Luận văn Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam: LUẬN VĂN: Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài liệu lưu trữ là tài nguyên của dân tộc, là nguồn thông tin có giá trị đặc biệt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ của ngành lưu trữ không chỉ là bảo quản an toàn mà còn phải phát huy tốt giá trị của tài liệu lưu trữ. Trong những năm qua, việc bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ đã được quan tâm, chú trọng và khẳng định trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước ta. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, lần đầu tiên Đảng chính thức giao nhiệm vụ cho các ngành, các cấp phải: "Tổ chức tốt công tác lưu trữ, bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ quốc gia". Sau 10 năm đổi mới, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X năm 2006, Báo cáo Chính trị của Đại hội đã xác định nhiệm vụ của ngành lưu trữ là phải "B...

pdf80 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài liệu lưu trữ là tài nguyên của dân tộc, là nguồn thông tin có giá trị đặc biệt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ của ngành lưu trữ không chỉ là bảo quản an toàn mà còn phải phát huy tốt giá trị của tài liệu lưu trữ. Trong những năm qua, việc bảo quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ đã được quan tâm, chú trọng và khẳng định trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước ta. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, lần đầu tiên Đảng chính thức giao nhiệm vụ cho các ngành, các cấp phải: "Tổ chức tốt công tác lưu trữ, bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ quốc gia". Sau 10 năm đổi mới, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X năm 2006, Báo cáo Chính trị của Đại hội đã xác định nhiệm vụ của ngành lưu trữ là phải "Bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ". Để triển khai thực hiện chủ trương trên, ngày 02 tháng 3 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. Nội dung chính của Chỉ thị là yêu cầu các cơ quan phải có nhận thức và biện pháp để tăng cường phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ như trưng bày, triển lãm, công bố, xuất bản, phục vụ yêu cầu của công chúng. Nhờ có chủ trương trên, trong những năm gần đây, việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ - một hình thức khai thác sử dụng tài liệu chủ động đã và đang diễn ra thường xuyên, liên tục với quy mô ngày càng lớn, số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao. Ngày càng có nhiều cuộc triển lãm tài liệu lưu trữ chung với nước ngoài được tổ chức tại Việt Nam và tại nhiều nước khác. Một số dự án đầu tư xây dựng các trung tâm triển lãm tài liệu lưu trữ quốc gia với chi phí hàng trăm tỷ đồng đang được triển khai thực hiện. Nhiều gian trưng bày tài liệu lưu trữ tại các kho lưu trữ chuyên dụng cũng đang được đầu tư. Tuy nhiên, để tăng cường việc tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ, các cơ quan đang gặp một số khó khăn về hệ thống lý luận, về phương pháp tổ chức và đánh giá hiệu quả. Chính vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải nghiên cứu đầy đủ và khoa học các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ nhằm phát huy tốt nhất giá trị của tài liệu lưu trữ nhưng lại tiết kiệm tiền bạc và công sức. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề "Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu của đề tài Luận văn của chúng tôi nhằm giải quyết hai mục tiêu cơ bản sau đây: - Khảo sát, đánh giá hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam từ trước đến nay, chủ yếu là trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay) nhằm khẳng định những kết quả đã đạt được và làm rõ những hạn chế còn tồn tại. - Thông qua việc đánh giá ưu điểm, hạn chế của hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ, luận văn đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam, đặc biệt là từ năm 1986 đến nay (thông qua việc nghiên cứu các hồ sơ lưu trữ về các cuộc trưng bày, triển lãm và các nguồn thông tin về các sự kiện đó qua các phương tiện thông tin đại chúng....) Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu trên, luận văn của chúng tôi đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau đây: - Hệ thống, phân tích một số vấn đề lý luận về trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. - Khảo sát, đánh giá hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam trong thời gian từ năm 1986 trở lại đây. - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ góp phần thực hiện mục tiêu phát huy tốt nhất giá trị của tài liệu lưu trữ. 5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong nhiều năm qua, vấn đề trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trong ngành lưu trữ quan tâm nghiên cứu. Các tác giả Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm trong cuốn giáo trình "Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ" do Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp ấn hành năm 1990 đã trình bày một cách khái quát về tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ. Ngoài ra, vấn đề này cũng được trình bày khá chi tiết trong cuốn "Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên Xô" của GL Be-lốp, A.Lôginnốpva, K.ph Michiep và IP Prôcôpencô được xuất bản năm 1958 tại Liên Xô và được dịch ra tiếng Việt năm 1968. Ngoài những công trình nghiên cứu nói trên, trong thời gian gần đây có nhiều bài viết có liên quan đến các cuộc trưng bày, triển lãm đã được đăng tải trên Tạp chí chuyên ngành và một số báo chí khác. Một số bài viết đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam đề cập đến các cuộc triển lãm thực tế, bao gồm: "Triển lãm tài liệu lưu trữ giữa Việt Nam - Liên bang Nga tại Matxcơva" của tác giả Nguyễn Minh Sơn; "Vài nét về triển lãm kỷ vật của những người đi B" của tác giả Nguyễn Tiến Đỉnh; "Triển lãm "Đồng chí Trường Chinh - cuộc đời và sự nghiệp"" và rất nhiều bài viết khác. Ngoài các bài viết đăng trên báo chí, vấn đề trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ đã được đề cập tới trong Đề án cấp nhà nước "Quy hoạch tổng thể cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo quản tài liệu lưu trữ quốc gia đến năm 2010" do Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo và Luận án Tiến sĩ chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của tác giả Nghiêm Kỳ Hồng: "Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển ngành lưu trữ nước ta". Những công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập đến việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ tại nước ta trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vấn đề này mới bước đầu được nghiên cứu nên số lượng nghiên cứu chưa nhiều, vấn đề nghiên cứu chưa đầy đủ và ở góc độ rất khái quát, thậm chí rời lẻ. Do đó, có thể khẳng định, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về vấn đề trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ tại Việt Nam. 6. Các nguồn tài liệu tham khảo Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tham khảo và sử dụng các nguồn tư liệu sau đây: - Tài liệu lý luận: Gồm các công trình nghiên cứu như đã giới thiệu ở phần lịch sử nghiên cứu vấn đề. - Tài liệu pháp lý: Gồm các văn kiện của Đảng và Nhà nước về công tác lưu trữ từ năm 1945 đến nay, kể cả văn bản về các lĩnh vực khác có đề cập tới công tác lưu trữ; đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật như: Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ Quốc gia năm 1982 và Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001, các Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, Quyết định và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ công tác lưu trữ. - Tài liệu khảo sát thực tế gồm: + Hồ sơ lưu trữ của các cơ quan đã tổ chức hoặc tham gia tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ; + Các báo cáo về công tác lưu trữ của các cơ quan Trung ương, địa phương và các đơn vị trong ngành; + Ý kiến của các nhà quản lý và dư luận xã hội đánh giá về hoạt động triển lãm tài liệu lưu trữ. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lấy học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng làm cơ sở lý luận. Là đề tài nghiên cứu để áp dụng vào thực tiễn, do đó điều tra khảo sát, phân tích tổng hợp và so sánh là những phương pháp quan trọng mà chúng tôi sử dụng để thực hiện đề tài. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các cuộc trưng bày, triển lãm được tổ chức trong những năm gần đây. Từ đó nghiên cứu, phân tích quy trình, nội dung, phương pháp trưng bày, triển lãm; đánh giá những ưu điểm và hạn chế của công tác này. Bên cạnh đó, chúng tôi còn chú ý đến phương pháp phỏng vấn, tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với những người tổ chức, những người trực tiếp thực hiện và khách tham quan triển lãm. Các phương pháp nêu trên đều được thực hiện một cách đan xen và kết hợp linh hoạt trong suốt quá trình thực hiện đề tài. 8. Đóng góp của đề tài Hoàn thành những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài có một số đóng góp về hai phương diện: lý luận và thực tiễn. Về lý luận: Góp phần hệ thống và làm phong phú hơn lý luận về trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ, một vấn đề còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam từ trước đến nay. Về thực tiễn: Góp phần khảo sát, đánh giá về hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam và đề xuất được một số giải pháp nhằm phát huy tốt nhất giá trị của tài liệu lưu trữ thông qua việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ như phương pháp chọn đề tài, chọn thời gian, địa điểm triển lãm, lựa chọn tài liệu, cách trưng bày; phương pháp kết hợp khéo léo giữa trưng bày tài liệu lưu trữ với hiện vật; phương pháp tuyên truyền, quảng cáo; giải pháp đầu tư xây dựng các Trung tâm triển lãm tài liệu lưu trữ và các gian trưng bày tại các kho lưu trữ chuyên dụng; phương pháp hợp tác với nước ngoài để tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam. 9. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. Chương 2: Khảo sát, đánh giá hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Lưu trữ và Quản trị Văn phòng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Phụng. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo của Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình tới cô giáo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Phụng đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội đã quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Tạp chí Văn thư - Lưu trữ Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, IV đã giúp đỡ tôi về tư liệu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bố mẹ và gia đình đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể học tập và hoàn thành luận văn. Do việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở nước ta chưa có nhiều thực tiễn và do khả năng có hạn của tác giả nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi một số hạn chế. Kính mong các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học chỉ dẫn thêm những gì trong luận văn chưa chính xác hoặc giải quyết chưa thỏa đáng để tác giả có thêm kinh nghiệm trong các công trình nghiên cứu tiếp theo. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM TÀI LIỆU LƯU TRỮ Điều 1 Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001 quy định: Tài liệu lưu trữ quốc gia là tài liệu có giá trị về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn hóa, khoa học và công nghệ được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và các nhân vật lịch sử, tiêu biểu phục vụ việc nghiên cứu lịch sử, khoa học và hoạt động thực tiễn [59]. Mục đích chính của công tác lưu trữ là bảo vệ an toàn và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ. Phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ là làm cho các giá trị sẵn có trong tài liệu lưu trữ - nguồn tài nguyên quý báu của quốc gia được nhiều người biết đến, để tài liệu lưu trữ trở thành chứng cứ lịch sử, truyền bá văn minh, phục vụ xã hội và nhân dân. Mục đích phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ là phục vụ công tác quản lý, mục đích chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa giáo dục và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân. Để tài liệu lưu trữ được sử dụng có hiệu quả, các cơ quan lưu trữ có thể tổ chức nhiều hình thức để khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ, đó là: - Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu tại các phòng đọc - Thông báo, giới thiệu tài liệu lưu trữ - Cấp bản sao, cấp bản chứng thực tài liệu lưu trữ - Cho mượn tài liệu lưu trữ để sử dụng với thời hạn ngắn; - Công bố tài liệu. - Các biện pháp cung cấp thông tin phục vụ mục đích khoa học hoặc văn hóa giáo dục, bao gồm: trưng bày, triển lãm; sử dụng tài liệu lưu trữ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức báo cáo, tham quan, giảng bài và các hình thức giải trí khác. Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài luận văn, chúng tôi chỉ nghiên cứu hình thức: Tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. Trong chương này, chúng tôi đề cập đến khái niệm, mục đích, yêu cầu, quy trình và phương pháp tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. 1.1. KHÁI NIỆM VỀ TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM TÀI LIỆU LƯU TRỮ Trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ là một trong những hình thức mà các cơ quan lưu trữ tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng để phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ. Để hiểu rõ hơn về khái niệm trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ, trước hết chúng ta cần làm rõ thuật ngữ này. Theo Từ điển Thuật ngữ Lưu trữ quốc tế (bản tiếng Anh và tiếng Pháp) thì "trưng bày tài liệu lưu trữ (Exhibition - Expositiond’ Archives) là giới thiệu tài liệu lưu trữ hoặc bản sao của chúng tạm thời trong một thời gian nhằm các mục đích văn hóa giáo dục" [46]. Theo Từ điển Lưu trữ Việt Nam do Cục Văn thư Lưu trữ nhà nước biên soạn năm 1992: "Triển lãm tài liệu lưu trữ là trưng bày những tài liệu lưu trữ có ý nghĩa để phục vụ việc sử dụng và tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng về một chuyên đề nào đó" [8]. Đây là cách hiểu khá phổ biển và được thống nhất sử dụng trong nhiều văn bản, tạp chí. Để tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này, chúng ta cần phân biệt giữa "trưng bày" và "triển lãm". Từ điển Từ Hán Việt định nghĩa về "triển lãm" như sau: "triển" là bày ra, "lãm" là xem; Triển lãm là trưng bày hiện vật, tranh ảnh để mọi người đến xem. Cùng quan điểm như vậy, Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Trưng bày là bày ở nơi trang trọng cho công chúng xem để tuyên truyền, giới thiệu", "triển lãm là trưng bày vật phẩm, tranh ảnh để mọi người đến xem" [57]; Từ các định nghĩa trên, có thể được hiểu như sau: Trưng bày tài liệu lưu trữ là bày tài liệu lưu trữ ở nơi trang trọng để công chúng đến xem nhằm mục đích tuyên truyền, giới thiệu tài liệu lưu trữ; và triển lãm tài liệu lưu trữ là trưng bày tài liệu lưu trữ theo một hoặc một số chủ đề nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Nhìn chung, "trưng bày", "triển lãm" được hiểu là việc trưng bày các hiện vật, tài liệu cho công chúng đến xem. Sự giống nhau của trưng bày và triển lãm là cùng nhằm mục đích tuyên truyền, giới thiệu cho công chúng. Sự khác nhau giữa trưng bày và triển lãm là trưng bày thường diễn ra thường xuyên, có thể theo hoặc không theo chủ đề nhất định với quy mô hạn chế, còn triển lãm thường theo một chủ đề nhất định, có quy mô lớn hơn và diễn ra trong một thời gian nhất định. Trong luận văn này, chúng tôi dùng cả hai khái niệm có ý nghĩa bổ sung cho nhau trong một cụm từ "trưng bày, triển lãm". Như vậy, trưng bày, triển lãm được hiểu là phương pháp (nghệ thuật) công bố, giới thiệu hiện vật, tài liệu cho công chúng. Nội dung của trưng bày, triển lãm khá đa dạng, có thể mang tính tổng hợp hoặc chuyên ngành. Trong thực tế, chúng ta thấy các cuộc triển lãm, trưng bày rất phong phú về nội dung, ví dụ: triển lãm ôtô, triển lãm tranh, triển lãm kinh tế… Khác với trưng bày, triển lãm tranh ảnh hay các hiện vật - nơi mà đối tượng "tự nói về mình", trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ có mục đích công bố, giới thiệu đối tượng đặc thù là tài liệu lưu trữ. Đây là phương pháp (nghệ thuật) sao cho những tài liệu hình thành trong quá khứ thể hiện được giá trị của mình không chỉ cho các nhà chuyên môn mà cho rất nhiều người quan tâm có thể cảm nhận được. Nếu so sánh với các hình thức khai thác, sử dụng và giới thiệu tài liệu khác như tổ chức phòng đọc, công bố tài liệu, thông báo tài liệu, biên soạn sách chỉ dẫn… thì trưng bày, triển lãm tài liệu là hình thức truyền thông tin trong tài liệu lưu trữ đến người đọc, người xem nhanh nhất và trực tiếp nhất. Quy mô của việc trưng bày, triển lãm thường có thể mang tính chất địa phương, khu vực, quốc gia hay quốc tế. Việc trưng bày có thể diễn ra tại Phòng đọc, trong khi đó triển lãm thường được tổ chức với quy mô lớn hơn, có thể ở trong hoặc ngoài cơ quan lưu trữ. Việc triển lãm có thể được tổ chức thường xuyên hoặc theo các sự kiện nổi bật. Trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ có thể áp dụng hình thức triển lãm cố định tại một địa điểm hoặc triển lãm lưu động tại các địa điểm khác nhau. Việc tổ chức có thể do một cơ quan lưu trữ chịu trách nhiệm hoặc kết hợp một số cơ quan, trung tâm lưu trữ cùng tổ chức. Ngoài ra, trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ có thể kết hợp giữa cơ quan lưu trữ và cơ quan bảo tàng, văn hóa. Do đó, địa điểm tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ có thể tại các Trung tâm lưu trữ, các phòng trưng bày, các bảo tàng. Theo Từ điển thuật ngữ lưu trữ của Hội đồng lưu trữ quốc tế thì cơ quan đảm đương việc xử lý, thống kê, bảo quản và công bố tài liệu lưu trữ gọi là cơ quan lưu trữ và tòa nhà hoặc một phần tòa nhà dùng để bảo quản và thông báo tài liệu lưu trữ gọi là kho lưu trữ. Gian trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ còn có thể được gọi là bảo tàng lưu trữ (ARCHIVE(S) - MUSÉED ARCHIVES). Bảo tàng lưu trữ là hoạt động trưng bày thường xuyên được tổ chức trong một cơ quan lưu trữ và chủ yếu bao gồm các tài liệu lưu trữ được lựa chọn cho mục đích văn hóa và đôi khi cho mục đích giáo dục [46]. Sự giống nhau giữa bảo tàng và kho lưu trữ là đều có chức năng trưng bày hiện vật hay tài liệu nhằm phát huy giá trị của chúng. Tài liệu lưu trữ hay hiện vật bảo tàng đem ra trưng bày phải có tính chân thực cao. Sự thuyết phục lớn lao của bảo tàng hay lưu trữ chính là tài liệu, hiện vật có độ tin cậy cao. Tuy nhiên giữa hoạt động bảo tàng và việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ cũng có một số khác biệt: - Nếu như tài liệu chủ yếu đem ra trưng bày của bảo tàng là hiện vật bảo tàng thì tài liệu chủ yếu đem ra trưng bày của kho lưu trữ là tài liệu lưu trữ. - Nếu như cách thức phục vụ chủ yếu của bảo tàng là trưng bày thì của lưu trữ đa dạng hơn: phòng đọc, công bố, xuất bản, trưng bày, triển lãm, chứng thực tài liệu lưu trữ... - Nếu như trong phòng trưng bày của bảo tàng ngoài hiện vật gốc còn có các hiện vật do bảo tàng làm ra thì trong phòng trưng bày của kho lưu trữ chỉ trưng bày tài liệu gốc hoặc những tài liệu có giá trị thông tin tương đương. - Nếu như trong phòng trưng bày của bảo tàng, hiện vật trưng bày giữ vai trò chủ đạo còn trong phòng trưng bày của kho lưu trữ thì tài liệu lưu trữ giữ vị trí trung tâm, được xem như xương sống của các cuộc trưng bày bên cạnh các hiện vật khác trưng bày phụ trợ. Có thể khẳng định, thông qua việc giới thiệu tài liệu lưu trữ tới công chúng, trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ là một trong những hình thức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. 1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM TÀI LIỆU LƯU TRỮ 1.2.1. Mục đích của trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Tự thân tài liệu lưu trữ nằm trong kho lưu trữ không tự quyết định được giá trị của mình mà giá trị của chúng chỉ được chứng minh thông qua việc tổ chức sử dụng chúng một cách hợp lý. Tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ nhằm các mục đích sau: Thứ nhất, việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ trước hết nhằm giới thiệu về tài liệu lưu trữ. Thông qua hình thức này, công chúng nói chung và các nhà nghiên cứu nói riêng được giới thiệu, tìm hiểu về nội dung của tài liệu lưu trữ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, các cuộc trưng bày, triển lãm giới thiệu những tài liệu có ý nghĩa lịch sử, có giá trị mới phát hiện có thể thu hút sự quan tâm, chú ý của công chúng. Thứ hai, việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ có tác dụng tuyên truyền giáo dục cho quần chúng về truyền thống anh hùng cách mạng, truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, đồng thời cung cấp thông tin để các nhà nghiên cứu, các du khách trong và ngoài nước có cái nhìn tổng thể về lịch sử, góp phần giáo dục lòng tự hào, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, bồi dưỡng lý tưởng sống cho các thế hệ, nhất là thế trẻ hiện nay. Thứ ba, việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ góp phần tăng cường sự hiểu biết xã hội về lưu trữ, xây dựng được nhịp cầu giao lưu giữa các cơ quan lưu trữ và công chúng, thúc đẩy cho sự phát triển và sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ, làm cho lưu trữ phát huy được nhiều hơn, lớn hơn giá trị của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Cuối cùng, các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ, đặc biệt là các cuộc triển lãm hợp tác với lưu trữ nước ngoài góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước, tăng cường việc thực hiện cam kết, thỏa thuận giữa cơ quan lưu trữ các nước. 1.2.2. Yêu cầu của việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Việc trưng bày, triển lãm cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Trưng bày, triển lãm phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về bảo vệ bí mật quốc gia, bảo vệ tài liệu lưu trữ. - Việc giới thiệu các sự kiện cần phải nhằm mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc. Trưng bày, triển lãm cần có chủ đề tư tưởng rõ ràng, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ lịch sử và đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Trưng bày, triển lãm tài liệu phải đảm bảo tính thiết thực nhưng phải đạt hiệu quả về nội dung và nghệ thuật, hấp dẫn, lôi cuốn người xem. 1.3. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM TÀI LIỆU LƯU TRỮ Để tổ chức thành công một cuộc trưng bày, triển lãm phải kết hợp nhiều yếu tố từ việc sưu tầm, lựa chọn những tài liệu, hiện vật có giá trị, phong phú, độc đáo cho đến việc thiết kế mỹ thuật phù hợp, bảo đảm môi trường trưng bày an toàn đối với tài liệu, hiện vật, an ninh tuyệt đối cho triển lãm từ khi khai mạc tới khi kết thúc. Tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ đòi hỏi lao động nghiêm túc của cả tập thể cơ quan lưu trữ. Đây là công việc tốn nhiều công sức và rất phức tạp, gồm các bước cụ thể như sau: - Lựa chọn chủ đề: Để đạt được thành công, việc lựa chọn chủ đề để trưng bày, triển lãm là rất quan trọng. Chủ đề là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt để lựa chọn tài liệu đem ra trưng bày, là xương sống của cuộc trưng bày, triển lãm. Chủ đề phải có tính thời sự, thiết thực trong cuộc sống, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng đến với cuộc trưng bày, triển lãm. Khi chọn chủ đề phải dựa vào mục đích của việc trưng bày, triển lãm. Tuy nhiên khi chọn chủ đề cũng cần chú ý đến những vấn đề mà xã hội, giới nghiên cứu quan tâm nhưng cũng nên thận trọng với những vấn đề nhạy cảm chính trị. Nắm vững nhiệm vụ chính trị, hướng tuyên truyền chính của từng thời kỳ để mở các cuộc trưng bày, triển lãm có chủ đề phù hợp sẽ được Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ nhiều hơn về kinh phí, về thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chọn được chủ đề triển lãm thích hợp với thời điểm thì các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ sẽ nhận được sự phối hợp của các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo, đài, truyền hình… - Lập kế hoạch tổ chức trưng bày, triển lãm Đây là công việc mấu chốt trong toàn bộ công việc tổ chức trưng bày, triển lãm vì bản kế hoạch tổ chức sẽ chỉ đạo và hướng dẫn mọi công việc tiến hành trưng bày, triển lãm. Nội dung kế hoạch nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, biện pháp tổ chức, kinh phí, thiết bị cho trưng bày, triển lãm. Nội dung triển làm tài liệu được cụ thể hóa thành đề cương chuyên đề, trong đó trình bày nội dung các phần, các đề mục sẽ trưng bày trong cuộc triển lãm. Lập dự toán kinh phí cho cuộc triển lãm và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan đứng ra tổ chức. Kinh phí dự toán phải cụ thể, chi tiết, kèm theo đó, cơ quan tổ chức cũng cần phải xây dựng kế hoạch, đề cương triển lãm để các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Chuẩn bị tài liệu và cơ sở vật chất cho trưng bày, triển lãm Sau khi xác định chủ đề và thời gian tổ chức, số lượng tài liệu đem ra trưng bày, triển lãm, cần phải sưu tầm tài liệu, hiện vật. Trong kho lưu trữ có hàng ngàn tài liệu liên quan nên lựa chọn tài liệu thường gặp rất nhiều khó khăn. Khi sưu tầm, lựa chọn tài liệu, hiện vật để triển lãm cần phải dựa vào giá trị của tài liệu, giá trị của hiện vật đối với chủ đề triển lãm. Để cuộc trưng bày, triển lãm thành công thì các tài liệu đem ra phải phong phú, độc đáo, có xuất xứ rõ ràng. Đối với các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ, sự lựa chọn địa điểm tổ chức trưng bày, triển lãm là vô cùng quan trọng. Thông thương, nếu chọn khu vực trung tâm làm nơi tổ chức triển lãm sẽ có nhiều thuận lợi. Chính vì vậy nên chọn những địa điểm để tổ chức trưng bày, triển lãm ở những nơi trung tâm, những thành phố lớn, nơi có nhiều người qua lại nhằm tạo thuận lợi cho công chúng đến xem, góp phần vào công tác tuyên truyền, quảng bá các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu. - Trưng bày tài liệu Sau khi sưu tầm, lựa chọn tài liệu theo kế hoạch, đề cương và danh mục tài liệu dự kiến trưng bày đã được phê duyệt, cơ quan tổ chức cần phải tiến hành việc trưng bày tài liệu phục vụ triển lãm. Việc trưng bày tài liệu tại triển lãm phải tuân thủ các yêu cầu về tính khoa học, lôgic, mang tính trí tuệ, thể hiện được diễn biến của các sự kiện cũng như phải đảm bảo về thẩm mỹ trong sự kết hợp giữa tài liệu và hiện vật minh họa kèm theo. Khi trưng bày tài liệu, hiện vật tránh sự đơn điệu, khô khan, lặp đi lặp lại trong phòng trưng bày, cần phải kết hợp tài liệu giấy với tài liệu ảnh, tranh, băng hình, hiện vật. Tài liệu khi đem ra trưng bày phải có chú thích rõ về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh ra đời, nội dung của tài liệu để tạo điều kiện cho khách tham quan dễ dàng tìm hiểu về các sự kiện đã diễn ra. Tài liệu chỉ được đem ra trưng bày khi tình trạng vật lý cho phép mang ra khỏi môi trường bảo quản l ý tưởng cho tài liệu. Nếu mang bản gốc ra trưng bày cũng cần xem xét thời gian, vị trí trưng bày vì có thể gây ảnh hưởng tới độ bền của tài liệu. Để đảm bảo an toàn cho tài liệu, tránh sự rủi ro như có thể mất mát tài liệu trong quá trình triển lãm thì nên để tài liệu trong tủ kính có khóa; khung ảnh phải bắt vít và có móc treo và có thiết bị chống mất cắp… - Tuyên truyền Để cho cuộc trưng bày, triển lãm đạt được hiệu quả, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân đến xem, công tác tuyên truyền rất quan trọng. Có thể có nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau như in tờ rơi, xuất bản các ấn phẩm, in băng rôn, áp phích quảng cáo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin báo chí. Ảnh 1: Những tấm áp phích quảng cáo cho Triển lãm "Hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Liên Xô giai đoạn 1950 - 1990" tại Matxơcơva Khi in tờ rơi hoặc xuất bản các ấn phẩm cần chú ý dùng cách diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu để người xem dễ đọc và dễ cảm nhận được. Ngoài lời thuyết minh, các tài liệu in trong tờ rơi phải kèm theo chú thích rõ ràng. Khổ in và maket in phải phù hợp với nội dung tài liệu, mục đích tuyên truyền và khả năng kinh phí. Có thể kết hợp tờ rơi với giấy mời dự khai mạc triển lãm. Việc treo băng rôn, áp phích quảng cáo nên tập trung ở những địa điểm công cộng và nên làm trước khi triển lãm khai mạc ít nhất một tuần. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là cách tuyên truyền về triển lãm nhanh nhất, hữu hiệu nhất và phổ biến được rộng rãi với công chúng nhất. Vì vậy, bất kỳ cuộc triển lãm nào cũng phải cần tuyên truyền, giới thiệu trên truyền hình và báo chí về kế hoạch chung của triển lãm. Tuy nhiên, cũng cần lựa chọn những chương trình, giờ phát và các báo thu hút nhiều người xem, người đọc. - Khai mạc Buổi lễ khai mạc có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của triển lãm. Để triển lãm thu hút được giới truyền thông và tuyên truyền rộng rãi về triển lãm cần mời đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà chính trị, các nhà khoa học và các nhân vật tiêu biểu tham dự lễ khai mạc. Trong buổi khai mạc cần phân công người đón tiếp, hướng dẫn các đại biểu; phân công cán bộ phụ trách các phần việc khác như bàn, ghế, phông, thiết bị nghe nhìn, chuẩn bị tài liệu và nội dung cuộc họp báo để đảm bảo cho lễ khai mạc diễn ra tốt đẹp. Trong buổi khai mạc nên tổ chức biểu diễn văn nghệ có nội dung gắn liền với nội dung của buổi trưng bày, triển lãm để thu hút người xem đến với cuộc trưng bày, triển lãm. - Hướng dẫn khách tham quan triển lãm Ban tổ chức triển lãm cần phân công cán bộ trực và chuẩn bị nội dung thuyết minh và người thuyết minh (có thể có phiên dịch nếu cần) cho đại biểu và khách thăm triển lãm. Người thuyết minh cần nghiên cứu kỹ, hiểu rõ thành phần, nội dung tài liệu triển lãm, thành thạo các thao tác kỹ thuật liên quan đến tra tìm tự động hoặc chiếu hình ảnh bằng máy chiếu... - Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm sau triển lãm Mục đích chính của việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ là nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiệu quả việc khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ bằng hình thức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ nhằm nâng cao hơn hiệu quả của công tác này. Để có thể đánh giá việc tổ chức trưng bày, triển lãm có đạt được hiệu quả không thì ngay từ khi khai mạc, các nhà tổ chức cần phải theo dõi và phân tích phản ứng của xã hội đối với mỗi cuộc trưng bày, triển lãm và nghiên cứu hiệu quả tác động của những tài liệu trưng bày đối với người xem. Bên cạnh đó, các nhà tổ chức nên phân tích số lượng người đến xem, lưu ý tới trình độ văn hóa, chức vụ, nghề nghiệp, độ tuổi để rút ra sự quan tâm khác nhau của từng tầng lớp người trong xã hội đối với từng cuộc trưng bày, triển lãm. Phương thức nghiên cứu hiệu quả tác động đến người xem là phỏng vấn trực tiếp khách tham quan; đọc sổ cảm tưởng và các tin, bài và thời lượng đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kết quả nghiên cứu này rất quan trọng và hữu ích đối với cơ quan lưu trữ để rút kinh nghiệm trong việc hoạch định kế hoạch, chọn đề tài và tài liệu trưng bày. Sau khi kết thúc cuộc trưng bày, triển lãm, đơn vị tổ chức tiến hành các hoạt động tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác tổ chức. Bên cạnh đó, đơn vị tổ chức cần đánh giá tình trạng tài liệu đã sử dụng tại trưng bày, triển lãm và có các biện pháp bảo quản tài liệu thích hợp. Các vấn đề mang tính thủ tục khác cũng phải chú ý như việc quyết toán kinh phí, thực hiện việc cảm ơn các đơn vị, cá nhân đã tham gia triển lãm. Chương 2 KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM TÀI LIỆU LƯU TRỮ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986 không những mở đầu sự nghiệp đổi mới về đường lối phát triển kinh tế - xã hội mà còn là sự khởi đầu cho sự nghiệp đổi mới cho công tác lưu trữ bằng cách đề ra nhiệm vụ cho các ngành, các cấp phải "tổ chức tốt công tác lữu trữ; Bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ quốc gia" [15]. Từ sau năm 1986, công tác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ đã được quan tâm, chú ý. Gần đây nhất, Chỉ thị 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định tầm quan trọng của việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, trong đó đề cập đến công tác tổ chức triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ. Nhằm làm rõ những chuyển biến trong nhận thức về công tác lưu trữ ở Nhà nước ta từ năm 1986, chương II của luận văn sẽ đề cập đến thực trạng đồng thời xem xét, đánh giá hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ tại Việt Nam. 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM TÀI LIỆU LƯU TRỮ VIỆT NAM 2.1.1. Hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Việt Nam từ năm 1962 đến năm 1986 Ngày 04/9/1962 Chính phủ ra Nghị định số 102/CP thành lập Cục Lưu trữ trực thuộc Phủ Thủ tướng (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước). Sự ra đời của Cục Lưu trữ là một bước ngoặt, một cột mốc lịch sử của ngành lưu trữ Việt Nam. Kể từ đây, trên miền Bắc nước ta công tác lưu trữ đã có cơ quan quản lý ở cấp Trung ương có trách nhiệm tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong đó có việc trưng bày, triển lãm. Sớm ý thức được việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ là hình thức tổ chức, sử dụng tài liệu có tính tuyên truyền và thuyết phục cao nên Cục Lưu trữ mà chủ yếu là Kho lưu trữ Trung ương đã tổ chức và phối hợp với các cơ quan khác (chủ yếu là các Bảo tàng) tổ chức được một số cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ lớn, nhỏ với nhiều chủ đề khác nhau. Trong giai đoạn này, có hai cuộc trưng bày được tổ chức quy mô nhất và cũng đã được dư luận đánh giá cao, đó là: + Trưng bày "Một số tài liệu, ảnh về thời kỳ Cách mạng tháng Tám giành chính quyền đến toàn quốc kháng chiến" nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cuộc trưng bày được tổ chức từ ngày 18/8 đến ngày 06/9/1975 tại kho lưu trữ Trung ương. Phòng trưng bày đã đón gần 2.000 cán bộ lãnh đạo các cơ quan, cán bộ nghiên cứu ở Trung ương và Hà Nội đến xem. + Trưng bày "Những cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam" được tổ chức tại Kho Lưu trữ Trung ương năm 1980 nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại cuộc trưng bày này hàng nghìn bản sao chụp từ tài liệu gốc với 6 chủ đề chính đã phản ánh rõ nét cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Trong các cuộc trưng bày, triển lãm nói trên, tài liệu được chọn lọc đưa ra trưng bày gồm có các tài liệu hành chính, tài liệu khoa học kỹ thuật, phim, ảnh, tài liệu cổ, bản thảo một số tác phẩm văn học, nghệ thuật, tư liệu quý hiếm… của nhiều thời kỳ lịch sử từ thế kỷ thứ XV trở lại. Ngoài hai cuộc trưng bày lớn nêu trên, Cục Lưu trữ đã tổ chức được một số cuộc trưng bày nhỏ với các chủ đề khác nhau như: trưng bày tài liệu nhân dịp kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980), kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Cục Lưu trữ Nhà nước (1982). Trong điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thực trạng của công tác trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ từ năm 1986 trở về trước có thể được tổng kết như sau: - Các cuộc trưng bày đều được tổ chức nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước và của dân tộc. - Đơn vị tổ chức trưng bày, triển lãm chủ yếu là Cục Lưu trữ (Kho Lưu trữ Trung ương). Các Bộ, ngành và các địa phương chưa tổ chức được cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ nào trong thời kỳ này. - Hình thức trưng bày mới chỉ được thực hiện bằng hình thức lưu động, ngắn ngày. - Vấn đề địa điểm trưng bày, triển lãm còn gặp nhiều khó khăn. Rất nhiều cơ quan lưu trữ chưa tổ chức được phòng trưng bày riêng. - Các cuộc trưng bày nặng về lễ nghi. Đối tượng đến xem chủ yếu là cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu, chưa thu hút được rộng rãi công chúng đến xem. 2.1.2. Hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay Sau thời kỳ bao cấp kéo dài, tình hình kinh tế xã hội của nước ta đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi phải có sự thay đổi về cách nghĩ, cách làm. Nhận thức được điều đó, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 đã vạch ra đường lối đổi mới sâu sắc và toàn diện. Đối với công tác lưu trữ, Đảng yêu cầu các cấp, các ngành phải "tổ chức tốt công tác lưu trữ; bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ quốc gia". Trong thời gian từ năm 1986 đến nay, hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực và hiệu quả. Các cuộc triển lãm đã tăng về số lượng, phong phú về chủ đề, nâng quy mô tổ chức với sự tham gia của các đơn vị tổ chức khác nhau ở trong nước và ở nước ngoài. * Về số lượng các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Từ năm 1986 đến nay, số lượng các cuộc trưng bày, triển lãm ngày càng tăng. Nhất là sau khi có Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ, các cơ quan lưu trữ đều chú ý tăng cường trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý ngành, hàng năm đều tổ chức rất nhiều cuộc triển lãm quy mô lớn. Tại các Bộ, ngành và các địa phương, nếu như trước năm 1986, chưa có cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ nào được tổ chức thì từ năm 1986 đến nay đã tổ chức một số cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. Các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia đều có kế hoạch tổ chức hàng năm ít nhất là 2 đợt trưng bày, triển lãm. Phải khẳng định rằng, đây là nỗ lực không nhỏ đối với các cơ quan lưu trữ của Việt Nam. Một số cuộc trưng bày, triển lãm tiêu biểu từ năm 1986 đến nay: + Triển lãm "Thành tựu 50 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc "do Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam chủ trì tổ chức có sự tham gia của 30 Bộ, ngành ở Trung ương diễn ra từ ngày 31/8/1995 đến 17/9/1995 tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ, Hà Nội. + Trưng bày "Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng" do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) hợp tác với Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4 đến ngày 16/5/2004. + Triển lãm "Lịch sử quan hệ hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1950-1990" do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam và Tổng cục Lưu trữ Liên Bang Nga tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội từ ngày 23/01/2005 đến 22/02/2005. + Trưng bày "Kỷ vật của những người đi B" do Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm lưu trữ quốc gia III tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4/2005 đến tháng hết tháng 5/2006. + Triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật của những người đi B" do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III phối hợp với Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội từ ngày 14/12/2006 đến ngày + Triển lãm "Quan hệ hợp tác Việt Nam và Cu Ba qua tài liệu lưu trữ" (1960 - 2005) do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam và Lưu trữ Quốc gia Cu Ba phối hợp tổ chức tại thủ đô Hà Nội từ 05/5 đến 26/5/2005. + Triển lãm "Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập" do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II và Hội trường Thống nhất phối hợp tổ chức tại dinh Thống Nhất từ ngày 28/4/ 2007 đến 26/5/2007 nhân kỷ niệm 32 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền nam (30/4/1975 - 30/4/2007). + Triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc" do Cục Văn thư và Lưu trữ Việt Nam phối hợp với Tổng cục Lưu trữ nhà nước Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 117 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội từ 15/5 đến 15/6/2007 và tại Bắc Kinh, Trung Quốc từ ngày 01/11 đến ngày 06/11/2007. + Triển lãm "Hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo" do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước và Cục Lưu trữ Liên bang Nga tổ chức nhân dịp kỷ niệm 59 năm Việt Nam và Liên Bang Nga thiết lập quan hệ ngoại giao, từ ngày 05/12/2008 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. * Về chủ đề các cuộc trưng bày, triển lãm Các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ được tổ chức từ năm 1986 đến nay đều có chủ đề tốt phục vụ được yêu cầu cung cấp thông tin cho nhân dân, phục vụ mục đích văn hóa giáo dục nhân các dịp kỷ niệm, các ngày lễ của dân tộc ta như: triển lãm "Thành tựu 50 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", trưng bày "Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng", "Hồ sơ, kỷ vật của những người đi B". Một số chủ đề cũng được lựa chọn để trưng bày, triển lãm nhằm tăng cường tình hữu nghị giữa các quốc gia và cơ quan lưu trữ như trong các triển lãm "Quan hệ hợp tác Việt Nam - Cu Ba qua tài liệu lưu trữ", "Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào", "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc".... * Về tài liệu lưu trữ được đưa ra trưng bày, triển lãm Như đã nói đến ở trên, phần lớn các cuộc trưng bày, triển lãm đều được tổ chức nhân dịp các sự kiện lớn của đất nước, dân tộc. Vì vậy, rất nhiều tài liệu lưu trữ khi đưa vào trưng bày, triển lãm đều có nội dung, ý nghĩa lịch sử gắn liền với chủ đề của cuộc trưng bày, triển lãm. Tại cuộc trưng bày "Đảng Cộng sản Việt Nam - Cương lĩnh và thành quả" trên 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật trưng bày đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hay tại cuộc triển lãm "Hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo" cũng đã trưng bày gần 300 tài liệu, hình ảnh tập trung phản ánh những nét cơ bản và các giai đoạn chủ yếu về sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo. Đặc điểm nổi bật của các cuộc trưng bày, triển lãm là sự phong phú về tài liệu giấy, ảnh, bản đồ, bộ sưu tập, băng ghi âm, phim điện ảnh. Khu trưng bày tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV hấp dẫn khách tham quan không bởi vì ở đây có hơn 30 nghìn tấm mộc bản triều Nguyễn mà ở gian trưng bày, xen kẽ giữa tài liệu giấy là tài liệu lưu trữ bằng ảnh, tranh, tượng, hiện vật... Ảnh 2: Một góc của khu trưng bày, triển lãm của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV. Sự phong phú của các loại tài liệu, hiện vật còn thể hiện ở một số trưng bày, triển lãm như tại cuộc trưng bày "Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng" được tổ chức tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4 đến ngày 16/5/2004. Tại cuộc trưng bày này có 73 hiện vật, tài liệu quý, hiếm như gia phả đồng chí Trần Phú, thẻ căn cước của đồng chí Trần Phú khi dạy học tại Vinh từ năm 1922 đến năm 1925, bản thảo Luận cương Chính trị. Trong cuộc triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật của những người đi B", cùng với tài liệu lưu trữ còn có nhiều hiện vật, kỷ vật như những chiếc mũ tai bèo, những chiếc bi đông đựng nước, những chiếc võng dù, những chiếc lược làm bằng xác máy bay Mỹ… được sử dụng và minh họa thêm cho tài liệu lưu trữ. Một số cuộc trưng bày này không chỉ trưng bày tài liệu lưu trữ ở trong nước mà còn có một số tài liệu lưu trữ đang lưu trữ ở nước ngoài như tại cuộc trưng bày với chủ đề: "Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng" đã trưng bày 27 ảnh chụp truyền đơn gốc, hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại Pháp ở tỉnh Aix-en Provence. Đáng chú ý là tại các cuộc trưng bày, triển lãm, một số tài liệu quý hiếm, hiện vật lần đầu được công bố như tài liệu về cung cấp vật chất - kỹ thuật của Liên Xô cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vào đầu những năm 1950, Biên bản ghi lại một số cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Liên Xô và Việt Nam tại Liên Xô hay các hiện vật như bằng tốt nghiệp đại học loại ưu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, chiếc áo len của Anh hùng - Phi công vũ trụ Phạm Tuân đã mặc trên tàu vũ trụ tại cuộc triển lãm "Lịch sử quan hệ hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1950-1990". Nhìn chung, tài liệu và hiện vật đưa ra trưng bày, triển lãm đã có tác dụng tuyên truyền mạnh mẽ với công chúng. * Về quy mô tổ chức trưng bày, triển lãm Trong thời gian từ năm 1986 đến nay, quy mô tổ chức trưng bày, triển lãm ngày càng đa dạng, phong phú từ việc trưng bày thường xuyên tại Phòng đọc của các cơ quan lưu trữ đến việc triển lãm tổ chức tại các địa điểm khác nhau trong nước và quốc tế. Các cơ quan lưu trữ đã chủ động tổ chức nhiều cuộc trưng bày, triển lãm với quy mô khác nhau, trong đó có những cuộc triển lãm gây được tiếng vang lớn ở trong và ngoài nước, được quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế đánh giá cao như triển lãm chung giữa Việt Nam và Liên bang Nga với chủ đề "Lịch sử hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật giữa Việt Nam và Liên Xô trong những năm 1950 - 1990", triển lãm chung Việt Nam và Trung Quốc với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc" và triển lãm "Hồ sơ cán bộ đi B"… đáp ứng được nhu cầu của công chúng đến xem. * Về đơn vị tổ chức trưng bày, triển lãm Trong những năm qua, các cuộc trưng bày, triển lãm không chỉ do các cơ quan lưu trữ tổ chức mà còn có sự tham gia, phối hợp tổ chức của nhiều cơ quan, đơn vị. Về cơ bản, các cơ quan lưu trữ đã độc lập tổ chức các phòng trưng bày, giới thiệu tài liệu. Công việc này là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan lưu trữ với mục đích phát huy tốt nhất giá trị của tài liệu lưu trữ. Các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV đều bố trí gian trưng bày tài liệu lưu trữ thường xuyên tại Trung tâm. Độc giả đến khai thác sử dụng tài liệu và các đoàn tham quan cùng một lúc có thể được tiếp xúc với nhiều loại hình tài liệu trong đó có rất nhiều tài liệu quý hiếm tại Khu trưng bày tài liệu quý hiếm của các Trung tâm. Bên cạnh đó, các cơ quan lưu trữ ở trung ương và lưu trữ các Bộ, ngành đã phối hợp với nhau tổ chức trưng bày, triển lãm. Điển hình là triển lãm "Thành tựu 50 năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc" là cuộc triển lãm chào mừng 50 năm thành lập Nhà nước ta do Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì có sự tham gia của 30 Bộ, ngành ở Trung ương. Trong gian trưng bày của một số Bộ, bên cạnh các hiện vật còn có rất nhiều tài liệu lưu trữ. Riêng gian trưng bày của Bộ Ngoại giao trên diện tích 124m2 có 230 tài liệu lưu trữ, tranh và 50 hiện vật [24]. Tại địa phương, các trung tâm lưu trữ tỉnh và lưu trữ huyện cho đến nay vẫn chưa có các khu trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ, ngoại trừ trung tâm lưu trữ tỉnh Bình Định. Ngay tại trung tâm lưu trữ tỉnh Bình Định đã có gian trưng bày nhưng nhỏ bé, chủ yếu sử dụng hai bức tường lối ra vào phòng đọc để trưng bày. Hiện nay, các cơ quan lưu trữ địa phương này mới tham gia trưng bày, triển lãm với tư cách là một đơn vị phối hợp, chủ yếu là cung cấp nguồn tài liệu. Cơ quan lưu trữ của Đảng cũng đã tổ chức và phối hợp tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm như triển lãm: "Đảng Cộng sản Việt Nam - Cương lĩnh và thành quả", triển lãm "Lê Duẩn - cuộc đời và sự nghiệp" hoặc "Hà Nội thời bao cấp"… [37]. Ngoài việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong nước, các cơ quan lưu trữ đã kết hợp với các cơ quan lưu trữ nước ngoài tổ chức có hiệu quả các cuộc triển lãm. Các cuộc triển lãm này có thể diễn ra tại Việt Nam như triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc" được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội từ 15/5 đến 15/6/2007 do Cục Văn thư và Lưu trữ Việt Nam phối hợp với Tổng cục Lưu trữ nhà nước Trung Quốc tổ chức với hơn 300 tài liệu, hiện vật được ngành lưu trữ của hai nước lựa chọn công phu [14]. Một số cuộc triển lãm diễn ra tại nước ngoài như triển lãm "Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 1962-2007" tại Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội và Cung Văn hóa Quốc gia Lào tại Viên Chăn từ 16/7/2007 đến 15/9/2007 hoặc triển lãm tài liệu lưu trữ "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc" tại Bắc Kinh, triển lãm "Mối quan hệ Việt Nam- Cu Ba" diễn ra tại Havana, Cu Ba tháng 6/2007. Như vậy, có thể khẳng định, các cuộc trưng bày, triển lãm đã được rất nhiều cơ quan lưu trữ các cấp ở trong nước và ở nước ngoài đứng ra tham gia tổ chức. Nhìn lại các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ, ta thấy, trước năm 1986, việc tổ chức trưng bày, triển lãm còn rất hạn chế, chỉ có tính chất phối hợp với các cơ quan bảo tàng thực hiện. Từ năm 1986 đến nay, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cùng các cơ quan lưu trữ bộ, ngành trung ương và địa phương đã chủ động tổ chức nhiều cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. 2.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM TÀI LIỆU LƯU TRỮ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 2.2.1. Các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về công tác trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Trong những năm qua, việc ban hành các văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ ở Việt Nam nói chung, về công tác khai thác sử dụng tài liệu nhằm phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, một số văn bản đề cập đến việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ đã được ban hành nhằm thực hiện chủ trương chỉ đạo về phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ được ghi nhận tại Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X. Tr-íc hÕt, việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ với vai trò là một hình thức phục vụ nhu cầu khai th¸c vµ sö dông tµi liÖu đã ®-îc quy ®Þnh gián tiếp trong v¨n b¶n cã gi¸ trÞ ph¸p lý cao lµ Ph¸p lÖnh L-u tr÷ Quèc gia ®-îc Uû ban Th-êng vô Quèc héi th«ng qua ngµy 4/4/2001. Néi dung cña Ph¸p lÖnh x¸c ®Þnh nh÷ng vÊn ®Ò c¬ b¶n cña c«ng t¸c l-u tr÷ nãi chung vµ về quyÒn khai th¸c vµ sö dông tµi liÖu (§iÒu 7); lo¹i tµi liÖu ®-îc phÐp vµ h¹n chÕ khai th¸c sö dông (§iÒu 18, 19); thÈm quyÒn cho phÐp khai th¸c, sö dông tµi liÖu (§iÒu 20, 21, 22); c«ng bè tµi liÖu (§iÒu 23) vµ phÝ khai th¸c, sö dông tµi liÖu (§iÒu 24), tr¸ch nhiÖm khai th¸c, sö dông tµi liÖu (§iÒu 4, 5, 6, 7, 8). Cã thÓ thÊy, Ph¸p lÖnh L-u tr÷ Quèc gia ®· thÓ chÕ hãa §iÒu 69 cña HiÕn ph¸p n¨m 1992 vÒ quyÒn ®-îc th«ng tin cña c«ng d©n, trong ®ã có vấn đề c«ng d©n ®-îc quyÒn biÕt th«ng tin chøa ®ùng trong tµi liÖu l-u tr÷. ChÝnh phñ còng ®· ban hµnh NghÞ ®Þnh sè 111/2004/N§-CP ngµy 08/4/2004 quy ®Þnh chi tiÕt thi hµnh mét sè ®iÒu cña Ph¸p lÖnh L-u tr÷ Quèc gia. NghÞ ®Þnh sè 111 ®· quy ®Þnh cô thÓ h¬n mét sè vÊn ®Ò nh- vÒ quyÒn vµ tr¸ch nhiÖm trong viÖc khai th¸c, sö dông tµi liÖu (§iÒu 15); thÈm quyÒn cho phÐp khai th¸c, sö dông, c«ng bè tµi liÖu (§iÒu 17, 20, 21, 22); thñ tôc khai th¸c, sö dông tµi liÖu (§iÒu 18); thÈm quyÒn cho phÐp mang tµi liÖu ra n-íc ngoµi (§iÒu 19). Nh- vËy, mặc dù không trực tiếp đề cập đến vấn đề trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ, nhưng Ph¸p lÖnh L-u tr÷ Quèc gia vµ NghÞ ®Þnh sè 111 lµ nh÷ng c¬ së ph¸p lý quan träng nhÊt cho viÖc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ với tư cách là một hình thức tæ chøc khai th¸c vµ sö dông tµi liÖu l-u tr÷ ë n-íc ta. Ngày 02/3/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 05/2007/CT-TTg yêu cầu các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: "Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lưu trữ để nâng cao hơn nữa nhận thức về công tác này" và "Bố trí diện tích thích đáng để thường xuyên tổ chức triển lãm trưng bày tài liệu lưu trữ". Cũng theo Chỉ thị này, đến năm 2010, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải có kho lưu trữ chuyên dụng; tiến tới các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cũng phải có kho lưu trữ chuyên dụng, một trong những tiêu chí của kho lưu trữ chuyên dụng là phải có diện tích để trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. Căn cứ Chỉ thị nói trên, ngày 26/11/2007 Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 09/2007/TT-BNV hướng dẫn về kho lưu trữ chuyên dụng. Đặc biệt trong Thông tư còn quy định cụ thể diện tích "khu vực phục vụ công chúng tối thiểu bằng tổng diện tích sàn kho bảo quản tài liệu". Quy định về diện tích khu vực phục vụ công chúng lần đầu tiên được ghi vào văn bản quy phạm pháp luật là một minh chứng cho kết quả đổi mới tư duy về việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ và là một trong những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. Thông tư này quy định rõ các kho lưu trữ phải bắt buộc có khu phục vụ công chúng gồm các phòng sau: Phòng đọc chung; Phòng đọc đặc biệt; Phòng bảo quản tài liệu; Phòng sao chụp tài liệu; Phòng hội nghị; Phòng trưng bày và Phòng gửi tư trang của công chúng. Ngày 26/3/2008, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 249/QĐ-BNV về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05/2007/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ. Theo kế hoạch này, ngoài 2 khu trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ thường xuyên tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tại thành phố Đà Lạt và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tại Hà Nội, Bộ Nội vụ giao cho Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước trình Dự án xây dựng Trung tâm triển lãm tài liệu lưu trữ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại công văn số 8651/UBND-ĐT ngày 21 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc dự án Trung tâm Triển lãm tài liệu lưu trữ phía Nam và trụ sở làm việc của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý để Bộ Nội vụ đầu tư xây dựng tòa nhà 15 tầng, cao 57 m, diện tích sàn tầng 1 là 900m2. Trong tòa nhà cao ốc 15 tầng này sẽ dành toàn bộ tầng 1 cho việc thường xuyên trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. Tại các địa phương, rất nhiều tỉnh đã ban hành các văn bản để yêu cầu các cơ quan thực hiện Chỉ thị 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có nhiều điểm đề cập tới việc tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. Tõ viÖc t×m hiÓu c¸c quy ®Þnh vÒ vấn đề trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ, chóng ta cã thÓ nhËn thÊy mét sè -u ®iÓm vµ h¹n chÕ vÒ néi dung c¸c quy ®Þnh, qu¸ tr×nh ban hµnh c¸c quy ®Þnh vµ ¸p dông c¸c quy ®Þnh trong thùc tÕ như sau: - ¦u ®iÓm: Đảng và Nhµ n-íc ®· quan t©m, chØ ®¹o c«ng t¸c tæ chøc khai th¸c vµ sö dông tµi liÖu, trong đó có việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ bằng viÖc ghi nhận trong các Nghị quyết Đại hội Đảng và thông qua việc ban hµnh c¸c v¨n b¶n cã gi¸ trÞ ph¸p lý cao nh- Ph¸p lÖnh L-u tr÷ Quèc gia, NghÞ ®Þnh sè 111/2004/N§-CP, Chỉ thị 05/2007/CT-TTg … Điều đó thÓ hiÖn sù quan t©m ®óng møc vµ s©u s¸t cña Nhµ n-íc ®èi víi c«ng t¸c nµy. Đặc biệt, các vấn đề về xây dựng kho lưu trữ, bố trí diện tích kho, xây dựng phòng trưng bày, khu triển lãm đã được đề cập t¹o c¬ së ph¸p lý t-¬ng ®èi hoµn chØnh vµ ®ång bé ®Ó qu¶n lý, chØ ®¹o vµ tæ chøc thùc hiÖn thèng nhÊt c«ng t¸c tæ chøc trưng bày, triển lãm tµi liÖu, gãp phÇn ®-a c«ng t¸c nµy ®i vµo nÒ nÕp. - Hạn chế: Vấn đề tổ chức trưng bày, triển lãm chưa được đề cập trong các văn bản một cách cụ thể. Đặc biệt là cho đến nay vẫn chưa có các quy định hướng dẫn về nghiệp vụ trưng bày, triển lãm. 2.2.2. Về quy trình và phương pháp tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Như phần cuối của chương 1 đã trình bày, tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ bao gồm rất nhiều công việc: Lựa chọn chủ đề, lập kế hoạch, chuẩn bị tài liệu và cơ sở vật chất, trưng bày tài liệu, hiện vật… trình tổ chức trưng bày, triển lãm * Lựa chọn chủ đề cho từng cuộc trưng bày, triển lãm Lựa chọn chủ đề cho các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành, bại của một cuộc trưng bày, triển lãm. Các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ được tổ chức từ năm 1986 đến nay đều có chủ đề tốt phục vụ được yêu cầu cung cấp thông tin cho nhân dân, phục vụ mục đích văn hóa giáo dục nhân các dịp kỷ niệm, các ngày lễ của dân tộc ta. Trong thời qua, việc chọn chủ đề trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ đã được các cơ quan tổ chức rất chú ý. Nhờ khéo léo chọn chủ đề thích hợp với thời điểm tổ chức nên các cuộc trưng bày, triển lãm đã đạt được nhiều thành công như cuộc trưng bày, triển lãm "Kỷ vật của những người đi B", triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật của những người đi B"… Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước đã kết thúc hơn 30 năm nhưng nhiều thế hệ người Việt Nam vẫn còn nhớ lại những năm tháng chiến đấu gian khổ và hào hùng ấy. Được nhìn lại những kỷ vật của mình, của cha anh, của những người đã hy sinh là mong muốn của nhiều thế hệ người Việt Nam, già và trẻ. Triển lãm "Kỷ vật của những người đi B" và "Hồ sơ, kỷ vật của những người đi B" đã đáp ứng được mong muốn đó. Triển lãm "Quan hệ hợp tác Việt Nam - Cu Ba qua tài liệu lưu trữ" được tổ chức nhân dịp 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu Ba (1960 - 2005), chủ đề của cuộc triển lãm này đã minh chứng cho tình cảm và nguyện vọng hợp tác, hữu nghị của nhân dân hai nước Việt Nam - Cu Ba. Cũng như vậy, nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm ngày k ý Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam - Lào (05/9/1962 - 05/9/2007) và 18/7/1977 - 18/7/2007), với cuộc triển lãm có chủ đề "Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 1962 - 2007" đã góp phần củng cố tình hữu nghị anh em giữa hai Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam - Lào. * Lựa chọn thời điểm thích hợp để mở các cuộc trưng bày, triển lãm Nghiên cứu các cuộc trưng bày, triển lãm tiêu biểu như đã trình bày ở chương 2, có thể thấy việc lựa chọn thời điểm thích hợp để mở các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ có chủ đề phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Trong những năm qua, các cơ quan lưu trữ đã tổ chức các cuộc triển lãm tài liệu lưu trữ gắn liền với những dịp lễ lớn của dân tộc như chào mừng 50 năm thành lập Nhà nước Việt Nam (triển lãm Thành tựu 50 năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc" từ ngày 31/8 đến ngày 17/9/1995 tại Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội); 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật của những người đi B" từ ngày 29/4 đến ngày 30/5/2006 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh); 110 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc" từ ngày 15/5 đến 15/6/2007); 59 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên bang Nga (triển lãm "Hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo" từ ngày 05/12/2008)… * Lựa chọn địa điểm trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Đối với các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ, sự lựa chọn địa điểm tổ chức trưng bày, triển lãm là rất quan trọng. Chọn khu vực trung tâm làm nơi tổ chức triển lãm sẽ có nhiều thuận lợi. Chính vì lẽ đó mà triển lãm "Thành tựu 50 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" được tổ chức tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ, Hà Nội; trưng bày "Một số tư liệu, hiện vật, hình ảnh về Nam Bộ kháng chiến" tổ chức tại Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh; triển lãm "Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập" tổ chức tại Hội trường Thống Nhất; triển lãm "kỷ vật của những người đi B" tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh; triển lãm "Lịch sử quan hệ hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Liên Xô trong những năm 1950-1990", triển lãm "Lịch sử hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật Việt Nam - Cu Ba qua tài liệu lưu trữ", triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B", triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc" được tổ chức tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội. Các cuộc triển lãm hầu hết được tổ chức ở những địa điểm trung tâm, là điểm đến của những tour du lịch nên có nhiều người qua lại vì vậy thuận lợi cho khách tham quan, thu hút được đông đảo quần chúng đến xem. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc trưng bày, triển lãm lớn từ trước đến nay đều phải mượn địa điểm nên gây ra rất nhiều tốn kém về kinh phí tổ chức và bị động, không thể trưng bày, triển lãm với thời gian dài vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của người xem. * Lựa chọn tài liệu để đưa ra trưng bày, triển lãm Trong các kho lưu trữ có rất nhiều tài liệu liên quan tới chủ đề triển lãm. Vì vậy nên việc lựa chọn tài liệu nào để đưa ra trưng bày là công việc rất khó khăn. Trước tiên, các nhà tổ chức cần lựa chọn những tài liệu đúng với chủ đề triển lãm, có độ tin cậy cao và có giá trị để đem trưng bày. Những cuộc trưng bày, triển lãm gần đây các nhà tổ chức đã thực hiện tương đối tốt các công việc này. Ví dụ, tại cuộc triển lãm "Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 1962 - 2007" các nhà tổ chức đã đưa ra trưng bày các tài liệu như: các hiệp định, hiệp ước, bản ghi nhớ, bản thoả thuận giữa hai Đảng, hai Chính phủ và giữa các bộ, ngành của hai nước hoặc các văn kiện, tài liệu của Đảng, Chính phủ hai nước chỉ đạo và phát triển quan hệ đặc biệt trên tất cả các lĩnh vực hay các huân chương, huy chương nhằm tôn vinh công lao của các tập thể, các nhân, đơn vị tình nguyện… Tuy nhiên, một số cuộc triển lãm cũng chưa lựa chọn được những tài liệu có giá trị để đem ra trưng bày như tại cuộc triển lãm "Hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo" gần đây, với hơn 30 ngàn lưu học sinh, thực tập sinh Việt Nam đã nghiên cứu và học tập tại Nga nhưng có rất nhiều tài liệu có giá trị chưa được sưu tầm và lựa chọn để trưng bày. Kinh nghiệm tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ vừa qua cho thấy khi lựa chọn tài liệu, cần chú ý lựa chọn một số tài liệu làm điểm nhấn của triển lãm. Những cuộc trưng bày tài liệu gần đây đã tạo được điểm nhấn. Ví dụ, điểm nhấn của triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B" chính là hồ sơ đi B của anh hùng, Liệt sĩ, Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm. Trong hơn 70.000 hồ sơ đi B, hồ sơ của Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm có sức thu hút kỳ lạ đối với khách thăm quan. Chọn hồ sơ đi B của Đặng Thuỳ Trâm làm điểm nhấn, những người tổ chức triển lãm hiểu rõ sự nổi tiếng và sự ngưỡng mộ của công chúng đối với chị. Ảnh 3: Mẹ của liệt sỹ - bác sỹ Đặng Thùy Trâm (áo xanh) đang xem các tài liệu và hiện vật của chính con gái mình tại triển lãm"Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B" .Một ví dụ khác: tại khu trưng bày của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, liên quan tới biệt điện Trần Lệ Xuân trưng bày 02 tấm ảnh trở thành điểm nhấn: một ảnh là Trần Lệ Xuân, thủ lĩnh phong trào phụ nữ bán quân sự đang bắn súng ngắn và một ảnh Ngô Đình Cẩn đứng dựa cột trước giờ bị xử bắn. Bên cạnh việc lựa chọn những tài liệu làm điểm nhấn của triển lãm, các cuộc trưng bày, triển lãm thời gian qua cũng lựa chọn được nhiều tài liệu gây ấn tượng. Ví dụ, tại cuộc triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc" người xem rất xúc động khi đọc bức thư nói về chiếc đồng hồ của vợ chồng Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu gửi tặng người bạn chung là Chủ tịch Hồ Chí Minh [43] hay bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Diệp Kiếm Anh tại Hà Nội nhân dịp Đoàn đại biểu quân sự hữu nghị Trung Quốc thăm Việt Nam tháng 12 năm 1961. Ảnh 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Diệp Kiếm Anh tại Hà Nội nhân dịp Đoàn đại biểu quân sự hữu nghị Trung Quốc thăm Việt Nam tháng 12 năm 1961 (Ảnh được trưng bày tại triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc tại Hà Nội") Tại cuộc triển lãm "Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập" người xem vô cùng thích thú khi được ngắm các bản vẽ dinh Độc Lập năm 1961 - 1962, bản nghiên cứu việc xây dựng dinh Thống đốc ở Sài Gòn năm 1866, hồ sơ thành phố Sài Gòn năm 1867 hay Dụ ngày 19/6/1954 của "Quốc trưởng" Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng Chính phủ, tài liệu số 182-PTTT/DL ngày 11/9/1954 của Thủ tướng Ngô Đình Diệm đổi tên dinh Norodom thành dinh Độc Lập [30]. * Kết hợp việc trưng bày tài liệu với hiện vật bảo tàng Muốn đạt hiệu quả cao trong các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ thì việc hoàn thiện kỹ năng sắp xếp tài liệu có ý nghĩa quan trọng. Kỹ năng sắp xếp tài liệu lưu trữ cũng gần với nghệ thuật sắp đặt. Bên cạnh những tài liệu lưu trữ, cơ quan tổ chức đã trưng bày thêm hiện vật. Tại triển lãm chung tài liệu Việt Nam - Cu Ba năm 2006 ở Hà Nội bên cạnh ảnh chủ tịch Phi Đen Cátxtrô đi chặt mía, đã trưng bày thêm bao đựng đường của tấn đường thứ mười triệu của Cu Ba gây cho người xem cảm giác thật về sự kiện này [45]. Tại triển lãm "Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào 1962-2007" gần 50 hình ảnh, hiện vật, tài liệu lưu trữ tiêu biểu được đem ra trưng bày. Bên cạnh tài liệu lưu trữ, những kỷ vật của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã chiến đấu, hi sinh vì nền độc lập tự do của nhân dân các bộ tộc Lào như các bộ trang phục, huân huy chương, quà lưu niệm được trưng bày kết hợp, tạo cho gian trưng bày thật sinh động, ấn tượng. Ảnh 5: Trưng bày tài liệu kết hợp với hiện vật tại cuộc triển lãm "Hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo" tháng 12/2008 Tại cuộc triển lãm "Kỷ vật của những người đi B", bên cạnh hồ sơ, tài liệu đi B của anh hùng, liệt sỹ Đặng Thùy Trâm còn có chiếc khăn mùi xoa, chiếc cặp học sinh của chị thủa nào. Ngoài các tài liệu, nhà tổ chức còn biết kết hợp trưng bày các hiện vật khác như chiếc mũ tai bèo, ca uông nước, áo bộ đội năm xưa. Cách trưng bày này đã gây ấn tượng xúc động cho người xem. Kết thúc buổi tham quan, nhiều khách đã phải thốt lên "thật độc đáo". Cuộc triển lãm này thật độc đáo, bởi lẽ, nó được kết hợp giữa hai lĩnh vực tài liệu lưu trữ và hiện vật của bảo tàng, làm cho phòng trưng bày thật sinh động [17]. Ảnh 6: Ca inox, muỗng chiến lợi phẩm mà đồng chí Tô Thanh Trúc, y sỹ phòng Vi trùng học miền Nam, đã sử dụng năm 1964-1975 được trưng bày tại triển lãm"Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B" * Chú thích tài liệu Chú thích tài liệu rõ ràng làm tăng hiệu quả của tài liệu trưng bày. Chú thích rõ cái gì đang xảy ra, ai đang ở trong ảnh và đang làm gì, sự việc trong ảnh xảy ra ở đâu, bao giờ. Trong một số trường hợp trong chú thích còn cần nêu có tính dẫn dụ vì sao có sự việc trên trong tài liệu. Nếu người xem có số lượng đáng kể là người nước ngoài thì cần có thêm chú thích bằng tiếng nước ngoài. Do tiếng Anh là ngôn ngữ phổ cập nên ngoài tiếng bản địa khi lựa chọn nên tiếng Anh là sự lựa chọn số một. Ảnh 7: Tài liệu lưu trữ được trưng bày tại gian trưng bày tài liệu quý hiếm ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III Những cuộc triển lãm vừa qua đã làm rất tốt những công việc này. Tài liệu đem ra trưng bày đều có phần giới thiệu và chú thích rõ ràng giúp cho người xem dễ hiểu. Đối với các cuộc triển lãm tài liệu được tổ chức với sự phối hợp với một số cơ quan lưu trữ nước ngoài, tài liệu trưng bày ngoài việc chú thích bằng tiếng Việt còn có chú thích bằng tiếng Anh hoặc chú thích bằng ngôn ngữ của nước cùng phối hợp. Ví dụ, tranh ảnh, tài liệu do phía lưu trữ Trung Quốc cung cấp tại cuộc triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc" tại Hà Nội, ngoài chú thích bằng tiếng Việt, còn có thêm chú thích bằng tiếng Anh hoặc tại cuộc triển lãm "Hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo", tất cả tài liệu, hiện vật đem ra trưng bày đều được chú thích bằng tiếng Việt, tiếng Nga và tiếng Anh. * Mời những nhân vật nổi tiếng tham dự lễ khai mạc hoặc đến thăm triển lãm Sự tham gia của các nhân vật nổi tiếng sẽ làm tăng ý nghĩa của cuộc trưng bày, triển lãm. Khi tổ chức triển lãm, ban tổ chức nên mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hoặc các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng vì nó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giá trị của tài liệu lưu trữ, đồng thời có ý nghĩa kêu gọi, khuyến khích nhân dân đến tham quan triển lãm. Sự tham gia vào trưng bày, triển lãm có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Ảnh 8: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến tham quan gian trưng bày tài liệu quý hiếm tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhân vật nổi tiếng có thể tham gia trực tiếp như cắt băng khai mạc, đến xem triển lãm hay tham gia gián tiếp như gửi thư chúc mừng, gửi lẵng hoa đến cuộc trưng bày, triển lãm… Những cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ gần đây bước đầu đã mời được các chính trị gia tham gia. Tại cuộc trưng bày tài liệu lưu trữ với chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam- Cương lĩnh và thành quả", nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng Lê Khả Phiêu đã đến dự khai mạc và tham quan gian trưng bày. Tại cuộc triển lãm chung tài liệu lưu trữ Việt Nam - Liên Bang Nga năm 2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có thư gửi tới ban tổ chức triển lãm. Thư này đã được phóng to, trưng bày ở lối vào khu triển lãm. Tại cuộc triển lãm tài liệu lưu trữ chung Việt Nam - Trung Quốc với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc" Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thay mặt cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi thư cho Ban tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ. Trong bức thư viết: Tôi hoan nghênh Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước thuộc Bộ Nội vụ Việt Nam và Bảo tàng Hồ Chí Minh hợp tác với Cục Lưu trữ nhà nước Trung Quốc tổ chức Triển lãm tài liệu lưu trữ về chủ đề: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc" tại Hà Nội và Bắc Kinh. Đây là một việc làm rất có ý nghĩa… Tôi mong rằng các cơ quan lưu trữ của Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục hợp tác, phát huy giá trị và tác dụng to lớn của tài liệu lưu trữ của hai nước… Tại cuộc triển lãm "Hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo" Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng gửi thư đến cho Ban tổ chức triển lãm. Bức thư đã được phóng cỡ lớn, trưng bày ở cửa ra vào khu triển lãm đã có tác dụng to lớn đến Ban tổ chức triển lãm và người xem. Tại cuộc triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B", sau khi cắt băng khai mạc triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B", Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã đến thăm gian trưng bày và viết cảm tưởng: Đây là cuộc Triển lãm có ý nghĩa quan trọng nhằm giới thiệu cho mọi người sống hôm nay thấy được sự hy sinh và ý chí quyết tâm giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của Đảng, cán bộ và quân dân ta. Triển lãm được tổ chức ngoài ý nghĩa giáo dục truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", còn trong dịp chúng ta vừa tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14, Việt Nam vừa trở thành thành viên chính chức của tổ chức thương mại thế giới, nâng tầm cao về vị trí Việt Nam trên trường quốc tế, ý nghĩa liên quan đến Triển lãm này, vị trí hôm nay chúng ta có được phải bắt nguồn từ sự hy sinh xương máu của chiến sĩ, đồng bào ta [61]. Việc tham gia cắt băng khai mạc và viết cảm tưởng của Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa đã làm tăng ý n ghĩa của cuộc triển lãm. Ảnh 9: Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa cắt băng khai mạc triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B" ngày 14/12/2006 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) * Tuyên truyền, quảng cáo thu hút người xem So với trước đây, các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ đã chú ý hơn đến việc tuyên truyền, quảng cáo. Từ năm 2005 trở lại đây trước các cuộc trưng bày, triển lãm lớn đều có họp báo. Các báo viết, báo hình đều đã đăng tin các cuộc trưng bày, triển lãm. Những người tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ đã giới thiệu mục đích, nội dung trưng bày, những tài liệu mới công bố lần đầu, trả lời các câu hỏi của các nhà báo. Thành công nhất về tuyên truyền, quảng cáo là hai cuộc trưng bày triển lãm "Kỷ vật của những người đi B" tại bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B" tại bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Chỉ riêng buổi họp báo trước triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B" đã có hơn 40 nhà báo tham dự và có hàng chục bài báo viết về triển lãm này. Ngoài ra, cuộc triển lãm còn được đưa tin vào chương trình thời sự của Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội và Đài Truyền hình Việt Nam... Triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc" tại Hà Nội, ngoài họp báo còn có một số băng rôn quảng cáo cho triển lãm này tại một số đường phố lớn ở Hà Nội. Ảnh 10: Tờ rơi giới thiệu về Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV Một số cuộc triển lãm lớn đã có in và phát tờ rơi hoặc phát kỷ yếu giới thiệu như triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B", triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc", triển lãm "Hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo "… hay tờ rơi giới thiệu về Trung tâm Lưu trữ IV và tài liệu được trưng bày ở đây. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, quảng cáo cho các cuộc trưng bày, triển lãm còn chưa đáp ứng yêu cầu. Các cuộc họp báo chưa mời rộng rãi mà chỉ giới hạn ở một số báo, đài lớn; tài liệu họp báo chuẩn bị chưa đầy đủ, chưa tỉ mỉ. Băng rôn, pa nô chưa nhiều, còn hạn chế nơi đặt; thời gian quảng cáo quá gần với thời gian khai mạc triển lãm; kỷ yếu nghèo nàn về nội dung, chưa đẹp về hình thức, còn ít ảnh minh họa… 2.2.3. Hiệu quả của các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Tổ chức sử dụng tài liệu, đưa tài liệu lưu trữ đến với công chúng là một nội dung cơ bản của công tác lưu trữ. Đưa tài liệu lưu trữ đến với công chúng dưới hình thức trưng bày, triển lãm là cách thức độc đáo, tốt nhất để thực hiện mục đích trên. Trong những năm qua, các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ đã thu hút được hàng triệu độc giả trong và ngoài nước. Thành công của các cuộc trưng bày, triển lãm những năm vừa qua đã cho hàng triệu người có cơ hội được tiếp cận tài liệu lưu trữ và hiểu thêm về quá khứ, về lịch sử hào hùng của dân tộc, đánh giá được sự giàu có của các di sản của dân tộc, và điều quan trọng là hiểu được tầm quan trọng của việc bảo quản tài liệu lưu trữ. Từ năm 1986 đến nay, chúng ta đã tổ chức hàng chục cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ với số lượng lớn là tài liệu có giá trị. Chính vì vậy nên đã được dư luận báo chí và giới nghiên cứu lịch sử đánh giá cao. Rất nhiều tài liệu đem ra trưng bày là những tài liệu lần đầu tiên được công bố. Không chỉ riêng tài liệu của Việt Nam mà có nhiều tài liệu của nước ngoài liên quan đến nội dung cuộc triển lãm cũng được cung cấp để cơ quan tổ chức đem ra trưng bày. Một điểm đáng lưu ý nữa là tại các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ, tranh ảnh, hiện vật cũng được kết hợp với tài liệu trưng bày góp phần làm cho cuộc trưng bày, triển lãm sinh động, ấn tượng, thu hút người xem. Nhiều cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ đã được các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước quan tâm, đánh giá cao và để lại trong lòng người xem rất nhiều cảm xúc. Sau khi xem những hình ảnh, tài liệu quý báu được trưng bày theo chuyên đề "Đảng Cộng sản Việt Nam - Cương lĩnh và thành quả" nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng Lê Khả Phiêu sau khi thăm gian trưng bày đã viết vào sổ cảm tưởng như sau: Triển lãm đã khái quát được những hình ảnh sinh động nói lên quá trình cách mạng mà Đảng ta đã tiến hành. Tôi hoan nghênh cuộc triển lãm và cố gắng hoàn thiện hơn để cho nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế ngày một hiểu sâu hơn về dân tộc Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam (trích bài viết "Trưng bày hơn 300 tư liệu mới về Đảng Cộng sản Việt Nam" đăng trên VietNamnet ngày 12/4/2006). Tại triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc", Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa bày tỏ: Tôi vô cùng xúc động được xem những hình ảnh tại triển lãm Bác Hồ với Trung Quốc, những viên gạch quý báu được Bác Hồ và các đồng chí Lãnh đạo Trung Quốc đặt nền móng, chúng ta quyết tâm gìn giữ và không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác để cho nền tảng ấy ngày càng vững chắc [42]. Cuộc triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật của cán bộ đi B" tại Hà Nội đã thu hút được hơn 500.000 lượt khách đến tham quan và gây xúc động đối với công chúng; hơn 100 bài báo đưa tin về cuộc triển lãm này. Tại sổ cảm tưởng triển lãm, một nhà báo đã viết: Xin một lần phủi bụi thời gian trên những bộ hồ sơ, những cuộc đời trong căn phòng nhỏ để nhớ thêm một điều rằng: "Lịch sử vẫn còn đây, những kỷ vật vô giá. Phó Giáo sư - Tiến sỹ Đào Xuân Chúc - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội có viết: Tôi rất xúc động khi xem triển lãm... Qua Triển lãm, có thể thấy rõ vai trò của tài liệu lưu trữ không những có giá trị với lịch sử đất nước, mà còn đối với các gia đình. Cảm ơn các nhà lưu trữ, bảo tàng đã giữ các tài liệu, hiện vật còn nguyên vẹn để trả cho những người thân của "cán bộ đi B". Triển lãm đã đem lại cho họ một niềm vui vô tận [61]. Ảnh 11: Phó Chủ nước Trương Mỹ Hoa viết cảm tưởng tại triển lãm "Hồ sơ, kỷ vật cán bộ đi B" tại Bảo tàng Hồ Chí Minh ngày 14/12/2006 Trong cuốn sổ ghi cảm tưởng của những người đến xem triển lãm, có một khách tham quan ghi "đến xem triển lãm, tôi thấy càng yêu đất nước, con người Việt Nam". Giáo sư - tiến sỹ khoa học Nguyễn Văn Thâm viết "Cuộc triển lãm nhỏ nói lên rất nhiều điều có ý nghĩa lớn…". Trong lời phát biểu tại triển lãm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn đã khẳng định: Triển lãm không chỉ làm sống lại chủ nghĩa anh hùng cách mạng, mà còn là một hình thức giáo dục truyền thống cách mạng cho lớp trẻ, cho đồng bào… từng hồ sơ, kỷ vật đều gợi lại trong tâm khảm người đến xem lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Triển lãm là một phương thức đặc biệt để tinh hoa tinh thần của tài liệu lưu trữ được tỏa sáng. Đặc biệt sau cuộc triển lãm này, hàng trăm cán bộ đi B đã nhận lại được kỷ vật, giấy tờ của mình và rất nhiều cán bộ đi B và thân nhân của họ đã đến Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III để cảm ơn vì nhờ những tài liệu đó mà họ được giải quyết chế độ, chính sách như bà Lê Thị Dung ở thị trấn Châu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Tấn Pha ở xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ông Hồ Bá Sang ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi… (tư liệu do phòng Khai thác sử dụng - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cung cấp). Cuộc triển lãm "Kỷ vật của những người đi B" tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng có hàng trăm lượt người đến xem và qua triển lãm đã xây dựng Chương trình cầu truyền trình về Kỷ niệm Chiến trường. Ngoài ra còn quyên góp được hàng tỷ đồng để ủng hộ cho thương binh và gia đình cán bộ đi B gặp khó khăn [19]. Cuộc triển lãm "Hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo" ngay trong ngày mở cửa cũng thu hút được hàng trăm lượt người đến xem. Có rất nhiều người đã từng là lưu học sinh Việt Nam tại Liên bang Nga sau khi tham quan, như được sống lại những năm tháng học tập tại Nga đã rất xúc động, Phó Giáo sư Đoàn Hữu đã viết vào sổ cảm tưởng: "Tôi học ở Liên Xô về nước từ năm 1955 đến nay đã quá nửa thế kỷ. Mặc dù lâu như vậy và nay tôi đã 81 tuổi nhưng trong lòng không bao giờ quên Liên bang Nga… Hôm nay tôi đến triển lãm thì may mắn có cả tôi trong tấm ảnh chụp tướng Pekhanôt, tôi rất xúc động". Khu trưng bày tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tại Đà Lạt mở cửa ngày 15/12/2007 để thường xuyên đón các nhà nghiên cứu, các du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Chỉ tính 3 tháng đầu kể từ khi khai trương đã đón hàng ngàn lượt khách, hàng chục bài báo viết về sự độc đáo, hấp dẫn của khu trưng bày và số lượng khách đến với Trung tâm ngày càng đông. Đối tượng khách cũng rất đa dạng: bao gồm lãnh đạo các cơ quan Trung ương, lãnh đạo các cơ quan địa phương, lãnh đạo các cơ quan Đảng, lãnh đạo các cơ quan nhà nước, các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu khoa học, các tầng lớp công chúng từ già đến trẻ, có đại diện tôn giáo, Việt kiều, doanh nhân, công an, cựu chiến binh... Ông Huỳnh Đức Hòa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã viết cảm tưởng "Tôi thật sự xúc động khi được xem những hình ảnh trưng bày thật ấn tượng và độc đáo về văn hóa, lịch sử cách mạng Việt Nam, về cuộc đấu tranh oanh liệt của đồng bào, chiến sĩ miền Trung, Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước" [30]. Sau khi tham quan khu trưng bày, hầu hết khách tham quan đều nhận xét, đánh giá cao về tác dụng, giá trị của tài liệu lưu trữ và họ để lại những dòng cảm tưởng với những tình cảm thật xúc động. 2.2.4. Hạn chế Việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ đã được nhiều cơ quan lưu trữ của nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện từ lâu với quy mô lớn, phục vụ rộng rãi nhiều đối tượng trong xã hội. Ở Việt Nam, việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ từ năm 1986 đến nay đã được quan tâm đáng kể và đạt được hiệu quả thiết thực, thu hút được hàng triệu người đến xem. Thông qua hình thức này, nhận thức về lịch sử của người dân được nâng cao, đồng thời cũng nâng cao vị thế của ngành lưu trữ trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đã đạt được, việc tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam còn có những hạn chế sau: * Hạn chế về nhận thức đối với việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Nhiệm vụ chính của công tác lưu trữ là tổ chức khoa học, bảo vệ an toàn và khai thác sử dụng hiệu quả tài liệu lưu trữ. Do điều kiện khí hậu, thiên tai và chiến tranh không thuận lợi nên tài liệu lưu trữ bị mất mát, hư hại rất nhiều. Vì chú ý thái quá đến công tác bảo vệ tài liệu lưu trữ nên hàng loạt các văn bản quản lý chỉ nhấn mạnh tới yêu cầu xây kho lưu trữ. Trong việc xây kho lưu trữ các nhà quản lý chỉ chú trọng, đề cao tính cơ mật của tài liệu lưu trữ nên địa điểm xây kho thường chọn trong khuôn viên cơ quan, xa dân, kho có tường cao bao bọc, trong kho chỉ có một phòng đọc nhỏ bé. Để đến kho lưu trữ trong cơ quan, khách ra vào phải qua trạm gác của công an nên không thuận lợi cho nhân dân đến khai thác tài liệu. Một ảnh hưởng khác tác động xấu đến việc mất mát tài liệu lưu trữ là một số học giả chỉ chú trọng giữ lại "sách thánh hiền" mà không coi trọng văn bản, tài liệu gốc. Cho đến tận ngày nay, một số nhà sử học vẫn viết sử theo cách dẫn dụ từ sách vở mà không coi tài liệu lưu trữ là những sử liệu chính. Từ khó khăn tiếp cận với các kho lưu trữ dẫn đến nhận thức trong cán bộ lãnh đạo và số đông công chúng cho rằng tài liệu lưu trữ chỉ gắn liền với những gì xưa cũ, những thông tin hồi cố, không có ích gì cho đời sống hiện đại, cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nhất là ở các địa phương. Đến tận năm 1982 tên Pháp lệnh về lưu trữ vẫn là Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ. Điều đó làm cho xã hội lầm tưởng rằng mục đích cao nhất của công tác lưu trữ chỉ là giữ gìn tài liệu. Nhiều cơ quan cho đến nay vẫn còn tồn tại quan niệm cho rằng việc lưu trữ tài liệu chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu khai thác của cán bộ trong cơ quan, không mở rộng cho các độc giả bên ngoài. Trước đây, mọi đối tượng có nhu cầu khai thác tài liệu đều phải trực tiếp đến cơ quan lưu trữ chứ cơ quan lưu trữ không cần giới thiệu tài liệu với công chúng, vì thế việc tuyên truyền, giới thiệu tài liệu lưu trữ chưa được chú trọng. Chính vì vậy, các cơ quan lưu trữ không mở rộng các hình thức khai thác sử dụng, còn lo sợ nếu đưa tài liệu ra trưng bày, triển lãm sẽ dễ bị mất mát, khó bảo mật thông tin. * Các Bộ, ngành và các địa phương ít tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Từ năm 1986 trở lại đây, số lượng các cuộc triển lãm đã ngày càng tăng nhưng chúng ta thấy, hầu hết các cuộc triển lãm đều do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia tổ chức và phối hợp với các cơ quan khác tổ chức. Ở các Bộ, ngành khác và các địa phương, hầu như bộ phận lưu trữ, cơ quan lưu trữ ít chủ động tổ chức trưng bày, triển lãm mà mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp tài liệu lưu trữ cho việc triển lãm theo chuyên đề và số lượng cũng rất ít. Nguyên nhân của hạn chế này là do chưa có các văn bản của các cấp có thẩm quyền yêu cầu thực hiện việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ là nhiệm vụ thường xuyên, bắt buộc của các cơ quan lưu trữ cấp Bộ, ngành và các địa phương. * Nhiều tài liệu chưa được giải mật kịp thời, không đưa ra trưng bày, triển lãm được Việc cung cấp tài liệu cho các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ cũng gặp không ít khó khăn vì rất nhiều tài liệu chưa được mở rộng khai thác do chưa được giải mật. Mặc dù trong số những tài liệu đã được xác định độ mật, có loại toàn bộ hồ sơ hoặc toàn bộ tài liệu là mật nhưng thậm chí có loại trong hồ sơ hoặc tài liệu đó chỉ có một phần hoặc chỉ có một câu trong một tài liệu là mật và có khi chỉ mật ở giai đoạn văn thư, đến thời hạn giao nộp lưu trữ không xác định lại nên có nhiều tài liệu đã hết thời hạn mật mà cũng không thể đem tài liệu ra công bố trong các cuộc trưng bày, triển lãm phục vụ công chúng [35]. * Thiếu các khu chuyên dụng để triển lãm tài liệu lưu trữ và gian trưng bày thường xuyên của các trung tâm lưu trữ Các cuộc trưng bày, triển lãm mới chỉ được mở cửa trong một thời gian nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu của đông đảo công chúng. Mặc dù đã có văn bản của Nhà nước quy định, hướng dẫn về việc xây dựng kho lưu trữ chuyên dụng, trong đó có bố trí gian trưng bày tài liệu lưu trữ nhưng mới chỉ có rất ít các cơ quan có phòng trưng bày tài liệu lưu trữ (Ở trung ương mới chỉ có Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, IV; ở địa phương mới chỉ có Trung tâm Lưu trữ tỉnh Bình Định) và nước ta chưa có khu triển lãm chuyên dụng dành riêng cho trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ cố định. Chính vì nguyên nhân đó, nên để tổ chức được một cuộc triển lãm quy mô lớn, cơ quan lưu trữ phải thuê hoặc mượn địa điểm tổ chức, do đó gây tốn kém kinh phí cho một cuộc triển lãm và thời gian triển lãm không thể kéo dài nên chưa thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng thức của công chúng. * Khả năng, trình độ của cán bộ lưu trữ còn hạn chế Thời gian vừa qua, để tổ chức được một cuộc triển lãm tài liệu lưu trữ phải tốn rất nhiều công sức và tiền của mà có lúc lại không đem lại hiệu quả cao do cơ quan tổ chức không có đội ngũ chuyên nghiệp để tổ chức thực hiện. Như đã trình bày ở các phần trên, quy trình để tổ chức một cuộc triển lãm có rất nhiều khâu và rất phức tạp. Hiện nay, chưa có nhiều cán bộ, công chức, viên chức lưu trữ có kiến thức chuyên sâu về trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. Trình độ ngoại ngữ và chuyên môn, kỹ năng làm việc tập thể, phối hợp liên ngành còn nhiều hạn chế. * Chưa hiện đại hóa công tác trưng bày, triển lãm Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, các cơ quan lưu trữ chưa tận dụng vai trò của công nghệ thông tin và Internet trong việc giới thiệu tài liệu. Mặc dù rất nhiều nước trên thế giới đã thực hiện việc khai thác trực tuyến, triển lãm trực tuyến nhưng ở Việt Nam, công việc này mới đang ở quá trình nghiên cứu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở mức độ hạn chế, mới dừng lại ở việc một số cuộc trưng bày, triển lãm lớn đã bước đầu tạo điều kiện cho công chúng trực tiếp tra cứu thông tin trên máy tính tại khu vực triển lãm (trưng bày "Hồ sơ kỷ vật của người đi B" do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III tổ chức). Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC TỔ CHỨC TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM TÀI LIỆU LƯU TRỮ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác văn thư, lưu trữ Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội (2005 - 2007) tại Hà Nội trong các ngày 24, 25/8/2007, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã nhấn mạnh: "Tài liệu lưu trữ chỉ thật sự có giá trị khi nó đem ra phục vụ các yêu cầu của đời sống, xã hội". Trong thời gian vừa qua, các cơ quan lưu trữ không ngừng mở rộng và tăng cường các hoạt động như công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ trên các phương tiện thông tin đại chúng và biên soạn, xuất bản các sách hướng dẫn, ấn phẩm chuyên đề. Nhưng chúng ta phải khẳng định rằng việc thường xuyên mở các cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ là hình thức phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ độc đáo, thu hút được rất nhiều khách tham quan. Nhờ đó, ngày càng có nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân hiểu rõ hơn công tác lưu trữ và giá trị vô giá của tài liệu lưu trữ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành và các cơ quan lưu trữ. Để việc tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ đạt hiệu quả hơn, dưới góc độ nghiên cứu chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau đây: 3.1. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC TỔ CHỨC TRƯNG BÀY, TRIỂN LÃM TÀI LIỆU 3.1.1. Đổi mới nhận thức về việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ Công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo không chỉ tạo sự thay đổi về kinh tế-xã hội của nước ta nói chung mà đã tạo ra nhận thức mới về mục đích của công tác lưu trữ. Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 trong Báo cáo chính trị đã nói đến yêu cầu sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ quốc gia. Tuy nhiên trong thực tế chủ trương của Đảng về vấn đề này chậm được cụ thể hóa thành các quy định. Chính vì vậy, trong Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X một lần nữa Đảng yêu cầu phải bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ. Nhận thức mới về trưng bày và triển lãm tài liệu lưu trữ bắt nguồn từ việc coi kho lưu trữ không còn chỉ là nơi bảo quản tài liệu lưu trữ mà phải là điểm đến thường xuyên của công chúng. Từ chỗ kho lưu trữ là nơi kín cổng, cao tường, người đọc phải vượt qua nhiều rào cản hữu hình và vô hình mới tiếp cận được tài liệu lưu trữ thì trong tương lai gần phải thu hút được công chúng đến với kho lưu trữ. Muốn có được tư duy mới như trên phải thuyết phục và giải thích cho các nhà quản lý về sự cần thiết phải tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về giá trị của tài liệu lưu trữ. 3.1.2. Ban hành văn bản chỉ đạo theo hướng coi hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu là yêu cầu bắt buộc của các cơ quan lưu trữ Trong những năm gần đây, chúng ta đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan đến việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. Như đã giới thiệu ở phần trước, chúng ta thấy số lượng các cuộc triển lãm tài liệu được tổ chức ngày càng nhiều, quy mô ngày càng lớn. Tuy nhiên, việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ mới chỉ được các trung tâm lưu trữ quốc gia tổ chức, còn các trung tâm lưu trữ tỉnh, huyện hầu như không có. Chính vì vậy, song song với việc tuyên truyền, vận động, Nhà nước mà cụ thể là Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cần ban hành các văn bản bắt buộc các lưu trữ phải đặt công tác trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ là nhiệm vụ thường xuyên. Trong các phông tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại các kho lưu trữ có nhiều tài liệu được bảo quản theo chế độ mật hoặc nhiều tài liệu nằm trong danh mục hạn chế sử dụng. Qua thời gian, nhiều tài liệu quý trong đó đã không còn mật về thông tin. Chính vì vậy, đối với những tài liệu này cần phải thực hiện việc giải mật để tạo điều kiện thuận lợi cho việc công bố, giới thiệu, triển lãm, trưng bày những tài liệu này. Để thực hiện việc giải mật tài liệu lưu trữ đang bảo quản tại các kho lưu trữ đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sớm ban hành văn bản hướng dẫn về nguyên tắc, quy trình, cơ chế giải mật đối với tài liệu lưu trữ và định kỳ thực hiện việc giải mật tài liệu lưu trữ. 3.1.3. Đầu tư cơ sở, vật chất, bố trí diện tích thích đáng tại lưu trữ quốc gia để nâng cao hiệu quả việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Trong Thông tư 09/2007/TT-BVN của Bộ Nội vụ ngày 26 tháng 11 năm 2007 quy định trong khu vực phục vụ công chúng có phòng trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ. Theo Thông tư này thì yêu cầu phòng trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ rộng, được trang bị các phương tiện chiếu sáng cố định và di động. Không gian bên trong có thể thay đổi nhờ các panô không bắt lửa và có thể tháo lắp được. Việc phải đi thuê địa điểm để trưng bày, triển lãm trong các năm trước đây gây khó khăn cho các cơ quan lưu trữ, hạn chế tác dụng của các cuộc trưng bày, triển lãm như địa điểm không phù hợp, thời gian triển lãm bị hạn chế, phương tiện trưng bày triển lãm thiếu tính chuyên nghiệp. Hiện nay, tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, chỉ có Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III và Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV đã giành diện tích cho phòng trưng bày, triển lãm tài liệu. Còn các trung tâm lưu trữ tỉnh và lưu trữ huyện cho đến nay chưa có các khu trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ, ngoại trừ trung tâm lưu trữ tỉnh Bình Định. Ngay tại trung tâm lưu trữ tỉnh Bình Định tuy có khu trưng bày, triển lãm nhưng còn hạn chế về diện tích, chủ yếu sử dụng hai bức tường lối ra vào phòng đọc để trưng bày. 3.1.4. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ trong việc tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Để tổ chức một cuộc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ mang tính chuyên nghiệp, hiệu quả thì việc không ngừng đào tạo đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ lưu trữ nói chung và cán bộ làm trực tiếp công tác tổ chức khai thác sử dụng, đặc biệt là đào tạo một đội ngũ chuyên nghiệp để tổ chức thực hiện nhiệm vụ trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ là rất cần thiết. Tổ chức được một cuộc triển lãm, dù là ngắn ngày, công tác chuẩn bị cho việc tổ chức đòi hỏi sự lao động nghiêm túc, trách nhiệm cao, tốn nhiều công sức của cả tập thể. Từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc trưng bày, triển lãm rất cần đến những cán bộ có kiến thức, có trình độ, có khả năng làm việc tập thể. Cơ quan lưu trữ phải có nhóm người có khả năng đạo diễn, dàn dựng, biên tập và tổ chức thực hiện để việc tổ chức trưng bày, triển lãm mang tính chuyên nghiệp. Ngay trong quá trình trưng bày, triển lãm cũng rất cần cán bộ có khả năng ngoại ngữ để có thể thuyết minh do du khách cả tiếng Việt và tiếng Anh và có cán bộ có trình độ tin học để có thể tra cứu dữ liệu phục vụ khách tham quan. Các cơ quan lưu trữ nên thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức lưu trữ thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, mở các lớp tập huấn hoặc tổ chức thăm quan, khảo sát học tập kinh nghiệp ở trong và ngoài nước về công tác trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ để cán bộ, công chức, viên chức lưu trữ có cơ hội mở rộng kiến thức của mình nhằm góp phần phát huy giá trị lưu trữ ngày càng có hiệu quả. 3.1.5. Tăng cường hợp tác với nước ngoài và các cơ quan có liên quan để tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Triển lãm là một công trình hợp tác tập thể, bên cạnh sự đóng góp công sức của các cơ quan lưu trữ cũng rất cần đến sự đóng góp của cơ quan bảo tàng và một số cơ quan, cá nhân khác. Khác với việc trưng bày, triển lãm tranh, ảnh hay các hiện vật bảo tàng, để tổ chức được một cuộc trưng bày, triển lãm ấn tượng, đạt hiệu quả cao, các nhà lưu trữ phải tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia bảo tàng, các họa sỹ để cho người xem dễ cảm nhận nhất được giá trị của tài liệu lưu trữ khi đem ra trưng bày. Theo kinh nghiệm của các nước, đối với việc trưng bày, triển lãm: để tránh sự đơn điệu, khô khan, lặp đi lặp lại cần phải kết hợp trưng bày tài liệu giấy với tài liệu tranh, ảnh, băng hình và các hiện vật để minh họa. Vì vậy, các cơ quan lưu trữ cần phải phối hợp với cơ quan bảo tàng và các cơ quan khác có liên quan để tổ chức triển lãm thành công. Cho đến những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ kết hợp trưng bày hiện vật chưa được đặt ra. Trong các cuộc trưng bày, triển lãm thời kỳ này chỉ trưng bày thuần tuý tài liệu lưu trữ (tài liệu bằng giấy hoặc ảnh). Mãi đến năm 2005, trong triển lãm "Lịch sử quan hệ hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Liên Xô (1950 - 1990)" nhiều hiện vật mới được trưng bày bên cạnh tài liệu lưu trữ. Đó là chiếc áo len của anh hùng, phi công vũ trụ Phạm Tuân mặc 8 ngày trên vũ trụ hoặc bằng tốt nghiệp, sổ điểm thi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội khi còn học ở Liên Xô. Việc kết hợp trưng bày tài liệu lưu trữ với các hiện vật tạo ra hiệu quả to lớn thu hút người xem. Có được kết quả đó là nhờ sự đổi mới về nhận thức và sự tìm tòi phương pháp để phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ của các nhà lưu trữ Việt Nam, khởi nguồn từ các nhà lưu trữ Nga. Triển lãm chung tài liệu lưu trữ Việt Nam - Liên Bang Nga năm 2005 có sự đóng góp tài liệu, hiện vật của nhiều viện bảo tàng như bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, bảo tàng Cách mạng và hàng chục cá nhân khác. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, năm 1986, cùng với chủ trương đổi mới trong quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lưu trữ không ngừng được tăng cường và mở rộng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành lưu trữ Việt Nam. Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã gia nhập các tổ chức quốc tế về lưu trữ, thiết lập quan hệ hợp tác về lưu trữ với nhiều nước khác nhau trên thế giới. Hàng năm, nhiều cán bộ lưu trữ của chúng ta được cử đi đào tạo, thực tập về nghiệp vụ tại các nước như Malayxia, Pháp, Đức… và thường xuyên mời các chuyên gia lưu trữ nước ngoài giới thiệu, hướng dẫn các công nghệ mới. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng thường xuyên hợp tác tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ với các nước như: triển lãm tài liệu lưu trữ "Lịch sử hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật Việt Nam - Liên Xô, 1950 - 1990"; triển lãm "Quan hệ hợp tác Việt Nam - Cu ba qua tài liệu lưu trữ (1960 - 2005)"; triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc"; triển lãm "Quan hệ đặc biệt Việt - Lào, 1962 - 2007"; triển lãm "Hợp tác Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực đào tạo"… Đối với một quốc gia đã từng trải qua chiến tranh như Việt Nam, tài liệu lưu trữ vì thế mà mất mát, thất lạc nên việc sưu tầm, bổ sung tài liệu lưu trữ là cần thiết và việc hợp tác với một nước khác để tổ chức triển lãm cũng là một dịp tốt để sưu tầm, bổ sung tài liệu vào Phông Lưu trữ Quốc gia Việt Nam. Thông qua việc triển lãm tài liệu, chúng ta có thể tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi với bạn bè quốc tế về giá trị to lớn của tài liệu lưu trữ Việt Nam. Trong thời gian tới, chúng ta cần phải tăng cường hơn nữa trong hợp tác quốc tế trong triển lãm tài liệu vì hợp tác quốc tế trong triển lãm tài liệu lưu trữ góp phần tăng cường, củng cố, phát triển mới quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước. Hợp tác quốc tế trong triển lãm tài liệu lưu còn tạo điều kiện để các cơ quan lưu trữ, cán bộ lưu trữ của Việt Nam và nước ngoài có thể tìm hiểu, trao đổi và giúp đỡ lẫn nhau. 3.1.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ Theo như chúng tôi nghiên cứu thì đến nay, hầu hết lưu trữ các bộ, ngành và trên 30 Trung tâm Lưu trữ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ lưu trữ. Tuy nhiên, phần lớn các cơ quan thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lưu trữ còn chưa đồng bộ. Đã có rất nhiều nơi đã đặt phần mềm quản lý, tra tìm tài liệu nhưng cũng chưa phát huy hết công dụng hoặc không thích ứng. Trong thời gian tới, các cơ quan lưu trữ cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. Để đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin trong việc trưng bày, triển lãm tài liệu cần quan tâm đầu tư xây dựng được một hệ thống thông tin đầy đủ như xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng, giải pháp bảo mật để tài liệu lưu trữ đến với rộng rãi công chúng. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ TRƯỚC MẮT 3.2.1. Thiết kế, xây dựng các khu trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Trung tâm Lưu trữ tỉnh và tại các thành phố lớn. Ở một số nước trên thế giới, việc trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ đã được nhiều cơ quan lưu trữ của nhiều quốc gia thực hiện từ lâu với quy mô lớn, phục vụ rộng rãi nhiều đối tượng trong xã hội như Lưu trữ Quốc gia Mỹ, Lưu trữ Nga, Lưu trữ Trung Quốc, Lưu trữ Quốc gia Singapore, Lưu trữ Quốc gia Hàn Quốc … hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan. Ở Việt Nam, việc tổ chức trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ngày càng được tăng cường. Tuy nhiên, ngoài Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV đã có gian trưng bày tài liệu lưu trữ mang tính ổn định và thường xuyên còn hầu như các cuộc tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ ở Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan