Luận văn Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh thuốc lá vinasa

Tài liệu Luận văn Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh thuốc lá vinasa: NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG NGỌC Mã số SV : 4054191 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LIÊN DOANH THUỐC LÁ VINASA Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN Tháng 05/2009 Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc LỜI CẢM TẠ Qua bốn năm học tập và nghiên cứu tại trường, được sự quan tâm và tận tình giảng dạy của Quý thầy cô trường Đại học Cần thơ, em đã lớn dần thêm về kiến thức, tư cách và đạo đức. Và “học phải đi đôi với hành” vì thế được sự giới thiệu của Khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ và sự chấp thuận của công ty mà em có cơ hội tiếp xúc thực tế, vận dụng những lý thuyết đã học để thực nghiệm. Trong thời gian thực tập làm khóa luận văn tốt nghiệp, em được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của cô Phan Thị Ngọc...

pdf69 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh thuốc lá vinasa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG NGỌC Mã số SV : 4054191 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LIÊN DOANH THUỐC LÁ VINASA Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN Tháng 05/2009 Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc LỜI CẢM TẠ Qua bốn năm học tập và nghiên cứu tại trường, được sự quan tâm và tận tình giảng dạy của Quý thầy cô trường Đại học Cần thơ, em đã lớn dần thêm về kiến thức, tư cách và đạo đức. Và “học phải đi đôi với hành” vì thế được sự giới thiệu của Khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ và sự chấp thuận của công ty mà em có cơ hội tiếp xúc thực tế, vận dụng những lý thuyết đã học để thực nghiệm. Trong thời gian thực tập làm khóa luận văn tốt nghiệp, em được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của cô Phan Thị Ngọc Khuyên và các cô chú trong công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báo cho em trong suốt thời gian học tập ở trường. Cám ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo công ty, các phòng ban. Cuối cùng em xin chúc Cô và toàn thể Thầy-Cô Khoa Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh, các cô chú trong công ty dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Hoàng Phương Ngọc Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong bài làm là trung thực, đề tài này không trùng lắp và không giống với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào. Cần thơ, ngày…… tháng …… năm.......... Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Hoàng Phương Ngọc Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. Cần thơ, ngày…… tháng …… năm.......... Cơ quan thực tập Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. Cần thơ, ngày…… tháng …… năm.......... Giáo viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Phan Thị Ngọc Khuyên Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Cần thơ, ngày…… tháng …… năm.......... Giáo viên phản biện Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................. 1 1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................... 2 1.3.1 Không gian và đối tượng nghiên cứu ................................................ 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................... 4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU .................................................. 4 2.2.1 Khái niệm ..................................................................................... 4 2.1.2 Nội dung và vai trò của doanh thu .................................................... 4 2.1.3 Nội dung và vai trò của doanh thu .................................................... 4 2.1.4 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu ............................................... 5 2.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu .......................................... 5 2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN ..................................................... 6 2.2.1 Khái niệm ...................................................................................... 6 2.2.2 Nội dung và vai trò của lợi nhuận..................................................... 6 2.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận ................................................ 7 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ............................................... 8 2.2.5 Tác động của đòn bẩy kinh doanh .................................................... 8 2.2.6 Phân tích điểm hòa vốn ................................................................... 9 2.2.7 Phân tích khả năng sinh lời ............................................................ 10 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................ 11 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 11 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 11 Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH THUỐC LÁ VINASA............................................ 13 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY............. 13 3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY................................ 14 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ......... 15 3.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức.................................................................... 15 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận ......................................... 15 3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ................................................................................. 17 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY................................................................................................ 19 4.1 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 – 2008 .........................................................................19 4.1.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và doanh thu thực tế ............ 19 4.1.1.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu BH và CCDV.. 19 4.1.1.2 Đánh giá thực hiện doanh thu thực tế.........................................21 4.1.2 Phân tích doanh thu theo thị trường .................................................. 23 4.1.2.1 Đánh giá doanh thu thị trường xuất khẩu .................................. 23 4.1.2.2 Đánh giá doanh thu thị trường nội địa........................................ 22 4.1.3 Phân tích doanh thu theo tốc độ tăng trưởng và theo tỷ trọng ............ 27 4.1.3.1 Phân tích doanh thu theo tốc độ tăng trưởng các thành phần ....... 28 4.1.3.2 Phân tích doanh thu theo tỷ trọng các thành phần....................... 29 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU .................................................................................30 4.2.1 Khối lượng sản xuất và tiêu thụ ..................................................... 30 4.2.2 Giá cả sản phẩm .......................................................................... 31 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ................................................................................ 33 4.3.1 Đánh giá tình hình kế hoạch và lợi nhuận thực tế của công ty .......... 33 4.3.1.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận ........................ 33 4.3.1.2 Đánh giá thực hiện lợi nhuận thực tế ........................................ 34 Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc 4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận............................... 36 4.3.2.1 Tác động của doanh thu ........................................................... 36 4.3.2.2 Tác động của chi phí ................................................................ 37 4.3.3 Phân tích điểm hoà vốn ................................................................ 38 4.3.4 Phân tích khả năng sinh lời ........................................................... 40 4.4 TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY .......................................................... 44 4.4.1 Môi trường bên trong .................................................................... 44 4.4.2 Môi trường bên ngoài.................................................................... 46 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ................................................................ 49 5.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN............................................................ 49 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ....................................................... 49 5.2.1 Những giải pháp tăng doanh thu .................................................... 50 5.2.2 Những giải pháp tăng lợi nhuận..................................................... 51 5.2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh .................................. 53 5.2.4 Các giải pháp khác ....................................................................... 55 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................... 56 6.1 KẾT LUẬN...................................................................................... 56 6.2 KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 56 6.2.1 Đối với Ban lãnh đạo công ty......................................................... 56 6.2.2 Đối với Nhà nước ........................................................................ 57 Tài liệu tham khảo................................................................................... 58 Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1 Tình hình nhân sự của công ty năm 2008........................................... 17 Bảng 2 Doanh thu BH và CCDV, lợi nhuận qua 3 năm 2006 – 2008 .............. 18 Bảng 3 Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu BH và CCDV qua 3 năm 2006 – 2008........................................................................................ 19 Bảng 4 Tình hình doanh thu BH và CCDV năm 2006 – 2008 ....................... 21 Bảng 5 Kết cấu doanh thu BH và CCDV qua 3 năm 2006 – 2008 .................. 22 Bảng 6 Doanh thu bán hàng theo thị trường ................................................. 24 Bảng 7 Cơ cấu thị trường xuất khẩu qua 3 năm 2006 – 2008 ......................... 25 Bảng 8 Doanh thu bán hàng nội địa qua các năm 2006 – 2008 ....................... 26 Bảng 9 Tổng các khoản doanh thu của công ty qua 3 năm ............................... 27 Bảng 10 Tỷ trọng các loại doanh thu qua 3 năm 2006 – 2008 ........................ 29 Bảng 11 Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất ................................................... 30 Bảng 12 Giá trị của sản phẩm tồn kho cuối kỳ năm 2006 – 2008.................... 31 Bảng 13 Giá mặt hàng thuốc lá các loại qua 3 năm ....................................... 32 Bảng 14 Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm 2006 – 2008 ................ 33 Bảng 15 Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2006 – 2008............... 34 Bảng 16 Bảng tính đòn bẩy hoạt động của công ty năm 2006 – 2008 ............... 36 Bảng 17 So sánh chênh lệch doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm.............. 37 Bảng 18 Giá trị các chỉ tiêu tại điểm hòa vốn ................................................ 38 Bảng 19 So sánh giá trị các chỉ tiêu tại điểm hòa vốn .................................... 38 Bảng 20 Phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động ............................................... 39 Bảng 21 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu....................................... 40 Bảng 22 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản .................................... 41 Bảng 23 Bảng tính đòn cân nợ ..................................................................... 42 Bảng 24 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ............................... 43 Bảng 25 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế 2007/2006................ 44 Bảng 26 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế 2008/2007 ................ 44 Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương Ngọc DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty................................................. 15 Hình 2 Kết cấu doanh thu BH và CCDV qua các năm................................... 23 Hình 3 Biểu đồ tốc độ doanh thu 3 năm ....................................................... 23 Hình 4 Tổng các khoản doanh thu của công ty qua 3 năm ............................. 29 Hình 5 Biểu diễn mối quan hệ doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm .......... 35 Hình 6 Chỉ số lợi nhuận hoạt động qua 3 năm .............................................. 40 Hình 7 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm ...................................... 41 Hình 8 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản qua 3 năm .................................... 42 Hình 9 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm .............................. 43 Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 1 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa cùng với công cuộc cải cách mậu dịch, tự do hoá trong thương mại không còn là vấn đề xa lạ, mà đã và đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu khách quan đối với nền kinh tế của nước ta. Thực tiễn cho thấy, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không, phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có tạo ra được doanh thu và có lợi nhuận hay không? Thực vậy, doanh thu và lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bởi nó có ý nghĩa đến sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh doanh nghiệp. Có doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ có nguồn vốn quan trọng để trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, đồng thời một phần lợi nhuận sẽ được trích lập các quỹ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, trả cổ tức cho các cổ đông. Bên cạnh việc xác định doanh thu, lợi nhuận một cách chính xác thông qua công tác hạch toán các khoản chi phí phù hợp, đúng nguyên tắc, đúng chuẩn mực thì việc thường xuyên quan tâm phân tích kết quả kinh doanh nói chung, phân tích doanh thu và lợi nhuận nói riêng giúp cho doanh nghiệp tự đánh giá mức độ tăng trưởng và mức độ hoàn thành kế hoạch, tìm ra những nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực, nhằm huy động tối đa các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh không ngừng nâng cao doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nên em chọn đề tài “ Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa” làm luận văn để nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Luận văn chỉ tập trung xoay quanh việc phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa.Thông qua quá trình phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những nguyên nhân và ảnh hưởng của các nhân tố lên doanh thu, lợi Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 2 nhuận. Để từ đó, đề ra một số giải pháp thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: * Mục tiêu 1: Phân tích doanh thu và lợi nhuận đạt được của công ty qua 3 năm 2006 – 2008. * Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của doanh thu và lợi nhuận. * Mục tiêu 3: Đề ra một số giải pháp nhằm làm tăng doanh thu, lợi nhuận nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian và đối tượng nghiên cứu Do giới hạn về mặt thời gian cũng như chưa có kinh nghiệm thực tế, nên trong phần phân tích nội bộ của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa. Em chỉ tập trung đi vào phân tích doanh thu, lợi nhuận là chủ yếu. 1.3.2 Thời gian Việc phân tích số liệu của 3 năm 2006 – 2008 dựa vào thời điểm cuối kỳ mỗi năm để so sánh tăng giảm. Thời gian thực hiện đề tài từ 02/02/2009 đến 25/4/2009. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU * Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Agifish An Giang, Võ Văn Thành, nội dung chính: - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được qua 3 năm 2003, 2004, 2005 thông qua phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận. - Phân tích các yếu tố nội tại và khách quan làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. - Phân tích các tỷ số tài chính cơ bản để thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 3 * Phân tích hiệu quả hoạt đông kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại - Dic, Hồ Khánh Toàn, nội dung chính: - Phân tích những tác động của môi trường đến hoạt động kinh doanh của công ty năm 2003, 2004, 2005. - Đánh giá thực trạng, năng lực và những tiềm năng của công ty trong thời gian qua về tình hình doanh thu và lợi nhuận. - Phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, tình hình nợ, và hiệu quả sử dụng lao động… Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 4 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU 2.1.1 Khái niệm Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Kết thúc quá trình tiêu thụ doanh nghiệp có doanh thu bán hàng. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. 2.1.2 Nội dung và vai trò của doanh thu Nội dung của doanh thu bao gồm hai bộ phận sau: - Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Doanh thụ từ tiêu thụ khác, bao gồm: * Doanh thu do liên doanh mang lại. * Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như: thu về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. * Thu nhập bất thường như: thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại. * Thu nhập từ các hoạt động khác như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất; thu từ bản quyền phát minh, sáng chế; tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm. Vai trò của doanh thu: Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 5 doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức, chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động, trích Bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo luật định…Vì vậy việc thực hiện doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. 2.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó để có thể khai thác các tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên đều đặn. Việc đánh giá đúng tình hình doanh thu tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng, giúp cho các nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện doanh thu để có thể đề ra những nhân tố làm tăng, giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những nhân tố tích cực nhằm phát huy thế mạnh của doanh nghiệp. Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi (lỗ) sau một quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, đơn vị muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần phải quan tâm đến là doanh thu. 2.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu Doanh thu bán hàng hàng năm nhiều hay ít do nhiều nhân tố quyết định. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng là: * Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, dịch vụ cung ứng càng nhiều thì mức doanh thu bán hàng càng lớn. Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như: việc ký kết hợp đồng tiêu thụ với các khách hàng, tiếp thị, việc xuất giao hàng, vận chuyển và thanh toán tiền hàng,…Tất cả các việc trên nếu làm tốt đều có tác động nâng cao doanh thu bán hàng. Phân tích hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất = Giá trị sản phẩm sản xuất Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 6 * Kết cấu mặt hàng: Khi sản xuất, có thể có những mặt hàng sản xuất tương đối giản đơn, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại tương đối cao. Nhưng cũng có những mặt hàng tuy sản xuất phức tạp, chi phí sản xuất cao, giá bán lại thấp. Do đó, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Vì mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng đều có tác dụng nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội. * Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được nâng cao không những có ảnh hưởng tới giá bán mà còn ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ. Sản phẩm có chất lượng cao, giá bán sẽ cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng cung ứng dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch vụ, tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền. bán hàng và tăng doanh thu bán hàng. * Giá bán sản phẩm: Trong trường hợp các nhân tố khác không đổi, việc thay đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu bán hàng. Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư. 2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN 2.2.1 Khái niệm Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ có thu nhập bằng tiền. Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Lãi gộp là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ giá vốn hàng bán. Lợi nhuận trước thuế: là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Lợi nhuận sau thuế: là chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.2.2 Nội dung và vai trò của lợi nhuận Nội dung của lợi nhuận Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuỳ theo các lĩnh vực đầu tư khác nhau, lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau: * Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận có được từ hoạt Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 7 động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp. * Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết. * Lợi nhuận về hoạt động tài chính: Là các khoản thu về lãi tiền gửi, thu lãi bán ngoại tệ, thu từ cho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu. * Lợi nhuận khác: Là lợi nhuận thu được từ những hoạt động bất thường. Những khoản này thường phát sinh không đều đặn như: Thu tiền phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu được các khoản nợ khó đòi mà trước đây đã chuyển vào thiệt hại, thu các khoản nợ không xác định được chủ, các khoản lợi nhuận bị sót những năm trước nay mới phát hiện. Vai trò của lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như: lao động, vật tư, tài sản cố định… Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Lợi nhuận được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. 2.2.3 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của từng nhân tố đến lợi nhuận giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế, trên cơ sở đó đề ra các quyết định đầu tư, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Qua việc phân tích lợi nhuận có thể tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến doanh lợi của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác được khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu nâng cao lợi nhuận, tăng tích lũy cho Nhà nước và cho nhân viên của doanh nghiệp. Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 8 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Trong quá trình hoạt động có rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu là: * Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp có tiêu thụ được mới xác định được lãi (lỗ) và lãi (lỗ) ở mức độ nào. Sản phẩm, hàng hoá phải được tiêu thụ ở một số lượng nào đó sẽ có lợi nhuận, khối lượng tiêu thụ càng nhiều thì lợi nhuận đạt được càng lớn. * Giá thành sản xuất của sản phẩm: Giá thành sản xuất có vai trò to lớn trong chiến lược cạnh tranh về giá. Giá thành sản xuất thấp cho phép doanh nghiệp áp dụng giá bán thấp hơn đối thủ, để thu được lợi nhuận cao hơn. Giá thành sản xuất có tác động ngược chiều với lợi nhuận, nếu giá thành thấp lợi nhuận sẽ cao hơn và ngược lại. * Giá bán sản phẩm: Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩa là giá cả sản phẩm phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và phải có lợi nhuận thoả đáng để tái đầu tư. Trong chính sách giá của doanh nghiệp, giữa giá bán và khối lượng bán có mối quan hệ chặt chẽ, khi khối lượng hàng hoá bán tăng thì giá bán có thể giảm và ngược lại. * Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: Mỗi loại sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp có một chi phí sản xuất riêng, do đó có mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ cạnh tranh trên thị trường, giá bán, giá vốn, thuế,…rất khác nhau. Bởi vậy, khi doanh nghiệp có cơ cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. * Thuế suất: Thuế suất do Nhà nước quy định, những thay đổi trong chính sách thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các sự thay đổi này để có những biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo được lợi nhuận, hạn chế tổn thất. 2.2.5 Tác động của đòn bẩy kinh doanh đến doanh lợi của doanh nghiệp Đòn bẩy kinh doanh: là việc sử dụng chi phí cố định trong hoạt động kinh doanh. Đo lường sức mạnh đòn bẩy kinh doanh thông qua độ nghiêng (DOL). Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 9 CPKB 1 – DTTH Số dư đảm phí P (Q– V) Đòn bẩy hoạt động = = Lợi nhuận P (Q– V) – F - DOL : Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh - Q : Sản lượng tiêu thụ - P : Giá bán một đơn vị sản phẩm - V : Biến phí một đơn vị sản phẩm - F : Định phí DOL: đo lường sự thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) khi doanh số biến động. Bản thân DOL không tạo rủi ro do việc sử dụng chi phí cố định lớn, mà phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu.Vì: chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng làm EBIT sụt giảm rất lớn. 2.2.6 Phân tích điểm hoà vốn - Khái niệm điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường đạt được doanh thu đủ bù đắp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh với giá cả thị trường đã xác định trước. Tại điểm hoà vốn, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ. Khi đó lãi gộp bằng với chi phí bất biến. Phương pháp xác định điểm hoà vốn: DTHV = - DTHV: Doanh thu hoà vốn. - CPBB : Chi phí bất biến. - DTTH : Doanh thu thực hiện. - CPKB : Chi phí khả biến Phân tích khối lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn là tính toán khối lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu tại điểm mà ở đó doanh nghiệp có khả năng bù đắp được những chi phí vật chất trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Trên cơ sở đó, xác định khối lượng tiêu thụ tung vào thị trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất. - Thời gian hoà vốn: Là thời gian cần thiết để đạt được doanh thu hoà vốn trong một kỳ kinh doanh. - TGHV: Thời gian hoà vốn (tháng) - DTTH: Doanh thu thực hiện DTHV TGHV = X 12 DTTH CPBB Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 10 - Doanh thu an toàn: Là phần doanh thu vượt qua điểm hoà vốn, là phần doanh thu bắt đầu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh thu an toàn càng lớn, điểm hoà vốn càng gần hơn, độ rủi ro giảm đi. DT an toàn = DTTH – DTHV 2.2.7 Phân tích khả năng sinh lời Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận được mọi người quan tâm và cố gắng tìm hiểu. Cho nên phải phân tích để kịp thời cung cấp thông tin theo yêu cầu. 2.2.7.1 Chỉ số lợi nhuận hoạt động Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cứ một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận thuần, và được tính dựa vào công thức sau: Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh Chỉ số lợi nhuận hoạt động = Doanh thu thuần 2.2.7.2 Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Thể hiện cứ một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận, chỉ số này lớn thì tốt. Lợi nhuận ròng Chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu = Doanh thu thuần 2.2.7.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Thể hiện một đồng tài sản trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ, quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả. Lãi ròng Doanh thu thuần Lãi ròng ROA = = x Tổng tài sản Tổng tài sản Doanh thu thuần = Hệ số vòng quay vốn x ROS Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 11 2.2.7.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Thể hiện trong thời gian nhất định một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho họ. Vì vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn của doanh nghiệp để hình thành nên tài sản, cho nên ROE lệ thuộc vào ROA. Ý tưởng trên được thể hiện: Lãi ròng Lãi ròng Doanh thu thuần Tổng tài sản ROE = = x x Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu = ROA x Đòn bẩy tài chính mà Tổng tài sản Đòn bẩy tài chính = Vốn chủ sở hữu 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu * Thu thập thông tin từ các báo cáo tài chính của công ty. * Kết hợp các lý thuyết đã học và thực tế tại công ty. * Tham khảo ý kiến của cán bộ nhân viên trong công ty. 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu * Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài chính. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). So sánh tuyệt đối: So sánh số tuyệt đối của các chỉ tiêu kinh tế giữa kế hoạch và thực tế, giữa những thời gian khác nhau,… để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, qui mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó. * Mức chênh lệch giữa thực tế so với kế hoạch = số thực tế - số kế hoạch * Mức chênh lệch năm sau so với năm trước = số năm sau - số năm trước. So sánh tương đối: là tỉ lệ phần trăm của chỉ tiêu kì phân tích so với kì gốc. Tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của phân tích mà ta sử dụng các loại công thức sau: * Số tương đối hoàn thành kế hoạch = số thực tế (tt)/ số kế hoạch (kh) * Tốc độ tăng trưởng = (số năm sau – số năm trước)/ số năm trước x 100 %. * Số tương đối kết cấu (chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể) phân tích theo Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 12 chiều dọc giúp chúng ta đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào * Đối với mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh. Phân tích các tỷ số tài chính: là việc sử dụng các tỷ số tài chính (cụ thể các tỷ số về khả năng sinh lợi) để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. * Đối với mục tiêu 3: sử dụng phương pháp phân tích chi tiết. Chi tiết theo thời gian phát sinh: Các kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng là một quá trình trong từng khoảng thời gian nhất định. Mỗi khoảng thời gian khác nhau có những nguyên nhân tác động không giống nhau. Việc phân tích chi tiết này giúp ta đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó có các giải pháp hiệu lực trong từng khoảng thời gian. Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 13 Chương 3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH THUỐC LÁ VINASA 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY Tên đơn vị: Công ty TNHH liên doanh thốc lá Vinasa Địa chỉ: Cây số 8 – Quốc lộ 1 – Quận Cái Răng – TP.Cần Thơ Điện thoại: (0710) 3846047 – 846738 Fax: 0710 3846048 Email: office@vinasa.vn Hoạt động chính của công ty là sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu tại thị trường trong nước và nước ngoài, xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu thuốc lá. Tiền thân của công ty Liên doanh Thuốc lá Vinasa là Công ty Liên doanh thuốc lá Tây Đô, được thành lập theo giấy phép đầu tư số 187/GP cấp ngày 04/05/1991 do Uỷ Ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, với tỷ lệ góp vốn của các bên như sau: * Xí nghiệp Liên doanh Thuốc lá Tây Đô: 37,5% * Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Hậu Giang: 12,5% Bên nước ngoài: Ông Nguyễn Tiết Liên, có trú sở tại Singapore: 50% Đến tháng 5/1993, Công ty có sự chuyển nhượng vốn đầu tư theo giấy phép 187/GPĐC do Ủy Ban Nhà nước về Hợp tác Đầu tư cấp ngày 6/5/1993. Theo đó các bên có sự thay đổi và tỷ lệ góp vốn như sau: Bên Việt Nam (Giữ nguyên đối tác), vốn góp 25% Bên nước ngoài: Công ty Vinasa Investment Corporation, có trụ sở tại Singapore, vốn góp 75%. Từ năm 1993 đến năm 2003, hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian này chưa đạt được hiệu quả, kết quả kinh doanh hàng năm đều bị lỗ. Trước tình hình trên một lần nữa Công ty có sự chyển nhượng vốn giữa các đối tác theo Giấy phép điều chỉnh số 187/GPĐC2 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 29/04/2003. Theo đó cơ cấu góp vốn thay đổi như sau: Vốn đầu tư và vốn pháp định của công ty lần lượt là 4.073.000 USD và 2.000.000 USD. Ngày 31/12/2003, vốn pháp định đã được góp như sau: Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 14 * Bên Việt Nam: Tổng công ty thuốc lá Việt nam: 1.020.000 USD * Bên nước ngoài: Công ty Vinasa Investment Cooporation: 980.000 USD Cùng với việc ban hành giấy phép điều chỉnh trên, thời gian hoạt động hiện nay của công ty là 20 năm kể từ ngày của giấy phép điều chỉnh. Từ ngày 09/7/2008 căn cứ theo nghị định số 101/2006/NĐ – CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư mới số 571022000017 do Ủy Ban Nhà nước thành phố Cần thơ cấp ngày 09/7/2008. Tên cũ: Công ty Liên doanh Thuốc lá Vinasa. Tên mới: Công ty TNHH Liên doanh Thuốc lá Vinasa. Hiện nay công ty đang sản xuất kinh doanh và gia công các nhãn hiệu chính như: Golden Eagle, Icell, Djisamsoe, Bastion. Mọi hoạt động của công ty từng bước được cải thiện và đi vào ổn định. 3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY Công ty TNHH Liên doanh Thuốc lá Vinasa trực tiếp sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuốc lá điếu phục vụ cho nhu cầu của thị trường Cần thơ nói riêng và cho thị trường cả nước nói chung. Ngoài việc sản xuất và tiêu thụ trong nước các sản phẩm mang nhãn hiệu như: Golden Eagle, Icell. Công ty còn xuất nhập khẩu trực tiếp nguyên phụ liệu thuốc lá và thành phẩm nhãn hiệu Djisamsoe. Để tháo gở khó khăn trong những buổi đầu liên doanh, công ty cũng cố gắng nhận sản xuất gia công sản phẩm thuốc lá điếu cho các đơn vị bạn, tận dụng hết máy móc thiết bị hiện có. Hoạt động liên doanh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công ty đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước. Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đưa nhữngẩn phẩm mang nhãn hiệu mới tham gia vào thị trường làm cho thị trường thuốc lá điếu nội địa được phong phú và đa dạng hơn, góp phần ổn định thị trường, ổn định giá. Bảo toàn và phát triển vốn khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, hoàn thiện nộp ngân sách nhà nước, tăng dần tích luỹ. Tuân thủ mọi chủ trương, chính sách và luật pháp của nhà nước, thực hiện Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 15 nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty ký kết với các hợp đồng kinh tế khác, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân trong công ty có công ăn việc làm và mức thu nhập ổn định. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Liên Doanh Thuốc lá Vinasa theo kiểu trực tuyến. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội đồng quản trị (HĐQT). Việc quản lý, điều hành công ty là Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là người trực tiếp ra quyết định lãnh đạo các phòng ban chức năng. Các bộ phận chức năng này có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn, thu thập và cung cấp những thông tin hỗ trợ, giúp Giám đốc trong việc ra quyết định kịp thời, chính xác, tìm những giải pháp tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Ký hiệu: Thông tin từ trên đưa xuống Thông tin phản hồi từ dưới lên Hình 1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận * Ban Tổng Giám đốc: Ban Tổng Giám đốc có hai người: Một, Tổng Giám đốc đại diện cho phía Việt nam và một, Phó Tổng Giám đốc đại diện cho phía nước ngoài. Tổng Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của công ty, thực HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Kế Toán Phân Xưởng May Phòng KCS Phân Xưởng Thủ Công BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 16 hiện mọi liên hệ giao dịch ký kết hợp đồng và chịu trách nhiệm trước HĐQT về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và là người quyết định bộ máy tổ chức của công ty. * Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hồ sơ cán bộ, công nhân của công ty. Chịu trách nhiệm về văn thư, tổ chức thực hiện các chính sách lao động tiền lương, khen thưởng, kỷ luật. Đồng thời có nhiệm vụ cố vấn cho Ban Giám đốc trong mọi công việc lập hế hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Phòng tổ chức hành chính còn có them chức năng giáo dục tư tưởng tổ chức chính trị, đạo đức và nâng cao trình độ hiểu biết cho cán bộ công nhân viên về nghiệp vụ, về văn hoá. * Phòng nghiệp vụ kế toán: Đây là bộ phận chức năng về tài chính, có trách nhiệm chính liên quan đến nguồn lực và kiểm soát chế độ chi tiêu tài chính. Phòng kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc giám sát các hoạt động của công ty, thực hiện các chế độ quy định, thực hành quản lý chặt chẽ tài sản, vật tư hàng hoá, tiền vốn của công ty. Tuỳ theo yêu cầu của lãnh đạo, có thể là yêu cầu thường xuyên hoặc đột xuất thực hiện và cung cấp các báo cáo như: Bảng tổng kết tài sản, báo cáo lãi (lỗ), hạch toán kết quả kinh doanh,…các số liệu, thông tin cung cấp phải kịp thời và chính xác. *Phòng quản lý chất lượng sản phẩm (KCS): Phòng KCS là phòng chuyên môn chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc. Phòng KCS thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát chất lượng của sản phẩm từ nguyên phụ liệu đầu vào cho đến thành phẩm sau cùng. Xây dựng, quản lý và kiểm soát chính sách tiêu chuẩn chất lượng đề ra. Bàn bạc, tham mưu cho Ban Giám đốc về việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. * Bộ phận quản lý phân xưởng máy: Bộ phận quản lý phân xưởng có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động sản xuất thuốc lá bao cứng của công ty. Cải tiến kỹ thuật tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng với tỷ lệ hao hụt đạt mức thấp nhất. Giúp Ban Giám đốc trong công tác quản lý và điieù hành độ ngũ công nhân, hoàn thành kế hoạch sản xuất công ty đề ra. Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 17 * Bộ phận quản lý phân xưởng thủ công: Bộ phận quản lý phân xưởng vấn tay có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động sản xuất thuốc lá xuất khẩu của công ty. Cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân của xưởng, đảm bảo kế hoạch xuất khẩu hàng của công ty. 3.3.3 Tình hình nhân sự của công ty: Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay là: 139 người. Trong đó: nữ 45 người, trình độ đại học 43 người, cao đẳng 3 người, trung cấp 16 người. Chi bộ Đảng Công ty trực thuộc Đảng Ủy Khối Doanh nghiệp thành phố Cần Thơ, gồm 16 đảng viên ( có 04 nữ, 02 đảng viên dự bị). Tổ chức Công đoàn trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Cần thơ, gồm 139 đoàn viên chiếm tỷ lệ 100% lao động trong công ty Bảng 1 Tình hình nhân sự của công ty năm 2008 3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 – 2008 Từ khi thành lập đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trải qua nhiều bước thăng trầm Những năm trước đây, do ngành công nghiệp chế biến thuốc lá chưa phát triển mạnh, việc sản xuất và tiêu thụ thuốc lá của công ty tăng chậm. Những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang trên đường phát triển, các chính sách kinh tế ngày một đổi mới thông thoáng hơn nhằm tạo điều kiện cho Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Theo đà trên mức tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến tăng lên đáng kể, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh thuốc lá của công ty. Bên cạnh đó, công ty luôn xem việc nộp STT Các bộ phận sản xuất Số người 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ban giám đốc Quản lý gián tiếp Tiếp thị Quản lý và phục vụ phân xưởng Trực tiếp sản xuất trên máy Sản xuất DSS “234” Công nghệ KCS Nhà ăn Tạp vụ 01 21 27 4 68 0 9 4 5 Tổng cộng 139 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của công ty) Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 18 ngân sách nhà nước là nghĩa vụ trọng tâm hàng đầu, công ty luôn nộp thuế đủ, đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ thuế tồn đọng. Trong sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nổ lực phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt được một số kết quả sau: Bảng 2 Doanh thu BH và CCDV, lợi nhuận qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: 1000 đ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụNăm Tổng Bán thuốc lá Gia công thuốc lá Khác Lợi nhuận trước thuế 2006 69.589.284 68.129.873 1.459.411 0 2.621.695 2007 94.195.324 91.734.052 1.558.460 902.812 2.104.788 2008 164.888.021 164.168.898 284.007 435.116 3.037.644 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 19 Chương 4 PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 4.1 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 – 2008 Doanh thu và lợi nhận là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động. Để đạt kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích doanh thu và lợi nhuận. Trên cơ sở đó, đánh giá mặt mạnh mặt yếu trong công tác quản lý, và tìm ra biện pháp sát thực để hạn chế, khắc phục mặt yếu tăng cường phát huy các mặt mạnh, khai thác triệt để mọi khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4.1.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và doanh thu thực tế của công ty 4.1.1.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu BH và CCDV Sản phẩm của công ty bao gồm một phần bán thuốc lá và một phần gia công cho khách hàng. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, ta lập bảng sau: Bảng 3 Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu BH và CCDV năm 2006 - 2008 ĐVT: 1000 đ Năm 2006 2007 2008Chỉ tiêu doanh thu Kếhoạch Thực hiện % Thực hiện Kế hoạch Thực hiện % Thực hiện Kế hoạch Thực hiện % Thực hiện Bán thuốc lá 70.280.000 68.129.873 96,9 86.071.160 91.734.052 106,6 114.590.234 164.168.898 143,3 Gia công thuôc lá 1.500.000 1.459.411 97,3 711.000 1.558.460 219,2 150.000 284.007 189,3 Khác 0 0 0 902.812 0 435.116 Tổng 71.780.000 69.589.284 97 86.782.160 94.195.324 108,5 114.740.234 164.888.021 143,7 ( Nguồn: Kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2008) Chú thích: Doanh thu khác là doanh thu hàng khuyến mãi nội bộ. Hạch toán doanh thu hàng khuyến mãi theo hướng dẫn của Cục Thuế Cần Thơ. Qua bảng số liệu ta thấy: -- Năm 2006, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cả năm chỉ đạt 97% so với kế hoạch, xét cụ thể từng sản phẩm: * Bán thuốc lá: doanh thu thực hiện chỉ bằng 96,9% kế hoạch. Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 20 * Gia công thuốc lá: doanh thu thực hiện bằng 97,3 % kế hoạch đề ra. * Khác: Doanh thu thực hiện bằng 0, do năm này chưa có văn bản hướng dẫn của Cục Thuế, nên công ty cũng không lập kế hoạch cho hoạt động này. Như vậy, lượng bán thuốc lá thấp hơn kế hoạch đề ra là do: công tác điều tra nghiên cứu thị trường chưa sát thực tế, còn chủ quan nhiều nên lập kế hoạch khách quan. Mặc khác công tác thị trường chưa làm tốt, công tác bán hàng chưa được quan tâm nhiều, đội ngũ tiếp thị còn ít và yếu. Lượng gia công thuốc lá cũng thấp hơn kế hoạch đề ra do: công ty là đơn vị gia công nên không chủ động được về số lượng gia công, gia công nhiều hay ít là do đơn vị thuê gia công. Nói tóm lại là tùy thuộc vào điều kiện bên ngoài. -- Năm 2007, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty vượt kế hoạch đề ra đạt 108,5% tăng 8,5 % so với kế hoạch. Đạt kết quả khả quan này là do: * Bán thuốc lá: doanh thu đạt 106,6% kế hoạch do trong năm này công ty tăng sản lượng sản xuất. * Gia công thuốc lá: doanh thu đạt 219,2% kế hoạch. Nguyên nhân là do, rút kinh nghiệm từ năm trước công ty đã đề ra chỉ tiêu giảm kế hoạch, nhưng do đơn vị thuê gia công với số lượng nhiều đã làm doanh thu tăng lên đáng kể. * Khác: đạt 902.812 nghìn đồng, tuy không nhiều nhưng đã góp phần giúp tổng doanh thu vượt mức kế hoạch. Năm 2007 có hạch toán doanh thu hàng khuyến mãi nội bộ là do quy định của cơ quan Thuế. -- Năm 2008, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 143,7%, vượt mức kế hoạch 43,7%. Cụ thể: * Bán thuốc lá: doanh thu đạt 143,3% kế hoạch. * Gia công thuốc lá: doanh thu đạt 189,3% kế hoạch. * Doanh thu khuyến mãi hàng nội bộ là 435.116 nghìn đồng. Doanh thu tăng hơn kế hoạch thể hiện những nỗ lực của công ty trong khâu tiêu thụ sản phẩm khi mà thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Lượng vượt kế hoạch của bán thuốc lá, gia công thuốc lá và phần doanh thu phát sinh từ doanh thu khác đã giúp cho tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ kỳ thực hiện không chỉ đạt mà còn vượt kế hoạch. Như vậy, qua 3 năm 2006, 2007, 2008 tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là khá tốt. Trừ năm 2006 doanh thu bán hàng và cung Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 21 cấp dịch vụ đạt gần mức kế hoạch, các năm sau đều vượt mức kế hoạch đề ra. Sở dĩ, đạt được kết quả khả quan này là do công ty nắm bắt được nhu cầu tăng lên của thị trường, đẩy mạnh khâu tiêu thụ như khuyến mãi, tiếp thị,…Sản phẩm thuốc lá do công ty sản xuất dần tìm được chỗ đứng trên thị trường, có khả năng cạnh tranh cùng với các sản phẩm cùng ngành khác. 4.1.1.2 Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Ta đánh giá tình hình thực hiện doanh thu thực tế của công ty thông qua bảng sau: Bảng 4 Tình hình doanh thu BH và CCDV qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: 1000 đ Chênh lệchNăm 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu doanh thu 2006 2007 2008 Mức % Mức % Bán thuốc lá 68.129.873 91.734.052 164.168.898 23.604.179 34,6 72.434.846 79 Gia công thuốc lá 1.459.411 1.558.460 284.007 99.049 6,8 (1.274.453) (81,8) Khác 0 902.812 435.116 902.892 0 (467.696) (51,8) Tổng 69.589.284 94.195.324 164.888.021 24.606.040 35,4 70.692.697 75,1 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Qua số liệu bảng trên , ta thấy: -- Năm 2007 tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 35,4% tương ứng với 24.606.040 nghìn đồng so với năm 2006. Việc tăng là do: * Đối với sản phẩm bán thuốc lá: doanh thu năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 23.604.179 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 34,6%. * Đối với gia công thuốc lá: doanh thu năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 99.049 nghìn đồng, với tỷ lệ tăng là 6,8%. * Khác: đạt 902.812 nghìn đồng, tăng 902.812 nghìn đồng so với năm 2006. -- Sang năm 2008, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục tăng 70.692.697 nghìn đồng tức tăng 75,1%. Nguyên nhân là do doanh thu bán thuốc lá tăng mạnh, mặc dù doanh thu từ gia công thuốc lá và doanh thu từ khuyến mãi hàng nội bộ giảm, cụ thể: * Bán thuốc lá: doanh thu tăng 72.434.846 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 79%. * Gia công thuốc lá: doanh thu giảm 1.274.453 nghìn đồng, tỷ lệ giảm là 81,8%. * Khác: giảm 467.696 nghìn đồng, tỷ lệ giảm là 51,8%. Doanh thu bán thuốc lá tăng khá cao vào năm này là do: công tác thị trường làm tốt, đội ngũ tiếp thị tăng số lượng và hoàn thiện trong công tác, chế độ đãi ngộ Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 22 bộ phận tiếp thị được cải thiện và chăm sóc kỹ về mọi mặt, công ty có chính sách hỗ trợ các đại lý trong tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, tất cả các mặt hàng thuốc lá đều tăng giá bán. Doanh thu gia công thuốc lá thấp vì năm nay hàng công ty bán được nhiều nên ưu tiên sản xuất hàng của công ty, do lợi nhuận từ bán thuốc lá sẽ cao hơn gia công. Doanh thu hàng khuyến mãi nội bộ cũng giảm vì năm 2008 công ty hỗ trợ các đại lý bằng hiện vật rất ít, chủ yếu thưởng cuối năm (thay đổi chính sách bán hàng cho phù hợp với tình hình mới). Nhìn chung, với việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hàng năm cho thấy công ty hoạt động khá hiệu quả. Tất cả những kết quả trên có được là do đà phát triển chung của đất nước, ngành công nghiệp chế biến trong tỉnh và trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng phát triển khá mạnh. Mặt khác việc tăng doanh thu của công ty còn do công ty mạnh dạn đầu tư thiết bị công nghệ mới, chất lượng sản phẩm lại tương đối tốt,… Bảng 5 Kết cấu doanh thu BH và CCDV năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: 1000 đ Năm 2006 2007 2008Chỉ tiêu doanh thu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Bán thuốc lá 68.129.873 97,90 91.734.052 97,39 164.168.898 99,56 Gia công thuốc lá 1.459.411 2,10 1.558.460 1,65 284.007 0,17 Cung cấp dịch vụ 0 0 902.812 0,96 435.116 0,26 Tổng 69.589.284 100,00 94.195.324 100,00 164.888.021 100,00 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Qua bảng trên, ta thấy: Doanh thu bán thuốc lá luôn chiếm tỷ trọng rất cao, thường chiếm từ 97% trở lên trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tỷ trọng doanh thu từ gia công thuốc lá chiếm trong khoảng từ 0,17% đến 2,1%. Tỷ trọng này năm 2006 là 2,1%, giảm xuống còn 1,65% vào năm 2007, và tiếp tục giảm còn 0,17% vào năm 2008. Doanh thu hàng khuyến mãi nội bộ thường không ổn định và không có kế hoạch nên tăng giảm không đều. Năm 2007 tỷ trọng của doanh thu này là 0,96%, giảm xuống còn 0,26% vào năm 2008. Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 23 Hình 2 Biểu đồ kết cấu doanh thu BH và CCDV qua các năm Ta có thể thấy rằng, doanh thu của công ty đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh thu giữa các năm không đều, thể hiện qua biểu đồ sau: Hình 3 Biểu đồ tốc độ doanh thu BH và CCDV 3 năm Đường biểu diễn doanh thu đi lên thể hiện sự gia tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các năm. Từ năm 2006 đến năm 2007 độ dốc đường doanh thu không cao do doanh thu tăng với tốc độ 35,4%. Đến năm 2008 độ dốc tăng cao rõ rệt chứng tỏ doanh thu đã tăng nhanh, với tốc độ 75,1%. So với năm 2007, năm 2008 tốc độ tăng doanh thu do bán sản phẩm thuốc lá tăng lên đáng kể. Trong khi đó, tốc độ doanh thu của gia công thuốc lá và hàng khuyến mãi nội bộ giảm. Việc tốc độ tăng doanh thu do bán sản phẩm thuốc lá tăng 44,4%. Tốc độ tăng doanh thu do gia công thuốc lá giảm 75% vì việc thực hiện gia công tùy thuộc vào bên thuê gia công và doanh thu do hàng khuyến mãi nội bộ giảm 51,8%. Với những kết quả trên, tình hình doanh thu thực tế trong 3 năm 2006, 2007, 69589284 94195324 164888021 0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 140000000 160000000 180000000 2006 2007 2008 Năm Nghìn đồng Năm 2008 99.56% 0.26%0.17% Bán thuốc lá Gia công thuốc lá Cung cấp dịch vụ Năm 2006 98% 2% N ă m 2007 9 7 % 2 % 1 % Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 24 2008 rất khả quan, công ty không ngừng nâng cao doanh số, mỗi năm mỗi tăng. Trừ doanh thu từ gia công thuốc lá và doanh thu khác có giảm nhưng không ảnh hưởng đáng kể vì đây là hoạt động phát sinh thêm chiếm tỷ trọng rất nhỏ. 4.1.2 Phân tích doanh thu bán hàng theo thị trường Doanh thu trong hoạt động kinh doanh của công ty được chia thành hai nguồn: * Doanh thu bán hàng từ thị trường trong nước * Doanh thu bán hàng từ xuất khẩu Bảng 6 Doanh thu bán hàng theo thị trường ĐVT: 1000 đ Chênh lệchNăm 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % Doanh thu nội địa 58.856.110 81.931.541 153.795.203 23.075.431 39,2 71.863.662 87,7 Doanh thu xuất khẩu 9.273.763 9.802.511 10.373.695 528.748 5,7 571.184 5,8 Tổng doanh thu 68.129.873 91.734.052 164.168.898 23.604.179 34,6 72.434.846 79,0 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Từ Bảng 9, ta nhận thấy tổng doanh thu bán hàng luôn có sự thay đổi, cụ thể : -- Tổng doanh thu bán hàng năm 2007 so với năm 2006 tăng 23.604.179 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 34,6%, do: * Doanh thu bán hàng từ thị trường nội địa tăng 39,2% tương ứng 23.075.431 nghìn đồng. * Doanh thu bán hàng từ thị trường xuất khẩu tăng 5,7% tương ứng 528.748 nghìn đồng. -- Tổng doanh thu bán hàng năm 2008 so với năm 2007 tăng 72.434.846 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 79%, do: * Doanh thu bán hàng từ thị trường nội địa tăng 87,7 % tương ứng 71.863.662 nghìn đồng. * Doanh thu bán hàng từ thị trường xuất khẩu tăng 5,8% tương ứng 571.184 nghìn đồng. Nhìn chung, doanh thu bán hàng từ xuất khẩu tăng đều qua các năm là do chất lượng hàng hóa được ổn định, giá cả hợp lý, cùng với phương thức mua bán nhanh chóng đã tạo thuận lợi cho đôi bên. Doanh thu bán hàng nội địa cũng tăng mạnh đặc biệt là năm 2008, do công ty đã mở rộng thêm được thị trường tiêu thụ ở một số Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 25 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đồng thời kết hợp tăng giá bán các loại mặt hàng thuốc lá. 4.1.2.1 Đánh giá doanh thu bán hàng thị trường xuất khẩu Sản phẩm của công ty được xuất sang thị trường các nước sau: Bảng 7 Cơ cấu thị trường xuất khẩu qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: 1000 đ Năm 2006 2007 2008Thị trường Giá trị % Giá trị % Giá trị % Trung quốc 4.969.262 53,58 7.870.261 80,29 10.028.619 96,67 Indonesia 3.659.416 39,46 1.722.858 17,58 0 0 Hàn quốc 645.085 6,96 209.392 2,14 0 0 Úc 0 0 0 0 345.076 3,33 Tổng 9.273.763 100,00 9.802.511 100,00 10.373.695 100,00 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Qua bảng 7, ta thấy: * Trung quốc là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất và doanh thu bán hàng ở thị trường này cũng tăng đều qua 3 năm. Nguyên nhân là do: giá bán tương đối thấp, người tiêu dùng chấp nhận (giá thấp phù hợp với người lao động ở Trung Quốc). Chất lượng sản phẩm thích hợp với người dân Trung Quốc cụ thể nhãn Icell. * Doanh thu bán hàng ở thị trường Indonesia năm 2007 giảm 1.936.558 nghìn đồng với tỷ lệ 21,88% so với năm 2006 và bằng không vào năm 2008, là do: trước đây Vinasa sản xuất thuốc Djiamsoe chỉ xuất cho Indonesia. Năm 2007 tại đất nước Indonesia cũng sản xuất loại thuốc này để bán trong nước. Sang năm 2008, họ không mua thuốc Djiamsoe của công ty nữa, mục đích là để giúp cho nền sản xuất trong nước họ. * Doanh thu bán hàng ở thị trường Hàn Quốc năm 2007 cũng giảm 435.693 nghìn đồng với tỷ lệ 4,82% so với năm 2006 và bằng không vào năm 2008, là do: Hàn Quốc là thị trường khó tính nhất ở Đông Nam Á. Do đó thuốc lá của Vinasa không thể cạnh tranh với các loại thuốc cao cấp khác đang có mặt tại Hàn Quốc (khó tính về các thông số kỹ thuật của ngành thuốc lá). * Năm 2008, công ty đã mở rộng thị trường sang Úc doanh thu bán hàng đạt 345.076 nghìn đồng chiếm 3,33% trong tổng doanh thu bán hàng từ thị trường xuất khẩu. Năm 2008, cán bộ của Vinasa có dịp đi công tác nước ngoài nhiều hơn các năm trước. Do đó, qua các hội thảo thương mại, xúc tiến thương mại của ngành thuốc lá, công ty được tiếp xúc với nhiều nhà sản xuất thuốc lá của các nước, trên Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 26 cơ sở đó cơ hội làm ăn cũng được tăng lên. 4.1.2.2 Đánh giá doanh thu bán hàng thị trường nội địa Trước đây, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của công ty là ở Tây Nguyên, tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ,…Đến nay công ty đã mở rộng thêm thị trường ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Giá trị sản lượng theo địa bàn của công ty được trình bày qua bảng sau: Bảng 8 Doanh thu bán hàng nội địa qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: 1000 đ Năm 2006 2007 2008STT Thị trường Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Cần Thơ 9.055.200 15,39 9.094.400 11,10 11.806.975 7,68 2 Hậu Giang 8.432.086 14,33 11.050.930 13,49 14.892.485 9,68 3 Trà Vinh 646.800 1,10 1.421.000 1,73 1.908.000 1,24 4 An Giang 1.045.600 1,78 793.800 0,97 169.800 0,11 5 Long An 112.524 0,19 0 0 0 0 6 Bến Tre 88.200 0,15 372.400 0,45 226.800 0,15 7 Đồng Tháp 203.000 0,34 942.200 1,15 2.156.200 1,40 8 Đồng Nai 36.900 0,06 0 0 0 0 9 Vũng Tàu 774.900 1,32 1.522.600 1,86 2.752.500 1,79 10 Bạc Liêu 607.600 1,03 1.146.600 1,40 2.179.975 1,42 11 Sóc Trăng 588.000 1,00 539.000 0,66 554.860 0,36 12 Cà Mau 122.500 0,21 161.700 0,20 0 0 13 Tây Ninh 196.000 0,33 441.000 0,54 213.100 0,14 14 Tây Nguyên 36.943.800 62,77 52.664.514 64,28 93.318.371 60,68 15 TP HCM 0 0 1.560.897 1,91 21.128.937 13,74 16 Tiền Giang 0 0 220.500 0,27 137.500 0,09 17 Kiên Giang 0 0 0 0 2.349.700 1,53 Tổng 58.856.110 100 81.931.541 100 153.795.203 100 (Nguồn: Bảng giá trị sản lượng tiêu thụ theo địa bàn năm 2006, 2007, 2008) Qua bảng 8, ta có một số nhận xét sau: * Thị trường Tây Nguyên chiếm tỷ trọng cao nhất qua 3 năm, doanh thu bán hàng năm 2008 lại tăng mạnh so với 2 năm còn lại, do công tác tiếp thị tốt, công ty có chính sách hỗ trợ khen thưởng các đại lý, giá bán hợp lý và đặc biệt là nhãn Golden Eagle đã quá quen thuộc với thị trường này qua nhiều năm. * Thị trường An Giang lại giảm qua các năm, đặc biệt năm 2008 doanh thu bán hàng chỉ còn 169.800 nghìn đồng, do có quá nhiều nhãn thuốc cùng cấp với thuốc lá của Vinasa, nên đã diễn ra cạnh tranh gay gắt liên tục và thuốc nhập lậu cũng nhiều làm ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. * Thị trường Long An và Đồng Nai năm 2007, 2008 doanh thu bán hàng lại bằng không, do “gu” thuốc lá của công ty không phù hợp với hai vùng này. Nhà Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 27 máy thuốc lá Long An, Sài Gòn hoạt động rất tốt, đã ảnh hưởng đến mạng lưới tiêu thụ của công ty. * Thị trường Cà Mau năm 2008 doanh thu bán hàng cũng bằng không, do người dân vùng này không ưa chuộng thuốc lá của công ty. Nếu duy trì đầu tư sẽ tốn kém, không hiệu quả nên công ty chưa quan tâm nhiều hiện nay. * Riêng thị trường thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 doanh thu tăng quá nhiều so với năm 2007 do sản lượng chủ yếu là thuốc lá Ray bán cho công ty thành phố Hồ Chí Minh để công ty này xuất ra nước ngoài. 4.1.3 Phân tích doanh thu theo tốc độ tăng trưởng và theo tỷ trọng các thành phần 4.1.3.1 Phân tích doanh thu theo tốc độ tăng trưởng các thành phần Khái quát về tình hình tổng các khoản doanh thu của công ty, tổng các khoản doanh thu của công ty gồm các thành phần sau: * Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ * Doanh thu từ hoạt động tài chính. * Khoản doanh thu khác (thu nhập khác). Bảng 9 Tổng các khoản doanh thu của công ty qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: 1000 đ Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 48.340.198 65.571.272 112.602.976 17.231.074 35,7 47.031.704 71,7 Doanh thu hoạt động tài chính 265.424 634.395 410.361 368.971 139,0 (224.034) (35,3) Doanh thu khác 2.838.312 4.408.535 571.551 1.570.223 55,3 (3.836.984) (87,0) Tổng các khoản doanh thu 51.443.934 70.614.202 113.584.888 19.170.268 37,3 42.970.686 60,9 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Từ bảng 9 cho ta thấy: Tổng các khoản doanh thu của công ty có sự biến động không đều qua 3 năm, tổng các khoản doanh thu tăng 19.170.268 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 37,3% vào năm 2007, và tăng nhanh vào năm 2008 với tỷ lệ là 60,9% tương ứng 42.970.686 nghìn đồng. -- Tổng các khoản doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 do các doanh thu thành phần đều tăng, cụ thể: Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 28 * Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 17.231.074 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 35,7%. * Doanh thu hoạt động tài chính tăng 368.971 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 139%. * Doanh thu khác tăng 1.570.223 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 55,3%. Vậy cả ba thành phần đều tăng, nhưng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tác nhân chính làm tăng tổng các khoản doanh thu. Nguyên nhân là do vào năm 2007 khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, cả sản phẩm trong nước cũng như xuất khẩu đều tăng. Mặt khác, do nguyên vật liệu đầu vào tăng nên công ty đã tăng giá bán. -- Sang năm 2008 tổng các khoản doanh thu tiếp tục tăng nhanh so với năm 2007, là do: * Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 47.031.704 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 71,7%. * Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 224.034 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 35,3%. * Doanh thu khác giảm 3.836.984 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 87%. Trong ba thành phần tạo nên tổng các khoản doanh thu của công ty vào năm 2008 thì chỉ có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, nhưng doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu nên không làm tác động đến toàn cục năm 2008. Chính nhân tố doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đã quyết định nên tổng các khoản doanh thu năm 2008 tăng, do năm nay công ty đã mở rộng thêm một số thị trường mới đồng thời làm tốt khâu công tác bán hàng. Tổng các khoản doanh thu của công ty tăng không đều qua các năm, đăc biệt tăng mạnh vào năm 2008, được thể hiện rõ qua biểu đồ: Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 29 Hình 4 Tổng các khoản doanh thu của công ty qua 3 năm 4.1.3.2 Phân tích doanh thu theo tỷ trọng các thành phần Bảng 10 Tỷ trọng các loại doanh thu qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: 1000 đ Năm 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷtrọng (%) Giá trị Tỷtrọng (%) Doanh thu thuần bán hàng hóa và dịch vụ 48.340.198 94,0 65.571.272 93,0 112.602.976 99,0 Doanh thu hoạt động tài chính 265.424 0,50 634.395 0,90 410.361 0,40 Doanh thu khác 2.838.312 5,50 4.408.535 6,10 571.551 0,60 Tổng các khoản doanh thu 51.443.934 100,0 70.614.202 100,0 113.584.888 100,0 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Từ bảng 10, ta nhận thấy trong cơ cấu của tổng các khoản doanh thu qua 3 năm đều có điểm chung là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lúc nào cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tất cả các năm, cụ thể: * Năm 2006 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 94%. * Năm 2007 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 93%. * Năm 2008 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 99%. Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy có sự thay đổi nhẹ trong cơ cấu này, đó là phần trăm của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ có phần giảm nhẹ từ 94% xuống còn 93% qua 3 năm. 51443934 70614202 113584888 0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 2006 2007 2008 Nghìn đồng Năm Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 30 Trong một công ty lúc nào cũng vậy doanh thu từ bán hàng luôn luôn chiếm tỷ trọng rất cao vì nó là hoạt động chính đem lại thu nhập cho doanh nghiệp và sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty. Tuy là một công ty không lớn, nhưng chỉ cần thay đổi nhẹ trong cơ cấu này cúng là giá trị khá lớn về số tiền. Ví dụ như trong năm 2008, doanh thu khác chiếm 0,6% thì số tiền đã là 571.551 nghìn đồng. Như vậy, chỉ cần một sự biến động nhỏ trong cơ cấu tỷ trọng của công ty là đã có sự thay đổi lớn trên số tiền. 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU 4.2.1 Khối lượng sản xuất và tiêu thụ Sản xuất và tiêu thụ là hai giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Sản phẩm tiêu thụ nhanh chóng thúc đẩy sản xuất phát triển, sản phẩm sản xuất đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, giá bán đủ sức cạnh tranh trên thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh chóng. Tiêu thụ nhanh chóng khối lượng lớn tạo điều kiện tăng doanh thu. Thực hiện tính toán số liệu, ta lập bảng hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất của công ty 3 năm 2006, 2007, 2008: Bảng 11 Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất ĐVT: 1000 đ NămChỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 48.340.198 65.571.272 112.602.976 Giá trị sản phẩm sản xuất 40.556.855 56.002.099 101.477.455 Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất 1,19 1,17 1,12 ( Nguồn: Bảng tồn kho thành phẩm 2006, 2007, 2008) Hệ số tiêu thụ sản phẩm của 3 năm đều lớn hơn 1, đây là biểu hiện rất tốt chứng tỏ nhịp điệu sản xuất của công ty phù hợp với nhịp điệu tiêu thụ. Điều này phản ánh sản xuất ra chưa đáp ứng nhu cầu tăng lên của thị trường. Do đó, công ty cần mở rộng quy mô sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm. Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 31 * Phân tích tình hình tồn đọng sản phẩm: Bảng 12 Giá trị của sản phẩm tồn cuối kỳ 3 năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: 1000 đ Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % Tồn đầu kỳ 2.289.684 1.450.150 1.007.247 (839.534) (36,67) (442.903) (30,54) Nhập trong kỳ 40.556.855 56.002.099 101.477.455 15.445.244 38,08 45.475.346 81,20 Xuất tiêu thụ 41.396.329 56.445.002 100.982.128 15.048.673 36,35 44.537.126 78,90 Tồn cuối kỳ 1.450.150 1.007.247 1.502.564 (442.903) (30,54) 495.317 49,18 ( Nguồn: Bảng tồn kho thành phẩm 2006, 2007, 2008) Từ kết quả trên cho thấy, giá trị sản lượng tồn kho giảm vào năm 2007, nhưng lại tăng vào năm 2008. Đây không phải là sự yếu kém trong tiêu thụ mà là do công ty tăng cường sản xuất để một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong kỳ, mặt khác dự trữ phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm kỳ sau. Xét cụ thể: * Năm 2006, giá trị sản lượng tồn kho đầu kỳ cao, nhưng việc sản xuất nhập kho ít hơn lượng xuất tiêu thụ nên làm cho giá trị sản lượng tồn kho cuối kỳ giảm. Do đó giá trị sản lượng dự trữ đầu kỳ năm 2007 giảm 36,67%. * Sang năm 2007, giá trị sản lượng dự trữ đầu kỳ giảm nên việc sản xuất được đẩy mạnh, cùng lúc khâu tiêu thụ cũng được tiến hành tốt, cụ thể giá trị sản lượng nhập trong kỳ tăng 38,08% và giá trị sản lượng xuất tiêu thụ tăng 36,35%. Bên cạnh đó, do tiêu thụ nhiều hơn sản xuất nên giá trị sản lượng tồn kho cuối kỳ giảm, so với giá trị sản lượng dự trữ năm 2006 thì năm này giảm 30,54%. * Năm 2008, giá trị sản lượng sản xuất được điều chỉnh tăng 81,2% do nhu cầu tiêu thụ tăng, giá trị sản lượng tiêu thụ cũng tăng lên 78,9%. Do sản xuất nhiều hơn tiêu thụ nên giá trị sản lượng tồn kho cuối kỳ tăng lên 49,18%, lượng dự trữ này không phải là xấu vì nhu cầu tiêu thụ đang tăng nhanh nên phải tăng dự trữ đảm bảo cho tiêu thụ kỳ sau. Việc tăng lượng dự trữ này một phần do công ty dự đoán nhu cầu tiêu thụ sẽ vẫn còn cao vào những năm sau nữa. 4.2.2 Giá cả sản phẩm Do chiến lược thích hợp về giá nên lượng tiêu thụ năm 2008 cao hơn nhiều so với các năm trước, theo đó doanh thu của công ty cũng tăng qua các năm, cụ thể giá của một số loại thuốc lá: Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 32 Bảng 13 Giá các mặt hàng thuốc lá các loại qua 3 năm ĐVT: đồng Năm Chênh lệch 2007/2006 2008/2007Mặt hàng thuốc lá 2006 2007 2008 Mức % Mức % Golden Eagle 1.258,65 1.280,34 1.419,98 21,69 1,72 139,64 10,91 Icel 1.245,05 1.301,18 1.415,04 56,13 4,51 113,86 8,75 Icel (New) 1.277,18 1.306,76 1.421,58 29,58 2,32 114,82 8,79 Djiamsoe “234” 2.596,25 Panamas 1 3.282,11 Abell 1.212,01 Golden Eagle (Lights) 1.510,47 Ray Full Menthol 1.371,97 1.509,38 137,41 10,01 Ray Full Flavor 1.341,81 1.480,67 138,86 10,35 Golden Eagle (New) 2.114,05 Ray Lights 1.719,89 Blackjack 1.694,18 (Nguồn: Chi tiết giá thành sản phẩm 2006, 2007, 2008) Qua bảng trên, thể hiện rõ nhất là sự tăng giá của một số mặt hàng thuốc lá các loại như: Golden Eagle, Icel, Icel (New), Ray Full Menthol, Ray Full Flavor. Năm 2007 so với năm 2006, ta thấy Golden Eagle tăng 21,69 đồng với tỷ lệ tăng là 1,72%, Icel tăng 56,13 đồng tỷ lệ tăng là 4,51%, Icel (New) tăng 29,58 đồng với tỷ lệ tăng 2,32%. Sang năm 2008, do giá nguyên phụ liệu đầu vào tăng nên giá bán của các mặt hàn thuốc liên tục tăng so với năm 2007, cụ thể: Golden Eagle tăng 139,64 đồng tăng với tỷ lệ 10,91%, Icel tăng 113,86 đồng tỷ lệ tăng 8,75%, Icel (New) tăng 114,82 đồng tỷ lệ tăng là 8,79%, Ray Full Menthol tăng 137,41 đồng tăng 10,01%, Ray Full Flavor tăng 138,86 đồng tỷ lệ tăng 10,35%. Trong những năm gần đây, giá thuốc lá có sự biến động vì giá nguyên phụ liệu (thuốc sợi) đang gia tăng. Nhờ giữ giá ở mức độ tăng chậm mà công ty đảm bảo được khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hiện nay tình hình cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra gay gắt Tuy sản phẩm không mới mẻ so với các loại thuốc lá có từ lâu đời khác nhưng với lợi thế giá không cao, thuốc lá của công ty chẳng những tồn tại được mà còn ngày một phát triển. Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 33 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2006 – 2008 Xét về góc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nói cách khác lợi nhuận là hiệu quả kinh tế trước tiên mà doanh nghiệp cần phải có. Các doanh nghiệp luôn quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả của hoạt động đó. Do vậy mà phân tích lợi nhuận được tiến hành thường xuyên, cụ thể để phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và cả những mục tiêu kinh tế khác. 4.3.1 Đánh giá tình hình kế hoạch và lợi nhuận thực tế của công ty Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất thuốc lá. Ban lãnh đạo công ty đã xác định khâu tiêu thụ là then chốt vì để tồn tại và phát triển, công ty phải bán được sản phẩm: “chỉ bán cái khách hàng cần, không bán cái mà mình sẵn có”. Sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng mới được tiêu thụ nhiều, nhanh và sản phẩm ít bị tồn đọng. Xác định được mục tiêu và phương hướng kinh doanh trên, công ty đã không ngừng tìm kiếm những thông tin hữu ích, cơ hội mới, thị trường mới qua đó tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận. 4.3.1.1 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận Các năm qua công ty đã phấn đấu đạt lợi nhuận theo kế hoạch đề ra. Cụ thể qua bảng sau: Bảng 14 Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: 1000 đ Năm 2006 2007 2008Chỉ tiêudoanh thu Kếhoạch Thực hiện % Thực hiện Kế hoạch Thực hiện % Thực hiện Kế hoạch Thực hiện % Thực hiện Tổng các khoản doanh thu 52.763.000 51.443.934 97,5 63.904.000 70.614.202 110,5 78.659.000 113.584.888 144,4 Tổng chi phí 50.074.000 48.822.239 97,5 61.943.000 68.509.414 110,6 76.239.000 110.547.244 145 Lợi nhuận trước thuế 2.700.000 2.621.695 97,1 2.023.683 2.104.788 104,0 2.562.674 3.037.644 118,5 ( Nguồn: Kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Qua bảng số liệu trên ta thấy: * Năm 2006, tổng các khoản doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt được có thấp hơn so với kế hoạch đề ra nhưng không nhiều, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của các chỉ tiêu đều xấp xỉ 100%. Sở dĩ tổng các khoản doanh thu và lợi nhuận trước Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 34 thuế không đạt kế hoạch đề ra là do công tác điều tra, nghiên cứu thị trường chưa sâu sát nên kế hoạch tổng các khoản doanh thu lập ra lớn hơn thực tế, mặc dù tổng chi phí có giảm so với kế hoạch do tiết kiệm nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, đã làm cho lợi nhuận trước thuế thực tế cũng giảm so với kế hoạch. * Năm 2007, tổng các khoản doanh thu đạt 110,5% kế hoạch tăng 10,5%, lợi nhuận trước thuế cũng vượt mức kế hoạch 104%, nhưng không nhiều chỉ tăng 4%. Nguyên nhân là do tổng chi phí cũng tăng vượt mức kế hoạch 110,6% tăng 10,6%. Trong năm này, công ty đã nhập một số dây chuyền công nghệ thiết bị mới đưa vào sản xuất đồng thời đẩy mạnh khâu tiêu thụ nhờ vậy khối lượng sản xuất và tiêu thụ đều gia tăng, đồng thời những chi phí phát sinh cũng rất cao. * Năm 2008, so với kế hoạch đề ra tổng các khoản doanh thu đạt 144,4%, tổng chi phí tăng lên 145%. Mặc dù tổng chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của tổng các khoản doanh thu cao hơn nên đã làm cho lợi nhuận trước thuế vượt kế hoạch là 118,5%. Tổng các khoản doanh thu thực tế vượt kế hoạch là do năm này công ty thực hiện chính sách tăng giá bán sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trường mới, hỗ trợ các kênh phân phối, bám sát thị trường để giải quyết các khó khăn nếu có. Chỉ tiêu lợi nhuận là kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu doanh thu và các chi phí sản xuất kinh doanh. Nhìn chung tổng các khoản doanh thu đạt được kế hoạch đề ra nhưng tổng chi phí vượt so với dự tính, điều này đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của công ty. 4.3.1.2 Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận thực tế Để đánh giá tình hình lợi nhuận thực tế của công ty qua các năm, phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí. Căn cứ vào số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta lập bảng phân tích lợi nhuận thông qua mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Bảng 15 sau đây cho chúng ta thấy: Bảng 15 Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: 1000 đ Chênh lệchNăm 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % Tổng các khoản doanh thu 51.443.934 70.614.202 113.584.888 19.170.268 37,26 42.970.686 60,85 Tổng chi phí 48.822.239 68.509.414 110.547.244 19.687.175 40,32 42.037.830 61,36 Lợi nhuận trước thuế 2.621.695 2.104.788 3.037.644 (516.907) (19,72) 932.856 44,32 ( Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 35 51443934 48822239 2621695 70614202 68509414 2104788 113584888 110547244 3037644 0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 2006 2007 2008 Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế Hình 5 Biểu diễn mối quan hệ doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm đều có lãi, nhưng không đều cụ thể: * So với năm 2006, tổng các khoản doanh thu của công ty năm 2007 tăng 19.170.268 nghìn đồng tỷ lệ tăng 37,26%. Trong khi đó, tổng chi phí tăng với tỷ lệ 40,32% tương ứng tăng 19.687.175 nghìn đồng, làm cho lợi nhuận trước thuế giảm 19,72% cụ thể là giảm 516.907 nghìn đồng. * Năm 2008 so với năm 2007, tổng các khoản doanh thu tiếp tục tăng 60,85% tương ứng tăng 42.970.686 nghìn đồng, tổng chi phí tăng 61,36% tức tăng 42.037.830 nghìn đồng, do đó lợi nhuận trước thuế cũng tăng 932.856 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 44,32%. Như vậy, qua phân tích có thể thấy mức lợi nhuận trước thuế tăng lên là do công ty tăng được doanh số mặc dù chi phí cũng tăng. 4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 4.3.2.1 Tác động của doanh thu Doanh thu là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, có tác động cùng chiều với lợi nhuận, khi doanh thu tăng hay giảm sẽ làm lợi nhuận tăng giảm theo. Doanh thu càng lớn thì lợi nhuận đạt được càng nhiều thể hiện qua chỉ tiêu đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp. Đòn bẩy hoạt động chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn hơn về lợi nhuận. Để tính số dư đảm phí ta phải phân tổng chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến. Tuy nhiên để xác định chính xác mức độ hoạt động của công ty phải loại doanh thu khác và chi phí khác khỏi tổng các khoản doanh thu và tổng chi phí. Nghìn đồng Năm Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 36 Thực hiện theo công thức ta được bảng sau: Bảng 16 Bảng tính đòn bẩy hoạt động của công ty năm 2006, 2007, 2008 ĐVT: 1000 đ Chi phí Năm Bất biến (F) Khả biến (V) Tổng chi phí Doanh thu (DT) Số dư đảm phí ( SDĐP) Lợi nhuận (LN) Đòn bẩy hoạt động (ĐBHĐ) 2006 4.272.445 41.815.393 46.087.838 48.605.622 6.790.229 2.517.784 2,697 2007 4.098.140 61.020.862 65.119.002 66.205.667 5.184.805 1.086.665 4,771 2008 4.891.806 105.462.905 110.354.711 113.013.337 7.550.432 2.658.626 2,840 (Nguồn: Bảng chi phí và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Ghi chú: SDDP = DT – V * Năm 2006, đòn bẩy hoạt động của công ty là 2,697 nghĩa là khi doanh thu tăng lên 10% thì lợi nhuận tăng lên 26,97%. Năm 2007, đòn bẩy hoạt động tăng 4,771 nghĩa là khi doanh thu tăng lên 10% thì lợi nhuận sẽ tăng là 47,71%. * Năm 2008 là 2,840 khi doanh thu tăng lên 10% thì lợi nhuận tăng 28,4%. Đòn bẩy hoạt động cao nhất vào năm 2007 là do công ty tăng chi phí quản lý và chi phí bán hàng làm tăng chi phí bất biến, nên lợi nhuận giảm so với năm 2006. Đòn bẩy hoạt động cao là một biểu hiện tốt, tuy nhiên khi đòn bẩy hoạt cao thì công ty phải chịu rủi ro nhiều hơn vì lợi nhuận sẽ nhạy cảm hơn đối với doanh thu. Nói cách khác, khi hoạt động kinh doanh có lãi, doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng rất nhanh và ngược lại khi doanh thu giảm, lợi nhuận sẽ giảm nhanh đôi khi làm cho các doanh nghiệp bị lỗ hoặc phá sản. 4.3.2.2. Tác động của chi phí Chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận, nó làm giảm lợ nhuân khi phát sinh tăng và ngược lại. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn giảm thấp chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên việc giảm chi phí phải hợp lý để tránh nhằm làm giảm chất lượng, đảm bảo được khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 37 Thực hiện phương pháp so sánh qua các năm ta được bảng: Bảng 17 So sánh chênh lệch doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm ĐVT: 1000 đ Chênh lệchNăm 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. DT thuần 48.340.198 65.571.272 112.602.976 17.231.074 35,65 47.031.704 71,73 2. GVHB 40.414.282 57.465.705 101.303.537 17.051.423 42,19 43.837.832 76,29 3. LN gộp 7.925.916 8.105.567 11.299.439 179.651 2,27 3.193.872 39,40 4. DT – HĐTC 265.424 634.395 410.361 368.971 139,01 (224.034) (35,31) 5. CP – HĐTC 77.755 107.803 540.077 30.048 38,64 432.274 401,00 6. CPBH 2.509.712 4.403.906 4.525.617 1.894.194 75,47 121.711 2,76 7. CPQL 3.086.089 3.141.588 3.985.480 55.499 1,80 843.892 26,86 8. LN – HĐKD 2.517.784 1.086.655 2.658.626 (1.431.129) (56,84) 1.571.971 144,66 9. LN khác 103.911 1.018.123 379.018 914.212 879,80 (639.105) (62,77) 10. LN trước thuế 2.621.695 2.104.788 3.037.644 (516.907) (19,72) 932.856 44,32 11. Thuế TNDN 0 105.239 193.062 105.239 0 87.823 83,45 12. LN sau thuế 2.621.695 1.999.549 2.844.582 (622.146) (23,73) 845.033 42,26 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Năm 2007, so với năm 2006 giá vốn hàng bán tăng 17.051.423 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 42,19%, chi phí bán hàng tăng lên 1.894.194 nghìn đồng với tỷ lệ 75,47%, chi phí quản lý tăng 55.499 nghìn đồng tương ứng 1,8%. Chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong năm tăng 30.048 nghìn đồng. Tuy nhiên các hoạt động tài chính này nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, chứ không phải là một khoản chi nhằm đem lại một khoản thu nhập riêng cho công ty. Về tỷ trọng chi phí bán hàng tăng lên do công ty tăng cường khuyến mãi, quảng cáo,…nhằm thúc đẩy tiêu thụ cho phù hợp với lượng sản xuất trong kỳ. Năm 2008, giá vốn hàng bán tăng 76,29%, tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán tăng so với năm 2007 vì lượng thuốc lá trong năm 2008 được tiêu thụ tăng lên so với năm 2007, và trong điều kiện giá nguyên vật liệu đang gia tăng do đó tất cả các mặt hàng thuốc lá của công ty đều tăng giá. Chi phí bán hàng tăng chậm 2,76% cho thấy công ty thực hiện chính sách cắt giảm bớt hàng khuyến mãi, trong khi đó chi phí quản lý tăng 26,86% do trong năm nay, chi phí hỗ trợ cho cán bộ của công ty đi công tác nước ngoài nhiều hơn các năm trước. Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 38 4.3.3 Phân tích điểm hoà vốn Trong quyết định kinh doanh, mỗi khối lượng sản xuất ra cần phân tích thành hai phần: một phần để bù đắp cho toàn bộ chi phí đầu vào, phần còn lại mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vậy các nhà quản lý doanh nghiệp cần biết rằng: phải sản xuất ra một khối lượng sản phẩm là bao nhiêu để khi bán ra với mức giá trên thị trường có thể bù đắp được toàn bộ chi phí đầu vào. Đó chính là sản lượng tại điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận bằng không. Điểm hòa vốn của công ty được thể hiện trên hai chỉ tiêu: doanh thu và thời gian hòa vốn, ngoài ra còn phải tính mức doanh thu an toàn, mức doanh thu này cao thì công ty ít gặp rủi ro trong kinh doanh. Từ bảng 16 áp dựng các phương pháp tính toán được bảng sau: Bảng 18 Giá trị các chỉ tiêu tại điểm hoà vốn ĐVT: 1000 đ Năm Bất biến (F) Khả biến (V) Doanh thu thực hiện (DTTH) Doanh thu Hoà vốn (DTHV) Doanh thu an toàn (DTAT) Thời gian Hoà vốn (tháng) 2006 4.272.445 41.815.393 48.605.622 30.582.892 18.022.730 7,55 2007 4.098.140 61.020.862 66.205.667 52.329.854 13.875.813 9,48 2008 4.891.806 105.462.905 113.013.337 73.219.561 39.793.776 7,77 (Nguồn:Bảng chi phí và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Thực hiện so sánh giá trị các chỉ tiêu này qua các năm ta được bảng: Bảng 19 Bảng so sánh giá trị các chỉ tiêu tại điểm hoà vốn Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu ĐVT Mức % Mức % DTHV 1000 đồng 21.746.962 71,11 20.889.707 39,92 DTAT 1000 đồng (4.146.917) (23,01) 25.917.963 186,78 TGHV Tháng 1,93 25,56 (1,71) (18,04) (Nguồn: Bảng 18 Giá trị các chỉ tiêu tại điểm hoà vốn) Theo quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng của công ty, các khoản định phí tăng cao hơn do đó làm doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn cũng tăng lên. Qua bảng so sánh, ta thấy tỷ lệ tăng lên của các chỉ tiêu doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn năm 2007 so với năm 2006. Từ đó ta thấy điểm hòa vốn của công ty dịch chuyển đi lên vào năm 2007, nhưng đó không phải là xu hướng xấu vì hoàn toàn phù hợp với quy mô kinh doanh của công ty thể hiện Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 39 qua tỷ lệ tăng lên của các chỉ tiêu hòa vốn với tốc độ giảm dần khi công ty đưa các dây chuyền công nghệ vào sản xuất ổn định. Xét riêng doanh thu an toàn, vì chỉ tiêu này càng cao công ty càng ít rủi ro. Qua bảng so sánh, tỷ lệ tăng doanh thu an toàn giảm nghĩa là năm 2007 công ty chịu rủi ro cao hơn. Nguyên nhân là do năm này công ty bắt đầu đưa các dây chuyền công nghệ vào sản xuất đã làm tăng chi phí. 4.3.4 Phân tích khả năng sinh lời Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. 4.3.4.1 Chỉ số lợi nhuận hoạt động Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tình hình thực tế tại công ty như sau: Bảng 20 Phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động Năm Chênh lệchChỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 LN thuần HĐKD ( 1000 đ) 2.517.784 1.086.655 2.658.626 (56,8%) 144,7% Doanh thu thuần ( 1000 đ) 48.340.198 65.571.272 112.602.976 35,6% 71,7% Chỉ số lợi nhuận hoạt động 5,21% 1,66% 2,36% (3,55%) 0,70% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Qua bảng trên, ta thấy: Năm 2007, chỉ số lợi nhuận hoạt động là 1,66%, điều này có nghĩa là cứ 1000 đồng doanh thu sẽ đem lại 16,6 đồng lợi nhuận thuần, nếu so với năm 2006 thì đã giảm 3,55%. Vào năm 2008, 1000 đồng doanh thu chỉ đem lại 23,6 đồng lợi nhuận thuần, tương ứng tăng 0,7% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2007 doanh thu của công ty bị giảm, trong khi đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý lại tăng lên làm cho lợi nhuận của công ty giảm nhiều hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 40 265862610866552517784 65571272 48340198 112602976 5 .21% 1.66% 2.36% 0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 2006 2007 2008 Nă m Nghìn đồng 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% LN thuần HĐKD Doanh thu thuần Chỉ số lợi nhuận hoạt động Hình 6 Chỉ số lợi nhuận hoạt động qua 3 năm Như vậy, nhìn chung qua 3 năm chỉ số lợi nhuận hoạt động của công ty có tuy có giảm mạnh vào năm 2007, nhưng tăng chậm vào năm 2008, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đang có chiều hướng khả quan hơn. 4.3.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hhệ giữa doanh thu và lợi nhuận đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Bảng 21 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Năm Chênh lệchChỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 LN ròng ( 1000 đ) 2.621.695 1.999.549 2.844.582 (23,7%) 42,3% Tổng các khoản doanh thu (1000 đ) 51.443.934 70.614.202 113.584.888 37,26% 60,85% Tỷ suất LN/ DT 5,10% 2,83% 2,50% (2.27%) (0,33%) (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 2,83%, tức là cứ 1000 đồng doanh thu thuần đem lại 28,3 đồng lợi nhuận ròng. So với năm 2006 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2007 giảm 22,7 đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2007, doanh thu của công ty tăng, tốc độ tăng là 37,26% so với năm 2006. Trong khi đó chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác cũng tăng nhanh đã làm cho lợi nhuận ròng giảm với tốc độ 23,7%. Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 41 Sang năm 2008, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 2,50%, nghĩa là cứ 1000 đồng doanh thu thì đem lại 25 đồng lợi nhuận ròng, giảm 3,3 đồng so với năm 2007, nguyên nhân giảm là tốc độ tăng của doanh thu rất cao so với tốc độ tăng của lợi nhuận ròng, cụ thể doanh thu năm 2008 tăng mạnh với tỷ lệ tăng 60,85% so với năm 2007, nhưng lợi nhuận ròng chỉ tăng với tỷ lệ là 42,3%. 28445822621695 1999549 51443934 113584888 70614202 5.10% 2.83% 2.50% 0 20000000 40000000 60000000 80000000 100000000 120000000 2006 2007 2008 Năm Nghìn đồng 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% LN ròng Tổng các khoản doanh thu Tỷ suất LN/ DT Hình 7 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua 3 năm Như vậy qua 3 năm từ 2006 – 2008, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có chiều hướng giảm dần. Do đó trong những năm tới để giúp tăng dần chỉ tiêu này lên, công ty cần phải có biện pháp để giảm bớt chi phí nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận. 4.3.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp. Tình hình thực tế tại công ty như sau: Bảng 22 Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Năm Chênh lệchChỉ tiêu 2006 2007 2008 07/06 08/07 Hệ số quay vòng vốn (vòng) 1,12 1,37 1,69 0,25 0,32 Tỷ suất LN/ DT 5,10% 2,83% 2,50% (2.27%) (0,33%) Tỷ suất LN/ TTS (ROA) 5,71% 3,88% 4,22% (1,83%) 0,35% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty TNHH liên doanh thuốc lá Vinasa GVHD: Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Nguyễn Hoàng Phương NgọcTrang 42 Hình 8 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản qua 3 năm Từ bảng phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ta thấy, trong năm 2007 cứ 1000 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại 38,8 đồng lợi nhuận, so với năm 2006 thì đã giảm 18,3 đồng, chứng tỏ năm 2007 công ty sử dụng tài sản không có hiệu quả so với năm 2006. Năm 2008 hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tăng, bằng chứng là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có chiều hướng tăng, cụ thể cứ 1000 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho công ty 42,2 đồng lợi nhuận, tăng 3,5 đồng so với năm 2007. Nhìn chung từ sau năm 2007 công ty sử dụng tài sản có hiệu quả hơn, do đó trong những năm tới công ty cần phải nâng dần tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lên bằng cách đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường hơn nữa tốc độ luân chuyển vốn, đồng thời nâng cao dần tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. 4.3.4.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích sẽ giúp ta kết hợp đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Bảng 23 Bảng tính đòn cân nợ (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006,2007, 2008) NămChỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng tài sản (1000 đ) 45.826.024 51.498.457 67.044.041 Vốn chủ sở hữu (1000 đ) 36.485.895 37.144.232 39.227.030 Đòn cân nợ (lần) 1,26 1,37 1,71 1.69 1.12 1.37 2.83% 2.50% 5.10% 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2006 2007 2008 Năm Vòng 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% Hệ số quay vòng vốn Tỷ suất LN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN LIÊN DOANH THUỐC LÁ VINASA.pdf
Tài liệu liên quan