Luận văn Nghiên cứu thống kê hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu thống kê hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội: LUẬN VĂN: Nghiên cứu thống kê hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội Lời nói đầu Từ khi nước ta chuyển đổi cơ cấu kinh tế – chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra những bước phát triển nhảy vọt cho nền kinh tế đất nước. Cơ chế thị trường đã tạo ra những cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, đồng thời tạo ra chỗ đứng vững chắc cho mình, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và cạnh tranh đúng đắn, đạt hiệu quả kinh tế cao. Một trong những vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm nhất là việc sử dụng các đầu vào một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp. Vì thế để đạt được lợi nhuận cao, thực hiện mở rộng sản xuất và tạo được sức mạnh ...

pdf79 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu thống kê hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Nghiên cứu thống kê hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội Lời nói đầu Từ khi nước ta chuyển đổi cơ cấu kinh tế – chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra những bước phát triển nhảy vọt cho nền kinh tế đất nước. Cơ chế thị trường đã tạo ra những cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng. Để có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, đồng thời tạo ra chỗ đứng vững chắc cho mình, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và cạnh tranh đúng đắn, đạt hiệu quả kinh tế cao. Một trong những vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm nhất là việc sử dụng các đầu vào một cách hiệu quả nhất, đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp. Vì thế để đạt được lợi nhuận cao, thực hiện mở rộng sản xuất và tạo được sức mạnh cạnh tranh thì buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn có hiệu quả. Từ tầm quan trọng đó của vốn nên việc sử dụng vốn làm sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất ngày càng trở nên quan trọng và được quan tâm nhất đối với các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế đất nước. Xuất phát từ thực tế đó cũng như từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan thực tập là Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội, em đã chọn đề tài thực tập tốt nghiệp là: “Nghiên cứu thống kê hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội” Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về vốn sản xuất kinh doanh. I. lý luận chung về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Khái niện vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là giá trị của các nguồn vốn đã hình thành nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Nói cách khác, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hình thái tiền tệ của toàn bộ giá trị TSCĐ, đầu tư dài hạn và các TSLĐ, đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp. Hoặc cũng có thể nói, tổng vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định (VCĐ) và vốn lưu động (VLĐ) được doanh nghiệp dùng vào quá trình tái sản xuất. 1.1. Vốn cố định. Vốn cố định là hình thái tiền tệ của các TSCĐ và đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Trong đó, phần VCĐ là biểu hiện bằng tiền của giá trị các TSCĐ là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong VCĐ của doanh nghiệp. Do trong quá trình chu chuyển quy mô VCĐ bị giảm dần, nên khi tính các chỉ tiêu có liên quan đến quy mô VCĐ, người thường tính theo quy mô còn lại của nó, tức là: Quy mô VCĐ tại thời điểm thống kê = Tổng giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn tại thời điểm đó Hoặc =  Nguyên giá (hay giá đánh giá lại) của TSCĐ - Giá trị hao mòn luỹ kế  + Tổng giá trị các khoản đầu tư dài hạn 1.1.1. Khái niệm tài sản cố định Để tiến hành sản xuất, kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tượng lao động, các doanh nghiệp còn phải có tư liệu lao động. Trong đó, bộ phận các tư liệu lao động có giá trị lớn và có thời gian sử dụng qua nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh được gọi là tài sản cố định. Cơ sở để nhận biết các tư liệu lao động là TSCĐ phải dựa trên hai tiêu chuẩn (được quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành của mỗi quốc gia): Tiêu chuẩn về mặt giá trị và về thời gian sử dụng. Hai tiêu chuẩn này thường thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế (nhất là tiêu chuẩn về mặt giá trị). Chế độ quản lý tài chính hiện nay ở Việt Nam quy định các tư liệu lao động có giá trị tối thiểu 5 triệu đồng và có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên được xếp vào TSCĐ. * TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại. Để thuận tiện cho công tác quản lý, công tác hạch toán và các nghiên cứu về TSCĐ ở doanh nghiệp cần phải phân loại chúng theo một số tiêu thức chủ yếu sau : a. Tài sản cố định tự có. Là TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu, tặng … đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. b. Tài sản cố định thuê ngoài. Là TSCĐ đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tuỳ theo điều khoản của hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động. - TSCĐ thuê tài chính: Là các TSCĐ doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Các TSCĐ được gọi là thuê tài chính nếu thoả mãn một trong các điều kiện sau: + Quyền sở hữu TSCĐ thuê được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn hợp đồng. + Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua lại TSCĐ thuê với giá thấp hơn giá thực tế của TSCĐ tại thời điêmr mua lại. + Thời hạn thuê hợp đồng ít nhất phải bằng 75% thời gian dự kiến sử dụng của TSCĐ thuê. + Giá trị hiện tại của khoản chi theo hợp đồng ít nhất phải bằng 90% giá trị của tài sản thuê. TSCĐ thuê tài chính cũng coi như TSCĐ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như các TSCĐ tự có của mình. - Tài sản cố định thuê hoạt động: Là TSCĐ của doanh nghiệp nhưng không thoả mãn một điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản lý, sử dụng tài sản trong thời hạn của hợp đồng và phải hàon trả cho bên cho thuê khi kết thúc hợp đồng. Ngoài ra, TSCĐ cảu doanh nghiệp cốnc thể được phân loại theo thời hạn sử dụng, theo hình thái sử dụng, theo cong dụng, theo nguồn gốc hình thành … * TSCĐ từng loại tính theo đơn vị hiện vật là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư mua sắm, xây dựng bổ sung, sửa chữa TSCĐ và đánh giá hiệu quả của từng loại TSCĐ. Nhưng trong nhiều nghiên cứu khác người ta lại cần dùng đến chỉ tiêu giá trị toàn bộ TSCĐ. Trong trường hợp này, TSCĐ của doanh nghiệp phải được tính theo đơn vị tiền tệ. Vì vậy, cần phải đánh giá TSCĐ theo các loại giá khác nhau để nắm được tổng giá trị TSCĐ đã đầu tư ban đầu, tổng giá trị TSCĐ đã hao mòn và tổng giá trị TSCĐ còn lại. a. Nguyên giá (giá ban đầu) của tài sản cố định. Là toàn bộ chi phí đã chi ra để mua sắm, xây dựng TSCĐ, kể cả các chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử và các chi phí hợp lý, cần thiết khác trước khi sử dụng. Nguyên giá (hay giá ban đầu) của TSCĐ trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau: Đối với TSCĐ hữu hình: - Nguyên giá (hay giá ban đầu) của TSCĐ mua sắm (kể cả mua sắm mới và đã sử dụng) bằng (=) Giá mua thuần (đã khấu trừ các khoản chiết khấu, giảm giá) cộng (+) Thuế nhập khẩu và các loại thuế không thể thu hồi (thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ, thuế trước bạ …) cộng (+) Chi phí vận chuyển và các chi phí hợp lý, cần thiết liên quan đến việc đưa TSCĐ vào hoạt động. - Nguyên giá (hay giá ban đầu) của TSCĐ doanh nghiệp tự chế tạo, xây dựng cũng được xác định tương tự như đối với TSCĐ mua sắm, gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc chế tạo, xây dựng và đưa tài sản đó vào hoạt động. - Nguyên giá (hay giá ban đầu) của TSCĐ nhận của đơn vị khác góp vốn liên doanh bằng (=) Trị giá thoả thuận của cac bên tham gia liên doanh đánh giá cộng (+) Chi phí vận chuyển và các chi phí hợp lý khác liên quan đến việc đưa TSCĐ vào hoạt động (nếu là TSCĐ cũ thì phải trừ đi các khoản chi phí này vì đã được tính vào nguyên giá của tài sản này trước khi tham gia liên doanh). - Nguyên giá (hay giá ban đầu) của TSCĐ quyên tặng bằng nguyên giá (hay giá ban đầu) của TSCĐ tương đương. b. Giá đánh giá lại (giá khôi phục) của tài sản cố định. Là nguyên giá (hay giá ban đầu) của TSCĐ mới nguyên sản xuất ở kỳ báo cáo, được dùng để đánh giá lại TSCĐ cùng loại đã mua sắm ở các kỳ trước. Các TSCĐ giống nhau sẽ có giá trị khôi phục giống nhau, mặc dù chúng được mua sắm, xây dựng vào các thời kỳ khác nhau và có nguyên giá (hay giá ban đầu) Đối với TSCĐ vô hình : - Chi phí về sử dụng đất: Là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng. Trường hợp doanh nghiệp trả tiền sử dụng đất hoặc trả tiền thuê đất hàng năm hoặc định kỳ nhiều năm thì các chi phí này được phân bố dần vào chi phí kinh doanh trong (các) kỳ, không hạch toán vào nguyên giá TSCĐ. - Chi phí thành lập doanh nghiệp: Là các chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ và cần thiết đã được những người tham gia thành lập doanh nghiệp chi ra có liên quan trực tiếp tới việc chuẩn bị cho sự khai sinh ra doanh nghiệp. - Chi phí nghiên cứu, phát triển: Là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để thực hiện các công việc nghiên cứu, thăm dò, xây dựng các kế hoặch đầu tư dài hạn … nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. - Chi phí về bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, mua bản quyền tác giả, nhận chuyển giao công nghệ… là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra cho các công trình nghiên cứu được Nhà nước cấp bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, hoặc các chi phí để doanh nghiệp mua lại bản quyền tác giả, bản quyền nhãn hiệu, chi cho việc nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức và cá nhân … mà các chi phí này có tác dụng phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí lơi thế doanh nghiệp: Là khoản chi cho phần chênh lệch doanh nghiệp công nghiệp phải trả thêm (=) Giá mua – Giá trị các tài sản theo đánh giá thực tế) ngoài giá trị nhận sáp nhập, hợp nhất một doanh nghiệp khác. Lợi thế này được hình thành bởi ưu thế về vị trí kinh doanh, về danh tiếng và uy tín với bạn hàng, về trình độ tay nghề của lao động, về tài điều hành, tổ chức của Ban quản lý doanh nghiệp đó… Đối với tài sản thuê tài chính: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê TSCĐ là giá trị hiện tại của các khoản chi trong tương lai, được xác định như sau: - Nếu hợp đồng thuê TSCĐ có quy định tỷ lệ lãi suất phải trả theo năm thì nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được phản ánh ở đơn vị thuê TSCĐ chính là giá trị hiện tại của các khoản chi trong tương lai, được xác định theo công thức:  nr GNG   1 1 Trong đó NG là nguyên giá TSCĐ thuê tài chính G là giá trị các khoản chi bên thuê phải trả mỗi năm theo hợp đồng. r là lãi suất vay vốn tính theo năm ghi trong hợp đồng thuê tài sản n thời hạn thuê TSCĐ theo hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng khong quy định tỷ lệ lãi suất thì tỷ lệ lãi suất được xác định theo lãi suất vay vốn trên thị trường nhưng không được vượt quá trần lãi suất do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố cho tường kỳ hạn vay vốn tương ứng. - Nếu trong hợp đồng thuê TSCĐ đã xác định tổng số tiền bên đi thuê phải trả cho cả giai đoạn thuê, trong đó có ghi rõ số tiền lãi phải trả cho mỗi năm thì nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê được xác định theo công thức: NG =  Tổng số nợ phải trả theo hợp đồng thuê - Số tiền lãi phải trả mỗi năm   Số năm thuê TSCĐ c. Giá còn lại của TSCĐ Là hiệu số giữa nguyên giá (hay giá đánh giá lại) với số kế. Hoặc: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá (hay giá đánh giá lại) của TSCĐ  Tỷ lệ còn lại của TSCĐ Đối với TSCĐ vô hình, khi đánh giá lại người ta cũng dùng ba loại giá nói trên. Trong đó, nguyên giá của TSCĐ là tổng số tiền chi trả hoặc chi phí thực tế về thành lập doanh nghiệp, về công tác nghiên cứu phát triển doanh nghiệp, về mua bằng phát minh, sáng chế … * Các cách đánh giá tài sản cố định. a. Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá (hay giá ban đầu). Cách đánh giá này cho biết quy mô của các nguồn vốn đã đầu tư vào TSCĐ từ khi doanh nghiệp mới thành lập đến nay. Tuy nhiên, do thời kỳ mua sắm hoặc xây dựng khác nhau nên cùng một loại TSCĐ trong doanh nghiệp nhưng có nhiều giá ban đầu khác nhau, gây khó khăn trong công việc so sánh và nghiên cứu các chỉ tiêu về sử dụng TSCĐ. b. Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu còn lại. Cách đánh giá này phản ánh tổng giá trị TSCĐ danh nghĩa còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn hữu hình luỹ kế của chúng c. Đánh giá tài sản cố định theo giá đánh giá lại (giá khôi phục). Cách đánh giá này giúp nắm được quy mô nguồn vốn để trang bị lại TSCĐ ở tình trạng mới nguyên. Đó cũng là tổng giá trị ban đầu của các TSCĐ tương tự được sản xuất ở thời kỳ đánh giá lại. d. Đánh giá tài sản cố định theo giá khôi phục còn lại. Cách đánh giá này phản ánh tổng giá trị TSCĐ thực tế còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn của chúng. Chỉ tiêu này phản ánh đúng đắn nhất hiện trạng của TSCĐ vì nó đã loại trừ cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Trường hợp cần nghiên cứu tình hình tăng, giảm TSCĐ theo thời gian, có thể dùng cách đánh giá TSCĐ theo giá so sánh để loại trừ ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả. 1.1.2. Khái niệm về đầu tư dài hạn. Đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là các khoản đầu tư có tính chất lâu dài (từ 1 năm trở lên và giá trị tối thiểu 5 triệu đồng). Theo chế độ quản lý tài chính hiện hành, đầu tư dài hạn của doanh nghiệp bao gồm - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: + Đầu tư chứng khoán dài hạn. + Góp vốn liên doanh. + Đầu tư dài hạn khác. + Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang. - Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn. 1.2 Vốn lưu động. VLĐ là hình thái tiền tệ của giá trị các TSLĐ và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong đó, phần VLĐ là hình thái tiền tệ của giá trị các TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp. Quy mô VLĐ tại thời điểm thống kê được xác định theo công thức: Quy mô VLĐ tại thời điểm thống kê = Tổng giá trị của TSLĐ và đầu tư ngắn hạn tại thời điểm đó 1.2.1. Khái niệm tài sản lưu động của doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động và TSCĐ doanh nghiệp cần phải có tài sản lưu động(TSLĐ). TSLĐ của doanh nghiệp là hình thái hiện vật của vốn lưu động được doanh nghiệp dùng vào quá trình sản xuất, kinh doanh, nó bao gồm: Tiền các loại, các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác và chi sự nghiệp. TSLĐ khác với TSCĐ ở tính chất tái sản xuất và mức độ chuyển dịch của chúng vào sản phẩm. TSLĐ không tham gia nhiều lần như TSCĐ, mà chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất, kinh doanh và do đó toàn bộ giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm. Tính chất này làm cho việc tính giá thành được thuận tiện, đưa toàn bộ giá trị nguyên, nhiên, vật liệu đã sử dụng vào chi phí sản xuất, kinh doanh mà không cần phải trích khấu hao từng phần. Một đặc điểm khác nữa là TSLĐ phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn, ở nhiều bộ phận quản lý khác nhau. ở mỗi khâu và giai đoạn đó TSLĐ bị thay đổi hình thái (từ các loại nguyên, vật liệu cho đến khi trở thành thành phẩm), nên việc đảm bảo đầy đủ và cân đối các bộ phận của TSLĐ có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành thường xuyên và liên tục. TSLĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại. Để thuận tiện cho công tác quản lý, công tác hạch toán và các nghiên cứu về TSLĐ ở doanh nghiệp cần phải phân loại chúng theo một số tiêu thức chủ yếu sau : a. Theo các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. - Tài sản trong khâu dự trữ là tài sản hiện vật đã được mua sắm như nguyên, nhiên, vật liệu để chuẩn bị đưa vào giai đoạn sản xuất. - Tài sản trong khâu sản xuất là những chi phí cho sản phẩm trung gian còn đang tiếp tục chế biến trong giai đoạn sản xuất. - Tài sản trong khâu lưu thông là những chi phí sản xuất và tiêu thụ của thành phẩm của hàng hoá trước khi tiêu thụ xong và tài sản dười dạng tiền. Phân loại theo tiêu thức này nhằm nghiên cứu sự phân bố TSLĐ giữa các khâu sản xuất, kinh doanh, sự thay đổi về cơ cấu tài sản trong các khâu và đặc điểm của từng loại hình sản xuất, kinh doanh . b. Theo trạng thái tồn tại của tài sản lưu động. - Các khoản tiền nằm trong quỹ hay ngân hàng. - Các khoản phải thu từ khách hàng, từ nội bộ . - Các khoản ứng và trả trước . - Hàng tồn kho là tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh dưới dạng nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm trung gian, thành phẩm và hàng hoá. TSLĐ được phân tổ theo tiêu thức này nhằm phục vụ cho việc lập bảng cân đối tài sản, nghiên cứu mục tiêu và phương hướng sử dụng. c. Theo hình thái biểu hiện. - Tiền mặt và ngân phiếu (gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ), các chứng từ có giá trị như tiền nằm trong quỹ hay trong các tổ chức tài chính. - Giá trị vàng bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, đồ trang sức. - Công cụ, dụng cụ (gồm cả công cụ lao động nhỏ). - Nguyên, nhiên, vật liệu (đang trên đường về và tại kho). - Sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm và công cụ mô hình tự chế. - Thành phẩm. - Hàng hoá. Mỗi loại tài snr nói trên đều cần thiết cho một hoạt động sản xuất, kinh doanh nhất định và được sử dụng trong một giai đoạn nhất định của quá trình đó. 1.2.2. Khái niệm đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp. Đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp là các khoản đầu tư có tính chất tạm thời (thời gian đầu tư dưới một năm). Theo chế độ quản lý tài chính hiện hành, đù tư ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn. - Đầu tư ngắn hạn khác. - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. - Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn. 2. Các nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xét trên góc độ tài chính thì các nguồn vốn hình thành nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, được phản ánh trong báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán) 2.1. Nợ phải trả. Là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải trả hay phải thanh toán cho các đơn vị bạn, các tổ chức kinh tế – xã hội hoặc cá nhân (gồm nợ tiền vay, nợ phải trả cho người bán, nợ phải trả, phải nộp cho Nhà nước, cho CNV, cho cơ quan quản lý cấp trên và các khoản phải ttrả khác). Theo tính chất và thời hạn thanh toán, các khoản nợ phải trả được phân thành: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác. 2.1.1. Nợ ngắn hạn. Là các khoản tiền nợ doanh nghiệp phải trả cho các chủ nợ trong một thời gian ngắn (không quá 1 năm). Nợ ngắn hạn bao gồm: - Vay ngắn hạn. - Nợ dài hạn đến hạn trả. - Phải trả cho người bán, người nhận thầu. - Người mua trả tiền trước. - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. - Lương, phụ cấp phải trả cho CNV. - Các khoản phải trả nội bộ. - Các khoản phải trả, phải nộp khác. 2.1.2. Nợ dài hạn. Là các khoản tiền doanh nghiệp nợ các đơn vị, cá nhân, cá tổ chức kinh tế – xã hội sau một năm trở lên mới phải hoàn trả. Nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm: - Vay dài hạn cho đầu tư phát triển. - Nợ thuê mua TSCĐ (thuê tài chính). 2.1.3. Nợ khác (nợ không xác định). Là các khoản phải trả như nhận ký quỹ, ký cược dài hạn, tài sản thừa chờ sử lý và các khoản chi phí phải trả. 2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu. Là nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu có thể được hình thành từ một hoặc nhiều chủ sở hữu. - Đối với doanh nghiệp Nhà nước, do mọi loại hoạt động của loại hình doanh nghiệp này đều do Nhà nước cấp vốn hoặc đầu tư vốn, nên Nhà nước là chủ sở hữu vốn. - Đối với các doanh nghiệp liên doanh và công ty TNHH thì chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn hoặc các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn. - Đối với các công ty cổ phần thì chủ sở hữu vốn là các cổ đông. - Đối với các doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu vốn là cá nhân hoặc một hộ gia đình. Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên có thể phân thành hai nguồn cấp là: - Nguồn vốn – quỹ. - Nguồn vốn phí và quỹ khác. 2.2.1. Nguồn vốn - quỹ. Là nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nguồn này được hình thành chủ yếu do chủ doanh nghiệp và các chủ đầu tư khác đóng góp tại thời điểm thành lập doanh nghiệp và đóng góp bổ sung hay trích bổ sung từ lợi nhuận trong quá trình kinh doanh. Nguồn vốn – quỹ được hợp thành từ 7 nguồn cấp hai như sau: - Nguồn vốn kinh doanh. - Chênh lệch đánh giá lại tài sản. - Chênh lệch tỷ giá. - Quỹ đầu tư phát triển. - Quỹ dự phòng tài chính. - Lợi nhuận chưa phân phối. - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. 2.2.2. Nguồn kinh phí và quỹ khác. Là nguồn được hình thành từ trích lợi nhuận và từ kinh phí do ngân sách cấp và kinh phí quản lý do các đơn vị phụ thuộc nộp. Nguồn kinh phí và quỹ khác được hợp thành từ 5 nguồn cấp hai như sau: - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. - Quỹ khen thưởng và phúc lợi. - Quỹ quản lý của cấp trên. - Nguồn kinh phí sự nghiệp. - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. 3. Vai trò của vốn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nnghiệp là các tổ chức được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao, xây dựng doanh nghiệp mình ngày càng vững mạnh, đồng thời góp phần phát triển kinh tế đất nước. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một số lượng vốn nhất định để thực hiện các khoản đầu tư như: Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả lãi tiền vay, tiền lương, nộp thuế,… đồng thời, đầu tư để thực hiện tái sản xuất mở rộng, phát triển doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không ngừng vận động và doanh nghiệp phải hoạt động sao cho thu được lợi nhuận cao sau khi trừ đi các khoản chi phí cần thiết để đảm bảo được nguồn vốn và ngày càng tăng nguồn vốn, đảm bảo cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. Như vậy, vốn là một phạm trù kinh tế cơ bản trong doanh nghiẹp, “vốn là biểu hiện bằng tiền của tất cả các tài sảndùng cho sản xuất kinh doanh, là một trong các yếu tố quan trọng đem lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và là cơ sở để mở rộng sản xuất kinh doanh”. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì nhu cầu về vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Việc đảm bảo đủ nguồn vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thường xuyên và liên tục, mặt khác doanh nghiệp có thể chớp được thời cơ trong kinh doanh và lợi thế trong cạnh tranh. Trước đây, trong nền kinh tế tập trung bao cấp, vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước đều được Nhà nước cấp phát, nếu lỗ thì Nhà nước sẽ bù lỗ. Hơn nữa, các doanh nghiệp đều hoạt động sản xuất kinh doanh theo các chỉ tiêu ké hoạch mà Nhà nước đề ra. Bởi vậy, vai trò của vốn không được coi trọng, điieù này làm mất đi tính chủ động và sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước với nhiều thành phần kinh tế, để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế cạnh tranh này buộc các doanh nghiệp phải năng động nắm bắt nhu cầu thị trường, đầu tư đổi mới may móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm và tìm cách hạ giá thành hợp lý, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá. Muốn đạt được những mục tiêu đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn, đồng thời phải sử dụng nguồn vốn đó sao cho có hiệu quả nhất. Như vây, nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh đã trở thành động lực và yêu cầu cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, nó quyết định cơ cấu đầu tư, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sản xuất kinh doanh đang là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp đang hết sức quan tâm và coi trọng hàng đầu. II. lý luận chung về hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. 1. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời mà lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là một bộ phận quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nắm quyền chủ động trong việc sử dụng vốn. Để thực hiện được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh việc sử dụng các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực của các doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Cách thức đo lường chính xác nhất, thể hiện rõ nhất hiệu quả đó là sử dụng thước đo tiền tệ để lượng hoá các đầu ra và đầu vào, đánh giá quan hệ giữa chúng của các quá trình kinh doanh đó. Hiệu quả kinh doanh được xác định bằng thước đo tiền tệ gọi là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quan hệ giữa đầu ra và đầu vào hay là quan hệ giữa toàn bộ kết quả kinh doanh với vốn bỏ ra cho quá trình kinh doanh đó. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nghĩa là với một khối lượng vốn không tăng (hoặc tăng với một tỉ lệ nhỏ) so với kỳ trước nhưng kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên (hoặc tăng với tỉ lệ lớn hơn) so với tốc độ tăng của vốn sản xuất kinh doanh. 2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận tối đa, có lợi nhuận doanh nghiệp mới có thể tồn tại, phát triển và ngược lại. Một doanh nghiệp muốn thực hiện tốt mục đích của mình thì phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trong đó, yếu tố tác động có tính chất quyết định là hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong cơ chế cũ doanh nghiệp Nhà nước coi nguồn vốn cấp phát từ ngân sách Nhà nước đồng nghĩa với " cho không" nên khi sử dụng nhiều doanh nghiệp không quan tâm đến hiệu quả, kinh doanh thua lỗ thì đã được Nhà nước bù đắp nên đã gây ra tình trạng vô chủ, vô trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng vốn, dẫn đến lãng phí và thất thoát rất lớn. Theo số liệu thống kê thì vốn sản xuất kinh doanh trong khu vực quốc doanh không nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Đối với tài sản cố định mới chỉ sử dụng được 50% - 60% công suất hiện có, phổ biến chỉ hoạt động 1ca/ ngày. Vì vậy hệ số sinh lời của đồng vốn rất thấp. Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN các doanh nghiệp phải chuyển mình theo cơ chế mới để có thể tồn tại và phát triển. Cạnh tranh là quy luật của thị trường, nó cho phép tận dụng triệt để mọi nguồn lực của doanh nghiệp và của toàn xã hội vì nó buộc doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới, hạ giá thành, tăng năng suất lao động cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm để có thể thắng được trên thương trường và nhằm thực hiện mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận. Bởi vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm ra phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua đó các doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc huy động các nguồn tài trợ và khả năng thanh toán, khắc phục được rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ nâng cao mức sống cho người lao động, tạo ra công ăn việc làm nhờ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả đóng góp cho xã hội, đồng thời nó cũng làm tăng các khoản nộp ngân sách Nhà nước. Như vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh không những đem lại những hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong cơ chế hiện nay. 3. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh được xác định bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ, là quan hệ so sánh giữa đầu vào (vốn sản xuất kinh doanh V) và đầu ra (kết quả kinh tế: Q = DT, LN, GO, VA, NVA). Có hai loại chỉ tiêu: Chỉ tiêu dạng thuận: Thể hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế với vốn sản xuất kinh doanh : H = Q V Chỉ tiêu dạng nghịch: Thể hiện quan hệ so sánh giữa vốn sản xuất kinh doanh với kết quả kinh tế: H' = Q V Chỉ tiêu H cho biết mỗi đơn vị vốn sản xuất kinh doanh có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả kinh tế. Ngược lại chỉ tiêu H' cho biết để có một đơn vị kết quả kinh tế cần bao nhiêu đơn vị vốn sản xuất kinh doanh. Hai chỉ tiêu này có vai trò khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết với nhau, cũng được dùng để phản ánh hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu H dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đến hiệu quả kinh tế, còn chỉ tiêu H' là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí vốn sản xuất kinh doanh Các chỉ tiêu như trên gọi là chỉ tiêu toàn phần vì dựa vào toàn bộ thông tin của mỗi đầu vào (vốn) và đầu ra (kết quả kinh tế). Ngoài ra, để đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, người ta còn sử dụng các chỉ tiêu cận biên sau: Dạng thuận: H = Q V Dạng nghịch: H' = Q V Chỉ tiêu thuận cho biết khi tăng thêm một đơn vị vốn vào sản xuất kinh doanh có thể tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả kinh tế. Còn chỉ tiêu nghịch cho biết để tăng thêm một đơn vị kết quả kinh tế thì cần bổ sung thêm tạo nhiều đơn vị vốn. Tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp được phản ánh thông qua phân tích và so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận của vốn và hiệu quả sử dụng tổng số. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một nội dung quan trọng phản ánh chất lượng của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ chính xác cần phải xác định rõ nhiệm vụ của việc đo lương hiệu quả này. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu, cũng như việc sử dụng các phương pháp khác nhau trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của việc xác định hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh nhằm giải quyết những vấn đề sau: Phản ánh trình độ thực tế đạt được về hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cung cấp những thông tin cơ bản cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. Chuẩn bị cho việc lựa chọn các quyết định về nhiệm vụ, hướng phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. * Kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong quá trình nâng cao hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh, qua đó phát triển và khai thác những khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. * Xác định tốc độ phát triển hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh đã đạt được đối với toàn bộ quá trình tái sản xuất của công ty trong từng khâu và từng bộ phận. Phương pháp luận xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên hai góc độ: Xây dựng các chỉ tiêu hiệu năng, mức sinh lời (mức doanh lợi) bằng cách so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng hữu ích với vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ nghiên cứu. Xây dựng các chỉ tiêu cường độ chi phí bằng cách so sánh giữa vốn sản xuất kinh doanh với kết quả cuối cùng hữu ích trong kỳ nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh không phải là một sự tổng hợp ngẫu nhiên các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh mà chúng được xây dựng theo một nguyên tắc thống nhất. Để xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh có căn cứ khoa học, đáp ứng được các mục đích nghiên cứu khác nhau và giúp cho việc đánh giá tổng hợp hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp cho việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh, xuất phát từ quan điểm hệ thống, gắn liền với sự phân tích kinh tế, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khi vận dụng tính toán, cần lập bảng để tính và phân tích các chỉ tiêu, và tính riêng cho từng loại vốn sản xuất kinh doanh (vốn cố định, vốn lưu động, tổng vốn). Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: 3.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được phản ánh qua tính và so sánh các chỉ tiêu sau: a. Hiệu năng vốn cố định (Hvc): Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh và vốn cố định bằng bình quân trong kỳ Hvc = Q V Trong đó: Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, Q bao gồm các chỉ tiêu DT, LN, GO, VA, NVA cV vốn cố định bình quân trong kỳ Trong đó: Q - Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, Q bao gồm các chỉ tiêu: DT, LN, GO, VA, NVA 2 cc c VdkV V   Hiệu suất vốn cố định là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính của chỉ tiêu là (đơn vị tiền tệ/ đơn vị tiền tệ) Chỉ tiêu này cho biết cứ bình quân một đơn vị tiền tệ vốn cố định (giá trị tài sản cố định) bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất Nguồn số liệu: Từ các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh và vốn cố định bình quân của doanh nghiệp b. Mức đảm nhiệm vốn cố định. Q V H cvc  ' Đây là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính là (đơn vị tiền tệ/ đơn vị tiền tệ). Chỉ tiêu cho biết để tạo ra một đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất kinh doanh thì cần phải tiêu hao mấy đơn vị tiền tệ vốn cố định. Nguồn số liệu: Từ các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh và vốn cố định bình quân của doanh nghiệp. c. Mức doanh lợi vốn cố định (tỷ suất lợi nhuận vốn cố định). Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với vốn cố định bình quân trong kỳ. Rvc = M Vc Đây là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính của chỉ tiêu là (đơn vị tiền tệ/ đơn vị tiền tệ) Chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị tiền tệ vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ lợi nhuận. Nguồn số liệu: Từ các chỉ tiêu về lợi nhuận và vốn cố định bình quân của doanh nghiệp. 3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động a. Hiệu năng vốn lưu động. Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa kết quả sản xuất kinh doanh với vốn lưu động có bình quân trong kỳ. Hvl = Q V Đây là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính của chỉ tiêu là (đơn vị tiền tệ/ đơn vị tiền tệ) Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị tiền tệ vốn lưu động mà doanh nghiệp bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất kinh doanh. Nguồn số liệu: Từ các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh và vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp. b. Mức đảm nhiệm vốn lưu động Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa vốn lưu động có bình quân trong kỳ với kết quả sản xuất kinh doanh Q V H LVL  ' Đây là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính của chỉ tiêu là (đơn vị tiền tệ/ đơn vị tiền tệ). Chỉ tiêu cho biết để tạo ra một đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất kinh doanh thì cần tiêu hao mấy đơn vị tiền tệ vốn lưu động. Nguồn số liệu: Từ các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh và vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp. c. Tỷ suất lợi nhuận (hay doanh lợi) vốn lưu động. Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với vốn lưu động có bình quân trong kỳ. L V V M R L  Đây là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính của chỉ tiêu là vòng (lần). Chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu. Nó phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động trong kinh doanh, hay nói cách khác chỉ tiêu cho biết trong kỳ vốn lưu động của công ty quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. Nguồn số liệu: Từ các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh và vốn lưu động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp. 3.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng vốn. a. Hiệu năng (hay năng suất) tổng vốn . Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa kết quả sản xuất kinh doanh với tổng vốn bình quân trong kỳ. TV Q HTV  Đây là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính của chỉ tiêu là (đơn vị tiền tệ/ đơn vị tiền tệ) Chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị tiền tệ tổng vốn đầu vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ tổng vốn. Nguồn số liệu: Từ các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh và tổng vốn bình quân của doanh nghiệp b. Mức đảm nhiệm tổng vốn. Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân và kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Q TV HTV  Đây là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính là (đơn vị tiền tệ/đơn vị tiền tệ). chỉ tiêu cho biết để tạo ra một đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất kinh doanh thì cần tiêu hao mấy đơn vị iền tệ tổng vốn. Nguồn số liệu: Từ các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh và tổng vốn bình quân của doanh nghiệp. c. Tỷ suất lợi nhuận (hay doanh lợi) tổng vốn. Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với tổng vốn có bình quân trong kỳ. RTV = M TV Đây là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính của chỉ tiêu là (đơn vị tiền/ tệ đơn vị tiền tệ) Chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị tiền tệ tổng vốn đầu vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ lợi nhuận. Nguồn số liệu: Từ các chỉ tiêu về lợi nhuận và tổng vốn bình quân của doanh nghiệp. Để cho việc tính toán và phân tích hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh một cách hệ thống, rõ ràng ta có bảng sau: Bảng 1: Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh Phạm vi chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Công thức tính Biểu hiện hiệu quả 1 2 3 4 Chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh bộ phận Hiệu quả sử dụng vốn cố định Hiệu năng vốn cố định c Vc V NVAVAGODTQ H ),,,(  Hc >0  Max Mức đảm nhiệm VCĐ ),,,( ' NVAVAGODTQ V H c Vc  MiHVc  0 ' Mức doanh lợi vốn cố định Rvc = M Vc Rvc>0  Max Hiệu quả Hiệu năng vốn lưu động L Vc V NVAVAGODTQ H ),,,(  HVL >0 Max sử dụng vốn lưu động Mức đảm nhiệm VLĐ ),,,( ' NVAVAGODTQ V H LVL  MiHVL  0 ' Mức doanh lợi VLĐ RvL = M VL RVL >0  Max Tốc độ chu chuyển vốn lưu động Số lần CC: LVL = DT VL LVL >0  Max Chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh tổng hợp Tổng vốn Hiệu năng tổng vốn V TV V NVAVAGODTQ H ),,,(  HTV >0 Max Mức đảm nhiệm tổng vốn ),,,( ' NVAVAGODTQ T H LTV  MinHTV  0 ' Mức doanh lợi tổng vốn RVT = M TV RTV >0  Max III. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của tổng công ty thuỷ sản hạ long chi nhánh tại hà nội. Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh , nên để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường, công ty đã phải hết sức cố gắng trong việc tìm hiểu cung cầu của thị trường trong và ngoài nước, đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại, đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh để thu được lợi nhuận cao, nhằm thực hiện tái sản xuất. Đặc biệt, vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả được công ty rất quan tâm do nhân thức được vai trò của vốn đối với sản xuất kinh doanh. Việc tính toán, xác định và lựa chọn các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh nói riêng là những vấn đề phức tạp, vì thế để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của công ty là cơ sở để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và đặc biệt là sử dụng vốn. 1. Nguyên tắc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một tập hợp các chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và mối liên hệ của nó với các đối tượng có liên quan. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh có ý nghĩa to lớn trong việc lượng hóa các mặt, các biểu hiện quan trọng nhất, lượng hóa cơ cấu và các mối liên hệ cơ bản của hiện tượng. Từ đó tạo tiền đề nhận thức bản chất cụ thể và tính quy luật về sự phát triển của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Đó là tính quy luật về mối liên hệ giữa nhân tố ảnh hưởng và chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh, tính quy luật về sự phát triển của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh và tính quy luật về sự tác động có tính chất thời vụ. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp được tạo nên không chỉ đơn thuần là các chỉ tiêu nào đó mà phải bao quát được tất cả các mặt, các biểu hiện và phản ánh một cách rõ nhất các bản chất của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Đồng thời đảm bảo đầy đủ nguồn thông tin có thể thu thập và phân tích được. Do vậy, việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Thứ nhất: Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tính hướng đích. Các chỉ tiêu phải đáp ứng nhu cầu thông tin cần thiết phục vụ cho việc đánh giá phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh ở phạm vi doanh nghiệp, ngành kinh tế hoặc nền kinh tế quốc dân. Thứ hai: Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tính hệ thống. Hệ thống chỉ tiêu phải nêu được mối liên hệ giữa các bộ phận, các mặt của bộ phận nghiên cứu, mối quan hệ giữa hiện tượng nghiên cứu với hiện tượng có liên quan trong phạm vi và mục đích nghiên cứu. Hệ thống chỉ tiêu phải bao gồm các chỉ tiêu mang tính, chất chung, các chỉ tiêu mang tính bộ phận và các chỉ tiêu nhân tố nhằm phản ánh sâu sắc và đầy đủ hiện tượng nghiên cứu. Đối với các chỉ tiêu cùng loại thì phải đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp và phạm vi tính toán. Các chỉ tiêu trong hệ thống phải có mối liên hệ với nhau và có mối liên quan chặt chẽ với các chỉ tiêu tính hiệu quả, đó là các chỉ tiêu về vốn và kết quả sản xuất kinh doanh. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải là một hệ thống chỉ tiêu phù hợp và nó thuộc hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả vốn nói riêng cũng như hệ thống chỉ tiêu hiệu quả nói chung của nền kinh tế quốc dân, của khu vực và cả thế giới. Thứ ba: Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tính khả thi. Doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh phải căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp mình để xác định hệ thống cho phù hợp. Phải cân nhắc kỹ tính khả thi để xác định những chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất vừa đủ số chỉ tiêu, không nhiều, tránh sự trùng lặp các chỉ tiêu nhưng vẫn đầy đủ thông tin phản ánh đúng bản chất hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tư: Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tính hiệu quả Thông tin cần được coi là hàng hóa. Quá trình tạo ra thông tin phải được coi là quá trình sản xuất. Thông tin cần được coi là đầu vào của các hoạt động sản xuất khác. Vì vậy, hệ thống chỉ tiêu cần được xây dựng phù hợp với mục đích nghiên cứu, với nhu cầu thông tin cho quản lý vĩ mô và quản trị kinh doanh. Không đưa vào các thông tin thừa, chưa cần thiết. 2. Hệ thống chỉ tiêu hiện hành. 2.1. Các chỉ tiêu hiện có. ở Tổng công ty thủ sản Hạ Long chi nhanh tại Hà Nội, hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh được tính gốm ba loại chỉ tiêu đó là: Chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định, vốn lưu động và chỉ tiêu hiệu quả tổng vốn. Cụ thể bao gồm các chỉ tiêu sau đây: a. Các chỉ tiêu hiệu quả nhóm bộ phận. Chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định. - Hiệu năng vốn cố định theo doanh thu. - Mức doanh lợi vốn cố định. Chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động. - Hiệu năng vốn lưu động theo doanh thu. - Mức doanh lợi vốn lưu động. b. Chỉ tiêu hiệu hiệu quả tổng hợp. Hiệu năng tổng vốn theo doanh thu . Mức doanh lợi, tổng vốn. Sơ đố : các chỉ tiêu hiệu quả hiện có. 2.2. Đặc điểm và vai trò của các chỉ tiêu trong hệ thống. Hiệu năng vốn cố định (Hvc): - Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh và vốn cố định bằng bình quân trong kỳ - Hiệu năng vốn cố định là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính của chỉ tiêu là (đơn vị tiền tệ/ đơn vị tiền tệ) - Chỉ tiêu này cho biết cứ bình quân một đơn vị tiền tệ vốn cố định (giá trị tài sản cố định) bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất Mức doanh lợi vốn cố định (tỷ suất lợi nhuận vốn cố định). - Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với vốn cố định bình quân trong kỳ. - Đây là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính của chỉ tiêu là (đơn vị tiền tệ/ đơn vị tiền tệ) Hiệu quả tổng vốn Hiệu quả VCĐ Hiệu quả VLĐ Hiệu quả tổng vốn Hiệu năng VCĐ Mức doan h lợi Hiệu năng VLĐ Mức doan h lợi Hiệu năng TV Mức doan h lợi Chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị tiền tệ vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ lợi nhuận. Hiệu năng vốn lưu động. - Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa kết quả sản xuất kinh doanh với vốn lưu động có bình quân trong kỳ. - Đây là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính của chỉ tiêu là (đơn vị tiền tệ/ đơn vị tiền tệ) - Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị tiền tệ vốn lưu động mà doanh nghiệp bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ kết quả sản xuất kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận (hay doanh lợi) vốn lưu động. - Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với vốn lưu động có bình quân trong kỳ. - Đây là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính của chỉ tiêu là vòng (lần). - Chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ có thể mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu. Nó phản ánh tốc độ chu chuyển của vốn lưu động trong kinh doanh, hay nói cách khác chỉ tiêu cho biết trong kỳ vốn lưu động của công ty quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần. Hiệu năng (hay năng suất) tổng vốn . - Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa kết quả sản xuất kinh doanh với tổng vốn bình quân trong kỳ. - Đây là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính của chỉ tiêu là (đơn vị tiền tệ/ đơn vị tiền tệ) - Chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị tiền tệ tổng vốn đầu vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ tổng vốn. Tỷ suất lợi nhuận (hay doanh lợi) tổng vốn. - Là chỉ tiêu được xác định bằng thương số giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với tổng vốn có bình quân trong kỳ. - Đây là chỉ tiêu tương đối cường độ, thời kỳ. Đơn vị tính của chỉ tiêu là (đơn vị tiền/ tệ đơn vị tiền tệ) - Chỉ tiêu cho biết cứ một đơn vị tiền tệ tổng vốn đầu vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy đơn vị tiền tệ lợi nhuận. 2.3. Nhận xét về hệ thống chỉ tiêu hiện hành. Các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh được tính bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được so với vốn sản xuất kinh doanh. Do ở các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận, không tính toán đến các chỉ tiêu kết quả khác như GO, VA, NVA do đó hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn của doanh nghiệp vẫn còn thiếu các chỉ tiêu được tính theo các chỉ tiêu kết quả này. Hiện nay hệ thống chỉ tiêu của công ty mới chỉ chú trọng đến các chỉ tiêu dạng thuận mà chưa quan tâm nhiều đến chỉ tiêu nghịch. Vì vậy về cơ bản hệ thống chỉ tiêu hiện hành từ các chỉ tiêu bộ phận đến các chỉ tiêu tổng hợp đều thiếu chỉ tiêu mức đảm nhiệm của vốn. Cũng vì mới chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu dạng thuận nên việc lập kế hoạch và theo dõi kế hoạch gặp nhiều khó khăn. Và thực tế các chỉ tiêu hiệu quả vốn hiện nay của công ty mới chỉ có vai trò kiểm soát vốn cùng với chức năng của kế toán. Hệ thống chỉ tiêu này chưa được được dùng là một căn cứ khoa học trong việc hoạch định, xây dựng kế hoạch và đánh giá mức độ hoàn thành của kế hoạch. 3. Kiến nghị hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. 3.1. Đề xuất về hệ thống chỉ tiêu. Các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh đã kể trên là các chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu để đánh giá hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả vốn một cách đầy đủ, phù hợp với hệ thống chỉ tiêu hiệu quả nói chung và hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn nói riêng, các doanh nghiệp cần có thêm các chỉ tiêu hiệu quả vốn tính theo các chỉ tiêu kết quả khác như GO, VA, NVA. Bên cạnh đó việc cho thêm vào hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh dạng nghịch sẽ làm hoàn thiện hơn hệ thống. Do vậy ngoài các chỉ tiêu trên, hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long chi nhánh Hà Nội cần có thêm các chỉ tiêu sau: * Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận Chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định - Hiệu năng vốn cố định theo GO, VA, NAV - Mức đảm nhiệm vốn cố định theo GO, VA, NVA Chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động - Hiệu năng vốn lưu động theo GO, VA, NVA - Mức đảm nhiệm vốn lưu động theo GO, VA, NVA Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp - Hiệu năng tổng vốn theo GO, VA, NVA - Mức đảm nhiệm tổng vốn theo GO, VA, NVA Sơ đồ 2: Các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Hiệu quả tổng vốn Hiệu quả VCĐ Hiệu quả VLĐ Hiệu quả tổng vốn Hiệu năng VCĐ Mức doan h lợi VCĐ Hiệu năng VLĐ Mức doan h lợi VLĐ Hiệu năng TV Mức doan h lợi TV Mức đảm nhiệm VCĐ Mức đảm nhiệm VLĐ Mức đảm nhiệm TV 3.2. Đề xuất về vai trò của hệ thống chỉ tiêu. Hiện nay, hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của công ty còn chưa đầy đủ và vai trò của nó còn bị xem nhẹ. Vì vậy sau khi kiến nghị hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn cần phải nhìn nhận lại vai trò của hệ thống chỉ tiêu một cách đầy đủ: Phản ánh trình độ thực tế đạt được về hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và cung cấp những thông tin cơ bản cho quá trình nghiên cứu tiếp theo. Chuẩn bị cho việc lựa chọn các quyết định về nhiệm vụ, hướng phát triển của công ty trong ngắn hạn và dài hạn. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong quá trình nâng cao hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh, qua đó phát triển và khai thác những khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Xác định tốc độ phát triển hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh đã đạt được đối với toàn bộ quá trình tái sản xuất của công ty trong từng khâu và từng bộ phận. Chương 2. Các phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. I. Nguyên tắc xác định các phương pháp. Phân tích thống kê hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh là công việc đòi hỏi không chỉ tài liệu đầy đủ, chính xác mà còn phải có các phương pháp phân tích đúng đắn, sâu sắc và toàn diện mới có thể nêu lên được biểu hiện bản chất v à tính quy luật của các chỉ tiêu kết quả. Do vậy việc xây dựng các phương pháp thống kê phân tích hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các nguyên tắc sau: * Đảm bảo tính hướng đích: Tức là phải căn cứ vào nhiệm vụ phân tích để xây dựng phương phân tích phù hợp. Không thể phân tích theo các phương pháp mà thực tế không đòi hỏi, không phù hợp với nhu cầu đặt ra. Phải dựa vào yêu cầu của thực tế để xây dựng các phương pháp phù hợp và phải biết khéo léo kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm phát huy tổng hợp tác dụng của chúng. Đảm bảo tính hệ thống: Các phương pháp phân tích là các phương pháp thuộc hệ thống các phương pháp thống kê, được áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng thuộc nhiều lĩnh vực. Các phương pháp cùng loại thì phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, phương pháp và phạm vi tính toán. Đảm bảo tính khả thi: Để đảm bảo nguyên tắc này đòi hỏi các phương pháp phải phù hợp với số liệu thực tế hiện có. Đảm bảo tính hiệu quả: Các phương pháp phải đáp ứng được yêu cầu của việc phân tích các chỉ tiêu để phản ánh, đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. II. các phương pháp thống kê phân tích hiện dùng của tổng công ty thuỷ sản hạ long chi nhánh hà nội 1. Số lượng và nhiệm vụ của các phương pháp hiện dùng. 1.1. Phương pháp chỉ số. Phương pháp chỉ số cho phép giải quyết các nhiệm vụ sau: - Xác định được so với kỳ gốc, ở kỳ nghiên cứu chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh tăng hay giảm (cả về số tuyệt đối và tương đối) là bao nhiêu. - Xác định mức độ biến động của chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh thông qua tính các chỉ số. - Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh 1.2. Phương pháp dãy số thời gian. Phương pháp dãy số thời gian cho phép giải quyết các nhiệm vụ sau: - Cho phép xác định qua thời gian, các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh biến động theo quy luật nào. - Cho phép xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh thông qua tính các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. - Xác định ảnh hưởng của các nhân tố thông qua phân tích sự biến động theo thành phần. - Cho phép dự báo về mức độ của chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh trong tương lai. 2. Đặc điểm vận dụng của các phương pháp hiện dùng. 2.1. Phương pháp chỉ số. Hiểu một cách chung nhất, chỉ số là một số tương đối (bằng lần hoặc %) tính được bằng cách so sánh hai mức độ của hiện tượng kinh tế xã hội. Do vậy, trước hết phương pháp chỉ số được dùng để tính các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh thông qua quan hệ so sánh giữa các kết quả đạt được với vốn sản xuất kinh doanh Ngoài ra phương pháp chỉ số còn được dùng để giải quyết các nhiệm vụ sau: 2.1.1. Đo mức độ biến động của các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh Thông qua tính các chỉ số phát triển sau: - Mức độ biến động của chỉ tiêu hiệu năng vốn sản xuất kinh doanh O TV TV TV H H H I 1 (lần) HTVo: Hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh ở kỳ gốc HTV1: Hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh ở kỳ nghiên cứu HTV: là chỉ tiêu tổng hợp, khi phân tích ta tính cụ thể cho vốn cố định và vốn lưu động. TVH I : cho biết so với kỳ gốc ở kỳ nghiên cứu hiệu năng vốn sản xuất kinh doanh tăng (giảm) bao nhiêu lần. - Mức độ biến động của chi tiêu mức đảm nhiệm vốn sản xuất kinh doanh . , 0 1 , TV TV H H H I TV  (lần) H'TVo: Mức đảm nhiệm vốn sản xuất kinh doanh ở kỳ gốc H'TVo: Mức đảm nhiệm vốn sản xuất kinh doanh kỳ nghiên cứu H'TV: Bao gồm cả mức đảm nhiệm vốn CĐ, vốn LĐ và tổng vốn IHv: Cho biết so với kỳ gốc, ở kỳ nghiên cứu mức đảm nhiệm vốn sản xuất kinh doanh tăng (giảm) bao nhiêu lần. + Mức độ biến động của chỉ tiêu mức doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh 0 1 TV TV R R R I TV  (lần) RTVo: Mức doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh ở kỳ gốc RTV1: Mức doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh ở kỳ nghiên cứu RTV: Bao gồm có mức doanh lợi vốn CĐ, vốn LĐ, tổng vốn IRtv: Cho biết so với kỳ gốc, ở kỳ nghiên cứu mức doanh lợi tổng vốn tăng (giảm) bao nhiều lần. 2.1.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Thông qua phân tích các mô hình biểu biểu mối liên hệ giữa các chỉ tiêu hiệu quả vốn với các chỉ tiêu hiệu quả có liên quan. Một số mô hình như sau: HTV = Q TV = x cV Q x TV V Hay HTV = HVc x d vc. Mô hình này dùng để phân tích sự bảo đảm của hiệu năng tổng vốn do ảnh hưởng hiệu năng vốn CĐ và cơ cấu vốn cố định trong tổng vốn. HTV = TV V x V Q TV Q L L  Hay HTV = HVL x d VL Mô hình này dùng để phân tích ảnh hưởng của hiệu năng tổng vốn do ảnh hưởng cuả hiệu năng vốn lưu động và cơ cấu vốn lưu động trong tổng vốn. RTV = TV V x V M x V M TV M c cc  Hay RTV = RVc x d Vc RTV = TV V x V M x V M TV M L Lc  Hay RTV = RVL x d VL Đây là các mô hình phân tích sự biến động của mức doanh lợi tổng vốn do ảnh hưởng của mức doanh lợi vốn CĐ (vốn LĐ) và cơ cấu vốn CĐ (vốn LĐ) trong tổng vốn. 2.2. Phương pháp dãy số thời gian. Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Mỗi dãy số đều được cấu tạo bởi hai thành phần là thời gian và chỉ tiêu về hiện tượng cần nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuấn, tháng, qúy, năm. Hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu tương đối cường độ, là chỉ tiêu thời kỳ don vậy khi áp dụng phương pháp dãy số thời gian cho phép. * Tìm quy luật về sự biến động của chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh đó là quy luật về xu thế biến động và quy luật về thời vụ. * Xác định mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu, thông qua việc tính các chỉ tiêu dãy số thời gian sau: - Mức độ trung bình theo thời gian. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của các mức độ tuyệt đối trong một dãy số thời gian. Tùy theo dãy số là thời kỳ hay thời điểm mà có các công thức tính khác nhau. Hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh trung bình theo thời gian được tính theo công thức sau: )...,2,1( .... 1 1221 niH n HHH H n i V Vvv v i      Trong đó: Hv1,HV2 …H12 là hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối. Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về mặt tuyệt đối của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh giữa hai thời gian nghiên cứu. Nếu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+)i và ngược lại mang dấu âm (-). Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) sau đây: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn (hay từng kỳ): Là hiệu số giữa hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh kỳ nghiên cứu (Hv1) và hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của kỳ đứng liền trước đó (Hvi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau (thời gian i -1 và thời gian i) Công thức như sau: i = Hi - HVi-1 (i = 1,2,3…,n) Trong đó: i là lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (hay tính dồn): Là hiệu số giữa hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh kỳ nghiên cứu (Hvi) với hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của một kỳ nào đó được chọn làm kỳ gốc, thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (Hv1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài. Nếu ký hiệu i là các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc, ta có: i = H11 - Hvi (i = 2,3,….n) Dễ dàng nhận thấy rằng: )...3,2( 2 nii n i i    Tức là tổng các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn bằng lượng tăng (hoặc giảm tuyệt đối định gốc.) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình: Là mức trung bình của các lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn. Nếu ký hiệu  là lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối trung bình, ta có: 111 2           n HH nn in vvn n i i  - Tốc độ phát triển Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu hiện bằng lần hoặc %) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh qua thời gian Có hai loại tốc độ phát triển Tốc độ phát triển liên hoàn: Phản ánh sự biến động của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh giữa hai thời gian liền nhau. Ta có công thức tính như sau: )...3,2( 1 ni H H t i i v v i   Trong đó: T1 Tốc độ phát triển liên hoàn của thời gian i so với thời gian i -1 Hv i -1 Hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của công ty ở thời gian i - 1 Hvi: Hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của công ty ở thời gian i Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh sự biến động của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh trong những khoảng thời dài. Ta có công thức tính như sau: T1 = Hvi Hvi (i = 2,3…n) Trong đó: T1 Tốc độ phát triển định gốc hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh H1: Hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của công ty ở thời gian i Hv1: Hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của công ty ở năm đầu tiên của thời kỳ nghiên cứu Tốc độ tăng (hoặc giảm) Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của công ty giữa hai thời gian đã tăng (+) hoặc (-) bao nhiêu lần (hoặc bao nhiêu %). Tương ứng với các tốc độ phát triển, ta có các tốc độ tăng (hoặc giảm) sau đây: Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn (hay từng kỳ): Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm) liên hoàn của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của kỳ gốc liên hoan. Nếu kí hiệu ai là tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn, ta có: a1 = ),...3,2( 1 ni H iv i    Hay: a1 = 1 _ 111 1 1     i v vi v v V vi t H H H H H HHv ii i i i Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc: Là tỷ số giữa lượng tăng (hoặc giảm định gốc của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh với hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh kỳ gốc cố định. Nếu kí hiệu Ai là các tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc thì ta có: Ai = i Hvi (i = 2,3…,) Hay: A1 = Hvi - Hvi Hvi = T1 - 1 - Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (hoặc giảm) của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu. Nếu ký hiệu g1 là giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) thì ta có: gi = (%)1a  Hay: g1 100 1 1 1 1        i i ii i v v vv vV H H HH HH - Đồng thời, để xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố bằng phương pháp dãy số thời gian ta dùng các mô hình phân tích sau:  LHVDGV HH LH H DG H vv II  Mô hình này dùng để phân tích biến động của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ do biến động từng kỳ. Hv - tvH ˆ Hv -  tvH ˆ Mô hình này dùng để phân tích sự biến động của hiệu quả vốn do ảnh hưởng của thành phần xu thế và các yếu tố ngẫu nhiên. Dự báo hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh - Dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình Ta có: 1 111    n HH Vv   )1( )1( 111 111   nHH HHn vv vv   Dự đoán cho thời gian (n +1) (1 = 1,2,…) lnHH lnHH vV vv n n       )1(ˆ )1( 11 11 - Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình 1 11ˆ v v H H nT   t n-1 = 1Hv Hv Hv1 = Hv1 x  l n-1 Dự báo cho thời gian n+1: ( l = 1,2…) 1ˆ vnH = H1 x  l n+1-1 = H1 x  l n-1 x  l 1 1 ˆ vnH = Hvn x  l 1 - Dự báo dựa vào hàm xu thế 3. Nhận xét về các phương pháp hiện hành. III. Đề xuất thêm phương pháp phân tích. 1. Phương pháp hồi quy tương quan. Phương pháp hồi quy tương quan cho phép giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tìm quy luật về sự liên hệ phụ thuộc của các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. - Xác định mức độ biến động của chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh thông qua các hệ số. - Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh - Xác định vai trò của các nhân tố ảnh hưởng. - Dự báo về mức độ của chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh trong tương lai. 2. Đặc điểm vận dụng. Phương pháp hồi quy tương quan được dùng để nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa chỉ tiêu hiệu qủa vốn sản xuất kinh doanh với các nhân tố có mối liên hệ tương quan như: vốn sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận,…thông qua một số mô hình hồi quy như sau: Hv = f ( V, a0, a1,….an ) (1) Hv = f ( DT, a0, a1,….an ) (2) Hv = f ( LN, a0, a1,….an ) (3) Đây là các mô hình biểu thị mối liên hệ tương quan giữa hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh với vốn sản xuất kinh doanh doanh thu, lợi nhuận trong đó a0, a1,….an là các tham số của mô hình hồi quy. V : Vốn sản xuất kinh doanh DT : Doanh thu LN : Lợi nhuận Hv : Hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh . Thông qua các mô hình hồi quy này, ta biết được mối liên hệ phụ thuộc giữa hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh với vốn V, DT, LN, và mối liên hệ tuyến tính hay theo dạng hàm Parabol, bậc ba, hàm, mũ,…. Ngoài ra, thông qua các hệ số của các phương trình hồi quy, ta xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố vốn sản xuất kinh doanh ,DT, LN đến hiệu quả vốn, cụ thể như sau: + Hệ số quy hồi ( các tham số của mô hình hồi quy) cho phép nhân tích ảnh hưởng tuyệt đối của các nhân tố vốn sản xuất kinh doanh ,LN,DT đến hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Hệ số hồi quy cho biết khi vốn sản xuất kinh doanh, DT, LN thay đổi một đơn vị thì hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh thay đổi bao nhiêu đơn vị. + Hệ số co giãn: Cho phép phân tích ảnh hưởng tương đối của các nhân tố vốn sản xuất kinh doanh, DT, LN đến hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Hệ số co giãn cho biết khi vốn sản xuất kinh doanh ( hay DT,LN) thay đổi 1% thì hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh thay đổi bao nhiêu %. Bên cạnh đó, phương pháp hồi quy tương quan còn được dùng để xác định ảnh hưởng của các nhân tố thông qua phân tích thành phần sau: vvv HH  ˆ1 ( 1' ) vvnv HH  ˆ ( Do V) ( do nhân tố khác ) DTvDTv HH  ˆ ( 2' ) DTvDTv HH  ˆ ( Do DT ) ( do nhân tố khác ) LNvLNv HH  ˆ (3' ) LNvLNv HH  ˆ ( Do LN ) ( do nhân tố khác ) Ngoài ra, thông qua hệ số tương quan ( r ) và của các mô hình, ta xác định được vai trò ảnh của cá nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh. Chỉ số r cho biết bao nhiêu % sự thay đổi của hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh là do vốn sản xuất kinh doanh ( hay DT, LN) gây ra. Hvv vv HVVHr  . .  ( 1'' ) HvDT vv HDTHDTr  . ..   ( 2'' ) HvLN vv HLNHLNr  . ..   ( 3'' ) Với :  22 VVv   22 DTDTDT  Chương 3. Vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê đã đề xuất để phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội. I. Một số tình hình cơ bản về Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội. 1. Quá trình hình thành và phát triền của Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội. Chi nhánh Tổng công ty Thủy sản Hạ Long là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Thủy sản Hạ Long (Halong Fishcorp) được thành lập theo quyết định số: 512QĐ/TCCB - LĐ do Bộ trưởng Bộ thuỷ sản ký ngày 11/10/1997, trên cơ sở hợp nhất một số đơn vị của Xí nghiệp liên hợp Thuỷ sản Hạ Long như : Trung tâm xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh, cửa hàng dịch vụ Hạ long, nhà máy chế biến thủy sản. Là một pháp nhân kinh tế hoạt động theo các quy định của các doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện hạch toán độc lập có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng, có con dấu riêng, Chi nhánh Tổng công ty Thủy sản Hạ Long tại Hà Nội hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp về mặt hành chính của Tổng Công ty thuỷ sản Hạ Long. Tên gọi đầy đủ của Chi nhánh: Tổng Công ty thủy sản Hạ Long chi nhánh tại hà nội Tên giao dịch nước ngoài: Viết tắt: HALONG FISCORP HANOI Trụ sở chính: 557 - Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội Số điện thoại: (84.04.)63610720/ 6366390 Số Fax: 84.04.6363400 Khi mới được thành lập công ty có tổng số vốn hơn 1 tỷ VNĐ, với số lượng công nhân viên hơn 70 người. Hoạt động chủ yếu của công ty là: tổ chức kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu tổng hợp như nông lâm, thuỷ hải sản, dịch vụ hậu cần về cá, kinh doanh dịch vụ tiêu dùng nội địa… Từ khi được thành lập đến nay, chi nhánh không ngừng mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động: tháng 3/1999 công ty tiếp nhận nhà máy chế biến hàng thuỷ sản kỹ thuật cao và tiến hành sản xuất sản phẩm thuỷ sản xuất nhập khẩu đã qua chế biến như: bạch tuộc cắt miếng, hấp chín, cá đông lạnh, các hàng hoá thuỷ sản khác. Tháng 10/2000, công ty đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất bánh Hạ Long, sản xuất bánh nhân thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản theo đơn đặt hàng của phía đối tác. Cuối năm 2000 phân xưởng thứ hai của nhà máy chế biến Hạ Long đi vào sử dụng nhằm mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Sang năm 2002, công ty tiến hành đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất bánh nhân thuỷ sản mới với kỹ thuật hiện đại hơn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Nhà máy cũ được sát nhập vào nhà máy chế biến thuỷ sản kỹ thuật cao nhằm phát triển cả các sản phẩm chế biến, cung ứng cho các thị trường trong và ngoài nước. Với việc phát triển song song hai lĩnh vực: kinh doanh xuất nhập khẩu và sản xuất sản phẩm, cho đến nay tổng số vốn của công ty đã lên đến: 86 tỷ đồng, lực lượng lao động 1240 người… Như vậy qua 7 năm hoạt động công ty đã không ngừng khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình, thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường. 2. Bộ máy tổ chức của công ty. 3. Đánh giá tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội. Qua 7 năm hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, công ty đã xác nhận đúng đắn vai trò của mình luôn cố gắng đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Công ty đã tập trung khai thác thế mạnh là chế biến và sản xuất thuỷ sản xuất khẩu. Để khẳng định sự tồn tại và phát triển chi nhánh đã không ngừng: + Tìm kiếm và mở rộng thị trường, khách hàng. + Đẩy mạnh xây dựng cải tạo nâng cấp nhà xưởng thiết bị công nghệ chế biến, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm giá trị cao, chất lượng cao và vệ sinh an toàn thực phẩm NAFIQALEN & HACCP… + Coi trọng thị trường nội địa với các mặt hàng chế biến thuỷ sản Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội trong ba năm. Đơn vị : tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Vốn cố định 39.742 46.257 49.426 Vốn lưu động 24.806 32.529 36.378 Tổng vốn 64.548 78.786 85.804 Lợi nhuận trươc thuế 3.513 6.109 9.086 Doanh thu 113.742 123.284 145.327 II. Lựa chọn các chỉ tiêu và phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội. 1. Lựa chọn các chỉ tiêu phân tích. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh đã nêu ở trương I là một hệ thống khá đầy đủ các chỉ tiêu hiệu quả chủ yếu, vừa là chỉ tiêu bộ phận vừa là chỉ tiêu tổng hợp theo các chỉ tiêu kết quả khác nhau, phù hợp với hệ thống với các chỉ tiêu thống kê hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Tuy nhiên, để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với nguồn số liệu thu thập được trên phạm vi của đề tài là chỉ phân tích các chỉ tiêu hiệu quả vốn (bộ phận theo vốn cố định, vốn lưu động và tổng hợp theo tổng vốn) theo các chỉ tiêu kết quả là doanh thu và lợi nhuận. Do đó, trong hệ thống chỉ tiêu đã trình bày, đề tài chỉ đi sâu phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, còn các chỉ tiêu khác thì chỉ dừng ở việc tính toán các con số. 1.1 Chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định. - Chỉ tiêu hiệu năng vốn cố định theo doanh thu. - Chỉ tiêu mức đảm nhiệm vốn cố định theo doanh thu. - Chỉ tiêu tỷ suất lơi nhuận (mức doanh lợi) vốn cố định 1.2. Chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động. - Chỉ tiêu hiệu năng (hay năng xuất) vốn lưu động. - Chỉ tiêu mức đảm nhiệm của vốn lưu động. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (hay doanh lợi) vốn lưu động 1.3. Chỉ tiêu hiệu quả tổng vốn. - Chỉ tiêu hiệu năng (hay năng xuất) tổng vốn. - Chỉ tiêu mức đảm nhiệm của tổng vốn. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (hay doanh lợi) tổng vốn. 2. Lựa chọn các phương pháp phân tích. Để phân tích các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh, có nhiều phương pháp khác nhau như đã nêu ở chương II. Tuy nhiên, xuất phát từ nguồn số liệu hiện có, để có thể phân tích được các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh một các chính xác và hiệu quả chúng ta sử dụng các phương pháp sau: 2.1. Phương pháp dãy số thời gian. Dùng phương pháp dãy số thời gian để phân tích mức độ biến động ảnh hưởng bởi các nhân tố và dự báo các chỉ tiêu trong tương lai. 2.1. Phương pháp chỉ số. Phương pháp chỉ số dùng để phân tích mức biến động của các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đó. Ngoài ra để phân tích các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh ta còn lập bảng tính và so sánh các chỉ tiêu qua các năm. Nếu kết quả tính toán có tốc độ phát triẻn của chỉ tiêu hiệu năng vốn và mức doanh lợi vốn lớn hơn 100% , còn mức đảm nhiệm vốn có tốc độ phát triển bé hơn 100% phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tăng và ngược lại. III. Vận dụng tính toán và phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội. 1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định. - Hiệu năng VCĐ: Vc DT HVc  - Mức đảm nhiệm VCĐ: DT Vc HVc  ' - Tỷ suất lợi nhuận (doanh lợi) VCĐ : Vc M RVc  Ta có bảng tính toán như sau: Bảng 3: Các chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định. Chỉ tiêu Năm DT (tỷ đ) M (tỷ đ) cV (tỷ đ) HVc (tỷđ/tỷđ) H’Vc (tỷđ/tỷđ) RVc (tỷđ/tỷđ) 2002 113.742 3.513 39.742 2.862 0.349 0.088 2003 123.284 6.109 46.257 2.665 0.375 0.132 2004 145.327 9.086 36.378 3.995 0.340 0.184 2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động. - Hiệu năng VLĐ: L V V DT H L  - Mức đảm nhiệm VLĐ: DT V H LVL  ' - Tỷ suất lợi nhuận (doanh lợi) VLĐ : L V V M R L  Ta có bảng tính toán như sau: Bảng 4: Các chỉ tiêu hiệu quả vốn lưu động: Chỉ tiêu Năm DT (tỷ đ) M (tỷ đ) LV (tỷ đ) LV H (tỷđ/tỷđ) ' LV H (tỷđ/tỷđ) LV R (tỷđ/tỷđ) 2002 113.742 3.513 24.806 4.585 0.218 0.142 2003 123.284 6.109 32.529 3.790 0.264 0.188 2004 145.327 9.086 36.378 3.995 0.250 0.250 3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tổng vốn. - Hiệu năng tổng vốn: TV DT HTV  - Mức đảm nhiệm tổng vốn: DT TV HTV  ' - Tỷ suất lợi nhuận (doanh lợi) tổng vốn : TV M RTV  Ta có bảng tính toán như sau: Bảng 5: Các chỉ tiêu hiệu quả tổng vốn: Chỉ tiêu Năm DT (tỷ đ) M (tỷ đ) TV (tỷ đ) HTV (tỷđ/tỷđ) H’TV (tỷđ/tỷđ) RTV (tỷđ/tỷđ) 2002 113.742 3.513 64.548 1.762 0.567 0.054 2003 123.284 6.109 78.786 1.565 0.639 0.077 2004 145.327 9.086 85.804 1.694 0.590 0.105 IV. Vận dụng phân tích các chỉ tiêu hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội. 1. Phân tích nhóm chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định. 1.1. Phân tích chỉ tiêu hiệu năng vốn cố định. Bảng 6: Các chỉ tiêu mức độ bién động của hiệu năng VCĐ Chỉ tiêu Năm HVc (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) ai (%) ti (%) Ti (%) gi (tỷđ/tỷđ) 2002 2.862 - - - - - - 2003 2.665 -0.197 -0.197 -6.880 93.120 93.120 0.0286 2004 2.940 0.275 0.078 10.300 110.300 102.710 0.066 Chỉ tiêu hiệu năng vốn cố địnhnói lên rằng cứ 1 tỷ đồng VCĐ công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy tỷ đồng doanh thu. - Năm 2002, cứ 1 tỷ đồng VCĐ công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 2.862 tỷ đồng doanh thu. - Năm 2003, con số này là 2.665 tỷ đồng doanh thu, giảm 0.197 tỷ đồng hay giảm 6.88% so với năm 2002. - Năm 2004, tương ứng là 2.940 tỷ đồng doanh thu, tăng 0.275 tỷ đồng hay tăng 10.3% so với năm 2003. Ta nhận thấy năm 2003 hiệu năng vốn cố định của công ty có giảm xuống so với năm 2002, nguyên nhân là công ty đang triển khai đầu tư mới cơ sở hạ tầng làm cho VCĐ tăng nhanh. Tuy nhiên, năm 2004 thì hiệu năng VCĐ của công ty đã tăng lên so với năm 2003 và có tốc độ phát triển > 100% phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty đã tăng lên. 1.2. Phân tích chỉ tiêu suất tiêu hao vốn cố định. Bảng 7: Các chỉ tiêu xác định mức độ biến động của mức đảm nhiệm vốn cố định Chỉ tiêu Năm H’Vc (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) ai (%) ti (%) Ti (%) gi (tỷđ/tỷđ) 2002 0.349 - - - - - - 2003 0.375 0.026 0.026 7.500 107.500 107.500 0.0035 2004 0.340 -0.035 -0.009 -2.400 97.600 104.920 0.0037 Chỉ tiêu mức đảm nhiệm vốn cố định nói lên rằng để tạo ra 1 tỷ đồng doanh thu thì cần phải tiêu hao bao nhiêu tỷ đồng vốn cố định. - Năm 2002, để tạo ra 1 tỷ đồng doanh thu thì công ty phải tiêu hao hết 0.349 tỷ đồng VCĐ. - Năm 2003, con số này là 0.375 tỷ đồng vốn cố định, tăng 0.026 tỷ đồng hay là tăng 7.5% so với năm 2002. - Năm 2004, số tương ứng là 0.34 tỷ đồng vốn cố định, giảm 0.035 tỷ đồng hay giảm 2.4% so với năm 2003.. Do năm 2003, công ty có đầu tư thêm nhiều TSCĐ nên tốc độ tăng của mức độ đảm nhiệm vốn cố định năn 2003 >100%, nhưng đến năm 2004 đã giảm xuống và < 100% phản ánh hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty đã tăng lên. 1.3. Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. 1.3.1.Xác định mức độ biến động của mức doanh lợi VCĐ. Bảng 8: Các chỉ tiêu xác định mức độ biến động của mức doanh lợi vốn cố định. Chỉ tiêu Năm RVc (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) ai (%) ti (%) Ti (%) gi (tỷđ/tỷđ) 2002 0.088 - - - - - - 2003 0.132 0.044 0.044 50 150 150 0.00088 2004 0.184 0.052 0.096 39.394 139.390 209.085 0.00132 Chỉ tiêu mức doanh lợi VCĐ cho biết cứ 1 tỷ đồng VCĐ bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì sẽ đem lại cho công ty bao nhiêu tỷ đồng lợi nhuận. - Năm 2002, cứ 1 tỷ đồng vốn cố định công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh thì thu được 0.088 tỷ đồng lợi nhuận. - Năm 2003, tương ứng số lợi nhuận thu được là 0.132 tỷ đồng, tăng 0.044 tỷ đồng hay tăng 50% so với năm 2002. - Năm 2004, số lợi nhuận thu được từ 1 tỷ đồng VCĐ là 0.184 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 0.052 tỷ đồng hay tăng 39.39% so với năm 2003. Như vậy mức doanh lợi VCĐ của công ty đã tăng dần qua từng năm từ năm 2002 đến năm 2004. Tốc độ phát triển >100% phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng lên. 1.3.2. Phân tích sự biến động của mức doanh lợi VCĐ do sự ảnh hưởng của các nhân tố. Ta có mô hình phân tích:  LHVDGV CC RR  LHRDGR CVCV II Thay vào mô hình ta có: 0.096 = 0.044 + 0.052 2.091 = 1.5  1.394 Từ kết quả tính toàn trên ta thấy: Mức doanh lợi VCĐ năm 2004 so với năm 2002 tăng từ 0.088 tỷđ/tỷđ lên đến 0.184 tỷđ/tỷđ , tức là tăng 0.096 tỷđ/tỷđ hay tăng 109.1% là do có sự biến động qua các năm: Năm 2003, mức doanh lợi VCĐ tăng 0.044 tỷđ/tỷđ hay tăng 50% so với năm 2002. Năm 2004, mức doanh lợi VCĐ tăng 0.052 tỷđ/tỷđ hay tăng 39.4% so với năm 2003. 1.3.3. Phân tích sự biến động của mức doanh lợi vốn cố định do sự ảnh hưởng của các nhan tố cơ cấu lợi nhuận trên doanh thu (dM)và hiệu năng vốn cố định (HVC). Ta có mô hình sau: cc V V DT DT M V M R C  Hay: cc V M V HdR  ở đây ta chỉ phân tích cho năm 2004 lấy năm 2003 làm gốc. Ký hiệu: 0: Là năm gốc 1 : Là năm nghiên cứu Ta có bảng tính sau đây: Bảng 9: Các chỉ tiêu phân tích sự biến dộng của các mức doanh lợi VCĐ do ảnh hưởng của cơ cấu lợi nhuận trên doanh thu và hiệu năng VCĐ. Chỉ tiêu 2003 2004 ± i (lần) RVc 0.132 0.184 0.052 1.394 dM 0.050 0.063 0.013 - HVc 2.665 2.940 0.275 1.103 Từ mô hình trên ta có hệ thống chỉ số sau: 0 1 1 1 0 1 0 0 C C C C C C cV V V M V M V V V R R Hd Hd R R R I     (RVc) I(d M) I(HVc) Thay kết quả tính toán vào hệ thống trên ta được: - Số tương đối : 132.0 940.205.0 940.205.0 184.0 320.0 184.0     cV I 1.394 = 1.251  1.114 - Số tuyệt đối:       011101 00 CCCCCCCV VV M V M VVVR RHdHdRRRI  = ( 0.184 - 0.132 ) = ( 0.184 - 0.147 ) + ( 0.147 – 0.132 ) = 0.052 = 0.037 + 0.015 Qua kết quả tính toán ở trên cho ta thấy Mức doanh lợi VCĐ tăng từ 0.132 (tỷđ/tỷđ) năm 2003 lên 0.184 (tỷđ/tỷđ) năm 2004 tức là tăng 0.052 (tỷđ/tỷđ) hay tăng 39.4% là do ảnh hưởng của các nhân tố: - Do cơ cấu lợi nhuận trên doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng từ 0.05 % lên 0.063 %, tức là tăng 0.013% làm cho mức doanh lợi VCĐ năm 2004 tăng 0.037 (tỷđ/tỷđ) hay tăng 25.1%. Đây là nhân tố ảnh hưởng tốt và là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu làm tăng nức doanh lợi VCĐ. - Do hiệu năng VCĐ năm 2004 so với năm 2003 tăng từ 2.665 (tỷđ/tỷđ) lên 2.94 (tỷđ/tỷđ), tức là tăng 0.275 (tỷđ/tỷđ) hay tăng 10.32% làm cho mức doanh lợi VCĐ năm 2004 tăng 0.045 (tỷđ/tỷđ) hay tăng 11.4% so với năm 2003. Đây cũng là nhân tố có ảnh hưởng tốt và cũng là nhân tố làm tăng mức doanh lợi VCĐ 1.3.4. Dự báo mức doanh lợi VCĐ dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân. Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân từ năm 2002 – 2004 1 1    n yyn 13 20022004    yy  = 048.0 2 088.0184.0   Từ đó ta có mô hình dự đoán: hyy nhn  ˆ ( h= 1,2, …) 1048.0ˆˆ 2004200512004  yyy 232.0048.0184.0ˆ2005 y (tỷđ/tỷđ) 2048.0ˆˆ 2004200622004  yyy 280.0096.0184.0ˆ2006 y (tỷđ/tỷđ) 2. Phân tích hiệu quả vốn lưu động. 2.1. Phân tích chỉ tiêu hiệu năng vốn lưu động. Bảng 10: Các chỉ tiêu xác định sự biến động của hiệu năng VLĐ. HVL (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) ai (%) ti (%) Ti (%) gi (tỷđ/tỷđ) 2002 4.585 - - - - - - 2003 3.790 -0.795 -0.795 -17.34 82.66 82.66 0.046 2004 3.995 0.616 -0.179 16.25 116.25 96.09 0.038 Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 tỷ đồng vốn lưu động công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thỳ tạo ra được mấy tỷ đồng doanh thu. Năm 2002, cứ 1 tỷ đồng VLĐ công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được 4.585 tỷ đồng doanh thu. Năm 2003, số tương ứng khi bỏ ra 1 tỷ đồng VLĐ là 3.790 tỷ đồng doanh thu, giảm 0.795 tỷ đồng hay giảm17.34% so với năm 2002. Năm 2004, con số này là 3.995 tỷ đồng, tăng 0.616 tỷ đồng hay tăng 16.25% so với năm 2003. Năm 2003. Hiệu năng VLĐ của công ty có giảm xuống so với năm 2002, nguyên nhân là năm 2003 công ty đã tăng lượng VLĐ lên quá nhiều, trong khi đó doanh thu tăng lên không tương ứng. Tuy nhiên dến năm 2004 thì hiệu năng VLĐ của công ty đã tăng lên so với năm 2003 và có tốc độ phát triển >100% phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty đã tăn lên. 2.2. Phân tích chỉ tiêu mức đảm nhiệm vốn lưu động. Bảng 11: Các chỉ tiêu xác định sự biến động của mức đảm nhiệm vốn lưu động. Chỉ tiêu Năm H’VL (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) ai (%) ti (%) Ti (%) gi (tỷđ/tỷđ) 2002 0.218 - - - - - - 2003 0.264 0.046 0.046 21.100 121.100 121.100 0.0022 2004 0.250 -0.014 0.032 -5.300 94.700 114.680 0.0026 Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra 1 tỷ đồng doanh thu cho công ty thì cần tiêu hao mấy tỷ đồng VLĐ. Năm 2002, để tạo ra 1 tỷ đồng doanh thu, công ty phải tiêu hao hết 0.218 tỷ đồng VLĐ. Năm 2003, để tạo ra một tỷ đồng doanh thu, công ty phải bỏ ra 0.264 tỷ đông VLĐ, tăng 0.046 tỷ đồng hay tăng 21.1% so với năm 2002. Năm 2004, để tạo ra 1 tỷ đồng doanh thu, công ty phải bỏ ra 0.25 tỷ đồng VLĐ, giảm 0.032 tỷ đồng hay giảm5.3% so với năm 2003. Do năm 2003, có đầu tư thêm nhiều VLĐ nên tốc độ phát triển của mức đảm nhiệm VLĐ năm 2003 >100% nhưng đến năm 2004 đã giảm xuống và < 100% phản ánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty đã tăng lên. 2.3. Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi) vốn lưu động. 2.3.1. Xác định mức biến động của doanh lợi VCĐ. Bảng 12: Các chỉ tiêu xác định sự biến động của mức doanh lợi vốn lưu động. Chỉ tiêu Năm RVL (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) ai (%) ti (%) Ti (%) gi (tỷđ/tỷđ) 2002 0.142 - - - - - - 2003 0.188 0.046 0.046 32.39 132.39 132.39 0.00142 2004 0.25 0.062 0.108 32.98 132.98 176.05 0.00188 Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 tỷ đồng VLĐ công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được mấy tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2002, cứ 1 tỷ đồng VLĐ công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0.142 tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2003, cứ 1 tỷ đồng VLĐ công ty cho vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0.188 tỷ đồng doanh thu tăng 0.046 tỷ đồng hay tăng 32.39% so với năm 2002. Năm 2004, khi công ty bỏ vào 1 tỷ đồng VLĐ thì thu được 0.25 tỷ đồng doanh thu tăng 0.062 tỷ đồng hay tăng 32.98% so với năm 2003. Như vậy tỷ suất lợi nhuận VLĐ của công ty đã tăng dần từ năm 2002 đến năm 2004, tốc độ phát triển >100% phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ tăng lên. 2.2.2. Phân tích sự biến động của mức doanh lợi VLĐ trong nhiều năm do biến động trong từng năm. Ta có mô hình phân tích sau đây:  LHVDGV LL RR  LHRDGR LVLV II Thay số vào ta có: 0.052 = 0.023 + 0.029 1.962 = 1.426  1.376 Qua kết quả tính toán cho ta thấy: Mức doanh lợi VLĐ năm 2004 so với năm 2002 tăng từ 0.054 tỷđ/tỷđ lên đến 0.106 tỷđ/tỷđ ,tức là tăng 0.052 tỷđ/tỷđ hay tăng 96.2 % là do có sự biến động qua từng năm: Năm 2003, mức doanh lợi VLĐ tăng 0.023 tỷđ/tỷđ hay tăng 42.95 % so với năm 2002. Năm 2004, mức doanh lợi VLĐ tăng 0.029 tỷđ/tỷđ hay là tăng 37.66 % so với năm 2003. 2.2.3. Phân tích sự biến động của mức doanh lợi VLĐ do ảnh hưởng của các nhân tố cơ cấu lợi nhuận trên doanh thu (dM) và hiệu năng VLĐ ( LVH ). Ta có mô hình: LL V V DT DT M V M R L  Hay : LL V M V HdR  Hệ thống chỉ số như sau: Số tương đối: 0 1 1 1 0 1 0 0 L L L L L L LV V V M V M V V V R R Hd Hd R R R I     I(RVL) I(d M) I(HVL) Số tuyệt đối:       011101 00 LLLLLL VV M V M VVV RHdHdRRR  Ký hiệu : 0 : Năm gốc 1: Năm nghiên cứu ở đây chỉ phân tích cho năm 2004 lấy năm 2003 làm năm gốc. Bảng 13: Các chỉ tiêu phân tích sự biến động của mức doanh lợi VLĐ do ảnh hưởng của cơ cấu lợi nhuận trên doanh thu và hiệu năng VLĐ. Chỉ tiêu 2003 2004 ± i (lần) RVL 0.188 0.250 0.062 1.33 dM 0.05 0.063 0.01 HVL 3.790 3.995 0.616 1.054 Thay kết quả tính toán vào mô hình trên ta có: Số tương đối: 188.0 995.305.0 995.305.0 250.0 188.0 250.0     LV I 1.33 = 1.25  1.064 Số tuyệt đối: ( 0.25 – 0.188 ) = ( 0.25 – 0.2 ) + ( 0.2 – 0.188 ) 0.062 = 0.05 0.012 Qua kết quả tính toán ở trên ta thấy. Mức doanh lợi VLĐ năm 2004 so với năm 2003 tăng từ 0.188 tỷđ/tỷđ lên đến 0.25 tỷđ/tỷđ, tăng 0.062 tỷđ/tỷđ hay là tăng 33% là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: - Do cơ cấu lợi nhuận trên doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng từ 0.05% lên 0.063% tức là tăng 0.013% làm cho mức doanh lợi VLĐ năm 2004 tăng 0.05 tỷđ/tỷđ hay 25%. Đây là nhân tố có ảnh hưởng tốt và là nhân tố chủ yếu làm tăng mức doanh lợi VLĐ. - Do hiệu năng VLĐ năm 2004 so với năm 2003 tăng từ 3.79 tỷđ/tỷđ lên 3.995 tỷđ/tỷđ, tức là tăng 0.616 tỷđ/tỷđ hay tăng 5.4% làm cho mức doanh lợi VLĐ năm 2004 tăng 0.012 tỷđ/tỷđ hay tăng 6.4% so với năm 2003. Đây là nhân tố có ảnh hưởng tốt và cùng là nhân tố làm tăng mức doanh lợi VLĐ. 2.2.4. Dự báo mưc doanh lợi VLĐ dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối. Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân từ năm 2002 – 2004 1 1    n yyn 13 20022004    yy  = 026.0 2 054.0106.0   Từ đó ta có mô hình dự đoán: hyy nhn  ˆ ( h = 1,2, …) 1026.0ˆˆ 2004200512004  yyy 132.0026.0106.0ˆ2005 y (tỷđ/tỷđ) 2026.0ˆˆ 2004200622004  yyy 158.0052.0106.0ˆ2006 y (tỷđ/tỷđ) 3. Phân tích hiệu quả tổng vốn sản xuất kinh doanh. 3.1. Phân tích chỉ tiêu hiệu năng tổng vốn. 3.1.1. Xác định sự biến động của hiệu năng tổng vốn. Bảng 14: Các chỉ tiêu xác định sự biến động của hiệu năng tổng vốn HTV (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) ai (%) ti (%) Ti (%) gi (tỷđ/tỷđ) 2002 1.762 - - - - - - 2003 1.565 -0.197 -0.197 -11.18 88.82 88.82 0.0176 2004 1.694 0.129 -0.068 8.24 108.24 96.138 0.0156 Chi tiêu cho biết cứ 1 tỷ đồng tổng vốn công ty bỏ vào sản xuất doanh trong kì thì tạo ra được mấy tỷ đồng doanh thu. Năm 2002, cứ 1 tỷ đồng tổng vốn công ty bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1.262 tỷ đồng doanh thu. Năm 2003, cứ 1 tỷ đồng tổng vốn thì công ty thu được 1.565 tỷ đồng doanh thu, giảm 0.197 tỷ đồng hay giảm 11.18% so với năm 2002. Năm 2004, cứ 1 tỷ đồng tổng vốn thì công ty thu được 1.694 tỷ đồng doanh thu, tăng 0.129 tỷ đồng hay tăng 8.24% so với năm 2003. Năm 2003 hiệu năng tổng vốn của công ty có giảm xuống so với năm 2002, nguyên nhân là trong năm công ty đã tăng quy mô vốn cả về vốn lưu động và vốn cố định nhưng doanh thu chưa tăng kịp với quy mô, tuy nhiên đến năm 2004 thì hiệu năng tổng vốn của công ty đã tăng lên so với năm 2003 và có tốc độ phát triển >100% phản ánh hiểu quả sử dụng tổng vốn của công ty đã tăng lên. 3.1.2. Phân tích sự biến động của hiệu năng TV trong nhiều năm do sự biến động trong từng năm. Ta có mô hình phân tích như sau:  LHTVDGTV HH  LHHDGTV TVII Thay số vào mô hình ta có: (- 0.068) = (- 0.197) + 0.129 (- 1.2034) = (-1.1118)  1.0824 Qua kết quả tính toán ở bảng 14 cho chúng ta thấy: Hiệu năng tổng vốn năm 2004 so với năm 2002 giảm từ 1.762 tỷđ/tỷđ xuống còn 1.694 tỷđ/tỷđ , tức là giảm 0.068 tỷđ/tỷđ hay giảm 20.34% là do trong giai đoạn có sự biến động tăng giảm hiệu năng tông vốn qua các năm: Năm 2003, hiệu năng tổng vốn giảm 0.197 tỷđ/tỷđ hay giảm 11.18% so với năm 2002. Năm 2004, hiệu năng tổng vốn tăng 0.129 tỷđ/tỷđ hay tăng 8.24% so với năm 2003. 3.1.3. Phân tích sự biến động của hiệu năng tổng vốn do ảnh hưởng của hiệu năng VLĐ (HVL) và cơ cấu VLĐ trong tổng vốn (d VL). Ta có mô hình phân tích: TV V V DT TV DT H L L TV  Hay: L L V VTV dHH  Ta có hệ thống chỉ số: Số tương đối: L L L L L L L L L L L L TV V V V V V V V V V V V V TV TV H dH dH dH dH dH dH H H I 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1          I(HTV) I(HVL) I( L Vd ) Số tuyệt đối:    L L L L L L L L V V V V V V V VTVTVTV dHdHdHdHHHH 0111 000101  Ký hiệu : 0 - năm gốc 1 - năm nghiên cứu ở đây ta chỉ phân tích cho năm 2004, lấy năm 2003 làm gốc. Với bảng số liệu như sau: Bảng 15 : Các chỉ tiêu phân tích sự biến động của hiệu năng tổng vốn. Chỉ tiêu 2003 2004 ± i (lần) HTV 1.565 1.694 0.129 1.082 dVL 0.413 0.424 0.011 HVL 3.790 3.995 0.616 1.054 Thay vào hệ thống chỉ số trên ta có: Số tương đối : 565.1 606.1 606.1 694.1 565.1 694.1  TVH I 1.082 = 1.055  1.026 (lần) Số tuyệt đối: ( 1.694 – 1.565 ) = ( 1.694 – 1.606 ) + ( 1.606 – 1.565 ) 0.129 = 0.088 + 0.041 Qua kết quả tính toán trên ta thấy: Hiệu năng tổng vốn năm 2004 so với năm 2003 tăng từ 1.565 tỷđ/tỷđ lên 1.694 tỷđ/tỷđ, tức là tăng 0.129 tỷđ/tỷđ hay tăng 8.2 % là do : - Do hiệu năng VLĐ năm 2004 so với năm 2003 tăng từ 3.79 tỷđ/tỷđ lên 3.995 tỷđ/tỷđ, tức là tăng 0.616 tỷđ/tỷđ hay tăng 5.4% làm cho hiệu năng tổng vốn năm 2004 so với năm 2003 tăng 0.088 tỷđ/tỷđ hay tăng 5.5% , đây là nhân tố có ảnh hưởng tốt và là nhân tố chủ yếu làm tăng hiệu năng tổng vốn. - Do cơ cấu VLĐ trong tổng vốn năm 2004 so với năm 2003 tăng từ 41.3% lên 42.4% làm cho hiệu năng tổng vốn năm 2004 so với năm 2003 tăng 0.041 tỷđ/tỷđ hay tăng2.6%. Đây là nhân tố có ảnh hưởng tốtvà cũng là nhân tố làm tăng hiệu năng tổng vốn. 3.2. Phân tích chỉ tiêu mức đảm nhiêm tổng vốn. 3.2.1. Phân tích biến động mức đảm nhiệm TV Bảng 16: Các chỉ tiêu xác định mức độ biến động của mức đảm nhiệm tổng vốn. H’TV (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) ai (%) ti (%) Ti (%) gi (tỷđ/tỷđ) 2002 0.218 - - - - - - 2003 0.264 0.046 0.046 21.100 121.1 121.1 0.00218 2004 0.250 -0.014 0.032 -5.300 94.7 114.68 0.00264 Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một tỷ đồng doanh thu, công ty phải bỏ ra bao nhiêu tỷ đồng tiền vốn sản xuất kinh doanh. Năm 2002, để thu được 1 tỷ đồng doanh thu công ty đã bỏ ra 0.218 tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh. Năm 2003, để thu được 1 tỷ đồng doanh thu công ty đã phải bỏ ra 0.264 tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh, tăng 0.046 tỷ đồng hay là tăng 21.1%so với năm 2002. Năm 2004, để thu được 1 tỷ đồng doanh thu công ty đã phải bỏ ra 0.25 tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh, giảm 0.014 tỷ đồng hay giảm 5.3% so với năm 2003. Do năm 2003, công ty có tăng lượng vốn sản xuât kinh doanh lên nên tốc độ đảm nhiệm tổng vốn năm 2003 >100% nhưng đến năm 2004 đã giảm xuóng và < 100% phản ánh hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đã tăng lên. 3.2.2. Phân tích sự biến động của mức đảm nhiệm tổng vốn trong nhiều năm do biến động từng năm. Ta có mô hình phân tích:  LHTVDGTV HH ''  LHHDGTV TVII Thay số vào mô hình trên ta có: 0.032 = 0.046 + (- 0.014) 1.1468 = 1.211  0.947 Qua kết quả tính toán ở bảng 16 ta thấy: Mức đảm nhiệm tổng vốn năm 2004 so với năm 2002 tăng từ 0.218 tỷđ/tỷđ lên 0.25 tỷđ/tỷđ , tức là tăng 0.032 tỷđ/tỷđ hay tăng 14.68% là do trong giai đoạn này mức đảm nhiệm tổng vốn có sự biến động tăng giảm, cụ thể là : Năm 2003, mức đảm nhiệm tổng vốn tăng 0.046 tỷđ/tỷđ hay tăng 21.1% so với năm 2002. Năm 2004, mức đảm nhiệm tổng vốn giảm 0.014 tỷđ/tỷđ hay giảm 5.3 % so với năm 2003. 3.3. Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi) tổng vốn. 3.3.1 Phân tích sự biến động của mức doanh lợi tổng vốn. Bảng 17: Các chỉ tiêu phân tích sự biến động của tỷ mức doanh lợi tổng vốn. RTV (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) i (tỷđ/tỷđ) ai (%) ti (%) Ti (%) gi (tỷđ/tỷđ) 2002 0.054 - - - - - - 2003 0.077 0.023 0.023 42.59 142.59 142.59 0.00054 2004 0.106 0.029 0.052 37.66 137.66 196.289 0.00077 Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 tỷ đồng tổng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được mấy tỷ đồng lợi nhuận cho công ty. Năm 2002, cứ 1 tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh công ty thu được 0.054 tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2003, cứ 1 tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh công ty thu được 0.077 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 0.023 tỷ đồng hay tăng 42.59% so với năm 2002. Năm 2004, cứ 1 tỷ đồng vốn sản xuất kinh doanh công ty thu được 0.106 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 0.029 tỷ đồng hay là tăng 37.66% so với năm 2003. Như vậy mức doanh lợi vốn sản xuất kinh doanh của công ty tăng dần từ năm 2002 đến năm 2004, tôc độ phát triển > 100% phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty ngày một tăng lên. 3.3.2. Phân tích sự biến động của mức doanh lợi TV trong nhiều năm do biến động tằng năm. Ta có mô hình phân tích:  LHTVDGTV RR  LHRDGR TVTV II Thay số vào mô hình trên ta có: 0.052 = 0.023 + 0.029 1.963 = 1.426  1.376 Qua kết quả tính toán ta thấy: Mức doanh lợi tổng vốn năm 2004 so với năm 2002 tăng từ 0.054 tỷđ/tỷđ lên 0.106 tỷđ/tỷđ , tức là tăng 0.052 tỷđ/tỷđ hay tăng 96.3% là do trong giai đoạn này mức doanh lợi TV có sự biến động qua các năm: Năm 2003, mức doanh lợi tổng vốn tăng 0.023 tỷđ/tỷđ hay tăng 42.59% so với năm 2002. Năm 2004, mức doanh lợi tổng vốn tăng 0.029 tỷđ/tỷđ hay tăng 37.66% so với năm 2003. 3.3.3. Phân tích sự biến động của mức doanh lợi tổng vốn do ảnh hưởng của mức doanh lợi VLĐ và cơ cấu VLĐ trong tổng vốn. Ta có mô hình: TV DT DT M TV M RTV  Hay TV M TV HdR  Hệ thống chỉ số. Số tương đối: L L L L L L L L L L L L V V V V V V V V V V V V TV TV TV dR dR dR dR dR dR R R R 0 1 1 1 0 1 0 0 0 1 0 1 0 1          I(RVT) I(RVL) I( L Vd ) Số tuyệt đối:      L L L OL L OL L L L L L L V V V V V V V V V V V VTV dRdRdRdRdRdRR 011101 0101  Với : 0 - năm gốc 1 - năm nghiên cứu ở đây ta chỉ phân tích cho năm 2004, lấy năm 2003 là năm gốc. Bảng 18: Các chỉ tiêu phân tích sự biến động của mức doanh lợi tổng vốn. Chỉ tiêu 2003 2004 ± i (lần) RTV 0.077 0.106 0.029 1.376 dVL 0.413 0.424 0.011 RVL 0.188 0.25 0.062 1.329 Thay kết quả tính toán trên vào hệ thống chỉ số ta có; Số tương đối: 077.0 08.0 08.0 106.0 077.0 106.0  TVR I 1.3766 = 1.325  1.039 (lần) Số tuyệt đối: ( 0.106 – 0.077 ) = ( 0.106 – 0.08 ) + ( 0.08 – 0.077) 0.029 = 0.026 + 0.003 Qua kết phân tích ta thấy: Mức doanh lợi tổng vốn năm 2004 so với năm 2003 tăng từ 0.077 tỷđ/tỷđ lên 0.106 tỷđ/tỷđ , tức là tăng 0.029 tỷđ/tỷđ hay tăng 37.66% là do ảnh hưởng của các nhân tố: - Do mức doanh lợi VLĐ năm 2004 so với năm 2003 tăng từ 0.188 tỷđ/tỷđ lên 0.25 tỷđ/tỷđ , tức là tăng 0.062 tỷđ/tỷđ hay tăng 32.9% làm cho mức doanh lợi tổng vốn năm 2004 tăng 0.026 tỷđ/tỷđ hay tăng 32.5% so với năm 2003. Đây là nhân tố có ảnh hưởng tốt và là nhân tố chủ yếu làm tăng mức doanh lợi tổng vốn. - Do cơ cấu VLĐ trong tổng vốn năm 2004 so với năm 2003 tăng 41.3% lên đến 42.4% là cho mức doanh lợi tổng vốn năm 2004 tăng 0.03 tỷđ/tỷđ hay tăng 3.9% so với năm 2003. Đây cũng là nhân tố có ảnh hưởng tốt đến sự tăng trưởng của mức doanh lợi tổng vốn. 3.3.4. Dự báo mức doanh lợi TV dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân. Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân từ năm 2002 – 2004 1 1    n yyn 026.0 2 054.0106.0 13 20022004       yy  Từ đó ta có mô hình dự đoán: hyy nhn  ˆ ( h= 1,2, …)  026.0ˆˆ 2004200512004 yyy 1 1026.0106.0ˆ2005 y 132.0ˆ2005 y (tỷđ/tỷđ) 2026.0ˆˆ 2004200622004  yyy 158.0ˆ 052.0106.0ˆ 2006 2006   y y 4. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội . 4.1. Phương hướng và các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Thứ nhất, trả các khoản phải thu và trả khối lượng hàng tồn kho. Thứ hai, tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu, giảm dần vốn vay, giảm dần rủi ro về tài chính và mức độ phụ thuộc về tài chính của công ty. Thứ ba, đặc biệt quan tâm đến các khoản vay ngắn hạn, hạn chế các khoản vay quá hạn. 4.2. Phương hướng và các biện pháp thực hiện và một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty 4.2.1 Phương hướng và các biện pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Thứ nhất, huy động tối đa công suất hiệu quả sử dụng TSCĐ hiện có và quá trình sản xuất kinh doanh. Từ vốn cố định đầu tư hình thành TSCĐ, tài sản đó đưa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm từ đó tạo ra doanh thu, lợi nhuận và lúc này VCĐ được thu hồi. Như vậy, để bảo toàn nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ thì TSCĐ phải được sử dụng trong mục đích sản xuất kinh doanh tạo ra hiệu quả kinh tế. Công ty đã đầu tư trọng tâm hợp lý những tài sản cần thiết, phục vụ sản xuất kinh doanh. Hiện nay hầu hết các tài sản đều đang sử dụng, số còn lại đã khấu hao hết và thu hồi đủ vốn. Ngoài ra các tài sản khác còn được phát huy tối đa công suất trong quá trình sử dụng với ll công nhân làm theo ca để tăng giờ máy hoạt động, hạn chế giờ nghỉ của máy móc thiết bị. Thứ hai, tăng cường đầu tư mở rộng và đổi mới trang thiết bị Công ty đã không ngừng đổi mới máy móc thiết bị hiện đại, hàng năm Công ty luôn đầu tư và mở rộng quy mô, vừa đầu tư nâng cao công suất máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích phát triển sản xuất kinh doanh. Thứ ba, thực hiện tốt công tác bảo dưỡng TSCĐ thường xuyên Công ty có bố trí phòng kỹ thuật, đảm nhiệm việc theo dõi tình trạng của trang thiết bị kỹ thuật trong Công ty, đảm bảo cho quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh kể cả khi g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Nghiên cứu thống kê hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thuỷ sản Hạ Long chi nhánh tại Hà Nội.pdf
Tài liệu liên quan