay đổi bên trong doanh nghiệp để có những chiến lược phù hợp 3. Quản trị quá trình sản xuất Tổng công ty giấy Việt Nam là công ty đa ngành nhưng ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất các loại bột giấy, sản phẩm về giấy phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu với chu trình công nghệ khép kín với các loại máy móc chuyên dung. Tính chất sản xuât của tổng công ty là tính chất sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, loại hình sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất phụ thuộc vào từng mã hàng cụ thể nhưng nhìn chung là sản xuất có chu kỳ ngắn. Bộ phận sản xuất có nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch mà phòng kế hoạch đã lên và giao nhiệm vụ cho từng tổ sản xuất sẽ đảm nhiệm từng phần việc cụ thể Tại phân xưởng sản xuất dược bố trí thành tổ sản xuất, gia công và các tổ chịu sự giám sát trực tiếp của quản đốc. Sản phẩm vận động lần lượt từ công đoạn này đến công đoạn khác một cách liên tục cho đến khi hoàn thành. Quản đốc là người điều hành các phân xưởng, thực hiện điều hành sản xuất, tổ chức chuẩn bị sản xuất, quản lý và kiểm tra chất lượng, thời gian giao hàng, báo cáo định kì cho lãnh đạo tổng công ty tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất, thường xuyên giám sát hướng dẫn kĩ thuật cho công nhân và quản lý tài sản của tổng công ty. - Về bố trí mặt bằng, nhà xưởng: các phân xưởng sản xuất kết cấu khung kho Tiệp. Trần chống nóng bằng tấm xốp, nền lát gạch CERAMic liên doanh, cửa kính, khung nhôm. - Về thông gió, chống nóng: Một phần lợi dụng thông gió tự nhiên qua hệ thống cửa đi, cửa sổ, kết hợp việc dùng hệ thống quạt thông gió với hệ thống làm lạnh công nghiệp. - Giải pháp chiếu sáng: Dùng hệ thống cửa kính tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên kết hợp với việc sử dụng hệ thống đèn tuýp trên tràn dọc theo các dây chuyền sản xuất - Thiết kế nhà, xưởng đảm bảo khi có sự cố xe cứu hoả có thể tiếp cận tới mọi vị trí trong xưởng sản xuất, nhà phục vụ sản xuất. - Vật liệu xây dựng và các vật dụng khác lựa chọn những loại khó cháy. - Các nhà phục vụ sản xuất, xưởng sản xuất đều có vòi nước bể cát, dung tích 1 đến 5 m3 bên ngoài có đặt các bình chữa cháy bằng khí CO2 , bể nước cứu hoả 80 m3. - Hệ thống điện có các phương tiện đóng ngắt cầu dao, cầu trì bên ngoài nhà máy có thể cắt điện thuận lợi khi có sự cố Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam được cho trong bảng dưới đây Bảng 03 : :Tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam trong 5 năm ( từ 2005 đến 2009 ) đơn vị : nghìn đồng Năm Giá trị sản lượng kế hoạch Gái trị sản lượng thực tế Chênh lệch KH/ TT +/- % 2005 1,300,345,345 1,323,452,447 23,107,102 1.8 2006 1,320,326,679 1,322,341,449 2,014,770 0.15 2007 1,400,000,000 1,414,647,397 14,647,397 1.04 2008 1,590,759,089 1,640,990,981 50,231,892 3.16 2009 1,985,346,246 2,067,648,636 82,302,390 4.14 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Tình hình sản xuất các loại giấy tăng, tổng công ty luôn hoàn thành và vượt kế hoạch sản xuất. Điều này cho thấy sự cố gắng của tổng công ty trong việc ổn định và phát triển sản xuất. Sản lượng sản xuất của tổng công ty tăng do sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, do sự đổi mới của công tác quản lý, do việc đào tạo và nâng cao tay nghề của công nhân. Các bộ phận sản xuất của tổng công ty giấy Việt Nam: Là một dây chuyền sản xuất theo trình tự liên tục và khép kín, nguyên liệu giấy gồm tre, gỗ, nứa sau khi được băm chặt đúng quy cách được đưa vào nồi nấu bột, bột sau khi nấu được đưa qua hệ thống rửa, sàng chọn khép kín rồi đưa qua hệ thống tẩy trắng 4 giai đoạn với sự tham gia của các loại hóa chất chuyên dụng và các chất phụ gia, sản phẩm giấy sản xuất ra là sự kết hợp sản xuất khép kín từ điện, hơi nước, xút, clo, hypo, cơ khí, xút thu hồi, bột, giấy. Quá trình sản xuất liên tục trên được chia ra thành các công xưởng, phân đoạn, các nhà mấy sản xuất theo quy trình công nghệ nhất định để tiện lợi cho công tác quản lý và vận hành thiết bị. Sản phẩm của tổng công ty giấy có nhiều loại và do nhu cầu của từng loại khách hàng khác nhau nên đối với từng loại sản phẩm cũng khác nhau. Do vậy tổng công ty giấy Việt Nam có kế hoạch sản xuất sản phẩm giấy với khối lượng phù hợp tránh ứ đọng vốn trong lưu thông và trong doanh nghiệp. Như vậy có thể nói rằng tính chất quy trình công nghệ giấy là phức tạp, kiểu chế biến liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn và thuộc loại hình sản xuất với khối lượng lớn. Sơ đồ 02: Sơ đồ quá trình sản xuất của tổng công ty giấy Việt Nam Na2SO4 hơi phát điện vôi sống chuẩn bị NL mảnh hợp cách Nồi hơi thu hồi xút hóa nấu bột Dịch đen Đặc chưng bốc rửa bột NaCl nước thải Tẩy trắng NM hóa chất Xử lý nước thải Cl2,NaClO Thải ra sông Hồng nước thải nghiền, phối trộn Và gia phụ liệu AKD, tiinh bột Xeo giấy CaCO3,trợ bảo lưu Cuộn lại Gia công và bao gói 4. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực Lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam có đặc điển đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, sáng tạo ra các giá trị mới cho các sản phẩm. Mặc dù, so với chi phí nguyên vật liệu và máy móc thiết bị chi phí tiền lương chiếm tỉ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm nhưng người lao động lại là đối tượng tham gia vào suốt quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm và có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì lực lượng nhân sự phải có trình độ tay nghề cao, làm việc có hiệu quả để không lãng phí người lao động. Qua bảng 04 tacó thể thấy: số lượng lao động của tổng công ty giấy Việt Nam giảm dần qua các năm, đặc biệt giảm mạnh nhất vào năm 2007 (giảm 500 lao động, trong đó lao động trực tiếp, trình độ tay nghề không cao giảm tới 555 lao động). Số lao đông này giảm chủ yếu là những công nhân lao động dôi dư, trình độ tay nghề Sàng chọn Nhập kho kém, do yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi tổng công ty giấy Việt Nam phải nâng cao trình độ đội ngũ công nhân vận hành máy móc thiết bị và loại bỏ công nhân tay nghề kém, đông thời đào tạo tuyển chọn những người có bằng cấp, có trình độ để từng bước nghiên cứu đưa ra những giải pháp cải tiến thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu và hạ giá thành sản phẩm. Thêm vào đó, trong thời gian năm 2007 tổng công ty giấy Việt Nam đang tiến hành cổ phần hóa cũng kéo theo việc giảm công nhân do tay nghề kém không có tiền đóng cổ phần tại tổng công ty, nhiều công nhân trình độ tay nghề không cao được cho về hưu sớm theo chế độ 41 của tổng công ty Bảng 04:tình hình sử dụng lao động của tổng công ty giấy Việt Nam ( từ năm 2005 đến 2009) đơn vị : người STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 I/ Tæng CBCNV 2946 2796 2296 2260 2118 -150 -500 -36 -142 1. CBCNV lµm viÖc trùc tiÕp 2499 2300 1745 1630 1423 -199 -555 -115 -207 2. CBCNV lµm viÖc gi¸n tiÕp 447 496 551 630 695 49 55 79 65 II/ Tr×nh ®é CBCNV 1. §¹i häc vµ trªn ®¹i häc 175 194 215 250 297 19 21 35 47 2. Cao ®¼ng, trung cÊp 272 302 336 380 398 30 34 44 18 3. CNKT vµ Nh©n viªn nghiÖp vô 2499 2300 1745 1630 1423 -199 -555 -115 -207 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động) Tổng công ty giấy Việt Nam đã bố trí, sắp xếp sử dụng hợp lý lực lượng lao động hiện có, đồng thời chủ động tuyển chọn, ký kết hợp đồng với người lao động đáp ứng nhu cầu của sản xuất theo công tác về phân cấp tổ chức cán bộ của tổng công ty giấy Việt Nam và thực hiện đúng chế độ chính sách về lao động của pháp luật nhà nước. Tổng công ty giấy Việt Nam được quyền xác định hình thức trả lương và đơn giá tiền lương thích hợp với từng loại công việc nhằm đảm bảo phân phối công bằng trên cơ sở chế độ tiền lương của nhà nước quy định. Cụ thể các chính sách đối với người lao động là : a. Chế độ làm việc: - Thời gian làm việc: tổng công ty tổ chức làm việc 8h/ngày, 5 ngày/tuần, 1 ngày làm việc 3 ca. Khi có yêu cầu về tiến độ sản xuất kinh doanh thì nhân viên trong tổng công ty có trách nhiệm làm thêm giờ và tổng công ty có những quy định đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của Nhà nước và đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động. - Nghỉ phép, nghỉ lễ, Tết: Nhân viên được nghỉ lễ, Tết theo quy định của Bộ Luật Lao động - Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang, thoáng mát. Đối với lực lượng lao động trực tiếp, tổng công ty trang bị đầy đủ và theo đúng pháp luật các phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động. b.. Chính sách lương, thưởng, phúc lợi - Công ty xây dựng quy chế về quản lý và phân phối tiền lương áp dụng thống nhất trong toàn Công ty. Tiền lương được phân phối theo nguyên tắc phân phối lao động và sử dụng tiền lương như đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất để kích thích người lao động tích cực tham gia sản xuất kinh doanh. Việc phân phối lương được thực hiện công khai và dân chủ, đảm bảo sự công bằng và hợp lý theo trình độ, năng lực và công việc của từng người. - Nhằm khuyến khích động viên cán bộ công nhân viên trong Công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, tăng năng suất chất lượng hoàn thành công việc, Công ty đưa ra chính sách thưởng hàng kỳ, thưởng đột xuất cho cá nhân và tập thể. Việc xét thưởng căn cứ vào thành tích của cá nhân hoặc tập thể trong việc thực hiện tiết kiệm, sáng kiến cải tiến về kỹ thuật, về phương pháp tổ chức kinh doanh, tìm kiếm được khách hàng mới, thị trường mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh, có thành tích chống tiêu cực, lãng phí. - Công ty thực hiện các chế độ bảo đảm xã hội cho người lao động theo Luật lao động. Nội quy lao động và Thoả ước lao động tập thể. Công ty luôn quan tâm đến đời sống và cải thiện điều kiện cho cán bộ công nhân viên như tiền ăn giữa ca, tiền phụ cấp độc hại. - Công ty thực hiện các chính sách BHXH, BHYT, Hưu Trí ... theo đúng chính sách nhà nước ban hành 5. Quản trị các yếu tố vật chất a. Tình hình sử dụng tài sản của Tổng công ty Tình hình cơ sở vật chất, máy móc thiết bị của tổng công ty giấy Việt Nam được tổng hợp trong bảng 05 dưới đây Nhìn vào bảng 05 ta thấy : tổng tài sản cố định của tổng công ty giấy Việt Nam hầu hết đều giảm qua các năm, riêng năm 2009 tổng tài sản cố định của tổng công ty có tăng so với năm 2008 nhưng tăng không nhiều do sự tăng lên của máy móc thiết bị và phương tiện vận tải. Cụ thể, năm 2005 tổng tài sản là 745,722,008 nghìn đồng trong đó tỉ lệ máy móc thiết bị chiếm nhiều nhất là 67,61%. Năm 2006 tổng tài sản cố định là 687,323,396 ngàn đồng giảm 58,398,612 ngàn đồng trong đó giảm nhiều nhất là máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ cũng giảm nhưng không nhiều, nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện vận tải lại tăng. Năm 2007 tổng tài sản giảm 151,030,868 ngàn đồng so với năm 2006, trong đó tất cả các khoản mục đều giảm nhưng giảm nhiều nhất vẫn là máy móc thiết bị, rồi đến nhà cửa kiến trúc, phương tiện vận tải, dụng cụ lao động, tuy nhiên trong năm 2007 tỉ lệ máy móc thiết bị trong tổng tài sản lại tăng so với năm 2006. Năm 2008 tổng tài sản tiếp tục giảm, các khoản mục cũng giảm trừ nhà cửa, vật kiến trúc. Năm 2009, tổng công ty mở rông thêm một dây chuyền sản xuất và mua thêm một số phương tiện vận tải để phục vụ cho việc sản xuất, tiêu thụ của tổng công ty nên tổng tài sản có tăng, tuy nhiên trong năm này tỉ lệ tăng nhiều lại là phương tiện vận tải, 2 khoản mục còn lại vẫn tiếp tục giảm . Tỉ lệ máy móc, thiết bị trong tổng giá trị tài sản cố định khá lớn ( đều trên 40% ) năm 2005 tỉ lệ này là 67.61%. Điều này được đánh giá là tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vì đầu tư vào máy móc thiết bị sẽ góp phần hiện đại hóa sản xuất, giảm bớt số lao động thủ công và nâng cao năng suất lao động, và giảm bớt một số lao động kỹ thuật mà trình độ tay nghề không tốt . Bên cạnh đó, những phương tiện vận tải dùng để vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm quá cũ đã được thanh lý và đầu tư mới vào năm 2009 Bảng 05: Một số chỉ tiêu về trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của tổng công ty giấy Việt Nam trong 5 năm (2005-2009) Đơn vị : 1000 đồng Các khoản mục Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Công cụ, dụng cụ lao động Tổng cộng N ăm 20 05 Giá trị 133,916,758 504,182,650 103,446,557 4,176,043 745,722,008 % 17.96 67.61 13.87 0.56 100 N ăm 20 06 Giá trị 241,291,751 322,636,475 121,058,270 2,336,900 687,323,396 % 35.11 46.94 17.61 0.34 100 N ăm 20 07 Giá trị 187,541,497 260,370,022 86,772,131 1,608,878 536,292,528 % 34.97 48.55 16.18 0.3 100 N ăm 20 08 Giá trị 196,523,456 198,785,432 75,684,231 1,542,632 472,535,751 % 41.59 42.07 16.02 0.32 100 N ăm 20 09 Giá trị 170,654,132 200,415,689 100,651,566 1,203,123 472,924,510 % 36.08 42.38 21.28 0.26 100 C hê n h lệ ch Giá trị 107,374,993 -181546174 17,611,713 -1,839,144 -58,398,612 % 80.18 -36.01 17.02 -44.04 17.15 C hê nh lệ ch Giá trị -53,750,254 -62,266,453 -34,286139 -728,022 -151,030,868 % -22.28 -19.3 -28.32 -31.15 -101.05 C hê nh lệ ch 20 08 /2 0 Giá trị 8,981,959 -61,584,590 -11,087,900 -66,246 -63,756,777 % 4.79 -23.65 -12.78 -4.12 -35.76 C hê nh lệ ch 20 09 /2 0 Giá trị -25,869,324 1,630,257 24,967,335 -339,509 338,759 % -13.16 0.82 32.99 -22.01 -1.36 Nguồn : phòng tài chính kế toán Các tài sản cố định trên đều được tính khấu hao, mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tổng công ty sử dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng và áp dụng phương pháp đó trong suốt thời gian sử dụng tài sản. Đối với nhà cửa vật kiến trúc thời gian khấu hao là 20 năm, đối với máy móc thiết bị thời gian khấu hao là 10 năm, phương tiện vận tải thì khấu hao trong 5 năm, công cụ dụng cụ chỉ khấu hao trong 3 năm. Tổng công ty lập kế hoạch quản lý tài sản rất cụ thể. Đối với tài sản cố định thì khai thác tạo lập nguồn vốn để hình thành, duy trì quy mô và cơ cấu tài sản cố định thích hợp, quản lý quá trình sử dụng tài sản ( thực hiện đúng quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng, xây dựng và tổ chức thực hiện đúng các quy trình sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định; khai thác tối đa công dụng của tài sản cố định tránh mất mát, ứ đọng; nhượng bán và thanh lý nhanh chóng những tài sản cố định không cần dùng và đã hư hỏng; phát hiện và phản ánh đúng nguyên giá và thời gian sử dụng dự kiến của tài sản cố định; đánh giá đúng giá trị còn lại của tài sản cố định; quản lý chặt chẽ quá trình luân chuyển của bộ phận đã đầu tư vào tài sản cố định) Tổng công ty đã xây dựng xí nghiệp bảo dưỡng riêng để sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị phụ tùng và phương tiện vận tải đề phòng hỏng hóc. Máy móc thiết bị và các phụ tùng đi kèm được kiểm tra thường xuyên mỗi tháng một lần trừ trường hợp xảy ra sự cố do hỏng hóc bất thường b. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu của tổng công ty Nguyên liệu chính để sản xuất giấy là bột giấy. bột giấy được chế biến từ sợi xenluylo có hai nguồn chính là từ gỗ và phi gỗ. Bên cạnh đó giấy loại đang dần trở thành nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất giấy. Nguyên liệu từ gỗ là các loại cây lá rộng hoặc lá kim. Nguyên liệu phi gỗ như các loại tre, nứa, phế phẩm sản xuất công- nông nghiệp như rơm, rạ bã mía và giấy loại. Nguyên liệu sản xuất bột giấy từ các loại phi gỗ có chi phí sản xuất thấp nhưng không phù hợp với nhiều nhà máy có công suất lớn của Tổng công ty giấy Việt Nam do nguyên liệu loại này được cung cấp theo mùa vụ và khó khăn trong việc cất giữ. Năng lực sản xuất bột giấy của Tổng công ty giấy Việt Nam mới chỉ đáp ứng được80% nhu cầu sản xuất giấy của Tổng công ty. Nguồn nguyên liệu từ giấy loại được sử dụng nhiều do ưu điểm tiết kiệm chi phí sản xuất nhờ chi phí vận chuyển, chi phí thu mua, chi phí xử lý thấp tuy nhiên bảo quản và lưu trữ khó. Tổng công ty đã xây dựng nhiều kho bãi được bố trí hợp lý ở gần các địa điểm sản xuất thuận tiện cho việc sản xuất. Tổng công ty tổ chức thu mua nguyên liệu gỗ chủ yếu ở các khu trồng rừng ở miền Bắc và miền Trung. 6. Đánh giá tình hình quản trị tài chính, kế toán Năm tài chính của tổng công ty giấy Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 dương lịch và kết thúc ngày 31 tháng 12 dương lịch cùng năm. Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính năm sau của tổng công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm báo cáo Đại diện chủ sở hữu kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính hàng năm của tổng công ty làm căn cứ để giám sát và đánh giá kết quả quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc. Trong vòng ba mươi ngày sau khi kết thúc mỗi tháng, quý, Tổng giám đốc và Kế toán trưởng phải trình Hội đồng quản trị báo cáo tài chính, trong đó chi tiết hoá hoạt động tài chính của tổng công ty trong kỳ, có đối chiếu với kết quả dự kiến cho kỳ đó, nhấn mạnh các điểm chênh lệch quan trọng và giải thích các nguyên nhân, gồm cả việc đề xuất các biện pháp để sửa chữa nếu được yêu cầu. Tổng công ty thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy định của pháp luật, thực hiện công khai tài chính theo quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của Nhà nước. a) Đánh giá chung tình hình tài chính của tổng công ty giấy Việt Nam Nhìn chung tình hình tài chính của tổng công ty giấy Việt Nam trong 5 năm trở lại đây co nhiều biến động. Để đánh giá cụ thể tình hình tài chính của tổng công ty chúng ta cần phân tích sự biến động về tài sản, về nguồn vốn của công ty. Sự biến động này có thể thấy được ở bảng cân đối kế toán của tổng công ty  Nhận xét sự biến động của tài sản : Nhìn từ bảng cân đối kế toán thì tổng tài sản trong 5 năm qua có sự thay đổi rõ rệt. Tổng tài sản năm 2005 đạt 2.478.493.147.403 đồng, năm 2006tổng tài sản giảm xuống còn 2,228,350,551,750 đồng, năm 2007 tổng tài sản giảm còn 2,220,629,063,241 đồng nhưng năm 2008 tổng tài sản lại tăng lên là 3,891,639,909,437 đồng và năm 2009 tổng tài sản tăng tới 7,538,812,049,867 đồng. Sự thay đổi của tổng tài sản của tổng công ty trong 5 năm qua là do những yếu tố sau - Năm 2006 giảm so với năm 2005 là 250.142.595.653 đồng tương ứng giảm 10,1%. Do hầu hết các loại tài sản ngắn hạn đều giảm đặc biệt là các khoản thu ngắn hạn giảm tới gần 50% , hàng tồn kho, tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản thu ngắn hạn khác, đầu tư tài chính có tăng nhưng không đáng kể. Tài sản ngắn hạn giảm tới hơn 300 tỉ, tương ứng với giảm hơn 20% trong khi đó tài sản dài hạn chỉ tăng hơn 100 tỉ tương ứng với tốc độ tăng 10%. Tài sản dài hạn tăng chủ yếu do tăng các khoản phải thu dài hạn, những khoản mục thuộc tài sản dài hạn khác đều giảm. - Năm 2007 giảm so với năm 2006 là 7.721.488.000 đồng tương ứng giảm 3,5%. Trong năm 2007 tài sản ngắn hạn tăng gần 100 tỉ tương ứng với tốc đọ tăng 10%. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhiều nhất hơn 100 tỉ, các khoản mục khác như các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác giảm nhưng không nhiều. Các khoản mục trong tài sản ngắn hạn năm 2007 hầu hết đều giảm. Trong năm, tổng công ty thu về một lượng tiền mặt lớn do bán hàng nhiều cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ chủ yều là trả luôn bằng tiền mặt. - Năm 2008 tổng tài sản tăng 1.671.010.846.196 đồng tương ứng với tốc độ tăng 75,2% cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng nhanh so với năm 2007. Tài sản ngắn hạn tăng hơn 700 tỉ tương ứng với tốc độ tăng 63,6% . Tất cả các khoản mục thuộc tài sản ngắn hạn đều tăng trừ các khoản đầu tu tài chính ngắn hạn là không có. Trong đó tăng nhiều là tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản thu tài chính ngắn hạn, đặc biệt là sự tăng nhiều của hàng tồn kho. Hàng tồn kho tăng gần 500 tỉ do chi phí sản xuất dở dang năm 2007 còn dư cuối kỳ chưa phân bổ hết cộng với năm 2008 do áp dụng máy móc kỹ thuật mới nên lượng hàng sản xuất ra nhiều nhưng chưa tiêu thụ được hết và do mới áp dụng công nghệ mới còn chưa thành thạo nên sản phẩm hỏng, sản phẩm dở dang và phế phẩm cũng nhiều hơn. Tài sản dài hạn tăng gần 1000 tỉ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 91,2% do sự tăng lên của tất cả các khoản mục đặc biệt là việc tăng nhiều của các khoản phải thu dài hạn và tài sản cố định. Các khoản phải thu dài hạn tăng 100 tỉ, tài sản cố định tăng hơn 800 tỉ ( tăng 133,3%). Năm 2008 tổng công ty đầu tư một loạt máy móc thiết bị mới phục vụ cho sản xuất kinh doanh - Năm 2009 tổng tài sản tăng 3.647.172.140.830 đồng tương ứng với tốc đọ tăng 93,7% so với năm 2008. Năm 2009 đánh dấu sự tăng lên vượt bậc của tài sản ngắn hạn 2,4 tỉ gấp gần 2 lần so với năm 2008. tài sản dài hạn cũng tăng hơn 1 tỉ. Trong tài sản ngắn hạn hàng tồn kho tăng hơn 3 lần do tổng công ty đã sử dụng thành thạo máy móc thiết bị mới tạo nên một lượng lớn hàng hóa không bán được và do hàng dở dang từ năm 2008 khi mới áp dụng dây chuyền công nghệ mới chưa bán được và chưa phân bổ hết vào năm 2009 * Nhận xét sự biến động của nguồn vốn Bên cạnh việc phân tích sự biến động về tài sản để biết được tình hình nguồn vốn kinh doanh của tổng công ty được sử dụng có hiệu quả hay không, chúng ta cần phân tích sự về sự biến động của nguồn vốn trong 5 năm gần đây Qua bảng 06 ta thấy: tổng nguồn vốn cũng có nhiều biến động chủ yếu do sự biến động của nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và vốn từ nguồn kinh phí khác. Cụ thể : nợ phải trả giảm dần từ năm 2005đến năm 2007 và tăng dần tới năm 2009. Năm 2007 nợ phải trả giảm hơn 400 tỉ so với năm 2005, năm 2009 khoản mục này tăng hơn 3000 tỉ so với năm 2007. Năm 2009 nợ phải trả là 4.539.468.515.050 đồng trên tổng nguồn vốn là 7.538.812.049.867 đồng chiếm tới 70% tổng nguồn vốn. Tổng công ty nên có những biện pháp cụ thể để giảm nợ phải trả tăng uy tín của tổng công ty với khách hàng và nhà cung cấp. Bảng 06 : bảng cân đối kế toán của tổng công ty giấy Việt Nam ( 2005-2009) đơn vị : đồng STT Tài sản MS 2005 2006 2007 2008 2009 A. Tài sản ngắn hạn (100=110+120+130+150) 100 1,418,021,807,186 1,063,096,677,419 1,135,253,567,814 1,846,557,956,261 4,270,883,321,359 I/ Tiền và các khoản tương đương tiền 110 85,147,822,306 86,620,984,696 240,209,204,503 360,313,806,755 540,470,710,132 1. Tiền 111 85,147,822,306 86,620,984,696 240,209,204,503 360,313,806,755 540,470,710,132 2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0 0 0 0 II/ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0 74,108,938 0 0 0 1. Đầu tư ngắn hạn 121 0 74,108,938 0 0 0 III/ Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1,022,260,273,355 598,177,672,606 528,937,188,956 659,876,163,858 1,016,632,897,606 1. Phải thu của khách hàng 131 93,593,499,463 103,431,753,200 70,607,049,207 84,728,459,048 127,092,688,573 2. Trả trước cho người bán 132 30,644,971,847 75,249,434,636 92,841,739,753 185,683,479,506 389,935,306,963 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 574,301,863,573 315,853,041,932 255,196,410,630 153,117,846,378 183,741,415,654 4. Phải thu theo tiến độ hợp đồng XD 134 0 0 0 0 0 5. Các khoản phải thu khác 135 324,379,662,718 113,966,873,535 120,800,256,162 241,600,512,324 323,744,686,514 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 -659,724,246 -10,323,430,697 -10,508,266,796 -5,254,133,398 -7,881,200,097 IV/ Hàng tồn kho 140 301,016,454,366 366,852,231,845 354,736,253,520 802,489,051,895 2,666,021,846,114 1. Hàng tồn kho 141 329,360,794,366 395,196,571,845 394,257,787,520 869,675,659,695 2,766,801,757,814 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 -28,344,340,000 -28,344,340,000 -39,521,534,000 -67,186,607,800 -100,779,911,700 V/ Tài sản ngắn hạn khác 150 9,597,257,159 11,371,679,334 11,370,920,835 23,878,933,754 47,757,867,507 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 3,449,796 0 0 0 0 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 30,094,723 0 0 0 0 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 154 0 10,991,159,813 0 0 0 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 9,563,712,640 380,519,521 11,370,920,835 23,878,933,754 47,757,867,507 B. Tài sản dài hạn (200=210+220+240+250+260 200 1,060,471,340,217 1,165,253,874,331 1,085,375,495,427 2,045,081,953,176 3,267,928,728,508 I/ Các khoản phải thu dài hạn 210 0 207,406,270,044 248,420,284,441 347,788,398,217 591,240,276,970 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0 0 0 0 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0 0 0 0 3. Phải thu nộ bộ dài hạn 213 0 207,406,270,044 248,420,284,441 347,788,398,217 591,240,276,970 4. Phải thu dài hạn khác 218 0 0 0 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 0 0 0 II/ Tài sản cố định 220 806,190,358,065 771,961,022,922 607,039,800,621 1,420,974,796,123 2,133,372,578,877 1. TSCĐ hữu hình 221 745,722,008,847 687,323,396,450 536,292,528,861 1,315,644,673,859 1,975,028,384,148 - Nguyên giá 222 1,590,550,837,369 1,673,971,623,326 1,751,590,609,547 3,503,181,219,094 7,006,362,438,188 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 -844,828,828,522 -986,648,226,876 -1,215,298,080,686 -2,187,536,545,235 -5,031,334,054,040 2. TSCĐ thuê tài chính 224 1,261,004,346 677,393,659 2,853,932,469 3,490,113,328 5,584,181,324 - Nguyên giá 225 1,698,711,619 948,351,115 3,666,648,034 4,546,643,562 7,274,629,699 - Giá trị hao mòn lũy kế 226 -437,707,273 -270,957,456 -812,715,565 -1,056,530,235 -1,690,448,375 3. TSCĐ vô hình 227 0 0 0 0 0 - Nguyên giá 228 0 0 0 0 0 - Giá trị hao mòn lũy kế 229 0 0 0 0 0 4. Chi phí XDCB dở dang 230 59,207,344,872 83,960,232,813 67,893,339,291 101,840,008,937 152,760,013,405 III/ Đầu tư BĐS 240 0 0 0 IV/ Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 0 185,886,581,365 229,680,410,365 275,956,858,836 542,592,072,661 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 14,849,000,000 32,667,800,000 42,468,140,000 70,072,431,000 2. Đầu tư vào công ty liên doanh liên kết 252 254,280,982,152 171,026,346,194 170,159,022,928 204,190,827,514 408,381,655,027 3. Đầu tư dài hạn khác 258 223,740,000,000 2,343,748,437 26,853,587,437 33,029,912,548 69,362,816,350 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 28,623,346,194 -2,332,513,266 0 -3,732,021,226 -5,224,829,716 V/ Tài sản dài hạn khác 260 1,917,635,958 0 235,000,000 361,900,000 723,800,000 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 0 0 0 0 0 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 0 0 0 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 268 0 0 235,000,000 361,900,000 723,800,000 Tổng tài sản (70=100+200): 270 2,478,493,147,403 2,228,350,551,750 2,220,629,063,241 3,891,639,909,437 7,538,812,049,867 STT Nguồn vốn MS 2005 2006 2007 2008 2009 A. Nợ phải trả (300=310+330) 300 1,684,334,794,365 1,363,165,564,059 1,281,560,882,219 2,636,477,892,875 4,539,468,515,050 I/ Nợ ngắn hạn 310 523,271,034,572 430,424,239,918 434,797,123,937 750,395,588,222 1,389,688,859,239 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 221,649,966,846 236,274,297,504 232,627,216,592 465,254,433,184 930,508,866,368 2. Phải trả người bán 312 31,929,078,810 68,298,650,945 51,263,169,571 76,894,754,357 123,031,606,970 3. Người mua trả tiền trước 313 627,978,489 1,303,377,431 44,850,074,828 68,620,614,487 116,655,044,628 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 7,778,875,690 5,426,914,490 2,298,537,466 2,988,098,706 5,976,197,412 5. Phải trả người lao động 315 34,543,312,200 23,966,676,267 18,863,913,903 24,523,088,074 41,689,249,726 6. Chi phí trả trước 316 8,006,519,758 8,689,747,386 7,782,552,298 8,794,284,097 16,621,196,943 7. Phải trả nội bộ 317 149,460,545,002 13,046,398,574 3,843,947,820 8,072,290,422 16,144,580,844 8. Phải trả theo tiến độ KH hợp đồng XD 318 0 0 0 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 69,274,757,777 73,418,177,321 73,267,711,459 95,248,024,897 139,062,116,349 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0 0 0 0 0 II/ Nợ dài hạn 330 1,161,063,759,793 932,741,324,141 846,763,758,282 1,886,082,304,653 3,149,779,655,810 1. Phải trả dài hạn cho người bán 331 0 0 0 0 0 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 0 0 0 0 0 3. Phải trả dài hạn khác 333 0 0 0 0 0 4. Vay và nợ dài hạn 334 1,160,604,613,632 931,358,882,035 844,780,986,826 1,883,861,600,622 3,146,048,873,039 5. Thuế thu nhập hoãn lại 335 0 0 0 0 0 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 459,146,161 1,382,442,106 1,982,771,456 2,220,704,031 3,730,782,772 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0 0 0 0 B. Vốn chủ sở hữu 400 794,158,353,038 865,184,987,691 939,068,181,022 1,255,162,016,562 2,999,343,534,817 I/ Vốn chủ sở hữu 410 782,205,746,435 848,931,226,199 894,116,366,522 1,179,609,066,945 2,864,980,032,611 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 721,552,609,227 744,123,920,502 794,726,019,637 1,033,143,825,528 2,644,848,193,352 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0 0 0 0 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 305,206,600 6,552,556,600 13,105,113,200 17,560,851,688 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0 0 0 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 23,863,534,155 23,863,534,155 23,614,542,999 49,590,540,298 54,549,594,328 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 11,031,010,116 11,864,089,030 16,156,979,939 19,388,375,927 25,204,888,705 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 0 3,066,898,734 8,280,626,582 7,452,563,924 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 24,534,948,564 67,550,831,539 48,775,724,240 53,653,296,664 112,671,922,994 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 1,223,644,373 1,223,644,373 1,223,644,373 2,447,288,746 2,692,017,621 II/ Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 11,952,606,603 16,253,761,492 44,951,814,500 75,552,949,618 134,363,502,206 1. Quỹ khên thưởng và phúc lợi 431 10,323,442,974 15,661,440,216 44,681,821,487 75,065,460,098 133,616,518,975 2. Nguồn kinh phí 432 -165,000,000 -165,000,000 -165,000,000 -165,000,000 -297,000,000 3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định 433 1,794,163,629 757,321,276 434,993,013 652,489,520 1,043,983,231 Tổng cộng nguồn vốn 440 2,478,493,147,403 2,228,350,551,750 2,220,629,063,241 3,891,639,909,437 7,538,812,049,867 ( Nguồn số liệu : phòng tài chính kế toán tổng công ty giấy Việt Nam) IV. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh và quản trị kinh doanh của tổng công ty Giấy Việt Nam 1. Ưu điểm - tổng công ty đã nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng mới và sự phát triển của thị trường mà kịp thời đầu tư, mở rộng, nâng cấp trang thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại đồng bộ để có thể sản xuất ra dược lượng sản phẩm lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng - Mọi người được làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn, năng động, có cơ hội thăng tiến, tạo được sự thoải mái trong công việc …. Dẫn đến hiệu quả công việc ngày càng cao và luôn tạo được sự gắn bó của nhân viên đối với tổng công ty - Tổng công ty có đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc vì vậy luôn tạo được hiệu quả cao trong công việc - Lực lượng lao động trực tiếp của tổng công ty chiếm tỷ trọng lớn điều này phù hợp với lĩnh vực sản xuất giấy của tổng công ty - Tổng công ty đã đưa ra những kế hoạch, chiến lược kinh doanh kịp thời phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh - Với việc duy trì hoạt động của nhiều loại kênh phân phối cùng một lúc, tổng công ty vừa có thể cung cấp nhanh chóng sản phẩm của mình cho khách hàng công nghiệp lớn vừa có thể cung cấp sản phẩm tới những vùng xa xôi phục vụ sự nghiệp giáo dục - Nhờ có sự phối hợp đồng bộ giữa các khâu nên khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất của tổng công ty luôn được đảm bảo - Sản phẩm giấy của Tổng công ty được nhiều người tiêu dùng trong nước và thế giới biết đến 2. Hạn chế - Việc quản lý và sử dụng vốn của tổng công ty chưa thực sự có hiệu quả do vậy có phần làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của tổng công ty - Công tác thanh toán tiền bán hàng còn yếu, tổng công ty bị khách hàng chiếm dụng về vốn nên tổng công ty phải vay ngắn hạn và dài hạn làm cho chi phí các khoản vay lớn làm ảnh hưởng tới khả năng thanh toán cũng như khả năng sử dụng vốn của tổng công ty - Công tác quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp -Cơ cấu bộ máy quản lý tổ chức theo mô hình kiểu trực tuyến nên đòi hỏi lãnh đạo các bộ phận phải có trình độ tổng hợp mà điều này trình độ quản lý của cán bộ cấp cao còn hạn chế - Chi phí vận chuyển và bảo quản nguyên vật liệu gặp rất nhiều khó khăn, chi phí vận tải lớn - Việc thiết kế kênh phân phối chưa thực sự hợp lý, chưa xem xét đầy đủ của các đại lý phân phối sản phẩm của tổng công ty, mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh còn yếu 3. Nguyên nhân của hạn chế - Do bộ máy quản lý của tổng công ty khá cồng kềnh, làm việc chưa thực sự hiệu quả - Vốn sở hữu của công ty vẫn còn hạn hẹp nên vấn đề đầu tư theo chiều sâu phục vụ lâu dài cho hoạt động kinh doanh còn hạn chế, chưa khai thác triệt để nguồn vốn nội bộ của tổng công ty - Do sự hội nhập WTO của nước ta kèm theo những chính sách về thuế có những thay đổi. Mặt khác việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt - Do việc tuyển chọn đại lý trong kênh phân phối ồ ạt dẫn tới các đại lý tập trung về mặt địa lý làm cho phạm vi bao phủ thị trường kém làm giảm hiệu quả hoạt động của các trung gian dẫn đến tình trạng tiêu thu sản phẩm gặp khó khăn - Nguyên liệu và máy móc chủ yếu được nhập từ các tỉnh và từ nước ngoài - Do máy móc thiết bị mang tính hiện đại hóa cao và được nhập từ nước ngoài về nhưng những loại máy móc này tổng công ty muốn nhập khẩu về phải được sự đồng ý của nhà nước, nên thủ tục rườm rà mất nhiều thời gian nhiều khi gây khó khăn cho tổng công ty và có thể mất cơ hội kinh doanh V . Mục tiêu và định hướng phát triển của tổng công ty giấy Việt Nam * Mục tiêu chung : Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tổng công ty giấy Việt Nam cần xác định cho mình những mục tiêu chiến lược như sau : - Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, tăng thị phần cho tổng công ty giấy Việt Nam trong thị trường giấy, tăng lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách nhà nước, ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động. - Nâng cao năng lực sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực của tổng công ty, giảm giá thành, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới hội nhập kinh tế thế giới. - Thường xuyên có chính sách khuyến khích người lao động, phát huy tính sáng tạo và làm chủ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Phấn đấu trong mọi lĩnh vực để xứng đáng là lá cờ đầu trong toàn ngành giấy Việt Nam. - Nâng cao chất lượng bằng cách áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng ISO, thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhằm tăng uy tín đối với khách hàng truyền thống, chú trọng hơn về khâu marketing nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm - Mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội * Mục tiêu cụ thể : Phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm vừa qua, kiên trì phấn đấu không biết mệt mỏi của tập thể cán bộ công nhân viên chức tổng công ty giấy Việt Nam, căn cứ vào năng lực thực tế của tổng công ty, xu hướng phát triển của ngành, của đất nước, xu thế vận động của môi trường trong nước và thế giới, tổng công ty đã đặt ra mục tiêu cụ thể cho 5 năm tới với các chỉ tiêu như sau : - Giá trị sản lượng : năm 2010 đạt 1.400 tỷ đồng, năm 2011 đạt 1.550 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.620 tỷ đồng, năm 2013 đạt 1.650 tỷ đồng, năm 2014 đạt 1.700 tỷ đồng - Giá trị doanh thu trung bình mỗi năm đạt 1.300 tỷ đồng - Lợi nhuận bình quân mỗi năm đạt 55 tỷ đồng - Nộp ngân sách nhà nước tăng với tỷ lệ 18% so với cùng kỳ - Nâng mức thu nhập cho người lao động lên 5 triệu đồng/ tháng - Đầu tư thiết bị máy móc tăng 25% * Phương hướng phát triển : Để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổng công ty giấy Việt Nam đã đề ra phương hướng phát triển cho thời gian tới như sau : - Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh : + nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị sản xuất + nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm + nghiên cứu những loại sản phẩm mà tổng công ty có khả năng đảm nhận phù hợp với chính sách của mình đồng thời tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm - Trong công tác tiêu thụ và marketing : + củng cố và phát triển thị trường trong nước mở rộng xuất khẩu + nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường và khả năng marketing - Trong công tác tổ chức quản lý : + tiếp tục nâng cao năng lực tổ chức quản lý cho các cán bộ cho tổng công ty + nâng cao nhận thức cho người lao động, tăng tinh thần trách nhiệm và lòng hăng say nhiệt tình trong công việc của người lao động - Trong công tác lao động tiền lương: +nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên tổng công ty giấy Việt Nam để đảm bảo đời sống và nâng cao năng suất trong công việc + nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm - Trong công tác hạch toán kế toán, tài chính của công ty : + hoàn thiện và cải tiến công tác kế toán, kiểm toán trong doanh nghiệp. + lập báo cáo thu, chi và tình hình tài chính hàng tháng lên ban giám đốc và lãnh đạo tổng công ty để nhận định kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ban lãnh đạo có thể đưa ra phương hướng khắc phục sai sót và phát triển thế mạnh của doanh nghiệp - Trong công tác tổ chức kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm : + Thiết kế kênh phân phối phải xuất phát từ thị trường và khả năng của tổng công ty sao cho phù hợp với từng loại sản phẩm của tổng công ty. Công ty phải hướng trọng tâm vào các thị trường là các trung tâm kinh tế xã hội lớn bên cạnh đó phải duy trì hệ thống phân phối để đảm bảo cung cấp sản phẩm cho các khu vực khác. Tuy nhiên, việc thiết kế kênh phải dựa trên khả năng tài chính của tổng công ty vì đây là điều kiện quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến việc duy trì một kênh phân phối nào đó. + Đổi mới cơ chế tuyển chọn trung gian : thẩm tra xác minh những điều kiện của các đại lý như khả năng thanh toán, điều kiện kinh doanh, hệ thống kho bãi, phương tiện vật chất phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm của các đại lý, mở thêm các đại lý ở 3 miền và tiến tới mở đại lý tiêu thụ sản phẩm của tổng công ty ở thị trường nước ngoài Trên đây là những định hướng và mục tiêu phát triển của tổng công ty. Hy vọng với sự cố gắng bền bỉ và tinh thần học hỏi sáng tạo của ban lãnh đạo và đội ngũ lao động của tổng công ty thì tổng công ty sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và từng bước chiếm được chỗ đứng trên thị trường thế giới. Phụ lục 1 : danh sách các công ty con, công ty liên kêt, đơn vi hạch toán, đơn vị sự nghiệp của tổng công ty giấy Việt Nam CÁC CÔNG TY CON 1. Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà 2. Công ty TNHH một thành viên Nguyên liệu giấy Miền Nam CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT 1. Công ty Cổ phần tập đoàn Tân Mai 2. Công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất 3. Công ty cổ phầ In Phúc Yên 4. Công ty cổ phần Giấy Bãi Bằng 5. Công ty cổ phần Công đoàn Bãi Bằng 6. Công ty cổ phần sắn Sơn Sơn 7. Công ty cổ phần giấy Thanh Hóa 8. Công ty sản xuất và xuất khẩu đầu tư Việt Thái 9. Công ty cổ phần chứng khoán thương mại công nghiệp Việt Nam 10. Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Phú Thọ 11. Công ty cổ phần Nhất Nam 12. Công ty cổ phần may diêm Sài Gòn 13. Công ty cổ phần Tân Mai Miền Đông 14. Công ty cổ phần Tân Mai Miền Trung 15. Công ty cổ phần Tân Mai Lâm Đồng 16. Công ty cổ phần Tân Mai Tây Nguyên KHỐI PHÒNG BAN - Đảng ủy - Công đoàn giấy và bột giấy Việt Nam - Đoàn Thanh niên - Hội cựu chiến binh - Văn phòng - Phòng Tổ chức lao động - Phòng Tài chính kế toán - Phòng Kinh doanh - Phòng Xuất nhập khẩu và Thiết bị phụ tùng - Phòng Kế hoạch - Phòng Xây dựng cơ bản - Phòng Lâm sinh - Phòng Kỹ thuật - Tổng kho CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN BÁO SỔ - Nhà máy Giấy - Nhà máy Điện - Nhà máy Hóa chất - Xí nghiệp Bảo dưỡng - Xí nghiệp Vận tải - Xí nghiệp Dịch vụ CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC. - Trung tâm Dịch vụ và kinh doanh giấy tại Hà Nội - Chi nhánh Tổng công ty GVN tại Đà Nẵng. - Chi nhánh Tổng công ty GVN tại TP.Hồ Chí Minh. - Công ty giấy Tissue Sông Đuống - Công ty Vận tải và chế biến lâm sản - Công ty Chế biến và Xuất nhập khẩu dăm mảnh - Công ty thiết kế lâm nghiệp - Ban quản lý dự án Bãi Bằng giai đoạn II - Ban quản lý dự án nhà máy bột giấy Phương Nam - Công ty lâm nghiệp Cầu Ham – Hà Giang - Công ty lâm nghiệp Ngòi Sảo – Hà Giang - Công ty lâm nghiệp Vĩnh Hảo – Hà Giang - Công ty lâm nghiệp Hàm Yên – Tuyên Quang - Công ty lâm nghiệp Tân Phong – Tuyên Quang - Công ty lâm nghiệp Tân Thành – Tuyên Quang - Công ty lâm nghiệp Đoan Hùng – Phú Thọ - Công ty lâm nghiệp Thanh Hòa – Phú Thọ - Công ty lâm nghiệp Sông Thao – Phú Thọ - Công ty lâm nghiệp A Mai – Phú Thọ - Công ty lâm nghiệp Yên Lập – Phú Thọ - Công ty lâm nghiệp Tam Thắng – Phú Thọ - Công ty lâm nghiệp Tam Thanh - Phú Thọ - Công ty lâm nghiệp Tam Sơn – Phú Thọ - Công ty lâm nghiệp Xuân Đài – Phú Thọ - Công ty lâm nghiệp Lập Thạch – Vĩnh Phúc - Công ty lâm nghiệp Mộc Sơn – Sơn La - Công ty lâm nghiệp Bá Thước – Thanh Hóa - Công ty lâm nghiệp Lang Chánh – Thanh Hóa - Công ty lâm nghiệp Cẩm Ngọc – Thanh Hóa ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP - Trường cao đẳng nghề công nghệ giấy và cơ điện Phụ lục 2 : Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng quản trị tổng công ty giấy Việt Nam 1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu nhà nước đầu tư cho VINAPACO. 2. Quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm, ngành nghề kinh doanh của VINAPACO và của các công ty con do VINAPACO sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. 3. Quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, thành lập các công ty khác, bán tài sản của VINAPACO đến năm mươi phần trăm ( 50%) tổng giá trị còn lại ghi trên báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất của VINAPACO, phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định các nội dung trên theo quyết định của Hội đồng quản trị và Quy chế tài chính của VINAPACO. 4. Ngoài những ngành nghề do nhà nước giao, quyết định ngành nghề kinh doanh của VINAPACO và các công ty con do VINAPACO sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. 5. Quyết định phương án huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu đối với VINAPACO. 6. Lập chi nhánh, Văn phòng đại diện của VINAPACO ở trong và ngoài nước phù hợp với các quy định của pháp luật. 7. Quyết định các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và các hợp đồng kinh tế khác và phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định các nội dung trên theo quyết định của Hội đồng quản trị và Quy chế tài chính của VINAPACO. 8. Tiếp nhận các công ty tự nguyện tham gia làm các công ty con, công ty liên kết mới. 9. Quyết định phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý, quy hoạch, đào tạo lao động, ban hành các quy chế quản lý nội bộ trong VINAPACO theo đề nghị của Tổng giám đốc. 10. Tuyển chọn, ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với Tổng giám đốc sau khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ; tuyển chọn, ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, mức lương đối với Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của VINAPACO theo đề nghị của Tổng giám đốc. 11. Thông qua việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Kế toán trưởng các công ty thành viên do VINAPACO sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, Giám đốc, Viện trưởng, Hiệu trưởng đơn vị sự nghiệp và Trưởng phòng VINAPACO để Tổng giám đốc ra quyết định. 12. Quyết định mô hình tổ chức hoặc quản lý có Hội đồng quản trị hay Chủ tịch công ty của các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị; tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức lương đối với Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị của các công ty này. 13. Quyết định cử, thay đổi, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, phụ cấp và các lợi ích khác có liên quan đối với người đại diện phần vốn góp của VINAPACO tại các công ty con, công ty liên kết theo đề nghị của Tổng giám đốc phù hợp với các quy định của Điều lệ này và quy định của pháp luật. 14. Giao nhiệm vụ và yêu cầu người đại diện phần vốn của VINAPACO tại các công ty con, công ty liên kết báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn góp của VINAPACO, kết quả kinh doanh và các nội dung khác tại các công ty con, công ty liên kết. 15. Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của VINAPACO, báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết; phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh, theo đề nghị của Tổng giám đốc; phê duyệt phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế của công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. 16. Phê duyệt phương án phối hợp kinh doanh của VINAPACO với các công ty con, công ty liên kết theo đề nghị của Tổng giám đốc. 17. Phê duyệt các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương áp dụng trong VINAPACO theo đề nghị của Tổng giám đốc. 18. Thông qua kế hoạch công tác sáu (6) tháng và hàng năm của Ban Kiểm soát theo đề nghị của Trưởng Ban Kiểm soát. 19. Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty con là công ty nhà nước chưa chuyển đổi hình thức pháp lý hoặc sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, quy chế hoạt động của đơn vị hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp theo đề nghị của Tổng giám đốc. 20. Kiểm tra, giám sát Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, Giám đốc các công ty con là công ty nhà nước chưa chuyển đổi hình thức pháp lý hoặc sở hữu, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp và người đại diện phần vốn góp của VINAPACO trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. 21. Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của các công ty con mà VINAPACO sở hữu toàn bộ vốn điều lệ ( bao gồm cả việc chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác) và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty này theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật. 22. Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Tổng giám đốc, thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, các quy định của pháp luật. 23. Quyết định các vấn đề khác theo quy định của Điều lệ này, Điều lệ của các công ty con, công ty liên kết và quy định của pháp luật. 24. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền: a) Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của VINAPACO và các sửa đổi, bổ sung đối với Điều lệ tổ chức và hoạt động của VINAPACO; b) Phê duyệt phương hướng phát triển dài hạn, tổ chức lại, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, chuyển đổi sở hữu VINAPACO; c) Quyết định dự án đầu tư vượt quá mức phân cấp cho Hội đồng quản trị và phương án huy động vốn dẫn đến thay đổi sở hữu VINAPACO; d) Quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các công ty khác, thành lập các công ty khác, bán tài sản của VINAPACO có giá trị trên năm mươi phần trăm (50%) tổng giá trị tài sản còn lại ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất của VINAPACO; đ) Quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu đối với các công ty con là các công ty nhà nước chưa chuyển đổi hình thức pháp lý hoặc sở hữu, các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; e) Phê duyệt phương án sử dụng vốn, tài sản của VINAPACO để góp vốn liên doanh với nước ngoài; dự án đầu tư ra nước ngoài của công ty mẹ; phương án mua doanh nghiệp của thành phần kinh tế khác; g) Bổ sung, thay thế, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, lương, phụ cấp và các lợi ích khác đối với các thành viên Hội đồng quản trị của VINAPACO; h) Chấp thuận việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, quyết định mức lương, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc của VINAPACO. 25. Yêu cầu Tổng giám đốc nộp đơn yêu cầu phá sản khi VINAPACO lâm vào tình trạng phá sản theo quy định của pháp luật. 26 . Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, quyết định của thủ tướng chính phủ MỤC LỤC I. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM ....................... 1 1. Lịch sử hình thành và phát triển của tổng công ty giấy Việt Nam ....... 2 2 Chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động của Tổng công ty ............. 5 II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM ............................................... 7 1. Đặc điểm sản phẩm của tổng công ty giấy Việt Nam ................................ 7 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty giai đoạn 2005-2009 ........................................................................................................... 8 3. Kết quả hoạt động khác của tổng công ty giấy Việt Nam ( 2005- 2009) .. ................................................................................................................... 12 III. Đánh giá các hoạt động quản trị của doanh nghiệp ........................... 13 1.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của doanh nghiệp ............................. 13 2. Chiến lược và kế hoạch kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam ... 19 3. Quản trị quá trình sản xuất .................................................................... 23 4. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực .................................................... 26 5. Quản trị các yếu tố vật chất ....................................................................... 28 a. Tình hình sử dụng tài sản của Tổng công ty ............................................ 28 6. Đánh giá tình hình quản trị tài chính, kế toán ........................................ 31 IV. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh và quản trị kinh doanh của tổng công ty Giấy Việt Nam ....................................................................... 38 1. Ưu điểm ....................................................................................................... 38 2. Hạn chế ........................................................................................................ 38 3. Nguyên nhân của hạn chế .......................................................................... 39 V . Mục tiêu và định hướng phát triển của tổng công ty giấy Việt Nam 39 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 01: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam (2005-2009) ............................................................................ 9 Bảng 02: Sự biến động của các chỉ tiêu tổng hơp hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam (2005-2009) . Đơn vị : % ................ 11 Sơ đồ 01: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của tổng công ty giấy Việt Nam .... 14 Bảng 03 : :Tình hình sản xuất kinh doanh của tổng công ty giấy Việt Nam trong 5 năm ( từ 2005 đến 2009 ) đơn vị : nghìn đồng .................................. 24 Sơ đồ 02: Sơ đồ quá trình sản xuất của tổng công ty giấy Việt Nam ............ 26 Bảng 04:tình hình sử dụng lao động của tổng công ty giấy Việt Nam ( từ năm 2005 đến 2009) đơn vị : người ..................................................................... 27 Bảng 05: Một số chỉ tiêu về trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của tổng công ty giấy Việt Nam trong 5 năm (2005-2009) Đơn vị : 1000 đồng .......... 29 Bảng 06: bảng cân đối kế toán của tổng công ty giấy Việt Nam ( 2005-2009) đơn vị : đồng ................................................................................................ 34

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Tình hình kinh doanh và quản trị kinh doanh của tổng công ty Giấy Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan