Luận văn Tìm hiểu việc phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Luận văn Tìm hiểu việc phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh: LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản là một trong những nội dung quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tiễn chỉ ra rằng, một số nước trên thế giới nhờ tiến hành phát triển công nghiệp chế biến (các nước đi trước như Anh, Pháp, Mỹ, Đức... các nước đi sau như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore...) đã thúc đẩy các ngành kinh tế quốc dân, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Việc nghiên cứu tiếp cận công nghiệp chế biến của các nước này để tìm ra phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm hải sản ở Việt Nam là việc làm cần thiết. Trong những năm gần đây, nhất là khi phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, công nghiệp chế biến ở nước ta có vị trí quan trọng tro...

pdf71 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Tìm hiểu việc phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản là một trong những nội dung quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tiễn chỉ ra rằng, một số nước trên thế giới nhờ tiến hành phát triển công nghiệp chế biến (các nước đi trước như Anh, Pháp, Mỹ, Đức... các nước đi sau như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore...) đã thúc đẩy các ngành kinh tế quốc dân, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Việc nghiên cứu tiếp cận công nghiệp chế biến của các nước này để tìm ra phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm hải sản ở Việt Nam là việc làm cần thiết. Trong những năm gần đây, nhất là khi phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, công nghiệp chế biến ở nước ta có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội. Một số sản phẩm của công nghiệp chế biến nông lâm hải sản có giá trị xuất khẩu tăng như chè, cà phê, cao su, thủy hải sản... thu được nguồn ngoại tệ lớn. Tuy vậy, ngành công nghiệp chế biến nông lâm hải sản có những hạn chế như chất lượng chế biến nông sản chưa cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường còn thấp. Khắc phục những điều này chính là lời giải thiết thực đối với công nghiệp chế biến nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố công nghiệp ở miền Nam, là chỗ dựa cho các tỉnh đồng bằng Nam bộ, cực Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Là một thành phố công nghiệp lớn, do vậy thành phố Hồ Chí Minh phải nỗ lực xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp của thành phố, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Làm được điều này không những kinh tế thành phố Hồ Chí Minh phát triển, đời sống nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được nâng cao, mà còn thúc đẩy kinh tế các tỉnh phía Nam và kinh tế cả nước. Vì vậy, tôi chọn đề tài " Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh " làm luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Trong các văn kiện của Đại hội Đảng, việc phát triển nông nghiệp toàn diện luôn chú trọng đến công nghiệp chế biến. Trên các tạp chí nghiên cứu, cho đến nay có một số bài viết của các nhà nghiên cứu về công nghiệp chế biến nông sản: Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam của GS. TS Ngô Đình Giao, Phát triển công nghiệp chế biến, một biện pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế của TS Nguyễn Trung Quế... Trong đề tài này, chúng tôi phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra đối với công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích những đặc điểm và thực trạng của công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh, tìm ra những giải pháp để phát triển hơn nữa doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản của thành phố trong những năm tới. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: - Phân tích có hệ thống lý luận về ngành công nghiệp chế biến nói chung và ngành công nghiệp chế biến nông lâm hải sản nói riêng. - Tìm hiểu thực trạng công nghiệp chế biến nông lâm hải sản và những vấn đề bức xúc ở thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông lâm sản của thành phố trong những năm tới. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản tại thành phố Hồ Chí Minh, để đề xuất những giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp luận Luận án được hình thành trên cơ sở nhận thức những quan điểm lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước, tham khảo và tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của các nhà kinh tế học và các nhà hoạt động kinh tế thực tiễn qua những bài viết trên các tạp chí, tham khảo kinh nghiệm của những nước có điều kiện tương tự, khái quát tình hình hoạt động của các công ty, xí nghiệp công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong cả nước và ở thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu kinh tế - chính trị, chú ý vận dụng tổng hợp các phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, nghiên cứu điển hình, phương pháp hệ thống, tổng kết thực tiễn và khái quát vấn đề. 6. Những đóng góp của luận văn - Phân tích làm rõ hơn vai trò của công nghiệp chế biến trong quan hệ giữa sản xuất nguyên liệu, chế biến nông, lâm sản và tiêu thụ nông, lâm sản chế biến. - Trình bày thực trạng ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh và nêu bật những vấn đề búc xúc cần giải quyết. - Bước đầu đề xuất một số giải pháp cơ bản để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương. Chương 1 Công nghiệp chế biến nông, lâm sản và vai trò của nó trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung 1.1. Công nghiệp chế biến và vai trò của công nghiệp chế biến đối với sự phát triển nông, lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung 1.1.1. Khái niệm về công nghiệp chế biến nói chung và công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng Theo quan điểm của Mác, một trong những nguyên nhân để sản xuất hàng hóa ra đời thì phải có sự phân công lao động xã hội. Sự phân công xã hội là cơ sở của kinh tế hàng hóa. Công nghiệp chế biến tách khỏi công nghiệp khai thác và mỗi công nghiệp đó lại chia thành nhiều loại như chế tạo sản phẩm này hay sản phẩm khác dưới hình thức hàng hóa và đem đi trao đổi với tất cả các ngành sản xuất khác. Như vậy, kinh tế hàng hóa phát triển thì đi đến chỗ làm tăng thêm số lượng các công nghiệp riêng biệt và độc lập, xu hướng của sự phát triển này nhằm biến việc chế tạo sản phẩm riêng, mà các việc chế biến từng bộ phận của sản phẩm thành một ngành công nghiệp chế biến riêng biệt [8, 21-27]. C. Mác chia sản phẩm do xã hội sản xuất thành hai loại: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Trên cơ sở đó, nền sản xuất xã hội được chia thành hai khu vực: sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng. Phát triển quan điểm của C. Mác, Lênin khi phân tích khu vực của nền sản xuất xã hội, đã phân chia các ngành của nền kinh tế thành ba nhóm: - Các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất. - Các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng. - Các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng. Với cách chia như trên, công nghiệp chế biến nông, lâm sản thuộc nhóm thứ ba. Trong quá trình chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, việc phân loại các ngành trong nền kinh tế quốc dân trong đó có ngành công nghiệp, đã được tiếp cận theo quan điểm mới. Theo Nghị định 75 CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân cấp I và Quyết định 143-TCKT/PPGĐ ngày 22/12/1993 của Tổng cục Thống kê ban hành và hướng dẫn việc thi hành hệ thống ngành kinh tế cấp II, cấp III và cấp IV thì các ngành công nghiệp trước đây, nay được tách ra thành bốn nhóm ngành, cấp I gồm: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước và xây dựng. Với cách phân loại này, công nghiệp chế biến là một ngành kinh tế độc lập, bao gồm nhiều lĩnh vực sản xuất như công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dệt và may mặc, công nghiệp đồ gỗ, công nghiệp giấy và in, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp luyện kim, chế biến các khoáng sản không phải kim loại, công nghiệp chế tạo máy và công cụ kim khí. Từ quan niệm nói trên về công nghiệp chế biến, có thể hiểu công nghiệp chế biến nông, lâm sản là một bộ phận hợp thành của công nghiệp thực hiện các hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng cao giá trị sử dụng của nguyên liệu từ nông, lâm, ngư nghiệp thông qua quá trình cơ nhiệt hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Qua khái niệm trên, công nghiệp chế biến nông, lâm sản gồm hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Sơ chế bảo quản. Giai đoạn này được tiến hành ngay sau khi thi hoạch, nằm ngoài xí nghiệp chế biến, chủ yếu sử dụng lao động thủ công với phương tiện bảo quản và vận chuyển chuyên dùng. Nó quyết định mức độ tổn thất sau thu hoạch và chất lượng nguyên liệu đưa đến xí nghiệp chế biến. Đây là giai đoạn quan trọng có ý nghĩa xác định thứ hạng sản phẩm ở giai đoạn sau. Nó bao gồm những công việc cụ thể như phơi sấy, lựa chọn, lưu kho... - Giai đoạn 2: chế biến công nghiệp. Giai đoạn này diễn ra trong các xí nghiệp công nghiệp chế biến. Nó sử dụng lao động kỹ thuật cùng với máy móc, thiết bị công nghệ cần thiết. Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định mức độ chất lượng sản phẩm chế biến và mức độ tăng giá trị của sản phẩm. Như vậy, ta có thể hiểu công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản là một bộ phận của ngành công nghiệp chế biến, ngành công nghiệp dùng nguyên liệu nông nghiệp (nông sản, lâm sản), thực hiện các hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng giá trị sử dụng của nguyên liệu nông, lâm nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. So với công nghiệp khai thác và các ngành công nghiệp chế biến khác, công nghiệp chế biến nông, lâm sản có một số đặc điểm riêng chi phối đến việc xác định vai trò và quan điểm phát triển, quản lý ngành, đó là: - Sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản ngày càng được nhiều người sử dụng. Do đó có nhiều yếu tố khác nhau (tâm lý tiêu dùng, tập quán tiêu dùng, thu nhập tăng, tiến bộ khoa học công nghệ và tác động của các yếu tố gây ô nhiễm môi trường), nên hiện đang có hai xu hướng tiêu dùng tác động mạnh mẽ tới công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Thứ nhất, xu hướng tăng cường sử dụng các loại sản phẩm sạch. Thứ hai, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp. Hai xu hướng này làm cho các vấn đề về vệ sinh, về đảm bảo chất lượng, thời hạn sử dụng, về việc sử dụng các loại hóa chất trong quá trình chế biến được chú trọng hơn, người tiêu dùng đòi hỏi khắt khe hơn, do đó, sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại cũng phải phát triển mới đáp ứng được nhu cầu. - Tính đồng bộ liên ngành trong phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản thể hiện rất rõ, đặc biệt là gắn bó giữa các cơ sở chế biến công nghiệp với sự phát triển nông, lâm nghiệp. Nguyên liệu chính, chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản phẩm của công nghiệp chế biến nông, lâm sản (thường từ 70 - 80% giá thành sản phẩm), là những sản phẩm của ngành nông, lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và hầu hết được sản xuất trong nước. Vì vậy, quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu của công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản phụ thuộc rất lớn vào quy mô, tính chất và trình độ phát triển của sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng mặt khác, do việc chế biến các sản phẩm của nông, lâm nghiệp, nên công nghiệp chế biến nông, lâm sản lại là ngành bảo đảm đầu ra cho sản xuất nông, lâm nghiệp tạo động lực cho nông, lâm nghiệp phát triển, do vậy, công nghiệp chế biến được coi là thị trường trực tiếp của nông, lâm nghiệp. Chính tác động này của công nghiệp chế biến nông, lâm sản tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. 1.1.2. Vai trò của công nghiệp chế biến với sự phát triển nông, lâm nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung Quá trình của công nghiệp chế biến thường phải trải qua ba khâu: Nguyên liệu  Chế biến  Thị trường Công nghiệp chế biến có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế được biểu hiện ở một số vấn đề sau. Một là, kích thích và định hướng cho sản xuất nguyên liệu. Với tư cách là cầu nối giữa nguyên liệu với thị trường, công nghiệp chế biến nông, lâm sản có tác dụng giữ gìn chất lượng nguyên liệu, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, nhờ đó thu được lợi nhuận cao; công nghiệp chế biến nông, lâm sản chính là thị trường đầu ra của khâu nguyên liệu. Nó có tác dụng định hướng về các mặt quy mô, cơ cấu, kích cỡ, chất lượng, giá cả cho khâu sản xuất nguyên liệu một cách trực tiếp. Việc các ngành nông, lâm nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất ra sao, khai thác như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của công nghiệp chế biến nếu không có công nghiệp chế biến nông, lâm hải sản thì phương án sản xuất nguyên liệu khó đưa lại hiệu quả, và nếu có thực hiện chính sách kinh tế mở thì cũng chủ yếu xuất khẩu hàng thô, kém khả năng cạnh tranh, bị chèn ép và thường bị thua thiệt [19, 12-13]. Hai là, sự phát triển của công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp chế biến có vai trò lớn trong việc thúc đẩy nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các lý do sau đây: - Thứ nhất: Do sản phẩm của nông nghiệp là nguyên liệu chính của công nghiệp chế biến nông, lâm sản, cho nên muốn phát triển ngành này tất yếu đòi hỏi nông nghiệp phải phát triển theo hướng thâm canh, đa dạng hóa, tạo ra các loại sản phẩm, các vùng chuyên canh, có năng suất cao có tỷ suất hàng hóa lớn. Mặt khác cũng vì sản phẩm nông nghiệp khó bảo quản, dễ bị hư hỏng, thối nát, nên sự phát triển của nó chỉ có thể được đảm bảo vững chắc nếu tổ chức được cả hệ thống các cơ sở công nghiệp, sơ chế, tinh chế và sản xuất có liên hệ mật thiết với nhau. Công nghiệp chế biến nông, lâm sản không chỉ tạo sức ép buộc nông, lâm nghiệp phải phát triển, mà nó tạo điều kiện để nông, lâm nghiệp phát triển thuận lợi qua việc nâng cao hiệu quả của sản xuất nông, lâm nghiệp, từ đó tăng khả năng tích lũy, tăng khả năng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hóa quá trình sản xuất trong nông, lâm sản. Tác động này trước hết thể hiện ở chỗ: sau khi đưa vào chế biến, giá trị của nông, lâm, ngư nghiệp tăng lên rất nhiều. Theo tính toán của các chuyên gia, sau khi tinh chế giá trị của nông, lâm sản có thể tăng từ 4 - 10 lần so với giá trị lúc chưa chế biến [9, 17- 18]. Thứ hai: Thông qua công nghiệp chế biến nông, lâm sản tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, làm giảm sự phụ thuộc vào yếu tố thời gian và khoảng cách đối với tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp chế biến nông, lâm sản còn làm tăng nhu cầu về sản phẩm của nông, lâm nghiệp. Thứ ba: Thông qua chế biến, từ một sản phẩm nông, lâm nghiệp có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm có những giá trị sử dụng rất khác nhau, thậm chí tạo ra những đặc tính mới, những giá trị sử dụng mới cho sản phẩm của nông nghiệp; từ đó nâng cao mức độ và khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Phát triển công nghiệp chế biến góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn, đặc biệt là qua việc phát triển hệ thống các cơ sở chế biến ngay ở nông thôn. Điều này giải quyết việc làm lao động nông nhàn ở nông thôn (đặc biệt sau vụ mùa và giữa hai vụ mùa). Như vậy, việc phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản vừa có tác dụng trực tiếp, vừa có tác dụng gián tiếp tới sự phát triển của nông, lâm nghiệp, vừa tạo cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, là khâu đột phá để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Ba là, công nghiệp chế biến nông, lâm sản góp phần đẩy mạnh xuất khẩu phát huy lợi thế so sánh của đất nước, tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng khả năng tích lũy phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp chế biến nông, lâm không chỉ gìn giữ, khắc phục làm giảm hư hao sản phẩm nguyên liệu, mà còn bổ sung, làm tăng giá trị sử dụng của các sản phẩm đó, mở rộng khả năng cung ứng hàng hóa trên thị trường với mẫu mã, hình thức đa dạng mà còn kích thích nhu cầu mở rộng khả năng tiêu dùng của xã hội. Người tiêu dùng với tâm lý sẵn sàng trả một giá cao hơn cho những sản phẩm nếu chúng được ưa chuộng. Họ đòi hỏi sản phẩm phải được chế biến trước khi mua. Do vậy công nghiệp chế biến vừa làm tăng giá trị sử dụng, đồng thời vừa làm tăng giá trị sản phẩm. Tính hiệu quả của công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trên thị trường được thể hiện ở khối lượng lợi nhuận do sự phát triển của công nghiệp chế biến thu được. Công nghiệp chế biến càng phát triển thì sức cung hàng hóa càng lớn, sức mua càng tăng và cuối cùng khối lượng lợi nhuận thu được càng nhiều, thu nhập tăng. Trong điều kiện chính sách kinh tế mở, sự phát triển của công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản, có hiệu quả làm tăng kim ngạch xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ khá lớn, góp phần giảm bớt sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Vai trò này của công nghiệp chế biến càng quan trọng đối với các nước kém phát triển, mà nguồn thu ngoại tệ chủ yếu dựa vào xuất khẩu thô. ở nước ta, giá trị xuất khẩu công nghiệp chế biến đã chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, dù rằng công nghiệp chế biến ở nước ta còn ở trình độ thấp, sản phẩm sơ chế chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng hàng hóa xuất khẩu. Nếu công nghiệp chế biến ở trình độ phát triển cao hơn (đặc biệt là nâng cao được chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm tinh chế, đa dạng hóa mặt hàng, đáp ứng được nhu cầu về số lượng của những khách hàng lớn...) thì giá trị xuất khẩu còn cao hơn. Ngay ở thị trường trong nước, do tác động của chính sách kinh tế mở cửa, người nước ngoài vào nước ta ngày càng nhiều. Nhu cầu tiêu dùng của nhóm khách hàng này cũng ngày càng nhiều, nếu hiện đại hóa công nghiệp chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của họ thì có thể tăng lượng sản phẩm công nghiệp chế biến xuất khẩu tại chỗ một cách đáng kể và sẽ có hiệu quả cao. Công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản tồn tại và phát triển trên cơ sở nguyên liệu chính được sản xuất trong nước. Theo Adam Smít thì ở mỗi đất nước đều có những nguồn lực và tài nguyên nhất định như nguồn đất đai, mặt nước, khí hậu, địa hình... Sự phát triển của công nghiệp chế biến cho phép phát huy tiềm năng lợi thế của mỗi vùng, mỗi khu vực trong việc khai thác nguyên liệu, phát huy công nghệ truyền thống, sản xuất và chế biến sản phẩm riêng của mỗi địa phương. Như vậy các quốc gia sẽ tiến hành sản xuất chuyên môn hóa những mặt hàng có lợi thế để xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng trong nước không có điều kiện sản xuất hoặc sản xuất không có lợi. Bốn là, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của công nghiệp chế biến tác động mạnh đến đời sống và sự phát triển của nhiều ngành kinh tế quốc dân, nên công nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Sự phát triển của công nghiệp chế biến là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Một ưu điểm là các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không đòi hỏi công nghệ phức tạp, nhưng nó có khả năng thu hút được nhiều lao động và tạo ra tích lũy lớn. Nước ta là một nước nông nghiệp, nền kinh tế chưa thật phát triển đang phải tập trung mọi lực lượng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành công nghiệp chế biến do đó cũng chưa phát triển, mâu thuẫn sâu sắc với nhu cầu chế biến số lượng lớn nông, lâm sản của ngành nông nghiệp đang trong xu thế phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Hơn nữa, nền sản xuất nông nghiệp nước ta với nhiều hạn chế trong tập quán, thói quen sản xuất chưa phù hợp với sản xuất công nghiệp như ngành rau quả đã tổng kết: Do vừa trồng chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, dưới 5 ha, giống không đồng nhất, chất lượng không đều, nên không thể đưa kỹ thuật cơ khí thu hái, lựa chọn, bảo quản. Do đó nhiều sản phẩm nông nghiệp chưa được chế biến, số lượng hư hỏng cao. Riêng về công nghiệp chế biến: Cả nước hiện nay mới có 17 nhà máy chế biến rau quả, trong đó có 12 nhà máy đồ hộp, công suất 70.000 tấn/năm. 5 nhà máy đông lạnh công suất 50.000 tấn/năm. Những năm cao nhất, các nhà máy này chỉ sản xuất được 30.000 tấn đồ hộp và 40.000 tấn dứa đông lạnh. Như vậy mới có 5 - 7% sản lượng trái cây thu hoạch được chế biến. Ngoài ra, kinh nghiệm sản xuất và kinh nghiệm quản lý theo yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn thiếu, yêu cầu giải quyết việc làm cho một đội ngũ lao động khá đông đảo cũng đang đặt ra yêu cầu cấp bách. Trong bối cảnh đó, nếu phát triển mạnh công nghiệp chế biến thì có thể giải quyết được mâu thuẫn kể trên, đặc biệt là, cho phép huy động được các nguồn vốn trong nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức liên kết, liên doanh, vừa phát huy được tay nghề của người lao động, vừa tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, vừa khai thác được lợi thế của tất cả các vùng, tạo điều kiện từng bước phát triển ngành công nghiệp chế biến trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật sản xuất hàng hóa, vừa phục vụ tốt nhu cầu nội địa, vừa tăng cường được lượng hàng xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Một loạt các quốc gia (Tây Âu, Nhật Bản trước đây, các nước NICs và nhiều nước Đông Nam á hiện nay) đã thực hiện công nghiệp hóa thành công nhờ áp dụng chiến lược phát triển công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến gắn với nông nghiệp, sau đó phát triển công nghiệp nặng và tiếp theo là phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học kỹ thuật và vốn cao. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm đó của họ. 1.2. Phát triển công nghiệp chế biến ở một số nước và bài học kinh nghiệm Công nghiệp hóa - quy luật của mọi quốc gia trong quá trình chuyển nền kinh tế từ sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, kỹ thuật thủ công lên sản xuất lớn với công nghiệp hiện đại, kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên, một vấn đề có tính quy luật của quá trình công nghiệp hóa là phải có bước đi cụ thể, tùy theo vai trò vị trí trước mắt, lâu dài của từng ngành mà vạch bước đi thích hợp. Chẳng hạn thời kỳ 1920, Lênin chủ trương trước hết phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến sau đó mới đến phát triển các ngành công nghiệp khác [9, 29]. Thực tế hầu hết các nước trên thế giới đều bắt đầu công nghiệp hóa bằng phát triển công nghiệp chế biến, bởi ba lý do: - Công nghiệp chế biến cho phép sản xuất ra những sản phẩm mới mà nông nghiệp bị hạn chế. - Công nghiệp chế biến là nhân tố hết sức quan trọng kích thích tăng trưởng nhanh nền kinh tế, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. - Công nghiệp chế biến tạo ra các động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Nhưng, tùy theo điều kiện mỗi nước mà quá trình phát triển công nghiệp chế biến được tiến hành không hoàn toàn giống nhau. Căn cứ vào lịch sử và đặc điểm phát triển có thể thấy hai nhóm nước thực hiện công nghiệp chế biến: Nhóm các nước công nghiệp hóa đi trước như: Anh, Pháp, Mỹ, Đức... và nhóm các nước công nghiệp hóa đi sau như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia... Đến nay một số nước đi sau đã và đang thành công trong phát triển công nghiệp chế biến, có thể cung cấp những bài học kinh nghiệm cho các nước còn đang ở trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp chế biến. Việc tiếp cận kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến của các nước, đặc biệt là các nước đi sau (NICs và ASEAN) để tìm ra giải pháp phát triển công nghiệp chế biến ở Việt Nam là việc làm cần thiết vì các nước này có nhiều nét tương đồng và xuất phát điểm gần giống với Việt Nam. 1.2.1. Về mặt chính sách và biện pháp phát triển công nghiệp chế biến Các nước NICs bao gồm Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kông họ bắt đầu công nghiệp hóa vào những năm 1960. Tiếp theo là các nước thuộc khối ASEAN như Thái Lan, Malaixia, Indonêxia bắt đầu công nghiệp hóa vào những năm 1970. Trong thời kỳ này ở tất cả các nước, công nghiệp chế biến là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế. Tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến vào GDP của mỗi nước rất cao và ngày càng có xu hướng tăng. Có thể thấy điều này qua các biểu sau. Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp chế biến ở Đài Loan (%) 1955-1960 1960-1965 1965-1970 1970-1975 1975-1980 Công nghiệp chế biến 10,9 13,8 20,6 13,5 15,4 GNP 6,7 9,5 9,8 8,8 10,4 GNP/người 3,1 6,1 6,6 6,7 8,2 LĐ trongCNCB 4,8 5,3 8,3 9,9 7,5 Tổng số lao động 2,1 2,3 4,3 3,8 3,5 Biểu 2: Tỷ trọng của công nghiệp chế biến trong GDP ở Malaysia (%) 1970 1980 1985 1990 1995 2000 GDP 100 100 100 100 100 100 - Công nghiệp chế biến 13,9 19,6 19,7 26,7 34,7 37,2 - Nông nghiệp 29,0 22,9 20,8 18,7 13,5 10 [16] Biểu 3: Tỷ lệ chế biến trong xuất khẩu của các nước ASSEAN (%) [3, 239-240] Inđonesia Malaysia Philippin Singapore Thái Lan 1976 1990 1976 1990 1976 1990 1976 1990 1976 1990 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Hàng chế biến 9,2 44,1 31,9 58,5 46,7 52,0 47,2 70,3 80,8 90,8 Nguyên liệu thô* 18,5 7,7 42,2 12,7 27,0 6,7 1,4 3,0 15,8 5,5 * Không kể nguyên liệu khai khoáng. Để phát triển công nghiệp chế biến, các nước trong khu vực đã thực hiện chính sách, biện pháp: - Thông qua chiến lược công nghiệp hóa trong giai đoạn đầu với chính sách thay thế hàng nhập khẩu, các nước này thực hiện chính sách phát triển công nghiệp chế biến như phát triển các ngành chế biến nguyên liệu, sản xuất hàng tiêu dùng thay thế hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Những cơ sở này cần vốn đầu tư ít, thu lợi nhuận nhanh, có khả năng tăng tốc độ tích lũy vốn. Đồng thời, các nước này cũng đẩy mạnh chế biến các mặt hàng có lợi thế so sánh về nguyên liệu để cân đối trong nưóc và dần chuyển sang xuất khẩu. Việc tích lũy vốn được thực hiện chủ yếu bằng quá trình này. - Chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng: Chính phủ các nước đã can thiệp vào thị trường vốn thông qua chính sách lãi suất và tín dụng hướng luồng vốn chảy vào các ngành, lĩnh vực ưu tiên cần đầu tư là công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Chính phủ các nước thực hiện ưu tiên "tài trợ ngầm" qua tín dụng, duy trì lãi suất tín dụng thấp hơn lãi suất thị trường chứng khoán. Đây còn là một cách kiềm chế nhẹ giữ cho lãi suất ổn định, mặt khác đảm bảo thực hiện lãi suất tương đối với tiền gửi. Chính sách này được chính phủ Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan rất coi trọng. Để có nguồn vốn hỗ trợ cho công nghiệp chế biến, các nước đã duy trì tỷ lệ tiết kiệm cao. Đài Loan khuyến khích cá nhân tiết kiệm với lãi suất cao và xây dựng hệ thống tiền gửi đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng. Hàn Quốc khai thác truyền thống tiết kiệm của nhân dân, nâng tỷ lệ tiết kiệm lên cao ngay trong điều kiện nền kinh tế còn ở mức tăng trưởng thấp. Chính phủ các nước thực hiện cam kết ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát đồng thời mở rộng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Thông qua chính sách này mà tích lũy vốn và tiết kiệm trong các nước tăng rất nhanh. Nên như giai đoạn 1960 - 1970 mức tiết kiệm trong nước ở các nước này chỉ khoảng 10 - 20% GDP, thì năm 1995 - 1996 là 30 - 48%. - Chính sách khuyến khích về thuế: Chính phủ các nước áp dụng các chính sách miễn và giảm thuế thu nhập, thuế kinh doanh, thuế lợi tức cho các cơ sở chế biến mới thành lập. ở Hàn Quốc giảm thuế 5% các loại thuế cho các cơ sở mới thành lập từ 2 - 5 năm. ở Thái Lan, Chính phủ giảm thuế nhập khẩu máy móc các phụ kiện từ 40% xuống còn 5% vào năm 1999, đồng thời giảm mức thuế cho các nguyên liệu thô. - Chính sách thúc đẩy xuất khẩu: để sản phẩm chế biến tiếp cận với thị trường thế giới, Chính phủ các nước đưa ra những chính sách khuyến khích và trợ giúp xuất khẩu sản phẩm chế biến. Mailaysia thực hiện chính sách trợ giúp phí tổn khi xúc tiến việc xuất khẩu nông sản, trợ giúp trong việc xây dựng các kho chứa bảo quản và tín dụng đổi mới công nghệ. Trong vòng 10 năm (1979 - 1989) Ngân hàng Malaysia đã tăng vốn tài chính cho xuất khẩu từ 140 triệu lên 9.900 triệu USD. Mặt khác, họ tổ chức cung cấp thông tin về thị trường thế giới, giới thiệu các cơ hội và những quy định trong buôn bán quốc tế, giúp các doanh nghiệp phát triển [23, 291]. Chính phủ Thái Lan còn có những biện pháp khuyến khích xuất khẩu như: Bỏ chế độ hạn ngạch (quota), không thu thuế xuất khẩu, nhà xuất khẩu chỉ phải nộp thuế lợi tức nếu có, tạo tín dụng thuận tiện cho các nhà kinh doanh được vay vốn ưu đãi, khi cần thiết được chính phủ hỗ trợ việc xuất khẩu, định hướng thị trường chủ yếu, can thiệp để ký những hợp đồng lớn [13, 36]. - Chính sách phát triển khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ tay nghề cao: Trong điều kiện tiến bộ của khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, các nước đi sau, không phải đi tuần tự như các nước đi trước, nên chính sách ở các nước này là tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp với lợi thế vốn có của mình để tham gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Thái Lan, Inđônêxia ưu tiên công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và lâm sản để chuyển dịch cơ cấu kinh tế dần sang các ngành may, dệt, hóa chất, tinh dầu, ô tô, điện tử... Gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chính sách đi tắt: nhập khẩu công nghệ kết hợp với nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, cán bộ quản lý và nâng cao tay nghề cho người lao động. Hàn Quốc chi 2,15% GDP cho khoa học công nghệ; Đài Loan chi 2,13% GDP, Singapore 1,27% GDP [18, 8]. Chi phí cho hoạt động khoa học công nghệ của ta còn thấp, tính bình quân 1991 - 1995 chi cho khoa học - công nghệ mới đạt 0,91% ngân sách nhà nước (khoảng 0,22% GDP), tính tất cả các nguồn (cả từ sản xuất và viện trợ) chỉ đạt khoảng 0,5% GDP [7, 110-111]. 1.3.2. Vận dụng kinh nghiệm phát triển công nghiệp chế biến ở thành phố Hồ Chí Minh Qua nghiên cứu sự phát triển công nghiệp chế biến ở các nước trong khu vực, cho thấy, sự tăng trưởng nhanh chóng của nền nông nghiệp nói chung, của các ngành nông, lâm sản xuất khẩu nói riêng là nhờ những kinh nghiệm sau đây: - Thứ nhất, thành công của các nước là gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, lấy nông nghiệp làm điểm khởi đầu để phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính phủ các nước trên đã kiên trì theo đuổi chiến lược đó: tập trung nỗ lực cho phát triển nông nghiệp để tạo đà và đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa của một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu là chủ yếu. Thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phát huy các lợi thế tuyệt đối và tương đối (lợi thế so sánh) phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu là con đường chủ yếu để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nông nghiệp, từ kinh nghiệm này trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Đảng ta chủ trương: "phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn" [23, 19-21]. Thứ hai: áp dụng công nghệ chế biến nhiều trình độ, có trọng điểm, mũi nhọn đi tắt lên hiện đại, tạo điều kiện chuyển sang lấy công nghệ chế biến hiện đại làm chủ yếu. Trong điều kiện từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua nhiều năm chiến tranh, chịu ảnh hưởng của mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài, làm cho đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội. Sau 15 năm đổi mới, nền kinh tế có những bước khởi sắc nhất định. Song do sự gia tăng dân số, sức ép công ăn việc làm quá lớn, ngân sách còn hạn hẹp nên tuy đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, nhưng còn một số yếu tố chưa vững chắc như Đảng ta đã nhận định. Trong điều kiện đó, việc bố trí cơ cấu công nghệ phải đa dạng, đa trình độ, đồng thời phải biết lựa chọn khâu, ngành và mặt hàng mũi nhọn đi tắt lên hiện đại là quan điểm đúng trong quá trình phát triển công nghiệp chế biến. Ba là: Phối hợp đồng bộ các chính sách và giải pháp để đạt mục tiêu đã đề ra trong từng thời kỳ nhất định, đặc biệt đối với các nông sản xuất khẩu, các nước bước đầu đều có chính sách bảo hộ và các chương trình hỗ trợ đặc biệt để tạo dựng ngành hàng xuất khẩu. Ví dụ: Các xí nghiệp sơ chế nguyên liệu ở Malaysia, các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản ở Thái Lan, Malaisia, Philippin... Trên cơ sở phát triển các mặt hàng này, các nước tập trung phát triển các ngành chế biến có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Bốn là: chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp và nghiên cứu triển khai, tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thu, phát triển các kênh sản xuất - tiêu thụ - xuất khẩu, coi trọng chữ tín để mở rộng và tạo lập thị trường. Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, các ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến các sản phẩm mà nguyên liệu có sẵn trong nước được ưu tiên phát triển. Chính phủ cần thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi để sớm mở rộng và nâng cấp các cơ sở chế biến và tạo kết cấu hạ tầng thuận lợi để chúng hoạt động. Đối với các nước công nghiệp chế biến phát triển muộn, việc xây dựng đi trước một bước các kết cấu hạ tầng về kinh tế và pháp lý là điều kiện rất quan trọng để đẩy nhanh tốc độ và quy mô phát triển công nghiệp chế biến. Kết cấu hạ tầng thuận lợi là cách tốt nhất để nối liền các cơ sở sản xuất, khai thác nguyên liệu với các trung tâm chế biến, là cách khai thông sản phẩm chế biến với thị trường. Để sản phẩm công nghiệp chế biến tiếp cận với thị trường thế giới và phát triển lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và lao động, các nước đã đưa ra những chính sách khuyến khích và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm chế biến. Đài Loan, Hàn Quốc thực hiện miễn thuế và cấp vốn với lãi suất thấp để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu sang các nước phát triển. Năm là: Sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để can thiệp gián tiếp và điều tiết sản xuất nông nghiệp có hiệu quả như chính sách tài chính, tín dụng, ngân hàng, thương mại trong quá trình phát triển. Chính phủ các nước đã can thiệp có hệ thống vào thị trường vốn thông qua chính sách lãi suất và chỉ đạo tín dụng, hướng luồng vốn chảy vào các ngành lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư. Chế biến nông, lâm, thủy sản là một trong những hướng mà các chính phủ Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Philippin quan tâm. Tóm lại, Công nghiệp chế biến nông, lâm sản là ngành sản xuất công nghiệp mà nguyên liệu đầu vào là sản phẩm nông nghiệp. Vì thế là một ngành cần được phát triển và có nhiều điều kiện phát triển ở nước ta - một nước có tiềm năng nông, lâm nghiệp nhiệt đới. Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí thuận lợi, nằm ở giữa vùng đồng bằng Nam Bộ có nhiều ưu đãi cho nền nông nghiệp, có nhiều sông ngòi, cận kề biển lại là đầu mối giao thông quan trọng. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm công nghiệp phát triển từ lâu, do đó có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh là một yêu cầu bức xúc. Chương 2 Thực trạng và tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh 2.1. Đặc điểm thành phố Hồ Chí Minh với khả năng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản 2.1.1. Vị trí của thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên vùng đồi núi thoai thoải cao hơn mặt sông từ 2 đến 10 m, có diện tích rộng 2.056 km2, Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Tây giáp tỉnh Long An, Đông giáp tỉnh Đồng Nai - Bình Dương, Nam ăn thông ra biển. Thành phố nằm ở giữa hai hệ thống sông Đồng Nai và sông miền Tây, là cửa ngõ của các đường thủy lẫn đường bộ, nối với Campuchia và hạ Lào, là nơi hội tụ của nhiều sông với hệ thống kênh rạch thuận lợi, nhờ đó làm cho sông và biển nối liền lại thành một hệ thống cảng, cầu cảng và biển. Cùng với các cảng hàng không thuận lợi, những điều kiện địa hình trên làm cho thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội lớn của cả nước. Với dân số chính thức đến cuối 1999 là 5.063.871 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 73%, dân cư nông thôn chiếm 27%; nam chiếm tỷ trọng 48,2%; nữ chiếm 51,8%; dân cư phi nông nghiệp 91,5%; dân cư nông nghiệp chiếm 8,5% [12, 18]. Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có số dân đông nhất nước, trong số lao động của thành phố, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề có tỷ lệ cao hơn nhiều địa phương khác, là một tiềm năng lớn cho phát triển công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến nói riêng. Dân số ở đây cũng là nguồn lao động tiềm tàng đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến trong thời gian tới. Tuy nhiên, dân số quá đông cũng tạo một sức ép lớn trong giải quyết việc làm và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Ngoài những ưu thế về vị trí địa lý, về lao động, thành phố Hồ Chí Minh còn các ưu thế sau:  Là đầu mối giao thông gắn với thị trường của các yếu tố đầu vào của sản xuất công nghiệp chế biến, hàng hóa, dịch vụ và gắn với thị trường đầu ra giữa các địa phương, giữa các vùng trong nước, giữa thành phố với các nước trên thế giới.  Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có trình độ kinh tế thị trường sớm phát triển so với các địa phương khác trong cả nước, và cũng là nơi hội tụ khá đầy đủ, rõ nét nhất khối lượng cung cầu hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, tài chính.  Thành phố Hồ Chí Minh là chỗ dựa công nghiệp cho các tỉnh phía Nam, góp sức cho sự phát triển kinh tế vùng đồng bằng Nam bộ và cực Nam Trung bộ, Tây Nguyên [21, 13]. Những ưu thế trên tạo nên những tiềm năng và những điều kiện quy định sự phát triển của công nghiệp chế biến ở thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.2. Tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh với điều kiện, vị trí thuận lợi, gắn với nhiều nguồn lực của công nghiệp chế biến, nên có tiềm năng để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đó là: Thứ nhất, Thành phố có thế mạnh về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, một số cơ sở vật chất kỹ thuật trong công nghiệp đã hình thành. Mặc dù sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho nhu cầu chiến tranh thông qua việc cung cấp thực phẩm, quân trang, quân dụng, sự phân bố mang tính tự phát, thiếu hẳn một số ngành cơ bản và then chốt. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cơ sở vật chất được tiếp quản gần như nguyên vẹn và được tiếp tục tăng cường qua các thời kỳ kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) nhất là từ 1991 - 1995. Năng lực sản xuất trong một số ngành công nghiệp nhờ vậy đã tăng thêm. Một số sản phẩm chủ yếu do thành phố sản xuất như vải, thuốc lá, bột ngọt, đồ hộp, tân dược... chiếm hơn một nửa sản lượng của cả nước. Nhiều sản phẩm đã có mặt trên thị trường thế giới. Thành phố có một hệ thống lao động làm việc trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm khoảng 40% tổng số lao động trong các ngành kinh tế, đóng góp khoảng một nửa tổng thu nhập quốc dân của thành phố và chiếm một phần ba giá trị sản lưọng công nghiệp của cả nước. Nếu tính riêng tiểu thủ công nghiệp thành phố chiếm khoảng 50% giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp của cả nước. Thứ hai, Có lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, một tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Theo số liệu thống kê năm 1999, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật đang làm việc trên địa bàn thành phố là 193.097 người chiếm khoảng 11% dân số trong độ tuổi lao động. Trong đó, trung học chuyên nghiệp chiếm 47%; cao đẳng và đại học chiếm 52,6%; tiến sĩ chiếm 0,4%. Về cơ cấu ngành nghề, số cán bộ khoa học - kỹ thuật nằm trong 4 lĩnh vực: khoa học xã hội chiếm 53,7%, khoa học kỹ thuật 17,1%; khoa học y dược 13,2%; khoa học tự nhiên 11,2%. Thành phố Hồ Chí Minh có số đông trường đại học và cao đẳng, có các viện và phân viện nghiên cứu trên các lĩnh vực liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến nhiều hơn so với các địa phương khác trong cả nước (sau Thủ đô Hà Nội). Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng quy tụ đội ngũ trí thức và công nhân lành nghề. Trong nhiều năm qua, nhất là từ khi đổi mới đến nay, lực lượng cán bộ khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố đã đóng góp nhiều công sức và trí tuệ phục vụ cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong đó có công nghiệp chế biến. Thứ ba, thành phố Hồ Chí Minh có thế mạnh về giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. Là đầu mối về giao thông vận tải và bưu điện, thành phố có hầu hết các loại đường giao thông: đường bộ, đường thủy, đường không. Có thể nói hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị từ sân bay, bến cảng, nhà ga, bưu điện đều quy tụ về thành phố và từ đây tỏa đi khắp mọi miền đất nước, tới nhiều nước trên thế giới và khu vực. Qua 15 năm đổi mới, hệ thống đường bộ, bến xe, hệ thống đường sông, biển và các bến cảng, đường hàng không, bưu chính viễn thông đã được cải tạo nâng cấp theo hướng ngày một hiện đại, thay đổi nhiều so với thành phố trước ngày giải phóng. Sự tiến bộ này đã tạo khả năng nâng cao năng lực vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa, vật tư, nguyên liệu có liên quan đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của sự phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố. Thứ tư, Thành phố Hồ Chí Minh gắn với một vùng nông, lâm nghiệp phụ cận phát triển có khả năng cung ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tạo ra sự hài hòa cân bằng về môi trường sinh thái. Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng thế mạnh phát triển công nghiệp chế biến, có vùng ngoại thành thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Các huyện ngoại thành với hơn nửa triệu nhân khẩu nông nghiệp, hơn 360 ngàn lao động chiếm 62,5% nhân khẩu nông nghiệp, với diện tích gieo trồng các loại tính đến năm 1995 là 107.774 ha, trong đó, cây lương thực 81.251 ha, rau đậu các loại 13.160 ha, cây công nghiệp hàng năm 12.837 ha, cây hàng năm khác 526 ha [11, 75], tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Thứ năm, Thành phố Hồ Chí Minh còn có lợi thế khác mà các địa phương khác không có. Đó là: - Một thành phố dân cư đông đúc, hơn 5 triệu dân, chưa kể người trong và ngoài nước qua lại trên địa bàn thành phố. Số dân lớn tạo nên sức mua lớn, làm cho thị trường đầu ra của công nghiệp chế biến nông, lâm sản ngày càng tăng, đồng thời cho phép mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào của công nghiệp chế biến. - Là một trung tâm giao lưu quốc tế thuận lợi so với cả nước, thành phố Hồ Chí Minh mở ra triển vọng to lớn cho việc thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều hình thức như: xuất nhập khẩu, hợp tác sản xuất, liên doanh liên kết và đầu tư nước ngoài. Thế mạnh này có tác dụng to lớn đối với việc phát triển công nghiệp chế biến như tăng kim ngạch xuất khẩu, đổi mới công nghệ, tạo nguồn vật tư thông qua nhập khẩu, gọi vốn đầu tư, hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp kỹ thuật cao, trong đó có công nghiệp chế biến. - Vị trí của thành phố thuận lợi, nằm giữa Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, có khả năng mở rộng thị trường đầu ra hàng công nghiệp chế biến đến các địa phương trong khu vực, đồng thời cho phép thu hút các nguồn nguyên liệu từ các địa phương về thành phố để phát triển công nghiệp chế biến. 2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Tình hình công nghiệp chế biến nông, lâm sản từ trước đổi mới Thời kỳ trước 1986, xu hướng vận động của nền kinh tế, xu hướng vận động công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng, trên địa bàn thành phố, chịu ảnh hưởng bởi một số đặc điểm sau: Trước ngày Sài Gòn giải phóng, nền kinh tế nói chung, trong đó cả công nghiệp chế biến nông, lâm sản của thành phố mang tính lệ thuộc nước ngoài, phát triển theo hướng phục vụ cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược của Mỹ và thế lực thù địch trong nước. Từ 30 tháng 4 năm 1975 đến trước đổi mới 1986, là giai đoạn bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Là một nước có điểm xuất phát thấp, chịu ảnh hưởng nặng nề của mô hình kinh tế chỉ huy tập trung quan liêu, bao cấp nên đường lối và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công, thương nghiệp ở miền Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng có nhiều thiếu sót, chủ quan làm nhịp độ phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản diễn ra chậm chạp. Vì vậy, quy mô, chủng loại và trình độ công nghệ chế biến còn nhỏ bé, lạc hậu. Một số cơ sở công nghiệp nhà nước rơi vào tình trạng suy thoái, trì trệ, thua lỗ, đã và đang đứng trước bờ vực phá sản. 30/4/1975, Sài Gòn được giải phóng, chế độ chính trị mới đã sử dụng quyền lực chính trị của mình thông qua cải tạo và tổ chức lại nền kinh tế thành phố theo yêu cầu từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa, thực hiện quốc hữu hóa với quy mô lớn để đánh đổ giai cấp tư sản về phương diện kinh tế, tạo điều kiện để thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển, mà chủ yếu là kinh tế quốc doanh phát triển. Qua cải tạo đã quốc hữu hóa 1.071 xí nghiệp công nghiệp quan trọng chủ chốt của công nghiệp thành phố lúc bấy giờ, của 3.987 hộ tư sản công nghiệp, biến nó thành các xí nghiệp công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Toàn bộ cơ sở vật chất, kinh doanh của hệ thống ngân hàng, tài chính, thương mại, dịch vụ của tư sản mại bản, tư sản thương mại lớn bao gồm 110.044 hộ (kiêm thu gom nguyên liệu, bảo quản, sơ chế, bán) cũng được cải tạo. Ngoài ra, cải tạo 190.092 hộ tư sản, biến nó thành các xí nghiệp (hay công ty) dưới hình thức công ty hợp doanh. Toàn bộ tài sản thế chấp, vắng chủ, hệ thống kho tàng, hàng hóa, vật tư đều được nhà nước tịch thu hoặc trưng mua để phục vụ yêu cầu cho các xí nghiệp sản xuất kinh doanh của nhà nước. Trình độ cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ của công nghiệp trên địa bàn thành phố của thời kỳ này tuy có cao hơn so với trình độ công nghệ phía Bắc, nhưng vẫn thuộc thế hệ những công nghệ của những năm 60. Về cơ cấu ngành công nghiệp, phần lớn là thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến hàng hóa tiêu dùng nội địa với trình độ công nghệ lạc hậu, hoặc chỉ là các cơ sở thu gom, bảo quản và sơ chế. Tính đến cuối năm 1980, tình hình kinh tế và công nghiệp trên địa bàn thành phố rơi vào tình trạng khủng hoảng sa sút, đặc biệt là khu vực kinh tế quốc doanh. Cụ thể là: - Khu vực kinh tế quốc doanh, nhất là công nghiệp quốc doanh do trung ương quản lý sa sút nghiêm trọng, tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp từ 70,3% năm 1976 giảm xuống còn 36,5% năm 1980. Hàng loạt xí nghiệp quốc doanh đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, hơn 2,5 vạn công nhân thiếu việc hoặc không có việc làm do thiếu nguyên liệu và phụ tùng thay thế, năng suất lao động chỉ bằng một nửa so với 1976. - Khu vực công nghiệp quốc doanh do thành phố quản lý có tình trạng khó khăn: hàng nghìn công nhân bỏ xí nghiệp ra làm bên ngoài. Tình trạng tiêu cực nảy sinh. Tuy nhiên, do tiềm năng vốn có trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thành phố nên trong thời gian này, tỷ trọng, giá trị tổng sản lượng tiểu thủ công nghiệp của kinh tế tư nhân, cá thể lại tăng nhanh, từ 22,5% năm 1976 lên 48,5% năm 1980 trong cơ cấu giá trị tổng sản lượng công nghiệp. Năng suất lao động ở các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tăng gấp 5 lần so với 1976. Năm 1981 số cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tư nhân, cá thể lên đến hơn 8.000, hoạt động trong 7 ngành công nghiệp, trong đó chế biến lương thực, thực phẩm có 160 cơ sở, dệt 51 cơ sở, hàng tiêu dùng khác 27 cơ sở. 2.2.2 Tình hình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản từ 1986 đến nay 2.2.2.1. Giai đoạn từ 1986 - 1990 Đây là giai đoạn nền kinh tế bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới. Công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng cũng phải đổi mới. Tuy nhiên, đổi mới là một quá trình. Giai đoạn 1986 - 1990 là giai đoạn bước đầu khởi động, làm cơ sở cho việc xác lập đường lối và chính sách kinh tế mới. Văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng nêu: "Trong lĩnh vực kinh tế, đó là chuyển hướng về bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đổi mới chính sách kinh tế và cơ chế quản lý nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, tăng nhanh sản phẩm xã hội, thực hiện mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân" [23, 147]. Trong giai đoạn này, chịu ảnh hưởng nặng nề của mô hình cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, nên khi chuyển sang cơ chế thị trường các cơ sở quốc doanh, ngoài quốc doanh gặp nhiều lúng túng, khó khăn trong cơ chế mới. Nhiều đơn vị không chuyển đổi kịp phải giải thể và bị thua lỗ. Chỉ số phát triển công nghiệp thời kỳ này ở thành phố Hồ Chí Minh là không đều, bấp bênh: có năm vượt kế hoạch, có năm không đạt kế hoạch được biểu hiện qua bảng 4. So sánh hai thời kỳ kế hoạch thì thời kỳ 1985 - 1990 chỉ số phát triển bình quân có tăng nhưng thấp xa so với thời kỳ 1980 - 1985, kể cả hai khu vực công nghiệp nhà nước và công nghiệp ngoài quốc doanh. Biểu 4: Chỉ số phát triển bình quân giá trị sản lượng công nghiệp từ 1988 - 1990 Đơn vị: % Năm trước = 100% Bình quân 1980 - 1985 Bình quân 1985 - 1990 1988 1989 1990 Tổng số 113,8 97,8 106,8 115,5 106,5 Trong đó: - Công nghiệp nhà nước 113,8 95,3 113,2 115,4 107,5 - Công nghiệp ngoài quốc doanh 114,6 98,0 101,3 115,7 104,7 [4, 202]. Trong thời kỳ này, các mặt hàng thuộc ngành công nghiệp chế biến, trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản có chỉ số phát triển qua các năm thể hiện ở biểu sau: Biểu 5: Chỉ số phát triển một số mặt hàng công nghiệp chủ yếu từ 1988-1990 và bình quân giữa hai thời kỳ 5 năm trên địa bàn thành phố Đơn vị: % Nhóm hàng theo phân loại cũ Năm trước = 100% Bình quân 1980 - 1985 Bình quân 1985 - 1990 1988 1989 1990 - Cao su 101,8 105,7 117,1 119,1 103,9 - Khai thác chế biến gỗ 100,2 89,1 98,7 107,1 101,2 - Giấy, xen lu lô 115,6 85,3 99,4 111,1 105,3 - Lương thực 102,9 153,9 94,3 121,4 107,9 - Thực phẩm 116,9 84,0 134,0 119,6 109,7 - Dệt 96,9 103,8 94,8 117,1 99,9 - May mặc 137,6 85,0 107,8 99,7 112,0 - Da, giả da 148,8 123,8 104,8 109,2 127,0 - Công nghiệp chế biến khác 132,2 90,3 86,2 112,2 104,3 [17, 202-203]. Nhìn vào biểu 5, ta thấy tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố còn lớn, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhiều nhóm sản phẩm của công nghiệp chế biến tăng có chỉ số phát triển cao, tạo điều kiện tăng doanh thu, thu hút lao động ngày một nhiều. Tính đến năm 1990, nhiều sản phẩm công nghiệp chế biến tăng nhiều lần so với 10 năm về trước (1980) như lương thực xay xát tăng 290%, thuốc lá tăng 307%, vải tăng 233% [4, 70-72]. Một số ngành khác cũng tăng nhanh cả về nguyên liệu và sản phẩm. Số lượng đàn gia súc cũng rất lớn, theo báo cáo thống kê năm 1999, đàn gia súc trên địa bàn thành phố là: trâu 10.794 con, bò 39.864 con, heo 190.880 con, gà 2.100.618 con v.v... Công nghiệp sữa thành phố Hồ Chí Minh chiếm 50% năng lực sản xuất và cung ứng sữa cho nhu cầu toàn quốc. Trong thời gian qua, công nghiệp chế biến sữa trên địa bàn thành phố đã có bước đầu tư khá lớn, đưa ra được nhiều sản phẩm có chất lượng đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn của người tiêu dùng như các loại sữa đặc có đường đóng hộp do nhà máy sữa Trường Thọ, sữa Thống Nhất sản xuất, sữa bột Dielac, Ridielac ngọt nhãn xanh v.v... Sản xuất thuốc lá, dự báo đến năm 2010 thuốc lá mỗi năm tăng 3.500 triệu bao và sản xuất thuốc lá của thành phố năm 1999 đạt 1.218 triệu bao, chiếm 2/3 sản lượng của toàn quốc. Công nghiệp giấy công nghệ cũ kỹ lạc hậu, sản lượng năm 1999 đạt 32.600 tấn, nhu cầu của ngành này đòi hỏi phải đối mới nhiều để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao. Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic, ngành này bao gồm công nghiệp cao su, công nghiệp nhựa (plastic). Hiện tại, trên địa bàn thành phố, tính đến cuối năm 1999, số cơ sở sản xuất là 2.266 cơ sở, nhìn chung công nghệ lạc hậu, sản xuất chất lượng sản phẩm thấp. Ngoại trừ nhà máy nhựa Bình Minh và nhà máy cao su Hóc Môn đầu tư đổi mới công nghệ, do vậy sản phẩm đã có chỗ đứng tương đối vững chắc trên thị trường thành phố và các tỉnh. Trong thời điểm 1990, cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bao gồm trên 600 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, gần 400 hợp tác xã, hơn 150 xí nghiệp tư doanh và 20.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp cá thể. Vốn dùng vào sản xuất kinh doanh của toàn ngành công nghiệp trong thời gian này khoảng 3.300 tỷ đồng chiếm 51% tổng số vốn trên địa bàn thành phố [4, 70-72]. Thời kỳ này, một số xí nghiệp đã cải tiến thiết bị, đổi mới từng phần công nghệ như may Việt Tiến, may Nhà Bè, dệt Đông á, cao su Phú Lâm, Xí nghiệp chế biến xuất khẩu Cầu Tre... Công nghiệp ngoài quốc doanh ở các quận, huyện cũng mở rộng đầu tư, đổi mới và áp dụng dây chuyền công nghệ mới, tăng thêm năng lực sản xuất của một số ngành công nghiệp, tạo thêm nhiều sản phẩm mới có uy tín trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 tăng gấp 4,3 lần so với 1985: tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1986 - 1990 là 34% (thời kỳ 1980 - 1985 là 29%). Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của thành phố là gạo, ván sàn, gỗ, các loại đậu, hàng may mặc sẵn... Biểu 6: Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố thời kỳ 1986 - 1990 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % Trong đó: Trong đó: - Hàng nông sản 51,6 - Thiết bị phụ tùng 19,2 - Hải sản 21,0 - Nguyên vật liệu 46,2 - Lâm sản 10,4 - Hàng tiêu dùng 34,6 - Hàng công nghiệp chế biến 17,0 [17, 70-72]. Sự phát triển của công nghiệp chế biến khiến giá trị sản lượng (GDP) công nghiệp trên địa bàn thành phố tăng lên: năm 1990 thực hiện gần 45 tỷ đồng (theo giá thời điểm 1982), tăng 182% so với 1980 và gấp 3 lần so với 1976. Sự phát triển của công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến nói riêng đã giải quyết thêm nhiều việc làm. Tính đến 1990, số lao động làm việc trong ngành công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp có khoảng gần 600.000 người chiếm gần 40% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế. Thời kỳ này, công nghiệp đóng góp một nửa trong tổng thu nhập quốc dân năm 1990 và chiếm một phần ba tổng giá trị sản lượng công nghiệp trong cả nước. Trong giai đoạn này, bên cạnh kết quả đạt được còn có những hạn chế. Đó là: - Còn chưa khai thác được tiềm năng và thế mạnh của công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố. Việc đổi mới thiết bị máy móc công nghệ được tiến hành ở một số cơ sở nhưng với nhịp độ chậm và chưa nhiều. chất lượng hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế. - Tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh ở các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến là một vấn đề bức xúc do ngân sách hạn hẹp. Vì vậy năng suất và hoạt động sản xuất chưa cao. Nằm ở vị trí thuận lợi, nhưng ngành công nghiệp chế biến nói chung và ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng chưa khai thác và tận dụng tốt, có hiệu quả các nguồn nguyên liệu, nên có lúc không chủ động được nguồn nguyên liệu. Thêm vào đó là những khó khăn về cơ chế, chính sách và pháp luật thuộc tầm quản lý của Nhà nước chậm được tháo gỡ. 2.2.2.2. Giai đoạn từ 1991 - nay Về năng lực sản xuất Nếu như trong giai đoạn 1986 - 1990 là giai đoạn mới ở trạng thái khởi động bước đầu, thì giai đoạn này, sự phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản đều có những bước phát triển đáng kể trên các mặt sau đây: Một là, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của giá trị sản lượng công nghiệp và công nghiệp chế biến, trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản tăng qua các năm. Điều đó được thể hiện ở biểu 7. Biểu 7: Động thái tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp và cơ cấu của nó (1990 - 1994) Đơn vị: % 1990 1991 1992 1993 1994 Tăng bình quân thời kỳ Tổng số 100 100 100 100 100 13,9 A. Doanh nghiệp công nghiệp nhà nước 72,3 69,9 70 68,6 97,6 12,0 Trong đó: - Trung ương 48,0 48,5 49,5 49,5 49,5 14,8 - Thành phố 7,0 16,0 15,0 14,0 14,3 9,1 - Quận, huyện 7,3 5,4 5,5 5,1 3,8 0,2 B. Doanh nghiệp công nghiệp ngoài nhà nước 27,7 30,1 30,0 31,4 32,4 18,5 C. Phân theo cơ cấu ngành công nghiệp - Công nghiệp chế biến 96,4 96,7 96,9 97,5 97,6 14,3 - Sản xuất thực phẩm, đồ uống 28,7 26,6 27,6 27,5 25,9 11,0 - Sản xuất các sản phẩm thuốc lá 12,2 11,3 10,3 10,3 10,7 10,2 - Dệt 11,7 13,4 13,6 11,7 11,1 12,3 - Chế biến gỗ 2,4 2,2 2,2 0,9 0,8 —13,0 - Sản phẩm cao su 4,1 4,0 4,0 6,0 6,3 26,9 - Tái chê 1,7 1,8 1,6 1,4 1,3 8,1 - Sản xuất gường, tủ, bàn ghế 1,1 1,2 1,2 1,2 1,2 18,0 [11, 75]. Từ số liệu ở biểu 7 ta thấy nhịp độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm 1990 - 1994 của ngành công nghiệp là 13,9%. Nếu tính cả năm 1995, một năm công nghiệp có nhịp độ tăng trưởng nhanh thì bình quân hàng năm trong 5 năm 1991 - 1995 tốc độ tăng trưởng là 16,8% [21, 16]. Trong đó, xét về cơ cấu thành phần kinh tế thì công nghiệp quốc doanh có tốc độ tăng trưởng bình quân là 12%, công nghiệp ngoài quốc doanh có tốc độ tăng trưởng là 18,5%. Về tỷ trọng, công nghiệp quốc doanh dao động trong khoảng trên dưới 70% (nếu năm 1990 chiếm tỷ trọng 72,3% thì đến năm 1994 còn 67,6%). Trong khi đó công nghiệp ngoài quốc doanh có chiều hướng tăng lên qua các năm (nếu năm 1990 là 27,7% thì đến 1994 tỷ trọng chiếm là 32,4%). Theo báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 1995 và 1996 của Sở Công nghiệp thành phố thì cơ câú giá trị sản lượng xét về tỷ trọng giữa công nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh thuộc khu vực quận huyện quản lý là: Năm 1995: Công nghiệp quốc doanh 71,977 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,66% (chưa kể công nghiệp quốc doanh trung ương và thành phố). Công nghiệp ngoài quốc doanh 7.521.363 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,33%. Năm 1996: Công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng là 7,14%, công nghiệp ngoài quốc doanh do quận huyện quản lý là 92,86%. Có tình hình trên là do công nghiệp ngoài quốc doanh sau thời kỳ khủng hoảng, đang trong quá trình tổ chức sắp xếp lại, còn công nghiệp ngoài quốc doanh được nhà nước tạo nhiều cơ hội để thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần. Mặc dù vậy, nếu xét cả công nghiệp quốc doanh trung ương và thành phố, thì tỷ trọng công nghiệp nhà nước nắm giữ khoảng hai phần ba tổng số giá trị sản lượng công nghiệp trên địa bàn. Theo tư duy mới về cơ cấu thành phần và vai trò chủ đạo, thì tỷ trọng chỉ là một thông số, điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định là tỷ trọng công nghiệp nhà nước nắm giữ có thuộc ngành, khâu và mặt hàng then chốt, trọng yếu và mũi nhọn hay không. Qua nghiên cứu biểu 7 ta thấy, trong cơ cấu ngành công nghiệp, thì nhóm công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố ngày càng có vai trò quan trọng, có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân trong ngành công nghiệp. Nếu nhịp độ tăng trưởng trung bình công nghiệp là 13,9% 5 năm 1991 - 1994; thì nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản các năm đều tăng lên, năm 1990: 96,4%; năm 1991: 96,7%; năm 1992: 96,9%; năm 1993: 97,5%; năm 1994: 97,6%. Đặc biệt, trong thời kỳ 1996 - 1999, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á, tốc độ tăng trưởng bình quân nền kinh tế của đất nước có xu hướng chững lại và đi xuống, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn tăng, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản (xem biểu 8). Biểu 8: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản trên địa bàn thành phố 1996 - 1999 (theo giá cố định 1994) Đơn vị: Triệu đồng 1996 1997 1998 1999 - Thuốc lá 2.195.32 0 2.281.56 8 2.624.52 4 2.628.03 0 - Thuộc da, sản xuất va-ly, túi xách 1.460.58 3 2.471.16 6 2.737.78 9 3.272.34 7 - Chế biến gỗ và sản phẩm tủ gỗ, tre, nứa 628.348 633.167 588.234 641.419 - Giấy, sản phẩm từ giấy 762.672 832.900 929.546 1.050.69 6 [12, 59]. Hai là: Năng lực sản xuất thể hiện ở số lượng các doanh nghiệp tuy có sự biến động nhưng vẫn có xu hướng tăng. Năm 1994, trên địa bàn thành phố có 23.481 cơ sở sản xuất công nghiệp thì đến năm 1996 có 31.243 cơ sở công nghiệp, nhưng đến năm 1999 số cơ sở còn 26.576 cơ sở. So với năm 1996, số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh giảm đáng kể từ 30.741 cơ sở năm 1996 còn 25.978 cơ sở năm 1999, trong khi đó, cơ sở sản xuất công nghiệp đầu tư nước ngoài lại tăng từ 199 cơ sở năm 1996 lên 313 cơ sở năm 1999. Như vậy nếu như thời kỳ 1991 - 1995 các cơ sở công nghiệp quốc doanh có xu hướng giảm xuống do sắp xếp lại bộ máy, đầu tư mới thiết bị công nghiệp, các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh dăng ký hoạt động tăng lên thì ngược lại thời kỳ 1994 - 1999 cơ sở công nghiệp quốc doanh tương đối ổn định, các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh giảm xuống (do trong môi trường cạnh tranh mới, đòi hỏi phải thay đổi công nghệ thiết bị, nhưng các cơ sở ngoài quốc doanh không đáp ứng được yêu cầu đó). Bên cạnh đó xuất hiện các cơ sở sản xuất nhỏ cá thể theo từng hộ gia đình phát triển khá mạnh. Các cơ sở này mặc dù góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, song cũng nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, như làm ô nhiễm môi trường, lấn chiếm vỉa hè, chất lượng hàng hóa chưa đảm bảo, trốn thuế, lậu thuế... Ba là: Vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp trong đó có công nghiệp chế biến tăng lên. Theo số liệu Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh thì giá trị tài sản cố định và vốn sản xuất công nghiệp kể cả công nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh đều tăng qua các năm. Trang bị tài sản cố định cho một lao động và trang bị vốn cho một lao động qua các năm đều tăng lên. Theo báo cáo quy hoạch phát triển thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1996 - 2000 của Sở Công nghiệp, trên địa bàn thành phố thì vốn sản xuất công nghiệp tăng lên khá nhanh. Bình quân vốn sản xuất công nghiệp quốc doanh tăng 8%, riêng công nghiệp chế biến tăng 9,6%, công nghiệp khai thác mỏ tăng 57%, sản xuất điện nước tăng 5,9%. Công nghiệp quốc doanh, giá trị tài sản cố định tăng khoảng 7,9% năm. Vốn khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh tăng rất nhanh, tăng bình quân 59,1%/năm, trong đó riêng tài sản cố định tăng bình quân hàng năm 52,2%. Chính vì vậy mà tốc độ tăng giá trị sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh cao hơn (13,5% năm) so với tốc độ tăng trưởng công nghiệp cùng thời kỳ kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 nên tỷ trọng của nó trong cơ cấu thành phần kinh tế của ngành công nghiệp lại tăng nhanh từ 27,7% năm 1990 lên 32,4% năm 1994. Biểu 9: Tình hình vốn và trang bị vốn cho lao động công nghiệp trên địa bàn thành phố 1991 - 1994 Năm Giá trị tài sản cố định (triệu đồng) Trang bị TSCĐ cho 1 LĐ (triệu đồng/người) Vốn sản xuất công nghiệp (triệu đồng) Trang bị vốn SXcho 1 LĐ (triệu đồng/người) Quốc doanh Ngoài quốc doanh Quốc doanh Ngoài quốc doanh Quốc doanh Ngoài quốc doanh Quốc doanh Ngoài quốc doanh 1991 10.589. 380 1.563.7 76 74,247 11,360 10.709. 280 2.085.5 54 75,088 15,151 1992 11.540. 845 1.953.5 94 79,524 14,732 12.489. 136 3.016.3 72 86,059 22,747 1993 11.976. 947 2.776.8 45 79,862 18,253 12.918. 876 5.591.1 17 85,951 23,606 1994 13.312. 305 5.555.0 46 87,510 23,011 13.598. 395 5.336.5 22 89,409 34,543 [10]. Từ biểu 9, ta thấy tình hình vốn sản xuất và giá trị tài sản cố định giữa công nghiệp quốc doanh và công nghiệp ngoài quốc doanh trong đó công nghiệp chế biến nông, lâm sản từ 1991 đến 1994 đều tăng lên. Vốn công nghiệp quốc doanh quy mô thường lớn gấp 3 - 4 lần vốn công nghiệp ngoài quốc doanh. Quy mô trang bị tài sản cố định cho một lao động của công nghiệp quốc doanh thường cao hơn từ 4 đến 6 lần so với công nghiệp ngoài nhà nước. Điều đó chứng tỏ trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ và năng suất của công nghiệp quốc doanh cao hơn nhiều so với trình độ của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh. Chính vì vậy, sản lượng công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản của công nghiệp quốc doanh thường chiếm khoảng 70%, còn công nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 30%. Bốn là: Nguồn lao động công nghiệp, thể hiện năng lực sản xuất của công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng cũng tăng lên. Theo số liệu của Cục Thống kê thành phố, số lao động trong các ngành công nghiệp chế biến ngày một tăng. Tính đến cuối năm 1999, số lao động trong nhóm công nghiệp chế biến là 450.827 ngàn lao động, so với năm 1996 tăng 67.912 lao động. Nhìn chung hầu như số lao động làm việc trong các nhóm ngành công nghiệp chế biến đều tăng. Nhưng điều đáng nói ở đây là chất lượng lao động ngày một tăng lên theo tỷ lệ thuận với sự đổi mới từng bước trang thiết bị hiện đại, và đổi mới quản lý kinh doanh theo hướng cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Biểu 10 và biểu 11 phản ánh tình hình lao động và cơ cấu vốn của nó trong nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố. Biểu 10: Cơ cấu lao động ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố (1996 - 1999) Đơn vị: Người 1996 1997 1998 1999 A. Tổng số 404.252 430.698 460.090 467.143 - Quốc doanh 152.232 154.297 166.827 162.326 - Ngoài quốc doanh 206.463 193.767 192.964 212.664 - Đầu tư nước ngoài 45.557 82.634 100.299 92.153 B. Chia theo ngành - Công nghiệp khai thác 1.249 1.406 3.013 2.923 - Công nghiệp chế biến 393.915 420.595 441.311 450.827 [12, 106-107]. Biểu 11: Cơ cấu lao động ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố (1996 - 1999) Đơn vị: Người Nhóm ngành Tỷ trọng % cán bộ, công nhân được đào tạo Đại học, trên đại học Trung cấp Công nhân lành nghề - Chế biến thực phẩm 11,60 3,40 30,00 - Chế biến lương thực 3,40 3,50 28,60 - Dệt 3,60 4,60 18,80 - May mặc 2,10 2,60 22,90 - Thuốc lá + Sài Gòn 4,96 1,74 — + Vĩnh Hội 6,64 1,87 — [14], [15]. Số liệu biểu 11 cho thấy thực trạng cơ cấu lao động qua đào tạo của nhóm ngành công nghiệp chế biến thuộc khu vực quốc doanh. Nhưng nếu khảo sát công nghiệp chế biến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì số lao động chưa được đào tạo chiếm 58,9%, số cùng nhóm có trình độ kỹ thuật chiếm 27,0%, trình độ đại học 6,5%. Một vấn đề đặt ra là thực trạng lao động có trình độ, tay nghề qua đào tạo còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đây là vấn đề chung của cả nước chứ không phải chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh. Năm là, Số lượng các mặt hàng chủ yếu của công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố đều tăng qua các năm. Là một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước và khu vực, công nghiệp chế biến của thành phố có nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa của cả nước. Vì vậy, sự biến động trong sản xuất công nghiệp chế biến của thành phố sẽ tác động đến tình hình cả nước, sự phát triển công nghiệp chế biến của thành phố ổn định và tăng trưởng cao sẽ góp phần tạo sự tăng trưởng và phát triển cao và ổn định của cả nước và khu vực. Hình 1: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố (1996 - 1999) (tính theo giá thực tế) 44.164 tỷ VNĐ 55.971 tỷ VNĐ 68.040 tỷ VNĐ 77.432 tỷ VNĐ 0.00 0 20.00 0 40.00 0 60.00 0 80.00 0 100.00 0 1996 1997 1998 1999 [12, 29] Qua hình 1, ta thấy khả năng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản của thành phố. Một số mặt hàng tăng nhanh qua các năm như sữa hộp, xay xát lương thực, đường các loại, thuốc lá, giấy, vỏ xe đạp. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hàng biến động không đều lúc tăng lúc giảm như gỗ xẻ, mây tre. Thành phố đã cố gắng nhưng cung ứng nguyên liệu chưa chủ động, chưa có dự trữ vững chắc về nguyên liệu. Qua số liệu 1999 cho thấy nhiều mặt hàng tiếp tục tăng như: thuốc lá, cao su, mây tre, gỗ xẻ. Thực trạng công nghệ và thiết bị của công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản trên địa bàn thành phố Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê thành phố (1999), hiện trạng máy móc, thiết bị ở các cơ sở công nghiệp, trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố nói chung vẫn còn lạc hậu, chắp vá, công nghệ đa số cách đây 15 - 18 năm, thậm chí có công nghệ lạc hậu cách đây 30 năm, việc đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất còn ít và chậm chạp. Cũng theo báo cáo của Ban Kinh tế thành phố từ 1990 đến nay mặc dù phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có quan tâm đổi mới thiết bị. Khu vực công nghiệp quốc doanh do Sở Công nghiệp quản lý "đã đầu tư đổi mới từ 50 - 55% trang thiết bị" [1, 2-3]. Nhưng, theo nhận định của Cục Thống kê về thực trạng công nghệ và trang thiết bị máy móc cho đến nay thay đổi chưa đáng kể. Dưới đây là thực trạng công nghệ của một số nhóm ngành sản xuất chủ yếu thuộc công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố: - Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: máy móc còn rất cũ, đã thay thế nhiều lần nên chắp vá đan xen nhiều thế hệ, tuổi thọ trung bình là 12 năm, tỷ lệ khấu hao tài sản trung bình từ 8-10%/năm trong khi tuổi thọ trung bình của thế giới là 5 năm. - Công nghiệp sữa - bánh kẹo, tuổi thọ trung bình của thiết bị trên 20 năm, thường thuộc thế hệ I và II, mặc dù gần đây có một số cơ sở đã có sự đầu tư đổi mới nhưng chưa nhiều và không đồng bộ. chất lượng sản phẩm đạt 70 - 80% so với trong nước và khu vực. - Công nghiệp da giày: đối với ngành này, thiết bị chủ yếu được trang bị của Đài Loan, Hàn Quốc, ấn Độ, nhưng chỉ đạt trình độ trung bình của thế giới (khoảng 50%). Trong những năm vừa qua, ngành này có hệ số thiết bị đổi mới khá cao (khoảng 70%), vì các cơ sở muốn rút ngắn tuổi thọ của thế hệ thiết bị nên tăng tỷ suất khấu hao. Nói cách khác, thực hiện khấu hao nhanh, thu hồi vốn cố định nhanh để đuổi kịp trình độ của thế giới, một hướng phát triển hợp quy luật, phù hợp với xu thế của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại. - Công nghiệp dệt sợi: ngành công nghiệp này được trang bị công nghệ trung bình khá của thế giới (khoảng 70 - 75%), sản phẩm có thể cạnh tranh trên các thị trường loại vừa của thế giới. Riêng công nghệ dệt len, dệt chăn, dệt vải màn còn ở mức thấp của thế giới (khoảng 50 - 55%), về thiết bị, đa phần được sử dụng thiết bị cũ đã lạc hậu. - Công nghiệp giấy: trình độ công nghệ của ngành này chỉ đạt trình độ trung bình của thế giới (khoảng 60 - 65%). Riêng công nghệ sản xuất giấy bì, giấy tráng phấn đấu đạt trình độ rất thấp so với thế giới (50%), điều này cần được lưu ý vì nó liên quan đến trình độ văn minh của sản xuất và của sản phẩm hàng hóa trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại. - Công nghiệp thuốc lá: trình độ công nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh còn ở mức thấp so với thế giới, thiết bị chưa đồng bộ, tiêu hao nguyên liệu lớn, hệ thống xử lý tự động và kiểm tra trọng lượng, độ ẩm, chất lượng ổn định và hiệu quả còn thiếu và hạn chế. Tóm lại, công nghiệp chế biến nông, lâm sản có tiềm năng to lớn cần được khơi dậy. Lực cản có nhiều, trong đó có sự yếu kém về trình độ thiết bị công nghệ. Để đuổi kịp tốc độ công nghệ của thế giới và các nước trong khu vực, để hội nhập và tăng khả năng cạnh tranh không thể không nhanh chóng đổi mới công nghệ hiện nay ở trên địa bàn thành phố. Thực trạng phân bố công nghiệp chế biến Nhằm khắc phục tình trạng phân bố bất hợp lý các xí nghiệp, các khu công nghiệp trước đây để lại, từ 1990 đến nay, việc tổ chức và phân bố lại công nghiệp theo nguyên tắc phân bố lại lực lượng sản xuất công nghiệp theo tinh thần Nghị định 338/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) tháng 11/1991, được đẩy mạnh nên có sự thay đổi đáng kể. Biểu hiện: - Hầu hết các xí nghiệp, công ty mới thành lập, đặc biệt những cơ sở có khả năng gây ô nhiễm môi trường đều được bố trí ở ngoại thành, tức là ở các quận huyện: Thủ Đức, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Củ Chi. - Đầu tư xây dựng một số khu công nghiệp tập trung ở ngoại thành và tạo điều kiện để chuyển dần các xí nghiệp ở nội thành ra ngoại thành. Tính đến 31/12/1999, thành phố hình thành 9 khu công nghiệp ở ngoại thành, đã có 159 giấy phép đầu tư với số vốn đăng ký 277,84 triệu USD và 1.394,2 tỷ VNĐ [2, 6]. Trong những năm qua cơ cấu công nghiệp có sự thay đổi, đáng chú ý là: công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, nước có sự dịch chuyển theo hướng: công nghiệp khai thác mỏ và sản xuất phân phối điện, nước giảm, còn công nghiệp chế biến có xu hướng ngày càng tăng. Riêng trong cơ cấu ngành công nghiệp chế biến thì nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản chiếm tỷ trọng cao cho thấy nhóm ngành này đã và đang là ngành mũi nhọn hiện nay trên địa bàn thành phố. Biểu hiện qua số liệu dưới đây: Sản xuất thực phẩm đồ uống: 29,2%. Thuốc lá: 5,3%. Thuộc da, sản xuất va-ly, túi xách: 6,4%. Cao su, chất dẻo: 5,4%. Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ: 2,0%. Tre, nứa: 12,7%. Thực trạng về tổ chức quản lý Công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản nói riêng trên địa bàn thành phố chịu sự tác động của nhiều ngành, nhiều cấp ở trung ương và địa phương. Cấp trung ương đều có các bộ các ngành, đặt cơ quan quản lý văn phòng hai trên địa bàn thành phố, chưa kể các cơ sở sản xuất kinh doanh do trung ương quản lý đóng trên địa bàn thành phố. Thành phố cũng có các sở, ngành tương tự. Từ thực trạng về tổ chức quản lý như vậy, nổi lên mấy vấn đề chưa thật hợp lý, đó là:  Nhiều ngành sản xuất tồn tại ở nhiều bộ, sở khác nhau dẫn đến không tận dụng hết năng lực máy móc của nhau.  Nhiều mặt hàng trùng lặp, cạnh tranh giành giật thị trường, nâng giá, ép giá, che dấu thông tin, làm thiệt hại lợi ích chung của quốc gia.  Do tồn tại nhiều bộ, nhiều sở dẫn đến nhiều đầu mối, nhiều cửa, gây khó khăn cho hoạt động của các đơn vị công nghiệp cơ sở, mặc dù gần đây thông qua cải cách hành chính, nhà nước đã sáp nhập một số bộ, sở, song vẫn còn phải tiếp tục đổi mới.  Đối với khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh, việc quản lý vĩ mô của nhà nước vừa buông lỏng, vừa không kịp thời tháo gỡ khó khăn để đưa hoạt động của khu vực này theo đúng pháp luật và đem lại hiệu quả kinh tế cao, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. 2.3. Đánh giá chung và những mâu thuẫn đặt ra cần giải quyết 2.3.1. Thành tựu và vai trò của công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VI đã nhận định trong 5 năm (1991 - 1995), khu vực công nghiệp "bình quân hàng năm tăng 16,8%, có tiến bộ đáng kể". Đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, mở rộng sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường, tự tích lũy và huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhiều sản phẩm thay dần hàng ngoại nhập, được thị trường tín nhiệm. Tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến được nâng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Nhờ vậy đã tăng thu ngân sách trên địa bàn, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách quốc gia, bước đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế [20, 16-17]. Nhận định trên bắt nguồn từ thành tựu sau: Thứ nhất, Có động thái tăng trưởng cao và liên tục qua nhiều năm về giá trị sản lượng công nghiệp chế biến trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Qua 15 năm đổi mới kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, nhất là từ năm 1990 trở lại đây, bình quân hàng năm tăng là 13,9%. riêng công nghiệp chế biến tăng 14,7%, bình quân hàng năm công nghiệp tăng trong thời kỳ 1991 - 1995 là 16,8%. Năm 1996, công nghiệp có tốc độ tăng trưởng 17,1% so cùng thời kỳ 1995. Tuy nhiên thời kỳ 1996 - 1999 tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thành phố liên tiếp giảm sút. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) 1999 tăng 6,2%, công nghiệp duy trì ở mức tăng trưởng 10,2% [22, 10]. Việc giảm sút tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ này có nhiều nguyên nhân, nhất là ảnh hưởng của sự khủng hoảng tài chính của khu vực Đông Nam á, nguồn vốn đầu tư phát triển đạt thấp, hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của các thành phần kinh tế chưa được cải thiện. Thứ hai: Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến trong cơ cấu ngành công nghiệp, nhất công nghiệp chế biến nông, lâm sản đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn thành phố "theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP", một sự chuyển dịch tiến bộ phù hợp với quy luật và xu hướng phát triển cơ cấu ngành kinh tế. Tính đến cuối 1999 cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố trong GDP phản ánh ở hình 2. Hình 2: Cơ cấu sản phẩm trên địa bàn thành phố N¨m 1990 5% 61% 34% N¨m 1999 2% 55% 43% [12, 28]. Thứ ba: Sự phát triển của công nghiệp chế biến trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản, góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố qua các năm. Trong thời gian qua, mặc dù có những khó khăn về kinh tế, song tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có bước phát triển khá, nếu như năm 1996 kim ngạch xuất khẩu là 3.828.233.000 USD, đến năm 1999, kim ngạch xuất khẩu tăng lên 4.599.422.000 USD. Thị trường xuất khẩu công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản tương đối ổn định và đã thâm nhập được một số thị trường mới như Mỹ, EU và Nhật Bản. Thứ tư: Sự phát triển của công nghiệp chế biến, trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản trong thời gian qua có tác động lớn đến việc thực hiện mục tiêu giải phóng và khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước, thu hút vốn công nghệ đầu tư của nước ngoài, phục vụ cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố. Cho đến nay, trên địa bàn thành phố, cơ cấu các thành phần kinh tế hình thành ngày càng rõ nét và vận động đan xen dưới nhiều hình thức. Kinh tế nhà nước nói chung và công nghiệp nhà nước nói riêng được củng cố một bước về tổ chức, giảm bớt về số lượng, đang phấn đấu giữ các vị trí then chốt trọng yếu. Kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể phát triển khá, năng động diễn ra trong nhiều lĩnh vực, hình thành những doanh nghiệp lớn dưới nhiều mức độ. Kinh tế tư bản nhà nước đang trong quá trình hình thành dưới Công nghiệp và Nông, lâm, thủy sản Các ngành dịch vụ những hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh, xây dựng kinh doanh... góp phần từng bước hình thành các khu chế xuất, các khu công nghiệp tập trung. Tính đến cuối 1999, đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh là 783 dự án với số vốn hơn 10,5 tỷ USD. Nếu chia theo ngành kinh tế thì công nghiệp chế biến chiếm 312 dự án. Thứ năm, Sự phát triển của công nghiệp chế biến, trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản góp phần tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động trên địa bàn thành phố. Theo số liệu thống kê của thành phố năm 1999, số lao động làm việc trong công nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh đều tăng lên, năm 1996 thu hút 467.143 lao động. Đặc biệt là lao động trong công nghiệp chế biến thu hút số lao động nhanh hơn, nhiều hơn: năm 1996 lao động trong công nghiệp chế biến là 393.915 lao động, thì đến cuối năm 1999 là 450.827 lao động, trong đó lao động trong công nghiệp chế biến nông, lâm sản tăng nhanh hơn. Việc mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động dẫn đến tăng thu ngân sách trên địa bàn thành phố. Năm 1999, thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 25.933 tỷ đồng, vượt dự kiến 496 tỷ đồng, chiếm gần 30% tổng thu của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố là 1.350 USD/người/năm, mức thu nhập cao nhất cả nước. Tóm lại, qua 15 năm đổi mới từ 1986 trở lại đây, công nghiệp chế biến, trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố có nhiều tiến bộ đáng kể và ngày càng có vai trò to lớn về nhiều mặt; thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng kim ngạch xuất khẩu; tăng thu ngân sách; tạo công ăn việc làm; phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đem lại sức phát triển mới cho công nghiệp thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.3.2. Những điểm hạn chế của công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong thời gian qua trên địa bàn thành phố 2.3.2.1. Thiết bị công nghệ lạc hậu so với trình độ thế giới và khu vực Trong những năm vừa qua, kinh phí vốn đầu tư đổi mới thiết bị có được tăng cường. Cụ thể là công nghiệp chế biến thuộc Sở Công nghiệp quản lý được đầu tư 8.650 triệu USD tăng 20% so với 1995. Các ngành có tỷ lệ đầu tư cao như ngành nhựa (20%), ngành giấy (19%), ngành chế biến gỗ, tre, nứa (18%). Khu vực công nghiệp chế biến ở các quận huyện có số vốn đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị là 12,670 triệu USD và 420 tỷ 90 triệu đồng. Mặc dù có sự đầu tư như vậy, song nếu so sánh trình độ công nghiệp chế biến, công nghiệp chế biến nông, lâm sản của các nước trên thế giới và khu vực thì trình độ thiết bị và công nghệ chế biến của nước ta còn lại hậu, nhiều máy móc thiết bị từ trước 1975, thậm chí có công nghệ từ những năm 1960 đã hết khấu hao mà vẫn còn sử dụng. Đây là một thử thách lớn, liên quan đến chất lượng, cạnh tranh, xuất khẩu và hội nhập. 2.3.2.2. Thiếu vốn Thiếu vốn là một vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến quá trình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc điểm của nước ta là điểm xuất phát thấp, ngân sách hạn hẹp, nhu cầu chi quá lớn, tiết kiệm tích lũy từ nội bộ nền kinh tế lại thấp, vốn ngân sách phải ưu tiên cho xây dựng kết cấu hạ tầng. Thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong tình trạng chung đó, do vậy điều kiện thiếu vốn cho các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm sản là điều không tránh khỏi, đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải "tự thân vận động" để tồn tại và phát triển. Thực tiễn cho thấy, những năm qua, các cơ sở công nghiệp chế biến chủ yếu là thiếu vốn trung hạn và dài hạn. Nguyên nhân là thị trường đầu ra không ổn định, đòi hỏi chất lượng cao, giá cả hạ, nên xác định phương hướng sản xuất khó khăn, tỷ suất lợi nhuận thấp, trong lúc lãi suất cho vay của ngân hàng còn cao, thủ tục và điều kiện vay không thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh nên không huy động được các nguồn vốn. 2.3.2.3. Nguồn lao động chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra Trong những năm qua, sự nghiệp đào tạo cán bộ, công nhân lành nghề đã có bước phát triển đáng kể do yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của sự phát triển kinh tế thị trường và chính sách cơ cấu kinh tế "mở". Song sự ra đời của nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp, làm cho nhu cầu lao động cả số lượng và chất lượng tăng lên nhanh chóng nên dù có mở rộng đào tạo, thành phố vẫn chưa có khả năng cung ứng đủ theo yêu cầu. Ngoài những khó khăn trên, còn một số hạn chế khác cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của công nghiệp chế biến, đó là: - Trình độ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn có nhiều bất cập như giao thông vận tải, điện nước, đường sá... đòi hỏi phải giải quyết một cách khẩn trương trong thời gian tới. - Một số vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách pháp luật, nhất là các chính sách tài chính, thuế, lãi suất tín dụng, tiền tệ, chính sách thị trường, năng lực quản lý vĩ mô của nhà nước và thành phố còn thiếu nhất quán, chưa nghiêm minh, thiếu đồng bộ và kịp thời là một trong những lực cản lớn cho sự phát triển công nghiệp của thành phố nói chung và công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng, cần phải được tập trung giải quyết. 2.3.3. Những vấn đề đặt ra Trên cơ sở thực trạng của công nghiệp chế biến nói chung và công nghiệp chế biến nông, lâm sản nói riêng, những thành tựu đạt được và hạn chế, những mâu thuẫn cần đặt ra giải quyết trong trong thời gian tới, đó là: Thứ nhất: Mâu thuẫn giữa nguồn nguyên liệu với nhu cầu phát triển của công nghiệp chế biến. Với một vị trí trung tâm công nghiệp lớn, trung tâm giao lưu kinh tế, giao lưu hàng hóa, hệ thống giao thông vận tải thuận lợi. Thành phố Hồ Chí Minh là tâm điểm của thị trường trong nước và là đầu mối trao đổi hàng hóa và thị trường nước ngoài. Vì thế, nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản rất lớn với xu hướng ngày càng tăng lên. Nhưng muốn phát triển công nghiệp chế biến ổn định trên địa bàn thành phố thì một trong những vấn đề đặt ra là nguồn nguyên liệu phải ổn định để tạo thế chủ động trong sản xuất chế biến. Với thành phố Hồ Chí Minh, nguồn cung ứng nguyên liệu không khó, vấn đề là phải có cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguyên liệu ở các vùng. Mặt khác, kết cấu hạ tầng cũng phải được sửa chữa, nâng cấp thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản không ngừng tăng lên. Thứ hai, Mâu thuẫn giữa khối lượng hàng nông, lâm sản chế biến được sản xuất ra với thị trường tiêu thụ. Trong thời gian qua, nhiều mặt hàng nông, lâm sản của thành phố sản xuất ra chưa tìm được thị trường trong nước và ngoài nước nên kìm hãm sự phát triển của công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Nguyên nhân là: - Trình độ công nghệ chế biến còn lạc hậu, nên hàng hóa sản xuất ra chất lượng thấp, giá thành cao, mẫu mã còn đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Hơn nữa, hàng chế biến nông, lâm sản chủ yếu ở dạng thô, bán thành phẩm nên thường bị ép giá, thua thiệt nhiều trong cạnh tranh. - Mặt hàng nông, lâm sản chế biến xuất khẩu của chúng ta cũng như nhiều loại hàng hóa khác chưa tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Chúng ta chưa gia nhập vào các tổ chức thương mại quốc tế quan trọng như WTO (Tổ chức Thương mại thế giới) nên chưa được hưởng ưu đãi về thuế quan khi buôn bán với thị trường thế giới. Hầu hết hàng nông, lâm sản của Việt Nam phải bán qua thị trường trung gian. - Trình độ tay nghề của người lao động trên địa bàn thành phố còn thấp, lao động chưa được đào tạo, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đòi hỏi phải có hướng khắc phục trong thời gian tới. Những mâu thuẫn trên là những mâu thuẫn của quá trình vận động và phát triển của công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương 3 Phương hướng và giải pháp cơ bản phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh 3.1. Những quan điểm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VI chỉ rõ: "Hướng chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp là: Nâng tỷ trọng một số ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển, tăng sản phẩm sử dụng nguyên vật liệu trong nước; ổn định tốc độ phát triển và giữ vững, nâng cao chất lượng của ngành công nghiệp dệt - may, hóa chất, nhựa, vật liệu xây dựng". Từ phương hướng đó, có thể rút ra các quan điểm làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp chế biến nông, lâm sản: Thứ nhất: Tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc vào những ngành mà sản phẩm của nó được thị trường trong nước và thị trường thế giới, trước hết là thị trường các nước trong khối ASEAN có nhu cầu. Quan điểm này đòi hỏi phải chấp nhận cạnh tranh và thông qua cạnh tranh, lợi dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của nước ta nói chung và thành phố để có thể chen chân được vào thị trường quốc tế. Bằng cách đó, thúc đẩy công nghiệp chế biến nông, lâm sản phát triển nhanh, có hiệu quả, góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển công nghiệp chế biến so với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Thứ hai: Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản trong sự cân đối với các ngành, trong đó có ngành nguyên liệu, với kết cấu hạ tầng. Chúng ta biết rằng chất lượng, quy mô phát triển của công nghiệp chế biến phụ thuộc nhiều yếu tố gắn với đầu vào của sản xuất như điện, nước, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông... đặc biệt phụ thuộc vào chất lượng, số lượng cũng như tính kịp thời của nguồn nguyên liệu trong nước và nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Vì vậy, thực hiện totó quan điểm cân đối, đồng bộ giữa các ngành có ý nghĩa rất quan trọng, có liên quan đến thành bại của sự phát triển. Thứ ba: Lựa chọn một cơ cấu công nghiệp thích hợp trong quá trình phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên địa bàn thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm công nghiệp lớn, là địa bàn có nhiều lực lượng công nghiệp tham gia (trung ương, địa phương, ngoài nhà nước, liên doanh, đầu tư nước ngoài), nhưng nguồn vốn có hạn, lực lượng lao động nhiều song chất lượng lao động so với thế giới và khu vực chưa cao. Một cơ cấu công nghệ được coi là thích hợp để lựa chọn là phải làm sao thỏa mãn các điều kiện nói trên và đưa lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Vấn đề này cũng phù hợp quan điểm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta như Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đề ra là: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn dự án đầu tư" [9, 96]. Thứ tư: Quá trình phát triển công nghiệp, trong đó công nghiệp chế biến nông, lâm sản phải đảm bảo củng cố và nâng cao vai trò chủ đạo của công nghiệp chế biến nhà nước trên các khía cạnh: Nắm các cơ sở quan trọng, hiện đại về trang bị và tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh có lãi, mẫu mực về chấp hành luật pháp, hỗ trợ và dẫn dắt công nghiệp chế biến thuộc các thành phần kinh tế khác ngoài công nghiệp nhà nước. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi đi đôi với quản lý vĩ mô giúp các xí nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh phát huy vai trò tích cực của mình vì sự nghiệp "dân giàu, nước mạnh". 3.2. phuơng Hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản thuộc loại quan trọng 3.2.1. Chế biến lương thực Từ 1989, nước ta đã chấm dứt việc nhập khẩu gạo và bắt đầu tham gia xuất khẩu sản phẩm này. Muốn giữ vững vị trí này trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế, đòi hỏi cấp bách phải nâng chất lượng chế biến gạo. Với thành phố Hồ Chí Minh, diện tích gieo trồng cây lương thực không lớn: Năm 1969 là 319 ha. Vì thế, việc chế biến lương thực của thành phố không chỉ nhằm giải quyết nhu cầu trồng trọt tại chỗ mà còn phải xây dựng cơ sở chế biến cho các tỉnh xung quanh và các nội dung chế biến khác. Thế mạnh của thành phố là đánh bóng gạo để xuất khẩu, chế biến bột mỳ và sản phẩm từ lương thực với chất lượng cao để cung cấp đủ nhu cầu thành phố, nhu cầu trong nước, tiến tới xuất khẩu. Muốn vậy, đòi hỏi đặt ra phải nâng cao chất lượng chế biến thông qua việc đầu tư chiều sâu: cải tiến hệ thống kho, trang bị đồng bộ các thiết bị với mục tiêu nâng cao chất lượng và tăng kim ngạch xuất khẩu. 3.2.2. Chế biến rau quả ở nước ta, việc chế biến rau quả chủ yếu để xuất khẩu. Nhu cầu thị trường trong nước về rau quả chế biến không nhiều (thường sử dụng rau quả tươi sống). Thời gian qua, các cơ sở chế biến của thành phố Hồ Chí Minh đã bước đầu đạt được sự đa dạng về chủng loại sản phẩm đồ hộp rau quả. Bên cạnh một số mặt hàng truyền thống như dứa khoanh cỡ nhỏ, dứa khoanh nước đường, dứa đông lạnh và dưa chuột dầm dấm, thành phố đã sản xuất thêm các loại mặt hàng mới: dưa chuột chẻ, chôm chôm nước đường, chôm chôm nhân dứa, nước dừa đóng hộp, thanh long nước đường v.v... Những mặt hàng xuất khẩu này đều đạt tiêu chuẩn quy định. Bao bì nhãn hiệu của sản phẩm đồ hộp đã có nhiều tiến bộ, đẹp về hình thức và màu sắc. Tuy nhiên, ngành chế biến rau quả của thành phố còn có hạn chế là chất lượng không ổn định mà nguyên nhân trực tiếp là do chất lượng của sản phẩm tươi chưa tốt, nhưng nguyên nhân sâu xa là cơ cấu giá cả chưa kích thích được người sản xuất nông nghiệp phân loại chặt chẽ, còn xuất bán cho các nhà máy nguyên liệu chất lượng chưa cao, các khâu thu gom, vận chuyển, kho tàng còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu của một ngành chế biến công nghệ hiện đại. Mục tiêu và hướng phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến rau quả là: - Điều chỉnh quy hoạch vùng rau quả phù hợp với yêu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu dùng, đưa nhà máy gần nguồn nguyên liệu. - Đổi mới và mở rộng công nghệ chế biến để đảm bảo chất lượng và tăng sản lượng rau quả được chế biến. Đầu tư sơ chế bảo quản rau quả ở nông thôn nhằm giảm tỷ lệ hư hao, tăng phẩm chất và giá trị nguyên liệu, cải tạo những nhà máy hiện còn phù hợp với vùng nguyên liệu và thị trường, xây dựng một số nhà máy mới ở vùng nguyên liệu tập trung để chế biến các sản phẩm nước quả, sản phẩm sấy khô và đồ hộp, liên doanh liên kết với Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Pháp... xây dựng nhà máy nước quả, lon hộp rỗng, kho lạnh. 3.2.3. Sản xuất dầu thực vật Nhu cầu dầu thực vật ở nước ta ngày một tăng: Biểu 12: Dự tính nhu cầu dầu mỡ ở Việt Nam Thời gian Dân số (triệu người) Dầu mỡ cần cho cả nước Mức bình quân kg/người/năm Tổng số (tấn) Trong đó dầu thực vật Năm 1996 70 3 216.000 72.000 Năm 2000 80 4 320.000 160.000 Theo WHO, lượng dầu mỡ cho một người là 22 kg/năm. Trong khi đó mức tiêu dùng ở nước ta còn thấp, các nước lân cận mức tiêu thụ bình quân là 4 kg/người/năm. ở các nước phát triển là 18 kg/người/năm. Rõ ràng cả thị trường trong nước và thế giới đang có chỗ đứng cho ngành dầu thực vật ở nước ta, nhất là thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. Theo số liệu điều tra hiện nay, 2/3 năng lực sản xuất dầu thực vật của cả nước nằm ở thành phố này, được sản xuất từ 4 nhà máy lớn: Tân Bình. Tường An, Thủ Đức và GoldenHope - Nhà Bè. Nhìn chung, dầu thực vật của thành phố sản xuất ra bảo đảm chất lượng, được người tiêu dùng chấp nhận, đặc biệt là các loại dầu thực vật tinh luyện đóng chai PET: dầu lạc, dầu vừng, dầu dừa do nhà máy Tường An và Tân Bình sản xuất, dầu Marvela do nhà máy Liên doanh GoldenHope - Nhà Bè sản xuất. Thành phố đã xuất khẩu được một số ít sản phẩm dầu tinh luyện và dầu thô sang một số nước tư bản. Tuy nhiên, khả năng xuất khẩu của ngành sản xuất chế biến dầu thực vật bị hạn chế vì giá thành cao hơn nhiều so với giá bán trên thị trường thế giới. Theo thời báo Kinh tế Sài Gòn (số 27/1994), ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 20 loại dầu nội ngoại với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Mỗi năm thành phố Hồ Chí Minh nhập hơn 15.000 tấn dầu ăn và chế phẩm từ dầu. Một số dầu ngoại có giá rẻ hơn dầu nội. Do đó hướng tới của ngành dầu thực vật ở thành phố là đẩy mạnh sản xuất đi đôi với đảm bảo chất lượng, giảm giá thành để cạnh tranh và tiến tới thay thế hàng nhập ngoại. Giải quyết tốt vấn đề nguyên liệu, đảm bảo cung cấp đủ cho các nhà máy (hiện nay mới cung cấp được 30% nguyên liệu). Mở thêm các nhà máy chế biến dầu thực vật với công nghệ hiện đại, tổ chức phát triển các phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu thực vật. Đặc biệt, thành phố đầu tư một số nhà máy mới với số vốn đầu tư khoảng 85 triệu USD (không kể vùng nguyên liệu) để sản xuất tinh dầu và hương liệu cao cấp nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành hóa - mỹ phẩm. 3.2.4. Chế biến thịt và thủy hải sản Nhu cầu nhập thịt và thủy hải sản qua chế biến đối với nhiều nước và lãnh thổ trên thế giới là rất lớn. Tiềm năng về chăn nuôi thủy hải sản ở nước ta và các địa phương, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh là rất đáng kể. Vấn đề đặt ra là chính sách thu hút nguyên liệu, công nghệ chế biến có chất lượng cao về sản phẩm xuất khẩu.Trong thời gian qua, công nghiệp chế biến thịt và thủy hải sản ở thành phố có bước phát triển khá, đầu tư đổi mới công nghệ ở một số cơ sở sản xuất như Vissan, xí nghiệp Cầu Tre được chú trọng. Tuy nhiên, còn có mặt tồn tại do tỷ lệ thịt nạc chưa cao (lợn giống hơi đạt 32 - 33%, thịt giống loại ngon cũng chỉ đạt được 41 - 42%, nên sản phẩm làm ra có giá thành cao, chủng loại thịt chế biến xuất khẩu còn nghèo nàn, chưa đa dạng và hấp dẫn, các chỉ tiêu về vệ sinh, an toàn kể cả trong chăn nuôi và chế biến còn hạn chế, chưa đánh giá và kiểm soát được đầy đủ các chỉ tiêu như dư lượng kim loại nặng, dư lượng kháng sinh, hoóc môn v.v... Vì thế, hướng phát triển trong thời gian tới, trước hết là phải chú trọng đảm bảo nguyên liệu tốt cho chế biến. Cần chú ý đồng bộ các khâu giống, thức ăn, thú y và kỹ thuật chăn nuôi; Tăng cường và mở rộng việc sản xuất, sử dụng thức ăn công nghiệp. Thứ hai, triệt để sử dụng các cơ sở chế biến đã có trên cơ sở đầu tư chiều sâu, sử dụng công nghệ giết mổ tự động và chế biến thức ăn nguội, xây dựng thêm một nhà máy chế biến có quy mô thích hợp và quá trình chế biến hiện đại để chế biến được nhiều loại sản phẩm khác nhau từ thịt. Thứ ba, đầu tư thêm máy cấp đông, kho lạnh, xe lạnh, phấn đấu đạt công suất chế biến thịt, thủy hải sản trên địa bàn thành phố là 63.000 tấn/năm, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, xử lý tốt ô nhiễm môi trường. Thứ tư, coi trọng bao bì, thay dụng cụ bằng sắt, mạ kẽm, sơn... sang dụng cụ thép không gỉ, nhựa cứng. 3.2.5. Công nghiệp sữa Qua điều tra cho thấy mức sử dụng sữa bình quân đầu người ở nước ta còn thấp (sữa hộp 2,17 hộp/năm, sữa tươi 0,7 lít/năm, sữa bột 0,08 kg/năm). Trong khi đó mức tiêu dùng sữa trên thế giới khá cao (sữa tươi: Thái Lan 12,5 lít/người/năm, Malaysia 20 lít/người/năm, Tây Âu 400 lít/người/năm). Như vậy nhu cầu tiêu dùng sữa ở nước ta còn khả năng phát triển rất lớn. Mục tiêu và hướng phát triển trong thời gian tới đến 2010, theo dự báo đạt 6,3 lít/người/năm (sữa tươi), 60 hộp/người/năm (sữa đặc), 2,1 kg/người/năm (sữa bột). Theo dự báo, phải sản xuất 630 triệu lít sữa tươi mỗi năm, nâng đàn bò sữa lên gấp 25 lần hiện nay, một mục tiêu vượt quá khả năng của thành phố, vì thế nó thuộc mục tiêu của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu 150 triệu hộp/năm và 12 triệu lít sữa tươi/năm. Hướng đầu tư là xây dựng một nhà máy sữa cao cấp mà nguyên liệu dựa vào nhập sữa bột và sữa tươi từ đàn bò của thành phố, của các tỉnh lân cận. Đầu tư chiều sâu nâng cấp hai nhà máy hiện có. Xây dựng một số trang trại nuôi bò sữa quy mô công nghiệp. Vốn đầu tư cho công nghiệp sữa khoảng 50 triệu USD. 3.2.6. Sản xuất thuốc lá Đặt trong hoàn cảnh thuốc lá là mặt hàng không được khuyến khích tiêu dùng, các sản phẩm thuốc lá bị cấm quảng cáo dưới mọi hình thức và sự cạnh tranh gay gắt giữa thuốc là nội với thuốc lá ngoại, thì nhu cầu về thuốc lá vẫn còn tăng. Trong xu thế hiện nay, cùng với những thành tựu đổi mới, đời sống người dân ngày một được nâng lên, những yêu cầu về phẩm chất hàng hóa nói chung, thuốc lá nói riêng ngày một nâng cao, nhất là trong những năm tới đây, khi nền kinh tế nước ta thực sự hòa nhập với kinh tế ASEAN và khu vực, khi AFTA thực sự có hiệu quả ở Việt Nam. Đón trước khả năng có thể xảy ra, ngành sản xuất thuốc lá phải củng cố và nâng cao hơn nữa phẩm chất những sản phẩm truyền thống; củng cố và mở rộng thị phần của những sản phẩm này để giữ vững nhịp độ phát triển của ngành. - Tích cực nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với những nhãn thuốc ngoại nhập. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng hạn chế việc sản xuất những sản phẩm còn nhiều độc hại phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. - Đầu tư đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ phải phù hợp với khả năng, đúng lúc, đúng trọng điểm, phù hợp với khả năng và trình độ kỹ thuật, đảm bảo các yêu cầu về môi trường. 3.2.7. Công nghiệp da giày Mục tiêu đến năm 2010 của công nghiệp da giày là sản xuất 165 triệu đôi giày dép các loại và 50 triệu sản phẩm hàng mềm, khai thác 9.600 tấn da/năm. Đưa tốc độ tăng trưởng 18 - 20%/năm. Muốn vậy, hướng đầu tư là đổi mới thiết bị công nghệ các nhà máy thuộc da hiện có, xây dựng mới 1-2 nhà máy làm giày da hoàn chỉnh để xuất khẩu; xây dựng 5 - 7 nhà máy giày vải, giày

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản ở thành phố Hồ Chí Minh.pdf
Tài liệu liên quan